Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tin tặc tấn công: Do Trung Quốc, đánh lạc hướng Formosa hay đấu đá nội bộ VN?
Không thể loại trừ việc đấu đá phe nhóm trong nội bộ các lãnh đạo Việt Nam. Và việc hù dọa, dằn mặt nhau về quyền lực kiểm soát/ quản lý là một điều dễ hiểu.
Vào chiều ngày 4/8, hai trang web của Trung tâm Đào tạo Quản Trị và An
ninh mạng Athena làhttp://athena.edu.vn và http://athena.com.vn đều đã
bị đánh sập. Sau đó, nhóm tấn công đã thay đổi giao diện (deface) 2
trang web này và để lại thông tin là nhóm Bá Team thực hiện.
Trưa 5/8, website của báo Sinh Viên Việt Nam (http://svvn.vn) đã bị tấn
công thay đổi giao diện và hiện lên hình ảnh giống với vụ hacker tấn
công hệ thống của Vietnam Airlines tối 29/7. Dấu vết mà hacker để lại
cũng ghi nhóm 1937cn.
Trước đó, vào ngày 29/7, hệ thống của VietnamAirlines đã bị tin tặc tấn
công thay đổi giao diện, đồng thời các màn hình, loa tại cụm cảng hàng
không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng bị xâm nhập, phát âm
thanh/hình ảnh lạ. Sau đó một ngày, đến lượt website của Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam (VFF) cũng bị tấn công deface.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát đi công
văn khẩn cấp cảnh báo các cơ quan, đơn vị, địa phương về một mã độc đặc
biệt nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống. Nội dung
văn bản cho biết, chiều 3/8, sau khi phân tích một số mẫu mã độc nhận
được từ một số thành viên cho công tác ứng cứu sự cố, VNCERT đã phát
hiện một số dấu hiệu tấn công của mã độc dặc biệt nguy hiểm. Do đó, các
đơn vị cần khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các tên miền
playball.ddns.info; nvedia.ddns.info vàair.dcsvn.org; đồng thời phải rà
soát hệ thống và xáo các thư mục tập tin mã độc có kích thước tương ứng.
Theo đó, 3 tên miền nguy hiểm không nên kết nối bao gồm 2 tên miền có
đuôi .info và 1 tên miền có đuôi .org (air.dcsvn.org). Tên miền này chắc
chắn là của một tổ chức ở Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là: 3 tên miền
này lại quan trọng đến mức những trang web lớn như VietnamAirlines, VFF
phải kết nối vào và “dính chấu”? Những mã độc trên có máy chủ nguồn gốc
từ Trung Quốc, hiện đang “nằm vùng” trong các website, tên miền Việt Nam
đã có từ bao lâu rồi? Tại sao các cơ quan bảo mật, an ninh mạng chưa
phát hiện ra?
Hôm 29/7, báo chí Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn
của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này. Tuy nhiên, website
http://www.1937cn.net được cho là của nhóm 1937cn đã lên tiếng phủ nhận
trách nhiệm: "Tổ chức chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học”.
Đây là một nhóm hacker nổi tiếng của Trung Quốc, không có lý do gì họ đã
tấn công mà không dám thừa nhận. Vả lại, nếu như là do các hacker Trung
Quốc tấn công thì không chỉ tấn công 1, 2 trang web đơn lẻ và hậu quả
dường như có vẻ rất nhẹ nhàng (ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa,
hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay, dữ liệu về danh sách hơn 400
ngàn khách hàng bị rò rỉ) và dễ được khắc phục như vậy. Nên nhớ rằng,
chỉ trong vài giờ sau Phán quyết PCA, ít nhất 68 website của chính phủ
Philippines bị hacker Trung Quốc tấn công. Rõ ràng, Việt Nam không phải
là kẻ thù chính của Trung Quốc trong vụ kiện và phán quyết PCA.
Có thể cho rằng hacker Trung Quốc tấn công VietnamAirlines vì lý do trả
thù việc nhân viên hải quan Việt Nam nào đó lỡ “viết bậy” lên Hộ chiếu
có in hình lưỡi bò của một du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, 1937cn không
có lý do gì đi tấn công trang web của báo Sinh Viên Việt Nam, một trang
web có khả năng bảo mật cũng chẳng khá hơn trang web của các tờ báo
chính thống nào khác ở Việt Nam. Vậy liệu có khả năng một ai đó hoặc
nhóm hacker nào đó chơi trò “cáo mượn oai hùm” để tấn công và để lại
danh tính của 1937cn chăng?
Chưa kể, vụ tấn công vì tinh thần dân tộc thì phải để lại màu cờ Trung
Quốc chứ? Chính việc không để lại cờ Trung Quốc nên đã có người đặt nghi
vấn liệu có phải một nhóm hacker nào đó người Đài Loan (vốn không ưa gì
lá cờ Trung Quốc) hoặc do người Đài Loan mướn để làm một vài vụ tấn
công mạng nhằm lái dư luận truyền thông sang hướng khác, đừng chú tâm
quá đến chủ đề đang “hot” là vụ án “tội ác và trừng phạt” FORMOSA như
thế nào để yên lòng dân? FORMOSA đang bị mắc kẹt giữa chính phủ Việt Nam
và chính phủ Đài Loan, bị dồn đến thế bí, bỗng nhiên “ngoan ngoãn” cúi
đầu xin lỗi và đền bù; trong khi đó họ lại “phản cung” ở bên Quốc Hội
Đài Loan, tố cáo Việt Nam chèn ép và cấm xuất cảnh một vài quan chức
FORMOSA… Liệu đó có là động lực để FORMOSA vùng dậy làm một cú “cắn”
cảnh cáo dằn mặt Việt Nam chăng?
Ngoài ra, không thể loại trừ việc đấu đá phe nhóm trong nội bộ các lãnh
đạo Việt Nam. Và việc hù dọa, dằn mặt nhau về quyền lực kiểm soát/ quản
lý là một điều dễ hiểu. Xin nhắc lại rằng, phi trường Tân Sơn Nhất đã
từng bị mất quyền kiểm soát không lưu và đã từng bị hacker tấn công,
thay đổi các màn hình thông báo ở sân bay, đưa ra một thông điệp mang
tính phe nhóm nào đó vào tháng 1/2016 (http://danlambaovn.blogspot.com/2016/01/lo-danh-sach-tu-tru-tren-he-thong-man.html).
Cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả không để người dân nhìn thấy đó
chính là tắt điện ngay lập tức và màn hình sẽ tắt phụt…
Theo Thông cáo Báo chí về tình hình An toàn Thông tin tháng 7/2016, Hiệp
hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã có nhận định: “Có dấu hiệu
cho thấy có thể hệ thống đã bị tin tặc xâm nhập từ giữa năm 2014, tuy
nhiên mã độc sử dụng trong đợt tấn công hoàn toàn mới, được thiết kế
riêng cho cuộc tấn công ngày 29/7 và đã vượt qua được các công cụ giám
sát an ninh thông thường (như các phần mềm chống virus). Cần nói rõ là
những dấu vết để lại hiện trường chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác đối
tượng tấn công là ai. Tuy nhiên có thể khẳng định đối tượng am hiểu hệ
thống CNTT của các cụm cảng hàng không cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn
cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ
liệu hệ thống”. Vậy đối tượng tấn công là ai mà lại am hiểu tường tận “hệ
thống CNTT của các cụm cảng hàng không cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn
cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ
liệu hệ thống”?
Tất cả những cuộc tấn công trên đều cho thấy tình hình bảo mật và an
ninh mạng ở nước ta còn hết sức yếu kém, để lộ ra những lỗ hổng chết
người. Điều quan trọng là khi bị tấn công, chúng ta vẫn không thể điểm
mặt được đối tượng nào đã tấn công. Không biết kẻ thù là ai, làm sao mà
đối phó và chống trả hiệu quả được? Chả vậy mà Bộ trưởng Bộ Thông tin –
Truyền thông Trương Minh Tuấn phải “hèn nhát” kêu gọi giới công nghệ
Việt Nam là nên “tránh khiêu khích hacker nước ngoài”.
Chính tại lời năn nỉ hèn nhát của ông Trương Minh Tuấn và những phát
ngôn “chém gió” về bảo mật của ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc của trung tâm
Athena, mà nhóm Bá Team đã hack 2 trang web của Athena để “vỗ mặt” một
trung tâm An ninh mạng và “sửa lưng” ông Thắng cho vui. Thông điệp nhóm
hacker này để lại trên trang Athena là: “Chúng tôi sẽ dòm ngó các trung
tâm và công ty bảo mật” và lời nhắn gửi tới ông Thắng: "Võ Đỗ Thắng nhớ
đưa ví dụ này vào bài giảng nhé".
Sau đó, trên Facebook cá nhân, ông Võ Đỗ Thắng đã phải xuống nước với
“tâm thư” kêu gọi cộng đồng hacker trong nước hãy hợp tác, sử dụng năng
lực chuyên môn đúng chỗ:
"THƯ MỜI HỢP TÁC !!!!
Thân gửi các bạn làm trong lĩnh vực an ninh mạng, lĩnh vực quản trị hệ thống và Hacker....
Các bạn là những người có chuyên môn giỏi, các bạn có những sáng tạo
trong lĩnh vực công nghệ, phát hiện những lỗ hổng bảo mật ,có chuyên môn
cao trong lĩnh vực an ninh mạng,....
Qua quá trình công tác, tôi biết nhiều bạn rất giỏi, nhưng cái giỏi
của các bạn đôi khi đặt không đúng chỗ, nên không phát huy được.
Do đó, tôi muốn kêu gọi và hợp tác với các bạn, để đưa các kiến thức
chuyên môn của các bạn đến với cộng đồng, tạo các giá trị có ít cho cá
nhân của các bạn lẫn cộng đồng.
Rất mong hợp tác với các bạn để có những chương trình hợp tác hiệu quả!
NGOÀI KIA, ĐẠI DƯƠNG LỚN, RẤT NHIỀU VIỆC ĐỂ LÀM. CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT CẦN LIÊN MINH ĐỂ BẮT ĐƯỢC CÁ LỚN NGOÀI KIA."
Trong một bài viết vào ngày 27/7/2016, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh
(DCCT) đã có một nhận định đề cao tầm quan trọng của an ninh mạng và
việc bảo mật thông tin như sau: “Cuộc đấu tranh bất bạo động có thể thu
ngắn được thời gian trong vòng 3 năm, chứ không cần hơn 10 năm, nếu
những người muốn giải phóng dân tộc có một đội quân IT Security (bảo mật
thông tin – ITS) mạnh, đủ sức điều khiển mọi giao dịch dân sự, tài
chánh và chính trị theo ý mình trên Internet thì kết quả sẽ đến sớm…”.
Cuộc chiến tranh trên mạng trong tương lai sẽ rất khốc liệt…
…là thách đố và cũng là cơ hội…
“Cá lớn” nằm ngoài kia!
Hoàng Vũ
(Việt Nam Thời Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tin tặc tấn công: Do Trung Quốc, đánh lạc hướng Formosa hay đấu đá nội bộ VN?
Không thể loại trừ việc đấu đá phe nhóm trong nội bộ các lãnh đạo Việt Nam. Và việc hù dọa, dằn mặt nhau về quyền lực kiểm soát/ quản lý là một điều dễ hiểu.
Vào chiều ngày 4/8, hai trang web của Trung tâm Đào tạo Quản Trị và An
ninh mạng Athena làhttp://athena.edu.vn và http://athena.com.vn đều đã
bị đánh sập. Sau đó, nhóm tấn công đã thay đổi giao diện (deface) 2
trang web này và để lại thông tin là nhóm Bá Team thực hiện.
Trưa 5/8, website của báo Sinh Viên Việt Nam (http://svvn.vn) đã bị tấn
công thay đổi giao diện và hiện lên hình ảnh giống với vụ hacker tấn
công hệ thống của Vietnam Airlines tối 29/7. Dấu vết mà hacker để lại
cũng ghi nhóm 1937cn.
Trước đó, vào ngày 29/7, hệ thống của VietnamAirlines đã bị tin tặc tấn
công thay đổi giao diện, đồng thời các màn hình, loa tại cụm cảng hàng
không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng bị xâm nhập, phát âm
thanh/hình ảnh lạ. Sau đó một ngày, đến lượt website của Liên đoàn Bóng
đá Việt Nam (VFF) cũng bị tấn công deface.
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT) đã phát đi công
văn khẩn cấp cảnh báo các cơ quan, đơn vị, địa phương về một mã độc đặc
biệt nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống. Nội dung
văn bản cho biết, chiều 3/8, sau khi phân tích một số mẫu mã độc nhận
được từ một số thành viên cho công tác ứng cứu sự cố, VNCERT đã phát
hiện một số dấu hiệu tấn công của mã độc dặc biệt nguy hiểm. Do đó, các
đơn vị cần khẩn cấp theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các tên miền
playball.ddns.info; nvedia.ddns.info vàair.dcsvn.org; đồng thời phải rà
soát hệ thống và xáo các thư mục tập tin mã độc có kích thước tương ứng.
Theo đó, 3 tên miền nguy hiểm không nên kết nối bao gồm 2 tên miền có
đuôi .info và 1 tên miền có đuôi .org (air.dcsvn.org). Tên miền này chắc
chắn là của một tổ chức ở Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là: 3 tên miền
này lại quan trọng đến mức những trang web lớn như VietnamAirlines, VFF
phải kết nối vào và “dính chấu”? Những mã độc trên có máy chủ nguồn gốc
từ Trung Quốc, hiện đang “nằm vùng” trong các website, tên miền Việt Nam
đã có từ bao lâu rồi? Tại sao các cơ quan bảo mật, an ninh mạng chưa
phát hiện ra?
Hôm 29/7, báo chí Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn
của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này. Tuy nhiên, website
http://www.1937cn.net được cho là của nhóm 1937cn đã lên tiếng phủ nhận
trách nhiệm: "Tổ chức chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học”.
Đây là một nhóm hacker nổi tiếng của Trung Quốc, không có lý do gì họ đã
tấn công mà không dám thừa nhận. Vả lại, nếu như là do các hacker Trung
Quốc tấn công thì không chỉ tấn công 1, 2 trang web đơn lẻ và hậu quả
dường như có vẻ rất nhẹ nhàng (ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa,
hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay, dữ liệu về danh sách hơn 400
ngàn khách hàng bị rò rỉ) và dễ được khắc phục như vậy. Nên nhớ rằng,
chỉ trong vài giờ sau Phán quyết PCA, ít nhất 68 website của chính phủ
Philippines bị hacker Trung Quốc tấn công. Rõ ràng, Việt Nam không phải
là kẻ thù chính của Trung Quốc trong vụ kiện và phán quyết PCA.
Có thể cho rằng hacker Trung Quốc tấn công VietnamAirlines vì lý do trả
thù việc nhân viên hải quan Việt Nam nào đó lỡ “viết bậy” lên Hộ chiếu
có in hình lưỡi bò của một du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, 1937cn không
có lý do gì đi tấn công trang web của báo Sinh Viên Việt Nam, một trang
web có khả năng bảo mật cũng chẳng khá hơn trang web của các tờ báo
chính thống nào khác ở Việt Nam. Vậy liệu có khả năng một ai đó hoặc
nhóm hacker nào đó chơi trò “cáo mượn oai hùm” để tấn công và để lại
danh tính của 1937cn chăng?
Chưa kể, vụ tấn công vì tinh thần dân tộc thì phải để lại màu cờ Trung
Quốc chứ? Chính việc không để lại cờ Trung Quốc nên đã có người đặt nghi
vấn liệu có phải một nhóm hacker nào đó người Đài Loan (vốn không ưa gì
lá cờ Trung Quốc) hoặc do người Đài Loan mướn để làm một vài vụ tấn
công mạng nhằm lái dư luận truyền thông sang hướng khác, đừng chú tâm
quá đến chủ đề đang “hot” là vụ án “tội ác và trừng phạt” FORMOSA như
thế nào để yên lòng dân? FORMOSA đang bị mắc kẹt giữa chính phủ Việt Nam
và chính phủ Đài Loan, bị dồn đến thế bí, bỗng nhiên “ngoan ngoãn” cúi
đầu xin lỗi và đền bù; trong khi đó họ lại “phản cung” ở bên Quốc Hội
Đài Loan, tố cáo Việt Nam chèn ép và cấm xuất cảnh một vài quan chức
FORMOSA… Liệu đó có là động lực để FORMOSA vùng dậy làm một cú “cắn”
cảnh cáo dằn mặt Việt Nam chăng?
Ngoài ra, không thể loại trừ việc đấu đá phe nhóm trong nội bộ các lãnh
đạo Việt Nam. Và việc hù dọa, dằn mặt nhau về quyền lực kiểm soát/ quản
lý là một điều dễ hiểu. Xin nhắc lại rằng, phi trường Tân Sơn Nhất đã
từng bị mất quyền kiểm soát không lưu và đã từng bị hacker tấn công,
thay đổi các màn hình thông báo ở sân bay, đưa ra một thông điệp mang
tính phe nhóm nào đó vào tháng 1/2016 (http://danlambaovn.blogspot.com/2016/01/lo-danh-sach-tu-tru-tren-he-thong-man.html).
Cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả không để người dân nhìn thấy đó
chính là tắt điện ngay lập tức và màn hình sẽ tắt phụt…
Theo Thông cáo Báo chí về tình hình An toàn Thông tin tháng 7/2016, Hiệp
hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã có nhận định: “Có dấu hiệu
cho thấy có thể hệ thống đã bị tin tặc xâm nhập từ giữa năm 2014, tuy
nhiên mã độc sử dụng trong đợt tấn công hoàn toàn mới, được thiết kế
riêng cho cuộc tấn công ngày 29/7 và đã vượt qua được các công cụ giám
sát an ninh thông thường (như các phần mềm chống virus). Cần nói rõ là
những dấu vết để lại hiện trường chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác đối
tượng tấn công là ai. Tuy nhiên có thể khẳng định đối tượng am hiểu hệ
thống CNTT của các cụm cảng hàng không cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn
cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ
liệu hệ thống”. Vậy đối tượng tấn công là ai mà lại am hiểu tường tận “hệ
thống CNTT của các cụm cảng hàng không cả ở mức cấu trúc thông tin lẫn
cơ chế vận hành thiết bị và có ý định khống chế vô hiệu hóa hoàn toàn dữ
liệu hệ thống”?
Tất cả những cuộc tấn công trên đều cho thấy tình hình bảo mật và an
ninh mạng ở nước ta còn hết sức yếu kém, để lộ ra những lỗ hổng chết
người. Điều quan trọng là khi bị tấn công, chúng ta vẫn không thể điểm
mặt được đối tượng nào đã tấn công. Không biết kẻ thù là ai, làm sao mà
đối phó và chống trả hiệu quả được? Chả vậy mà Bộ trưởng Bộ Thông tin –
Truyền thông Trương Minh Tuấn phải “hèn nhát” kêu gọi giới công nghệ
Việt Nam là nên “tránh khiêu khích hacker nước ngoài”.
Chính tại lời năn nỉ hèn nhát của ông Trương Minh Tuấn và những phát
ngôn “chém gió” về bảo mật của ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc của trung tâm
Athena, mà nhóm Bá Team đã hack 2 trang web của Athena để “vỗ mặt” một
trung tâm An ninh mạng và “sửa lưng” ông Thắng cho vui. Thông điệp nhóm
hacker này để lại trên trang Athena là: “Chúng tôi sẽ dòm ngó các trung
tâm và công ty bảo mật” và lời nhắn gửi tới ông Thắng: "Võ Đỗ Thắng nhớ
đưa ví dụ này vào bài giảng nhé".
Sau đó, trên Facebook cá nhân, ông Võ Đỗ Thắng đã phải xuống nước với
“tâm thư” kêu gọi cộng đồng hacker trong nước hãy hợp tác, sử dụng năng
lực chuyên môn đúng chỗ:
"THƯ MỜI HỢP TÁC !!!!
Thân gửi các bạn làm trong lĩnh vực an ninh mạng, lĩnh vực quản trị hệ thống và Hacker....
Các bạn là những người có chuyên môn giỏi, các bạn có những sáng tạo
trong lĩnh vực công nghệ, phát hiện những lỗ hổng bảo mật ,có chuyên môn
cao trong lĩnh vực an ninh mạng,....
Qua quá trình công tác, tôi biết nhiều bạn rất giỏi, nhưng cái giỏi
của các bạn đôi khi đặt không đúng chỗ, nên không phát huy được.
Do đó, tôi muốn kêu gọi và hợp tác với các bạn, để đưa các kiến thức
chuyên môn của các bạn đến với cộng đồng, tạo các giá trị có ít cho cá
nhân của các bạn lẫn cộng đồng.
Rất mong hợp tác với các bạn để có những chương trình hợp tác hiệu quả!
NGOÀI KIA, ĐẠI DƯƠNG LỚN, RẤT NHIỀU VIỆC ĐỂ LÀM. CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT CẦN LIÊN MINH ĐỂ BẮT ĐƯỢC CÁ LỚN NGOÀI KIA."
Trong một bài viết vào ngày 27/7/2016, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh
(DCCT) đã có một nhận định đề cao tầm quan trọng của an ninh mạng và
việc bảo mật thông tin như sau: “Cuộc đấu tranh bất bạo động có thể thu
ngắn được thời gian trong vòng 3 năm, chứ không cần hơn 10 năm, nếu
những người muốn giải phóng dân tộc có một đội quân IT Security (bảo mật
thông tin – ITS) mạnh, đủ sức điều khiển mọi giao dịch dân sự, tài
chánh và chính trị theo ý mình trên Internet thì kết quả sẽ đến sớm…”.
Cuộc chiến tranh trên mạng trong tương lai sẽ rất khốc liệt…
…là thách đố và cũng là cơ hội…
“Cá lớn” nằm ngoài kia!
Hoàng Vũ
(Việt Nam Thời Báo)