Trang lá cải
Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 20 - 04-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
******************************
THỊT CHÓ: CHIẾC ÁO CÓ LÀM NÊN THẦY TU?
Chào các bạn,
Những ngày gần đây, sau clip quay lại hình ảnh của một trại nuôi chó lấy thịt tại Việt Nam, cư dân mạng lại có dịp xôn xao khi chia thành nhiều phe tranh luận về chuyện "Có nên ăn thịt chó hay không?" và "Ăn thịt chó có mọi rợ hay không?". Rất nhiều luồng tranh luận, rất nhiều ý kiến, rất nhiều sự phẫn nộ và cả sự bào chữa. Trong bài viết này, tôi cũng mong chia sẻ một vài ý kiến riêng của mình về vấn đề đang rất nóng bỏng này.
Trước hết, phải khẳng định một điều là, tôi không thích ăn thịt chó. Nhưng không thích là vì tôi thấy nó không hợp khẩu vị với mình chứ không phải vì tôi nghĩ đến việc chó là bạn của loài người hay gì gì đó. Tôi cũng là một người yêu chó, từng nuôi rất nhiều chó và trong đó có một chú chó tôi yêu nhất đã bị người ta bắt đi, chắc là để làm thịt. Nói vậy để các bạn thấy, trong chuyện này tôi hoàn toàn khách quan chứ không phải là vì mê thịt chó quá nên mới cố gắng viết ra vài dòng để biện minh cho hành động tham ăn của mình.
Mỗi đất nước đều có những giá trị riêng, những nền ẩm thực riêng và phong tục riêng. Người Việt ta từ trước đến nay coi thịt chó là một phần trong văn hóa ẩm thực, thịt chó đi vào sách, truyện, đi vào cuộc sống hàng ngày. Nó thuộc về văn hóa của chúng ta và nó hoàn toàn không vi phạm đạo đức làm người, vậy tại sao lại man rợ? Tại sao chúng ta không thể ăn thịt chó, nhưng vẫn có thể ăn thịt gà, thịt trâu, thịt lợn, thịt bò? Các bạn lôi lý do chó là bạn thân của loài người hay lý do chó không phải là loài vật để ăn thịt ra để nói thực sự rất… thiếu khách quan và không mấy thuyết phục. Bò, gà, lợn cũng là bạn thân của nhà nông, tại sao lại ăn? Và cái định nghĩa bò, gà, lợn là loài vật được phép ăn thịt chẳng qua chỉ là do các bạn tự… định nghĩa như vậy, chứ chẳng hề có dẫn chứng khoa học hay lịch sử nào phân loại các loại động vật mà loài người được phép hay không được phép ăn cả.
Đừng lôi lương tâm hay sự nhân đạo ra để biện bạch, bạn có chắc là môt người không ăn thịt chó có tính cách và đạo đức hơn một người ăn thịt chó? "Chiếc áo không làm nên thầy tu", không ăn thịt chó không làm bạn tốt lên và ăn thịt chó cũng chẳng thể là người khác xấu đi. Vậy thì tại sao chúng ta cứ đi áp đặt cho người khác như vậy? Đó chẳng phải là một sự can thiệp thô bạo và vô duyên vào sở thích của người khác đó sao? Và lại phải nhắc lại một lần nữa, sở thích đó có làm tuyệt chủng loài chó hay không? Có làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay không? Không hề, vậy thì tại sao chúng ta lại cho mình cái quyền như vậy?
Chó thui nhìn rất thương...
... nhưng bê thui nhìn cũng thương như vậy, tại sao chúng ta được ăn bê?
Các bạn áp đặt là một chuyện, đáng buồn hơn, cái sự áp đặt của các bạn đang dần trở thành một sự "cuồng" không hề nhẹ. Các bạn sẵn sàng dùng như từ ngữ bậy bạ nhất để chửi những người ăn thịt chó, thậm chí nguyền rủa những người ăn thịt chó hãy chết đi. Thứ tình yêu nào lại trở nên bệnh hoạn thế này? Thứ công lý nào lại trở nên khủng khiếp thế này? Chẳng lẽ, khi chửi người khác là man di, khi mạt sát, nguyền rủa người khác, các bạn không thấy chính mình đang trở nên man di và vô văn hóa y như những lời mình vừa thốt ra?
Ngày trước, tôi có đi thực tập tại một làng chuyên làm thịt chó ở gần Hà Nội. Hàng ngày tôi đi học qua một lò mổ chó, những con chó bị nhốt trong lồng, ai đi qua chúng cũng rên rỉ và nhìn bằng một con mắt van lơn. Một ngày nọ, tôi vô tình đi qua đó đúng lúc người ta đang… làm thịt một chú chó. Tiếng kêu của chú chó đấy là một thứ rất ám ảnh và có thể khiến chúng ta thấy hoảng sợ. Nhưng tôi cũng cảm thấy điều đó mỗi khi nhìn cảnh giết trâu, giết bò, giết gà. Nhưng tôi không hề thấy những người ăn bò, gà, lợn là những kẻ man di, tương tự như những người ăn thịt chó. Nếu chiếu theo lời của các bạn, họa chăng, chúng ta có ăn chay mới là người tốt. Và tôi tin là có đến 2/3 người trong số những người lên án chuyện ăn thịt chó chẳng thể ăn toàn rau trong một tuần.
************************
Cuộc sống của cặp song sinh dính liền già nhất thế giới
(Dân trí) - Ronnie và Donnie Galyon, sinh ngày 28//10/1951 tại
Mỹ, hiện đang giữ kỷ lục cặp đôi song sinh dính liền già nhất thế giới.
Ronnie và Donnie Galyon lúc mới chào đời
Cả hai đã chào đời tại bệnh viện St. Elizabeth ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio, Mỹ vào ngày 28/10/1951. Họ bị dính liền nhau từ phần xương ức. Họ có chung một bộ phận sinh dục và một số bộ phận nội tạng thiết yếu, vì thế lúc mới chào đời các bác sĩ không thể tiến hành phẫu thuật tách rời được.
Khi còn nhỏ, vì gia đình có 9 người con nên việc nuôi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Wesley, bố đẻ của Ronnie và Donnie, quyết định kiếm tiền từ sự dị dạng của hai anh em bằng cách rong ruổi trên các con đường trên khắp nước Mỹ và vùng Mỹ Latinh, tổ chức các buổi biểu diễn nhỏ và ai muốn xem phải bỏ tiền.
Hai anh em đã tham gia các buổi biểu diễn để kiếm tiền phụ giúp gia đình
Hai anh em trở nên nổi tiếng thế giới nhờ những buổi lưu diễn
Một địa điểm biểu diễn của hai anh em nhà Galyon
Các chuyến lưu diễn đã khiến cho hai anh em trở nên nổi tiếng và số tiền kiếm được từ những buổi biểu diễn của hai anh em cũng đủ để trang trải những chi tiêu trong gia đình. Cả hai đều không được đến trường học bởi họ sợ rằng với ngoại hình dị dạng như vậy có thể gây nên sự xao lãng đối với những người xung quanh nên khả năng đọc và viết của hai người đều rất hạn chế.
Năm 1991, sau hơn 30 năm lưu diễn khắp nơi, hai anh em quyết định “nghỉ hưu” và chuyển đến một ngôi nhà riêng tại thành phố Dayton, bang Ohio để sống phần đời còn lại. Đây là ngôi nhà được mua bằng chính số tiền do hai anh em kiếm được. Mặc dù sống với nhau nhưng Ronnie và Donnie phải nhờ đến sự giúp đỡ của người em trai là Jim. Để đảm bảo một cuộc sống bình dị cho hai anh, Jim cùng vợ anh đã cố gắng hỗ trợ hai người anh trong các sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra vợ chồng Jim cũng thường xuyên đưa Ronnie và Donnie ra ngoài ăn uống.
Mặc dù Ronnie và Donnie đã nghỉ hưu, không tham gia các buổi diễn nhưng thỉnh thoảng cả hai vẫn xuất hiện trên truyền hình. Năm 1997, cả hai đã xuất hiện trong chương trình “The Jerry Springer”, năm 1998 xuất hiện trên kênh phim tài liệu “Discovery Channel” hay “Channel Five” năm 2009.
Vào năm 2009, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 58, sách Kỷ lục Guinness Thế giới chính thức ghi danh hai anh em Ronnie và Donnie Galyon là cặp song sinh dính liền nhiều tuổi nhất thế giới.
Ngày 22/12/2010, kênh truyền hình TLC lần đầu tiên ra mắt đoạn phim tài liệu mang tên "The World's Oldest Conjoined Twins Move Home" (tạm dịch: Cặp song sinh dính liền nhau già nhất thế giới chuyển về nhà sống). Bộ phim đã giới thiệu những hoạt động và cuộc sống hàng ngày của hai anh em và chương trình đã gây được sự chú ý rất lớn.
Xem video:
Đình Huế
Tổng hợp***********************
Gặp những “nữ quái” ngoan hiền bên con trong trại giam
Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, ngoan hiền trong trại giam, cán bộ quản giáo và phạm nhân ai cũng vui. Với quan điểm trẻ em không có tội, chính anh Lê Quốc Phấn - Giám thị trại giam K1, Cái Tàu, huyện U Minh, Cà Mau đã đề nghị chăm sóc các cháu. Mỗi tháng, anh trợ cấp 1,5 triệu đồng/cháu tiền sữa. Nghĩa cử này đã thật sự cảm hóa những phạm nhân vốn từng là những "nữ quái" khét tiếng bên ngoài xã hội.
Phạm nhân Nhì chăm sóc con trai.
“Phù thủy gây mê” chấn động một thời
Lê Thị Thi (SN 1976, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) ôm đứa con 9 tháng tuổi bụ bẫm lí nhí: “Em rất hạnh phúc khi con em được cán bộ chăm sóc rất tốt. Em không thể ngờ rằng các cán bộ nơi đây đối xử với chúng em tốt như vậy”. Được mệnh danh là “phù thủy” gây mê nổi tiếng miền Tây, Thi gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều người đàn ông hảo ngọt và không ít lần gây khó khăn cho các chiến sĩ trinh sát, phá án.
Lấy chồng không được bao lâu, chồng chạy theo một bóng hồng khác để lại 3 đứa con cho Thi nuôi. Không nghề nghiệp, ruộng vườn, mang trong mình mối hận đàn ông, Thi bắt đầu chăm chút nhan sắc của mình. Không mấy khó khăn để “tu sửa” dung nhan, do sở hữu nước da trắng ngần, khuôn mặt dễ coi và giọng nói trong trẻo, dễ nghe, Thi bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.
Tháng 6.2012, Thi rủ Nguyễn Chí Khanh (SN 1987, ngụ khóm 6, phường 6, TP.Cà Mau) cướp tài sản của chị Võ Bích Tuyền, nhân viên phục vụ quán nhậu Bảy Ánh (thuộc xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) vì thấy Tuyền đeo nhiều nữ trang. Để thực hiện kế hoạch, Thi đưa tiền cho Khanh đến quán Bảy Ánh để nhậu và làm quen với Tuyền. Tối 6.6.2012, Thi lên kế hoạch cho Khanh gọi điện rủ Tuyền ra TP.Cà Mau để nhậu.
Sau đó, cả ba vào phòng trọ. Tại đây, Thi lấy chai nước ép trái cây có thuốc ngủ mời Tuyền uống. Phi vụ này Thi cùng Khanh “trúng quả” hơn 45 triệu đồng. Tháng 4.2013, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt Thi và Khanh, mỗi bị cáo 8 năm tù về hành vi cướp tài sản. Do đang mang thai, Thi được tại ngoại nhưng bị cấm túc ở nơi cư trú.
Bất chấp việc mang trong mình cái án tù 8 năm cùng với cái thai trong bụng, Thi lại tiếp tục gạ gẫm một đại gia, rủ vào nhà trọ, cho uống nước giải khát có thuốc mê để cướp tài sản gồm: 1 chiếc lắc 5,5 lượng vàng 18K; 1 dây chuyền vàng 2 lượng vàng 18K; 2 nhẫn vàng 3,2 lượng…
Tổng số tài sản bị mất gần 10 lượng vàng các loại. Nhận được trình báo của nạn nhân, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau không khó khăn phát hiện thủ phạm là Thi. Lập tức, Thi bị bắt khẩn cấp. Khám xét nhà Thi, trinh sát thu giữ 62 triệu đồng. Thời gian đó, con của Thi mới được 2 tháng tuổi. Tổng cộng các hình phạt, Thi nhận bản án 20 năm tù giam.
Một “nữ quái” khác có thành tích không kém Thi là Nguyễn Thị Út Nhì (SN 1989, trú ngụ ở phường 9, TP.Cà Mau) nổi tiếng với nghề… ăn trộm. Khi đến tuổi cập kê, Nhì sống như vợ chồng với Phạm Quang Thẩn (chạy xe ôm). Không nghề nghiệp, lại có 3 mặt con, Nhì hành nghề... ăn trộm đến mức quen mặt lực lượng cảnh sát hình sự Công an TP.Cà Mau.
Tháng 4.2010, Nhì bị TAND TP.Cà Mau phạt 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Vừa ra tù, Nhì lại “ngứa tay” và bị phạt thêm 1 năm tù giam. Năm 2012, TAND tỉnh Cà Mau xử phạt Nhì 2 năm tù giam. Tuy nhiên, do Nhì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên được miễn chấp hành hình phạt. Trong thời gian trên, Nhì tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, khu chợ đêm TP.Cà Mau trộm điện thoại di động bị lực lượng công an bắt. Với lý do đang được tại ngoại nuôi con, Nhì được miễn xem xét trách nhiệm hình sự.
Tiếp đó, tối 26.4.2013, Nhì tìm đến Hội chợ Thương mại Cà Mau tiếp tục lấy trộm cái bóp có 7,5 triệu đồng và một điện thoại thì bị lực lượng bảo vệ bắt quả tang. Trước mức độ tái phạm của Nhì, TAND TP.Cà Mau tuyên phạt Nhì 30 tháng tù giam. Tổng cộng hình phạt trước đó, Nhì chấp hành 45 tháng 19 ngày.
Mong con không theo bước chân của mẹ
Một ngày cuối tháng 10.2013, nhiều phạm nhân hô to với cán bộ quản giáo: “Cán bộ ơi, con Nhung (tức Nguyễn Thị Nhung, SN 1982), nó đau bụng đẻ rồi”. Lập tức, cán bộ y tế đã tới giúp đỡ. Đến rạng sáng hôm sau, Nhung sinh cháu trai kháu khỉnh. Quên đi nỗi đau đớn, Nhung ôm con vào lòng, hai hàng nước mắt lăn dài trên má, nhìn cán bộ trại thều thào: “Cảm ơn cán bộ!”. Nhung từng có tiền án trộm cắp tài sản. Khi mãn hạn tù, Nhung cùng một số đối tượng đi… trộm vặt.
Năm 2003, Nhung và đồng bọn bị công an truy bắt. Tháng 10.2003, Nhung bị phạt 26 tháng tù giam. Trong thời gian được tại ngoại, Nhung bỏ trốn. Mười năm trốn lệnh truy nã, Nhung lập gia đình, có công việc ổn định và cứ ngỡ đã thoát khỏi lưới của pháp luật.
Ngày 17.10.2013, Nhung bị bắt theo lệnh truy nã. Nhập trại một ngày, ngày hôm sau Nhung sinh nở. Chúng tôi hỏi con em tên gì, Nhung lí nhí: “Em đặt tên con là Ngoan để sau này nó không đi lạc đường như em đã chọn”.
Trở lại với phạm nhân Nhì, khi vào trại chấp hành án được 7 tháng, bụng Nhì càng to. Cán bộ quản giáo báo với Ban giám thị cho Nhì được nghỉ lao động để dưỡng thai. Ngày 21.11.2013, Nhì trở dạ. Một lần nữa, cán bộ trại lại... đỡ đẻ cho Nhì. Bây giờ con của Nhì - cháu Nguyễn Ngọc Anh T đã gần 1 tuổi khá kháu khỉnh.
Ôm con trong lòng Nhì tâm sự: “Lúc em ở tù, ba đứa con sống với nội và cô. Bây giờ, cháu ở đây cũng ổn. Ban giám thị cấp dưỡng sữa hàng tháng nên nó chóng lớn lắm. Em cảm ơn lòng tốt của ban giám thị”.
Con của Thi - cháu Lê Thị P. T cũng khá xinh. Những ngày tháng sinh con trong trại giam, được cán bộ quản giáo tận tình chăm sóc, Thi mới thấm hiểu được tình cảm mà mọi người dành cho mình - một phạm nhân từng tác oai tác quái ngoài xã hội.
Thi trầm tư: “Mọi người tốt với em quá, phải chi đời của em được gặp nhiều người tốt cưu mang thì đâu đến nỗi nào. Từ ngày vô trại, nhìn thấy con thơ, em mới thấm thía tội lỗi của mình. Em chờ đến ngày tự do trở về với nghề lương thiện để nuôi con”. Mang trong mình bản án 20 năm tù, ngày mãn hạn của Thi chắc đường về nhà rất xa, khi mà chồng đã bỏ, không nghề nghiệp, người thân.
Khi tiếp nhận những phạm nhân chuẩn bị sinh nở, không ít cán bộ quản giáo phân vân, lo lắng bởi đây là những trường hợp hi hữu của trại giam. Đại úy Nguyễn Văn Hà - Phó đội trưởng Đội Giáo dục - Hồ sơ Trại giam KI Cái Tàu nhớ lại: “Lúc đầu, chúng tôi phân vân lắm, nhưng được sự giải thích của Ban giám thị, cán bộ trại ý thức được rằng các cháu không có tội nên cần được quan tâm chăm sóc như bao đứa trẻ khác”.
Theo Nhật Hồ
Lao động
*********************
Một phụ nữ Việt mất tích trên phà chìm của Hàn Quốc
Cô tên là Phan Ngọc Thanh, sinh năm 1985, đến từ Cà Mau. Hiện gia đình cô Thanh từ Việt Nam đang trên đường đến Seoul, dự kiến sáng sớm mai họ sẽ có mặt ở hiện trường vụ tai nạn, ông Dương Chính Chức, tham tán phụ trách Lãnh sự và bảo hộ công dân của sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trao đổi với VnExpress.
Cô Phan Ngọc Thanh chính là mẹ ruột của bé gái Kwon Chi-yeon, 5 tuổi, được cảnh sát cứu sống khỏi chiếc phà chìm hôm 18/4. Cô Thanh lúc đó đang cùng chồng và hai con đi trên chuyến phà Sewol đến tới đảo Jeju định cư. Bé Kwon Chi-yeon đã được trao trả lại cho người thân, là em gái bố cô bé. Cảnh sát Hàn Quốc chưa công bố họ tên chồng cô Thanh.
Bé Kwon sau khi được cứu lên bờ. |
Trước đó, báo Korea Times cho biết gia đình bé Kwon Chi-yeon, gồm cha mẹ và anh trai 6 tuổi lên chuyến phà Sewol để đến đảo Jeju lập nghiệp. Cha cô bé định trở thành nông dân trồng quýt chuyên nghiệp tại Jeju, rời xa cuộc sống đô thị. Chiếc phà chở theo đồ nội thất gia đình và cả hy vọng về một cuộc sống nông thôn tại hòn đảo nơi người cha từng sống.
Các y tá ở bệnh viện Hankuk ở thành phố Mokpo cho biết bé Kwon khi được cấp cứu ở trong tình trạng hoảng loạn. Bé không bị thương, nhưng những dấu hiệu về vết thương tâm lý rất rõ, y tá cho hay. Lời kể duy nhất của Kwon cũng đủ để mô tả khoảnh khắc kinh hoàng.
"Mẹ và anh mặc cho con một chiếc phao và đẩy con lên", bé nói.
Một hành khách tên Kim nhớ lại rằng bé Kwon ở một mình khi ông thấy bé ở một cabin trên phà. Kim ôm chặt bé gái khi trèo lên chiếc phà đang bị nghiêng. Bé được chuyền tay qua 4 người đàn ông khi họ tìm đường thoát khỏi phà chìm.
Ông Dương Chính Chức cho biết thêm, ngay từ khi biết thông tin có người Việt trên phà hôm 18/4, sứ quán đã cử cán bộ đến hiện trường vụ tai nạn để phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc nhằm xác minh danh tính nạn nhân. Các cán bộ này vẫn có mặt ở cảng Jindo để hỗ trợ gia đình cô Thanh từ Việt Nam sang vào sáng mai.
Đại sứ quán Việt Nam cùng với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ Bình đẳng giới nước này sẽ tổ chức đón gia đình cô Thanh tại sân bay và đưa ra gas Seoul, từ đó đi đến cảng Jindo. Hiện trường vụ tai nạn cách thủ đô Seoul khoảng 700 cây số.
Cô Phan Ngọc Thanh mới nhập quốc tịch Hàn Quốc năm ngoái. Hiện tổng số cô dâu Việt lấy chồng Hàn là hơn 60.000 người, theo ông Chức.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc sáng nay phát hiện những thi thể đầu tiên trong khoang hành khách trên phà Sewol. Con phà chìm nghỉm vào chiều qua, làm tăng thêm lo ngại về khả năng sống sót của người mất tích và khiến lực lượng cứu hộ khó tiếp cận thân phà.
Hiện 29 trong số hơn 400 người trên phà Sewol được xác nhận đã thiệt mạng, còn gần 270 người mất tích.
Việt Anh
************************
Chuyện lạ quanh phiến đá thần mỗi lần bị dịch chuyển khiến cả làng gặp nạn
Ở làng Tiến Tiên (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người dân mỗi khi nhắc đến phiến đá Trại Cả đều chung một thái độ cung kính, tôn thờ như một linh vật của làng. Xung quanh phiến đá ấy là những câu chuyện liêu trai, nửa thực nửa hư nhưng người dân vẫn truyền tai nhau với một niềm tin tâm linh mãnh liệt.
Phiến đá Trại Cả nằm ngay đầu làng Tiến Tiên, được đặt ngay ngắn ở đầu con đường liên thôn, dưới tán cây lộc vừng cổ thụ xanh mát. Phiến đá có chiều dài chừng mét rưỡi, rộng gần một mét và dày khoảng 40cm. Hỏi về lai lịch, gốc tích phiến đá, tất cả các cụ cao niên nhất trong làng cũng đều lắc đầu, chỉ biết rằng từ khi các cụ biết nhận thức thì nó đã có ở đây. Ông Nguyễn Hữu Tỳ, thủ từ đình Tiến Tiên khẳng định: Tôi năm nay gần 70 tuổi, từ bé đã thấy phiến đá với hàng cây lộc vừng như vậy. Ngay cả cụ sinh ra tôi năm nay trăm tuổi cũng bảo từ lúc sinh ra đã thấy hai thứ ấy như vậy rồi.
Người dân Tiến Tiên tôn kính phiến đá như một vật báu trong làng. Phiến đá được xây bệ kê ngay ngắn bên đường, là nơi cho người dân nghỉ ngơi, hóng mát, tâm sự… nhưng tuyệt nhiên không ai dám làm điều bậy bạ. Cách đây ít lâu, các cụ cao niên trong làng đã bàn nhau lập miếu thờ bên cạnh phiến đá ấy để người dân và khách thập phương có chỗ hương hoa, nhưng chính quyền chưa đồng ý.
Tuy không biết phiến đá Trại Cả có từ bao giờ nhưng những câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc của hòn đá thì người dân thôn Tiến Tiên thuộc như lòng bàn tay, họ vẫn gọi đây là hòn đá của thần Sơn Tinh. Ông Nguyễn Bá Bẩm và ông Nguyễn Hữu Tỳ (trưởng ban khánh tiết và thủ từ đình Tiến Tiên) kể cho chúng tôi nghe về truyền thuyết này như sau: Khi Sơn Tinh lấy được công chúa Mỵ Nương, Thủy Tinh ghen tức nên thường xuyên hô phong hoán vũ, dâng nước đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh lại làm phép dâng núi cao cản nước, bảo vệ dân làng. Và trong những trận giao tranh như thế, Sơn Tinh đã dùng đá ném xuống ngăn dòng nước. Và hòn đá Trại Cả chính là dấu tích còn lại của những trận giao tranh ấy. Trên hòn đá vẫn còn những vết lõm mà theo những người dân thôn Tiến Tiên đó là vết bàn tay Sơn Tinh nắm vào hòn đá để lại, 4 vết phía trên một vết phía dưới. Hiện nay, ở huyện Quốc Oai có một hòn đá như thế cũng được cho là hòn đá của thần Sơn Tinh.
Và những lời đồn thổi kỳ lạ
Sẽ chẳng có gì để nói xung quanh phiến đá nếu chỉ dừng lại ở những câu truyện truyền thuyết về nguồn gốc của nó như thế. Sở dĩ người dân Tiến Tiên tôn kính hòn đá như vậy, vì xung quanh nó xảy ra những chuyện kỳ bí mà họ không thể giải thích được. Trải qua những chuyện đó, giờ đây hầu hết những người dân Tiến Tiên đều tin rằng phiến đá này là đá thần, không được dịch chuyển đi đâu, vì mỗi lần dịch chuyển thì y rằng trong làng đều có chuyện. Bà Nguyễn Thị Mùi, một người dân Tiến Tiên khẳng định: Từ ngày tôi còn là thanh niên chuyển đến đây (bà Mùi là người dân nơi khác lấy chồng rồi sinh sống ở Tiến Tiên), tôi đã thấy nhiều sự lạ xung quanh hòn đá này. Bà nhớ nhất là một lần cách đây chừng hơn 20 năm, khi đó làng làm đường khiến phiến đá bị tụt xuống dưới. Một số người thấy hòn đá vuông vức nên dùng làm nơi giặt giũ quần áo. Không hiểu trùng hợp hay “thần đá” trừng phạt mà ngay sau đó trong làng xảy ra đủ thứ chuyện, nhà thì vợ chồng con cái ốm liểng xiểng, nhà thì trâu bò lợn gà lăn ra chết, nhưng điều đặc biệt nhất là nhiều người trẻ chừng 30-40 tuổi đột nhiên chết bất đắc kỳ tử khiến dân làng lo lắng mất ăn mất ngủ. Khi đó, một số người đi xem bói thì thầy bảo phải kê ngay hòn đá về vị trí cũ, nếu không làng sẽ còn gặp nhiều chuyện xui xẻo nữa. Thế là cả dân làng lại phải làm lễ tạ, rồi huy động thanh niên ra di chuyển hòn đá về chỗ cũ. “Người ta không ở đây, làm sao biết ở làng có phiến đá mà phán vậy, rõ ràng phiến đá này là đá thiêng” - bà Mùi khẳng định.
Xung quanh việc di chuyển phiến đá, cụ Nguyễn Bá Bẩm kể thêm những chuyện khó giải thích: Có lần phiến đá bị sụt trôi xuống phía dưới, trong làng xảy ra nhiều chuyện không hay, dân làng lại tìm cách đưa hòn đá về vị trí cũ. Nhưng lạ thay, đem ô tô đến kéo thì ô tô nổ lốp, mang cần cẩu ra cẩu thì xe cẩu đứt xích. Nghĩ “thần đá” giận không cho dịch chuyển lên nên các cụ trong làng phải làm lễ tạ. Kỳ lạ thay sau khi làm lễ thì chẳng cần ô tô hay cần cầu, cánh thanh niên trong làng lại dễ dàng mang được hòn đá lên.
Trong làng còn xảy ra chuyện “cười ra nước mắt” xung quanh phiến đá này. Đó là chuyện cụ Nguyễn Công Nghĩa bị cả làng “bắt vạ” vì trót dịch chuyển hòn đá Trại Cả. Năm 2004, khi ấy một cây cầu treo được hoàn tất bắc qua sông nối Tiến Tiên với làng bên khiến người dân vô cùng phấn khởi. Cây cầu hoàn thành, việc cuối cùng là phải chở đất lấp đầy hai bên chân cầu là có thể đi lại được. Lúc đó, cụ Nghĩa nhận thuê xe, thuê người chở đất đến đổ. Do xe ô tô to nặng, phiến đá lại nằm sát mép đường nên một thời gian sau phiến đã bị dịch ra phía ngoài một chút. Đúng khoảng thời gian đó, cả làng xảy ra nhiều chuyện xui xẻo như ốm đau, bệnh tật, rồi nhiều vụ tai nạn thương tâm. Như thường lệ, người dân lại xúm lại xem phiến đá có bị “động” gì không thì thấy nó bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cũ vài chục cm. Thế là nhiều người đổ lỗi cho việc ô tô chạy làm đá dịch chuyển vị trí khiến người dân gặp nạn. Lần đó, cụ Nghĩa phải tốn không ít tiền của để sắm lễ “tạ tội” với làng và thuê người đưa phiến đá về vị trí cũ.
Gần đây nhất, năm 2008, vào mùa lũ lụt, cả làng Tiến Tiên ngập trắng nước. Khi nước rút xuống, các gia đình mải mê dọn dẹp, khôi phục nhà cửa, sản xuất, trồng cấy, không ai để ý đến phiến đá bị bẩn thỉu. Thế là lập tức một thời gian sau, cả làng bị dịch đau mắt đỏ. Nhiều người ra xem phiến đá thì thấy nó bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cũ một chút và lại bị bẩn thỉu, không ai cọ rửa. Họ nghĩ “thần đá” ấm ức vì bị ô uế nên trừng phạt cả làng và lập tức ra dọn dẹp vệ sinh và dịch phiến đá lại chỗ cũ. Không lâu sau đó thì dịch đau mắt đỏ cũng qua đi.
Bà Nguyễn Thị Mùi cũng kể thêm những câu chuyện mà bà cho là chính những người trong gia đình bà được chứng kiến. Bà bảo, bến Cốc, nơi ngự của hòn đá thiêng lắm, ngày trước ở đây còn có một gốc si, nhiều người bảo thường xuyên nhìn thấy một bà lão đi lại ở gốc si ấy. Người ta cũng đồn rằng đây là nơi bọn giặc Tàu xưa chôn dấu rất nhiều của cải mà chúng vơ vét được của dân ta và chúng trấn yểm rất kỹ càng. Không ai biết kho báu ấy thế nào, nhưng thỉnh thoảng có người vẫn nhìn thấy vịt vàng, lợn vàng. Bà Mùi nhớ lại: “Có lần cách đây chừng 20 năm, khi đó tôi đang kéo vó bè bên này sông, còn gia đình bà thím tôi kéo ở bên kia sông. Hôm ấy đã khuya, tôi ngủ nên không biết, còn bà thím ở bên kia sông thức, bỗng nhìn thấy 12 con lợn vàng ăn cỏ ở vệ sông liền gọi con dậy xem cùng. Chỉ có thế mà ngay hôm sau, cả nhà vợ chồng, con cái bà thím tôi lăn ra ốm tưởng chết, nằm liệt một chỗ, người cứ co quắp, ai đến thăm cũng không biết gì. Mãi sau có người biết do nhìn thấy đàn lợn vàng nên khuyên ra làm lễ tạ. Nhà thím mới thuê thầy, cứ 12h đêm ra bến sông thắp hương cầu khấn, sau 3 lần thì tự nhiên cả nhà lại khỏi bệnh”.
Nét đẹp tâm linh hay sự mê tín
Trò chuyện với những người dân Tiến Tiên, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều câu chuyện nhuốm màu tâm linh xoay quanh phiến đá Trại Cả. Dù nhiều chuyện chỉ là sự trùng hợp khách quan, có thể lý giải bằng khoa học nhưng người dân ở đây vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sự linh ứng của phiến đá. Ông Nguyễn Trọng Tuyến, Trưởng ban văn hóa xã Tân Tiến chia sẻ, phiến đá Trại Cả được dân làng coi là vật quý của địa phương. Thậm chí gần đây, một số cụ cao niên trong làng đã để xuất xây miếu thờ, nhưng trên cương vị cán bộ quản lý văn hóa, là đơn vị trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo địa phương, Ban văn hóa xã không đồng ý.
Về truyền thuyết nguồn gốc hòn đá, ông Tuyến cho rằng đó chỉ là những lời truyền miệng trong nhân dân, còn những dấu vết mà người ta cho rằng đó là vết bàn tay Sơn Tinh, theo quan sát đó chỉ là những vết khuyết của những phiến đá bình thường. Còn những chuyện xảy ra trong làng mà người dân cho rằng do phiến đá bị xê dịch chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, ví như dịch đau mắt đó bùng phát sau mùa lũ là chuyện đương nhiên, hoàn toàn có thể giải thích bằng khoa học.
Rõ ràng, việc coi hòn đá là đồ vật cổ, là vật chung của cả làng để gìn giữ, tôn kính như một nét tâm linh là đáng quý, song việc thần thánh hóa, đồn thổi những câu chuyện có phần mê tín lại là việc không nên.
***********************
Cuộc sống đầy niềm vui của cặp đôi dính liền nhau
Shivanath Sahu và người anh em sinh đôi Shivram lúc chào đời đã bị dính liền nhau và mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày đều gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đó lại là điều mà hai anh em rất thích bởi lẽ cả hai luôn được ở cùng nhau.
Hai anh em song sinh Shivanath Sahu và Shivram
Shivanath Sahu và Shivram hiện tại đã 12 tuổi. Khi sinh ra, cả hai anh em có cơ thể bị dính liền nhau với 2 chân 4 tay và được cho là có chung dạ dày nhưng phổi, tim và não thì tách biệt nhau.
Các bác sĩ cho biết hai anh em Shivanath và Shivram có thể tiến hành phẫu thuật để tách rời nhau nhưng họ không muốn làm như vậy.
Bẩm sinh hai anh em đã bị dính liền nhau và có chung một số bộ phận
Chia sẻ vởi kênh truyền hình Barcroft TV, Shivram cho biết: “Chúng cháu không muốn tách rời nhau. Chúng cháu sẽ mãi như thế này cho đến khi già. Chúng cháu muốn sống với những gì đã sinh ra”.
Bố đẻ của Shivanath và Shivram là anh Raj Kumar, 45 tuổi tâm sự rằng cả hai đều là những học sinh ngoan ở trường. Mặc dù hai anh em rất hài lòng và sống hạnh phúc với cuộc sống hiện tại nhưng anh Raj Kumar cũng cho biết sẽ còn nhiều thách thức nữa đối với các con anh sau này.
Shivanath Sahu và Shivram cùng bố và mẹ
Tờ Mirror dẫn lời anh Kumar: “Vào mùa mưa, việc đi lại của hai cháu trở nên khó khăn khi cháu này muốn ngồi thì cháu kia phải nằm xuống. Mặc dù vậy cả hai đều chưa bao giờ có xích mích với nhau. Hai anh em đều có chung những suy nghĩ, nếu một cháu nói muốn chơi thì cháu kia sẽ đồng ý ngay. Thượng đế đã tạo ra các cháu như vậy thì các cháu cũng phải học cách chấp nhận điều đó và vượt qua khó khăn. Cả hai đều sẽ mãi như thế này, và bản thân tôi cũng không mong muốn gì khác”.
Theo tờ GADailyNews, bác sĩ nhi khoa Krishan Chugh tại Viện nghiên cứu Fortis Memorial ở Gurgaon, Ấn Độ đã quan sát cuộc sống và những hoạt động hàng ngày của hai anh em và cho biết đối với trường hợp này có thể tiến hành phẫu thuật tách rời nhau. Nếu phẫu thuật, hai chân sẽ thuộc về cậu bé Shivram trong khi đó, Shivanath sẽ không có chân nào.
Hai anh em có thể tự làm lấy nhiều việc như vệ sinh thân thể...
... tự ăn uống mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ
Shivanath Sahu và Shivram có di chuyển rất nhanh nhẹn bằng 4 tay và 2 chân
Shivanath Sahu và Shivram có thể tự đi đến trường hoặc bố dẫn đi
Trên thế giới, các trường hợp dính liền nhau như hai anh em Shivanath và Shivram chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/200.000. Mặc dù mang trên mình những khiếm khuyết nhưng Shivanath và Shivram vẫn luôn cố gắng để vượt qua những khó khăn. Cả hai anh em có cuộc sống rất hạnh phúc, cùng ăn chung, mặc chung, tắm chung và chải đầu cho nhau…Ngoài ra Shivanath và Shivram có thể di chuyển quanh ngôi làng nhỏ bé của mình một cách rất nhanh nhẹn.
Tờ Dailymail dẫn lời Shivanath: “Chúng cháu đã tự mình học hỏi tất cả mọi thứ. Chúng cháu tự đi đến trường bằng xe đạp và…chơi trò cri-kê cũng không vấn đề gì đối với chúng cháu”.
Xem video:
Đình Huế
Tổng hợp
***********************
9 câu chuyện tình kỳ dị, liêu trai
Chân dung của Elena Hoyos khi còn sống và sau khi được Count
chuyển từ lăng mộ về nhà riêng
Blanche Dumas và Juan Baptista do Santo
Linda Riss được cho là mắc phải hội chứng yêu chính kẻ ngược đãi mình
Edward đang kiểm tra tình trạng của “người yêu”
Hình ảnh cặp vợ chồng hạnh phúc
Johanna (trái), Victor và Edith
Bà Madeline Desmet
Sharon khoác áo cô dâu trong ngày cưới
*********************
Bé gái người Anh 15 tuổi chỉ cao 80 cm
Hiện Georgia đang sống cùng với gia đình ở thị trấn Warrington, Cheshire, tây bắc nước Anh. Các bác sĩ cho biết, Georgia mắc một chứng bệnh còi cọc hiếm gặp khi xương đã phát triển đầy đủ và không thể lớn hơn được nữa. Cô bé đi lại rất khó khăn, thậm chí không thể nhấc nổi một chiếc ấm đun nước.
Simon (38 tuổi) và Andrea (36 tuổi), cha mẹ của Georgia nói rằng, ban đầu họ tưởng con gái họ sẽ không sống được khi mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực điều trị, Georgia đã có cuộc sống bình thường như bao người khác.
Georgia Rankin cùng gia đình
Cha mẹ Georgia bắt đầu phát hiện thấy điều bất thường ngay sau khi Georgia được sinh ra bởi cô bé bắt đầu giảm cân và không hấp thụ chất dinh dưỡng.
“Georgia là con gái đầu lòng của chúng tôi. Khi sinh nó, tôi chỉ mới 21 tuổi. Tôi cảm thấy sợ hãi khi Georgia phải liên tục trải qua các xét nghiệm và dành ba năm đầu tiên của cuộc đời mình trong bệnh viện”, cô Andrea chia sẻ.
Cha mẹ Georgia cho biết, họ cảm thấy con gái mình thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa khi cô bé không thể tự đi bộ đến trường. Họ đã đưa Georgia đến gặp nhiều chuyên gia y tế và gửi phim X-quang tới các bác sĩ ở nhiều nước trên thế giới nhưng không ai đã có thể xác định chính xác bệnh tình của Georgia là gì.
Georgia Rankin, cô bé nhỏ nhất nước Anh với chiều cao 80 cm
“Tôi không để ý đến việc mình nhỏ bé. Tôi thấy bản thân mình như giống như mọi người khác...Từ nhỏ tới lớn tôi không có gì thay đổi. Tôi không nhận thấy mình khác biệt khi bắt đầu đi học. Chỉ khi lớn hơn một chút tôi mới nhận ra điều đó”, Georgia nói.
Hiện tại, gia đình Georgia đang cố gắng gây quỹ mua chiếc xe lăn trị giá 18.000 Bảng Anh để giúp cô bé di chuyển dễ dàng hơn.
********************
Cận cảnh bên trong phà Sewol, trước khi thảm họa xảy ra
Phà Sewol của Hàn Quốc có trọng tải khoảng 6.825 tấn, do Nhật Bản sản
xuất năm 1994. Tổng chiều dài của phà là 146m, có thể chở được 921
người, 180 phương tiện giao thông cùng 152 container. Tính tới thời điểm
hiện tại, số người chết trong thảm họa chìm phà đã lên tới 25 người,
273 người vẫn đang mất tích.
Phà Sewol do hãng Chonghaejin Marine vận hành, với hải trình chính từ
Incheon đến hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc- Jeju. Hải trình này
dài khoảng 420km và phà di chuyển mất tầm 13 tiếng rưỡi.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong phà Sewol trước khi thảm họa xảy ra:
*****************************
****************************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 20 - 04-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
******************************
THỊT CHÓ: CHIẾC ÁO CÓ LÀM NÊN THẦY TU?
Chào các bạn,
Những ngày gần đây, sau clip quay lại hình ảnh của một trại nuôi chó lấy thịt tại Việt Nam, cư dân mạng lại có dịp xôn xao khi chia thành nhiều phe tranh luận về chuyện "Có nên ăn thịt chó hay không?" và "Ăn thịt chó có mọi rợ hay không?". Rất nhiều luồng tranh luận, rất nhiều ý kiến, rất nhiều sự phẫn nộ và cả sự bào chữa. Trong bài viết này, tôi cũng mong chia sẻ một vài ý kiến riêng của mình về vấn đề đang rất nóng bỏng này.
Trước hết, phải khẳng định một điều là, tôi không thích ăn thịt chó. Nhưng không thích là vì tôi thấy nó không hợp khẩu vị với mình chứ không phải vì tôi nghĩ đến việc chó là bạn của loài người hay gì gì đó. Tôi cũng là một người yêu chó, từng nuôi rất nhiều chó và trong đó có một chú chó tôi yêu nhất đã bị người ta bắt đi, chắc là để làm thịt. Nói vậy để các bạn thấy, trong chuyện này tôi hoàn toàn khách quan chứ không phải là vì mê thịt chó quá nên mới cố gắng viết ra vài dòng để biện minh cho hành động tham ăn của mình.
Mỗi đất nước đều có những giá trị riêng, những nền ẩm thực riêng và phong tục riêng. Người Việt ta từ trước đến nay coi thịt chó là một phần trong văn hóa ẩm thực, thịt chó đi vào sách, truyện, đi vào cuộc sống hàng ngày. Nó thuộc về văn hóa của chúng ta và nó hoàn toàn không vi phạm đạo đức làm người, vậy tại sao lại man rợ? Tại sao chúng ta không thể ăn thịt chó, nhưng vẫn có thể ăn thịt gà, thịt trâu, thịt lợn, thịt bò? Các bạn lôi lý do chó là bạn thân của loài người hay lý do chó không phải là loài vật để ăn thịt ra để nói thực sự rất… thiếu khách quan và không mấy thuyết phục. Bò, gà, lợn cũng là bạn thân của nhà nông, tại sao lại ăn? Và cái định nghĩa bò, gà, lợn là loài vật được phép ăn thịt chẳng qua chỉ là do các bạn tự… định nghĩa như vậy, chứ chẳng hề có dẫn chứng khoa học hay lịch sử nào phân loại các loại động vật mà loài người được phép hay không được phép ăn cả.
Đừng lôi lương tâm hay sự nhân đạo ra để biện bạch, bạn có chắc là môt người không ăn thịt chó có tính cách và đạo đức hơn một người ăn thịt chó? "Chiếc áo không làm nên thầy tu", không ăn thịt chó không làm bạn tốt lên và ăn thịt chó cũng chẳng thể là người khác xấu đi. Vậy thì tại sao chúng ta cứ đi áp đặt cho người khác như vậy? Đó chẳng phải là một sự can thiệp thô bạo và vô duyên vào sở thích của người khác đó sao? Và lại phải nhắc lại một lần nữa, sở thích đó có làm tuyệt chủng loài chó hay không? Có làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn hay không? Không hề, vậy thì tại sao chúng ta lại cho mình cái quyền như vậy?
Chó thui nhìn rất thương...
... nhưng bê thui nhìn cũng thương như vậy, tại sao chúng ta được ăn bê?
Các bạn áp đặt là một chuyện, đáng buồn hơn, cái sự áp đặt của các bạn đang dần trở thành một sự "cuồng" không hề nhẹ. Các bạn sẵn sàng dùng như từ ngữ bậy bạ nhất để chửi những người ăn thịt chó, thậm chí nguyền rủa những người ăn thịt chó hãy chết đi. Thứ tình yêu nào lại trở nên bệnh hoạn thế này? Thứ công lý nào lại trở nên khủng khiếp thế này? Chẳng lẽ, khi chửi người khác là man di, khi mạt sát, nguyền rủa người khác, các bạn không thấy chính mình đang trở nên man di và vô văn hóa y như những lời mình vừa thốt ra?
Ngày trước, tôi có đi thực tập tại một làng chuyên làm thịt chó ở gần Hà Nội. Hàng ngày tôi đi học qua một lò mổ chó, những con chó bị nhốt trong lồng, ai đi qua chúng cũng rên rỉ và nhìn bằng một con mắt van lơn. Một ngày nọ, tôi vô tình đi qua đó đúng lúc người ta đang… làm thịt một chú chó. Tiếng kêu của chú chó đấy là một thứ rất ám ảnh và có thể khiến chúng ta thấy hoảng sợ. Nhưng tôi cũng cảm thấy điều đó mỗi khi nhìn cảnh giết trâu, giết bò, giết gà. Nhưng tôi không hề thấy những người ăn bò, gà, lợn là những kẻ man di, tương tự như những người ăn thịt chó. Nếu chiếu theo lời của các bạn, họa chăng, chúng ta có ăn chay mới là người tốt. Và tôi tin là có đến 2/3 người trong số những người lên án chuyện ăn thịt chó chẳng thể ăn toàn rau trong một tuần.
************************
Cuộc sống của cặp song sinh dính liền già nhất thế giới
(Dân trí) - Ronnie và Donnie Galyon, sinh ngày 28//10/1951 tại
Mỹ, hiện đang giữ kỷ lục cặp đôi song sinh dính liền già nhất thế giới.
Ronnie và Donnie Galyon lúc mới chào đời
Cả hai đã chào đời tại bệnh viện St. Elizabeth ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio, Mỹ vào ngày 28/10/1951. Họ bị dính liền nhau từ phần xương ức. Họ có chung một bộ phận sinh dục và một số bộ phận nội tạng thiết yếu, vì thế lúc mới chào đời các bác sĩ không thể tiến hành phẫu thuật tách rời được.
Khi còn nhỏ, vì gia đình có 9 người con nên việc nuôi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Wesley, bố đẻ của Ronnie và Donnie, quyết định kiếm tiền từ sự dị dạng của hai anh em bằng cách rong ruổi trên các con đường trên khắp nước Mỹ và vùng Mỹ Latinh, tổ chức các buổi biểu diễn nhỏ và ai muốn xem phải bỏ tiền.
Hai anh em đã tham gia các buổi biểu diễn để kiếm tiền phụ giúp gia đình
Hai anh em trở nên nổi tiếng thế giới nhờ những buổi lưu diễn
Một địa điểm biểu diễn của hai anh em nhà Galyon
Các chuyến lưu diễn đã khiến cho hai anh em trở nên nổi tiếng và số tiền kiếm được từ những buổi biểu diễn của hai anh em cũng đủ để trang trải những chi tiêu trong gia đình. Cả hai đều không được đến trường học bởi họ sợ rằng với ngoại hình dị dạng như vậy có thể gây nên sự xao lãng đối với những người xung quanh nên khả năng đọc và viết của hai người đều rất hạn chế.
Năm 1991, sau hơn 30 năm lưu diễn khắp nơi, hai anh em quyết định “nghỉ hưu” và chuyển đến một ngôi nhà riêng tại thành phố Dayton, bang Ohio để sống phần đời còn lại. Đây là ngôi nhà được mua bằng chính số tiền do hai anh em kiếm được. Mặc dù sống với nhau nhưng Ronnie và Donnie phải nhờ đến sự giúp đỡ của người em trai là Jim. Để đảm bảo một cuộc sống bình dị cho hai anh, Jim cùng vợ anh đã cố gắng hỗ trợ hai người anh trong các sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra vợ chồng Jim cũng thường xuyên đưa Ronnie và Donnie ra ngoài ăn uống.
Mặc dù Ronnie và Donnie đã nghỉ hưu, không tham gia các buổi diễn nhưng thỉnh thoảng cả hai vẫn xuất hiện trên truyền hình. Năm 1997, cả hai đã xuất hiện trong chương trình “The Jerry Springer”, năm 1998 xuất hiện trên kênh phim tài liệu “Discovery Channel” hay “Channel Five” năm 2009.
Vào năm 2009, đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 58, sách Kỷ lục Guinness Thế giới chính thức ghi danh hai anh em Ronnie và Donnie Galyon là cặp song sinh dính liền nhiều tuổi nhất thế giới.
Ngày 22/12/2010, kênh truyền hình TLC lần đầu tiên ra mắt đoạn phim tài liệu mang tên "The World's Oldest Conjoined Twins Move Home" (tạm dịch: Cặp song sinh dính liền nhau già nhất thế giới chuyển về nhà sống). Bộ phim đã giới thiệu những hoạt động và cuộc sống hàng ngày của hai anh em và chương trình đã gây được sự chú ý rất lớn.
Xem video:
Đình Huế
Tổng hợp***********************
Gặp những “nữ quái” ngoan hiền bên con trong trại giam
Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, ngoan hiền trong trại giam, cán bộ quản giáo và phạm nhân ai cũng vui. Với quan điểm trẻ em không có tội, chính anh Lê Quốc Phấn - Giám thị trại giam K1, Cái Tàu, huyện U Minh, Cà Mau đã đề nghị chăm sóc các cháu. Mỗi tháng, anh trợ cấp 1,5 triệu đồng/cháu tiền sữa. Nghĩa cử này đã thật sự cảm hóa những phạm nhân vốn từng là những "nữ quái" khét tiếng bên ngoài xã hội.
Phạm nhân Nhì chăm sóc con trai.
“Phù thủy gây mê” chấn động một thời
Lê Thị Thi (SN 1976, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) ôm đứa con 9 tháng tuổi bụ bẫm lí nhí: “Em rất hạnh phúc khi con em được cán bộ chăm sóc rất tốt. Em không thể ngờ rằng các cán bộ nơi đây đối xử với chúng em tốt như vậy”. Được mệnh danh là “phù thủy” gây mê nổi tiếng miền Tây, Thi gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều người đàn ông hảo ngọt và không ít lần gây khó khăn cho các chiến sĩ trinh sát, phá án.
Lấy chồng không được bao lâu, chồng chạy theo một bóng hồng khác để lại 3 đứa con cho Thi nuôi. Không nghề nghiệp, ruộng vườn, mang trong mình mối hận đàn ông, Thi bắt đầu chăm chút nhan sắc của mình. Không mấy khó khăn để “tu sửa” dung nhan, do sở hữu nước da trắng ngần, khuôn mặt dễ coi và giọng nói trong trẻo, dễ nghe, Thi bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.
Tháng 6.2012, Thi rủ Nguyễn Chí Khanh (SN 1987, ngụ khóm 6, phường 6, TP.Cà Mau) cướp tài sản của chị Võ Bích Tuyền, nhân viên phục vụ quán nhậu Bảy Ánh (thuộc xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) vì thấy Tuyền đeo nhiều nữ trang. Để thực hiện kế hoạch, Thi đưa tiền cho Khanh đến quán Bảy Ánh để nhậu và làm quen với Tuyền. Tối 6.6.2012, Thi lên kế hoạch cho Khanh gọi điện rủ Tuyền ra TP.Cà Mau để nhậu.
Sau đó, cả ba vào phòng trọ. Tại đây, Thi lấy chai nước ép trái cây có thuốc ngủ mời Tuyền uống. Phi vụ này Thi cùng Khanh “trúng quả” hơn 45 triệu đồng. Tháng 4.2013, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt Thi và Khanh, mỗi bị cáo 8 năm tù về hành vi cướp tài sản. Do đang mang thai, Thi được tại ngoại nhưng bị cấm túc ở nơi cư trú.
Bất chấp việc mang trong mình cái án tù 8 năm cùng với cái thai trong bụng, Thi lại tiếp tục gạ gẫm một đại gia, rủ vào nhà trọ, cho uống nước giải khát có thuốc mê để cướp tài sản gồm: 1 chiếc lắc 5,5 lượng vàng 18K; 1 dây chuyền vàng 2 lượng vàng 18K; 2 nhẫn vàng 3,2 lượng…
Tổng số tài sản bị mất gần 10 lượng vàng các loại. Nhận được trình báo của nạn nhân, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau không khó khăn phát hiện thủ phạm là Thi. Lập tức, Thi bị bắt khẩn cấp. Khám xét nhà Thi, trinh sát thu giữ 62 triệu đồng. Thời gian đó, con của Thi mới được 2 tháng tuổi. Tổng cộng các hình phạt, Thi nhận bản án 20 năm tù giam.
Một “nữ quái” khác có thành tích không kém Thi là Nguyễn Thị Út Nhì (SN 1989, trú ngụ ở phường 9, TP.Cà Mau) nổi tiếng với nghề… ăn trộm. Khi đến tuổi cập kê, Nhì sống như vợ chồng với Phạm Quang Thẩn (chạy xe ôm). Không nghề nghiệp, lại có 3 mặt con, Nhì hành nghề... ăn trộm đến mức quen mặt lực lượng cảnh sát hình sự Công an TP.Cà Mau.
Tháng 4.2010, Nhì bị TAND TP.Cà Mau phạt 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Vừa ra tù, Nhì lại “ngứa tay” và bị phạt thêm 1 năm tù giam. Năm 2012, TAND tỉnh Cà Mau xử phạt Nhì 2 năm tù giam. Tuy nhiên, do Nhì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nên được miễn chấp hành hình phạt. Trong thời gian trên, Nhì tìm đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, khu chợ đêm TP.Cà Mau trộm điện thoại di động bị lực lượng công an bắt. Với lý do đang được tại ngoại nuôi con, Nhì được miễn xem xét trách nhiệm hình sự.
Tiếp đó, tối 26.4.2013, Nhì tìm đến Hội chợ Thương mại Cà Mau tiếp tục lấy trộm cái bóp có 7,5 triệu đồng và một điện thoại thì bị lực lượng bảo vệ bắt quả tang. Trước mức độ tái phạm của Nhì, TAND TP.Cà Mau tuyên phạt Nhì 30 tháng tù giam. Tổng cộng hình phạt trước đó, Nhì chấp hành 45 tháng 19 ngày.
Mong con không theo bước chân của mẹ
Một ngày cuối tháng 10.2013, nhiều phạm nhân hô to với cán bộ quản giáo: “Cán bộ ơi, con Nhung (tức Nguyễn Thị Nhung, SN 1982), nó đau bụng đẻ rồi”. Lập tức, cán bộ y tế đã tới giúp đỡ. Đến rạng sáng hôm sau, Nhung sinh cháu trai kháu khỉnh. Quên đi nỗi đau đớn, Nhung ôm con vào lòng, hai hàng nước mắt lăn dài trên má, nhìn cán bộ trại thều thào: “Cảm ơn cán bộ!”. Nhung từng có tiền án trộm cắp tài sản. Khi mãn hạn tù, Nhung cùng một số đối tượng đi… trộm vặt.
Năm 2003, Nhung và đồng bọn bị công an truy bắt. Tháng 10.2003, Nhung bị phạt 26 tháng tù giam. Trong thời gian được tại ngoại, Nhung bỏ trốn. Mười năm trốn lệnh truy nã, Nhung lập gia đình, có công việc ổn định và cứ ngỡ đã thoát khỏi lưới của pháp luật.
Ngày 17.10.2013, Nhung bị bắt theo lệnh truy nã. Nhập trại một ngày, ngày hôm sau Nhung sinh nở. Chúng tôi hỏi con em tên gì, Nhung lí nhí: “Em đặt tên con là Ngoan để sau này nó không đi lạc đường như em đã chọn”.
Trở lại với phạm nhân Nhì, khi vào trại chấp hành án được 7 tháng, bụng Nhì càng to. Cán bộ quản giáo báo với Ban giám thị cho Nhì được nghỉ lao động để dưỡng thai. Ngày 21.11.2013, Nhì trở dạ. Một lần nữa, cán bộ trại lại... đỡ đẻ cho Nhì. Bây giờ con của Nhì - cháu Nguyễn Ngọc Anh T đã gần 1 tuổi khá kháu khỉnh.
Ôm con trong lòng Nhì tâm sự: “Lúc em ở tù, ba đứa con sống với nội và cô. Bây giờ, cháu ở đây cũng ổn. Ban giám thị cấp dưỡng sữa hàng tháng nên nó chóng lớn lắm. Em cảm ơn lòng tốt của ban giám thị”.
Con của Thi - cháu Lê Thị P. T cũng khá xinh. Những ngày tháng sinh con trong trại giam, được cán bộ quản giáo tận tình chăm sóc, Thi mới thấm hiểu được tình cảm mà mọi người dành cho mình - một phạm nhân từng tác oai tác quái ngoài xã hội.
Thi trầm tư: “Mọi người tốt với em quá, phải chi đời của em được gặp nhiều người tốt cưu mang thì đâu đến nỗi nào. Từ ngày vô trại, nhìn thấy con thơ, em mới thấm thía tội lỗi của mình. Em chờ đến ngày tự do trở về với nghề lương thiện để nuôi con”. Mang trong mình bản án 20 năm tù, ngày mãn hạn của Thi chắc đường về nhà rất xa, khi mà chồng đã bỏ, không nghề nghiệp, người thân.
Khi tiếp nhận những phạm nhân chuẩn bị sinh nở, không ít cán bộ quản giáo phân vân, lo lắng bởi đây là những trường hợp hi hữu của trại giam. Đại úy Nguyễn Văn Hà - Phó đội trưởng Đội Giáo dục - Hồ sơ Trại giam KI Cái Tàu nhớ lại: “Lúc đầu, chúng tôi phân vân lắm, nhưng được sự giải thích của Ban giám thị, cán bộ trại ý thức được rằng các cháu không có tội nên cần được quan tâm chăm sóc như bao đứa trẻ khác”.
Theo Nhật Hồ
Lao động
*********************
Một phụ nữ Việt mất tích trên phà chìm của Hàn Quốc
Cô tên là Phan Ngọc Thanh, sinh năm 1985, đến từ Cà Mau. Hiện gia đình cô Thanh từ Việt Nam đang trên đường đến Seoul, dự kiến sáng sớm mai họ sẽ có mặt ở hiện trường vụ tai nạn, ông Dương Chính Chức, tham tán phụ trách Lãnh sự và bảo hộ công dân của sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trao đổi với VnExpress.
Cô Phan Ngọc Thanh chính là mẹ ruột của bé gái Kwon Chi-yeon, 5 tuổi, được cảnh sát cứu sống khỏi chiếc phà chìm hôm 18/4. Cô Thanh lúc đó đang cùng chồng và hai con đi trên chuyến phà Sewol đến tới đảo Jeju định cư. Bé Kwon Chi-yeon đã được trao trả lại cho người thân, là em gái bố cô bé. Cảnh sát Hàn Quốc chưa công bố họ tên chồng cô Thanh.
Bé Kwon sau khi được cứu lên bờ. |
Trước đó, báo Korea Times cho biết gia đình bé Kwon Chi-yeon, gồm cha mẹ và anh trai 6 tuổi lên chuyến phà Sewol để đến đảo Jeju lập nghiệp. Cha cô bé định trở thành nông dân trồng quýt chuyên nghiệp tại Jeju, rời xa cuộc sống đô thị. Chiếc phà chở theo đồ nội thất gia đình và cả hy vọng về một cuộc sống nông thôn tại hòn đảo nơi người cha từng sống.
Các y tá ở bệnh viện Hankuk ở thành phố Mokpo cho biết bé Kwon khi được cấp cứu ở trong tình trạng hoảng loạn. Bé không bị thương, nhưng những dấu hiệu về vết thương tâm lý rất rõ, y tá cho hay. Lời kể duy nhất của Kwon cũng đủ để mô tả khoảnh khắc kinh hoàng.
"Mẹ và anh mặc cho con một chiếc phao và đẩy con lên", bé nói.
Một hành khách tên Kim nhớ lại rằng bé Kwon ở một mình khi ông thấy bé ở một cabin trên phà. Kim ôm chặt bé gái khi trèo lên chiếc phà đang bị nghiêng. Bé được chuyền tay qua 4 người đàn ông khi họ tìm đường thoát khỏi phà chìm.
Ông Dương Chính Chức cho biết thêm, ngay từ khi biết thông tin có người Việt trên phà hôm 18/4, sứ quán đã cử cán bộ đến hiện trường vụ tai nạn để phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc nhằm xác minh danh tính nạn nhân. Các cán bộ này vẫn có mặt ở cảng Jindo để hỗ trợ gia đình cô Thanh từ Việt Nam sang vào sáng mai.
Đại sứ quán Việt Nam cùng với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Bộ Bình đẳng giới nước này sẽ tổ chức đón gia đình cô Thanh tại sân bay và đưa ra gas Seoul, từ đó đi đến cảng Jindo. Hiện trường vụ tai nạn cách thủ đô Seoul khoảng 700 cây số.
Cô Phan Ngọc Thanh mới nhập quốc tịch Hàn Quốc năm ngoái. Hiện tổng số cô dâu Việt lấy chồng Hàn là hơn 60.000 người, theo ông Chức.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc sáng nay phát hiện những thi thể đầu tiên trong khoang hành khách trên phà Sewol. Con phà chìm nghỉm vào chiều qua, làm tăng thêm lo ngại về khả năng sống sót của người mất tích và khiến lực lượng cứu hộ khó tiếp cận thân phà.
Hiện 29 trong số hơn 400 người trên phà Sewol được xác nhận đã thiệt mạng, còn gần 270 người mất tích.
Việt Anh
************************
Chuyện lạ quanh phiến đá thần mỗi lần bị dịch chuyển khiến cả làng gặp nạn
Ở làng Tiến Tiên (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người dân mỗi khi nhắc đến phiến đá Trại Cả đều chung một thái độ cung kính, tôn thờ như một linh vật của làng. Xung quanh phiến đá ấy là những câu chuyện liêu trai, nửa thực nửa hư nhưng người dân vẫn truyền tai nhau với một niềm tin tâm linh mãnh liệt.
Phiến đá Trại Cả nằm ngay đầu làng Tiến Tiên, được đặt ngay ngắn ở đầu con đường liên thôn, dưới tán cây lộc vừng cổ thụ xanh mát. Phiến đá có chiều dài chừng mét rưỡi, rộng gần một mét và dày khoảng 40cm. Hỏi về lai lịch, gốc tích phiến đá, tất cả các cụ cao niên nhất trong làng cũng đều lắc đầu, chỉ biết rằng từ khi các cụ biết nhận thức thì nó đã có ở đây. Ông Nguyễn Hữu Tỳ, thủ từ đình Tiến Tiên khẳng định: Tôi năm nay gần 70 tuổi, từ bé đã thấy phiến đá với hàng cây lộc vừng như vậy. Ngay cả cụ sinh ra tôi năm nay trăm tuổi cũng bảo từ lúc sinh ra đã thấy hai thứ ấy như vậy rồi.
Người dân Tiến Tiên tôn kính phiến đá như một vật báu trong làng. Phiến đá được xây bệ kê ngay ngắn bên đường, là nơi cho người dân nghỉ ngơi, hóng mát, tâm sự… nhưng tuyệt nhiên không ai dám làm điều bậy bạ. Cách đây ít lâu, các cụ cao niên trong làng đã bàn nhau lập miếu thờ bên cạnh phiến đá ấy để người dân và khách thập phương có chỗ hương hoa, nhưng chính quyền chưa đồng ý.
Tuy không biết phiến đá Trại Cả có từ bao giờ nhưng những câu chuyện truyền thuyết về nguồn gốc của hòn đá thì người dân thôn Tiến Tiên thuộc như lòng bàn tay, họ vẫn gọi đây là hòn đá của thần Sơn Tinh. Ông Nguyễn Bá Bẩm và ông Nguyễn Hữu Tỳ (trưởng ban khánh tiết và thủ từ đình Tiến Tiên) kể cho chúng tôi nghe về truyền thuyết này như sau: Khi Sơn Tinh lấy được công chúa Mỵ Nương, Thủy Tinh ghen tức nên thường xuyên hô phong hoán vũ, dâng nước đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh lại làm phép dâng núi cao cản nước, bảo vệ dân làng. Và trong những trận giao tranh như thế, Sơn Tinh đã dùng đá ném xuống ngăn dòng nước. Và hòn đá Trại Cả chính là dấu tích còn lại của những trận giao tranh ấy. Trên hòn đá vẫn còn những vết lõm mà theo những người dân thôn Tiến Tiên đó là vết bàn tay Sơn Tinh nắm vào hòn đá để lại, 4 vết phía trên một vết phía dưới. Hiện nay, ở huyện Quốc Oai có một hòn đá như thế cũng được cho là hòn đá của thần Sơn Tinh.
Và những lời đồn thổi kỳ lạ
Sẽ chẳng có gì để nói xung quanh phiến đá nếu chỉ dừng lại ở những câu truyện truyền thuyết về nguồn gốc của nó như thế. Sở dĩ người dân Tiến Tiên tôn kính hòn đá như vậy, vì xung quanh nó xảy ra những chuyện kỳ bí mà họ không thể giải thích được. Trải qua những chuyện đó, giờ đây hầu hết những người dân Tiến Tiên đều tin rằng phiến đá này là đá thần, không được dịch chuyển đi đâu, vì mỗi lần dịch chuyển thì y rằng trong làng đều có chuyện. Bà Nguyễn Thị Mùi, một người dân Tiến Tiên khẳng định: Từ ngày tôi còn là thanh niên chuyển đến đây (bà Mùi là người dân nơi khác lấy chồng rồi sinh sống ở Tiến Tiên), tôi đã thấy nhiều sự lạ xung quanh hòn đá này. Bà nhớ nhất là một lần cách đây chừng hơn 20 năm, khi đó làng làm đường khiến phiến đá bị tụt xuống dưới. Một số người thấy hòn đá vuông vức nên dùng làm nơi giặt giũ quần áo. Không hiểu trùng hợp hay “thần đá” trừng phạt mà ngay sau đó trong làng xảy ra đủ thứ chuyện, nhà thì vợ chồng con cái ốm liểng xiểng, nhà thì trâu bò lợn gà lăn ra chết, nhưng điều đặc biệt nhất là nhiều người trẻ chừng 30-40 tuổi đột nhiên chết bất đắc kỳ tử khiến dân làng lo lắng mất ăn mất ngủ. Khi đó, một số người đi xem bói thì thầy bảo phải kê ngay hòn đá về vị trí cũ, nếu không làng sẽ còn gặp nhiều chuyện xui xẻo nữa. Thế là cả dân làng lại phải làm lễ tạ, rồi huy động thanh niên ra di chuyển hòn đá về chỗ cũ. “Người ta không ở đây, làm sao biết ở làng có phiến đá mà phán vậy, rõ ràng phiến đá này là đá thiêng” - bà Mùi khẳng định.
Xung quanh việc di chuyển phiến đá, cụ Nguyễn Bá Bẩm kể thêm những chuyện khó giải thích: Có lần phiến đá bị sụt trôi xuống phía dưới, trong làng xảy ra nhiều chuyện không hay, dân làng lại tìm cách đưa hòn đá về vị trí cũ. Nhưng lạ thay, đem ô tô đến kéo thì ô tô nổ lốp, mang cần cẩu ra cẩu thì xe cẩu đứt xích. Nghĩ “thần đá” giận không cho dịch chuyển lên nên các cụ trong làng phải làm lễ tạ. Kỳ lạ thay sau khi làm lễ thì chẳng cần ô tô hay cần cầu, cánh thanh niên trong làng lại dễ dàng mang được hòn đá lên.
Trong làng còn xảy ra chuyện “cười ra nước mắt” xung quanh phiến đá này. Đó là chuyện cụ Nguyễn Công Nghĩa bị cả làng “bắt vạ” vì trót dịch chuyển hòn đá Trại Cả. Năm 2004, khi ấy một cây cầu treo được hoàn tất bắc qua sông nối Tiến Tiên với làng bên khiến người dân vô cùng phấn khởi. Cây cầu hoàn thành, việc cuối cùng là phải chở đất lấp đầy hai bên chân cầu là có thể đi lại được. Lúc đó, cụ Nghĩa nhận thuê xe, thuê người chở đất đến đổ. Do xe ô tô to nặng, phiến đá lại nằm sát mép đường nên một thời gian sau phiến đã bị dịch ra phía ngoài một chút. Đúng khoảng thời gian đó, cả làng xảy ra nhiều chuyện xui xẻo như ốm đau, bệnh tật, rồi nhiều vụ tai nạn thương tâm. Như thường lệ, người dân lại xúm lại xem phiến đá có bị “động” gì không thì thấy nó bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cũ vài chục cm. Thế là nhiều người đổ lỗi cho việc ô tô chạy làm đá dịch chuyển vị trí khiến người dân gặp nạn. Lần đó, cụ Nghĩa phải tốn không ít tiền của để sắm lễ “tạ tội” với làng và thuê người đưa phiến đá về vị trí cũ.
Gần đây nhất, năm 2008, vào mùa lũ lụt, cả làng Tiến Tiên ngập trắng nước. Khi nước rút xuống, các gia đình mải mê dọn dẹp, khôi phục nhà cửa, sản xuất, trồng cấy, không ai để ý đến phiến đá bị bẩn thỉu. Thế là lập tức một thời gian sau, cả làng bị dịch đau mắt đỏ. Nhiều người ra xem phiến đá thì thấy nó bị dịch chuyển ra khỏi vị trí cũ một chút và lại bị bẩn thỉu, không ai cọ rửa. Họ nghĩ “thần đá” ấm ức vì bị ô uế nên trừng phạt cả làng và lập tức ra dọn dẹp vệ sinh và dịch phiến đá lại chỗ cũ. Không lâu sau đó thì dịch đau mắt đỏ cũng qua đi.
Bà Nguyễn Thị Mùi cũng kể thêm những câu chuyện mà bà cho là chính những người trong gia đình bà được chứng kiến. Bà bảo, bến Cốc, nơi ngự của hòn đá thiêng lắm, ngày trước ở đây còn có một gốc si, nhiều người bảo thường xuyên nhìn thấy một bà lão đi lại ở gốc si ấy. Người ta cũng đồn rằng đây là nơi bọn giặc Tàu xưa chôn dấu rất nhiều của cải mà chúng vơ vét được của dân ta và chúng trấn yểm rất kỹ càng. Không ai biết kho báu ấy thế nào, nhưng thỉnh thoảng có người vẫn nhìn thấy vịt vàng, lợn vàng. Bà Mùi nhớ lại: “Có lần cách đây chừng 20 năm, khi đó tôi đang kéo vó bè bên này sông, còn gia đình bà thím tôi kéo ở bên kia sông. Hôm ấy đã khuya, tôi ngủ nên không biết, còn bà thím ở bên kia sông thức, bỗng nhìn thấy 12 con lợn vàng ăn cỏ ở vệ sông liền gọi con dậy xem cùng. Chỉ có thế mà ngay hôm sau, cả nhà vợ chồng, con cái bà thím tôi lăn ra ốm tưởng chết, nằm liệt một chỗ, người cứ co quắp, ai đến thăm cũng không biết gì. Mãi sau có người biết do nhìn thấy đàn lợn vàng nên khuyên ra làm lễ tạ. Nhà thím mới thuê thầy, cứ 12h đêm ra bến sông thắp hương cầu khấn, sau 3 lần thì tự nhiên cả nhà lại khỏi bệnh”.
Nét đẹp tâm linh hay sự mê tín
Trò chuyện với những người dân Tiến Tiên, chúng tôi còn ghi nhận rất nhiều câu chuyện nhuốm màu tâm linh xoay quanh phiến đá Trại Cả. Dù nhiều chuyện chỉ là sự trùng hợp khách quan, có thể lý giải bằng khoa học nhưng người dân ở đây vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sự linh ứng của phiến đá. Ông Nguyễn Trọng Tuyến, Trưởng ban văn hóa xã Tân Tiến chia sẻ, phiến đá Trại Cả được dân làng coi là vật quý của địa phương. Thậm chí gần đây, một số cụ cao niên trong làng đã để xuất xây miếu thờ, nhưng trên cương vị cán bộ quản lý văn hóa, là đơn vị trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo địa phương, Ban văn hóa xã không đồng ý.
Về truyền thuyết nguồn gốc hòn đá, ông Tuyến cho rằng đó chỉ là những lời truyền miệng trong nhân dân, còn những dấu vết mà người ta cho rằng đó là vết bàn tay Sơn Tinh, theo quan sát đó chỉ là những vết khuyết của những phiến đá bình thường. Còn những chuyện xảy ra trong làng mà người dân cho rằng do phiến đá bị xê dịch chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, ví như dịch đau mắt đó bùng phát sau mùa lũ là chuyện đương nhiên, hoàn toàn có thể giải thích bằng khoa học.
Rõ ràng, việc coi hòn đá là đồ vật cổ, là vật chung của cả làng để gìn giữ, tôn kính như một nét tâm linh là đáng quý, song việc thần thánh hóa, đồn thổi những câu chuyện có phần mê tín lại là việc không nên.
***********************
Cuộc sống đầy niềm vui của cặp đôi dính liền nhau
Shivanath Sahu và người anh em sinh đôi Shivram lúc chào đời đã bị dính liền nhau và mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày đều gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đó lại là điều mà hai anh em rất thích bởi lẽ cả hai luôn được ở cùng nhau.
Hai anh em song sinh Shivanath Sahu và Shivram
Shivanath Sahu và Shivram hiện tại đã 12 tuổi. Khi sinh ra, cả hai anh em có cơ thể bị dính liền nhau với 2 chân 4 tay và được cho là có chung dạ dày nhưng phổi, tim và não thì tách biệt nhau.
Các bác sĩ cho biết hai anh em Shivanath và Shivram có thể tiến hành phẫu thuật để tách rời nhau nhưng họ không muốn làm như vậy.
Bẩm sinh hai anh em đã bị dính liền nhau và có chung một số bộ phận
Chia sẻ vởi kênh truyền hình Barcroft TV, Shivram cho biết: “Chúng cháu không muốn tách rời nhau. Chúng cháu sẽ mãi như thế này cho đến khi già. Chúng cháu muốn sống với những gì đã sinh ra”.
Bố đẻ của Shivanath và Shivram là anh Raj Kumar, 45 tuổi tâm sự rằng cả hai đều là những học sinh ngoan ở trường. Mặc dù hai anh em rất hài lòng và sống hạnh phúc với cuộc sống hiện tại nhưng anh Raj Kumar cũng cho biết sẽ còn nhiều thách thức nữa đối với các con anh sau này.
Shivanath Sahu và Shivram cùng bố và mẹ
Tờ Mirror dẫn lời anh Kumar: “Vào mùa mưa, việc đi lại của hai cháu trở nên khó khăn khi cháu này muốn ngồi thì cháu kia phải nằm xuống. Mặc dù vậy cả hai đều chưa bao giờ có xích mích với nhau. Hai anh em đều có chung những suy nghĩ, nếu một cháu nói muốn chơi thì cháu kia sẽ đồng ý ngay. Thượng đế đã tạo ra các cháu như vậy thì các cháu cũng phải học cách chấp nhận điều đó và vượt qua khó khăn. Cả hai đều sẽ mãi như thế này, và bản thân tôi cũng không mong muốn gì khác”.
Theo tờ GADailyNews, bác sĩ nhi khoa Krishan Chugh tại Viện nghiên cứu Fortis Memorial ở Gurgaon, Ấn Độ đã quan sát cuộc sống và những hoạt động hàng ngày của hai anh em và cho biết đối với trường hợp này có thể tiến hành phẫu thuật tách rời nhau. Nếu phẫu thuật, hai chân sẽ thuộc về cậu bé Shivram trong khi đó, Shivanath sẽ không có chân nào.
Hai anh em có thể tự làm lấy nhiều việc như vệ sinh thân thể...
... tự ăn uống mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ
Shivanath Sahu và Shivram có di chuyển rất nhanh nhẹn bằng 4 tay và 2 chân
Shivanath Sahu và Shivram có thể tự đi đến trường hoặc bố dẫn đi
Trên thế giới, các trường hợp dính liền nhau như hai anh em Shivanath và Shivram chỉ xảy ra với tỷ lệ 1/200.000. Mặc dù mang trên mình những khiếm khuyết nhưng Shivanath và Shivram vẫn luôn cố gắng để vượt qua những khó khăn. Cả hai anh em có cuộc sống rất hạnh phúc, cùng ăn chung, mặc chung, tắm chung và chải đầu cho nhau…Ngoài ra Shivanath và Shivram có thể di chuyển quanh ngôi làng nhỏ bé của mình một cách rất nhanh nhẹn.
Tờ Dailymail dẫn lời Shivanath: “Chúng cháu đã tự mình học hỏi tất cả mọi thứ. Chúng cháu tự đi đến trường bằng xe đạp và…chơi trò cri-kê cũng không vấn đề gì đối với chúng cháu”.
Xem video:
Đình Huế
Tổng hợp
***********************
9 câu chuyện tình kỳ dị, liêu trai
Chân dung của Elena Hoyos khi còn sống và sau khi được Count
chuyển từ lăng mộ về nhà riêng
Blanche Dumas và Juan Baptista do Santo
Linda Riss được cho là mắc phải hội chứng yêu chính kẻ ngược đãi mình
Edward đang kiểm tra tình trạng của “người yêu”
Hình ảnh cặp vợ chồng hạnh phúc
Johanna (trái), Victor và Edith
Bà Madeline Desmet
Sharon khoác áo cô dâu trong ngày cưới
*********************
Bé gái người Anh 15 tuổi chỉ cao 80 cm
Hiện Georgia đang sống cùng với gia đình ở thị trấn Warrington, Cheshire, tây bắc nước Anh. Các bác sĩ cho biết, Georgia mắc một chứng bệnh còi cọc hiếm gặp khi xương đã phát triển đầy đủ và không thể lớn hơn được nữa. Cô bé đi lại rất khó khăn, thậm chí không thể nhấc nổi một chiếc ấm đun nước.
Simon (38 tuổi) và Andrea (36 tuổi), cha mẹ của Georgia nói rằng, ban đầu họ tưởng con gái họ sẽ không sống được khi mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực điều trị, Georgia đã có cuộc sống bình thường như bao người khác.
Georgia Rankin cùng gia đình
Cha mẹ Georgia bắt đầu phát hiện thấy điều bất thường ngay sau khi Georgia được sinh ra bởi cô bé bắt đầu giảm cân và không hấp thụ chất dinh dưỡng.
“Georgia là con gái đầu lòng của chúng tôi. Khi sinh nó, tôi chỉ mới 21 tuổi. Tôi cảm thấy sợ hãi khi Georgia phải liên tục trải qua các xét nghiệm và dành ba năm đầu tiên của cuộc đời mình trong bệnh viện”, cô Andrea chia sẻ.
Cha mẹ Georgia cho biết, họ cảm thấy con gái mình thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa khi cô bé không thể tự đi bộ đến trường. Họ đã đưa Georgia đến gặp nhiều chuyên gia y tế và gửi phim X-quang tới các bác sĩ ở nhiều nước trên thế giới nhưng không ai đã có thể xác định chính xác bệnh tình của Georgia là gì.
Georgia Rankin, cô bé nhỏ nhất nước Anh với chiều cao 80 cm
“Tôi không để ý đến việc mình nhỏ bé. Tôi thấy bản thân mình như giống như mọi người khác...Từ nhỏ tới lớn tôi không có gì thay đổi. Tôi không nhận thấy mình khác biệt khi bắt đầu đi học. Chỉ khi lớn hơn một chút tôi mới nhận ra điều đó”, Georgia nói.
Hiện tại, gia đình Georgia đang cố gắng gây quỹ mua chiếc xe lăn trị giá 18.000 Bảng Anh để giúp cô bé di chuyển dễ dàng hơn.
********************
Cận cảnh bên trong phà Sewol, trước khi thảm họa xảy ra
Phà Sewol của Hàn Quốc có trọng tải khoảng 6.825 tấn, do Nhật Bản sản
xuất năm 1994. Tổng chiều dài của phà là 146m, có thể chở được 921
người, 180 phương tiện giao thông cùng 152 container. Tính tới thời điểm
hiện tại, số người chết trong thảm họa chìm phà đã lên tới 25 người,
273 người vẫn đang mất tích.
Phà Sewol do hãng Chonghaejin Marine vận hành, với hải trình chính từ
Incheon đến hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc- Jeju. Hải trình này
dài khoảng 420km và phà di chuyển mất tầm 13 tiếng rưỡi.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong phà Sewol trước khi thảm họa xảy ra:
*****************************
****************************