Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 6 - 12 -2024
**************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
(AFP) – Ứng dụng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc buộc phải tạm dừng hoạt động tại Việt Nam. Theo truyền thông nhà nước Việt Nam hôm nay, 05/12/2024, lý do là công ty không đăng ký với cơ quan chức năng đúng thời hạn. Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào tháng 10, Temu đã thu hút người tiêu dùng Việt Nam với mức giảm giá lên tới 90%. Bộ Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lo ngại « giá sản phẩm thấp bất thường có thể ảnh hưởng đến sản phẩm trong nước ».
(AFP) - Việt Nam : 12 quân nhân thiệt mạng trong một vụ nổ tại tỉnh Đồng Nai. Tai nạn xảy ra tối 02/12/2024 tại một trường bắn quân sự của Quân khu 7, ở tỉnh Đồng Nai, trong một cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ. Truyền thông nhà nước hôm nay loan báo, theo tìm hiểu ban đầu, khối thuốc súng đã phát nổ do mưa to, có sấm sét và sét đã đánh vào kíp nổ. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, bộ Quốc Phòng đã ra lệnh điều tra khẩn cấp về vụ việc.
(Reuters) –Tổng thống Đài Loan khẳng định hợp tác Mỹ - Đài là « vững như bàn thạch ». Tuyên bố được lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức đưa ra hôm nay, 05/12/2024, trong chặng dừng chân tại Guam, Mỹ. Tổng thống Đài Loan cũng có cuộc điện đàm với chủ tịch Hạ Viện Mỹ Mike Johnson. Sau cuộc điện đàm này, Bắc Kinh đã kêu gọi Mỹ « ngừng gửi các tín hiệu xấu » đến các thế lực đòi độc lập cho Đài Loan.
(AFP) – Năm 2025 : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyên góp 9,9 tỷ đôla để cứu giúphơn 100 triệu trẻ em, nạn nhân xung đột - khủng hoảng. Lãnh đạo UNICEF Catherine Russell hôm qua, 04/12/2025, trong một thông cáo báo chí, báo động « hhu cầu hỗ trợ nhân đạo trẻ em đang ở mức lịch sử », dự kiến tổng số 213 triệu trẻ em ở 146 quốc gia và vùng lãnh thổ cần đến trong năm tới. Số tiền quyên góp nói trên mới chỉ giúp được một nửa số nạn nhân. Khoản viện trợ này chủ yếu nhằm giúp trẻ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nước uống và giáo dục, chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý và ngăn ngừa bạo lực về giới.
(AFP) - Amnesty International tố cáo Israel đã và đang tiếp tục phạm tội « diệt chủng » đối với người Palestine tại Gaza. Trong báo cáo 300 trang được công bố hôm nay, 05/12/2024, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế kêu gọi cộng đồng quốc tế không « đồng lõa » với tội ác diệt chủng của Israel. Tổng thư ký của Amnesty International, Agnès Callamard, khẳng định « từ tháng này sang tháng khác, Israel đã đối xử với người Palestine ở Gaza như một nhóm người thấp kém, không xứng được tôn trọng về nhân quyền và phẩm giá, cho thấy ý đồ diệt trừ họ ». Đáp lại, bộ Ngoại Giao Israel ra thông cáo bác bỏ báo cáo mà Tel Aviv "dàn dựng, hoàn toàn sai trái, dựa trên những điều dối trá". Tel Aviv cũng tố cáo Amnesty International là một tổ chức "cuồng tín".
(AFP) - Thiệt hại kinh tế do thiên tai toàn cầu lên tới 310 tỉ đô la trong năm 2024. Hãng bảo hiểm Swiss Re của Thụy Sĩ hôm nay 05/12/2024 ra thông cáo cho biết thiệt hại kinh tế mà thế giới hứng chịu như vậy đã tăng 6% sau một năm. Số tiền bồi thường mà các hãng bảo hiểm chi trả cho khách hàng đã lên tới 135 tỉ đô la, tăng 17% so với năm 2023, chủ yếu do các siêu bão Hélène và Milton. Đây là năm thứ 5 liên tiếp chi phí bảo hiểm thiên tai của các hãng bảo hiểm vượt ngưỡng 100 tỉ đô la. Ngoài ra, các thảm họa do con người gây ra trong năm 2024, như tai nạn công nghiệp, theo ước tính cũng gây thiệt hại kinh tế 320 tỷ đô la, phần mà các công ty bảo hiểm chi trả lên tới 144 tỷ đô la.
************
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị điều tra về tội « nổi loạn »
Ngày 05/12/2024, cảnh sát Hàn Quốc thông báo mở một cuộc điều tra nhắm vào tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol về tội « nổi loạn », sau khi ông bất ngờ ban bố thiết quân luật vào đêm 03/12/2024 nhưng vài giờ đồng hồ sau đó đã phải dỡ bỏ do sự phản đối của Quốc Hội.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Theo AFP, phát biểu trước các nghị sĩ, Woo Kong Suu, Giám đốc Cơ quan điều tra quốc gia của cảnh sát Hàn Quốc, thông báo cuộc điều tra « đang được tiến hành ». Thông tin của cảnh sát được loan báo trong bối cảnh một cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội để phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol được ấn định bắt đầu lúc 19 giờ địa phương (10 giờ GMT) thứ Bảy 07/12.
Hôm qua, sáu đảng đối lập (tổng cộng 192 nghị sĩ) đã đề nghị Quốc Hội bỏ phiếu phế truất tổng thống với cáo buộc « vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật » Hàn Quốc. Đảng bảo thủ của tổng thống, đảng Đảng Quyền lực Nhân dân, tuy đã yêu cầu ông Yoon Suk Yeol giải trình nhưng phản đối việc bỏ phiếu bất tín nhiệm tổng thống. Đảng này có 108 ghế trong tổng số 300 nghị sĩ ở Quốc Hội.
AFP cho biết, để phế truất tổng thống, cần có 2/3 tổng số nghị sĩ ủng hộ, tức là nếu tất cả các dân biểu phe đối lập bỏ phiếu thuận thì vẫn cần thêm 8 phiếu của các nghị sĩ trong đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, hôm nay, Choo Kyung Ho, người đứng đầu nhóm dân biểu đảng Quyền lực Nhân dân tại Quốc Hội, khẳng định với giới báo chí là toàn bộ 108 nghị sĩ của đảng sẽ bỏ phiếu chống việc truất phế tổng thống. Nhưng ông Choo Kyung Ho đã yêu cầu tổng thống rời khỏi đảng, đồng thời khẳng định đảng cầm quyền « không cố tìm cách bảo vệ thiết quân luật vi hiến của tổng thống ».
Nếu đề xuất bất tín nhiệm được thông qua, ông Yoon Suk Yeol sẽ bị đình chỉ chức vụ trong khi chờ phán quyết của Tòa Bảo Hiến xác nhận phế truất tổng thống. Nếu các thẩm phán tòa Tòa Bảo Hiến bật đèn xanh, ông Yoon Suk Yeol sẽ mất chức và cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong 60 ngày.
Theo một khảo sát ý kiến mà hãng tin Realmeter công bố hôm qua 04/11, gần 74% số người được hỏi ủng hộ việc phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol.
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng bị cấm ra nước ngoài
Vài giờ sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun từ chức, tối qua, hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn các nguồn tin tư pháp cho biết các công tố viên quận trung tâm Seoul đã ra lệnh cấm ông ra nước ngoài, do vai trò của nhân vật này trong vụ tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật và điều binh sĩ tiến vào tòa nhà Quốc Hội. Theo Yonhap, chính bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun là người đã đề nghị tổng thống ban hành thiết quân luật.
Theo Reuters, văn phòng tổng thống hôm nay thông báo ông Yoon Suk Yeol đã bổ nhiệm Choi Byung Hyuk, đại sứ Hàn Quốc tại Ả Rập Xê Út, làm tân bộ trưởng Quốc Phòng.
*************
Ngoại trưởng Nga lần đầu tiên đến một nước Liên Âu kể từ đầu chiến tranh Ukraina
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm nay, 05/12/2024, có mặt tại đảo Malta, miền nam châu Âu, để dự hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao Nga tới một quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi nỗ ra cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraina tháng 2/2022. Hội nghị OSCE trở thành nơi đối đầu trực tiếp giữa Nga với Ukraina và các đồng minh.
Đăng ngày:
Theo người phát ngôn của chính phủ Malta, ngoại trưởng Nga bị Liên Âu « phong tỏa tài sản », nhưng không bị cấm đến Liên Âu. Theo chính phủ Malta, việc mời ngoại trưởng Nga cho phép « duy trì một số kênh đối thoại ». Trước đó, Ba Lan, quốc gia chủ nhà hội nghị OSCE hồi năm 2022, đã từ chối cho phép ông Lavrov tham dự.
Tại một cuộc họp của OSCE hôm nay, lãnh đạo ngoại giao Ukraina, Andriï Sybiga, đã gọi đồng nhiệm Nga là « tội phạm chiến tranh ». Ngoại trưởng Ukraina nhấn mạnh : « Ukraina tiếp tục chiến đấu để bảo vệ quyền được tồn tại. Kẻ tội phạm chiến tranh có mặt tại hội nghị cần hiểu rằng : Ukraina sẽ giành được quyền này, và công lý sẽ chiến thắng ». Cũng tại Malta, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cáo buộc ngoại trưởng Nga đã tung ra « một trận sóng thần tin giả », và lên án Matxcơva « leo thang chiến tranh » tại Ukraina.
Về phần mình, ngoại trưởng Nga cáo buộc chính quyền Mỹ nỗ lực « gây bất ổn tại lục địa Á – Âu », « mở rộng NATO sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với việc liên tục tiến hành tập trận ». Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga thông báo ông Lavrov sẽ sử dụng diễn dàn này để báo động về cuộc « khủng hoảng định chế » của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Theo AFP, kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, OSCE đã bị tê liệt do Nga liên tục phủ quyết các quyết định quan trọng, cần đến sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Kể từ tháng 9/2024, chức vụ tổng thư ký và ba vị trí cao cấp khác bị bỏ trống do bất đồng về nhân sự kế nhiệm. Nga đã ngăn cản Estonia đảm nhiệm chức vụ chủ tịch luân phiên của OSCE trong năm 2024.
OSCE, thành lập năm 1975, có mục tiêu « giảm căng thẳng giữa hai khối Đông và Tây » trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tổ chức này hiện có 57 quốc gia thành viên.
************
Mỹ cung cấp cho Việt Nam 12,5 triệu đô la để mua xuồng nhỏ
Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam 12,5 triệu đô la để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Đại sứ quán Mỹ thông báo tin này hôm 5/12.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông cáo của Đại sứ quán Mỹ vào cùng ngày cho biết, thông báo được Đại sứ Mỹ Marc Knapper đưa ra trong cuộc họp cùng ngày với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 ở Phú Quốc.
Theo đó, Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ triển khai gói viện trợ mới với tổng trị giá 12,5 triệu USD cho Việt Nam.
“Gói viện trợ sẽ được phân bổ cho các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam để mua xuồng nhỏ, tập huấn nâng cao năng lực và xây dựng các mô hình hỗ trợ huấn luyện, đào tạo về thực thi pháp luật biển” - Đại sứ Mỹ nói.
Việt Nam hiện đang phải chịu thẻ vàng cảnh cáo về thuỷ sản do EU áp dụng kể từ năm 2017. Trong các năm qua, Việt Nam vẫn đang tìm cách để EU rút thẻ vàng, tránh bị châu Âu áp thẻ đỏ - mức độ cao nhất cấm Việt Nam xuất khẩu hải sản khai thác sang thị trường EU.
Khoản viện trợ 12,5 triệu đô la mới được công bố là một phần trong hoạt động song phương Việt - Mỹ thuộc khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ viết: “Gói viện trợ cũng là minh chứng cho thấy hai chính phủ đang hợp tác cùng giải quyết những thách thức chung của khu vực và toàn cầu”.
*************
Nvidia ký thoả thuận xây dựng Trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Tập đoàn công nghệ Nvidia của Mỹ hôm 5/12 vừa ký thoả thuận với Chính phủ Việt Nam để xây dựng một trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.
Truyền thông Nhà nước cho biết thoả thuận được công bố vào cùng ngày trong cuộc gặp tại Hà Nội giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Nvidia.
Báo Nhà nước cho biết hai bên sẽ lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Thoả thuận được ký giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam - và ông Jay Puri, Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu Nvidia.
Hạ tầng mới được cung cấp thông qua VRDC và Trung tâm Dữ liệu AI sẽ hỗ trợ chiến lược quốc gia về AI của Việt Nam, đặt nền tảng cho việc ươm tạo và phát triển tài năng AI bằng cách sử dụng các công nghệ AI tiên tiến của Nvidia, theo truyền thông Nhà nước.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được báo trong nước dẫn lời nói: “Chúng tôi cam kết tạo ra môi trường thuận lợi nhất để các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, như Nvidia, có thể triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”.
Cũng nhân dịp này, Nvidia cho biết tập đoàn đã mua VinBrain - một doanh nghiệp khởi nghiệp về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên thông tin cụ thể về việc mua bán này không được tiết lộ.
Hồi tháng 4 vừa qua, FPT của Việt Nam cũng cho biết hãng có kế hoạch xây dựng một nhà máy trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu đô la sử dụng chip đồ hoạ và phần mềm của Nvidia.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm ngoái, ông Jensen Huang nói rằng Nvidia mong muốn được mở rộng hợp tác đối tác với các công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam và sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực cho ngành này cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
**********
Vì sao ngành công nghiệp ô tô Đức rơi vào khủng hoảng?
Trong vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo nhiều hãng xe ô tô lớn của Đức bất ngờ nhận thấy họ phải cạnh tranh khốc liệt, một bên là với những đại tập đoàn phần mềm Mỹ và bên kia là với các nước châu Á thống trị các loại bình điện cho ô tô điện. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về doanh số và chi phí mà hãng Volkswagen – nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu – đang phải đối mặt là một ví dụ điển hình.
Hiện trạng của ngành ô tô Đức
Trang Deutsche Welle trước hết đưa ra một bảng tổng kết ảm đạm : Lợi nhuận ròng trong quý III/2024 của Volkswagen giảm gần 64% so với cùng kỳ năm 2023. Ban lãnh đạo tập đoàn Volkswagen dự trù cắt giảm 10% chi phí tiền lương để có thêm 800 triệu euro trong mục tiêu tiết kiệm tổng cộng 4 tỷ euro.
Ngoài ra, theo hội đồng công nhân Volkswagen, nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất châu Âu này còn có kế hoạch đóng cửa ba nhà máy và cắt giảm hàng chục nghìn lao động. Chi nhánh của Volkswagen là hiệu xe Audi cũng dự trù một kế hoạch triệt để: ngừng sản xuất xe điện tại nhà máy ở Bruxelles, Bỉ vào cuối tháng 2/2025. Khoảng 3.000 công nhân có nguy cơ mất việc.
Bầu không khí ảm đạm không chỉ riêng ở hãng xe Volkswagen. Kết quả hoạt động kinh doanh quý III/2024 của các thương hiệu xe khác như Mercedes, Audi, BMW và Porsch là đáng báo động : Lượng xe bán ra tại Trung Quốc sụt giảm thê thảm, chỉ chiếm hơn 1/3 so với mức sản xuất.
Tính từ năm 2019, các nhà sản xuất xe ô tô Đức đã cắt giảm khoảng 46.000 việc làm. Con số này có nguy cơ tăng lên gần gấp ba lần trong vòng một thập kỷ tới, theo như cảnh báo từ bà Hildegard Muller, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức.
Thời hoàng kim đã qua
Giới chuyên gia tại Đức giải thích sự trượt dốc chóng mặt của ngành công nghiệp xe ô tô Đức đánh dấu hồi kết cho một giai đoạn ngoại lệ, thời kỳ mà nhu cầu to lớn của Trung Quốc đã đáp ứng được sự chuyên biệt hóa của Đức về các dòng xe berline động cơ nhiệt cỡ lớn được sản xuất tại Đức.
Trả lời báo Pháp Le Monde, ông Thomas Puls, một chuyên gia về ngành ô tô, Viện Kinh tế Koln, nhắc lại ngay từ những năm 2000, thị trường Tây Âu đã bị đình trệ, còn nhu cầu tại Trung Quốc bùng nổ. Trọng tâm ngành sản xuất ô tô vì thế cũng dịch chuyển sang châu Á. Volkswagen, đặt cược nhiều vào Trung Quốc ngay từ những năm 1980, đã tận dụng được xu hướng này nhờ vào các công ty liên doanh tại chỗ và thu được nhiều lợi nhuận to lớn. Điều này góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình toàn cầu hóa ngành công nghiệp xe ô tô Đức, làm ảnh hưởng tất cả các nhà sản xuất và các nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, hiệu ứng mạnh nhất liên quan đến các dòng xe hạng sang. Trong những năm 2000 – 2010, một tầng lớp trung lưu mới trỗi dậy ở Trung Quốc đã đổ xô sắm các mẫu xe cao cấp được sản xuất tại Đức nhằm thể hiện vị thế xã hội. Ngay giữa năm 2010, « quan chức nào của đảng Cộng sản Trung Quốc đều lái một chiếc Audi A6 », ông Thomas Puls lưu ý. Các hãng xe Đức buộc phải tăng sản lượng và liên tục nâng cấp các dòng xe. Tính đến ngày nay, xuất khẩu xe Đức chiếm đến 76%, trong đó 19% là sang châu Á.
Nhưng lợi nhuận thu được tại Trung Quốc trong những năm 2010 đã khiến Volkswagen cùng với các chi nhánh Porsche và Audi mờ mắt, phớt lờ những điểm yếu cấu trúc của công ty mẹ Volkswagen, vốn đã gặp tình trạng thừa sản xuất và biên lợi nhuận thấp trong một thời gian dài.
Cuộc khủng hoảng dịch tễ Covid-19 là một bước ngoặt quan trọng : Vào lúc lượng xe bán ra tại châu Âu giảm liên tục, đại dịch Covid – 19 còn làm cho khả năng sinh lời của các nhà máy của Volkswagen thêm tồi tệ. Hiện tượng thừa năng suất đã trở nên khó cầm cự được. Tuy nhiên, Le Monde lưu ý không chỉ có các hãng xe Đức bị tác động : Nhà sản xuất xe hiệu Ford ngày 20/11/2024 đã thông báo cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, trong đó có 2.900 người ở vùng Koln của Đức.
Đột phá công nghệ pin : Đức bị Trung Quốc qua mặt
Cùng lúc này tại Trung Quốc, các chính sách khuyến khích người dân mua hàng nội địa cũng đã làm tụt giảm mạnh thị phần xe ô tô Đức, từ mức 26,4% trong năm 2020 xuống còn 20,3% trong quý I/2024, theo số liệu của Liên đoàn ngành ô tô Đức (VDA), được Le Monde trích dẫn. Hãng xe BYD, ban đầu chỉ sản xuất bình điện, được Nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ, đã có mức tăng trưởng ngoạn mục, gây bất ngờ cho các đối thủ nước ngoài.
Năm 2022, bị các đối thủ châu Âu xem thường, BYD đã đánh bật Volkswagen, trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Trung Quốc khi cho trình làng các mẫu xe điện có giá rất cạnh tranh và đi tiên phong trong phần mềm tích hợp. Theo nhận định của ông Thomas Puls, tín hiệu đưa ra là rất rõ ràng : « Người mua xe tương lai chủ yếu là Trung Quốc. Hiển nhiên, chính họ sẽ là người xác định công nghệ thống trị trên thị trường. »
Bước đột phá về công nghệ này đánh dấu một sự giải phóng về văn hóa cũng như là sự chuyển dịch về địa chính trị. Trung Quốc thị trường hàng đầu thế giới về xe ô tô, cũng là thị trường lớn nhất cho xe ô tô động cơ điện. Hơn một nửa các loại xe ô tô động cơ điện hay động cơ hỗn hợp nhiệt – điện sản xuất trên thế giới là được bán tại Trung Quốc. Và mỉa mai thay, BYD bắt đầu xuất khẩu sang châu Âu, chinh phục thị trường truyền thống của Volkswagen và các đối thủ châu Âu, có sức cạnh tranh kém hấp dẫn hơn.
Phần mềm : Những gã khổng lồ Mỹ
Không chỉ bị Trung Quốc cạnh tranh, Volkswagen còn bị các đại tập đoàn phần mềm của Mỹ đe dọa. Bài điều tra của báo Pháp Le Monde ngày 02/12/2024, nêu trường hợp công ty Cariad, chi nhánh của Volkswagen, chuyên phát triển các phần mềm.
Được thành lập năm 2020, Cariad của Volkswagen có tham vọng trở thành « tập đoàn phần mềm lớn nhất châu Âu sau SAP ». Bốn năm sau và qua nhiều lần tái cơ cấu, Cariad, theo lý thuyết phải cung cấp các phần mềm tích hợp cho tất cả các loại xe của hãng, đã bị một khoản lỗ hoạt động đến 2 tỷ euro trong ba quý năm 2024, sau mức lỗ 2,4 tỷ vào năm 2023. Thiệt hại sau cùng có thể lên đến 30 tỷ euro do những chậm trễ và những khoản đầu tư dự định để bù đắp những khoản lỗ đó.
Những khoản lỗ lũy kế này của Cariad đã trở thành một thảm họa công nghiệp cho Volkswagen kể từ sau vụ tai tiếng gian lận động cơ diesel năm 2015. Câu chuyện này là biểu tượng cho thất bại cho ông khổng lồ công nghiệp xe ô tô Đức về một trong những cuộc cách mạng quan trọng trong lĩnh vực này: Phương tiện được điều khiển bằng phần mềm. Nói một cách khác, đó là một « điện thoại thông minh bốn bánh », có khả năng cập nhật từ xa, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật số, cá nhân hóa phương tiện và sắp tới đây là xe tự hành, giống như mô hình của Tesla.
Theo Frank Schwope, chuyên gia về ngành ô tô, giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Mittelstand, tại Hanover, bang Niedersachsen , thất bại này phần nào được giải thích bởi những sai lầm về chiến lược : « Cách tiếp cận tập trung hóa và phân cấp, vốn phổ biến trong ngành công nghiệp, không phù hợp với việc chế tạo phần mềm, được sáng tạo theo từng nhóm nhỏ và dần dần ».
Giờ đây, để giữ hoạt động doanh nghiệp, Volkswagen đành phải từ bỏ dự án và đặt cược nhiều vào các mối hợp tác. Trung tuần tháng 11/2024, lãnh đạo Volkswagen, Olivier Blum, ký kết thành lập công ty liên doanh với Rivian, một nhà sản xuất xe ô tô điện ở California, được thành lập năm 2009, tuy thua lỗ nhưng có phần mềm nổi tiếng. Mối liên kết này sẽ cho phép một sự chuyển giao công nghệ, giúp nhà sản xuất Đức thoát khỏi lối mòn.
Giao dịch này tiêu tốn mất 5 tỷ euro của Volkswagen mà không có bất kỳ bảo đảm thành công nào vào lúc hãng xe lớn nhất châu Âu này phải đàm phán với 120 ngàn nhân viên để đóng cửa ba nhà xưởng và thi hành biện pháp cắt giảm lương mang tính lịch sử, phá vỡ truyền thống của hãng. Về phía Trung Quốc, Volkswagen chuyển sang hợp tác với XPeng để sản xuất các phần mềm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng châu Á.
Xe hạng sang : Thế mạnh của các hãng xe Đức
Cuộc khủng hoảng tại Volkswagen là biểu tượng cho cơn ác mộng nhiều đêm đối với nhiều nhà lãnh đạo các hãng xe lớn của Đức. Từ lâu tin tưởng vào mẫu mã và lợi nhuận của mình, trung thành với cách tiếp cận dòng xe tập trung vào độ bám đường và động cơ nhiệt, các hãng xe Đức bị bất ngờ trước thành công và tốc độ xe Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc, cả hai đều tập trung vào động cơ điện và phần mềm điều khiển.
Dù vậy, Le Monde nhìn nhận, cuộc khủng hoảng công nghiệp xe ô tô tại Đức chưa phải là một hồi kết. Tuy bị Tesla và BYD bỏ xa, Volkswagen vẫn là hiệu xe điện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hiệu xe Mercedes, BMW, Audi và Porsch vẫn được rất ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Các thế mạnh truyền thống của những dòng xe này như sự thoải mái khi điều khiển, chất lượng, mã lực vẫn là những yếu tố quan trọng.
Ngoài ra, thị trường mẫu xe cao cấp của Đức là một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới (chiếm khoảng 25%) nhờ vào các mức thuế ưu đãi dành cho các xe công. Theo ông Frank Schwope, « từ đây đến cuối thập niên, một công nghệ khác – pin thể rắn – có thể thay thế pin lithium – ion hiện tại, bàn cờ khi ấy sẽ phải xáo lại ! »
************
Cảnh sát New York truy tìm người đàn ông sát hại CEO của UnitedHealth Brian Thompson
Cảnh sát New York hôm 5/12 tiếp tục truy tìm người đàn ông đã bắn chết Giám đốc Điều hành của UnitedHealth Brian Thompson trong một vụ tấn công trắng trợn bên ngoài một khách sạn ở khu vực Midtown Manhattan.
Lần cuối cùng tay súng này được nhìn thấy là khi hắn chạy vào công viên Central Park.
Ông Thompson, CEO của đơn vị bảo hiểm của UnitedHealth, đã bị bắn từ phía sau vào sáng 4/12 và cảnh sát mô tả đây là một vụ tấn công có chủ đích của một kẻ tấn công đeo mặt nạ trùm kín gần như toàn bộ gương mặt và hắn đã phục kích từ trước. Vụ việc xảy ra ngay trước hội nghị nhà đầu tư thường niên của công ty tại khách sạn Hilton trên Đại lộ Sixth Avenue.
Các nhà điều tra vẫn chưa nêu tên nghi phạm và vẫn đang tìm kiếm động cơ, Sở Cảnh sát Thành phố New York cho biết trong một cuộc họp báo vào sáng 4/12. Kể từ đó, họ chưa tổ chức một cuộc họp báo nào khác.
Đây không có vẻ là hành động bạo lực ngẫu nhiên", lãnh đạo Sở Cảnh sát Thành phố New York Jessica Tisch nói với các phóng viên. "Mọi dấu hiệu đều cho thấy đây là một cuộc tấn công có chủ đích, được lên kế hoạch trước".
Video an ninh cho thấy tay súng tấn công từ phía sau ông Thompson, 50 tuổi, giơ khẩu súng lục và bắn vào lưng nạn nhân. Cảnh sát cho biết, tay súng đã đến bên ngoài khách sạn trước ông Thompson vài phút và đợi ông đi qua trước khi nổ súng, phớt lờ những người qua đường khác.
Cảnh sát cho biết, nghi phạm, mặc áo nỉ trùm đầu và mặt nạ, đeo ba lô màu xám, đã chạy bộ trước khi lên xe đạp điện và phóng vào công viên Central Park. Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh nghi phạm được chụp từ các camera an ninh trong khu vực, bao gồm một bức ảnh hắn giơ súng và chĩa về phía ông Thompson và một bức ảnh khác chụp nghi phạm đang chạy trốn trên xe đạp.
Những bức ảnh khác chụp được thoáng qua đôi mắt, lông mày và sống mũi của nhân vật này khi hắn đứng trong quán cà phê, với lời chú thích kêu gọi công chúng giúp đỡ để xác định danh tính người đàn ông này.
Vụ giết người xảy ra vào sáng ngày thắp sáng cây thông Noel thường niên của thành phố tại Trung tâm Rockefeller cách đó vài dãy nhà. Sự kiện này diễn ra theo đúng kế hoạch với an ninh nghiêm ngặt.
UnitedHealth là công ty bảo hiểm y tế lớn nhất Hoa Kỳ, cung cấp bảo hiểm cho hàng chục triệu người Mỹ, những người phải trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với bất kỳ quốc gia nào khác. Ông Thompson, 50 tuổi, là Tổng giám đốc điều hành của UnitedHealthcare, một đơn vị của UnitedHealth Group, kể từ tháng 4 năm 2021.
Công ty đã phải vật lộn với hậu quả từ vụ tấn công dữ liệu lớn vào đơn vị Change Healthcare, vốn cung cấp công nghệ cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, làm gián đoạn việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân và việc hoàn trả cho bác sĩ trong nhiều tháng.
Ông Thompson đã làm việc tại UnitedHealth từ năm 2004 ở một số bộ phận, theo tiểu sử sau đó đã bị xóa khỏi trang web của công ty.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình Brian và tất cả những người thân thiết với ông", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Vợ của ông Thompson, Paulette, đã nói với NBC News hôm 4/12 rằng ông đã nhận được một số lời đe dọa liên quan đến công việc của mình, nhưng không nêu cụ thể.
Sở Cảnh sát ở cả Maple Grove, Minnesota, nơi ông Thompson sống, hoặc ở Minnetonka, nơi UnitedHealth đặt trụ sở, cho biết họ không có hồ sơ nào về các mối đe dọa đối với ông. Sở Cảnh sát Minneapolis cho biết "không có sự việc" nào liên quan đến ông Thompson trong hồ sơ của họ.
*************
Tổng thống Pháp Macron tìm thủ tướng mới để thay ông Barnier vừa từ chức
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã họp với các đồng minh và lãnh đạo quốc hội hôm 5/12 trong khi ông tìm cách nhanh chóng bổ nhiệm một thủ tướng mới để thay thế ông Michel Barnier, người đã chính thức từ chức một ngày sau khi các nhà lập pháp đối lập bỏ phiếu lật đổ chính phủ của ông.
Ông Barnier, một người bảo thủ kỳ cựu được Tổng thống Macron bổ nhiệm làm thủ tướng cách đây chưa đầy ba tháng, đã trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp sau khi ông không tìm đủ ủng hộ cho một ngân sách nhằm kiềm chế thâm hụt lớn.
Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron đã yêu cầu ông Barnier và chính phủ của ông tiếp tục giữ chức vụ tạm quyền cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.
Ông Francois Bayrou, người mà truyền thông Pháp thường coi là người có thể kế nhiệm ông Barnier, dự kiến sẽ dùng bữa trưa với ông Macron, tờ Le Parisien và các phương tiện truyền thông khác đưa tin. Ông Bayrou là một chính trị gia trung dung kỳ cựu và là đồng minh thân cận của ông Macron.
Bộ trưởng quốc phòng sắp mãn nhiệm Sebastien Lecornu cũng được coi là ứng cử viên cho chức thủ tướng. Hiện vẫn chưa có thông tin nào về cuộc họp có thể diễn ra giữa ông Macron và ông Lecornu.
Ba nguồn tin hôm 4/12 nói với Reuters rằng ông Macron muốn nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế, một nguồn tin cho biết ông muốn làm như vậy trước một buổi lễ hôm 7/12 để mở lại Nhà thờ Đức Bà - được cải tạo sau vụ hỏa hoạn đã làm cháy rụi nhà thờ này. Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump nằm trong số các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham dự.
Các đồng minh trong chính phe của ông Macron đã đồng loạt kêu gọi hành động nhanh chóng. Sau cuộc bầu cử bất thường vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, ông Macron mất gần hai tháng để bổ nhiệm ông Barnier.
"Tôi đề nghị ông ấy nhanh chóng tiến hành bổ nhiệm thủ tướng, điều này rất quan trọng, chúng ta không được để mọi thứ lấp lửng như vậy", Chủ tịch Quốc hội Yael Braun-Pivet nói với đài phát thanh France Inter trước khi gặp ông Macron vào khoảng giữa trưa.
Ông Macron, người sẽ có bài phát biểu toàn quốc trên truyền hình lúc 8 giờ tối (19 giờ GMT), cũng sẽ gặp người đứng đầu Thượng viện lúc 14 giờ GMT, theo truyền thông Pháp đưa tin.
*************
Trung Quốc trừng phạt 13 công ty quân sự Hoa Kỳ vì bán vũ khí cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 công ty quân sự Hoa Kỳ từ ngày 5/12 để đáp trả việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, sau khi Hoa Kỳ thu xếp cho tổng thống Đài Loan quá cảnh qua lãnh thổ của mình.
Trung Quốc có động thái này sau khi mạnh mẽ phản đối Hoa Kỳ cho phép bán phụ tùng và hỗ trợ cho máy bay chiến đấu F-16 và radar trị giá 385 triệu đô la cho Đài Loan, điều Bắc Kinh nói là làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và Tổng thống Lại Thanh Đức là một kẻ ly khai nguy hiểm, phản đối mọi tương tác hoặc chuyến thăm nước ngoài của các lãnh đạo hòn đảo này.
Bộ Ngoại giao cho biết trong tuyên bố hôm 5/12 rằng các công ty bị trừng phạt bao gồm Teledyne Brown Engineering Inc, BRINC Drones Inc và Shield AI Inc. Các công ty khác phải đối mặt với lệnh trừng phạt là Rapid Flight LLC, Red Six Solutions, SYNEXXUS Inc, Firestorm Labs Inc, Kratos Unmanned Aerial Systems Inc, HavocAI, Neros Technologies, Cyberlux Corporation, Domo Tactical Communications và Group W.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đóng băng tài sản của sáu giám đốc điều hành của năm công ty bao gồm Raytheon, BAE Systems và United Technologies tại Trung Quốc và cấm họ nhập cảnh vào nước này.
Các tổ chức và cá nhân Trung Quốc cũng bị cấm giao dịch với họ.
************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 6 - 12 -2024
**************
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày:
(AFP) – Ứng dụng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc buộc phải tạm dừng hoạt động tại Việt Nam. Theo truyền thông nhà nước Việt Nam hôm nay, 05/12/2024, lý do là công ty không đăng ký với cơ quan chức năng đúng thời hạn. Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào tháng 10, Temu đã thu hút người tiêu dùng Việt Nam với mức giảm giá lên tới 90%. Bộ Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lo ngại « giá sản phẩm thấp bất thường có thể ảnh hưởng đến sản phẩm trong nước ».
(AFP) - Việt Nam : 12 quân nhân thiệt mạng trong một vụ nổ tại tỉnh Đồng Nai. Tai nạn xảy ra tối 02/12/2024 tại một trường bắn quân sự của Quân khu 7, ở tỉnh Đồng Nai, trong một cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ. Truyền thông nhà nước hôm nay loan báo, theo tìm hiểu ban đầu, khối thuốc súng đã phát nổ do mưa to, có sấm sét và sét đã đánh vào kíp nổ. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, bộ Quốc Phòng đã ra lệnh điều tra khẩn cấp về vụ việc.
(Reuters) –Tổng thống Đài Loan khẳng định hợp tác Mỹ - Đài là « vững như bàn thạch ». Tuyên bố được lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức đưa ra hôm nay, 05/12/2024, trong chặng dừng chân tại Guam, Mỹ. Tổng thống Đài Loan cũng có cuộc điện đàm với chủ tịch Hạ Viện Mỹ Mike Johnson. Sau cuộc điện đàm này, Bắc Kinh đã kêu gọi Mỹ « ngừng gửi các tín hiệu xấu » đến các thế lực đòi độc lập cho Đài Loan.
(AFP) – Năm 2025 : Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyên góp 9,9 tỷ đôla để cứu giúphơn 100 triệu trẻ em, nạn nhân xung đột - khủng hoảng. Lãnh đạo UNICEF Catherine Russell hôm qua, 04/12/2025, trong một thông cáo báo chí, báo động « hhu cầu hỗ trợ nhân đạo trẻ em đang ở mức lịch sử », dự kiến tổng số 213 triệu trẻ em ở 146 quốc gia và vùng lãnh thổ cần đến trong năm tới. Số tiền quyên góp nói trên mới chỉ giúp được một nửa số nạn nhân. Khoản viện trợ này chủ yếu nhằm giúp trẻ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nước uống và giáo dục, chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý và ngăn ngừa bạo lực về giới.
(AFP) - Amnesty International tố cáo Israel đã và đang tiếp tục phạm tội « diệt chủng » đối với người Palestine tại Gaza. Trong báo cáo 300 trang được công bố hôm nay, 05/12/2024, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế kêu gọi cộng đồng quốc tế không « đồng lõa » với tội ác diệt chủng của Israel. Tổng thư ký của Amnesty International, Agnès Callamard, khẳng định « từ tháng này sang tháng khác, Israel đã đối xử với người Palestine ở Gaza như một nhóm người thấp kém, không xứng được tôn trọng về nhân quyền và phẩm giá, cho thấy ý đồ diệt trừ họ ». Đáp lại, bộ Ngoại Giao Israel ra thông cáo bác bỏ báo cáo mà Tel Aviv "dàn dựng, hoàn toàn sai trái, dựa trên những điều dối trá". Tel Aviv cũng tố cáo Amnesty International là một tổ chức "cuồng tín".
(AFP) - Thiệt hại kinh tế do thiên tai toàn cầu lên tới 310 tỉ đô la trong năm 2024. Hãng bảo hiểm Swiss Re của Thụy Sĩ hôm nay 05/12/2024 ra thông cáo cho biết thiệt hại kinh tế mà thế giới hứng chịu như vậy đã tăng 6% sau một năm. Số tiền bồi thường mà các hãng bảo hiểm chi trả cho khách hàng đã lên tới 135 tỉ đô la, tăng 17% so với năm 2023, chủ yếu do các siêu bão Hélène và Milton. Đây là năm thứ 5 liên tiếp chi phí bảo hiểm thiên tai của các hãng bảo hiểm vượt ngưỡng 100 tỉ đô la. Ngoài ra, các thảm họa do con người gây ra trong năm 2024, như tai nạn công nghiệp, theo ước tính cũng gây thiệt hại kinh tế 320 tỷ đô la, phần mà các công ty bảo hiểm chi trả lên tới 144 tỷ đô la.
************
Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị điều tra về tội « nổi loạn »
Ngày 05/12/2024, cảnh sát Hàn Quốc thông báo mở một cuộc điều tra nhắm vào tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol về tội « nổi loạn », sau khi ông bất ngờ ban bố thiết quân luật vào đêm 03/12/2024 nhưng vài giờ đồng hồ sau đó đã phải dỡ bỏ do sự phản đối của Quốc Hội.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Theo AFP, phát biểu trước các nghị sĩ, Woo Kong Suu, Giám đốc Cơ quan điều tra quốc gia của cảnh sát Hàn Quốc, thông báo cuộc điều tra « đang được tiến hành ». Thông tin của cảnh sát được loan báo trong bối cảnh một cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội để phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol được ấn định bắt đầu lúc 19 giờ địa phương (10 giờ GMT) thứ Bảy 07/12.
Hôm qua, sáu đảng đối lập (tổng cộng 192 nghị sĩ) đã đề nghị Quốc Hội bỏ phiếu phế truất tổng thống với cáo buộc « vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật » Hàn Quốc. Đảng bảo thủ của tổng thống, đảng Đảng Quyền lực Nhân dân, tuy đã yêu cầu ông Yoon Suk Yeol giải trình nhưng phản đối việc bỏ phiếu bất tín nhiệm tổng thống. Đảng này có 108 ghế trong tổng số 300 nghị sĩ ở Quốc Hội.
AFP cho biết, để phế truất tổng thống, cần có 2/3 tổng số nghị sĩ ủng hộ, tức là nếu tất cả các dân biểu phe đối lập bỏ phiếu thuận thì vẫn cần thêm 8 phiếu của các nghị sĩ trong đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, hôm nay, Choo Kyung Ho, người đứng đầu nhóm dân biểu đảng Quyền lực Nhân dân tại Quốc Hội, khẳng định với giới báo chí là toàn bộ 108 nghị sĩ của đảng sẽ bỏ phiếu chống việc truất phế tổng thống. Nhưng ông Choo Kyung Ho đã yêu cầu tổng thống rời khỏi đảng, đồng thời khẳng định đảng cầm quyền « không cố tìm cách bảo vệ thiết quân luật vi hiến của tổng thống ».
Nếu đề xuất bất tín nhiệm được thông qua, ông Yoon Suk Yeol sẽ bị đình chỉ chức vụ trong khi chờ phán quyết của Tòa Bảo Hiến xác nhận phế truất tổng thống. Nếu các thẩm phán tòa Tòa Bảo Hiến bật đèn xanh, ông Yoon Suk Yeol sẽ mất chức và cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong 60 ngày.
Theo một khảo sát ý kiến mà hãng tin Realmeter công bố hôm qua 04/11, gần 74% số người được hỏi ủng hộ việc phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol.
Cựu bộ trưởng Quốc Phòng bị cấm ra nước ngoài
Vài giờ sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun từ chức, tối qua, hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn các nguồn tin tư pháp cho biết các công tố viên quận trung tâm Seoul đã ra lệnh cấm ông ra nước ngoài, do vai trò của nhân vật này trong vụ tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật và điều binh sĩ tiến vào tòa nhà Quốc Hội. Theo Yonhap, chính bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun là người đã đề nghị tổng thống ban hành thiết quân luật.
Theo Reuters, văn phòng tổng thống hôm nay thông báo ông Yoon Suk Yeol đã bổ nhiệm Choi Byung Hyuk, đại sứ Hàn Quốc tại Ả Rập Xê Út, làm tân bộ trưởng Quốc Phòng.
*************
Ngoại trưởng Nga lần đầu tiên đến một nước Liên Âu kể từ đầu chiến tranh Ukraina
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm nay, 05/12/2024, có mặt tại đảo Malta, miền nam châu Âu, để dự hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao Nga tới một quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu kể từ khi nỗ ra cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraina tháng 2/2022. Hội nghị OSCE trở thành nơi đối đầu trực tiếp giữa Nga với Ukraina và các đồng minh.
Đăng ngày:
Theo người phát ngôn của chính phủ Malta, ngoại trưởng Nga bị Liên Âu « phong tỏa tài sản », nhưng không bị cấm đến Liên Âu. Theo chính phủ Malta, việc mời ngoại trưởng Nga cho phép « duy trì một số kênh đối thoại ». Trước đó, Ba Lan, quốc gia chủ nhà hội nghị OSCE hồi năm 2022, đã từ chối cho phép ông Lavrov tham dự.
Tại một cuộc họp của OSCE hôm nay, lãnh đạo ngoại giao Ukraina, Andriï Sybiga, đã gọi đồng nhiệm Nga là « tội phạm chiến tranh ». Ngoại trưởng Ukraina nhấn mạnh : « Ukraina tiếp tục chiến đấu để bảo vệ quyền được tồn tại. Kẻ tội phạm chiến tranh có mặt tại hội nghị cần hiểu rằng : Ukraina sẽ giành được quyền này, và công lý sẽ chiến thắng ». Cũng tại Malta, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cáo buộc ngoại trưởng Nga đã tung ra « một trận sóng thần tin giả », và lên án Matxcơva « leo thang chiến tranh » tại Ukraina.
Về phần mình, ngoại trưởng Nga cáo buộc chính quyền Mỹ nỗ lực « gây bất ổn tại lục địa Á – Âu », « mở rộng NATO sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, với việc liên tục tiến hành tập trận ». Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga thông báo ông Lavrov sẽ sử dụng diễn dàn này để báo động về cuộc « khủng hoảng định chế » của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Theo AFP, kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, OSCE đã bị tê liệt do Nga liên tục phủ quyết các quyết định quan trọng, cần đến sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Kể từ tháng 9/2024, chức vụ tổng thư ký và ba vị trí cao cấp khác bị bỏ trống do bất đồng về nhân sự kế nhiệm. Nga đã ngăn cản Estonia đảm nhiệm chức vụ chủ tịch luân phiên của OSCE trong năm 2024.
OSCE, thành lập năm 1975, có mục tiêu « giảm căng thẳng giữa hai khối Đông và Tây » trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tổ chức này hiện có 57 quốc gia thành viên.
************
Mỹ cung cấp cho Việt Nam 12,5 triệu đô la để mua xuồng nhỏ
Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam 12,5 triệu đô la để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Đại sứ quán Mỹ thông báo tin này hôm 5/12.
Truyền thông Nhà nước dẫn thông cáo của Đại sứ quán Mỹ vào cùng ngày cho biết, thông báo được Đại sứ Mỹ Marc Knapper đưa ra trong cuộc họp cùng ngày với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5 ở Phú Quốc.
Theo đó, Cục Phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ triển khai gói viện trợ mới với tổng trị giá 12,5 triệu USD cho Việt Nam.
“Gói viện trợ sẽ được phân bổ cho các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam để mua xuồng nhỏ, tập huấn nâng cao năng lực và xây dựng các mô hình hỗ trợ huấn luyện, đào tạo về thực thi pháp luật biển” - Đại sứ Mỹ nói.
Việt Nam hiện đang phải chịu thẻ vàng cảnh cáo về thuỷ sản do EU áp dụng kể từ năm 2017. Trong các năm qua, Việt Nam vẫn đang tìm cách để EU rút thẻ vàng, tránh bị châu Âu áp thẻ đỏ - mức độ cao nhất cấm Việt Nam xuất khẩu hải sản khai thác sang thị trường EU.
Khoản viện trợ 12,5 triệu đô la mới được công bố là một phần trong hoạt động song phương Việt - Mỹ thuộc khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ viết: “Gói viện trợ cũng là minh chứng cho thấy hai chính phủ đang hợp tác cùng giải quyết những thách thức chung của khu vực và toàn cầu”.
*************
Nvidia ký thoả thuận xây dựng Trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam
Tập đoàn công nghệ Nvidia của Mỹ hôm 5/12 vừa ký thoả thuận với Chính phủ Việt Nam để xây dựng một trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.
Truyền thông Nhà nước cho biết thoả thuận được công bố vào cùng ngày trong cuộc gặp tại Hà Nội giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Nvidia.
Báo Nhà nước cho biết hai bên sẽ lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Thoả thuận được ký giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam - và ông Jay Puri, Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu Nvidia.
Hạ tầng mới được cung cấp thông qua VRDC và Trung tâm Dữ liệu AI sẽ hỗ trợ chiến lược quốc gia về AI của Việt Nam, đặt nền tảng cho việc ươm tạo và phát triển tài năng AI bằng cách sử dụng các công nghệ AI tiên tiến của Nvidia, theo truyền thông Nhà nước.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được báo trong nước dẫn lời nói: “Chúng tôi cam kết tạo ra môi trường thuận lợi nhất để các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, như Nvidia, có thể triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”.
Cũng nhân dịp này, Nvidia cho biết tập đoàn đã mua VinBrain - một doanh nghiệp khởi nghiệp về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên thông tin cụ thể về việc mua bán này không được tiết lộ.
Hồi tháng 4 vừa qua, FPT của Việt Nam cũng cho biết hãng có kế hoạch xây dựng một nhà máy trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu đô la sử dụng chip đồ hoạ và phần mềm của Nvidia.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm ngoái, ông Jensen Huang nói rằng Nvidia mong muốn được mở rộng hợp tác đối tác với các công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam và sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực cho ngành này cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
**********
Vì sao ngành công nghiệp ô tô Đức rơi vào khủng hoảng?
Trong vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo nhiều hãng xe ô tô lớn của Đức bất ngờ nhận thấy họ phải cạnh tranh khốc liệt, một bên là với những đại tập đoàn phần mềm Mỹ và bên kia là với các nước châu Á thống trị các loại bình điện cho ô tô điện. Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về doanh số và chi phí mà hãng Volkswagen – nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu – đang phải đối mặt là một ví dụ điển hình.
Hiện trạng của ngành ô tô Đức
Trang Deutsche Welle trước hết đưa ra một bảng tổng kết ảm đạm : Lợi nhuận ròng trong quý III/2024 của Volkswagen giảm gần 64% so với cùng kỳ năm 2023. Ban lãnh đạo tập đoàn Volkswagen dự trù cắt giảm 10% chi phí tiền lương để có thêm 800 triệu euro trong mục tiêu tiết kiệm tổng cộng 4 tỷ euro.
Ngoài ra, theo hội đồng công nhân Volkswagen, nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất châu Âu này còn có kế hoạch đóng cửa ba nhà máy và cắt giảm hàng chục nghìn lao động. Chi nhánh của Volkswagen là hiệu xe Audi cũng dự trù một kế hoạch triệt để: ngừng sản xuất xe điện tại nhà máy ở Bruxelles, Bỉ vào cuối tháng 2/2025. Khoảng 3.000 công nhân có nguy cơ mất việc.
Bầu không khí ảm đạm không chỉ riêng ở hãng xe Volkswagen. Kết quả hoạt động kinh doanh quý III/2024 của các thương hiệu xe khác như Mercedes, Audi, BMW và Porsch là đáng báo động : Lượng xe bán ra tại Trung Quốc sụt giảm thê thảm, chỉ chiếm hơn 1/3 so với mức sản xuất.
Tính từ năm 2019, các nhà sản xuất xe ô tô Đức đã cắt giảm khoảng 46.000 việc làm. Con số này có nguy cơ tăng lên gần gấp ba lần trong vòng một thập kỷ tới, theo như cảnh báo từ bà Hildegard Muller, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức.
Thời hoàng kim đã qua
Giới chuyên gia tại Đức giải thích sự trượt dốc chóng mặt của ngành công nghiệp xe ô tô Đức đánh dấu hồi kết cho một giai đoạn ngoại lệ, thời kỳ mà nhu cầu to lớn của Trung Quốc đã đáp ứng được sự chuyên biệt hóa của Đức về các dòng xe berline động cơ nhiệt cỡ lớn được sản xuất tại Đức.
Trả lời báo Pháp Le Monde, ông Thomas Puls, một chuyên gia về ngành ô tô, Viện Kinh tế Koln, nhắc lại ngay từ những năm 2000, thị trường Tây Âu đã bị đình trệ, còn nhu cầu tại Trung Quốc bùng nổ. Trọng tâm ngành sản xuất ô tô vì thế cũng dịch chuyển sang châu Á. Volkswagen, đặt cược nhiều vào Trung Quốc ngay từ những năm 1980, đã tận dụng được xu hướng này nhờ vào các công ty liên doanh tại chỗ và thu được nhiều lợi nhuận to lớn. Điều này góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình toàn cầu hóa ngành công nghiệp xe ô tô Đức, làm ảnh hưởng tất cả các nhà sản xuất và các nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, hiệu ứng mạnh nhất liên quan đến các dòng xe hạng sang. Trong những năm 2000 – 2010, một tầng lớp trung lưu mới trỗi dậy ở Trung Quốc đã đổ xô sắm các mẫu xe cao cấp được sản xuất tại Đức nhằm thể hiện vị thế xã hội. Ngay giữa năm 2010, « quan chức nào của đảng Cộng sản Trung Quốc đều lái một chiếc Audi A6 », ông Thomas Puls lưu ý. Các hãng xe Đức buộc phải tăng sản lượng và liên tục nâng cấp các dòng xe. Tính đến ngày nay, xuất khẩu xe Đức chiếm đến 76%, trong đó 19% là sang châu Á.
Nhưng lợi nhuận thu được tại Trung Quốc trong những năm 2010 đã khiến Volkswagen cùng với các chi nhánh Porsche và Audi mờ mắt, phớt lờ những điểm yếu cấu trúc của công ty mẹ Volkswagen, vốn đã gặp tình trạng thừa sản xuất và biên lợi nhuận thấp trong một thời gian dài.
Cuộc khủng hoảng dịch tễ Covid-19 là một bước ngoặt quan trọng : Vào lúc lượng xe bán ra tại châu Âu giảm liên tục, đại dịch Covid – 19 còn làm cho khả năng sinh lời của các nhà máy của Volkswagen thêm tồi tệ. Hiện tượng thừa năng suất đã trở nên khó cầm cự được. Tuy nhiên, Le Monde lưu ý không chỉ có các hãng xe Đức bị tác động : Nhà sản xuất xe hiệu Ford ngày 20/11/2024 đã thông báo cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, trong đó có 2.900 người ở vùng Koln của Đức.
Đột phá công nghệ pin : Đức bị Trung Quốc qua mặt
Cùng lúc này tại Trung Quốc, các chính sách khuyến khích người dân mua hàng nội địa cũng đã làm tụt giảm mạnh thị phần xe ô tô Đức, từ mức 26,4% trong năm 2020 xuống còn 20,3% trong quý I/2024, theo số liệu của Liên đoàn ngành ô tô Đức (VDA), được Le Monde trích dẫn. Hãng xe BYD, ban đầu chỉ sản xuất bình điện, được Nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ, đã có mức tăng trưởng ngoạn mục, gây bất ngờ cho các đối thủ nước ngoài.
Năm 2022, bị các đối thủ châu Âu xem thường, BYD đã đánh bật Volkswagen, trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Trung Quốc khi cho trình làng các mẫu xe điện có giá rất cạnh tranh và đi tiên phong trong phần mềm tích hợp. Theo nhận định của ông Thomas Puls, tín hiệu đưa ra là rất rõ ràng : « Người mua xe tương lai chủ yếu là Trung Quốc. Hiển nhiên, chính họ sẽ là người xác định công nghệ thống trị trên thị trường. »
Bước đột phá về công nghệ này đánh dấu một sự giải phóng về văn hóa cũng như là sự chuyển dịch về địa chính trị. Trung Quốc thị trường hàng đầu thế giới về xe ô tô, cũng là thị trường lớn nhất cho xe ô tô động cơ điện. Hơn một nửa các loại xe ô tô động cơ điện hay động cơ hỗn hợp nhiệt – điện sản xuất trên thế giới là được bán tại Trung Quốc. Và mỉa mai thay, BYD bắt đầu xuất khẩu sang châu Âu, chinh phục thị trường truyền thống của Volkswagen và các đối thủ châu Âu, có sức cạnh tranh kém hấp dẫn hơn.
Phần mềm : Những gã khổng lồ Mỹ
Không chỉ bị Trung Quốc cạnh tranh, Volkswagen còn bị các đại tập đoàn phần mềm của Mỹ đe dọa. Bài điều tra của báo Pháp Le Monde ngày 02/12/2024, nêu trường hợp công ty Cariad, chi nhánh của Volkswagen, chuyên phát triển các phần mềm.
Được thành lập năm 2020, Cariad của Volkswagen có tham vọng trở thành « tập đoàn phần mềm lớn nhất châu Âu sau SAP ». Bốn năm sau và qua nhiều lần tái cơ cấu, Cariad, theo lý thuyết phải cung cấp các phần mềm tích hợp cho tất cả các loại xe của hãng, đã bị một khoản lỗ hoạt động đến 2 tỷ euro trong ba quý năm 2024, sau mức lỗ 2,4 tỷ vào năm 2023. Thiệt hại sau cùng có thể lên đến 30 tỷ euro do những chậm trễ và những khoản đầu tư dự định để bù đắp những khoản lỗ đó.
Những khoản lỗ lũy kế này của Cariad đã trở thành một thảm họa công nghiệp cho Volkswagen kể từ sau vụ tai tiếng gian lận động cơ diesel năm 2015. Câu chuyện này là biểu tượng cho thất bại cho ông khổng lồ công nghiệp xe ô tô Đức về một trong những cuộc cách mạng quan trọng trong lĩnh vực này: Phương tiện được điều khiển bằng phần mềm. Nói một cách khác, đó là một « điện thoại thông minh bốn bánh », có khả năng cập nhật từ xa, tích hợp với các nền tảng kỹ thuật số, cá nhân hóa phương tiện và sắp tới đây là xe tự hành, giống như mô hình của Tesla.
Theo Frank Schwope, chuyên gia về ngành ô tô, giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Mittelstand, tại Hanover, bang Niedersachsen , thất bại này phần nào được giải thích bởi những sai lầm về chiến lược : « Cách tiếp cận tập trung hóa và phân cấp, vốn phổ biến trong ngành công nghiệp, không phù hợp với việc chế tạo phần mềm, được sáng tạo theo từng nhóm nhỏ và dần dần ».
Giờ đây, để giữ hoạt động doanh nghiệp, Volkswagen đành phải từ bỏ dự án và đặt cược nhiều vào các mối hợp tác. Trung tuần tháng 11/2024, lãnh đạo Volkswagen, Olivier Blum, ký kết thành lập công ty liên doanh với Rivian, một nhà sản xuất xe ô tô điện ở California, được thành lập năm 2009, tuy thua lỗ nhưng có phần mềm nổi tiếng. Mối liên kết này sẽ cho phép một sự chuyển giao công nghệ, giúp nhà sản xuất Đức thoát khỏi lối mòn.
Giao dịch này tiêu tốn mất 5 tỷ euro của Volkswagen mà không có bất kỳ bảo đảm thành công nào vào lúc hãng xe lớn nhất châu Âu này phải đàm phán với 120 ngàn nhân viên để đóng cửa ba nhà xưởng và thi hành biện pháp cắt giảm lương mang tính lịch sử, phá vỡ truyền thống của hãng. Về phía Trung Quốc, Volkswagen chuyển sang hợp tác với XPeng để sản xuất các phần mềm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng châu Á.
Xe hạng sang : Thế mạnh của các hãng xe Đức
Cuộc khủng hoảng tại Volkswagen là biểu tượng cho cơn ác mộng nhiều đêm đối với nhiều nhà lãnh đạo các hãng xe lớn của Đức. Từ lâu tin tưởng vào mẫu mã và lợi nhuận của mình, trung thành với cách tiếp cận dòng xe tập trung vào độ bám đường và động cơ nhiệt, các hãng xe Đức bị bất ngờ trước thành công và tốc độ xe Tesla của Mỹ và BYD của Trung Quốc, cả hai đều tập trung vào động cơ điện và phần mềm điều khiển.
Dù vậy, Le Monde nhìn nhận, cuộc khủng hoảng công nghiệp xe ô tô tại Đức chưa phải là một hồi kết. Tuy bị Tesla và BYD bỏ xa, Volkswagen vẫn là hiệu xe điện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hiệu xe Mercedes, BMW, Audi và Porsch vẫn được rất ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Các thế mạnh truyền thống của những dòng xe này như sự thoải mái khi điều khiển, chất lượng, mã lực vẫn là những yếu tố quan trọng.
Ngoài ra, thị trường mẫu xe cao cấp của Đức là một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới (chiếm khoảng 25%) nhờ vào các mức thuế ưu đãi dành cho các xe công. Theo ông Frank Schwope, « từ đây đến cuối thập niên, một công nghệ khác – pin thể rắn – có thể thay thế pin lithium – ion hiện tại, bàn cờ khi ấy sẽ phải xáo lại ! »
************
Cảnh sát New York truy tìm người đàn ông sát hại CEO của UnitedHealth Brian Thompson
Cảnh sát New York hôm 5/12 tiếp tục truy tìm người đàn ông đã bắn chết Giám đốc Điều hành của UnitedHealth Brian Thompson trong một vụ tấn công trắng trợn bên ngoài một khách sạn ở khu vực Midtown Manhattan.
Lần cuối cùng tay súng này được nhìn thấy là khi hắn chạy vào công viên Central Park.
Ông Thompson, CEO của đơn vị bảo hiểm của UnitedHealth, đã bị bắn từ phía sau vào sáng 4/12 và cảnh sát mô tả đây là một vụ tấn công có chủ đích của một kẻ tấn công đeo mặt nạ trùm kín gần như toàn bộ gương mặt và hắn đã phục kích từ trước. Vụ việc xảy ra ngay trước hội nghị nhà đầu tư thường niên của công ty tại khách sạn Hilton trên Đại lộ Sixth Avenue.
Các nhà điều tra vẫn chưa nêu tên nghi phạm và vẫn đang tìm kiếm động cơ, Sở Cảnh sát Thành phố New York cho biết trong một cuộc họp báo vào sáng 4/12. Kể từ đó, họ chưa tổ chức một cuộc họp báo nào khác.
Đây không có vẻ là hành động bạo lực ngẫu nhiên", lãnh đạo Sở Cảnh sát Thành phố New York Jessica Tisch nói với các phóng viên. "Mọi dấu hiệu đều cho thấy đây là một cuộc tấn công có chủ đích, được lên kế hoạch trước".
Video an ninh cho thấy tay súng tấn công từ phía sau ông Thompson, 50 tuổi, giơ khẩu súng lục và bắn vào lưng nạn nhân. Cảnh sát cho biết, tay súng đã đến bên ngoài khách sạn trước ông Thompson vài phút và đợi ông đi qua trước khi nổ súng, phớt lờ những người qua đường khác.
Cảnh sát cho biết, nghi phạm, mặc áo nỉ trùm đầu và mặt nạ, đeo ba lô màu xám, đã chạy bộ trước khi lên xe đạp điện và phóng vào công viên Central Park. Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh nghi phạm được chụp từ các camera an ninh trong khu vực, bao gồm một bức ảnh hắn giơ súng và chĩa về phía ông Thompson và một bức ảnh khác chụp nghi phạm đang chạy trốn trên xe đạp.
Những bức ảnh khác chụp được thoáng qua đôi mắt, lông mày và sống mũi của nhân vật này khi hắn đứng trong quán cà phê, với lời chú thích kêu gọi công chúng giúp đỡ để xác định danh tính người đàn ông này.
Vụ giết người xảy ra vào sáng ngày thắp sáng cây thông Noel thường niên của thành phố tại Trung tâm Rockefeller cách đó vài dãy nhà. Sự kiện này diễn ra theo đúng kế hoạch với an ninh nghiêm ngặt.
UnitedHealth là công ty bảo hiểm y tế lớn nhất Hoa Kỳ, cung cấp bảo hiểm cho hàng chục triệu người Mỹ, những người phải trả nhiều tiền hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với bất kỳ quốc gia nào khác. Ông Thompson, 50 tuổi, là Tổng giám đốc điều hành của UnitedHealthcare, một đơn vị của UnitedHealth Group, kể từ tháng 4 năm 2021.
Công ty đã phải vật lộn với hậu quả từ vụ tấn công dữ liệu lớn vào đơn vị Change Healthcare, vốn cung cấp công nghệ cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, làm gián đoạn việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân và việc hoàn trả cho bác sĩ trong nhiều tháng.
Ông Thompson đã làm việc tại UnitedHealth từ năm 2004 ở một số bộ phận, theo tiểu sử sau đó đã bị xóa khỏi trang web của công ty.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình Brian và tất cả những người thân thiết với ông", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Vợ của ông Thompson, Paulette, đã nói với NBC News hôm 4/12 rằng ông đã nhận được một số lời đe dọa liên quan đến công việc của mình, nhưng không nêu cụ thể.
Sở Cảnh sát ở cả Maple Grove, Minnesota, nơi ông Thompson sống, hoặc ở Minnetonka, nơi UnitedHealth đặt trụ sở, cho biết họ không có hồ sơ nào về các mối đe dọa đối với ông. Sở Cảnh sát Minneapolis cho biết "không có sự việc" nào liên quan đến ông Thompson trong hồ sơ của họ.
*************
Tổng thống Pháp Macron tìm thủ tướng mới để thay ông Barnier vừa từ chức
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã họp với các đồng minh và lãnh đạo quốc hội hôm 5/12 trong khi ông tìm cách nhanh chóng bổ nhiệm một thủ tướng mới để thay thế ông Michel Barnier, người đã chính thức từ chức một ngày sau khi các nhà lập pháp đối lập bỏ phiếu lật đổ chính phủ của ông.
Ông Barnier, một người bảo thủ kỳ cựu được Tổng thống Macron bổ nhiệm làm thủ tướng cách đây chưa đầy ba tháng, đã trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp sau khi ông không tìm đủ ủng hộ cho một ngân sách nhằm kiềm chế thâm hụt lớn.
Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron đã yêu cầu ông Barnier và chính phủ của ông tiếp tục giữ chức vụ tạm quyền cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.
Ông Francois Bayrou, người mà truyền thông Pháp thường coi là người có thể kế nhiệm ông Barnier, dự kiến sẽ dùng bữa trưa với ông Macron, tờ Le Parisien và các phương tiện truyền thông khác đưa tin. Ông Bayrou là một chính trị gia trung dung kỳ cựu và là đồng minh thân cận của ông Macron.
Bộ trưởng quốc phòng sắp mãn nhiệm Sebastien Lecornu cũng được coi là ứng cử viên cho chức thủ tướng. Hiện vẫn chưa có thông tin nào về cuộc họp có thể diễn ra giữa ông Macron và ông Lecornu.
Ba nguồn tin hôm 4/12 nói với Reuters rằng ông Macron muốn nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế, một nguồn tin cho biết ông muốn làm như vậy trước một buổi lễ hôm 7/12 để mở lại Nhà thờ Đức Bà - được cải tạo sau vụ hỏa hoạn đã làm cháy rụi nhà thờ này. Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump nằm trong số các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham dự.
Các đồng minh trong chính phe của ông Macron đã đồng loạt kêu gọi hành động nhanh chóng. Sau cuộc bầu cử bất thường vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, ông Macron mất gần hai tháng để bổ nhiệm ông Barnier.
"Tôi đề nghị ông ấy nhanh chóng tiến hành bổ nhiệm thủ tướng, điều này rất quan trọng, chúng ta không được để mọi thứ lấp lửng như vậy", Chủ tịch Quốc hội Yael Braun-Pivet nói với đài phát thanh France Inter trước khi gặp ông Macron vào khoảng giữa trưa.
Ông Macron, người sẽ có bài phát biểu toàn quốc trên truyền hình lúc 8 giờ tối (19 giờ GMT), cũng sẽ gặp người đứng đầu Thượng viện lúc 14 giờ GMT, theo truyền thông Pháp đưa tin.
*************
Trung Quốc trừng phạt 13 công ty quân sự Hoa Kỳ vì bán vũ khí cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 công ty quân sự Hoa Kỳ từ ngày 5/12 để đáp trả việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, sau khi Hoa Kỳ thu xếp cho tổng thống Đài Loan quá cảnh qua lãnh thổ của mình.
Trung Quốc có động thái này sau khi mạnh mẽ phản đối Hoa Kỳ cho phép bán phụ tùng và hỗ trợ cho máy bay chiến đấu F-16 và radar trị giá 385 triệu đô la cho Đài Loan, điều Bắc Kinh nói là làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và Tổng thống Lại Thanh Đức là một kẻ ly khai nguy hiểm, phản đối mọi tương tác hoặc chuyến thăm nước ngoài của các lãnh đạo hòn đảo này.
Bộ Ngoại giao cho biết trong tuyên bố hôm 5/12 rằng các công ty bị trừng phạt bao gồm Teledyne Brown Engineering Inc, BRINC Drones Inc và Shield AI Inc. Các công ty khác phải đối mặt với lệnh trừng phạt là Rapid Flight LLC, Red Six Solutions, SYNEXXUS Inc, Firestorm Labs Inc, Kratos Unmanned Aerial Systems Inc, HavocAI, Neros Technologies, Cyberlux Corporation, Domo Tactical Communications và Group W.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đóng băng tài sản của sáu giám đốc điều hành của năm công ty bao gồm Raytheon, BAE Systems và United Technologies tại Trung Quốc và cấm họ nhập cảnh vào nước này.
Các tổ chức và cá nhân Trung Quốc cũng bị cấm giao dịch với họ.
************