(AFP) – Thêm 11 người chết tại Ukraina : Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga « không muốn hòa bình ». Trên
Telegram, hôm qua, 06/12/2024, tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc
Moscow thực hiện hai cuộc không kích khiến ít nhất 11 người thiệt mạng
trên lãnh thổ Ukraina. Ông nhấn mạnh : « “Hàng nghìn cuộc tấn công như
vậy do Nga thực hiện trong cuộc chiến này cho thấy rõ ràng rằng Putin
không cần hòa bình thực sự ». Ông khẳng định : « Chỉ bằng vũ lực, chúng
ta mới có thể chống lại. Và chỉ bằng vũ lực, hòa bình thực sự mới có thể
được thiết lập ».
(AFP) – Putin thông báo có thể triển khai tên lửa Orechnik, tại Belarus từ cuối năm 2025.
Hôm qua, 06/12/2024, tổng thống Nga đưa ra tuyên bố sau khi cùng người
đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ký một thỏa thuận chung ở Minsk về
an ninh. Oreshnik loại tên lửa chiến lược tầm trung có khả năng mang
đầu đạn hạt nhân, đang trong giai đoạn thử nghiệm, mà Matxcơva vừa sử
dụng để tấn công một thành phố của Ukraina hôm 21/10, để trả đũa việc
phương Tây cho Ukraina dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga,
vốn được Nga coi là « lằn ranh đỏ ».
(AFP) – Gruzia : Biểu tình chống chính phủ thân Nga liên tiếp đêm thứ 9, cảnh sát bắt giữ 48 người. Cảnh
sát Gruzia hôm nay, 07/12/2024, thông báo bắt giữ 48 người trong các
cuộc biểu tình ủng hộ Liên Âu. Biểu tình này một lần nữa bị giải tán
bằng vòi rồng và hơi cay.
(AFP) – Tòa án Liên bang ở Washington bác đơn kháng cáo của TikTok.
Tòa phúc thẩm liên bang tại Washington hôm qua, 06/12/2024, đã bác bỏ
đơn kháng cáo của mạng xã hội TikTok, phản đối một đạo luật yêu cầu công
ty mẹ là ByteDance của Trung Quốc phải bán lại ứng dụng này nếu không
muốn bị cấm hoạt động tại Mỹ. Quyết định này của tòa đặt TikTok dưới áp
lực vào lúc thời hạn ấn định ngày 19 tháng Giêng để áp dụng luật do Quốc
Hội thông qua hồi tháng Tư sắp đến gần. Ban lãnh đạo TikTok cho biết sẽ
tiếp tục đưa vấn đề này lên Tòa án Tối cao.
(AFP) – Iran muốn « tăng mạnh » nhịp độ sản xuất uranium làm giầu.
Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) được
hãng tin Pháp tham khảo được, Iran đã bắt đầu cung cấp năng lượng cho
các máy ly tâm mới, cho phép nước này « tăng đáng kể » tốc độ sản xuất
chất uranium được làm giầu ở mức độ cao 60%. AIEA kêu gọi Iran « khẩn
cấp cung cấp » các bảo đảm « đáng tin cậy về mặt kỹ thuật » rằng cơ sở
Fordo sẽ « không được sử dụng » để « sản xuất uranium có mức độ làm giầu
cao hơn tỷ lệ được thông báo », và rằng không có sự chuyển hướng chương
trình hạt nhân như tuyên bố ».
(AFP) – Quốc Phòng Liên Hiệp Châu Âu cần có sự chuyển mình lớn». Cựu
thủ tướng Litva, Andrius Kubilius, hôm nay, 07/12/2024, phát biểu trong
buổi đảm nhận vị ủy viên Quốc phòng Châu Âu rằng Liên Âu cần phải có
cách tiếp cận thay đổi mới, cách thức duy nhất để có thể đối phó hành
động gây hấn có thể xảy ra từ Nga. Ông cảnh báo rằng việc từ bỏ cách
tiếp cận dần dần như hiện nay là cần thiết do mối đe dọa đến từ Nga ngày
càng trở nên rõ ràng hơn. Trích dẫn các báo cáo tình báo, ông cho rằng,
« Nga có thể sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại một quốc gia EU hoặc NATO trước năm 2030 ».
***********
Mỹ, Nga kêu gọi công dân rời Syria 'lập tức'
Bộ
Ngoại giao Mỹ và Nga đã cùng kêu gọi công dân rời khỏi Syria khi các
chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động, do tình hình chính trị bất ổn
tại nước này.
Ngày 6-12, Bộ Ngoại giao Mỹ
kêu gọi công dân Mỹ tại Syria nên ngay lập tức rời khỏi nước này khi
những chuyến bay thương mại vẫn còn, trong bối cảnh các nhóm phiến quân
Hồi giáo tiếp tục tấn công quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.
“Tình
hình an ninh tiếp tục bất ổn và khó lường với những cuộc đụng độ giữa
các nhóm vũ trang trên khắp đất nước. Bộ Ngoại giao kêu gọi công dân Mỹ
rời khỏi Syria
ngay khi các phương tiện thương mại vẫn còn hoạt động”, Hãng tin AFP
dẫn tuyên bố của cơ quan này trong một bài viết cảnh báo trên mạng xã
hội.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller, trong cuộc điện đàm ngày 6-12 với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường, bao gồm các
nhóm thiểu số trên khắp Syria. Ngoại trưởng cũng thảo luận về sự cần
thiết cho một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột”.
Cùng
ngày 6-12, Đại sứ quán Nga tại Damascus kêu gọi công dân Nga rời khỏi
đất nước trên các chuyến bay thương mại do tình hình quân sự và chính
trị khó lường ở Syria.
Syria từ trước đến giờ luôn là một trong những điểm nóng hàng đầu tại khu vực Trung Đông.
Cuộc
nội chiến ở Syria nổ ra từ năm 2011 kéo dài đến nay đã giết chết hàng
trăm ngàn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Tuy
nhiên, hầu hết các cuộc giao tranh lớn đã được dập tắt nhiều năm trước,
sau khi Iran và Nga giúp chính quyền ông Assad giành quyền kiểm soát
hầu hết lãnh thổ và tất cả các thành phố lớn.
Nhưng từ cuối tháng
trước, lực lượng phiến quân do nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir
al-Sham (HTS) dẫn đầu đã phát động cuộc tấn công bất ngờ chống lại Chính
phủ Syria.
Theo diễn biến mới nhất, quân nổi dậy ở Syria đã chiếm được ít nhất hai thị trấn nằm dọc theo tuyến đường từ Hama tới Homs.
Liên
minh mới của lực lượng nổi dậy “Bộ tư lệnh chiến dịch quân sự”, phát
động cuộc tấn công vào tuần trước, cho biết đã thiết lập được quyền kiểm
soát vững chắc đối với các thành phố Talbiseh và Al-Rastan ở vùng ngoại
ô phía bắc Homs.
Chính phủ Syria được cho là đã mất quyền kiểm
soát thành phố Aleppo vào ngày chủ nhật 1-12. Tuy nhiên với sự hỗ trợ
của Nga, quân đội nước này đang đẩy lùi phiến quân ở ba tỉnh phía bắc.
************
Nguyên thủ Pháp tiếp Donald Trump và Zelensky trước lễ khánh thành trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris
Phủ
tổng thống Pháp, ngày 06/12/2024, thông báo, tổng thống Mỹ đắc cử
Donald Trump và đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ được nguyên thủ
quốc gia Pháp lần lượt tiếp đón tại điện Elysée trước khi dự lễ mở cửa
trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris tối hôm nay, 07/12/2024.
Điện
Elysée không nêu rõ là có cuộc họp giữa ba bên hay không nhưng theo một
quan chức cao cấp Ukraina một cuộc gặp song phương Trump – Zelensky là «
có thể » cũng như là nhiều cuộc họp khác giữa tổng thống Ukraina với một số nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo chính phủ bên lề sự kiện.
Ngoài
ra, đối với Donald Trump, tuy chưa chính thức bước vào Nhà Trắng, nhưng
việc đến Paris dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, chuyến xuất ngoại
đầu tiên kể từ khi đắc cử tổng thống, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của
ông trên trường quốc tế.
Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm những mục tiêu của Donald Trump trong chuyến công du này :
« Donald Trump thích sự chú
ý. Cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đắc cử, chắc chắn
không có cách nào tốt hơn để gây chú ý bằng cách tham gia một sự kiện
được cả thế giới theo dõi, dự kiến khoảng 40 nguyên thủ quốc gia sẽ có
mặt.
Chỉ riêng sự hiện diện của ông đã biến lễ mở cửa trở
lại Nhà thờ Đức Bà Paris thành một sự kiện ngoại giao. Các đồng nhiệm
tương lai sẽ phải hối hả vây quanh ông. Theo kế hoạch, tổng thống Pháp
Emmanuel Macron sẽ có cuộc gặp song phương với Donald Trump tại điện
Elysée trước khi tiếp đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky.
Sẽ
là ngạc nhiên nếu hai lãnh đạo Mỹ và Ukraina không gặp nhau kể từ sau
cuộc nói chuyện hồi tháng 9/2024 tại tòa tháp Trump ở New York, khi đó
tương lai cho Ukraina đã được nêu ra. Donald Trump từng tuyên bố là ông
muốn chấm dứt chiến tranh. Như trong suốt phần còn lại của chiến dịch
tranh cử, ông đã giải thích rằng ông sẽ giải quyết vấn đề này ngay cả
trước khi trở lại Nhà Trắng mà không nêu rõ bằng cách nào.
Vì
vậy, đây là dịp để chứng tỏ rằng ông bắt đầu thực hiện điều đó, rằng
ông giữ lời hứa và ông giữ vị trí trung tâm, mang tính quyết định trong
các quan hệ quốc tế. Thông điệp đưa ra cho cả mục đích đối ngoại lẫn đối
nội. Chuyến thăm Nhà thờ Đức Bà sẽ làm hài lòng bộ phận cử tri theo Cơ
đốc giáo của ông. Và chuyến đi này cũng sẽ giúp nhắc nhở vai trò của
nhiều tổ chức và cá nhân Mỹ trong việc tài trợ tái thiết nhà thờ. »
************
Tổng thống Hàn Quốc thoát biểu quyết luận tội, lãnh đạo đảng nói tổng thống sẽ từ chức
Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thoát được cuộc biểu quyết luận tội tại
quốc hội vào ngày thứ Bảy, xuất phát từ việc ông định áp đặt thiết quân
luật trong tuần này, nhưng lãnh đạo của chính đảng của ông cho biết tổng
thống cuối cùng sẽ từ chức.
Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông
Yoon đã tẩy chay cuộc biểu quyết luận tội do Đảng Dân chủ đối lập chính
đề ra và bước đi này đã bị hủy bỏ sau khi không đủ số lượng nhà lập
pháp tham gia.
Tuy nhiên, sau cuộc biểu quyết, lãnh đạo PPP Han Dong-hoon cho biết đảng đã quyết định ông Yoon sẽ từ chức.
"Việc ban bố thiết quân luật là hành vi vi phạm luật pháp rõ ràng và nghiêm trọng," ông Han nói với các phóng viên.
Nhưng
ông Han có lịch sử xung đột với ông Yoon và không rõ liệu ông có phát
biểu thay cho tất cả các thành viên PPP hay không. Vẫn chưa có phát ngôn
nào từ ông Yoon về bình luận của ông Han.
Ông Yoon gây sốc cho cả
nước vào tối ngày thứ Ba khi ông trao cho quân đội quyền hạn khẩn cấp
toàn diện để loại bỏ điều mà ông gọi là "những thế lực chống nhà nước"
và vượt qua những đối thủ chính trị thường xuyên cản trở.
Ông hủy
bỏ lệnh này sáu giờ sau đó, sau khi quốc hội bất chấp phong tỏa của quân
đội và cảnh sát để biểu quyết nhất trí chống lại sắc lệnh.
Nhưng
việc ông Yoon ban bố thiết quân luật đã đẩy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn
thứ tư Châu Á và là đồng minh quân sự chủ chốt của Mỹ, vào cuộc khủng
hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên, đe dọa hủy hoại danh
tiếng của nước này như một câu chuyện thành công về dân chủ.
Trước
đó trong ngày thứ Bảy, ông Yoon đã có bài diễn văn trên truyền hình để
xin lỗi về bước đi này và nói rằng ông sẽ đối mặt với bất cứ hậu quả nào
có thể xảy ra, dù ông không chủ động đề nghị từ chức.
Ông Yoon nói ông sẽ đặt số phận của mình vào tay PPP, điều mà sau đó ông Han nói rằng về cơ bản là một lời hứa sẽ sớm từ nhiệm.
"Đảng
Quyền lực Nhân dân sẽ theo đuổi sự ra đi có trật tự của tổng thống để
giảm thiểu sự hoang mang cho người dân," ông Han nói, và nói thêm rằng
cho đến khi ông Yoon rời đi, ông sẽ "trên thực tế bị loại khỏi các nhiệm
vụ của mình và thủ tướng sẽ tham khảo ý kiến của đảng để quản lý sự vụ
nhà nước."
Đảng Dân chủ đối lập chế giễu ý tưởng đó là "nhảm nhí và bất hợp pháp."
"Không
một người dân, luật pháp, hay bất cứ ai trao cho ông Han quyền cách
chức ông Yoon," đảng này nói trong một phát biểu, nói rằng luận tội là
cách duy nhất.
Khi được hỏi khi nào ông Han sẽ công bố lộ trình
chấm dứt nhiệm kì của ông Yoon trước hạn, một nguồn tin thân cận với ông
Han cho biết vẫn còn quá sớm để nói.
Nếu ông Yoon từ nhiệm trước
khi nhiệm kì năm năm duy nhất của ông kết thúc vào tháng 5 năm 2027,
hiến pháp quy định phải tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày kể
từ ngày ông rời nhiệm sở.
Thiết quân luật đã được ban bố hơn một
chục lần kể từ khi Hàn Quốc được sáng lập như một nước cộng hòa vào năm
1948, lần gần nhất là vào năm 1980.
Trong tuyên bố hôm thứ Ba, ông
Yoon trao cho quân đội quyền hạn khẩn cấp toàn diện để chống lại các
mối đe dọa không rõ là gì từ "các thế lực cộng sản Triều Tiên" và "để
trừ khử các thế lực chống nhà nước vô liêm sỉ ủng hộ Triều Tiên."
Ông
cũng cáo buộc Quốc hội phát động một số lượng lớn các nỗ lực luận tội
chưa từng có nhắm vào các thành viên trong chính quyền của ông làm tê
liệt các hoạt động chính, cũng như cáo buộc Quốc hội xử lý ngân sách
theo cách làm suy yếu các chức năng cơ bản của chính phủ, bao gồm cả an
toàn công cộng.
************
Hezbollah điều 2.000 chiến binh tới Syria
Một
nguồn tin thân cận với Hezbollah tiết lộ nhóm vũ trang này đã điều
2.000 chiến binh vào Syria, trong bối cảnh các phiến quân đánh chiếm các
thành phố lớn từ tay Chính phủ Syria.
Theo
Hãng tin AFP ngày 7-12, nguồn tin tiết lộ Hezbollah - nhóm vũ trang ở
Lebanon được Iran hậu thuẫn và là nhóm đã chiến đấu cùng với lực lượng
của Tổng thống Syria
Bashar al-Assad trong cuộc chiến ở Syria kể từ năm 2011 - "đã cử 2.000
chiến binh đến khu vực Qusayr" của Syria, gần biên giới Lebanon.
Các chiến binh của nhóm này được cử đi "để bảo vệ các vị trí" của mình trên những ngọn núi dọc biên giới Syria - Lebanon.
Nguồn tin nói thêm Hezbollah "vẫn chưa tham gia vào bất kỳ trận chiến nào" kể từ các cuộc tấn công của phiến quân tuần trước.
Lực
lượng phiến quân do nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS)
dẫn đầu đã phát động cuộc tấn công chống lại Chính phủ Syria từ hôm
27-11, cùng ngày lệnh ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel có hiệu lực.
Đến nay phiến quân đã chiếm 2 thành phố chính của Syria là Aleppo (ở phía bắc) và Hama (miền trung).
Ngày
7-12, lực lượng phiến quân đã có mặt tại cổng vào thành phố quan trọng
Homs (tỉnh Homs) và đang tiến về thủ đô Damascus, theo Đài quan sát nhân
quyền Syria.
Nguồn tin cho biết Hezbollah đã gửi "150 cố vấn quân
sự đến Homs, để giúp quân đội Syria nếu họ quyết định bảo vệ thành phố
này".
Từ năm 2013, nhóm Hezbollah đã công khai ủng hộ lực lượng của Tổng thống Assad.
Các chiến binh Hezbollah đã giúp ông Assad giành lại các phần lãnh thổ đã mất trước đó trong cuộc nội chiến nổ ra năm 2011.
Nhóm
vũ trang này đã ủng hộ lực lượng Chính phủ Syria khi họ chiếm thành phố
Qusayr từ tay phiến quân vào năm 2013, sau đó Hezbollah đã thiết lập
một căn cứ quân sự và trại huấn luyện tại đây.
Trong diễn biến
liên quan, Hãng tin Tass ngày 7-12 đưa tin máy bay của không quân Syria
và Nga đã tấn công vào các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở tỉnh Homs, tiêu
diệt hàng chục tên khủng bố.
***********
Ông Trump trở lại vũ đài thế giới tại lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron đã chào đón Tổng thống Mỹ đắc cử Donald
Trump đến Điện Élysée ở Paris để hội đàm vào ngày thứ Bảy, trước buổi lễ
đánh dấu sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris năm năm sau khi bị hỏa
hoạn tàn phá.
Chuyến đi đến Pháp đánh dấu sự trở lại vũ đài thế
giới của ông Trump, hiện vẫn là một công dân bình thường nhưng đang
chuẩn bị để ứng phó một loạt các cuộc khủng hoảng quốc tế.
Đây là
chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ khi ông giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cách đây một tháng và có thể mang đến
cho ông Macron cơ hội sớm để đóng vai trò trung gian điều giải giữa
Châu Âu và chính trị gia khó lường này của Mỹ, một vai trò mà nhà lãnh
đạo Pháp đã thích thú làm trong quá khứ.
Ông Trump nói với ông
Macron rằng họ đã có "thành công thực sự to lớn" khi làm việc cùng nhau
trong nhiệm kì đầu tiên ông tại chức.
"Và chắc chắn có vẻ như thế giới đang hơi đảo điên ngay lúc này. Và chúng ta sẽ bàn về chuyện đó," ông Trump nói tiếp.
Dù
chưa có chương trình nghị sự nào cho các cuộc hội đàm của họ được công
bố, các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại rằng ông Trump có thể rút viện trợ
quân sự của Mỹ cấp cho Ukraine vào thời điểm hệ trọng trong cuộc chiến
đẩy lùi quân Nga xâm lược.
Ông Macron là người ủng hộ mạnh mẽ liên
minh NATO và cuộc chiến của Ukraine, trong khi ông Trump cảm thấy các
nước Châu Âu cần phải chi trả nhiều hơn cho quốc phòng chung của họ và
cần có một sự dàn xếp thông qua đàm phán để chấm dứt chiến tranh
Ukraine.
Ông Trump sau đó đã cùng hàng chục nhà lãnh đạo thế giới
và các yếu nhân nước ngoài dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà năm năm rưỡi
sau khi bị hỏa hoạn tàn phá.
Dù ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức
tổng thống Mỹ vào ngày 20 tháng 1, ông đã có các cuộc thảo luận với một
số nhà lãnh đạo thế giới và các thành viên trong đội ngũ của ông đang cố
gắng nắm bắt tình hình về một số cuộc khủng hoảng đang bùng lên trên
thế giới, bao gồm Ukraine và Trung Đông.
Ông Trump, người theo
Đảng Cộng hòa, tại chức khi Nhà thờ Đức Bà Paris phát hỏa vào năm 2019.
Ông thất bại trong cuộc đua tái tranh cử vào năm 2020 trước ứng cử viên
Đảng Dân chủ Joe Biden nhưng vào ngày 5 tháng 11 đã đánh bại Kamala
Harris, phó tổng thống của ông Biden, để giành lại chức tổng thống.
Phu nhân của ông Biden, Jill Biden, đại diện Mỹ dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà.
(AFP) – Thêm 11 người chết tại Ukraina : Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga « không muốn hòa bình ». Trên
Telegram, hôm qua, 06/12/2024, tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc
Moscow thực hiện hai cuộc không kích khiến ít nhất 11 người thiệt mạng
trên lãnh thổ Ukraina. Ông nhấn mạnh : « “Hàng nghìn cuộc tấn công như
vậy do Nga thực hiện trong cuộc chiến này cho thấy rõ ràng rằng Putin
không cần hòa bình thực sự ». Ông khẳng định : « Chỉ bằng vũ lực, chúng
ta mới có thể chống lại. Và chỉ bằng vũ lực, hòa bình thực sự mới có thể
được thiết lập ».
(AFP) – Putin thông báo có thể triển khai tên lửa Orechnik, tại Belarus từ cuối năm 2025.
Hôm qua, 06/12/2024, tổng thống Nga đưa ra tuyên bố sau khi cùng người
đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ký một thỏa thuận chung ở Minsk về
an ninh. Oreshnik loại tên lửa chiến lược tầm trung có khả năng mang
đầu đạn hạt nhân, đang trong giai đoạn thử nghiệm, mà Matxcơva vừa sử
dụng để tấn công một thành phố của Ukraina hôm 21/10, để trả đũa việc
phương Tây cho Ukraina dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga,
vốn được Nga coi là « lằn ranh đỏ ».
(AFP) – Gruzia : Biểu tình chống chính phủ thân Nga liên tiếp đêm thứ 9, cảnh sát bắt giữ 48 người. Cảnh
sát Gruzia hôm nay, 07/12/2024, thông báo bắt giữ 48 người trong các
cuộc biểu tình ủng hộ Liên Âu. Biểu tình này một lần nữa bị giải tán
bằng vòi rồng và hơi cay.
(AFP) – Tòa án Liên bang ở Washington bác đơn kháng cáo của TikTok.
Tòa phúc thẩm liên bang tại Washington hôm qua, 06/12/2024, đã bác bỏ
đơn kháng cáo của mạng xã hội TikTok, phản đối một đạo luật yêu cầu công
ty mẹ là ByteDance của Trung Quốc phải bán lại ứng dụng này nếu không
muốn bị cấm hoạt động tại Mỹ. Quyết định này của tòa đặt TikTok dưới áp
lực vào lúc thời hạn ấn định ngày 19 tháng Giêng để áp dụng luật do Quốc
Hội thông qua hồi tháng Tư sắp đến gần. Ban lãnh đạo TikTok cho biết sẽ
tiếp tục đưa vấn đề này lên Tòa án Tối cao.
(AFP) – Iran muốn « tăng mạnh » nhịp độ sản xuất uranium làm giầu.
Theo một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) được
hãng tin Pháp tham khảo được, Iran đã bắt đầu cung cấp năng lượng cho
các máy ly tâm mới, cho phép nước này « tăng đáng kể » tốc độ sản xuất
chất uranium được làm giầu ở mức độ cao 60%. AIEA kêu gọi Iran « khẩn
cấp cung cấp » các bảo đảm « đáng tin cậy về mặt kỹ thuật » rằng cơ sở
Fordo sẽ « không được sử dụng » để « sản xuất uranium có mức độ làm giầu
cao hơn tỷ lệ được thông báo », và rằng không có sự chuyển hướng chương
trình hạt nhân như tuyên bố ».
(AFP) – Quốc Phòng Liên Hiệp Châu Âu cần có sự chuyển mình lớn». Cựu
thủ tướng Litva, Andrius Kubilius, hôm nay, 07/12/2024, phát biểu trong
buổi đảm nhận vị ủy viên Quốc phòng Châu Âu rằng Liên Âu cần phải có
cách tiếp cận thay đổi mới, cách thức duy nhất để có thể đối phó hành
động gây hấn có thể xảy ra từ Nga. Ông cảnh báo rằng việc từ bỏ cách
tiếp cận dần dần như hiện nay là cần thiết do mối đe dọa đến từ Nga ngày
càng trở nên rõ ràng hơn. Trích dẫn các báo cáo tình báo, ông cho rằng,
« Nga có thể sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại một quốc gia EU hoặc NATO trước năm 2030 ».
***********
Mỹ, Nga kêu gọi công dân rời Syria 'lập tức'
Bộ
Ngoại giao Mỹ và Nga đã cùng kêu gọi công dân rời khỏi Syria khi các
chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động, do tình hình chính trị bất ổn
tại nước này.
Ngày 6-12, Bộ Ngoại giao Mỹ
kêu gọi công dân Mỹ tại Syria nên ngay lập tức rời khỏi nước này khi
những chuyến bay thương mại vẫn còn, trong bối cảnh các nhóm phiến quân
Hồi giáo tiếp tục tấn công quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.
“Tình
hình an ninh tiếp tục bất ổn và khó lường với những cuộc đụng độ giữa
các nhóm vũ trang trên khắp đất nước. Bộ Ngoại giao kêu gọi công dân Mỹ
rời khỏi Syria
ngay khi các phương tiện thương mại vẫn còn hoạt động”, Hãng tin AFP
dẫn tuyên bố của cơ quan này trong một bài viết cảnh báo trên mạng xã
hội.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller, trong cuộc điện đàm ngày 6-12 với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường, bao gồm các
nhóm thiểu số trên khắp Syria. Ngoại trưởng cũng thảo luận về sự cần
thiết cho một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột”.
Cùng
ngày 6-12, Đại sứ quán Nga tại Damascus kêu gọi công dân Nga rời khỏi
đất nước trên các chuyến bay thương mại do tình hình quân sự và chính
trị khó lường ở Syria.
Syria từ trước đến giờ luôn là một trong những điểm nóng hàng đầu tại khu vực Trung Đông.
Cuộc
nội chiến ở Syria nổ ra từ năm 2011 kéo dài đến nay đã giết chết hàng
trăm ngàn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Tuy
nhiên, hầu hết các cuộc giao tranh lớn đã được dập tắt nhiều năm trước,
sau khi Iran và Nga giúp chính quyền ông Assad giành quyền kiểm soát
hầu hết lãnh thổ và tất cả các thành phố lớn.
Nhưng từ cuối tháng
trước, lực lượng phiến quân do nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir
al-Sham (HTS) dẫn đầu đã phát động cuộc tấn công bất ngờ chống lại Chính
phủ Syria.
Theo diễn biến mới nhất, quân nổi dậy ở Syria đã chiếm được ít nhất hai thị trấn nằm dọc theo tuyến đường từ Hama tới Homs.
Liên
minh mới của lực lượng nổi dậy “Bộ tư lệnh chiến dịch quân sự”, phát
động cuộc tấn công vào tuần trước, cho biết đã thiết lập được quyền kiểm
soát vững chắc đối với các thành phố Talbiseh và Al-Rastan ở vùng ngoại
ô phía bắc Homs.
Chính phủ Syria được cho là đã mất quyền kiểm
soát thành phố Aleppo vào ngày chủ nhật 1-12. Tuy nhiên với sự hỗ trợ
của Nga, quân đội nước này đang đẩy lùi phiến quân ở ba tỉnh phía bắc.
************
Nguyên thủ Pháp tiếp Donald Trump và Zelensky trước lễ khánh thành trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris
Phủ
tổng thống Pháp, ngày 06/12/2024, thông báo, tổng thống Mỹ đắc cử
Donald Trump và đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky sẽ được nguyên thủ
quốc gia Pháp lần lượt tiếp đón tại điện Elysée trước khi dự lễ mở cửa
trở lại Nhà thờ Đức Bà Paris tối hôm nay, 07/12/2024.
Điện
Elysée không nêu rõ là có cuộc họp giữa ba bên hay không nhưng theo một
quan chức cao cấp Ukraina một cuộc gặp song phương Trump – Zelensky là «
có thể » cũng như là nhiều cuộc họp khác giữa tổng thống Ukraina với một số nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo chính phủ bên lề sự kiện.
Ngoài
ra, đối với Donald Trump, tuy chưa chính thức bước vào Nhà Trắng, nhưng
việc đến Paris dự lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, chuyến xuất ngoại
đầu tiên kể từ khi đắc cử tổng thống, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của
ông trên trường quốc tế.
Thông tín viên Guillaume Naudin từ Washington cho biết thêm những mục tiêu của Donald Trump trong chuyến công du này :
« Donald Trump thích sự chú
ý. Cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đắc cử, chắc chắn
không có cách nào tốt hơn để gây chú ý bằng cách tham gia một sự kiện
được cả thế giới theo dõi, dự kiến khoảng 40 nguyên thủ quốc gia sẽ có
mặt.
Chỉ riêng sự hiện diện của ông đã biến lễ mở cửa trở
lại Nhà thờ Đức Bà Paris thành một sự kiện ngoại giao. Các đồng nhiệm
tương lai sẽ phải hối hả vây quanh ông. Theo kế hoạch, tổng thống Pháp
Emmanuel Macron sẽ có cuộc gặp song phương với Donald Trump tại điện
Elysée trước khi tiếp đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky.
Sẽ
là ngạc nhiên nếu hai lãnh đạo Mỹ và Ukraina không gặp nhau kể từ sau
cuộc nói chuyện hồi tháng 9/2024 tại tòa tháp Trump ở New York, khi đó
tương lai cho Ukraina đã được nêu ra. Donald Trump từng tuyên bố là ông
muốn chấm dứt chiến tranh. Như trong suốt phần còn lại của chiến dịch
tranh cử, ông đã giải thích rằng ông sẽ giải quyết vấn đề này ngay cả
trước khi trở lại Nhà Trắng mà không nêu rõ bằng cách nào.
Vì
vậy, đây là dịp để chứng tỏ rằng ông bắt đầu thực hiện điều đó, rằng
ông giữ lời hứa và ông giữ vị trí trung tâm, mang tính quyết định trong
các quan hệ quốc tế. Thông điệp đưa ra cho cả mục đích đối ngoại lẫn đối
nội. Chuyến thăm Nhà thờ Đức Bà sẽ làm hài lòng bộ phận cử tri theo Cơ
đốc giáo của ông. Và chuyến đi này cũng sẽ giúp nhắc nhở vai trò của
nhiều tổ chức và cá nhân Mỹ trong việc tài trợ tái thiết nhà thờ. »
************
Tổng thống Hàn Quốc thoát biểu quyết luận tội, lãnh đạo đảng nói tổng thống sẽ từ chức
Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thoát được cuộc biểu quyết luận tội tại
quốc hội vào ngày thứ Bảy, xuất phát từ việc ông định áp đặt thiết quân
luật trong tuần này, nhưng lãnh đạo của chính đảng của ông cho biết tổng
thống cuối cùng sẽ từ chức.
Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông
Yoon đã tẩy chay cuộc biểu quyết luận tội do Đảng Dân chủ đối lập chính
đề ra và bước đi này đã bị hủy bỏ sau khi không đủ số lượng nhà lập
pháp tham gia.
Tuy nhiên, sau cuộc biểu quyết, lãnh đạo PPP Han Dong-hoon cho biết đảng đã quyết định ông Yoon sẽ từ chức.
"Việc ban bố thiết quân luật là hành vi vi phạm luật pháp rõ ràng và nghiêm trọng," ông Han nói với các phóng viên.
Nhưng
ông Han có lịch sử xung đột với ông Yoon và không rõ liệu ông có phát
biểu thay cho tất cả các thành viên PPP hay không. Vẫn chưa có phát ngôn
nào từ ông Yoon về bình luận của ông Han.
Ông Yoon gây sốc cho cả
nước vào tối ngày thứ Ba khi ông trao cho quân đội quyền hạn khẩn cấp
toàn diện để loại bỏ điều mà ông gọi là "những thế lực chống nhà nước"
và vượt qua những đối thủ chính trị thường xuyên cản trở.
Ông hủy
bỏ lệnh này sáu giờ sau đó, sau khi quốc hội bất chấp phong tỏa của quân
đội và cảnh sát để biểu quyết nhất trí chống lại sắc lệnh.
Nhưng
việc ông Yoon ban bố thiết quân luật đã đẩy Hàn Quốc, nền kinh tế lớn
thứ tư Châu Á và là đồng minh quân sự chủ chốt của Mỹ, vào cuộc khủng
hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên, đe dọa hủy hoại danh
tiếng của nước này như một câu chuyện thành công về dân chủ.
Trước
đó trong ngày thứ Bảy, ông Yoon đã có bài diễn văn trên truyền hình để
xin lỗi về bước đi này và nói rằng ông sẽ đối mặt với bất cứ hậu quả nào
có thể xảy ra, dù ông không chủ động đề nghị từ chức.
Ông Yoon nói ông sẽ đặt số phận của mình vào tay PPP, điều mà sau đó ông Han nói rằng về cơ bản là một lời hứa sẽ sớm từ nhiệm.
"Đảng
Quyền lực Nhân dân sẽ theo đuổi sự ra đi có trật tự của tổng thống để
giảm thiểu sự hoang mang cho người dân," ông Han nói, và nói thêm rằng
cho đến khi ông Yoon rời đi, ông sẽ "trên thực tế bị loại khỏi các nhiệm
vụ của mình và thủ tướng sẽ tham khảo ý kiến của đảng để quản lý sự vụ
nhà nước."
Đảng Dân chủ đối lập chế giễu ý tưởng đó là "nhảm nhí và bất hợp pháp."
"Không
một người dân, luật pháp, hay bất cứ ai trao cho ông Han quyền cách
chức ông Yoon," đảng này nói trong một phát biểu, nói rằng luận tội là
cách duy nhất.
Khi được hỏi khi nào ông Han sẽ công bố lộ trình
chấm dứt nhiệm kì của ông Yoon trước hạn, một nguồn tin thân cận với ông
Han cho biết vẫn còn quá sớm để nói.
Nếu ông Yoon từ nhiệm trước
khi nhiệm kì năm năm duy nhất của ông kết thúc vào tháng 5 năm 2027,
hiến pháp quy định phải tổ chức bầu cử tổng thống trong vòng 60 ngày kể
từ ngày ông rời nhiệm sở.
Thiết quân luật đã được ban bố hơn một
chục lần kể từ khi Hàn Quốc được sáng lập như một nước cộng hòa vào năm
1948, lần gần nhất là vào năm 1980.
Trong tuyên bố hôm thứ Ba, ông
Yoon trao cho quân đội quyền hạn khẩn cấp toàn diện để chống lại các
mối đe dọa không rõ là gì từ "các thế lực cộng sản Triều Tiên" và "để
trừ khử các thế lực chống nhà nước vô liêm sỉ ủng hộ Triều Tiên."
Ông
cũng cáo buộc Quốc hội phát động một số lượng lớn các nỗ lực luận tội
chưa từng có nhắm vào các thành viên trong chính quyền của ông làm tê
liệt các hoạt động chính, cũng như cáo buộc Quốc hội xử lý ngân sách
theo cách làm suy yếu các chức năng cơ bản của chính phủ, bao gồm cả an
toàn công cộng.
************
Hezbollah điều 2.000 chiến binh tới Syria
Một
nguồn tin thân cận với Hezbollah tiết lộ nhóm vũ trang này đã điều
2.000 chiến binh vào Syria, trong bối cảnh các phiến quân đánh chiếm các
thành phố lớn từ tay Chính phủ Syria.
Theo
Hãng tin AFP ngày 7-12, nguồn tin tiết lộ Hezbollah - nhóm vũ trang ở
Lebanon được Iran hậu thuẫn và là nhóm đã chiến đấu cùng với lực lượng
của Tổng thống Syria
Bashar al-Assad trong cuộc chiến ở Syria kể từ năm 2011 - "đã cử 2.000
chiến binh đến khu vực Qusayr" của Syria, gần biên giới Lebanon.
Các chiến binh của nhóm này được cử đi "để bảo vệ các vị trí" của mình trên những ngọn núi dọc biên giới Syria - Lebanon.
Nguồn tin nói thêm Hezbollah "vẫn chưa tham gia vào bất kỳ trận chiến nào" kể từ các cuộc tấn công của phiến quân tuần trước.
Lực
lượng phiến quân do nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS)
dẫn đầu đã phát động cuộc tấn công chống lại Chính phủ Syria từ hôm
27-11, cùng ngày lệnh ngừng bắn giữa Hezbollah và Israel có hiệu lực.
Đến nay phiến quân đã chiếm 2 thành phố chính của Syria là Aleppo (ở phía bắc) và Hama (miền trung).
Ngày
7-12, lực lượng phiến quân đã có mặt tại cổng vào thành phố quan trọng
Homs (tỉnh Homs) và đang tiến về thủ đô Damascus, theo Đài quan sát nhân
quyền Syria.
Nguồn tin cho biết Hezbollah đã gửi "150 cố vấn quân
sự đến Homs, để giúp quân đội Syria nếu họ quyết định bảo vệ thành phố
này".
Từ năm 2013, nhóm Hezbollah đã công khai ủng hộ lực lượng của Tổng thống Assad.
Các chiến binh Hezbollah đã giúp ông Assad giành lại các phần lãnh thổ đã mất trước đó trong cuộc nội chiến nổ ra năm 2011.
Nhóm
vũ trang này đã ủng hộ lực lượng Chính phủ Syria khi họ chiếm thành phố
Qusayr từ tay phiến quân vào năm 2013, sau đó Hezbollah đã thiết lập
một căn cứ quân sự và trại huấn luyện tại đây.
Trong diễn biến
liên quan, Hãng tin Tass ngày 7-12 đưa tin máy bay của không quân Syria
và Nga đã tấn công vào các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở tỉnh Homs, tiêu
diệt hàng chục tên khủng bố.
***********
Ông Trump trở lại vũ đài thế giới tại lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron đã chào đón Tổng thống Mỹ đắc cử Donald
Trump đến Điện Élysée ở Paris để hội đàm vào ngày thứ Bảy, trước buổi lễ
đánh dấu sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris năm năm sau khi bị hỏa
hoạn tàn phá.
Chuyến đi đến Pháp đánh dấu sự trở lại vũ đài thế
giới của ông Trump, hiện vẫn là một công dân bình thường nhưng đang
chuẩn bị để ứng phó một loạt các cuộc khủng hoảng quốc tế.
Đây là
chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Trump kể từ khi ông giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cách đây một tháng và có thể mang đến
cho ông Macron cơ hội sớm để đóng vai trò trung gian điều giải giữa
Châu Âu và chính trị gia khó lường này của Mỹ, một vai trò mà nhà lãnh
đạo Pháp đã thích thú làm trong quá khứ.
Ông Trump nói với ông
Macron rằng họ đã có "thành công thực sự to lớn" khi làm việc cùng nhau
trong nhiệm kì đầu tiên ông tại chức.
"Và chắc chắn có vẻ như thế giới đang hơi đảo điên ngay lúc này. Và chúng ta sẽ bàn về chuyện đó," ông Trump nói tiếp.
Dù
chưa có chương trình nghị sự nào cho các cuộc hội đàm của họ được công
bố, các nhà lãnh đạo Châu Âu lo ngại rằng ông Trump có thể rút viện trợ
quân sự của Mỹ cấp cho Ukraine vào thời điểm hệ trọng trong cuộc chiến
đẩy lùi quân Nga xâm lược.
Ông Macron là người ủng hộ mạnh mẽ liên
minh NATO và cuộc chiến của Ukraine, trong khi ông Trump cảm thấy các
nước Châu Âu cần phải chi trả nhiều hơn cho quốc phòng chung của họ và
cần có một sự dàn xếp thông qua đàm phán để chấm dứt chiến tranh
Ukraine.
Ông Trump sau đó đã cùng hàng chục nhà lãnh đạo thế giới
và các yếu nhân nước ngoài dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà năm năm rưỡi
sau khi bị hỏa hoạn tàn phá.
Dù ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức
tổng thống Mỹ vào ngày 20 tháng 1, ông đã có các cuộc thảo luận với một
số nhà lãnh đạo thế giới và các thành viên trong đội ngũ của ông đang cố
gắng nắm bắt tình hình về một số cuộc khủng hoảng đang bùng lên trên
thế giới, bao gồm Ukraine và Trung Đông.
Ông Trump, người theo
Đảng Cộng hòa, tại chức khi Nhà thờ Đức Bà Paris phát hỏa vào năm 2019.
Ông thất bại trong cuộc đua tái tranh cử vào năm 2020 trước ứng cử viên
Đảng Dân chủ Joe Biden nhưng vào ngày 5 tháng 11 đã đánh bại Kamala
Harris, phó tổng thống của ông Biden, để giành lại chức tổng thống.
Phu nhân của ông Biden, Jill Biden, đại diện Mỹ dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .