Trang lá cải

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 16 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Dinh thự của đại gia Trầm Bê ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi đây gọi dinh thự này là một tòa lâu đài. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha

********************************

Đàn ông Nhật khỏa thân để tranh cặp que may mắn

Hàng nghìn nam giới Nhật Bản hôm qua đóng khố để tranh nhau bùa may mắn trong lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri ở một ngôi đền.

Theo Daily Mail, hơn 9.000 người đàn ông Nhật Bản đóng khố và cởi trần khi tham dự lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri ở ngôi đền Saidaiji tại thành phố Okayama
Trong thời tiết lạnh giá, họ sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn do một đạo sĩ ném xuống từ độ cao 4 m.
Shingi, tên của cặp que linh thiêng, có chiều dài 20 cm và đường kính 4 cm. Người Nhật cho rằng, ai bắt được cặp que này sẽ hưởng may mắn trong suốt 12 tháng của năm.
Trước khi bắt bùa may mắn, những người tham gia phải lội qua một bể nước lạnh để rửa sạch cơ thể.
Phóng to
Hadaka Matsuri ra đời từ 500 năm trước và khởi nguồn từ ngôi đền Saidaiji. Lúc đầu, người tham gia tranh nhau tấm bùa giấy, nhưng do nó dễ rách nên sau này người ta thay nó bằng que gỗ. 
Một người tham gia nhăn mặt vì lạnh.
Ba người đàn ông Nhật Bản giúp nhau bước lên bậc thềm trong lễ hội Hadaka Matsuri. 

Ảnh: Getty Images



*************************

Đạo diễn Quang Dũng rơi lệ tiễn cha về nơi an nghỉ

Đạo diễn "Mỹ nhân kế" phải gồng mình để giữ bình tĩnh trong lễ truy điệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Thỉnh thoảng anh lại lấy tay lau khô nước mắt.

Tang lễ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được tổ chức vào trưa ngày 16/2 tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn - TP.HCM. 
Từ sáng sớm, anh em đạo diễn Quang Dũng đã đưa mẹ cùng các thành viên lớn tuổi tới nhà tang lễ. 
Những người bạn thân thiết với anh em đạo diễn Quang Dũng như nhạc sĩ Lê Quang...
... đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có mặt từ rất sớm để hỗ trợ, động viên gia đình Quang Dũng. 
Ca sĩ Phương Thanh mặc áo nâu sòng của Phật tử tới viếng nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông ra đi vào chiều ngày 13/2, hưởng thọ 82 tuổi. Trước sự ra đi đột ngột của cha, Quang Dũng đã viết trên trang cá nhân: "Kết thúc một chặng đường. Ba tôi nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chia tay gia đình tôi. Ba đến nơi gặp những bạn bè thân, chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc... Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba".
NSƯT Thành Lộc cũng có mặt để thắp nén hương tri ân cha của người đồng nghiệp thân thiết. Lúc sinh thời, không ít lần nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận được những lời ca thán, "mắng vốn" từ các giáo viên dạy văn vì việc chậm tiến của Nguyễn Quang Dũng. Học những tác phẩm nổi tiếng của chính cha mình như Chiếc lược ngà Con gà trống, anh vẫn không biết viết bài tập làm văn khiến cô giáo phải than trời.
Quang Dũng cùng các thành viên trong gia đình đứng lặng bên linh cữu của cha. Bộ phim đầu tay của đạo diễn sinh năm 1978 được chuyển thể từ chính truyện ngắn Con gà trống mà cha anh sáng tác.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng không cầm được nước mắt.
Trong những ngày trước, Quang Dũng vẫn cố gắng nở nụ cười tươi tắn để chào hỏi, đón tiếp bạn bè, đồng nghiệp tới chia sẻ cùng gia đình mình. Tuy nhiên, trong tang lễ của cha, anh không giấu được những giọt nước mắt xót xa, thương tiếc.
Cố gắng gồng mình kiềm chế cảm xúc nhưng đôi khi Quang Dũng vẫn lặng lẽ lấy tay lau nước mắt. 
Anh trai đạo diễn bưng bát hương còn Quang Dũng ôm di ảnh của cha trong lễ di quan. 
Sự ra đi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng khiến rất nhiều người tiếc nuối, xót xa. Ngay sau những chia sẻ của Quang Dũng về những mất mát mà gia đình đang phải trải qua, rất nhiều người đã nhắn tin chia buồn và động viên cũng như tỏ ý mong anh em anh và mẹ sớm vượt qua nỗi đau mất mát.
Uyên Linh...
... Cùng các nghệ sĩ lớn tuổi như Cẩm Vân, Phương Thanh hòa vào dòng người tiễn chân nhà văn Nguyễn Quang Sáng một đoạn đường. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Ảnh: Thành Luân



**************************

Lễ hội phồn thực: Xem “chuyện ấy” để gặp may


Người dân nơi đây quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả bộ phận sinh sản nam nữ và cảnh quan hệ trong lễ mật sẽ được may mắn cả năm.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.

Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Kỳ 4: Xem “chuyện ấy” để gặp may

Gần nửa đêm 11 tháng Giêng, hàng nghìn người nhảy múa hát, vỗ tay, reo hò “như lên đồng” đứng vây xung quanh sân miếu Đụ Đị. Dưới sân, bà cụ 70 tuổi đánh trống lắc như theo tiếng rộn rã nhịp nhàng, ông lão râu tóc trắng hai bên quang gánh, ngất nghểu vừa đi vừa hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/ Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ” (lờ là dụng cụ đánh cá- PV).

Sau mỗi câu hát “tục” tiếng cười càng sảng khoái...

Cứ thế, gần hai tiếng đồng hồ, trò Trám với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương làm hàng nghìn người tại miếu Đụ Đị mệt lả vì những trận cười. Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái... Hiếm có lễ hội nào ở Việt Nam lại táo bạo đến thế!

Có lẽ chả có lễ hội nào lại chỉ “đặc sắc” về đêm như này, sau hoạt cảnh trò Trám diễn ra lúc 22h đêm, hàng nghìn người lại chờ đợi thời khắc 0h làm Lễ mật. “Giờ thiêng” đến, miếu Đụ Đị như muốn sập bởi hàng nghìn người xô đẩy, chen nhau tìm chỗ thuận tiện để chứng kiến nghi lễ. Bởi họ quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ (bộ phận sinh sản nam và nữ) và cảnh quan hệ trong Lễ mật sẽ được may mắn cả năm... Đây cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn có lễ hội tái hiện lại cảnh giao hợp của hai bộ phận sinh sản đàn ông, đàn bà.

Lễ hội phồn thực: Xem “chuyện ấy” để gặp may - 1

Cụ Chử Bá Thơ - người trông coi miếu đồng thời là chủ lễ mật đang làm lễ chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng "âm dương giao hợp"

Cùng chứng kiến đêm Đụ Đị, cô cán bộ xã này đứng cạnh nói như giải thích: “Để ý, các anh sẽ nhận ra, khán giả trong làng “như lên đồng”, say mê soảng khoái... Nếu ai còn chút gượng gạo bởi câu từ “táo bạo” chắc chắn  không phải người làng này”.

“Được chọn diễn cảnh giao hợp tại Lễ mật là vinh dự”

Ông chủ tịch xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) – Nguyễn Hồng Toàn tự hào nói rằng, lễ hội quê ông rất đặc biệt, có “một không hai” ở nước ta. Đáng chú ý nhất chính là diễn trò Trám và Lễ mật như chúng tôi vừa chứng kiến.

Phần lễ hội phồn thực, tưởng như có chút “dung tục” này được ông chủ tịch xã cho là “rất hay”, ngày càng có nhiều người đến xem. Ông cũng cho biết, phần phồn thực chính là nét đặc sắc nhất trong lễ hội.

Nếu hiểu rõ văn hóa, tín ngưỡng phồn thực sẽ thấy lễ hội Trò Trám không có chút gì dung tục. Thay vào đó, sẽ thấy niềm tin, tín ngưỡng, phong tục... Người ta tin “sự giao hòa âm dương” mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống, sinh sôi này nở, con người khỏe mạnh.

Ngược lại, người không hiểu nhìn lễ hội theo hướng dung tục, nghĩ về chuyện bậy. Không nên lấy ý nghĩ, lăng kính của mình để áp đặt người khác.

GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng

Ông Chử Bá Thơ (85 tuổi) có nhiều năm trông coi miếu Đụ Đị đồng thời là chủ Lễ mật kể lại: “Khi còn nhỏ, chúng tôi hay bị người nơi khác chế giễu, mỉa mai là cái đồ linh tinh tình phộc. Hồi đó, chúng tôi nghe mà trong lòng tức tối lắm”.

Theo ông, ngay cả đến bây giờ, không phải ai cũng hiểu rõ về lễ hội phồn thực này, nhất là những người dân nơi khác. Hẳn nhiên, lễ hội phồn thực phải động đến chuyện sinh sản, trai gái. Qua đó, lễ hội này đề cao và tôn trọng con người.

Ví dụ, câu hát tại hoạt cảnh trò Trám: “Chơi xuân cho hết xuân đi /Nay lần mai nữa còn gì là xuân”. Thực ra, câu này có nghĩa: Một đời con người là vậy, trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng, nếu kén chọn hay quá lứa, lỡ thì.

Nói về sự thiêng liêng của lễ hội, ông Thơ cho hay người dân ở đây vẫn truyền nhau câu hát: “Nửa đêm 11 tháng Giêng / Mật giao một lễ thiêng liêng mở đầu”. Hay nói về giá trị, tục truyền câu ví: “Gần xa nô nức khắp vùng / Về dự chật ních sân trong đường ngoài / Phải chăng hết thảy mọi người / Văn hóa muôn đời từ đó tiến lên”.

Một số ý kiến đề nghị không có “phần phồn thực” trong lễ hội. Nhưng theo ông, bỏ phần phồn thực “lễ hội Trò Trám sẽ không còn giá trị”.

Ông cũng cho hay, bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ đang thờ tại ngôi miếu Trò (miếu Đụ Đị) được dân làng gọi là “vật linh”. Bởi họ tin rằng, đó là hai vật sinh tồn, nếu đêm “lễ mật”, hai vật đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt...

Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu. “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận, “ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín, chỉ được đưa ra vào “giờ thiêng” - 0h đêm 11 rạng 12 tháng Giêng.

Hai người được chọn cầm hai vật linh diễn cảnh giao hợp trong Lễ mật phải được lựa chọn, có sức khỏe, đạo đức... Ông Thơ nói: “Người được chọn thấy đây là vinh dự”.

GS Ngô Đức Thịnh cho hay, nói lễ hội Trò Trám “dung tục” nghĩa là “không đồng cảm về văn hóa”. Từ xưa lễ hội chỉ diễn ra trong một cộng đồng nhất định. Lễ hội là để thỏa mãn quan niệm đời sống tâm linh người cộng đồng đó, không phải phục vụ người nơi khác.

Ông Thịnh cho rằng, nếu có ý kiến muốn bỏ “phần phồn thực”, hãy để tự dân họ bỏ. Ông nói: “Không ai có quyền lên án hoặc đòi xóa bỏ, nếu không phải chính cộng đồng đó”.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, còn xót lại lễ hội phồn thực Trò Trám  là “may mắn cho văn hóa”.

Dương Tùng (Khampha.vn)


********************

Ám ảnh “trùng độc”

Nhiều người tin rằng “trùng độc” thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật và kẻ nào hại được nhiều nạn nhân thì sẽ giàu có! Chuyện sặc mùi hoang đường này đang khiến người dân Đắk Lắk hoang mang

Chuyện “sâu thuốc độc”, “ma thuốc độc” hay “trùng độc” vốn là truyền thuyết dân gian, lưu truyền nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên từ lâu. Gần đây, chuyện hoang đường này lại xuất hiện trở lại, gây hoang mang cho người dân nhiều nơi ở Đắk Lắk.

Đau ốm đều do... “trùng độc”!

Dù có nhiều dị bản nhưng nói chung, người ta tin rằng “trùng độc” được làm bằng cách lấy râu hổ cắm vào cây măng hay nuôi từ chuột bạch..., thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật. Đổi lại, kẻ nào bỏ được nhiều “trùng độc” để hại người thì càng giàu có.

Những ngày đầu năm, chúng tôi đến xã Phú Xuân - một vùng quê trù phú ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Tấp vào quán nước ven đường, chúng tôi dò hỏi quanh chuyện “trùng độc”. Người phụ nữ bán quán lo lắng cho biết hơn 10 gia đình ở thôn Tân Thái 3, xã Phú Xuân đã bị “trùng độc”.

Người dân xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk kể tội “trùng độc”
Người dân xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk kể tội “trùng độc”

Nghe tin chúng tôi tìm hiểu về “trùng độc”, vài phút sau, gần 10 người đã kéo tới quán nước tranh nhau kể lể. “Mấy tháng trước, tôi cảm thấy mệt mỏi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết bị suy nhược cơ thể. Uống hết 10 ngày thuốc nhưng bệnh vẫn không giảm mà còn nặng thêm, người tôi cứ nhão ra, tay chân không nhấc nổi, chẳng thiết ăn uống gì, đêm không ngủ được. Tôi đem chuyện kể cho hàng xóm, người ta bảo do bị “trùng độc” hành” - bà Dương Thị Lài nhớ lại.

Bà Lài đã tìm đến “thầy” Thiện ở Buôn Ma Thuột khám. “Thầy đặt bàn tay tôi lên một cái lọ rồi lấy ống nghe áp lên khám và khẳng định tôi bị “trùng độc”. Tôi mua 3 thang thuốc hết 540.000 đồng về sắc uống trong 10 ngày, thấy cũng đỡ. Sau đó khoảng 1 tháng, bệnh tái phát. Lần này tôi không đi mà gửi áo lên, thầy xem rồi đưa tiếp 3 thang thuốc... Bệnh này quái ác lắm, không chữa trị thì “trùng độc” sẽ ăn hết xương tủy” - bà quả quyết. Theo bà Lài, con gái bà cũng dính “trùng độc” và đã khỏi bệnh sau khi uống hết 5 thang thuốc của “thầy” Thiện.

Cách quán nước không xa là nhà của gia đình ông Hồ Văn Tường, thôn phó thôn Xuân Thái 3. Căn nhà khang trang rộng gần 200 m2 đóng kín cửa. Chúng tôi gọi mãi, bà Nguyễn Thị Hương, vợ ông Tường, mới từ trong nhà dè dặt bước ra. Bà Hương thừa nhận chồng mình dính “trùng độc” từ cuối năm 2013, đã tìm đến 2 “thầy” ở huyện M’Đrắc và Buôn Ma Thuột để chữa trị.

“Sáng qua, anh ấy lại bảo mệt, tối không ngủ được nên vợ chồng tôi nghĩ “trùng độc” tái phát. Nay mai vợ chồng tôi sẽ lên Buôn Ma Thuột lấy thêm thuốc về uống, bệnh này không nên để lâu. Con gái của tôi vừa tốt nghiệp đại học đang làm việc ở TP HCM, một năm chỉ về nhà vài lần mà cũng dính “trùng độc”. Gia đình tôi phải đưa cháu về Hà Tĩnh chữa bệnh” - bà Hương lo ngại.

Khổ sở với tin đồn

Khi chúng tôi thắc mắc đã có người nào nhìn thấy “trùng độc” hay bắt quả tang kẻ bỏ nó vào đồ ăn, thức uống chưa… thì ai cũng lắc đầu. Theo suy luận đơn giản của người dân, không có kẻ bỏ “trùng độc” thì không thể có người mắc bệnh. Vì thế, hầu như ở mỗi vùng, người dân lại quy kết cho một gia đình nào đó nuôi “trùng độc”.

Ở xã Phú Xuân, anh Trần Văn Vân và vợ, chị Nguyễn Thị Hồng, là một trong những gia đình bị người dân nghi ngờ. Anh Vân bức xúc: “Vợ chồng tôi nấu rượu bán chạy nhất vùng nên có lẽ một số kẻ ghen tức, đặt điều để không ai dám mua nữa. Thấy gia đình tôi không nương rẫy, chỉ có cái quán tạp hóa mà vẫn khá giả, đủ tiền nuôi 2 con học đại học nên nhiều người tin rằng chỉ có bỏ “trùng độc” mới được vậy. Họ không biết rằng năm 1998, vợ chồng tôi từ Hà Tây vào đây lập nghiệp đã mang theo gần 1 tỉ đồng. Gia đình tôi phải tính toán làm ăn mới có được như ngày nay”.

Xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, dù là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đắk Lắk nhưng chuyện “trùng độc” vẫn làm điên đảo người dân. Suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, bà Dương Thị Xuyến - cán bộ chi hội phụ nữ thôn, vợ ông Nguyễn Văn Phỉ, thôn trưởng thôn 10, xã Ea Kly - không ngớt rơi nước mắt.

“Cuối năm 2013, một người bạn cho biết dân địa phương nghi gia đình tôi nuôi “trùng độc”. Đầu năm mới, nhà tôi hầu như không có ai dám đến thăm chơi, chúc Tết. Trong thôn có tiệc tùng, vợ chồng tôi cũng chẳng dám đi vì sợ lỡ người ta bị ngộ độc thực phẩm lại đổ tội cho mình. Con gái tôi học lớp 12 cũng mấy lần về nhà khóc nức nở và đòi bỏ học vì bị bạn bè xa lánh” - bà Xuyến rầu rĩ.

Chịu hết nổi oan ức, bà Xuyến quyết dò hỏi, truy tìm người đã tung tin đồn ác ý và phát hiện kẻ đó là ông Võ Quang Nam, ngụ cùng thôn. “Ông Nam và hàng chục người liên quan đã bị công an triệu tập làm rõ sự tình. Ai cũng khai ông Nam là người tung tin trước, họ chỉ nói theo. Chính quyền đã phạt ông Nam 300.000 đồng, người khác 200.000 đồng. Kẻ phao tin đã bị xử lý nhưng gia đình tôi vẫn không sao xóa được nỗi oan này, trong khi người dân vẫn dèm pha” - bà Xuyến khổ sở.

Cũng tại Ea Kly, cuối năm 2013, chị Trần Thị Nhàn ở thôn 7A đã gửi đơn tới UBND xã tố cáo về việc gia đình mình bị bà Vũ Thị Hà vu khống nuôi “trùng độc”. Chị Nhàn uất ức: “Bà Hà cứ bảo tôi đã bỏ “trùng độc” giết con bà, giờ mẹ bà ấy lại mắc bệnh. Bà ta dọa nếu người mẹ mất, bà sẽ vứt xác sang nhà tôi rồi giết tôi luôn”! 

Không nên nghe theo

Ông Nguyễn Hải Sâm, Chủ tịch UBND xã Ea Kly, cho biết chuyện tin “trùng độc” rồi nghi kỵ lẫn nhau đã xuất hiện tại địa phương khoảng 3 năm nay. “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con không nên nghe theo. Đối với những trường hợp cụ thể, chúng tôi làm công tác tư tưởng, sớm hòa giải để không dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa người dân” - ông Sâm nói.


Bài và ảnh: CAO NGUYÊN


****************************

Ảnh người hâm mộ tại Thế vận hội Sochi
















http://toithichdoc.blogspot.com/2014/02/anh-nguoi-ham-mo-tai-van-hoi-sochi.html
*****************************

Những phương thức làm đẹp đáng sợ của phụ nữ xưa


ANTĐ - Không phải chỉ phụ nữ ngày nay mới mong muốn mình xinh đẹp hoàn hảo như búp bê Barbie. Thời xa xưa, phái đẹp cũng sử dụng đủ mọi phương pháp từ đau đớn tới…nguy hiểm chết người để có được làn da, vóc dáng mơ ước.

Áo Corset



Áo corset có tác dụng định hình vòng eo “con kiến” cho người phụ nữ. Đây là một vật bất ly thân của phụ nữ thời xưa trong những bộ đầm dài tôn lên vòng eo và bộ ngực đầy đặn. Tuy nó không gây ảnh hưởng lên cột sống nhưng người mặc lại gặp vô số bất tiện khi mặc corset như khó thở, ăn uống không được thoải mái và trong một số trường hợp áo có thể gây chấn thương. 

Uống thạch tín



Vào khoảng thế kỷ 19, người ta uống thạch tín để có được "làn da sáng, ánh mắt rạng rỡ và cơ thể đầy đặn gợi cảm”. Tất nhiên cũng có một vài quy định như người uống phải uống thạch tín vào lúc trăng lên và ban đầu chỉ được uống 1 lượng nhỏ (để cơ thể có thể thích nghi). Nếu ngưng uống, người ta sẽ chết. Thạch tín cũng gây bướu cổ vì nó làm tắc i-ốt tại tuyến giáp và có nguy cơ gây tử vong.

Uống sán dây



Phụ nữ đã từng sẵn sàng uống trứng sán dây được bao thành viên thuốc để gầy hơn. Trứng sán khi vào cơ thể sẽ nở ra và phát triển nhờ hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ qua hệ tiêu hóa, làm cho người uống trứng sán gầy đi. Nguy hiểm ở chỗ một số loại sán có thể phát triển dài tới 100 feet (30,5m). Có thể tẩy giun để loại bỏ sán nhưng nếu để chúng phát triển quá mức sẽ gây hại rất lớn đến hệ tiêu hóa.

Bó chân



Nhiều sử gia cho rằng câu chuyện "Cô bé Lọ Lem" có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi những nền văn hóa khác khó có cô gái nào có cỡ chân nhỏ như thế. Nhưng nếu câu chuyện xuất phát từ Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ trước, cốt truyện sẽ rất hợp lý. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 10, phụ nữ Trung Quốc có tục bó chân thành hình “hoa sen vàng”.

Tuy nhiên, những vết cắt làm cho “bông hoa sen” luôn trong tình trạng hôi thối, nhiễm trùng khiến phụ nữ bị bó chân phải đi tất thường xuyên kể cả trước mặt chồng. Người mẹ sẽ buộc chân của cô gái từ lúc cô mới chập chững biết đi để tạo dáng hoa sen, quá trình này cực kỳ đau đớn và làm biến dạng chân cô gái suốt đời. Những bước chân sau khi bó luôn chênh vênh, không vững nhưng người Trung Quốc quan niệm đó là biểu hiện của sự giàu sang và không phải lao động. Tục lệ này chỉ kết thúc sau cuộc cách mạng vô sản năm 1949, khi lao động trở thành đức hạnh trong xã hội. 

Mỹ phẩm chứa phóng xạ



Vào những năm 1930, dòng mỹ phẩm Flo-radia đã cho các chất phóng xạ như thorium chloride và radium bromide vào các sản phẩm của mình để “tăng sức sống” cho người phụ nữ. Với sản phẩm có tên “Curie”, hãng quảng cáo sẽ cung cấp cho phụ nữ các dưỡng chất cần thiết cho tế bào, kích thích lưu thông máu, làm săn chắc da, loại bỏ mỡ, thu nhỏ lỗ chân lông, làm giảm tấy đỏ và các dấu hiệu tuổi tác, tàn nhang, duy trì nét thanh xuân cho da mặt…Tuy nhiên , loại mỹ phẩm này nhanh chóng tàn phá da sau đó do phóng xạ.

Cây Belladonna



Cây Deadly Nightshade, hay còn được gọi là Belladonna (cây cà dược) là loại thực vật có chức năng làm giãn tròng khiến cho mắt to hơn khi sử dụng vì người ta quan niệm đôi mắt to ngây thơ là vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, theo các báo cáo đã ghi nhận, việc sử dụng quá liều đã gây mù cho một số phụ nữ vì trong thuốc có một số chất độc hại.

Phấn phủ có chứa chì



Những năm 1700 là thời kỳ dịch bệnh lan tràn, đặc biệt là dịch đậu mùa. Đậu mùa thường để lại những vết sẹo lõm gây mất thẩm mỹ và cách tốt nhất để che các vết này là dùng một loại phấn phủ có chứa chì. Loại phấn này rẻ, dễ làm và che phủ rất tốt khiến người dùng có một làn da mịn màng. Tuy nhiên sau đó người dùng cảm thấy chóng mặt, tê liệt và cơ thể sau đó dần dần ngưng hoạt động gây tử vong!

Cao Anh Lâm
Theo Mentalfloss



*************************

Sa Pa: Rét hại kéo dài, trâu, bò chết hàng loạt


Gần một tuần nay trời rét đậm, rét hại kéo dài đã bắt đầu làm cho hàng chục con bê nghé, trâu bò già yếu, bệnh tật ở huyện vùng cao Sa Pa (tỉnh Lào Cai) bị chết rét.

Một điểm bán thịt trâu bò chết rét tại Sa Pa.
Một điểm bán thịt trâu bò chết rét tại Sa Pa.

Dọc quốc lộ 4D từ Sa Pa đi thành phố Lào Cai và đầu ngã 6 Kim Tân hai ngày nay đã xuất hiện gần một chục điểm bán thịt trâu bò chết rét của người dân huyện Sa Pa mang ra bán với giá rẻ hơn ở chợ 20 – 30%.

Dịp này thời tiết vùng cao Sa Pa luôn xuống thấp 1-2 độ C xuất hiện băng giá, sương muối nên làm cho chăn nuôi trâu bò gặp khó khăn, do đó bà con nông dân đã tự sơ tán đàn đại gia súc xuống vùng thấp của huyện Bát Xát và huyện Tam Đường, Tân Uyên của tỉnh bạn Lai Châu, cách nhà 30 – 50 km để tránh rét tới khi nắng ấm trở lại mới đưa trở về quê.

Những gia đình không có điều kiện di chuyển trâu bò xuống núi thì không thả rông vào rừng như trước và cắt thêm cỏ tươi trên núi cho ăn thêm trong những ngày giá lạnh.

Tuy nhiên vẫn còn không ít gia đình chăn nuôi trâu dàn theo kiểu thả rông lên rừng hoặc không che kín chuồng trại nên khi trời rét hại, rét đậm xuất hiện kéo dài nhiều ngày đã làm cho bê nghé non, trâu bò già yếu đổ bệnh tật bị chết hàng loạt.

Theo báo cáo củaUBND tỉnh Lào Cai từ sau trận mưa tuyết lịch sử vào trung tuần tháng 12/2013 tới nay, các huyện trong tỉnh có gần 500 trâu bò bị chết rét, trong đó chết nhiều nhất là Sa Pa trong 2 ngày qua có 68 con bị chết rét.

Trước tình hình trên lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo ráo riết công tác phòng chống rét cho đại gia súc như tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền để người dân không thả rông khi trời quá rét, tăng thêm khẩu phần ăn cho trâu bò, che kín gió chuồng trại chăn nuôi…

Cắt

thêm cỏ cho trâu bò ăn thêm trong ngày lạnh giá
Cắt thêm cỏ cho trâu bò ăn thêm trong ngày lạnh giá

Normal
Xót lòng trước hình ảnh hai con nghé trong số hàng chục con trâu ở vùng cao Sa Pa bị chết rét trong ngày 14/2.

Một

địa điểm sơ tán trâu huyện Sa

 Pa tránh rét dài ngày

Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.


Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.

Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.
Một địa điểm sơ tán trâu huyện Sa Pa tránh rét dài ngày ở xã vùng thấp Cốc San (huyện Bát Xát).
 
Tin và ảnh: Phạm Ngọc Triển



***********************

Chăn rau' - thú chơi bệnh hoạn trên mạng


Bên cạnh những đường dây mại dâm hoạt động ăn theo web đen thì đằng sau những trang web sex bị đánh sập là thú chơi hết sức bệnh hoạn trên mạng Internet.

Theo một số dân chơi có thâm niên trên mạng thì khởi điểm của những trang web sex tại Việt Nam xuất hiện từ năm 2006 với cây đa cây đề của giới ăn chơi  là trang web "mocxi", trong 3 năm hoạt động đã thu hút 300.000 thành viên tham gia và hàng chục nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Đây cũng là trang web sex đầu tiên "phát minh" ra việc chụp ảnh gái mại dâm đưa lên mạng để câu khách. Năm 2009, ban quản trị của "mocxi" hoạt động ở TP.HCM đã phải hầu tòa. 

Sau khi "mocxi" bị đánh sập thì dân chơi trên mạng gần như bị bơ vơ nên đành phải vào các diễn đàn sex khác như  "coithien...", "ttvx..", "tangmay...", "kimbinh...", "anc..."… Nhưng tất cả những diễn đàn trên, chỉ sau một thời gian ngắn cũng phải đóng cửa bởi nhiều lý do như không sinh lợi do chi phí thuê máy chủ ở nước ngoài cao (tùy theo dung lượng thuê, giá trung bình từ 30-100 USD/tháng) nên phải tự đóng cửa.

Tuy nhiên, web sex cũng giống như những chiếc vòi bạch tuộc, vẫn tiếp tục lây lan cùng sự phát triển của mạng Internet. Rút kinh nghiệm từ ban quản trị "mocxi", những kẻ quản lý mạng (admin) hoạt động kín đáo hơn, cộng thêm việc thuê máy chủ ở nước ngoài nên đã gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.

Phùng Thanh Sơn (28 tuổi, Thịnh Hào, Đống Đa, Hà Nội), kẻ từng đầu tư 17 triệu đồng  thuê kỹ sư thiết kế riêng cho mình trang web sex "lauxanh" cho biết, để có một trang web sex, đầu tiên phải có người thiết kế và một người chuyên về công nghệ thông tin để làm công tác bảo mật. Còn người điều hành ở Việt Nam được chia  quản lý theo từng khu vực như miền Nam, miền Trung, miền Bắc… Tóm lại admin ở khu vực nào thì phải quản lý được hoạt động của dân chơi ở khu vực đó.

Trong mỗi một trang web sex có nhiều chuyên mục nhỏ, tương ứng với nhiều thú chơi khác nhau của dân chơi. Những từ lóng như "nông dân", "rau sạch", "chăn rau", "phi công", "máy bay thương mại", "check hàng"… cũng từ những trang web này mà ra.

Theo giải thích của Sơn thì  thành viên của các trang web sex chia làm 3 loại: Loại thứ nhất gọi là "checker", tức là những người chuyên đi check hàng -  lên mạng lấy số điện thoại của gái bán dâm để thực hiện việc mua dâm. Loại thứ hai được gọi là "nông dân",  là những người đàn ông không phân biệt độ tuổi, có thể là một thanh niên mới lớn, cũng có thể là một người đàn ông đã xế chiều, hàng ngày lên mạng để tìm rau. Loại thứ ba là "phi công", những chàng trai có thú lên mạng tán tỉnh, làm quen máy bay là những người phụ nữ hơn tuổi tầm trung niên.

Khái niệm rau và máy bay để chỉ những người phụ nữ có nhu cầu cao về tình dục và dễ dãi trong chuyện đó. Tóm lại trừ hàng là quan hệ mua bán dâm phải trả tiền, còn lại rau và máy bay là quan hệ miễn phí. Chính vì thế đã sinh ra những kẻ chuyên đi chăn rau và săn máy bay bà già. Những thú ăn chơi bệnh hoạn, quái đản của dân chơi trên mạng cũng sinh ra từ đây…

Quái đản chuyện "chăn rau"

"Nhiều cô gái trẻ quá dễ dãi trong quan hệ nam nữ, chỉ cần tán tỉnh vài câu là có thể đi ngủ luôn được" - Nam, 30 tuổi, một "nông dân" có kinh nghiệm nhiều năm chăn rau nhận xét. Nam có vẻ rất tự tin về khả năng đàn ông của anh ta khi khoe thành tích chỉ trong vòng hơn 2 năm đã chăn được trên 100 rau.

Theo giải thích của Nam thì rau là những cô gái từ 24 tuổi trở xuống, có thể là học sinh, sinh viên, có thể là người bán hàng, người giúp việc, tóm lại là phụ nữ chưa có chồng nhưng dễ dãi trong chuyện tình cảm. Rau có thể gặp một người đàn ông nhắn tin nhầm hay giả vờ làm quen, sau đó gặp nhau, đi ăn uống và sẵn sàng lên giường với người đàn ông mới quen. Trong rau lại chia làm 2 dạng: Một dạng gọi là "không nốt" tức là lần đầu tiên gặp đã có thể đi nhà nghỉ ngay; dạng thứ hai là phải một hai ba "nốt", tức là mỗi một nốt là một lần gặp gỡ.

"Giới trẻ bây giờ quá dễ dãi về vấn đề tình dục nên dẫn đến một tình trạng là  có rất nhiều cô gái một ngày có thể ngủ với nhiều người đàn ông, có thể 10-15 người/ngày, thậm chí không cần ăn uống làm quen mà đi thẳng vào nhà nghỉ luôn. Họ chỉ cần thỏa mãn về tình dục chứ không cần  tiền nong" - Nam cho biết. Đi tìm "rau" trên mạng không khó. Một là tự rau giới thiệu bản thân trên các diễn đàn mạng. Hai là cộng đồng "nông dân" sẽ chia sẻ những thông tin về rau cho nhau. Trên facebook, có hẳn một trang Hội nông dân chăn rau sạch với gần 3.500 thành viên hay trang Hội những người thích chăn rau chia sẻ công khai thông tin về rau như ảnh, điện thoại liên hệ…

Thế nhưng, theo kinh nghiệm của Nam thì chỉ những "nông dân" không biết tự đi chăn rau mới ăn rau trên mạng. Còn "nông dân" chuyên nghiệp như anh ta có những chiêu đi tìm rau hết sức đơn giản nhưng lại không kém phần tinh quái mà như Nam chia sẻ thì "chăn rau cũng cần có nghệ thuật".

Theo lời kể của Nam thì cách đi tìm "rau" do anh ta tự nghĩ ra khi một lần tình cờ, Nam đi qua khu nhà cho thuê trọ và đọc được tờ thông tin tìm người ở ghép của một nữ sinh viên. Ghi số điện thoại trong thông báo vào máy, buổi tối rảnh rỗi, anh ta bắt đầu chiến dịch tán rau.

Giọng nhẹ nhàng, lịch sự, anh ta giả vờ nói với cô sinh viên đang tìm người ở ghép rằng cũng đang đi tìm một người đàng hoàng, đứng đắn ở cùng cô em họ là sinh viên năm thứ nhất mới từ quê ra Hà Nội học, rồi hẹn gặp gỡ để nói chuyện cụ thể việc ở ghép. Mọi việc diễn ra chóng vánh tại một quán cà phê. Với cái mã đẹp trai, tán như khướu và kinh nghiệm tình trường, cô gái đã bị Nam chinh phục. Và nhà nghỉ bao giờ cũng là đích đến của cả "nông dân" và rau.

Theo kinh nghiệm của Nam thì tại những cuộc gặp như vậy, tùy theo khả năng, đánh giá của mình về cô gái đó mà tấn công rau. Dễ nhất là gặp những cô gái đang hoàn cảnh cô đơn, hoặc buồn chán về chuyện gì đó như cãi nhau với người yêu, mới bỏ người yêu hay bế tắc trong cuộc sống, hoặc bản thân cô gái cũng dễ dãi trong quan hệ nữa, thì việc đi nhà nghỉ là đương nhiên và dễ dàng. Có thể ngủ với rau này một lần hoặc vài lần. Nếu chán hoặc bị rau bám sẽ phải tìm cách cắt đuôi bằng cách cho số điện thoại của rau cho một người đàn ông khác. "Khi có người khác quan tâm thì rau này sẽ phải ngãng mình ra" - Nam mỉm cười một cách tinh quái.

Theo An Ninh Thế Giới




*************************

Thế giới của những nhà PR mại dâm

Nếu mỗi lần tiếp khách của cô gái tên H này là 1 triệu thì T có 5 triệu đút túi, cộng thêm một trận mây mưa… tới bến.

Lệ phí PR bằng 5 lần đi khách

Những năm gần đây, khi những cung đường “vẫy” như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh… (Hà Nội) đã bị càn quét triệt để, nạn mại dâm từ đây chuyển sang hoạt động qua mạng với những mánh khóe khác nhau. Thời gian này, những trang mạng môi giới mại dâm sinh sôi nảy nở tràn lan.

Nhiều hang ổ bị công an triệt phá, nhiều tú ông, tú bà quản lý đã phải đứng trước vành móng ngựa, tuy nhiên các trang mạng đen này vẫn tồn tại và còn có chiều hướng tinh vi hơn. Trong các đường dây môi giới mại dâm này có một đội ngũ ma cô, còn gọi là “checker” vẫn luôn hoạt động bí mật trong bóng tối, luôn thay máu và làm mới mặt hàng buôn phấn bán son này.

Khi truy cập vào các trang mạng này, các thượng đế sẽ được ngắm ảnh chào hàng của các cô đào ở nhiều tư thế gợi tình, đặc biệt là ảnh thiếu vải, khỏa thân, cộng thêm nhận xét chấm điểm các tiêu chí đi khách để tha hồ lựa chọn. Và một điều không thể thiếu là với mỗi cô gái sẽ có mức giá, số điện thoại liên hệ và quan trọng nhất là… mật khẩu đi khách.

Không nhiều người biết rằng những bức ảnh này được những phó nháy kiêm đạo diễn tự tay chụp. Những dòng chấm điểm cũng như định giá đó là của các ma cô (hay còn gọi là checker gái mại dâm chuyên nghiệp) tất nhiên là được ra đời sau khi cho một cuộc trăm thấy không bằng một thử của chính những ông trùm này.

Công việc T ổn định tại một cơ quan tư nhân, tôi cũng suýt té ngửa khi hắn ta bật mí còn có công việc “làm thêm” này, nghề PR và checker gái mại dâm. Cái nghề thú vị này đến với T cũng rất tình cờ và từ từ. T kể, vì cũng rành mấy mánh công nghệ thông tin nên thời gian đầu làm quản trị vài trang web đen để… kiếm thêm tý chút thu nhập!

Lòng vòng HN mấy lượt, đi dọc đường Giải Phóng, T chở tôi ghé một nhà nghỉ ở khu vực sau bến xe Giáp Bát, vừa đỗ xịch vào bãi xe nhà nghỉ, hắn đã ghé tai tôi nói nhỏ:

- Nào, ông bạn có thích thử một lần cảm giác làm checker thì lên phòng, ảnh ọt thì cứ iPhone chụp là nét căng hết. Mấy khi được em chiều mà không mất phí!

Nói rồi hắn hất hàm cười khành khạch ra quầy lễ tân nhận phòng:

- Cứ thấy ổn ổn, rổ giá bao nhiêu thì nhân 5 rồi mang tiền xuống là ok. Nhớ quan sát thái độ phục vụ của ẻm là được, rồi cho tôi vài lời chú thích.

Nếu 1 lần tiếp khách của cô gái tên H này là 1 triệu thì lần này T có 5 triệu đút túi, cộng thêm 1 trận mây mưa… tới bến.

Hoạt động riêng lẻ, công khai thành tích

Hai tiếng ngồi đợi T, tôi cũng gọi đến 4-5 lượt trà đá chứ chẳng đùa. Thế mới thấy đàn ông nào cũng háo của lạ, mà huống chi lại được phục vụ nhiệt tình. Hôm nay trực tiếp đi cùng, T mới bật mí một số thông tin mà ít ai ngờ. Ngoài một số trang web môi giới mại dâm có máy chủ đặt ở nước ngoài như banhmy…; lau..., trang web T đang làm quản trị có đội ngũ ma cô khá hùng hậu, với 28 thành viên ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

“Họ đều có công việc riêng và không nhiều người quen nhau ngoài đời thực. Họ có không gian riêng: Diễn đàn, blog, web cá nhân… hoặc danh bạ khách VIP và đội ngũ này thường chỉ liên lạc với nhau theo các biệt danh”. Tôi nghĩ bụng, vậy là như T nói, đội ngũ này có thể là bất cứ ai trong chúng ta.

Thống kê lượt truy cập của trang mạng viplauxanh.xxx trong tháng tết Giáp Ngọ 2014 (6/1 đến 11/2).

Hành sự âm thầm lặng lẽ là vậy nhưng những tác phẩm của mỗi checker thì luôn phải chính chủ. Những em đào được khai quật bởi mỗi người đều sẽ là sự thể hiện đẳng cấp, danh tiếng trong giới. Trên mỗi bức ảnh chụp sẽ có một ký hiệu hoặc ghi biệt danh.

Nói đơn giản là chỉ xem hàng các cô đào, chụp ảnh, xem thái độ phục vụ để tung lên các trang môi giới là vậy nhưng đội ngũ ma cô này rất có ảnh hưởng việc làm ăn của gái mại dâm. “Họ không chỉ trực tiếp mang lại khách cho gái mại dâm, mà còn là đội ngũ PR theo đúng nghĩa, hoặc ngược lại làm cho cô đào nào đó không ngoan mốc meo ế ẩm cả ngày”, T tỉ tê lúc chúng tôi còn lượn phố Hà Nội.

Theo lời kể của T thì sau lưng mỗi ma cô này còn có một đội ngũ trung gian riêng. “Đội trung gian này chỉ có nhiệm vụ tiếp cận các em mới toanh, thỏa thuận với các em đó rồi liên lạc với ma cô để họ trực tiếp gặp và chụp ảnh, sau đó được chia phần trăm, lần đầu checker cũng chỉ giữ 20%, còn lại 80% đội trung gian sẽ giả”.

Đội ngũ này có mặt ở khắp các ngõ ngách Hà Nội, đặc biệt là ở các khu xóm trọ sinh viên. Những tân sinh viên mới xa nhà lên thành phố học là mục tiêu hàng đầu của chúng, chỉ cần có biểu hiện ăn chơi, đua đòi là các thôn nữ sẽ rơi vào tầm ngắm. Tôi trộm nghĩ, sinh viên đi học xa nhà, thật thà chưa ăn ai mà cạm bẫy nơi thị thành này thì la liệt…

Đợi mãi rồi T cũng ra, vẻ mặt hí hửng đã tăng thêm một bậc. Hắn khoe cô em miền ngược này có khuôn mặt non choẹt, dễ thương và đặc biệt nghe lời dễ bảo. Hắn không quên lôi chiếc iPhone 5 mới tậu lật qua lật lại mấy bức ảnh vừa chụp lõa thể gợi cảm ra khoe.

Những thú vui bệnh hoạn

“Đôi khi các checker có gặp được em nào đấy chiều chuộng tốt, thích thích thì có thể lăng xê free hoặc giá rẻ, còn tôi giảm giá thì giảm chứ không có khái niệm free”, T kể lể lúc chúng tôi ra về. Tôi thì thầm với hắn rằng em gái hôm nay được định giá bao nhiêu và xử lý xong đống ảnh kia up lên trang rồi tính xử lý sao? Hắn nói luôn:

- 5 lít, thế là vừa đẹp. Còn đống ảnh, up lên rồi thì xóa chứ để mà làm gì?

Tôi bày tỏ, nhìn em ấy đẹp như thế kia mà mỗi lần đi khách chỉ có vậy thôi sao. Hắn giải thích ngay:

- Vậy thôi, giờ cạnh tranh nhiều, giá mềm mềm, em ấy nhiều khách thì lại muốn chụp ảnh mới, vậy là mình lại gặp em ấy lần 2, lo gì, đi đâu mà thiệt.

Khuôn mặt thư sinh như trai 9x của hắn lại cười khểnh một cái nham hiểm. T tính vốn cẩn thận nên cũng chẳng để ảnh lâu lại làm gì. Nhưng đội ngũ ma cô thì lại có những tính cách rất lạ thường. Nhiều tên thường lưu lại toàn bộ ảnh, thậm chí video chiến tích và… xem lại thường xuyên như để thỏa mãn dục vọng.

T cho tôi biết, những thói quen như vậy là chuyện bình thường ở huyện trong giới checker chuyên nghiệp. Còn có cả những vụ giao lưu giữa các thành viên diễn đàn ma cô mà T không có gan tham gia.

Chẳng là, những checker thuộc làng gạo cội (thường ở độ tuổi 7X và 8X đời đầu) thi thoảng lại tổ chức event họp mặt và thi thố với nhau bằng cách 3-4 người cùng hẹn các em hàng đến một nhà nghỉ, định sẵn 1 phòng và… đọ sức dẻo dai trong chuyện ấy.

Giải thưởng dành cho người chiến thắng có thể lên đến hàng chục triệu. Và thú vui bệnh hoạn của những cuộc cá cược này có thể đẩy giải thưởng lên thành… chính các bồ cưng của họ.

Theo Lao Độn


**************************

Dinh thự đại gia Trầm Bê: Tòa nhà xấu xí nhất Việt Nam?

Lý do được đưa ra là vì tòa nhà này, "Tây không ra Tây, mà Việt Nam không ra Việt Nam", "trông quê một cục"...

Dinh thự của đại gia Trầm Bê ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi đây gọi dinh thự này là một tòa lâu đài. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh, đặc biệt có hơn 1.000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật Bản về, với nhiều cây có giá đến gần triệu đô.
Nhà đại gia Trầm Bê giống như một dinh thự lớn, thuộc vào loại lớn nhất Trà Vinh. Thế nhưng khi nhận xét về tính thẩm mỹ của ngôi nhà này, nhiều người lại cho rằng đây là ngôi nhà xấu xí nhất Việt Nam.

Tuy bề thế là vậy, nhưng xét về khía cạnh thẩm mỹ, nhiều người đánh giá đây là tòa nhà xấu xí và thiếu tính thẩm mỹ vào loại bậc nhất Việt Nam.
“Hãy nhìn vị đại gia này kết hợp một cách vô duyên, chẳng thể gọi là kiến trúc phương nào (có thể là kiến trúc cổ điển phương Tây) khi xây cái tháp tròn trên đỉnh nóc với những chi tiết quá đỗi giản đơn “kiểu Việt Nam bình dân” ở phía bên dưới ngôi nhà. Nó cho thấy óc thẩm mỹ quá đỗi rối rắm và bình thường”, anh Tuấn, một kiến trúc sư tại Hà Nội cho biết.
Màu sơn không có gì nổi bật. Những con thoi hành lang quá đỗi bình thường
Ở phần này, tòa dinh thự trông chẳng khác nào một tòa nhà công quyền.
Những viên gạch lát nền bình thường và quen mặt làm giảm đi độ sang trọng của dinh thự.
Khuôn viên rườm rà với bộ bàn ghế cục mịch và thô ráp. Những chiếc ghế nhựa xanh đỏ đặt bên ngoài khuôn viên làm cho ngôi nhà thêm phần quê mùa.
Những chiếc rèm hồng quê mùa làm cho ngôi nhà trở nên diêm dúa một cách khó hiểu.
Những chóp nhọn trên mái nhà đã lộ rõ ý đồ của chủ nhân là muốn biến dinh thự thành một tòa lâu đài. Nhưng các chi tiết đậm chất bình dân Việt Nam và không gian rườm rà đã hoàn toàn phá vỡ đi ý đồ tao nhã đó. Một sự kết hợp "Âu không ra Âu, Á không ra Á", khiến dinh thự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam này bị liệt vào loại biệt thự xấu xí nhất Việt Nam.

Theo Tri Thức Trẻ



***************************

tiên nữ số 3

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


****************************

Kỳ 1: "Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN

Tất cả quy về “hòa hợp âm dương”

Gần nửa đêm, sân miếu Đụ Đị chật kín người, tiếng hò reo rộn rã. Người chơi Trò Trám hát: “Gặp đây em mới hỏi chàng/Cái gì lủng lẳng một gang trong quần”. Lời hát càng “tục”, tiếng cười càng sảng khoái, vỗ tay càng to...

Ông Chủ tịch xã Tứ Xá (Lâm Thao, Phú Thọ) cười gượng, sắc mặt chuyển đỏ, nói với cánh phóng viên: “Đúng 12 đêm là giờ thiêng làm lễ linh tình tình... phộc. Nhưng bây giờ mới là màn độc nhất vô nhị của lễ hội Trò Trám”.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 1

Gần nửa đêm, sân miếu Đụ Đị chật kín người, người xem Trò Trám hò reo rộn rã

Gần 22h đêm, sau phần văn nghệ quần chúng, chúng tôi nói với ông Chủ tịch xã Tứ Xã: “Lễ hội xã mình lạ quá, chỉ diễn ra vào ban đêm”.

Dưới sân miếu Đụ Đị, người đàn ông trong “bộ đồ truyền thống” xanh lòe loẹt, đưa miệng vào loa giấy to như bắp chân, dài cả mét nói: “Loa... loa... loa, xin mời hai hàng sứ giãn ra, để cho phường Trám chúng tôi trình trò, loa... loa... loa”.

Lời ca, tiếng hát, tiếng trống vang lên cùng với nhạc đệm là cối xay, dây đàn bằng chạc, miệng hát "phinh phình phịch, phính phình phinh...”.

Vai nam diễn cảnh người đánh đàn giằng cối xay bước ra, cây đàn còn to hơn cả người, lên dây đàn "két, két, két", rồi thử đàn "phưng, phừng, phưng, phứng, phừng, phưng" hát: “Không đâu vui bằng làng ta/Đàn ông đi tát, đàn bà đi hôi”.

“Diễn viên” của đoàn trò là người nông dân trong làng, họ mang y nguyên nét tự nhiên, mộc mạc lên sân khấu vui nhộn. Và đêm hội làng mở đầu bằng những trò diễn dân gian “Tứ dân chi nghiệp” với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương.

Tiếp tục, vai nam đóng giả nữ chạy lại nắm tay anh đánh đàn hỏi: “Gặp đây em mới hỏi chàng/Cái gì lủng lẳng một gang trong quần”. Chàng trai đáp: “Em hỏi thì anh thưa rằng/Cái đeo lủng lẳng là giằng cối xay.

Khán giả đứng vòng quanh vỗ tay và hát theo. Cô gái trẻ là cán bộ văn hóa xã có khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn, trắng trẻo nói với chúng tôi: “Nếu để ý sẽ thấy, người trong làng từ già trẻ gái trai đều giống như “người lên đồng”, cứ thế vỗ tay theo tiếng trống và hát theo diễn viên một cách say mê, sảng khoái. Nếu ai còn chút gượng gạo bởi câu từ 'táo bạo', đó là người ngoài làng”.

Các trò thợ cày, thợ cấy, thợ mộc, câu cá, đánh lờ, thầy đồ dạy học... trò nào cũng sắc sảo, đùa cợt sâu cay, ngôn từ đầy ẩn ý... tất cả đều quy vào “âm dương hòa hợp”.

Chẳng ai có thể ngờ, sau màn “đánh đàn giằng cối xay” đến lượt ông thầy đồ dạy học bước ra, đám học trò theo sau cứ chực bổ cái nghiên mực xuống đầu thầy. Thỉnh thoảng thầy lại quay lại, đưa roi lên dọa học trò.

Vào chỗ ngồi ngay ngắn, thầy dạy, học sinh đọc theo: “Chữ trên là trên chữ dưới/Chữ dưới nằm dưới chữ trên/Chữ giữa là giữa xung quanh/Xung quanh là vành chữ giữa”. Rồi thầy nói: “Các con học thuộc chữ nào thì trả lại cho thầy chữ ấy để thầy còn đi dạy người khác”. Thế là chữ thầy trả lại cho thầy.

Tiếng reo hò chưa hết, một ông lão râu tóc trắng như cước hai bên hai quang gánh, ngất nghểu vừa đi vừa hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/ Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ”. Khán giả hỏi vui: “Cụ ơi, già thế mà vẫn đi đánh lờ à?” Cụ nói đầy ẩn ý: “Muốn ăn cá diếc thì phải đi đánh lờ chứ”.

Cụ lại đi, thỉnh thoảng vờ ngã vào khán giả, cụ hát: “Công tôi đắp đập be bờ/Không cho người khác đem lờ đến đơm/Ai ơi chớ bảo tôi già/Tôi còn tráng kiện bằng ba đương thì”.

Thấy tôi cười khoái chí, cô gái trẻ cán bộ xã đứng cạnh tôi nói: “Chỉ có chất giọng đặc biệt của người làng Tứ Xã mới diễn được hoạt cảnh này hay và tự nhiên”. Quả đúng như cô gái trẻ nói, cái giọng người Tứ Xã rất nặng, nhầm dấu hỏi ngã, nếu đã nhấn nhá vào chữ nào là... đỏ mặt chữ ấy.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 2

Ông lão râu tóc trắng như cước hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ”

Sau màn diễn “cụ đánh lờ”, đến lượt anh chàng câu cá, cầm cần câu to, dài mắt cứ đong đưa, chĩa cần câu về phía khán giả, miệng đọc vè: “Người ta câu diếc câu rô/Tôi nay câu lấy một cô không chồng/Người ta câu bể câu sông/Tôi nay câu lấy con ông cháu bà”...

Đúng như cô gái trẻ nói, nếu ai không tìm hiểu về “tín ngưỡng phồn thực” sẽ thấy lời ca tiếng hát dung tục, có khi là bậy bạ. Trước khi chúng tôi đến với lễ hội, GS Trần Ngọc Thêm (tác giả cuốn sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam) nói rằng, tín ngưỡng phồn thực hiển nhiên là nó phải liên quan đến chuyện "rất con người", tức là chuyện tình dục, chuyện sinh đẻ. Phần phồn thực chính là “giá trị nhất, đặc trưng nhất” của lễ hội này.

Dưới sân miếu, các cô gái làng trong Trò Trám đang hát ví: “Người ta đi cấy lấy công/Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà/Khi cấy nhớ chổng gốc lên/Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng”.

“Xem giao hợp, may mắn cả năm”

Gần hai tiếng đồng hồ, hàng nghìn người tại miếu Đụ Đị mệt lả vì những trận cười Trò Trám. Thời khắc 0h đến, miếu Đụ Đị như muốn sập bởi hàng nghìn người xô đẩy, chen nhau cố để nhìn tận mắt “hai vật thiêng” đang cất trong miếu, chỉ mang ra khi làm “lễ mật”.

Cô cán bộ xã đứng cạnh nói với tôi: “Người dân quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt cảnh giao hợp trong lễ mật sẽ được may mắn”. Cô cán bộ nửa đùa nửa thật nói thêm, sau lễ mật, cụ chủ lễ hô “tháo khoán” là lúc các đôi trai gái được tự do “tâm tình” vượt trên mọi khuôn phép.

Thời khắc đặc biệt đã đến, cụ chủ lễ đã 85 tuổi, râu tóc bạc phơ cẩn trọng lấy chiếc hòm sơn son từ trên “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu. Không gian yên ắng hơn, nghe rõ cả tiếng thở mạnh của những người hồi hộp đứng xem.

Cụ mở chiếc hòm, lấy ra bộ gỗ sơn son mô tả giống như dương vật và chiếc mảng hình âm vật. Hai vật được làm “giống y như thật” đến mức “người ngoài làng” trông thấy có chút đỏ mặt, một số người trong miếu tủm tỉm cười.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 3

Cụ chủ lễ mở hộp, lấy ra hai vật linh là bộ gỗ sơn son mô tả giống như dương vật và chiếc mảng hình âm vật 

Đúng 0h đèn tắt, ông chủ lễ hô khẩu lệnh: “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần.

Trong bóng tối, dân làng nín thở chờ đợi bởi họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt... Sau đủ 3 tiếng “cạch”, đèn lại sáng, “lễ mật – tinh tinh tình phộc” đã thành công .

Sau lễ mật, cụ chủ lễ lại hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái được “tự do” mọi chuyện, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn. Nếu 9 tháng 10 ngày sau sinh con, đứa con ấy được coi là “trời ban”, cả làng sẽ cùng nhau nuôi dưỡng.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 4

Phần quan trọng nhất lễ hội: Màn mô phỏng chuyện giao hợp cầu cho mùa màng tươi tốt, làm ăn phát đạt

Tuy vậy, theo các cụ trong làng, trước kia, nơi đây là rừng trám nên các đôi trai gái có chỗ kín đáo trong rừng tâm sự. Nếu ai yêu nhau nhưng bị lễ giáo phong kiến không cho thành vợ thành chồng, đây là lúc để vượt qua mọi ngăn cản, có nhau một đêm xuân tình yêu mặn nồng.

Nhưng thời nay, rừng không còn nữa, trai gái không còn chỗ kín đáo. Phần nữa, có thể do ngày nay tình yêu được tự do, cởi mở hơn nên nhu cầu “tâm sự” tại chỗ cũng phần nào hạn chế.

____________________

Đón đọc kỳ 2: "Kỳ lạ ngôi miếu thờ bộ phận sinh sản" vào 19h00 ngày 14/2

Dương Tùng (Khampha.vn)

“Tín ngưỡng phồn thực hiển nhiên liên quan đến chuyện "rất con người", tức là chuyện tình dục, sinh đẻ. Phần phồn thực chính là 'giá trị nhất, đặc trưng nhất' của lễ hội này”.


Kỳ 3: Xem lễ hội phồn thực: Sao phải ngượng?

Nước ta có những lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực - liên quan đến chuyện tình dục, sinh đẻ. Một số ý kiến cho rằng, lễ hội này có phần “dung tục”, không phù hợp văn hóa Việt. Do vậy, đề xuất bỏ phần “phồn thực” trong lễ hội đi. Để hiểu rõ hơn về lễ hội phồn thực, PV có cuộc trao đổi với GS.VS Trần Ngọc Thêm – tác giả cuốn sách nổi tiếng Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 1

GS.VS Trần Ngọc Thêm

- PV: Thưa Giáo sư, ông có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng lễ hội phồn thực như Trò Trám ở Phú Thọ “dung tục” bởi tái hiện cảnh nam nữ giao hợp hoặc diễn trò hoạt cảnh với những câu hát, câu thơ đều “quy về chuyện ấy”?

GS Trần Ngọc Thêm: Cái gì cũng có tính hai mặt. Bởi văn hóa một mặt khắc phục cái tự nhiên hoang dã, đưa trình độ tư duy, trình độ sống của con người lên mức cao hơn, “người hơn”; mặt khác, văn hóa có nhiệm vụ giữ cho con người không quá xa rời, tự nhiên, sống gần với thực tế, tránh cái gọi là “đạo đức giả”.

Văn hóa truyền thống Đông Nam Á vốn là văn hóa nông nghiệp gần gũi với tự nhiên, con người chất phác, thuần hậu cho nên có tín ngưỡng phồn thực rất mạnh. Tín ngưỡng này nhằm cầu mong mùa màng tốt tươi nhưng hiển nhiên cũng liên quan đến chuyện "rất con người" là chuyện tình dục, sinh đẻ.

Tuy nhiên, một thời gian dài nước ta bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Để phục vụ cho mục đích quản lý, Nho giáo đưa con người vào những khuôn khổ chặt chẽ. Do vậy có một số mặt gần như đối lập với văn hóa truyền thống của Đông Nam Á, chuyện nam nữ, trai gái thuộc loại như thế.

- Nhưng thưa ông, nhiều người lo ngại những hình ảnh liên quan đến tình dục sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ em và người chưa hiểu biết về tín ngưỡng phồn thực?

Ở các nước tiên tiến, trẻ em đã bắt đầu được giáo dục giới tính sớm để hiểu biết người nam khác người nữ như thế nào, cơ chế tình dục, sinh sản thế nào..., nhờ thế họ làm tốt được chuyện giữ gìn sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch...

Trong khi đó, người Việt ta bị ảnh hưởng nặng của Nho giáo nên cứ nói đến chuyện  nam nữ là “xấu hổ”, không dám nhìn vào sự thật. Giáo trình giáo dục giới tính của chúng ta chưa tốt, ngay thầy cô giáo chưa được rèn luyện môn học giới tính kỹ càng... Trong giờ giáo dục giới tính ở nhà trường, thầy cô đỏ mặt, bỏ qua không nói hoặc nói đại khái qua loa. Kết quả là thanh thiếu niên thiếu hiểu biết, không được giáo dục tốt về giới tính, số trẻ em nữ vị thành niên phải đi nạo phá thai thuộc vào loại cao nhất thế giới.

Do vậy, cần phải phân biệt rõ môi trường nào được nói ra chuyện tình dục, sinh sản, môi trường nào không được nói. Lễ hội Trò Trám nên xem là một hình thức văn hóa đễ giáo dục về sinh sản và giới tính.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 2

Lễ mật tái hiện lại cảnh giao hợp nam nữ

- Có ý kiến cho rằng, nên bỏ những phần phồn thực trong Lễ hội Trò Trám như dựng cảnh giao hợp, lời ca hát nhiều ẩn ý liên quan đến “chuyện trai gái”... sẽ giúp lễ hội phù hợp hơn với xã hội hiện nay. Bản thân lễ hội từng phải dừng lại những năm sau 1945, phần vì đất nước chiến tranh, phần vì bị đánh giá “dung tục”, Giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?

Lễ hội Trò Trám có mức độ phồn thực đậm đặc nhất so với  những lễ hội khác cũng liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, vì Phú Thọ là đất tổ, một vùng đất cổ.

Giá trị nhất, đặc trưng nhất của cái lễ hội nằm ở  phần phồn thực nên không thể bỏ đi. Nó sẽ gây tò mò, khiến những người chưa hiểu về tín ngưỡng phồn thực, về sự khác biệt giữa bản sắc truyền thống Đông Nam Á của văn hóa Việt Nam với phần tiếp nhận ảnh hưởng Trung Hoa sau này sẽ bắt tay vào tìm hiểu thêm. Không nên vì mình chưa hiểu được mà yêu cầu bỏ phần phồn thực.

Từ năm 1993, chúng ta bắt đầu khôi phục được Lễ hội Trò Trám là một điều rất tốt.

Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia rất phát triển vẫn còn giữ được những lễ hội văn hóa mang đậm chất phồn thực. Ví dụ như Nhật Bản duy trì rất tốt lễ hội khoả thân nam Hadaka Matsuri (ở đó người tham dự chỉ được phép đóng khố) được tổ chức tại 12 ngôi đền linh thiêng vào mùa hè hoặc mùa đông. Hay lễ hội phồn thực Hounen mà những người đàn ông tham dự khênh trên vai một pho tượng gỗ to cao hình cái dương vật cương cứng, các cô gái trẻ ôm những pho tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường, đoàn rước đi từ đền Shinmei Sha tới đền Tagata jinja. Hàng năm, các lễ hội này thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.

- Nếu có mặt ở lễ hội Đụ Đị (Phú Thọ) sẽ thấy, người trong dân làng hào hứng với điều mà “người ngoài làng”, khách thập phương cho là tục. Ví dụ như xem hoạt cảnh trong Trò Trám, nghệ nhân hát càng tục, dân trong làng càng hò reo, vỗ tay to. Vì sao có chuyện này, thưa Giáo sư?

Đúng như vậy! Người ngoài làng không được sống trong truyền thống, chưa hiểu biết hết về lễ hội nên không có cảm giác như dân địa  phương. Văn hóa không có chuyện đúng sai, văn hóa thể hiện quan niệm, triết lý.

Vì vậy lễ hội trước hết là của làng, sau đó dần được mở rộng ra. Người ngoài nếu muốn đến thì phải “nhập gia tùy tục”, tôn trọng chủ nhà, tranh thủ mà tìm hiểu, quan sát, chứ không nên cười cợt. Chính sự cười cợt mới là thiếu văn hóa.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 3

Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái.

- Một phần quan trọng của lễ hội trước đây là “tháo khoán”. Nghĩa là sau Lễ mật, các đôi trai gái có thể tự do yêu đương, có thể giao hợp tại lễ hội. Nhưng nay lễ “tháo khoán”  không còn. Sau Lễ mật, các đôi trai gái trải chiếu trước miếu thụ lộc xôi, thịt rượu. Như vậy, một phần giá trị lễ hội đã mất đi, thưa Giáo sư?

Ngày xưa, lễ hội khoanh vùng chủ yếu trong phạm vi một làng. Vì vậy việc “tháo khoán” không phải là sự tự do tùy tiện mà thực ra đã có sự ưng ý của cả đôi bên, những ai có tình ý với nhau, người ta đứng gần nhau, lúc đó dắt nhau đi. Không phải như cách hiểu thông tục là đến đấy quờ tay sang bên cạnh vớ được ai là được dắt người ta đi. Cho nên, trước đây có một số thanh niên Hà Nội nghe đồn “thích làm gì thì làm” nên đã đến lễ hội với hy vọng sờ soạng vài cô nhưng không những không được mà còn bị “ăn tát” nổ đom đóm mắt.

Xã hội ngày nay khác xưa, nhu cầu tâm sự yêu đương đã cởi mở hơn. Bên cạnh đó, phạm vi lễ hội ngày nay quá rộng, không còn thuần khiết. Nếu duy trì “tháo khoán” sẽ không quản lý được và có thể xảy ra những chuyện không hay. 

Còn “Lễ mật” - tái hiện cảnh giao hợp không gây ảnh hưởng gì, không làm mất an toàn xã hội. Mà đó là cái tinh hoa nhất của Lễ hội Trò Trám. 

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

____________________

Người ngoài làng hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội Đụ Đị có phần “dung tục”. Vậy còn người trong làng nghĩ gì? Mời quý đọc giả đón đọc kỳ 4: "Diễn chuyện trai gái trong lễ hội là vinh dự"  vào 19h00 ngày 16/2

Dương Tùng (thực hiện) (Khampha.vn)


************************

Nhặt lỗi thú vị trong phim tình cảm hài 18+

Những bộ phim hài tình cảm đóng mác dành cho người trên 18 tuổi dưới đây gặp nhiều lỗi khá phổ biến nhưng thú vị.

Trong bộ phim Animal House, ở cảnh quay tại một tiệm ăn, nhân vật  Bluto (John Belushi) đang bê đĩa thức ăn gồm bánh ngọt và trái cây trên tay. Ban đầu,vị trí các quả chuối nằm ở tay phải nhưng sau nháy mắt đã chuyển sang tay trái. Chi tiết này khá nhỏ không phải ai cũng chú ý nhận ra. 
There's Something About Mary  (1998) của cô đào Cameron Diaz có một cảnh quay khi chú chó Puffy kéo nhân vật Ted (Ben Stiller) lê la trên sàn nhà, móng tay của Ted trên sàn gây ra các vết cào xước. Nhưng nếu nhìn kỹ, khán giả sẽ nhận ra những vết xước này đã có sẵn và Ben Stiller chỉ việc đặt bàn tay vào đó.
Cốc bia của anh chàng Stifler (Seann William Scott) đưa cho cô gái trong bộ phim hài tình cảm hạng R American Pie (1999) có sự thay đổi rõ rệt về số lượng. Ban đầu Stifler rót nửa cốc, nhưng ở cảnh sau, số bia đã tăng lên 3/4 cốc.
Biển số của chiếc xe buýt chở học sinh trong bộ phim Road Trip (2000) sau một chặng đường đã “biến mất” trong khi bộ phim không hề nhắc đến chi tiết này, đây rõ ràng là một lỗi sơ suất của ê-kíp làm phim.
Trong phần 2 American Pie 2 (2001), nhân vật Jim (Jason Biggs) và bạn gái đang làm “chuyện ấy” thì bị bố của Jim vào phòng bắt gặp. Anh chàng vội vàng ngồi dậy và kéo chăn che chắn. Ở cảnh trước, chân của Jim đặt lên chăn, cảnh sau anh đã “thò chân” vào lúc nào không hay.

Bộ phim The Girl Next Door  (2004) có cảnh quay ở một bữa tiệc trong đó nhân vật Danielle (Elisha Cuthbert) cũng tham gia, cô diện chiếc áo lửng khoe vòng 1 đầy đặn gợi cảm, nhưng chỉ vài phút sau, khi vào bên trong bữa tiệc, vòng 1 của Danielle bỗng dưng thu nhỏ lại như màn hình phẳng.

Phim hài người lớn The 40 Year Old Virgin (2005) có nhiều tình tiết gây cười cho người xem và nhận được phản hồi tích cực của giới chuyên môn nhưng vẫn mắc sai lầm ở việc sắp xếp bối cảnh. Trong ảnh, những đồ vật như tập giấy, tờ rơi, sách trên mặt bàn đã bị đổi lại vị trí. 
Sex Drive (2008) kể về nam sinh trung học Ian (Josh Zuckerman)lên đường gặp một cô gái mà anh quen trên mạng với mục đích để làm “chuyện ấy”. Đồng hành với nhân vật chính là anh bạn Rex (James Marsden). Khi Ian kể với Rex về ý định này, Rex đã mỉa mai bạn mình lúc đang ngồi trên xe. Bức ảnh cho thấy, khung cảnh bên ngoài xe ô tô của Rex đã bị thay đổi từ một tòa nhà thành bụi cây trong khi chiếc xe không hề di chuyển. 
Bộ phim Zack & Miri Make a Porno (2008) vấp phải hạt sạn khá to. Trong giờ nghỉ giải lao trận hockey, Zach (Seth Rogen) và Daecon (Jeff Anderson) đang nói chuyện, mở đầu cảnh là là một chai nước đặt giữa 2 người, nhưng sau đó, chai nước này không còn nữa. 


************************

Ảnh vui
Ngày Valentine nghe giáo sư giảng về sự khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông. 
Các bạn sinh viên, chúng ta xây dựng công thức để hiểu về phụ nữ.

Khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông:
Phụ nữ đánh giá đàn ông theo thứ tự; Trí tuệ, tính hài hước, tiền và thể hình
Đàn ông chỉ nhìn sắc đẹp của phụ nữ; còn thông minh hay hài hước có thì làm tăng sức hấp dẫn, không có cũng không sao.
Nghĩ gì khi ngồi tâm sự ?



Phụ nữ yêu nghiêm chỉnh; đàn ông yêu lừa đảo ?



Ảnh khuyến mại ngày Valentine:





Xe buýt trường học hạng sang. 

Khi bạn thích ngủ giường băng. 

Bà già xạ thủ.

http://toithichdoc.blogspot.com/2014/02/20-anh-vui-khac-nhau-giua-phu-nu-va-ong.html


****************************

1.000 xác chết trong trường học được xem nhiều nhất tuần

Hơn 1.000 xác chết được tìm thấy ở trường đại học Mỹ, Trung Quốc tuyên bố xe tự hành Thỏ Ngọc đã chết, những món quà thể hiện tình cảm nổi danh là tin tức được xem nhiều nhất tuần.

Ngày 10/2, một ngôi mộ tập thể chứa hơn 1.000 xác chết được phát hiện trong khuôn viên Đại học Mississippi, Mỹ. Ảnh: USA Today
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, xe tự hành trên mặt trăng có tên Thỏ Ngọc của nước này đã ngừng hoạt động. Đây là bước lùi trong chương trình không gian của Bắc Kinh. Ảnh: THX
Một cô gái bán dâm trong khách sạn Kempinski ở thành phố Thanh Đảo kể rằng cô mới 20 tuổi, tiếp 3 khách một ngày và được phép giữ lại 40% số tiền mà cô kiếm được. Đó là một phần trong bức tranh mại dâm tại các khách sạn quốc tế ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Viên kim cương khổng lồ của Nữ hoàng Anh, tượng Nữ thần tự do ở Mỹ hay Cung điện Taj Mahal ở Ấn Độ là những món quà thể hiện tình cảm nổi danh nhất thế giới. Ảnh: Toptenz
Khi đào đường ống nước ở Seattle, Mỹ hôm 11/2, các công nhân tìm thấy ngà voi ma mút sống cách đây 10.000 năm. Ảnh: Daily Mail
Người dân đua nhau mua bao cao su và que thử thai, hàng triệu vật nuôi nhận quà, giá hoa hồng tăng lên mức cao nhất trong năm là những sự thật thú vị trong và sau ngày Valentine. Ảnh: Oddee.com
Phần lớn con người đều nghiêng đầu bên phải khi hôn, "khóa môi" giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của con người là sự thật bất ngờ về nụ hôn. Ảnh: Toptenz.
Do những con voi ma mút cuối cùng chết cách đây 3.700 – 10.000 năm nên xác voi nằm sâu dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu, nên thợ săn phải tìm ra dấu vết nơi nó yên nghỉ. Đó là một trong những khó khăn trong hành trình tìm kiếm ngà voi ma mút tại Siberia. Ảnh: National Geographic
Với cặp mắt tinh, khả năng bay cực nhanh và cặp móng khỏe, một con chim ưng biển tại Lithuania tóm gọn con cá chép to hơn nó trong một hồ nước. Ảnh: Marius Cepulis
Phóng to
Được chế lại từ những chiến đấu cơ cũ, mỗi con cá mập sắt có giá 40.000 bảng Anh (tương đương 1,38 tỷ đồng). Chúng có khả năng lướt sóng với tốc độ 75 km/h. Ảnh: Mercury Press



******************************
Hàng tuyển _________ quanbhvn thân tặng anh em


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


*****************************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 16 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Dinh thự của đại gia Trầm Bê ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi đây gọi dinh thự này là một tòa lâu đài. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha

********************************

Đàn ông Nhật khỏa thân để tranh cặp que may mắn

Hàng nghìn nam giới Nhật Bản hôm qua đóng khố để tranh nhau bùa may mắn trong lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri ở một ngôi đền.

Theo Daily Mail, hơn 9.000 người đàn ông Nhật Bản đóng khố và cởi trần khi tham dự lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri ở ngôi đền Saidaiji tại thành phố Okayama
Trong thời tiết lạnh giá, họ sẽ tranh nhau cặp bùa que may mắn do một đạo sĩ ném xuống từ độ cao 4 m.
Shingi, tên của cặp que linh thiêng, có chiều dài 20 cm và đường kính 4 cm. Người Nhật cho rằng, ai bắt được cặp que này sẽ hưởng may mắn trong suốt 12 tháng của năm.
Trước khi bắt bùa may mắn, những người tham gia phải lội qua một bể nước lạnh để rửa sạch cơ thể.
Phóng to
Hadaka Matsuri ra đời từ 500 năm trước và khởi nguồn từ ngôi đền Saidaiji. Lúc đầu, người tham gia tranh nhau tấm bùa giấy, nhưng do nó dễ rách nên sau này người ta thay nó bằng que gỗ. 
Một người tham gia nhăn mặt vì lạnh.
Ba người đàn ông Nhật Bản giúp nhau bước lên bậc thềm trong lễ hội Hadaka Matsuri. 

Ảnh: Getty Images



*************************

Đạo diễn Quang Dũng rơi lệ tiễn cha về nơi an nghỉ

Đạo diễn "Mỹ nhân kế" phải gồng mình để giữ bình tĩnh trong lễ truy điệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Thỉnh thoảng anh lại lấy tay lau khô nước mắt.

Tang lễ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được tổ chức vào trưa ngày 16/2 tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn - TP.HCM. 
Từ sáng sớm, anh em đạo diễn Quang Dũng đã đưa mẹ cùng các thành viên lớn tuổi tới nhà tang lễ. 
Những người bạn thân thiết với anh em đạo diễn Quang Dũng như nhạc sĩ Lê Quang...
... đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có mặt từ rất sớm để hỗ trợ, động viên gia đình Quang Dũng. 
Ca sĩ Phương Thanh mặc áo nâu sòng của Phật tử tới viếng nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Ông ra đi vào chiều ngày 13/2, hưởng thọ 82 tuổi. Trước sự ra đi đột ngột của cha, Quang Dũng đã viết trên trang cá nhân: "Kết thúc một chặng đường. Ba tôi nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chia tay gia đình tôi. Ba đến nơi gặp những bạn bè thân, chú Trịnh Công Sơn, chú Bảo Phúc... Chúc ba vui vẻ nơi ấy! Má và các con yêu ba! Cám ơn thượng đế cho con được là con của ba".
NSƯT Thành Lộc cũng có mặt để thắp nén hương tri ân cha của người đồng nghiệp thân thiết. Lúc sinh thời, không ít lần nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận được những lời ca thán, "mắng vốn" từ các giáo viên dạy văn vì việc chậm tiến của Nguyễn Quang Dũng. Học những tác phẩm nổi tiếng của chính cha mình như Chiếc lược ngà Con gà trống, anh vẫn không biết viết bài tập làm văn khiến cô giáo phải than trời.
Quang Dũng cùng các thành viên trong gia đình đứng lặng bên linh cữu của cha. Bộ phim đầu tay của đạo diễn sinh năm 1978 được chuyển thể từ chính truyện ngắn Con gà trống mà cha anh sáng tác.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng không cầm được nước mắt.
Trong những ngày trước, Quang Dũng vẫn cố gắng nở nụ cười tươi tắn để chào hỏi, đón tiếp bạn bè, đồng nghiệp tới chia sẻ cùng gia đình mình. Tuy nhiên, trong tang lễ của cha, anh không giấu được những giọt nước mắt xót xa, thương tiếc.
Cố gắng gồng mình kiềm chế cảm xúc nhưng đôi khi Quang Dũng vẫn lặng lẽ lấy tay lau nước mắt. 
Anh trai đạo diễn bưng bát hương còn Quang Dũng ôm di ảnh của cha trong lễ di quan. 
Sự ra đi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng khiến rất nhiều người tiếc nuối, xót xa. Ngay sau những chia sẻ của Quang Dũng về những mất mát mà gia đình đang phải trải qua, rất nhiều người đã nhắn tin chia buồn và động viên cũng như tỏ ý mong anh em anh và mẹ sớm vượt qua nỗi đau mất mát.
Uyên Linh...
... Cùng các nghệ sĩ lớn tuổi như Cẩm Vân, Phương Thanh hòa vào dòng người tiễn chân nhà văn Nguyễn Quang Sáng một đoạn đường. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được hỏa táng tại nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Ảnh: Thành Luân



**************************

Lễ hội phồn thực: Xem “chuyện ấy” để gặp may


Người dân nơi đây quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả bộ phận sinh sản nam nữ và cảnh quan hệ trong lễ mật sẽ được may mắn cả năm.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.

Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”.

Kỳ 4: Xem “chuyện ấy” để gặp may

Gần nửa đêm 11 tháng Giêng, hàng nghìn người nhảy múa hát, vỗ tay, reo hò “như lên đồng” đứng vây xung quanh sân miếu Đụ Đị. Dưới sân, bà cụ 70 tuổi đánh trống lắc như theo tiếng rộn rã nhịp nhàng, ông lão râu tóc trắng hai bên quang gánh, ngất nghểu vừa đi vừa hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/ Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ” (lờ là dụng cụ đánh cá- PV).

Sau mỗi câu hát “tục” tiếng cười càng sảng khoái...

Cứ thế, gần hai tiếng đồng hồ, trò Trám với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương làm hàng nghìn người tại miếu Đụ Đị mệt lả vì những trận cười. Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái... Hiếm có lễ hội nào ở Việt Nam lại táo bạo đến thế!

Có lẽ chả có lễ hội nào lại chỉ “đặc sắc” về đêm như này, sau hoạt cảnh trò Trám diễn ra lúc 22h đêm, hàng nghìn người lại chờ đợi thời khắc 0h làm Lễ mật. “Giờ thiêng” đến, miếu Đụ Đị như muốn sập bởi hàng nghìn người xô đẩy, chen nhau tìm chỗ thuận tiện để chứng kiến nghi lễ. Bởi họ quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ (bộ phận sinh sản nam và nữ) và cảnh quan hệ trong Lễ mật sẽ được may mắn cả năm... Đây cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn có lễ hội tái hiện lại cảnh giao hợp của hai bộ phận sinh sản đàn ông, đàn bà.

Lễ hội phồn thực: Xem “chuyện ấy” để gặp may - 1

Cụ Chử Bá Thơ - người trông coi miếu đồng thời là chủ lễ mật đang làm lễ chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng "âm dương giao hợp"

Cùng chứng kiến đêm Đụ Đị, cô cán bộ xã này đứng cạnh nói như giải thích: “Để ý, các anh sẽ nhận ra, khán giả trong làng “như lên đồng”, say mê soảng khoái... Nếu ai còn chút gượng gạo bởi câu từ “táo bạo” chắc chắn  không phải người làng này”.

“Được chọn diễn cảnh giao hợp tại Lễ mật là vinh dự”

Ông chủ tịch xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) – Nguyễn Hồng Toàn tự hào nói rằng, lễ hội quê ông rất đặc biệt, có “một không hai” ở nước ta. Đáng chú ý nhất chính là diễn trò Trám và Lễ mật như chúng tôi vừa chứng kiến.

Phần lễ hội phồn thực, tưởng như có chút “dung tục” này được ông chủ tịch xã cho là “rất hay”, ngày càng có nhiều người đến xem. Ông cũng cho biết, phần phồn thực chính là nét đặc sắc nhất trong lễ hội.

Nếu hiểu rõ văn hóa, tín ngưỡng phồn thực sẽ thấy lễ hội Trò Trám không có chút gì dung tục. Thay vào đó, sẽ thấy niềm tin, tín ngưỡng, phong tục... Người ta tin “sự giao hòa âm dương” mang lại sự tốt đẹp trong cuộc sống, sinh sôi này nở, con người khỏe mạnh.

Ngược lại, người không hiểu nhìn lễ hội theo hướng dung tục, nghĩ về chuyện bậy. Không nên lấy ý nghĩ, lăng kính của mình để áp đặt người khác.

GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng

Ông Chử Bá Thơ (85 tuổi) có nhiều năm trông coi miếu Đụ Đị đồng thời là chủ Lễ mật kể lại: “Khi còn nhỏ, chúng tôi hay bị người nơi khác chế giễu, mỉa mai là cái đồ linh tinh tình phộc. Hồi đó, chúng tôi nghe mà trong lòng tức tối lắm”.

Theo ông, ngay cả đến bây giờ, không phải ai cũng hiểu rõ về lễ hội phồn thực này, nhất là những người dân nơi khác. Hẳn nhiên, lễ hội phồn thực phải động đến chuyện sinh sản, trai gái. Qua đó, lễ hội này đề cao và tôn trọng con người.

Ví dụ, câu hát tại hoạt cảnh trò Trám: “Chơi xuân cho hết xuân đi /Nay lần mai nữa còn gì là xuân”. Thực ra, câu này có nghĩa: Một đời con người là vậy, trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng, nếu kén chọn hay quá lứa, lỡ thì.

Nói về sự thiêng liêng của lễ hội, ông Thơ cho hay người dân ở đây vẫn truyền nhau câu hát: “Nửa đêm 11 tháng Giêng / Mật giao một lễ thiêng liêng mở đầu”. Hay nói về giá trị, tục truyền câu ví: “Gần xa nô nức khắp vùng / Về dự chật ních sân trong đường ngoài / Phải chăng hết thảy mọi người / Văn hóa muôn đời từ đó tiến lên”.

Một số ý kiến đề nghị không có “phần phồn thực” trong lễ hội. Nhưng theo ông, bỏ phần phồn thực “lễ hội Trò Trám sẽ không còn giá trị”.

Ông cũng cho hay, bộ gỗ sơn son mô tả sinh thực khí nam, sinh thực khi nữ đang thờ tại ngôi miếu Trò (miếu Đụ Đị) được dân làng gọi là “vật linh”. Bởi họ tin rằng, đó là hai vật sinh tồn, nếu đêm “lễ mật”, hai vật đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt...

Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu. “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận, “ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín, chỉ được đưa ra vào “giờ thiêng” - 0h đêm 11 rạng 12 tháng Giêng.

Hai người được chọn cầm hai vật linh diễn cảnh giao hợp trong Lễ mật phải được lựa chọn, có sức khỏe, đạo đức... Ông Thơ nói: “Người được chọn thấy đây là vinh dự”.

GS Ngô Đức Thịnh cho hay, nói lễ hội Trò Trám “dung tục” nghĩa là “không đồng cảm về văn hóa”. Từ xưa lễ hội chỉ diễn ra trong một cộng đồng nhất định. Lễ hội là để thỏa mãn quan niệm đời sống tâm linh người cộng đồng đó, không phải phục vụ người nơi khác.

Ông Thịnh cho rằng, nếu có ý kiến muốn bỏ “phần phồn thực”, hãy để tự dân họ bỏ. Ông nói: “Không ai có quyền lên án hoặc đòi xóa bỏ, nếu không phải chính cộng đồng đó”.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, còn xót lại lễ hội phồn thực Trò Trám  là “may mắn cho văn hóa”.

Dương Tùng (Khampha.vn)


********************

Ám ảnh “trùng độc”

Nhiều người tin rằng “trùng độc” thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật và kẻ nào hại được nhiều nạn nhân thì sẽ giàu có! Chuyện sặc mùi hoang đường này đang khiến người dân Đắk Lắk hoang mang

Chuyện “sâu thuốc độc”, “ma thuốc độc” hay “trùng độc” vốn là truyền thuyết dân gian, lưu truyền nhiều ở miền Trung và Tây Nguyên từ lâu. Gần đây, chuyện hoang đường này lại xuất hiện trở lại, gây hoang mang cho người dân nhiều nơi ở Đắk Lắk.

Đau ốm đều do... “trùng độc”!

Dù có nhiều dị bản nhưng nói chung, người ta tin rằng “trùng độc” được làm bằng cách lấy râu hổ cắm vào cây măng hay nuôi từ chuột bạch..., thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật. Đổi lại, kẻ nào bỏ được nhiều “trùng độc” để hại người thì càng giàu có.

Những ngày đầu năm, chúng tôi đến xã Phú Xuân - một vùng quê trù phú ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Tấp vào quán nước ven đường, chúng tôi dò hỏi quanh chuyện “trùng độc”. Người phụ nữ bán quán lo lắng cho biết hơn 10 gia đình ở thôn Tân Thái 3, xã Phú Xuân đã bị “trùng độc”.

Người dân xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk kể tội “trùng độc”
Người dân xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk kể tội “trùng độc”

Nghe tin chúng tôi tìm hiểu về “trùng độc”, vài phút sau, gần 10 người đã kéo tới quán nước tranh nhau kể lể. “Mấy tháng trước, tôi cảm thấy mệt mỏi, đi bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết bị suy nhược cơ thể. Uống hết 10 ngày thuốc nhưng bệnh vẫn không giảm mà còn nặng thêm, người tôi cứ nhão ra, tay chân không nhấc nổi, chẳng thiết ăn uống gì, đêm không ngủ được. Tôi đem chuyện kể cho hàng xóm, người ta bảo do bị “trùng độc” hành” - bà Dương Thị Lài nhớ lại.

Bà Lài đã tìm đến “thầy” Thiện ở Buôn Ma Thuột khám. “Thầy đặt bàn tay tôi lên một cái lọ rồi lấy ống nghe áp lên khám và khẳng định tôi bị “trùng độc”. Tôi mua 3 thang thuốc hết 540.000 đồng về sắc uống trong 10 ngày, thấy cũng đỡ. Sau đó khoảng 1 tháng, bệnh tái phát. Lần này tôi không đi mà gửi áo lên, thầy xem rồi đưa tiếp 3 thang thuốc... Bệnh này quái ác lắm, không chữa trị thì “trùng độc” sẽ ăn hết xương tủy” - bà quả quyết. Theo bà Lài, con gái bà cũng dính “trùng độc” và đã khỏi bệnh sau khi uống hết 5 thang thuốc của “thầy” Thiện.

Cách quán nước không xa là nhà của gia đình ông Hồ Văn Tường, thôn phó thôn Xuân Thái 3. Căn nhà khang trang rộng gần 200 m2 đóng kín cửa. Chúng tôi gọi mãi, bà Nguyễn Thị Hương, vợ ông Tường, mới từ trong nhà dè dặt bước ra. Bà Hương thừa nhận chồng mình dính “trùng độc” từ cuối năm 2013, đã tìm đến 2 “thầy” ở huyện M’Đrắc và Buôn Ma Thuột để chữa trị.

“Sáng qua, anh ấy lại bảo mệt, tối không ngủ được nên vợ chồng tôi nghĩ “trùng độc” tái phát. Nay mai vợ chồng tôi sẽ lên Buôn Ma Thuột lấy thêm thuốc về uống, bệnh này không nên để lâu. Con gái của tôi vừa tốt nghiệp đại học đang làm việc ở TP HCM, một năm chỉ về nhà vài lần mà cũng dính “trùng độc”. Gia đình tôi phải đưa cháu về Hà Tĩnh chữa bệnh” - bà Hương lo ngại.

Khổ sở với tin đồn

Khi chúng tôi thắc mắc đã có người nào nhìn thấy “trùng độc” hay bắt quả tang kẻ bỏ nó vào đồ ăn, thức uống chưa… thì ai cũng lắc đầu. Theo suy luận đơn giản của người dân, không có kẻ bỏ “trùng độc” thì không thể có người mắc bệnh. Vì thế, hầu như ở mỗi vùng, người dân lại quy kết cho một gia đình nào đó nuôi “trùng độc”.

Ở xã Phú Xuân, anh Trần Văn Vân và vợ, chị Nguyễn Thị Hồng, là một trong những gia đình bị người dân nghi ngờ. Anh Vân bức xúc: “Vợ chồng tôi nấu rượu bán chạy nhất vùng nên có lẽ một số kẻ ghen tức, đặt điều để không ai dám mua nữa. Thấy gia đình tôi không nương rẫy, chỉ có cái quán tạp hóa mà vẫn khá giả, đủ tiền nuôi 2 con học đại học nên nhiều người tin rằng chỉ có bỏ “trùng độc” mới được vậy. Họ không biết rằng năm 1998, vợ chồng tôi từ Hà Tây vào đây lập nghiệp đã mang theo gần 1 tỉ đồng. Gia đình tôi phải tính toán làm ăn mới có được như ngày nay”.

Xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, dù là xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đắk Lắk nhưng chuyện “trùng độc” vẫn làm điên đảo người dân. Suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, bà Dương Thị Xuyến - cán bộ chi hội phụ nữ thôn, vợ ông Nguyễn Văn Phỉ, thôn trưởng thôn 10, xã Ea Kly - không ngớt rơi nước mắt.

“Cuối năm 2013, một người bạn cho biết dân địa phương nghi gia đình tôi nuôi “trùng độc”. Đầu năm mới, nhà tôi hầu như không có ai dám đến thăm chơi, chúc Tết. Trong thôn có tiệc tùng, vợ chồng tôi cũng chẳng dám đi vì sợ lỡ người ta bị ngộ độc thực phẩm lại đổ tội cho mình. Con gái tôi học lớp 12 cũng mấy lần về nhà khóc nức nở và đòi bỏ học vì bị bạn bè xa lánh” - bà Xuyến rầu rĩ.

Chịu hết nổi oan ức, bà Xuyến quyết dò hỏi, truy tìm người đã tung tin đồn ác ý và phát hiện kẻ đó là ông Võ Quang Nam, ngụ cùng thôn. “Ông Nam và hàng chục người liên quan đã bị công an triệu tập làm rõ sự tình. Ai cũng khai ông Nam là người tung tin trước, họ chỉ nói theo. Chính quyền đã phạt ông Nam 300.000 đồng, người khác 200.000 đồng. Kẻ phao tin đã bị xử lý nhưng gia đình tôi vẫn không sao xóa được nỗi oan này, trong khi người dân vẫn dèm pha” - bà Xuyến khổ sở.

Cũng tại Ea Kly, cuối năm 2013, chị Trần Thị Nhàn ở thôn 7A đã gửi đơn tới UBND xã tố cáo về việc gia đình mình bị bà Vũ Thị Hà vu khống nuôi “trùng độc”. Chị Nhàn uất ức: “Bà Hà cứ bảo tôi đã bỏ “trùng độc” giết con bà, giờ mẹ bà ấy lại mắc bệnh. Bà ta dọa nếu người mẹ mất, bà sẽ vứt xác sang nhà tôi rồi giết tôi luôn”! 

Không nên nghe theo

Ông Nguyễn Hải Sâm, Chủ tịch UBND xã Ea Kly, cho biết chuyện tin “trùng độc” rồi nghi kỵ lẫn nhau đã xuất hiện tại địa phương khoảng 3 năm nay. “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con không nên nghe theo. Đối với những trường hợp cụ thể, chúng tôi làm công tác tư tưởng, sớm hòa giải để không dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa người dân” - ông Sâm nói.


Bài và ảnh: CAO NGUYÊN


****************************

Ảnh người hâm mộ tại Thế vận hội Sochi
















http://toithichdoc.blogspot.com/2014/02/anh-nguoi-ham-mo-tai-van-hoi-sochi.html
*****************************

Những phương thức làm đẹp đáng sợ của phụ nữ xưa


ANTĐ - Không phải chỉ phụ nữ ngày nay mới mong muốn mình xinh đẹp hoàn hảo như búp bê Barbie. Thời xa xưa, phái đẹp cũng sử dụng đủ mọi phương pháp từ đau đớn tới…nguy hiểm chết người để có được làn da, vóc dáng mơ ước.

Áo Corset



Áo corset có tác dụng định hình vòng eo “con kiến” cho người phụ nữ. Đây là một vật bất ly thân của phụ nữ thời xưa trong những bộ đầm dài tôn lên vòng eo và bộ ngực đầy đặn. Tuy nó không gây ảnh hưởng lên cột sống nhưng người mặc lại gặp vô số bất tiện khi mặc corset như khó thở, ăn uống không được thoải mái và trong một số trường hợp áo có thể gây chấn thương. 

Uống thạch tín



Vào khoảng thế kỷ 19, người ta uống thạch tín để có được "làn da sáng, ánh mắt rạng rỡ và cơ thể đầy đặn gợi cảm”. Tất nhiên cũng có một vài quy định như người uống phải uống thạch tín vào lúc trăng lên và ban đầu chỉ được uống 1 lượng nhỏ (để cơ thể có thể thích nghi). Nếu ngưng uống, người ta sẽ chết. Thạch tín cũng gây bướu cổ vì nó làm tắc i-ốt tại tuyến giáp và có nguy cơ gây tử vong.

Uống sán dây



Phụ nữ đã từng sẵn sàng uống trứng sán dây được bao thành viên thuốc để gầy hơn. Trứng sán khi vào cơ thể sẽ nở ra và phát triển nhờ hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ qua hệ tiêu hóa, làm cho người uống trứng sán gầy đi. Nguy hiểm ở chỗ một số loại sán có thể phát triển dài tới 100 feet (30,5m). Có thể tẩy giun để loại bỏ sán nhưng nếu để chúng phát triển quá mức sẽ gây hại rất lớn đến hệ tiêu hóa.

Bó chân



Nhiều sử gia cho rằng câu chuyện "Cô bé Lọ Lem" có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi những nền văn hóa khác khó có cô gái nào có cỡ chân nhỏ như thế. Nhưng nếu câu chuyện xuất phát từ Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ trước, cốt truyện sẽ rất hợp lý. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 10, phụ nữ Trung Quốc có tục bó chân thành hình “hoa sen vàng”.

Tuy nhiên, những vết cắt làm cho “bông hoa sen” luôn trong tình trạng hôi thối, nhiễm trùng khiến phụ nữ bị bó chân phải đi tất thường xuyên kể cả trước mặt chồng. Người mẹ sẽ buộc chân của cô gái từ lúc cô mới chập chững biết đi để tạo dáng hoa sen, quá trình này cực kỳ đau đớn và làm biến dạng chân cô gái suốt đời. Những bước chân sau khi bó luôn chênh vênh, không vững nhưng người Trung Quốc quan niệm đó là biểu hiện của sự giàu sang và không phải lao động. Tục lệ này chỉ kết thúc sau cuộc cách mạng vô sản năm 1949, khi lao động trở thành đức hạnh trong xã hội. 

Mỹ phẩm chứa phóng xạ



Vào những năm 1930, dòng mỹ phẩm Flo-radia đã cho các chất phóng xạ như thorium chloride và radium bromide vào các sản phẩm của mình để “tăng sức sống” cho người phụ nữ. Với sản phẩm có tên “Curie”, hãng quảng cáo sẽ cung cấp cho phụ nữ các dưỡng chất cần thiết cho tế bào, kích thích lưu thông máu, làm săn chắc da, loại bỏ mỡ, thu nhỏ lỗ chân lông, làm giảm tấy đỏ và các dấu hiệu tuổi tác, tàn nhang, duy trì nét thanh xuân cho da mặt…Tuy nhiên , loại mỹ phẩm này nhanh chóng tàn phá da sau đó do phóng xạ.

Cây Belladonna



Cây Deadly Nightshade, hay còn được gọi là Belladonna (cây cà dược) là loại thực vật có chức năng làm giãn tròng khiến cho mắt to hơn khi sử dụng vì người ta quan niệm đôi mắt to ngây thơ là vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, theo các báo cáo đã ghi nhận, việc sử dụng quá liều đã gây mù cho một số phụ nữ vì trong thuốc có một số chất độc hại.

Phấn phủ có chứa chì



Những năm 1700 là thời kỳ dịch bệnh lan tràn, đặc biệt là dịch đậu mùa. Đậu mùa thường để lại những vết sẹo lõm gây mất thẩm mỹ và cách tốt nhất để che các vết này là dùng một loại phấn phủ có chứa chì. Loại phấn này rẻ, dễ làm và che phủ rất tốt khiến người dùng có một làn da mịn màng. Tuy nhiên sau đó người dùng cảm thấy chóng mặt, tê liệt và cơ thể sau đó dần dần ngưng hoạt động gây tử vong!

Cao Anh Lâm
Theo Mentalfloss



*************************

Sa Pa: Rét hại kéo dài, trâu, bò chết hàng loạt


Gần một tuần nay trời rét đậm, rét hại kéo dài đã bắt đầu làm cho hàng chục con bê nghé, trâu bò già yếu, bệnh tật ở huyện vùng cao Sa Pa (tỉnh Lào Cai) bị chết rét.

Một điểm bán thịt trâu bò chết rét tại Sa Pa.
Một điểm bán thịt trâu bò chết rét tại Sa Pa.

Dọc quốc lộ 4D từ Sa Pa đi thành phố Lào Cai và đầu ngã 6 Kim Tân hai ngày nay đã xuất hiện gần một chục điểm bán thịt trâu bò chết rét của người dân huyện Sa Pa mang ra bán với giá rẻ hơn ở chợ 20 – 30%.

Dịp này thời tiết vùng cao Sa Pa luôn xuống thấp 1-2 độ C xuất hiện băng giá, sương muối nên làm cho chăn nuôi trâu bò gặp khó khăn, do đó bà con nông dân đã tự sơ tán đàn đại gia súc xuống vùng thấp của huyện Bát Xát và huyện Tam Đường, Tân Uyên của tỉnh bạn Lai Châu, cách nhà 30 – 50 km để tránh rét tới khi nắng ấm trở lại mới đưa trở về quê.

Những gia đình không có điều kiện di chuyển trâu bò xuống núi thì không thả rông vào rừng như trước và cắt thêm cỏ tươi trên núi cho ăn thêm trong những ngày giá lạnh.

Tuy nhiên vẫn còn không ít gia đình chăn nuôi trâu dàn theo kiểu thả rông lên rừng hoặc không che kín chuồng trại nên khi trời rét hại, rét đậm xuất hiện kéo dài nhiều ngày đã làm cho bê nghé non, trâu bò già yếu đổ bệnh tật bị chết hàng loạt.

Theo báo cáo củaUBND tỉnh Lào Cai từ sau trận mưa tuyết lịch sử vào trung tuần tháng 12/2013 tới nay, các huyện trong tỉnh có gần 500 trâu bò bị chết rét, trong đó chết nhiều nhất là Sa Pa trong 2 ngày qua có 68 con bị chết rét.

Trước tình hình trên lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo ráo riết công tác phòng chống rét cho đại gia súc như tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền để người dân không thả rông khi trời quá rét, tăng thêm khẩu phần ăn cho trâu bò, che kín gió chuồng trại chăn nuôi…

Cắt

thêm cỏ cho trâu bò ăn thêm trong ngày lạnh giá
Cắt thêm cỏ cho trâu bò ăn thêm trong ngày lạnh giá

Normal
Xót lòng trước hình ảnh hai con nghé trong số hàng chục con trâu ở vùng cao Sa Pa bị chết rét trong ngày 14/2.

Một

địa điểm sơ tán trâu huyện Sa

 Pa tránh rét dài ngày

Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.


Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.

Đàn bò cũng đang

được mang đi sơ tán xuống vùng thấp để tránh cái rét ở vùng cao.
Một địa điểm sơ tán trâu huyện Sa Pa tránh rét dài ngày ở xã vùng thấp Cốc San (huyện Bát Xát).
 
Tin và ảnh: Phạm Ngọc Triển



***********************

Chăn rau' - thú chơi bệnh hoạn trên mạng


Bên cạnh những đường dây mại dâm hoạt động ăn theo web đen thì đằng sau những trang web sex bị đánh sập là thú chơi hết sức bệnh hoạn trên mạng Internet.

Theo một số dân chơi có thâm niên trên mạng thì khởi điểm của những trang web sex tại Việt Nam xuất hiện từ năm 2006 với cây đa cây đề của giới ăn chơi  là trang web "mocxi", trong 3 năm hoạt động đã thu hút 300.000 thành viên tham gia và hàng chục nghìn lượt truy cập mỗi ngày. Đây cũng là trang web sex đầu tiên "phát minh" ra việc chụp ảnh gái mại dâm đưa lên mạng để câu khách. Năm 2009, ban quản trị của "mocxi" hoạt động ở TP.HCM đã phải hầu tòa. 

Sau khi "mocxi" bị đánh sập thì dân chơi trên mạng gần như bị bơ vơ nên đành phải vào các diễn đàn sex khác như  "coithien...", "ttvx..", "tangmay...", "kimbinh...", "anc..."… Nhưng tất cả những diễn đàn trên, chỉ sau một thời gian ngắn cũng phải đóng cửa bởi nhiều lý do như không sinh lợi do chi phí thuê máy chủ ở nước ngoài cao (tùy theo dung lượng thuê, giá trung bình từ 30-100 USD/tháng) nên phải tự đóng cửa.

Tuy nhiên, web sex cũng giống như những chiếc vòi bạch tuộc, vẫn tiếp tục lây lan cùng sự phát triển của mạng Internet. Rút kinh nghiệm từ ban quản trị "mocxi", những kẻ quản lý mạng (admin) hoạt động kín đáo hơn, cộng thêm việc thuê máy chủ ở nước ngoài nên đã gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.

Phùng Thanh Sơn (28 tuổi, Thịnh Hào, Đống Đa, Hà Nội), kẻ từng đầu tư 17 triệu đồng  thuê kỹ sư thiết kế riêng cho mình trang web sex "lauxanh" cho biết, để có một trang web sex, đầu tiên phải có người thiết kế và một người chuyên về công nghệ thông tin để làm công tác bảo mật. Còn người điều hành ở Việt Nam được chia  quản lý theo từng khu vực như miền Nam, miền Trung, miền Bắc… Tóm lại admin ở khu vực nào thì phải quản lý được hoạt động của dân chơi ở khu vực đó.

Trong mỗi một trang web sex có nhiều chuyên mục nhỏ, tương ứng với nhiều thú chơi khác nhau của dân chơi. Những từ lóng như "nông dân", "rau sạch", "chăn rau", "phi công", "máy bay thương mại", "check hàng"… cũng từ những trang web này mà ra.

Theo giải thích của Sơn thì  thành viên của các trang web sex chia làm 3 loại: Loại thứ nhất gọi là "checker", tức là những người chuyên đi check hàng -  lên mạng lấy số điện thoại của gái bán dâm để thực hiện việc mua dâm. Loại thứ hai được gọi là "nông dân",  là những người đàn ông không phân biệt độ tuổi, có thể là một thanh niên mới lớn, cũng có thể là một người đàn ông đã xế chiều, hàng ngày lên mạng để tìm rau. Loại thứ ba là "phi công", những chàng trai có thú lên mạng tán tỉnh, làm quen máy bay là những người phụ nữ hơn tuổi tầm trung niên.

Khái niệm rau và máy bay để chỉ những người phụ nữ có nhu cầu cao về tình dục và dễ dãi trong chuyện đó. Tóm lại trừ hàng là quan hệ mua bán dâm phải trả tiền, còn lại rau và máy bay là quan hệ miễn phí. Chính vì thế đã sinh ra những kẻ chuyên đi chăn rau và săn máy bay bà già. Những thú ăn chơi bệnh hoạn, quái đản của dân chơi trên mạng cũng sinh ra từ đây…

Quái đản chuyện "chăn rau"

"Nhiều cô gái trẻ quá dễ dãi trong quan hệ nam nữ, chỉ cần tán tỉnh vài câu là có thể đi ngủ luôn được" - Nam, 30 tuổi, một "nông dân" có kinh nghiệm nhiều năm chăn rau nhận xét. Nam có vẻ rất tự tin về khả năng đàn ông của anh ta khi khoe thành tích chỉ trong vòng hơn 2 năm đã chăn được trên 100 rau.

Theo giải thích của Nam thì rau là những cô gái từ 24 tuổi trở xuống, có thể là học sinh, sinh viên, có thể là người bán hàng, người giúp việc, tóm lại là phụ nữ chưa có chồng nhưng dễ dãi trong chuyện tình cảm. Rau có thể gặp một người đàn ông nhắn tin nhầm hay giả vờ làm quen, sau đó gặp nhau, đi ăn uống và sẵn sàng lên giường với người đàn ông mới quen. Trong rau lại chia làm 2 dạng: Một dạng gọi là "không nốt" tức là lần đầu tiên gặp đã có thể đi nhà nghỉ ngay; dạng thứ hai là phải một hai ba "nốt", tức là mỗi một nốt là một lần gặp gỡ.

"Giới trẻ bây giờ quá dễ dãi về vấn đề tình dục nên dẫn đến một tình trạng là  có rất nhiều cô gái một ngày có thể ngủ với nhiều người đàn ông, có thể 10-15 người/ngày, thậm chí không cần ăn uống làm quen mà đi thẳng vào nhà nghỉ luôn. Họ chỉ cần thỏa mãn về tình dục chứ không cần  tiền nong" - Nam cho biết. Đi tìm "rau" trên mạng không khó. Một là tự rau giới thiệu bản thân trên các diễn đàn mạng. Hai là cộng đồng "nông dân" sẽ chia sẻ những thông tin về rau cho nhau. Trên facebook, có hẳn một trang Hội nông dân chăn rau sạch với gần 3.500 thành viên hay trang Hội những người thích chăn rau chia sẻ công khai thông tin về rau như ảnh, điện thoại liên hệ…

Thế nhưng, theo kinh nghiệm của Nam thì chỉ những "nông dân" không biết tự đi chăn rau mới ăn rau trên mạng. Còn "nông dân" chuyên nghiệp như anh ta có những chiêu đi tìm rau hết sức đơn giản nhưng lại không kém phần tinh quái mà như Nam chia sẻ thì "chăn rau cũng cần có nghệ thuật".

Theo lời kể của Nam thì cách đi tìm "rau" do anh ta tự nghĩ ra khi một lần tình cờ, Nam đi qua khu nhà cho thuê trọ và đọc được tờ thông tin tìm người ở ghép của một nữ sinh viên. Ghi số điện thoại trong thông báo vào máy, buổi tối rảnh rỗi, anh ta bắt đầu chiến dịch tán rau.

Giọng nhẹ nhàng, lịch sự, anh ta giả vờ nói với cô sinh viên đang tìm người ở ghép rằng cũng đang đi tìm một người đàng hoàng, đứng đắn ở cùng cô em họ là sinh viên năm thứ nhất mới từ quê ra Hà Nội học, rồi hẹn gặp gỡ để nói chuyện cụ thể việc ở ghép. Mọi việc diễn ra chóng vánh tại một quán cà phê. Với cái mã đẹp trai, tán như khướu và kinh nghiệm tình trường, cô gái đã bị Nam chinh phục. Và nhà nghỉ bao giờ cũng là đích đến của cả "nông dân" và rau.

Theo kinh nghiệm của Nam thì tại những cuộc gặp như vậy, tùy theo khả năng, đánh giá của mình về cô gái đó mà tấn công rau. Dễ nhất là gặp những cô gái đang hoàn cảnh cô đơn, hoặc buồn chán về chuyện gì đó như cãi nhau với người yêu, mới bỏ người yêu hay bế tắc trong cuộc sống, hoặc bản thân cô gái cũng dễ dãi trong quan hệ nữa, thì việc đi nhà nghỉ là đương nhiên và dễ dàng. Có thể ngủ với rau này một lần hoặc vài lần. Nếu chán hoặc bị rau bám sẽ phải tìm cách cắt đuôi bằng cách cho số điện thoại của rau cho một người đàn ông khác. "Khi có người khác quan tâm thì rau này sẽ phải ngãng mình ra" - Nam mỉm cười một cách tinh quái.

Theo An Ninh Thế Giới




*************************

Thế giới của những nhà PR mại dâm

Nếu mỗi lần tiếp khách của cô gái tên H này là 1 triệu thì T có 5 triệu đút túi, cộng thêm một trận mây mưa… tới bến.

Lệ phí PR bằng 5 lần đi khách

Những năm gần đây, khi những cung đường “vẫy” như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh… (Hà Nội) đã bị càn quét triệt để, nạn mại dâm từ đây chuyển sang hoạt động qua mạng với những mánh khóe khác nhau. Thời gian này, những trang mạng môi giới mại dâm sinh sôi nảy nở tràn lan.

Nhiều hang ổ bị công an triệt phá, nhiều tú ông, tú bà quản lý đã phải đứng trước vành móng ngựa, tuy nhiên các trang mạng đen này vẫn tồn tại và còn có chiều hướng tinh vi hơn. Trong các đường dây môi giới mại dâm này có một đội ngũ ma cô, còn gọi là “checker” vẫn luôn hoạt động bí mật trong bóng tối, luôn thay máu và làm mới mặt hàng buôn phấn bán son này.

Khi truy cập vào các trang mạng này, các thượng đế sẽ được ngắm ảnh chào hàng của các cô đào ở nhiều tư thế gợi tình, đặc biệt là ảnh thiếu vải, khỏa thân, cộng thêm nhận xét chấm điểm các tiêu chí đi khách để tha hồ lựa chọn. Và một điều không thể thiếu là với mỗi cô gái sẽ có mức giá, số điện thoại liên hệ và quan trọng nhất là… mật khẩu đi khách.

Không nhiều người biết rằng những bức ảnh này được những phó nháy kiêm đạo diễn tự tay chụp. Những dòng chấm điểm cũng như định giá đó là của các ma cô (hay còn gọi là checker gái mại dâm chuyên nghiệp) tất nhiên là được ra đời sau khi cho một cuộc trăm thấy không bằng một thử của chính những ông trùm này.

Công việc T ổn định tại một cơ quan tư nhân, tôi cũng suýt té ngửa khi hắn ta bật mí còn có công việc “làm thêm” này, nghề PR và checker gái mại dâm. Cái nghề thú vị này đến với T cũng rất tình cờ và từ từ. T kể, vì cũng rành mấy mánh công nghệ thông tin nên thời gian đầu làm quản trị vài trang web đen để… kiếm thêm tý chút thu nhập!

Lòng vòng HN mấy lượt, đi dọc đường Giải Phóng, T chở tôi ghé một nhà nghỉ ở khu vực sau bến xe Giáp Bát, vừa đỗ xịch vào bãi xe nhà nghỉ, hắn đã ghé tai tôi nói nhỏ:

- Nào, ông bạn có thích thử một lần cảm giác làm checker thì lên phòng, ảnh ọt thì cứ iPhone chụp là nét căng hết. Mấy khi được em chiều mà không mất phí!

Nói rồi hắn hất hàm cười khành khạch ra quầy lễ tân nhận phòng:

- Cứ thấy ổn ổn, rổ giá bao nhiêu thì nhân 5 rồi mang tiền xuống là ok. Nhớ quan sát thái độ phục vụ của ẻm là được, rồi cho tôi vài lời chú thích.

Nếu 1 lần tiếp khách của cô gái tên H này là 1 triệu thì lần này T có 5 triệu đút túi, cộng thêm 1 trận mây mưa… tới bến.

Hoạt động riêng lẻ, công khai thành tích

Hai tiếng ngồi đợi T, tôi cũng gọi đến 4-5 lượt trà đá chứ chẳng đùa. Thế mới thấy đàn ông nào cũng háo của lạ, mà huống chi lại được phục vụ nhiệt tình. Hôm nay trực tiếp đi cùng, T mới bật mí một số thông tin mà ít ai ngờ. Ngoài một số trang web môi giới mại dâm có máy chủ đặt ở nước ngoài như banhmy…; lau..., trang web T đang làm quản trị có đội ngũ ma cô khá hùng hậu, với 28 thành viên ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

“Họ đều có công việc riêng và không nhiều người quen nhau ngoài đời thực. Họ có không gian riêng: Diễn đàn, blog, web cá nhân… hoặc danh bạ khách VIP và đội ngũ này thường chỉ liên lạc với nhau theo các biệt danh”. Tôi nghĩ bụng, vậy là như T nói, đội ngũ này có thể là bất cứ ai trong chúng ta.

Thống kê lượt truy cập của trang mạng viplauxanh.xxx trong tháng tết Giáp Ngọ 2014 (6/1 đến 11/2).

Hành sự âm thầm lặng lẽ là vậy nhưng những tác phẩm của mỗi checker thì luôn phải chính chủ. Những em đào được khai quật bởi mỗi người đều sẽ là sự thể hiện đẳng cấp, danh tiếng trong giới. Trên mỗi bức ảnh chụp sẽ có một ký hiệu hoặc ghi biệt danh.

Nói đơn giản là chỉ xem hàng các cô đào, chụp ảnh, xem thái độ phục vụ để tung lên các trang môi giới là vậy nhưng đội ngũ ma cô này rất có ảnh hưởng việc làm ăn của gái mại dâm. “Họ không chỉ trực tiếp mang lại khách cho gái mại dâm, mà còn là đội ngũ PR theo đúng nghĩa, hoặc ngược lại làm cho cô đào nào đó không ngoan mốc meo ế ẩm cả ngày”, T tỉ tê lúc chúng tôi còn lượn phố Hà Nội.

Theo lời kể của T thì sau lưng mỗi ma cô này còn có một đội ngũ trung gian riêng. “Đội trung gian này chỉ có nhiệm vụ tiếp cận các em mới toanh, thỏa thuận với các em đó rồi liên lạc với ma cô để họ trực tiếp gặp và chụp ảnh, sau đó được chia phần trăm, lần đầu checker cũng chỉ giữ 20%, còn lại 80% đội trung gian sẽ giả”.

Đội ngũ này có mặt ở khắp các ngõ ngách Hà Nội, đặc biệt là ở các khu xóm trọ sinh viên. Những tân sinh viên mới xa nhà lên thành phố học là mục tiêu hàng đầu của chúng, chỉ cần có biểu hiện ăn chơi, đua đòi là các thôn nữ sẽ rơi vào tầm ngắm. Tôi trộm nghĩ, sinh viên đi học xa nhà, thật thà chưa ăn ai mà cạm bẫy nơi thị thành này thì la liệt…

Đợi mãi rồi T cũng ra, vẻ mặt hí hửng đã tăng thêm một bậc. Hắn khoe cô em miền ngược này có khuôn mặt non choẹt, dễ thương và đặc biệt nghe lời dễ bảo. Hắn không quên lôi chiếc iPhone 5 mới tậu lật qua lật lại mấy bức ảnh vừa chụp lõa thể gợi cảm ra khoe.

Những thú vui bệnh hoạn

“Đôi khi các checker có gặp được em nào đấy chiều chuộng tốt, thích thích thì có thể lăng xê free hoặc giá rẻ, còn tôi giảm giá thì giảm chứ không có khái niệm free”, T kể lể lúc chúng tôi ra về. Tôi thì thầm với hắn rằng em gái hôm nay được định giá bao nhiêu và xử lý xong đống ảnh kia up lên trang rồi tính xử lý sao? Hắn nói luôn:

- 5 lít, thế là vừa đẹp. Còn đống ảnh, up lên rồi thì xóa chứ để mà làm gì?

Tôi bày tỏ, nhìn em ấy đẹp như thế kia mà mỗi lần đi khách chỉ có vậy thôi sao. Hắn giải thích ngay:

- Vậy thôi, giờ cạnh tranh nhiều, giá mềm mềm, em ấy nhiều khách thì lại muốn chụp ảnh mới, vậy là mình lại gặp em ấy lần 2, lo gì, đi đâu mà thiệt.

Khuôn mặt thư sinh như trai 9x của hắn lại cười khểnh một cái nham hiểm. T tính vốn cẩn thận nên cũng chẳng để ảnh lâu lại làm gì. Nhưng đội ngũ ma cô thì lại có những tính cách rất lạ thường. Nhiều tên thường lưu lại toàn bộ ảnh, thậm chí video chiến tích và… xem lại thường xuyên như để thỏa mãn dục vọng.

T cho tôi biết, những thói quen như vậy là chuyện bình thường ở huyện trong giới checker chuyên nghiệp. Còn có cả những vụ giao lưu giữa các thành viên diễn đàn ma cô mà T không có gan tham gia.

Chẳng là, những checker thuộc làng gạo cội (thường ở độ tuổi 7X và 8X đời đầu) thi thoảng lại tổ chức event họp mặt và thi thố với nhau bằng cách 3-4 người cùng hẹn các em hàng đến một nhà nghỉ, định sẵn 1 phòng và… đọ sức dẻo dai trong chuyện ấy.

Giải thưởng dành cho người chiến thắng có thể lên đến hàng chục triệu. Và thú vui bệnh hoạn của những cuộc cá cược này có thể đẩy giải thưởng lên thành… chính các bồ cưng của họ.

Theo Lao Độn


**************************

Dinh thự đại gia Trầm Bê: Tòa nhà xấu xí nhất Việt Nam?

Lý do được đưa ra là vì tòa nhà này, "Tây không ra Tây, mà Việt Nam không ra Việt Nam", "trông quê một cục"...

Dinh thự của đại gia Trầm Bê ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Người dân nơi đây gọi dinh thự này là một tòa lâu đài. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha, trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh, đặc biệt có hơn 1.000 cây tùng các loại được nhập từ Nhật Bản về, với nhiều cây có giá đến gần triệu đô.
Nhà đại gia Trầm Bê giống như một dinh thự lớn, thuộc vào loại lớn nhất Trà Vinh. Thế nhưng khi nhận xét về tính thẩm mỹ của ngôi nhà này, nhiều người lại cho rằng đây là ngôi nhà xấu xí nhất Việt Nam.

Tuy bề thế là vậy, nhưng xét về khía cạnh thẩm mỹ, nhiều người đánh giá đây là tòa nhà xấu xí và thiếu tính thẩm mỹ vào loại bậc nhất Việt Nam.
“Hãy nhìn vị đại gia này kết hợp một cách vô duyên, chẳng thể gọi là kiến trúc phương nào (có thể là kiến trúc cổ điển phương Tây) khi xây cái tháp tròn trên đỉnh nóc với những chi tiết quá đỗi giản đơn “kiểu Việt Nam bình dân” ở phía bên dưới ngôi nhà. Nó cho thấy óc thẩm mỹ quá đỗi rối rắm và bình thường”, anh Tuấn, một kiến trúc sư tại Hà Nội cho biết.
Màu sơn không có gì nổi bật. Những con thoi hành lang quá đỗi bình thường
Ở phần này, tòa dinh thự trông chẳng khác nào một tòa nhà công quyền.
Những viên gạch lát nền bình thường và quen mặt làm giảm đi độ sang trọng của dinh thự.
Khuôn viên rườm rà với bộ bàn ghế cục mịch và thô ráp. Những chiếc ghế nhựa xanh đỏ đặt bên ngoài khuôn viên làm cho ngôi nhà thêm phần quê mùa.
Những chiếc rèm hồng quê mùa làm cho ngôi nhà trở nên diêm dúa một cách khó hiểu.
Những chóp nhọn trên mái nhà đã lộ rõ ý đồ của chủ nhân là muốn biến dinh thự thành một tòa lâu đài. Nhưng các chi tiết đậm chất bình dân Việt Nam và không gian rườm rà đã hoàn toàn phá vỡ đi ý đồ tao nhã đó. Một sự kết hợp "Âu không ra Âu, Á không ra Á", khiến dinh thự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam này bị liệt vào loại biệt thự xấu xí nhất Việt Nam.

Theo Tri Thức Trẻ



***************************

tiên nữ số 3

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


****************************

Kỳ 1: "Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN

Tất cả quy về “hòa hợp âm dương”

Gần nửa đêm, sân miếu Đụ Đị chật kín người, tiếng hò reo rộn rã. Người chơi Trò Trám hát: “Gặp đây em mới hỏi chàng/Cái gì lủng lẳng một gang trong quần”. Lời hát càng “tục”, tiếng cười càng sảng khoái, vỗ tay càng to...

Ông Chủ tịch xã Tứ Xá (Lâm Thao, Phú Thọ) cười gượng, sắc mặt chuyển đỏ, nói với cánh phóng viên: “Đúng 12 đêm là giờ thiêng làm lễ linh tình tình... phộc. Nhưng bây giờ mới là màn độc nhất vô nhị của lễ hội Trò Trám”.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 1

Gần nửa đêm, sân miếu Đụ Đị chật kín người, người xem Trò Trám hò reo rộn rã

Gần 22h đêm, sau phần văn nghệ quần chúng, chúng tôi nói với ông Chủ tịch xã Tứ Xã: “Lễ hội xã mình lạ quá, chỉ diễn ra vào ban đêm”.

Dưới sân miếu Đụ Đị, người đàn ông trong “bộ đồ truyền thống” xanh lòe loẹt, đưa miệng vào loa giấy to như bắp chân, dài cả mét nói: “Loa... loa... loa, xin mời hai hàng sứ giãn ra, để cho phường Trám chúng tôi trình trò, loa... loa... loa”.

Lời ca, tiếng hát, tiếng trống vang lên cùng với nhạc đệm là cối xay, dây đàn bằng chạc, miệng hát "phinh phình phịch, phính phình phinh...”.

Vai nam diễn cảnh người đánh đàn giằng cối xay bước ra, cây đàn còn to hơn cả người, lên dây đàn "két, két, két", rồi thử đàn "phưng, phừng, phưng, phứng, phừng, phưng" hát: “Không đâu vui bằng làng ta/Đàn ông đi tát, đàn bà đi hôi”.

“Diễn viên” của đoàn trò là người nông dân trong làng, họ mang y nguyên nét tự nhiên, mộc mạc lên sân khấu vui nhộn. Và đêm hội làng mở đầu bằng những trò diễn dân gian “Tứ dân chi nghiệp” với hoạt cảnh gắn liền với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương.

Tiếp tục, vai nam đóng giả nữ chạy lại nắm tay anh đánh đàn hỏi: “Gặp đây em mới hỏi chàng/Cái gì lủng lẳng một gang trong quần”. Chàng trai đáp: “Em hỏi thì anh thưa rằng/Cái đeo lủng lẳng là giằng cối xay.

Khán giả đứng vòng quanh vỗ tay và hát theo. Cô gái trẻ là cán bộ văn hóa xã có khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn, trắng trẻo nói với chúng tôi: “Nếu để ý sẽ thấy, người trong làng từ già trẻ gái trai đều giống như “người lên đồng”, cứ thế vỗ tay theo tiếng trống và hát theo diễn viên một cách say mê, sảng khoái. Nếu ai còn chút gượng gạo bởi câu từ 'táo bạo', đó là người ngoài làng”.

Các trò thợ cày, thợ cấy, thợ mộc, câu cá, đánh lờ, thầy đồ dạy học... trò nào cũng sắc sảo, đùa cợt sâu cay, ngôn từ đầy ẩn ý... tất cả đều quy vào “âm dương hòa hợp”.

Chẳng ai có thể ngờ, sau màn “đánh đàn giằng cối xay” đến lượt ông thầy đồ dạy học bước ra, đám học trò theo sau cứ chực bổ cái nghiên mực xuống đầu thầy. Thỉnh thoảng thầy lại quay lại, đưa roi lên dọa học trò.

Vào chỗ ngồi ngay ngắn, thầy dạy, học sinh đọc theo: “Chữ trên là trên chữ dưới/Chữ dưới nằm dưới chữ trên/Chữ giữa là giữa xung quanh/Xung quanh là vành chữ giữa”. Rồi thầy nói: “Các con học thuộc chữ nào thì trả lại cho thầy chữ ấy để thầy còn đi dạy người khác”. Thế là chữ thầy trả lại cho thầy.

Tiếng reo hò chưa hết, một ông lão râu tóc trắng như cước hai bên hai quang gánh, ngất nghểu vừa đi vừa hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/ Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ”. Khán giả hỏi vui: “Cụ ơi, già thế mà vẫn đi đánh lờ à?” Cụ nói đầy ẩn ý: “Muốn ăn cá diếc thì phải đi đánh lờ chứ”.

Cụ lại đi, thỉnh thoảng vờ ngã vào khán giả, cụ hát: “Công tôi đắp đập be bờ/Không cho người khác đem lờ đến đơm/Ai ơi chớ bảo tôi già/Tôi còn tráng kiện bằng ba đương thì”.

Thấy tôi cười khoái chí, cô gái trẻ cán bộ xã đứng cạnh tôi nói: “Chỉ có chất giọng đặc biệt của người làng Tứ Xã mới diễn được hoạt cảnh này hay và tự nhiên”. Quả đúng như cô gái trẻ nói, cái giọng người Tứ Xã rất nặng, nhầm dấu hỏi ngã, nếu đã nhấn nhá vào chữ nào là... đỏ mặt chữ ấy.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 2

Ông lão râu tóc trắng như cước hát: “Ai ơi chớ bảo tôi già/Tôi còn gánh nổi cả ba cái lờ”

Sau màn diễn “cụ đánh lờ”, đến lượt anh chàng câu cá, cầm cần câu to, dài mắt cứ đong đưa, chĩa cần câu về phía khán giả, miệng đọc vè: “Người ta câu diếc câu rô/Tôi nay câu lấy một cô không chồng/Người ta câu bể câu sông/Tôi nay câu lấy con ông cháu bà”...

Đúng như cô gái trẻ nói, nếu ai không tìm hiểu về “tín ngưỡng phồn thực” sẽ thấy lời ca tiếng hát dung tục, có khi là bậy bạ. Trước khi chúng tôi đến với lễ hội, GS Trần Ngọc Thêm (tác giả cuốn sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam) nói rằng, tín ngưỡng phồn thực hiển nhiên là nó phải liên quan đến chuyện "rất con người", tức là chuyện tình dục, chuyện sinh đẻ. Phần phồn thực chính là “giá trị nhất, đặc trưng nhất” của lễ hội này.

Dưới sân miếu, các cô gái làng trong Trò Trám đang hát ví: “Người ta đi cấy lấy công/Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà/Khi cấy nhớ chổng gốc lên/Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng”.

“Xem giao hợp, may mắn cả năm”

Gần hai tiếng đồng hồ, hàng nghìn người tại miếu Đụ Đị mệt lả vì những trận cười Trò Trám. Thời khắc 0h đến, miếu Đụ Đị như muốn sập bởi hàng nghìn người xô đẩy, chen nhau cố để nhìn tận mắt “hai vật thiêng” đang cất trong miếu, chỉ mang ra khi làm “lễ mật”.

Cô cán bộ xã đứng cạnh nói với tôi: “Người dân quan niệm, nếu được nhìn thấy tận mắt cảnh giao hợp trong lễ mật sẽ được may mắn”. Cô cán bộ nửa đùa nửa thật nói thêm, sau lễ mật, cụ chủ lễ hô “tháo khoán” là lúc các đôi trai gái được tự do “tâm tình” vượt trên mọi khuôn phép.

Thời khắc đặc biệt đã đến, cụ chủ lễ đã 85 tuổi, râu tóc bạc phơ cẩn trọng lấy chiếc hòm sơn son từ trên “ngăn bí mật” phía trên bàn thờ trong miếu. Không gian yên ắng hơn, nghe rõ cả tiếng thở mạnh của những người hồi hộp đứng xem.

Cụ mở chiếc hòm, lấy ra bộ gỗ sơn son mô tả giống như dương vật và chiếc mảng hình âm vật. Hai vật được làm “giống y như thật” đến mức “người ngoài làng” trông thấy có chút đỏ mặt, một số người trong miếu tủm tỉm cười.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 3

Cụ chủ lễ mở hộp, lấy ra hai vật linh là bộ gỗ sơn son mô tả giống như dương vật và chiếc mảng hình âm vật 

Đúng 0h đèn tắt, ông chủ lễ hô khẩu lệnh: “linh tinh tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần.

Trong bóng tối, dân làng nín thở chờ đợi bởi họ tin rằng nếu đôi trai gái đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng tươi tốt... Sau đủ 3 tiếng “cạch”, đèn lại sáng, “lễ mật – tinh tinh tình phộc” đã thành công .

Sau lễ mật, cụ chủ lễ lại hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái được “tự do” mọi chuyện, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn. Nếu 9 tháng 10 ngày sau sinh con, đứa con ấy được coi là “trời ban”, cả làng sẽ cùng nhau nuôi dưỡng.

"Chuyện trai gái" tại lễ hội táo bạo nhất VN - 4

Phần quan trọng nhất lễ hội: Màn mô phỏng chuyện giao hợp cầu cho mùa màng tươi tốt, làm ăn phát đạt

Tuy vậy, theo các cụ trong làng, trước kia, nơi đây là rừng trám nên các đôi trai gái có chỗ kín đáo trong rừng tâm sự. Nếu ai yêu nhau nhưng bị lễ giáo phong kiến không cho thành vợ thành chồng, đây là lúc để vượt qua mọi ngăn cản, có nhau một đêm xuân tình yêu mặn nồng.

Nhưng thời nay, rừng không còn nữa, trai gái không còn chỗ kín đáo. Phần nữa, có thể do ngày nay tình yêu được tự do, cởi mở hơn nên nhu cầu “tâm sự” tại chỗ cũng phần nào hạn chế.

____________________

Đón đọc kỳ 2: "Kỳ lạ ngôi miếu thờ bộ phận sinh sản" vào 19h00 ngày 14/2

Dương Tùng (Khampha.vn)

“Tín ngưỡng phồn thực hiển nhiên liên quan đến chuyện "rất con người", tức là chuyện tình dục, sinh đẻ. Phần phồn thực chính là 'giá trị nhất, đặc trưng nhất' của lễ hội này”.


Kỳ 3: Xem lễ hội phồn thực: Sao phải ngượng?

Nước ta có những lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực - liên quan đến chuyện tình dục, sinh đẻ. Một số ý kiến cho rằng, lễ hội này có phần “dung tục”, không phù hợp văn hóa Việt. Do vậy, đề xuất bỏ phần “phồn thực” trong lễ hội đi. Để hiểu rõ hơn về lễ hội phồn thực, PV có cuộc trao đổi với GS.VS Trần Ngọc Thêm – tác giả cuốn sách nổi tiếng Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 1

GS.VS Trần Ngọc Thêm

- PV: Thưa Giáo sư, ông có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng lễ hội phồn thực như Trò Trám ở Phú Thọ “dung tục” bởi tái hiện cảnh nam nữ giao hợp hoặc diễn trò hoạt cảnh với những câu hát, câu thơ đều “quy về chuyện ấy”?

GS Trần Ngọc Thêm: Cái gì cũng có tính hai mặt. Bởi văn hóa một mặt khắc phục cái tự nhiên hoang dã, đưa trình độ tư duy, trình độ sống của con người lên mức cao hơn, “người hơn”; mặt khác, văn hóa có nhiệm vụ giữ cho con người không quá xa rời, tự nhiên, sống gần với thực tế, tránh cái gọi là “đạo đức giả”.

Văn hóa truyền thống Đông Nam Á vốn là văn hóa nông nghiệp gần gũi với tự nhiên, con người chất phác, thuần hậu cho nên có tín ngưỡng phồn thực rất mạnh. Tín ngưỡng này nhằm cầu mong mùa màng tốt tươi nhưng hiển nhiên cũng liên quan đến chuyện "rất con người" là chuyện tình dục, sinh đẻ.

Tuy nhiên, một thời gian dài nước ta bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Để phục vụ cho mục đích quản lý, Nho giáo đưa con người vào những khuôn khổ chặt chẽ. Do vậy có một số mặt gần như đối lập với văn hóa truyền thống của Đông Nam Á, chuyện nam nữ, trai gái thuộc loại như thế.

- Nhưng thưa ông, nhiều người lo ngại những hình ảnh liên quan đến tình dục sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ em và người chưa hiểu biết về tín ngưỡng phồn thực?

Ở các nước tiên tiến, trẻ em đã bắt đầu được giáo dục giới tính sớm để hiểu biết người nam khác người nữ như thế nào, cơ chế tình dục, sinh sản thế nào..., nhờ thế họ làm tốt được chuyện giữ gìn sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch...

Trong khi đó, người Việt ta bị ảnh hưởng nặng của Nho giáo nên cứ nói đến chuyện  nam nữ là “xấu hổ”, không dám nhìn vào sự thật. Giáo trình giáo dục giới tính của chúng ta chưa tốt, ngay thầy cô giáo chưa được rèn luyện môn học giới tính kỹ càng... Trong giờ giáo dục giới tính ở nhà trường, thầy cô đỏ mặt, bỏ qua không nói hoặc nói đại khái qua loa. Kết quả là thanh thiếu niên thiếu hiểu biết, không được giáo dục tốt về giới tính, số trẻ em nữ vị thành niên phải đi nạo phá thai thuộc vào loại cao nhất thế giới.

Do vậy, cần phải phân biệt rõ môi trường nào được nói ra chuyện tình dục, sinh sản, môi trường nào không được nói. Lễ hội Trò Trám nên xem là một hình thức văn hóa đễ giáo dục về sinh sản và giới tính.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 2

Lễ mật tái hiện lại cảnh giao hợp nam nữ

- Có ý kiến cho rằng, nên bỏ những phần phồn thực trong Lễ hội Trò Trám như dựng cảnh giao hợp, lời ca hát nhiều ẩn ý liên quan đến “chuyện trai gái”... sẽ giúp lễ hội phù hợp hơn với xã hội hiện nay. Bản thân lễ hội từng phải dừng lại những năm sau 1945, phần vì đất nước chiến tranh, phần vì bị đánh giá “dung tục”, Giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?

Lễ hội Trò Trám có mức độ phồn thực đậm đặc nhất so với  những lễ hội khác cũng liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, vì Phú Thọ là đất tổ, một vùng đất cổ.

Giá trị nhất, đặc trưng nhất của cái lễ hội nằm ở  phần phồn thực nên không thể bỏ đi. Nó sẽ gây tò mò, khiến những người chưa hiểu về tín ngưỡng phồn thực, về sự khác biệt giữa bản sắc truyền thống Đông Nam Á của văn hóa Việt Nam với phần tiếp nhận ảnh hưởng Trung Hoa sau này sẽ bắt tay vào tìm hiểu thêm. Không nên vì mình chưa hiểu được mà yêu cầu bỏ phần phồn thực.

Từ năm 1993, chúng ta bắt đầu khôi phục được Lễ hội Trò Trám là một điều rất tốt.

Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia rất phát triển vẫn còn giữ được những lễ hội văn hóa mang đậm chất phồn thực. Ví dụ như Nhật Bản duy trì rất tốt lễ hội khoả thân nam Hadaka Matsuri (ở đó người tham dự chỉ được phép đóng khố) được tổ chức tại 12 ngôi đền linh thiêng vào mùa hè hoặc mùa đông. Hay lễ hội phồn thực Hounen mà những người đàn ông tham dự khênh trên vai một pho tượng gỗ to cao hình cái dương vật cương cứng, các cô gái trẻ ôm những pho tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường, đoàn rước đi từ đền Shinmei Sha tới đền Tagata jinja. Hàng năm, các lễ hội này thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.

- Nếu có mặt ở lễ hội Đụ Đị (Phú Thọ) sẽ thấy, người trong dân làng hào hứng với điều mà “người ngoài làng”, khách thập phương cho là tục. Ví dụ như xem hoạt cảnh trong Trò Trám, nghệ nhân hát càng tục, dân trong làng càng hò reo, vỗ tay to. Vì sao có chuyện này, thưa Giáo sư?

Đúng như vậy! Người ngoài làng không được sống trong truyền thống, chưa hiểu biết hết về lễ hội nên không có cảm giác như dân địa  phương. Văn hóa không có chuyện đúng sai, văn hóa thể hiện quan niệm, triết lý.

Vì vậy lễ hội trước hết là của làng, sau đó dần được mở rộng ra. Người ngoài nếu muốn đến thì phải “nhập gia tùy tục”, tôn trọng chủ nhà, tranh thủ mà tìm hiểu, quan sát, chứ không nên cười cợt. Chính sự cười cợt mới là thiếu văn hóa.

Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại “chuyện trai gái”? - 3

Mỗi câu hát, trò chơi đều quy vào bộ phận sinh sản nam nữ và chuyện giao hợp trai gái.

- Một phần quan trọng của lễ hội trước đây là “tháo khoán”. Nghĩa là sau Lễ mật, các đôi trai gái có thể tự do yêu đương, có thể giao hợp tại lễ hội. Nhưng nay lễ “tháo khoán”  không còn. Sau Lễ mật, các đôi trai gái trải chiếu trước miếu thụ lộc xôi, thịt rượu. Như vậy, một phần giá trị lễ hội đã mất đi, thưa Giáo sư?

Ngày xưa, lễ hội khoanh vùng chủ yếu trong phạm vi một làng. Vì vậy việc “tháo khoán” không phải là sự tự do tùy tiện mà thực ra đã có sự ưng ý của cả đôi bên, những ai có tình ý với nhau, người ta đứng gần nhau, lúc đó dắt nhau đi. Không phải như cách hiểu thông tục là đến đấy quờ tay sang bên cạnh vớ được ai là được dắt người ta đi. Cho nên, trước đây có một số thanh niên Hà Nội nghe đồn “thích làm gì thì làm” nên đã đến lễ hội với hy vọng sờ soạng vài cô nhưng không những không được mà còn bị “ăn tát” nổ đom đóm mắt.

Xã hội ngày nay khác xưa, nhu cầu tâm sự yêu đương đã cởi mở hơn. Bên cạnh đó, phạm vi lễ hội ngày nay quá rộng, không còn thuần khiết. Nếu duy trì “tháo khoán” sẽ không quản lý được và có thể xảy ra những chuyện không hay. 

Còn “Lễ mật” - tái hiện cảnh giao hợp không gây ảnh hưởng gì, không làm mất an toàn xã hội. Mà đó là cái tinh hoa nhất của Lễ hội Trò Trám. 

Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

____________________

Người ngoài làng hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội Đụ Đị có phần “dung tục”. Vậy còn người trong làng nghĩ gì? Mời quý đọc giả đón đọc kỳ 4: "Diễn chuyện trai gái trong lễ hội là vinh dự"  vào 19h00 ngày 16/2

Dương Tùng (thực hiện) (Khampha.vn)


************************

Nhặt lỗi thú vị trong phim tình cảm hài 18+

Những bộ phim hài tình cảm đóng mác dành cho người trên 18 tuổi dưới đây gặp nhiều lỗi khá phổ biến nhưng thú vị.

Trong bộ phim Animal House, ở cảnh quay tại một tiệm ăn, nhân vật  Bluto (John Belushi) đang bê đĩa thức ăn gồm bánh ngọt và trái cây trên tay. Ban đầu,vị trí các quả chuối nằm ở tay phải nhưng sau nháy mắt đã chuyển sang tay trái. Chi tiết này khá nhỏ không phải ai cũng chú ý nhận ra. 
There's Something About Mary  (1998) của cô đào Cameron Diaz có một cảnh quay khi chú chó Puffy kéo nhân vật Ted (Ben Stiller) lê la trên sàn nhà, móng tay của Ted trên sàn gây ra các vết cào xước. Nhưng nếu nhìn kỹ, khán giả sẽ nhận ra những vết xước này đã có sẵn và Ben Stiller chỉ việc đặt bàn tay vào đó.
Cốc bia của anh chàng Stifler (Seann William Scott) đưa cho cô gái trong bộ phim hài tình cảm hạng R American Pie (1999) có sự thay đổi rõ rệt về số lượng. Ban đầu Stifler rót nửa cốc, nhưng ở cảnh sau, số bia đã tăng lên 3/4 cốc.
Biển số của chiếc xe buýt chở học sinh trong bộ phim Road Trip (2000) sau một chặng đường đã “biến mất” trong khi bộ phim không hề nhắc đến chi tiết này, đây rõ ràng là một lỗi sơ suất của ê-kíp làm phim.
Trong phần 2 American Pie 2 (2001), nhân vật Jim (Jason Biggs) và bạn gái đang làm “chuyện ấy” thì bị bố của Jim vào phòng bắt gặp. Anh chàng vội vàng ngồi dậy và kéo chăn che chắn. Ở cảnh trước, chân của Jim đặt lên chăn, cảnh sau anh đã “thò chân” vào lúc nào không hay.

Bộ phim The Girl Next Door  (2004) có cảnh quay ở một bữa tiệc trong đó nhân vật Danielle (Elisha Cuthbert) cũng tham gia, cô diện chiếc áo lửng khoe vòng 1 đầy đặn gợi cảm, nhưng chỉ vài phút sau, khi vào bên trong bữa tiệc, vòng 1 của Danielle bỗng dưng thu nhỏ lại như màn hình phẳng.

Phim hài người lớn The 40 Year Old Virgin (2005) có nhiều tình tiết gây cười cho người xem và nhận được phản hồi tích cực của giới chuyên môn nhưng vẫn mắc sai lầm ở việc sắp xếp bối cảnh. Trong ảnh, những đồ vật như tập giấy, tờ rơi, sách trên mặt bàn đã bị đổi lại vị trí. 
Sex Drive (2008) kể về nam sinh trung học Ian (Josh Zuckerman)lên đường gặp một cô gái mà anh quen trên mạng với mục đích để làm “chuyện ấy”. Đồng hành với nhân vật chính là anh bạn Rex (James Marsden). Khi Ian kể với Rex về ý định này, Rex đã mỉa mai bạn mình lúc đang ngồi trên xe. Bức ảnh cho thấy, khung cảnh bên ngoài xe ô tô của Rex đã bị thay đổi từ một tòa nhà thành bụi cây trong khi chiếc xe không hề di chuyển. 
Bộ phim Zack & Miri Make a Porno (2008) vấp phải hạt sạn khá to. Trong giờ nghỉ giải lao trận hockey, Zach (Seth Rogen) và Daecon (Jeff Anderson) đang nói chuyện, mở đầu cảnh là là một chai nước đặt giữa 2 người, nhưng sau đó, chai nước này không còn nữa. 


************************

Ảnh vui
Ngày Valentine nghe giáo sư giảng về sự khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông. 
Các bạn sinh viên, chúng ta xây dựng công thức để hiểu về phụ nữ.

Khác nhau giữa phụ nữ và đàn ông:
Phụ nữ đánh giá đàn ông theo thứ tự; Trí tuệ, tính hài hước, tiền và thể hình
Đàn ông chỉ nhìn sắc đẹp của phụ nữ; còn thông minh hay hài hước có thì làm tăng sức hấp dẫn, không có cũng không sao.
Nghĩ gì khi ngồi tâm sự ?



Phụ nữ yêu nghiêm chỉnh; đàn ông yêu lừa đảo ?



Ảnh khuyến mại ngày Valentine:





Xe buýt trường học hạng sang. 

Khi bạn thích ngủ giường băng. 

Bà già xạ thủ.

http://toithichdoc.blogspot.com/2014/02/20-anh-vui-khac-nhau-giua-phu-nu-va-ong.html


****************************

1.000 xác chết trong trường học được xem nhiều nhất tuần

Hơn 1.000 xác chết được tìm thấy ở trường đại học Mỹ, Trung Quốc tuyên bố xe tự hành Thỏ Ngọc đã chết, những món quà thể hiện tình cảm nổi danh là tin tức được xem nhiều nhất tuần.

Ngày 10/2, một ngôi mộ tập thể chứa hơn 1.000 xác chết được phát hiện trong khuôn viên Đại học Mississippi, Mỹ. Ảnh: USA Today
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, xe tự hành trên mặt trăng có tên Thỏ Ngọc của nước này đã ngừng hoạt động. Đây là bước lùi trong chương trình không gian của Bắc Kinh. Ảnh: THX
Một cô gái bán dâm trong khách sạn Kempinski ở thành phố Thanh Đảo kể rằng cô mới 20 tuổi, tiếp 3 khách một ngày và được phép giữ lại 40% số tiền mà cô kiếm được. Đó là một phần trong bức tranh mại dâm tại các khách sạn quốc tế ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Viên kim cương khổng lồ của Nữ hoàng Anh, tượng Nữ thần tự do ở Mỹ hay Cung điện Taj Mahal ở Ấn Độ là những món quà thể hiện tình cảm nổi danh nhất thế giới. Ảnh: Toptenz
Khi đào đường ống nước ở Seattle, Mỹ hôm 11/2, các công nhân tìm thấy ngà voi ma mút sống cách đây 10.000 năm. Ảnh: Daily Mail
Người dân đua nhau mua bao cao su và que thử thai, hàng triệu vật nuôi nhận quà, giá hoa hồng tăng lên mức cao nhất trong năm là những sự thật thú vị trong và sau ngày Valentine. Ảnh: Oddee.com
Phần lớn con người đều nghiêng đầu bên phải khi hôn, "khóa môi" giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của con người là sự thật bất ngờ về nụ hôn. Ảnh: Toptenz.
Do những con voi ma mút cuối cùng chết cách đây 3.700 – 10.000 năm nên xác voi nằm sâu dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu, nên thợ săn phải tìm ra dấu vết nơi nó yên nghỉ. Đó là một trong những khó khăn trong hành trình tìm kiếm ngà voi ma mút tại Siberia. Ảnh: National Geographic
Với cặp mắt tinh, khả năng bay cực nhanh và cặp móng khỏe, một con chim ưng biển tại Lithuania tóm gọn con cá chép to hơn nó trong một hồ nước. Ảnh: Marius Cepulis
Phóng to
Được chế lại từ những chiến đấu cơ cũ, mỗi con cá mập sắt có giá 40.000 bảng Anh (tương đương 1,38 tỷ đồng). Chúng có khả năng lướt sóng với tốc độ 75 km/h. Ảnh: Mercury Press



******************************
Hàng tuyển _________ quanbhvn thân tặng anh em


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


*****************************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm