Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 02 - 03-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
Chủ nhân của cây ổi “giá khủng” này là anh Nguyễn Tiến Đưởng ở phường Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Anh Đưởng cho hay, cây ổi này được anh chiết và chế tác cách đây 6 năm từ một cành của cây ổi găng khoảng 30-40 năm tuổi
*************************************
Chế Linh sờ má, Phi Nhung bối rối... quên lời
- Liveshow "10 năm tình cũ" của danh ca Chế Linh diễn ra tối 1/3 tại Trung tâm
hội nghị quốc gia, Hà Nội gây ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Trong đó phải kể
đến phần "đối đáp" duyên dáng của Chế Linh và Phi Nhung khi song ca ca khúc "Nếu
chúng mình cách trở".
Theo lời Phi Nhung, đây là ca khúc mà cô và Chế Linh từng có dịp song ca lần
đầu tại Đức và một kỷ niệm khó quên đó là Phi Nhung lúc ấy còn
trẻ nên khi lên sân khấu để diễn tình cảm, Chế Linh đã đưa tay sờ vào má khiến cô bối rối, tim đập loạn xạ và quên lời.
Cảnh diễn tình tứ của hai ca sĩ.
Còn
lần này, cũng theo chia sẻ của Phi Nhung, trước khi ra diễn, danh ca
Chế
Linh dặn cô lên sân khấu nhớ phải diễn thật tình cảm. Tuy nhiên, Phi
Nhung nói
vui rằng ngại vì có vợ của "chú" Chế Linh (bình thường, Phi Nhung gọi
Chế Linh bằng "anh hai") nhưng khi lên sân khấu trong liveshow "10 năm
tình cũ" cô lại gọi bằng "chú" Chế Linh.
Đáp lại cách "chống chế"
của Phi Nhung, Chế Linh nói vui lại rằng: "Khi đứng ở cánh gà, nghe Phi
Nhung gọi chú tôi đã bực lắm rồi. Ngoài đời gọi bằng anh lên sân khấu
lại gọi chú. Thiệt tình... Cuộc sống
này không có điều gì quan trọng cả, không có gì phải ngại cả. Nếu em yêu
tôi mà mà rụt rè không dám nói thì Chế Linh cũng không... yêu".
Sau phần giao lưu duyên dáng, Chế Linh và Phi Nhung đã có màn song ca ăn ý về
cả giọng hát lẫn cách diễn xuất trong ca khúc Nếu chúng mình cách trở.
Chế Linh dù có tuổi nhưng không ngại ôm Phi Nhung thật chặt, thật "tình" khi
kết thúc ca khúc. Còn Phi Nhung, cô tếu táo nói "xa" với bà xã Chế Linh:
"Chị ơi, đây chỉ là diễn thôi nha chị".
Danh ca Chế Linh cũng hóm hỉnh đặt tay lên ngực
băn khoăn: "Không hiểu sao ngày trẻ tim mình không đập nhanh, mà đến khi già có
được sự tình cảm của phụ nữ tim tôi lại đập nhanh đến thế".
Clip Chế Linh và Phi Nhung hát ca khúc "Nếu chúng mình cách trở"
Sơn Hà Ảnh, clip: Mạnh Thắng
**********************
Phẫn nộ 115 Hà Nội: "chưa chết thì không được gọi cấp cứu..."
“Lần đầu tiên gọi 115 xong kiểu nhận được câu trả lời thật phũ phàng: Chưa chết thì không được gọi cấp cứu em..."
Thêm một lần nữa 115 Hà Nội lại khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Trên Facebook cá nhân, một bạn nữ đăng status gây sốc liên quan đến 115 Hà Nội.
“Lần đầu tiên gọi 115 xong kiểu
nhận được câu trả lời thật phũ phàng: Chưa chết thì không được gọi cấp
cứu em. Câu nói sẽ mãi mãi đi vào tâm tưởng của một người có bạn đang
trong lúc nguy kịch. Nếu em biết nó có chết hay chưa thì em cũng không
cần chị đâu. Đúng là cấp cứu thời kẹt xe”.
Bạn Khánh Vy rất bức xúc sau khi đọc status này: “Mình
tin bạn này không nói dối vì chị mình cũng từng gặp trường hợp tương
tự. Có thể ý người trực là xe cấp cứu đang quá tải nên ưu tiên cho những
người đã chết trước (?!). Còn chưa chết thì đừng hòng.
Ngày 27/2 vừa qua, Bộ trưởng bộ y
tế cũng vừa mới hứa hẹn sẽ nâng cao y đức của bác sĩ, y tá trong năm
2014 ấy vậy mà hôm nay lòi ra chuyện này kể cũng xấu mặt. Y đức là thứ
phải được xây dựng từ tâm. Cứ ra rả ‘nâng cao y đức’ nhưng đối xử với
bệnh nhân không thật lòng, thật tâm thì cũng vứt”.
Xe cấp cứu 115. Hình minh họa
"Vâng, chỉ có ở Việt Nam" là nhận xét ngắn gọn của bạn Edo Tensei Jutsu.
Cách đây chưa lâu, một vụ việc khác kể về thái độ vô cảm của người làm việc ở 115 Hà Nội cũng khiến cư dân mạng sôi sục.
Cụ thể hơn, khi thiếu nữ ở Hà Nội té xe và tưởng chừng gãy chân,
chiến sỹ tuần tra giao thông gọi điện cho 115 thì nhận được câu trả lời
là “cứ chờ đi”!
Theo Một thế giới
****************
Cảnh thần tiên ở dòng sông đẹp nhất thế giới
Cano Cristales nằm ở Sierra de la Macarena, Colombia nổi tiếng là dòng
sông tự nhiên đẹp nhất thế giới bởi màu sắc lung linh của nó trong thời
khắc giao mùa.
Cano
Cristales nằm trong khu vực khá xa xôi hẻo lánh, không dễ dàng tiếp cận
bằng đường bộ mà chỉ có thể đến dòng sông này bằng cách cưỡi ngựa. Hầu
như trong suốt cả năm Cano Cristales trông cũng bình thường như những
con sông khác với những tảng đá phủ kín rêu xanh có thể nhìn thấy rõ
dưới dòng nước trong mát.
Nếu trong mùa mưa, ánh nắng mặt trời
không chiếu được xuống đáy sông thì mùa khô, nước lại cạn đến nỗi không
còn nhận ra Cano Cristales là một dòng sông nữa. Trong khoảng thời gian
ngắn ngủi chuyển giao giữa mùa mưa và mùa khô, một loài thực vật mang
tên Macarenia Clavigera sinh sôi nhanh vì có điều kiện sống thích hợp.
Macarenia sẽ đổi màu sang hồng khi mực
nước hạ thấp. Màu hồng đặc trưng giúp bảo vệ chúng khỏi bức xạ mặt
trời. Vào khoảng thời gian đó, toàn bộ dòng sông được bao phủ trong
những màu rực rỡ từ màu xanh dương, xanh lá, vàng, đỏ đến đen.
Cano Cristales đã bị đóng cửa với
khách du lịch trong nhiều năm vì hoạt động khủng bố trong vùng cùng với
những lo ngại về tác động môi trường của ngành du lịch. Tuy nhiên, năm
2009, dòng sông đã được mở cửa trở lại cho du khách tham quan.
Video về dòng sông đầy màu sắc Cano Cristales:
Long Hải(theo Buzz Feed)
**********************************
Khác nhau giữa nam và nữ
Nam thức dậy từ 7h và ra khỏi nhà lúc
7h10. Nữ dậy 7h nhưng mãi 9h30 mới ra khỏi nhà được. Khi chia tay, con
gái phải làm đủ thứ để quên đi người yêu, còn con trai chỉ cần game là
đủ.
Buổi sáng với đàn ông bao giờ cũng đơn giản và dồi dào thời gian.
Còn với phụ nữ, thời gian lúc nào cũng không đủ để chuẩn bị chỉn chu mọi
thứ.
Đi vệ sinh khi tham gia một buổi tiệc.
Khi nhận được một bức thư tình.
Phân chia "lãnh thổ" trên giường ngủ của vợ (trái), chồng (phải) khi giận nhau.
Khi chia tay, con gái làm đủ thứ để quên đi người cũ. Còn với con trai chỉ game là đủ.
Đàn ông giống như bluetooth, kết nối với bạn khi ở gần, khi bạn ở
xa, anh ta sẽ tìm đến đối tượng khác. Còn phụ nữ giống như wi-fi. Cô ấy
tìm thấy nhiều cơ hội khác nhưng chỉ kết nối với một nguồn mạnh nhất.
Sự khác nhau của hai giới khi chụp ảnh với bạn thân.
Quyết Đại Ka (Sưu tầm)
***************************
Post Gái Thế này Ai mà Chịu Nổi
*************************
Cây ổi dáng rồng bay giá 150 triệu đồng
Một cây ổi găng có dáng “long thăng” với hàng trăm quả, chỉ cao 75cm được chủ nhân rao bán với giá 150 triệu đồng.
Chủ nhân của cây ổi “giá khủng” này là anh Nguyễn Tiến Đưởng ở phường
Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Anh Đưởng cho hay, cây ổi này được anh
chiết và chế tác cách đây 6 năm từ một cành của cây ổi găng khoảng 30-40
năm tuổi, mọc tự nhiên trong vườn nhà. Trong quá trình phát triển, cây
ổi cho quả sai trĩu, nhỏ nhưng ăn rất ngọt.
Hình ảnh cây ổi ở thời điểm hiện tại.
Đây là một cây ổi găng, quả nhỏ đều và sai trĩu, cây cao khoảng 75cm,
tán rộng khoảng 1m2, bộ rễ ôm mặt chậu như cây cổ thụ thiên nhiên thu
nhỏ. Gốc cây có thế thác, nằm ngang, tán lá tựa ô che bồng bềnh trong
gió, thân cây uốn cong như muốn thăng thiên vút lên trời nên chủ nhân
đặt tên cho nó là dáng “rồng bay”.
Gốc cây uốn lượn có thế thác trông rất đẹp mắt.
“Cây ổi này đã được tôi đem đi triển lãm ở nhiều nơi như dịp 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Sao Đỏ (Hải Dương)… Có rất
nhiều người đến xem và trả giá từ 50 - 70 triệu nhưng tôi chưa bán. Giá
khoảng 150 triệu thì tôi mới bán”, anh Đưởng cho biết thêm.
Anh Nguyễn Huy Thanh - một người mê cây cảnh ở Hà Nội cho biết: “Cây
ổi này tuy có thế đẹp, quả sai trĩu song tuổi thọ chưa được lâu. Tuy
nhiên, dân chơi cây cảnh thì cũng vô vàn, nhiều người thích và thấy giá
hợp lý là mua ngay”.
Theo Vietnamnet
**********************
Những kiểu mua hàng khác người của lái buôn Trung Quốc
Trước khi tỉnh Vĩnh Long cảnh báo người dân
không bán lá khoai lang cho lái buôn Trung Quốc, hàng chục vụ việc mua
hàng kiểu bất thường cũng đã diễn ra.
Mua đỉa với giá “khủng”
Từ các tỉnh vùng ven như Vĩnh Phúc, Phú Thọ…, hàng chục người dân kéo
về cánh đồng ngoại thành Hà Nội để bắt đỉa. Theo những người chuyên săn
đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái thu mua lên tới 500.000 - 600.000
đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg. Do đó, việc săn
đỉa hàng ngày đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với làm ruộng,
khiến nông dân các vùng miền ráo riết săn đỉa đem bán, bỏ cả làng để lên
phố tìm bắt đỉa.
Một thời gian dài từ năm 2011
đến năm 2012, các lái buôn đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng,
thậm chí nuôi loài sinh vật này.
Tại các tỉnh miền Tây, từ năm 2011 đến khoảng cuối năm 2012, người
dân cũng đổ xô bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc. Có những gia đình
thậm chí còn nuôi loài sinh vật này, vì thương lái thu mua với giá cao.
Sau đó một thời gian, đầu nậu thu mua đã bỏ đi, để lại hàng tạ đỉa do
người dân nuôi. Đến bán cho đầu nậu không được, một số người vứt cả bao
tải chứa đỉa xuống ruộng khiến cho hệ sinh thái tại khu vực này bị ảnh
hưởng.
Gom lá điều khô rồi... đốt
Ở Bình Phước, cây điều là cây thế mạnh. Nhưng cuối năm 2012, nhiều
thương lái đến thu gom lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. Đây là mức giá
hấp dẫn với người dân vì từ trước tới nay lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi,
không ai nhặt. Mục đích thu mua của thương lái Trung Quốc không được
tiết lộ. Trong khi đó, người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để
bán. Theo kinh nghiệm của các nông dân, việc tận diệt lá điều, phun
thuốc để lá rụng khô sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây điều vào năm sau.
Cũng tương tự như đỉa, chỉ một thời gian ngắn sau, lá điều khô không
còn được thu gom do chính quyền các tỉnh đưa ra cảnh báo với người dân.
Theo những cảnh báo này, lá điều khô rụng xuống có tác dụng chống xói
mòn đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Sau khi chính quyền địa phương
đưa thông tin trên, các đầu nậu thu gom lá điều khô cũng “biến mất”.
Thậm chí theo nhiều nguồn tin, số lá điều khô trước đó thương lái đã thu
gom bị đem đốt sạch, còn những người đã gom lá để bán cho lái buôn
Trung Quốc dở khóc dở cười với số lá đã “găm”.
Mua ngọn, thân cây sắn
Hết thu gom ngọn, lá sắn non, thương lái lại lùng sục về các miền quê
ở Phú Yên để đặt mua cây sắn, vào giữa năm 2013. Người dân tại các
huyện Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên cho biết, giá
bán mỗi bó cây sắn 20 cây là 6.000 đồng. Có những ngày, có người thu về
150.000 đồng đến 200.000 đồng, tương đương với trên dưới 30 bó cây sắn
(khoảng 600 cây). Người dân đổ xô đi chặt sắn để bá khiến cho loài cây
này bị phá không thương tiếc.
Bản thân những người nông dân chặt sắn để bán cũng không biết thương
lái mua cây sắn để làm gì. Loài cây này được trồng lấy củ, sau khi thu
hoạch, phần thân chỉ là phụ phẩm, gần như không có giá trị sử dụng. Một
số luồng tin cho biết những thân cây sắn này sẽ được bán cho thương lái
Trung Quốc và các lái buôn phía Nam.
Mua lá khoai lang khi chưa thu hoạch củ
Ngày 26.2, UBND tỉnh Vĩnh Long phát đi thông báo cảnh báo tình trạng
thương lái, trong đó có người đến từ Trung Quốc đổ xô đi mua lá khoai
lang non với giá 10.000-20.000 đồng/kg. Theo nhận xét của chính quyền
tỉnh Vĩnh Long, hành động trên của các thương lái Trung Quốc là bất
thường, nên người dân cần cảnh giác.
UBND tỉnh Vĩnh Long cảnh báo
người dân trước hành vi thu mua lá khoai lang bất thường của lái buôn
Trung Quốc. Việc bán lá khoai khi chưa thu hoạch củ có thể khiến cho
năng suất củ giảm 50%.
Điều kiện các thương lái đặt ra khi thu mua là lá khoai tươi khi chưa
thu hoạch củ, còn lá sau thu hoạch không mua. Những lái buôn này đặt
cọc 20 triệu đồng cho hợp tác xã rau an toàn tại huyện Bình Tân (Vĩnh
Long) để mua 20 tấn lá khoai. Cũng có thương lái đến mua bán trực tiếp
tại các hộ gia đình, nhưng yêu cầu phải là lá khi chưa thu hoạch củ.
Theo phân tích của chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn, cắt lá khoai non
khi chưa lấy củ có thể khiến cho năng suất củ giảm 50%.
Theo phân tích của giới chuyên gia, những hành vi bất thường nói trên
của thương lái Trung Quốc là động thái làm giá nông sản. Cách làm giá
được thực hiện theo kiểu thu mua hàng giá cao, khi giá bị đẩy lên cao,
người dân đổ xô làm đầu mối thu mua, gom hàng để bán thì đột ngột ngừng
thu mua hoặc dìm giá. Thậm chí, chính số hàng đã thu gom trước đó lại
được lái buôn Trung Quốc bán cho các đầu nậu trong nước và tuyên truyền
vẫn tiếp tục mua hàng giá cao. Vòng tuần hoàn này cùng với động thái làm
giá của lái buôn nước ngoài đã khiến cho thị trường trong nước bị lũng
đoạn. Người thiệt hại nhất, ngoài người dân, chính là các đầu nậu gom
hàng chờ bán ăn chênh lệch.
Mạnh Cường
*****************************
Hầm bộ hành tiền tỷ ngập trong rác và nước thải
4 hầm đường bộ trị giá hàng tỷ đồng nằm dọc quốc lộ 32 (Hà Nội) đã biến thành chỗ chứa rác và nước thải.
4 hầm bộ hành nằm dọc quốc lộ
32 được xây dựng năm 2012, với số vốn đầu tư lên đến nhiều tỷ đồng đang
bị bỏ hoang. Trong ảnh là hầm bộ hành số 1 gần show room ôtô đầu cầu
Diễn.
Cả 4 hầm bộ hành trở thành nơi đổ rác thải, địa điểm phóng uế của một số người dân thiếu ý thức.
Nhiều người dân sống xung quanh
cho biết, do hầm không có cửa, không có ai quan tâm, chính vì thế nơi
đây biến thành địa điểm tụ tập của đám nghiện hút.
Đủ loại rác thải tràn lan trên các bậc tam cấp.
Có 3 căn hầm bộ hành hiện đang chìm dưới 2m nước cống đen ngòm, hôi thối.
Cuối năm 2013, UBND Hà Nội đã
có văn bản chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống hầm bộ
hành.
Tuy nhiên, hầu hết các hầm bộ hành này... không được quan tâm, kiểm tra.
Một số hộ dân còn phơi quần áo quanh khu vực này làm mất mỹ quan đô thị.
Nơi đây cũng trở thành bãi vệ sinh công cộng, phóng uế của người dân.
Một số hạng mục đã hoàn thành có dấu hiệu xuống cấp.
Khu vực quanh hầm bộ hành trở
thành nơi bán hàng rong, tụ tập của các quán nước. Một số người đi bộ
phải băng qua đường ngay cạnh những căn hầm này.
Lê Hiếu
*************************
Phát hiện xác ướp 3.600 tuổi
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện quan tài 3.600 tuổi chứa xác ướp được cho là của một tướng lĩnh cấp cao tại Luxor, Ai Cập.
Báo Al-Ahram của chính phủ Ai Cập đưa tin ngày 13/2, nhóm các nhà nghiên cứu đang khai quật tại một lăng mộ thì phát hiện quan tài cổ.
Quan tài chứa xác ướp 3.600 tuổi mà nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập - Tây Ban Nha vừa tìm thấy. Ảnh: AP.
Quan tài có từ năm 1.600 trước công nguyên khi triều đại Pharaoh thứ 17 trị vì Ai Cập.
Al-Ahram dẫn lời Bộ trưởng Di tích cổ Ai Cập, Mohamed
Ibrahim, cho hay quan tài chứa xác ướp của một tướng lĩnh đứng đầu thời
đó. Chức danh của tướng lĩnh được ghi trên quan tài nhưng các nhà khảo
cổ chưa thể xác định.
Các nhà khảo bên cạnh quan tài của một tướng lĩnh cao cấp. Ảnh: AP.
Nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập – Tây Ban Nha còn tìm thấy 2 ngôi mộ tại nghĩa địa Draa Abul-Naga nhưng cả hai đều trống rỗng.
Đỗ Quyên
***********************
'Ai không sắm được xe đạp, tôi sẽ cho mượn tiền'
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành
ủy Hội An với phóng viên khi nói về chủ trương khuyến khích cán bộ công
chức Hội An đi làm bằng xe đạp.
- Thưa ông, chủ trương công chức, viên chức đi làm bằng xe đạp
của TP.Hội An đang được dư luận quan tâm. Đây là ý tưởng nhằm nhiều mục
đích, như bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khoẻ cán bộ, tiết kiệm kinh
tế, tạo ra sự thân thiện với người dân và môi trương… Có phải đó chính
là ý định của lãnh đạo TP.Hội An ?
- Đúng vậy, đây là chủ trương nhằm hướng đến nhiều mục đích. Như anh
biết, Hội An là thành phố du lịch và chủ trương của thành phố là xây
dựng Hội An thành thành phố du lịch - sinh thái – môi trường, vì vậy
việc hạn chế bớt tiếng ồn trong đô thị luôn là yêu cầu cấp thiết và đó
cũng là thực tế của Hội An bây giờ.
Chiều 26/2, sau khi họp xong ở
Cửa Đại, mặc dù đoạn đường từ đây về Thành ủy hơn 7km, nhưng ông Sự vẫn
kiên trì đi xe đạp để về chủ trì một cuộc họp quan trọng của Thành ủy.
Bởi, Hội An đất chật, người đông, tình trạng xuống cấp của phố cổ,
rồi phương tiện giao thông nhiều, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng
lớn… Nếu như không hạn chế được phương tiện giao thông hiện đại, chắc
chắn rằng nay mai, Hội An sẽ bị tình trạng giao thông quá tải như các
thành phố lớn… Và việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như: Ô nhiễm không
khí, ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông.
Chúng tôi phải đi trước để bảo vệ phố cổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính người dân mình.
Hơn ai hết, tôi là người con của vùng đất Hội An, tôi thấu hiểu được
điều này. Việc phát động chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp
không những rèn luyện sức khoẻ cho cán bộ, tiết kiệm được kinh tế, bảo
vệ môi trường mà còn thể hiện thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên
phương diện tinh thần. Đặc biệt, đối với cán bộ công chức, đây còn là
cách để quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn.
- Thưa ông, ý tưởng này chắc là được ấp ủ đã lâu?
- Ý tưởng này được Hội An làm cách đây 16 năm rồi, khi đó Hội An tổ
chức “Đêm phố cổ”, mỗi tháng tổ chức đi xe đạp một lần. Đồng thời cũng
qua đây khuyến khích người dân, du khách đi xe đạp, đi bộ trong phố cổ.
Từ chủ trương cấm các phương tiên có động cơ đi trong phố cổ 2 – 3 ngày
trong tuần thì giờ đây người dân và du khách đi bộ hoặc đi xe đạp cả
tuần rồi.
- Để tạo sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, viên chức, Hội An sẽ
triển khai chủ trương này như thế nào? Theo ông, đâu là điều khó nhất
khi thực hiện ý tưởng này?
- Với chủ trương này chúng tôi sẽ triển khai ở Thành ủy trước, sau đó là
tất cả cán bộ, công chức của UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị khác
trên địa bàn. Khi thực hiện xong ở các cơ quan nhà nước, chúng tôi sẽ
triển khai tiếp để nhằm khuyến khích tất cả người dân và du khách đi lại
trong đô thị Hội An bằng xe đạp.
Để thực hiện chủ trương này hiệu quả thì ngoài việc tự ý thức của mỗi
cán bộ công chức, chúng tôi sẽ triển khai chung và đưa xuống từng cơ
quan, đơn vị. Khi đó, các đơn vị sẽ tổ chức hội nghị dân chủ, người ta
bình chọn, phân loại A, B, C. Chính cơ quan đó quyết, và giám sát. Thứ
nữa là bản thân ai cũng có lòng tự trọng, người ta đi xe đạp tới cơ quan
mà mình đi xe máy cũng thấy kỳ vì vậy họ sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp
với xu thế. Điều quan trọng hơn cả là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu,
làm trước, chứ khi nói ra mà mình không làm thì người khác chẳng nghe.
Theo tôi, đi làm bằng xe đạp chẳng có gì khó khăn cả, trái lại còn rèn
luyện thân thể tốt hơn, đầu óc minh mẫn hơn. Nếu trước đây tôi đi làm
bằng xe máy từ nhà ở Cẩm Thanh lên cơ quan Thành ủy chừng 10 phút
(khoảng 3km), nay đi bằng xe đạp mất hơn 15 phút, như vậy tôi phải tranh
thủ đi sớm hơn. Điều quan trọng là chúng ta biết cách bố trí thời gian
sao cho hợp lý, đồng thời làm việc nhiều hơn, hiệu quả sẽ cao hơn.
- Ông nghĩ sao với trường hợp cán bộ, công chức ở xa cơ quan, chẳng
hạn như ở Cửa Đại mà lên thành phố 4-5km, rồi cán bộ ở xã Duy Nghĩa, Duy
Vinh (Duy Xuyên) qua Hội An công tác, hay như cán bộ ở Điện Bàn xuống
làm việc... họ làm sao có thể đến cơ quan bằng xe đạp, thưa ông?
- Chủ trương này thành phố không ép buộc bất cứ ai và chỉ khuyến khích
cán bộ và người dân đi lại trong nội thị Hội An bằng xe đạp càng nhiều
càng tốt. Việc cán bộ ở xa (trên 3km) và các trường hợp đặc biệt khác có
thể đi làm bằng xe máy. Tuy nhiên, những lúc công việc không quá gấp
thì nên đi xe đạp tới cơ quan sẽ tốt hơn cho sức khỏe mình.
- Ông nghĩ sao với những cán bộ thu nhập thấp giờ lại phải lo thêm
một khoản để mua xe đạp? Và ông nghĩ sao đối với những cha mẹ đi làm
tranh thủ đưa con đến trường, làm sao đi xe đạp có thể đèo con kịp giờ
đến trường? Cách làm của Hội An liệu có là duy ý chí không?
- Thực ra, đã là cán bộ thì anh không thể nghèo đến nỗi không sắm
được chiếc xe đạp chừng trên dưới 1 triệu đồng. Còn nếu như cán bộ, công
chức nào thật sự không sắm được thì đích thân tôi sẽ cho mượn tiền, mặc
dù tôi không giàu (cười). Nhưng tôi nghĩ cán bộ không đến nỗi nghèo vậy
đâu, xe đời mới 30 – 40 triệu đồng còn sắm được huống chi một chiếc xe
đạp.
Đạp xe đi làm ở Hội An, tôi chẳng thấy có gì là ngược đời và duy ý chí
cả. Mà tôi còn thấy đây là chủ trương đúng, bởi từ khi phát động đến
nay, rất nhiều công chức cũng như người dân ủng hộ. Mặc dù đến ngày
25/3, Thành ủy mới triển khai chủ trương này, nhưng hiện nay đã có hơn
60% số cán bộ đi làm bằng xe đạp rồi. Hoặc như UBND thành phố hiện có
trên 40% cán bộ đã hưởng ứng. Hay như cán bộ của Trung tâm Văn hóa – Thể
thao; Trung tâm Quản lý và bảo tồn di tích Hội An đã hưởng ứng 100%.
Đặc biệt, 100% cán bộ, công chức của phường Tân An từ nhiều năm nay họ
đã đi làm bằng xe đạp rồi.
Tôi nghĩ, đi làm bằng xe đạp là một thái độ văn minh, lối sống hiện đại
trên phương diện tinh thần. Một chủ trương chỉ gọi là duy ý chí khi nó
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khi nó đi ngược với lợi ích chung
của thành phố. Còn ở đây là vì sự phát triển chung của Hội An, phù hợp
với thực tiễn ở Hội An. Vậy nếu không có việc gì quá gấp gáp, chúng tôi
khuyến khích người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp để giảm thiểu
tai nạn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn, đồng thời cũng là bảo vệ cho phố
cổ và cho con cháu chúng ta sau này.
"Cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp thể hiện thái độ văn minh, lối
sống hiện đại trên phương diện tinh thần. Đặc biệt, đây còn là cách để
cán bộ quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn...”. Ông Nguyễn Sự.
Cầm
mấy tấm bằng tốt nghiệp Nguyễn Bá Học ngắm nghía, đắc ý cười thầm. Anh
ta được xếp loại giỏi , một thứ hạng mà toàn khóa chỉ có 5 người trong
hơn bốn trăm sinh viên khoa xã hội học của trường đại học xã hội và nhân
văn. Bá Học tin chắc mẽm rằng với tấm bằng loại giỏi nầy anh ta sẽ làm
quan ở một Công ty hoặc cơ quan Nhà Nước nào đó, chí ít thì cũng là
Trưởng, phó phòng. Anh rất đổi tự hào vì mình đã làm rạng danh dòng họ
vốn xưa nay người giỏi lắm cũng chỉ biết chữ nhép nhem. Rồi đây mọi
người trong làng Heo May sẽ phục anh sát đất. Nghỉ tới ngày vinh quang
ấy anh sướng rên người lên, quên đi những năm tháng gian khổ “ ăn mắm
hút dòi” ở trường đại học.
****
Trời vừa tảng sáng từ đầu làng cuối xóm, bà con ì ục kéo nhau đến nhà
ông Bảy Việt. Vì hôm qua được ông đi đến từng nhà mời bà con ăn tiệc,
mừng cho thằng con trai út đậu cử nhân. Gia đình làm thịt con heo
ngót trăm ký, đặt 50 lít rượu gốc quyết thiết đãi bà con một đám tiệc
linh đình. Đám thanh niên tiếp tay che rạp, mượn mười bộ bàn tròn, son
nồi chén bát, giống y như là đám cưới. Khách tới, đồ ăn dọn ra, mọi
người ngồi vào bàn, ăn uống no say .Ai ăn xong uống nước ra về. Cứ như
thế hết tốp nầy đến tốp khác.
Giữa nhà là cái bàn dài dành riêng cho mấy ông gìa. Ông Ba Lý trong bộ
đồ bà ba đen óng mượt, đầu búi tóc củ tõ, người học hết lớp nhất trường
ngà ngà say đứng lên:
- E hem!... Thưa bà con. Tui xin thay mặt chủ nhà tuyên bố lý do rằng
hôm nay Bảy Việt mừng cho thằng con trai út Tèo... Ủa quên ... Nguyễn bá
Học. Tèo là tên ở nhà... Nó vừa đậu cử nhân!...Xin cho một tràng pháo
tay!...
Mọi người đồng vỗ tay. Ba Lý cao hứng cất giọng tiếp:
- Bà con cứ ăn uống thoải mái, gia chủ không nhận bất cứ quà cáp nào,
coi như đây là tiệc ăn mừng!...Cử nhân mà!... bà con biết hông!...Ngày
xưa làng nào có người đâu cử nhân, là cả làng phải ra tận ngoài cổng xếp
hàng để nghênh tiếp.Làng phải tổ chức đình đám ăn mừng!... Đậu Cử nhân
là ra làm quan liền. Còn ai không chịu làm quan thì dân làng cũng tuân
phục tôn vinh. Ông Phan văn Trị , đậu cử nhân người ta gọi là “ Cử Trị
”đó. Ông ấy không chịu làm quan nhân dân cũng tôn vinh, nghĩa quân đi
theo ùn ùn. Còn ông Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân thống lĩnh nghĩa quân cả ba
tỉnh Nam kỳ chống Pháp!... Thấy hông! Cử nhân là vậy đó! Ngon lắm chớ
bộ giỡn sao!...
- Nói gì tới cử nhân . Tú tài thôi cũng ngon rồi! Tiếng của Tư Sự xen vào:
- Ông nội tôi kể, ông Trần Tế Xương mới đậu tú tài thôi, mà dân cả nước phải đều khâm phục, về thơ trào phúng của ổng!...
- Thôi được rồi ! Nghĩa là ngoài mấy ông Tiến sỹ, thì cử nhân, tú tài là
những người tài giỏi hàng thứ hai ,ba. Bà con ta phải trân trọng! Tui
nói vậy phải hông bà con ?
- Phải rồi !... Tiếng mọi người đồng thanh.
- Bây giờ xin mời nâng cốc!...Dzô !
Ông Bảy vui vẻ ra mặt, đi từng bàn cụn ly với khách, miệng lúc nào cũng
tươi như hoa. Bà Bảy đi lại lăng xăng xung quanh bàn của các bà,cũng
cụng ly như ai. Nhưng nếu tinh ý, thì dễ nhận ra trên khuôn mặt bà có
cái gì héo hắt.
****
Bá Học xách cặp da, hăm hở bước vào phòng làm việc Uỷ ban nhân dân xã
Hoà Tiến. Ông phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế đang cặm cụi viết cái gì
đó trên bàn. Anh ta bước chầm chậm lại gần rồi chậm rãi, lễ phép:
- Cháu nghe nói Nhà nước có chế độ khuyến khích, cho những sinh viên nào tốt nghiệp đại học về vùng sâu công tác ?
- Ai nói?... Nghe ở đâu?!...
- Dạ nghe đài... Vừa nói Bá Học vừa móc trong cặp da ra mấy tấm bằng.
- Cháu vừa tốt nghiệp đại học, định xin công tác ở xã...
Phó Chủ tịch xã khoát tay :
- Ở đây đủ người rồi! Mà cũng không cần đại học làm gì!... Mấy hôm trước
có cái ông kỹ sư nông nghiệp nào đó, về đây chỉ bảo trộn ba cái thuốc
trừ sâu tầm bậy tầm bạ. Sâu không chết mà còn sanh thêm tùm lum tùm la,
dân chúng la ó om sòm!... tui đuổi đi rồi!...Đại học gì còn thua bà Tư
Mập bán thuốc trừ sâu ngoài chợ. Học mới lớp hai thôi. nhưng chỉ cần
nói lúa bị phá hại như thế nào, là bà ta đưa ngay loại thuốc, rồi chỉ
dẫn vanh vách cách sử dụng, hiệu quả 100%. Đó thấy chưa có cần gì quái
gì đại học kỹ sư, bác sỹ!... Ờ mà quên ...xã nầy cần bác sỹ heo bò ...
- Sao à!?...Bá Học trố mắt ngạc nhiên.
- À ! thì là bác sỹ trị bệnh cho heo, bò...người ta gọi là bác sỹ thú ý ấy mà!...
Bá Học ngán ngẩm thở dài, nhét mấy tấm bằng vào cặp da từ gỉa bước ra.
Đứng trước cơ quan đồ sộ, có tấm biển đề “ Viện nghiên cứu xã hội”, Bá
Học lầm thầm “món ruột” của mình đây, rồi vội vả bước nhanh vào cổng.
Theo chỉ tay của người bảo vệ, anh nhẹ tay gỏ cửa. Không ai mở cửa, anh
tự xoay tay vặn ổ khóa, rồi xô cánh cửa, rón rén đi vào. Cạnh góc tường
là cái bàn làm việc đồ sộ. Trên bàn là đóng hồ sơ, giấy tờ cao chồng
ngọng, ngổn ngang những thứ vật dụng văn phòng phẩm, một cach mất trật
tự. Chiễm chệ giữa bàn là người đàn ông trạc 50 tuổi, không cân xứng
chút nào với cái bàn ông ngồi. Hai gó má bự sệ xuống, cái trán ngắn
ngủn, đầu nhỏ xíu, lại tóc hớt cao, không cân xứng chút nào với khuôn
mặt bình thường của một con người. Trước mặt ông, là tấm bảng to lớn,
hần như che khuất cái mặt của ông bằng mê-ca có khắc chữ : “Trưởng phòng
tổ chức”. Bá Học bước tới cúi đầu, khe khẻ:
- Thưa bác ! Cho cháu gởi đơn xin việc làm!...Ở đây có cần nhận người không ạ!...
- Cần !...Nhận, nhưng có đủ điều kiện hông ?! Trưởng phòng nói mà không thèm nhìn người đối diện ra sao.
- Dạ ! điều kiện gì à?!...
- Tốt nghiệp đại học loại giỏi,bằng C ví tính, bằng C Anh văn!...có hông?.
- Dạ thưa có ạ! Vừa nói Bá Học vừa lôi những thứ giấy tờ ấy ra từ trong cặp da. Nhẹ nhàng để lên bàn
- Dạ giấy tờ đầy đủ đây thưa bác!
Trưởng phòng trợn mặt, rung rinh đôi má bầu.
Lướt mắt nhanh qua ba tấm bằng ,ông nói: “ Được rồi để đây, tôi nghiên cứu sau . s Bây giờ chú có thể ra về !... ”
Bá Học từ giả bước ra. Còn lại một mình Trưởng phòng. Ông ta cầm lật qua
lật lại mấy tấm bằng. Ông kéo học tủ lấy ra một sấp bằng cấp, rồi lấy
kính hiển vi soi lên từng tấm bằng . Ông làm như thế một hồi lâu, một
cách tỷ mỷ, thận trọng. Trông ông ta có vẻ thất sắc, lắc đầu, chặt lưỡi:
“Cái nầy mới đúng là bằng thật . Hoa văn nó sắc xảo hơn, màu nó đậm hơn
hẳn cái bằng gỉa của mình với mấy thằng cơ quan!...” Ong ta lấy tiếp
cái bằng C vi tính, bằng C Anh văn lên so sánh, rồi chặc lưỡi... lầm
thầm:“ Mẹ nó! kiểu nầy không khéo lộ hết !...
****
Rảo nhanh trên đường định tìm cơ quan xin việc, chợt nghe có ai gọi tên
mình, Bá Học quay mặt sang thì nhận ra Hùng, người bạn học cùng mấy năm
trời ở trường đại học. Hùng thắng xe máy, chở Bá Học chạy thẳng đến cơ
quan mình . Thì ra nơi đây chính là nơi Học đã xin việc không được trước
đây. Bá Học kể lại chuyện xin việc trước đây. Hùng nghe quan tỏ thái độ
bực bội, tự giới thiệu mình là cháu của Chú Ba Trưởng phòng tổ chức và
hứa sẽ xin cho Bá Học làm ở cơ quan nầy.
Hùng lên thẳng phòng ông chú vào đề ngay:
- Chú ba! Cơ quan mình đang thiếu người. Chú nhận cái thằng hôm trước đến đây xin việc. Nó là bạn học của con...
- Ai bảo mầy thiếu .Thiếu nhưng mà thừa. Vừa nói ông nhìn chằm chằm vào Hùng
- Nghĩa là sao ?!
- Thiếu là thiếu người làm việc. Còn thừa là thừa biên chế trong danh sách .
- Là sao !?
- Mầy thắc mắc nhiều quá!... Nầy nhé thằng Tậu con anh Hai, thằng Quan
con chú Sáu, thằng Bơm cháu cậu Năm đang học đại học là cán bộ trong
biên chế của cơ quan nầy!
- Sao lạ vậy?!
- Lạ làm sao !...Thì nó cũng như mầy ! Đưa vào biên chế rồi cữ đi học.
- Nhưng mà tụi nó không có bằng đại học sao thu được?!
- Thằng ngu nầy lộn xộn quá! Thì mua! Hồi đó mầy có bằng đại học đâu. Cũng phải mua cho mầy... Mấy thằng nó cũng vậy !
- Nhưng bây giờ con có bằng thật rồi!
- Bằng thật của mầy cũng không thể sử dụng được!
- Tại sao?!...
- Vì cái bằng của mầy đưa vô, một là khác năm tốt nghiệp lúc đưa mầy vào
biên chế. Hai là chính cái bằng ấy làm người ta nhận ra mấy bằng gỉa
của cơ quan nầy. Tao thấy mấy cái bằng thật của thằng bạn mầy hôm trước
rồi...Giữ cái đó, lỡ có thanh tra bằng cấp,chết toi cả lũ ! Chính mấy
cái bằng thật nó giết cả đám mấy cái bằng gỉa ở đây !...Biết không
con!...Ê mà bằng đại học làm gì mậy?! Mầy định đem nó ra hù tao đó hả?!
Hồi nào giờ trung cấp,hoặc không bằng cấp nào người ta cũng làm ăn ngon
lành, chết thằng nào! Dẹp mấy cái vụ đại học đó đi! Cho mầy đi học đã ,
bây giờ bày đặt xổ đại học ra đây! Mầy là cháu tao, chớ thằng nào...toi
mạng rồi!...
Hùng im lặng rút lui.
****
Công ty phân bón đầu trâu đang cần người,thông tin rao vặt mà tình cờ Bá
Học nghe được. Không bỏ qua cơ hội, anh nhanh nhẹn mang đơn đi xin
việc.
Không cần xem mặt mày hồ sơ ra sao ông Phó phòng phán ngay:
- Ngày mai anh có thể làm việc!...
Bá Học như rớt tim ra ngoài. Anh ta mừng quá muốn nhào lại ôm chầm lấy
người cán bộ tốt bụng đang ngồi chểm chệ trên bàn giấy. Ông phó phòng
hất hàm nói
- Anh sẽ làm bộ phận vô bao đóng gói !... Được chứ!? ...
- Dạ miễn sao có việc làm là được. Bất kỳ việc gì !....
- Được !.... vậy là tốt!...
Bá Học được vào làm tổ đóng bao bì. Mấy ngày đầu Bá Học cố gắng hết sức,
năng suất vô bao bì cũng tăng lên. Đến ngày thứ mười anh ta không chịu
nổi nửa rồi. Dây chuyền của anh chỉ có 4 người. Một người đã bỏ việc ,3
người còn lại trong tổ phải kiêm luôn công việc của anh ta. Tay chân Bá
Học giờ đây giở không lên, nó muốn rụng rời ra. Trong khi đó Quản đốc
chấp hai tay sau đít, cứ đi tới đi lui la hét:
- Làm việc đi chứ!... Nghỉ mệt hoài!....Làm ăn kiểu nầy sao được!... Bộ muốn nghỉ việc à !?...
- Chú Hai ơi!...Cháu mệt quá!...Làm không nổi nửa rồi!...Xin cho cháu!...Bá Học van nài.
- Lên gặp phòng tổ chức nói chuyện! Ở đây tôi chỉ biết quản lý các cậu!...Rõ chưa!... Mệt cũng phải gáng!... Mai tính!...
Sáng hôm sau hai chân run run Bá Học uể oải lên phòng tổ chức
- Cậu xin làm bảo vệ hả?! Ông phó phòng rít một hơi thuốc thật dài rồi nói tiếp:
- Nhưng bộ vó gà tre của cậu mà làm bảo vệ gì!
- Thưa chú ! Bảo vệ là gát cửa giữ nhà, làm theo pháp luật cần gì lớn con ?!...
- Cậu ngây thơ quá!... Cậu thấy không ! Chó giữ nhà, người ta lựa những
con chó bự, như chó bẹt-gê chẳng hạn. Khôn hay ngu không thành vấn đề
,miễn sao to con lớn xác, thấy nó người ta ngán!... Cậu thân hình như
thế nầy mà làm bảo vệ gì ?!... Nếu cảm thấy mệt...có thể nghỉ việc !
Chúng tôi không bắt buộc!...
Bá Học như như bị thôi miên, ngây người ra. Sau một hồi anh ta thở dài ...
****
Tìm đến Hùng, kể lại sự việc ở “ Công ty đầu trâu” . Nghe qua Hùng cao giọng :
- Lỡ phóng lao phải theo lao! Mầy về kêu ba má mầy cố đất lấy tiền lo
lót may ra xin được việc !.... Chớ xin việc kiểu nầy... không ăn đâu!
Quá chí lý Bá Học từ gỉa bạn, đón xe về quê.
Bước vào sân nhà, thấy trước sau vắng hoe, Bá Học ngạc nhiên hỏi thăm
nhà bên cạnh , thì được biết : Ba anh đi làm thuê ở làng bên , còn má
thì đi bán rau ngoài chợ. Anh tìm khúc cây cạy cửa vào nhà. Nhìn một
lượt xung quanh, anh chậm rãi đi lại phía tủ thờ, nơi ba má thường cất
giấu giấy tờ. Học tủ thờ đã khóa cứng, Bá Học đi vào nhà trong lấy ra
cây dao phai cạy hôc tủ. Loay hoay một hồi anh đã cạy hộc tủ bung ra.
Bên trong là một xấp giấy tờ. Anh bươi móc cố gắng tìm tờ giấy có bìa
màu đỏ. Nhưng không một tờ bìa đỏ nào,mà chỉ có bản poto giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Lật những tấm giấy cuối cùng, anh thấy có bốn tấm
giấy giao kèo viết tay. Mỗi tấm giấy là một biên nhận cầm cố 5 công đất,
mỗi tấm có thời gian cách nhau một năm. Đọc từng câu chữ trên tấm giấy,
Học choáng váng toát mồ hôi. Thì ra hơn bốn năm nay tức từ ngày anh bắt
đầu vào đại học. Ba má đã cầm cố hết 20 công ruộng, với số tiền cộng
chung lại là 100 triệu đồng. Lật tiếp xấp giấy dày cộm bên cạnh lên
xem,anh thấy đó là những tấm hóa đơn gởi tiền qua đường bưu điện, và
người nhận chính là Bá Học. Những tấm hoá đơn xếp thẳng thóm,ngay ngắn,
trình tự theo thời gian. Đủ loại gía trị từ 50 ngàn đến một triệu đồng.
Có tấm đã bị ngã màu vì thời gian, mực giấy cal kê bị nhòa, nhìn kỷ mới
đọc được số. Đó là những tấm hóa đơn gởi cho anh vào những năm tháng đầu
tiên vào đại học. Anh nhẩm tính số tiền của những tấm hóa đơn gần 100
triệu, tương đương với số tiền ba má anh cố 20 công đất. Thì ra là vậy!
Vuốt vội mồ hôi trên vầng trán, anh đặt lại ngay ngắn những tấm giấy tờ
đó và để vào vị trí cũ. Nước mắt lăn dài hai bên má,rơi lộp độp xuống
đất, hai chân Bá Học như muốn khụy xuống .
Viết vội lá thư để lại trên bàn,đứng ngay ngắn trước bàn thờ tổ tiên Bá
Học hai tay chắp lại miệng khấn lầm thầm cúi đầu lạy ba lạy, rồi lặng lẽ
quảy gói ra đi. Ra tới ngả ba đường thì gặp ông Ba Lý đầu búi cũ tỏi
đang đi ngược chiều. Ba Lý gặp anh tươi cười hỏi: “ Ông cữ ơi! đã nhậm
chức quan gì rồi,ở đâu ?!”. Bá Học cúi đầu chào, lặng thinh không nói,
lầm lủi bước đi. Bước tới ngả ba đường, Bá Học bước chân quẹo sang
trái, con đường nhỏ hẹp, gồ ghề. Ba Lý hẫng người, ngạc nhiên chạy theo
thốt lên: “ Sao không đi trên đường cái quan !...Ông cử ơi!...Lạc đường
rồi!...” Bá Học như không nghe thấy, cứ lầm lũi bước đi. Phía sau tiếng
Ông Ba lý réo gọi nhiều lần như vậy. Nhưng tiếng kêu của ông đã lạc lỏng
đi vào khoảng không. Ông đứng chết trân nhìn theo, bóng ông cử xa dần,
xa dần, rồi khuất dạng.
****
Viện Thiền Lâm là một ngôi chùa cổ kính, đồ sộ nằm im lìm sau rặng cây
cổ thụ, vào giờ nghỉ trưa ở đây vắng tanh không một bóng dáng người. Bá
Học ngồi dưới gốc cây, có tàn lộng bóng mát, lim dim ngủ, bỗng có tiếng
chân người nhè nhẹ. Sư ông Trụ trì Thiền lâm viện trong bồ đồ càsa cốt
cách thanh tú, đạo mạo bước đến đưa hai tay vái chào, rồi mời Bá Học vào
trong. Chuyện trò qua lại một hồi sư Trụ trì hết lòng thán phục, lầm
thầm: “Đúng đây là quý nhân mà phật bà hồi hôm báo mộng”. Ngước mặt nhìn
thẳng vào Bá Học:
- Nếu anh không chê chốn u tịch nầy, xin mời anh ở lại đây!
- Để làm gì ?! Con có biết gì về kinh kệ của nhà phật!?... Bá Học trố mắt hỏi lại.
- Gần đây các quan chức đến chùa ngày càng đông. Họ cúng vái, đốt vàng
mả,cúng thí cho chùa tiền bạc, tặng phẩm quý gía, để xin được... giảm
tội. Đây là một hiện tượng đáng lưu ý. Viện nghiên cứu xã hội có đặt
hàng cho chùa,viết về hiện tượng đó. Nhưng các sư không muốn bàn chuyện
thế thái nhân tình. Anh có thể làm được chuyện đó.
- Con sợ không đảm đương nổi!...
- Không khó đâu! Ta sẽ giúp anh!...Hớp một ngụm nước trà sư ông trầm giọng:
- Cái ác cứ triền miên bám riết theo con người, mặc dầu người ta được
giáo dục, được pháp luật răn đe, mà họ cứ ác. Tạo hóa tạo ra con người
hoàn hảo đến mức người nầy không hiểu được nổi đau của người kia. Thánh
nhân và các đồ đệ của thánh nhân cũng đã từng làm cho con người bớt ác,
song con người vẫn cứ đè nhau để giành cái sướng, còn cái khổ thì quăng
cho kẻ khác. Anh hãy viết đi!...Viết cả đời anh!...
Bá Học như bị đánh trúng “tim đen”mừng thầm: “ Đúng là sở trường của mình ” rồi xin nhận làm việc đó.
Theo tập tục nhà chùa, Bá Học cạo đầu, mặc áo cà sa và lấy pháp danh họ
Thích. Sư trụ trì bố trí cho anh một phòng rộng rãi ở hậu liêu, đầy đủ
tiện nghi, có hai chú tiểu phục dịch . Anh miệt mài viết dưới sự cố vấn,
hổ trợ của Sư ông. Ba tháng sau bộ sách 5 quyển được hoàn thành có tựa
đề “ Giặc ác - thứ không thể diệt” do tác gỉa Thích Bá Học biên soạn ra
đời.
Viện nghiên cứu xã hội đăng ký mua đứt bản quyền các quyển sách và độc
quyền in ấn phát hành. Độc gỉa mà phần đông là cán bộ công chức Nhà nước
hết sức ái mộ thi nhau tìm các quyển sách đó đọc. Nhiều Nhà xuất bản ăn
theo, phiên dịch ra nhiều thứ tiếng,in tái bản nhiều lần, nhưng thị
trường vẫn không thấy bán (?!).
Trong số những ngưới tìm đọc các quyển sách đó có ông Trưởng phòng Viện
nghiên cứu xã hội. Đích thân tới Viện Thiền lâm, ông ta cố nài nỉ mua
cho bằng được các quyển sách vừa nổi tiếng rầm rộ, nhưng rất tiếc ở đây
chỉ còn lại bản thảo. Nhìn chằm chằm vàoThích Bá Học trong bộ đồ cà sa,
ngồi uy nghi trên ghế đá, hai chú tiểu đứng hai bên cầm quạt lông công,
ông nhíu mày,cố nhớ ra, hình như đã gặp người nầy ở đâu , nhưng ông
không tài nào nhớ nổi ./.
Đoàn Hữu Hậu,
************************
'Đệ nhất ghen' thoát án tử hình
Ngày 28/2, Nguyễn Văn Trận (40 tuổi, ở huyện Phú Xuyên) bị đưa ra xét xử tại TAND Hà Nội về hành vi giết người. Trong cơn mưa phùn, Trận gương mặt thất thần, bộ dạng dúm dó nhanh chóng được đưa vào phòng xử, đi sau là người vợ khóc lã chã. Từ ngày bị tai nạn giao thông, Trận tâm tính thay đổi, luôn nghi ngờ vợ có người đàn ông khác.
Cuộc sống hai vợ chồng thành “địa ngục” vì mỗi lần rượu vào, anh ta
hành hạ, đánh đập vợ trong cơn ghen vô cớ. Có lần sau khi ăn cơm, người
vợ ngồi rửa bát phải bật điện ngoài sân, Trận cho rằng chị này “đánh tín
hiệu” với nhân tình nên xông đến gây gổ.
Thương hai đứa nhỏ, người vợ cam chịu. Hai bên nội ngoại và hàng xóm
nhiều lần can ngăn nhưng không kết quả. Trận sau đó nghi vợ có tình cảm
với anh Nguyễn Văn Sơn (43 tuổi).
Bị cáo Trận tại toà. Ảnh: Việt Dũng
Buổi sáng 2/3/2012, Trận vào quán trong làng ăn bún, thấy anh Sơn có
mặt nên chửi bới. Ấm nức vì những câu nói của anh Sơn, Trận về tỉnh Hưng
Yên gặp bố vợ mách song bị đuổi. Về tới nhà, thấy anh Sơn ở cửa, Trận
chạy vào lấy hai con dao xông ra, lớn tiếng vu ngoại tình với vợ mình và
lao vào chém.
Anh Sơn bỏ chạy, cầm gạch ném lại Trận nhưng không trúng. Trận tiếp tục
đuổi theo, đâm nạn nhân tới khi anh này tử vong. Nhiều người chứng kiến
Trận gây án, nhưng không ai dám vào can thiệp vì anh ta dọa: “Thằng nào
vào sẽ chém chết”.
Với quy kết giết người có tính chất côn đồ, ngày 20/11/2012, TAND Hà
Nội đã tuyên phạt Trận án tử hình. TAND Tối cao tại Hà Nội sau đó đã huỷ
án, yêu cầu điều tra Trận có bị tâm thần hay không.
Tại phiên xử sơ thẩm lần hai mở ngày hôm nay, chủ toạ đã công bố kết
luận của Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương cho thấy trước,
trong, sau khi phạm tội Trận bị "bệnh rối loạn loạn thần do sử dụng rượu
nên hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".
Tuy nhiên gia đình bị hại cho rằng anh ta không bị bệnh, không đồng ý
với việc VKS đề nghị án phạt 20 năm tù. Vợ Trận gục mặt, ngồi lặng trong
góc phòng.
Cuối cùng, TAND Hà Nội tuyên bị cáo án tù chung thân. Trước khi về lại trại giam, Trận cố ngoái nhìn vợ, dặn dò chăm con.
Việt Dũng
***********************
Anh em LX nhiều như thế này mà phải ngội tự xử khổ thế không biết
Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 02 - 03-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
Chủ nhân của cây ổi “giá khủng” này là anh Nguyễn Tiến Đưởng ở phường Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Anh Đưởng cho hay, cây ổi này được anh chiết và chế tác cách đây 6 năm từ một cành của cây ổi găng khoảng 30-40 năm tuổi
*************************************
Chế Linh sờ má, Phi Nhung bối rối... quên lời
- Liveshow "10 năm tình cũ" của danh ca Chế Linh diễn ra tối 1/3 tại Trung tâm
hội nghị quốc gia, Hà Nội gây ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Trong đó phải kể
đến phần "đối đáp" duyên dáng của Chế Linh và Phi Nhung khi song ca ca khúc "Nếu
chúng mình cách trở".
Theo lời Phi Nhung, đây là ca khúc mà cô và Chế Linh từng có dịp song ca lần
đầu tại Đức và một kỷ niệm khó quên đó là Phi Nhung lúc ấy còn
trẻ nên khi lên sân khấu để diễn tình cảm, Chế Linh đã đưa tay sờ vào má khiến cô bối rối, tim đập loạn xạ và quên lời.
Cảnh diễn tình tứ của hai ca sĩ.
Còn
lần này, cũng theo chia sẻ của Phi Nhung, trước khi ra diễn, danh ca
Chế
Linh dặn cô lên sân khấu nhớ phải diễn thật tình cảm. Tuy nhiên, Phi
Nhung nói
vui rằng ngại vì có vợ của "chú" Chế Linh (bình thường, Phi Nhung gọi
Chế Linh bằng "anh hai") nhưng khi lên sân khấu trong liveshow "10 năm
tình cũ" cô lại gọi bằng "chú" Chế Linh.
Đáp lại cách "chống chế"
của Phi Nhung, Chế Linh nói vui lại rằng: "Khi đứng ở cánh gà, nghe Phi
Nhung gọi chú tôi đã bực lắm rồi. Ngoài đời gọi bằng anh lên sân khấu
lại gọi chú. Thiệt tình... Cuộc sống
này không có điều gì quan trọng cả, không có gì phải ngại cả. Nếu em yêu
tôi mà mà rụt rè không dám nói thì Chế Linh cũng không... yêu".
Sau phần giao lưu duyên dáng, Chế Linh và Phi Nhung đã có màn song ca ăn ý về
cả giọng hát lẫn cách diễn xuất trong ca khúc Nếu chúng mình cách trở.
Chế Linh dù có tuổi nhưng không ngại ôm Phi Nhung thật chặt, thật "tình" khi
kết thúc ca khúc. Còn Phi Nhung, cô tếu táo nói "xa" với bà xã Chế Linh:
"Chị ơi, đây chỉ là diễn thôi nha chị".
Danh ca Chế Linh cũng hóm hỉnh đặt tay lên ngực
băn khoăn: "Không hiểu sao ngày trẻ tim mình không đập nhanh, mà đến khi già có
được sự tình cảm của phụ nữ tim tôi lại đập nhanh đến thế".
Clip Chế Linh và Phi Nhung hát ca khúc "Nếu chúng mình cách trở"
Sơn Hà Ảnh, clip: Mạnh Thắng
**********************
Phẫn nộ 115 Hà Nội: "chưa chết thì không được gọi cấp cứu..."
“Lần đầu tiên gọi 115 xong kiểu nhận được câu trả lời thật phũ phàng: Chưa chết thì không được gọi cấp cứu em..."
Thêm một lần nữa 115 Hà Nội lại khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Trên Facebook cá nhân, một bạn nữ đăng status gây sốc liên quan đến 115 Hà Nội.
“Lần đầu tiên gọi 115 xong kiểu
nhận được câu trả lời thật phũ phàng: Chưa chết thì không được gọi cấp
cứu em. Câu nói sẽ mãi mãi đi vào tâm tưởng của một người có bạn đang
trong lúc nguy kịch. Nếu em biết nó có chết hay chưa thì em cũng không
cần chị đâu. Đúng là cấp cứu thời kẹt xe”.
Bạn Khánh Vy rất bức xúc sau khi đọc status này: “Mình
tin bạn này không nói dối vì chị mình cũng từng gặp trường hợp tương
tự. Có thể ý người trực là xe cấp cứu đang quá tải nên ưu tiên cho những
người đã chết trước (?!). Còn chưa chết thì đừng hòng.
Ngày 27/2 vừa qua, Bộ trưởng bộ y
tế cũng vừa mới hứa hẹn sẽ nâng cao y đức của bác sĩ, y tá trong năm
2014 ấy vậy mà hôm nay lòi ra chuyện này kể cũng xấu mặt. Y đức là thứ
phải được xây dựng từ tâm. Cứ ra rả ‘nâng cao y đức’ nhưng đối xử với
bệnh nhân không thật lòng, thật tâm thì cũng vứt”.
Xe cấp cứu 115. Hình minh họa
"Vâng, chỉ có ở Việt Nam" là nhận xét ngắn gọn của bạn Edo Tensei Jutsu.
Cách đây chưa lâu, một vụ việc khác kể về thái độ vô cảm của người làm việc ở 115 Hà Nội cũng khiến cư dân mạng sôi sục.
Cụ thể hơn, khi thiếu nữ ở Hà Nội té xe và tưởng chừng gãy chân,
chiến sỹ tuần tra giao thông gọi điện cho 115 thì nhận được câu trả lời
là “cứ chờ đi”!
Theo Một thế giới
****************
Cảnh thần tiên ở dòng sông đẹp nhất thế giới
Cano Cristales nằm ở Sierra de la Macarena, Colombia nổi tiếng là dòng
sông tự nhiên đẹp nhất thế giới bởi màu sắc lung linh của nó trong thời
khắc giao mùa.
Cano
Cristales nằm trong khu vực khá xa xôi hẻo lánh, không dễ dàng tiếp cận
bằng đường bộ mà chỉ có thể đến dòng sông này bằng cách cưỡi ngựa. Hầu
như trong suốt cả năm Cano Cristales trông cũng bình thường như những
con sông khác với những tảng đá phủ kín rêu xanh có thể nhìn thấy rõ
dưới dòng nước trong mát.
Nếu trong mùa mưa, ánh nắng mặt trời
không chiếu được xuống đáy sông thì mùa khô, nước lại cạn đến nỗi không
còn nhận ra Cano Cristales là một dòng sông nữa. Trong khoảng thời gian
ngắn ngủi chuyển giao giữa mùa mưa và mùa khô, một loài thực vật mang
tên Macarenia Clavigera sinh sôi nhanh vì có điều kiện sống thích hợp.
Macarenia sẽ đổi màu sang hồng khi mực
nước hạ thấp. Màu hồng đặc trưng giúp bảo vệ chúng khỏi bức xạ mặt
trời. Vào khoảng thời gian đó, toàn bộ dòng sông được bao phủ trong
những màu rực rỡ từ màu xanh dương, xanh lá, vàng, đỏ đến đen.
Cano Cristales đã bị đóng cửa với
khách du lịch trong nhiều năm vì hoạt động khủng bố trong vùng cùng với
những lo ngại về tác động môi trường của ngành du lịch. Tuy nhiên, năm
2009, dòng sông đã được mở cửa trở lại cho du khách tham quan.
Video về dòng sông đầy màu sắc Cano Cristales:
Long Hải(theo Buzz Feed)
**********************************
Khác nhau giữa nam và nữ
Nam thức dậy từ 7h và ra khỏi nhà lúc
7h10. Nữ dậy 7h nhưng mãi 9h30 mới ra khỏi nhà được. Khi chia tay, con
gái phải làm đủ thứ để quên đi người yêu, còn con trai chỉ cần game là
đủ.
Buổi sáng với đàn ông bao giờ cũng đơn giản và dồi dào thời gian.
Còn với phụ nữ, thời gian lúc nào cũng không đủ để chuẩn bị chỉn chu mọi
thứ.
Đi vệ sinh khi tham gia một buổi tiệc.
Khi nhận được một bức thư tình.
Phân chia "lãnh thổ" trên giường ngủ của vợ (trái), chồng (phải) khi giận nhau.
Khi chia tay, con gái làm đủ thứ để quên đi người cũ. Còn với con trai chỉ game là đủ.
Đàn ông giống như bluetooth, kết nối với bạn khi ở gần, khi bạn ở
xa, anh ta sẽ tìm đến đối tượng khác. Còn phụ nữ giống như wi-fi. Cô ấy
tìm thấy nhiều cơ hội khác nhưng chỉ kết nối với một nguồn mạnh nhất.
Sự khác nhau của hai giới khi chụp ảnh với bạn thân.
Quyết Đại Ka (Sưu tầm)
***************************
Post Gái Thế này Ai mà Chịu Nổi
*************************
Cây ổi dáng rồng bay giá 150 triệu đồng
Một cây ổi găng có dáng “long thăng” với hàng trăm quả, chỉ cao 75cm được chủ nhân rao bán với giá 150 triệu đồng.
Chủ nhân của cây ổi “giá khủng” này là anh Nguyễn Tiến Đưởng ở phường
Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Anh Đưởng cho hay, cây ổi này được anh
chiết và chế tác cách đây 6 năm từ một cành của cây ổi găng khoảng 30-40
năm tuổi, mọc tự nhiên trong vườn nhà. Trong quá trình phát triển, cây
ổi cho quả sai trĩu, nhỏ nhưng ăn rất ngọt.
Hình ảnh cây ổi ở thời điểm hiện tại.
Đây là một cây ổi găng, quả nhỏ đều và sai trĩu, cây cao khoảng 75cm,
tán rộng khoảng 1m2, bộ rễ ôm mặt chậu như cây cổ thụ thiên nhiên thu
nhỏ. Gốc cây có thế thác, nằm ngang, tán lá tựa ô che bồng bềnh trong
gió, thân cây uốn cong như muốn thăng thiên vút lên trời nên chủ nhân
đặt tên cho nó là dáng “rồng bay”.
Gốc cây uốn lượn có thế thác trông rất đẹp mắt.
“Cây ổi này đã được tôi đem đi triển lãm ở nhiều nơi như dịp 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Sao Đỏ (Hải Dương)… Có rất
nhiều người đến xem và trả giá từ 50 - 70 triệu nhưng tôi chưa bán. Giá
khoảng 150 triệu thì tôi mới bán”, anh Đưởng cho biết thêm.
Anh Nguyễn Huy Thanh - một người mê cây cảnh ở Hà Nội cho biết: “Cây
ổi này tuy có thế đẹp, quả sai trĩu song tuổi thọ chưa được lâu. Tuy
nhiên, dân chơi cây cảnh thì cũng vô vàn, nhiều người thích và thấy giá
hợp lý là mua ngay”.
Theo Vietnamnet
**********************
Những kiểu mua hàng khác người của lái buôn Trung Quốc
Trước khi tỉnh Vĩnh Long cảnh báo người dân
không bán lá khoai lang cho lái buôn Trung Quốc, hàng chục vụ việc mua
hàng kiểu bất thường cũng đã diễn ra.
Mua đỉa với giá “khủng”
Từ các tỉnh vùng ven như Vĩnh Phúc, Phú Thọ…, hàng chục người dân kéo
về cánh đồng ngoại thành Hà Nội để bắt đỉa. Theo những người chuyên săn
đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái thu mua lên tới 500.000 - 600.000
đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg. Do đó, việc săn
đỉa hàng ngày đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với làm ruộng,
khiến nông dân các vùng miền ráo riết săn đỉa đem bán, bỏ cả làng để lên
phố tìm bắt đỉa.
Một thời gian dài từ năm 2011
đến năm 2012, các lái buôn đổ xô mua đỉa khiến cho người dân săn lùng,
thậm chí nuôi loài sinh vật này.
Tại các tỉnh miền Tây, từ năm 2011 đến khoảng cuối năm 2012, người
dân cũng đổ xô bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc. Có những gia đình
thậm chí còn nuôi loài sinh vật này, vì thương lái thu mua với giá cao.
Sau đó một thời gian, đầu nậu thu mua đã bỏ đi, để lại hàng tạ đỉa do
người dân nuôi. Đến bán cho đầu nậu không được, một số người vứt cả bao
tải chứa đỉa xuống ruộng khiến cho hệ sinh thái tại khu vực này bị ảnh
hưởng.
Gom lá điều khô rồi... đốt
Ở Bình Phước, cây điều là cây thế mạnh. Nhưng cuối năm 2012, nhiều
thương lái đến thu gom lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. Đây là mức giá
hấp dẫn với người dân vì từ trước tới nay lá điều khô chỉ là thứ bỏ đi,
không ai nhặt. Mục đích thu mua của thương lái Trung Quốc không được
tiết lộ. Trong khi đó, người dân cứ đổ xô đi gom, phơi khô lá điều để
bán. Theo kinh nghiệm của các nông dân, việc tận diệt lá điều, phun
thuốc để lá rụng khô sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây điều vào năm sau.
Cũng tương tự như đỉa, chỉ một thời gian ngắn sau, lá điều khô không
còn được thu gom do chính quyền các tỉnh đưa ra cảnh báo với người dân.
Theo những cảnh báo này, lá điều khô rụng xuống có tác dụng chống xói
mòn đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Sau khi chính quyền địa phương
đưa thông tin trên, các đầu nậu thu gom lá điều khô cũng “biến mất”.
Thậm chí theo nhiều nguồn tin, số lá điều khô trước đó thương lái đã thu
gom bị đem đốt sạch, còn những người đã gom lá để bán cho lái buôn
Trung Quốc dở khóc dở cười với số lá đã “găm”.
Mua ngọn, thân cây sắn
Hết thu gom ngọn, lá sắn non, thương lái lại lùng sục về các miền quê
ở Phú Yên để đặt mua cây sắn, vào giữa năm 2013. Người dân tại các
huyện Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tuy An của tỉnh Phú Yên cho biết, giá
bán mỗi bó cây sắn 20 cây là 6.000 đồng. Có những ngày, có người thu về
150.000 đồng đến 200.000 đồng, tương đương với trên dưới 30 bó cây sắn
(khoảng 600 cây). Người dân đổ xô đi chặt sắn để bá khiến cho loài cây
này bị phá không thương tiếc.
Bản thân những người nông dân chặt sắn để bán cũng không biết thương
lái mua cây sắn để làm gì. Loài cây này được trồng lấy củ, sau khi thu
hoạch, phần thân chỉ là phụ phẩm, gần như không có giá trị sử dụng. Một
số luồng tin cho biết những thân cây sắn này sẽ được bán cho thương lái
Trung Quốc và các lái buôn phía Nam.
Mua lá khoai lang khi chưa thu hoạch củ
Ngày 26.2, UBND tỉnh Vĩnh Long phát đi thông báo cảnh báo tình trạng
thương lái, trong đó có người đến từ Trung Quốc đổ xô đi mua lá khoai
lang non với giá 10.000-20.000 đồng/kg. Theo nhận xét của chính quyền
tỉnh Vĩnh Long, hành động trên của các thương lái Trung Quốc là bất
thường, nên người dân cần cảnh giác.
UBND tỉnh Vĩnh Long cảnh báo
người dân trước hành vi thu mua lá khoai lang bất thường của lái buôn
Trung Quốc. Việc bán lá khoai khi chưa thu hoạch củ có thể khiến cho
năng suất củ giảm 50%.
Điều kiện các thương lái đặt ra khi thu mua là lá khoai tươi khi chưa
thu hoạch củ, còn lá sau thu hoạch không mua. Những lái buôn này đặt
cọc 20 triệu đồng cho hợp tác xã rau an toàn tại huyện Bình Tân (Vĩnh
Long) để mua 20 tấn lá khoai. Cũng có thương lái đến mua bán trực tiếp
tại các hộ gia đình, nhưng yêu cầu phải là lá khi chưa thu hoạch củ.
Theo phân tích của chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn, cắt lá khoai non
khi chưa lấy củ có thể khiến cho năng suất củ giảm 50%.
Theo phân tích của giới chuyên gia, những hành vi bất thường nói trên
của thương lái Trung Quốc là động thái làm giá nông sản. Cách làm giá
được thực hiện theo kiểu thu mua hàng giá cao, khi giá bị đẩy lên cao,
người dân đổ xô làm đầu mối thu mua, gom hàng để bán thì đột ngột ngừng
thu mua hoặc dìm giá. Thậm chí, chính số hàng đã thu gom trước đó lại
được lái buôn Trung Quốc bán cho các đầu nậu trong nước và tuyên truyền
vẫn tiếp tục mua hàng giá cao. Vòng tuần hoàn này cùng với động thái làm
giá của lái buôn nước ngoài đã khiến cho thị trường trong nước bị lũng
đoạn. Người thiệt hại nhất, ngoài người dân, chính là các đầu nậu gom
hàng chờ bán ăn chênh lệch.
Mạnh Cường
*****************************
Hầm bộ hành tiền tỷ ngập trong rác và nước thải
4 hầm đường bộ trị giá hàng tỷ đồng nằm dọc quốc lộ 32 (Hà Nội) đã biến thành chỗ chứa rác và nước thải.
4 hầm bộ hành nằm dọc quốc lộ
32 được xây dựng năm 2012, với số vốn đầu tư lên đến nhiều tỷ đồng đang
bị bỏ hoang. Trong ảnh là hầm bộ hành số 1 gần show room ôtô đầu cầu
Diễn.
Cả 4 hầm bộ hành trở thành nơi đổ rác thải, địa điểm phóng uế của một số người dân thiếu ý thức.
Nhiều người dân sống xung quanh
cho biết, do hầm không có cửa, không có ai quan tâm, chính vì thế nơi
đây biến thành địa điểm tụ tập của đám nghiện hút.
Đủ loại rác thải tràn lan trên các bậc tam cấp.
Có 3 căn hầm bộ hành hiện đang chìm dưới 2m nước cống đen ngòm, hôi thối.
Cuối năm 2013, UBND Hà Nội đã
có văn bản chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống hầm bộ
hành.
Tuy nhiên, hầu hết các hầm bộ hành này... không được quan tâm, kiểm tra.
Một số hộ dân còn phơi quần áo quanh khu vực này làm mất mỹ quan đô thị.
Nơi đây cũng trở thành bãi vệ sinh công cộng, phóng uế của người dân.
Một số hạng mục đã hoàn thành có dấu hiệu xuống cấp.
Khu vực quanh hầm bộ hành trở
thành nơi bán hàng rong, tụ tập của các quán nước. Một số người đi bộ
phải băng qua đường ngay cạnh những căn hầm này.
Lê Hiếu
*************************
Phát hiện xác ướp 3.600 tuổi
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện quan tài 3.600 tuổi chứa xác ướp được cho là của một tướng lĩnh cấp cao tại Luxor, Ai Cập.
Báo Al-Ahram của chính phủ Ai Cập đưa tin ngày 13/2, nhóm các nhà nghiên cứu đang khai quật tại một lăng mộ thì phát hiện quan tài cổ.
Quan tài chứa xác ướp 3.600 tuổi mà nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập - Tây Ban Nha vừa tìm thấy. Ảnh: AP.
Quan tài có từ năm 1.600 trước công nguyên khi triều đại Pharaoh thứ 17 trị vì Ai Cập.
Al-Ahram dẫn lời Bộ trưởng Di tích cổ Ai Cập, Mohamed
Ibrahim, cho hay quan tài chứa xác ướp của một tướng lĩnh đứng đầu thời
đó. Chức danh của tướng lĩnh được ghi trên quan tài nhưng các nhà khảo
cổ chưa thể xác định.
Các nhà khảo bên cạnh quan tài của một tướng lĩnh cao cấp. Ảnh: AP.
Nhóm các nhà khảo cổ Ai Cập – Tây Ban Nha còn tìm thấy 2 ngôi mộ tại nghĩa địa Draa Abul-Naga nhưng cả hai đều trống rỗng.
Đỗ Quyên
***********************
'Ai không sắm được xe đạp, tôi sẽ cho mượn tiền'
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành
ủy Hội An với phóng viên khi nói về chủ trương khuyến khích cán bộ công
chức Hội An đi làm bằng xe đạp.
- Thưa ông, chủ trương công chức, viên chức đi làm bằng xe đạp
của TP.Hội An đang được dư luận quan tâm. Đây là ý tưởng nhằm nhiều mục
đích, như bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khoẻ cán bộ, tiết kiệm kinh
tế, tạo ra sự thân thiện với người dân và môi trương… Có phải đó chính
là ý định của lãnh đạo TP.Hội An ?
- Đúng vậy, đây là chủ trương nhằm hướng đến nhiều mục đích. Như anh
biết, Hội An là thành phố du lịch và chủ trương của thành phố là xây
dựng Hội An thành thành phố du lịch - sinh thái – môi trường, vì vậy
việc hạn chế bớt tiếng ồn trong đô thị luôn là yêu cầu cấp thiết và đó
cũng là thực tế của Hội An bây giờ.
Chiều 26/2, sau khi họp xong ở
Cửa Đại, mặc dù đoạn đường từ đây về Thành ủy hơn 7km, nhưng ông Sự vẫn
kiên trì đi xe đạp để về chủ trì một cuộc họp quan trọng của Thành ủy.
Bởi, Hội An đất chật, người đông, tình trạng xuống cấp của phố cổ,
rồi phương tiện giao thông nhiều, trong khi đó nhu cầu đi lại ngày càng
lớn… Nếu như không hạn chế được phương tiện giao thông hiện đại, chắc
chắn rằng nay mai, Hội An sẽ bị tình trạng giao thông quá tải như các
thành phố lớn… Và việc này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, như: Ô nhiễm không
khí, ô nhiễm tiếng ồn, tai nạn giao thông.
Chúng tôi phải đi trước để bảo vệ phố cổ, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của chính người dân mình.
Hơn ai hết, tôi là người con của vùng đất Hội An, tôi thấu hiểu được
điều này. Việc phát động chủ trương cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp
không những rèn luyện sức khoẻ cho cán bộ, tiết kiệm được kinh tế, bảo
vệ môi trường mà còn thể hiện thái độ văn minh, lối sống hiện đại trên
phương diện tinh thần. Đặc biệt, đối với cán bộ công chức, đây còn là
cách để quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn.
- Thưa ông, ý tưởng này chắc là được ấp ủ đã lâu?
- Ý tưởng này được Hội An làm cách đây 16 năm rồi, khi đó Hội An tổ
chức “Đêm phố cổ”, mỗi tháng tổ chức đi xe đạp một lần. Đồng thời cũng
qua đây khuyến khích người dân, du khách đi xe đạp, đi bộ trong phố cổ.
Từ chủ trương cấm các phương tiên có động cơ đi trong phố cổ 2 – 3 ngày
trong tuần thì giờ đây người dân và du khách đi bộ hoặc đi xe đạp cả
tuần rồi.
- Để tạo sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, viên chức, Hội An sẽ
triển khai chủ trương này như thế nào? Theo ông, đâu là điều khó nhất
khi thực hiện ý tưởng này?
- Với chủ trương này chúng tôi sẽ triển khai ở Thành ủy trước, sau đó là
tất cả cán bộ, công chức của UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị khác
trên địa bàn. Khi thực hiện xong ở các cơ quan nhà nước, chúng tôi sẽ
triển khai tiếp để nhằm khuyến khích tất cả người dân và du khách đi lại
trong đô thị Hội An bằng xe đạp.
Để thực hiện chủ trương này hiệu quả thì ngoài việc tự ý thức của mỗi
cán bộ công chức, chúng tôi sẽ triển khai chung và đưa xuống từng cơ
quan, đơn vị. Khi đó, các đơn vị sẽ tổ chức hội nghị dân chủ, người ta
bình chọn, phân loại A, B, C. Chính cơ quan đó quyết, và giám sát. Thứ
nữa là bản thân ai cũng có lòng tự trọng, người ta đi xe đạp tới cơ quan
mà mình đi xe máy cũng thấy kỳ vì vậy họ sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp
với xu thế. Điều quan trọng hơn cả là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu,
làm trước, chứ khi nói ra mà mình không làm thì người khác chẳng nghe.
Theo tôi, đi làm bằng xe đạp chẳng có gì khó khăn cả, trái lại còn rèn
luyện thân thể tốt hơn, đầu óc minh mẫn hơn. Nếu trước đây tôi đi làm
bằng xe máy từ nhà ở Cẩm Thanh lên cơ quan Thành ủy chừng 10 phút
(khoảng 3km), nay đi bằng xe đạp mất hơn 15 phút, như vậy tôi phải tranh
thủ đi sớm hơn. Điều quan trọng là chúng ta biết cách bố trí thời gian
sao cho hợp lý, đồng thời làm việc nhiều hơn, hiệu quả sẽ cao hơn.
- Ông nghĩ sao với trường hợp cán bộ, công chức ở xa cơ quan, chẳng
hạn như ở Cửa Đại mà lên thành phố 4-5km, rồi cán bộ ở xã Duy Nghĩa, Duy
Vinh (Duy Xuyên) qua Hội An công tác, hay như cán bộ ở Điện Bàn xuống
làm việc... họ làm sao có thể đến cơ quan bằng xe đạp, thưa ông?
- Chủ trương này thành phố không ép buộc bất cứ ai và chỉ khuyến khích
cán bộ và người dân đi lại trong nội thị Hội An bằng xe đạp càng nhiều
càng tốt. Việc cán bộ ở xa (trên 3km) và các trường hợp đặc biệt khác có
thể đi làm bằng xe máy. Tuy nhiên, những lúc công việc không quá gấp
thì nên đi xe đạp tới cơ quan sẽ tốt hơn cho sức khỏe mình.
- Ông nghĩ sao với những cán bộ thu nhập thấp giờ lại phải lo thêm
một khoản để mua xe đạp? Và ông nghĩ sao đối với những cha mẹ đi làm
tranh thủ đưa con đến trường, làm sao đi xe đạp có thể đèo con kịp giờ
đến trường? Cách làm của Hội An liệu có là duy ý chí không?
- Thực ra, đã là cán bộ thì anh không thể nghèo đến nỗi không sắm
được chiếc xe đạp chừng trên dưới 1 triệu đồng. Còn nếu như cán bộ, công
chức nào thật sự không sắm được thì đích thân tôi sẽ cho mượn tiền, mặc
dù tôi không giàu (cười). Nhưng tôi nghĩ cán bộ không đến nỗi nghèo vậy
đâu, xe đời mới 30 – 40 triệu đồng còn sắm được huống chi một chiếc xe
đạp.
Đạp xe đi làm ở Hội An, tôi chẳng thấy có gì là ngược đời và duy ý chí
cả. Mà tôi còn thấy đây là chủ trương đúng, bởi từ khi phát động đến
nay, rất nhiều công chức cũng như người dân ủng hộ. Mặc dù đến ngày
25/3, Thành ủy mới triển khai chủ trương này, nhưng hiện nay đã có hơn
60% số cán bộ đi làm bằng xe đạp rồi. Hoặc như UBND thành phố hiện có
trên 40% cán bộ đã hưởng ứng. Hay như cán bộ của Trung tâm Văn hóa – Thể
thao; Trung tâm Quản lý và bảo tồn di tích Hội An đã hưởng ứng 100%.
Đặc biệt, 100% cán bộ, công chức của phường Tân An từ nhiều năm nay họ
đã đi làm bằng xe đạp rồi.
Tôi nghĩ, đi làm bằng xe đạp là một thái độ văn minh, lối sống hiện đại
trên phương diện tinh thần. Một chủ trương chỉ gọi là duy ý chí khi nó
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khi nó đi ngược với lợi ích chung
của thành phố. Còn ở đây là vì sự phát triển chung của Hội An, phù hợp
với thực tiễn ở Hội An. Vậy nếu không có việc gì quá gấp gáp, chúng tôi
khuyến khích người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp để giảm thiểu
tai nạn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn, đồng thời cũng là bảo vệ cho phố
cổ và cho con cháu chúng ta sau này.
"Cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp thể hiện thái độ văn minh, lối
sống hiện đại trên phương diện tinh thần. Đặc biệt, đây còn là cách để
cán bộ quan sát thực tiễn kỹ hơn, gần dân hơn...”. Ông Nguyễn Sự.
Cầm
mấy tấm bằng tốt nghiệp Nguyễn Bá Học ngắm nghía, đắc ý cười thầm. Anh
ta được xếp loại giỏi , một thứ hạng mà toàn khóa chỉ có 5 người trong
hơn bốn trăm sinh viên khoa xã hội học của trường đại học xã hội và nhân
văn. Bá Học tin chắc mẽm rằng với tấm bằng loại giỏi nầy anh ta sẽ làm
quan ở một Công ty hoặc cơ quan Nhà Nước nào đó, chí ít thì cũng là
Trưởng, phó phòng. Anh rất đổi tự hào vì mình đã làm rạng danh dòng họ
vốn xưa nay người giỏi lắm cũng chỉ biết chữ nhép nhem. Rồi đây mọi
người trong làng Heo May sẽ phục anh sát đất. Nghỉ tới ngày vinh quang
ấy anh sướng rên người lên, quên đi những năm tháng gian khổ “ ăn mắm
hút dòi” ở trường đại học.
****
Trời vừa tảng sáng từ đầu làng cuối xóm, bà con ì ục kéo nhau đến nhà
ông Bảy Việt. Vì hôm qua được ông đi đến từng nhà mời bà con ăn tiệc,
mừng cho thằng con trai út đậu cử nhân. Gia đình làm thịt con heo
ngót trăm ký, đặt 50 lít rượu gốc quyết thiết đãi bà con một đám tiệc
linh đình. Đám thanh niên tiếp tay che rạp, mượn mười bộ bàn tròn, son
nồi chén bát, giống y như là đám cưới. Khách tới, đồ ăn dọn ra, mọi
người ngồi vào bàn, ăn uống no say .Ai ăn xong uống nước ra về. Cứ như
thế hết tốp nầy đến tốp khác.
Giữa nhà là cái bàn dài dành riêng cho mấy ông gìa. Ông Ba Lý trong bộ
đồ bà ba đen óng mượt, đầu búi tóc củ tõ, người học hết lớp nhất trường
ngà ngà say đứng lên:
- E hem!... Thưa bà con. Tui xin thay mặt chủ nhà tuyên bố lý do rằng
hôm nay Bảy Việt mừng cho thằng con trai út Tèo... Ủa quên ... Nguyễn bá
Học. Tèo là tên ở nhà... Nó vừa đậu cử nhân!...Xin cho một tràng pháo
tay!...
Mọi người đồng vỗ tay. Ba Lý cao hứng cất giọng tiếp:
- Bà con cứ ăn uống thoải mái, gia chủ không nhận bất cứ quà cáp nào,
coi như đây là tiệc ăn mừng!...Cử nhân mà!... bà con biết hông!...Ngày
xưa làng nào có người đâu cử nhân, là cả làng phải ra tận ngoài cổng xếp
hàng để nghênh tiếp.Làng phải tổ chức đình đám ăn mừng!... Đậu Cử nhân
là ra làm quan liền. Còn ai không chịu làm quan thì dân làng cũng tuân
phục tôn vinh. Ông Phan văn Trị , đậu cử nhân người ta gọi là “ Cử Trị
”đó. Ông ấy không chịu làm quan nhân dân cũng tôn vinh, nghĩa quân đi
theo ùn ùn. Còn ông Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân thống lĩnh nghĩa quân cả ba
tỉnh Nam kỳ chống Pháp!... Thấy hông! Cử nhân là vậy đó! Ngon lắm chớ
bộ giỡn sao!...
- Nói gì tới cử nhân . Tú tài thôi cũng ngon rồi! Tiếng của Tư Sự xen vào:
- Ông nội tôi kể, ông Trần Tế Xương mới đậu tú tài thôi, mà dân cả nước phải đều khâm phục, về thơ trào phúng của ổng!...
- Thôi được rồi ! Nghĩa là ngoài mấy ông Tiến sỹ, thì cử nhân, tú tài là
những người tài giỏi hàng thứ hai ,ba. Bà con ta phải trân trọng! Tui
nói vậy phải hông bà con ?
- Phải rồi !... Tiếng mọi người đồng thanh.
- Bây giờ xin mời nâng cốc!...Dzô !
Ông Bảy vui vẻ ra mặt, đi từng bàn cụn ly với khách, miệng lúc nào cũng
tươi như hoa. Bà Bảy đi lại lăng xăng xung quanh bàn của các bà,cũng
cụng ly như ai. Nhưng nếu tinh ý, thì dễ nhận ra trên khuôn mặt bà có
cái gì héo hắt.
****
Bá Học xách cặp da, hăm hở bước vào phòng làm việc Uỷ ban nhân dân xã
Hoà Tiến. Ông phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế đang cặm cụi viết cái gì
đó trên bàn. Anh ta bước chầm chậm lại gần rồi chậm rãi, lễ phép:
- Cháu nghe nói Nhà nước có chế độ khuyến khích, cho những sinh viên nào tốt nghiệp đại học về vùng sâu công tác ?
- Ai nói?... Nghe ở đâu?!...
- Dạ nghe đài... Vừa nói Bá Học vừa móc trong cặp da ra mấy tấm bằng.
- Cháu vừa tốt nghiệp đại học, định xin công tác ở xã...
Phó Chủ tịch xã khoát tay :
- Ở đây đủ người rồi! Mà cũng không cần đại học làm gì!... Mấy hôm trước
có cái ông kỹ sư nông nghiệp nào đó, về đây chỉ bảo trộn ba cái thuốc
trừ sâu tầm bậy tầm bạ. Sâu không chết mà còn sanh thêm tùm lum tùm la,
dân chúng la ó om sòm!... tui đuổi đi rồi!...Đại học gì còn thua bà Tư
Mập bán thuốc trừ sâu ngoài chợ. Học mới lớp hai thôi. nhưng chỉ cần
nói lúa bị phá hại như thế nào, là bà ta đưa ngay loại thuốc, rồi chỉ
dẫn vanh vách cách sử dụng, hiệu quả 100%. Đó thấy chưa có cần gì quái
gì đại học kỹ sư, bác sỹ!... Ờ mà quên ...xã nầy cần bác sỹ heo bò ...
- Sao à!?...Bá Học trố mắt ngạc nhiên.
- À ! thì là bác sỹ trị bệnh cho heo, bò...người ta gọi là bác sỹ thú ý ấy mà!...
Bá Học ngán ngẩm thở dài, nhét mấy tấm bằng vào cặp da từ gỉa bước ra.
Đứng trước cơ quan đồ sộ, có tấm biển đề “ Viện nghiên cứu xã hội”, Bá
Học lầm thầm “món ruột” của mình đây, rồi vội vả bước nhanh vào cổng.
Theo chỉ tay của người bảo vệ, anh nhẹ tay gỏ cửa. Không ai mở cửa, anh
tự xoay tay vặn ổ khóa, rồi xô cánh cửa, rón rén đi vào. Cạnh góc tường
là cái bàn làm việc đồ sộ. Trên bàn là đóng hồ sơ, giấy tờ cao chồng
ngọng, ngổn ngang những thứ vật dụng văn phòng phẩm, một cach mất trật
tự. Chiễm chệ giữa bàn là người đàn ông trạc 50 tuổi, không cân xứng
chút nào với cái bàn ông ngồi. Hai gó má bự sệ xuống, cái trán ngắn
ngủn, đầu nhỏ xíu, lại tóc hớt cao, không cân xứng chút nào với khuôn
mặt bình thường của một con người. Trước mặt ông, là tấm bảng to lớn,
hần như che khuất cái mặt của ông bằng mê-ca có khắc chữ : “Trưởng phòng
tổ chức”. Bá Học bước tới cúi đầu, khe khẻ:
- Thưa bác ! Cho cháu gởi đơn xin việc làm!...Ở đây có cần nhận người không ạ!...
- Cần !...Nhận, nhưng có đủ điều kiện hông ?! Trưởng phòng nói mà không thèm nhìn người đối diện ra sao.
- Dạ ! điều kiện gì à?!...
- Tốt nghiệp đại học loại giỏi,bằng C ví tính, bằng C Anh văn!...có hông?.
- Dạ thưa có ạ! Vừa nói Bá Học vừa lôi những thứ giấy tờ ấy ra từ trong cặp da. Nhẹ nhàng để lên bàn
- Dạ giấy tờ đầy đủ đây thưa bác!
Trưởng phòng trợn mặt, rung rinh đôi má bầu.
Lướt mắt nhanh qua ba tấm bằng ,ông nói: “ Được rồi để đây, tôi nghiên cứu sau . s Bây giờ chú có thể ra về !... ”
Bá Học từ giả bước ra. Còn lại một mình Trưởng phòng. Ông ta cầm lật qua
lật lại mấy tấm bằng. Ông kéo học tủ lấy ra một sấp bằng cấp, rồi lấy
kính hiển vi soi lên từng tấm bằng . Ông làm như thế một hồi lâu, một
cách tỷ mỷ, thận trọng. Trông ông ta có vẻ thất sắc, lắc đầu, chặt lưỡi:
“Cái nầy mới đúng là bằng thật . Hoa văn nó sắc xảo hơn, màu nó đậm hơn
hẳn cái bằng gỉa của mình với mấy thằng cơ quan!...” Ong ta lấy tiếp
cái bằng C vi tính, bằng C Anh văn lên so sánh, rồi chặc lưỡi... lầm
thầm:“ Mẹ nó! kiểu nầy không khéo lộ hết !...
****
Rảo nhanh trên đường định tìm cơ quan xin việc, chợt nghe có ai gọi tên
mình, Bá Học quay mặt sang thì nhận ra Hùng, người bạn học cùng mấy năm
trời ở trường đại học. Hùng thắng xe máy, chở Bá Học chạy thẳng đến cơ
quan mình . Thì ra nơi đây chính là nơi Học đã xin việc không được trước
đây. Bá Học kể lại chuyện xin việc trước đây. Hùng nghe quan tỏ thái độ
bực bội, tự giới thiệu mình là cháu của Chú Ba Trưởng phòng tổ chức và
hứa sẽ xin cho Bá Học làm ở cơ quan nầy.
Hùng lên thẳng phòng ông chú vào đề ngay:
- Chú ba! Cơ quan mình đang thiếu người. Chú nhận cái thằng hôm trước đến đây xin việc. Nó là bạn học của con...
- Ai bảo mầy thiếu .Thiếu nhưng mà thừa. Vừa nói ông nhìn chằm chằm vào Hùng
- Nghĩa là sao ?!
- Thiếu là thiếu người làm việc. Còn thừa là thừa biên chế trong danh sách .
- Là sao !?
- Mầy thắc mắc nhiều quá!... Nầy nhé thằng Tậu con anh Hai, thằng Quan
con chú Sáu, thằng Bơm cháu cậu Năm đang học đại học là cán bộ trong
biên chế của cơ quan nầy!
- Sao lạ vậy?!
- Lạ làm sao !...Thì nó cũng như mầy ! Đưa vào biên chế rồi cữ đi học.
- Nhưng mà tụi nó không có bằng đại học sao thu được?!
- Thằng ngu nầy lộn xộn quá! Thì mua! Hồi đó mầy có bằng đại học đâu. Cũng phải mua cho mầy... Mấy thằng nó cũng vậy !
- Nhưng bây giờ con có bằng thật rồi!
- Bằng thật của mầy cũng không thể sử dụng được!
- Tại sao?!...
- Vì cái bằng của mầy đưa vô, một là khác năm tốt nghiệp lúc đưa mầy vào
biên chế. Hai là chính cái bằng ấy làm người ta nhận ra mấy bằng gỉa
của cơ quan nầy. Tao thấy mấy cái bằng thật của thằng bạn mầy hôm trước
rồi...Giữ cái đó, lỡ có thanh tra bằng cấp,chết toi cả lũ ! Chính mấy
cái bằng thật nó giết cả đám mấy cái bằng gỉa ở đây !...Biết không
con!...Ê mà bằng đại học làm gì mậy?! Mầy định đem nó ra hù tao đó hả?!
Hồi nào giờ trung cấp,hoặc không bằng cấp nào người ta cũng làm ăn ngon
lành, chết thằng nào! Dẹp mấy cái vụ đại học đó đi! Cho mầy đi học đã ,
bây giờ bày đặt xổ đại học ra đây! Mầy là cháu tao, chớ thằng nào...toi
mạng rồi!...
Hùng im lặng rút lui.
****
Công ty phân bón đầu trâu đang cần người,thông tin rao vặt mà tình cờ Bá
Học nghe được. Không bỏ qua cơ hội, anh nhanh nhẹn mang đơn đi xin
việc.
Không cần xem mặt mày hồ sơ ra sao ông Phó phòng phán ngay:
- Ngày mai anh có thể làm việc!...
Bá Học như rớt tim ra ngoài. Anh ta mừng quá muốn nhào lại ôm chầm lấy
người cán bộ tốt bụng đang ngồi chểm chệ trên bàn giấy. Ông phó phòng
hất hàm nói
- Anh sẽ làm bộ phận vô bao đóng gói !... Được chứ!? ...
- Dạ miễn sao có việc làm là được. Bất kỳ việc gì !....
- Được !.... vậy là tốt!...
Bá Học được vào làm tổ đóng bao bì. Mấy ngày đầu Bá Học cố gắng hết sức,
năng suất vô bao bì cũng tăng lên. Đến ngày thứ mười anh ta không chịu
nổi nửa rồi. Dây chuyền của anh chỉ có 4 người. Một người đã bỏ việc ,3
người còn lại trong tổ phải kiêm luôn công việc của anh ta. Tay chân Bá
Học giờ đây giở không lên, nó muốn rụng rời ra. Trong khi đó Quản đốc
chấp hai tay sau đít, cứ đi tới đi lui la hét:
- Làm việc đi chứ!... Nghỉ mệt hoài!....Làm ăn kiểu nầy sao được!... Bộ muốn nghỉ việc à !?...
- Chú Hai ơi!...Cháu mệt quá!...Làm không nổi nửa rồi!...Xin cho cháu!...Bá Học van nài.
- Lên gặp phòng tổ chức nói chuyện! Ở đây tôi chỉ biết quản lý các cậu!...Rõ chưa!... Mệt cũng phải gáng!... Mai tính!...
Sáng hôm sau hai chân run run Bá Học uể oải lên phòng tổ chức
- Cậu xin làm bảo vệ hả?! Ông phó phòng rít một hơi thuốc thật dài rồi nói tiếp:
- Nhưng bộ vó gà tre của cậu mà làm bảo vệ gì!
- Thưa chú ! Bảo vệ là gát cửa giữ nhà, làm theo pháp luật cần gì lớn con ?!...
- Cậu ngây thơ quá!... Cậu thấy không ! Chó giữ nhà, người ta lựa những
con chó bự, như chó bẹt-gê chẳng hạn. Khôn hay ngu không thành vấn đề
,miễn sao to con lớn xác, thấy nó người ta ngán!... Cậu thân hình như
thế nầy mà làm bảo vệ gì ?!... Nếu cảm thấy mệt...có thể nghỉ việc !
Chúng tôi không bắt buộc!...
Bá Học như như bị thôi miên, ngây người ra. Sau một hồi anh ta thở dài ...
****
Tìm đến Hùng, kể lại sự việc ở “ Công ty đầu trâu” . Nghe qua Hùng cao giọng :
- Lỡ phóng lao phải theo lao! Mầy về kêu ba má mầy cố đất lấy tiền lo
lót may ra xin được việc !.... Chớ xin việc kiểu nầy... không ăn đâu!
Quá chí lý Bá Học từ gỉa bạn, đón xe về quê.
Bước vào sân nhà, thấy trước sau vắng hoe, Bá Học ngạc nhiên hỏi thăm
nhà bên cạnh , thì được biết : Ba anh đi làm thuê ở làng bên , còn má
thì đi bán rau ngoài chợ. Anh tìm khúc cây cạy cửa vào nhà. Nhìn một
lượt xung quanh, anh chậm rãi đi lại phía tủ thờ, nơi ba má thường cất
giấu giấy tờ. Học tủ thờ đã khóa cứng, Bá Học đi vào nhà trong lấy ra
cây dao phai cạy hôc tủ. Loay hoay một hồi anh đã cạy hộc tủ bung ra.
Bên trong là một xấp giấy tờ. Anh bươi móc cố gắng tìm tờ giấy có bìa
màu đỏ. Nhưng không một tờ bìa đỏ nào,mà chỉ có bản poto giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Lật những tấm giấy cuối cùng, anh thấy có bốn tấm
giấy giao kèo viết tay. Mỗi tấm giấy là một biên nhận cầm cố 5 công đất,
mỗi tấm có thời gian cách nhau một năm. Đọc từng câu chữ trên tấm giấy,
Học choáng váng toát mồ hôi. Thì ra hơn bốn năm nay tức từ ngày anh bắt
đầu vào đại học. Ba má đã cầm cố hết 20 công ruộng, với số tiền cộng
chung lại là 100 triệu đồng. Lật tiếp xấp giấy dày cộm bên cạnh lên
xem,anh thấy đó là những tấm hóa đơn gởi tiền qua đường bưu điện, và
người nhận chính là Bá Học. Những tấm hoá đơn xếp thẳng thóm,ngay ngắn,
trình tự theo thời gian. Đủ loại gía trị từ 50 ngàn đến một triệu đồng.
Có tấm đã bị ngã màu vì thời gian, mực giấy cal kê bị nhòa, nhìn kỷ mới
đọc được số. Đó là những tấm hóa đơn gởi cho anh vào những năm tháng đầu
tiên vào đại học. Anh nhẩm tính số tiền của những tấm hóa đơn gần 100
triệu, tương đương với số tiền ba má anh cố 20 công đất. Thì ra là vậy!
Vuốt vội mồ hôi trên vầng trán, anh đặt lại ngay ngắn những tấm giấy tờ
đó và để vào vị trí cũ. Nước mắt lăn dài hai bên má,rơi lộp độp xuống
đất, hai chân Bá Học như muốn khụy xuống .
Viết vội lá thư để lại trên bàn,đứng ngay ngắn trước bàn thờ tổ tiên Bá
Học hai tay chắp lại miệng khấn lầm thầm cúi đầu lạy ba lạy, rồi lặng lẽ
quảy gói ra đi. Ra tới ngả ba đường thì gặp ông Ba Lý đầu búi cũ tỏi
đang đi ngược chiều. Ba Lý gặp anh tươi cười hỏi: “ Ông cữ ơi! đã nhậm
chức quan gì rồi,ở đâu ?!”. Bá Học cúi đầu chào, lặng thinh không nói,
lầm lủi bước đi. Bước tới ngả ba đường, Bá Học bước chân quẹo sang
trái, con đường nhỏ hẹp, gồ ghề. Ba Lý hẫng người, ngạc nhiên chạy theo
thốt lên: “ Sao không đi trên đường cái quan !...Ông cử ơi!...Lạc đường
rồi!...” Bá Học như không nghe thấy, cứ lầm lũi bước đi. Phía sau tiếng
Ông Ba lý réo gọi nhiều lần như vậy. Nhưng tiếng kêu của ông đã lạc lỏng
đi vào khoảng không. Ông đứng chết trân nhìn theo, bóng ông cử xa dần,
xa dần, rồi khuất dạng.
****
Viện Thiền Lâm là một ngôi chùa cổ kính, đồ sộ nằm im lìm sau rặng cây
cổ thụ, vào giờ nghỉ trưa ở đây vắng tanh không một bóng dáng người. Bá
Học ngồi dưới gốc cây, có tàn lộng bóng mát, lim dim ngủ, bỗng có tiếng
chân người nhè nhẹ. Sư ông Trụ trì Thiền lâm viện trong bồ đồ càsa cốt
cách thanh tú, đạo mạo bước đến đưa hai tay vái chào, rồi mời Bá Học vào
trong. Chuyện trò qua lại một hồi sư Trụ trì hết lòng thán phục, lầm
thầm: “Đúng đây là quý nhân mà phật bà hồi hôm báo mộng”. Ngước mặt nhìn
thẳng vào Bá Học:
- Nếu anh không chê chốn u tịch nầy, xin mời anh ở lại đây!
- Để làm gì ?! Con có biết gì về kinh kệ của nhà phật!?... Bá Học trố mắt hỏi lại.
- Gần đây các quan chức đến chùa ngày càng đông. Họ cúng vái, đốt vàng
mả,cúng thí cho chùa tiền bạc, tặng phẩm quý gía, để xin được... giảm
tội. Đây là một hiện tượng đáng lưu ý. Viện nghiên cứu xã hội có đặt
hàng cho chùa,viết về hiện tượng đó. Nhưng các sư không muốn bàn chuyện
thế thái nhân tình. Anh có thể làm được chuyện đó.
- Con sợ không đảm đương nổi!...
- Không khó đâu! Ta sẽ giúp anh!...Hớp một ngụm nước trà sư ông trầm giọng:
- Cái ác cứ triền miên bám riết theo con người, mặc dầu người ta được
giáo dục, được pháp luật răn đe, mà họ cứ ác. Tạo hóa tạo ra con người
hoàn hảo đến mức người nầy không hiểu được nổi đau của người kia. Thánh
nhân và các đồ đệ của thánh nhân cũng đã từng làm cho con người bớt ác,
song con người vẫn cứ đè nhau để giành cái sướng, còn cái khổ thì quăng
cho kẻ khác. Anh hãy viết đi!...Viết cả đời anh!...
Bá Học như bị đánh trúng “tim đen”mừng thầm: “ Đúng là sở trường của mình ” rồi xin nhận làm việc đó.
Theo tập tục nhà chùa, Bá Học cạo đầu, mặc áo cà sa và lấy pháp danh họ
Thích. Sư trụ trì bố trí cho anh một phòng rộng rãi ở hậu liêu, đầy đủ
tiện nghi, có hai chú tiểu phục dịch . Anh miệt mài viết dưới sự cố vấn,
hổ trợ của Sư ông. Ba tháng sau bộ sách 5 quyển được hoàn thành có tựa
đề “ Giặc ác - thứ không thể diệt” do tác gỉa Thích Bá Học biên soạn ra
đời.
Viện nghiên cứu xã hội đăng ký mua đứt bản quyền các quyển sách và độc
quyền in ấn phát hành. Độc gỉa mà phần đông là cán bộ công chức Nhà nước
hết sức ái mộ thi nhau tìm các quyển sách đó đọc. Nhiều Nhà xuất bản ăn
theo, phiên dịch ra nhiều thứ tiếng,in tái bản nhiều lần, nhưng thị
trường vẫn không thấy bán (?!).
Trong số những ngưới tìm đọc các quyển sách đó có ông Trưởng phòng Viện
nghiên cứu xã hội. Đích thân tới Viện Thiền lâm, ông ta cố nài nỉ mua
cho bằng được các quyển sách vừa nổi tiếng rầm rộ, nhưng rất tiếc ở đây
chỉ còn lại bản thảo. Nhìn chằm chằm vàoThích Bá Học trong bộ đồ cà sa,
ngồi uy nghi trên ghế đá, hai chú tiểu đứng hai bên cầm quạt lông công,
ông nhíu mày,cố nhớ ra, hình như đã gặp người nầy ở đâu , nhưng ông
không tài nào nhớ nổi ./.
Đoàn Hữu Hậu,
************************
'Đệ nhất ghen' thoát án tử hình
Ngày 28/2, Nguyễn Văn Trận (40 tuổi, ở huyện Phú Xuyên) bị đưa ra xét xử tại TAND Hà Nội về hành vi giết người. Trong cơn mưa phùn, Trận gương mặt thất thần, bộ dạng dúm dó nhanh chóng được đưa vào phòng xử, đi sau là người vợ khóc lã chã. Từ ngày bị tai nạn giao thông, Trận tâm tính thay đổi, luôn nghi ngờ vợ có người đàn ông khác.
Cuộc sống hai vợ chồng thành “địa ngục” vì mỗi lần rượu vào, anh ta
hành hạ, đánh đập vợ trong cơn ghen vô cớ. Có lần sau khi ăn cơm, người
vợ ngồi rửa bát phải bật điện ngoài sân, Trận cho rằng chị này “đánh tín
hiệu” với nhân tình nên xông đến gây gổ.
Thương hai đứa nhỏ, người vợ cam chịu. Hai bên nội ngoại và hàng xóm
nhiều lần can ngăn nhưng không kết quả. Trận sau đó nghi vợ có tình cảm
với anh Nguyễn Văn Sơn (43 tuổi).
Bị cáo Trận tại toà. Ảnh: Việt Dũng
Buổi sáng 2/3/2012, Trận vào quán trong làng ăn bún, thấy anh Sơn có
mặt nên chửi bới. Ấm nức vì những câu nói của anh Sơn, Trận về tỉnh Hưng
Yên gặp bố vợ mách song bị đuổi. Về tới nhà, thấy anh Sơn ở cửa, Trận
chạy vào lấy hai con dao xông ra, lớn tiếng vu ngoại tình với vợ mình và
lao vào chém.
Anh Sơn bỏ chạy, cầm gạch ném lại Trận nhưng không trúng. Trận tiếp tục
đuổi theo, đâm nạn nhân tới khi anh này tử vong. Nhiều người chứng kiến
Trận gây án, nhưng không ai dám vào can thiệp vì anh ta dọa: “Thằng nào
vào sẽ chém chết”.
Với quy kết giết người có tính chất côn đồ, ngày 20/11/2012, TAND Hà
Nội đã tuyên phạt Trận án tử hình. TAND Tối cao tại Hà Nội sau đó đã huỷ
án, yêu cầu điều tra Trận có bị tâm thần hay không.
Tại phiên xử sơ thẩm lần hai mở ngày hôm nay, chủ toạ đã công bố kết
luận của Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương cho thấy trước,
trong, sau khi phạm tội Trận bị "bệnh rối loạn loạn thần do sử dụng rượu
nên hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".
Tuy nhiên gia đình bị hại cho rằng anh ta không bị bệnh, không đồng ý
với việc VKS đề nghị án phạt 20 năm tù. Vợ Trận gục mặt, ngồi lặng trong
góc phòng.
Cuối cùng, TAND Hà Nội tuyên bị cáo án tù chung thân. Trước khi về lại trại giam, Trận cố ngoái nhìn vợ, dặn dò chăm con.
Việt Dũng
***********************
Anh em LX nhiều như thế này mà phải ngội tự xử khổ thế không biết
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .