Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 11 - 12 -2024:
************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AFP) – Tổng thống Zelensky nêu lại vấn đề triển khai lực lượng châu Âu tại Ukraina. Hôm qua, 09/12/2024, trong cuộc họp báo chung với lãnh đạo đảng đối lập Đức Friedrich Merz, đang ở Kiev, tổng thống Ukraina đã nêu lại ý tưởng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hồi đầu năm 2024, triển khai các lực lượng quân sự châu Âu tại Ukraina. Lý do chính là để bảo đảm an ninh cho Ukraina, trong thời gian quốc gia này chưa gia nhập NATO.
(Reuters) – Họp với các đối tác châu Âu tháng 12/2024 : Kiev sẽ nêu vấn đề gia nhập NATO và « các bảo đảm an ninh » cho Ukraina. Theo văn phòng của tổng thống Ukraina hôm nay, 10/12/2024, tổng thống Zelensky sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu để « tìm một lập trường chung », và để đảm bảo Ukraina có thể duy trì được tương quan lực lượng trên chiến trường, nhằm chuẩn bị cho các đàm phán « có thể diễn ra » với Nga. Theo phó văn phòng tổng thống Ukraina, Igor Zhovkva, Kiev hy vọng sẽ nhận được « bảo đảm về an ninh ».
(AFP) – Mối đe dọa Trung Quốc : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ gặp thủ tướng Nhật. Hôm nay, 10/12/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin gặp thủ tướng Shigeru Ishiba. Cuộc gặp diễn ra sau khi Washington đặt các lực lượng Mỹ Mỹ đóng gần Tokyo trong tình trạng báo động, do đe dọa từ Trung Quốc. Hôm qua, người đứng đầu Lầu Năm Góc, trong bài phát biểu trên tàu sân bay USS George Washington, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, khẳng định « Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có ý đồ và ngày càng có khả năng thay đổi trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».
(AFP) – Google ra mắt chip thế hệ mới, đạt bước tiến lớn về máy tính lượng tử. Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ hôm qua, 09/12/2024, đã công bố chế tạo thành công một loại chip, được đặt tên Willow, có khả năng giúp máy tính lượng tử giải quyết một vấn đề chỉ trong 5 phút, trong khi các máy tính cổ điển cần 1 tỷ năm để đạt được kết quả tương tự. Chip Willow chứa 105 qubits, đơn vị cơ bản trong máy tính lượng tử. Mặc dù qubits có thể xử lý thông tin rất nhanh, nhưng lại dễ mắc lỗi, do vậy Google đã tìm ra phương pháp khắc phục, giảm các lỗi, đồng thời tăng số lượng qubits trong chip lên. Một vài đối thủ của Google đã sản xuất các loại chip với số lượng qubits lớn hơn nhưng đại diện của Google khẳng định muốn ưu tiên sản xuất ra các loại chip ổn định, và đáng tin cậy nhất. Không chỉ trong toán học, tập đoàn công nghệ Mỹ còn hy vọng máy tính lượng tử có thể xử lý các vấn đề trong y học, hóa học, hay các lĩnh vực khác.
(AFP) – Hoa Kỳ : Hơn 75 người đoạt giải Nobel phản đối Robert Kennedy Jr làm tân bộ trưởng Y Tế. Trong một bức thư gửi đến các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, hôm qua, 09/12/2024, hơn 70 người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực từ y tế, hóa học, cho đến kinh tế, phản đối việc bổ nhiệm ông Robert Kennedy Jr làm tân bộ trưởng Y Tế, vì cho rằng điều này có thể đe dọa đến nền y tế công của nước này. Robert Kennedy Jr. (RKJ) từng là luật sư trong lĩnh vực môi trường, không được đào tạo về khoa học, đã gieo rắc các thuyết âm mưu về vac-xin ngừa Covid-19, cho rằng vac-xin này có thể gây ra chứng trầm cảm, và phản đối nhiều loại vac-xin ngừa sởi hay bại liệt. Robert Kennedy Jr. là cháu của cố tổng thống John F. Kennedy, đã từng tranh cử tổng thống vào tháng 11, nhưng sau đó rút lui, ủng hộ Donald Trump và được tân tổng thống phe Cộng Hòa « đền đáp » bằng chức bộ trưởng này.
(AFP) – Hoa Kỳ bắt giữ nghi phạm vụ ám sát lãnh đạo một cơ quan bảo hiểm. Hôm qua, 09/12/2024, các công tố viên New York đã cáo buộc tội giết người đối với Luigi Mangione, 26 tuổi, nghi phạm trong vụ sát hại Brian Thompson, lãnh đạo UnitedHealthcare, bị bắn chết khi đi dự một hội nghị tại New York, gây chấn động dư luận Hoa Kỳ. Mangione đã bị bắt khi mang một khẩu súng tại Pennsylvania. Vụ việc vẫn trong quá trình điều tra và tư pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra động cơ gây án của nghi phạm, nhưng có một số đồn đoán về khả năng Mangione phẫn nộ với hệ thống bảo hiểm y tế tại Mỹ.
**********
Nga « hết thuốc chữa » trước các đòn trừng phạt của phương Tây?
Đồng rúp mất giá so với đô la : Đây là hiện tượng nhất thời hay là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ? Làm thế nào để kinh tế vững mạnh khi « thiếu hụt hàng triệu nhân công », « đầu tư bị đóng băng » và phần lớn tăng trưởng có được là nhờ « đơn đặt hàng của nhà nước » ? Đâu là những giới hạn của mô hình « kinh tế phục vụ chiến tranh » mà Matxcơva đề xuất ?
Hôm 06/12/2024, Hermann Gräf, lãnh đạo Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, báo động « kinh tế Nga đang tăng trưởng chậm lại », thậm chí có thể « vừa đối mặt với suy thoái đồng vừa bị lạm phát hoành hành », « nhiều người đi vay gặp khó khăn, đẩy các ngân hàng vào cùng cảnh ngộ ».
Không chỉ điều hành ngân hàng lớn nhất nước Nga, Hermann Gräf nguyên là bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế từ 2000-2007. Một tuần trước đó, tổng thống Vladimir Putin trấn an công luận rằng Matxcơva hoàn toàn « làm chủ tình hình », « không có bất kỳ một lý do nào để phải lo lắng » vì một đợt trừng phạt mới Hoa Kỳ ban hành hôm 21/11/2024 nhắm vào nhiều ngân hàng của Nga đã khiến đồng rúp mất giá.
Khả năng linh động của một nền kinh tế đồ sộ
Giữa những phát biểu trái ngược nhau của tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế Hermann Gräf, trả lời RFI Việt ngữ hôm 02/12/2024, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga trụ sở tại Matxcơva, Igor Delanoë, phác họa toàn cảnh kinh tế Nga hiện nay:
Igor Delanoë : « Kinh tế Nga tiến triển tốt hiểu theo nghĩa trong lịch sử, chưa bao giờ một nền kinh tế lại đang phải đối mặt với nhiều đòn trừng phạt như Nga hiện tại. Nga đang hứng chịu hàng ngàn biện pháp trừng hạt của Âu, Mỹ và các nước thân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, Nga đã thích nghi với tình hình, tổ chức lại cả hệ thống giao thương với phần còn lại của thế giới ngay từ năm 2022 và cho đến cuối 2023. Tăng trưởng của Nga năm nay dự trù ở mức từ 3 đến 4 %. Tuy nhiên, bắt đầu có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.
Trước hết, kinh tế Nga đang hoạt động hết công suất, cung cao hơn cầu. Thất nghiệp gần như không có, với tỷ lệ 2,3 %. Đây là một tin vui, song Nga đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Từ nay cho đến cuối thập niên 2020, Nga cần thêm 400.000 nhân viên du lịch, 400.000 người cho các nhà máy sản xuất vũ khí, 500.000 trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực được thể hiện cả trong hàng ngũ cán bộ có chuyên môn cao lẫn trong giới lao động chân tay. Điều đó tự nhiên đẩy lương của người đi làm lên cao, gây ra lạm phát ».
Lãi xuất ngân hàng 21 % bóp ngạt tiêu thụ và đầu tư
Như ở tất cả mọi nơi trên thế giới, lạm phát luôn khiến các giới chức tài chính và kinh tế, tư nhân và cả các doanh nghiệp đau đầu. Riêng ở Matxcơva, bài toán thêm phức tạp. Sau một giai đoạn tương đối « dễ thở » trong năm 2023, lạm phát tại Nga tăng cao trở lại, ở mức trung bình gần 9 % theo thống kê chính thức của Ngân Hàng Trung Ương. Cuối tháng 10/2024 thống đốc Elvira Nabioullina nhìn nhận lạm phát trong một năm sẽ « cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 4 % như đã đề xuất ». Trên thực tế, giá thực phẩm từ 1 năm qua tăng đến mức chóng mặt. Bơ sửa chẳng hạn, đắt hơn đến 25 % so với hồi mùa thu 2023. Chính vì thế mà để khống chế lạm phát phi mã, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga đã từng bước đẩy lãi suất chỉ đạo lên 19 rồi 21 % trong những tháng gần đây.
Igor Delanoë : « Lạm phát hiện giao động ở mức gần 9 %, chính xác hơn là 8,7 %, theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương. Chính vì thế, thống đốc Elvira Nabioullina phải tăng lãi suất chỉ đạo. Hiện tại thì lãi suất ngân hàng ở Nga là 21 %. Đây là lãi suất còn cao hơn cả so với thời kỳ đầu chiến tranh Ukraina. Lạm phát ở Nga, như vừa nói, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nhân công và lương của người lao động được đẩy lên cao, kèm theo đó chính phủ đầu tư rất nhiều.
Matxcơva mạnh mẽ bơm tiền vào các hoạt động kinh tế, chủ yếu vào cỗ máy công nghiệp quốc phòng (...) Có nhiều hệ lụy kèm theo. Trước hết đây không phải là lúc để tính đến chuyện đi vay tiền mua nhà, vì lãi suất ngân hàng quá đắt. Thậm chí lãi ngân hàng để mua nhà bị đẩy lên đến gần 30 %. Kèm theo đó là cả ngành xây dựng bị đình đốn. Hiện tại cũng không ai dám đi vay ngân hàng để mua xe hơi vì lý do tương tự. Tiêu thụ nội địa cũng bị chựng lại. Các doanh nghiệp tạm gác lại một số các dự án đầu tư vì lãi ngân hàng quá cao. Tựu chung khu vực sản xuất của Nga hiện tại trông đợi nhiều vào các đơn đặt hàng của nhà nước –nhất là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng ».
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng
Hôm 21/10/2024, khi mà lãi suất ngân hàng của Nga mới chỉ là 19 %, lãnh đạo Rostec, một tập đoàn công nghiệp lưỡng dụng của nhà nước (cung cấp các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực dân sự và quân sự) báo động « lãi suất cao như vậy là một trở ngại cho tăng trưởng và trong tương lai nhiều tập đoàn bị đe dọa phá sản ». Thông tín viên của nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (13/11/2024) ghi nhận bơ sữa ở Nga đang trở thành hàng xa xỉ, phần lớn các siêu thị chỉ còn bán những gói bơ 100 g thay vì 250 g, để « phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng ».
Trong phiên giao dịch 27/11/2024, tỷ giá hối đoái giữa rúp và đô la rơi xuống mức « thấp nhất từ khi Nga khởi động chiến tranh Ukraina » 110 rúp mới mua được một đô la, gợi lại nỗi ám ảnh hồi mùa xuân 2022 : trong vài tuần lễ, đơn vị tiền tệ của Nga mất 1/3 trị giá so với đô la và euro. Tài sản của Nga ở nước ngoài bị phương Tây phong tỏa, Nga bị gạt ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT và các biện pháp trừng phạt được ví là những « vũ khí hạng nặng » của Hoa Kỳ, của Liên Âu, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bắt đầu tập trung nhắm vào Matxcơva.
Trên mặt trận kinh tế và tiền tệ, vị tướng đắc lực nhất giúp tổng thống Putin chính là thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga, Elvira Nabioullina : Bà đòi các nhà xuất phải hoán chuyển 80 % dự trữ ngoại tệ sang đồng rúp (tức phải bán euro, đô la để đổi lấy rúp) và quy định tư nhân không được rút ngoại tệ quá mức tương đương với 10.000 đô la/ năm. Cùng lúc đó cũng là thời điểm mà Châu Âu hối hả tích trữ thêm dầu khí của Nga trước khi « quá trễ và tình hình trở nên xấu đi hơn ». Giá năng lượng trên thế giới trong năm 2022 và một phần lớn của 2023 đã được đẩy lên cao. Ngoại tệ và thu nhập từ dầu hỏa, khí đốt vẫn « đổ vào » ngân sách của Liên bang Nga. Nhờ những biện pháp này đồng tiền Nga từng bước được ổn định. Đó cũng là thời điểm lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 10 % trước khi rơi xuống khoảng 7 % trong năm 2023.
Các viện nghiên cứu Nga hoài nghi về thực trạng của nền kinh tế nước nhà ?
Cuối 2024, chiến tranh Ukraina chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Ngay tại Matxcơva, một vài viện thống kê e rằng lạm phát khó mà giữ được ở ngưỡng dưới 9 % như thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương. Lý do : Mô hình kinh tế phục vụ cho chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin huy động 40 % ngân sách quốc gia cho an ninh và quốc phòng, trong khi các khoản chi tiêu xã hội cho tài khóa 2025 dự trù còn bị cắt giảm thêm nữa, khi mà « 1/3 người dân Nga không có tiền tiết kiệm » theo thăm dò gần đây của Viện Levada.
Cùng lúc dự trữ tiền tệ của nước Nga (không kể khoản tài sản 350 tỷ đô la ở hải ngoại đang bị phong tỏa) trong ba năm qua đang từ 118 tỷ đô la nay chỉ còn 55 tỷ, thu nhập từ các nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh. Hôm 21/11/2024, hai tháng trước khi rời khỏi quyền lực, chính quyền Joe Biden ban hành thêm một đợt trừng phạt mới, nhắm vào một trong những tập đoàn ngân hàng hiếm hoi mà đến nay vẫn là nhịp cầu để đưa ngoại tệ vào Nga. Theo Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga, đây là một trong những đòn mạnh làm khuynh đảo đồng rúp trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024.
Igor Delanoë : « Có nhiều yếu tố giải thích vì sao đồng rúp trượt giá. Như vừa nói, đó là do Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo, để kềm hãm lạm phát. Tác động kèm theo là đồng tiền quốc gia mất giá. Thoạt nhìn, điều đó có lợi cho xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ khi bị phương Tây trừng phạt, đô la và euro trở nên khan hiếm. Theo luật cung cầu, đơn vị tiền tệ của Nga bị suy yếu tức là càng lúc càng phải huy động nhiều rúp để đổi lấy đô la hay là đồng euro của châu Âu.
Yếu tố thứ ba xuất phát từ quyết định của Washington đưa thêm ngân hàng Gazprobank, cổng vào tài chính của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, vào danh sách trừng phạt. Cho đến nay, Gazprobank là một trong những ngân hàng hiếm hoi của Nga không bị phương Tây trừng phạt, vẫn được thanh toán với các khách hàng bằng đô la hay euro. Nhờ vậy mà Gazprom vẫn hoạt động gần như bình thường. Nhưng quyết định vừa qua của Mỹ nghiêm trọng đến nỗi, ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản hay Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đàm phán với Hoa Kỳ để xin được hưởng ưu đãi, tức là vẫn được giao dịch với Gazprom bằng ngoại tệ qua trung gian của ngân hàng Gazprobank. Đây là một đòn mạnh Mỹ nhắm vào đồng rúp.
Lý do thứ tư khiến đồng tiền của Nga mất giá trong những ngày cuối tháng 2024 là các tính toán đầu cơ. Nhiều người đánh cược là khi đồng rúp bị mất giá, Nga và các bạn hàng sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rupi của Ấn Độ thay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc … mà không cần qua trung gian của đô la hay euro. Hình thức thanh toán này sẽ cho phép Nga xuất khẩu nhiều hơn, có thêm ngoại tệ và đồng tiền của Nga qua đó sẽ mạnh lên trở lại nhờ xuất khẩu ».
Ít lạc quan hơn Igor Delanoë, một số tiếng nói khác e rằng, đồng rúp mất giá so với đô la trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024 không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà đó là « dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ». Đành rằng một đồng rúp « yếu » so với euro và đô la có lợi cho xuất khẩu của Nga, nhưng đừng quên rằng Nga cũng cần nhập khẩu hàng: Năm 2022, Nga nhập khẩu 81 triệu đô la điện từ Litva, Latvia, Azerbaijan, Kazakhstan và Mông Cổ.
Song các doanh nghiệp ở Nga, các hộ gia đình ở nước này, cũng như các giới chức tại Matxcơva đã nhiều lần chứng minh rằng « cái khó ló cái khôn » và ở mỗi cấp, mọi người đều tìm cho mình một ngõ thoát hiểm. Ngân Hàng Trung Ương Nga chẳng hạn đã quyết định « đình chỉ các dịch vụ mua vào ngoại tệ trên thị trường nội địa từ nay đến cuối năm (2024) » để giữ giá cho đồng rúp.
**************
Israel tấn công các căn cứ quân sự Syria, phủ nhận xâm nhập sâu hơn
Israel hôm 10/12 đã đánh vào các căn cứ quân sự Syria trong các cuộc tấn công mà họ nói là nhằm mục đích ngăn chặn vũ khí rơi vào tay kẻ thù, nhưng phủ nhận lực lượng của họ đã tiến sâu vào Syria qua vùng đệm ở biên giới.
Tại thủ đô Syria, các ngân hàng đã mở cửa trở lại lần đầu
tiên kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, trong một bước tiến
lớn dẫn tới việc khôi phục cuộc sống bình thường. Các cửa hàng đã mở
cửa trở lại, giao thông trở lại trên các con đường, công nhân xây dựng
đã quay lại sửa chữa một vòng xuyến ở trung tâm thành phố và những người
dọn dẹp đường phố đã đi quét dọn.
Trong một dấu hiệu cho thấy
các nước đã sẵn sàng hợp tác với nhánh từng liên hệ với al Qaeda, vốn
đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống ông Assad, đặc phái viên của Liên Hợp
Quốc tại Syria đã giảm nhẹ việc nhóm này bị định danh là một tổ chức
khủng bố và hoan nghênh việc đưa nhóm vào một chính quyền chuyển tiếp.
Kể
từ khi chuyến bay của ông Assad rời Syria hôm 8/12, vốn chấm dứt hơn 5
thập kỷ cai trị của gia đình ông, quân đội Israel đã di chuyển vào một
khu phi quân sự bên trong Syria, được thành lập sau cuộc chiến năm 1973.
Israel gọi cuộc xâm nhập này là một biện pháp tạm thời để đảm bảo an
ninh biên giới.
Ba nguồn tin an ninh hôm 10/12 nói rằng quân
đội Israel đã tiến xa hơn khu phi quân sự. Một nguồn tin Syria cho biết
họ đã đến thị trấn Qatana, cách vùng đệm vài km về phía đông và chỉ cách
sân bay Damascus một đoạn ngắn lái xe.
Nhưng một người phát ngôn của quân đội Israel cho biết rằng các binh sĩ chưa rời khỏi khu phi quân sự.
"Các tin tức lan truyền trên truyền thông về việc xe tăng Israel được cho là tiến về Damascus là sai sự thật. Các binh sĩ IDF đang đồn trú trong vùng đệm, như đã nói trước đây", một quan chức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói.
Israel cho biết họ không muốn xung đột với chính
quyền mới ở Syria, nhưng chiến đấu cơ của họ đã ném bom các mục tiêu
trên khắp đất nước này trong 3 ngày qua để đảm bảo thiết bị quân sự của
Syria không rơi vào tay kẻ thù.
Các nguồn tin an ninh khu vực
và các sĩ quan trong quân đội Syria, vốn đã sụp đổ, mô tả các cuộc không
kích vào sáng 10/12 là cuộc không kích dữ dội nhất từ trước đến nay,
đánh vào các cơ sở quân sự và căn cứ không quân trên khắp Syria, phá hủy
hàng chục máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, cũng như tài sản của
Lực lượng Vệ binh Cộng hòa trong và xung quanh Damascus.
Theo các nguồn tin, 200 cuộc đột kích được ước tính trong đêm đã xóa sổ bất kỳ tài sản nào của quân đội Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar và Ả Rập Xê Út đã lên án cuộc xâm nhập của Israel. Ả Rập Xê Út cho biết động thái này sẽ "phá hỏng cơ hội khôi phục an ninh của Syria".
Israel cho biết các cuộc không kích của họ sẽ tiếp tục trong nhiều ngày nhưng họ đã nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng họ không can thiệp vào cuộc xung đột của Syria. Họ cho biết họ đã thực hiện "các biện pháp hạn chế và tạm thời" chỉ để bảo vệ an ninh của mình.
**********
TNLT Y Krếc Byă được trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2024
Ông Y Krếc Byă, một tù nhân lương tâm (TNLT) đang thụ án tù 13 năm ở Trại giam Xuyên Mộc, được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề “Công lý cho dân tộc, Công bằng cho mọi người.”
Ông Y Krếc Byă, sinh năm 1978, bị bắt lần thứ nhất năm 2004 và bị kết án 8 năm tù về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” vì các hoạt động đòi quyền tự do tôn giáo. Ông bị bắt lần thứ hai đầu tháng 4 năm ngoái, và trong phiên toà cuối tháng 3 năm nay, ông bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về cùng tội danh.
Trong thông báo công bố ngày 8/12, Việt Tân cho biết việc trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay cho ông Y Krếc Byă là cách vinh danh tinh thần bất khuất trước cường quyền và sự miệt mài tranh đấu cho nhân quyền trong hơn hai thập niên qua của ông.
Thông cáo viết:
“Trong hơn 20 năm qua, thầy truyền đạo Tin Lành Y Krếc Byă, người sắc tộc Ê Đê, thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, đã không ngừng tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và đòi công lý, công bằng cho đồng bào sắc tộc ở Tây Nguyên.”
Theo Việt Tân, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên là một tổ chức tôn giáo độc lập, do vậy, nhiều mục sư, thầy truyền đạo và tín đồ liên tục bị chính quyền các tỉnh Tây Nguyên sách nhiễu, ngăn cản không cho tổ chức các sinh hoạt tôn giáo nhằm bắt họ phải bỏ đạo.
Ông Y Krếc Byă được cho là đã nỗ lực cùng một số đồng đạo phục hoạt nhóm đạo này, sau nhiều năm các hoạt động của nhóm bị gián đoạn vì sự đàn áp của giới cầm quyền.
Ông cũng là người trợ giúp người bản địa phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế đất một cách bất hợp pháp, đòi công lý cho các nạn nhân bị mất đất mất nhà.
Trước khi bị bắt, ông đã hướng dẫn các tín đồ thu thập bằng chứng và viết báo cáo các trường hợp vi phạm nhân quyền để gửi cho các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Bà Đông Xuyến, phát ngôn nhân của Việt Tân, nói với RFA ngày 8/12 về khôi nguyên năm nay.
“Thầy truyền đạo Y Krếc Byă là một nhà đấu tranh phi bạo lực cho nhân quyền, cũng là một người lãnh đạo tinh thần, đã đấu tranh đấu trong suốt 20 năm vừa qua.
Thầy đại diện cho rất nhiều người, những tín đồ Tin Lành và những nhóm đạo ở Tây Nguyên đấu tranh ôn hòa cho quyền sống rất căn bản và thiêng liêng của họ.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về việc ông Y Krếc Byă được trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Giải thưởng Lê Đình Lượng được Việt Tân thành lập vào năm 2018, mang tên của chính nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị kết án 20 năm tù giam vì các hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của người dân và chủ quyền của Việt Nam.
Trong những năm trước, giải thưởng này được trao cho các nhà hoạt động nhân quyền như ông Trương Văn Dũng, bà Nguyễn Thuý Hạnh, ông Phan Kim Khánh, linh mục Đặng Hữu Nam, và giảng viên cao đẳng sư phạm Nguyễn Năng Tĩnh.
Năm nay lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại thành phố Toronto, Canada.
Nhà nước Việt Nam luôn coi các giải thưởng nhân quyền, kể cả Giải thưởng Lê Đình Lượng, của các tổ chức của người Việt và quốc tế, là sự can thiệp vào nội bộ Việt Nam, phục vụ cho ý đồ chống phá chính quyền hay “diễn biến hoà bình.” Hà Nội coi các cá nhân hoặc tổ chức được trao giải thưởng là “những đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật.”
***********
Thủ tướng Ba Lan: Khả năng có các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine vào mùa đông này
Các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ bắt đầu vào mùa đông này, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói hôm 10/12, khi ông nêu ra một loạt các cuộc họp đã lên kế hoạch trong khi Warsaw tìm cách đóng vai trò đi đầu nhằm chấm dứt xung đột.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ trung thành nhất của Kyiv kể từ cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Thủ tướng Tusk nói Warsaw sẽ tham gia sâu vào bất kỳ cuộc đàm phán nào khi nước này đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu vào ngày 1/1.
"Tôi sẽ có một loạt các cuộc đàm phán, chủ yếu liên quan đến tình hình bên ngoài biên giới phía đông của chúng ta", ông nói trong một cuộc họp của chính phủ. "Như quý vị có thể tưởng tượng, phái đoàn của chúng ta sẽ cùng chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có lịch trình chính trị sẽ như thế nào, tình hình sẽ ra sao trong các cuộc đàm phán, mặc dù vẫn còn là một dấu hỏi, nhưng chúng có thể bắt đầu vào mùa đông năm nay".
Ông Tusk nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đến thăm Warsaw ngày 12/12 để thông báo tóm tắt về các cuộc đàm phán với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối tuần trước.
Ông nói rằng ông liên tục liên lạc với các đồng minh vùng Scandinavia và Baltic của Warsaw, và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ đến thăm Warsaw trong những ngày đầu Ba Lan giữ chức chủ tịch EU.
"Tôi thực sự muốn Ba Lan là quốc gia không chỉ có mặt mà còn định hình cho những quyết định này nhằm mang lại an ninh và bảo vệ lợi ích của Ba Lan", ông Tusk nói.
Ông Zelenskyy hôm 9/12 đã đưa ra lập luận về một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến, cho thấy Kyiv ngày càng cởi mở hơn với các cuộc đàm phán, nhưng cho biết ông đã nói với ông Trump và ông Macron rằng ông không tin ông Putin muốn chấm dứt chiến tranh.
Điện Kremlin hôm 10/12 nói rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục cho đến khi các mục tiêu do ông Putin đặt ra đạt được bằng hành động quân sự hoặc thông qua đàm phán.
Ông Putin đã yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân hoàn toàn khỏi 4 khu vực của đất nước mà Nga tuyên bố là của mình. Kyiv đã từ chối các điều khoản này vì coi đó như là một sự đầu hàng.
"Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ kết thúc khi tất cả các mục tiêu do tổng thống và tổng tư lệnh đề ra đã đạt được", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, sử dụng thuật ngữ của Moscow để nói về cuộc xung đột.
Ông Peskov cho biết hiện tại không có cuộc đàm phán nào giữa Moscow và Kyiv đang diễn ra vì "phía Ukraine từ chối mọi cuộc đàm phán".
**********
Phó thủ tướng Việt Nam khẳng định ‘ưu tiên hàng đầu’ quan hệ với Trung Quốc khi thăm Bắc Kinh
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn hôm 10/12 khẳng định việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhưng lưu ý đến việc “thu hẹp bất đồng” trên biển, khi hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Hàn Chính tại Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã và trang tin của chính phủ Việt Nam.
Trong cuộc gặp với ông Hàn, ông Sơn cũng khẳng định rằng Việt Nam kiên trì chính sách một Trung Quốc và sẵn sàng tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố lòng tin chính trị lẫn nhau, làm sâu sắc thêm việc hợp tác thiết thực với Trung Quốc và cùng thúc đẩy xây dựng cộng đồng Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, theo bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã.
Trước đây, một số lãnh đạo Trung Quốc gọi là cộng đồng chung vận mệnh nhưng Việt Nam luôn gọi đây là “cộng đồng chia sẻ tương lai”.
Ông Sơn cũng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch. Theo Báo Chính Phủ, phó thủ tướng Việt Nam lưu ý đến việc ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng), đồng thời đề nghị Trung Quốc mở rộng cửa cho nhập khẩu hàng Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, ông Hàn nói hai bên cần tuân thủ sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước đã đạt được, duy trì trao đổi chiến lược, mở rộng hợp tác thực chất, củng cố nền tảng dư luận xã hội, tăng cường phối hợp đa phương, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa Trung Quốc - Việt Nam.
Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sơn diễn ra từ ngày 8-11/12, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, giữa bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua có những bất đồng trên Biển Đông. Gần đây nhất là sự kiện lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc “trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản” của nhóm ngư dân Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, nơi cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 2/10 phải lên tiếng phản đối về hành vi “thô bạo” của họ.
Ông Sơn, cũng là người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam, trong cuộc gặp với ông Hàn, cũng nhắc đến việc thực hiện nghiêm các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao về vấn đề trên biển, gia tăng điểm đồng, thu hẹp bất đồng, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau theo luật pháp quốc tế. Đáp lại, theo trang tin Chính phủ, phó chủ tịch nước Trung Quốc cũng đồng ý về việc kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc hoàn toàn không đề cập gì đến nội dung ông Sơn nói về vấn đề trên biển trong cuộc trao đổi giữa hai lãnh đạo.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cho biết chuyến công tác của ông Sơn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực và toàn diện, đặc biệt sau khi hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược vào tháng 12/2023, theo tường thuật của Tiền Phong.
Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới. Nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công thương, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai tại Việt Nam.
************
Ông Netanyahu chỉ trích truyền thông trong phiên tòa xét xử ông tội tham nhũng
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 10/12 ra khai chứng lần đầu tiên trong phiên tòa xét xử kéo dài về tội tham nhũng của ông, nói rằng ông đang bị truy đuổi vì các chính sách an ninh hiếu chiến của mình.
Ông Netanyahu, 75 tuổi, là thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị truy tố. Ông ra khai chứng trong khi Israel đang tham gia vào cuộc chiến ở Gaza và phải đối mặt với những mối đe dọa mới có thể xảy ra do tình hình bất ổn trong khu vực, bao gồm cả ở Syria.
Tuần trước, các thẩm phán đã ra phán quyết rằng ông Netanyahu, vốn bị truy tố vào năm 2019, phải ra khai chứng ba lần một tuần, buộc nhà lãnh đạo lâu năm của Israel phải xoay xở giữa phòng xử án và phòng chiến tranh tại Bộ Quốc phòng Israel, cách tòa án vài phút.
Là lãnh đạo của Đảng Likud cánh hữu, ông Netanyahu đã chỉ trích giới truyền thông Israel vì điều ông gọi là lập trường thiên tả của họ và cáo buộc các nhà báo đã truy đuổi ông trong nhiều năm vì các chính sách của ông không phù hợp với mục tiêu thúc đẩy một nhà nước Palestine.
"Tôi đã chờ đợi tám năm để nói ra sự thật", ông Netanyahu nói với tòa án gồm ba thẩm phán. "Nhưng tôi cũng là thủ tướng… Tôi đang lãnh đạo đất nước trong cuộc chiến tranh trên bảy mặt trận. Và tôi nghĩ rằng hai điều này có thể được thực hiện song song".
Các công tố viên cáo buộc ông Netanyahu đã cấp các ưu đãi về mặt quy định trị giá khoảng 1,8 tỷ shekel (khoảng 500 triệu đô la) cho Bezeq Telecom Israel để đổi lấy việc đưa tin tích cực về ông và vợ là Sara trên một trang web tin tức do cựu chủ tịch của công ty này kiểm soát.
Ông cũng bị cáo buộc đã đàm phán một thỏa thuận với chủ sở hữu tờ báo Yedioth Ahronoth của Israel để được đưa tin tốt hơn bằng việc đổi lấy dự luật làm chậm sự phát triển của một tờ báo đối thủ.
Ông Netanyahu phủ nhận các cáo buộc đối với mình và không nhận tội. Ông đã đứng thay vì ngồi khi khai chứng trong phiên xử buổi sáng.
"Nếu tôi muốn được đưa tin tốt, tất cả điều tôi chỉ phải làm là ra chỉ dấu hướng tới giải pháp hai nhà nước... Nếu tôi di chuyển hai bước sang bên trái, tôi đã được chào đón rồi", ông nói.
Trong những câu trả lời dài, ông tự mô tả mình là người bảo vệ kiên cường cho an ninh của Israel, chịu được áp lực từ các cường quốc quốc tế và truyền thông thù địch trong nước.
Ông Netanyahu mỉm cười tự tin khi bước vào Tòa án Quận Tel Aviv lúc khoảng 10 giờ sáng. Phiên tòa được chuyển từ Jerusalem vì lý do an ninh không được tiết lộ và được tiến hành tại một phòng xử ngầm.
Trước khi ông Netanyahu lên bục khai chứng, luật sư của ông là Amit Hadad đã trình bày với các thẩm phán điều bên bào chữa cho là những sai sót cơ bản trong cuộc điều tra. Hadad cho rằng các công tố viên "không điều tra một tội ác, họ đang truy đuổi một con người".
Vài chục người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa án, một số là người ủng hộ và một số khác yêu cầu ông phải làm nhiều hơn nữa để đàm phán thả khoảng 100 con tin vẫn bị Hamas giam giữ ở Gaza.
Israel đã tiến hành chiến tranh ở Gaza chống lại nhóm chiến binh Palestine trong hơn một năm, và trong thời gian đó, ông Netanyahu đã được hoãn phiên tòa. Nhưng hôm 5/12, các thẩm phán đã phán quyết rằng ông phải bắt đầu ra khai chứng.
Bị buộc tội hối lộ, gian lận và vi phạm lòng tin, ông Netanyahu sẽ khai chứng ba lần một tuần, theo tòa án cho biết, bất chấp cuộc chiến ở Gaza và những mối đe dọa mới có thể xảy ra do tình hình bất ổn ở Trung Đông.
Ông Netanyahu đã bị truy tố trong ba vụ án liên quan đến quà tặng từ những người bạn triệu phú và bị cáo buộc mưu tìm sự ưu ái của cơ quan quản lý đối với các ông trùm truyền thông để đổi lấy việc đưa tin có lợi. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái.
************
Tin Tức ngày 11 - 12 -2024:
************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
4 phút
(AFP) – Tổng thống Zelensky nêu lại vấn đề triển khai lực lượng châu Âu tại Ukraina. Hôm qua, 09/12/2024, trong cuộc họp báo chung với lãnh đạo đảng đối lập Đức Friedrich Merz, đang ở Kiev, tổng thống Ukraina đã nêu lại ý tưởng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hồi đầu năm 2024, triển khai các lực lượng quân sự châu Âu tại Ukraina. Lý do chính là để bảo đảm an ninh cho Ukraina, trong thời gian quốc gia này chưa gia nhập NATO.
(Reuters) – Họp với các đối tác châu Âu tháng 12/2024 : Kiev sẽ nêu vấn đề gia nhập NATO và « các bảo đảm an ninh » cho Ukraina. Theo văn phòng của tổng thống Ukraina hôm nay, 10/12/2024, tổng thống Zelensky sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu để « tìm một lập trường chung », và để đảm bảo Ukraina có thể duy trì được tương quan lực lượng trên chiến trường, nhằm chuẩn bị cho các đàm phán « có thể diễn ra » với Nga. Theo phó văn phòng tổng thống Ukraina, Igor Zhovkva, Kiev hy vọng sẽ nhận được « bảo đảm về an ninh ».
(AFP) – Mối đe dọa Trung Quốc : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ gặp thủ tướng Nhật. Hôm nay, 10/12/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin gặp thủ tướng Shigeru Ishiba. Cuộc gặp diễn ra sau khi Washington đặt các lực lượng Mỹ Mỹ đóng gần Tokyo trong tình trạng báo động, do đe dọa từ Trung Quốc. Hôm qua, người đứng đầu Lầu Năm Góc, trong bài phát biểu trên tàu sân bay USS George Washington, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, khẳng định « Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có ý đồ và ngày càng có khả năng thay đổi trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».
(AFP) – Google ra mắt chip thế hệ mới, đạt bước tiến lớn về máy tính lượng tử. Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ hôm qua, 09/12/2024, đã công bố chế tạo thành công một loại chip, được đặt tên Willow, có khả năng giúp máy tính lượng tử giải quyết một vấn đề chỉ trong 5 phút, trong khi các máy tính cổ điển cần 1 tỷ năm để đạt được kết quả tương tự. Chip Willow chứa 105 qubits, đơn vị cơ bản trong máy tính lượng tử. Mặc dù qubits có thể xử lý thông tin rất nhanh, nhưng lại dễ mắc lỗi, do vậy Google đã tìm ra phương pháp khắc phục, giảm các lỗi, đồng thời tăng số lượng qubits trong chip lên. Một vài đối thủ của Google đã sản xuất các loại chip với số lượng qubits lớn hơn nhưng đại diện của Google khẳng định muốn ưu tiên sản xuất ra các loại chip ổn định, và đáng tin cậy nhất. Không chỉ trong toán học, tập đoàn công nghệ Mỹ còn hy vọng máy tính lượng tử có thể xử lý các vấn đề trong y học, hóa học, hay các lĩnh vực khác.
(AFP) – Hoa Kỳ : Hơn 75 người đoạt giải Nobel phản đối Robert Kennedy Jr làm tân bộ trưởng Y Tế. Trong một bức thư gửi đến các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, hôm qua, 09/12/2024, hơn 70 người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực từ y tế, hóa học, cho đến kinh tế, phản đối việc bổ nhiệm ông Robert Kennedy Jr làm tân bộ trưởng Y Tế, vì cho rằng điều này có thể đe dọa đến nền y tế công của nước này. Robert Kennedy Jr. (RKJ) từng là luật sư trong lĩnh vực môi trường, không được đào tạo về khoa học, đã gieo rắc các thuyết âm mưu về vac-xin ngừa Covid-19, cho rằng vac-xin này có thể gây ra chứng trầm cảm, và phản đối nhiều loại vac-xin ngừa sởi hay bại liệt. Robert Kennedy Jr. là cháu của cố tổng thống John F. Kennedy, đã từng tranh cử tổng thống vào tháng 11, nhưng sau đó rút lui, ủng hộ Donald Trump và được tân tổng thống phe Cộng Hòa « đền đáp » bằng chức bộ trưởng này.
(AFP) – Hoa Kỳ bắt giữ nghi phạm vụ ám sát lãnh đạo một cơ quan bảo hiểm. Hôm qua, 09/12/2024, các công tố viên New York đã cáo buộc tội giết người đối với Luigi Mangione, 26 tuổi, nghi phạm trong vụ sát hại Brian Thompson, lãnh đạo UnitedHealthcare, bị bắn chết khi đi dự một hội nghị tại New York, gây chấn động dư luận Hoa Kỳ. Mangione đã bị bắt khi mang một khẩu súng tại Pennsylvania. Vụ việc vẫn trong quá trình điều tra và tư pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra động cơ gây án của nghi phạm, nhưng có một số đồn đoán về khả năng Mangione phẫn nộ với hệ thống bảo hiểm y tế tại Mỹ.
**********
Nga « hết thuốc chữa » trước các đòn trừng phạt của phương Tây?
Đồng rúp mất giá so với đô la : Đây là hiện tượng nhất thời hay là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ? Làm thế nào để kinh tế vững mạnh khi « thiếu hụt hàng triệu nhân công », « đầu tư bị đóng băng » và phần lớn tăng trưởng có được là nhờ « đơn đặt hàng của nhà nước » ? Đâu là những giới hạn của mô hình « kinh tế phục vụ chiến tranh » mà Matxcơva đề xuất ?
Hôm 06/12/2024, Hermann Gräf, lãnh đạo Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, báo động « kinh tế Nga đang tăng trưởng chậm lại », thậm chí có thể « vừa đối mặt với suy thoái đồng vừa bị lạm phát hoành hành », « nhiều người đi vay gặp khó khăn, đẩy các ngân hàng vào cùng cảnh ngộ ».
Không chỉ điều hành ngân hàng lớn nhất nước Nga, Hermann Gräf nguyên là bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế từ 2000-2007. Một tuần trước đó, tổng thống Vladimir Putin trấn an công luận rằng Matxcơva hoàn toàn « làm chủ tình hình », « không có bất kỳ một lý do nào để phải lo lắng » vì một đợt trừng phạt mới Hoa Kỳ ban hành hôm 21/11/2024 nhắm vào nhiều ngân hàng của Nga đã khiến đồng rúp mất giá.
Khả năng linh động của một nền kinh tế đồ sộ
Giữa những phát biểu trái ngược nhau của tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế Hermann Gräf, trả lời RFI Việt ngữ hôm 02/12/2024, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga trụ sở tại Matxcơva, Igor Delanoë, phác họa toàn cảnh kinh tế Nga hiện nay:
Igor Delanoë : « Kinh tế Nga tiến triển tốt hiểu theo nghĩa trong lịch sử, chưa bao giờ một nền kinh tế lại đang phải đối mặt với nhiều đòn trừng phạt như Nga hiện tại. Nga đang hứng chịu hàng ngàn biện pháp trừng hạt của Âu, Mỹ và các nước thân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, Nga đã thích nghi với tình hình, tổ chức lại cả hệ thống giao thương với phần còn lại của thế giới ngay từ năm 2022 và cho đến cuối 2023. Tăng trưởng của Nga năm nay dự trù ở mức từ 3 đến 4 %. Tuy nhiên, bắt đầu có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.
Trước hết, kinh tế Nga đang hoạt động hết công suất, cung cao hơn cầu. Thất nghiệp gần như không có, với tỷ lệ 2,3 %. Đây là một tin vui, song Nga đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Từ nay cho đến cuối thập niên 2020, Nga cần thêm 400.000 nhân viên du lịch, 400.000 người cho các nhà máy sản xuất vũ khí, 500.000 trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực được thể hiện cả trong hàng ngũ cán bộ có chuyên môn cao lẫn trong giới lao động chân tay. Điều đó tự nhiên đẩy lương của người đi làm lên cao, gây ra lạm phát ».
Lãi xuất ngân hàng 21 % bóp ngạt tiêu thụ và đầu tư
Như ở tất cả mọi nơi trên thế giới, lạm phát luôn khiến các giới chức tài chính và kinh tế, tư nhân và cả các doanh nghiệp đau đầu. Riêng ở Matxcơva, bài toán thêm phức tạp. Sau một giai đoạn tương đối « dễ thở » trong năm 2023, lạm phát tại Nga tăng cao trở lại, ở mức trung bình gần 9 % theo thống kê chính thức của Ngân Hàng Trung Ương. Cuối tháng 10/2024 thống đốc Elvira Nabioullina nhìn nhận lạm phát trong một năm sẽ « cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 4 % như đã đề xuất ». Trên thực tế, giá thực phẩm từ 1 năm qua tăng đến mức chóng mặt. Bơ sửa chẳng hạn, đắt hơn đến 25 % so với hồi mùa thu 2023. Chính vì thế mà để khống chế lạm phát phi mã, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga đã từng bước đẩy lãi suất chỉ đạo lên 19 rồi 21 % trong những tháng gần đây.
Igor Delanoë : « Lạm phát hiện giao động ở mức gần 9 %, chính xác hơn là 8,7 %, theo thống kê của Ngân Hàng Trung Ương. Chính vì thế, thống đốc Elvira Nabioullina phải tăng lãi suất chỉ đạo. Hiện tại thì lãi suất ngân hàng ở Nga là 21 %. Đây là lãi suất còn cao hơn cả so với thời kỳ đầu chiến tranh Ukraina. Lạm phát ở Nga, như vừa nói, xuất phát từ tình trạng thiếu hụt nhân công và lương của người lao động được đẩy lên cao, kèm theo đó chính phủ đầu tư rất nhiều.
Matxcơva mạnh mẽ bơm tiền vào các hoạt động kinh tế, chủ yếu vào cỗ máy công nghiệp quốc phòng (...) Có nhiều hệ lụy kèm theo. Trước hết đây không phải là lúc để tính đến chuyện đi vay tiền mua nhà, vì lãi suất ngân hàng quá đắt. Thậm chí lãi ngân hàng để mua nhà bị đẩy lên đến gần 30 %. Kèm theo đó là cả ngành xây dựng bị đình đốn. Hiện tại cũng không ai dám đi vay ngân hàng để mua xe hơi vì lý do tương tự. Tiêu thụ nội địa cũng bị chựng lại. Các doanh nghiệp tạm gác lại một số các dự án đầu tư vì lãi ngân hàng quá cao. Tựu chung khu vực sản xuất của Nga hiện tại trông đợi nhiều vào các đơn đặt hàng của nhà nước –nhất là các tập đoàn công nghiệp quốc phòng ».
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng
Hôm 21/10/2024, khi mà lãi suất ngân hàng của Nga mới chỉ là 19 %, lãnh đạo Rostec, một tập đoàn công nghiệp lưỡng dụng của nhà nước (cung cấp các sản phẩm phục vụ trong lĩnh vực dân sự và quân sự) báo động « lãi suất cao như vậy là một trở ngại cho tăng trưởng và trong tương lai nhiều tập đoàn bị đe dọa phá sản ». Thông tín viên của nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (13/11/2024) ghi nhận bơ sữa ở Nga đang trở thành hàng xa xỉ, phần lớn các siêu thị chỉ còn bán những gói bơ 100 g thay vì 250 g, để « phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng ».
Trong phiên giao dịch 27/11/2024, tỷ giá hối đoái giữa rúp và đô la rơi xuống mức « thấp nhất từ khi Nga khởi động chiến tranh Ukraina » 110 rúp mới mua được một đô la, gợi lại nỗi ám ảnh hồi mùa xuân 2022 : trong vài tuần lễ, đơn vị tiền tệ của Nga mất 1/3 trị giá so với đô la và euro. Tài sản của Nga ở nước ngoài bị phương Tây phong tỏa, Nga bị gạt ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng quốc tế SWIFT và các biện pháp trừng phạt được ví là những « vũ khí hạng nặng » của Hoa Kỳ, của Liên Âu, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới bắt đầu tập trung nhắm vào Matxcơva.
Trên mặt trận kinh tế và tiền tệ, vị tướng đắc lực nhất giúp tổng thống Putin chính là thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nga, Elvira Nabioullina : Bà đòi các nhà xuất phải hoán chuyển 80 % dự trữ ngoại tệ sang đồng rúp (tức phải bán euro, đô la để đổi lấy rúp) và quy định tư nhân không được rút ngoại tệ quá mức tương đương với 10.000 đô la/ năm. Cùng lúc đó cũng là thời điểm mà Châu Âu hối hả tích trữ thêm dầu khí của Nga trước khi « quá trễ và tình hình trở nên xấu đi hơn ». Giá năng lượng trên thế giới trong năm 2022 và một phần lớn của 2023 đã được đẩy lên cao. Ngoại tệ và thu nhập từ dầu hỏa, khí đốt vẫn « đổ vào » ngân sách của Liên bang Nga. Nhờ những biện pháp này đồng tiền Nga từng bước được ổn định. Đó cũng là thời điểm lạm phát tại Nga vượt ngưỡng 10 % trước khi rơi xuống khoảng 7 % trong năm 2023.
Các viện nghiên cứu Nga hoài nghi về thực trạng của nền kinh tế nước nhà ?
Cuối 2024, chiến tranh Ukraina chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Ngay tại Matxcơva, một vài viện thống kê e rằng lạm phát khó mà giữ được ở ngưỡng dưới 9 % như thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương. Lý do : Mô hình kinh tế phục vụ cho chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin huy động 40 % ngân sách quốc gia cho an ninh và quốc phòng, trong khi các khoản chi tiêu xã hội cho tài khóa 2025 dự trù còn bị cắt giảm thêm nữa, khi mà « 1/3 người dân Nga không có tiền tiết kiệm » theo thăm dò gần đây của Viện Levada.
Cùng lúc dự trữ tiền tệ của nước Nga (không kể khoản tài sản 350 tỷ đô la ở hải ngoại đang bị phong tỏa) trong ba năm qua đang từ 118 tỷ đô la nay chỉ còn 55 tỷ, thu nhập từ các nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh. Hôm 21/11/2024, hai tháng trước khi rời khỏi quyền lực, chính quyền Joe Biden ban hành thêm một đợt trừng phạt mới, nhắm vào một trong những tập đoàn ngân hàng hiếm hoi mà đến nay vẫn là nhịp cầu để đưa ngoại tệ vào Nga. Theo Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga, đây là một trong những đòn mạnh làm khuynh đảo đồng rúp trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024.
Igor Delanoë : « Có nhiều yếu tố giải thích vì sao đồng rúp trượt giá. Như vừa nói, đó là do Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo, để kềm hãm lạm phát. Tác động kèm theo là đồng tiền quốc gia mất giá. Thoạt nhìn, điều đó có lợi cho xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ khi bị phương Tây trừng phạt, đô la và euro trở nên khan hiếm. Theo luật cung cầu, đơn vị tiền tệ của Nga bị suy yếu tức là càng lúc càng phải huy động nhiều rúp để đổi lấy đô la hay là đồng euro của châu Âu.
Yếu tố thứ ba xuất phát từ quyết định của Washington đưa thêm ngân hàng Gazprobank, cổng vào tài chính của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, vào danh sách trừng phạt. Cho đến nay, Gazprobank là một trong những ngân hàng hiếm hoi của Nga không bị phương Tây trừng phạt, vẫn được thanh toán với các khách hàng bằng đô la hay euro. Nhờ vậy mà Gazprom vẫn hoạt động gần như bình thường. Nhưng quyết định vừa qua của Mỹ nghiêm trọng đến nỗi, ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản hay Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đàm phán với Hoa Kỳ để xin được hưởng ưu đãi, tức là vẫn được giao dịch với Gazprom bằng ngoại tệ qua trung gian của ngân hàng Gazprobank. Đây là một đòn mạnh Mỹ nhắm vào đồng rúp.
Lý do thứ tư khiến đồng tiền của Nga mất giá trong những ngày cuối tháng 2024 là các tính toán đầu cơ. Nhiều người đánh cược là khi đồng rúp bị mất giá, Nga và các bạn hàng sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rupi của Ấn Độ thay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc … mà không cần qua trung gian của đô la hay euro. Hình thức thanh toán này sẽ cho phép Nga xuất khẩu nhiều hơn, có thêm ngoại tệ và đồng tiền của Nga qua đó sẽ mạnh lên trở lại nhờ xuất khẩu ».
Ít lạc quan hơn Igor Delanoë, một số tiếng nói khác e rằng, đồng rúp mất giá so với đô la trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024 không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà đó là « dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ». Đành rằng một đồng rúp « yếu » so với euro và đô la có lợi cho xuất khẩu của Nga, nhưng đừng quên rằng Nga cũng cần nhập khẩu hàng: Năm 2022, Nga nhập khẩu 81 triệu đô la điện từ Litva, Latvia, Azerbaijan, Kazakhstan và Mông Cổ.
Song các doanh nghiệp ở Nga, các hộ gia đình ở nước này, cũng như các giới chức tại Matxcơva đã nhiều lần chứng minh rằng « cái khó ló cái khôn » và ở mỗi cấp, mọi người đều tìm cho mình một ngõ thoát hiểm. Ngân Hàng Trung Ương Nga chẳng hạn đã quyết định « đình chỉ các dịch vụ mua vào ngoại tệ trên thị trường nội địa từ nay đến cuối năm (2024) » để giữ giá cho đồng rúp.
**************
Israel tấn công các căn cứ quân sự Syria, phủ nhận xâm nhập sâu hơn
Israel hôm 10/12 đã đánh vào các căn cứ quân sự Syria trong các cuộc tấn công mà họ nói là nhằm mục đích ngăn chặn vũ khí rơi vào tay kẻ thù, nhưng phủ nhận lực lượng của họ đã tiến sâu vào Syria qua vùng đệm ở biên giới.
Tại thủ đô Syria, các ngân hàng đã mở cửa trở lại lần đầu
tiên kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, trong một bước tiến
lớn dẫn tới việc khôi phục cuộc sống bình thường. Các cửa hàng đã mở
cửa trở lại, giao thông trở lại trên các con đường, công nhân xây dựng
đã quay lại sửa chữa một vòng xuyến ở trung tâm thành phố và những người
dọn dẹp đường phố đã đi quét dọn.
Trong một dấu hiệu cho thấy
các nước đã sẵn sàng hợp tác với nhánh từng liên hệ với al Qaeda, vốn
đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống ông Assad, đặc phái viên của Liên Hợp
Quốc tại Syria đã giảm nhẹ việc nhóm này bị định danh là một tổ chức
khủng bố và hoan nghênh việc đưa nhóm vào một chính quyền chuyển tiếp.
Kể
từ khi chuyến bay của ông Assad rời Syria hôm 8/12, vốn chấm dứt hơn 5
thập kỷ cai trị của gia đình ông, quân đội Israel đã di chuyển vào một
khu phi quân sự bên trong Syria, được thành lập sau cuộc chiến năm 1973.
Israel gọi cuộc xâm nhập này là một biện pháp tạm thời để đảm bảo an
ninh biên giới.
Ba nguồn tin an ninh hôm 10/12 nói rằng quân
đội Israel đã tiến xa hơn khu phi quân sự. Một nguồn tin Syria cho biết
họ đã đến thị trấn Qatana, cách vùng đệm vài km về phía đông và chỉ cách
sân bay Damascus một đoạn ngắn lái xe.
Nhưng một người phát ngôn của quân đội Israel cho biết rằng các binh sĩ chưa rời khỏi khu phi quân sự.
"Các tin tức lan truyền trên truyền thông về việc xe tăng Israel được cho là tiến về Damascus là sai sự thật. Các binh sĩ IDF đang đồn trú trong vùng đệm, như đã nói trước đây", một quan chức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nói.
Israel cho biết họ không muốn xung đột với chính
quyền mới ở Syria, nhưng chiến đấu cơ của họ đã ném bom các mục tiêu
trên khắp đất nước này trong 3 ngày qua để đảm bảo thiết bị quân sự của
Syria không rơi vào tay kẻ thù.
Các nguồn tin an ninh khu vực
và các sĩ quan trong quân đội Syria, vốn đã sụp đổ, mô tả các cuộc không
kích vào sáng 10/12 là cuộc không kích dữ dội nhất từ trước đến nay,
đánh vào các cơ sở quân sự và căn cứ không quân trên khắp Syria, phá hủy
hàng chục máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, cũng như tài sản của
Lực lượng Vệ binh Cộng hòa trong và xung quanh Damascus.
Theo các nguồn tin, 200 cuộc đột kích được ước tính trong đêm đã xóa sổ bất kỳ tài sản nào của quân đội Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar và Ả Rập Xê Út đã lên án cuộc xâm nhập của Israel. Ả Rập Xê Út cho biết động thái này sẽ "phá hỏng cơ hội khôi phục an ninh của Syria".
Israel cho biết các cuộc không kích của họ sẽ tiếp tục trong nhiều ngày nhưng họ đã nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng họ không can thiệp vào cuộc xung đột của Syria. Họ cho biết họ đã thực hiện "các biện pháp hạn chế và tạm thời" chỉ để bảo vệ an ninh của mình.
**********
TNLT Y Krếc Byă được trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2024
Ông Y Krếc Byă, một tù nhân lương tâm (TNLT) đang thụ án tù 13 năm ở Trại giam Xuyên Mộc, được tổ chức Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (tức đảng Việt Tân) trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay với chủ đề “Công lý cho dân tộc, Công bằng cho mọi người.”
Ông Y Krếc Byă, sinh năm 1978, bị bắt lần thứ nhất năm 2004 và bị kết án 8 năm tù về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” vì các hoạt động đòi quyền tự do tôn giáo. Ông bị bắt lần thứ hai đầu tháng 4 năm ngoái, và trong phiên toà cuối tháng 3 năm nay, ông bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về cùng tội danh.
Trong thông báo công bố ngày 8/12, Việt Tân cho biết việc trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay cho ông Y Krếc Byă là cách vinh danh tinh thần bất khuất trước cường quyền và sự miệt mài tranh đấu cho nhân quyền trong hơn hai thập niên qua của ông.
Thông cáo viết:
“Trong hơn 20 năm qua, thầy truyền đạo Tin Lành Y Krếc Byă, người sắc tộc Ê Đê, thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, đã không ngừng tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo và đòi công lý, công bằng cho đồng bào sắc tộc ở Tây Nguyên.”
Theo Việt Tân, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên là một tổ chức tôn giáo độc lập, do vậy, nhiều mục sư, thầy truyền đạo và tín đồ liên tục bị chính quyền các tỉnh Tây Nguyên sách nhiễu, ngăn cản không cho tổ chức các sinh hoạt tôn giáo nhằm bắt họ phải bỏ đạo.
Ông Y Krếc Byă được cho là đã nỗ lực cùng một số đồng đạo phục hoạt nhóm đạo này, sau nhiều năm các hoạt động của nhóm bị gián đoạn vì sự đàn áp của giới cầm quyền.
Ông cũng là người trợ giúp người bản địa phản đối việc chính quyền địa phương cưỡng chế đất một cách bất hợp pháp, đòi công lý cho các nạn nhân bị mất đất mất nhà.
Trước khi bị bắt, ông đã hướng dẫn các tín đồ thu thập bằng chứng và viết báo cáo các trường hợp vi phạm nhân quyền để gửi cho các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Bà Đông Xuyến, phát ngôn nhân của Việt Tân, nói với RFA ngày 8/12 về khôi nguyên năm nay.
“Thầy truyền đạo Y Krếc Byă là một nhà đấu tranh phi bạo lực cho nhân quyền, cũng là một người lãnh đạo tinh thần, đã đấu tranh đấu trong suốt 20 năm vừa qua.
Thầy đại diện cho rất nhiều người, những tín đồ Tin Lành và những nhóm đạo ở Tây Nguyên đấu tranh ôn hòa cho quyền sống rất căn bản và thiêng liêng của họ.”
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam với đề nghị bình luận về việc ông Y Krếc Byă được trao giải thưởng Lê Đình Lượng năm nay, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Giải thưởng Lê Đình Lượng được Việt Tân thành lập vào năm 2018, mang tên của chính nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền bị kết án 20 năm tù giam vì các hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của người dân và chủ quyền của Việt Nam.
Trong những năm trước, giải thưởng này được trao cho các nhà hoạt động nhân quyền như ông Trương Văn Dũng, bà Nguyễn Thuý Hạnh, ông Phan Kim Khánh, linh mục Đặng Hữu Nam, và giảng viên cao đẳng sư phạm Nguyễn Năng Tĩnh.
Năm nay lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 14/12 tại thành phố Toronto, Canada.
Nhà nước Việt Nam luôn coi các giải thưởng nhân quyền, kể cả Giải thưởng Lê Đình Lượng, của các tổ chức của người Việt và quốc tế, là sự can thiệp vào nội bộ Việt Nam, phục vụ cho ý đồ chống phá chính quyền hay “diễn biến hoà bình.” Hà Nội coi các cá nhân hoặc tổ chức được trao giải thưởng là “những đối tượng có hoạt động vi phạm pháp luật.”
***********
Thủ tướng Ba Lan: Khả năng có các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine vào mùa đông này
Các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ bắt đầu vào mùa đông này, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói hôm 10/12, khi ông nêu ra một loạt các cuộc họp đã lên kế hoạch trong khi Warsaw tìm cách đóng vai trò đi đầu nhằm chấm dứt xung đột.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ trung thành nhất của Kyiv kể từ cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Thủ tướng Tusk nói Warsaw sẽ tham gia sâu vào bất kỳ cuộc đàm phán nào khi nước này đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu vào ngày 1/1.
"Tôi sẽ có một loạt các cuộc đàm phán, chủ yếu liên quan đến tình hình bên ngoài biên giới phía đông của chúng ta", ông nói trong một cuộc họp của chính phủ. "Như quý vị có thể tưởng tượng, phái đoàn của chúng ta sẽ cùng chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có lịch trình chính trị sẽ như thế nào, tình hình sẽ ra sao trong các cuộc đàm phán, mặc dù vẫn còn là một dấu hỏi, nhưng chúng có thể bắt đầu vào mùa đông năm nay".
Ông Tusk nói rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đến thăm Warsaw ngày 12/12 để thông báo tóm tắt về các cuộc đàm phán với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Paris vào cuối tuần trước.
Ông nói rằng ông liên tục liên lạc với các đồng minh vùng Scandinavia và Baltic của Warsaw, và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ đến thăm Warsaw trong những ngày đầu Ba Lan giữ chức chủ tịch EU.
"Tôi thực sự muốn Ba Lan là quốc gia không chỉ có mặt mà còn định hình cho những quyết định này nhằm mang lại an ninh và bảo vệ lợi ích của Ba Lan", ông Tusk nói.
Ông Zelenskyy hôm 9/12 đã đưa ra lập luận về một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến, cho thấy Kyiv ngày càng cởi mở hơn với các cuộc đàm phán, nhưng cho biết ông đã nói với ông Trump và ông Macron rằng ông không tin ông Putin muốn chấm dứt chiến tranh.
Điện Kremlin hôm 10/12 nói rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục cho đến khi các mục tiêu do ông Putin đặt ra đạt được bằng hành động quân sự hoặc thông qua đàm phán.
Ông Putin đã yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân hoàn toàn khỏi 4 khu vực của đất nước mà Nga tuyên bố là của mình. Kyiv đã từ chối các điều khoản này vì coi đó như là một sự đầu hàng.
"Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ kết thúc khi tất cả các mục tiêu do tổng thống và tổng tư lệnh đề ra đã đạt được", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, sử dụng thuật ngữ của Moscow để nói về cuộc xung đột.
Ông Peskov cho biết hiện tại không có cuộc đàm phán nào giữa Moscow và Kyiv đang diễn ra vì "phía Ukraine từ chối mọi cuộc đàm phán".
**********
Phó thủ tướng Việt Nam khẳng định ‘ưu tiên hàng đầu’ quan hệ với Trung Quốc khi thăm Bắc Kinh
Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn hôm 10/12 khẳng định việc phát triển quan hệ với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhưng lưu ý đến việc “thu hẹp bất đồng” trên biển, khi hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Hàn Chính tại Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã và trang tin của chính phủ Việt Nam.
Trong cuộc gặp với ông Hàn, ông Sơn cũng khẳng định rằng Việt Nam kiên trì chính sách một Trung Quốc và sẵn sàng tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố lòng tin chính trị lẫn nhau, làm sâu sắc thêm việc hợp tác thiết thực với Trung Quốc và cùng thúc đẩy xây dựng cộng đồng Việt Nam-Trung Quốc chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, theo bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã.
Trước đây, một số lãnh đạo Trung Quốc gọi là cộng đồng chung vận mệnh nhưng Việt Nam luôn gọi đây là “cộng đồng chia sẻ tương lai”.
Ông Sơn cũng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là kết nối chiến lược phát triển, kết nối hạ tầng giao thông, hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch. Theo Báo Chính Phủ, phó thủ tướng Việt Nam lưu ý đến việc ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng), đồng thời đề nghị Trung Quốc mở rộng cửa cho nhập khẩu hàng Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã, ông Hàn nói hai bên cần tuân thủ sự đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước đã đạt được, duy trì trao đổi chiến lược, mở rộng hợp tác thực chất, củng cố nền tảng dư luận xã hội, tăng cường phối hợp đa phương, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai giữa Trung Quốc - Việt Nam.
Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sơn diễn ra từ ngày 8-11/12, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, giữa bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua có những bất đồng trên Biển Đông. Gần đây nhất là sự kiện lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc “trấn áp, đánh bị thương, tịch thu tài sản” của nhóm ngư dân Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, nơi cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 2/10 phải lên tiếng phản đối về hành vi “thô bạo” của họ.
Ông Sơn, cũng là người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam, trong cuộc gặp với ông Hàn, cũng nhắc đến việc thực hiện nghiêm các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao về vấn đề trên biển, gia tăng điểm đồng, thu hẹp bất đồng, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau theo luật pháp quốc tế. Đáp lại, theo trang tin Chính phủ, phó chủ tịch nước Trung Quốc cũng đồng ý về việc kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc hoàn toàn không đề cập gì đến nội dung ông Sơn nói về vấn đề trên biển trong cuộc trao đổi giữa hai lãnh đạo.
Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cho biết chuyến công tác của ông Sơn diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực và toàn diện, đặc biệt sau khi hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược vào tháng 12/2023, theo tường thuật của Tiền Phong.
Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới. Nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công thương, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai tại Việt Nam.
************
Ông Netanyahu chỉ trích truyền thông trong phiên tòa xét xử ông tội tham nhũng
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 10/12 ra khai chứng lần đầu tiên trong phiên tòa xét xử kéo dài về tội tham nhũng của ông, nói rằng ông đang bị truy đuổi vì các chính sách an ninh hiếu chiến của mình.
Ông Netanyahu, 75 tuổi, là thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị truy tố. Ông ra khai chứng trong khi Israel đang tham gia vào cuộc chiến ở Gaza và phải đối mặt với những mối đe dọa mới có thể xảy ra do tình hình bất ổn trong khu vực, bao gồm cả ở Syria.
Tuần trước, các thẩm phán đã ra phán quyết rằng ông Netanyahu, vốn bị truy tố vào năm 2019, phải ra khai chứng ba lần một tuần, buộc nhà lãnh đạo lâu năm của Israel phải xoay xở giữa phòng xử án và phòng chiến tranh tại Bộ Quốc phòng Israel, cách tòa án vài phút.
Là lãnh đạo của Đảng Likud cánh hữu, ông Netanyahu đã chỉ trích giới truyền thông Israel vì điều ông gọi là lập trường thiên tả của họ và cáo buộc các nhà báo đã truy đuổi ông trong nhiều năm vì các chính sách của ông không phù hợp với mục tiêu thúc đẩy một nhà nước Palestine.
"Tôi đã chờ đợi tám năm để nói ra sự thật", ông Netanyahu nói với tòa án gồm ba thẩm phán. "Nhưng tôi cũng là thủ tướng… Tôi đang lãnh đạo đất nước trong cuộc chiến tranh trên bảy mặt trận. Và tôi nghĩ rằng hai điều này có thể được thực hiện song song".
Các công tố viên cáo buộc ông Netanyahu đã cấp các ưu đãi về mặt quy định trị giá khoảng 1,8 tỷ shekel (khoảng 500 triệu đô la) cho Bezeq Telecom Israel để đổi lấy việc đưa tin tích cực về ông và vợ là Sara trên một trang web tin tức do cựu chủ tịch của công ty này kiểm soát.
Ông cũng bị cáo buộc đã đàm phán một thỏa thuận với chủ sở hữu tờ báo Yedioth Ahronoth của Israel để được đưa tin tốt hơn bằng việc đổi lấy dự luật làm chậm sự phát triển của một tờ báo đối thủ.
Ông Netanyahu phủ nhận các cáo buộc đối với mình và không nhận tội. Ông đã đứng thay vì ngồi khi khai chứng trong phiên xử buổi sáng.
"Nếu tôi muốn được đưa tin tốt, tất cả điều tôi chỉ phải làm là ra chỉ dấu hướng tới giải pháp hai nhà nước... Nếu tôi di chuyển hai bước sang bên trái, tôi đã được chào đón rồi", ông nói.
Trong những câu trả lời dài, ông tự mô tả mình là người bảo vệ kiên cường cho an ninh của Israel, chịu được áp lực từ các cường quốc quốc tế và truyền thông thù địch trong nước.
Ông Netanyahu mỉm cười tự tin khi bước vào Tòa án Quận Tel Aviv lúc khoảng 10 giờ sáng. Phiên tòa được chuyển từ Jerusalem vì lý do an ninh không được tiết lộ và được tiến hành tại một phòng xử ngầm.
Trước khi ông Netanyahu lên bục khai chứng, luật sư của ông là Amit Hadad đã trình bày với các thẩm phán điều bên bào chữa cho là những sai sót cơ bản trong cuộc điều tra. Hadad cho rằng các công tố viên "không điều tra một tội ác, họ đang truy đuổi một con người".
Vài chục người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa án, một số là người ủng hộ và một số khác yêu cầu ông phải làm nhiều hơn nữa để đàm phán thả khoảng 100 con tin vẫn bị Hamas giam giữ ở Gaza.
Israel đã tiến hành chiến tranh ở Gaza chống lại nhóm chiến binh Palestine trong hơn một năm, và trong thời gian đó, ông Netanyahu đã được hoãn phiên tòa. Nhưng hôm 5/12, các thẩm phán đã phán quyết rằng ông phải bắt đầu ra khai chứng.
Bị buộc tội hối lộ, gian lận và vi phạm lòng tin, ông Netanyahu sẽ khai chứng ba lần một tuần, theo tòa án cho biết, bất chấp cuộc chiến ở Gaza và những mối đe dọa mới có thể xảy ra do tình hình bất ổn ở Trung Đông.
Ông Netanyahu đã bị truy tố trong ba vụ án liên quan đến quà tặng từ những người bạn triệu phú và bị cáo buộc mưu tìm sự ưu ái của cơ quan quản lý đối với các ông trùm truyền thông để đổi lấy việc đưa tin có lợi. Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái.
************