Trang lá cải

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 18 - 05-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Lịch sử phong kiến Trung Quốc chứng kiến sự hình thành, tồn tại của một tầng lớp vô cùng đặc biệt và cách biệt trong xã hội, ấy là hoạn quan. Ngay từ thời Tây Chu, những người đàn ông mất đi bộ phận sinh dục với tên gọi chung là hoạn quan
**************************

Trung Quốc, Đài Loan đưa tàu, máy bay đón dân về nước?


Blog GiaoTheo báo chí Đài Loan, thì tính đến hôm nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 22 tỉnh thành nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc và Đài Loan (dẫn lại) cho biết: ngày hôm nay, 18/5, Trung Quốc đại lục dự định đưa 5 tàu tới Hà Tĩnh để đón người về nước. Phía Đài Loan cũng đã chuẩn bị chuyên cơ để đi đón người Đài Loan về nước.
Biểu tình phản đối Trung Quốc trên 22 tỉnh thành, 
phương hướng của chính phủ đã thay đổi
Phóng viên của tờ Sankei (Nhật Bản) cho biết: bắt đầu từ hôm nay, ngày 18/5, nhà đương cục Việt Nam đã thay đổi phương hướng đối với biểu tình phản đối Trung Quốc. Những hôm đầu thì vẻ như thừa nhận ngầm (vì pháp luật không thừa nhận biểu tình), nhưng do sự cố đáng tiếc tại Bình Dương - Đồng Nai - Hà Tĩnh, nên hiện đã cứng rắn trở lại.
http://phuocbeo.blogspot.ch/2014/05/trung-quoc-ua-5-tau-toi-ha-tinh-on.html

**************************

Những diễn viên phụ ấn tượng trong phim Châu Tinh Trì

Để được mệnh danh là "vua phim hài" Hong Kong, ngôi sao của "Siêu khuyển thần thông" luôn cần đến sự góp sức của một dàn diễn viên phụ hùng hậu có ngoại hình độc đáo.

Ngô Mạnh Đạt

Ngô Mạnh Đạt song hành cùng Châu Tinh Trì từ màn ảnh nhỏ TVB sang màn ảnh rộng. Họ vốn là cộng sự từ khi diễn viên họ Châu chỉ là đóng vai quần chúng đến lúc trở thành "vua phim hài" Hong Kong.

Ông được đánh giá là bạn diễn vong niên ăn ý nhất của Châu Tinh Trì. Nhưng tiếc rằng sau khi đóng Đội bóng Thiếu Lâm (2001), do nảy sinh mâu thuẫn nên kể từ Tuyệt đỉnh kungfu (2004), 2 người không còn cộng tác với nhau nữa.
La Gia Anh

Những ai yêu thích series Đại thoại Tây du đều không thể quên hình ảnh Đường Tăng biết hát tiếng Anh, hài hước do nghệ sĩ La Gia Anh đảm nhận.

Xuất thân từ sân khấu kịch, tên tuổi nam nghệ sĩ năm nay 68 tuổi được đông đảo khán giả biết đến khi có mặt trong bộ phim Quốc sản 008 (1994) của Châu Tinh Trì. Ông còn đóng một số phim khác như Đại nội mật thám 008, Thực thần, Trạng sư xảo quyệtThiên vương chi vương 2000.
Huỳnh Nhất Phi

Cũng như Ngô Mạnh Đạt, Huỳnh Nhất Phi đi cùng Châu Tinh Trì từ phim truyền hình sang phim điện ảnh. Tuy hầu hết đều là vai nhỏ nhưng những nhân vật ông đóng trong các phim Quan xẩm lốc cốc, Vua phá hoại, Bách biến tinh quân, Đại nội mật thám 008, Trạng sư xảo quyệt Đội bóng Thiếu Lâm tạo được ấn tượng với hình ảnh người đàn ông thấp lùn, ngờ nghệch và… hơi dơ dáy.

Năm 2007, Huỳnh Nhất Phi đoạt giải Kim Tử Kinh - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất nhờ vai đại sư huynh trong Đội bóng Thiếu Lâm.
Uyển Quỳnh Đan

Mất 13 năm ròng rã vẫn không thể có được một vai "ra hồn" trên màn ảnh nhỏ ATV và TVB, vậy mà sau khi tham gia bộ phim Vua trốn học (1991) của Châu Tinh Trì, Uyển Quỳnh Đan lại nhanh chóng trở thành nữ diễn viên hài được khán giả yêu thích. Kể từ đó, hình ảnh của nữ nghệ sĩ sinh năm 1963 liên tục xuất hiện trong những tác phẩm của "vua phim hài" Hong Kong: Thẩm tử quan, Trạng nguyên Tô Khất Nhi, Đường Bá Hổ điểm Thu Hương, Quan xẩm lốc cốc, Đại nội mật thám 008, Thực thần, Thiên vương chi vương 2000

Từ màn ảnh rộng, Uyển Quỳnh Đan đã lội ngược dòng, mang sức hút của mình về màn ảnh nhỏ. Vai diễn đáng chú ý nhất của nữ diễn viên là mẹ Na Tra trong bộ phim truyền hình TVB Đát Kỷ - Trụ Vương.
Nguyên Hoa

Trước khi được biết đến như một diễn viên phụ ấn tượng trong phim Châu Tinh Trì, Nguyên Hoa từng là một tên tuổi của làng điện ảnh xứ Cảng thơm. Bởi ông là một thành viên trong nhóm Thất Tiểu Phúc cùng với Hồng Kim Bảo, Thành Long... Nguyên Hoa từng tham gia đóng thế cho Lý Tiểu Long 2 phim Tinh võ mônLong tranh hổ đấu.

Năm 2005, với vai ông chủ nhà trọ kỳ dị trong Tuyệt đỉnh kungfu, Nguyên Hoa giành 2 danh hiệu Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng và Kim Tử Kinh của điện ảnh Hong Kong. Rời khỏi TVB cách đây 2 năm, sự nghiệp và cuộc sống của lão nghệ sĩ 64 tuổi này gặp không ít lao đao bởi thu nhập hằng tháng của ông chỉ khoảng từ 5 - 8 triệu đồng.
Nguyên Thu

Sau 18 năm bỏ nghề, sau nhiều lần Châu Tinh Trì năn nỉ đến gãy lưỡi, Nguyên Thu đã đồng ý trở lại phim trường và ghi dấu ấn mạnh mẽ với vai bà chủ nhà trọ trong bộ phim Tuyệt đỉnh kungfu (2004). Tạo hình và diễn xuất của nữ nghệ sĩ năm nay 66 tuổi xuất thân từ nhóm Thất Tiểu Phúc đã góp phần vào thành công vang dội của tác phẩm này. Riêng cá nhân bà đoạt giải Kim Mã (Đài Loan) Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Lý Kiện Nhân

Là bạn thân thời trung học với Châu Tinh Trì, Lý Kiện Nhân vốn là thủ môn của đội tuyển bóng đá Hong Kong nhưng vì quá mê diễn xuất nên bỏ theo Châu Tinh Trì đi đóng phim. Từ năm 1992 đến nay, Lý Kiện Nhân tham gia rất nhiều phim của "vua phim hài". Những nhân vật anh thể hiện hầu hết đều có tạo hình kỳ cục, giả gái và ấn tượng với động tác ngoáy mũi.
Lâm Tử Thông

Sinh năm 1976, xuất thân là biên kịch của TVB nhưng vì quá mê nét diễn hài của Châu Tinh Trì nên Lâm Tử Thông đã quyết định buông bút, chuyển sang đóng phim. Năm 2001, với vai Lục sư huynh có khả năng khinh công trong Đội bóng Thiếu Lâm, hình ảnh mập tròn của anh trở nên quen thuộc với khán giả.

Lâm Tử Thông còn tham gia 2 phim khác của Châu Tinh Trì là Tuyệt đỉnh kungfu Siêu khuyển thần thông với vai diễn được "đo ni đóng giày" cho ngoại hình đặc biệt của anh.
Trần Bách Tường

Mặc dù là một MC nổi tiếng nhưng với khán giả ngoài Hong Kong, Trần Bách Tường được biết đến là "ngôi sao vai phụ" thứ 2 sau Ngô Mạnh Đạt trong những tác phẩm điện ảnh của Châu Tinh Trì. Ông từng có tham gia các phim Tân Tinh Võ môn (2 phần), Lộc đỉnh ký (2 phần), Trạng nguyên Tô Khất Nhi, Vua trốn học 3 Đường Bá Hổ điểm Thu Hương.

Cũng như nhiều diễn viên đàn anh khác, Trần Bách Tường không chịu đựng nổi tính khí của Châu Tinh Trì nên hơn 10 năm qua ông đã ngưng cộng tác với "vua phim hài" Hong Kong.




***********************

Những bộ phim về phẫu thuật thẩm mỹ rùng rợn nhất

Đó là những bộ phim nói về phẫu thuật thẩm mỹ hoặc có chứa nhiều cảnh phẫu thuật thẩm mỹ trực diện khiến người xem phải "rùng mình".

Dark Passage (1947)

Phim kể về một người đàn ông bị buộc tội giết chính vợ mình đã trốn thoát khỏi tù để chứng minh mình vô tội. Nhờ sự giúp đỡ của một người phụ nữ, anh đã phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi gương mặt, tìm kiếm kẻ sát nhân thực sự. Ra mắt vào năm 1947, Dark Passage đã làm nên một cuộc cách mạng về công nghệ quay phim thời điểm đó.

Eyes Without A Face (1960)

Eyes Without A Face kể về những nỗ lực của một bác sĩ cố gắng phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi gương mặt xấu xí sau vụ tai nạn xe hơi của con gái. Phương pháp của vị bác sĩ này chính là bắt cóc những cô gái xinh đẹp và sử dụng gương mặt của họ để thay thế gương mặt của con gái. Những thử nghiệm liên tục thất bại, nhưng vị bác sĩ này vẫn không dừng lại trong khi cô con gái thì ngày một tuyệt vọng và chán nản...

Ash Wednesday (1973)

Với sự tham gia của huyền thoại điện ảnh Elizabeth Taylor, Ash Wednesday kể về Barbara, một phụ nữ đã bí mật phẫu thuật thẩm mỹ để cứu vãn cuộc hôn nhân nhưng chồng cô lại không muốn gặp cô nữa. Trong khi nỗ lực gặp chồng và để cho anh thấy gương mặt mới của cô, Barbara đã gặp một người đàn ông trẻ khác và buộc phải đứng giữa hai lựa chọn: Tiếp tục cứu vãn hôn nhân hay phát triển mối quan hệ với chàng trai trẻ tuổi.

Brazil (1985)

Một trong những cảnh quay ấn tượng nhất của bộ phim này tập trung vào cảnh phẫu thuật thẩm mỹ của mẹ nhân vật chính (do nữ diễn viên Katherine Helmond thủ vai). Trong phim, nhân vật của bà là một phụ nữ nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Cảnh quay cận khi vị bác sĩ kéo giãn gương mặt cao su của người đàn bà thậm chí còn đáng sợ hơn.

Face/Off (1997)


Face/Off là một bộ phim hành động/kinh dị thành công của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, với hai diễn viên chính là John Travolta và Nicholas Cage, trong đó Travolta là một nhân viên FBI còn Cage là một tên tội phạm.

Để chặn đứng một âm mưu phạm tội, nhân viên FBI đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đau đớn để mang gương mặt của chính tên tội phạm. Nhưng kế hoạch này lại gặp rắc rối lớn khi kẻ phạm tội cũng thực hiện một điều tương tự - hắn hóa thân thành nhân viên FBI.

Time (2006)

Đạo diễn lập dị và tài năng của điện ảnh Hàn - Kim Ki Duk - đã sáng tạo ra một tác phẩm vừa khiến khán giả sợ hãi, lại khiến họ phải buồn và suy ngẫm. Time kể về một cô gái quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi mối quan hệ yêu đương đang ngày một nhàm chán. Tuy nhiên, ngay cả khi đã mang một gương mặt mới, bắt đầu một tình yêu mới thì niềm hạnh phúc cũng không bao giờ đến mà ngược lại, bi kịch tiếp nối bi kịch. Bộ phim sử dụng khá nhiều cảnh quay phẫu thuật thẩm mỹ trực diện khiến người xem phải sởn da gà.

The Skin I Live In (2011)

The Skin I Live In mở đầu bằng màn thuyết trình về công nghệ cấy da mới mà bác sĩ phẫu thuật Robert Ledgard (Antonio Banderas) phát minh. Nơi ở của Robert cũng chính là nơi nghiên cứu và điều trị bệnh nhân. Ngay sau đó, dù không kể rõ chi tiết nhưng khán giả cũng có thể lờ mờ hiểu được, Vera (Elena Anaya), người phụ nữ đang bị giam giữ trong một căn phòng đặc biệt chính là kết quả của công trình thí nghiệm cấy da mà Robert đang theo đuổi. Bắt đầu từ đây, quá khứ bí mật của từng người mới dần được vén lên.

The Skin I Live In là bộ phim ám ảnh khán giả bởi nhiều yếu tố ly kỳ, rùng rợn và chứa một chút khoa học giả tưởng.

Theo Trí Thức Trẻ




***********************

Người dân hiếu kỳ cho rằng người phụ nữ ngoại tình tìm cách trốn thoát khỏi tầng 11.
Khoảng 7 giờ ngày 9 tháng 5, tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, một người phụ nữ khoả thân trèo ra ngoài cửa sổ tầng 11, khiến người dân quanh khu vực xôn xao.
co_gai_khoa_than_nhay_lau_jpg0.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau6_jpg1.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau7_jpg2.jpg
Cô gái trong tình trạng hoàn toàn không mảnh vải che thân, leo lên máy điều hoà và nhìn quanh như tìm cách nhảy xuống đường. Các nhân viên cứu hộ địa phương đã có mặt kịp thời và nhanh chóng cứu cô gái vào cửa sổ, mặc sự chống đối của người đẹp.
co_gai_khoa_than_nhay_lau8_jpg3.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau1_jpg4.jpg
Cô gái trẻ bị nghi ngờ say thuốc nên đã tìm cách nhảy lầu tự tử, trong tình trạng cơ thể khiến người dân bên dưới phải há hốc miệng theo dõi sự tình.
co_gai_khoa_than_nhay_lau14_jpg5.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau10_jpg6.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau11_jpg7.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau12_jpg8.jpg
Cảnh giải cứu cô gái
co_gai_khoa_than_nhay_lau13_jpg9.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau15_jpg10.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau16_jpg11.jpg
Hiện trường căn phòng
co_gai_khoa_than_nhay_lau17_jpg12.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau18_jpg13.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau2_jpg14.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau3_jpg15.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau4_jpg16.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau5_jpg17.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau9_jpg18.jpg


***************************
Khi khách hàng phát hiện một chiếc bao cao su lẫn trong món cá, người quản lý nhà hàng đã nuốt luôn trước mặt họ để không phải đền 16.000 USD.
 
fishcondom-3536-1400231006.jpg
Dị vật lẫn trong món cá. Ảnh: Ahwang
Liang cùng hai người bạn gái đang dùng bữa tối tại một quán ăn ở tỉnh An Huy thì phát hiện có dị vật trong *a cá. Họ nhìn kỹ và hoảng hốt phát hiện đó là một chiếc bao cao su, Shanghaiist hôm 14/5 cho hay.
Ba người này lập tức gọi quản lý nhà hàng ra chất vấn. Họ ra yêu cầu được trả chi phí kiểm tra y tế, bắt quán ăn gọi xe cấp cứu đồng thời muốn nhận 100.000 tệ (hơn 16.000 USD) tiền bồi thường. Tuy nhiên, người chủ khăng khăng rằng các khách hàng tự cho bao cao su vào món ăn để đòi tiền vì vật này đáng lẽ phải bị tan chảy trong quá trình nấu nướng.
Liang và các bạn không chấp nhận lời cáo buộc. Cuối cùng, họ đề ra giải pháp cho cuộc tranh cãi: người quản lý phải ăn thứ tìm thấy trong món cá thay vì bồi thường. Người này không ngần ngại thực hiện giao kèo trước sự chứng kiến của khách.
Câu chuyện được lan truyền trên mạng và trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. Một số cho rằng hành động này thật kinh khủng, số khác lại khen ngợi và gọi quản lý ở quán ăn nọ là "người chủ của thế kỷ".
Trần Trang



************************

10 hoạn quan "quái thai" nhất... trung quốc.

Lịch sử phong kiến Trung Quốc chứng kiến sự hình thành, tồn tại của một tầng lớp vô cùng đặc biệt và cách biệt trong xã hội, ấy là hoạn quan. Ngay từ thời Tây Chu, những người đàn ông mất đi bộ phận sinh dục với tên gọi chung là hoạn quan hay thái giám đã xuất hiện trong triều dã. Tầng lớp này tồn tại bền bỉ, kinh qua nhiều triều đại phong kiến với đủ đầy những mặt tốt, xấu. Mãi tới năm 1996, vị hoạn quan cuối cùng của Trung Quốc – Tôn Diệu Đình – qua đời, lớp người này mới thực sự mất đi dấu vết trong xã hội.
Phần lớn hoạn quan xuất thân thấp hèn, ít học, thậm chí là kẻ lưu manh có hạng, nhưng khi vào cung, họ được hưởng đời sống vật chất khá thoải mái nhờ vị thế đặc biệt kề cận bậc đế vương. Thứ quyền lực của hoạn quan vô hình, vô biên tới mức đủ để khuynh đảo triều chính. Không ít người khi được hoàng đế tin dùng đã mặc sức chuyên quyền, “hô phong hoán vũ” làm loạn triều dã. Đâu chỉ khiếm khuyết về thân thể, nhiều thái giám xưa kia còn méo mó cả phẩm chất, nhân tính. Hoạn quan khi biến thái trở thành đại họa cho xã tắc giang sơn. Trong số ấy, có 10 kẻ từng “vanh danh” khắp chốn bởi thói vô nhân vô đạo của mình.

Ngụy Trung Hiền thời Minh
Ngụy Trung Hiền được xem là “ông trùm” trong giới thái giám vô lương thời nhà Minh. Tên hoạn quan này vốn xuất thân là kẻ lưu manh, mù chữ. Thời còn trẻ, Ngụy Trung Hiền nổi tiếng máu mê cờ bạc, tới lúc trắng tay phải sống cảnh chui lủi trốn tránh vì bị chủ nợ săn lùng. 
 
06-hoan-quan.jpg
Vương Hội Xuân trong vai Nguỵ Trung Hiền trên phim.
Khi mới vào cung, Ngụy Trung Hiền có tên là Ngụy Tiến Trung. Một chữ bẻ đôi không biết, nhưng nhờ lắm mưu nhiều kế, Ngụy Trung Hiền nhanh chóng đạt tới đỉnh cao quyền lực. Trong đó phải kể tới sự hậu thuẫn đắc lực của Khách thị - * nuôi của vua Hy tông. Hai chữ Trung Hiền được hoàng đế ban tặng đã nhấc bổng tên hoạn quan lưu manh lên đỉnh chóp bu của quyền lực. Dần dà, thói hợm hĩnh, "quái thai" của Ngụy Trung Hiền phát tiết cực độ. Công công này trở thành kẻ cầm đầu “* hoạn quan” dưới thời Minh Hy tông để lũng đoạn triều dã.
Từ khi nắm việc trông coi Đông xưởng, quyền hành, thế lực của Ngụy Trung Hiến ngày càng bành trướng. Từ Nội các, Lục bộ cho đến Tổng đốc, Tuần phủ…khắp nơi trong triều đều là vây cánh của tên hoan quan họ Ngụy. Với tâm địa độc ác, Ngụy Trung Hiền thẳng tay dùng nhục hình bức hại người của * Đông Lâm, rồi huênh hoang tự xưng là “cửu thiên tuế”.
Thân là thái giám, nhưng kẻ biến thái họ Ngụy vẫn mặt dày dung thê nạp thiếp, cướp đoạt dân nữ nhà lành, khiến nhà nhà rơi vào cảnh biệt ly, tan nát.

Triệu Cao thời Tần
Khi nhắc tới hôn quân Tần Nhị Thế, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến thái giám Triệu Cao. Ông ta là thừa tướng, cũng là đại hoạn quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Triệu Cao được cất nhắc tin dùng sau vụ tráng sĩ Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng. May nhờ Triệu Cao nhanh mắt nhanh miệng nhắc nhớ nhà vua về cây kiếm đeo bên mình, Tần Thủy Hoàng mới may mắn thoát chết. 
 
09-hoan-quan.jpg
Triệu Cao.
Vì tư lợi, Triệu Cao không màng tới bách tính giang sơn, cùng thừa tướng Lý Tư cầm đầu chính biến tại Sa Khâu (tức tỉnh Hà Bắc ngày nay), hợp mưu soán cải di chiếu của Tần Thủy Hoàng, lập Hồ Hợi (tức Tần Nhị Thế) lên làm thái tử, khiến con trưởng Phù Tô phải tự sát.
Để độc chiếm quyền lực, Triệu Cao xúi bẩy Nhị Thế giết chết Lý Tư cùng nhiều đại thần rồi một mình thao túng triều chính trong vai trò thừa tướng. Lòng tham của thái giám Triệu Cao lên tới đỉnh điểm khi phái cả nghìn quân vây kín Vọng Di cung, ép Nhị Thế phải nhường ngôi cho mình. Hôn quân hèn mọn chỉ biết khóc lóc thảm thiết, rồi tự sát vì bất lực.
Tức vị chưa được mấy ngày, Triệu Cao đành lập Tử Anh, con trai Phù Tô, lên ngôi hoàng đế để tránh cơn nổi giận của bá quan. Nhưng Triệu Cao không ngờ, chính Tử Anh đã quay sang giết chết mình và tru di tam tộc để tránh họa về sau.

Vương Chấn thời Minh
Các sử gia đánh giá, vương triều nhà Minh trở thành “đế quốc thái giám lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc”. Trong đó, Vương Chấn là hoạn quan chuyên quyền đầu tiên thời Minh. Sau khi tự hoạn, Vương Chấn vào cung. Nhờ sự khôn khéo và trí tuệ của mình, ông ta nhanh chóng được trọng dụng. Minh Anh tông mê muội sủng ái họ Vương, khiến thái giám này mặc sức kết bè kéo cánh, nắm quyền về quân sự lẫn chính trị. Tới năm 1405, Vương Chấn cả gan ép vua thân chinh, đem nửa triệu quân đối đầu với bộ tộc Ngõa Lạt, gây nên sự biến Thổ Mộc bảo. Vua bị bắt giữ, quân lính chết như rạ. Riêng thái giám họ Vương cũng bị giết chết, chấm dứt quãng đời làm loạn triều dã mấy mươi năm của mình. 
 
04-hoan-quan.jpg
Hình tượng Vương Chấn trên phim.
Tới năm 1457, khi tiến hành “Đoạt môn chi biến” (tức Binh biến đoạt môn) để phục hồi ngôi báu, Minh Anh tông phần vì nhớ tới công lao hầu hạ trước đây của hoạn quan Vương Chấn, phần vì thái giám Lưu Hằng và Tào Cát Tường (thủ hạ của Vương Chấn) ra sức thuyết phục nên đã ra lệnh khôi phục danh dự, chức tước cho hoạn quan này. Thậm chí, hoàng đế còn tổ chức lễ chiêu hồn Vương Chấn, lập đền thờ ông ta tại chùa Tri Hòa với tên gọi là Tinh Trung.

Lưu Cẩn thời Minh
Thái giám Lưu Cẩn nổi tiếng là một hoạn quan chuyên quyền thời Minh Vũ tông. Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều. Là một trong số 8 tên hầu cận tin cậy của hoàng đế, Lưu Cẩn hống hách làm càn. Dân gian bấy giờ gọi hắn là “Hoàng đế đứng”, ý chỉ thói lộng quyền vô phép, qua mặt “Hoàng đế ngồi” Vũ tông. 


07-hoan-quan.jpg
Lưu Cẩn trên phim.
Dù leo tới đỉnh chóp bu của quyền lực, y vẫn phải sống cảnh lẻ loi, cô độc. Để khỏa lấp nỗi khổ tâm, hắn mê tín tột độ. Ngoài việc triều chính, hắn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.
Thậm chí, vì tôn sùng sự thiêng liêng, thần bí của khái niệm “thiên”, Lưu Cẩn cấm mọi người nhắc tới từ này. Nhưng cũng chính thói xảo quyệt, hống hách làm càn đã khiến hắn bị các quan lại trong triều “thay trời hành đạo”, lật đổ quyền lực của y.

Lý Liên Anh thời Thanh

Lý Liên Anh vùng vẫy trong triều đình nhà Thanh suốt 52 năm, trở thành “đệ nhất hồng nhân” cận kề bên Từ Hy thái hậu. Theo đánh giá của sử sách Trung Quốc, đại thái giám này là người quyền lực nhất, giàu có bậc nhất và thời gian lộng hành dài nhất trong các thái giám của triều Thanh. 
Cuộc đời Lý Liên Anh để lại cho hậu thế đầy rẫy những câu chuyện nghi hoặc. Không ai tỏ tường phát tích của ông, càng không đếm xuể số gia sản thực sự mà vị thái giám này sở hữu. Riêng cái chết của Lý Liên Anh vẫn còn là ẩn số với hậu thế.
05-hoan-quan.jpg
Lý Liên Anh trên phim.
Vào cung từ rất sớm, Lý Liên Anh nhanh chóng trở thành sủng thần của Từ Hy thái hậu nhờ xảo kế “cứu chúa”. Tương truyền, vua Hàm Phong tiên liệu Từ Hy sẽ trở thành tai họa cho triều đình nhà Thanh về sau, nên trước lúc băng hà, ông để lại di chúc bảo phải giết đi. Lý Liên Anh bèn bẩm báo việc này với Từ Hy rồi cùng bà bàn mưu hủy di chúc. Từ đó, ông trở thành “cánh tay phải” của Thái hậu.
Vì Lý Liên Anh rất thạo việc, nên dù đổi tới vài đời thái giám thân cận, Từ Hy thái hậu vẫn không một lần rũ bỏ ông. Theo ghi chép của “Vãn Thanh cung đình sinh hoạt kiến văn”, ba bữa cơm mỗi ngày của Từ Hy đều do đại thái giám phục vụ. Ông luôn là người nếm trước hương vị của từng món rồi chọn ra những thực phẩm hợp khẩu vị để Từ Hy thưởng thức. Khi thái hậu buồn bực, Lý Liên Anh đích thân tháp tùng bà ra ngoài đi dạo, thậm chí trò chuyện tới tận đêm khuya. Hoạn quan này luôn tỏ rõ là kẻ thông minh và chịu nghe lời. Ông nghĩ trăm phương ngàn kế để chủ nhân được thỏa lòng.
Theo nhiều tài liệu, khi thao túng quyền lực, Lý Liên Anh ngang nhiên ức hiếp cả Quang Tự hoàng đế. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, vị vua này bị tống vào ngục, phải chịu cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, phần nhiều là do chủ ý của đại thái giám này. Thậm chí, có quan điểm cho rằng, chính Lý Liên Anh là kẻ đẩy Trân phi – vợ yêu của Quang Tự - xuống giếng.
Trong suốt những năm phục tùng Từ Hy, Lý Liên Anh luôn biết tận dụng thời cơ và mưu trí hơn người để tích cóp gia tài. Tuy nhiên, sự thực về số tài sản của đại thái giám lại không được ghi chép chính xác trong sử sách bấy giờ. Có lời đồn, Lý Liên Anh từng nhận 20 vạn lượng bạc hối lộ của Viên Thế Khải. Thậm chí, trong những năm cuối thời vua Quang Tự, chỉ tính riêng số bạc của Lý tại chốn kinh thành đã lên tới hơn 1.600 vạn lượng. Ngoài ra, hoạn quan này cũng tích trữ vô vàn địa sản và châu báu ngọc ngà.

Trương Nhượng thời Đông Hán
Trương Nhượng từ một Tiểu hoàng môn thời Hán Hoàn đế, leo dần từng bậc lên chức Trung thường thị thời Hán Linh đế. Để tạo dựng thế lực cho mình, thái giám này liên kết với lũ hoạn quan Tào Tiết, Vương Phủ và Triệu Trung. 


10-hoan-quan.jpg
Trương Nhượng trên phim.
Về sau, Trương Nhượng chính là kẻ cầm đầu nhóm “thập thường thị”, mặc sức vơ vét của cải trong chúng dân, xúi bẩy hôn quân Linh đế tăng thuế ruộng thêm 10 đồng, thậm chí công khai mua quan bán tước. Những kẻ vô lại muốn thuận đường quan lộ đều dốc tiền đút lót cho Trương Nhượng lẫn đám lâu nhâu. Nhiều người vì cùng quẫn không đủ tiền chạy vạy đã tự tử.
Quần thần oán thán, bách tính căm hận tên hoạn quan vô lương, chỉ riêng Hán Linh đế vẫn hết mực sủng ái, tin tưởng hắn. Thậm chí, tên hôn quân còn xem Trương Nhượng như phụ thân mình. Để lấy lòng vua, hoạn quan nịnh hót còn xây cả “Lõa du quán” trong Tây Uyển để phục vụ thú ăn chơi dâm loạn của đấng quân vương.

Lý Phụ Quốc thời Đường
Lý Phụ Quốc tên thật là Tĩnh Trung, hầu hạ vua Đường Túc tông Lý Hanh. Phụ Quốc có dung mạo xấu xí khó nhìn. Trước đây, Lý Phụ Quốc phò tá cho thái giám Cao Lực Sĩ, về sau được chính họ Cao tiến cử với thái tử Lý Hanh. Thái tử khi tức vị đã phong Phụ Quốc làm Hành quân tư mã Phủ Nguyên soái. Từ đó, thái giám này nắm binh quyền rồi thao túng nội dung, vu oan cho Cao Lực Sĩ, khiến bậc tiền bối của mình bị đày tới tận Vu châu. 


03-hoan-quan.jpg
Lý Phụ Quốc .
Đến đời vua Đường Đại tông, Lý Phụ Quốc càng hống hách giương oai. Có lần, hoạn quan này bất chấp tôn ti, nghênh ngang tuyên bố với Đại tông: “Dù chức vị chúng ta không tương đồng, nhưng mọi sự bên ngoài, hoàng thượng phải nghe theo lời thần”.

Đồng Quán thời Bắc Tống
Đồng Quán nổi tiếng là một hoạn quan có ngoại hình kỳ quái thời Bắc Tống. Dù đã tiến hành nghi thức tịnh thân nhưng vẻ ngoài của ông vẫn toát lên chất nam tính với thân hình vạm vỡ, gân cốt và gương mặt vuông vắn, cương nghị.
Đồng Quán được sử sách lưu danh là người chiếm nhiều cái nhất trong giới hoạn quan xưa. Ông là vị thái giám có thời gian tham gia quân đội lâu nhất, có quyền lực quân đội duy nhất, vị thái thám đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc được phong làm thái sư. Điều kỳ lạ hơn cả, Đồng Quán là hoạn quan duy nhất có râu trong số các thái giám “mày râu nhẵn nhụi”.
Vào cung khi mới 20 tuổi, Đồng Quán nhanh chóng tạo dựng vị thế cho mình nhờ tài giao thiệp và sự khôn khéo thiên bẩm. Khi có được chức quan võ cao nhất trong triều, hoạn quan này thuyết phục Tống Huy tông lập ra Ứng phụng cục (bộ phận chuyên phục vụ, cung ứng những yêu cầu của hoàng đế). Cậy quyền, Đồng Quán và đám thân cận trong “Ứng phụng cục” hống hách cướp bóc của ngon, vật hiếm trong thiên hạ, như sừng tê, đá quý, ngà voi…,khiến dân chúng Giang Nam oán thán kêu trời.
Tới năm 1120, dân chúng vùng này “tức nước vỡ bờ”, tổ chức cuộc khởi nghĩa Phương Lạp để phản đối thói hách dịch, ác bá của đám “Ứng phục cục”. Đồng Quán đích thân cầm quân dẹp loạn. Sau gần một năm đối đầu với đám dân đen, triều đình đã bắt sống được người đứng đầu cuộc khởi nghĩa này. Đồng Quán nghiễm nhiên được phong làm thái sư, quyền hành càng lớn.
Mức độ ảnh hưởng của hoạn quan này chỉ chấm dứt vào thời Khâm tông – tức con trai Tống Huy tông. Khi giang sơn lâm cảnh loạn lạc vì nhà Kim ồ ạt tấn công, Đồng Quán không chịu ở lại giữ thành, mà xúi bẩy thái thượng hoàng Huy tông trốn chạy về phía nam để tránh họa. Trông thấy đám quân sĩ lẫn dân đen leo lên cầu khóc than, van xin thượng hoàng ở lại đối đầu với quân địch, Đồng Quán bèn hạ lệnh bắn cung giết sạch, khiến hàng trăm người mất mạng.
Biết chuyện, Khâm tông hoàng đế vô cùng phẫn nộ, bèn giáng chức của hoạn quan này rồi bắt đi đày ở Anh châu. Nhưng chưa tới chốn lưu đày, Đồng Quán đã bị xử tử khi quan giám sát ngự sử Thượng Huy mang chiếu thư tới, luận đủ 10 tội trạng tày trời của thái giám này.

An Đức Hải thời Thanh
An Đức Hải là một thái giám nổi tiếng cuối triều Thanh. Sau khi vào cung, hoạn quan này được sự tin dùng của Từ Hy thái hậu. Dần dà, An nắm thời cơ, can dự cả chính sự triều đình. Mọi dự định của mình, Từ Hy đều bàn bạc với tên hoạn quan tin cậy này. Thậm chí, hắn chính là kẻ ra sức vạch đường, cổ vũ cho thói ăn chơi hoang phí của thái hậu. 


08-hoan-quan.jpg
An Đức Hải - tên hoạn quan từng bị đồn có con riêng với Từ Hy thái hậu.
Trước sự lộng hành của An Đức Hải, năm 1866, hai gián quan trong triều đã dâng sớ chỉ trích hoạn quan này. Dù Từ Hy ngoài mặt tỏ ra ủng hộ bản tấu, nhưng trong lòng vẫn âm thầm sủng ái An.
Tương truyền, hai người họ thường nô đùa thân mật, tình tứ trong ngự hoa viên. An Đức Hải còn ngang nhiên vận cả long bào – thứ y phục riêng biệt của hoàng đế - để đi lại trong cung. Ngay cả Hải ngọc như ý – loại ngọc quý biểu trưng cho quyền lực của hoàng tộc - cũng được thái hậu ban thưởng cho y. Thiên hạ bấy giờ vẫn thường kháo nhau về thân phận thực sự của An Đức Hải, rằng hắn chỉ đội lốt thái giám để có cớ ở bên, thông dâm cùng Tư Hy, thậm chí, giữa hai kẻ “gian phu, dâm phụ” ấy còn có con với nhau.

Cao Lực Sĩ thời Đường

Vì có công trợ giúp Đường Huyền tông dẹp loạn do Vi hậu và Thái Bình công chúa gây ra, thái giám Cao Lực Sĩ được nhà vua sủng tín. Tới cuối thời kỳ Khai Nguyên, hoạn quan này thậm chí còn có quyền thẩm duyệt trước những tấu chương của đám đại thần. Việc nhỏ do Cao tự xử lý, đại sự mới cầu kiến tới Huyền tông.
02-hoan-quan.jpg
Hoạn quan Cao Lực Sĩ trên phim
Biết mình là sủng thần, Cao Lực Sĩ dựa hơi hoàng thượng để lên mặt, tác oai với đám quan quân trong triều. Dù có nhiều đóng góp cho chính trường nhà Đường, song thói tham quyền, can dự quá sâu vào chính sự của viên thái giám này đã mở ra “trào lưu” hoạn quan can chính rồi trở nên chuyên quyền trong thời nhà Đường.

**********************

mang "5 tấn tiền xu" đi mua... ô tô.



750px-coins-7189-1400292355.jpg
Số tiền xu người đàn ông mang đi mua xe nặng đến 5 tấn. Ảnh minh họa: Thatsmag
Một người đàn ông ở Liêu Thành, Sơn Đông, bước vào cửa hàng bán ôtô và chọn chiếc xe giá 100.000 tệ (hơn 16.000 USD), Global Times hôm 14/5 cho hay. Người này đòi thanh toán bằng số tiền xu mệnh giá 1 tệ (0,16 USD) mà ông dùng xe chở tới.
"Vị khách có khoảng 5 tấn tiền xu", một nhân viên cửa hàng ôtô nói. Tất cả nhân viên phải dành cả buổi sáng đếm tiền còn người đàn ông mất dần kiên nhẫn vì phải đợi quá lâu.
"Vị khách xem phim rồi ngủ trong lúc chúng tôi ngồi đếm. Đến lúc quá mệt, ông ấy bảo chúng tôi dừng lại và sẽ trả bằng thẻ ngân hàng", nhân viên kể thêm.
Cửa hàng ôtô nọ hiện vẫn chưa xử lý xong đống tiền. Họ tìm ra giải pháp là đem gửi ngân hàng khoảng 2.000 xu mỗi ngày cho đến hết.


************************

Dàn mẫu vừa già vừa xấu thi dắt cải thảo đi dạo


Cuộc thi gây chú ý bởi tiết mục dắt cải thảo đi dạo khác thường.
Tại Tây An, Trung Quốc vừa diễn ra một cuộc thi kỳ lạ, thu hút sự quan tâm của đông đảo quan khách. Các thí sinh nữ với trang phục sặc sỡ như ở dạ hội, lặng lẽ dắt cải thảo như dắt thú cưng đi dạo.
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao_jpg0.jpg
Hình ảnh giới trẻ dắt cải thảo đã từng gây chú ý ở Trung Quốc, với ý nghĩa về sự cô đơn, dù là cải thảo hay chó mèo cũng không thể giúp con người chống được cô đơn và áp lực, mà liều thuốc là sự giao lưu giữa con người với nhau.
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao4_jpg1.jpg
Trong khuôn khổ một cuộc thi, tiết mục dắt cải thảo càng trở nên kỳ lạ. Khó biết được tiêu chí cuộc thi là gì, khi nhiều người đẹp tham dự có nhan sắc và thân hình thô kệch dưới mức trung bình, phải chăng, cuộc thi chỉ chấm điểm dựa trên việc họ dắt cải thảo đi dạo ra sao?
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao2_jpg2.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao1_jpg3.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao3_jpg4.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao5_jpg5.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao6_jpg6.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao7_jpg7.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao8_jpg8.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao9_jpg9.jpg
 

***************************

10 LOẠI CHOCOLAT XA XỈ NHẤT THẾ GIỚI !


Chocolate là niềm yêu thích của tất cả mọi người, đó còn là món quà hoàn hảo có thể bày tỏ thành ý nhiều hơn bất kì điều gì khác.
Chocolate là món quà tỏ tình, là lời xin lỗi, tiếng cảm ơn…mọi cảm xúc, cung bậc tình cảm đều có thể diễn đạt qua độ đắng lẫn vị ngọt ngào của chocolate. Thế giới đã sáng tạo chocolate với vô vàn hình dáng, mùi vị khác nhau, từ đơn giản tới tuyệt đỉnh cầu kì. Đôi khi, chocolate còn là cách để chứng tỏ đẳng cấp vượt trội. Đẳng cấp ấy có thể thấy được phần nào qua danh sách các loại chocolate xa xỉ nhất thế giới dưới đây.

10. The Aficionado’s Collection Chocolates (275 USD~ 5,8 triệu đồng)

Có lẽ đây là món quà thích hợp cho cánh mày râu hơn cả bởi chocolate trong bộ sưu tập này có mùi xì gà rất độc đáo. Tuy nhiên, ngoài điểm chung đó, mỗi thanh chocolate lại có hương vị hoàn toàn khác nhau khiến cho việc thưởng thức thực sự là trải nghiệm đáng giá. Lá xì gà được trộn trong chocolate là nguyên nhân cho mùi vị hấp dẫn đó.

9. Delafee (504 USD~10,7 triệu đồng)

Delafee là sản phẩm chocolate của Thụy Sĩ, đất nước nổi tiếng với việc chế biến những loại chocolate chất lượng hảo hạng. Những thanh chocolate được làm từ loại chocolate Cru từ Ecuador và vàng lá. Lớp vàng thật dát bên ngoài khiến Delafee trở thành biểu trưng cho sự sang trọng đồng thời lớp kem chocolate bên trong lại mang tới hương vị ngọt ngào gần gũi.

8. Michel Cluizel Box of Assorted Treats (895 USD ~ 19 triệu đồng)

Thương hiệu Michel Cluizel đã có từ năm 1948, đây là một trong những công ty gia đình hiếm hoi có quy trình sản xuất chocolate độc lập từ các công đoạn đầu đến cuối cùng. Họ còn chứng tỏ vị thế quan trọng trong ngành khi sở hữu các trang trại ca cao ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Mỗi sản phẩm đóng hộp đắt tiền gồm 400 miếng chocolate làm bằng tay trong các gói thiết kế đặc biệt. Bạn cũng có thể đặt hàng các hương vị riêng dựa trên khẩu vị cá nhân hoặc của người được tặng.

7. Gold and Diamond Chocolates (1.250 USD ~ 26,6 triệu đồng)

Vàng và kim cương – chính cái tên đã nói lên sự xa xỉ của dòng sản phẩm cao cấp này. Gold and Diamond Chocolates có thể mang hình dạng của bất kì đồ trang sức nào, thể hiện sự sáng tạo vượt bậc của các nghệ nhân trong nghề. Mỗi hộp chocolate trong dòng thương hiệu này đều được coi là kiệt tác, đáng để sưu tập, nhìn ngắm hơn là thưởng thức. Có 12 viên chocolate trong mỗi hộp, gồm 4 viên chocolate bọc vàng 22 carat, 4 viên bọc bạc tinh khiết và 4 viên chứa kim cương. Sở hữu chúng chẳng khác nào nếm vị của trang sức ngay trên tay bạn.

6. Wispa Gold Wrapped Chocolate (1.628 USD ~ 34,6 triệu đồng)

Wispa Gold Wrapped Chocolate là một sản phẩm của Cadbury, thương hiệu rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất chocolate. Hãng đã cung cấp cho khách hàng trên thế giới nhiều loại chocolate với các mức giá khác nhau. Wispa Gold Wrapped Chocolate từng là loại chocolate đắt nhất thế giới bởi chúng được bọc ngoài bằng một lớp vàng nguyên nhất nhưng có thể ăn được. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới ưa thích loại chocolate xa xỉ này.

5. Knipschildt Chocolatier (2,600 USD ~ 55,3 triệu đồng)

 

Fritz Knipschildt là bậc thầy sáng tạo chocolate, ông đã dùng những nguyên liệu tốt nhất để tạo ra Knipschildt Chocolatier . Mỗi viên chocolate đều được làm bằng tay nhưng có hương vị hoàn toàn đồng nhất. Không chỉ vậy, chúng còn được đặt trong những loại bao bì thủ công chất lượng nhất nhằm tôn vinh thêm giá trị hoàn mỹ của từng viên chocolate.

4. Swarovski đính Chocolates (10,000 USD ~ 212,7 triệu đồng)

Thêm một kiệt tác trang sức nữa gắn liền với chocolate. Khi nhìn ngắm những tác phẩm này, bất kì ai cũng hết sức ngạc nhiên và trầm trồ trước sự tỉ mỉ, tinh tế bậc nhất, xứng đáng xếp vào hàng kiệt tác. 49 viên chocolate Lebanon bọc trong lụa dệt tay Ấn Độ, đặt trên vải da lộn. Vàng, pha lê Swarovski và lụa hoa hồng được sử dụng để tôn vinh từng viên chocolate. Sản phẩm đã từng giảnh giải thưởng chocolate tốt nhất thế giới của Học việm Chocolate bởi sự sang trọng và sáng tạo bậc nhất mang tới cho cảm quan người chiêm ngưỡng.

3. Golden Speckled Egg (11,107 USD ~ 236,3 triệu đồng)

Quả trứng “đắt giá” này là kiệt tác của William Curley. Tác phẩm độc đáo này cũng giúp tác giả ghi tên vào sách kỉ lục thế giới với sản phẩm trứng chocolate và đá quý đầu tiên trên thế giới. Sản phẩm từng được mang đấu giá và được mua với giá 11.107 USD bởi một thương gia công nghệ. Quả trứng được làm từ chocolate Amadei,một trong những loại chocolate tốt nhất thế giới. Bảy thợ làm chocolate lành nghề đã mất tới 3 ngày làm việc cật lực để cho ra đời kiệt tác đắt giá này.

2. Frrozen Haute chocolate (25,000 USD ~ 532 triệu đồng)

Hãy tưởng tượng trước mặt bạn là món tráng miệng gồm chocolate nóng chế biến từ 28 loại hạt cocoa (hạt làm chocolate) tốt nhất thế giới và vàng ăn được. Đó chính là Frrozen Haute chocolate của nhà hàng Serendipity 3, New York. Món ăn xa xỉ này cũng được xác lập là món tráng miệng đắt giá nhất thế giới bởi sự xuất hiện của một chiếc vòng vàng và kim cương ở đáy cốc. Ngay thìa ăn cũng làm bằng vàng, kim cương và chocolate.

1. Le Chocolat Box (1.5 triệu USD ~ 31,9 tỷ đồng)

Nhìn thấy hộp chocolate đắt nhất hành tinh là cả một niềm may mắn và vinh hạnh. Kim cương và chocolate là hai khái niệm thu hút phái đẹp nhất trên thế giới, nhà sản xuất trang sức Simon Jewelers đã đưa ra sự kết hợp độc đáo và xa xỉ bậc nhất này vào Le Chocolat Box. Mỗi hộp chocolate sẽ đính kèm một loại trang sức tùy theo lựa chọn của người đặt hàng và bạn sẽ phải trả khoảng 1,5 triệu USD để sở hữu chúng.


**************************

Ngáy Càng To, Càng Dễ Chết



dfhdfh


Ngủ ngáy không chỉ gây phiền nhiễu cho người khác mà còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh. Những người ngáy do hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể chết sớm hơn người bình thường đến 40%. Theo cảnh báo của các chuyên viên y học, ngáy là chứng rối loạn giấc ngủ liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe.

Đột quỵ
Một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy cường độ ngáy liên quan đến nguy cơ xơ vữa động mạch – làm hẹp động mạch cổ do các chất béo bám vào thành động mạch dẫn đến đột quỵ.

Nói một cách đơn giản, bạn ngáy càng to và càng dài hơn thì nguy cơ đột quỵ của bạn càng cao.

Bệnh tim mạch
Việc ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến các vấn đề tim mạch như cao huyết áp và bệnh động mạch vành, có thể dẫn đến các cơn đau tim. Những người ngưng thở khi ngủ có khả năng mắc bệnh đau tim và nhồi máu cơ tim.

Rối loạn nhịp tim
Những người ngủ ngáy lâu năm hoặc ngưng thở khi ngủ sẽ có nhịp tim không đều vì ngưng thở có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn điện của tim.

Trào ngược dạ dày (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày rất phổ biến ở những người bị ngưng thở khi ngủ. Bởi vì không khí lưu thông ra vào cổ họng bị rối loạn trong khi ngủ, gây ra những thay đổi áp suất có thể hút những thức ăn trong dạ dày trở ngược lại thực quản. Cả hai loại bệnh GERD và ngưng thở khi ngủ đều liên quan đến thừa cân và cách khắc phục dễ nhất là giữ cân nặng bình thường.

Trầm cảm
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến tinh thần, làm mất ngủ, hay ngủ ngày và dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ ngủ ngày càng nhiều thì khả năng bị trầm cảm hoặc căng thẳng càng cao. Những nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu mối quan hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm.

Đau đầu
Thường xuyên đau đầu vào buổi sáng khi thức dậy có thể do rối loạn giấc ngủ liên quan đến ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Tiểu đêm
Đi tiểu hai lần hoặc nhiều hơn mỗi đêm được gọi là bệnh tiểu đêm. Đối với một số người, điều này bao gồm cả việc mất khả năng kiểm soát bàng quang liên quan đến việc ngủ ngáy ở cả nam lẫn nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông trên 55 tuổi thường tiểu đêm có khả năng bị bệnh tuyết tiền liệt và mất ngủ.

cvhch

Giảm ham muốn tình dục
Một nghiên cứu ở nam giới lớn tuổi phát hiện rằng tiếng ngáy càng to và càng nhiều thì khả năng ham muốn tình dục càng giảm, mặc dù phân tích sức khỏe lâm sàng của họ không thấy dấu hiệu sinh lý của giảm ham muốn tình dục. Điều trị rối loạn giấc ngủ có thể giúp lấy lại sự ham muốn.

Thừa cân
Một nửa số người thừa cân thường bị chứng ngưng thở khi ngủ. Một phần là do trọng lượng tập trung quanh cổ làm cho họ khó thở vào ban đêm. Giảm cân có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ.




*****************

Cơm gà Siu Siu ngày ấy


Qua hồi ức của nhà văn Nguyễn Tường Thiết – con trai nhà văn Nhất Linh, về ngôi nhà ở chợ An Đông ông sống những năm tuổi trẻ, thấp thoáng chuyện đời với kết cục bi thảm của ông chủ quán cơm gà Siu Siu (với “món cơm trấn quốc vang lừng” mà bao người Việt xa xứ vẫn còn nhớ) nổi tiếng ngày nào…

… Năm di cư mẹ và các anh chị tôi kẻ trước người sau lục tục vô Nam. Mẹ tôi mua một đơn vị trong chung cư chợ An Ðông để ở và lấy chỗ buôn bán. Ðơn vị ấy hai từng, từng dưới mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, tên hiệu là Cẩm Lợi, từng trên mẹ con chúng tôi ở khá chen chúc vì diện tích căn nhà không rộng bao nhiêu. Bố tôi chê nhà vừa chật lại vừa gần chợ ồn nên không ở, chỉ thỉnh thoảng lắm mới tạt về. Trên đầu chúng tôi là lầu ba. Lầu ba thuộc một đơn vị gia cư khác. Tất cả những đơn vị ở trên lầu ba đều đi chung một cầu thang riêng, nằm bên hông đường Nguyễn Duy Dương. Căn nhà chúng tôi ở một góc trông ra hai mặt đường nên rất thuận tiện cho việc buôn bán của mẹ tôi.

Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, vợ nhà văn Nhất Linh.33

… Chợ An Ðông mỗi sáng họp rất sớm. Mới ba bốn giờ trời còn tối người ta đã sửa soạn họp chợ. Từ dưới nhà vẳng lên gác tiếng động lạch cạch của những người phu khuân vác đóng xếp những sạp hàng bầy trên mặt đường quanh chợ. Trong bao nhiêu năm tiếng lạch cạch đều đặn ấy đã thấm sâu vào trong giấc ngủ của chúng tôi. Ðến khi tỉnh giấc thì tiếng ồn ào của chợ đã òa vỡ ở bên ngoài. Từ ban công lầu hai nhìn xuống dưới đường những chiếc bạt vải che mưa nắng dựng lên chi chít; qua những khoảng hở giữa hai cánh bạt là đầu và vai của những người đi chợ chen nhau qua lại giữa những sạp hàng. Ðến trưa thì tiếng ồn tắt. Chợ vãn. Bạt che, sạp hàng thoắt cái biến mất, mặt đường quanh chợ bỗng vắng te, một vài con chó sục sạo trong đống rác. Trong cơn nóng hực của thành phố Sài Gòn chợ An Ðông cũng theo người lịm vào giấc nghỉ trưa. Trôi đi trong giấc ngủ nặng nề tôi nghe có tiếng chổi quét uể oải “lẹt xẹt lẹt xẹt” của mấy người phu quét đường. Cho đến năm giờ thì chợ lại thức dậy bởi tiếng động lạch cạch bầy bàn của quán cơm gà Siu Siu.

Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy.

… Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ! Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ giãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!

Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dãy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ…

…Vào những năm chót của cuộc chiến chợ An Ðông phản ánh đời sống đầy khó khăn của dân chúng miền Nam. Ðám người từ vùng quê kém an ninh đổ về thành phố sống lây lất trong chợ, trên vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi. Những người ăn xin bu quanh thực khách để xin tiền hoặc để chờ khách ăn xong lấy đồ ăn thừa khiến ông Siu Siu phải vất vả đuổi họ đi…

* * *

Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.

Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dãy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi.

Ðã bao nhiêu nước chảy qua cầu.

… Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dãy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ, ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như chú Tiều ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn chú Tiều ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông…

Seattle, tháng 5 năm 2008

- Nguyễn Tường Thiết
(Trích từ Căn nhà chợ An Đông của mẹ tôi)





*******************

Cuba



Hôm nay tôi quyết định viết về Cuba, tôi phải viết càng sớm càng tốt, bởi vì tình hình chính trị và kinh tế của nước này có thể thay đổi nhiều trong tương lai. Nếu tôi chần chừ không viết, thì sau này những gì tôi ghi nhận có thể sẽ không còn hợp thời nữa. Trong phạm vi bài viết, tôi xin gói gọn các quan sát và cảm nghĩ của tôi về đời sống chỉ ở thủ đô Havana mà thôi. Ngày xưa, từ đầu thế kỷ XVII, Havana từng là một trung tâm văn hóa và quyền lực của hoàng gia Tây Ban Nha tại khu vực Châu Mỹ. Ngày nay, đến Havana, chúng ta có thể thấy được toàn bộ bức tranh muôn màu, vui có, buồn có, của đất nước và con người Cuba.

Mở nhanh vài trang lịch sử
Khi nhà thám hiểm Christopher Columbus khám phá và đặt chân lên bờ biển phía đông bắc của hòn đảo này vào ngày 27 tháng 10 năm 1492, ông đã viết vào nhật ký hải hành dòng chữ: “Đây là một vùng đất đẹp nhất tôi được nhìn thấy”. Tuy nhiên, khi những “trang sớ” này gởi về cho hoàng gia và nữ hoàng Isabella tại Tây Ban Nha, dường như hòn đảo Cuba chưa bị xem là vùng đất cần xâm lấn. Khi ấy, triều đình Tây Ban Nha đang cuồng say với những cơn sốt khai thác vàng ở nhiều nơi khác tại Châu Mỹ. Mãi đến năm 1512, tướng Diego Velázquez mới nhận được lệnh đem quân qua đánh chiếm Cuba, và mục đích cũng là khai thác vàng. Có thể xem đây là người Châu Âu đầu tiên đến sống ở Cuba. Đoàn quân viễn chinh dưới sự chỉ huy của Diego Velázquez đã bắt ép những thổ dân lao động khổ sai trong các hầm mỏ vàng do người da trắng khai thác. Hệ thống chính phủ thuộc địa kiểu Tây Ban Nha đã bắt đầu hình thành. Bảy đô thị kiểu Tây Ban Nha đã được xây dựng lên ở giai đoạn này, trong đó có Havana. Thành phố Santiago được chọn làm thủ đô đầu tiên của Cuba vào năm 1515. Trong vòng hai mươi năm kế tiếp, các thổ dân người Cuba đã dần bị lính viễn chinh Tây Ban Nha giết sạch vì nỗi lo sợ thổ dân có thể sẽ kháng cự và nổi dậy bất cứ lúc nào. Vì Cuba là hòn đảo không có nhiều những vị thế hiểm trở như núi non, thung lũng, cho nên các thổ dân khó trốn tránh, họ bị diệt chủng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sau khi diệt hết thổ dân, người Tây Ban Nha đã đưa nô lệ của họ qua thẳng từ mẫu quốc hoặc các thuộc địa tiếp tục làm công việc ở các hầm mỏ. Chuyến đầu tiên họ đưa 300 nô lệ da đen từ Châu Phi qua, sau đó là hàng ngàn người mỗi năm.

Những nô lệ này bị bắt cóc từ Phi Châu, bị đánh đập vô cùng dã man, bị ép làm các công việc trong hầm mỏ, các đồn điền trồng mía, các nhà máy chế biến đường… Cũng như các nô lệ da đen bị người Anh, người Pháp đưa vào Bắc Mỹ; nô lệ ở Cuba bị người Tây Ban Nha hành hạ rất dã man. Mạng sống của họ luôn tùy thuộc vào chủ nhân, họ có thể bị giết bất cứ lúc nào…

Năm 1607, Havana được chọn làm thủ đô của Cuba vì thành phố này đã trở thành trung tâm của văn hóa, quyền lực của hoàng gia Tây Ban Nha tại vùng Nam Mỹ. Trong thế kỷ XVII và XVIII, Tây Ban Nha rơi vào tay người Đức, rồi Pháp, do đó hòn đảo Cuba thuộc địa này cũng đã bị hai đế chế Đức và Pháp kiểm soát. Đến cuối thế kỷ XVIII, người Anh khi ấy rất hùng mạnh, các thuộc địa của Anh Quốc có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả vùng đất bây giờ là Hoa Kỳ và Canada. Người Anh luôn kiêu hãnh với câu “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”, đã đưa quân đến chiếm Cuba một cách dễ dàng. Sau đó có một sự trao đổi quyền lợi và quyền lực giữa Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Qua đó người Anh trao Cuba lại cho Tây Ban Nha, còn Tây Ban Nha trao cho nước Anh vùng đất rộng lớn ở Mỹ là Florida Peninsula (gần khớp với lằn ranh phân chia ranh giới của tiểu bang Florida ngày nay)… Tuy nhiên năm 1776, người dân gốc Anh tại Hoa Kỳ đã đứng lên đòi độc lập, tách ra khỏi sự đàn áp và đô hộ của đế chế Anh. Chính phủ vừa thành lập ở Mỹ và hoàng gia Tây Ban Nha ngay sau đó đã bắt đầu có những giao thương rất tốt đẹp, nhất là những gì liên quan đến Cuba. Vì thuận tiện địa lý, nhiều người từ Mỹ đã sang Cuba khai thác đồn điền trồng mía, trồng thuốc lá, lập nhà máy làm rượu, chế biến đường… kinh tế của Cuba từ đó cũng trở nên rất thịnh vượng, tỷ lệ thuận theo sự phóng khoáng và tinh thần cách tân của người Mỹ.

71

Năm 1808, hoàng đế Napoleon của Pháp đem quân xâm chiếm Tây Ban Nha, khi Tây Ban Nha lọt vào tay Pháp, dĩ nhiên có cả những thuộc địa Tây Ban Nha, nhưng triều đình Pháp lúc ấy đã không thèm dòm ngó gì đến một hòn đảo thuộc địa xa xôi, do đó Cuba đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Trong khoảng thời gian này, nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Thomas Jefferson, đã bảo hộ Cuba nhiều hơn. Rồi 6 năm sau, hoàng gia Tây Ban Nha trở lại nắm quyền hành tại “mẫu quốc” và các vùng thuộc địa, nhưng vị vua mới này không có những mối giao thương tốt đẹp với chính phủ Mỹ nữa. Khoảng thời gian này, một con tàu của Mỹ đậu tại Cuba đã bị nổ tung, giết chết 266 thủy thủ, chính điều này đã gây ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha, vì phía Mỹ cho rằng có bàn tay của Tây Ban Nha dàn xếp. Tuy nhiên chỉ 3 năm sau, Tây Ban Nha đồng ý rút lui, trao trả độc lập cho người dân Cuba. Một chính thể dân chủ do người dân bầu cử được ra đời vào năm 1902. Vị tổng thống đầu tiên của Cuba là Tomás Estrada Palma. Chính trị của Cuba thời đó là thân Mỹ, kinh tế cũng ảnh hưởng song song với nền kinh tế Mỹ. Thị trường cigar, thuốc lá, đường, rượu phát triển mạnh vì không có đối thủ nào cạnh tranh trên thế giới. Có thể nói, Cuba đã trở thành một quốc gia giàu có bậc nhất ở Mỹ Châu và thế giới. Nhiều băng đảng Mafia cũng đổ về đây hoạt động. Các hoạt động ăn chơi, sòng bài, du lịch cũng phát sinh, hòn đảo trở thành một nơi kiếm tiền và tiêu tiền khá dễ, ăn chơi khét tiếng như kiểu HongKong, Macau, Thượng Hải ở Châu Á. Giới nhà giàu từ Mỹ qua Cuba mua đất xây những căn biệt thự lộng lẫy, giới giàu có người Cuba cũng lập nên những căn phố sầm uất, thịnh vượng với nhà hàng, khách sạn, cửa tiệm sang trọng, các ngôi sao thượng thặng của Hollywood như Frank Sinatra, Nat King Cole, Joan Crawford… cũng đã đến đây trình diễn. Cuba như một viên kim cương lấp lánh bậc nhất ở vùng biển Caribbean… Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 1959, bàn cờ chính trị thế giới đảo chiều, đảng cộng sản nắm được quyền hành và đất nước Cuba từ đó đi vào bóng tối. Cũng giống như những quốc gia khác bị rơi vào tay cộng sản, những gia đình và cá nhân có liên hệ với chính quyền cũ đã vượt thoát xin tị nạn chính trị ở khắp nơi. Rất đông người đã đến Mỹ. Họ thành lập một cộng đồng Cuban tị nạn chính trị tại Miami, Florida. Những ai chạy không kịp đều bị thanh trừng dã man. Những nhà máy, sòng bài, bất động sản bị tịch thu và quốc hữu hóa. Không còn cảnh tự do thương mại nữa, tất cả các nhà máy trở thành tài sản của chính quyền mới, hoạt động theo hình thức quốc doanh. Một tầng lớp thống trị mới nhảy ra làm lãnh đạo, cái tên Fidel Castro được nhắc nhở từ đó. Cuba trở thành xứ theo xã hội chủ nghĩa, người dân đói nghèo hơn, bần cùng với sổ gạo, sổ nhu yếu phẩm… hoàn cảnh vô cùng tương tự như đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.

Đa văn hóa, đa chủng tộc
Dân số của Cuba hiện nay là 11.27 triệu người, có ba nhóm sắc dân. Nhóm một là người gốc Tây Ban Nha da trắng đông nhất, kế đến là nhóm người da đen bị bắt làm nô lệ đến từ Châu Phi trong thế kỷ XVI, và nhóm thứ ba là người Hoa qua làm việc từ những năm của thế kỷ XVII. Ngoài ra còn vài nhóm từ các quốc gia khác đến từ Châu Âu như người Anh và người Pháp, nhưng theo thời gian những nhóm nhỏ này đã bị đồng hóa và hầu như không còn ai phân biệt được nguồn gốc của họ, nói một cách khác, nguồn gốc của họ bị lẫn vào trong nhóm da trắng Tây Ban Nha. Tôn giáo của người dân Cuba là đạo Thiên Chúa.

Một lần đi lang thang trên đường phố Havana, mặc dù không biết tiếng Tây Ban Nha, nhưng tôi ngờ ngợ vì thấy một tấm bảng chỉ đường màu đỏ có ghi hàng chữ dường như có ý nghĩa là “Phố Tàu”. Theo mũi tên, tôi đã đi băng qua nhiều con hẻm, hỏi thăm rất nhiều người nhưng không ai biết tiếng Anh cả. Tôi đành len lỏi vào một con hẻm trông vô cùng nghèo nàn, nhà cửa trông cái nào cũng như muốn đổ sụp. Tôi hơi hoảng vì sợ mình đi lạc quá xa và không biết tình hình an ninh ở đây thế nào nên tìm đường đi ngược lại. Quay trở ra thì gặp hai thanh niên trẻ có vẻ giống sinh viên, tôi đánh liều hỏi, hai người trẻ này đã bập bẹ chỉ tôi đường đi đến Chinatown chỉ còn cách đó một ngã tư. Tìm được đường, đến nơi tôi thấy phố Tàu ở đây chỉ là một con hẻm nhỏ, xe hơi không thể vào. Bên ngoài đầu hẻm có một cổng tam quan màu đỏ, ngói xanh. Đi vào bên trong hẻm có vỏn vẹn bốn năm nhà hàng, hai căn nhà ghi rõ là Hội Quán Ái Hữu Hoa Kiều. Tôi không thấy cửa tiệm chạp phô, không có siêu thị. Đây là một phố Tàu tí hon nhất mà tôi được thấy. Một điều khác tôi chú ý, rằng tại Havana hiện nay, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của rất đông người Trung Quốc từ đại lục, không biết họ đến đây để làm gì, họ không phải là những người thuộc cộng đồng người Hoa đã sống ở đây từ thế kỷ XVII.

Khách sạn bốn sao theo tiêu chuẩn Cuba
Tôi thuê National Hotel cách khu phố xá trung tâm khoảng hai hay ba ngã tư, khá yên tĩnh, tuy nhiên để đi bộ ra nơi phố thị thì cũng hơi xa. Đây là khách sạn thuộc loại cổ kính nhất ở Havana, từng được đạo diễn Francis Ford Coppola chọn làm phim trường để quay bộ phim Godfather I & II. Cả hai bộ phim và cả đạo diễn đều giành được những giải thưởng danh giá Oscar với Best Pictures và Best Director trong thập niên 1970. Tôi mường tượng đến cái khó khăn của đoàn làm phim Hollywood khi muốn vào Cuba quay trong thời chiến tranh lạnh. Bên trong khách sạn có nhà hàng bán buffet buổi tối giá $28 CUC (1 CUC tương đương 1 USD), thức ăn kiểu inter-continental cũng khá ngon miệng, không có gì phàn nàn, tuy nhiên với giá tiền này, ở Mỹ hay Canada, tôi có thể tìm ra nhiều nơi ăn ngon và rẻ hơn nhiều.g2

Khách sạn này từng có một thời vang bóng, nhưng hiện nay là một khách sạn quốc doanh, không ai chăm sóc tận tình. Màn, khăn trải giường, thảm đều cũ và phai màu, sơn trên tường bị bong ra từng mảng lớn và ố nước mưa. Nước máy ở thủ đô Havana có nhiều cặn không thể uống được. Một buổi tối, vì quá mệt nên sau khi tắm rửa xong, tôi nhảy lên giường đánh một giấc… Nửa đêm tôi bỗng giật mình vì có tiếng tí tách như nước ở đâu giọt xuống. Tôi choàng dậy mở đèn thì thấy một dòng nước đang nhỏ giọt từ trần nhà và đang len lỏi qua các đường dây điện. Sợ sẽ chập điện gây hỏa hoạn, tôi liền bốc điện thoại gọi xuống quầy tiếp tân. Không có ai trả lời, tôi gọi thêm lần thứ hai thì có giọng nói lè nhè của một cô gái, nhưng cô này không biết tiếng Anh. Cô ấy nói một tràng tiếng Tây Ban Nha, giọng điệu bây giờ nghe có vẻ sắc lẻm, không biết có phải đang sỉ vả vì tôi đã làm cô mất ngủ hay không, rồi cô cúp máy. Tôi đành chịu thua, chỉ còn cách kéo cái thùng rác ra làm xô hứng nước mưa dột, xong nhảy lên giường ngủ tiếp. Tôi định bụng sáng hôm sau sẽ xuống tận nơi báo cho nhân viên biết, hy vọng chỗ làm của họ thì họ phải quan tâm hơn là tôi, một du khách chỉ đến và đi…

Hối suất chênh lệch đến hoảng hồn
Hôm nay tôi ghi danh đi city tour với khách sạn vì còn nhiều nơi tôi chưa biết ở thủ đô Havana. Điều đầu tiên là tôi cần đổi ra tiền địa phương, bởi vì cầm tiền Mỹ, tiền Canada ra đường sẽ không cách gì tiêu xài được. Mặc dù biết trước hối suất, nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc là tại sao tiền CUC của Cuba lại đổi bằng ngang ngửa với tiền USD? Hỏi các nhân viên đổi tiền ở khách sạn quốc doanh này, họ rất tiết kiệm câu trả lời, không biết vì họ chẳng muốn nói, hay vì họ không biết tiếng Anh nhiều. Tôi quay qua nhìn hai vợ chồng người Mỹ đang ngồi chờ ở đại sảnh, họ nhìn vẻ mặt thắc mắc của tôi, họ cười, nói cho tôi biết tiền CUC là một loại tiền vô giá trị, không được công nhận trên thị trường tài chính thế giới hay ngân hàng thế giới gì cả. Chính quyền Cuba in ra cho du khách sử dụng và họ cứ tự tiện đánh đồng một đồng CUC đổi ra một USD. Người Cuba địa phương xài tiền khác, gọi là Peso và hối suất chênh lệch khá xa, một CUC đổi ra được 24 Peso. Nếu vào một khu chợ, chai nước suối có thể là 3 Peso cho người địa phương, nhưng người ngoại quốc sẽ phải trả 3 CUC (tức là 72 Peso). Nói một cách khác, du khách mua đồ phải trả mắc gấp 24 lần người địa phương. Như vậy, có khi nào du khách mua hàng theo giá người địa phương được hay không? Câu trả lời là vô cùng khó, bởi vì từ tác phong, giọng nói, cách ăn mặc, cái dây nhựa đeo sát cổ tay của các khách sạn hay resorts để đánh dấu “đây là kẻ lạ, cứ việc chém”, người dân Cuba chỉ cần nhìn qua là biết du khách, không ai dại gì mà lấy tiền Peso. Ngay cả những người cùng nói tiếng Tây Ban Nha trong khu vực Nam Mỹ, và cả “Cuban Kiều” cũng bị nhận dạng là du khách vì không giống dân địa phương. Đa số ai cũng bực mình và cảm thấy như đang bị trêu ngươi, trấn lột.

Phố cổ – Old Havana
Ngồi một lát thì xe bus của công ty du lịch quốc doanh Cuba đến. Hướng dẫn viên là một cô gái thật xinh và hiền thục. Cô ta nói tiếng Anh khá đúng giọng. Một hồi sau tôi mới nghe cô giới thiệu cô từng là giáo viên dạy Anh Văn ở trường trung học. Cô bảo lương giáo viên chỉ bằng khoảng $11 USD cộng với gạo, nhu yếu phẩm, vải may áo… như thời bao cấp ở Việt Nam. May thay cô thi đậu vào ngành du lịch, lương tiền khá hơn, có tiền tips của du khách cho nên cô mới có thể giúp đỡ gia đình. Cô kể tiếp, ngày xưa cả gia đình làm công nhân viên, muốn trám lại cái sân nước, cả nhà gom góp cuối năm cũng chỉ đủ làm được một mét vuông, và cái sân rộng mười mét vuông đã phải kéo dài mười năm mới xong, làm xong thì cement cũ đã mọc rêu, cement mới còn trắng, trông như ô bàn cờ (!)… Cả xe nhìn cô ấy, rồi nhìn nhau ái ngại. Khi xe dừng cho du khách xuống một ngôi chợ, tôi lân la lại hỏi thăm cô ấy: “Khi nãy xe chạy qua con đường sang trọng, hai bên toàn villa, biệt thự kiểu Châu Âu, vậy thì những người chủ cũ trước cuộc cách mạng 1959, họ có được ở lại trong đó hay không?”. Cô gái nhìn quanh, rồi cười nhẹ: “Họ chạy qua sống bên Miami hết rồi, ai chạy không kịp thì cũng bị giết chết hết chứ sao mà còn…”. Tôi nhìn cô gái, cô có vẻ bất mãn chế độ ghê, điều cô nói, sau này tôi có dịp kiểm chứng lại với nhiều người thì họ cho biết, cũng chưa đến nỗi giết sạch như người Tây Ban Nha giết thổ dân lúc xưa, nhưng đa số những ai có liên quan đến chế độ cũ đều bị những trận thanh trừng dã man, tàn ác, nhốt tù không có ngày về, con cái không mong gì được tiến thân… Điều này thì tôi không lạ, vì cũng đã từng xảy ra ở Việt Nam, các nước Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc.

Khu trung tâm và khu phố cổ Old Havana thật đẹp và như còn phảng phất sự kiêu kỳ của viên kim cương trong vùng biển Caribbean một thuở. Kiến trúc kiểu Tây Ban Nha và Pháp rất đẹp, nhưng hầu như đều bệ rạc, hư hại trầm trọng. Có nhiều căn nhà đã đổ sụp hết một nửa, nhưng vẫn có người chui ra, chui vào sống bên trong. Nhiều tòa nhà quan trọng như các viện bảo tàng, các khách sạn cổ đều đang được sửa sang. Hỏi ra, thì đây là chương trình viện trợ của UNESCO cho nhà nước Cuba để sửa lại những công trình cổ. Tôi cảm thấy mình đã đến Cuba đúng lúc, vì nếu tôi đi trễ vài năm nữa, cả thành phố sẽ được làm mới lại như những thành phố Châu Âu khác, chậm trễ sẽ không có cơ hội làm “nhân chứng của buổi giao thời”… Sau khi đi một vòng thành phố, tôi cùng đoàn du khách ăn trưa ở một quán ăn thuộc loại sang trọng và đẹp bên trong khu phố cổ, có nhạc sĩ kéo đàn Accordion. Thức ăn được đem ra là đùi gà và cơm trộn. Tôi đã cố tình để ý thực đơn nhà hàng và tìm hiểu khi thức ăn được đem ra. Khi nói thịt gà thì phải hiểu chỉ có đùi gà vì ức gà đắt tiền hơn sẽ hầu như không có ở đây. Cuba không thể lập được ngành chăn nuôi. Ở đây, thịt gà, thịt heo, bò phải nhập cảng từ các nước khác trong vùng và thông thường chỉ nhập được những thức rẻ như đùi gà hoặc thịt bò già. Thảo nào khi ăn thịt bò trong khách sạn, miếng thịt nào cũng dai, nhai hoài đến ê cả quai hàm…62

Dân tình
Ở thêm vài hôm, đi thêm vài nơi ở Havana, tôi cảm thấy chính sách bao cấp của Chủ Nghĩa Xã Hội thật sự không bao giờ tốt cho người dân ở bất cứ xã hội nào. Sau hơn 55 năm, người dân Cuba bị ù lì đi. Ở khách sạn và những khu resort tôi đến, các nhân viên dường như được ăn lương công nhân viên nên họ làm việc như đang say thuốc hay ngủ gục vậy. Họ không cần biết có bao nhiêu khách hàng đang đứng chờ. Ngay cả ở phi trường, mọi người đang chờ rất đông, nhưng các nhân viên cứ tụm năm, tụm ba lại nói chuyện, mặc cho khách xếp hàng chờ đợi, có lúc chẳng còn nhân viên nào ở quầy check-in, họ bỏ đi đâu hết mà không một lời giải thích.

Thời Fidel Castro thì các chính sách cai trị rất gay gắt và ngặt nghèo. Dân chúng không được phép tiếp xúc với khách ngoại quốc, không được phép đến gần các khách sạn dành cho du khách. Nay dưới thời ông Raul Castro, người dân được phép đăng ký kinh doanh nhỏ, được phép tiếp xúc, đến thăm bạn bè ngoại quốc và gặp ở lobby khách sạn (cấm bước vào thang máy). Chế độ tem phiếu của chính sách bao cấp vẫn còn rất quan trọng ở Cuba.

Tôi đã mấy lần đi ngang qua một địa điểm cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Tò mò đứng lại xem, tôi thấy những bắp cải hư héo, người ta phải bóc tách các lớp bên ngoài bỏ đi quá nhiều, bây giờ nó chỉ còn bé xíu như trái cam, rồi những quả cà chua héo, dập, nằm chỏng chơ trong các rổ mây. Bên ngoài có khoảng 4 hay 5 người đang chờ được gọi vào nhận lãnh, ai cũng đang cầm một cuốn sổ nhu yếu phẩm trong tay…

Ngoài đường và các bãi biển luôn có những cặp tình nhân bá vai bá cổ nhau. Điểm đặc biệt ở các cặp này là cứ kiểu “ông già và con bé”, hoặc “bà già và thằng bé”. Chắc chắn “đứa bé” kia là dân địa phương, và người già kia là du khách. Nghe nói các du khách già người Canada qua đây tìm bạn tình khá nhiều. Cô đồng nghiệp của tôi cũng cho biết cô đã phạm một lỗi lầm lớn khi đưa hai con nhỏ đi tắm biển ở Havana. Theo tôi, các gia đình nên về những khu resort ở Varadero, cách thủ đô khoảng 90 phút lái xe, ở đó có các bãi biển riêng biệt sẽ tốt cho trẻ em hơn. Tại các bãi biển công cộng ở Havana, những đôi tình nhân già-trẻ, trẻ-già này công khai làm tình dưới nước, một môi trường hoàn toàn không lành mạnh cho các gia đình có trẻ em bơi lội.

Tôi có quá khó tính không?
Viết lại cảm nghĩ của mình cho trang báo, tôi cũng muốn cân bằng và dung hòa những điều tốt và không tốt ở một nơi. Tôi rất muốn tìm và suy nghĩ, viết nhiều về những gì có thể là tốt ở Cuba nhưng sao cảm giác và ấn tượng về Cuba vẫn cứ nặng nề trong tôi. Giá tiền đi chơi một tuần “All inclusive” (bao từ vé máy bay, khách sạn, ăn uống ngày ba bữa) cho dân Canada dao động từ $500 CAD cho đến $800 CAD hoặc hơn, giá này là quá rẻ. Rẻ quá mà còn đòi hỏi gì nữa phải không? Nếu đem giá tiền ra so sánh thì không nên phàn nàn nhiều quá. Có lẽ tôi đã dại dột vượt quá lằn ranh của một du khách hồn nhiên đang hưởng thụ và nghỉ vacation. Tôi đã tìm hiểu hơi nhiều về lịch sử, về xã hội, về cuốn sổ gạo, về đồng lương giáo viên $11USD /tháng , nghe ngóng về các cặp tình nhân già-trẻ nhan nhản đầy đường, về cái xấc láo của nhà nước Cuba bắt du khách xài đồng tiền giấy lộn ngang với tiền Mỹ, nhưng kỳ thực là du khách phải chi trả gấp 24 lần dân địa phương… và …trên những con đường từ thành phố về các khu resorts, đi qua những khu đất trống bỏ không bạt ngàn, tôi cảm thấy đau lòng vì đất nước này đã không có nổi một ngành nông nghiệp, để cho dân chúng thiếu rau, thiếu thịt. Cách trồng trọt kiểu thủ công hiện nay chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lương thực của người dân (theo nghiên cứu của đài CNN)… Tuy nhiên, hiện nay người dân ai cũng đang vui mừng, vì họ tin rằng tương lai sẽ tốt hơn qua việc người trong nước được nhận tiền của thân nhân từ Mỹ gởi về, cuộc sống dễ thở hơn trước. Biết đâu rồi đây sẽ có những thay đổi nhiều hơn từ chính trị cho đến kinh tế cho hòn đảo này, để Cuba sẽ trở về làm một viên kim cương rực rỡ trong vùng biển Caribbean như thuở xa xưa! Chúng ta hãy chờ xem và hy vọng cho họ vậy!

- Tôn Thất Hùng




**********************

lịch sử "bí mật" những chiếc... mặt nạ.

Qua chiều dài phát triển lịch sử, mặt nạ - biểu tượng của sự bí ẩn "giấu giếm khuôn mặt con người theo mục đích" trở nên đa dạng về cả kiểu dáng và chức năng.
Cùng tìm hiểu nguồn gốc và các câu chuyện bí ẩn đằng sau những chiếc mặt nạ thú vị dưới đây.
 
1. Mặt nạ "rọ miệng"
 
Do thiếu thực phẩm nên đất cũng là một trong những loại thức ăn khá phổ biến của nô lệ ở Tây Phi vào thế kỷ XVI - XIX. Tuy nhiên, bác sĩ thời ấy cho rằng, việc sử dụng đất như một món ăn sẽ khiến cho những người nô lệ mắc các chứng bệnh như trầm cảm, đau bụng, cổ chướng, chán ăn, khó thở và chóng mặt. 
 
10-2-952ac.jpg
 
10-2d2c1.jpg
 
Vì vậy, để bảo vệ “tài sản” của mình, tầng lớp chủ nô đã nỗ lực ngăn chặn thói quen xấu này bằng rất nhiều công cụ, trong đó phải kể đến mặt nạ rọ miệng. Những người nô lệ buộc phải đeo mặt nạ này 24/7 nhằm tránh việc họ tự ăn đất trồng.
 
10-1-2d2c1.jpg
 
Đối với chủ nô, “liệu pháp” chữa trị thói ăn đất này chủ yếu là một hình thức tra tấn và nhằm kiểm soát, ngăn không cho nô lệ “ăn vụng” nông sản mà họ thu hoạch. 
 
2. Mặt nạ quý bà Rowley
 
Trong thập niên 1890, chiếc mặt nạ này được bày bán rộng rãi như một liệu pháp làm đẹp cho các quý bà, khiến da luôn trắng trẻo, mịn màng. Thậm chí, người phát minh chiếc mặt nạ này - quý bà Rowley đã được viện Hàn Lâm trao tặng bằng sáng chế. Về bản chất, chiếc mặt nạ này rất bình thường, cho đến khi nó xuất hiện trên khuôn mặt nhân vật bác sĩ Hannibal Lecter trong bộ phim "Sự im lặng của bầy cừu". 
 
9-1-2d2c1.jpg

Theo các tài liệu, người dùng sẽ đeo mặt nạ này trong khi ngủ để mồ hôi cùng các hóa chất có tác dụng làm sáng và mịn da trong mặt nạ se khít lỗ chân lông, hỗ trợ lưu thông máu huyết. 
 
9-2d2c1.jpg
 
Thế nhưng, theo các bác sĩ da liễu, liệu pháp này chỉ gây nhăn da và giúp những loại nấm có điều kiện phát triển gây nhiễm trùng da, hủy hoại nhan sắc dần dần. 
 
3. Mặt nạ Visard
 
Những quý bà sống ở thế kỷ XVI rất thích thú khi dạo quanh thị trấn với một chiếc mặt nạ đen bao trùm toàn bộ khuôn mặt. Chiếc mặt nạ này có tên gọi là Vissard với tác dụng bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng Mặt trời và chống khói bụi. 
 
2-2-2d2c1.jpg
 
Phía sau khe miệng của mặt nạ có một hạt nhỏ nhằm giúp người phụ nữ cắn chặt để giữ chiếc mặt nạ. 
2-2d2c1.jpg
Người ta cho rằng, chiếc mặt nạ này giúp các quý cô trông bí ẩn hơn. Thế nhưng, theo Phillip Stubbles - một nhà văn bấy giờ, nếu một người đàn ông gặp một quý bà đeo mặt nạ Visard, ông ta sẽ bị ám bởi đôi mắt ẩn sâu trong hai lỗ đen phía sau cặp kính dày của mặt nạ. 
 
2-1-2d2c1.jpg
 
Xu hướng thời trang quái lạ này bị tẩy chay từ thế kỷ XVII khi mặt nạ Visard gắn liền với những cô gái mại dâm. 

 
4. Mặt nạ Splatter
 
Mặc dù trông giống một công cụ tra tấn thời Trung cổ nhưng chiếc mặt nạ này được lính thiết giáp Anh sử dụng trong Thế chiến thứ I. 
8-2-2d2c1.jpg
Trong thời gian đó, xe tăng chưa được trang bị vũ khí tối tân và có sức công phá như hiện nay. Tốc độ di chuyển chỉ bằng người đi bộ và dễ dàng bị tiêu diệt với pháo hạng nặng. Lính thiết giáp trong xe rất dễ bị sát thương bởi những mảnh đạn, đinh tán và kim loại. 
 
8-2d2c1.jpg
 
Vì thế, mặt nạ Splatter đã được phát minh giúp những binh sĩ Anh bảo vệ phần đầu và cổ trong cuộc chiến. Có thể nói, chiếc mặt nạ này là minh chứng đáng hổ thẹn cho công nghệ sản xuất vũ khí của quân đội Anh lúc bấy giờ.

 
5. Mặt nạ chống khí độc cho trẻ em
 
Nếu mặt nạ chống khí độc dành cho người lớn chưa đủ “kinh dị” thì mặt nạ dành cho trẻ em sẽ là trải nghiệm đầy ám ảnh dành cho bạn. 
 
7-1-2d2c1.jpg
 
Trong Thế chiến thứ I và thứ II, mặt nạ dành cho trẻ em mang hình dáng một chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu, nhằm giúp trẻ phòng độc trước sự tấn công của vũ khí sinh học. Những chiếc mặt nạ này vô cùng nặng nề do được trang bị thêm hệ thống bơm khí và trừ độc. 
7-2-2d2c1.jpg

7-2d2c1.jpg
Trong giai đoạn này tại Mỹ, mặt nạ phòng độc có hình dạng chuột Mickey cũng ra đời nhằm cổ vũ chiến dịch phổ biến loại mặt nạ này cho trẻ em. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ lại khiến nhiều người ám ảnh khi tấm kính trên chiếc mặt nạ phản chiếu hình ảnh khuôn mặt trẻ em ngây thơ, gào thét... 
 
7-3-2d2c1.jpg
 
Bên cạnh mặt nạ phòng độc cho người lớn, trẻ em còn có loại mặt nạ dành cho những chú chó và ngựa chiến.

 
6. Mặt nạ xấu hổ
 
Vào thế kỷ XVII - XVIII, Schandmaskes (mặt nạ xấu hổ) là một hình thức trừng phạt tại Đức, dành cho những người vi phạm quy tắc xã hội như nói xấu người khác, chửi tục, dối trá, lừa gạt... 
 
4-1-2d2c1.jpg
Chiếc mặt nạ này tạo ra một cảm giác kỳ dị khó tả cho người xem khi chứng kiến những tội nhân phải đeo chúng. 
 
4-2-2d2c1.jpg
 
Chiếc mặt nạ này được làm bằng sắt, thô ráp và sần sùi, được “trang trí” với mũi heo và những chi tiết quái lạ nhằm sỉ nhục phạm nhân càng nhiều càng tốt. Ví dụ, tai lừa biểu hiện cho kẻ ngốc, lưỡi dài biểu hiện cho “bà tám”, mũi heo khổng lồ biểu hiện cho người bẩn thỉu. 
 
4-2d2c1.jpg
 
Một số mặt nạ còn được thêm những bộ phận tạo âm thanh gây chú ý như tiếng huýt sáo mỗi khi phạm nhân hít thở, biến phạm nhân thành tâm điểm của những lời sỉ nhục, lăng mạ và là trò tiêu khiển của mọi người. 
 
4-3-2d2c1.jpg
 
Mặt nạ xấu hổ của Đức lấy “cảm hứng” từ “dây cương tủi nhục” của Anh, hình thức tương tự như Đức, nhưng chủ yếu được áp dụng trên phụ nữ.
 
7. Mặt nạ người chết
 
Mặt nạ người chết bằng thạch cao lần đầu được sử dụng nhằm mục đích khắc họa chân dung người quá cố. Đây là một loại mặt nạ kinh dị với nét mặt vô hồn ma quái đã một thời “làm mưa làm gió” trong thế kỷ XX. 
 
6-1-2d2c1.jpg
Loại mặt nạ này được sử dụng dưới nhiều mục đích như trang trí, phục vụ cho công tác pháp y, thực hiện nghi lễ tôn giáo hay đơn giản chỉ là vật lưu niệm tưởng nhớ người đã khuất.
 
6-2d2c1.jpg
 
Những bác sĩ tạo hình mặt nạ thạch cao bắt đầu công việc ngay khi người quá cố qua đời nhằm đảm bảo cơ thể còn ấm và chưa bị phân hủy. 
 
Nhờ vào sự gan dạ của những vị bác sĩ này mà ngày nay chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng “dung nhan” của hoàng đế Napoleon, Tổng thống Lincoln, Nữ hoàng Scotland Mary, Beethoven và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác. 
 
6-2-2d2c1.jpg
 Chiếc mặt nạ lưu hình Tổng thống Lincoln.
 
8. Mặt nạ giả dối của người Iroquois
 
Nhiều nền văn hóa bản địa sở hữu những chiếc mặt nạ kỳ bí, đáng sợ, tượng trưng cho nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng của người bản xứ. Và một trong những mặt nạ đáng sợ nhất là mặt nạ giả dối của người thổ dân Iroquois của Mỹ.
 
1-1-2d2c1.jpg

1-2-2d2c1.jpg
Chiếc mặt nạ này được điêu khắc từ gỗ và bẹ ngô với hình thù kỳ quái, thường được sử dụng trong các nghi lễ chữa bệnh khi bệnh nhân không thể nào được chữa khỏi bởi phương pháp khác.
 
1-2d2c1.jpg
 
Chiếc mặt nạ này là hiện thân của một linh hồn. Việc trưng bày hay sao chép mặt nạ là hành động báng bổ thần linh và sẽ phải trả giá bằng mạng sống. Vì thế, chúng được giữ gìn rất cẩn thận khi được "mát-xa" bằng mỡ động vật hay "nuôi lớn" bằng cháo ngô trắng... Nếu gia đình nào làm hỏng chiếc mặt nạ, những căn bệnh quái ác sẽ khiến cả nhà tử vong trong ngày hôm sau.
 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Mentafloss...
Song Phương chuyển



*****************************

Ảnh vui: Gái xinh trên bãi biển




***************************

Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng


Buồn chán vì bệnh tật, nợ nần, cộng thêm những mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, Nguyễn Thị Mai Trang (SN 1974, trú tại số 10, ngách 105/23 phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã uống thuốc ngủ tự tử. Tuy nhiên, do lượng thuốc không đủ để gây tử vong, Trang đã tỉnh dậy, dùng búa truy sát em chồng rồi lấy dầu đốt nhà với mục đích cả hai cùng chết.

Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng 1

Đối tượng Nguyễn Thị Mai Trang tại cơ quan điều tra.

 
Giây phút hãi hùng

Ngày 15/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Mai Trang về hành vi giết người. Nạn nhân bị Trang dùng búa truy sát là chị Lê Thị Mai (SN 1974, em chồng của Trang).

Khoảng 16h ngày 3/5, chị Mai đang nhặt rau chuẩn bị cho bữa cơm chiều thì nghe tiếng gọi của Trang ở tầng 2, kêu la đau bụng và cần giúp đỡ. Khi chị Mai chạy lên, thấy Trang nằm ôm bụng quằn quại trên giường. Vừa bước đến gần, chị Mai bất ngờ bị Trang dùng bình xịt côn trùng xịt vào mặt. Quá hoảng loạn, chị Mai vội chạy vào nhà vệ sinh để rửa mắt, đang cúi xuống rửa thì Trang đuổi theo, xông vào và dùng búa đinh đập liên tiếp 3 nhát vào đầu. Chị Mai đã cố vùng chạy xuống nhà vệ sinh tầng 1 chốt trái cửa rồi rửa mặt khỏi hơi cay, đồng thời kêu cứu. Hàng xóm nghe thấy chạy qua nhưng cổng nhà đã bị khóa trái từ bên trong.

Đứng bên ngoài nhìn vào, hàng xóm chứng kiến cảnh Trang cầm trên tay một chai dầu (loại dầu thải của ô tô) đổ vào chiếc xe máy Attila và một số vật dụng trong nhà rồi châm lửa đốt, ngọn lửa bùng lên cháy lan sang chăn đệm, bàn học… Lúc đó, chị Nguyễn Thị Bích (hàng xóm) và một số người dân đã kêu gọi và khuyên can nhưng Trang đều bỏ ngoài tai. Thực hiện xong hành vi của mình Trang lên tầng 2.

Người dân địa phương đã phá khóa, dùng bình cứu hỏa mini dập lửa. Khi đám cháy được dập tắt thì cả chị Mai và Trang đều bất tỉnh. Các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 1 búa đinh, 1 vỏ can bằng nhựa đã bị cháy biến dạng...

Sau nhiều ngày bị hôn mê sâu nằm điều trị tại Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai do uống 90 viên thuốc ngủ, cộng thêm thuốc gây ảo giác, Trang đã hồi phục sức khỏe. Khi được di lý về cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra, Trang cúi đầu thừa nhận hành vi của mình. Người chị dâu này luôn tỏ ra hối hận, không hiểu vì sao mình lại hành động như vậy.
 
Lời khai của hung thủ
 
Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng 2

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc.  Ảnh: T.G


Bước đầu, Trang khai nhận, do buồn chán về chuyện bệnh tật, nợ nần, cộng thêm phát sinh nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nên đã nảy sinh ý nghĩ tiêu cực. Ngày 3/5, Trang viết thư tuyệt mệnh với nội dung trách móc chồng bội bạc, chán nản vì nợ nần quá nhiều nên không muốn sống nữa. Lá thư tuyệt mệnh được Trang đặt ngay sát di ảnh mà nghi can này đã chuẩn bị từ trước đó.

Sau đó, Trang đã uống 90 viên thuốc ngủ để tự tử. Sợ đau đớn, Trang uống thêm thuốc ảo giác. Khi đó, bụng đau quằn quại, Trang đã gọi chị Mai. Khi chị Mai lên tới nơi, trong lúc tinh thần không ổn định, Trang đã dùng búa đập vào đầu em chồng rồi đốt nhà. Nói về nguyên nhân tại sao lại ra tay tàn độc với người em chồng của mình, Trang chỉ khóc và nói rằng, giữa cô và chị Mai không hề có bất cứ mâu thuẫn hay xích mích gì cả. Sở dĩ có hành động như vậy là do lúc đó Trang uống thuốc ảo giác nên không kiểm soát, nhận thức được hành vi.

Bản thân Trang vốn làm nghề thợ may, chồng làm nghề lái taxi. Vợ chồng Trang đã có 2 người con trai. Thời gian đầu mới lấy nhau, vợ chồng Trang tu chí làm ăn, dành dụm được số vốn tới 10 cây vàng. Nhưng sau đó do ham mê lô đề, cờ bạc, bị thua lỗ nên Trang đã lấy hết số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng đi trang trải nợ nần. Ngoài ra, đồ đạc trong nhà cũng lần lượt “đội nón ra đi”, trong đó có cả chiếc xe SH. Theo như lời Trang, nguyên nhân tìm tới cái chết do trong cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, xích mích, lại thêm chuyện bệnh quanh năm.

Về phía chị Mai, vốn làm giáo viên mầm non, chồng cũng làm nghề lái taxi, có 2 người con (1 trai, 1 gái). Theo đánh giá của hàng xóm, chị Mai rất tốt nết, hiền lành, chịu thương chịu khó. Ông Mai Tuân, Tổ phó Tổ dân phố 18 cho biết, từ xưa tới nay hai bên gia đình Trang và chị Mai vẫn sống hòa thuận, chưa bao giờ xảy ra xô xát. Sự việc lần này là điều đáng buồn. Giờ đây một người bị hoảng loạn tâm lý, một người vướng vào vòng lao lý, bỏ lại chồng con nhỏ tự chăm sóc lẫn nhau.
 
Công an quận Tây Hồ xác định, loại thuốc Trang uống cùng với thuốc ngủ để tự tử có tên là Gardenal. Loại thuốc này có tác dụng lên hệ thần kinh, gây ảo giác ảnh hưởng đến tất cả các giác quan, tạo ra những cảm giác huyền ảo, không có thực, làm thay đổi cách nhìn của một người về môi trường xung quanh, làm cho tư tưởng, ý thức về thời gian và xúc cảm bị lệch lạc. Thuốc này sử dụng quá liều, không theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến chết người. Rất may Trang được đưa đi rửa ruột, cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Quốc Tuấn – Xuân Thắng


*************************



[cmampos3]

















Chúc anh em giải trí vui với hình lồn và giữ gìn sức khỏe tại Mới Hay

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 18 - 05-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Lịch sử phong kiến Trung Quốc chứng kiến sự hình thành, tồn tại của một tầng lớp vô cùng đặc biệt và cách biệt trong xã hội, ấy là hoạn quan. Ngay từ thời Tây Chu, những người đàn ông mất đi bộ phận sinh dục với tên gọi chung là hoạn quan
**************************

Trung Quốc, Đài Loan đưa tàu, máy bay đón dân về nước?


Blog GiaoTheo báo chí Đài Loan, thì tính đến hôm nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã có 22 tỉnh thành nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc và Đài Loan (dẫn lại) cho biết: ngày hôm nay, 18/5, Trung Quốc đại lục dự định đưa 5 tàu tới Hà Tĩnh để đón người về nước. Phía Đài Loan cũng đã chuẩn bị chuyên cơ để đi đón người Đài Loan về nước.
Biểu tình phản đối Trung Quốc trên 22 tỉnh thành, 
phương hướng của chính phủ đã thay đổi
Phóng viên của tờ Sankei (Nhật Bản) cho biết: bắt đầu từ hôm nay, ngày 18/5, nhà đương cục Việt Nam đã thay đổi phương hướng đối với biểu tình phản đối Trung Quốc. Những hôm đầu thì vẻ như thừa nhận ngầm (vì pháp luật không thừa nhận biểu tình), nhưng do sự cố đáng tiếc tại Bình Dương - Đồng Nai - Hà Tĩnh, nên hiện đã cứng rắn trở lại.
http://phuocbeo.blogspot.ch/2014/05/trung-quoc-ua-5-tau-toi-ha-tinh-on.html

**************************

Những diễn viên phụ ấn tượng trong phim Châu Tinh Trì

Để được mệnh danh là "vua phim hài" Hong Kong, ngôi sao của "Siêu khuyển thần thông" luôn cần đến sự góp sức của một dàn diễn viên phụ hùng hậu có ngoại hình độc đáo.

Ngô Mạnh Đạt

Ngô Mạnh Đạt song hành cùng Châu Tinh Trì từ màn ảnh nhỏ TVB sang màn ảnh rộng. Họ vốn là cộng sự từ khi diễn viên họ Châu chỉ là đóng vai quần chúng đến lúc trở thành "vua phim hài" Hong Kong.

Ông được đánh giá là bạn diễn vong niên ăn ý nhất của Châu Tinh Trì. Nhưng tiếc rằng sau khi đóng Đội bóng Thiếu Lâm (2001), do nảy sinh mâu thuẫn nên kể từ Tuyệt đỉnh kungfu (2004), 2 người không còn cộng tác với nhau nữa.
La Gia Anh

Những ai yêu thích series Đại thoại Tây du đều không thể quên hình ảnh Đường Tăng biết hát tiếng Anh, hài hước do nghệ sĩ La Gia Anh đảm nhận.

Xuất thân từ sân khấu kịch, tên tuổi nam nghệ sĩ năm nay 68 tuổi được đông đảo khán giả biết đến khi có mặt trong bộ phim Quốc sản 008 (1994) của Châu Tinh Trì. Ông còn đóng một số phim khác như Đại nội mật thám 008, Thực thần, Trạng sư xảo quyệtThiên vương chi vương 2000.
Huỳnh Nhất Phi

Cũng như Ngô Mạnh Đạt, Huỳnh Nhất Phi đi cùng Châu Tinh Trì từ phim truyền hình sang phim điện ảnh. Tuy hầu hết đều là vai nhỏ nhưng những nhân vật ông đóng trong các phim Quan xẩm lốc cốc, Vua phá hoại, Bách biến tinh quân, Đại nội mật thám 008, Trạng sư xảo quyệt Đội bóng Thiếu Lâm tạo được ấn tượng với hình ảnh người đàn ông thấp lùn, ngờ nghệch và… hơi dơ dáy.

Năm 2007, Huỳnh Nhất Phi đoạt giải Kim Tử Kinh - Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất nhờ vai đại sư huynh trong Đội bóng Thiếu Lâm.
Uyển Quỳnh Đan

Mất 13 năm ròng rã vẫn không thể có được một vai "ra hồn" trên màn ảnh nhỏ ATV và TVB, vậy mà sau khi tham gia bộ phim Vua trốn học (1991) của Châu Tinh Trì, Uyển Quỳnh Đan lại nhanh chóng trở thành nữ diễn viên hài được khán giả yêu thích. Kể từ đó, hình ảnh của nữ nghệ sĩ sinh năm 1963 liên tục xuất hiện trong những tác phẩm của "vua phim hài" Hong Kong: Thẩm tử quan, Trạng nguyên Tô Khất Nhi, Đường Bá Hổ điểm Thu Hương, Quan xẩm lốc cốc, Đại nội mật thám 008, Thực thần, Thiên vương chi vương 2000

Từ màn ảnh rộng, Uyển Quỳnh Đan đã lội ngược dòng, mang sức hút của mình về màn ảnh nhỏ. Vai diễn đáng chú ý nhất của nữ diễn viên là mẹ Na Tra trong bộ phim truyền hình TVB Đát Kỷ - Trụ Vương.
Nguyên Hoa

Trước khi được biết đến như một diễn viên phụ ấn tượng trong phim Châu Tinh Trì, Nguyên Hoa từng là một tên tuổi của làng điện ảnh xứ Cảng thơm. Bởi ông là một thành viên trong nhóm Thất Tiểu Phúc cùng với Hồng Kim Bảo, Thành Long... Nguyên Hoa từng tham gia đóng thế cho Lý Tiểu Long 2 phim Tinh võ mônLong tranh hổ đấu.

Năm 2005, với vai ông chủ nhà trọ kỳ dị trong Tuyệt đỉnh kungfu, Nguyên Hoa giành 2 danh hiệu Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng và Kim Tử Kinh của điện ảnh Hong Kong. Rời khỏi TVB cách đây 2 năm, sự nghiệp và cuộc sống của lão nghệ sĩ 64 tuổi này gặp không ít lao đao bởi thu nhập hằng tháng của ông chỉ khoảng từ 5 - 8 triệu đồng.
Nguyên Thu

Sau 18 năm bỏ nghề, sau nhiều lần Châu Tinh Trì năn nỉ đến gãy lưỡi, Nguyên Thu đã đồng ý trở lại phim trường và ghi dấu ấn mạnh mẽ với vai bà chủ nhà trọ trong bộ phim Tuyệt đỉnh kungfu (2004). Tạo hình và diễn xuất của nữ nghệ sĩ năm nay 66 tuổi xuất thân từ nhóm Thất Tiểu Phúc đã góp phần vào thành công vang dội của tác phẩm này. Riêng cá nhân bà đoạt giải Kim Mã (Đài Loan) Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Lý Kiện Nhân

Là bạn thân thời trung học với Châu Tinh Trì, Lý Kiện Nhân vốn là thủ môn của đội tuyển bóng đá Hong Kong nhưng vì quá mê diễn xuất nên bỏ theo Châu Tinh Trì đi đóng phim. Từ năm 1992 đến nay, Lý Kiện Nhân tham gia rất nhiều phim của "vua phim hài". Những nhân vật anh thể hiện hầu hết đều có tạo hình kỳ cục, giả gái và ấn tượng với động tác ngoáy mũi.
Lâm Tử Thông

Sinh năm 1976, xuất thân là biên kịch của TVB nhưng vì quá mê nét diễn hài của Châu Tinh Trì nên Lâm Tử Thông đã quyết định buông bút, chuyển sang đóng phim. Năm 2001, với vai Lục sư huynh có khả năng khinh công trong Đội bóng Thiếu Lâm, hình ảnh mập tròn của anh trở nên quen thuộc với khán giả.

Lâm Tử Thông còn tham gia 2 phim khác của Châu Tinh Trì là Tuyệt đỉnh kungfu Siêu khuyển thần thông với vai diễn được "đo ni đóng giày" cho ngoại hình đặc biệt của anh.
Trần Bách Tường

Mặc dù là một MC nổi tiếng nhưng với khán giả ngoài Hong Kong, Trần Bách Tường được biết đến là "ngôi sao vai phụ" thứ 2 sau Ngô Mạnh Đạt trong những tác phẩm điện ảnh của Châu Tinh Trì. Ông từng có tham gia các phim Tân Tinh Võ môn (2 phần), Lộc đỉnh ký (2 phần), Trạng nguyên Tô Khất Nhi, Vua trốn học 3 Đường Bá Hổ điểm Thu Hương.

Cũng như nhiều diễn viên đàn anh khác, Trần Bách Tường không chịu đựng nổi tính khí của Châu Tinh Trì nên hơn 10 năm qua ông đã ngưng cộng tác với "vua phim hài" Hong Kong.




***********************

Những bộ phim về phẫu thuật thẩm mỹ rùng rợn nhất

Đó là những bộ phim nói về phẫu thuật thẩm mỹ hoặc có chứa nhiều cảnh phẫu thuật thẩm mỹ trực diện khiến người xem phải "rùng mình".

Dark Passage (1947)

Phim kể về một người đàn ông bị buộc tội giết chính vợ mình đã trốn thoát khỏi tù để chứng minh mình vô tội. Nhờ sự giúp đỡ của một người phụ nữ, anh đã phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi gương mặt, tìm kiếm kẻ sát nhân thực sự. Ra mắt vào năm 1947, Dark Passage đã làm nên một cuộc cách mạng về công nghệ quay phim thời điểm đó.

Eyes Without A Face (1960)

Eyes Without A Face kể về những nỗ lực của một bác sĩ cố gắng phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi gương mặt xấu xí sau vụ tai nạn xe hơi của con gái. Phương pháp của vị bác sĩ này chính là bắt cóc những cô gái xinh đẹp và sử dụng gương mặt của họ để thay thế gương mặt của con gái. Những thử nghiệm liên tục thất bại, nhưng vị bác sĩ này vẫn không dừng lại trong khi cô con gái thì ngày một tuyệt vọng và chán nản...

Ash Wednesday (1973)

Với sự tham gia của huyền thoại điện ảnh Elizabeth Taylor, Ash Wednesday kể về Barbara, một phụ nữ đã bí mật phẫu thuật thẩm mỹ để cứu vãn cuộc hôn nhân nhưng chồng cô lại không muốn gặp cô nữa. Trong khi nỗ lực gặp chồng và để cho anh thấy gương mặt mới của cô, Barbara đã gặp một người đàn ông trẻ khác và buộc phải đứng giữa hai lựa chọn: Tiếp tục cứu vãn hôn nhân hay phát triển mối quan hệ với chàng trai trẻ tuổi.

Brazil (1985)

Một trong những cảnh quay ấn tượng nhất của bộ phim này tập trung vào cảnh phẫu thuật thẩm mỹ của mẹ nhân vật chính (do nữ diễn viên Katherine Helmond thủ vai). Trong phim, nhân vật của bà là một phụ nữ nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Cảnh quay cận khi vị bác sĩ kéo giãn gương mặt cao su của người đàn bà thậm chí còn đáng sợ hơn.

Face/Off (1997)


Face/Off là một bộ phim hành động/kinh dị thành công của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, với hai diễn viên chính là John Travolta và Nicholas Cage, trong đó Travolta là một nhân viên FBI còn Cage là một tên tội phạm.

Để chặn đứng một âm mưu phạm tội, nhân viên FBI đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đau đớn để mang gương mặt của chính tên tội phạm. Nhưng kế hoạch này lại gặp rắc rối lớn khi kẻ phạm tội cũng thực hiện một điều tương tự - hắn hóa thân thành nhân viên FBI.

Time (2006)

Đạo diễn lập dị và tài năng của điện ảnh Hàn - Kim Ki Duk - đã sáng tạo ra một tác phẩm vừa khiến khán giả sợ hãi, lại khiến họ phải buồn và suy ngẫm. Time kể về một cô gái quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi mối quan hệ yêu đương đang ngày một nhàm chán. Tuy nhiên, ngay cả khi đã mang một gương mặt mới, bắt đầu một tình yêu mới thì niềm hạnh phúc cũng không bao giờ đến mà ngược lại, bi kịch tiếp nối bi kịch. Bộ phim sử dụng khá nhiều cảnh quay phẫu thuật thẩm mỹ trực diện khiến người xem phải sởn da gà.

The Skin I Live In (2011)

The Skin I Live In mở đầu bằng màn thuyết trình về công nghệ cấy da mới mà bác sĩ phẫu thuật Robert Ledgard (Antonio Banderas) phát minh. Nơi ở của Robert cũng chính là nơi nghiên cứu và điều trị bệnh nhân. Ngay sau đó, dù không kể rõ chi tiết nhưng khán giả cũng có thể lờ mờ hiểu được, Vera (Elena Anaya), người phụ nữ đang bị giam giữ trong một căn phòng đặc biệt chính là kết quả của công trình thí nghiệm cấy da mà Robert đang theo đuổi. Bắt đầu từ đây, quá khứ bí mật của từng người mới dần được vén lên.

The Skin I Live In là bộ phim ám ảnh khán giả bởi nhiều yếu tố ly kỳ, rùng rợn và chứa một chút khoa học giả tưởng.

Theo Trí Thức Trẻ




***********************

Người dân hiếu kỳ cho rằng người phụ nữ ngoại tình tìm cách trốn thoát khỏi tầng 11.
Khoảng 7 giờ ngày 9 tháng 5, tại Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, một người phụ nữ khoả thân trèo ra ngoài cửa sổ tầng 11, khiến người dân quanh khu vực xôn xao.
co_gai_khoa_than_nhay_lau_jpg0.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau6_jpg1.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau7_jpg2.jpg
Cô gái trong tình trạng hoàn toàn không mảnh vải che thân, leo lên máy điều hoà và nhìn quanh như tìm cách nhảy xuống đường. Các nhân viên cứu hộ địa phương đã có mặt kịp thời và nhanh chóng cứu cô gái vào cửa sổ, mặc sự chống đối của người đẹp.
co_gai_khoa_than_nhay_lau8_jpg3.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau1_jpg4.jpg
Cô gái trẻ bị nghi ngờ say thuốc nên đã tìm cách nhảy lầu tự tử, trong tình trạng cơ thể khiến người dân bên dưới phải há hốc miệng theo dõi sự tình.
co_gai_khoa_than_nhay_lau14_jpg5.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau10_jpg6.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau11_jpg7.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau12_jpg8.jpg
Cảnh giải cứu cô gái
co_gai_khoa_than_nhay_lau13_jpg9.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau15_jpg10.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau16_jpg11.jpg
Hiện trường căn phòng
co_gai_khoa_than_nhay_lau17_jpg12.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau18_jpg13.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau2_jpg14.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau3_jpg15.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau4_jpg16.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau5_jpg17.jpg
co_gai_khoa_than_nhay_lau9_jpg18.jpg


***************************
Khi khách hàng phát hiện một chiếc bao cao su lẫn trong món cá, người quản lý nhà hàng đã nuốt luôn trước mặt họ để không phải đền 16.000 USD.
 
fishcondom-3536-1400231006.jpg
Dị vật lẫn trong món cá. Ảnh: Ahwang
Liang cùng hai người bạn gái đang dùng bữa tối tại một quán ăn ở tỉnh An Huy thì phát hiện có dị vật trong *a cá. Họ nhìn kỹ và hoảng hốt phát hiện đó là một chiếc bao cao su, Shanghaiist hôm 14/5 cho hay.
Ba người này lập tức gọi quản lý nhà hàng ra chất vấn. Họ ra yêu cầu được trả chi phí kiểm tra y tế, bắt quán ăn gọi xe cấp cứu đồng thời muốn nhận 100.000 tệ (hơn 16.000 USD) tiền bồi thường. Tuy nhiên, người chủ khăng khăng rằng các khách hàng tự cho bao cao su vào món ăn để đòi tiền vì vật này đáng lẽ phải bị tan chảy trong quá trình nấu nướng.
Liang và các bạn không chấp nhận lời cáo buộc. Cuối cùng, họ đề ra giải pháp cho cuộc tranh cãi: người quản lý phải ăn thứ tìm thấy trong món cá thay vì bồi thường. Người này không ngần ngại thực hiện giao kèo trước sự chứng kiến của khách.
Câu chuyện được lan truyền trên mạng và trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. Một số cho rằng hành động này thật kinh khủng, số khác lại khen ngợi và gọi quản lý ở quán ăn nọ là "người chủ của thế kỷ".
Trần Trang



************************

10 hoạn quan "quái thai" nhất... trung quốc.

Lịch sử phong kiến Trung Quốc chứng kiến sự hình thành, tồn tại của một tầng lớp vô cùng đặc biệt và cách biệt trong xã hội, ấy là hoạn quan. Ngay từ thời Tây Chu, những người đàn ông mất đi bộ phận sinh dục với tên gọi chung là hoạn quan hay thái giám đã xuất hiện trong triều dã. Tầng lớp này tồn tại bền bỉ, kinh qua nhiều triều đại phong kiến với đủ đầy những mặt tốt, xấu. Mãi tới năm 1996, vị hoạn quan cuối cùng của Trung Quốc – Tôn Diệu Đình – qua đời, lớp người này mới thực sự mất đi dấu vết trong xã hội.
Phần lớn hoạn quan xuất thân thấp hèn, ít học, thậm chí là kẻ lưu manh có hạng, nhưng khi vào cung, họ được hưởng đời sống vật chất khá thoải mái nhờ vị thế đặc biệt kề cận bậc đế vương. Thứ quyền lực của hoạn quan vô hình, vô biên tới mức đủ để khuynh đảo triều chính. Không ít người khi được hoàng đế tin dùng đã mặc sức chuyên quyền, “hô phong hoán vũ” làm loạn triều dã. Đâu chỉ khiếm khuyết về thân thể, nhiều thái giám xưa kia còn méo mó cả phẩm chất, nhân tính. Hoạn quan khi biến thái trở thành đại họa cho xã tắc giang sơn. Trong số ấy, có 10 kẻ từng “vanh danh” khắp chốn bởi thói vô nhân vô đạo của mình.

Ngụy Trung Hiền thời Minh
Ngụy Trung Hiền được xem là “ông trùm” trong giới thái giám vô lương thời nhà Minh. Tên hoạn quan này vốn xuất thân là kẻ lưu manh, mù chữ. Thời còn trẻ, Ngụy Trung Hiền nổi tiếng máu mê cờ bạc, tới lúc trắng tay phải sống cảnh chui lủi trốn tránh vì bị chủ nợ săn lùng. 
 
06-hoan-quan.jpg
Vương Hội Xuân trong vai Nguỵ Trung Hiền trên phim.
Khi mới vào cung, Ngụy Trung Hiền có tên là Ngụy Tiến Trung. Một chữ bẻ đôi không biết, nhưng nhờ lắm mưu nhiều kế, Ngụy Trung Hiền nhanh chóng đạt tới đỉnh cao quyền lực. Trong đó phải kể tới sự hậu thuẫn đắc lực của Khách thị - * nuôi của vua Hy tông. Hai chữ Trung Hiền được hoàng đế ban tặng đã nhấc bổng tên hoạn quan lưu manh lên đỉnh chóp bu của quyền lực. Dần dà, thói hợm hĩnh, "quái thai" của Ngụy Trung Hiền phát tiết cực độ. Công công này trở thành kẻ cầm đầu “* hoạn quan” dưới thời Minh Hy tông để lũng đoạn triều dã.
Từ khi nắm việc trông coi Đông xưởng, quyền hành, thế lực của Ngụy Trung Hiến ngày càng bành trướng. Từ Nội các, Lục bộ cho đến Tổng đốc, Tuần phủ…khắp nơi trong triều đều là vây cánh của tên hoan quan họ Ngụy. Với tâm địa độc ác, Ngụy Trung Hiền thẳng tay dùng nhục hình bức hại người của * Đông Lâm, rồi huênh hoang tự xưng là “cửu thiên tuế”.
Thân là thái giám, nhưng kẻ biến thái họ Ngụy vẫn mặt dày dung thê nạp thiếp, cướp đoạt dân nữ nhà lành, khiến nhà nhà rơi vào cảnh biệt ly, tan nát.

Triệu Cao thời Tần
Khi nhắc tới hôn quân Tần Nhị Thế, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến thái giám Triệu Cao. Ông ta là thừa tướng, cũng là đại hoạn quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Triệu Cao được cất nhắc tin dùng sau vụ tráng sĩ Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng. May nhờ Triệu Cao nhanh mắt nhanh miệng nhắc nhớ nhà vua về cây kiếm đeo bên mình, Tần Thủy Hoàng mới may mắn thoát chết. 
 
09-hoan-quan.jpg
Triệu Cao.
Vì tư lợi, Triệu Cao không màng tới bách tính giang sơn, cùng thừa tướng Lý Tư cầm đầu chính biến tại Sa Khâu (tức tỉnh Hà Bắc ngày nay), hợp mưu soán cải di chiếu của Tần Thủy Hoàng, lập Hồ Hợi (tức Tần Nhị Thế) lên làm thái tử, khiến con trưởng Phù Tô phải tự sát.
Để độc chiếm quyền lực, Triệu Cao xúi bẩy Nhị Thế giết chết Lý Tư cùng nhiều đại thần rồi một mình thao túng triều chính trong vai trò thừa tướng. Lòng tham của thái giám Triệu Cao lên tới đỉnh điểm khi phái cả nghìn quân vây kín Vọng Di cung, ép Nhị Thế phải nhường ngôi cho mình. Hôn quân hèn mọn chỉ biết khóc lóc thảm thiết, rồi tự sát vì bất lực.
Tức vị chưa được mấy ngày, Triệu Cao đành lập Tử Anh, con trai Phù Tô, lên ngôi hoàng đế để tránh cơn nổi giận của bá quan. Nhưng Triệu Cao không ngờ, chính Tử Anh đã quay sang giết chết mình và tru di tam tộc để tránh họa về sau.

Vương Chấn thời Minh
Các sử gia đánh giá, vương triều nhà Minh trở thành “đế quốc thái giám lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc”. Trong đó, Vương Chấn là hoạn quan chuyên quyền đầu tiên thời Minh. Sau khi tự hoạn, Vương Chấn vào cung. Nhờ sự khôn khéo và trí tuệ của mình, ông ta nhanh chóng được trọng dụng. Minh Anh tông mê muội sủng ái họ Vương, khiến thái giám này mặc sức kết bè kéo cánh, nắm quyền về quân sự lẫn chính trị. Tới năm 1405, Vương Chấn cả gan ép vua thân chinh, đem nửa triệu quân đối đầu với bộ tộc Ngõa Lạt, gây nên sự biến Thổ Mộc bảo. Vua bị bắt giữ, quân lính chết như rạ. Riêng thái giám họ Vương cũng bị giết chết, chấm dứt quãng đời làm loạn triều dã mấy mươi năm của mình. 
 
04-hoan-quan.jpg
Hình tượng Vương Chấn trên phim.
Tới năm 1457, khi tiến hành “Đoạt môn chi biến” (tức Binh biến đoạt môn) để phục hồi ngôi báu, Minh Anh tông phần vì nhớ tới công lao hầu hạ trước đây của hoạn quan Vương Chấn, phần vì thái giám Lưu Hằng và Tào Cát Tường (thủ hạ của Vương Chấn) ra sức thuyết phục nên đã ra lệnh khôi phục danh dự, chức tước cho hoạn quan này. Thậm chí, hoàng đế còn tổ chức lễ chiêu hồn Vương Chấn, lập đền thờ ông ta tại chùa Tri Hòa với tên gọi là Tinh Trung.

Lưu Cẩn thời Minh
Thái giám Lưu Cẩn nổi tiếng là một hoạn quan chuyên quyền thời Minh Vũ tông. Lưu Cẩn được phong làm Tư lễ giám, chuyên phê duyệt sớ tấu trong triều. Là một trong số 8 tên hầu cận tin cậy của hoàng đế, Lưu Cẩn hống hách làm càn. Dân gian bấy giờ gọi hắn là “Hoàng đế đứng”, ý chỉ thói lộng quyền vô phép, qua mặt “Hoàng đế ngồi” Vũ tông. 


07-hoan-quan.jpg
Lưu Cẩn trên phim.
Dù leo tới đỉnh chóp bu của quyền lực, y vẫn phải sống cảnh lẻ loi, cô độc. Để khỏa lấp nỗi khổ tâm, hắn mê tín tột độ. Ngoài việc triều chính, hắn xây dựng từ đường và lăng mộ hoành tráng cho phụ mẫu tại Hưng Bình, Thiểm Tây, cất Huyền Minh cung ngoài Triều Dương môn, cúng tế Huyền Thiên Hoàng đế.
Thậm chí, vì tôn sùng sự thiêng liêng, thần bí của khái niệm “thiên”, Lưu Cẩn cấm mọi người nhắc tới từ này. Nhưng cũng chính thói xảo quyệt, hống hách làm càn đã khiến hắn bị các quan lại trong triều “thay trời hành đạo”, lật đổ quyền lực của y.

Lý Liên Anh thời Thanh

Lý Liên Anh vùng vẫy trong triều đình nhà Thanh suốt 52 năm, trở thành “đệ nhất hồng nhân” cận kề bên Từ Hy thái hậu. Theo đánh giá của sử sách Trung Quốc, đại thái giám này là người quyền lực nhất, giàu có bậc nhất và thời gian lộng hành dài nhất trong các thái giám của triều Thanh. 
Cuộc đời Lý Liên Anh để lại cho hậu thế đầy rẫy những câu chuyện nghi hoặc. Không ai tỏ tường phát tích của ông, càng không đếm xuể số gia sản thực sự mà vị thái giám này sở hữu. Riêng cái chết của Lý Liên Anh vẫn còn là ẩn số với hậu thế.
05-hoan-quan.jpg
Lý Liên Anh trên phim.
Vào cung từ rất sớm, Lý Liên Anh nhanh chóng trở thành sủng thần của Từ Hy thái hậu nhờ xảo kế “cứu chúa”. Tương truyền, vua Hàm Phong tiên liệu Từ Hy sẽ trở thành tai họa cho triều đình nhà Thanh về sau, nên trước lúc băng hà, ông để lại di chúc bảo phải giết đi. Lý Liên Anh bèn bẩm báo việc này với Từ Hy rồi cùng bà bàn mưu hủy di chúc. Từ đó, ông trở thành “cánh tay phải” của Thái hậu.
Vì Lý Liên Anh rất thạo việc, nên dù đổi tới vài đời thái giám thân cận, Từ Hy thái hậu vẫn không một lần rũ bỏ ông. Theo ghi chép của “Vãn Thanh cung đình sinh hoạt kiến văn”, ba bữa cơm mỗi ngày của Từ Hy đều do đại thái giám phục vụ. Ông luôn là người nếm trước hương vị của từng món rồi chọn ra những thực phẩm hợp khẩu vị để Từ Hy thưởng thức. Khi thái hậu buồn bực, Lý Liên Anh đích thân tháp tùng bà ra ngoài đi dạo, thậm chí trò chuyện tới tận đêm khuya. Hoạn quan này luôn tỏ rõ là kẻ thông minh và chịu nghe lời. Ông nghĩ trăm phương ngàn kế để chủ nhân được thỏa lòng.
Theo nhiều tài liệu, khi thao túng quyền lực, Lý Liên Anh ngang nhiên ức hiếp cả Quang Tự hoàng đế. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, vị vua này bị tống vào ngục, phải chịu cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, phần nhiều là do chủ ý của đại thái giám này. Thậm chí, có quan điểm cho rằng, chính Lý Liên Anh là kẻ đẩy Trân phi – vợ yêu của Quang Tự - xuống giếng.
Trong suốt những năm phục tùng Từ Hy, Lý Liên Anh luôn biết tận dụng thời cơ và mưu trí hơn người để tích cóp gia tài. Tuy nhiên, sự thực về số tài sản của đại thái giám lại không được ghi chép chính xác trong sử sách bấy giờ. Có lời đồn, Lý Liên Anh từng nhận 20 vạn lượng bạc hối lộ của Viên Thế Khải. Thậm chí, trong những năm cuối thời vua Quang Tự, chỉ tính riêng số bạc của Lý tại chốn kinh thành đã lên tới hơn 1.600 vạn lượng. Ngoài ra, hoạn quan này cũng tích trữ vô vàn địa sản và châu báu ngọc ngà.

Trương Nhượng thời Đông Hán
Trương Nhượng từ một Tiểu hoàng môn thời Hán Hoàn đế, leo dần từng bậc lên chức Trung thường thị thời Hán Linh đế. Để tạo dựng thế lực cho mình, thái giám này liên kết với lũ hoạn quan Tào Tiết, Vương Phủ và Triệu Trung. 


10-hoan-quan.jpg
Trương Nhượng trên phim.
Về sau, Trương Nhượng chính là kẻ cầm đầu nhóm “thập thường thị”, mặc sức vơ vét của cải trong chúng dân, xúi bẩy hôn quân Linh đế tăng thuế ruộng thêm 10 đồng, thậm chí công khai mua quan bán tước. Những kẻ vô lại muốn thuận đường quan lộ đều dốc tiền đút lót cho Trương Nhượng lẫn đám lâu nhâu. Nhiều người vì cùng quẫn không đủ tiền chạy vạy đã tự tử.
Quần thần oán thán, bách tính căm hận tên hoạn quan vô lương, chỉ riêng Hán Linh đế vẫn hết mực sủng ái, tin tưởng hắn. Thậm chí, tên hôn quân còn xem Trương Nhượng như phụ thân mình. Để lấy lòng vua, hoạn quan nịnh hót còn xây cả “Lõa du quán” trong Tây Uyển để phục vụ thú ăn chơi dâm loạn của đấng quân vương.

Lý Phụ Quốc thời Đường
Lý Phụ Quốc tên thật là Tĩnh Trung, hầu hạ vua Đường Túc tông Lý Hanh. Phụ Quốc có dung mạo xấu xí khó nhìn. Trước đây, Lý Phụ Quốc phò tá cho thái giám Cao Lực Sĩ, về sau được chính họ Cao tiến cử với thái tử Lý Hanh. Thái tử khi tức vị đã phong Phụ Quốc làm Hành quân tư mã Phủ Nguyên soái. Từ đó, thái giám này nắm binh quyền rồi thao túng nội dung, vu oan cho Cao Lực Sĩ, khiến bậc tiền bối của mình bị đày tới tận Vu châu. 


03-hoan-quan.jpg
Lý Phụ Quốc .
Đến đời vua Đường Đại tông, Lý Phụ Quốc càng hống hách giương oai. Có lần, hoạn quan này bất chấp tôn ti, nghênh ngang tuyên bố với Đại tông: “Dù chức vị chúng ta không tương đồng, nhưng mọi sự bên ngoài, hoàng thượng phải nghe theo lời thần”.

Đồng Quán thời Bắc Tống
Đồng Quán nổi tiếng là một hoạn quan có ngoại hình kỳ quái thời Bắc Tống. Dù đã tiến hành nghi thức tịnh thân nhưng vẻ ngoài của ông vẫn toát lên chất nam tính với thân hình vạm vỡ, gân cốt và gương mặt vuông vắn, cương nghị.
Đồng Quán được sử sách lưu danh là người chiếm nhiều cái nhất trong giới hoạn quan xưa. Ông là vị thái giám có thời gian tham gia quân đội lâu nhất, có quyền lực quân đội duy nhất, vị thái thám đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc được phong làm thái sư. Điều kỳ lạ hơn cả, Đồng Quán là hoạn quan duy nhất có râu trong số các thái giám “mày râu nhẵn nhụi”.
Vào cung khi mới 20 tuổi, Đồng Quán nhanh chóng tạo dựng vị thế cho mình nhờ tài giao thiệp và sự khôn khéo thiên bẩm. Khi có được chức quan võ cao nhất trong triều, hoạn quan này thuyết phục Tống Huy tông lập ra Ứng phụng cục (bộ phận chuyên phục vụ, cung ứng những yêu cầu của hoàng đế). Cậy quyền, Đồng Quán và đám thân cận trong “Ứng phụng cục” hống hách cướp bóc của ngon, vật hiếm trong thiên hạ, như sừng tê, đá quý, ngà voi…,khiến dân chúng Giang Nam oán thán kêu trời.
Tới năm 1120, dân chúng vùng này “tức nước vỡ bờ”, tổ chức cuộc khởi nghĩa Phương Lạp để phản đối thói hách dịch, ác bá của đám “Ứng phục cục”. Đồng Quán đích thân cầm quân dẹp loạn. Sau gần một năm đối đầu với đám dân đen, triều đình đã bắt sống được người đứng đầu cuộc khởi nghĩa này. Đồng Quán nghiễm nhiên được phong làm thái sư, quyền hành càng lớn.
Mức độ ảnh hưởng của hoạn quan này chỉ chấm dứt vào thời Khâm tông – tức con trai Tống Huy tông. Khi giang sơn lâm cảnh loạn lạc vì nhà Kim ồ ạt tấn công, Đồng Quán không chịu ở lại giữ thành, mà xúi bẩy thái thượng hoàng Huy tông trốn chạy về phía nam để tránh họa. Trông thấy đám quân sĩ lẫn dân đen leo lên cầu khóc than, van xin thượng hoàng ở lại đối đầu với quân địch, Đồng Quán bèn hạ lệnh bắn cung giết sạch, khiến hàng trăm người mất mạng.
Biết chuyện, Khâm tông hoàng đế vô cùng phẫn nộ, bèn giáng chức của hoạn quan này rồi bắt đi đày ở Anh châu. Nhưng chưa tới chốn lưu đày, Đồng Quán đã bị xử tử khi quan giám sát ngự sử Thượng Huy mang chiếu thư tới, luận đủ 10 tội trạng tày trời của thái giám này.

An Đức Hải thời Thanh
An Đức Hải là một thái giám nổi tiếng cuối triều Thanh. Sau khi vào cung, hoạn quan này được sự tin dùng của Từ Hy thái hậu. Dần dà, An nắm thời cơ, can dự cả chính sự triều đình. Mọi dự định của mình, Từ Hy đều bàn bạc với tên hoạn quan tin cậy này. Thậm chí, hắn chính là kẻ ra sức vạch đường, cổ vũ cho thói ăn chơi hoang phí của thái hậu. 


08-hoan-quan.jpg
An Đức Hải - tên hoạn quan từng bị đồn có con riêng với Từ Hy thái hậu.
Trước sự lộng hành của An Đức Hải, năm 1866, hai gián quan trong triều đã dâng sớ chỉ trích hoạn quan này. Dù Từ Hy ngoài mặt tỏ ra ủng hộ bản tấu, nhưng trong lòng vẫn âm thầm sủng ái An.
Tương truyền, hai người họ thường nô đùa thân mật, tình tứ trong ngự hoa viên. An Đức Hải còn ngang nhiên vận cả long bào – thứ y phục riêng biệt của hoàng đế - để đi lại trong cung. Ngay cả Hải ngọc như ý – loại ngọc quý biểu trưng cho quyền lực của hoàng tộc - cũng được thái hậu ban thưởng cho y. Thiên hạ bấy giờ vẫn thường kháo nhau về thân phận thực sự của An Đức Hải, rằng hắn chỉ đội lốt thái giám để có cớ ở bên, thông dâm cùng Tư Hy, thậm chí, giữa hai kẻ “gian phu, dâm phụ” ấy còn có con với nhau.

Cao Lực Sĩ thời Đường

Vì có công trợ giúp Đường Huyền tông dẹp loạn do Vi hậu và Thái Bình công chúa gây ra, thái giám Cao Lực Sĩ được nhà vua sủng tín. Tới cuối thời kỳ Khai Nguyên, hoạn quan này thậm chí còn có quyền thẩm duyệt trước những tấu chương của đám đại thần. Việc nhỏ do Cao tự xử lý, đại sự mới cầu kiến tới Huyền tông.
02-hoan-quan.jpg
Hoạn quan Cao Lực Sĩ trên phim
Biết mình là sủng thần, Cao Lực Sĩ dựa hơi hoàng thượng để lên mặt, tác oai với đám quan quân trong triều. Dù có nhiều đóng góp cho chính trường nhà Đường, song thói tham quyền, can dự quá sâu vào chính sự của viên thái giám này đã mở ra “trào lưu” hoạn quan can chính rồi trở nên chuyên quyền trong thời nhà Đường.

**********************

mang "5 tấn tiền xu" đi mua... ô tô.



750px-coins-7189-1400292355.jpg
Số tiền xu người đàn ông mang đi mua xe nặng đến 5 tấn. Ảnh minh họa: Thatsmag
Một người đàn ông ở Liêu Thành, Sơn Đông, bước vào cửa hàng bán ôtô và chọn chiếc xe giá 100.000 tệ (hơn 16.000 USD), Global Times hôm 14/5 cho hay. Người này đòi thanh toán bằng số tiền xu mệnh giá 1 tệ (0,16 USD) mà ông dùng xe chở tới.
"Vị khách có khoảng 5 tấn tiền xu", một nhân viên cửa hàng ôtô nói. Tất cả nhân viên phải dành cả buổi sáng đếm tiền còn người đàn ông mất dần kiên nhẫn vì phải đợi quá lâu.
"Vị khách xem phim rồi ngủ trong lúc chúng tôi ngồi đếm. Đến lúc quá mệt, ông ấy bảo chúng tôi dừng lại và sẽ trả bằng thẻ ngân hàng", nhân viên kể thêm.
Cửa hàng ôtô nọ hiện vẫn chưa xử lý xong đống tiền. Họ tìm ra giải pháp là đem gửi ngân hàng khoảng 2.000 xu mỗi ngày cho đến hết.


************************

Dàn mẫu vừa già vừa xấu thi dắt cải thảo đi dạo


Cuộc thi gây chú ý bởi tiết mục dắt cải thảo đi dạo khác thường.
Tại Tây An, Trung Quốc vừa diễn ra một cuộc thi kỳ lạ, thu hút sự quan tâm của đông đảo quan khách. Các thí sinh nữ với trang phục sặc sỡ như ở dạ hội, lặng lẽ dắt cải thảo như dắt thú cưng đi dạo.
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao_jpg0.jpg
Hình ảnh giới trẻ dắt cải thảo đã từng gây chú ý ở Trung Quốc, với ý nghĩa về sự cô đơn, dù là cải thảo hay chó mèo cũng không thể giúp con người chống được cô đơn và áp lực, mà liều thuốc là sự giao lưu giữa con người với nhau.
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao4_jpg1.jpg
Trong khuôn khổ một cuộc thi, tiết mục dắt cải thảo càng trở nên kỳ lạ. Khó biết được tiêu chí cuộc thi là gì, khi nhiều người đẹp tham dự có nhan sắc và thân hình thô kệch dưới mức trung bình, phải chăng, cuộc thi chỉ chấm điểm dựa trên việc họ dắt cải thảo đi dạo ra sao?
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao2_jpg2.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao1_jpg3.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao3_jpg4.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao5_jpg5.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao6_jpg6.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao7_jpg7.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao8_jpg8.jpg
mau_nu_dat_cai_thao_di_dao9_jpg9.jpg
 

***************************

10 LOẠI CHOCOLAT XA XỈ NHẤT THẾ GIỚI !


Chocolate là niềm yêu thích của tất cả mọi người, đó còn là món quà hoàn hảo có thể bày tỏ thành ý nhiều hơn bất kì điều gì khác.
Chocolate là món quà tỏ tình, là lời xin lỗi, tiếng cảm ơn…mọi cảm xúc, cung bậc tình cảm đều có thể diễn đạt qua độ đắng lẫn vị ngọt ngào của chocolate. Thế giới đã sáng tạo chocolate với vô vàn hình dáng, mùi vị khác nhau, từ đơn giản tới tuyệt đỉnh cầu kì. Đôi khi, chocolate còn là cách để chứng tỏ đẳng cấp vượt trội. Đẳng cấp ấy có thể thấy được phần nào qua danh sách các loại chocolate xa xỉ nhất thế giới dưới đây.

10. The Aficionado’s Collection Chocolates (275 USD~ 5,8 triệu đồng)

Có lẽ đây là món quà thích hợp cho cánh mày râu hơn cả bởi chocolate trong bộ sưu tập này có mùi xì gà rất độc đáo. Tuy nhiên, ngoài điểm chung đó, mỗi thanh chocolate lại có hương vị hoàn toàn khác nhau khiến cho việc thưởng thức thực sự là trải nghiệm đáng giá. Lá xì gà được trộn trong chocolate là nguyên nhân cho mùi vị hấp dẫn đó.

9. Delafee (504 USD~10,7 triệu đồng)

Delafee là sản phẩm chocolate của Thụy Sĩ, đất nước nổi tiếng với việc chế biến những loại chocolate chất lượng hảo hạng. Những thanh chocolate được làm từ loại chocolate Cru từ Ecuador và vàng lá. Lớp vàng thật dát bên ngoài khiến Delafee trở thành biểu trưng cho sự sang trọng đồng thời lớp kem chocolate bên trong lại mang tới hương vị ngọt ngào gần gũi.

8. Michel Cluizel Box of Assorted Treats (895 USD ~ 19 triệu đồng)

Thương hiệu Michel Cluizel đã có từ năm 1948, đây là một trong những công ty gia đình hiếm hoi có quy trình sản xuất chocolate độc lập từ các công đoạn đầu đến cuối cùng. Họ còn chứng tỏ vị thế quan trọng trong ngành khi sở hữu các trang trại ca cao ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Mỗi sản phẩm đóng hộp đắt tiền gồm 400 miếng chocolate làm bằng tay trong các gói thiết kế đặc biệt. Bạn cũng có thể đặt hàng các hương vị riêng dựa trên khẩu vị cá nhân hoặc của người được tặng.

7. Gold and Diamond Chocolates (1.250 USD ~ 26,6 triệu đồng)

Vàng và kim cương – chính cái tên đã nói lên sự xa xỉ của dòng sản phẩm cao cấp này. Gold and Diamond Chocolates có thể mang hình dạng của bất kì đồ trang sức nào, thể hiện sự sáng tạo vượt bậc của các nghệ nhân trong nghề. Mỗi hộp chocolate trong dòng thương hiệu này đều được coi là kiệt tác, đáng để sưu tập, nhìn ngắm hơn là thưởng thức. Có 12 viên chocolate trong mỗi hộp, gồm 4 viên chocolate bọc vàng 22 carat, 4 viên bọc bạc tinh khiết và 4 viên chứa kim cương. Sở hữu chúng chẳng khác nào nếm vị của trang sức ngay trên tay bạn.

6. Wispa Gold Wrapped Chocolate (1.628 USD ~ 34,6 triệu đồng)

Wispa Gold Wrapped Chocolate là một sản phẩm của Cadbury, thương hiệu rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất chocolate. Hãng đã cung cấp cho khách hàng trên thế giới nhiều loại chocolate với các mức giá khác nhau. Wispa Gold Wrapped Chocolate từng là loại chocolate đắt nhất thế giới bởi chúng được bọc ngoài bằng một lớp vàng nguyên nhất nhưng có thể ăn được. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới ưa thích loại chocolate xa xỉ này.

5. Knipschildt Chocolatier (2,600 USD ~ 55,3 triệu đồng)

 

Fritz Knipschildt là bậc thầy sáng tạo chocolate, ông đã dùng những nguyên liệu tốt nhất để tạo ra Knipschildt Chocolatier . Mỗi viên chocolate đều được làm bằng tay nhưng có hương vị hoàn toàn đồng nhất. Không chỉ vậy, chúng còn được đặt trong những loại bao bì thủ công chất lượng nhất nhằm tôn vinh thêm giá trị hoàn mỹ của từng viên chocolate.

4. Swarovski đính Chocolates (10,000 USD ~ 212,7 triệu đồng)

Thêm một kiệt tác trang sức nữa gắn liền với chocolate. Khi nhìn ngắm những tác phẩm này, bất kì ai cũng hết sức ngạc nhiên và trầm trồ trước sự tỉ mỉ, tinh tế bậc nhất, xứng đáng xếp vào hàng kiệt tác. 49 viên chocolate Lebanon bọc trong lụa dệt tay Ấn Độ, đặt trên vải da lộn. Vàng, pha lê Swarovski và lụa hoa hồng được sử dụng để tôn vinh từng viên chocolate. Sản phẩm đã từng giảnh giải thưởng chocolate tốt nhất thế giới của Học việm Chocolate bởi sự sang trọng và sáng tạo bậc nhất mang tới cho cảm quan người chiêm ngưỡng.

3. Golden Speckled Egg (11,107 USD ~ 236,3 triệu đồng)

Quả trứng “đắt giá” này là kiệt tác của William Curley. Tác phẩm độc đáo này cũng giúp tác giả ghi tên vào sách kỉ lục thế giới với sản phẩm trứng chocolate và đá quý đầu tiên trên thế giới. Sản phẩm từng được mang đấu giá và được mua với giá 11.107 USD bởi một thương gia công nghệ. Quả trứng được làm từ chocolate Amadei,một trong những loại chocolate tốt nhất thế giới. Bảy thợ làm chocolate lành nghề đã mất tới 3 ngày làm việc cật lực để cho ra đời kiệt tác đắt giá này.

2. Frrozen Haute chocolate (25,000 USD ~ 532 triệu đồng)

Hãy tưởng tượng trước mặt bạn là món tráng miệng gồm chocolate nóng chế biến từ 28 loại hạt cocoa (hạt làm chocolate) tốt nhất thế giới và vàng ăn được. Đó chính là Frrozen Haute chocolate của nhà hàng Serendipity 3, New York. Món ăn xa xỉ này cũng được xác lập là món tráng miệng đắt giá nhất thế giới bởi sự xuất hiện của một chiếc vòng vàng và kim cương ở đáy cốc. Ngay thìa ăn cũng làm bằng vàng, kim cương và chocolate.

1. Le Chocolat Box (1.5 triệu USD ~ 31,9 tỷ đồng)

Nhìn thấy hộp chocolate đắt nhất hành tinh là cả một niềm may mắn và vinh hạnh. Kim cương và chocolate là hai khái niệm thu hút phái đẹp nhất trên thế giới, nhà sản xuất trang sức Simon Jewelers đã đưa ra sự kết hợp độc đáo và xa xỉ bậc nhất này vào Le Chocolat Box. Mỗi hộp chocolate sẽ đính kèm một loại trang sức tùy theo lựa chọn của người đặt hàng và bạn sẽ phải trả khoảng 1,5 triệu USD để sở hữu chúng.


**************************

Ngáy Càng To, Càng Dễ Chết



dfhdfh


Ngủ ngáy không chỉ gây phiền nhiễu cho người khác mà còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh. Những người ngáy do hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể chết sớm hơn người bình thường đến 40%. Theo cảnh báo của các chuyên viên y học, ngáy là chứng rối loạn giấc ngủ liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe.

Đột quỵ
Một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy cường độ ngáy liên quan đến nguy cơ xơ vữa động mạch – làm hẹp động mạch cổ do các chất béo bám vào thành động mạch dẫn đến đột quỵ.

Nói một cách đơn giản, bạn ngáy càng to và càng dài hơn thì nguy cơ đột quỵ của bạn càng cao.

Bệnh tim mạch
Việc ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến các vấn đề tim mạch như cao huyết áp và bệnh động mạch vành, có thể dẫn đến các cơn đau tim. Những người ngưng thở khi ngủ có khả năng mắc bệnh đau tim và nhồi máu cơ tim.

Rối loạn nhịp tim
Những người ngủ ngáy lâu năm hoặc ngưng thở khi ngủ sẽ có nhịp tim không đều vì ngưng thở có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn điện của tim.

Trào ngược dạ dày (GERD)
Bệnh trào ngược dạ dày rất phổ biến ở những người bị ngưng thở khi ngủ. Bởi vì không khí lưu thông ra vào cổ họng bị rối loạn trong khi ngủ, gây ra những thay đổi áp suất có thể hút những thức ăn trong dạ dày trở ngược lại thực quản. Cả hai loại bệnh GERD và ngưng thở khi ngủ đều liên quan đến thừa cân và cách khắc phục dễ nhất là giữ cân nặng bình thường.

Trầm cảm
Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến tinh thần, làm mất ngủ, hay ngủ ngày và dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ ngủ ngày càng nhiều thì khả năng bị trầm cảm hoặc căng thẳng càng cao. Những nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu mối quan hệ giữa ngưng thở khi ngủ và trầm cảm.

Đau đầu
Thường xuyên đau đầu vào buổi sáng khi thức dậy có thể do rối loạn giấc ngủ liên quan đến ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Tiểu đêm
Đi tiểu hai lần hoặc nhiều hơn mỗi đêm được gọi là bệnh tiểu đêm. Đối với một số người, điều này bao gồm cả việc mất khả năng kiểm soát bàng quang liên quan đến việc ngủ ngáy ở cả nam lẫn nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông trên 55 tuổi thường tiểu đêm có khả năng bị bệnh tuyết tiền liệt và mất ngủ.

cvhch

Giảm ham muốn tình dục
Một nghiên cứu ở nam giới lớn tuổi phát hiện rằng tiếng ngáy càng to và càng nhiều thì khả năng ham muốn tình dục càng giảm, mặc dù phân tích sức khỏe lâm sàng của họ không thấy dấu hiệu sinh lý của giảm ham muốn tình dục. Điều trị rối loạn giấc ngủ có thể giúp lấy lại sự ham muốn.

Thừa cân
Một nửa số người thừa cân thường bị chứng ngưng thở khi ngủ. Một phần là do trọng lượng tập trung quanh cổ làm cho họ khó thở vào ban đêm. Giảm cân có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ.




*****************

Cơm gà Siu Siu ngày ấy


Qua hồi ức của nhà văn Nguyễn Tường Thiết – con trai nhà văn Nhất Linh, về ngôi nhà ở chợ An Đông ông sống những năm tuổi trẻ, thấp thoáng chuyện đời với kết cục bi thảm của ông chủ quán cơm gà Siu Siu (với “món cơm trấn quốc vang lừng” mà bao người Việt xa xứ vẫn còn nhớ) nổi tiếng ngày nào…

… Năm di cư mẹ và các anh chị tôi kẻ trước người sau lục tục vô Nam. Mẹ tôi mua một đơn vị trong chung cư chợ An Ðông để ở và lấy chỗ buôn bán. Ðơn vị ấy hai từng, từng dưới mẹ tôi mở tiệm bán cau khô, tên hiệu là Cẩm Lợi, từng trên mẹ con chúng tôi ở khá chen chúc vì diện tích căn nhà không rộng bao nhiêu. Bố tôi chê nhà vừa chật lại vừa gần chợ ồn nên không ở, chỉ thỉnh thoảng lắm mới tạt về. Trên đầu chúng tôi là lầu ba. Lầu ba thuộc một đơn vị gia cư khác. Tất cả những đơn vị ở trên lầu ba đều đi chung một cầu thang riêng, nằm bên hông đường Nguyễn Duy Dương. Căn nhà chúng tôi ở một góc trông ra hai mặt đường nên rất thuận tiện cho việc buôn bán của mẹ tôi.

Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, vợ nhà văn Nhất Linh.33

… Chợ An Ðông mỗi sáng họp rất sớm. Mới ba bốn giờ trời còn tối người ta đã sửa soạn họp chợ. Từ dưới nhà vẳng lên gác tiếng động lạch cạch của những người phu khuân vác đóng xếp những sạp hàng bầy trên mặt đường quanh chợ. Trong bao nhiêu năm tiếng lạch cạch đều đặn ấy đã thấm sâu vào trong giấc ngủ của chúng tôi. Ðến khi tỉnh giấc thì tiếng ồn ào của chợ đã òa vỡ ở bên ngoài. Từ ban công lầu hai nhìn xuống dưới đường những chiếc bạt vải che mưa nắng dựng lên chi chít; qua những khoảng hở giữa hai cánh bạt là đầu và vai của những người đi chợ chen nhau qua lại giữa những sạp hàng. Ðến trưa thì tiếng ồn tắt. Chợ vãn. Bạt che, sạp hàng thoắt cái biến mất, mặt đường quanh chợ bỗng vắng te, một vài con chó sục sạo trong đống rác. Trong cơn nóng hực của thành phố Sài Gòn chợ An Ðông cũng theo người lịm vào giấc nghỉ trưa. Trôi đi trong giấc ngủ nặng nề tôi nghe có tiếng chổi quét uể oải “lẹt xẹt lẹt xẹt” của mấy người phu quét đường. Cho đến năm giờ thì chợ lại thức dậy bởi tiếng động lạch cạch bầy bàn của quán cơm gà Siu Siu.

Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy.

… Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ! Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ giãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!

Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dãy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ…

…Vào những năm chót của cuộc chiến chợ An Ðông phản ánh đời sống đầy khó khăn của dân chúng miền Nam. Ðám người từ vùng quê kém an ninh đổ về thành phố sống lây lất trong chợ, trên vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi. Những người ăn xin bu quanh thực khách để xin tiền hoặc để chờ khách ăn xong lấy đồ ăn thừa khiến ông Siu Siu phải vất vả đuổi họ đi…

* * *

Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt.

Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dãy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi.

Ðã bao nhiêu nước chảy qua cầu.

… Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dãy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ, ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông. Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như chú Tiều ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn chú Tiều ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông…

Seattle, tháng 5 năm 2008

- Nguyễn Tường Thiết
(Trích từ Căn nhà chợ An Đông của mẹ tôi)





*******************

Cuba



Hôm nay tôi quyết định viết về Cuba, tôi phải viết càng sớm càng tốt, bởi vì tình hình chính trị và kinh tế của nước này có thể thay đổi nhiều trong tương lai. Nếu tôi chần chừ không viết, thì sau này những gì tôi ghi nhận có thể sẽ không còn hợp thời nữa. Trong phạm vi bài viết, tôi xin gói gọn các quan sát và cảm nghĩ của tôi về đời sống chỉ ở thủ đô Havana mà thôi. Ngày xưa, từ đầu thế kỷ XVII, Havana từng là một trung tâm văn hóa và quyền lực của hoàng gia Tây Ban Nha tại khu vực Châu Mỹ. Ngày nay, đến Havana, chúng ta có thể thấy được toàn bộ bức tranh muôn màu, vui có, buồn có, của đất nước và con người Cuba.

Mở nhanh vài trang lịch sử
Khi nhà thám hiểm Christopher Columbus khám phá và đặt chân lên bờ biển phía đông bắc của hòn đảo này vào ngày 27 tháng 10 năm 1492, ông đã viết vào nhật ký hải hành dòng chữ: “Đây là một vùng đất đẹp nhất tôi được nhìn thấy”. Tuy nhiên, khi những “trang sớ” này gởi về cho hoàng gia và nữ hoàng Isabella tại Tây Ban Nha, dường như hòn đảo Cuba chưa bị xem là vùng đất cần xâm lấn. Khi ấy, triều đình Tây Ban Nha đang cuồng say với những cơn sốt khai thác vàng ở nhiều nơi khác tại Châu Mỹ. Mãi đến năm 1512, tướng Diego Velázquez mới nhận được lệnh đem quân qua đánh chiếm Cuba, và mục đích cũng là khai thác vàng. Có thể xem đây là người Châu Âu đầu tiên đến sống ở Cuba. Đoàn quân viễn chinh dưới sự chỉ huy của Diego Velázquez đã bắt ép những thổ dân lao động khổ sai trong các hầm mỏ vàng do người da trắng khai thác. Hệ thống chính phủ thuộc địa kiểu Tây Ban Nha đã bắt đầu hình thành. Bảy đô thị kiểu Tây Ban Nha đã được xây dựng lên ở giai đoạn này, trong đó có Havana. Thành phố Santiago được chọn làm thủ đô đầu tiên của Cuba vào năm 1515. Trong vòng hai mươi năm kế tiếp, các thổ dân người Cuba đã dần bị lính viễn chinh Tây Ban Nha giết sạch vì nỗi lo sợ thổ dân có thể sẽ kháng cự và nổi dậy bất cứ lúc nào. Vì Cuba là hòn đảo không có nhiều những vị thế hiểm trở như núi non, thung lũng, cho nên các thổ dân khó trốn tránh, họ bị diệt chủng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sau khi diệt hết thổ dân, người Tây Ban Nha đã đưa nô lệ của họ qua thẳng từ mẫu quốc hoặc các thuộc địa tiếp tục làm công việc ở các hầm mỏ. Chuyến đầu tiên họ đưa 300 nô lệ da đen từ Châu Phi qua, sau đó là hàng ngàn người mỗi năm.

Những nô lệ này bị bắt cóc từ Phi Châu, bị đánh đập vô cùng dã man, bị ép làm các công việc trong hầm mỏ, các đồn điền trồng mía, các nhà máy chế biến đường… Cũng như các nô lệ da đen bị người Anh, người Pháp đưa vào Bắc Mỹ; nô lệ ở Cuba bị người Tây Ban Nha hành hạ rất dã man. Mạng sống của họ luôn tùy thuộc vào chủ nhân, họ có thể bị giết bất cứ lúc nào…

Năm 1607, Havana được chọn làm thủ đô của Cuba vì thành phố này đã trở thành trung tâm của văn hóa, quyền lực của hoàng gia Tây Ban Nha tại vùng Nam Mỹ. Trong thế kỷ XVII và XVIII, Tây Ban Nha rơi vào tay người Đức, rồi Pháp, do đó hòn đảo Cuba thuộc địa này cũng đã bị hai đế chế Đức và Pháp kiểm soát. Đến cuối thế kỷ XVIII, người Anh khi ấy rất hùng mạnh, các thuộc địa của Anh Quốc có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả vùng đất bây giờ là Hoa Kỳ và Canada. Người Anh luôn kiêu hãnh với câu “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”, đã đưa quân đến chiếm Cuba một cách dễ dàng. Sau đó có một sự trao đổi quyền lợi và quyền lực giữa Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Qua đó người Anh trao Cuba lại cho Tây Ban Nha, còn Tây Ban Nha trao cho nước Anh vùng đất rộng lớn ở Mỹ là Florida Peninsula (gần khớp với lằn ranh phân chia ranh giới của tiểu bang Florida ngày nay)… Tuy nhiên năm 1776, người dân gốc Anh tại Hoa Kỳ đã đứng lên đòi độc lập, tách ra khỏi sự đàn áp và đô hộ của đế chế Anh. Chính phủ vừa thành lập ở Mỹ và hoàng gia Tây Ban Nha ngay sau đó đã bắt đầu có những giao thương rất tốt đẹp, nhất là những gì liên quan đến Cuba. Vì thuận tiện địa lý, nhiều người từ Mỹ đã sang Cuba khai thác đồn điền trồng mía, trồng thuốc lá, lập nhà máy làm rượu, chế biến đường… kinh tế của Cuba từ đó cũng trở nên rất thịnh vượng, tỷ lệ thuận theo sự phóng khoáng và tinh thần cách tân của người Mỹ.

71

Năm 1808, hoàng đế Napoleon của Pháp đem quân xâm chiếm Tây Ban Nha, khi Tây Ban Nha lọt vào tay Pháp, dĩ nhiên có cả những thuộc địa Tây Ban Nha, nhưng triều đình Pháp lúc ấy đã không thèm dòm ngó gì đến một hòn đảo thuộc địa xa xôi, do đó Cuba đã rơi vào tình trạng vô chính phủ. Trong khoảng thời gian này, nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Thomas Jefferson, đã bảo hộ Cuba nhiều hơn. Rồi 6 năm sau, hoàng gia Tây Ban Nha trở lại nắm quyền hành tại “mẫu quốc” và các vùng thuộc địa, nhưng vị vua mới này không có những mối giao thương tốt đẹp với chính phủ Mỹ nữa. Khoảng thời gian này, một con tàu của Mỹ đậu tại Cuba đã bị nổ tung, giết chết 266 thủy thủ, chính điều này đã gây ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha, vì phía Mỹ cho rằng có bàn tay của Tây Ban Nha dàn xếp. Tuy nhiên chỉ 3 năm sau, Tây Ban Nha đồng ý rút lui, trao trả độc lập cho người dân Cuba. Một chính thể dân chủ do người dân bầu cử được ra đời vào năm 1902. Vị tổng thống đầu tiên của Cuba là Tomás Estrada Palma. Chính trị của Cuba thời đó là thân Mỹ, kinh tế cũng ảnh hưởng song song với nền kinh tế Mỹ. Thị trường cigar, thuốc lá, đường, rượu phát triển mạnh vì không có đối thủ nào cạnh tranh trên thế giới. Có thể nói, Cuba đã trở thành một quốc gia giàu có bậc nhất ở Mỹ Châu và thế giới. Nhiều băng đảng Mafia cũng đổ về đây hoạt động. Các hoạt động ăn chơi, sòng bài, du lịch cũng phát sinh, hòn đảo trở thành một nơi kiếm tiền và tiêu tiền khá dễ, ăn chơi khét tiếng như kiểu HongKong, Macau, Thượng Hải ở Châu Á. Giới nhà giàu từ Mỹ qua Cuba mua đất xây những căn biệt thự lộng lẫy, giới giàu có người Cuba cũng lập nên những căn phố sầm uất, thịnh vượng với nhà hàng, khách sạn, cửa tiệm sang trọng, các ngôi sao thượng thặng của Hollywood như Frank Sinatra, Nat King Cole, Joan Crawford… cũng đã đến đây trình diễn. Cuba như một viên kim cương lấp lánh bậc nhất ở vùng biển Caribbean… Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 1959, bàn cờ chính trị thế giới đảo chiều, đảng cộng sản nắm được quyền hành và đất nước Cuba từ đó đi vào bóng tối. Cũng giống như những quốc gia khác bị rơi vào tay cộng sản, những gia đình và cá nhân có liên hệ với chính quyền cũ đã vượt thoát xin tị nạn chính trị ở khắp nơi. Rất đông người đã đến Mỹ. Họ thành lập một cộng đồng Cuban tị nạn chính trị tại Miami, Florida. Những ai chạy không kịp đều bị thanh trừng dã man. Những nhà máy, sòng bài, bất động sản bị tịch thu và quốc hữu hóa. Không còn cảnh tự do thương mại nữa, tất cả các nhà máy trở thành tài sản của chính quyền mới, hoạt động theo hình thức quốc doanh. Một tầng lớp thống trị mới nhảy ra làm lãnh đạo, cái tên Fidel Castro được nhắc nhở từ đó. Cuba trở thành xứ theo xã hội chủ nghĩa, người dân đói nghèo hơn, bần cùng với sổ gạo, sổ nhu yếu phẩm… hoàn cảnh vô cùng tương tự như đã xảy ra ở miền Bắc Việt Nam sau 1954 và ở miền Nam sau 1975.

Đa văn hóa, đa chủng tộc
Dân số của Cuba hiện nay là 11.27 triệu người, có ba nhóm sắc dân. Nhóm một là người gốc Tây Ban Nha da trắng đông nhất, kế đến là nhóm người da đen bị bắt làm nô lệ đến từ Châu Phi trong thế kỷ XVI, và nhóm thứ ba là người Hoa qua làm việc từ những năm của thế kỷ XVII. Ngoài ra còn vài nhóm từ các quốc gia khác đến từ Châu Âu như người Anh và người Pháp, nhưng theo thời gian những nhóm nhỏ này đã bị đồng hóa và hầu như không còn ai phân biệt được nguồn gốc của họ, nói một cách khác, nguồn gốc của họ bị lẫn vào trong nhóm da trắng Tây Ban Nha. Tôn giáo của người dân Cuba là đạo Thiên Chúa.

Một lần đi lang thang trên đường phố Havana, mặc dù không biết tiếng Tây Ban Nha, nhưng tôi ngờ ngợ vì thấy một tấm bảng chỉ đường màu đỏ có ghi hàng chữ dường như có ý nghĩa là “Phố Tàu”. Theo mũi tên, tôi đã đi băng qua nhiều con hẻm, hỏi thăm rất nhiều người nhưng không ai biết tiếng Anh cả. Tôi đành len lỏi vào một con hẻm trông vô cùng nghèo nàn, nhà cửa trông cái nào cũng như muốn đổ sụp. Tôi hơi hoảng vì sợ mình đi lạc quá xa và không biết tình hình an ninh ở đây thế nào nên tìm đường đi ngược lại. Quay trở ra thì gặp hai thanh niên trẻ có vẻ giống sinh viên, tôi đánh liều hỏi, hai người trẻ này đã bập bẹ chỉ tôi đường đi đến Chinatown chỉ còn cách đó một ngã tư. Tìm được đường, đến nơi tôi thấy phố Tàu ở đây chỉ là một con hẻm nhỏ, xe hơi không thể vào. Bên ngoài đầu hẻm có một cổng tam quan màu đỏ, ngói xanh. Đi vào bên trong hẻm có vỏn vẹn bốn năm nhà hàng, hai căn nhà ghi rõ là Hội Quán Ái Hữu Hoa Kiều. Tôi không thấy cửa tiệm chạp phô, không có siêu thị. Đây là một phố Tàu tí hon nhất mà tôi được thấy. Một điều khác tôi chú ý, rằng tại Havana hiện nay, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của rất đông người Trung Quốc từ đại lục, không biết họ đến đây để làm gì, họ không phải là những người thuộc cộng đồng người Hoa đã sống ở đây từ thế kỷ XVII.

Khách sạn bốn sao theo tiêu chuẩn Cuba
Tôi thuê National Hotel cách khu phố xá trung tâm khoảng hai hay ba ngã tư, khá yên tĩnh, tuy nhiên để đi bộ ra nơi phố thị thì cũng hơi xa. Đây là khách sạn thuộc loại cổ kính nhất ở Havana, từng được đạo diễn Francis Ford Coppola chọn làm phim trường để quay bộ phim Godfather I & II. Cả hai bộ phim và cả đạo diễn đều giành được những giải thưởng danh giá Oscar với Best Pictures và Best Director trong thập niên 1970. Tôi mường tượng đến cái khó khăn của đoàn làm phim Hollywood khi muốn vào Cuba quay trong thời chiến tranh lạnh. Bên trong khách sạn có nhà hàng bán buffet buổi tối giá $28 CUC (1 CUC tương đương 1 USD), thức ăn kiểu inter-continental cũng khá ngon miệng, không có gì phàn nàn, tuy nhiên với giá tiền này, ở Mỹ hay Canada, tôi có thể tìm ra nhiều nơi ăn ngon và rẻ hơn nhiều.g2

Khách sạn này từng có một thời vang bóng, nhưng hiện nay là một khách sạn quốc doanh, không ai chăm sóc tận tình. Màn, khăn trải giường, thảm đều cũ và phai màu, sơn trên tường bị bong ra từng mảng lớn và ố nước mưa. Nước máy ở thủ đô Havana có nhiều cặn không thể uống được. Một buổi tối, vì quá mệt nên sau khi tắm rửa xong, tôi nhảy lên giường đánh một giấc… Nửa đêm tôi bỗng giật mình vì có tiếng tí tách như nước ở đâu giọt xuống. Tôi choàng dậy mở đèn thì thấy một dòng nước đang nhỏ giọt từ trần nhà và đang len lỏi qua các đường dây điện. Sợ sẽ chập điện gây hỏa hoạn, tôi liền bốc điện thoại gọi xuống quầy tiếp tân. Không có ai trả lời, tôi gọi thêm lần thứ hai thì có giọng nói lè nhè của một cô gái, nhưng cô này không biết tiếng Anh. Cô ấy nói một tràng tiếng Tây Ban Nha, giọng điệu bây giờ nghe có vẻ sắc lẻm, không biết có phải đang sỉ vả vì tôi đã làm cô mất ngủ hay không, rồi cô cúp máy. Tôi đành chịu thua, chỉ còn cách kéo cái thùng rác ra làm xô hứng nước mưa dột, xong nhảy lên giường ngủ tiếp. Tôi định bụng sáng hôm sau sẽ xuống tận nơi báo cho nhân viên biết, hy vọng chỗ làm của họ thì họ phải quan tâm hơn là tôi, một du khách chỉ đến và đi…

Hối suất chênh lệch đến hoảng hồn
Hôm nay tôi ghi danh đi city tour với khách sạn vì còn nhiều nơi tôi chưa biết ở thủ đô Havana. Điều đầu tiên là tôi cần đổi ra tiền địa phương, bởi vì cầm tiền Mỹ, tiền Canada ra đường sẽ không cách gì tiêu xài được. Mặc dù biết trước hối suất, nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc là tại sao tiền CUC của Cuba lại đổi bằng ngang ngửa với tiền USD? Hỏi các nhân viên đổi tiền ở khách sạn quốc doanh này, họ rất tiết kiệm câu trả lời, không biết vì họ chẳng muốn nói, hay vì họ không biết tiếng Anh nhiều. Tôi quay qua nhìn hai vợ chồng người Mỹ đang ngồi chờ ở đại sảnh, họ nhìn vẻ mặt thắc mắc của tôi, họ cười, nói cho tôi biết tiền CUC là một loại tiền vô giá trị, không được công nhận trên thị trường tài chính thế giới hay ngân hàng thế giới gì cả. Chính quyền Cuba in ra cho du khách sử dụng và họ cứ tự tiện đánh đồng một đồng CUC đổi ra một USD. Người Cuba địa phương xài tiền khác, gọi là Peso và hối suất chênh lệch khá xa, một CUC đổi ra được 24 Peso. Nếu vào một khu chợ, chai nước suối có thể là 3 Peso cho người địa phương, nhưng người ngoại quốc sẽ phải trả 3 CUC (tức là 72 Peso). Nói một cách khác, du khách mua đồ phải trả mắc gấp 24 lần người địa phương. Như vậy, có khi nào du khách mua hàng theo giá người địa phương được hay không? Câu trả lời là vô cùng khó, bởi vì từ tác phong, giọng nói, cách ăn mặc, cái dây nhựa đeo sát cổ tay của các khách sạn hay resorts để đánh dấu “đây là kẻ lạ, cứ việc chém”, người dân Cuba chỉ cần nhìn qua là biết du khách, không ai dại gì mà lấy tiền Peso. Ngay cả những người cùng nói tiếng Tây Ban Nha trong khu vực Nam Mỹ, và cả “Cuban Kiều” cũng bị nhận dạng là du khách vì không giống dân địa phương. Đa số ai cũng bực mình và cảm thấy như đang bị trêu ngươi, trấn lột.

Phố cổ – Old Havana
Ngồi một lát thì xe bus của công ty du lịch quốc doanh Cuba đến. Hướng dẫn viên là một cô gái thật xinh và hiền thục. Cô ta nói tiếng Anh khá đúng giọng. Một hồi sau tôi mới nghe cô giới thiệu cô từng là giáo viên dạy Anh Văn ở trường trung học. Cô bảo lương giáo viên chỉ bằng khoảng $11 USD cộng với gạo, nhu yếu phẩm, vải may áo… như thời bao cấp ở Việt Nam. May thay cô thi đậu vào ngành du lịch, lương tiền khá hơn, có tiền tips của du khách cho nên cô mới có thể giúp đỡ gia đình. Cô kể tiếp, ngày xưa cả gia đình làm công nhân viên, muốn trám lại cái sân nước, cả nhà gom góp cuối năm cũng chỉ đủ làm được một mét vuông, và cái sân rộng mười mét vuông đã phải kéo dài mười năm mới xong, làm xong thì cement cũ đã mọc rêu, cement mới còn trắng, trông như ô bàn cờ (!)… Cả xe nhìn cô ấy, rồi nhìn nhau ái ngại. Khi xe dừng cho du khách xuống một ngôi chợ, tôi lân la lại hỏi thăm cô ấy: “Khi nãy xe chạy qua con đường sang trọng, hai bên toàn villa, biệt thự kiểu Châu Âu, vậy thì những người chủ cũ trước cuộc cách mạng 1959, họ có được ở lại trong đó hay không?”. Cô gái nhìn quanh, rồi cười nhẹ: “Họ chạy qua sống bên Miami hết rồi, ai chạy không kịp thì cũng bị giết chết hết chứ sao mà còn…”. Tôi nhìn cô gái, cô có vẻ bất mãn chế độ ghê, điều cô nói, sau này tôi có dịp kiểm chứng lại với nhiều người thì họ cho biết, cũng chưa đến nỗi giết sạch như người Tây Ban Nha giết thổ dân lúc xưa, nhưng đa số những ai có liên quan đến chế độ cũ đều bị những trận thanh trừng dã man, tàn ác, nhốt tù không có ngày về, con cái không mong gì được tiến thân… Điều này thì tôi không lạ, vì cũng đã từng xảy ra ở Việt Nam, các nước Đông Âu, Liên Xô và Trung Quốc.

Khu trung tâm và khu phố cổ Old Havana thật đẹp và như còn phảng phất sự kiêu kỳ của viên kim cương trong vùng biển Caribbean một thuở. Kiến trúc kiểu Tây Ban Nha và Pháp rất đẹp, nhưng hầu như đều bệ rạc, hư hại trầm trọng. Có nhiều căn nhà đã đổ sụp hết một nửa, nhưng vẫn có người chui ra, chui vào sống bên trong. Nhiều tòa nhà quan trọng như các viện bảo tàng, các khách sạn cổ đều đang được sửa sang. Hỏi ra, thì đây là chương trình viện trợ của UNESCO cho nhà nước Cuba để sửa lại những công trình cổ. Tôi cảm thấy mình đã đến Cuba đúng lúc, vì nếu tôi đi trễ vài năm nữa, cả thành phố sẽ được làm mới lại như những thành phố Châu Âu khác, chậm trễ sẽ không có cơ hội làm “nhân chứng của buổi giao thời”… Sau khi đi một vòng thành phố, tôi cùng đoàn du khách ăn trưa ở một quán ăn thuộc loại sang trọng và đẹp bên trong khu phố cổ, có nhạc sĩ kéo đàn Accordion. Thức ăn được đem ra là đùi gà và cơm trộn. Tôi đã cố tình để ý thực đơn nhà hàng và tìm hiểu khi thức ăn được đem ra. Khi nói thịt gà thì phải hiểu chỉ có đùi gà vì ức gà đắt tiền hơn sẽ hầu như không có ở đây. Cuba không thể lập được ngành chăn nuôi. Ở đây, thịt gà, thịt heo, bò phải nhập cảng từ các nước khác trong vùng và thông thường chỉ nhập được những thức rẻ như đùi gà hoặc thịt bò già. Thảo nào khi ăn thịt bò trong khách sạn, miếng thịt nào cũng dai, nhai hoài đến ê cả quai hàm…62

Dân tình
Ở thêm vài hôm, đi thêm vài nơi ở Havana, tôi cảm thấy chính sách bao cấp của Chủ Nghĩa Xã Hội thật sự không bao giờ tốt cho người dân ở bất cứ xã hội nào. Sau hơn 55 năm, người dân Cuba bị ù lì đi. Ở khách sạn và những khu resort tôi đến, các nhân viên dường như được ăn lương công nhân viên nên họ làm việc như đang say thuốc hay ngủ gục vậy. Họ không cần biết có bao nhiêu khách hàng đang đứng chờ. Ngay cả ở phi trường, mọi người đang chờ rất đông, nhưng các nhân viên cứ tụm năm, tụm ba lại nói chuyện, mặc cho khách xếp hàng chờ đợi, có lúc chẳng còn nhân viên nào ở quầy check-in, họ bỏ đi đâu hết mà không một lời giải thích.

Thời Fidel Castro thì các chính sách cai trị rất gay gắt và ngặt nghèo. Dân chúng không được phép tiếp xúc với khách ngoại quốc, không được phép đến gần các khách sạn dành cho du khách. Nay dưới thời ông Raul Castro, người dân được phép đăng ký kinh doanh nhỏ, được phép tiếp xúc, đến thăm bạn bè ngoại quốc và gặp ở lobby khách sạn (cấm bước vào thang máy). Chế độ tem phiếu của chính sách bao cấp vẫn còn rất quan trọng ở Cuba.

Tôi đã mấy lần đi ngang qua một địa điểm cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Tò mò đứng lại xem, tôi thấy những bắp cải hư héo, người ta phải bóc tách các lớp bên ngoài bỏ đi quá nhiều, bây giờ nó chỉ còn bé xíu như trái cam, rồi những quả cà chua héo, dập, nằm chỏng chơ trong các rổ mây. Bên ngoài có khoảng 4 hay 5 người đang chờ được gọi vào nhận lãnh, ai cũng đang cầm một cuốn sổ nhu yếu phẩm trong tay…

Ngoài đường và các bãi biển luôn có những cặp tình nhân bá vai bá cổ nhau. Điểm đặc biệt ở các cặp này là cứ kiểu “ông già và con bé”, hoặc “bà già và thằng bé”. Chắc chắn “đứa bé” kia là dân địa phương, và người già kia là du khách. Nghe nói các du khách già người Canada qua đây tìm bạn tình khá nhiều. Cô đồng nghiệp của tôi cũng cho biết cô đã phạm một lỗi lầm lớn khi đưa hai con nhỏ đi tắm biển ở Havana. Theo tôi, các gia đình nên về những khu resort ở Varadero, cách thủ đô khoảng 90 phút lái xe, ở đó có các bãi biển riêng biệt sẽ tốt cho trẻ em hơn. Tại các bãi biển công cộng ở Havana, những đôi tình nhân già-trẻ, trẻ-già này công khai làm tình dưới nước, một môi trường hoàn toàn không lành mạnh cho các gia đình có trẻ em bơi lội.

Tôi có quá khó tính không?
Viết lại cảm nghĩ của mình cho trang báo, tôi cũng muốn cân bằng và dung hòa những điều tốt và không tốt ở một nơi. Tôi rất muốn tìm và suy nghĩ, viết nhiều về những gì có thể là tốt ở Cuba nhưng sao cảm giác và ấn tượng về Cuba vẫn cứ nặng nề trong tôi. Giá tiền đi chơi một tuần “All inclusive” (bao từ vé máy bay, khách sạn, ăn uống ngày ba bữa) cho dân Canada dao động từ $500 CAD cho đến $800 CAD hoặc hơn, giá này là quá rẻ. Rẻ quá mà còn đòi hỏi gì nữa phải không? Nếu đem giá tiền ra so sánh thì không nên phàn nàn nhiều quá. Có lẽ tôi đã dại dột vượt quá lằn ranh của một du khách hồn nhiên đang hưởng thụ và nghỉ vacation. Tôi đã tìm hiểu hơi nhiều về lịch sử, về xã hội, về cuốn sổ gạo, về đồng lương giáo viên $11USD /tháng , nghe ngóng về các cặp tình nhân già-trẻ nhan nhản đầy đường, về cái xấc láo của nhà nước Cuba bắt du khách xài đồng tiền giấy lộn ngang với tiền Mỹ, nhưng kỳ thực là du khách phải chi trả gấp 24 lần dân địa phương… và …trên những con đường từ thành phố về các khu resorts, đi qua những khu đất trống bỏ không bạt ngàn, tôi cảm thấy đau lòng vì đất nước này đã không có nổi một ngành nông nghiệp, để cho dân chúng thiếu rau, thiếu thịt. Cách trồng trọt kiểu thủ công hiện nay chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu lương thực của người dân (theo nghiên cứu của đài CNN)… Tuy nhiên, hiện nay người dân ai cũng đang vui mừng, vì họ tin rằng tương lai sẽ tốt hơn qua việc người trong nước được nhận tiền của thân nhân từ Mỹ gởi về, cuộc sống dễ thở hơn trước. Biết đâu rồi đây sẽ có những thay đổi nhiều hơn từ chính trị cho đến kinh tế cho hòn đảo này, để Cuba sẽ trở về làm một viên kim cương rực rỡ trong vùng biển Caribbean như thuở xa xưa! Chúng ta hãy chờ xem và hy vọng cho họ vậy!

- Tôn Thất Hùng




**********************

lịch sử "bí mật" những chiếc... mặt nạ.

Qua chiều dài phát triển lịch sử, mặt nạ - biểu tượng của sự bí ẩn "giấu giếm khuôn mặt con người theo mục đích" trở nên đa dạng về cả kiểu dáng và chức năng.
Cùng tìm hiểu nguồn gốc và các câu chuyện bí ẩn đằng sau những chiếc mặt nạ thú vị dưới đây.
 
1. Mặt nạ "rọ miệng"
 
Do thiếu thực phẩm nên đất cũng là một trong những loại thức ăn khá phổ biến của nô lệ ở Tây Phi vào thế kỷ XVI - XIX. Tuy nhiên, bác sĩ thời ấy cho rằng, việc sử dụng đất như một món ăn sẽ khiến cho những người nô lệ mắc các chứng bệnh như trầm cảm, đau bụng, cổ chướng, chán ăn, khó thở và chóng mặt. 
 
10-2-952ac.jpg
 
10-2d2c1.jpg
 
Vì vậy, để bảo vệ “tài sản” của mình, tầng lớp chủ nô đã nỗ lực ngăn chặn thói quen xấu này bằng rất nhiều công cụ, trong đó phải kể đến mặt nạ rọ miệng. Những người nô lệ buộc phải đeo mặt nạ này 24/7 nhằm tránh việc họ tự ăn đất trồng.
 
10-1-2d2c1.jpg
 
Đối với chủ nô, “liệu pháp” chữa trị thói ăn đất này chủ yếu là một hình thức tra tấn và nhằm kiểm soát, ngăn không cho nô lệ “ăn vụng” nông sản mà họ thu hoạch. 
 
2. Mặt nạ quý bà Rowley
 
Trong thập niên 1890, chiếc mặt nạ này được bày bán rộng rãi như một liệu pháp làm đẹp cho các quý bà, khiến da luôn trắng trẻo, mịn màng. Thậm chí, người phát minh chiếc mặt nạ này - quý bà Rowley đã được viện Hàn Lâm trao tặng bằng sáng chế. Về bản chất, chiếc mặt nạ này rất bình thường, cho đến khi nó xuất hiện trên khuôn mặt nhân vật bác sĩ Hannibal Lecter trong bộ phim "Sự im lặng của bầy cừu". 
 
9-1-2d2c1.jpg

Theo các tài liệu, người dùng sẽ đeo mặt nạ này trong khi ngủ để mồ hôi cùng các hóa chất có tác dụng làm sáng và mịn da trong mặt nạ se khít lỗ chân lông, hỗ trợ lưu thông máu huyết. 
 
9-2d2c1.jpg
 
Thế nhưng, theo các bác sĩ da liễu, liệu pháp này chỉ gây nhăn da và giúp những loại nấm có điều kiện phát triển gây nhiễm trùng da, hủy hoại nhan sắc dần dần. 
 
3. Mặt nạ Visard
 
Những quý bà sống ở thế kỷ XVI rất thích thú khi dạo quanh thị trấn với một chiếc mặt nạ đen bao trùm toàn bộ khuôn mặt. Chiếc mặt nạ này có tên gọi là Vissard với tác dụng bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng Mặt trời và chống khói bụi. 
 
2-2-2d2c1.jpg
 
Phía sau khe miệng của mặt nạ có một hạt nhỏ nhằm giúp người phụ nữ cắn chặt để giữ chiếc mặt nạ. 
2-2d2c1.jpg
Người ta cho rằng, chiếc mặt nạ này giúp các quý cô trông bí ẩn hơn. Thế nhưng, theo Phillip Stubbles - một nhà văn bấy giờ, nếu một người đàn ông gặp một quý bà đeo mặt nạ Visard, ông ta sẽ bị ám bởi đôi mắt ẩn sâu trong hai lỗ đen phía sau cặp kính dày của mặt nạ. 
 
2-1-2d2c1.jpg
 
Xu hướng thời trang quái lạ này bị tẩy chay từ thế kỷ XVII khi mặt nạ Visard gắn liền với những cô gái mại dâm. 

 
4. Mặt nạ Splatter
 
Mặc dù trông giống một công cụ tra tấn thời Trung cổ nhưng chiếc mặt nạ này được lính thiết giáp Anh sử dụng trong Thế chiến thứ I. 
8-2-2d2c1.jpg
Trong thời gian đó, xe tăng chưa được trang bị vũ khí tối tân và có sức công phá như hiện nay. Tốc độ di chuyển chỉ bằng người đi bộ và dễ dàng bị tiêu diệt với pháo hạng nặng. Lính thiết giáp trong xe rất dễ bị sát thương bởi những mảnh đạn, đinh tán và kim loại. 
 
8-2d2c1.jpg
 
Vì thế, mặt nạ Splatter đã được phát minh giúp những binh sĩ Anh bảo vệ phần đầu và cổ trong cuộc chiến. Có thể nói, chiếc mặt nạ này là minh chứng đáng hổ thẹn cho công nghệ sản xuất vũ khí của quân đội Anh lúc bấy giờ.

 
5. Mặt nạ chống khí độc cho trẻ em
 
Nếu mặt nạ chống khí độc dành cho người lớn chưa đủ “kinh dị” thì mặt nạ dành cho trẻ em sẽ là trải nghiệm đầy ám ảnh dành cho bạn. 
 
7-1-2d2c1.jpg
 
Trong Thế chiến thứ I và thứ II, mặt nạ dành cho trẻ em mang hình dáng một chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu, nhằm giúp trẻ phòng độc trước sự tấn công của vũ khí sinh học. Những chiếc mặt nạ này vô cùng nặng nề do được trang bị thêm hệ thống bơm khí và trừ độc. 
7-2-2d2c1.jpg

7-2d2c1.jpg
Trong giai đoạn này tại Mỹ, mặt nạ phòng độc có hình dạng chuột Mickey cũng ra đời nhằm cổ vũ chiến dịch phổ biến loại mặt nạ này cho trẻ em. Tuy nhiên, chiếc mặt nạ lại khiến nhiều người ám ảnh khi tấm kính trên chiếc mặt nạ phản chiếu hình ảnh khuôn mặt trẻ em ngây thơ, gào thét... 
 
7-3-2d2c1.jpg
 
Bên cạnh mặt nạ phòng độc cho người lớn, trẻ em còn có loại mặt nạ dành cho những chú chó và ngựa chiến.

 
6. Mặt nạ xấu hổ
 
Vào thế kỷ XVII - XVIII, Schandmaskes (mặt nạ xấu hổ) là một hình thức trừng phạt tại Đức, dành cho những người vi phạm quy tắc xã hội như nói xấu người khác, chửi tục, dối trá, lừa gạt... 
 
4-1-2d2c1.jpg
Chiếc mặt nạ này tạo ra một cảm giác kỳ dị khó tả cho người xem khi chứng kiến những tội nhân phải đeo chúng. 
 
4-2-2d2c1.jpg
 
Chiếc mặt nạ này được làm bằng sắt, thô ráp và sần sùi, được “trang trí” với mũi heo và những chi tiết quái lạ nhằm sỉ nhục phạm nhân càng nhiều càng tốt. Ví dụ, tai lừa biểu hiện cho kẻ ngốc, lưỡi dài biểu hiện cho “bà tám”, mũi heo khổng lồ biểu hiện cho người bẩn thỉu. 
 
4-2d2c1.jpg
 
Một số mặt nạ còn được thêm những bộ phận tạo âm thanh gây chú ý như tiếng huýt sáo mỗi khi phạm nhân hít thở, biến phạm nhân thành tâm điểm của những lời sỉ nhục, lăng mạ và là trò tiêu khiển của mọi người. 
 
4-3-2d2c1.jpg
 
Mặt nạ xấu hổ của Đức lấy “cảm hứng” từ “dây cương tủi nhục” của Anh, hình thức tương tự như Đức, nhưng chủ yếu được áp dụng trên phụ nữ.
 
7. Mặt nạ người chết
 
Mặt nạ người chết bằng thạch cao lần đầu được sử dụng nhằm mục đích khắc họa chân dung người quá cố. Đây là một loại mặt nạ kinh dị với nét mặt vô hồn ma quái đã một thời “làm mưa làm gió” trong thế kỷ XX. 
 
6-1-2d2c1.jpg
Loại mặt nạ này được sử dụng dưới nhiều mục đích như trang trí, phục vụ cho công tác pháp y, thực hiện nghi lễ tôn giáo hay đơn giản chỉ là vật lưu niệm tưởng nhớ người đã khuất.
 
6-2d2c1.jpg
 
Những bác sĩ tạo hình mặt nạ thạch cao bắt đầu công việc ngay khi người quá cố qua đời nhằm đảm bảo cơ thể còn ấm và chưa bị phân hủy. 
 
Nhờ vào sự gan dạ của những vị bác sĩ này mà ngày nay chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng “dung nhan” của hoàng đế Napoleon, Tổng thống Lincoln, Nữ hoàng Scotland Mary, Beethoven và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng khác. 
 
6-2-2d2c1.jpg
 Chiếc mặt nạ lưu hình Tổng thống Lincoln.
 
8. Mặt nạ giả dối của người Iroquois
 
Nhiều nền văn hóa bản địa sở hữu những chiếc mặt nạ kỳ bí, đáng sợ, tượng trưng cho nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng của người bản xứ. Và một trong những mặt nạ đáng sợ nhất là mặt nạ giả dối của người thổ dân Iroquois của Mỹ.
 
1-1-2d2c1.jpg

1-2-2d2c1.jpg
Chiếc mặt nạ này được điêu khắc từ gỗ và bẹ ngô với hình thù kỳ quái, thường được sử dụng trong các nghi lễ chữa bệnh khi bệnh nhân không thể nào được chữa khỏi bởi phương pháp khác.
 
1-2d2c1.jpg
 
Chiếc mặt nạ này là hiện thân của một linh hồn. Việc trưng bày hay sao chép mặt nạ là hành động báng bổ thần linh và sẽ phải trả giá bằng mạng sống. Vì thế, chúng được giữ gìn rất cẩn thận khi được "mát-xa" bằng mỡ động vật hay "nuôi lớn" bằng cháo ngô trắng... Nếu gia đình nào làm hỏng chiếc mặt nạ, những căn bệnh quái ác sẽ khiến cả nhà tử vong trong ngày hôm sau.
 
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Mentafloss...
Song Phương chuyển



*****************************

Ảnh vui: Gái xinh trên bãi biển




***************************

Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng


Buồn chán vì bệnh tật, nợ nần, cộng thêm những mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, Nguyễn Thị Mai Trang (SN 1974, trú tại số 10, ngách 105/23 phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã uống thuốc ngủ tự tử. Tuy nhiên, do lượng thuốc không đủ để gây tử vong, Trang đã tỉnh dậy, dùng búa truy sát em chồng rồi lấy dầu đốt nhà với mục đích cả hai cùng chết.

Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng 1

Đối tượng Nguyễn Thị Mai Trang tại cơ quan điều tra.

 
Giây phút hãi hùng

Ngày 15/5, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Mai Trang về hành vi giết người. Nạn nhân bị Trang dùng búa truy sát là chị Lê Thị Mai (SN 1974, em chồng của Trang).

Khoảng 16h ngày 3/5, chị Mai đang nhặt rau chuẩn bị cho bữa cơm chiều thì nghe tiếng gọi của Trang ở tầng 2, kêu la đau bụng và cần giúp đỡ. Khi chị Mai chạy lên, thấy Trang nằm ôm bụng quằn quại trên giường. Vừa bước đến gần, chị Mai bất ngờ bị Trang dùng bình xịt côn trùng xịt vào mặt. Quá hoảng loạn, chị Mai vội chạy vào nhà vệ sinh để rửa mắt, đang cúi xuống rửa thì Trang đuổi theo, xông vào và dùng búa đinh đập liên tiếp 3 nhát vào đầu. Chị Mai đã cố vùng chạy xuống nhà vệ sinh tầng 1 chốt trái cửa rồi rửa mặt khỏi hơi cay, đồng thời kêu cứu. Hàng xóm nghe thấy chạy qua nhưng cổng nhà đã bị khóa trái từ bên trong.

Đứng bên ngoài nhìn vào, hàng xóm chứng kiến cảnh Trang cầm trên tay một chai dầu (loại dầu thải của ô tô) đổ vào chiếc xe máy Attila và một số vật dụng trong nhà rồi châm lửa đốt, ngọn lửa bùng lên cháy lan sang chăn đệm, bàn học… Lúc đó, chị Nguyễn Thị Bích (hàng xóm) và một số người dân đã kêu gọi và khuyên can nhưng Trang đều bỏ ngoài tai. Thực hiện xong hành vi của mình Trang lên tầng 2.

Người dân địa phương đã phá khóa, dùng bình cứu hỏa mini dập lửa. Khi đám cháy được dập tắt thì cả chị Mai và Trang đều bất tỉnh. Các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ 1 búa đinh, 1 vỏ can bằng nhựa đã bị cháy biến dạng...

Sau nhiều ngày bị hôn mê sâu nằm điều trị tại Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai do uống 90 viên thuốc ngủ, cộng thêm thuốc gây ảo giác, Trang đã hồi phục sức khỏe. Khi được di lý về cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra, Trang cúi đầu thừa nhận hành vi của mình. Người chị dâu này luôn tỏ ra hối hận, không hiểu vì sao mình lại hành động như vậy.
 
Lời khai của hung thủ
 
Tự tử bất thành, chị dâu truy sát em chồng 2

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc.  Ảnh: T.G


Bước đầu, Trang khai nhận, do buồn chán về chuyện bệnh tật, nợ nần, cộng thêm phát sinh nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nên đã nảy sinh ý nghĩ tiêu cực. Ngày 3/5, Trang viết thư tuyệt mệnh với nội dung trách móc chồng bội bạc, chán nản vì nợ nần quá nhiều nên không muốn sống nữa. Lá thư tuyệt mệnh được Trang đặt ngay sát di ảnh mà nghi can này đã chuẩn bị từ trước đó.

Sau đó, Trang đã uống 90 viên thuốc ngủ để tự tử. Sợ đau đớn, Trang uống thêm thuốc ảo giác. Khi đó, bụng đau quằn quại, Trang đã gọi chị Mai. Khi chị Mai lên tới nơi, trong lúc tinh thần không ổn định, Trang đã dùng búa đập vào đầu em chồng rồi đốt nhà. Nói về nguyên nhân tại sao lại ra tay tàn độc với người em chồng của mình, Trang chỉ khóc và nói rằng, giữa cô và chị Mai không hề có bất cứ mâu thuẫn hay xích mích gì cả. Sở dĩ có hành động như vậy là do lúc đó Trang uống thuốc ảo giác nên không kiểm soát, nhận thức được hành vi.

Bản thân Trang vốn làm nghề thợ may, chồng làm nghề lái taxi. Vợ chồng Trang đã có 2 người con trai. Thời gian đầu mới lấy nhau, vợ chồng Trang tu chí làm ăn, dành dụm được số vốn tới 10 cây vàng. Nhưng sau đó do ham mê lô đề, cờ bạc, bị thua lỗ nên Trang đã lấy hết số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng đi trang trải nợ nần. Ngoài ra, đồ đạc trong nhà cũng lần lượt “đội nón ra đi”, trong đó có cả chiếc xe SH. Theo như lời Trang, nguyên nhân tìm tới cái chết do trong cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, xích mích, lại thêm chuyện bệnh quanh năm.

Về phía chị Mai, vốn làm giáo viên mầm non, chồng cũng làm nghề lái taxi, có 2 người con (1 trai, 1 gái). Theo đánh giá của hàng xóm, chị Mai rất tốt nết, hiền lành, chịu thương chịu khó. Ông Mai Tuân, Tổ phó Tổ dân phố 18 cho biết, từ xưa tới nay hai bên gia đình Trang và chị Mai vẫn sống hòa thuận, chưa bao giờ xảy ra xô xát. Sự việc lần này là điều đáng buồn. Giờ đây một người bị hoảng loạn tâm lý, một người vướng vào vòng lao lý, bỏ lại chồng con nhỏ tự chăm sóc lẫn nhau.
 
Công an quận Tây Hồ xác định, loại thuốc Trang uống cùng với thuốc ngủ để tự tử có tên là Gardenal. Loại thuốc này có tác dụng lên hệ thần kinh, gây ảo giác ảnh hưởng đến tất cả các giác quan, tạo ra những cảm giác huyền ảo, không có thực, làm thay đổi cách nhìn của một người về môi trường xung quanh, làm cho tư tưởng, ý thức về thời gian và xúc cảm bị lệch lạc. Thuốc này sử dụng quá liều, không theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến chết người. Rất may Trang được đưa đi rửa ruột, cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
 
Quốc Tuấn – Xuân Thắng


*************************



[cmampos3]

















Chúc anh em giải trí vui với hình lồn và giữ gìn sức khỏe tại Mới Hay

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm