Quán Bên Đường
Tôi… chống đảo chánh
Nhưng thành thật mà nói, tôi không mặn mòi với việc kể chuyện “bằng miệng” – Kỳ này, Ban Biên Tập Tập San BĐQ yêu cầu, (không phải Chủ Nhiệm ra lệnh đâu ! Đừng có ham!) , tôi viết ra đây để mọi người cùng đọc cho vui ! Âu cũng là kỷ niệm nhớ đời, trong thời gian quân ngũ của tôi vậy !!!
Ngày nay, qua bao dâu bể cuộc đời, tôi đã nhận định được tư tưởng, lập trường và hành động của tôi khi trước. Đó là Tôi CHỐNG ĐẢO CHÁNH, chứ không phải tôi phản Cách Mạng, như lời một số người buộc tội cho tôi. Mặc dù việc chống đảo chánh của tôi cũng chỉ là một sự tình cờ, không hẹn mà gặp, một sự trùng hợp lạ lùng, một cuộc gặp gỡ không thể … tránh.
Cuộc đảo chánh 1-11-1963 xảy ra khi tôi đang mang cấp bậc Chuẩn úy, phục vụ tại TĐ 41/BĐQ, đồn trú tại Tỉnh Kiến Hòa, vùng 4 Chiến Thuật. Cơ duyên nào mà tôi lại có mặt tại Sàigon vào thời điểm đó?
Đầu năm 1963, tôi từ Tiểu Đoàn 41/BĐQ, được cử theo học khóa Truyền Tin tại Hoa Kỳ. Sau khóa học, tôi trở về làm Trưởng Phòng Truyền Tin của BCH/BĐQ, đặc trách liên lạc Tổng Thống Phủ – Tại sao lại có cái Phòng Truyền Tin trực tiếp với Tổng Thống Phủ này nhỉ? Có lẽ BĐQ là con đẻ của chế độ Đệ I Cộng Hòa, được tin cậy và ưu ái, nên thiết lập hệ thống liên lạc trực tiếp để khi hữu sự, dễ điều động chăng? Tín cẩn hay không tín cẩn, đối với tôi không hấp dẫn cho lắm. Chỉ biết rằng tuổi còn trẻ mà suốt ngày ngồi trong phòng, bó chân, bó cẳng tại BCH, công việc lại chẳng có gì, tôi chán quá, nên 1 tháng sau, tôi xin với Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, lúc đó là Đại Tá Tôn Thất Xứng, cho về lại 41 – Ông chấp thuận, tôi trở về lại TĐ41/BĐQ ở Kiến Hòa – Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó là Đại úy Sơn Thương – Tôi phục vụ tại TĐ41, với chức vụ Trưởng Ban 3 – Hai tháng sau, Tiểu Đoàn được lệnh đi thụ huấn tại TTHL/ Dục Mỹ – Chúng tôi gom góp toàn bộ Tiểu Đoàn về Căn Cứ Chuyển Vận, SàiGòn, ở bên Khánh Hội chờ phương tiện di chuyển ra Nha Trang. Lúc này là khoảng cuối tháng 10-1963, tôi không nhớ chính xác ngày, nếu có phương tiện đi ngay. TĐ chúng tôi cũng đã lên đường ra Nha Trang trước ngày 1-11-63 rồ. Nhưng khi chúng tôi vừa đến Căn cứ chuyển vận thì được tin khúc đường sắt từ Ga Mường Mán – Phan Thiết bị Việt Cộng phá, nên xe lửa ra Nha Trang không đi được, buộc lòng TĐ chúng tôi phải nằm chờ tại Căn Cứ chuyển vận SaiGòn. Thời gian nằm chờ là vô hạn định, chẳng biết khi nào Hỏa Xa mới sửa đường xong. Vì thế tất cả súng đạn của đơn vị đều cho vào kho khóa lại, lính tráng, quan quyền, tà tà rong chơi quanh quẩn trong trại. Sĩ quan chúng tôi, những người có gia đình ở SàiGòn, ngoại trừ phiên trực, hoặc mỗi chiều vào thăm chừng một lần, còn đều về nhà nghỉ cả.
Phải nói thật rằng, đây là thời gian sung sướng nhất của tôi, vì giống như nghỉ phép, tôi thường về nhà hay đi chơi nhiều hơn ở trong trại. Tiếc rằng hồi đó tôi chưa có người yêu, nên chắc là chưa “thưởng thức” hết những thú vị của đời lính. Vẫn được lãnh lương đều đều mà chẳng phải làm gì , chỉ dắt đào đi chơi ngày này qua ngày khác! Bà vợ tôi hồi đó chưa gặp và yêu tôi, đúng là một thiệt thòi lớn .
Ngày 1-11-1963, đến phiên tôi làm sĩ quan trực Tiểu Đoàn, phải “thủ” trại. Loay hoay mãi đến trưa, tôi mới nhờ được một anh bạn trực thế, để “vù” về nhà, ở đường Cô Bắc, ăn cơm trưa. Về đến nhà, tôi gặp ông anh là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mưu Trưởng kiêm Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, hôm nay cũng về nhà ăn cơm trưa – Thấy tôi, ông tròn mắt ngạc nhiên hỏi :
Mày làm cái gì mà về đây ?
Tiểu Đoàn em đi học Dục Mỹ, nằm chờ phương tiện ở Căn Cứ Chuyển Vận cả tuần nay rồi đấy chứ ! Em về nhà hoài hôm nay mới gặp anh . Ông ừ hữ rồi nghiêm giọng bảo tôi :
Ừ ! cơm nước xong rồi về đơn vị ngay đi !
Tôi vâng dạ cho xong chuyện, vì vốn dĩ biết tính ông anh tôi là người vô cùng cẩn thận và kỷ luật. Ai đời ngày lễ, ngày lạy, thiên hạ đi chơi hà rầm , mà ông ấy lúc nào cũng chăm chăm, chú chú vào công việc, thì em út, thuộc hạ làm sao sống nổi hả trời – Cơm nước xong, anh tôi lên xe đi ngay. Còn tôi, chẳng thấy có gì phải vội vã, tôi tàn tàn tắm rửa, lượn lên lượn xuống cả tiếng đồng hồ sau mới thảnh thơi đi vào trại . Bước vào văn phòng Tiểu Đoàn, người Hạ sĩ quan trực mừng rỡ, bật dậy như vồ lấy tôi, tay đưa ống liên hợp điện thoại, miệng liến thoắng nói : May quá ! Thiếu úy, Thiếu úy ! có Thiếu Tá Duệ ở Phủ Tổng Thống muốn gặp .
Tôi lấy làm lạ, nhưng cũng mau mắn nhận điện thoại, bên kia đầu giây, tiếng ông anh tôi ngắn gọn cho biết
Có đảo chánh đấy , chú mày cho anh gặp Tiểu Đoàn Trưởng .
Họ đi chơi hết, trực Tiểu đoàn có em và mỗi ĐĐ một sĩ quan trực thôi !
Tiểu Đoàn có đầy đủ không? Chú có gom được Tiểu Đoàn không ?
TĐ đi thụ huấn nên quân số đầy đủ anh! Em gom được mà !!!
Vậy chú tập họp Tiểu Đoàn lại, chờ tại chỗ, sẽ có người xuống đón .
Sợ tôi không nắm vững tình hình, ông tóm tắt cho tôi biết như sau – Hiện đang có một lực lượng làm đảo chánh, một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm được Đài Phát Thanh – Tiểu Đoàn 41/BĐQ sẽ được sử dụng để chiếm lại, sau đó giữ Đài Phát Thanh, đồng thời chia quân đóng bên Sở Thú, làm lực lượng bảo vệ vòng ngoài cũng như tiếp ứng nếu cần – Ông ấy cũng cho biết, đã giải giới được 2 Tiểu Đoàn TQLC khác rồi . Cứ yên tâm !
Tôi nghiễm nhiên trở thành lực lượng “chống đảo chánh” – Ngay từ phút đầu tiên này, tôi đã nhận thấy có những cơ duyên buộc tôi phải vướng vào – Chẳng ai biết có Tiểu Đoàn 41/BĐQ hiện đang có mặt tại SàiGòn cả – Nếu như hôm nay, tôi có tinh thần kỷ luật khá hơn một tý, lo chu toàn phiên trực, không về ăn cơm trưa ở nhà, không gặp ông anh tôi, thì ông ấy cũng chẳng biết – Bây giờ, lệnh điều động Tiểu Đoàn là của Phủ Tổng Thống, lại do chính anh ruột của tôi truyền xuống – Tôi có chết ngay cũng phải thi hành lệnh này.
Để công việc đâu ra đó, danh chính, ngôn thuận, tôi nhân danh sĩ quan trực Tiểu Đoàn, mời các sĩ quan trực các Đại Đội lên họp – Hôm nay tôi chỉ còn nhớ được ba người : Thiếu úy Đoàn Đình Thiệu , trực ĐĐ1 – Chuẩn úy Cường (đen) trực ĐĐ 2 – Chuẩn úy Đăng trực ĐĐ3…
Tôi trình bày rõ sự việc cho mọi người hiểu, đồng thời nhấn mạnh đây là lệnh của Phủ Tổng Thống ban xuống và người ban lệnh chính là anh ruột tôi, nên không có gì phải nghi ngờ cả – Anh em đều đồng ý sẽ tuân lệnh Phủ Tổng Thống – Thấy vậy, tôi đề nghị Anh Thiệu là Thiếu úy, hiện là người lớn cấp hơn cả, sẽ đứng ra chỉ huy tổng quát – Anh Thiệu từ chối và anh nói thẳng với tôi :
– Tao tuy hơn cấp mày thật, nhưng việc này tao nghĩ rằng mày chỉ huy tiện hơn, vì liên lạc với Phủ Tổng Thống mày là người thân, dễ nói chuyện cho cả hai bên. Tao tình nguyện đặt dưới sự chỉ huy của mày. Tạm thời như thế này nghe?.. Vừa nói, anh vừa đưa tay lên gỡ hai bông mai bỏ vào túi áo – Mấy người kia cũng bắt chước gỡ lon bỏ túi, hành động chấp nhận để tôi chỉ huy . Tôi nghĩ anh em bàn cũng có lý, nên đồng ý ngay – Anh Thiệu cho biết hiện Tiểu Đoàn không có phương tiện chuyển quân, nếu muốn đưa quân đi, phải yêu cầu căn cứ chuyển vận cấp phương tiện .
Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ chuyển vận lúc đó, tôi nhớ không lầm là Đại úy Long, ông ta không chịu cấp phương tiện và nói rằng , ông nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm, không cấp phát bất cứ phương tiện gì cho bất cứ ai . Anh em chúng tôi nghe vậy, lòng rất băn khoăn, nhất là anh Thiệu, anh cứ lẩm bẩm :”Phải kiếm cách nào chứ !” – Tôi cũng đang lính quýnh, chưa biết xử thế ra sao, lòng nóng như lửa đốt, ông anh tôi lại vừa cho biết sẽ có người xuống đón ngay – Tôi nghĩ bụng : “phải liều và phải làm mạnh mới được” Bàn soạn với ba người kia xong, chúng tôi mỗi người mang một khẩu tiểu liên Thompson, vào gặp Đại úy Long – Tôi thảy cây súng Colt 45 lên bàn, gằn giọng nói với Đại úy Long :
Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, lệnh của Phủ Tổng Thống là lệnh tối thượng, bằng mọi giá chúng tôi phải thi hành – Nếu Đại úy không cấp phương tiện thì đừng trách chúng tôi xử tệ !
Thấy chúng tôi làm mạnh, Đại úy Long phải chấp thuận. Ông ta cấp cho chúng tôi 6 chiếc xe vận tải lớn, loại xe 18 bánh, có những tấm cản chung quanh, dùng để chở trâu, bò – Tôi không rõ loại xe này tên là gì, vì người thì gọi là xe “lôi bồi”, người gọi xe “thớt” – Nhưng thôi xe gì cũng tốt, miễn là có phương tiện di chuyển là được – 6 chiếc xe rất rộng, chở gần 500 quân thoải mái, chúng tôi cho binh sĩ lên xe – Ngay lúc đó, ông anh tôi gửi sang 2 Quân Cảnh, trong đó có một vị Chuẩn úy và hai xe thiết giáp để đón và hướng dẫn đoàn quân – Chúng tôi bàn tính, sắp xếp đoàn xe, bắt đầu rời Căn cứ chuyển vận, tiến về SàiGòn – Xe vừa chuyển bánh, bất ngờ ông Tiểu Đoàn Phó ở đâu trở về, ông chặn đoàn xe lại không cho đi, ông tuyên bố là nhận lệnh của phe “cách mạng”, giữ TiểuĐoàn tại chỗ, chò lệnh. Tiểu Đoàn Phó của chúng tôi lúc đó là Trung úy Thọ, không biết ông liên lạc và nhận lệnh của phe đảo chánh hồi nào mà lại cản chúng tôi như vậy – Lúc này tôi nghĩ đến ông anh tôi, chắc là ông ấy đang nóng ruột lắm – Thôi thì lỡ trớn làm luôn, tôi nháy anh Chuẩn úy Quân Cảnh, rồi chúng tôi uy hiếp, tước khí giới ông Tiểu Đoàn Phó, cho lên xe Thiết giáp, đóng cửa nhốt trong đó luôn – Đoàn xe chúng tôi khởi hành tiến về SàiGòn – Khi đoàn xe chúng tôi đến cầu Calmet, tôi thấy Đại úy Sơn Thương, Tiểu Đoàn Trưởng đang đi bộ về. Sau khi gặp nhau, tôi trình bày tự sự cho Đại úy TĐT rõ, đồng thời xin Đại úy quyết định – Đại úy Sơn Thương đồng ý theo kế hoạch chiếm lại Đài Phát Thanh của Phủ Tổng Thống đã ra lệnh – Từ giờ phút này, Tiểu Đoàn đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng – Khi đoàn xe qua cầu, có 2 máy bay khu trục AD.6 của Không quân lượn trên đầu chúng tôi, chưa biết ý định của họ sẽ làm gì, có đánh chúng tôi hay không. Nhưng để chắc ăn cho đoàn quân, viên sĩ quan Quân Cảnh cùng 2 xe Thiết Giáp đều dừng lại trên cầu. Xạ thủ đại liên trên pháo tháp hướng nòng súng về 2 chiếc máy bay, sẵn sàng ứng chiến, còn đoàn xe chúng tôi tiếp tục qua cầu.Đi qua cầu rồi, Đại úy Sơn Thương hỏi tôi bây giờ đi ngã nào – Tôi cũng không biết tính sao, vì Quân Cảnh và Thiết Giáp hướng dẫn chúng tôi hiện vẫn ở lại trên cầu. Tôi trình cho Đại úy TĐT rõ, có hai ngả tiến về mục tiêu:
Ngã thứ nhất đi theo đại lộ Lê Lợi (Bonard cũ). Ngã thứ hai băng qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân .
Nhận thấy việc băng qua BTL Hải Quân có thể gặp trở ngại, nên chúng tôi quyết định tiến theo đường Lê Lợi. Không có Quân Cảnh hướng dẫn, cũng không có đặc lệnh truyền tin để liên lạc, nên đoàn quân đi đến gần bệnh viện Đô Thành thì bị lực lượng phòng không của Lữ Đoàn Phòng vệ nổ súng chặn lại. Phía chúng tôi bị thương hai, ba người, trong đó có một Chuẩn úy – Đoàn quân chạy ùa vào bệnh viện Đô Thành tránh đạn và bố trí tại đó. Cũng cần nói rõ hơn đoạn này một chút, việc Lữ đoàn phòng vệ nổ súng vào chúng tôi, một phần do Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng và tôi – Hồi đó, Biệt Động Quân chưa được cấp phát đồ bông (rằn ri), nhưng ông TĐT mặc một bộ đồ bông của Lực lượng Đặc biệt (đơn vị gốc của ổng), còn tôi cũng muốn “nổi” nên “chơi” luôn bộ đồ rằn ri của Thủy Quân Lục Chiến - Khốn nỗi vụ đảo chánh ngày hôm đó, Lữ Đoàn Phòng Vệ đã được thông báo là do Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến làm lực lượng chủ chốt, nên khi thấy Đại úy Sơn Thương và tôi hăng hái dẫn đầu đoàn quân, họ chắc rằng chúng tôi thuộc thành phần đảo chánh đến tấn công họ – Bắn là ..phải !!! Cũng may không có ai bỏ mạng vì lý do “lãng xẹt” này .
Chúng tôi bị khựng lại, tôi phải nghĩ cách để liên lạc với ông anh tôi, mới tiếp tục tiến được – Tôi cởi áo ngoài, lấy chiếc áo thung trắng, cột lên nòng cây súng Carbine, đưa cao lên như dấu hiệu xin hàng, tôi từ từ bước sang phòng tuyến của Lữ Đoàn Phòng Vệ – Tôi gặp một vị Trung úy chỉ huy tại đó, tôi xưng tên và nói rõ cho ông ta biết liên hệ giữa tôi và Thiếu Tá Duệ, yêu cầu ông gọi về xin xác nhận – Sau khi anh tôi xác nhận đúng, vị Trung úy để đoàn quân chúng tôi đi tiếp .
Đoàn quân tiến đến ngã tư Thống Nhất – Hai Bà Trưng thì gặp Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, (do Đại úy Vũ Thế Quang làm Tiểu ĐoànTrưởng) chặn lại – Tiểu Đoàn 6 Dù thuộc phe đảo chánh,. Sau này tôi được biết TĐ 6/ND không phải do bên Lữ Đoàn Dù điều động, mà khi đó TĐ6 đang thụ huấn bổ túc quân sự tại TTHL/Vạn Kiếp, nên do Trung Tá Vĩnh Lộc, CHT/TTHL Vạn Kiếp, theo phe đảo chánh đưa lên. Hai cánh quân ghìm nhau, không bên nào tiến được, nhưng cũng không nổ súng vào nhau – Đại úy Sơn Thương trước kia cũng ở trong binh chủng Nhảy Dù, quen biết thân thiện với Đại úy Vũ Thế Quang, hai ông gặp nhau chuyện trò bình thường, chẳng có vẻ gì là đối nghịch với nhau cả. Tôi nghe Đại úy Quang bàn với Đại úy Sơn Thương :
– Tình hình này bọn mình cứ án binh bất động, nằm tại chỗ chờ diễn tiến, khi nào ngả ngũ, biết rõ phe nào thắng mình sẽ theo là chắc ăn. Hai ông bàn nhau xong, bên Nhảy Dù vẫn nằm tại vị trí đã bố trí, còn chúng tôi rút vào chiếm Bưu Điện – Trong Bưu Điện, chúng tôi gặp một số Cảnh Sát Dã Chiến, một số Phòng Vệ TTP đang kẹt ở trong đó – Lúc này khoảng hơn 4 giờ chiều, tình hình vẫn chưa có gì đáng nói – Chúng tôi tổ chức bố trí phòng thủ qua đêm.
Đêm hôm đó (1-11-63) Đại úy Sơn Thương có vào Dinh Gia Long gặp ông cố vấn Ngô Đình Nhu – Khi ra về Đại úy Sơn Thương nói với chúng tôi :
– Ông Cố Vấn muốn TĐ mình giữ Dinh Gia Long, tôi xin tăng cường 5 chiến xa, để yểm trợ chúng ta khi di chuyển và tăng cường phòng thủ – Không biết chừng nào mới có !
Trong khi chờ đợi, Đại úy Sơn Thương còn nhận được một lá thư của Thiếu Tá Lý Tòng Bá (Thiết Giáp) khuyên Đại úy nên theo phe đảo chánh – Đại úy Sơn Thương cũng không trả lời hay đáp ứng ngay, ông yên lặng chờ đợi .
Sáng ngày 2-11-63, tình hình bắt đầu có biến đổi, khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long – Ông anh tôi cũng đã đi, tôi không liên lạc gì được với ông nữa – Khi tình hình biến đổi, phe đảo chánh thắng thế thì đương nhiên phe chống đảo chánh phải bị thanh trừng thôi – Việc đầu tiên trong TĐ, người khởi sự chống đảo chánh là tôi – Vì thế ông Trung úy Tiểu Đoàn Phó, người đã bị tôi khống chế, khi nghe tin phe đảo chánh thắng, đã vội vàng lên báo An Ninh Quân Đội đến bắt tôi vì tội “.phản cách mạng”. Tôi chờ đợi trong tư thế sẵn sàng, tuy nhiên tôi buồn, chán nản và lo lắng quá, không phải vì sự sụp đổ của chế độ, mà là sự an toàn của tôi và ông anh tôi, không biết giờ này ông ra sao ?!
Một may mắn bất ngờ đến với tôi là vị Trung úy Sĩ Quan An Ninh của BCH/BĐQ đã đến bắt tôi trước – Chẳng ai hiểu được tâm trạng tôi lúc đó cả – Bị bắt mà mừng và cám ơn người bắt mình, vì dù sao An Ninh BĐQ bắt cũng nhẹ nhàng hơn An Ninh Quân Đội, nhất là vị đứng đầu ANQĐ lại là người tổ chức đảo chánh Mình đã chống họ, bây giờ lại lọt vào tay họ thì chỉ “mềm mình” thôi. Đúng là thoát được một nạn – Tôi nghĩ khi Đại Tá CHT/BĐQ ra lệnh bắt tôi, chính là ông đã cứu tôi vậy .
Về đến BCH/BĐQ, chẳng phải khai báo, cũng chẳng phải khẩu cung v/v.., tôi được đưa thẳng sang gởi ở phòng kỷ luật của Bộ Tổng Tham Mưu ( Lúc đó BCH/BĐQ còn ở trong Bộ Tổng Tham Mưu ). Trên nguyên tắc, tôi là “tù nhân chế độ”, nhưng thực tế chỉ là thi hành kỷ luật, như một quân nhân vi phạm kỷ luật bình thường thôi. Mọi “quyền lợi” khi thọ phạt, chẳng hạn như chế độ ăn uống, chỗ nằm v..v.. vẫn theo quy chế sĩ quan như thường.
Nằm nhà kỷ luật được khoảng 2 tuần, tôi được tin anh tôi Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ cũng bị An Ninh Quân Đội bắt giữ từ ngày 2-11-63. Qua báo chí, đài phát thanh, tôi thấy tình hình thật bất lợi cho anh em chúng tôi – Thêm vào đó là những lời bình luận, bàn tán, phán đoán, của vài ba vị Trung úy, Đại úy, vừa thâm niên quân vụ, vừa kinh nghiệm cuộc đời hơn hẳn tôi, chẳng biết vì vi phạm gì, mà phải thọ phạt cùng thời gian với tôi (dĩ nhiên không phải tội “phản cách mạng”). Các vị ấy căn cứ vào những sự việc đã hoặc đang xảy ra, mà suy đoán cho hoàn cảnh anh em chúng tôi – Thật đáng buồn, những sự suy đoán đó không có điểm nào gọi là đem một chút niềm vui cho tôi cả – Đại khái anh em tôi có thể sẽ bị thủ tiêu như Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Trung Tá Lê Quang Tung và người em vv..v.. vì là những thành phần trung thành với chế độ, hay nói rõ hơn là làm “tay chân” cho ông Ngô Đình Diệm – Phe “cách mạng” họ sẽ “làm sạch” chế độ, nghĩa là những người thuộc thành phần như anh em chúng tôi sẽ “đi tàu suốt” hết. Thấy tôi có vẻ không tin, họ trưng ra nhiều bằng cớ đầy tính thuyết phục, khiến tôi không tin không được .
Lòng tôi suy nghĩ miên man. Trước hết họ bảo anh em chúng tôi (đúng ra chỉ có ông anh tôi thôi) là người thân tín của Ông Diệm. Điều này nhìn chung có vẻ đúng thật, vì không tín cẩn sao được đưa về làm Tư Lệnh Phó, kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ, nằm ngay trong Dinh để bảo vệ Tổng Thống – Lúc đó tôi cũng nảy sinh nhiều thắc mắc. Chẳng hạn ông anh tôi làm sao lại được cho giữ chức vụ như vậy, trong khi gia đình chúng tôi là Phật tử thuần thành, lại là dân Bắc Kỳ chính hiệu. Chắc chắn ông ấy phải có khả năng gì nên mới được chú ý như vậy, chứ hoàn toàn không phải vì phe cánh hay đồng đạo, đồng hương như những người khác . Càng suy nghĩ, tôi càng sợ, vì thời buổi đó, nếu đã bị cho là “Cần Lao” hay “tay sai nhà Ngô” thì “dễ chết” lắm – Nỗi sợ hãi của tôi chẳng phải vô căn cứ, vì lúc đó họ hành sử với nhau giống như dã thú,. Tôi nói dã thú chứ không phải thù địch, vì thù địch giết nhau là lẽ “đương nhiên” – Đây không phải thù địch, mà cùng trong một quân đội với nhau, người bị giết lại là thượng cấp của kẻ cầm dao đâm mình, như vậy thật cũng đáng cám cảnh cho tình huynh đệ chi binh lắm chứ !
Ai gây nên cảnh “nồi da, xáo thịt” đến bây giờ còn chưa biết tỏ tường, nhưng người cầm dao đâm chiến hữu, hay thượng cấp của mình thì ai cũng biết – Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ, Quân lực VNCH kiếm một người như Đại úy Nhung khó lắm. Tôi nghĩ ông Diệm, ông Nhu, Đại Tá Quyền, Trung Tá Tung, ông ta còn thản nhiên đâm chết thì xá chi anh em chúng tôi. Lời bàn của mấy đàn anh trong nhà kỷ luật không phải vô căn cứ. Tôi phải biết sợ, vì hoàn cảnh của tôi khi đó đáng sợ lắm . Viết ra đây, tôi chỉ có mục đích diễn tả lại tâm trạng của tôi lúc đó, chứ không nhằm mục đích bôi lọ hay lên án ai, vì bây giờ ai ai cũng đều có câu trả lời rồi thì phải! Kể cả những phút sợ hãi của tôi cũng đã được trả lời – Câu trả lời không vui lắm cho những nhà “cách mạng” – Quý ông làm chết bao nhiêu mạng người, làm bao nhiêu người phải lo âu, sợ hãi vì những chuyện “ruồi bu” mà các ông gọi là “cách mạng” – Xương máu đó, tinh thần đó đáng lẽ để phụng sự tổ quốc thì hay biết mấy – Bây giờ quý ông cũng có người còn, kẻ mất – Xin hỏi trong tất cả quý ông, có ai là người lập được chút công trạng nào cho đất nước kể từ ngày đó đến nay không .
Tôi bị nhốt gần 3 tháng, ra tù về trình diện BCH/BĐQ rồi khăn gói ra Tiểu Đoàn 32/BĐQ – Ông anh tôi sau đó cũng được thả – Tạ ơn Trời đất, anh em chúng tôi đều được bằng an, tai qua, nạn khỏi và tiếp tục phục vụ trong quân đội VNCH cho đến ngày 30-4-1975 là ngày chung cuộc cho miền Nam Việt Nam. Hàng năm cứ đến 30-4 là lòng tôi lại ấm ức về nỗi buồn mất nước, từ đó nhớ đến cái buồn của những ngày bị nhốt trong Bộ Tổng Tham Mưu vì tội “phản cách mạng”.
Đã không quên được, thì ít ra cũng phải làm sao cho sự việc có vẻ khôi hài một tí, để cuộc đời còn đáng sống chứ !!! Mỗi lần lũ bạn “trời đánh” của tôi ở Tập San BĐQ nhắc tới chuyện này để “chọc quê” tôi – Tôi tỉnh bơ, hất mặt lên nói với tụi nó : “Hừ ! Ít ra tao “tao” “tao” cũng đã từng “nắm” “nắm” Tiểu Đoàn từ hồi còn Chuẩn úy kìa” !!!
Tháng tư đen 2004
Mũ Nâu Nguyễn Sỹ Anh
Tôi… chống đảo chánh
Nhưng thành thật mà nói, tôi không mặn mòi với việc kể chuyện “bằng miệng” – Kỳ này, Ban Biên Tập Tập San BĐQ yêu cầu, (không phải Chủ Nhiệm ra lệnh đâu ! Đừng có ham!) , tôi viết ra đây để mọi người cùng đọc cho vui ! Âu cũng là kỷ niệm nhớ đời, trong thời gian quân ngũ của tôi vậy !!!
Ngày nay, qua bao dâu bể cuộc đời, tôi đã nhận định được tư tưởng, lập trường và hành động của tôi khi trước. Đó là Tôi CHỐNG ĐẢO CHÁNH, chứ không phải tôi phản Cách Mạng, như lời một số người buộc tội cho tôi. Mặc dù việc chống đảo chánh của tôi cũng chỉ là một sự tình cờ, không hẹn mà gặp, một sự trùng hợp lạ lùng, một cuộc gặp gỡ không thể … tránh.
Cuộc đảo chánh 1-11-1963 xảy ra khi tôi đang mang cấp bậc Chuẩn úy, phục vụ tại TĐ 41/BĐQ, đồn trú tại Tỉnh Kiến Hòa, vùng 4 Chiến Thuật. Cơ duyên nào mà tôi lại có mặt tại Sàigon vào thời điểm đó?
Đầu năm 1963, tôi từ Tiểu Đoàn 41/BĐQ, được cử theo học khóa Truyền Tin tại Hoa Kỳ. Sau khóa học, tôi trở về làm Trưởng Phòng Truyền Tin của BCH/BĐQ, đặc trách liên lạc Tổng Thống Phủ – Tại sao lại có cái Phòng Truyền Tin trực tiếp với Tổng Thống Phủ này nhỉ? Có lẽ BĐQ là con đẻ của chế độ Đệ I Cộng Hòa, được tin cậy và ưu ái, nên thiết lập hệ thống liên lạc trực tiếp để khi hữu sự, dễ điều động chăng? Tín cẩn hay không tín cẩn, đối với tôi không hấp dẫn cho lắm. Chỉ biết rằng tuổi còn trẻ mà suốt ngày ngồi trong phòng, bó chân, bó cẳng tại BCH, công việc lại chẳng có gì, tôi chán quá, nên 1 tháng sau, tôi xin với Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, lúc đó là Đại Tá Tôn Thất Xứng, cho về lại 41 – Ông chấp thuận, tôi trở về lại TĐ41/BĐQ ở Kiến Hòa – Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó là Đại úy Sơn Thương – Tôi phục vụ tại TĐ41, với chức vụ Trưởng Ban 3 – Hai tháng sau, Tiểu Đoàn được lệnh đi thụ huấn tại TTHL/ Dục Mỹ – Chúng tôi gom góp toàn bộ Tiểu Đoàn về Căn Cứ Chuyển Vận, SàiGòn, ở bên Khánh Hội chờ phương tiện di chuyển ra Nha Trang. Lúc này là khoảng cuối tháng 10-1963, tôi không nhớ chính xác ngày, nếu có phương tiện đi ngay. TĐ chúng tôi cũng đã lên đường ra Nha Trang trước ngày 1-11-63 rồ. Nhưng khi chúng tôi vừa đến Căn cứ chuyển vận thì được tin khúc đường sắt từ Ga Mường Mán – Phan Thiết bị Việt Cộng phá, nên xe lửa ra Nha Trang không đi được, buộc lòng TĐ chúng tôi phải nằm chờ tại Căn Cứ chuyển vận SaiGòn. Thời gian nằm chờ là vô hạn định, chẳng biết khi nào Hỏa Xa mới sửa đường xong. Vì thế tất cả súng đạn của đơn vị đều cho vào kho khóa lại, lính tráng, quan quyền, tà tà rong chơi quanh quẩn trong trại. Sĩ quan chúng tôi, những người có gia đình ở SàiGòn, ngoại trừ phiên trực, hoặc mỗi chiều vào thăm chừng một lần, còn đều về nhà nghỉ cả.
Phải nói thật rằng, đây là thời gian sung sướng nhất của tôi, vì giống như nghỉ phép, tôi thường về nhà hay đi chơi nhiều hơn ở trong trại. Tiếc rằng hồi đó tôi chưa có người yêu, nên chắc là chưa “thưởng thức” hết những thú vị của đời lính. Vẫn được lãnh lương đều đều mà chẳng phải làm gì , chỉ dắt đào đi chơi ngày này qua ngày khác! Bà vợ tôi hồi đó chưa gặp và yêu tôi, đúng là một thiệt thòi lớn .
Ngày 1-11-1963, đến phiên tôi làm sĩ quan trực Tiểu Đoàn, phải “thủ” trại. Loay hoay mãi đến trưa, tôi mới nhờ được một anh bạn trực thế, để “vù” về nhà, ở đường Cô Bắc, ăn cơm trưa. Về đến nhà, tôi gặp ông anh là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mưu Trưởng kiêm Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, hôm nay cũng về nhà ăn cơm trưa – Thấy tôi, ông tròn mắt ngạc nhiên hỏi :
Mày làm cái gì mà về đây ?
Tiểu Đoàn em đi học Dục Mỹ, nằm chờ phương tiện ở Căn Cứ Chuyển Vận cả tuần nay rồi đấy chứ ! Em về nhà hoài hôm nay mới gặp anh . Ông ừ hữ rồi nghiêm giọng bảo tôi :
Ừ ! cơm nước xong rồi về đơn vị ngay đi !
Tôi vâng dạ cho xong chuyện, vì vốn dĩ biết tính ông anh tôi là người vô cùng cẩn thận và kỷ luật. Ai đời ngày lễ, ngày lạy, thiên hạ đi chơi hà rầm , mà ông ấy lúc nào cũng chăm chăm, chú chú vào công việc, thì em út, thuộc hạ làm sao sống nổi hả trời – Cơm nước xong, anh tôi lên xe đi ngay. Còn tôi, chẳng thấy có gì phải vội vã, tôi tàn tàn tắm rửa, lượn lên lượn xuống cả tiếng đồng hồ sau mới thảnh thơi đi vào trại . Bước vào văn phòng Tiểu Đoàn, người Hạ sĩ quan trực mừng rỡ, bật dậy như vồ lấy tôi, tay đưa ống liên hợp điện thoại, miệng liến thoắng nói : May quá ! Thiếu úy, Thiếu úy ! có Thiếu Tá Duệ ở Phủ Tổng Thống muốn gặp .
Tôi lấy làm lạ, nhưng cũng mau mắn nhận điện thoại, bên kia đầu giây, tiếng ông anh tôi ngắn gọn cho biết
Có đảo chánh đấy , chú mày cho anh gặp Tiểu Đoàn Trưởng .
Họ đi chơi hết, trực Tiểu đoàn có em và mỗi ĐĐ một sĩ quan trực thôi !
Tiểu Đoàn có đầy đủ không? Chú có gom được Tiểu Đoàn không ?
TĐ đi thụ huấn nên quân số đầy đủ anh! Em gom được mà !!!
Vậy chú tập họp Tiểu Đoàn lại, chờ tại chỗ, sẽ có người xuống đón .
Sợ tôi không nắm vững tình hình, ông tóm tắt cho tôi biết như sau – Hiện đang có một lực lượng làm đảo chánh, một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm được Đài Phát Thanh – Tiểu Đoàn 41/BĐQ sẽ được sử dụng để chiếm lại, sau đó giữ Đài Phát Thanh, đồng thời chia quân đóng bên Sở Thú, làm lực lượng bảo vệ vòng ngoài cũng như tiếp ứng nếu cần – Ông ấy cũng cho biết, đã giải giới được 2 Tiểu Đoàn TQLC khác rồi . Cứ yên tâm !
Tôi nghiễm nhiên trở thành lực lượng “chống đảo chánh” – Ngay từ phút đầu tiên này, tôi đã nhận thấy có những cơ duyên buộc tôi phải vướng vào – Chẳng ai biết có Tiểu Đoàn 41/BĐQ hiện đang có mặt tại SàiGòn cả – Nếu như hôm nay, tôi có tinh thần kỷ luật khá hơn một tý, lo chu toàn phiên trực, không về ăn cơm trưa ở nhà, không gặp ông anh tôi, thì ông ấy cũng chẳng biết – Bây giờ, lệnh điều động Tiểu Đoàn là của Phủ Tổng Thống, lại do chính anh ruột của tôi truyền xuống – Tôi có chết ngay cũng phải thi hành lệnh này.
Để công việc đâu ra đó, danh chính, ngôn thuận, tôi nhân danh sĩ quan trực Tiểu Đoàn, mời các sĩ quan trực các Đại Đội lên họp – Hôm nay tôi chỉ còn nhớ được ba người : Thiếu úy Đoàn Đình Thiệu , trực ĐĐ1 – Chuẩn úy Cường (đen) trực ĐĐ 2 – Chuẩn úy Đăng trực ĐĐ3…
Tôi trình bày rõ sự việc cho mọi người hiểu, đồng thời nhấn mạnh đây là lệnh của Phủ Tổng Thống ban xuống và người ban lệnh chính là anh ruột tôi, nên không có gì phải nghi ngờ cả – Anh em đều đồng ý sẽ tuân lệnh Phủ Tổng Thống – Thấy vậy, tôi đề nghị Anh Thiệu là Thiếu úy, hiện là người lớn cấp hơn cả, sẽ đứng ra chỉ huy tổng quát – Anh Thiệu từ chối và anh nói thẳng với tôi :
– Tao tuy hơn cấp mày thật, nhưng việc này tao nghĩ rằng mày chỉ huy tiện hơn, vì liên lạc với Phủ Tổng Thống mày là người thân, dễ nói chuyện cho cả hai bên. Tao tình nguyện đặt dưới sự chỉ huy của mày. Tạm thời như thế này nghe?.. Vừa nói, anh vừa đưa tay lên gỡ hai bông mai bỏ vào túi áo – Mấy người kia cũng bắt chước gỡ lon bỏ túi, hành động chấp nhận để tôi chỉ huy . Tôi nghĩ anh em bàn cũng có lý, nên đồng ý ngay – Anh Thiệu cho biết hiện Tiểu Đoàn không có phương tiện chuyển quân, nếu muốn đưa quân đi, phải yêu cầu căn cứ chuyển vận cấp phương tiện .
Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ chuyển vận lúc đó, tôi nhớ không lầm là Đại úy Long, ông ta không chịu cấp phương tiện và nói rằng , ông nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm, không cấp phát bất cứ phương tiện gì cho bất cứ ai . Anh em chúng tôi nghe vậy, lòng rất băn khoăn, nhất là anh Thiệu, anh cứ lẩm bẩm :”Phải kiếm cách nào chứ !” – Tôi cũng đang lính quýnh, chưa biết xử thế ra sao, lòng nóng như lửa đốt, ông anh tôi lại vừa cho biết sẽ có người xuống đón ngay – Tôi nghĩ bụng : “phải liều và phải làm mạnh mới được” Bàn soạn với ba người kia xong, chúng tôi mỗi người mang một khẩu tiểu liên Thompson, vào gặp Đại úy Long – Tôi thảy cây súng Colt 45 lên bàn, gằn giọng nói với Đại úy Long :
Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, lệnh của Phủ Tổng Thống là lệnh tối thượng, bằng mọi giá chúng tôi phải thi hành – Nếu Đại úy không cấp phương tiện thì đừng trách chúng tôi xử tệ !
Thấy chúng tôi làm mạnh, Đại úy Long phải chấp thuận. Ông ta cấp cho chúng tôi 6 chiếc xe vận tải lớn, loại xe 18 bánh, có những tấm cản chung quanh, dùng để chở trâu, bò – Tôi không rõ loại xe này tên là gì, vì người thì gọi là xe “lôi bồi”, người gọi xe “thớt” – Nhưng thôi xe gì cũng tốt, miễn là có phương tiện di chuyển là được – 6 chiếc xe rất rộng, chở gần 500 quân thoải mái, chúng tôi cho binh sĩ lên xe – Ngay lúc đó, ông anh tôi gửi sang 2 Quân Cảnh, trong đó có một vị Chuẩn úy và hai xe thiết giáp để đón và hướng dẫn đoàn quân – Chúng tôi bàn tính, sắp xếp đoàn xe, bắt đầu rời Căn cứ chuyển vận, tiến về SàiGòn – Xe vừa chuyển bánh, bất ngờ ông Tiểu Đoàn Phó ở đâu trở về, ông chặn đoàn xe lại không cho đi, ông tuyên bố là nhận lệnh của phe “cách mạng”, giữ TiểuĐoàn tại chỗ, chò lệnh. Tiểu Đoàn Phó của chúng tôi lúc đó là Trung úy Thọ, không biết ông liên lạc và nhận lệnh của phe đảo chánh hồi nào mà lại cản chúng tôi như vậy – Lúc này tôi nghĩ đến ông anh tôi, chắc là ông ấy đang nóng ruột lắm – Thôi thì lỡ trớn làm luôn, tôi nháy anh Chuẩn úy Quân Cảnh, rồi chúng tôi uy hiếp, tước khí giới ông Tiểu Đoàn Phó, cho lên xe Thiết giáp, đóng cửa nhốt trong đó luôn – Đoàn xe chúng tôi khởi hành tiến về SàiGòn – Khi đoàn xe chúng tôi đến cầu Calmet, tôi thấy Đại úy Sơn Thương, Tiểu Đoàn Trưởng đang đi bộ về. Sau khi gặp nhau, tôi trình bày tự sự cho Đại úy TĐT rõ, đồng thời xin Đại úy quyết định – Đại úy Sơn Thương đồng ý theo kế hoạch chiếm lại Đài Phát Thanh của Phủ Tổng Thống đã ra lệnh – Từ giờ phút này, Tiểu Đoàn đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng – Khi đoàn xe qua cầu, có 2 máy bay khu trục AD.6 của Không quân lượn trên đầu chúng tôi, chưa biết ý định của họ sẽ làm gì, có đánh chúng tôi hay không. Nhưng để chắc ăn cho đoàn quân, viên sĩ quan Quân Cảnh cùng 2 xe Thiết Giáp đều dừng lại trên cầu. Xạ thủ đại liên trên pháo tháp hướng nòng súng về 2 chiếc máy bay, sẵn sàng ứng chiến, còn đoàn xe chúng tôi tiếp tục qua cầu.Đi qua cầu rồi, Đại úy Sơn Thương hỏi tôi bây giờ đi ngã nào – Tôi cũng không biết tính sao, vì Quân Cảnh và Thiết Giáp hướng dẫn chúng tôi hiện vẫn ở lại trên cầu. Tôi trình cho Đại úy TĐT rõ, có hai ngả tiến về mục tiêu:
Ngã thứ nhất đi theo đại lộ Lê Lợi (Bonard cũ). Ngã thứ hai băng qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân .
Nhận thấy việc băng qua BTL Hải Quân có thể gặp trở ngại, nên chúng tôi quyết định tiến theo đường Lê Lợi. Không có Quân Cảnh hướng dẫn, cũng không có đặc lệnh truyền tin để liên lạc, nên đoàn quân đi đến gần bệnh viện Đô Thành thì bị lực lượng phòng không của Lữ Đoàn Phòng vệ nổ súng chặn lại. Phía chúng tôi bị thương hai, ba người, trong đó có một Chuẩn úy – Đoàn quân chạy ùa vào bệnh viện Đô Thành tránh đạn và bố trí tại đó. Cũng cần nói rõ hơn đoạn này một chút, việc Lữ đoàn phòng vệ nổ súng vào chúng tôi, một phần do Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng và tôi – Hồi đó, Biệt Động Quân chưa được cấp phát đồ bông (rằn ri), nhưng ông TĐT mặc một bộ đồ bông của Lực lượng Đặc biệt (đơn vị gốc của ổng), còn tôi cũng muốn “nổi” nên “chơi” luôn bộ đồ rằn ri của Thủy Quân Lục Chiến - Khốn nỗi vụ đảo chánh ngày hôm đó, Lữ Đoàn Phòng Vệ đã được thông báo là do Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến làm lực lượng chủ chốt, nên khi thấy Đại úy Sơn Thương và tôi hăng hái dẫn đầu đoàn quân, họ chắc rằng chúng tôi thuộc thành phần đảo chánh đến tấn công họ – Bắn là ..phải !!! Cũng may không có ai bỏ mạng vì lý do “lãng xẹt” này .
Chúng tôi bị khựng lại, tôi phải nghĩ cách để liên lạc với ông anh tôi, mới tiếp tục tiến được – Tôi cởi áo ngoài, lấy chiếc áo thung trắng, cột lên nòng cây súng Carbine, đưa cao lên như dấu hiệu xin hàng, tôi từ từ bước sang phòng tuyến của Lữ Đoàn Phòng Vệ – Tôi gặp một vị Trung úy chỉ huy tại đó, tôi xưng tên và nói rõ cho ông ta biết liên hệ giữa tôi và Thiếu Tá Duệ, yêu cầu ông gọi về xin xác nhận – Sau khi anh tôi xác nhận đúng, vị Trung úy để đoàn quân chúng tôi đi tiếp .
Đoàn quân tiến đến ngã tư Thống Nhất – Hai Bà Trưng thì gặp Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, (do Đại úy Vũ Thế Quang làm Tiểu ĐoànTrưởng) chặn lại – Tiểu Đoàn 6 Dù thuộc phe đảo chánh,. Sau này tôi được biết TĐ 6/ND không phải do bên Lữ Đoàn Dù điều động, mà khi đó TĐ6 đang thụ huấn bổ túc quân sự tại TTHL/Vạn Kiếp, nên do Trung Tá Vĩnh Lộc, CHT/TTHL Vạn Kiếp, theo phe đảo chánh đưa lên. Hai cánh quân ghìm nhau, không bên nào tiến được, nhưng cũng không nổ súng vào nhau – Đại úy Sơn Thương trước kia cũng ở trong binh chủng Nhảy Dù, quen biết thân thiện với Đại úy Vũ Thế Quang, hai ông gặp nhau chuyện trò bình thường, chẳng có vẻ gì là đối nghịch với nhau cả. Tôi nghe Đại úy Quang bàn với Đại úy Sơn Thương :
– Tình hình này bọn mình cứ án binh bất động, nằm tại chỗ chờ diễn tiến, khi nào ngả ngũ, biết rõ phe nào thắng mình sẽ theo là chắc ăn. Hai ông bàn nhau xong, bên Nhảy Dù vẫn nằm tại vị trí đã bố trí, còn chúng tôi rút vào chiếm Bưu Điện – Trong Bưu Điện, chúng tôi gặp một số Cảnh Sát Dã Chiến, một số Phòng Vệ TTP đang kẹt ở trong đó – Lúc này khoảng hơn 4 giờ chiều, tình hình vẫn chưa có gì đáng nói – Chúng tôi tổ chức bố trí phòng thủ qua đêm.
Đêm hôm đó (1-11-63) Đại úy Sơn Thương có vào Dinh Gia Long gặp ông cố vấn Ngô Đình Nhu – Khi ra về Đại úy Sơn Thương nói với chúng tôi :
– Ông Cố Vấn muốn TĐ mình giữ Dinh Gia Long, tôi xin tăng cường 5 chiến xa, để yểm trợ chúng ta khi di chuyển và tăng cường phòng thủ – Không biết chừng nào mới có !
Trong khi chờ đợi, Đại úy Sơn Thương còn nhận được một lá thư của Thiếu Tá Lý Tòng Bá (Thiết Giáp) khuyên Đại úy nên theo phe đảo chánh – Đại úy Sơn Thương cũng không trả lời hay đáp ứng ngay, ông yên lặng chờ đợi .
Sáng ngày 2-11-63, tình hình bắt đầu có biến đổi, khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long – Ông anh tôi cũng đã đi, tôi không liên lạc gì được với ông nữa – Khi tình hình biến đổi, phe đảo chánh thắng thế thì đương nhiên phe chống đảo chánh phải bị thanh trừng thôi – Việc đầu tiên trong TĐ, người khởi sự chống đảo chánh là tôi – Vì thế ông Trung úy Tiểu Đoàn Phó, người đã bị tôi khống chế, khi nghe tin phe đảo chánh thắng, đã vội vàng lên báo An Ninh Quân Đội đến bắt tôi vì tội “.phản cách mạng”. Tôi chờ đợi trong tư thế sẵn sàng, tuy nhiên tôi buồn, chán nản và lo lắng quá, không phải vì sự sụp đổ của chế độ, mà là sự an toàn của tôi và ông anh tôi, không biết giờ này ông ra sao ?!
Một may mắn bất ngờ đến với tôi là vị Trung úy Sĩ Quan An Ninh của BCH/BĐQ đã đến bắt tôi trước – Chẳng ai hiểu được tâm trạng tôi lúc đó cả – Bị bắt mà mừng và cám ơn người bắt mình, vì dù sao An Ninh BĐQ bắt cũng nhẹ nhàng hơn An Ninh Quân Đội, nhất là vị đứng đầu ANQĐ lại là người tổ chức đảo chánh Mình đã chống họ, bây giờ lại lọt vào tay họ thì chỉ “mềm mình” thôi. Đúng là thoát được một nạn – Tôi nghĩ khi Đại Tá CHT/BĐQ ra lệnh bắt tôi, chính là ông đã cứu tôi vậy .
Về đến BCH/BĐQ, chẳng phải khai báo, cũng chẳng phải khẩu cung v/v.., tôi được đưa thẳng sang gởi ở phòng kỷ luật của Bộ Tổng Tham Mưu ( Lúc đó BCH/BĐQ còn ở trong Bộ Tổng Tham Mưu ). Trên nguyên tắc, tôi là “tù nhân chế độ”, nhưng thực tế chỉ là thi hành kỷ luật, như một quân nhân vi phạm kỷ luật bình thường thôi. Mọi “quyền lợi” khi thọ phạt, chẳng hạn như chế độ ăn uống, chỗ nằm v..v.. vẫn theo quy chế sĩ quan như thường.
Nằm nhà kỷ luật được khoảng 2 tuần, tôi được tin anh tôi Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ cũng bị An Ninh Quân Đội bắt giữ từ ngày 2-11-63. Qua báo chí, đài phát thanh, tôi thấy tình hình thật bất lợi cho anh em chúng tôi – Thêm vào đó là những lời bình luận, bàn tán, phán đoán, của vài ba vị Trung úy, Đại úy, vừa thâm niên quân vụ, vừa kinh nghiệm cuộc đời hơn hẳn tôi, chẳng biết vì vi phạm gì, mà phải thọ phạt cùng thời gian với tôi (dĩ nhiên không phải tội “phản cách mạng”). Các vị ấy căn cứ vào những sự việc đã hoặc đang xảy ra, mà suy đoán cho hoàn cảnh anh em chúng tôi – Thật đáng buồn, những sự suy đoán đó không có điểm nào gọi là đem một chút niềm vui cho tôi cả – Đại khái anh em tôi có thể sẽ bị thủ tiêu như Hải Quân Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Trung Tá Lê Quang Tung và người em vv..v.. vì là những thành phần trung thành với chế độ, hay nói rõ hơn là làm “tay chân” cho ông Ngô Đình Diệm – Phe “cách mạng” họ sẽ “làm sạch” chế độ, nghĩa là những người thuộc thành phần như anh em chúng tôi sẽ “đi tàu suốt” hết. Thấy tôi có vẻ không tin, họ trưng ra nhiều bằng cớ đầy tính thuyết phục, khiến tôi không tin không được .
Lòng tôi suy nghĩ miên man. Trước hết họ bảo anh em chúng tôi (đúng ra chỉ có ông anh tôi thôi) là người thân tín của Ông Diệm. Điều này nhìn chung có vẻ đúng thật, vì không tín cẩn sao được đưa về làm Tư Lệnh Phó, kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ, nằm ngay trong Dinh để bảo vệ Tổng Thống – Lúc đó tôi cũng nảy sinh nhiều thắc mắc. Chẳng hạn ông anh tôi làm sao lại được cho giữ chức vụ như vậy, trong khi gia đình chúng tôi là Phật tử thuần thành, lại là dân Bắc Kỳ chính hiệu. Chắc chắn ông ấy phải có khả năng gì nên mới được chú ý như vậy, chứ hoàn toàn không phải vì phe cánh hay đồng đạo, đồng hương như những người khác . Càng suy nghĩ, tôi càng sợ, vì thời buổi đó, nếu đã bị cho là “Cần Lao” hay “tay sai nhà Ngô” thì “dễ chết” lắm – Nỗi sợ hãi của tôi chẳng phải vô căn cứ, vì lúc đó họ hành sử với nhau giống như dã thú,. Tôi nói dã thú chứ không phải thù địch, vì thù địch giết nhau là lẽ “đương nhiên” – Đây không phải thù địch, mà cùng trong một quân đội với nhau, người bị giết lại là thượng cấp của kẻ cầm dao đâm mình, như vậy thật cũng đáng cám cảnh cho tình huynh đệ chi binh lắm chứ !
Ai gây nên cảnh “nồi da, xáo thịt” đến bây giờ còn chưa biết tỏ tường, nhưng người cầm dao đâm chiến hữu, hay thượng cấp của mình thì ai cũng biết – Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ, Quân lực VNCH kiếm một người như Đại úy Nhung khó lắm. Tôi nghĩ ông Diệm, ông Nhu, Đại Tá Quyền, Trung Tá Tung, ông ta còn thản nhiên đâm chết thì xá chi anh em chúng tôi. Lời bàn của mấy đàn anh trong nhà kỷ luật không phải vô căn cứ. Tôi phải biết sợ, vì hoàn cảnh của tôi khi đó đáng sợ lắm . Viết ra đây, tôi chỉ có mục đích diễn tả lại tâm trạng của tôi lúc đó, chứ không nhằm mục đích bôi lọ hay lên án ai, vì bây giờ ai ai cũng đều có câu trả lời rồi thì phải! Kể cả những phút sợ hãi của tôi cũng đã được trả lời – Câu trả lời không vui lắm cho những nhà “cách mạng” – Quý ông làm chết bao nhiêu mạng người, làm bao nhiêu người phải lo âu, sợ hãi vì những chuyện “ruồi bu” mà các ông gọi là “cách mạng” – Xương máu đó, tinh thần đó đáng lẽ để phụng sự tổ quốc thì hay biết mấy – Bây giờ quý ông cũng có người còn, kẻ mất – Xin hỏi trong tất cả quý ông, có ai là người lập được chút công trạng nào cho đất nước kể từ ngày đó đến nay không .
Tôi bị nhốt gần 3 tháng, ra tù về trình diện BCH/BĐQ rồi khăn gói ra Tiểu Đoàn 32/BĐQ – Ông anh tôi sau đó cũng được thả – Tạ ơn Trời đất, anh em chúng tôi đều được bằng an, tai qua, nạn khỏi và tiếp tục phục vụ trong quân đội VNCH cho đến ngày 30-4-1975 là ngày chung cuộc cho miền Nam Việt Nam. Hàng năm cứ đến 30-4 là lòng tôi lại ấm ức về nỗi buồn mất nước, từ đó nhớ đến cái buồn của những ngày bị nhốt trong Bộ Tổng Tham Mưu vì tội “phản cách mạng”.
Đã không quên được, thì ít ra cũng phải làm sao cho sự việc có vẻ khôi hài một tí, để cuộc đời còn đáng sống chứ !!! Mỗi lần lũ bạn “trời đánh” của tôi ở Tập San BĐQ nhắc tới chuyện này để “chọc quê” tôi – Tôi tỉnh bơ, hất mặt lên nói với tụi nó : “Hừ ! Ít ra tao “tao” “tao” cũng đã từng “nắm” “nắm” Tiểu Đoàn từ hồi còn Chuẩn úy kìa” !!!
Tháng tư đen 2004
Mũ Nâu Nguyễn Sỹ Anh