Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 21 - 01 -2025:
************
Mỹ : Mạng xã hội TikTok được khôi phục
Tại Mỹ, mạng xã hội TikTok của Trung Quốc, hôm qua 19/01/2025, đã hoạt động trở lại sau vài tiếng đồng hồ bị gián đoạn, do bị luật pháp cấm. Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ ban hành một sắc lệnh cho phép ByteDance, công ty mẹ của TikTok, có thêm 90 ngày để xem xét đề nghị liên doanh, trong đó Hoa Kỳ có thể sở hữu 50% số vốn.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể :
« TikTok đã trở lại ! » Kể từ khi Donald Trump nhận ra rằng TikTok đã giúp ông giành được phiếu bầu của giới trẻ vào tháng 11, ông đã hoàn toàn thay đổi quan điểm về mạng xã hội này và ban hành sắc lệnh trì hoãn việc cấm TikTok. Biện pháp này không chắc hợp pháp, nhưng các nhà phân tích dự đoán một thỏa thuận thương mại sẽ được đúc kết trước khi có phán quyết của tòa án. Tổng thống đắc cử cũng đã điện đàm về vấn đề này với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần qua, và tối qua, Donald Trump đã tiết lộ rằng đang suy nghĩ về việc chính phủ Mỹ tham gia trực tiếp vào TikTok.
Donald Trump nói : « Đây là một liên doanh. Mọi người biết đấy, nếu tôi không phê duyệt (sự trì hoãn này), TikTok sẽ phá sản và không còn giá trị gì nữa. Nhưng với sắc lệnh này, tập đoàn này vẫn có giá một tỷ đô la, một số tiền khổng lồ. Do vậy, "tôi ký sắc lệnh, nhưng hãy để Hoa Kỳ sở hữu 50% TikTok" ».
Ngoài giải pháp mới này mà Donald Trump đã đề cập cùng với những tin đồn không có cơ sở về việc Elon Musk mua lại TikTok, một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo, hôm 18/01, đã đưa ra đề xuất với ByteDance để tạo ra một thực thể mới mà không mua lại thuật toán ByteDance, thuật toán mà các dân biểu Mỹ nghi ngờ dễ bị Trung Quốc thao túng.
*************
Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi người ủng hộ giữ bình tĩnh, bị cấm gặp mặt vợ
Theo Yonhap, trong ngày 19/1, đội ngũ luật sư của ông Yoon Suk-yeol đã gửi một thông điệp được Tổng thống Hàn Quốc viết tại trại tạm giam tới những người ủng hộ.
"Tổng thống Yoon bị sốc và thất vọng vì những hành động bạo lực xảy ra tại Tòa án Quận Tây Seoul. Ông Yoon mong mọi người hãy thể hiện quan điểm của mình một cách hòa bình, đồng thời đề nghị lực lượng cảnh sát khoan dung với người dân", phía luật sư của ông Yoon cho biết.
Trong hai ngày cuối tuần, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ tổng cộng 86 người biểu tình quá khích, khi những người này đột nhập vào khuôn viên tòa án để đập phá.
Những người bị bắt là một phần trong đám đông ước tính khoảng 44.000 người ủng hộ ông Yoon đã tụ tập bên ngoài tòa án hôm 18/1, khi Tổng thống dự phiên điều trần về việc gia hạn thời gian giam giữ.
Liên quan đến việc điều tra, Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với Quan chức Cấp cao Hàn Quốc (CIO) ngày 19/1 đã ra lệnh cấm ông Yoon tiếp xúc với bất kỳ ai, ngoại trừ đội ngũ pháp lý.
Theo quyết định này, Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee sẽ không được phép tới thăm chồng tại Trung tâm Giam giữ Seoul. Lệnh cấm được ban hành như một biện pháp ngăn ngừa "nguy cơ tiêu hủy bằng chứng".
Truyền thông Hàn Quốc cho biết, bà Kim vẫn ở lại dinh thự ở Seoul kể từ khi ông Yoon bị bắt. Các nhân viên Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ rằng bà Kim thường xuyên bỏ ăn, và "suy sụp tới mức nhiều phụ tá cảm thấy lo lắng".
Trong sáng ngày 20/1, đội ngũ luật sư của ông Yoon cũng xác nhận thân chủ của mình sẽ không tham dự phiên thẩm vấn tiếp theo của CIO************
Biển Đông: Quan hệ Việt-Trung hữu hảo, Bắc Kinh giảm bớt áp lực với Hà Nội
Việt Nam và Trung Quốc vừa đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025). Trong những ngày cuối năm ngoái, quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có vẻ ngày càng hữu hảo. Từ 23 đến 26/12/2024, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Hải quân Việt Nam và Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc đã tổ chức Phiên họp thường niên lần thứ 17 về tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Trong thời gian đó, theo báo chính thức của Việt Nam, ngày 24/12, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đã tổ chức chuyến tuần tra chung lần thứ 4 năm 2024 trên khu vực biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, nhằm "tăng cường phối hợp trong việc chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên biển, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm". Tiếp đến, hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đã cập cảng Tiên Sa ngày 28/12/2024, bắt đầu chuyến thăm thông thường (neo đậu kỹ thuật) tại thành phố Đà Nẵng đến 31/12.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là vào đầu tháng 12, Trung Quốc và Việt Nam đã mở “đối thoại chiến lược 3+3” đầu tiên, một cơ chế chưa từng có trong ngoại giao của cả hai nước. Đối thoại song phương về quốc phòng, ngoại giao và an ninh công cộng đã được tổ chức ở cấp thứ trưởng ngay trước cuộc họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam.
Theo nhận định của hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, cuộc đối thoại mới này "thể hiện mối lo ngại của hai nước láng giềng, vốn đang vướng sâu vào các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong bối cảnh địa chiến lược toàn cầu ngày càng thay đổi".
Hà Nội đang lo ngại cuộc chiến thuế quan của Trump có thể chuyển trọng tâm từ Trung Quốc sang Việt Nam, bị nghi là điểm trung chuyển cho những hàng hóa thực sự do Trung Quốc sản xuất. Đồng thời Việt Nam cảnh giác với thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn các tranh chấp ở Biển Đông vượt khỏi tầm kiểm soát của mình và đang hướng tới mục tiêu vô hiệu hóa trước khả năng Hoa Kỳ khai thác tình hình.
Cũng theo hai tác giả nói trên, trái ngược với nhận định rằng đối thoại 3+3 cho thấy Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, những nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm coi cơ chế này là phản ứng thực dụng của Hà Nội đối với các lợi ích chồng chéo hơn là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer đã mô tả chính xác đây là "kết quả tự nhiên", chứ không phải là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dịch chuyển vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đối thoại 3+3 rõ ràng nhằm mục đích ổn định quan hệ song phương,
Đây cũng là ý kiến của tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ, khi trả lời phỏng vấn RFI ngày 17/01/2025:
"Cuộc họp theo hình thức 3+3 bao gồm đại diện từ bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng và bộ Công An. Lần đầu tiên hai nước Việt Nam Trung Quốc thực hiện đối thoại theo hình thức này. Đây là một chỉ dấu rõ ràng là hai nước vẫn coi nhau là đối tác ngoại giao ưu tiên. Đối thoại 3+3 cũng cho thấy cam kết giữa hai bên về hợp tác duy trì ổn định khu vực để tránh đối đầu quân sự, cũng như cam kết bảo vệ chế độ Cộng sản ở mỗi nước. Phải nói rõ là nếu có thay đổi chế độ ở Việt Nam hay Trung Quốc thì khả năng xung đột quân sự đều sẽ tăng cao. Việt Nam, Trung Quốc giữ được hòa bình khi hai nước giữ được ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi quan hệ ngoại giao Việt-Trung nồng ấm, sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông đối với Việt Nam sẽ dịu xuống và ngược lại, khi quan hệ hai nước xấu đi, Trung Quốc sẽ ra tăng sức ép lên Việt Nam ở Biển Đông."
Ví dụ, vào ngày 02/10 năm ngoái, Việt Nam đã phản đối vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/09, khiến họ bị thương nặng. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mạnh mẽ cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc cướp bóc sản lượng đánh bắt và thiết bị của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc đó, khẳng định ngư dân Việt Nam đã "xâm nhập trái phép" vào vùng biển của Trung Quốc và họ đã có phản ứng "chuyên nghiệp và kiềm chế" và không gây ra thương tích.
Theo hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, các cuộc tấn công của Trung Quốc vào ngư dân Đông Nam Á “thể hiện một hình thức cưỡng ép nhẹ nhàng, với tiềm năng leo thang hạn chế, vì hành động này "liên quan đến thành phần dân sự, chứ không phải quân sự”. Các hành động của Trung Quốc chống lại các tàu cá Việt Nam phản ánh nỗ lực gây sức ép buộc Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại trung lập, đồng thời nhằm mục đích gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng không tác động trực tiếp đến các tranh chấp rộng lớn hơn.
Trong một bài viết đăng ngày 02/01/2025 trên trang mạng Fulcrum, chuyên phân tích về tình hình Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng dự báo qua hàng tựa: “ Biển Đông năm 2025: Còn hơn là như thế, có thể tồi tệ hơn”.
Theo ông Storey, căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines về Biển Đông sẽ vẫn gia tăng vào năm 2025 và có thể tăng cao hơn nữa, đặc biệt là nếu chính quyền Marcos Jr. chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ cung cấp tàu hộ tống hải quân cho các nhiệm vụ tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây. Những điểm có thể gây ra tranh chấp gia tăng khác giữa Philippines và Trung Quốc bao gồm Bãi Sa Bin, nơi tuần duyên Philippines sử dụng làm điểm trung chuyển cho các nhiệm vụ tiếp tế và Bãi cạn Scarborough, nơi mà hải cảnh Trung Quốc không còn cho phép ngư dân Philippines vào.
Cũng theo nhà nghiên cứu Storey, một vấn đề cần theo dõi vào năm 2025 là liệu Trung Quốc có phản đối hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hay không. Diện tích mà Việt Nam bồi đắp hiện chiếm gần một nửa diện tích mà chính Trung Quốc đã cải tạo để xây dựng thành 7 đảo nhân tạo trong giai đoạn 2013-16. Nếu xây dựng đường băng trên các thực thể đó, Việt Nam sẽ có thể triển khai sức mạnh không quân xa hơn nhiều vào Biển Đông.
Ông Storey ghi nhận: "Cho đến nay, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, ít ra là về mặt công khai, có thể là vì họ không muốn phá vỡ mối quan hệ chính trị với Việt Nam vốn đang phát triển khá thân thiện. Hoặc có thể là họ không muốn gây chiến với Việt Nam vào thời điểm đang phải tập trung đối phó với Philippines. Hoặc có thể là Việt Nam đã tránh được cơn thịnh nộ của Trung Quốc vì họ không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Thời gian sẽ trả lời liệu sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Hà Nội có kéo dài được lâu hay không".
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 17/01/2025, tiến sĩ Vũ Xuân Khang giải thích vì sao cho tới nay Trung Quốc chưa công khai phản đối Việt Nam về vấn đề này:
"Đây là một trong những điểm chính trong chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc ghi nhận các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam nhằm trấn an Trung Quốc, bất chấp Hà Nội tăng cường quan hệ với Mỹ và Nga. Chính sự mềm mỏng, hòa dịu của Trung Quốc đối với Việt Nam về việc bồi đắp đảo trên Biển Đông là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc cũng không muốn đi tìm một xung đột, hay không muốn đẩy Việt Nam vào phe của Mỹ hay các đồng minh của Mỹ.
Đây chính là một sự đáp lễ cho chính sách ngoại giao trung lập của Việt Nam. Trung Quốc cũng mong muốn giữ cho biên giới phía Nam của họ ổn định, nên cũng muốn quan hệ Việt-Trung được hòa hiếu và ổn định như hiện nay. Việc Trung Quốc đối xử với Philippines một cách cứng rắn trong khi với Việt Nam một cách mềm dẻo cũng là cách rất hiệu quả để Việt Nam thấy rằng nếu Việt Nam không thân Mỹ như Philippines, thì Trung Quốc sẽ không bắt nạt Việt Nam như với Philippines.
Rõ ràng, từ góc nhìn của Việt Nam, nâng cấp quan hệ quốc phòng với Mỹ chưa chắc đã đủ để bảo vệ Việt Nam khỏi Trung Quốc, nhưng nếu giữ cho quan hệ với Trung Quốc hòa hảo, thì Việt Nam có thể tăng cường bồi đắp đảo mà không quá lo về việc Trung Quốc trả đũa.
Vào cuối năm 2024, đã có những chỉ dấu là Trung Quốc lo ngại Việt Nam có thể cho Mỹ hay Nhật Bản sử dụng các đảo ở biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc khi cần và các đảo bồi đắp của Việt Nam có thể giúp Hà Nội "bành trướng" trên biển.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là quan điểm của các học giả Trung Quốc, chứ vẫn chưa có phát ngôn chính thống nào từ truyền thông nhà nước Trung Quốc. Có thể Trung Quốc muốn đánh tiếng cho Việt Nam một cách tế nhị là việc họ im lặng trước các hành động bồi đắp của Việt Nam không có nghĩa là họ đồng tình.
Tuy vậy, điểm mấu chốt vẫn là tình trạng tổng thể của quan hệ Việt-Trung hiện nay hữu hảo và ổn định. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao cao nhất, hơn cả Mỹ và Nga, thì Trung Quốc sẽ duy trì chính sách hiện nay với Việt Nam, tức là sẽ không thúc ép Việt Nam hay gây áp lực lên Việt Nam quá lớn ở Biển Đông như là với Philippines.
Chính sách Việt Nam của Trung Quốc rất nhất quán: Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam đi với Mỹ thì chưa chắc bảo vệ được chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nếu Việt Nam hữu hảo với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ nhượng bộ Việt Nam ở Việt Nam, khác trường hợp giữa Trung Quốc với Philippines."
***********
Tổng thống Pháp lo ngại về những mối đe dọa toàn cầu "gia tăng" vào lúc Trump trở lại Nhà Trắng
Theo thông lệ năm mới, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay 20/01/2025, tới vùng Bretagne để chúc tết quân đội. Đây là dịp để nguyên thủ Pháp đưa ra những "đường hướng" cho quân đội, sau khi ông nhận định các mối đe dọa toàn cầu đang "gia tăng", đòi hỏi sự "thức tỉnh thực sự" của châu Âu. Chuyến đi của ông Macron diễn ra cùng ngày với lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump ở Hoa Kỳ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Chuyến đi Bretagne của nguyên thủ Pháp trùng với lễ nhậm chức của Donald Trump mà ông Macron không được mời tham dự. Theo một người thân cận với tổng thống Macron, việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng đặt ra nhiều câu hỏi về chiến tranh ở Ukraina và vai trò của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cách đây hai tuần, nguyên thủ Pháp đã khẳng định cần phải hợp tác chặt chẽ với Donald Trump, đồng thời kêu gọi châu Âu "thức tỉnh chiến lược" trước những mối đe dọa ngày càng tăng như Nga và Trung Quốc. Emmanuel Macron cũng kêu gọi nhanh chóng củng cố quốc phòng châu Âu. Theo AFP, sự trở lại của Donald Trump có thể là dịp để thảo luận về "các bảo đảm an ninh" dành cho Ukraina.
Về phần mình, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu cũng đã cảnh báo vào đầu tháng Giêng rằng việc thiếu ngân sách cho năm 2025, do khủng hoảng chính trị, có thể là một "mối đe dọa" đối với việc tái vũ trang đất nước và khiến việc tăng ngân sách quốc phòng thêm 3,3 tỷ euro cho năm nay bị trì hoãn. Theo ông Lecornu, sự tăng cường này là "không thể thương lượng".
*************
Đóng cửa Đài truyền hình VTC: thà bức tử còn hơn tư nhân hóa
Chính phủ Việt Nam đưa ra Kế hoạch 141 để thực thi Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu sắp xếp “bộ máy tinh gọn, hiệu quả.”
Đối với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền, Kế hoạch 141 yêu cầu “kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.”
Chính quyền Việt Nam không cho phép sự tồn tại của báo chí tư nhân. Việc đóng cửa hàng loạt các cơ quan truyền thông hoạt động kém hiệu quả có thể tiết kiệm được ngân sách nhưng khiến tình trạng độc quyền thông tin trở nên trầm trọng hơn.
Những tiếng nói tiếc nuối cho VTC
Tổng Bí thư Tô Lâm nói “chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới.” Trên thực tế, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là đài truyền hình kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam. Thế nhưng đây lại là một trong những cơ quan truyền thông bị khai tử. Có gì mâu thuẫn ở đây không?
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng Cơ quan đại diện Cục Truyền thông Công an nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặt vấn đề về việc đơn vị đầu tiên bị xóa sổ trong kỷ nguyên số mới bắt đầu.
Theo nhà báo Nguyễn Hồng Lam, “VTC đang khá mạnh. Biến mất vì không được tồn tại chứ không phải vì nó không thể tồn tại hay không đủ sức tồn tại.” Một người dân ở Sài Gòn chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh cho rằng “Mục đích của việc tinh giảm và sáp nhập là giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, vì vậy, không nên xóa sổ những cơ quan có thể tự chủ về kinh tế. Bởi vì để những cơ quan có thể tự chủ về kinh tế hoạt động thì nhà nước không những không tốn kinh phí mà còn thu được thuế. Tại sao không sáp nhập hay giải thể những doanh nghiệp lỗ nghìn tỷ?”
Nhưng cũng có ý kiến không đồng tình với điều đó, xuất phát từ thực tế của các cơ quan truyền thông này. Một nhà báo ở Sài Gòn đã về hưu cho RFA biết là hầu hết các cơ quan truyền hình trong nước bây giờ thu hút được rất ít người xem, nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo không đủ để duy trì hoạt động.
____________
Phóng viên và nhân viên VTC hụt hẫng khi kênh truyền hình bị đóng cửa
Tinh giản bộ máy sao không đụng đến Bộ Công an?
Nguy cơ mất việc vì tinh giản: công chức, viên chức lo lắng gì?
“Liệu pháp sốc” tinh gọn bộ máy của Tô Lâm sẽ định hình tương lai Việt Nam thế nào?
____________
Cái chết tất yếu của VTC
VTC đã nhiều năm làm ăn thua lỗ, không còn nhiều khán giả, không bán được quảng cáo, và bị đẩy sang VOV từ năm 2015.
Từ khi thành lập năm 2008 đến năm 2015, Truyền hình kỹ thuật số VTC trực thuộc Công ty VTC, một công ty kinh doanh đa lĩnh vực như viễn thông (bán thẻ cào điện thoại), game điện tử, đào tạo… Năm 2015, Truyền hình VTC bị sáp nhập vào VOV (Đài tiếng nói Việt Nam) và cuối cùng đã bị khai tử. Khi sáp nhập, ông Bộ trưởng Truyền thông Thông tin Nguyễn Bắc Son cho biết việc sáp nhập “đưa Đài VTC từ một đơn vị gặp rất nhiều khó khăn đến chỗ bắt đầu có chênh lệch thu chi dương”. Như vậy, “gặp rất nhiều khó khăn” chính là nguyên nhân khiến cho VTC bị sáp nhập vào VOV.
Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Năm 2019, đài truyền hình này nợ bảo hiểm xã hội của nhân viên 15 tỷ đồng. Các khó khăn tài chính của VTC được cho là bị nhà nước nợ cung ứng kinh phí thực hiện các chương trình truyền thông “công ích”. Ngoài ra, Đài truyền hình VTC được chuyển giao cho VOV (Đài tiếng nói Việt Nam) từ năm 2015 nhưng sau 4 năm, tính đến 2019, “việc bàn giao tài sản – tài chính vẫn chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến khó khăn cho cả hai đơn vị là Tổng công ty VTC và Đài VTC.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong làn sóng sáp nhập các cơ quan nhà nước hiện nay, việc trì hoãn bàn giao tài sản giữa các cơ quan liệu sẽ kéo dài nhiều năm như đã xảy ra với Đài truyền hình VTC hay không.
Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng bên cạnh hiện tượng “cha chung không ai khóc” của các doanh nghiệp nhà nước, cách các cơ quan nhà nước đối xử với doanh nghiệp do mình quản lý, những cơ quan truyền thông như VTC còn vướng vào một vấn nạn phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Ông nói:
“Doanh nghiệp nhà nước luôn đối diện với một nguy cơ là bị rút ruột. Những người quản lý doanh nghiệp nhà nước luôn có xu hướng mượn doanh nghiệp nhà nước để đem lại lợi ích cho riêng họ. Cuối cùng, điều đó dẫn đến doanh nghiệp nhà nước thường xuyên thua lỗ.
Đây là hiện tượng khá phổ biến, không chỉ ở các công ty truyền thông mà là do bản chất của doanh nghiệp nhà nước. Họ luôn luôn kém hiệu quả. Bản chất của sự kém hiệu quả này là những người quản lý doanh nghiệp nhà nước luôn tìm cách mượn doanh nghiệp nhà nước để đem lại lợi ích cho mình, chứ không phải tối ưu hóa lợi ích cho nhà nước.
Đài VTC cũng tương tự như vậy. Nếu nó quản trị tốt nó sẽ có lời. Nhưng trong tình trạng sở hữu nhà nước thì rất khó có lời. Vấn đề là động lực của người quản lý sẽ không cao. Cho dù có lợi nhuận, họ sẽ chuyển lợi nhuận đó qua các ngả khác để đưa vào túi riêng của họ. Các doanh nghiệp nhà nước luôn luôn phải đối diện với chuyện đó. Bởi vì ông thủ tướng hay ông bộ trưởng không thể có thời gian kiểm tra từng doanh nghiệp ở dưới. Cách duy nhất các ông ấy có thể làm là cuối năm đi thanh tra nhưng chuyện thanh tra như vậy không có tác dụng gì.”
Điều đáng chú ý là Công ty VTC, công ty chủ quản của Đài VTC từ khi thành lập đến năm 2015, hiện nay vẫn còn làm ăn được. Không ai biết lý do công ty mẹ của nhà nước này lại đẩy công ty con thua lỗ của mình sang một đơn vị khác thay vì nuôi dưỡng nó.
Một nhà báo ở Việt Nam chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh cho rằng công nghệ và xã hội thay đổi quá nhanh. Theo nhà báo này, ngày nay phần đông công chúng trẻ tiêu thụ tin tức qua điện thoại thông minh, xem các chương trình giải trí cũng qua điện thoại. Hình ảnh thanh niên ngồi uống bia xem chiếc ti vi lớn đang ngày càng mất dần. Các sản phẩm truyền thông cũng phải thay đổi để thích ứng với chiếc điện thoại và phù hợp với cách tiêu thụ thông tin qua điện thoại. Các cơ quan truyền thông nhà nước được bao nuôi bằng bầu sữa ngân sách thì không có “áp lực sống còn” để cải cách, bắt nhịp với xã hội. Việc giải thể những cơ quan truyền thông không còn thu hút công chúng là điều tất yếu.
Vì sao không tư nhân hóa VTC?
Tự do báo chí là một trong những vấn đề cốt lõi trong quá trình cải cách để dân chủ hóa ở Đài Loan, Hàn Quốc những năm 1980, 1990.
Ông Tô Lâm ở Việt Nam hiện nay cũng đang tiến hành cải cách. Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng mặc dù các nhà quan sát chưa thể biết cuộc cải cách đi theo hướng nào, đi tới đâu, nhưng có thể thấy trước là về mặt nguyên tắc chính trị, nếu ông muốn cải cách thì sẽ không để cho xuất hiện tự do báo chí. Bởi vì nếu tự do báo chí quá sớm thì sẽ mất kiểm soát.
Đối với Việt Nam, ông Hồ Như Ý, nhà nghiên cứu độc lập về Trung Quốc ở Ba Lan, cho rằng việc đóng cửa một số cơ quan truyền thông có thể là chỉ dấu cho thấy xu hướng kiểm soát xã hội ngày càng chặt chẽ hơn, “cố gắng tiến tới thống nhất tư tưởng trong xã hội.” Có thể Việt Nam đang đi theo bước chân của Tập Cận Bình trong lĩnh vực truyền thông, theo nhà nghiên cứu từng dịch 5 cuốn sách về Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là tại sao không để cho các cơ quan báo chí tự thu, tự chi, tự hoạt động, vì điều đó không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước?
Nhà nước sẽ vướng vào một vấn đề nan giải nếu để cho các cơ quan truyền thông này tự thu, tự chi, tự hoạt động. Đó là nếu các doanh nghiệp này tự chủ, sống được bằng cách phục vụ người dân, họ dần dần sẽ đi theo các xu hướng đáp ứng nhu cầu tinh thần của dân trong xã hội. Lúc này nhà nước có thể mất kiểm soát. Đó là kiến giải của TS Nguyễn Huy Vũ.
**********
Tại sao không thực hiện khủng bố nhưng lại bị cáo buộc khủng bố?
Khi nghe về khái niệm khủng bố, công chúng thường liên tưởng đến các hình ảnh bạo lực, phá hoại bằng đặt mìn, nổ bom, xả súng vào đám đông người vô tội … gây hoang mang, lo sợ trong công chúng. Như từng xảy ra ở Afghanistan, Iraq, Libia, Syria. Thậm chí, bằng cả không tặc làm cả thế giới kinh hoàng khi chứng kiến trên màn ảnh truyền hình về sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 làm đổ sụp 2 tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York, Hoa Kỳ, gây tử vong gần 3 nghìn nạn nhân trong phút chốc.
Với tính chất nguy hiểm như vậy, cho nên, luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điển chế tội danh khủng bố trong luật hình sự để chế tài hành vi phạm tội. Luật pháp Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Trong Bộ luật Hình sự hiện hành đã dành 03 điều luật quy định chế tài liên quan đến khủng bố : Điều 113 quy định về “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, điều 299 quy định về “Tội Khủng bố”, điều 300 quy định về “Tội tài trợ khủng bố”.
Qua đó, chúng ta không thể tự hỏi: Tại sao hình phạt của tội danh khủng bố rất nặng, thế nhưng tại sao người dân trong nước không sợ, mà lại vẫn thực hiện hành vi khủng bố, đưa đến việc bị bắt giữ thường xuyên, thậm chí hàng tuần đều có người bắt giữ, khởi tố?
Tháng 11/2019, tòa án của chế độ Cộng Sản tại Sài Gòn đưa nhóm các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền ra xét xử về tội danh này với hình phạt rất nặng: Ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù giam và trục xuất khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Viễn là 11 năm tù và 5 năm quản chế, ông Trần Văn Quyền là 10 năm tù và 5 năm quản chế.
Nếu được tham khảo cáo trạng của vụ án, chắc chắn, công chúng sẽ rất ngạc nhiên khi trong hồ sơ không có bất kỳ chứng cứ nào mô tả về những âm mưu hoặc hành vi bạo lực, bạo động, phá hoại của nhóm 3 người này để nhằm mục đích gây hoang mang, lo sợ trong dân chúng cả!
Theo cáo trạng, vào tháng 01/2019, ông Châu Văn Khảm được mô tả là người Việt định cư tại Úc, ông là thành viên tổ chức Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng) trở về Việt Nam gặp gỡ với một số bạn hữu và họ một ít tiền. Sau đó, ông bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ cùng với một số người khác.
Thế thì, tại sao họ không có hành vi khủng bố như bạo lực, bạo động, phá hoại, nhưng lại bị truy tố về tội khủng bố?
Câu trả lời nằm ở tam đoạn luận này:
- Tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (tổ chức Việt Tân) bị Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố tại Việt Nam vào năm 2016.
- Các ông Khảm, Viễn và Quyền tham gia tổ chức Việt Tân.
- Vậy, họ là kẻ phạm tội khủng bố phải bị truy tố.
Cho thấy, chính yếu tố tham gia tổ chức Việt Tân khiến họ bị truy tố.
Điều này được khẳng định trong chính thông báo của Bộ Công An khi xếp Việt Tân vào danh sách những tổ chức khủng bố vào năm 2016, nguyên văn như sau:
“Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi dục người khác tham gia, tài trợ nhận tài trợ của Việt Tân; Tham gia các khóa huấn luyện do Việt Tân tổ chức; Hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của luật pháp Việt Nam”.
Tam đoạn luận vừa nêu về trường hợp của tổ chức Việt Tân cũng là câu giải đáp chung về trường hợp người dân khác bị bắt giữ, khởi tố, chỉ vì họ tham gia vào các tổ chức bị Bộ Công an xếp vào dạng tổ chức khủng bố. Đa phần đều liên quan đến Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời của ông Đào Minh Quân.
Hiện nay, ít nhất đã có 5 tổ chức của người Việt ở nước ngoài bị Bộ Công An xếp vào tổ chức khủng bố như vậy, gồm:
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân)
Triều Đại Việt
Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời
Nhóm Hỗ Trợ Người Thượng
Người Thượng Vì Công Lý
Điều đáng nói là nhiều tổ chức trong nhóm 5 tổ chức bị xếp vào nhóm khủng bố nêu trên không hề có tôn chỉ, mục đích, phương thức đấu tranh… liên quan đến khủng bố.
Thậm chí, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) đã ghi rõ trên trang chủ của họ về phưng thức đấu tranh bất bạo động.
Cho dù có khủng bố thật hay không, việc chế độ đặt các tổ chức có quan điểm chính trị chống lại mình vào danh sách khủng bố là một thủ đoạn đầy thâm hiểm. Một mặt, nó đặt các tổ chức này vào vị thế bất hợp pháp từ trong nước, mặt khác, toan tính mượn tay chính phủ nơi các tổ chức này thành lập (Hoa Kỳ và Canada) để loại bỏ họ nhân danh chống khủng bố.
Tuy toan tính thâm hiểm, nhưng thực tế lại hoàn toàn vô ích.
Các chính phủ Hoa Kỳ và Canada đều cho rằng họ chỉ là các tổ chức chính trị đối lập với chế độ Cộng Sản ở Việt Nam mà thôi. Là những quốc gia dân chủ, chính quyền ở đó hoàn toàn tôn trọng sự đối lập chính trị, thậm chí, cổ súy và khuyến khích. Vì họ hiểu rất rõ lợi ích của sự đối lập chính trị có giá trị tích cực như thế nào đối với sự phát triển của một quốc gia.
Việc chế độ xếp các tổ chức trên thành tổ chức khủng bố chỉ phát sinh hậu quả tiêu cực cho nhiều người dân mà thôi. Nhất là nhiều người dân ít có dịp tiếp cận với thông tin cần thiết, đã ngây thơ tin cậy vào những lời dụ dỗ trên trang YouTube của tổ chức do ông Đào Minh Quân như Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, nên đã tham gia bỏ phiếu bầu chức vụ tổng thống hoặc quốc vương cho ông ấy, hoặc chào đón ông ấy về Việt Nam để chấp chính, nhận bàn giao chính quyền, giải tán Cộng Sản… Bấy nhiêu đã đủ cấu thành tội danh khủng bố để cho lực lượng an ninh trong nước bắt giữ, khởi tố và chế tài với những hình phạt nặng nề.
Điều khốn nạn nhất là khi chế độ đã biết rất rõ những hoạt động của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời do ông Đào Minh Quân đứng đầu chỉ như phường tuồng diễn trò, và người dân thì ngây thơ, dễ tin… Thế nhưng, vẫn trừng phạt họ rất nặng chỉ vì trót tham gia các hoạt động theo lời dụ dỗ trên trang của tổ chức này.
Đây là quan điểm hiện nay của chính quyền xử lý về tội phạm liên quan đến khủng bố mà công chúng cần biết để có các ứng xử phù hợp, tránh vô tình vướng vào các rủi ro pháp lý đôi khi rất nặng nề chỉ vì sự vô ý, thiếu thông tin và ngây thơ của mình************
51 năm hải chiến Hoàng Sa: Tập Cận Bình nói về “cộng đồng chia sẻ tương lai”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18 tháng 1 đã có bài phát biểu nhân dịp 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đáng chú ý, bài phát biểu được công bố ngay trước dịp kỉ niệm 51 năm Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, trong trận hải chiến diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Bản tin tiếng Anh do Tân Hoa Xã, một cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc, trích lời của ông Tập Cận Bình nói mối quan hệ giữa hai nước “vừa là anh em vừa là đồng chí”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng gọi mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là “ví dụ tiêu biểu về cộng đồng chia sẻ tương lai”, và khẳng định hai nước vẫn “kiên định” với con đường tiến lên Xã hội Chủ nghĩa.
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam cũng có cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 1, theo Tân Hoa Xã, ông Tô Lâm đã bày tỏ mong muốn để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, trong đó có Tư tưởng Tập Cận Bình.
“Cộng đồng chia sẻ tương lai” là khẩu hiệu được chính quyền Trung Quốc dùng để chỉ mối quan hệ với những nước mà nước này cho là đóng vai trò quan trọng về lợi ích, và tư tưởng.
Việt Nam chính thức tham gia vào “cộng đồng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc vào tháng 12 năm 2023, nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội.
Ngoài Việt Nam, sáu quốc gia Đông Nam Á khác cũng tham gia vào sáng kiến chính trị quốc tế này với Trung Quốc, gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan.
Biển Đông vẫn được cho là vướng mắc lớn nhất đối với mối quan hệ Việt-Trung.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được công bố đúng dịp kỷ niệm 51 năm Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Trong năm thập kỷ kể từ khi mất quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã liên tục phải đối đầu với sự bành trướng của nước láng giềng phía bắc trên khu vực Biển Đông. Thêm nhiều đảo và thực thể đã mất vào tay Trung Quốc. Bao gồm một phần của quần đảo Trường Sa.
********
Việt Nam sắp chốt đơn mua 20 pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc
Việt Nam và Hàn Quốc đang trong quá trình hoàn tất thương vụ mua 20 cỗ pháo tự hành K-9 Thunder hiện đại, theo hãng tin Yunap.
Thông tin trên được hãng thông tấn của Hàn Quốc đăng tải vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, trích dẫn nguồn tin từ chính phủ và nhà sản xuất.
Cũng theo Yunap, sau khi hoàn thành thương vụ có trị giá 300 triệu USD, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu pháo tự hành K-9, và cũng là quốc gia Cộng sản duy nhất vận hành vũ khí hạng nặng sản xuất từ Hàn Quốc.
Việt Nam được cho là đã quan tâm đến các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc trong những năm gần đây.
Tháng 3 năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã thăm chính thức Hàn Quốc và trực tiếp thị sát nhiều hệ thống vũ khí lục quân của nước này, bao gồm pháo K-9.
Đến tháng 4 năm 2024, tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã công khai bày tỏ ý định muốn mua pháo tự hành của Hàn Quốc, trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại quốc phòng giữa hai nước.
Pháo tự hành K-9 gây chú ý trên thế giới sau khi Ba Lan ký hợp đồng mua 672 hệ thống pháo này từ Hàn Quốc vào năm 2022, ngay sau khi Nga mở màn cuộc xâm lược Ukraine. Quốc gia Đông Âu sau đó đã tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 150 hệ thống nữa vào năm 2023.
K-9 Thunder được sản bởi hãng Hanwha Aerospace, có nòng pháo cỡ 155 ly tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tối đa 40km với đạn pháo tăng tầm, tốc độ bắn 6 phát mỗi phút, và có thể mang theo 48 quả đạn pháo.
Lực lượng pháo binh của quân đội Việt Nam chủ yếu vận hành các hệ thống pháo có nguồn gốc Liên Xô, và Liên bang Nga, với cỡ nòng và loại đạn khác biệt. Tuy nhiên, nước này cũng có trong biên chế pháo 155 ly do thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Sự bổ sung của pháo tự hành K-9 được cho là sẽ nâng cấp đáng kể năng lực pháo binh của Việt Nam.
************
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được trao Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước, theo bản tin đăng ngày 20 tháng 1 của Thông tấn xã Việt Nam.
Người trao huân chương cho vị nguyên Thủ tướng không ai khác ngoài đương kim Tổng bí thư Tô Lâm, cấp dưới của ông Dũng khi cả hai còn làm việc trong chính phủ.
Ông Dũng được cho là "đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc", theo bản tin của TTXVN.
Việc được nhận Huân chương Sao vàng đã đưa ông Nguyễn Tấn Dũng lên ngang hàng với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cũng được trao huân chương này trước khi từ trần vào tháng 7 năm 2024.
Ông Dũng và ông Trọng, hai nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất nền chính trị Việt Nam trong hai thập niên qua, được đồn đại là đã tạo nên một trong những cuộc đối đầu chính trị gay cấn nhất nền chính trị Việt Nam hiện đại.
Lên làm Thủ tướng vào năm 2006, trong bối cảnh Tổng Bí thư lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh có ảnh hưởng mờ nhạt, ông Dũng đã nhanh chóng trở thành người đứng đầu chính phủ đầy quyền lực.
Được biết đến với tham vọng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, để đạt mục tiêu trở thành "nước công nghiệp theo hướng hiện đại" vào năm 2020 như Đảng đã đề ra, ông Dũng tạo ra hàng loạt "quả đấm thép" là những tập đoàn nhà nước ở các lĩnh vực công nghiệp nặng như khai khoáng, năng lượng, đóng tàu...
Tham vọng của vị chính trị gia quê Cà Mau đã dẫn đến thảm họa kinh tế, khi hàng loạt tập đoàn nhà nước do ông tạo ra gặp phải thua lỗ và phá sản, tạo ra khoản nợ công khổng lồ.
Tình trạng tham nhũng cũng được cho là đã trở nên nghiêm trọng dưới nhiệm kỳ thủ tướng của ông.
Đây chính là bối cảnh kinh tế-chính trị của Việt Nam khi ông Nguyễn Phú Trọng trở thành người đứng đầu Đảng vào năm 2011.
Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 chứng kiến việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải về hưu, dù trước đó đã xuất hiện nhiều đồn đoán về tham vọng trở thành Tổng Bí thư của ông này.
Giới quan sát chính trị cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đằng sau nỗ lực hạ bệ ông Dũng.
Ông Trọng sau đó đã khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng, sau này được biết tới với cái tên 'chiến dịch đốt lò'. Nhiều quan chức của nội các Nguyễn Tấn Dũng sau đó phải xộ khám, trong đó có ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải dưới thời ông Dũng.
Vị cựu Thủ tướng chưa từng phải chịu trách nhiệm cho những vụ án tham nhũng mà cấp dưới của ông vướng phải, nhưng kể từ khi về hưu, hình ảnh của ông gần như biến mất khỏi sân khấu chính trị Việt Nam.
Nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc vào tháng Bảy năm 2024 khi ông từ trần trong lúc tại vị.
Lên thay ông Trọng là cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người được cho là có mối quan hệ gần gũi với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Gần như ngay lập tức, hình ảnh của vị cựu Thủ tướng được xuất hiện trở lại. Chưa đầy hai tuần sau khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng được mời tham dự 'Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước' diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm 2024. Báo chí sau đó cho đăng tải bức hình ông Dũng và ông Tô Lâm đứng cạnh nhau.
Ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ đó đã xuất hiện nhiều lần trong các bản tin, chủ yếu liên quan đến hoạt động gặp gỡ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước của ông Tô Lâm.
Và giờ đây, nửa năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Dũng được trao huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 21 - 01 -2025:
************
Mỹ : Mạng xã hội TikTok được khôi phục
Tại Mỹ, mạng xã hội TikTok của Trung Quốc, hôm qua 19/01/2025, đã hoạt động trở lại sau vài tiếng đồng hồ bị gián đoạn, do bị luật pháp cấm. Tổng thống tân cử Donald Trump sẽ ban hành một sắc lệnh cho phép ByteDance, công ty mẹ của TikTok, có thêm 90 ngày để xem xét đề nghị liên doanh, trong đó Hoa Kỳ có thể sở hữu 50% số vốn.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể :
« TikTok đã trở lại ! » Kể từ khi Donald Trump nhận ra rằng TikTok đã giúp ông giành được phiếu bầu của giới trẻ vào tháng 11, ông đã hoàn toàn thay đổi quan điểm về mạng xã hội này và ban hành sắc lệnh trì hoãn việc cấm TikTok. Biện pháp này không chắc hợp pháp, nhưng các nhà phân tích dự đoán một thỏa thuận thương mại sẽ được đúc kết trước khi có phán quyết của tòa án. Tổng thống đắc cử cũng đã điện đàm về vấn đề này với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần qua, và tối qua, Donald Trump đã tiết lộ rằng đang suy nghĩ về việc chính phủ Mỹ tham gia trực tiếp vào TikTok.
Donald Trump nói : « Đây là một liên doanh. Mọi người biết đấy, nếu tôi không phê duyệt (sự trì hoãn này), TikTok sẽ phá sản và không còn giá trị gì nữa. Nhưng với sắc lệnh này, tập đoàn này vẫn có giá một tỷ đô la, một số tiền khổng lồ. Do vậy, "tôi ký sắc lệnh, nhưng hãy để Hoa Kỳ sở hữu 50% TikTok" ».
Ngoài giải pháp mới này mà Donald Trump đã đề cập cùng với những tin đồn không có cơ sở về việc Elon Musk mua lại TikTok, một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo, hôm 18/01, đã đưa ra đề xuất với ByteDance để tạo ra một thực thể mới mà không mua lại thuật toán ByteDance, thuật toán mà các dân biểu Mỹ nghi ngờ dễ bị Trung Quốc thao túng.
*************
Tổng thống Yoon Suk-yeol kêu gọi người ủng hộ giữ bình tĩnh, bị cấm gặp mặt vợ
Theo Yonhap, trong ngày 19/1, đội ngũ luật sư của ông Yoon Suk-yeol đã gửi một thông điệp được Tổng thống Hàn Quốc viết tại trại tạm giam tới những người ủng hộ.
"Tổng thống Yoon bị sốc và thất vọng vì những hành động bạo lực xảy ra tại Tòa án Quận Tây Seoul. Ông Yoon mong mọi người hãy thể hiện quan điểm của mình một cách hòa bình, đồng thời đề nghị lực lượng cảnh sát khoan dung với người dân", phía luật sư của ông Yoon cho biết.
Trong hai ngày cuối tuần, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ tổng cộng 86 người biểu tình quá khích, khi những người này đột nhập vào khuôn viên tòa án để đập phá.
Những người bị bắt là một phần trong đám đông ước tính khoảng 44.000 người ủng hộ ông Yoon đã tụ tập bên ngoài tòa án hôm 18/1, khi Tổng thống dự phiên điều trần về việc gia hạn thời gian giam giữ.
Liên quan đến việc điều tra, Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với Quan chức Cấp cao Hàn Quốc (CIO) ngày 19/1 đã ra lệnh cấm ông Yoon tiếp xúc với bất kỳ ai, ngoại trừ đội ngũ pháp lý.
Theo quyết định này, Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee sẽ không được phép tới thăm chồng tại Trung tâm Giam giữ Seoul. Lệnh cấm được ban hành như một biện pháp ngăn ngừa "nguy cơ tiêu hủy bằng chứng".
Truyền thông Hàn Quốc cho biết, bà Kim vẫn ở lại dinh thự ở Seoul kể từ khi ông Yoon bị bắt. Các nhân viên Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ rằng bà Kim thường xuyên bỏ ăn, và "suy sụp tới mức nhiều phụ tá cảm thấy lo lắng".
Trong sáng ngày 20/1, đội ngũ luật sư của ông Yoon cũng xác nhận thân chủ của mình sẽ không tham dự phiên thẩm vấn tiếp theo của CIO************
Biển Đông: Quan hệ Việt-Trung hữu hảo, Bắc Kinh giảm bớt áp lực với Hà Nội
Việt Nam và Trung Quốc vừa đánh dấu kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025). Trong những ngày cuối năm ngoái, quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có vẻ ngày càng hữu hảo. Từ 23 đến 26/12/2024, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), Hải quân Việt Nam và Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung Quốc đã tổ chức Phiên họp thường niên lần thứ 17 về tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Trong thời gian đó, theo báo chính thức của Việt Nam, ngày 24/12, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đã tổ chức chuyến tuần tra chung lần thứ 4 năm 2024 trên khu vực biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, nhằm "tăng cường phối hợp trong việc chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên biển, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm". Tiếp đến, hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đã cập cảng Tiên Sa ngày 28/12/2024, bắt đầu chuyến thăm thông thường (neo đậu kỹ thuật) tại thành phố Đà Nẵng đến 31/12.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là vào đầu tháng 12, Trung Quốc và Việt Nam đã mở “đối thoại chiến lược 3+3” đầu tiên, một cơ chế chưa từng có trong ngoại giao của cả hai nước. Đối thoại song phương về quốc phòng, ngoại giao và an ninh công cộng đã được tổ chức ở cấp thứ trưởng ngay trước cuộc họp lần thứ 16 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam.
Theo nhận định của hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, cuộc đối thoại mới này "thể hiện mối lo ngại của hai nước láng giềng, vốn đang vướng sâu vào các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong bối cảnh địa chiến lược toàn cầu ngày càng thay đổi".
Hà Nội đang lo ngại cuộc chiến thuế quan của Trump có thể chuyển trọng tâm từ Trung Quốc sang Việt Nam, bị nghi là điểm trung chuyển cho những hàng hóa thực sự do Trung Quốc sản xuất. Đồng thời Việt Nam cảnh giác với thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn các tranh chấp ở Biển Đông vượt khỏi tầm kiểm soát của mình và đang hướng tới mục tiêu vô hiệu hóa trước khả năng Hoa Kỳ khai thác tình hình.
Cũng theo hai tác giả nói trên, trái ngược với nhận định rằng đối thoại 3+3 cho thấy Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc, những nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm coi cơ chế này là phản ứng thực dụng của Hà Nội đối với các lợi ích chồng chéo hơn là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer đã mô tả chính xác đây là "kết quả tự nhiên", chứ không phải là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dịch chuyển vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đối thoại 3+3 rõ ràng nhằm mục đích ổn định quan hệ song phương,
Đây cũng là ý kiến của tiến sĩ Vũ Xuân Khang, hiện là học giả thỉnh giảng (visiting scholar) về quan hệ quốc tế tại đại học Boston College, Hoa Kỳ, khi trả lời phỏng vấn RFI ngày 17/01/2025:
"Cuộc họp theo hình thức 3+3 bao gồm đại diện từ bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng và bộ Công An. Lần đầu tiên hai nước Việt Nam Trung Quốc thực hiện đối thoại theo hình thức này. Đây là một chỉ dấu rõ ràng là hai nước vẫn coi nhau là đối tác ngoại giao ưu tiên. Đối thoại 3+3 cũng cho thấy cam kết giữa hai bên về hợp tác duy trì ổn định khu vực để tránh đối đầu quân sự, cũng như cam kết bảo vệ chế độ Cộng sản ở mỗi nước. Phải nói rõ là nếu có thay đổi chế độ ở Việt Nam hay Trung Quốc thì khả năng xung đột quân sự đều sẽ tăng cao. Việt Nam, Trung Quốc giữ được hòa bình khi hai nước giữ được ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi quan hệ ngoại giao Việt-Trung nồng ấm, sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông đối với Việt Nam sẽ dịu xuống và ngược lại, khi quan hệ hai nước xấu đi, Trung Quốc sẽ ra tăng sức ép lên Việt Nam ở Biển Đông."
Ví dụ, vào ngày 02/10 năm ngoái, Việt Nam đã phản đối vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/09, khiến họ bị thương nặng. Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã mạnh mẽ cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc cướp bóc sản lượng đánh bắt và thiết bị của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã phủ nhận các cáo buộc đó, khẳng định ngư dân Việt Nam đã "xâm nhập trái phép" vào vùng biển của Trung Quốc và họ đã có phản ứng "chuyên nghiệp và kiềm chế" và không gây ra thương tích.
Theo hai nhà nghiên cứu Ấn Độ Rahul Mishra và Harshit Prajapati trên trang Asia Times ngày 31/12/2024, các cuộc tấn công của Trung Quốc vào ngư dân Đông Nam Á “thể hiện một hình thức cưỡng ép nhẹ nhàng, với tiềm năng leo thang hạn chế, vì hành động này "liên quan đến thành phần dân sự, chứ không phải quân sự”. Các hành động của Trung Quốc chống lại các tàu cá Việt Nam phản ánh nỗ lực gây sức ép buộc Việt Nam duy trì chính sách đối ngoại trung lập, đồng thời nhằm mục đích gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng không tác động trực tiếp đến các tranh chấp rộng lớn hơn.
Trong một bài viết đăng ngày 02/01/2025 trên trang mạng Fulcrum, chuyên phân tích về tình hình Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng dự báo qua hàng tựa: “ Biển Đông năm 2025: Còn hơn là như thế, có thể tồi tệ hơn”.
Theo ông Storey, căng thẳng giữa Trung Quốc với Philippines về Biển Đông sẽ vẫn gia tăng vào năm 2025 và có thể tăng cao hơn nữa, đặc biệt là nếu chính quyền Marcos Jr. chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ cung cấp tàu hộ tống hải quân cho các nhiệm vụ tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây. Những điểm có thể gây ra tranh chấp gia tăng khác giữa Philippines và Trung Quốc bao gồm Bãi Sa Bin, nơi tuần duyên Philippines sử dụng làm điểm trung chuyển cho các nhiệm vụ tiếp tế và Bãi cạn Scarborough, nơi mà hải cảnh Trung Quốc không còn cho phép ngư dân Philippines vào.
Cũng theo nhà nghiên cứu Storey, một vấn đề cần theo dõi vào năm 2025 là liệu Trung Quốc có phản đối hoạt động bồi đắp đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hay không. Diện tích mà Việt Nam bồi đắp hiện chiếm gần một nửa diện tích mà chính Trung Quốc đã cải tạo để xây dựng thành 7 đảo nhân tạo trong giai đoạn 2013-16. Nếu xây dựng đường băng trên các thực thể đó, Việt Nam sẽ có thể triển khai sức mạnh không quân xa hơn nhiều vào Biển Đông.
Ông Storey ghi nhận: "Cho đến nay, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, ít ra là về mặt công khai, có thể là vì họ không muốn phá vỡ mối quan hệ chính trị với Việt Nam vốn đang phát triển khá thân thiện. Hoặc có thể là họ không muốn gây chiến với Việt Nam vào thời điểm đang phải tập trung đối phó với Philippines. Hoặc có thể là Việt Nam đã tránh được cơn thịnh nộ của Trung Quốc vì họ không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Thời gian sẽ trả lời liệu sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Hà Nội có kéo dài được lâu hay không".
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ ngày 17/01/2025, tiến sĩ Vũ Xuân Khang giải thích vì sao cho tới nay Trung Quốc chưa công khai phản đối Việt Nam về vấn đề này:
"Đây là một trong những điểm chính trong chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc ghi nhận các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam nhằm trấn an Trung Quốc, bất chấp Hà Nội tăng cường quan hệ với Mỹ và Nga. Chính sự mềm mỏng, hòa dịu của Trung Quốc đối với Việt Nam về việc bồi đắp đảo trên Biển Đông là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc cũng không muốn đi tìm một xung đột, hay không muốn đẩy Việt Nam vào phe của Mỹ hay các đồng minh của Mỹ.
Đây chính là một sự đáp lễ cho chính sách ngoại giao trung lập của Việt Nam. Trung Quốc cũng mong muốn giữ cho biên giới phía Nam của họ ổn định, nên cũng muốn quan hệ Việt-Trung được hòa hiếu và ổn định như hiện nay. Việc Trung Quốc đối xử với Philippines một cách cứng rắn trong khi với Việt Nam một cách mềm dẻo cũng là cách rất hiệu quả để Việt Nam thấy rằng nếu Việt Nam không thân Mỹ như Philippines, thì Trung Quốc sẽ không bắt nạt Việt Nam như với Philippines.
Rõ ràng, từ góc nhìn của Việt Nam, nâng cấp quan hệ quốc phòng với Mỹ chưa chắc đã đủ để bảo vệ Việt Nam khỏi Trung Quốc, nhưng nếu giữ cho quan hệ với Trung Quốc hòa hảo, thì Việt Nam có thể tăng cường bồi đắp đảo mà không quá lo về việc Trung Quốc trả đũa.
Vào cuối năm 2024, đã có những chỉ dấu là Trung Quốc lo ngại Việt Nam có thể cho Mỹ hay Nhật Bản sử dụng các đảo ở biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc khi cần và các đảo bồi đắp của Việt Nam có thể giúp Hà Nội "bành trướng" trên biển.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là quan điểm của các học giả Trung Quốc, chứ vẫn chưa có phát ngôn chính thống nào từ truyền thông nhà nước Trung Quốc. Có thể Trung Quốc muốn đánh tiếng cho Việt Nam một cách tế nhị là việc họ im lặng trước các hành động bồi đắp của Việt Nam không có nghĩa là họ đồng tình.
Tuy vậy, điểm mấu chốt vẫn là tình trạng tổng thể của quan hệ Việt-Trung hiện nay hữu hảo và ổn định. Chừng nào Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao cao nhất, hơn cả Mỹ và Nga, thì Trung Quốc sẽ duy trì chính sách hiện nay với Việt Nam, tức là sẽ không thúc ép Việt Nam hay gây áp lực lên Việt Nam quá lớn ở Biển Đông như là với Philippines.
Chính sách Việt Nam của Trung Quốc rất nhất quán: Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam đi với Mỹ thì chưa chắc bảo vệ được chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nếu Việt Nam hữu hảo với Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ nhượng bộ Việt Nam ở Việt Nam, khác trường hợp giữa Trung Quốc với Philippines."
***********
Tổng thống Pháp lo ngại về những mối đe dọa toàn cầu "gia tăng" vào lúc Trump trở lại Nhà Trắng
Theo thông lệ năm mới, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay 20/01/2025, tới vùng Bretagne để chúc tết quân đội. Đây là dịp để nguyên thủ Pháp đưa ra những "đường hướng" cho quân đội, sau khi ông nhận định các mối đe dọa toàn cầu đang "gia tăng", đòi hỏi sự "thức tỉnh thực sự" của châu Âu. Chuyến đi của ông Macron diễn ra cùng ngày với lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump ở Hoa Kỳ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Chuyến đi Bretagne của nguyên thủ Pháp trùng với lễ nhậm chức của Donald Trump mà ông Macron không được mời tham dự. Theo một người thân cận với tổng thống Macron, việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng đặt ra nhiều câu hỏi về chiến tranh ở Ukraina và vai trò của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cách đây hai tuần, nguyên thủ Pháp đã khẳng định cần phải hợp tác chặt chẽ với Donald Trump, đồng thời kêu gọi châu Âu "thức tỉnh chiến lược" trước những mối đe dọa ngày càng tăng như Nga và Trung Quốc. Emmanuel Macron cũng kêu gọi nhanh chóng củng cố quốc phòng châu Âu. Theo AFP, sự trở lại của Donald Trump có thể là dịp để thảo luận về "các bảo đảm an ninh" dành cho Ukraina.
Về phần mình, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu cũng đã cảnh báo vào đầu tháng Giêng rằng việc thiếu ngân sách cho năm 2025, do khủng hoảng chính trị, có thể là một "mối đe dọa" đối với việc tái vũ trang đất nước và khiến việc tăng ngân sách quốc phòng thêm 3,3 tỷ euro cho năm nay bị trì hoãn. Theo ông Lecornu, sự tăng cường này là "không thể thương lượng".
*************
Đóng cửa Đài truyền hình VTC: thà bức tử còn hơn tư nhân hóa
Chính phủ Việt Nam đưa ra Kế hoạch 141 để thực thi Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị yêu cầu sắp xếp “bộ máy tinh gọn, hiệu quả.”
Đối với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền, Kế hoạch 141 yêu cầu “kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.”
Chính quyền Việt Nam không cho phép sự tồn tại của báo chí tư nhân. Việc đóng cửa hàng loạt các cơ quan truyền thông hoạt động kém hiệu quả có thể tiết kiệm được ngân sách nhưng khiến tình trạng độc quyền thông tin trở nên trầm trọng hơn.
Những tiếng nói tiếc nuối cho VTC
Tổng Bí thư Tô Lâm nói “chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới.” Trên thực tế, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là đài truyền hình kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam. Thế nhưng đây lại là một trong những cơ quan truyền thông bị khai tử. Có gì mâu thuẫn ở đây không?
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam, Phó trưởng Cơ quan đại diện Cục Truyền thông Công an nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặt vấn đề về việc đơn vị đầu tiên bị xóa sổ trong kỷ nguyên số mới bắt đầu.
Theo nhà báo Nguyễn Hồng Lam, “VTC đang khá mạnh. Biến mất vì không được tồn tại chứ không phải vì nó không thể tồn tại hay không đủ sức tồn tại.” Một người dân ở Sài Gòn chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh cho rằng “Mục đích của việc tinh giảm và sáp nhập là giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, vì vậy, không nên xóa sổ những cơ quan có thể tự chủ về kinh tế. Bởi vì để những cơ quan có thể tự chủ về kinh tế hoạt động thì nhà nước không những không tốn kinh phí mà còn thu được thuế. Tại sao không sáp nhập hay giải thể những doanh nghiệp lỗ nghìn tỷ?”
Nhưng cũng có ý kiến không đồng tình với điều đó, xuất phát từ thực tế của các cơ quan truyền thông này. Một nhà báo ở Sài Gòn đã về hưu cho RFA biết là hầu hết các cơ quan truyền hình trong nước bây giờ thu hút được rất ít người xem, nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo không đủ để duy trì hoạt động.
____________
Phóng viên và nhân viên VTC hụt hẫng khi kênh truyền hình bị đóng cửa
Tinh giản bộ máy sao không đụng đến Bộ Công an?
Nguy cơ mất việc vì tinh giản: công chức, viên chức lo lắng gì?
“Liệu pháp sốc” tinh gọn bộ máy của Tô Lâm sẽ định hình tương lai Việt Nam thế nào?
____________
Cái chết tất yếu của VTC
VTC đã nhiều năm làm ăn thua lỗ, không còn nhiều khán giả, không bán được quảng cáo, và bị đẩy sang VOV từ năm 2015.
Từ khi thành lập năm 2008 đến năm 2015, Truyền hình kỹ thuật số VTC trực thuộc Công ty VTC, một công ty kinh doanh đa lĩnh vực như viễn thông (bán thẻ cào điện thoại), game điện tử, đào tạo… Năm 2015, Truyền hình VTC bị sáp nhập vào VOV (Đài tiếng nói Việt Nam) và cuối cùng đã bị khai tử. Khi sáp nhập, ông Bộ trưởng Truyền thông Thông tin Nguyễn Bắc Son cho biết việc sáp nhập “đưa Đài VTC từ một đơn vị gặp rất nhiều khó khăn đến chỗ bắt đầu có chênh lệch thu chi dương”. Như vậy, “gặp rất nhiều khó khăn” chính là nguyên nhân khiến cho VTC bị sáp nhập vào VOV.
Vấn đề chưa dừng lại ở đó. Năm 2019, đài truyền hình này nợ bảo hiểm xã hội của nhân viên 15 tỷ đồng. Các khó khăn tài chính của VTC được cho là bị nhà nước nợ cung ứng kinh phí thực hiện các chương trình truyền thông “công ích”. Ngoài ra, Đài truyền hình VTC được chuyển giao cho VOV (Đài tiếng nói Việt Nam) từ năm 2015 nhưng sau 4 năm, tính đến 2019, “việc bàn giao tài sản – tài chính vẫn chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến khó khăn cho cả hai đơn vị là Tổng công ty VTC và Đài VTC.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong làn sóng sáp nhập các cơ quan nhà nước hiện nay, việc trì hoãn bàn giao tài sản giữa các cơ quan liệu sẽ kéo dài nhiều năm như đã xảy ra với Đài truyền hình VTC hay không.
Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng bên cạnh hiện tượng “cha chung không ai khóc” của các doanh nghiệp nhà nước, cách các cơ quan nhà nước đối xử với doanh nghiệp do mình quản lý, những cơ quan truyền thông như VTC còn vướng vào một vấn nạn phổ biến của hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh. Ông nói:
“Doanh nghiệp nhà nước luôn đối diện với một nguy cơ là bị rút ruột. Những người quản lý doanh nghiệp nhà nước luôn có xu hướng mượn doanh nghiệp nhà nước để đem lại lợi ích cho riêng họ. Cuối cùng, điều đó dẫn đến doanh nghiệp nhà nước thường xuyên thua lỗ.
Đây là hiện tượng khá phổ biến, không chỉ ở các công ty truyền thông mà là do bản chất của doanh nghiệp nhà nước. Họ luôn luôn kém hiệu quả. Bản chất của sự kém hiệu quả này là những người quản lý doanh nghiệp nhà nước luôn tìm cách mượn doanh nghiệp nhà nước để đem lại lợi ích cho mình, chứ không phải tối ưu hóa lợi ích cho nhà nước.
Đài VTC cũng tương tự như vậy. Nếu nó quản trị tốt nó sẽ có lời. Nhưng trong tình trạng sở hữu nhà nước thì rất khó có lời. Vấn đề là động lực của người quản lý sẽ không cao. Cho dù có lợi nhuận, họ sẽ chuyển lợi nhuận đó qua các ngả khác để đưa vào túi riêng của họ. Các doanh nghiệp nhà nước luôn luôn phải đối diện với chuyện đó. Bởi vì ông thủ tướng hay ông bộ trưởng không thể có thời gian kiểm tra từng doanh nghiệp ở dưới. Cách duy nhất các ông ấy có thể làm là cuối năm đi thanh tra nhưng chuyện thanh tra như vậy không có tác dụng gì.”
Điều đáng chú ý là Công ty VTC, công ty chủ quản của Đài VTC từ khi thành lập đến năm 2015, hiện nay vẫn còn làm ăn được. Không ai biết lý do công ty mẹ của nhà nước này lại đẩy công ty con thua lỗ của mình sang một đơn vị khác thay vì nuôi dưỡng nó.
Một nhà báo ở Việt Nam chia sẻ với RFA trong điều kiện ẩn danh cho rằng công nghệ và xã hội thay đổi quá nhanh. Theo nhà báo này, ngày nay phần đông công chúng trẻ tiêu thụ tin tức qua điện thoại thông minh, xem các chương trình giải trí cũng qua điện thoại. Hình ảnh thanh niên ngồi uống bia xem chiếc ti vi lớn đang ngày càng mất dần. Các sản phẩm truyền thông cũng phải thay đổi để thích ứng với chiếc điện thoại và phù hợp với cách tiêu thụ thông tin qua điện thoại. Các cơ quan truyền thông nhà nước được bao nuôi bằng bầu sữa ngân sách thì không có “áp lực sống còn” để cải cách, bắt nhịp với xã hội. Việc giải thể những cơ quan truyền thông không còn thu hút công chúng là điều tất yếu.
Vì sao không tư nhân hóa VTC?
Tự do báo chí là một trong những vấn đề cốt lõi trong quá trình cải cách để dân chủ hóa ở Đài Loan, Hàn Quốc những năm 1980, 1990.
Ông Tô Lâm ở Việt Nam hiện nay cũng đang tiến hành cải cách. Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng mặc dù các nhà quan sát chưa thể biết cuộc cải cách đi theo hướng nào, đi tới đâu, nhưng có thể thấy trước là về mặt nguyên tắc chính trị, nếu ông muốn cải cách thì sẽ không để cho xuất hiện tự do báo chí. Bởi vì nếu tự do báo chí quá sớm thì sẽ mất kiểm soát.
Đối với Việt Nam, ông Hồ Như Ý, nhà nghiên cứu độc lập về Trung Quốc ở Ba Lan, cho rằng việc đóng cửa một số cơ quan truyền thông có thể là chỉ dấu cho thấy xu hướng kiểm soát xã hội ngày càng chặt chẽ hơn, “cố gắng tiến tới thống nhất tư tưởng trong xã hội.” Có thể Việt Nam đang đi theo bước chân của Tập Cận Bình trong lĩnh vực truyền thông, theo nhà nghiên cứu từng dịch 5 cuốn sách về Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là tại sao không để cho các cơ quan báo chí tự thu, tự chi, tự hoạt động, vì điều đó không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước?
Nhà nước sẽ vướng vào một vấn đề nan giải nếu để cho các cơ quan truyền thông này tự thu, tự chi, tự hoạt động. Đó là nếu các doanh nghiệp này tự chủ, sống được bằng cách phục vụ người dân, họ dần dần sẽ đi theo các xu hướng đáp ứng nhu cầu tinh thần của dân trong xã hội. Lúc này nhà nước có thể mất kiểm soát. Đó là kiến giải của TS Nguyễn Huy Vũ.
**********
Tại sao không thực hiện khủng bố nhưng lại bị cáo buộc khủng bố?
Khi nghe về khái niệm khủng bố, công chúng thường liên tưởng đến các hình ảnh bạo lực, phá hoại bằng đặt mìn, nổ bom, xả súng vào đám đông người vô tội … gây hoang mang, lo sợ trong công chúng. Như từng xảy ra ở Afghanistan, Iraq, Libia, Syria. Thậm chí, bằng cả không tặc làm cả thế giới kinh hoàng khi chứng kiến trên màn ảnh truyền hình về sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 làm đổ sụp 2 tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York, Hoa Kỳ, gây tử vong gần 3 nghìn nạn nhân trong phút chốc.
Với tính chất nguy hiểm như vậy, cho nên, luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điển chế tội danh khủng bố trong luật hình sự để chế tài hành vi phạm tội. Luật pháp Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Trong Bộ luật Hình sự hiện hành đã dành 03 điều luật quy định chế tài liên quan đến khủng bố : Điều 113 quy định về “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, điều 299 quy định về “Tội Khủng bố”, điều 300 quy định về “Tội tài trợ khủng bố”.
Qua đó, chúng ta không thể tự hỏi: Tại sao hình phạt của tội danh khủng bố rất nặng, thế nhưng tại sao người dân trong nước không sợ, mà lại vẫn thực hiện hành vi khủng bố, đưa đến việc bị bắt giữ thường xuyên, thậm chí hàng tuần đều có người bắt giữ, khởi tố?
Tháng 11/2019, tòa án của chế độ Cộng Sản tại Sài Gòn đưa nhóm các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền ra xét xử về tội danh này với hình phạt rất nặng: Ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù giam và trục xuất khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Viễn là 11 năm tù và 5 năm quản chế, ông Trần Văn Quyền là 10 năm tù và 5 năm quản chế.
Nếu được tham khảo cáo trạng của vụ án, chắc chắn, công chúng sẽ rất ngạc nhiên khi trong hồ sơ không có bất kỳ chứng cứ nào mô tả về những âm mưu hoặc hành vi bạo lực, bạo động, phá hoại của nhóm 3 người này để nhằm mục đích gây hoang mang, lo sợ trong dân chúng cả!
Theo cáo trạng, vào tháng 01/2019, ông Châu Văn Khảm được mô tả là người Việt định cư tại Úc, ông là thành viên tổ chức Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách mạng Đảng) trở về Việt Nam gặp gỡ với một số bạn hữu và họ một ít tiền. Sau đó, ông bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ cùng với một số người khác.
Thế thì, tại sao họ không có hành vi khủng bố như bạo lực, bạo động, phá hoại, nhưng lại bị truy tố về tội khủng bố?
Câu trả lời nằm ở tam đoạn luận này:
- Tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (tổ chức Việt Tân) bị Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố tại Việt Nam vào năm 2016.
- Các ông Khảm, Viễn và Quyền tham gia tổ chức Việt Tân.
- Vậy, họ là kẻ phạm tội khủng bố phải bị truy tố.
Cho thấy, chính yếu tố tham gia tổ chức Việt Tân khiến họ bị truy tố.
Điều này được khẳng định trong chính thông báo của Bộ Công An khi xếp Việt Tân vào danh sách những tổ chức khủng bố vào năm 2016, nguyên văn như sau:
“Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi dục người khác tham gia, tài trợ nhận tài trợ của Việt Tân; Tham gia các khóa huấn luyện do Việt Tân tổ chức; Hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của luật pháp Việt Nam”.
Tam đoạn luận vừa nêu về trường hợp của tổ chức Việt Tân cũng là câu giải đáp chung về trường hợp người dân khác bị bắt giữ, khởi tố, chỉ vì họ tham gia vào các tổ chức bị Bộ Công an xếp vào dạng tổ chức khủng bố. Đa phần đều liên quan đến Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời của ông Đào Minh Quân.
Hiện nay, ít nhất đã có 5 tổ chức của người Việt ở nước ngoài bị Bộ Công An xếp vào tổ chức khủng bố như vậy, gồm:
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân)
Triều Đại Việt
Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời
Nhóm Hỗ Trợ Người Thượng
Người Thượng Vì Công Lý
Điều đáng nói là nhiều tổ chức trong nhóm 5 tổ chức bị xếp vào nhóm khủng bố nêu trên không hề có tôn chỉ, mục đích, phương thức đấu tranh… liên quan đến khủng bố.
Thậm chí, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) đã ghi rõ trên trang chủ của họ về phưng thức đấu tranh bất bạo động.
Cho dù có khủng bố thật hay không, việc chế độ đặt các tổ chức có quan điểm chính trị chống lại mình vào danh sách khủng bố là một thủ đoạn đầy thâm hiểm. Một mặt, nó đặt các tổ chức này vào vị thế bất hợp pháp từ trong nước, mặt khác, toan tính mượn tay chính phủ nơi các tổ chức này thành lập (Hoa Kỳ và Canada) để loại bỏ họ nhân danh chống khủng bố.
Tuy toan tính thâm hiểm, nhưng thực tế lại hoàn toàn vô ích.
Các chính phủ Hoa Kỳ và Canada đều cho rằng họ chỉ là các tổ chức chính trị đối lập với chế độ Cộng Sản ở Việt Nam mà thôi. Là những quốc gia dân chủ, chính quyền ở đó hoàn toàn tôn trọng sự đối lập chính trị, thậm chí, cổ súy và khuyến khích. Vì họ hiểu rất rõ lợi ích của sự đối lập chính trị có giá trị tích cực như thế nào đối với sự phát triển của một quốc gia.
Việc chế độ xếp các tổ chức trên thành tổ chức khủng bố chỉ phát sinh hậu quả tiêu cực cho nhiều người dân mà thôi. Nhất là nhiều người dân ít có dịp tiếp cận với thông tin cần thiết, đã ngây thơ tin cậy vào những lời dụ dỗ trên trang YouTube của tổ chức do ông Đào Minh Quân như Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, nên đã tham gia bỏ phiếu bầu chức vụ tổng thống hoặc quốc vương cho ông ấy, hoặc chào đón ông ấy về Việt Nam để chấp chính, nhận bàn giao chính quyền, giải tán Cộng Sản… Bấy nhiêu đã đủ cấu thành tội danh khủng bố để cho lực lượng an ninh trong nước bắt giữ, khởi tố và chế tài với những hình phạt nặng nề.
Điều khốn nạn nhất là khi chế độ đã biết rất rõ những hoạt động của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời do ông Đào Minh Quân đứng đầu chỉ như phường tuồng diễn trò, và người dân thì ngây thơ, dễ tin… Thế nhưng, vẫn trừng phạt họ rất nặng chỉ vì trót tham gia các hoạt động theo lời dụ dỗ trên trang của tổ chức này.
Đây là quan điểm hiện nay của chính quyền xử lý về tội phạm liên quan đến khủng bố mà công chúng cần biết để có các ứng xử phù hợp, tránh vô tình vướng vào các rủi ro pháp lý đôi khi rất nặng nề chỉ vì sự vô ý, thiếu thông tin và ngây thơ của mình************
51 năm hải chiến Hoàng Sa: Tập Cận Bình nói về “cộng đồng chia sẻ tương lai”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18 tháng 1 đã có bài phát biểu nhân dịp 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đáng chú ý, bài phát biểu được công bố ngay trước dịp kỉ niệm 51 năm Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, trong trận hải chiến diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Bản tin tiếng Anh do Tân Hoa Xã, một cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc, trích lời của ông Tập Cận Bình nói mối quan hệ giữa hai nước “vừa là anh em vừa là đồng chí”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng gọi mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là “ví dụ tiêu biểu về cộng đồng chia sẻ tương lai”, và khẳng định hai nước vẫn “kiên định” với con đường tiến lên Xã hội Chủ nghĩa.
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam cũng có cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình vào ngày 15 tháng 1, theo Tân Hoa Xã, ông Tô Lâm đã bày tỏ mong muốn để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, trong đó có Tư tưởng Tập Cận Bình.
“Cộng đồng chia sẻ tương lai” là khẩu hiệu được chính quyền Trung Quốc dùng để chỉ mối quan hệ với những nước mà nước này cho là đóng vai trò quan trọng về lợi ích, và tư tưởng.
Việt Nam chính thức tham gia vào “cộng đồng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc vào tháng 12 năm 2023, nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Hà Nội.
Ngoài Việt Nam, sáu quốc gia Đông Nam Á khác cũng tham gia vào sáng kiến chính trị quốc tế này với Trung Quốc, gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, và Thái Lan.
Biển Đông vẫn được cho là vướng mắc lớn nhất đối với mối quan hệ Việt-Trung.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được công bố đúng dịp kỷ niệm 51 năm Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Trong năm thập kỷ kể từ khi mất quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam đã liên tục phải đối đầu với sự bành trướng của nước láng giềng phía bắc trên khu vực Biển Đông. Thêm nhiều đảo và thực thể đã mất vào tay Trung Quốc. Bao gồm một phần của quần đảo Trường Sa.
********
Việt Nam sắp chốt đơn mua 20 pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc
Việt Nam và Hàn Quốc đang trong quá trình hoàn tất thương vụ mua 20 cỗ pháo tự hành K-9 Thunder hiện đại, theo hãng tin Yunap.
Thông tin trên được hãng thông tấn của Hàn Quốc đăng tải vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, trích dẫn nguồn tin từ chính phủ và nhà sản xuất.
Cũng theo Yunap, sau khi hoàn thành thương vụ có trị giá 300 triệu USD, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu pháo tự hành K-9, và cũng là quốc gia Cộng sản duy nhất vận hành vũ khí hạng nặng sản xuất từ Hàn Quốc.
Việt Nam được cho là đã quan tâm đến các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc trong những năm gần đây.
Tháng 3 năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã thăm chính thức Hàn Quốc và trực tiếp thị sát nhiều hệ thống vũ khí lục quân của nước này, bao gồm pháo K-9.
Đến tháng 4 năm 2024, tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã công khai bày tỏ ý định muốn mua pháo tự hành của Hàn Quốc, trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại quốc phòng giữa hai nước.
Pháo tự hành K-9 gây chú ý trên thế giới sau khi Ba Lan ký hợp đồng mua 672 hệ thống pháo này từ Hàn Quốc vào năm 2022, ngay sau khi Nga mở màn cuộc xâm lược Ukraine. Quốc gia Đông Âu sau đó đã tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 150 hệ thống nữa vào năm 2023.
K-9 Thunder được sản bởi hãng Hanwha Aerospace, có nòng pháo cỡ 155 ly tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tối đa 40km với đạn pháo tăng tầm, tốc độ bắn 6 phát mỗi phút, và có thể mang theo 48 quả đạn pháo.
Lực lượng pháo binh của quân đội Việt Nam chủ yếu vận hành các hệ thống pháo có nguồn gốc Liên Xô, và Liên bang Nga, với cỡ nòng và loại đạn khác biệt. Tuy nhiên, nước này cũng có trong biên chế pháo 155 ly do thu được từ Việt Nam Cộng Hòa. Sự bổ sung của pháo tự hành K-9 được cho là sẽ nâng cấp đáng kể năng lực pháo binh của Việt Nam.
************
Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được trao Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước, theo bản tin đăng ngày 20 tháng 1 của Thông tấn xã Việt Nam.
Người trao huân chương cho vị nguyên Thủ tướng không ai khác ngoài đương kim Tổng bí thư Tô Lâm, cấp dưới của ông Dũng khi cả hai còn làm việc trong chính phủ.
Ông Dũng được cho là "đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc", theo bản tin của TTXVN.
Việc được nhận Huân chương Sao vàng đã đưa ông Nguyễn Tấn Dũng lên ngang hàng với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cũng được trao huân chương này trước khi từ trần vào tháng 7 năm 2024.
Ông Dũng và ông Trọng, hai nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất nền chính trị Việt Nam trong hai thập niên qua, được đồn đại là đã tạo nên một trong những cuộc đối đầu chính trị gay cấn nhất nền chính trị Việt Nam hiện đại.
Lên làm Thủ tướng vào năm 2006, trong bối cảnh Tổng Bí thư lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh có ảnh hưởng mờ nhạt, ông Dũng đã nhanh chóng trở thành người đứng đầu chính phủ đầy quyền lực.
Được biết đến với tham vọng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc, để đạt mục tiêu trở thành "nước công nghiệp theo hướng hiện đại" vào năm 2020 như Đảng đã đề ra, ông Dũng tạo ra hàng loạt "quả đấm thép" là những tập đoàn nhà nước ở các lĩnh vực công nghiệp nặng như khai khoáng, năng lượng, đóng tàu...
Tham vọng của vị chính trị gia quê Cà Mau đã dẫn đến thảm họa kinh tế, khi hàng loạt tập đoàn nhà nước do ông tạo ra gặp phải thua lỗ và phá sản, tạo ra khoản nợ công khổng lồ.
Tình trạng tham nhũng cũng được cho là đã trở nên nghiêm trọng dưới nhiệm kỳ thủ tướng của ông.
Đây chính là bối cảnh kinh tế-chính trị của Việt Nam khi ông Nguyễn Phú Trọng trở thành người đứng đầu Đảng vào năm 2011.
Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 chứng kiến việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải về hưu, dù trước đó đã xuất hiện nhiều đồn đoán về tham vọng trở thành Tổng Bí thư của ông này.
Giới quan sát chính trị cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đằng sau nỗ lực hạ bệ ông Dũng.
Ông Trọng sau đó đã khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng, sau này được biết tới với cái tên 'chiến dịch đốt lò'. Nhiều quan chức của nội các Nguyễn Tấn Dũng sau đó phải xộ khám, trong đó có ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải dưới thời ông Dũng.
Vị cựu Thủ tướng chưa từng phải chịu trách nhiệm cho những vụ án tham nhũng mà cấp dưới của ông vướng phải, nhưng kể từ khi về hưu, hình ảnh của ông gần như biến mất khỏi sân khấu chính trị Việt Nam.
Nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc vào tháng Bảy năm 2024 khi ông từ trần trong lúc tại vị.
Lên thay ông Trọng là cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người được cho là có mối quan hệ gần gũi với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Gần như ngay lập tức, hình ảnh của vị cựu Thủ tướng được xuất hiện trở lại. Chưa đầy hai tuần sau khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng được mời tham dự 'Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước' diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm 2024. Báo chí sau đó cho đăng tải bức hình ông Dũng và ông Tô Lâm đứng cạnh nhau.
Ông Nguyễn Tấn Dũng kể từ đó đã xuất hiện nhiều lần trong các bản tin, chủ yếu liên quan đến hoạt động gặp gỡ nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước của ông Tô Lâm.
Và giờ đây, nửa năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông Dũng được trao huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*************