Trang lá cải

Trang Lá Cải Thứ Ba Ngày 21- 10 -2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Sau đêm nhạc riêng tại phòng trà, vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò ca sĩ trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10.

**************************

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong

“Không tin nổi chú ơi. Trong chớp mắt, tôi mất đi đứa cháu gái vừa bồng trên tay. Hai mẹ con tôi thì thương tích đầy mình phải nằm viện thế này”, một nạn nhân bật khóc.

Sáng 21/10, tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, trú thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk), người điều khiển ôtô tông liên hoàn khiến 10 người thương vong tại khu vực chợ Ea Đrăng đã ra trình diện cơ quan chức năng. Nữ tài xế cùng nhóm người trên xe gây tai nạn có biểu hiện đã sử dụng rượu bia trước đó.

Phút kinh hoàng 

Liên quan đến vụ ô tô “điên” tông liên hoàn xảy ra tại khu vực chợ thị trấn Ea Đrăng (Ea H’leo) tối 20/10 khiến 10 người thương vong, đến nay có 4 nạn nhân nặng được chuyển lên viện tuyến trên. Trong đó có Vũ Thế Bách (26 tuổi, trú thị trấn Ea Đrăng) bị chấn thương sọ não.

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong
Nạn nhân Bách bị chấn thương sọ não đang trong tình trạng nguy kịch

Sáng 21/10, bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết, anh Bách đang rất nguy kịch, nguy cơ tử vong cao, bệnh viện đang nỗ lực cứu chữa cho nạn nhân này.

Riêng chị Quách Thị Mỹ Hạnh (28 tuổi, ngụ thị trấn Ea Đrăng) và con trai Trần Quách Đình Trí (3 tuổi) bị thương nặng đang được theo dõi, điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Tại bệnh viện, chị Hạnh vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Lúc đó, tôi đang bế cháu gái (con của anh trai) ngồi bán trái cây bên lề đường, đứa con trai 3 tuổi ngồi chơi cạnh các thùng hoa quả.

Tôi đang lúi húi sắp hàng hóa thì bất ngờ bị ôtô ở đâu ập tới tông thẳng vào lưng khiến tôi ngã sấp, cháu gái đang bế trên tay bị hất văng xuống đường, con trai tôi cũng bị tông. Tỉnh dậy, tôi thấy mình đã nằm trong bệnh viện”.

Sau cú tông, cháu gái chị Hạnh là Quách Thị Bảo Trân (3 tháng tuổi) tử vong tại chỗ, một nạn nhân khác là bà Phạm Thị Len (65 tuổi, quê ở Nam Định) cũng tử vong.

“Không tin nổi chú ơi. Trong chớp mắt, tôi mất đi đứa cháu gái vừa bồng trên tay. 2 mẹ con tôi thì thương tích đầy mình phải nằm viện thế này”, chị Hạnh bật khóc.

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong
Mẹ con chị Hạnh bị thương nặng đang được câp cứu tại BVĐK Đắk Lắk.

Bác sĩ Đồng cho biết, chị Hạnh bị chấn thương ngực, đùi, gãy xương sườn số 8, chấn thương vùng hàm mặt… sức khỏe tạm thời ổn định và dự kiến sẽ được mổ nối lại xương đùi. Riêng cháu Trí, bị chấn thương vùng đầu mặt, bị thương ở bàn chân phải, tạm thời sức khỏe ổn định, đang được bệnh viện theo dõi về tình trạng chấn thương sọ não.

Ngoài 3 nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, một nạn nhân bị thương nặng khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. 4 nạn nhân bị thương nhẹ hơn vẫn đang tiếp tục được cấp cứu, theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’leo.

Nữ tài xế say xỉn?

Sáng 21/10, ông Nguyễn Xuân Hương, Phó ban An toàn giao thông huyện Ea H’leo cho biết, theo nguồn tin từ phía người dân, trước khi xảy ra tai nạn, Lưu Thị Thanh Tuyền và 3 người bạn đã nhậu tại một quán cách địa điểm tai nạn chừng 1 km, cuộc nhậu kéo dài suốt nhiều giờ.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Tuy nhiên, sau khi gây tai nạn, toàn bộ số người trên chiếc xe này đã rời khỏi hiện trường. Trước thông tin người dân cho rằng, chiếc xe gây tai nạn là của một trường dạy lái và người điều khiển xe đang tập lái, ông Hương cho rằng đây là thông tin không chính xác và khẳng định chiếc xe gây tai nạn là của một người ở địa phương khác cho Huyền mượn.

Trước đó, khoảng 16h20 phút, ngày 20/10 tại thị trấn Ea đrăng, huyện Ee H’Leo, tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền điều khiển ôtô BKS 47A 090.20 chạy từ quốc lộ 14 rẽ vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (khu vực chợ huyện) thì bất ngờ đâm liên hoàn vào các hàng trái cây rồi đâm liên tiếp 4 xe máy khiến 2 người tử vong tại chỗ, 8 người khác bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu.



*******************

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Thức ăn chủ yếu của người dân sống ở Greenland là thịt. Họ ăn cả hải cẩu, gấu Bắc Cực hay thậm chí cá voi sát thủ nếu có thể bắt chúng.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Nhiếp ảnh gia Matthieu Paley khám phá vùng đất Isortoq của Greenland, một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch, trong tháng 12/2013. Khu vực quanh năm phủ tuyết này là nơi sống của 64 người, bao gồm cả trẻ em. Cuộc sống gần như bị cô lập khiến các hộ gia đình phải tự săn bắn để đảm bảo cuộc sống.


Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Do nằm sát Bắc Cực nên Greenland nói chung và khu vực Isortoq nói riêng, quanh năm bị tuyết bao phủ. Thực vật ở đây chỉ có cơ hội phát triển trong những tháng mùa hè ngắn ngủi. Chính vì thế, nguồn thức ăn chủ yếu là thịt. Họ là những người ăn thịt giỏi nhất thế giới.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Nhiếp ảnh gia Paley cho biết: “Isortoq là ngôi làng nhỏ, với dân số 64 người. Ngôi nhà gỗ của họ giống như những con xúc xắc khổng lồ nằm bên cạnh các chỏm băng. Tôi tới nơi ngôi làng sau bốn chuyến bay khác nhau và hai hành trình di chuyển bằng trực thăng. Tôi xin ở cùng một hộ gia đình để tận thấy cuộc sống thường ngày của họ”.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Ở Isortoq, người ta cất thức ăn bên dưới tầng hầm những ngôi nhà. Thời tiết lạnh giá khiến chúng đông cứng lại như trong tủ trữ đông. Họ cất những loài vật săn được trong hầm để sử dụng dần trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, khiến họ không thể đi săn.


Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Người dân ở Isortoq ăn thịt mọi loài động vật họ có thể săn bắn. Thức ăn của họ thường là cá, chim, vịt trời, hải cẩu hay thậm chí là gấu bắc cực. Phần đầu đông lạnh của một con gấu trắng nằm trên bàn ăn của gia đình khi họ chuẩn bị lấy thịt từ nó để nấu đồ ăn.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Một cô bé bắt được con cá lớn sau khi đục lỗ trên băng để bắt cá trong thời tiết lạnh giá.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Thậm chí, những con cá voi sát thủ cỡ lớn cũng có thể trở thành thức ăn nếu chúng bị bắt. Tuy nhiên, người ta không thể dùng dao để lọc thịt của chúng. Ông chủ nhà, nơi nhiếp ảnh gia Paley ở nhờ, dùng rìu và xà beng để tách một dải xương sườn của con cá voi sát thủ. Họ bắt nó vào cuối tháng bảy, khi loài sinh vật này vào mùa di cư.

Ảnh: National Geographic



*******************

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dù nổi tiếng hung dữ nhưng thổ dân các bộ lạc ở New Guinea, Indonesia tỏ ra khá hiền lành khi được chụp ảnh.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dani và Asmat là hai bộ lạc bí hiểm sống trên đảo New Guinea, Indonesia. Họ nổi tiếng vì chính sự bí hiểm của mình. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Nga Andrey Gudkov là một trong số ít người có cơ hội sống cùng và ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt của họ.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dù nổi tiếng hung dữ nhưng các thổ dân bộ lạc Dani và Asmat tỏ ra khá vui vẻ khi được Gudkov chụp ảnh. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia 42 tuổi giúp lột tả chân dung những con người bí ẩn nhất hành tinh trên hòn đảo lớn thứ hai thế giới.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Mỗi thổ dân ở New Guinea chọn cho mình một cách riêng biệt để tô điểm gương mặt. Đồ trang điểm sặc sỡ từ lông thú và các chất liệu tự nhiên giúp khẳng định vị thế của người mang chúng trong cộng đồng.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Các bộ lạc sống ở những khu vực vùng sâu, xùng xa của đảo New Guinea. Cuộc sống của họ dường như không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Họ là những bộ tộc bí hiểm nhất hành tinh.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Trong nghi lễ truyền thống, các thổ dân vẽ lên mặt những hình thù kỳ lạ. Họ sử dụng lá cây, lông chim và răng nanh động bật để tô điểm khuôn mặt.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Cuộc sống biệt lập khiến họ phải tự làm mọi thứ để đảm bảo cuộc sống.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Chiến binh của các bộ lạc Dani. Họ là những người rất hung hãn vì cuộc sống sinh tồn. Những người Dani thường xuyên một khúc xương qua

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Chiến binh của bộ lạc Asmat.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Thủ lĩnh bộ lạc Dani dùng màu đen để bôi lên mặt và cơ thể. Người ta có thể phân biệt cấp bậc trong bộ lạc dựa cào cách hóa trang.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh
Dù nổi dang đáng sợ nhưng cả hai bộ lạc đều vui vẻ trước sự hiện diện của nhiếp ảnh gia Gudkov.


******************

Vợ chồng Chánh Tín lần đầu đi hát trên sóng truyền hình

Vợ chồng Chánh Tín lần đầu đi hát trên sóng truyền hình

Sau đêm nhạc riêng tại phòng trà, vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò ca sĩ trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10. 
Nhắc đến cặp vợ chồng Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm, ai cũng sẽ nghĩ đến một quãng đời thăng trầm đầy sóng gió. Một thời, Nguyễn Chánh Tín đã làm biết bao con tim say đắm bởi giọng hát truyền cảm và vẻ ngoài điển trai. Tình yêu của Chánh Tín và Bích Trâm đã đi qua biết bao ngọt ngào lẫn gian khổ nhưng vẫn luôn bên nhau. 
Sau hàng loạt những biến cố "chìm nổi mấy bận", NSƯT Nguyễn Chánh Tín và vợ ca sĩ Bích Trâm giờ đây bắt đầu đi hát trở lại, trở về với chính cái nghề giúp ông đến với khán giả trước khi là Thiếu tá Nguyễn Thành Luân của Ván bài lật ngửa
Để kiếm tiền và cũng là để chi trả cho cuộc sống sau khi rời khỏi ngôi nhà lớn tại Quận 3, TP.HCM, cả hai vợ chồng NSƯT Chánh Tín mở đầu con đường ca hát trở lại của mình bằng đêm nhạc riêng tại phòng trà Tiếng Xưa. Tới đây, vào ngày 25.10, cả hai sẽ tiếp tục góp mặt lần đầu tiên trên sân khấu ca nhạc được truyền hình trực tiếp Tình khúc vượt thời gian. 
Bằng tiếng hát của mình, cả Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ cùng nhau kể lại những câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn, bằng tiếng hát với xúc cảm của nhớ thương qua các nhạc phẩm do chính Nguyễn Chánh Tín viết lời việt mang tên Em không nên ghen. Bích Trâm sẽ còn tự thể hiện 2 tình khúc đã ghi dấu ấn nữ ca sĩ trong lòng khán giả ngày ấy: Búp bê không tình yêu  Dòng sông tuổi nhỏ.
Nguyen chanh tin lan dau di hat tren song truyen hinh hinh anh
 Nguyễn Chánh Tín và vợ Bích Trâm lần đầu xuất hiện trên sân khấu ca nhạc được truyền hình trực tiếp với hình ảnh ca sĩ. 
Tình khúc vượt thời gian tháng 10 với chủ đề Những câu chuyện tình sẽ gửi tới khán giả những câu chuyện tình yêu lãng mạn thông qua những giai điệu tuyệt vời được viết bởi những nhạc sĩ nổi tiếng như: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lam Phương... 
Bởi tình yêu luôn tồn tại bởi những điều giản dị như thế, và dù có hạnh phúc hay khổ đau thì nhân loại vẫn đã, đang và sẽ yêu mãi. Có những cuộc tình cho ta hạnh phúc viên mãn đến cuối đời, nhưng cũng có những mối tình cho tim ta những vết sẹo không bao giờ lành, để rồi có một khoảnh khắc nào đó nhớ lại khiến trái tim ta thổn thức khôn nguôi. Với vô vàn những cảm xúc thăng hoa mà tình yêu mang lại đã tạo cảm hứng cho những người nhạc sĩ viết lên những bản tình ca tuyệt vời sống mãi với thời gian.
Nguyen chanh tin lan dau di hat tren song truyen hinh hinh anh
 
Đêm nhạc còn có sự tham gia của danh ca Elvis Phương, NSND Trần Hiếu, Đông Đào, Thuỳ Dương... tất cả sẽ bằng tiếng hát mượt mà, tình tứ để cùng nhau chuyên chở những giai thoại về các bóng hồng phía sau tác phẩm nổi tiếng như: Anh vẫn biết, Đừng trách gì nhauChuyện tình buồn, Riêng một góc trời, Gửi người em gái,.. 
Đặc biệt trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10 - Những câu chuyện tình còn có vở nhạc kịch mang tên Bóng ma nhà hát với sự tham gia của các ca sĩ Nam Khánh, Quốc Thiên và Văn Mai Hương. Đây là vở nhạc kịch kể về một câu chuyện tình lãng mạn tại nhà hát bằng 3 nhạc phẩm nổi tiếng Chuyện tình, A time for us và Bóng ma nhà hát (The phantom of the opera). Vở nhạc kịch sẽ được nhạc sĩ Nguyễn Quang viết lại lời dựa trên các tác phẩm kinh điển nổi tiếng, sẽ mang đến nhiều cảm xúc đến với khán giả.
Những câu chuyện tình sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 25.10.2014 tại nhà hát Hoà Bình và được truyền hình trực tiếp trên VTV9. 
Diệu Linh - Ảnh: BTC

********************

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội

Giữa lòng thủ đô Hà Nội, một không gian cổ kính được giới mê đồ cổ nhóm họp vào ngày cuối tuần và mở một phiên chợ đồ xưa độc đáo.

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Nằm lọt thỏm trong một khoảng sân rộng trên đường Hoàng Hoa Thám (Tây Hồ, Hà Nội) phiên chợ đồ cổ xưa Lư Trà Quán luôn là một nơi tụ họp tấp nập vào ngày cuối tuần của giới chơi đồ cổ, đồ độc

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Từ khoảng 8h sáng là chợ đã tấp nập khách vào ra, mấy chục gian hàng được bày biện nhộn nhịp. Mỗi đồ vật được trưng này giống như một mảnh ghép ký ức về một thời đã qua

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Khách đến chợ phiên đồ xưa cũng đủ lứa tuổi. Người trung niên thì bồi hồi tìm mua những món đồ mà tuổi thơ từng gắn bó, lớp thanh niên lại tò mò đến để xem những thứ mà cha ông họ đã từng sử dụng trong quá khứ.

Tong chợ có cả những “thợ” đồ cổ, đồ xưa đến để trao qua đổi lại, giao dịch hàng hóa.
Tong chợ có cả những “thợ” đồ cổ, đồ xưa đến để trao qua đổi lại, giao dịch hàng hóa.

Những đồ vật cũ kỹ, cổ xưa được đem ra bày bán
Những đồ vật cũ kỹ, cổ xưa được đem ra bày bán

Vật phẩm từ thời chiến
Vật phẩm từ thời chiến

Những chiếc vỏ đạn súng trường
Những chiếc vỏ đạn súng trường

Đồ dùng từ thời bao cấp
Đồ dùng từ thời bao cấp

Tiền xu cổ
Tiền xu cổ

Các cuốn sách được in ấn từ lâu đời cũng được đem ra bày bán
Các cuốn sách được in ấn từ lâu đời cũng được đem ra bày bán

Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng
Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng

Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng
Trong cả buổi sáng, cho dù không “đắt như tôm tươi” song chợ phiên đồ xưa cũng tấp nập khách hỏi mua, thậm chí có cả việc mặc cả nhưng tuyệt nhiên không có sự to tiếng, cãi vã

Những chiếc máy ảnh từ thời cổ
Những chiếc máy ảnh từ thời cổ

Những chiếc máy ảnh từ thời cổ
Ở đây, người ta có thể tìm thấy vô khối thứ từ đồ cổ đến đồ cũ, từ những món đồ từng xuất xứ ở những thời điểm lịch sử khác nhau, từ những món được giới thiệu có thời gian trên trăm năm đến những đồ dùng còn sót lại từ thời bao cấp như bát sành, bát sứ, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ đeo tay, điện thoại để bàn, bàn là...

Các loại bát sành, sứ có niên đại lâu đời
Các loại bát sành, sứ có niên đại lâu đời

Đồng hồ từ thời bao cấp trong các gia đình ở Hà Nội
Đồng hồ từ thời bao cấp trong các gia đình ở Hà Nội

Máy đánh chữ thời cũ
Máy đánh chữ thời cũ

 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ
 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ

 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ
Chợ phiên đồ “xưa” ngày càng được nhiều người biết đến, đây đã trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm

Một vị khách phấn khởi khi tìm được chiếc đài cát-sét lâu đời nhưng vẫn hoạt động tốt
Một vị khách phấn khởi khi tìm được chiếc đài cát-sét lâu đời nhưng vẫn hoạt động tốt

Lê Tú

**********************

Kinh hoàng "công nghệ" chế biến sả bằm


Cây, lá sả già, héo úa, thâm sì, bẩn và siêu bẩn, chỉ cần một muỗng hóa chất không rõ nguồn gốc là trở nên trắng sạch bắt mắt. Thương lái ở TP.HCM kiếm lời nhanh chóng.

"Sạch" trong thoáng chốc
Sau nhiều ngày trong vai người học việc, chúng tôi xin vào làm công nhân tại vựa chế biến sả của bà P. ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP.HCM. Vựa nằm ở mép chợ, có hàng chục công nhân làm việc suốt ngày đêm, xung quanh lúc nào cũng có những đống sả to tướng.
Khu vực chế biến sả.

Khu vực chế biến sả.
Mặt sàn khu vực chế biến đầy rác, vỏ cây, đồ dùng cá nhân lẫn lộn, bao bọc xung quanh là bốn bức tường thép đầy mạng nhện, bồ hóng, mỗi khi đụng vào bụi rơi xuống khắp mặt sàn nơi chứa sả. Đặc biệt, nơi này chỉ cách nhà vệ sinh công cộng của chợ khoảng 100 mét, mỗi khi công nhân từ đó ra, bước vào làm sả chẳng ai bỏ dép mà giẫm luôn lên mặt sàn chứa sả.
Sả bằm được chế biến như thế nào?

Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.

Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.
Trong thời gian học việc, chúng tôi nổi da gà trước quy trình chế biến sả theo cách chẳng ai ngờ tới: sả cây được nhập từ miền Tây, sau đó chuyển vào vựa. Công đoạn đầu tiên là dùng dao chặt bớt phần lá dài khoảng 2cm trên đầu mỗi cây sả và ở gốc, trong lúc làm, công nhân sẽ chủ động lọc thân và phần lá già bỏ riêng. Sả được đưa vào bịch 10 ký chuyển về các chợ trong thành phố; ai mua lẻ, họ sẽ bán theo ký.
Sả bằm được chế biến như thế nào?

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm "chất lạ" vào.
Còn lá sả già sau đó được đưa vào chế biến, trở thành sả bào, sả xay. Tại khu vực này, sả phế phẩm như: lá già, úa, sả ke (loại cây nhỏ bỏ đi) sẽ được gom lại thành đống dưới mặt sàn đầy bụi, ở hai đầu có máy bào, sau đó công nhân "phù phép" biến thành sả sạch.
Trong lúc cơ quan chức năng đang làm việc phía trước, chủ lò âm thầm tuồn chà bông bẩn đã chế biến giấu ở lùm cây bên hông nhà.
Thấy sả phế phẩm dính đầy đất, bụi bẩn vẫn được mang vào xay, chúng tôi hỏi thì công nhân tên K. trả lời: "Ở đây có khi nào mang sả đi rửa đâu, họ thu hoạch xong bán lại cho vựa bao nhiêu thì mang vào lọc ra đem xay thôi. Mỗi ngày xay cả tấn rửa sao xiết, dùng thuốc tẩy thì dù bẩn đến đâu cũng trắng trở lại như lúc đầu".
Sau đó, anh này chỉ tôi vào kho chứa đồ lấy ra một thùng bột màu trắng có mùi hắc rất khó chịu và bảo: "Thuốc giúp cho việc tẩy trắng đấy! Sả bào, xay dù thâm sì thế nào chỉ cần một muỗng cho vào trộn đều, vài phút sau cả đống sẽ chuyển sang màu trắng bắt mắt".
Để thị phạm, K. múc một muỗng hóa chất trong thùng ra vãi đều lên đống sả đã xay để trên mặt đất, sau đó dùng gàu hốt rác dạng hai chân đang còn dép đứng giữa đống sả trộn đều để thuốc ngấm vào. Vừa làm K. vừa hút thuốc khiến tàn rơi đầy vào đám sả đang trộn.
Thành phẩm về đâu?
Trộn xong thuốc, K. chỉ tay vào đám sả trên sàn quả quyết: "Khoảng hai phút sau toàn bộ mớ sả này sẽ trắng như mới. Trong các công đoạn thì việc cho sả ngậm thuốc là quan trọng nhất, đòi hỏi phải cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất, lợi nhuận của cả quá trình".
Quả đúng như lời K. tuyên bố, đám sả sau khi "ngậm" hóa chất chỉ trong ít phút từ màu xám đã chuyển sang trắng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại hóa chất mà vựa bà P. dùng để "phù phép" biến sả bẩn thành "sạch" được mua từ một đầu nậu ở chợ Kim Biên, quận 5. Khi chúng tôi đề cập đến sự độc hại của hóa chất trên, K. nhấm nhẳng: "Hóa chất nào chả độc hại. Đã làm ở đây thì không ai dám ăn sả bào, xay hết. Nếu thích thì dùng sả nguyên cây rồi tự chế biến thôi".
Ở vựa bà P. từ 4 giờ chiều mọi hoạt động chế biến sả diễn ra sôi động. Đến khoảng 8 giờ tối, các loại sả cây, bào, xay được đưa đi phân phối đến các sạp lẻ trong chợ đầu mối bằng xe máy. Mỗi ký sả bào, xay dao động từ 6.000 - 8.000 đồng tùy thời điểm.
Ngoài ra, cánh tài xế chuyên mua nông sản đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh cũng là đầu mối quen thuộc với vựa này. Trường hợp sả xay không bán hết, bạn hàng trả lại thường đã ngả màu, bốc mùi, công nhân tại đây tiếp tục độn với sả mới để giao lại cho đầu mối khác. Vựa bà P. còn dùng xe tải mang đi tiêu thụ tại nhiều chợ TP.HCM mỗi tối hàng tấn sả bào, xay...
Chúng tôi tiếp tục tìm đến vựa của ông T. ở chân cầu vượt Gò Dưa, cơ sở này được làm từ những miếng ván ép tuềnh toàng, ở khu chứa sả mặt sàn luôn ẩm ướt, chỉ cách nhà vệ sinh khoảng 5 mét. Lúc chúng tôi đến, vựa ông T. có 5 công nhân nam đang cởi trần, một người đứng máy bào lá sả, những người khác trộn thuốc, đóng gói, vận chuyển, vô tư mang dép giẫm lên đống sả xay đang chờ đóng gói. Họ hút thuốc vô tội vạ khiến tàn và đầu lọc văng khắp nơi, lẫn cả vào sả xay.
Những bao

Những bao "chất lạ" tại cơ sở chế biến sả bằm.
Khi chúng tôi nói cần lấy sả xay về làm sa tế, T. cho biết: "Ở đây có hai loại: một có dùng thuốc tẩy, loại không". Chúng tôi hỏi: "Có loại nào vừa rẻ vừa trắng không?". "Đấy là có thuốc tẩy, loại này trên thị trường đều có hết. Ở đây còn có loại trắng mà không dùng thuốc, hàng này độc quyền. Muốn mua loại nào tôi cũng lo được giấy kiểm định, cứ yên tâm". Theo đó, cơ sở ông T. bán giá chợ từ 6.000 - 7.000 đồng/ký sả xay. Cũng theo lời chủ vựa này, tại đây ngoài sả tươi, khô, còn có khổ qua sấy, hành, tỏi...
Hoạt động chế biến, thâu gom sả độc hại diễn ra công khai, sôi nổi suốt thời gian dài nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng không xử lý triệt để?
Song Phương chuyển

*******************

Những lâu đài nguy nga, phủ vàng của đại gia Hà Nội

(Dân trí) - Tại Hà Nội đang xuất hiện xu hướng xây dựng công trình lâu đài, biệt thự mạ vàng với nội thất xa hoa của các đại gia lắm tiền, nhiều của.

Lâu đài gà vàng tai tiếng

Ầm ĩ nhất trong thời gian gần đây là công trình lâu đài gà vàng nằm tại ngõ nhỏ phố Hoàng Quốc Việt (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Điều đặc biệt của “tòa lâu đài” đó là chủ nhân của nó đã “chịu chơi” đến mức đúc tới 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc. Một con gà trống vàng to nhất được đặt ở chính giữa đang trong tư thế cất tiếng gáy, 5 con gà vàng cỡ bé hơn được đặt vòng quanh.
 

Theo những công nhân làm việc tại chính tòa nhà này, 6 con gà vàng trên được đúc đồng đặc nguyên khối, sau đó dát một lớp dày bằng vàng đạt chuẩn chất lượng phía bên ngoài để không sợ bị thời tiết bào mòn, tàn phá.

 
Gà vàng đặt trên tòa lâu đài
Gà vàng đặt trên tòa lâu đài

Tòa lâu đài nổi bật từ xa
Tòa lâu đài nổi bật từ xa

Một số người dân may mắn được vào bên trong tòa nhà cho hay, ngoài việc tiêu tốn tiền tỉ vào 6 con gà vàng, “tòa lâu đài” của Đại gia còn dát vàng ở gian phòng được xây để thờ cúng. Phía bên trong nhà các phòng được thiết kế hết sức tinh vi khiến người mới đi vào có cảm giác bị “lạc” vì không thể nhớ được hết. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của những người dân sinh sống xung quanh ngôi biệt thự đang hoàn tất xây dựng này, công trình không được chủ đầu tư rào chắn, bao lưới xung quanh gây bụi bặm, ảnh hưởng tới các hộ liền kề, vật liệu xây dựng đổ ngổn ngang lấn chiếm vỉa hè và lối đi chung. Tình trạng này đã kéo dài vì công trình này đã thi công nhiều năm nhưng chưa xong. Ngoài ra. lâu đài gà vàng này đang vi phạm trật tự xây dựng về chiều cao và đã bị cơ quan chức năng ra biên bản đình chỉ thi công từ lâu.

Biệt thự trăm tỉ, nội thất phủ vàng

Ngôi biệt thự hoành tráng nằm trên đường Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Thị Định biệt thự nổi lên như một ngôi sao trong muôn vàn căn biệt thự của các đại gia trên khu đất này.Toàn bộ nội thất của biệt thự B5 được chủ nhân thuê một đơn vị "độc quyền" chuyên thiết kế các công trình "khủng" cho các đại giaở Việt Nam.

Ngôi biệt thự khủng của đại gia trên đường Nguyễn Thị Thập
Ngôi biệt thự "khủng" của đại gia trên đường Nguyễn Thị Thập

Nộit thất bên trong ngôi nhà đều phủ vàng
Nộit thất bên trong ngôi nhà đều phủ vàng

Theo bật mí của những người thợ làm việc tại đây, chủ nhân của tòa nhà rất cầu kỳ và khó tính nhưng cũng hài lòng với cách bài trí và thiết kế nội thất của căn biệt thự. Bước vào các gian phòng trong căn biệt thự đều khiến người khác ngỡ ngàng vì các đồ nội thất đều được mạ vàng sáng lòa. Giá trị của ngôi biệt thự lên tới hàng trăm tỉ.

Biệt thự có phòng khách đắt nhất Việt Nam

Ngôi biệt thự gồm 3 tầng tọa lạc trên một con phố nhỏ thuộc Quận Tây Hồ – Tp Hà Nội. Căn biệt thự được mạ vàng hầu hết phía nội thất bên trong và được trang trí bởi các "linh thú" hợp phong thủy. Riêng chi phí để độ vàng cho riêng phòng khách không hề nhỏ, và đây có thể là phòng khách đắt tiền nhất Việt Nam.

Căn phòng khách được mạ vàng khắp trần nhà và các vật dụng được phủ vàng
Căn phòng khách được mạ vàng khắp trần nhà và các vật dụng được phủ vàng

Do chủ nhân của căn biệt thự tuổi ngựa nên trong phòng khách còn đặt bộ bát mã được mạ vàng cẩn thận. Bên cạnh đó trần nhà và các họa tiết trong ngôi biệt thự cũng đều được mạ vàng.

Lâu đài “khủng” phong cách Châu Âu

Được hoàn thành vào năm 2008 tại khu Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội), tòa lâu đài của một đại gia được xem như biệt thự kiểu lâu đài đầu tiên ở Hà Nội có phong cách châu Âu cổ điển đặc trưng, với những mái vòm tròn và cột đá. Những chiếc cột đá cao mang phong cách cổ điển Châu Âu được thiết kế nằm phía ngoài tạo cảm giác vững chắc cho công trình.

Biệt thự phong cách Châu Âu của đại gia ở Hà Nội
Biệt thự phong cách Châu Âu của đại gia ở Hà Nội

Giống như những tòa lâu đài châu Âu, yêu cầu với nội thất của trường phái này là thiết kế không gian phòng cao, thoáng. Thiết kế tường dày, cửa kính cũng giúp tòa nhà thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
 

Lê Tú



******************

Bảo tàng mỳ ăn liền có một không hai tại Nhật.


Khách đến tham quan bảo tàng không chỉ được nếm nhiều loại mỳ mà còn được tự tay chế biến mỳ.

Bảo tàng lịch sử, bảo tàng mỹ thuật, bảo tàng âm nhạc… hẳn đã không còn quá xa lạ với mỗi người trong chúng ta. Thế nhưng, có ai từng nghe qua bảo tàng mỳ ăn liền? Hiện nay trên thế giới, chỉ có duy nhất hai bảo tàng mang chủ đề này và cả hai đều ở Nhật Bản.
 
vien bao tang
Bảo tàng độc đáo chỉ có ở Nhật Bản.
 
Có thể nói, Ikeda, Osaka chính là nơi khai ra sinh ra mỳ ăn liền. Vào năm 1958, sản phẩm đầu tiên: mỳ gà đã được ông Momofuku Ando, đồng thời cũng là người sáng lập công ty thực phẩm Nissin, nghiên cứu thành công.
 
vien bao tang my
Bức tượng ông Momofuku Ando được dựng tại bảo tàng.
 
Sau khi xuất hiện trên truyền hình thông qua một mẩu quảng cáo, nó lập tức thu hút sự chú ý của đại bộ phận người dân và tạo được tiếng vang.
 
Nhằm tôn vinh thành tựu to lớn này, bảo tàng mỳ ăn liền Momofuku Ando đã chính thức ra đời. Đây là nơi mà lịch sử hình thành cũng như phát triển của mỳ ăn liền qua các thời kỳ được giới thiệu một cách rõ ràng nhất.
 
am thuc nhat ban
Bảo tàng dành khu vực lớn để trưng bày tất cả nhãn hiệu cũng như các loại mỳ ăn liền từng có ở Nhật Bản.
 
my nhat ban
 
 
Bên cạnh việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại thực phẩm này, đến với bảo tàng, khách tham quan cũng có cơ hội khám phá cách làm mỳ ăn liền, từ công đoạn đầu tiên là nhào bột cho đến cán bột rồi cắt bột ra từng sợi và cuối cùng là chiên chúng lên để tạo thành những sợi mỳ hoàn chỉnh.
 
Dây chuyền làm mỳ ăn liền để khách tự tay trải nghiệm.
 
Đối với dịch vụ mang tên “Cốc mỳ của tôi”, đầu tiên, bạn sẽ được cung cấp một cái cốc rỗng. Sau khi đã tự tay trang trí cốc của mình (bảo tàng có sẵn bút màu), bạn sang khu vực tiếp theo và sẽ được cung cấp mỳ khô. Kế đến, bạn sẽ chọn hương vị của nước dùng và bốn loại phụ liệu theo ý muốn. Cuối cùng, nhân viên bảo tàng sẽ giúp bạn đóng gói cẩn thận để bạn có thể mang về nhà, nấu chín và thưởng thức.
 
Tự tay trang trí cốc mỳ.
 
Dịch vụ thứ hai là “Làm mỳ gói bằng tay”, dành cho những ai muốn thử trải nghiệm cảm giác tự tay mình tạo ra những vắt mỳ. Khách tham quan sẽ được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cũng như sự hướng dẫn tận tình từ những thợ lành nghề.
 
Tự tay làm các vắt mỳ.
 
Và chọn nguyên liệu yêu thích.
 
Ngoài ra, trong bảo tàng Momofuku Ando còn có khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kỳ một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mỳ cho khách. Ngoài những loại mỳ thông thường, khách còn có thể mua các loại mỳ đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là loại cũ được sản xuất trước đây và loại đang thử nghiệm.
 
Khu vực nhà hàng.
 
Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến… mỳ gói. Trong khu vực này, còn có cả mô hình một con phố Nhật Bản xưa với những hàng quán bán mỳ. 
 
 
Công viên trò chơi.
 
 
 
Ngôi nhà Nhật Bản xưa.
 
Phố mỳ.
 
Với đầy hàng quán kiểu xưa.
 
Ở đây bán nhiều loại mỳ khác nhau. 
 
Vào năm 2011, bảo tàng mỳ ăn liền thứ hai đã được khánh thành tại quận Minato Mirai, thành phố Yokohama – thủ phủ của tỉnh Kanagawa.
 
Hầu hết nội dung trong bảo tàng này đều khá giống với phiên bản đầu tiên. Ngoài khu trưng bày những sản phẩm mì ăn liền qua các thời kỳ và các tác phẩm nghệ thuật chủ đề mỳ ăn liền, bảo tàng cũng cung cấp hai loại dịch vụ Cốc mỳ của tôi và Làm mỳ bằng tay.
Song Phương chuyển

*******************
Trại Rắn Đồng tâm
Trần Công Nhung
Bảo tàng Rắn



Rắn Lục



Trứng cá sấu




Rắn Cạp Nong



Khỉ



Rượu rắn.
 
Rắn làng Lệ Mật(1) là để chế biến các món ăn đặc sản Rắn, Rượu Rắn rất được du khách hâm mộ. Theo dư luận món đặc sản này vừa bổ dưỡng tăng sinh lực vừa chữa trị các bệnh về nhức mỏi đau khớp v.v.. Tại tỉnh Tiền Giang cũng có trại rắn, Rắn Đồng Tâm, tuy nhiên hai nơi đều khác nhau về mục đích cũng như cách “nuôi trồng.” Gần hai mươi năm trước nghe đồn Mỹ Tho có trại nuôi rắn độc, tôi đã ghé qua trên đường về Châu Đốc, nay trở lại một lần nữa.

Trại rắn Đồng Tâm cách thành phố Mỹ Tho chừng 9km, đường tốt dễ đi. Trại rắn thành lập sau 75, thời ấy còn sơ sài và được gọi là xí nghiệp 408, (2) năm 1988 đổi tên Trại Rắn Đồng Tâm. Tôi chưa có dịp tìm hiểu rõ nguồn tên trại rắn này, nhưng điều quan trọng là muốn xem các loại rắn và cách nuôi dưỡng thế nào so với lối nuôi rắn làng Lệ Mật.

Khi vào cổng tôi có cảm tưởng như vào một khu hành chính nhà nước, một doanh trại quân đội, mọi thứ chung quanh, từ trạm gác, phòng bán vé, các khu nhà làm việc cho đến đường đi lối lại nó nghiêm ngặt khô khan. Tôi không thấy một nhóm khách nào, cảnh chẳng có vẻ gì là một nơi du lịch, không thấy một bảng hướng dẫn nào cắm dọc lối đi. Tôi hỏi chị bán vé nơi nuôi rắn để chụp hình, chị lại giục tôi: “Chú nhanh lên vừa có người theo đoàn thuyết minh, lát ra nhà kia rồi chụp.” Tôi chạy vội đến một đám người lố nhố đàng xa. Một đám khách Tây, có một thông dịch, một nhân viên trại khoác áo blouse trắng đang thuyết minh. Khách được hướng dẫn qua từng khu chuồng nuôi rắn, ba ba, kỳ đà, gấu... Mỗi chuồng có treo tấm bảng lớn nói về con vật trong chuồng:

Rắn Hổ Chúa (Hổ mây). Tên khoa học: Ophiophagus Hannah.
Họ rắn Hổ: Elapidae
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Đông Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Nam Hải, Malaysia...
Nơi sống...
Thức ăn....
Sinh sản...
Tuổi thọ....

So với lần đầu (1992) tôi đến thì nay trại Đồng Tâm hoàn toàn thay đổi, nhiều kiến trúc xây dựng mới, tổ chức qui mô hơn nhưng lại không tạo cho du khách không khí thân mật gần gũi, không tạo được sự thoải mái cho khách xem. Đây là một bộ phận của cơ quan nghiên cứu y dược. Ngay những lời giải thích của nhân viên cũng mang tính trường lớp khô khan. Tôi cố theo dõi ghi nhạn đôi điều đặc biệt, nhưng những điều thuyết minh chỉ là mở rộng những gì ghi trên bảng nơi cửa chuồng nuôi. “Con Ba Ba nặng 30kg đã mấy mươi tuổi, con rắn hổ mười mấy kí, đã nuôi bao nhiêu năm...” mà cũng chẳng thấy rắn đâu.

Tôi hỏi xen một câu: “Sao không thấy rắn hả ông?”

“Trưa nó vào hang nghỉ.”

Khi rắn hết giờ nghỉ thì đến giờ nghỉ của người, không biết xem rắn vào lúc nào. Qua bao nhiêu chuồng nuôi Rắn Hổ, Rắn Ráo, Mai Gầm, Cạp Nong... chỉ thấy ụ đất đá làm hang trong chuồng lưới sắt mà thôi. Rốt cuộc trại rắn chỉ là sở thú thu gọn nuôi các loài Khỉ, Kỳ Đà, Cá Sấu, Cáo, Gấu, Rái Cá... Cuối cùng qua hồ nuôi Rắn Nước (để làm mồi cho các rắn khác), rắn Lục Đuôi Đỏ, nhân viên trại mới dùng cây móc khều rắn cho khách xem. Đến đây tôi tách đoàn để đi nhanh đến một vài chỗ: Nhà Bảo Tàng, các quầy dịch vụ xem có gì lạ.

Nhà Bảo Tàng là một căn nhà không lớn, đơn giản trưng bày gần như đủ các giống rắn ngâm formone, các loại rắn độc mà du khách không được xem tại chuồng: Hổ Mây, Hổ Chúa, Cạp Nong, Cạp Nia, Hổ Hành, Hổ Ngựa, lại có cả trứng cá Sấu, trứng Đà Điểu...Trong gian nhà vắng lặng, một mình tôi xem và chụp ảnh, chủ đề “Trại rắn” kết thúc ở đây.

Trời tuy nắng gắt nhưng thả bộ trong khuôn viên nhiều cây cao, có bãi cỏ, qua những con đường sạch sẽ mát mẻ, du khách cũng được những phút thư giãn nhẹ nhàng. Theo các báo đưa tin thì mỗi năm có mấy mươi nghìn lượt khách đến thăm trại. Từ năm 2005 trại đã đầu tư trên chục tỉ đồng để cãi tiến các khu chăn nuôi, xây dựng cở sở hạ tầng và khu điều trị người bị rắn cắn. Có những trường hợp nạn nhân chỉ còn thoi thóp cũng đã được Trung Tâm cứu sống. Trung tâm đã kết hợp với các trạm y tế địa phương phổ biến kiến thức về cách phòng ngừa rắn độc, cách cấp cứu ban đầu trước khi đem nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Hàng năm Trung Tâm tiếp nhận hơn 500 trường hợp bị rắn độc cắn, và những năm gần đây không có trường hợp nào tử vong.

Tôi ghé vào khu bán đồ lưu niệm để hỏi thêm vài điều.

Cô gái bán hàng giới thiệu nhiều thứ thuốc biến chế từ nọc rắn, có cả VCD về trại Đồng Tâm. tôi mua một ống Cobra để bôi chỗ vai thường đau nhức,(3) một VCD, nhân thể hỏi về tin trại bị mất trộm Cọp. Chuyện khó tin (VN rất nhiều chuyện khó tin mà có thật), trại nghiêm ngặt như đồn binh mà lại có kẻ to gan vào trộm cọp, cứ như cọp là áo quần giày dép. Cô hàng xác nhận chuyện đúng như báo đưa tin. Cô đưa cho tôi trang báo Thanh Niên có bản tin về chuyện cọp bị trộm:

“Ngày 18 và 19 - 8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt năm thủ phạm liên quan trực tiếp đến vụ trộm cọp ở trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang.

Tất cả 5 người này đều ngụ ở Đồng Nai, gồm Nguyễn Văn Cung (sinh năm 1985, ngụ ấp Trường An); Phạm Phú Lợi (sinh năm 1985) và Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1984, cùng ngụ ấp Lợi Hà, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom); Nguyễn Văn Chất (sinh năm 1984) và Lưu Ngọc Tân (sinh năm 1983, cùng ngụ thị trấn Vĩnh An).

Tại cơ quan điều tra, các bị can khai nhận: trước khi thực hiện vụ bắt trộm cọp, Nguyễn Văn Cung đóng vai khách tham quan đến Trại rắn Đồng Tâm để thăm dò tình hình. Lúc đầu, họ chỉ có ý định.. .trộm rắn chứ không định trộm cọp. Nhưng khi phát hiện tại đây có nuôi cọp, Cung đã quay về Đồng Nai bàn phương án bắt trộm cọp với đồng bọn. Ngày 28/6, sau khi đã bàn bạc thống nhất, chuẩn bị sẵn chất độc và bao đựng cọp, cả bọn đi thẳng từ Đồng Nai đến Tiền Giang. Đến nơi, Tân vào một tiệm tạp hóa ở xã Bình Đức mua 3 bộ găng tay cùng xà beng, mỏ lết dùng để bẻ khóa cửa chuồng cọp. Chuẩn bị mọi thứ xong, cả bọn tấp vào một quán nước gần đó để đợi đến khoảng 23 giờ mới đột nhập vào trại rắn. Sau khi hạ được con cọp, họ chở thẳng về Đồng Nai ngay trong đêm bằng xe gắn máy. Tại Đồng Nai, Cung và Chất thuê xe ô tô để chở xác cọp đi bán. Nhưng bán cho ai, ở đâu thì họ khai là "không nhớ rõ,” chỉ nói bán được 180 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi người được chia từ 12-16 triệu đồng. Trước đây, rạng sáng 10/1/2006, tại tỉnh Bình Dương, cũng xảy ra một vụ mất trộm cọp tương tự ở trại của ông Huỳnh Phi Ngọc (ấp 1, xã Tân Định, huyện Bến Cát). Kẻ trộm đã cạy khóa cửa chuồng và bắt đi con cọp nặng khoảng 90kg. Sau khi xảy ra vụ mất cọp, cơ quan chức năng địa phương đã bắt giữ 7 người liên quan đến đường dây tiêu thụ, đồng thời cũng thu giữ một con cọp đông lạnh khoảng 100kg”.

Chuyện cọp beo rắn rít là chuyện dữ, nghe thôi cũng đã khiếp, thế nhưng ngày nay đời sống được “nâng cấp,” nhu cầu con người đòi hỏi nhiều thứ, muốn thỏa mãn phải có tiền. Tiền thì tùy theo, mỗi giới có cách làm khác nhau: Từ “vốn tự có,” vốn thừa kế, vốn do sức lao động, vốn do môi giới trung gian, vốn chuyên buôn chất độc (thực phẩm, đồ dùng hàng ngày) cho đến vốn bán chữ ký... Ai cũng cố “tranh thủ” cho mau có tiền để hưởng thụ... Ngộ độc, trúng độc, nhiễm độc... bệnh viện phải kêu than quá tải. Chuyện chết chóc, tai nạn, phạm pháp, như cơm bữa, nhưng dường như chẳng làm ai nghĩ ngợi. Không ai còn thì giờ để nói chuyện đạo đức phải trái, chuyện lương tâm chức nghiệp...Và từ đó nảy sinh bao nhiêu chuyện “khó tin mà có thật,” chuyện chỉ có ở Việt nam, nơi có 4000 nghìn năm văn hiến, nơi được mệnh danh là “Đỉnh cao của trí tuệ loài người,” là “Điểm đến của thiên niên kỷ”!

(1) Rắn làng Lệ Mật trang 55 QHQOK tập 10
(2) Đền Bà Chúa Xứ trang 45 QHQOK tập 1
(3) Sau một thời gian dùng, chẳng thấy có gì khả quan
Song Phương chuyển

*******************

Cân 4 cưỡi lợn đi chơi

Cách che mưa bá đạo, độc chiêu quay cóp bài, hay xu hướng mới là xách nồi cơm điện đi shopping...
8-2981-1413529966.jpg

Nhìn ảnh thôi đã thấy mỏi tay hộ rồi ý.

1-4019-1413529966.jpg

Áo giáp túi nilon cho mặt.

2-3718-1413529967.jpg

Cách che mưa bá đạo.

3-3635-1413529967.jpg

Xe đạp điện cũng bốc đầu như ai.

4-7084-1413529967.jpg

Gian manh quay bài.

6-6577-1413529967.jpg

Thế này mới trông được cả 3 xe.

7-8105-1413529967.jpg

Cô dâu, chú rể không lo đói rồi.

15_1413529943.jpg

Mốt khoe lưng.

9_1413529943.jpg

Xách nồi cơm điện đi shopping.

10_1413529943.jpg

Cân 4 cưỡi lợn đi chơi.

11_1413529943.jpg

Em đẹp, em có quyền.

12_1413529943.jpg

Tu thế này mới đã.

13_1413529943.jpg

Mỗi đứa một giỏ khỏi tranh nhau.

14_1413529943.jpg

Thế này mà vẫn ngủ được sao?

Ốc Sên



**********************

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông

Gần 30 tuổi, lại sắp lấy vợ, anh Thanh có nỗi ám ảnh "cái ấy" quá ngắn và rất mong muốn kéo dài nó ra phần vì đỡ thẹn với bà xã tương lai, phần vì sợ ảnh hưởng khả năng thụ thai.

"Súng ống tốt phải hoàn thành 3 chỉ tiêu"

Tại các phòng khám nam khoa, ngày càng nhiều các đấng mày râu đến xin tư vấn kéo dài “của quý” vì nỗi ám ảnh dài-ngắn. Gần 30 tuổi, anh Lê Đức Thanh (Thanh Hóa) cho biết mình sắp lấy vợ nhưng nỗi ám ảnh vì “cái ấy” quá ngắn khiến anh không tự tin. Anh Thanh có mong muốn được kéo dài “nó” ra phần vì đỡ thẹn với bà xã tương lai, phần vì sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Còn Ngô Huy Hoàng (Hải Phòng) dù không có bệnh tật gì nhưng vẫn băn khoăn vì không có bao cao su nào vừa, đeo số nhỏ vẫn bị lỏng và tuột ra. Anh lo lắng, liệu sau này lấy vợ, có thể “yêu” được không?

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông
Quá nhiều quý ông đang bị ám ảnh bởi kích cỡ "cậu bé" của mình.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS.TS Trần Thiết Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đã có rất nhiều người tìm đến ông để dốc bầu tâm sự. Tuy nhiên, PGS Trần Thiết Sơn cho biết, phần lớn họ chỉ băn khoăn chuyện nhỏ, ngắn mà không để ý rằng bình thường kích cỡ phải là bao nhiêu?

“Có người từng hỏi rằng cái chân người đàn ông dài bao nhiêu thì vừa? Cái chân dài chừng nào đủ nối cái thân với mặt đất thì vừa", bác sĩ Sơn ví von.nĐiều này theo ông có nghĩa là cái chân hay dương vật, cứ đảm bảo đủ các chức năng chính vốn dĩ của nó thì được coi là bình thường.

“Đối với dương vật, chức năng chính của nó là làm công việc tiết niệu, bài tiết nước tiểu từ bàng quang ra ngoài; thứ nữa là chức năng sinh sản khi nó dẫn tinh dịch vào được âm đạo là hoàn thành chức năng này; ngoài ra còn có chức năng sinh dục. Khi cơ quan sinh dục được kích thích, nó đảm bảo đạt tới khoảng tiếp giáp giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa của âm đạo thì được gọi là bình thường”, TS Trần Thiết Sơn lý giải.

Ông Sơn cho biết, rất nhiều người có nhu cầu kéo dài "cậu nhỏ" nhưng các bác sĩ chỉ chỉ định thực hiện khi nó cương lên không đạt được tới 7 cm.

Một nghiên cứu đánh giá kích thước “cậu nhỏ” trung bình ở đàn ông Việt Nam tiến hành ở Bệnh viện Bình Dân TP.HCM đã cho kết luận: chiều dài dương vật ở nam giới Việt Nam trưởng thành khi xìu là 6,6 cm và khi cương là 11,2 cm.

“Có những người, dương vật hoàn toàn bình thường nhưng luôn ám ảnh vì nó quá nhỏ bé. Chúng ta có thể dùng con số này để làm cơ sở đánh giá kích thước chuẩn của người Việt Nam. Tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi, quan trọng là “nó” có làm được việc không, có đáp ứng đủ 3 tiêu chí mà tôi đã nói không?  Sức mạnh của nó nằm ở phần chìm kia kìa”, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn chia sẻ.

Có thể “bồi” thêm 3cm cho “cậu bé”

Đáp ứng nhu cầu của các quý ông, các chuyên gia phẫu thuật tao hình cho biết, trong y học thế giới vẫn chưa ghi nhận có phương pháp nào có thể giúp “cậu bé” to lên ngoài phẫu thuật, nhưng ngay cả phương pháp này cũng không phải là tối ưu.

PGS. TS Trần Thiết Sơn cho rằng, việc làm tăng đường kính của dương vật không đơn giản. Thông thường, các bác sĩ hút mỡ từ nơi khác (có thể ở bụng) để bơm vào dưới da dương vật, hay lấy một mảnh mỡ ở bụng đem quấn quanh thân dương vật. Tuy nhiên, lâu dài mảnh mỡ này cũng dần teo đi và “nó” có thể lại trở về hình dáng ban đầu.

Còn đối với các quý ông muốn kéo dài "cậu bé" thì phẫu thuật cắt rời dây chằng treo dương vật vào xương mu đang là phương án duy nhất giúp thoạt nhìn có vẻ dài thêm 2-3cm.

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông
Nếu các chức năng hoạt động ổn định, các đấng máy râu không nên quá lo lắng về kích thước dài-ngắn.

Theo một khảo sát tại Anh năm 2006, có tới 46% nam giới được hỏi cho biết, họ không hài lòng về kích thước "súng ống" của mình, dù chỉ 13,2% trong số đó gặp khó khăn khi quan hệ tình dục liên quan đến vóc dáng của cậu nhỏ.

Năm 2010, một khảo sát tương tự được lặp lại, và kết quả cũng không khác là bao: 30% hoàn toàn hài lòng và không có ý định can thiệp gì, 44% nói tạm hài lòng nhưng vẫn muốn "to hơn nữa, dài hơn nữa" nếu có cơ hội. Số còn lại thì đang "mất ăn, mất ngủ" vì cho rằng "cậu nhỏ" của mình quá bé. Các nhà khoa học gọi đây là hội chứng ám ảnh vì kích thước dương vật. Ước tính, có tới 30% nam giới mắc phải hội chứng… này. Chỉ khoảng 1% trong số họ là thực sự có vấn đề về kích thước dương vật, do bẩm sinh hoặc khuyết tật. Phần lớn còn lại đều có khả năng "chinh chiến" hoàn toàn bình thường, thậm chí còn thuộc dạng sung mãn nữa là khác. Nhưng họ vấn kêu ca một cách tham lam rằng như thế vẫn là chưa đủ.

Chuyên gia Trần Thiết Sơn cho hay, sự tự tin của nam giới về khả năng tính dục cũng có thể bị ảnh hưởng do cảm nhận về kích thước dương vật như khảo sát trên. Một số người tin rằng kích thước dương vật có liên quan đến nam tính, đến tầm vóc cơ thể, đến khả năng sinh sản và cả sự hưởng thụ cảm xúc tình dục cho mình và cho bạn tình.

“Thật ra một dương vật có vẻ nhỏ khi chưa cương có thể có kích thước lớn khi đạt tới sự cương cứng, còn hơn là to sẵn”, PGS.TS Thiết Sơn nói.

Hơn nữa, ông Sơn cho biết, khả năng sinh sản cũng không phụ thuộc vào kích thước mà chỉ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tinh trùng. Hay một số người thì cho rằng, kích thước dương vật có vai trò quan trọng trong việc có đem lại khoái cảm cho bạn đời hay không. Tuy nhiên, một lần nữa bác sĩ Sơn khẳng định: khoái cảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà đặc biệt là sự hòa hợp giữa hai bên; phụ thuộc vào cách mà vợ chồng dành tình cảm cho nhau…

Do đó, các chuyên gia đều khuyên, nếu “cậu nhỏ” có khiêm tốn một chút nhưng các chức năng đều hoạt động tốt thì không nên phẫu thuật. Còn nếu quá ám ảnh về “nó” thì trước tiên hãy đến xin ý kiến các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân khiến “cậu nhỏ” quá nhỏ bé để tìm phương án tốt nhất và tuyệt đối không được thực hiện tiêm silicon hoặc tự ý dùng thuốc kích thích vì có thể gây ung thư và vô sinh.



*************************

Ảnh động: Những kiểu tập thể dục cười ra nước mắt

Lỗi tập thể dục ngớ ngẩn, hay thử sức tập kiểu mới khiến bạn phải cười ngoác miệng cho coi...
1-2200-1413254744.gif

Nghịch dại chưa?

2-4362-1413254744.gif

Bắt chước chống đẩy một tay.

3-5631-1413254744.gif

Lỗi kỹ thuật do không vặn chắc này.

4-9889-1413254744.gif

Thích thử sức kéo nè.

5-1685-1413254745.gif

Đừng nghĩ kéo mạnh là ngon nha.

6-4301-1413254745.gif

Hậu quả chạy ngược.

7-5275-1413254745.gif

Sáng tác tập với bóng nè.

8-5313-1413254745.gif

Muốn trổ tài mà cũng không xong.

9-5839-1413254745.gif

Ai bảo thả dây ra cơ.

10-5060-1413254746.gif

Đây là tập hay quằn quại vậy.

11-2041-1413254746.gif

Tập tử tế thì không muốn.


Ốc Sên



******************

Ảnh sex Anri Sugihara

Ảnh sex Anri Sugihara 1

Ảnh sex Anri Sugihara 2

Ảnh sex Anri Sugihara 3

Ảnh sex Anri Sugihara 4

Ảnh sex Anri Sugihara 5

Ảnh sex Anri Sugihara 6

Ảnh sex Anri Sugihara 7

Ảnh sex Anri Sugihara 8

Ảnh sex Anri Sugihara 9

Ảnh sex Anri Sugihara 10

Ảnh sex Anri Sugihara 11




********************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Thứ Ba Ngày 21- 10 -2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Sau đêm nhạc riêng tại phòng trà, vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò ca sĩ trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10.

**************************

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong

“Không tin nổi chú ơi. Trong chớp mắt, tôi mất đi đứa cháu gái vừa bồng trên tay. Hai mẹ con tôi thì thương tích đầy mình phải nằm viện thế này”, một nạn nhân bật khóc.

Sáng 21/10, tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, trú thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk), người điều khiển ôtô tông liên hoàn khiến 10 người thương vong tại khu vực chợ Ea Đrăng đã ra trình diện cơ quan chức năng. Nữ tài xế cùng nhóm người trên xe gây tai nạn có biểu hiện đã sử dụng rượu bia trước đó.

Phút kinh hoàng 

Liên quan đến vụ ô tô “điên” tông liên hoàn xảy ra tại khu vực chợ thị trấn Ea Đrăng (Ea H’leo) tối 20/10 khiến 10 người thương vong, đến nay có 4 nạn nhân nặng được chuyển lên viện tuyến trên. Trong đó có Vũ Thế Bách (26 tuổi, trú thị trấn Ea Đrăng) bị chấn thương sọ não.

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong
Nạn nhân Bách bị chấn thương sọ não đang trong tình trạng nguy kịch

Sáng 21/10, bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, cho biết, anh Bách đang rất nguy kịch, nguy cơ tử vong cao, bệnh viện đang nỗ lực cứu chữa cho nạn nhân này.

Riêng chị Quách Thị Mỹ Hạnh (28 tuổi, ngụ thị trấn Ea Đrăng) và con trai Trần Quách Đình Trí (3 tuổi) bị thương nặng đang được theo dõi, điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Tại bệnh viện, chị Hạnh vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Lúc đó, tôi đang bế cháu gái (con của anh trai) ngồi bán trái cây bên lề đường, đứa con trai 3 tuổi ngồi chơi cạnh các thùng hoa quả.

Tôi đang lúi húi sắp hàng hóa thì bất ngờ bị ôtô ở đâu ập tới tông thẳng vào lưng khiến tôi ngã sấp, cháu gái đang bế trên tay bị hất văng xuống đường, con trai tôi cũng bị tông. Tỉnh dậy, tôi thấy mình đã nằm trong bệnh viện”.

Sau cú tông, cháu gái chị Hạnh là Quách Thị Bảo Trân (3 tháng tuổi) tử vong tại chỗ, một nạn nhân khác là bà Phạm Thị Len (65 tuổi, quê ở Nam Định) cũng tử vong.

“Không tin nổi chú ơi. Trong chớp mắt, tôi mất đi đứa cháu gái vừa bồng trên tay. 2 mẹ con tôi thì thương tích đầy mình phải nằm viện thế này”, chị Hạnh bật khóc.

Phút kinh hoàng khi nữ tài xế tông 10 người thương vong
Mẹ con chị Hạnh bị thương nặng đang được câp cứu tại BVĐK Đắk Lắk.

Bác sĩ Đồng cho biết, chị Hạnh bị chấn thương ngực, đùi, gãy xương sườn số 8, chấn thương vùng hàm mặt… sức khỏe tạm thời ổn định và dự kiến sẽ được mổ nối lại xương đùi. Riêng cháu Trí, bị chấn thương vùng đầu mặt, bị thương ở bàn chân phải, tạm thời sức khỏe ổn định, đang được bệnh viện theo dõi về tình trạng chấn thương sọ não.

Ngoài 3 nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, một nạn nhân bị thương nặng khác đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. 4 nạn nhân bị thương nhẹ hơn vẫn đang tiếp tục được cấp cứu, theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’leo.

Nữ tài xế say xỉn?

Sáng 21/10, ông Nguyễn Xuân Hương, Phó ban An toàn giao thông huyện Ea H’leo cho biết, theo nguồn tin từ phía người dân, trước khi xảy ra tai nạn, Lưu Thị Thanh Tuyền và 3 người bạn đã nhậu tại một quán cách địa điểm tai nạn chừng 1 km, cuộc nhậu kéo dài suốt nhiều giờ.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Tuy nhiên, sau khi gây tai nạn, toàn bộ số người trên chiếc xe này đã rời khỏi hiện trường. Trước thông tin người dân cho rằng, chiếc xe gây tai nạn là của một trường dạy lái và người điều khiển xe đang tập lái, ông Hương cho rằng đây là thông tin không chính xác và khẳng định chiếc xe gây tai nạn là của một người ở địa phương khác cho Huyền mượn.

Trước đó, khoảng 16h20 phút, ngày 20/10 tại thị trấn Ea đrăng, huyện Ee H’Leo, tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền điều khiển ôtô BKS 47A 090.20 chạy từ quốc lộ 14 rẽ vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (khu vực chợ huyện) thì bất ngờ đâm liên hoàn vào các hàng trái cây rồi đâm liên tiếp 4 xe máy khiến 2 người tử vong tại chỗ, 8 người khác bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu.



*******************

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Thức ăn chủ yếu của người dân sống ở Greenland là thịt. Họ ăn cả hải cẩu, gấu Bắc Cực hay thậm chí cá voi sát thủ nếu có thể bắt chúng.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Nhiếp ảnh gia Matthieu Paley khám phá vùng đất Isortoq của Greenland, một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch, trong tháng 12/2013. Khu vực quanh năm phủ tuyết này là nơi sống của 64 người, bao gồm cả trẻ em. Cuộc sống gần như bị cô lập khiến các hộ gia đình phải tự săn bắn để đảm bảo cuộc sống.


Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Do nằm sát Bắc Cực nên Greenland nói chung và khu vực Isortoq nói riêng, quanh năm bị tuyết bao phủ. Thực vật ở đây chỉ có cơ hội phát triển trong những tháng mùa hè ngắn ngủi. Chính vì thế, nguồn thức ăn chủ yếu là thịt. Họ là những người ăn thịt giỏi nhất thế giới.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Nhiếp ảnh gia Paley cho biết: “Isortoq là ngôi làng nhỏ, với dân số 64 người. Ngôi nhà gỗ của họ giống như những con xúc xắc khổng lồ nằm bên cạnh các chỏm băng. Tôi tới nơi ngôi làng sau bốn chuyến bay khác nhau và hai hành trình di chuyển bằng trực thăng. Tôi xin ở cùng một hộ gia đình để tận thấy cuộc sống thường ngày của họ”.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Ở Isortoq, người ta cất thức ăn bên dưới tầng hầm những ngôi nhà. Thời tiết lạnh giá khiến chúng đông cứng lại như trong tủ trữ đông. Họ cất những loài vật săn được trong hầm để sử dụng dần trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, khiến họ không thể đi săn.


Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Người dân ở Isortoq ăn thịt mọi loài động vật họ có thể săn bắn. Thức ăn của họ thường là cá, chim, vịt trời, hải cẩu hay thậm chí là gấu bắc cực. Phần đầu đông lạnh của một con gấu trắng nằm trên bàn ăn của gia đình khi họ chuẩn bị lấy thịt từ nó để nấu đồ ăn.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Một cô bé bắt được con cá lớn sau khi đục lỗ trên băng để bắt cá trong thời tiết lạnh giá.

Cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá giáp Bắc Cực

Thậm chí, những con cá voi sát thủ cỡ lớn cũng có thể trở thành thức ăn nếu chúng bị bắt. Tuy nhiên, người ta không thể dùng dao để lọc thịt của chúng. Ông chủ nhà, nơi nhiếp ảnh gia Paley ở nhờ, dùng rìu và xà beng để tách một dải xương sườn của con cá voi sát thủ. Họ bắt nó vào cuối tháng bảy, khi loài sinh vật này vào mùa di cư.

Ảnh: National Geographic



*******************

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dù nổi tiếng hung dữ nhưng thổ dân các bộ lạc ở New Guinea, Indonesia tỏ ra khá hiền lành khi được chụp ảnh.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dani và Asmat là hai bộ lạc bí hiểm sống trên đảo New Guinea, Indonesia. Họ nổi tiếng vì chính sự bí hiểm của mình. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Nga Andrey Gudkov là một trong số ít người có cơ hội sống cùng và ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt của họ.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Dù nổi tiếng hung dữ nhưng các thổ dân bộ lạc Dani và Asmat tỏ ra khá vui vẻ khi được Gudkov chụp ảnh. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia 42 tuổi giúp lột tả chân dung những con người bí ẩn nhất hành tinh trên hòn đảo lớn thứ hai thế giới.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Mỗi thổ dân ở New Guinea chọn cho mình một cách riêng biệt để tô điểm gương mặt. Đồ trang điểm sặc sỡ từ lông thú và các chất liệu tự nhiên giúp khẳng định vị thế của người mang chúng trong cộng đồng.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Các bộ lạc sống ở những khu vực vùng sâu, xùng xa của đảo New Guinea. Cuộc sống của họ dường như không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài. Họ là những bộ tộc bí hiểm nhất hành tinh.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Trong nghi lễ truyền thống, các thổ dân vẽ lên mặt những hình thù kỳ lạ. Họ sử dụng lá cây, lông chim và răng nanh động bật để tô điểm khuôn mặt.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Cuộc sống biệt lập khiến họ phải tự làm mọi thứ để đảm bảo cuộc sống.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Chiến binh của các bộ lạc Dani. Họ là những người rất hung hãn vì cuộc sống sinh tồn. Những người Dani thường xuyên một khúc xương qua

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Chiến binh của bộ lạc Asmat.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh

Thủ lĩnh bộ lạc Dani dùng màu đen để bôi lên mặt và cơ thể. Người ta có thể phân biệt cấp bậc trong bộ lạc dựa cào cách hóa trang.

Chân dung những thổ dân hiếm gặp nhất hành tinh
Dù nổi dang đáng sợ nhưng cả hai bộ lạc đều vui vẻ trước sự hiện diện của nhiếp ảnh gia Gudkov.


******************

Vợ chồng Chánh Tín lần đầu đi hát trên sóng truyền hình

Vợ chồng Chánh Tín lần đầu đi hát trên sóng truyền hình

Sau đêm nhạc riêng tại phòng trà, vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò ca sĩ trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10. 
Nhắc đến cặp vợ chồng Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm, ai cũng sẽ nghĩ đến một quãng đời thăng trầm đầy sóng gió. Một thời, Nguyễn Chánh Tín đã làm biết bao con tim say đắm bởi giọng hát truyền cảm và vẻ ngoài điển trai. Tình yêu của Chánh Tín và Bích Trâm đã đi qua biết bao ngọt ngào lẫn gian khổ nhưng vẫn luôn bên nhau. 
Sau hàng loạt những biến cố "chìm nổi mấy bận", NSƯT Nguyễn Chánh Tín và vợ ca sĩ Bích Trâm giờ đây bắt đầu đi hát trở lại, trở về với chính cái nghề giúp ông đến với khán giả trước khi là Thiếu tá Nguyễn Thành Luân của Ván bài lật ngửa
Để kiếm tiền và cũng là để chi trả cho cuộc sống sau khi rời khỏi ngôi nhà lớn tại Quận 3, TP.HCM, cả hai vợ chồng NSƯT Chánh Tín mở đầu con đường ca hát trở lại của mình bằng đêm nhạc riêng tại phòng trà Tiếng Xưa. Tới đây, vào ngày 25.10, cả hai sẽ tiếp tục góp mặt lần đầu tiên trên sân khấu ca nhạc được truyền hình trực tiếp Tình khúc vượt thời gian. 
Bằng tiếng hát của mình, cả Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm sẽ cùng nhau kể lại những câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn, bằng tiếng hát với xúc cảm của nhớ thương qua các nhạc phẩm do chính Nguyễn Chánh Tín viết lời việt mang tên Em không nên ghen. Bích Trâm sẽ còn tự thể hiện 2 tình khúc đã ghi dấu ấn nữ ca sĩ trong lòng khán giả ngày ấy: Búp bê không tình yêu  Dòng sông tuổi nhỏ.
Nguyen chanh tin lan dau di hat tren song truyen hinh hinh anh
 Nguyễn Chánh Tín và vợ Bích Trâm lần đầu xuất hiện trên sân khấu ca nhạc được truyền hình trực tiếp với hình ảnh ca sĩ. 
Tình khúc vượt thời gian tháng 10 với chủ đề Những câu chuyện tình sẽ gửi tới khán giả những câu chuyện tình yêu lãng mạn thông qua những giai điệu tuyệt vời được viết bởi những nhạc sĩ nổi tiếng như: Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lam Phương... 
Bởi tình yêu luôn tồn tại bởi những điều giản dị như thế, và dù có hạnh phúc hay khổ đau thì nhân loại vẫn đã, đang và sẽ yêu mãi. Có những cuộc tình cho ta hạnh phúc viên mãn đến cuối đời, nhưng cũng có những mối tình cho tim ta những vết sẹo không bao giờ lành, để rồi có một khoảnh khắc nào đó nhớ lại khiến trái tim ta thổn thức khôn nguôi. Với vô vàn những cảm xúc thăng hoa mà tình yêu mang lại đã tạo cảm hứng cho những người nhạc sĩ viết lên những bản tình ca tuyệt vời sống mãi với thời gian.
Nguyen chanh tin lan dau di hat tren song truyen hinh hinh anh
 
Đêm nhạc còn có sự tham gia của danh ca Elvis Phương, NSND Trần Hiếu, Đông Đào, Thuỳ Dương... tất cả sẽ bằng tiếng hát mượt mà, tình tứ để cùng nhau chuyên chở những giai thoại về các bóng hồng phía sau tác phẩm nổi tiếng như: Anh vẫn biết, Đừng trách gì nhauChuyện tình buồn, Riêng một góc trời, Gửi người em gái,.. 
Đặc biệt trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 10 - Những câu chuyện tình còn có vở nhạc kịch mang tên Bóng ma nhà hát với sự tham gia của các ca sĩ Nam Khánh, Quốc Thiên và Văn Mai Hương. Đây là vở nhạc kịch kể về một câu chuyện tình lãng mạn tại nhà hát bằng 3 nhạc phẩm nổi tiếng Chuyện tình, A time for us và Bóng ma nhà hát (The phantom of the opera). Vở nhạc kịch sẽ được nhạc sĩ Nguyễn Quang viết lại lời dựa trên các tác phẩm kinh điển nổi tiếng, sẽ mang đến nhiều cảm xúc đến với khán giả.
Những câu chuyện tình sẽ diễn ra vào lúc 20g ngày 25.10.2014 tại nhà hát Hoà Bình và được truyền hình trực tiếp trên VTV9. 
Diệu Linh - Ảnh: BTC

********************

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội

Giữa lòng thủ đô Hà Nội, một không gian cổ kính được giới mê đồ cổ nhóm họp vào ngày cuối tuần và mở một phiên chợ đồ xưa độc đáo.

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Nằm lọt thỏm trong một khoảng sân rộng trên đường Hoàng Hoa Thám (Tây Hồ, Hà Nội) phiên chợ đồ cổ xưa Lư Trà Quán luôn là một nơi tụ họp tấp nập vào ngày cuối tuần của giới chơi đồ cổ, đồ độc

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Từ khoảng 8h sáng là chợ đã tấp nập khách vào ra, mấy chục gian hàng được bày biện nhộn nhịp. Mỗi đồ vật được trưng này giống như một mảnh ghép ký ức về một thời đã qua

Kỳ lạ phiên chợ đồ cổ giữa trung tâm Hà Nội
Khách đến chợ phiên đồ xưa cũng đủ lứa tuổi. Người trung niên thì bồi hồi tìm mua những món đồ mà tuổi thơ từng gắn bó, lớp thanh niên lại tò mò đến để xem những thứ mà cha ông họ đã từng sử dụng trong quá khứ.

Tong chợ có cả những “thợ” đồ cổ, đồ xưa đến để trao qua đổi lại, giao dịch hàng hóa.
Tong chợ có cả những “thợ” đồ cổ, đồ xưa đến để trao qua đổi lại, giao dịch hàng hóa.

Những đồ vật cũ kỹ, cổ xưa được đem ra bày bán
Những đồ vật cũ kỹ, cổ xưa được đem ra bày bán

Vật phẩm từ thời chiến
Vật phẩm từ thời chiến

Những chiếc vỏ đạn súng trường
Những chiếc vỏ đạn súng trường

Đồ dùng từ thời bao cấp
Đồ dùng từ thời bao cấp

Tiền xu cổ
Tiền xu cổ

Các cuốn sách được in ấn từ lâu đời cũng được đem ra bày bán
Các cuốn sách được in ấn từ lâu đời cũng được đem ra bày bán

Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng
Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng

Một chiếc bảo kiếm phong thủy có giá hàng triệu đồng
Trong cả buổi sáng, cho dù không “đắt như tôm tươi” song chợ phiên đồ xưa cũng tấp nập khách hỏi mua, thậm chí có cả việc mặc cả nhưng tuyệt nhiên không có sự to tiếng, cãi vã

Những chiếc máy ảnh từ thời cổ
Những chiếc máy ảnh từ thời cổ

Những chiếc máy ảnh từ thời cổ
Ở đây, người ta có thể tìm thấy vô khối thứ từ đồ cổ đến đồ cũ, từ những món đồ từng xuất xứ ở những thời điểm lịch sử khác nhau, từ những món được giới thiệu có thời gian trên trăm năm đến những đồ dùng còn sót lại từ thời bao cấp như bát sành, bát sứ, lọ hoa, đèn dầu, đồng hồ đeo tay, điện thoại để bàn, bàn là...

Các loại bát sành, sứ có niên đại lâu đời
Các loại bát sành, sứ có niên đại lâu đời

Đồng hồ từ thời bao cấp trong các gia đình ở Hà Nội
Đồng hồ từ thời bao cấp trong các gia đình ở Hà Nội

Máy đánh chữ thời cũ
Máy đánh chữ thời cũ

 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ
 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ

 Bộ lư đồng có khắc họa tiết giống trống đồng của người Việt cổ
Chợ phiên đồ “xưa” ngày càng được nhiều người biết đến, đây đã trở thành địa điểm để những người yêu thích đồ cổ đến giao lưu, mua bán, chia sẻ kinh nghiệm

Một vị khách phấn khởi khi tìm được chiếc đài cát-sét lâu đời nhưng vẫn hoạt động tốt
Một vị khách phấn khởi khi tìm được chiếc đài cát-sét lâu đời nhưng vẫn hoạt động tốt

Lê Tú

**********************

Kinh hoàng "công nghệ" chế biến sả bằm


Cây, lá sả già, héo úa, thâm sì, bẩn và siêu bẩn, chỉ cần một muỗng hóa chất không rõ nguồn gốc là trở nên trắng sạch bắt mắt. Thương lái ở TP.HCM kiếm lời nhanh chóng.

"Sạch" trong thoáng chốc
Sau nhiều ngày trong vai người học việc, chúng tôi xin vào làm công nhân tại vựa chế biến sả của bà P. ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP.HCM. Vựa nằm ở mép chợ, có hàng chục công nhân làm việc suốt ngày đêm, xung quanh lúc nào cũng có những đống sả to tướng.
Khu vực chế biến sả.

Khu vực chế biến sả.
Mặt sàn khu vực chế biến đầy rác, vỏ cây, đồ dùng cá nhân lẫn lộn, bao bọc xung quanh là bốn bức tường thép đầy mạng nhện, bồ hóng, mỗi khi đụng vào bụi rơi xuống khắp mặt sàn nơi chứa sả. Đặc biệt, nơi này chỉ cách nhà vệ sinh công cộng của chợ khoảng 100 mét, mỗi khi công nhân từ đó ra, bước vào làm sả chẳng ai bỏ dép mà giẫm luôn lên mặt sàn chứa sả.
Sả bằm được chế biến như thế nào?

Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.

Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.
Trong thời gian học việc, chúng tôi nổi da gà trước quy trình chế biến sả theo cách chẳng ai ngờ tới: sả cây được nhập từ miền Tây, sau đó chuyển vào vựa. Công đoạn đầu tiên là dùng dao chặt bớt phần lá dài khoảng 2cm trên đầu mỗi cây sả và ở gốc, trong lúc làm, công nhân sẽ chủ động lọc thân và phần lá già bỏ riêng. Sả được đưa vào bịch 10 ký chuyển về các chợ trong thành phố; ai mua lẻ, họ sẽ bán theo ký.
Sả bằm được chế biến như thế nào?

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm

Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm "chất lạ" vào.
Còn lá sả già sau đó được đưa vào chế biến, trở thành sả bào, sả xay. Tại khu vực này, sả phế phẩm như: lá già, úa, sả ke (loại cây nhỏ bỏ đi) sẽ được gom lại thành đống dưới mặt sàn đầy bụi, ở hai đầu có máy bào, sau đó công nhân "phù phép" biến thành sả sạch.
Trong lúc cơ quan chức năng đang làm việc phía trước, chủ lò âm thầm tuồn chà bông bẩn đã chế biến giấu ở lùm cây bên hông nhà.
Thấy sả phế phẩm dính đầy đất, bụi bẩn vẫn được mang vào xay, chúng tôi hỏi thì công nhân tên K. trả lời: "Ở đây có khi nào mang sả đi rửa đâu, họ thu hoạch xong bán lại cho vựa bao nhiêu thì mang vào lọc ra đem xay thôi. Mỗi ngày xay cả tấn rửa sao xiết, dùng thuốc tẩy thì dù bẩn đến đâu cũng trắng trở lại như lúc đầu".
Sau đó, anh này chỉ tôi vào kho chứa đồ lấy ra một thùng bột màu trắng có mùi hắc rất khó chịu và bảo: "Thuốc giúp cho việc tẩy trắng đấy! Sả bào, xay dù thâm sì thế nào chỉ cần một muỗng cho vào trộn đều, vài phút sau cả đống sẽ chuyển sang màu trắng bắt mắt".
Để thị phạm, K. múc một muỗng hóa chất trong thùng ra vãi đều lên đống sả đã xay để trên mặt đất, sau đó dùng gàu hốt rác dạng hai chân đang còn dép đứng giữa đống sả trộn đều để thuốc ngấm vào. Vừa làm K. vừa hút thuốc khiến tàn rơi đầy vào đám sả đang trộn.
Thành phẩm về đâu?
Trộn xong thuốc, K. chỉ tay vào đám sả trên sàn quả quyết: "Khoảng hai phút sau toàn bộ mớ sả này sẽ trắng như mới. Trong các công đoạn thì việc cho sả ngậm thuốc là quan trọng nhất, đòi hỏi phải cẩn thận vì nó ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất, lợi nhuận của cả quá trình".
Quả đúng như lời K. tuyên bố, đám sả sau khi "ngậm" hóa chất chỉ trong ít phút từ màu xám đã chuyển sang trắng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại hóa chất mà vựa bà P. dùng để "phù phép" biến sả bẩn thành "sạch" được mua từ một đầu nậu ở chợ Kim Biên, quận 5. Khi chúng tôi đề cập đến sự độc hại của hóa chất trên, K. nhấm nhẳng: "Hóa chất nào chả độc hại. Đã làm ở đây thì không ai dám ăn sả bào, xay hết. Nếu thích thì dùng sả nguyên cây rồi tự chế biến thôi".
Ở vựa bà P. từ 4 giờ chiều mọi hoạt động chế biến sả diễn ra sôi động. Đến khoảng 8 giờ tối, các loại sả cây, bào, xay được đưa đi phân phối đến các sạp lẻ trong chợ đầu mối bằng xe máy. Mỗi ký sả bào, xay dao động từ 6.000 - 8.000 đồng tùy thời điểm.
Ngoài ra, cánh tài xế chuyên mua nông sản đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh cũng là đầu mối quen thuộc với vựa này. Trường hợp sả xay không bán hết, bạn hàng trả lại thường đã ngả màu, bốc mùi, công nhân tại đây tiếp tục độn với sả mới để giao lại cho đầu mối khác. Vựa bà P. còn dùng xe tải mang đi tiêu thụ tại nhiều chợ TP.HCM mỗi tối hàng tấn sả bào, xay...
Chúng tôi tiếp tục tìm đến vựa của ông T. ở chân cầu vượt Gò Dưa, cơ sở này được làm từ những miếng ván ép tuềnh toàng, ở khu chứa sả mặt sàn luôn ẩm ướt, chỉ cách nhà vệ sinh khoảng 5 mét. Lúc chúng tôi đến, vựa ông T. có 5 công nhân nam đang cởi trần, một người đứng máy bào lá sả, những người khác trộn thuốc, đóng gói, vận chuyển, vô tư mang dép giẫm lên đống sả xay đang chờ đóng gói. Họ hút thuốc vô tội vạ khiến tàn và đầu lọc văng khắp nơi, lẫn cả vào sả xay.
Những bao

Những bao "chất lạ" tại cơ sở chế biến sả bằm.
Khi chúng tôi nói cần lấy sả xay về làm sa tế, T. cho biết: "Ở đây có hai loại: một có dùng thuốc tẩy, loại không". Chúng tôi hỏi: "Có loại nào vừa rẻ vừa trắng không?". "Đấy là có thuốc tẩy, loại này trên thị trường đều có hết. Ở đây còn có loại trắng mà không dùng thuốc, hàng này độc quyền. Muốn mua loại nào tôi cũng lo được giấy kiểm định, cứ yên tâm". Theo đó, cơ sở ông T. bán giá chợ từ 6.000 - 7.000 đồng/ký sả xay. Cũng theo lời chủ vựa này, tại đây ngoài sả tươi, khô, còn có khổ qua sấy, hành, tỏi...
Hoạt động chế biến, thâu gom sả độc hại diễn ra công khai, sôi nổi suốt thời gian dài nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng không xử lý triệt để?
Song Phương chuyển

*******************

Những lâu đài nguy nga, phủ vàng của đại gia Hà Nội

(Dân trí) - Tại Hà Nội đang xuất hiện xu hướng xây dựng công trình lâu đài, biệt thự mạ vàng với nội thất xa hoa của các đại gia lắm tiền, nhiều của.

Lâu đài gà vàng tai tiếng

Ầm ĩ nhất trong thời gian gần đây là công trình lâu đài gà vàng nằm tại ngõ nhỏ phố Hoàng Quốc Việt (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Điều đặc biệt của “tòa lâu đài” đó là chủ nhân của nó đã “chịu chơi” đến mức đúc tới 6 con gà vàng cỡ lớn đặt lên trên nóc. Một con gà trống vàng to nhất được đặt ở chính giữa đang trong tư thế cất tiếng gáy, 5 con gà vàng cỡ bé hơn được đặt vòng quanh.
 

Theo những công nhân làm việc tại chính tòa nhà này, 6 con gà vàng trên được đúc đồng đặc nguyên khối, sau đó dát một lớp dày bằng vàng đạt chuẩn chất lượng phía bên ngoài để không sợ bị thời tiết bào mòn, tàn phá.

 
Gà vàng đặt trên tòa lâu đài
Gà vàng đặt trên tòa lâu đài

Tòa lâu đài nổi bật từ xa
Tòa lâu đài nổi bật từ xa

Một số người dân may mắn được vào bên trong tòa nhà cho hay, ngoài việc tiêu tốn tiền tỉ vào 6 con gà vàng, “tòa lâu đài” của Đại gia còn dát vàng ở gian phòng được xây để thờ cúng. Phía bên trong nhà các phòng được thiết kế hết sức tinh vi khiến người mới đi vào có cảm giác bị “lạc” vì không thể nhớ được hết. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của những người dân sinh sống xung quanh ngôi biệt thự đang hoàn tất xây dựng này, công trình không được chủ đầu tư rào chắn, bao lưới xung quanh gây bụi bặm, ảnh hưởng tới các hộ liền kề, vật liệu xây dựng đổ ngổn ngang lấn chiếm vỉa hè và lối đi chung. Tình trạng này đã kéo dài vì công trình này đã thi công nhiều năm nhưng chưa xong. Ngoài ra. lâu đài gà vàng này đang vi phạm trật tự xây dựng về chiều cao và đã bị cơ quan chức năng ra biên bản đình chỉ thi công từ lâu.

Biệt thự trăm tỉ, nội thất phủ vàng

Ngôi biệt thự hoành tráng nằm trên đường Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Thị Định biệt thự nổi lên như một ngôi sao trong muôn vàn căn biệt thự của các đại gia trên khu đất này.Toàn bộ nội thất của biệt thự B5 được chủ nhân thuê một đơn vị "độc quyền" chuyên thiết kế các công trình "khủng" cho các đại giaở Việt Nam.

Ngôi biệt thự khủng của đại gia trên đường Nguyễn Thị Thập
Ngôi biệt thự "khủng" của đại gia trên đường Nguyễn Thị Thập

Nộit thất bên trong ngôi nhà đều phủ vàng
Nộit thất bên trong ngôi nhà đều phủ vàng

Theo bật mí của những người thợ làm việc tại đây, chủ nhân của tòa nhà rất cầu kỳ và khó tính nhưng cũng hài lòng với cách bài trí và thiết kế nội thất của căn biệt thự. Bước vào các gian phòng trong căn biệt thự đều khiến người khác ngỡ ngàng vì các đồ nội thất đều được mạ vàng sáng lòa. Giá trị của ngôi biệt thự lên tới hàng trăm tỉ.

Biệt thự có phòng khách đắt nhất Việt Nam

Ngôi biệt thự gồm 3 tầng tọa lạc trên một con phố nhỏ thuộc Quận Tây Hồ – Tp Hà Nội. Căn biệt thự được mạ vàng hầu hết phía nội thất bên trong và được trang trí bởi các "linh thú" hợp phong thủy. Riêng chi phí để độ vàng cho riêng phòng khách không hề nhỏ, và đây có thể là phòng khách đắt tiền nhất Việt Nam.

Căn phòng khách được mạ vàng khắp trần nhà và các vật dụng được phủ vàng
Căn phòng khách được mạ vàng khắp trần nhà và các vật dụng được phủ vàng

Do chủ nhân của căn biệt thự tuổi ngựa nên trong phòng khách còn đặt bộ bát mã được mạ vàng cẩn thận. Bên cạnh đó trần nhà và các họa tiết trong ngôi biệt thự cũng đều được mạ vàng.

Lâu đài “khủng” phong cách Châu Âu

Được hoàn thành vào năm 2008 tại khu Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội), tòa lâu đài của một đại gia được xem như biệt thự kiểu lâu đài đầu tiên ở Hà Nội có phong cách châu Âu cổ điển đặc trưng, với những mái vòm tròn và cột đá. Những chiếc cột đá cao mang phong cách cổ điển Châu Âu được thiết kế nằm phía ngoài tạo cảm giác vững chắc cho công trình.

Biệt thự phong cách Châu Âu của đại gia ở Hà Nội
Biệt thự phong cách Châu Âu của đại gia ở Hà Nội

Giống như những tòa lâu đài châu Âu, yêu cầu với nội thất của trường phái này là thiết kế không gian phòng cao, thoáng. Thiết kế tường dày, cửa kính cũng giúp tòa nhà thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
 

Lê Tú



******************

Bảo tàng mỳ ăn liền có một không hai tại Nhật.


Khách đến tham quan bảo tàng không chỉ được nếm nhiều loại mỳ mà còn được tự tay chế biến mỳ.

Bảo tàng lịch sử, bảo tàng mỹ thuật, bảo tàng âm nhạc… hẳn đã không còn quá xa lạ với mỗi người trong chúng ta. Thế nhưng, có ai từng nghe qua bảo tàng mỳ ăn liền? Hiện nay trên thế giới, chỉ có duy nhất hai bảo tàng mang chủ đề này và cả hai đều ở Nhật Bản.
 
vien bao tang
Bảo tàng độc đáo chỉ có ở Nhật Bản.
 
Có thể nói, Ikeda, Osaka chính là nơi khai ra sinh ra mỳ ăn liền. Vào năm 1958, sản phẩm đầu tiên: mỳ gà đã được ông Momofuku Ando, đồng thời cũng là người sáng lập công ty thực phẩm Nissin, nghiên cứu thành công.
 
vien bao tang my
Bức tượng ông Momofuku Ando được dựng tại bảo tàng.
 
Sau khi xuất hiện trên truyền hình thông qua một mẩu quảng cáo, nó lập tức thu hút sự chú ý của đại bộ phận người dân và tạo được tiếng vang.
 
Nhằm tôn vinh thành tựu to lớn này, bảo tàng mỳ ăn liền Momofuku Ando đã chính thức ra đời. Đây là nơi mà lịch sử hình thành cũng như phát triển của mỳ ăn liền qua các thời kỳ được giới thiệu một cách rõ ràng nhất.
 
am thuc nhat ban
Bảo tàng dành khu vực lớn để trưng bày tất cả nhãn hiệu cũng như các loại mỳ ăn liền từng có ở Nhật Bản.
 
my nhat ban
 
 
Bên cạnh việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về loại thực phẩm này, đến với bảo tàng, khách tham quan cũng có cơ hội khám phá cách làm mỳ ăn liền, từ công đoạn đầu tiên là nhào bột cho đến cán bột rồi cắt bột ra từng sợi và cuối cùng là chiên chúng lên để tạo thành những sợi mỳ hoàn chỉnh.
 
Dây chuyền làm mỳ ăn liền để khách tự tay trải nghiệm.
 
Đối với dịch vụ mang tên “Cốc mỳ của tôi”, đầu tiên, bạn sẽ được cung cấp một cái cốc rỗng. Sau khi đã tự tay trang trí cốc của mình (bảo tàng có sẵn bút màu), bạn sang khu vực tiếp theo và sẽ được cung cấp mỳ khô. Kế đến, bạn sẽ chọn hương vị của nước dùng và bốn loại phụ liệu theo ý muốn. Cuối cùng, nhân viên bảo tàng sẽ giúp bạn đóng gói cẩn thận để bạn có thể mang về nhà, nấu chín và thưởng thức.
 
Tự tay trang trí cốc mỳ.
 
Dịch vụ thứ hai là “Làm mỳ gói bằng tay”, dành cho những ai muốn thử trải nghiệm cảm giác tự tay mình tạo ra những vắt mỳ. Khách tham quan sẽ được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cũng như sự hướng dẫn tận tình từ những thợ lành nghề.
 
Tự tay làm các vắt mỳ.
 
Và chọn nguyên liệu yêu thích.
 
Ngoài ra, trong bảo tàng Momofuku Ando còn có khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kỳ một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mỳ cho khách. Ngoài những loại mỳ thông thường, khách còn có thể mua các loại mỳ đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là loại cũ được sản xuất trước đây và loại đang thử nghiệm.
 
Khu vực nhà hàng.
 
Độc đáo nhất ở khu bảo tàng là công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến… mỳ gói. Trong khu vực này, còn có cả mô hình một con phố Nhật Bản xưa với những hàng quán bán mỳ. 
 
 
Công viên trò chơi.
 
 
 
Ngôi nhà Nhật Bản xưa.
 
Phố mỳ.
 
Với đầy hàng quán kiểu xưa.
 
Ở đây bán nhiều loại mỳ khác nhau. 
 
Vào năm 2011, bảo tàng mỳ ăn liền thứ hai đã được khánh thành tại quận Minato Mirai, thành phố Yokohama – thủ phủ của tỉnh Kanagawa.
 
Hầu hết nội dung trong bảo tàng này đều khá giống với phiên bản đầu tiên. Ngoài khu trưng bày những sản phẩm mì ăn liền qua các thời kỳ và các tác phẩm nghệ thuật chủ đề mỳ ăn liền, bảo tàng cũng cung cấp hai loại dịch vụ Cốc mỳ của tôi và Làm mỳ bằng tay.
Song Phương chuyển

*******************
Trại Rắn Đồng tâm
Trần Công Nhung
Bảo tàng Rắn



Rắn Lục



Trứng cá sấu




Rắn Cạp Nong



Khỉ



Rượu rắn.
 
Rắn làng Lệ Mật(1) là để chế biến các món ăn đặc sản Rắn, Rượu Rắn rất được du khách hâm mộ. Theo dư luận món đặc sản này vừa bổ dưỡng tăng sinh lực vừa chữa trị các bệnh về nhức mỏi đau khớp v.v.. Tại tỉnh Tiền Giang cũng có trại rắn, Rắn Đồng Tâm, tuy nhiên hai nơi đều khác nhau về mục đích cũng như cách “nuôi trồng.” Gần hai mươi năm trước nghe đồn Mỹ Tho có trại nuôi rắn độc, tôi đã ghé qua trên đường về Châu Đốc, nay trở lại một lần nữa.

Trại rắn Đồng Tâm cách thành phố Mỹ Tho chừng 9km, đường tốt dễ đi. Trại rắn thành lập sau 75, thời ấy còn sơ sài và được gọi là xí nghiệp 408, (2) năm 1988 đổi tên Trại Rắn Đồng Tâm. Tôi chưa có dịp tìm hiểu rõ nguồn tên trại rắn này, nhưng điều quan trọng là muốn xem các loại rắn và cách nuôi dưỡng thế nào so với lối nuôi rắn làng Lệ Mật.

Khi vào cổng tôi có cảm tưởng như vào một khu hành chính nhà nước, một doanh trại quân đội, mọi thứ chung quanh, từ trạm gác, phòng bán vé, các khu nhà làm việc cho đến đường đi lối lại nó nghiêm ngặt khô khan. Tôi không thấy một nhóm khách nào, cảnh chẳng có vẻ gì là một nơi du lịch, không thấy một bảng hướng dẫn nào cắm dọc lối đi. Tôi hỏi chị bán vé nơi nuôi rắn để chụp hình, chị lại giục tôi: “Chú nhanh lên vừa có người theo đoàn thuyết minh, lát ra nhà kia rồi chụp.” Tôi chạy vội đến một đám người lố nhố đàng xa. Một đám khách Tây, có một thông dịch, một nhân viên trại khoác áo blouse trắng đang thuyết minh. Khách được hướng dẫn qua từng khu chuồng nuôi rắn, ba ba, kỳ đà, gấu... Mỗi chuồng có treo tấm bảng lớn nói về con vật trong chuồng:

Rắn Hổ Chúa (Hổ mây). Tên khoa học: Ophiophagus Hannah.
Họ rắn Hổ: Elapidae
Phân bố: Bắc Ấn Độ, Đông Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Nam Hải, Malaysia...
Nơi sống...
Thức ăn....
Sinh sản...
Tuổi thọ....

So với lần đầu (1992) tôi đến thì nay trại Đồng Tâm hoàn toàn thay đổi, nhiều kiến trúc xây dựng mới, tổ chức qui mô hơn nhưng lại không tạo cho du khách không khí thân mật gần gũi, không tạo được sự thoải mái cho khách xem. Đây là một bộ phận của cơ quan nghiên cứu y dược. Ngay những lời giải thích của nhân viên cũng mang tính trường lớp khô khan. Tôi cố theo dõi ghi nhạn đôi điều đặc biệt, nhưng những điều thuyết minh chỉ là mở rộng những gì ghi trên bảng nơi cửa chuồng nuôi. “Con Ba Ba nặng 30kg đã mấy mươi tuổi, con rắn hổ mười mấy kí, đã nuôi bao nhiêu năm...” mà cũng chẳng thấy rắn đâu.

Tôi hỏi xen một câu: “Sao không thấy rắn hả ông?”

“Trưa nó vào hang nghỉ.”

Khi rắn hết giờ nghỉ thì đến giờ nghỉ của người, không biết xem rắn vào lúc nào. Qua bao nhiêu chuồng nuôi Rắn Hổ, Rắn Ráo, Mai Gầm, Cạp Nong... chỉ thấy ụ đất đá làm hang trong chuồng lưới sắt mà thôi. Rốt cuộc trại rắn chỉ là sở thú thu gọn nuôi các loài Khỉ, Kỳ Đà, Cá Sấu, Cáo, Gấu, Rái Cá... Cuối cùng qua hồ nuôi Rắn Nước (để làm mồi cho các rắn khác), rắn Lục Đuôi Đỏ, nhân viên trại mới dùng cây móc khều rắn cho khách xem. Đến đây tôi tách đoàn để đi nhanh đến một vài chỗ: Nhà Bảo Tàng, các quầy dịch vụ xem có gì lạ.

Nhà Bảo Tàng là một căn nhà không lớn, đơn giản trưng bày gần như đủ các giống rắn ngâm formone, các loại rắn độc mà du khách không được xem tại chuồng: Hổ Mây, Hổ Chúa, Cạp Nong, Cạp Nia, Hổ Hành, Hổ Ngựa, lại có cả trứng cá Sấu, trứng Đà Điểu...Trong gian nhà vắng lặng, một mình tôi xem và chụp ảnh, chủ đề “Trại rắn” kết thúc ở đây.

Trời tuy nắng gắt nhưng thả bộ trong khuôn viên nhiều cây cao, có bãi cỏ, qua những con đường sạch sẽ mát mẻ, du khách cũng được những phút thư giãn nhẹ nhàng. Theo các báo đưa tin thì mỗi năm có mấy mươi nghìn lượt khách đến thăm trại. Từ năm 2005 trại đã đầu tư trên chục tỉ đồng để cãi tiến các khu chăn nuôi, xây dựng cở sở hạ tầng và khu điều trị người bị rắn cắn. Có những trường hợp nạn nhân chỉ còn thoi thóp cũng đã được Trung Tâm cứu sống. Trung tâm đã kết hợp với các trạm y tế địa phương phổ biến kiến thức về cách phòng ngừa rắn độc, cách cấp cứu ban đầu trước khi đem nạn nhân đến bệnh viện gần nhất. Hàng năm Trung Tâm tiếp nhận hơn 500 trường hợp bị rắn độc cắn, và những năm gần đây không có trường hợp nào tử vong.

Tôi ghé vào khu bán đồ lưu niệm để hỏi thêm vài điều.

Cô gái bán hàng giới thiệu nhiều thứ thuốc biến chế từ nọc rắn, có cả VCD về trại Đồng Tâm. tôi mua một ống Cobra để bôi chỗ vai thường đau nhức,(3) một VCD, nhân thể hỏi về tin trại bị mất trộm Cọp. Chuyện khó tin (VN rất nhiều chuyện khó tin mà có thật), trại nghiêm ngặt như đồn binh mà lại có kẻ to gan vào trộm cọp, cứ như cọp là áo quần giày dép. Cô hàng xác nhận chuyện đúng như báo đưa tin. Cô đưa cho tôi trang báo Thanh Niên có bản tin về chuyện cọp bị trộm:

“Ngày 18 và 19 - 8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt năm thủ phạm liên quan trực tiếp đến vụ trộm cọp ở trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang.

Tất cả 5 người này đều ngụ ở Đồng Nai, gồm Nguyễn Văn Cung (sinh năm 1985, ngụ ấp Trường An); Phạm Phú Lợi (sinh năm 1985) và Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1984, cùng ngụ ấp Lợi Hà, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom); Nguyễn Văn Chất (sinh năm 1984) và Lưu Ngọc Tân (sinh năm 1983, cùng ngụ thị trấn Vĩnh An).

Tại cơ quan điều tra, các bị can khai nhận: trước khi thực hiện vụ bắt trộm cọp, Nguyễn Văn Cung đóng vai khách tham quan đến Trại rắn Đồng Tâm để thăm dò tình hình. Lúc đầu, họ chỉ có ý định.. .trộm rắn chứ không định trộm cọp. Nhưng khi phát hiện tại đây có nuôi cọp, Cung đã quay về Đồng Nai bàn phương án bắt trộm cọp với đồng bọn. Ngày 28/6, sau khi đã bàn bạc thống nhất, chuẩn bị sẵn chất độc và bao đựng cọp, cả bọn đi thẳng từ Đồng Nai đến Tiền Giang. Đến nơi, Tân vào một tiệm tạp hóa ở xã Bình Đức mua 3 bộ găng tay cùng xà beng, mỏ lết dùng để bẻ khóa cửa chuồng cọp. Chuẩn bị mọi thứ xong, cả bọn tấp vào một quán nước gần đó để đợi đến khoảng 23 giờ mới đột nhập vào trại rắn. Sau khi hạ được con cọp, họ chở thẳng về Đồng Nai ngay trong đêm bằng xe gắn máy. Tại Đồng Nai, Cung và Chất thuê xe ô tô để chở xác cọp đi bán. Nhưng bán cho ai, ở đâu thì họ khai là "không nhớ rõ,” chỉ nói bán được 180 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi người được chia từ 12-16 triệu đồng. Trước đây, rạng sáng 10/1/2006, tại tỉnh Bình Dương, cũng xảy ra một vụ mất trộm cọp tương tự ở trại của ông Huỳnh Phi Ngọc (ấp 1, xã Tân Định, huyện Bến Cát). Kẻ trộm đã cạy khóa cửa chuồng và bắt đi con cọp nặng khoảng 90kg. Sau khi xảy ra vụ mất cọp, cơ quan chức năng địa phương đã bắt giữ 7 người liên quan đến đường dây tiêu thụ, đồng thời cũng thu giữ một con cọp đông lạnh khoảng 100kg”.

Chuyện cọp beo rắn rít là chuyện dữ, nghe thôi cũng đã khiếp, thế nhưng ngày nay đời sống được “nâng cấp,” nhu cầu con người đòi hỏi nhiều thứ, muốn thỏa mãn phải có tiền. Tiền thì tùy theo, mỗi giới có cách làm khác nhau: Từ “vốn tự có,” vốn thừa kế, vốn do sức lao động, vốn do môi giới trung gian, vốn chuyên buôn chất độc (thực phẩm, đồ dùng hàng ngày) cho đến vốn bán chữ ký... Ai cũng cố “tranh thủ” cho mau có tiền để hưởng thụ... Ngộ độc, trúng độc, nhiễm độc... bệnh viện phải kêu than quá tải. Chuyện chết chóc, tai nạn, phạm pháp, như cơm bữa, nhưng dường như chẳng làm ai nghĩ ngợi. Không ai còn thì giờ để nói chuyện đạo đức phải trái, chuyện lương tâm chức nghiệp...Và từ đó nảy sinh bao nhiêu chuyện “khó tin mà có thật,” chuyện chỉ có ở Việt nam, nơi có 4000 nghìn năm văn hiến, nơi được mệnh danh là “Đỉnh cao của trí tuệ loài người,” là “Điểm đến của thiên niên kỷ”!

(1) Rắn làng Lệ Mật trang 55 QHQOK tập 10
(2) Đền Bà Chúa Xứ trang 45 QHQOK tập 1
(3) Sau một thời gian dùng, chẳng thấy có gì khả quan
Song Phương chuyển

*******************

Cân 4 cưỡi lợn đi chơi

Cách che mưa bá đạo, độc chiêu quay cóp bài, hay xu hướng mới là xách nồi cơm điện đi shopping...
8-2981-1413529966.jpg

Nhìn ảnh thôi đã thấy mỏi tay hộ rồi ý.

1-4019-1413529966.jpg

Áo giáp túi nilon cho mặt.

2-3718-1413529967.jpg

Cách che mưa bá đạo.

3-3635-1413529967.jpg

Xe đạp điện cũng bốc đầu như ai.

4-7084-1413529967.jpg

Gian manh quay bài.

6-6577-1413529967.jpg

Thế này mới trông được cả 3 xe.

7-8105-1413529967.jpg

Cô dâu, chú rể không lo đói rồi.

15_1413529943.jpg

Mốt khoe lưng.

9_1413529943.jpg

Xách nồi cơm điện đi shopping.

10_1413529943.jpg

Cân 4 cưỡi lợn đi chơi.

11_1413529943.jpg

Em đẹp, em có quyền.

12_1413529943.jpg

Tu thế này mới đã.

13_1413529943.jpg

Mỗi đứa một giỏ khỏi tranh nhau.

14_1413529943.jpg

Thế này mà vẫn ngủ được sao?

Ốc Sên



**********************

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông

Gần 30 tuổi, lại sắp lấy vợ, anh Thanh có nỗi ám ảnh "cái ấy" quá ngắn và rất mong muốn kéo dài nó ra phần vì đỡ thẹn với bà xã tương lai, phần vì sợ ảnh hưởng khả năng thụ thai.

"Súng ống tốt phải hoàn thành 3 chỉ tiêu"

Tại các phòng khám nam khoa, ngày càng nhiều các đấng mày râu đến xin tư vấn kéo dài “của quý” vì nỗi ám ảnh dài-ngắn. Gần 30 tuổi, anh Lê Đức Thanh (Thanh Hóa) cho biết mình sắp lấy vợ nhưng nỗi ám ảnh vì “cái ấy” quá ngắn khiến anh không tự tin. Anh Thanh có mong muốn được kéo dài “nó” ra phần vì đỡ thẹn với bà xã tương lai, phần vì sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Còn Ngô Huy Hoàng (Hải Phòng) dù không có bệnh tật gì nhưng vẫn băn khoăn vì không có bao cao su nào vừa, đeo số nhỏ vẫn bị lỏng và tuột ra. Anh lo lắng, liệu sau này lấy vợ, có thể “yêu” được không?

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông
Quá nhiều quý ông đang bị ám ảnh bởi kích cỡ "cậu bé" của mình.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS.TS Trần Thiết Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, đã có rất nhiều người tìm đến ông để dốc bầu tâm sự. Tuy nhiên, PGS Trần Thiết Sơn cho biết, phần lớn họ chỉ băn khoăn chuyện nhỏ, ngắn mà không để ý rằng bình thường kích cỡ phải là bao nhiêu?

“Có người từng hỏi rằng cái chân người đàn ông dài bao nhiêu thì vừa? Cái chân dài chừng nào đủ nối cái thân với mặt đất thì vừa", bác sĩ Sơn ví von.nĐiều này theo ông có nghĩa là cái chân hay dương vật, cứ đảm bảo đủ các chức năng chính vốn dĩ của nó thì được coi là bình thường.

“Đối với dương vật, chức năng chính của nó là làm công việc tiết niệu, bài tiết nước tiểu từ bàng quang ra ngoài; thứ nữa là chức năng sinh sản khi nó dẫn tinh dịch vào được âm đạo là hoàn thành chức năng này; ngoài ra còn có chức năng sinh dục. Khi cơ quan sinh dục được kích thích, nó đảm bảo đạt tới khoảng tiếp giáp giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa của âm đạo thì được gọi là bình thường”, TS Trần Thiết Sơn lý giải.

Ông Sơn cho biết, rất nhiều người có nhu cầu kéo dài "cậu nhỏ" nhưng các bác sĩ chỉ chỉ định thực hiện khi nó cương lên không đạt được tới 7 cm.

Một nghiên cứu đánh giá kích thước “cậu nhỏ” trung bình ở đàn ông Việt Nam tiến hành ở Bệnh viện Bình Dân TP.HCM đã cho kết luận: chiều dài dương vật ở nam giới Việt Nam trưởng thành khi xìu là 6,6 cm và khi cương là 11,2 cm.

“Có những người, dương vật hoàn toàn bình thường nhưng luôn ám ảnh vì nó quá nhỏ bé. Chúng ta có thể dùng con số này để làm cơ sở đánh giá kích thước chuẩn của người Việt Nam. Tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi, quan trọng là “nó” có làm được việc không, có đáp ứng đủ 3 tiêu chí mà tôi đã nói không?  Sức mạnh của nó nằm ở phần chìm kia kìa”, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn chia sẻ.

Có thể “bồi” thêm 3cm cho “cậu bé”

Đáp ứng nhu cầu của các quý ông, các chuyên gia phẫu thuật tao hình cho biết, trong y học thế giới vẫn chưa ghi nhận có phương pháp nào có thể giúp “cậu bé” to lên ngoài phẫu thuật, nhưng ngay cả phương pháp này cũng không phải là tối ưu.

PGS. TS Trần Thiết Sơn cho rằng, việc làm tăng đường kính của dương vật không đơn giản. Thông thường, các bác sĩ hút mỡ từ nơi khác (có thể ở bụng) để bơm vào dưới da dương vật, hay lấy một mảnh mỡ ở bụng đem quấn quanh thân dương vật. Tuy nhiên, lâu dài mảnh mỡ này cũng dần teo đi và “nó” có thể lại trở về hình dáng ban đầu.

Còn đối với các quý ông muốn kéo dài "cậu bé" thì phẫu thuật cắt rời dây chằng treo dương vật vào xương mu đang là phương án duy nhất giúp thoạt nhìn có vẻ dài thêm 2-3cm.

Nỗi ám ảnh 'dài - ngắn' của quý ông
Nếu các chức năng hoạt động ổn định, các đấng máy râu không nên quá lo lắng về kích thước dài-ngắn.

Theo một khảo sát tại Anh năm 2006, có tới 46% nam giới được hỏi cho biết, họ không hài lòng về kích thước "súng ống" của mình, dù chỉ 13,2% trong số đó gặp khó khăn khi quan hệ tình dục liên quan đến vóc dáng của cậu nhỏ.

Năm 2010, một khảo sát tương tự được lặp lại, và kết quả cũng không khác là bao: 30% hoàn toàn hài lòng và không có ý định can thiệp gì, 44% nói tạm hài lòng nhưng vẫn muốn "to hơn nữa, dài hơn nữa" nếu có cơ hội. Số còn lại thì đang "mất ăn, mất ngủ" vì cho rằng "cậu nhỏ" của mình quá bé. Các nhà khoa học gọi đây là hội chứng ám ảnh vì kích thước dương vật. Ước tính, có tới 30% nam giới mắc phải hội chứng… này. Chỉ khoảng 1% trong số họ là thực sự có vấn đề về kích thước dương vật, do bẩm sinh hoặc khuyết tật. Phần lớn còn lại đều có khả năng "chinh chiến" hoàn toàn bình thường, thậm chí còn thuộc dạng sung mãn nữa là khác. Nhưng họ vấn kêu ca một cách tham lam rằng như thế vẫn là chưa đủ.

Chuyên gia Trần Thiết Sơn cho hay, sự tự tin của nam giới về khả năng tính dục cũng có thể bị ảnh hưởng do cảm nhận về kích thước dương vật như khảo sát trên. Một số người tin rằng kích thước dương vật có liên quan đến nam tính, đến tầm vóc cơ thể, đến khả năng sinh sản và cả sự hưởng thụ cảm xúc tình dục cho mình và cho bạn tình.

“Thật ra một dương vật có vẻ nhỏ khi chưa cương có thể có kích thước lớn khi đạt tới sự cương cứng, còn hơn là to sẵn”, PGS.TS Thiết Sơn nói.

Hơn nữa, ông Sơn cho biết, khả năng sinh sản cũng không phụ thuộc vào kích thước mà chỉ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tinh trùng. Hay một số người thì cho rằng, kích thước dương vật có vai trò quan trọng trong việc có đem lại khoái cảm cho bạn đời hay không. Tuy nhiên, một lần nữa bác sĩ Sơn khẳng định: khoái cảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà đặc biệt là sự hòa hợp giữa hai bên; phụ thuộc vào cách mà vợ chồng dành tình cảm cho nhau…

Do đó, các chuyên gia đều khuyên, nếu “cậu nhỏ” có khiêm tốn một chút nhưng các chức năng đều hoạt động tốt thì không nên phẫu thuật. Còn nếu quá ám ảnh về “nó” thì trước tiên hãy đến xin ý kiến các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân khiến “cậu nhỏ” quá nhỏ bé để tìm phương án tốt nhất và tuyệt đối không được thực hiện tiêm silicon hoặc tự ý dùng thuốc kích thích vì có thể gây ung thư và vô sinh.



*************************

Ảnh động: Những kiểu tập thể dục cười ra nước mắt

Lỗi tập thể dục ngớ ngẩn, hay thử sức tập kiểu mới khiến bạn phải cười ngoác miệng cho coi...
1-2200-1413254744.gif

Nghịch dại chưa?

2-4362-1413254744.gif

Bắt chước chống đẩy một tay.

3-5631-1413254744.gif

Lỗi kỹ thuật do không vặn chắc này.

4-9889-1413254744.gif

Thích thử sức kéo nè.

5-1685-1413254745.gif

Đừng nghĩ kéo mạnh là ngon nha.

6-4301-1413254745.gif

Hậu quả chạy ngược.

7-5275-1413254745.gif

Sáng tác tập với bóng nè.

8-5313-1413254745.gif

Muốn trổ tài mà cũng không xong.

9-5839-1413254745.gif

Ai bảo thả dây ra cơ.

10-5060-1413254746.gif

Đây là tập hay quằn quại vậy.

11-2041-1413254746.gif

Tập tử tế thì không muốn.


Ốc Sên



******************

Ảnh sex Anri Sugihara

Ảnh sex Anri Sugihara 1

Ảnh sex Anri Sugihara 2

Ảnh sex Anri Sugihara 3

Ảnh sex Anri Sugihara 4

Ảnh sex Anri Sugihara 5

Ảnh sex Anri Sugihara 6

Ảnh sex Anri Sugihara 7

Ảnh sex Anri Sugihara 8

Ảnh sex Anri Sugihara 9

Ảnh sex Anri Sugihara 10

Ảnh sex Anri Sugihara 11




********************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm