Quang Lê lần đầu kể chuyện rạn nứt với Phương Mỹ Chi và ồn ào con ...
*****************
Việt Nam ghi nhận số lượng bệnh nhân Covid-19 mới cao kỷ lục
Theo
thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 17/6, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 503
bệnh nhân Covid-19 trong nước, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Tổng
số ca mắc của từng tỉnh trong ngày hôm nay là Bắc Giang (327), TP. HCM
(137), Tiền Giang (13), Bắc Ninh (12), Bình Dương (7), Hà Tĩnh (4), Lạng
Sơn (2), Nghệ An (1). Trong đó, 495 ca được phát hiện ở khu cách ly
hoặc vùng phong tỏa.
Ngoài ra, ngày 17/6, nước ta còn có 12 ca
cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (4), Tây Ninh (3), Quảng Nam
(2), Khánh Hoà (1), Kiên Giang (1), Hoà Bình (1).
Các địa phương có thêm bệnh nhân Covid-19 được công bố trong bản tin tối 17/6 của Bộ Y tế gồm:
Bắc Giang: 62 bệnh nhân được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.
Hà Tĩnh: Hai
bệnh nhân là F1, đã được cách ly. Họ có kết quả xét nghiệm ngày 17/6
dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Kỳ Anh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Bắc Ninh có thêm 6 ca thuộc các ổ dịch khu công nghiệp Khắc Niệm (4), khu công nghiệp Quế Võ (2).
TP.HCM
có thêm 48 ca là các trường hợp F1, 10 ca liên quan điểm nhóm truyền
giáo Phục Hưng, 2 ca liên quan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, 2 ca
đang điều tra dịch tễ.
Lạng Sơn: Bệnh nhân nam,
15 tuổi, địa chỉ tại huyện Văn Quan, thuộc diện F1, đã được cách ly.
Người này được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Văn Quan.
Như
vậy, kể từ khi dịch bùng phát đến 18h ngày 17/6, Việt Nam có tổng cộng
10.483 ca ghi nhận trong nước và 1.667 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới
tính từ ngày 27/4 đến nay là 8.913 ca. Trong đó, 1.879 bệnh nhân đã
được công bố khỏi bệnh.
Thời gian qua, TP.HCM đã thực hiện tích
cực các biện pháp phòng, chống dịch, nhưng tình hình dịch tại địa phương
này vẫn đang rất phức tạp. TP.HCM có số lượng bệnh nhân xếp thứ 3 tại
Việt Nam, chỉ sau hai điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chuyển khẩn cho TP.HCM 836.000 liều vaccine để mở rộng chiến dịch tiêm chủng.
Thứ
trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM là địa phương được ưu tiên
phân bổ số lượng lớn nhất cả nước. Ông đề nghị thành phố sớm đẩy nhanh
công tác tiêm chủng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
*************
Trang web của VOV bị tấn công sau khi đăng hai bài viết chỉ trích bà Nguyễn Phương Hằng 6/16
Tổng biên tập báo điện tử VOV (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam) hôm 14/6
cho báo chí trong nước biết, trang web của báo này đã bị liên tục tấn
công từ ngày 13/6 sau khi báo này đăng tải hai bài viết chỉ trích bà
Nguyễn Phương Hằng vì những nội dung được bà này đưa lên mạng xã hội qua
các livestream.
Truyền thông Nhà nước trích nguồn tin từ lãnh
đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05
– Bộ Công an) xác định thông tin VOV đã gửi công văn đề nghị Công an
vào cuộc điều tra, và hiện Bộ Công an đã tiến hành điều tra, làm rõ nhóm
đối tượng có liên quan.
Theo ông Ngô Triệu Phong, Tổng biên
tập VOV, vào ngày 12/6, VOV đã đăng tải hai bài viết về bà Nguyễn Phương
Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam) gồm: “Bà Phương
Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” và
“Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Theo
ông Ngô Triệu Phong, các bài viết ghi chép khách quan ý kiến các chuyên
gia, không chụp mũ, không thể hiện quan điểm chủ quan của tác giả, toà
soạn. Nội dung chung của hai bài báo này là không thể lợi dụng mạng xã
hội, livestream để xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.
Theo
truyền thông Nhà nước, trang web của VOV đã bị một số người sử dụng tài
khoản ảo để tấn công, trong đó đỉnh điểm là tấn công DDOS (từ chối dịch
vụ), tấn công Fanpage của báo, gửi email xúc phạm các nhân vật đã trả
lời phỏng vấn, xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe doạ,
thoá mạ….
Bà Nguyễn Phương Hằng thời gian qua đã có nhiều lần
thực hiện các livestream trên Facebook và YouTube. Các livestream của bà
đã thu hút cả triệu lượt người theo dõi và được coi là mức kỷ lục ở
Việt. Nam. Trong một số những livestream của mình, bà Hằng đã nói về các
diễn viên và người nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là vụ danh hài Hoài
Linh chậm trễ trong việc giải ngân khoảng 14 tỷ đồng cứu trợ cho người
dân bị lũ lụt ở miền trung hồi năm ngoái.
Sau một loạt những
livestream này của bà Hằng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản
chị đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm
quyền những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, xử lý những
người mà Bộ xác định là vi phạm trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hôm 14/6 cũng có bài phát
biểu kêu gọi làm sạch không gian mạng. Ông Hùng nói:
“Nhiều
khoảng trống đang tồn tại trên không gian mạng và đang bị lợi dụng. Rất
nhiều cá nhân và tổ chức đang bị tổn thương trên không gian mạng và ‘nỗi
đau’ này là trách nhiệm đầu tiên, trước hết thuộc về Bộ TT&TT"
*************
Hàng chục phụ nữ Việt Nam làm việc ở Ả-rập Saudi kể chuyện bị ngược đãi
Theo như nguồn tin cho biết, đối với nhiều người Việt Nam, đi làm việc ở
nước ngoài là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi cuộc sống khốn khó ở
những vùng quê hẻo lánh, nơi mà đa số người dân làm nghề nông và thu
nhập ít ỏi khiến họ chật vật sinh tồn. Nhưng sau khi xuất khẩu lao động
trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội cho nhiều người ở Việt Nam cải
thiện đời sống của mình và gia đình.
Những người phụ nữ Việt Nam cầm bảng kêu cứu trong một cơ sở tạm trú
dành cho lao động nước ngoài gặp khốn khó, ở Riyadh, Ả-rập Saudi. Nhiều
người trong số này nói họ bị chủ lao động hành hạ. Thu nhập cao và ổn định hơn so với cùng ngành nghề trong nước là một trong những điểm thu hút chính.
Đối với nhiều người, đi làm việc ở nước ngoài là cách duy nhất giúp họ
thoát khỏi cuộc sống khốn khó ở những vùng quê hẻo lánh, nơi mà đa số
người dân làm nghề nông và thu nhập ít ỏi khiến họ chật vật sinh tồn.
Nhưng đằng sau một công việc trả lương cao có thể là những câu chuyện
mưu sinh cực nhọc và nhiều cay đắng, để lại những chấn thương về thể
chất và tinh thần.
Mười ba lao động nữ người Việt tại một cơ sở
tạm trú ở thủ đô Riyadh ở Ả-rập Saudi kể cho VOA về điều mà họ nói là
sự ngược đãi của chủ lao động dưới những hình thức khác nhau. Tất cả họ
đều lâm vào tình trạng cùng quẫn.
Đây là một phần câu chuyện của họ:
H'Thái Ayun
37 tuổi • Dân tộc Ê Đê • Đắk Lắk
"Hồi đó bà chủ không có mua đồ dùng cá nhân cho em nên em lén dùng xà
bông và bông tắm của bà chủ. Bà chủ bắt em đền một cái là 30 riyal tương
tương 180.000 tiền Việt Nam. Em có cãi nhau với bà chủ, em nói công ty
có nói là bà chủ phải mua đồ dùng cá nhân cho tôi, nhưng mà bà chủ lại
nói ngược là em không có dùng bông tắm mà dùng khăn tắm của bà ấy.
"Em mang dép tổ ong từ bên Việt Nam sang, em đi trong nhà nó rách. Em
nói với bà chủ, bà chủ ơi mua dép cho tôi đi, dép của tôi rách rồi. Bà
ấy không có mua. Sàn nhà ở bên sa mạc rất lạnh, em phải đi chân đất hai,
ba ngày. Em có nói với bà chủ rồi mà bà chủ không muốn nghe, không nói
lại một lời nào luôn."
La Thị Tỉ
43 tuổi • Dân tộc Thái • Nghệ An
"Tự dưng đang làm việc thì bà chủ bảo đi ra công ty. Em hỏi đi ra công
ty làm gì, tôi còn ba tháng nữa là tôi hết hợp đồng rồi. Bà ấy nói là đi
ấn dấu vân tay rồi làm việc cho tôi. Em lại không biết tiếng. Bà chủ
đưa đi một nhà môi giới bên này, bà ấy bán cho nhà môi giới đấy. Đúng là
một tháng 10 ngày, cái nhà đấy thu đi điện thoại, bắt làm từ 6 giờ sáng
tới 3 giờ sáng mới được ngủ, bắt làm suốt, tiền lương không trả. Lúc đó
em mới chạy ra công an. Nếu mà em không chạy ra công an là bị nó đánh
đập. Những người da đen thì đánh nhiều lắm. Em thì chưa bị đánh mà nó
bắt làm nhiều lắm, không đủ sức mà làm."
Mã Thị Tùng
30 tuổi • Dân tộc Hmông • Lai Châu
"Nhà rất là to, hai cái nhà. Em làm từ 7 giờ tới 3-4 giờ sáng mới được
nghỉ. Em chỉ có ngủ được 2-3 tiếng thôi, rất là mệt, đau hết cả tay cả
chân. Em làm gần hết hợp đồng còn bốn tháng thôi thì em mới được nghỉ
lúc 12 giờ, ngủ đến 6 giờ thì lại dậy đi làm.
"Em đang quét cái
sân của họ thì bà chủ bảo em vào làm cái phòng của bà chủ. Nhưng mà em
bảo là ở trong phòng thì có đèn, ở ngoài thì không có đèn, cho em quét
xong đã hẵng vào thì bà chủ kêu. Em bảo tí đã thì bà chủ cứ kêu nhiều
nhiều. Thế là bà chủ xuống bà chủ đánh em. Em bảo là không có chuyến bay
cho em về Việt Nam thì đánh em chết ở đây cũng được vì em cũng giống
như con của bà chủ thôi.
"Vào trong phòng thì họ lục cái nọ cái
kia xem em có trộm của họ cái gì không, nhưng mà em không trộm cái gì.
Họ nhìn thấy tiền của em thì họ lấy 200 [riyal]. Họ cũng giữ máy điện
thoại của em."
Vi Thị Lan
25 tuổi • Dân tộc Thái • Thanh Hóa
"Em bị nhà chủ hành hạ trước khi em hết hợp đồng hai năm. Em bảo là em
nhớ gia đình, em nhớ con cái, em muốn về nước. Từ đấy em đòi về là chủ
hành hạ. Nó đánh đập, nó đẩy xuống cầu thang rồi nó đá, lấy gậy đánh.
"Chủ của em chuyển đến nhà mới. Nó bảo xách cái va-li để mày về nước,
nó nói thế. Chở đến nhà ở Riyadh thì nó cứ đánh đập em, nó nhốt cửa
không cho ra. Cái nhà ở Riyadh nó khóa lại, lúc đó em chỉ mở cái ô cửa
ra để mà thở để mình sống thôi. Em lại giơ tay ra để có người cầu cứu
nhưng mà chắc là cũng không có ai. Người ta hở ra một cái là em chạy ra
được ngoài. Nhưng mà hai cái chân em ông chủ đá. Em chạy ra chỗ cái
đường thì em ôm cây cột em đứng giữa đường.
"Vào trại [tạm trú]
thì em cũng không nhớ bởi vì lúc đó em mất trí nhớ. Có một chị gái, lúc
ấy em bị nặng quá, bọn em có trộm được một cái điện thoại để gọi về
thôi, chụp và quay để đăng lên [mạng xã hội] để người ta cứu em."
Lang Thị Thu
53 tuổi • Dân tộc Thái • Nghệ An
"Bắt đầu dịch thì chị không về được. Chị ốm, chị không thở được nữa.
Chị kiến nghị cho chị nghỉ hai, ba ngày nhưng mà ông chủ bà chủ không
cho chị nghỉ... Chị dậy từ 9 giờ rồi làm làm làm cho tới 3 giờ [sáng]
mới được ngủ. Có bữa họ đi chơi không đưa chị đi thì chị mới được ngủ
sớm khoảng 11, 12 giờ.
"Có ngày thì họ mắng chửi chị, nói là
làm cho nhanh, nếu mà không làm nhanh thì nhà không sạch. Mà chị nói chị
liệt rồi chị không làm được nữa… Chân tay của chị, hai lóng tay tê
không cầm được cây chổi quét nhà, lau nhà nữa.
"Chị xin ông chủ
mua vé cho [về Việt Nam] vài lần nhưng mà ông chủ nói là chưa có máy
bay. Có máy bay rồi mà ông chủ vẫn không mua cho."
Hoàng Thị Asin
23 tuổi • Dân tộc Pa Kô • Thừa Thiên Huế
"Em hết hạn hợp đồng, em bảo là không làm nổi, tiền lương không có,
điện thoại không cho tôi dùng. Bố mẹ tôi ở nhà cho tôi đi làm để tôi gửi
tiền mà tôi không có tiền lương thì tôi làm làm gì. Nhiều lần em không
chịu làm việc thì họ bảo là mua thẻ cào nạp điện thoại của họ gọi về nhà
nhưng mà không cho gọi lâu, lâu nhất là năm phút.
"Lúc mà em
bảo đưa em ra đồn công an hoặc là đưa em ra công ty, em không làm nữa,
họ không chịu. Xong em nói em đi tự tử. Họ đưa em ra đồn công an. Công
an hỏi em tại sao bạn làm vậy. Em nói là tôi không có lương, tôi không
muốn làm, tôi không làm nổi nữa, tôi nhớ nhà. Đến khi em được về lại nhà
chủ thì chủ bảo là bây giờ tôi trả hết tiền lương của bạn, tôi sẽ đưa
bạn ra văn phòng, em nói ừ. Tiền lương của em trả đủ hết nhưng mà họ nói
gửi về Việt Nam qua ngân hàng. Nhưng mẹ em ở Việt Nam nói không nhận
được. Giờ em không có đồng nào."
Lữ Thị Tuyết
44 tuổi • Dân tộc Thái • Nghệ An
"Em qua đây em vào nhà chủ làm. Chủ có nhiều nhà. Em mới nói là nếu mà
làm nhiều nhà như thế này thì em không có đủ sức để làm. Em xin nhà môi
giới đổi chủ cho em thì họ nói là chị đừng có làm việc nữa, chị cứ ngồi
đó đi, chị cứ đình công thì họ sẽ đưa ra văn phòng. Nhưng mà em cũng
không nghỉ ngày nào hết vì em sợ họ đánh em. Em cố cho đến hết hợp đồng
thì em đòi về. Họ nói không có máy bay. Tháng nào em đòi thì họ cũng nói
không có máy bay. Rồi thì làm nhiều quá em không có đủ sức nữa, đầu của
em tê đi một nửa.
"Em vào trong trại [tạm trú] em không nhớ
được cái gì nữa, không nhớ được phòng mình ở đâu để mà về phòng mình
nữa. Đến bây giờ thì một nửa người em từ trên đầu xuống chân tê đi rồi,
em đi nhắc nhắc. Muốn lấy thuốc để uống nhưng mà không có, không biết
lấy ở đâu. Đêm nào em cũng ngâm chân bằng nước nóng. Trước khi đi ngủ em
ngâm một tí cho nó đỡ nhưng mà cũng không thấy đỡ. Muốn uống thuốc cũng
không có thuốc để uống mà muốn về cũng không có máy bay để về."
Vàng Thị Hoa
36 tuổi • Dân tộc La Chí • Hà Giang
"Vào nước Saudi này nói chung không được ra ngoài, chỉ làm việc nhà
thôi. 8 giờ dậy làm đến 12 giờ đêm mới được ngủ. Nếu mà hôm nào có khách
thì 3 giờ sáng mới được ngủ, 8 giờ lại dậy làm tiếp.
"Lúc chưa
hết hợp đồng thì bà chủ trả lương đầy đủ nhưng mà hết hợp đồng rồi thì
lương cũng không tăng. Em cũng không hiểu tại sao lúc em lĩnh lương rồi
thì lại trừ tiền lương em 2000 [riyal] với lại em làm hai tháng cuối bà
chủ không trả."
Ma Thị Đào
34 tuổi • Dân tộc Tày • Bắc Kạn
"Ban đầu em đi xuất khẩu lao động, em khám sức khỏe thì không [đủ tiêu
chuẩn]. Em tưởng là tới nhà chủ đến khi ốm yếu thì được chủ đưa đi khám,
nhưng chủ không đưa đi. Bởi vì em ốm yếu không làm việc được nên chủ
hành hạ em. Chủ đánh đập em nhiều lắm. Em bị huyết áp thấp. Họ đấm em
vào mặt hai ba phát xong rồi bà chủ kéo tóc.
"Hợp đồng của em
chưa hết hạn đâu. Bởi vì em ốm yếu không làm việc được nên chủ đưa em
vào công an, công an đưa em vào trại [tạm trú]."
Nguyễn Thị Quyết
34 tuổi • Dân tộc Mường • Hòa Bình
"Ông chủ gọi em ra vườn. Ông ấy cầm cây củi to như bắp đùi của em luôn.
Em đi trước, ông ấy đi sau. Ông ấy lấy cái thanh củi đấy đập lên đầu
em. Lúc đấy theo phản xạ em ngã xuống, chỉ biết ôm đầu thôi. Máu chảy
xuống hết cả một bên mặt. Bên Ả-rập phải bịt khăn không được hở tóc, hai
cái khăn trắng thấm ướt toàn máu là máu. Em chạy vào bà chủ, em bảo là
tại sao em có làm gì ông chủ đâu mà ông chủ lại đánh em như thế này. Bà
chủ thấy em chảy nhiều máu quá bà ấy chạy vào trong phòng lấy băng băng
vào nhưng mà vẫn không được. Một lúc sau máu vẫn chảy ướt hết cả cái
băng trắng. Bà ấy mới vào lấy cái áo của thằng bé ba tuổi con bà ấy chịt
lên đầu em thì lúc đấy máu mới không còn ra nữa.
"Khi em vào
trại [tạm trú] chủ không trả bất cứ giấy tờ, hành lý hay điện thoại gì
hết… Vào đây một thời gian dài không có sự giúp đỡ của bên công ty, của
Bộ Lao động, của đại sứ quán. Chỉ khi bọn em làm video phát tán trên
mạng xã hội, đại sứ quán họ xem được thì lúc đó họ mới vào đây. Nhưng mà
họ vào đây họ cũng không thể giúp được gì. Họ chỉ nói là những người
nào có khả năng đặt vé để về nước ở mức 30 triệu tiền Việt Nam nhưng mà
bọn em không có đủ khả năng.”
Lý Thị Non
47 tuổi • Dân tộc Dao • Lai Châu
"Hết hợp đồng hai tháng chủ không trả lương, không cho ăn uống đầy đủ.
Chăm sóc con cho bà chủ và làm hai nhà. Chỉ ngủ được một tí là phải dậy
làm việc."
Là Thị Lập
30 tuổi • Dân tộc Thái • Lai Châu
"Em hết hợp đồng rồi em vào trong trại [tạm trú]. Lúc còn làm, ông chủ
đánh em, đánh vào tay vào chân. Làm thì tới 3 giờ, 4 giờ sáng mới được
ngủ. Tiền lương còn bốn tháng nữa bà chủ chưa trả.
"Nhà em nghèo lắm. Bố mẹ cũng già rồi, cũng bệnh. Em còn một đứa con nữa… Em không có đồng nào, em không đủ mua vé về đâu."
Cầm Thị Hoa
41 tuổi • Dân tộc Thái • Thanh Hóa
"Chị làm ở nhà chủ được 20 tháng, họ trả lương 12 tháng. Sau đó chị hỏi
lương 8 tháng thì bà chủ đánh chị. Chị cũng nói với bà chủ là không
thích tôi thì đưa tôi về Việt Nam, thứ hai là tiền lương không trả, tôi
hỏi lương thì bà lại đánh tôi. Bà ấy cũng không nói gì. Chị nói thế lại
đánh chị."
**********
Hai nữ sinh rủ nhau thám hiểm nhà ma rồi biến mất, 25 năm sau tìm thấy ...
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1996 khi Megumi Yashiki và Narumi Takumi - lúc đó đều 19 tuổi - cùng rủ nhau đi du lịch.
Hai
cô gái nói với gia đình rằng sẽ đến thành phố Uozu, thuộc tỉnh Toyama
(Nhật Bản) bằng xe máy của Yashiki, sau đó sẽ tới thăm một khách sạn
suối nước nóng bị bỏ hoang và - như người dân địa phương truyền miệng -
là một địa điểm ma ám cực nổi tiếng.
Nằm cách Himi khoảng 60km về
phía đông, khách sạn là một tòa nhà bao gồm sáu tầng theo lối kiến trúc
hiện đại. Vào đầu những năm 1980, người quản lý của khách sạn đã biến
mất đột ngột sau khi đệ đơn xin phá sản.
Hình ảnh 2 cô nữ sinh Megumi Yashiki và Narumi Takumi
Sau đó, trong thời kì kinh tế "bong bóng" lạm phát, khách sạn đã được bán đấu giá với giá 35 triệu yên nhưng không ai mua. Sau khi rơi vào tình trạng hư hỏng, nó đã trở thành một địa điểm tụ tập của Bosozuku - các băng nhóm mô tô bất hảo.
Theo tạp chí Tokyo Reporter, Yashiki và Tarumi đã đến thăm nơi này hai lần trước đó.
Lần
liên lạc cuối cùng mà gia đình nhận được là khi Takumi gửi một tin nhắn
qua máy nhắn tin với nội dung: "Bọn con đang ở Uozu".
Hai ngày sau, họ được thông báo mất tích và không bao giờ được nhìn thấy nữa.
Vụ án đã ngay lập tức thu hút giới truyền thông về tính chất kì bí và kinh dị - "Xung
quanh tòa nhà bỏ hoang, không có dấu hiệu của bất cứ thứ gì thuộc về
nạn nhân, chẳng hạn như vết máu hay quần áo," các phóng viên hiện trường
cho biết.
Khách sạn ma ám mà 2 cô này từng đến
Cho
đến 25 năm sau, khi các ngư dân tại địa phương đã tìm thấy hài cốt của
họ tại cảng Fushiki - cách nhà hai cô gái ở thành phố Himi khoảng 13km.
Vào cuối năm 2014, đồn cảnh sát tình cờ phỏng vấn 3 nhân chứng liên quan tới một tai nạn xe lao xuống biển.
Một
trong những nhân chứng cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến một chiếc ô
tô chở hai phụ nữ đã rơi từ một bãi đậu xe xuống biển gần Công viên
Kaiomaru vào lúc nửa đêm của một ngày lễ lớn năm 1996".
Nhân chứng
nói thêm rằng khi họ đến gần để nói chuyện với các cô gái, ở ghế tài xế
và hành khách thì "chiếc xe đột nhiên bắt đầu lùi về phía sau và rơi
(xuống nước)."
Khi được hỏi về sự chậm trễ trong việc tiếp cận và
giải cứu, cả ba nhân chứng đều nói rằng do họ "quá sợ hãi" nên đã không
thể giúp được gì.
Các cuộc khảo sát bao gồm việc sử dụng máy dò
kim loại và thợ lặn sau đó đã được tiến hành. Chiếc xe sau đó nằm ở độ
sâu khoảng 8 mét. Nó được nâng lên từ đáy vào ngày 4 tháng 3 năm 2020.
Nhưng
thực tế là cảnh sát đã đợi khoảng sáu năm để hành động sau khi nhận
được thông tin, việc này đã khiến quá trình điều tra bỏ lỡ rất nhiều chi
tiết, cũng như khiến cha mẹ của 2 nạn nhân cảm thấy mệt mỏi trong việc
đòi lại công lý cho con gái họ.
Hình ảnh minh họa vụ án và lần trục vớt xác 2 cô gái vào năm 2020
Ngoài bộ hài cốt, các nhà điều tra còn tìm thấy một thẻ tín dụng cho một trạm xăng có tên "Yashiki Megumi."
Kết quả phân tích ADN trên hài cốt được chứng minh là trùng khớp giữa Yashiki và Takumi.
Ngay
lập tức, các cư dân mạng liền vào cuộc và chỉ ra rằng rất có thể ba kẻ
kia thuộc về một nhóm đua xe trái phép, đã bắt giữ và hiếp dâm 2 cô gái
đáng thương. Sau đó, bọn chúng nhét xác các cô gái vào xe ô tô và đẩy
xuống biển hòng xóa dấu vết.
Nhưng do quá ăn năn về tội lỗi của mình, 3 kẻ này đã đầu thú với cảnh sát để được hưởng sự khoan hồng.
Tuy
nhiên, sau một phần tư thế kỷ đã trôi qua, những câu hỏi vẫn còn đó về
vụ mất tích của hai cô gái, cũng như một số thuyết âm mưu khá phổ biến
trên Internet.
Nguồn: Tokyo Report
***********
Trước hôn lễ vài ngày, cô dâu bị phát hiện chết ...
Đầu
tháng 6 vừa qua, tòa án thủ đô Moscow (Nga) đã xét xử vụ án giết người
nghiêm trọng xảy ra vào ngày 19/7/2020. Nạn nhân là cô Marina Pankratova
(26 tuổi) được tìm thấy tử vong trong tình trạng bán khỏa thân, nằm
trên vũng máu lớn đã khô trên giường trong căn hộ của mình. Cô gái trẻ
đã chết với tác động kinh hoàng của 83 vết dao đâm trên người. Cô được
phát hiện bởi mẹ mình và theo khám nghiệm tử thi, khi đó nạn nhân đã qua
đời được 2 ngày.
Marina Pankratova (26 tuổi) bị phát hiện tử vong trong tình trạng kinh hoàng
Khủng
khiếp hơn, khuôn mặt của nạn nhân còn bị biến dạng nghiêm trọng và hộp
sọ bị vỡ vì tác động của một vật thể không xác định, có khả năng là chân
ghế hoặc đầu của một chiếc rìu. Ngoài những vết thương do dao đâm, trên
người cô gái còn có một số vết thương do bị đấm và đá.
Điều đáng
buồn hơn là cô gái trẻ đã bị giết hại chỉ vài ngày trước đám cưới của
mình. Mọi chi tiết của lễ cưới đã được ấn định và Marina chỉ còn phải
đợi không lâu nữa là đến khoảnh khắc mình bước vào lễ đường.
Nạn nhân tử vong ngay sát ngày cưới
Sau
một thời gian điều tra, cảnh sát đã bắt giữ được hung thủ trong vụ giết
người tàn bạo này. Kẻ thủ ác không ai khác chính là chồng sắp cưới của
Marina - Alexander Voronin (26 tuổi). Khi thi thể cô gái xấu số được
phát hiện, cảnh sát và người quen đã không liên lạc được với Alexander -
người sống cùng và lẽ ra phải rất thân cận với cô. Điều này đã khiến
hắn bị nghi ngờ.
Hình ảnh từ camera an ninh của tòa nhà cho thấy
vào lúc 2 giờ sáng ngày 19/7/2020, cặp đôi sắp cưới đã về căn hộ muộn.
Tay Alexander hành xử rất hung hăng khi liên tục quát mắng và còn dùng
tay đánh Marina.
Marina bị chính chồng sắp cưới của mình sát hại dã man
Sau
khi giết chết vợ sắp cưới, Alexander đã cố gắng chạy trốn ra nước ngoài
nhưng bị chặn lại do lệnh hạn chế di chuyển vì đại dịch Covid-19. Theo
truyền thông Nga, Alexander Voronin là một công tử con nhà quan chức có
tiếng tại Moscow. Alexander và Marina đã hẹn hò được nhiều năm.
Bạn bè và hàng xóm của cặp đôi miêu tả họ có một mối quan hệ "rất dịu
dàng" và "yêu thương".
Nhưng điều tra của giới chức trách
cho thấy trong suốt nhiều năm bên nhau, Alexander đã có hành vi bạo hành
thường xuyên với bạn gái. Cô còn từng có ý định báo cảnh sát để được
giải thoát nhưng sau cùng vẫn quyết định làm hòa và tiến tới đám cưới
với Alexander.
Tuy nhiên, trước tòa, kẻ giết người 26 tuổi này vẫn không thừa nhận hành vi tội ác của mình. Alexander khẳng định : "Tôi không nhớ gì cả" dù phía điều tra đã có đầy đủ bằng chứng. Kẻ thủ ác đã bị kết án 14 năm 6 tháng tù giam cho tội giết người.
Alexander kiên quyết phủ nhận đã giết hại vợ sắp cưới
***********
Ngọc Trinh lại "đu trend" cũ trên TikTok, nhưng gây tranh ...
Không
chỉ có mỗi danh xưng "nữ hoàng nội y", gần đây Ngọc Trinh còn được Vũ
Khắc Tiệp phong cho danh hiệu "nữ hoàng mạng xã hội" với số lượng người
theo dõi khủng trên các nền tảng Facebook, TikTok, Instagram.
Hiện
kênh TikTok của Ngọc Trinh đã có hơn 6,3 triệu người theo và Instagram
cũng sắp cán mốc 6 triệu rồi. Dạo gần đây, trên TikTok và tính năng
Reels của Instagram, cô nàng liên tục đăng tải rất nhiều video theo
trend hút hàng triệu lượt xem.
Và trong video mới nhất trên nền
tảng Reels, Ngọc Trinh đã "đu trend" TikTok cũ rầm rộ từ 2020 với nội
dung nhạy cảm đậm chất 18+.
Video được Ngọc Trinh up trên Instagram
Ngay dưới bài đăng đã có rất nhiều người chưa hiểu ý nghĩa 18+ trong video của Ngọc Trinh.
Trend
đổ nước biến hình này từng rất rầm rộ vào năm ngoái, với hàng trăm ngàn
video "duet" lại cùng rất nhiều biến thể như đổ nước vào xe, chó mèo
hay thậm chí là đổ lên cơ thể..., và đều thu về số lượt xem khủng.
Không chỉ hot ở Việt Nam, rất nhiều các TikToker trên thế giới cũng đã
có những video theo trend này.
************
Quang Lê lần đầu kể chuyện rạn nứt với Phương Mỹ Chi và ồn ào con ...
Không khó để lý giải tại sao người ta lại đặt Quang Lê và Phi Nhung
lên bàn cân sau loạt ồn ào về con nuôi. Bởi lẽ, cả hai đều xuất thân là
những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, có chỗ đứng vững trong nền âm nhạc
Việt Nam và đều nhận hai giọng ca nhí bước ra từ cuộc thi âm nhạc làm
con nuôi.
Thế
nhưng, có câu "không có so sánh sẽ không có đau thương", mỗi người một
hoàn cảnh, thật không công bằng khi những đứa trẻ chưa đầy 18 tuổi phải
đối mặt với quá nhiều lời so sánh khi cuộc sống vẫn ổn đối với người
trong cuộc.
Ngay lúc này, thay vì liên tục đưa ra
những quan điểm một chiều, mang tính chủ quan, có lẽ tốt nhất chúng ta
vẫn nên chậm rãi, ngồi nghe Quang Lê một lần nói hết về mối quan hệ với
người con nuôi Phương Mỹ Chi, cũng như chia sẻ về quan điểm cá nhân
trước loạt lùm xùm của Phi Nhung.
Là
một trong những cặp bố nuôi con nuôi nổi tiếng nhất nhì Vbiz, anh nghĩ
cơ duyên nào đã khiến anh quyết định nhận Phương Mỹ Chi làm con và duy
trì mối quan hệ gắn kết như vậy đến tận bây giờ?
Tôi nhận Phương Mỹ Chi làm con nuôi vì tôi đã xem chương trình Giọng Hát Việt Nhí.
Tôi cảm thấy, con bé này nhỏ mà hát hay quá, một cô bé 9-10 tuổi mà
nhấn nhá, luyến láy như thế thì đúng là bản năng trời phú. Với một tài
năng trẻ như thế, nếu mình uốn nắn từ nhỏ thì chắc chắn sau này em ấy sẽ
thành công.
Khi
ấy, tôi nhận bởi vì thứ nhất là tôi thương giọng hát, thứ nhì là với
vai trò một nhà sản xuất, tôi muốn đầu tư. Mà đầu tư có lợi nhuận thì
chưa thấy, riêng việc đầu tư cho Phương Mỹ Chi, tôi chỉ thua và lỗ về
sản phẩm thôi nhưng được lại là mình có được một người con.
Anh
có thể chia sẻ thêm về khoảng thời gian cả hai cùng nhau đi hát, anh đã
đưa Phương Mỹ Chi đi những đâu và đầu tư những gì để cô bé hoạt động
tốt hơn trong lĩnh vực âm nhạc?
Tôi đưa Phương Mỹ Chi đi Liên Xô, Mỹ, Úc Châu,... nói chung nước ngoài.
Thật
ra đi nước ngoài chi phí rất cao. Tôi từng tốn 8000 USD (khoảng 183
triệu) để làm visa cho 2 mẹ con Phương Mỹ Chi nhưng mà lần đó không
thành công, người làm visa cho tôi họ cũng không trả lại số tiền đó. Đó
là lần đầu tiên. Những lần sau này, mỗi lần làm visa cho 2 mẹ con Phương
Mỹ Chi, bên nước ngoài họ tính tôi khoảng 5000 đến 6000 USD (khoảng 110
triệu - 120 triệu) cho 2 mẹ con, chưa kể tiền vé máy bay đi nước ngoài
và nội địa.
Tại
sao bên hải ngoại, Phương Mỹ Chi lại có giá cao chót vót? Đó là vì tiền
visa rất cao và chi phí do họ trả. Thứ hai là vé bay cho 2 mẹ con, một
vé cho khoang hạng thường từ Việt Nam sang Mỹ rơi vào khoảng 1500 USD
(khoảng 35 triệu), thì 2 mẹ con đi khứ hồi là khoảng 3000 USD (khoảng 60
triệu), chưa kể máy bay nội địa. Cũng chính vì thế, qua Mỹ hát 4 show
trừ đi chi phí cũng không còn bao nhiêu. Nghe thì nhiều lắm nhưng trừ đi
chi phí là hết cả chục ngàn đô la tiền giấy tờ với tiền vé máy bay rồi.
Cho nên giá 6000 USD và trừ hết chi phí thì số tiền Phương Mỹ Chi thu
về còn rất ít, không nhiều như số tiền mà mình nhận từ bầu show.
Phải đầu tư cho con nhiều mà lợi nhuận thu lại không còn bao nhiêu, có bao giờ anh thấy nản lòng chưa?
Những
MV mà tôi đầu tư cho Phương Mỹ Chi là hàng trăm triệu một cái, CD đầu
tiên tôi đầu tư là 500 triệu, tiền đâu mà ra? Đó là tiền tôi bỏ ra.
Khẳng định luôn những sản phẩm mà tôi đầu tư cho Phương Mỹ Chi, tôi chưa
bao giờ lấy lại vốn. Tôi in hai mươi mấy ngàn đĩa mà bây giờ còn chục
ngàn đĩa nè.
Tiền in đĩa của Phương Mỹ Chi hồi đó,
tôi tốn một trăm năm mươi mấy triệu tiền in bìa, bây giờ vẫn còn một nửa
bìa đĩa chưa bán hết. Có nghĩa những sản phẩm tôi làm cho Phương Mỹ Chi
là vì mình thương, vì yêu thích nghệ thuật nên làm chứ không có lời.
Cho nên là sau khi đầu tư những chi phí đi lại này nọ Phương Mỹ Chi đóng
góp cũng không đủ bù vào sản phẩm lỗ của công ty nữa, toàn là lỗ không
à, tôi không có chút lợi nhuận nào cả.
Hy sinh cho con nhiều như vậy, đã bao giờ anh mong muốn có được sự hồi đáp lớn lao nào đó từ Phương Mỹ Chi?
Tôi
chỉ mong, lớn lên, nó nhớ nó luôn có một người ba là được. Đó là niềm
vui, chứ cá nhân tôi, tôi không cần gì hết. Tôi cảm thấy những gì mình
có được ngày hôm nay là do khán giả yêu thương mình mà có. Chứ mình hát
hay, khán giả không yêu thương, không ủng hộ mình thì mình cũng sẽ không
thành công trong nghệ thuật. Tại vì âm nhạc rất nhạy cảm, khán giả họ
thương người nào, họ quý người nào thì họ sẽ nghe, còn nếu hát hay mà họ
ghét họ cũng sẽ không quan tâm. Cho nên, những người được khán giả yêu
thương, Quang Lê cho là may mắn.
Đã có lúc, anh và Phương Mỹ Chi không xuất hiện bên nhau nhiều như trước nữa, phải chăng giữa cả hai có chút mâu thuẫn nào đó?
Phương
Mỹ Chi với tôi không có vấn đề gì, Phương Mỹ Chi lúc nào cũng thương
tôi nhưng mẹ Phương Mỹ Chi hay đặt điều kiện với tôi nên tôi giận. Giận
cá chém thớt, giận mẹ không gặp con là thế, chứ đến bây giờ tôi vẫn rất
thương Phương Mỹ Chi. Có những vấn đề, tôi và mẹ ruột Phương Mỹ Chi
không đồng tình với nhau, nên mẹ của Phương Mỹ Chi có động thái là ngăn
bé, không cho hợp tác với tôi. Với những trường hợp thế thì gia đình có
những quyết định riêng, có những câu chuyện riêng, tôi sẽ không làm việc
được chứ không phải không thương Phương Mỹ Chi.
Thời
gian gần đây, có rất nhiều câu chuyện nhạy cảm xoay quanh vấn đề con
nuôi, điển hình là câu chuyện của Phi Nhung và Hồ Văn Cường. Là một
người bố đã từng che chở và giúp đỡ Phương Mỹ Chi trong suốt hành trình
hoạt động trong showbiz, anh có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Nói
chung, một đứa trẻ đi vào nghệ thuật mà không có người dẫn đầu thì
thua. Theo tôi thấy thì nhờ có Phi Nhung, Hồ Văn Cường mới có show, cũng
như Phương Mỹ Chi nhờ có tôi, tôi kết nối với những mối quan hệ của tôi
để giúp cho con mình đi show. Một người trẻ mà đi vào showbiz nếu không
có một người đỡ đầu thì phải có một người quản lý thật chuyên nghiệp
mới có thể đi đường dài. Nếu ngày ấy mà Hồ Văn Cường cứ để cho cha mẹ và
gia đình quản lý thì tôi nghĩ rất khó khăn. Cho nên có một người đỡ đầu
thì mình nên trân trọng điều đó.
Còn
về câu chuyện xoay quanh cát-xê của Phi Nhung và Hồ Văn Cường, với tư
cách là một nhà sản xuất/bố nuôi, anh có nghĩ việc giữ tiền thưởng và
cát-xê tận 5 năm là một hành động không hợp lý?
Tôi không có ý kiến và không nhận xét, tôi cũng không biết đúng sai để trả lời.
Vậy
anh có suy nghĩ như thế nào khi thời gian gần đây cư dân mạng liên tục
đặt anh và Phi Nhung lên bàn cân để so sánh về trách nhiệm của một người
bố/mẹ nuôi?
Tôi
cũng nghĩ là khán giả có quyền suy nghĩ, có quyền nói lên ý kiến, còn
đúng sai thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Tôi là người ngoài, tôi
không biết gì cả.
Ảnh: Sưu tầm
*************
Greta Thunberg chỉ trích lãnh đạo G7 ăn tôm hùm và bít tết
Sau
khi hội nghị G7 kết thúc, Greta Thunberg không hài lòng khi 7 nhà lãnh
đạo của các nước phát triển ăn mừng thịnh soạn thay vì chú trọng vào mục
tiêu môi trường.
Trong bài viết
trên Twitter hôm 14/6, Greta Thunberg - 18 tuổi, nhà hoạt động môi
trường người Thụy Điển - mỉa mai các nhà lãnh đạo G7 vì ăn tiệc với tôm
hùm và bít tết, thay vì ưu tiên thảo luận vấn đề môi trường như cô kỳ
vọng, theo Independent.
“Cuộc khủng hoảng khí hậu và sinh
thái đang nhanh chóng leo thang. G7 chi số tiền phóng túng vào nhiên
liệu hóa thạch, trong khi lượng khí thải CO2 được dự báo có mức tăng
hàng năm lớn thứ 2 từ trước đến nay. Điều này khiến họ tổ chức ăn mừng
với tiệc nướng BBQ bít tết và tôm hùm, trong khi máy bay phản lực biểu
diễn nhào lộn trên bầu trời khu nghỉ dưỡng G7!", Thunberg viết.
|
Greta Thunberg tại một hội nghị năm 2019 ở Italy. Ảnh: Reuters. |
Trang Changing America trước đó đưa tin cả 7 quốc gia thuộc G7 đã phá vỡ cam kết về khí hậu mà họ đặt ra trước đó.
Báo
cáo được công bố mới đây trên trang web của tổ chức Tearfund cho thấy
các nước G7 chi nhiều tiền vào nhiên liệu hóa thạch hơn là năng lượng
sạch trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đang tìm cách thiết lập một cam kết mới để huy động 100 tỷ USD giúp các quốc gia đang phát triển cắt giảm lượng khí thải, cũng như giữ cho nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng ở mức 1,5 độ C.
Catherine Pettengell, giám đốc của tổ chức vì môi trường Climate Action Network, nói với Reuters:
“Chúng tôi đã hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của các quốc gia giàu nhất
thế giới sẽ kết thúc hội nghị lần này bằng việc chi tiền cho mục tiêu
đó".
Năm nay, hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm G7 diễn ra tại Cornwall, Vương quốc Anh, từ ngày 11/6 đến ngày 13/6.
Ngoài
các thành viên chính thức, phiên họp còn có sự góp mặt của bốn quốc gia
khách mời là Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Nam Phi, theo Washington Post.
************
Thiên đường tưởng tượng và địa ngục thực tế
Mỗi lần tưởng tượng, bạn nên có giới hạn kẻo sẽ gặp sự thất vọng tràn trề đó nha.
|
Đâu có dễ dàng thế. |
|
Cứ tưởng thế nào. |
|
Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. |
|
Dân nghiệp dư nó chỉ được vậy thôi. |
|
Tác phẩm ngoài mong đợi. |
|
Cứ tưởng dễ lắm, ai zè. |
|
Hóa ra nó chỉ bé tý thế này thôi. |
|
Chỉ có vậy thôi. |
|
Việc lau chùi không vui như bạn nghĩ đâu. |
Ốc Sên
**********
Nam sinh đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh, tống tiền cô giáo
Lê Công Hưng đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh trường học, thu thập những clip nhạy cảm rồi tống tiền 2 cô giáo.
Ngày
16/6, Công an huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, đã ra lệnh bắt giữ người
trong trường hợp khẩn cấp đối với Lê Công Hưng (18 tuổi, học sinh lớp
12, trường THPT Mỹ Lộc) để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Theo
công an, Hưng cho biết đã đặt mua một máy quay mini trên mạng sau đó
lén lắp vào nhà vệ sinh chung của giáo viên tại trường. Mục đích của nam
sinh này là dùng những hình ảnh, clip nhạy cảm quay được để tống tiền.
Bằng
thủ đoạn trên, Hưng đã quay được cảnh nhạy cảm của 2 cô giáo. Sau đó,
nam sinh này lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin cho hai nạn nhân, yêu
cầu đưa 10 triệu, nếu không sẽ đưa cảnh nóng lên mạng xã hội. Một trong
hai nạn nhân gửi đơn tố cáo đến công an sở tại.
Trao đổi với Zing
chiều cùng ngày, chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định
cho biết ngay khi nhận báo cáo của Công an huyện Mỹ Lộc, đơn vị đã sử
dụng những biện pháp nghiệp vụ công nghệ cao để truy tìm ra Hưng. Các
tang vật là những clip nhạy cảm cũng đã được thu giữ và bàn giao lại cho
Công an huyện thụ lý điều tra theo thẩm quyền.
*************