Hương may mắn tìm được người yêu thương mình qua những chuyến đi khách - Ảnh minh họa. |
Trang lá cải
Trang Lá Cải Thứ Bẩy Ngày 15 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
*******************************
Lại choáng váng với bữa tiệc 2.000 mâm cỗ miễn phí ở Hải Dương
(Soha.vn) - 2.000 mâm cỗ và cả làng ở xã Ái Quốc (Hải Dương) tham gia nấu ăn, trông xe... đó là con số mà một đồng cô theo hầu "Mẫu" The từ năm 1998 tới nay cho chúng tôi biết.
Hàng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng, hàng nghìn người từ khắp mọi nơi lại về với "Mẫu" The để dâng sao giải hạn.
Một người thân của Mẫu cũng không ngần ngại chia sẻ: Từ 2, 3 năm nay, năm nào vào ngày Rằm tháng Giêng ở đây cũng làm khoảng 2.000 mâm cỗ để tiếp khách thập phương từ khắp nơi đổ về dâng sao giải hạn. Trong số hàng nghìn người ấy, các đồng cô, đồng cậu tính ra cũng phải con số vài trăm người.
Lẫn trong những người đang về với Mẫu là những tiếng khóc, tiếng nấc, tiếng tiễn người âm... khi không ít người mà theo số đông ở đây cho biết là có người âm theo.
Hỏi thăm một vị khách tới đây giải hạn xem độ tin tưởng ở đây, chúng tôi nhận được những ánh mắt đầy tức giận, bởi với họ, niềm tin dành cho Mẫu là tuyệt đối.
Một đồng cô cho biết: Để giải hạn cho gia đình thì nên làm sớ và đặt lễ ít nhất là 100 nghìn.
Khi trời đã về trưa, chúng tôi được diện kiến "Mẫu" The (tên thật là Đoàn Thị The) khi dòng người vẫn đang xô đẩy để mong được nhìn tận mắt người mà xưa nay họ vẫn tôn là "Mẫu".
Chân dung "Mẫu" The
Một góc "Cung điện" tráng lệ của "Mẫu" The
Hàng ngàn người về với "Mẫu" vào ngày Rằm tháng Giêng, để có mặt trong đền "Mẫu", nhiều người phải đi từ ngày hôm trước
Trèo tường để được xem "Mẫu"
Chen lấn, xô đẩy như nhiều lễ hội khác là cảnh tượng dễ tìm thấy ở đền của "Mẫu" The
Tất cả cùng giơ một ngón tay theo lời "Mẫu" nói
Sau khi "Mẫu" về nghỉ ngơi, mọi người đổ xô đi ăn cơm "lộc" của "Mẫu", họ có thể ngồi bất cứ đâu để ăn
Cảnh phát cơm "lộc" của "Mẫu" The như phân phát hàng thời bao cấp
*********************
Phát hiện ngà siêu quý hiếm của voi ma mút 60.000 năm tuổi
Các công nhân tại một công trường xây dựng ở thành phố Seattle của Mỹ vừa tình cờ phát hiện chiếc ngà voi ma mút hóa thạch quý hiếm.
Hình ảnh một chú voi ma mút (ảnh: Daily Galaxy) |
Theo các nhà cổ sinh vật học, chiếc ngà voi hóa thạch vừa được phát hiện
thuộc về loài voi ma mút sống vào kỷ băng hà, có thể có niên đại từ
16.000 đến 60.000 năm tuổi.
Phát hiện này là một cơ hội hiếm có, giúp mở đường cho các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực cổ sinh vật học, cũng như tìm hiểu về lịch sử phát triển tự nhiên cổ đại của thành phố Seattle. Hiện chiếc ngà voi ma mút quý hiếm này đang được các nhà khoa học thuộc Bảo tàng văn hóa và lịch sử tự nhiên Burke tổ chức khai quật.
Chuyên gia về cổ sinh vật học Scott Koppelman cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện tuyệt vời, và nó không nên chỉ được đặt trong một phòng khách hay tiền sảnh của một văn phòng nào đó, mà nó cần được đặt ở nơi mà tất cả mọi người có thể cùng chiêm ngưỡng”./.
Phương Anh/VOV- Trung tâm Tin
Theo Reuters
*******************
Chen lấn, cướp lộc là hành động rất phản cảm
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, lễ hội truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, cần phát huy. Còn hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong tổ chức lễ hội, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất, liên quan khâu tổ chức.
Nếu để lộn xộn thì ban tổ chức, cơ quan liên quan, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm. Thứ hai, liên quan giáo dục, ý thức của người tham gia lễ hội. Tổ chức chỉ là một phần thôi và nếu người dân không có ý thức chấp hành những quy định thì khó mà có lực lượng nào quản lý nổi.
Hành động cướp lễ như thế này là rất đáng lên án |
Tôi nghĩ, giáo dục để người dân có ý thức hơn khi tham gia lễ hội là công việc mang tính chất lâu dài. Ý thức không thể ngày một hai mà có được, có khi phải từ trong nhà trường phổ thông, tuyên truyền trong xã hội và phải có lực lượng làm gương.
Phóng viên: Để ngăn chặn hành vi phản cảm, thái quá của người dân khi tham gia lễ hội, theo ông cần phải làm gì?
Ông Đào Trọng Thi: Những hành vi phản cảm như chen lấn, xô đẩy thậm chí tranh cướp lộc và đồ thờ tự hay nạn rải tiền lẻ...thì trước hết cần có sự giáo dục, giải thích. Rõ ràng đó chẳng phải là hành vi tốt đẹp, hay ho gì. Công đức là tốt, mong được lộc cũng là tốt, nhưng cứ đi rải tiền, nhét cả tiền lẻ vào tượng thì có khi là vô văn hóa, không tôn trọng thần thánh chứ đừng nói là tôn kính. Vậy phải cấm, phải xử lý ngay hành vi đó.
Ban quản lý có thể đặt các hòm công đức thuận lợi hơn và phải đảm bảo sự tôn nghiêm. Nhưng tôi nghĩ ở đây có thể có cả sự bất cập trong sự phân chia của các thành phần liên quan về số tiền công đức. Nếu không cho rải tiền, có thể một bộ phận nào đó cũng mất quyền lợi.
Chúng ta nên thu về một đầu mối, sử dụng tiền công đức ấy phù hợp về mục đích đối với các bên tham gia bảo tồn, bảo vệ, duy trì hoạt động của cơ sở tín ngưỡng đó. Còn nếu ban quản lý đặt hòm công đức thu sử dụng hết thì những người trực tiếp bảo vệ, trông coi điểm thờ tự, tín ngưỡng đó không có quyền lợi, họ sẽ phải nghĩ cách để tạo ra quyền lợi cho họ.
Phóng viên: Nhìn vào cảnh chen lấn, xô đẩy để tranh lộc thánh xảy ra tại lễ hội đền Trần, ông có suy nghĩ gì?
Ông Đào Trọng Thi: Đi lễ đền Trần ai cũng mong muốn có được lộc, ấn đó là mong muốn tốt đẹp, chính đáng. Vấn đề đặt ra là cách người ta nhận được, đạt được cái lộc đó như thế nào mà thôi. Phản cảm là ở chỗ đó.
Ví dụ chúng ta xếp hàng trật tự thì khác, còn tranh nhau xô đẩy như ăn cướp thì chuyện đó không thể chấp nhận được. Lễ hội khai ấn đền Trần vừa mang ý nghĩa tinh thần vừa mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp.
Nếu không có khai ấn, phát lộc ấn thì lễ hội sẽ mất cái hưng phấn, mất dấu ấn truyền thống. Truyền thống đó là tốt đẹp nhưng phải tổ chức làm sao để nó thể hiện sự văn minh mới quan trọng./.
Nguyễn Tuấn/Tiền Phong Online
****************************
Như trong ký-sự „Về miền sông Hậu“, hình-ảnh là lời kể quan-trọng còn bài viết chỉ có tính-cách phụ-họa và giải-thích thôi.
Quãng đường từ phi-trường Siem Reap tới khách-sạn vừa hơn 10 cây-số. Đoạn đường không dài nhưng cũng đủ cho tôi thấy sự đồng-dạng của hai nước láng-giềng Việt-Miên trong lãnh-vực buôn-bán từ lặt-vặt ở ven đường cho đến quán-xá ở đường phố của tỉnh-lỵ.
Hình-ảnh trong bài của Đỗ Thanh Vân và Phan Tấn Tài
Trong những xóm nghèo thì quả thật rất khó phân-biệt là chúng tôi đang ở Siem Reap hay đang ở một khu xóm nào đó ở Việt-Nam.
Phong-cảnh hai bên đường cũng phảng-phất những nét của quê ta.
Trẻ con tắm sông
Tuy-nhiên, một đặc-thù đã cho tôi một ấn-tượng thật sâu-sắc ngay khi vừa mới đến phi-trường Siem Reap là tinh-thần quốc-gia, hay nói đúng hơn là tinh-thần bảo-vệ dấu-vết cổ-truyền của quốc-gia dân-tộc, trong bình-diện kiến-trúc. Trên đường đi qua vài con phố, đâu-đâu tôi cũng gặp nhiều tòa nhà mới cất, những khách-sạn sang-trọng cũng như tư-gia thuộc thành-phần khá-giả, dĩ-nhiên là tất cả đều theo lối xây-cất hiện-đại, nhưng dù tân-tiến tới thế mấy, ngôi nhà đó vẫn giữ lại ít nhứt là một đường nét căn-bản của kiến-trúc Khmer mà ta không thể nào lẫn-lộn với kiến-trúc xứ khác.
Phi-trường Siem Reap
Phi-trường Siem Reap
Chợ Siem Reap
Chợ Siem Reap
Khách - Sạn
Tấm hình cuối cùng là nơi chúng tôi tạm nghỉ ba đêm có ông chủ là người Hòa-Lan, tức là hàng xóm sát vách của Đức-quốc, nên lề-lối tổ-chức và cách phục-vụ du-khách của khách-sạn đúng mực Âu-châu. Tuy-nhiên, khi thoạt nhìn khách-sạn, ta nhận-diện ra ngay cái chóp hình tam-giác trên mặt tiền ngôi nhà, cũng như hình-dạng hai cây kiểng, là cái đỉnh tháp được kiểu-thức-hóa (styliser), tức là đơn-giản-hóa sự vật để chỉ còn những đường nét tiêu-biểu, ứng-dụng cho nghệ-thuật trang-trí và kiểu-mẫu kiến-trúc. Cái chóp nầy đã có mặt trong những ảnh đã kể bên trên, nó chính là dấu-hiệu biểu-tượng cho đặc-tính Khmer trong phạm-vi xây-cất, mà sau bao nhiêu thăng-trầm đổi thay người dân bản-xứ vẫn chung-thủy với nét đặc-trưng của quê-hương họ. Vì thế mà khi người xứ khác tới đây làm ăn khai-thác, họ cũng phải tôn-trọng tinh-thần bảo-vệ truyền-thống đó.
(Xin lạc-đề: Ở Sàigòn tôi có dịp trò chuyện với một họa-viên kỹ-thuật chuyên-nghiệp trẻ tuổi, đang làm việc chung với một số họa-sĩ cao-niên có tiếng của thành-phố. Tôi được cho coi vài dự-án về thiết-kế nội-thất (hồi trước chúng tôi gọi là trang-trí nội-ốc = décoration intérieure), và tôi có đặt câu hỏi là, tại sao ở đây dùng toàn là đường thẳng của Tây-phương mà không phối-hợp với đường cong của Đông-phương, để ngoài sự hòa-điệu Đông-Tây còn giảm đi tính-chất cứng ngắt của góc cạnh, và tại sao không có cái nào được nhấn mạnh bằng đường nét Việt-Nam? Câu trả lời là „Làm gì có đường nét Việt-Nam!“ và „Cái gì là đường nét Việt-Nam?“
Dĩ-nhiên là lời phát-biểu nầy không thể đại-diện cho quan-niệm nghệ-thuật Việt-Nam hiện-đại nhưng rất tiếc, nó đã tiết-lộ một thực-tế: tinh-thần Việt-Nam trong nghệ-thuật Việt-Nam không được phát-huy và phổ-biến!)
Đã đến Angkor thì phải chụp hình thật nhiều, chắc-chắn vậy. Thú-thật, chúng tôi chịu không nổi sức nóng của mấy hôm trời nắng như đổ lửa đó. Mặc dù đã trang-bị vừa nón vừa dù, chúng tôi phải giảm dự-định hai ngày tham-quan thành một, rồi sau năm tiếng đồng-hồ, chúng tôi chịu thua đành chấm dứt tại chỗ.
Dù vậy, tôi vẫn lựa chọn cho bài phóng-sự về cuộc viếng thăm ngắn-ngủi ở Angkor Wat rồi sau đó ở Angkor Thom một ít hình-ảnh tượng-trưng, tuy biết rằng quý bạn có thể tìm thấy trong các nguồn tài-liệu rất nhiều hình-ảnh đẹp và phong-phú hơn.
Xe tuk-tuk
Angkor Wat
Lịch-sử Ấn-Độ trên tường
Chúng tôi rời Angkor Wat để đi Angkor Thom.
Cổng vào Angkor Thom
Angkor Thom
Khi mở đầu bài phóng-sự tôi có nói tới cái hứng-thú đi tìm cái đẹp. Và thật-sự tôi đã gặp rất nhiều „cái đẹp“: cái đẹp huyền-bí của kỳ-quan Angkor, cái đẹp của tấm lòng quý-trọng kiến-trúc truyền-thống, cái đẹp của ý-thức bảo-vệ tài-sản quốc-gia (bạn tôi vừa lượm một cục đá nhỏ ở Đế-Thích thì lập-tức cả người lái xe lôi lẫn cô hướng-dẫn đều lên tiếng: „Không được phép!“), cái đẹp của tánh-nết hiền-hòa, của sự vui tươi cởi-mở nhưng điềm-đạm của các cô gái …..
Và cũng vì thế mà phần kết-luận tôi để dành cho những „người đẹp“ thật-sự bằng xương bằng thịt. Ở Angkor chúng tôi gặp vài đám cưới mà các cô dâu đẹp quá. Cả ba chúng tôi trầm-trồ tinh-thần tôn-trọng cổ-tục của người bản-xứ, nhứt là những đám cưới nầy rất sang-trọng, chứng-tỏ họ phải thuộc vào giai-cấp thượng-lưu, là giai-cấp có khuynh-hướng theo „Tây“ nhiều hơn là giữ lề-lối xưa đi làm lễ tại đền. Riêng tôi, vừa nhìn họ tôi liên-tưởng ngay đến những cặp dâu rể Việt dắt nhau tới những nơi dàn-dựng cảnh giả để „đóng tuồng“, nào là cảnh sông nước ghe xuồng thôn-dã giữa Sàigòn với cô dâu rất đầm và chàng rể rất tây, nào là cảnh chàng chải-chuốt hiên-ngang như James Bond 007 bên cạnh người vợ lả-lướt ... Cách đây không lâu còn có cảnh đám cưới tập-thể chụp ở văn-miếu, nhưng nếu ta chỉ nhìn y-phục mà không đọc lời chú-thích dưới cái hình thì không thể biết đó là những dâu rể Việt-Nam.
Cho nên tôi thán-phục quá. Nhưng rồi lại thấy đám thứ hai, và trong hành-lang trước của dãy đền chánh hình như còn có đám thứ ba, thứ tư. Thành-thật mà nói, tôi bắt đầu đâm ra nghi-ngờ rằng lễ cưới nầy chỉ là một hình-thức „trang-trí“ cho quang-cảnh đền-đài thêm hấp-dẫn và nhứt là để thu-hút sự chú-ý cũng như làm vui mắt du-khách.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì đây cũng là hình-ảnh đẹp với những người đẹp mặc quốc-phục rất đẹp, đang đem quốc-hồn quốc-túy ra khoe với khách phương xa. Đó cũng là một ý-hướng đẹp vậy!
Các cô dâu chánh và phụ trang-điểm rất khéo và người nào cũng trắng-trẻo, chớ không phải có màu da sậm của giống dân họ khiến tôi có cảm-tưởng các cô phải là những minh-tinh màn bạc hoặc là tài-tử sân-khấu, cũng có thể là hoa-hậu duyên-dáng, hoa-hậu xà-rông hay gì gì đó. Thế nên tôi lại đi tìm một người đẹp khác, một người đẹp bình-thường có cả màu da lẫn nét mặt rất tiêu-biểu cho thiếu-nữ Khmer.
Đó là cô hướng-dẫn-viên của chúng tôi.
Cô bé hai mươi tuổi mới vừa xong trung-học, đi làm thêm với công-việc tiếp khách trong khách-sạn vài lần mỗi tuần để kiếm tiền đi lên đại-học.
Chúng tôi từ-giã Siem Reap và mang theo một cảm-tình sâu-đậm trong lòng. Về Sàigòn tôi lại nghe người ta nói tới nước láng-giềng của ta bằng một giọng đầy thành-kiến và định-kiến, rằng họ kém văn-minh hơn ta nhiều. Cũng có thể là đúng trên phương-diện nào đó, nhưng mỗi khi nhớ đến cái chóp tháp trên các ngôi nhà, nhớ đến thái-độ cương-quyết gìn-giữ của-cải quốc-gia, nhớ đến hình-thức giới-thiệu truyền-thống bằng lễ cưới (giả?) ở Angkor và thành phố văn-hóa Siem Reap với người dân vui-vẻ, hiền-lành, có kỷ-luật, tôi lẩn-thẩn cứ mãi suy-nghĩ quanh cái quan-niệm thông-thường của người đời về hai chữ „văn-minh“!!!
Vinh-Lan
2010
http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=611:siem-reap&catid=17:bien-kho&Itemid=36
***************************
Sốc với hình ảnh cô bé “người rừng” vừa được phát hiện
Cha mẹ đều đã qua đời, khi được phát hiện, cô bé “người rừng” đang nằm trơ trọi dưới nền đất trong căn nhà nhỏ xập xệ với tình trạng sức khỏe vô cùng tồi tệ với những chứng bệnh bẩm sinh.
Trong chuyến đi từ thiện gần đây tại huyện Khánh Lê (miền núi tỉnh Khánh Hòa), một sư thầy đã vô tình phát hiện ra cô bé “người rừng” Mấu Thị Ni (người dân tộc Rắc-lây) đang trong tình trạng báo động về thể chất và tinh thần, rất cần giúp đỡ. Được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân sau khi nhận thông tin về “người rừng”, hiện cô bé đáng thương này đã được đem về chùa Phú Quang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) để tập dần với cuộc sống người thường và chờ kêu gọi hỗ trợ để chữa trị bệnh tật.
Mấu Thị Ni đã được 7 tuổi (sinh năm 2007) nhưng chỉ nhỏ bé như một đứa trẻ lên 5 và mọi sinh hoạt đều gặp hạn chế vì những chứng bệnh bẩm sinh của mình (do quá trình mẹ em mang thai bị Rubela). Từ ngày sinh ra cho đến tận lúc được sư thầy cùng các phật tử phát hiện giúp đỡ, Ni không biết nói, không thấy đường, cũng chẳng thể nghe và đi lại được, bị hẹp van tim và phổi... Em nằm yên một chỗ giữa cái nền nhà trơ trọi cát đất và chờ sự chăm sóc từ những người thân.
Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại ở đó với Ni. Năm em lên 2 tuổi, mẹ em đột ngột qua đời để lại Ni cho người cha nghèo già yếu. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nỗi đau vẫn đong đầy… 4 năm sau (tháng 11/2013), trải qua một quá trình bệnh nặng không có tiền chữa trị, người cha - người thân duy nhất còn lại của em - cũng qua đời vì ung thư gan. Đứa bé dị tật câm – điếc – mù và hàng tá chứng bệnh nặng khác chính thức bước vào con đường “người rừng” do không ai chăm sóc.
Em nằm đó, đơn độc và đau đớn giữa hàng ngàn nỗi đau mất mát của cuộc đời. Ni
sống qua ngày bằng những bữa ăn từ thiện mà láng giềng giúp đỡ, một mình – một
đời em cứ thế trôi qua cho đến khi được phát hiện và trợ giúp.
Những hình ảnh về cô bé “người rừng” khi mới được phát hiện khiến không ít người
bàng hoàng và rơi nước mắt trước hình thể của em. Đứa bé gái 7 tuổi còi cộc xơ
xác, gần như khỏa thân nằm đơn độc giữa nền nhà đầy cát đất. Sự mệt mỏi hiện rõ
trên gương mặt em dù những căn bệnh quái ác bẩm sinh đã khiến Ni hoàn toàn không
có một khả năng nhận thức nào cả. Ni nằm đó, gác hai tay lên trán đếm thời gian
qua như một thói quen, toàn thân đen nhẻm, gầy trơ xương, tóc tai rối bù và bẩn
thỉu như một người rừng chính cống.
Nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong đoàn từ thiện, Ni được đem đi cắt tóc và tắm
gội sạch sẽ trước lúc về chùa sinh sống. Đứa bé dị tật, mồ côi như được tái sinh
với cuộc sống của một người bình thường mà đáng lẽ ra em phải được hưởng như tất
cả những đứa trẻ khác trên thế giới này.
(Theo Pháp luật và Xã hội)
************************
Đại gia Hà Dũng: Bán 7 biệt thự, 25 ôtô trả nợ
Sáng 12/2, một tờ báo lớn trong nước đưa tin, có nhiều doanh nghiệp đang nở rộ xây dựng nhà sản xuất máy bia, trước nhu cầu ngày càng lớn của dân ăn nhậu tại Việt Nam.
Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế chung, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, thì ngành sản xuất bia vẫn phát triển rầm rộ, thu lại lợi nhuận khổng lồ. Khó khăn mặc khó khăn, "bợm" vẫn dốc hầu bao "cụng ly", "chén chú chén anh" vô tư, thoải mái...
Trong giới kinh doanh có rất nhiều lời đồn đoán là ông chủ cũ của hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines, nhạc sĩ Hà Dũng sẽ nhảy sang lĩnh vực sản xuất bia, ngành kinh doanh béo bở.
Đại gia Hà Dũng |
Thế nhưng, đó chỉ là tin đồn. Theo một nguồn tin thân cận, đã có nhiều nhà sản xuất bia đến mời đại gia Hà Dũng hùn vốn, nhưng ông đã từ chối.
Lý do vị đại gia này đưa ra: "Sản xuất bia là đầu độc giới trẻ, lợi nhuận tuy cao nhưng không có lợi cho đất nước".
Một nhân viên cũ của Indochina Airlines xác nhận: "Đó là chuyện có thật. Anh Hà Dũng đang gặp khó khăn, lẽ ra khi có lời để nghị như vậy, anh ấy sẽ đồng ý ngay. Nhưng anh Dũng thấy không có lợi cho cộng đồng là vẫn từ chối thẳng thừng.
Từ trước đến giờ, anh ấy chỉ kinh doanh những lĩnh vực có ích cho xã hội, như: Sản xuất phân bón để cho nông dân bón lúa, kinh doanh taxi, hàng không để cho dân mình có phương tiện để di chuyển. Hoàn toàn không làm bất cứ điều gì phi pháp hay có hại cho mọi người. Tuy đang gặp khó khăn nhưng anh vẫn cương quyết giữ đạo đức kinh doanh thanh sạch của mình".
Đại gia Hà Dũng là ông chủ hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, có tên Indochina Airlines, có vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. Chuyến bay đầu tiên của hãng cất cánh vào khoảng đầu năm 2009, nhưng chỉ 1 năm sau ngưng hoạt động do kinh doanh không hiệu quả. Nhạc sĩ Hà Dũng đã mất trắng 200 tỷ và nợ nần thêm khoảng 200 tỷ nữa.
Để giải quyết nợ nần thua lỗ trong kinh doanh, trong một lần chia sẻ với phóng viên, nhạc sĩ Hà Dũng nói: "Từ đó đến nay, tôi đã phải bán 7 cái biệt thự, 25 chiếc xe hơi để giải quyết nợ nần. Làm hàng không, tôi đã mất hết 200 tỷ đồng, nợ thêm 200 tỷ đồng nữa, nếu không lo giải quyết, có ai để cho tôi yên không? Tôi đang làm rất nhiều việc khác chứ không phải chỉ tập trung vào hàng không. Nhiều người tưởng tôi đang sắp chết, là sai lầm. Tôi vẫn là tôi, như những ngày xưa".
(Theo Tinmoi)
*****************************
Bỏ 10 nghìn bảng Anh để phẫu thuật thẩm mỹ thành ác quỷ
Anh Diablo Delenfer - 43 tuổi ở Kent, Anh - vừa bỏ ra 10 nghìn bảng Anh (tương đương 350 triệu đồng VN) để xẻ lưỡi, cấy sừng và xăm toàn bộ tròng mắt sang màu đỏ của máu để diện mạo bên ngoài của mình thật giống Vua quỷ Beelzebub trong bộ truyện nổi tiếng cùng tên.
Anh Delenfer - tên thật là Gavin Paslow, vốn từng là một nhân viên an ninh - cho biết, bản thân anh coi việc thực hiện các ca phẫu thuật kinh dị lên cơ thể của chính mình là nghệ thuật, bất chấp những người xung quanh nghĩ gì. "Tôi chọn trở thành một ác quỷ xuất phát từ sở thích cá nhân" - anh Delefer nhấn mạnh.
Tuy nhiên, anh Delefer cho biết: "Để trở thành ác quỷ không hề rẻ". Được biết, anh Delefer đã bỏ ra khoảng 10 nghìn bảng Anh mới có thể có được diện mạo kinh hãi như hiện nay.
Dù vậy, bất chất sự đau đớn của mỗi ca phẫu thuật cũng như các khoản chi trả tốn kém, anh Delenfer cho biết vẫn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sở thích này trong tương lai.
***************************
Làng “ma ám” kiên quyết “một đi không trở lại”
Đến chiều 14.2, 16 hộ (gồm 75 nhân khẩu) tại tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đã chính thức bỏ làng đi hẳn, chỉ còn 3 hộ “bình tĩnh” ở lại nhờ “lập trường” vững vàng và “may mắn” ở tách biệt với các hộ còn lại.
Mọi công tác vận động của chính quyền xã, huyện tính đến cuối ngày đều “thua” người dân, cả 16 hộ đã ra đi đều kiên quyết không về lại vì đó là phong tục “một đi không trở lại” mà họ tôn thờ xưa nay.Trao đổi với Lao Động, ông Bnươch Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn - cho biết: “Sự việc xuất phát từ ngày 3.2 (tức mùng 4 tết Giáp Ngọ), A Lăng Nghĩa (SN 1982) - người có tiền sử mắc bệnh tâm thần nhiều năm nay bỗng dưng tự tử trong nhà. Trước đó, cuối tháng 12.2013, A Lăng Tròn (37 tuổi) cũng thắt cổ tự chết cũng trong nhà nên người dân cho rằng trong làng đang có ma ám vì những năm qua, trong làng đã có nhiều người thuộc họ này chết vì treo cổ tự tử”.
Ông Bnươch Quý lắc đầu ngao ngán: “Mới đầu năm mà khổ vì một “con ma” theo trí tưởng tượng của bà con. Những ngày qua, anh em cán bộ, công an, dân phòng xã, huyện luôn túc trực vận động, giải thích để người dân hiểu vấn đề nhưng không kết quả gì, người dân kiên quyết không quay về”.
Chiều 14.2, chúng tôi đã có mặt tại ngọn đồi heo hút nằm cheo leo trên đồi - nơi người dân tổ 2, thôn Bút Tưa ở lâu nay, và bàng hoàng chứng kiến cảnh nhà cửa bị họ đập phá tan hoang. Mọi thứ quanh chúng tôi như lạnh tanh, không một bóng người, cảm giác thật rờn rợn.
Ông A Lăng Điều - Trưởng thôn Bút Tưa - cho hay, hiện có 5 hộ đang dựng lều bạt ở tạm tại bãi bồi bên sông Kôn vì không có chỗ ở, số còn lại ở nhờ nhà người thân trong thôn.
Ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - cho biết, về việc người dân tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn đập phá nhà bỏ đi là “sự cố” liên quan đến phong tục của người dân, chúng tôi đã bám sát địa bàn tuyên truyền nhưng họ nhất quyết theo phong tục nên giờ chỉ còn cách là xắp xếp để người dân ở chỗ mới tại tổ 1 của thôn Bút Tưa”.
Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật sự việc này đến bạn đọc.
Người dân tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn đập phá nhà cửa tan hoang. |
|
16 hộ dân đã bỏ đi vì cho rằng làng bị "ma ám" |
Những người đã bỏ đi kiên quyết không trở lại dù được chính quyền xã, huyện vận động |
Một số hộ ở nhờ nhà người thân, 5 hộ không có nhà ở đang dựng lều ở tạm tại bãi bồi bên sông Kôn. |
***************************
Dùng tiền mặt gấp 999 đóa hồng cầu hôn vì bố mẹ bạn gái thách
Gấp 999 đóa hồng bằng số tiền mặt anh ta tích cóp được quỳ trước mặt bạn gái cầu hôn, tổng cộng 200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ.
Tân Hoa Xã ngày 13/1 đưa tin, một thanh niên Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã gấp 999 đóa hồng bằng số tiền mặt anh ta tích cóp được quỳ trước mặt bạn gái cầu hôn, tổng cộng 200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ.
5 ngày trước, Trần Đông Đông đã phải ra ngân hàng rút tiền và dùng tiền mặt 2 tờ gấp thành 1 bông hồng. Đông Đông cho hay đây chính là yêu cầu mà cha mẹ bạn gái anh đặt ra.
Món quà là số tiền 4 năm đi làm dành dụm được. |
Tết Nguyên đán vừa rồi anh bị gia đình giục cưới vợ nên qua nhà bạn gái thưa chuyện. Bố mẹ bạn gái không nói thẳng yêu cầu, nhưng liên tục nhắc đến xe hơi, nhà ở trong khi người bạn gái không "nói đỡ" lời nào.
999 đóa hồng gấp bằng tiền mặt là tài sản anh tích cóp suốt 4 năm đi làm kể từ khi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin năm 2009 với mức lương chưa tới 4000 tệ/tháng.
200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ được gấp thành 99 đóa hồng cầu hôn. |
********************
Những điểm đến tốn kém nhất thế giới
1.Oslo, Na Uy
Cũng giống như những thành phố giàu có ở Trung Đông, sự thịnh vượng của Oslo một phần nhờ dầu mỏ. Theo báo cáo của Prices and Earnings, đây là thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nếu bạn muốn hưởng thụ những ngày nghỉ tại Olso, hãy chuẩn bị thêm 20% kinh phí so với các đểm đến khác ở Tây Âu và luôn nhớ rằng dịch vụ cùng đồ ăn thức uống tại đây cao hơn 70% so với mức trung bình trên thế giới.
Trước khi lên đường, bạn nên tìm hiểu tại website visit Oslo.com, địa chỉ cung cấp những thông tin khá bổ ích về các nơi ăn chốn ở có giá vừa phải.
2. Zurich, Thụy Sỹ
Zurich mang đến cho du khách rất nhiều thứ như không khí trong lành, cảnh đẹp mê hồn xung quanh, các khu phố đi bộ sạch sẽ và con người hồn hậu. Theo báo cáo của Prices and Earnings thì đây là thành phố đắt đỏ nhất để đi chơi vào cuối tuần bao gồm phí khách sạn, bữa tối với rượu vang, đi lại và các khoản phát sinh khác. Zurich cũng có giá giao thông công cộng và taxi đắt nhất thế giới. Điển hình là 5 km taxi bạn sẽ phải trả ít nhất 30 USD.
Để giảm thiểu chi phí, du khách có thể chọn đến Zurich từ tháng 5 đến tháng 10 vào mùa có chương trình Zurich on Wheels với khoảng 200 chiếc xe đạp để du khách có thể mượn miễn phí khi trình giấy tờ hợp pháp cùng một chút phí đặt cọc.
3. New York, Mỹ
Cùng với Tokyo, New York có hệ thống khách sạn hạng sang và trung đắt nhất thế giới. Trung bình du khách phải trả trên 800 USD/ đêm cho các phòng hạng sang và không dưới 350 USD/ đêm cho phòng loại trung bình. Đây cũng là thành phố đắt nhất bắc Mỹ cho việc đi chơi cuối tuần gồm phí khách sạn, bữa tối với rượu vang, đi lại trong nội đô. Ở New York bạn có thể phải trả một phần bít tết bò 390 USD hay món kem mứt 1115 USD, “quả táo lớn” là nơi mà bất cứ cái giá “điên rồ” nào đều có khả năng hiện hữu.
Nhằm tiết kiệm khi đi chơi, thay vì nghỉ tại trung tâm Manhattan bạn có thể đón tàu ra xa một chút về phía New Jersey nơi có các khách sạn mới rộng rãi và giá mềm hơn hẳn. Ngoài ra, New York có khá nhiều điểm miến phí như Công viên Trung Tâm, vườn thú Bronx, Bảo tàng American Illustratio và New York Botanical Garden.
New York dù đắt đỏ nhưng có rất nhiều điểm đến miễn phí mà bạn có thể dành cả ngày để vui chơi. |
4. Bora Bora, đảo Polynesia thuộc Pháp
Sang trọng, đẳng cấp và được nhiều người nổi tiếng chọn làm nơi nghỉ dưỡng, đó là những resort tại Bora Bora. Hòn đảo ngoài khơi Nam Thái Bình Dương mang đến không gian nhiệt đới ấm áp cùng bãi biển cát mịn và mặt nước xanh màu ngọc bích. Trong danh sách của U.S. News & World, đây là một trong những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới. Tất nhiên giá cả cũng đi kèm với sự nổi tiếng khi một phòng loại bungalow có giá trung bình 1.000 USD/ đêm. Đó là chưa kể việc đi lại cũng cực kỳ tốn kém với số chuyến bay có hạn hạ cánh mỗi ngày cùng sự xa xôi cách trở về địa lý.
Để vẫn có thể thưởng thức thiên đường nhiệt đới này, hãy đến Bora Bora vào các mùa thấp điểm như tháng 3 hay tháng 9.
5. Sydney, Australia
Thành phố xinh đẹp nằm bên bờ vịnh đang dần tiến lên trong bảng xếp hạng các đô thị đắt đỏ trên thế giới do Expatistan xếp hạng và với phân tích mới nhất của Deustche Bank thì đi nghỉ cuối tuần ở Sydney hiện tại đã trở nên đắt hơn so với New York. Đồng đôla Australia tăng giá cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến du khách phải suy nghĩ khi chọn thành phố nổi tiếng để vui chơi.
Để tiết kiệm những chi phí như rượu, bia hay cocktails, bạn có thể mang theo đồ uống của riêng mình đến các nhà hàng BYO (bring your own – mang đồ uống riêng của bạn). Với BYO, chỉ với một chút phí phục vụ bạn đã có thể thoải mái thưởng thức mà không phải chi quá nhiều cho những ly cocktail hay chai vang có giá cao nhiều lần trong nhà hàng quán ăn.
Sydney đẹp và quyến rũ nhưng đi cùng với đó là giá cao sẽ khiến bạn phải cân nhắc những khoản chi tiêu trên đường du lịch. |
6. Tokyo, Nhật Bản
Đến thăm Tokyo và dùng thẻ tín dụng, bạn sẽ trở về nhà với khoản nợ kha khá nếu không kiểm soát tốt tình hình chi tiêu. Có giá trung bình cao hơn 50% so với các thành phố tại châu Á, Tokyo hiện đang là thành phố đắt đỏ thứ 3 trên thế giới. Không chỉ với người bản địa mà với du khách, việc ăn uống và mua sắm tại Tokyo cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á hay châu Á khác. Ngoài ra, Tokyo cũng không kém cạnh gì New York với chi phí cho khách sạn hạng sang và trung bình.
Để tiết kiệm bạn có thể thử tachigui, một loại cửa hàng ăn mà thực khách thường đứng để húp những tô mì nóng hổi thay cho các nhà hàng có đầy đủ bàn ghế và đắt tiền.
7. London, Anh
London luôn là điểm đến mà những du khách muốn một lần đặt chân đến để khám phá những bảo tàng giàu hiện vật, nền văn hóa “Ăng-lê” sống động và với những ai yêu ẩm thực thì thủ đô của nước Anh quả là thiên đường khi có hơn 60 nhà hàng được vinh dự gắn ngôi sao của Michelin - sách chuyên về ẩm thực rất uy tín. Tuy vậy London cũng là nơi sẽ khiếu hầu bao của bạn mỏng đi nhanh chóng với giá khách sạn 4 sao từ 440 USD/ đêm trở lên và 220 USD/ đêm cho khách sạn 3 sao. Chưa kể tất cả những thứ nhỏ hơn như cà phê tại London đắt hơn Rome ( Italy) 60% và 40 USD cho một cặp vé xem phim nếu bạn muốn đến rạp. Bên cạnh đó là giá tàu cao hơn giá trung bình ở châu Âu 70% cũng khiến nhiều người phải ngán ngẩm.
Vui chơi tại London một cách trọn vẹn, bạn có thể tham khảo thêm tại website visitLondon.com với rất nhiều mẹo hay và thông tin về những địa điểm tham quan miễn phí hay các khu mua sắm giá rẻ.
8. Las Vegas, Mỹ
Nằm giữa một sa mạc mênh mông nắng gió nhưng đảm bảo bạn sẽ tìm được mọi thứ ở Las Vegas. Một phòng khách sạn trị giá 40.000 USD/ đêm hay chiếc bánh burger 550 USD chỉ là vài ví dụ về sự xa hoa của kinh đô cờ bạc thế giới. Ở thành phố mà một chiếc vé để xem show diễn Cirque du Soleil (xiếc và nhảy múa nghệ thuật) đã gần 300 USD, bạn cũng đừng hy vọng vào những bàn blackjack để thử vận may.
Vậy làm sao để thoải mái tung tăng ở Las Vegas với giá rẻ, hãy chọn khách sạn xa cung đường chính một chút và đặt phòng vào giữa tuần.
9. Monte Carlo, Monaco
Tại Monte Carlo, du khách nào cũng có thể cảm nhận mình đang sống trong không khí hoàng gia và giá cả cho các hoạt động vui chơi giải trí cũng thế. Theo chỉ số Hotel Pice Index của website Hotels.com, Monte Carlo có giá khách sạn trung bình cao nhất thế giới 343 USD/ đêm. Tiếp theo đó là giá sân golf từ 200 USD trở lên, 1 vé massage tại Thermes Marins Monte Carlo spa khoảng 145 USD. Đơn giản nhất là một chuyến đi ra biển cũng mất 110 USD nếu bạn chọn dừng chân tại Monte Carlo Beach Club. Khách sạn ở Monte Carlo đắt nhưng có rất nhiều phương án lựa chọn khác tại thành phố Nice ngay sát bên (20 phút bằng tàu).
10. Singapore
Cho đến khoảng vài năm trước thì mọi thứ ở Singapore vẫn được coi là rẻ nhưng sự tăng giá của đồng đô la Sing và dòng chảy của những mặt hàng xa xỉ đã khiến cho đảo quốc sư tử được liệt vào danh sách các điểm đến đắt đỏ nhất trên hành tinh. Chỉ số năm ngoái cho thấy giá khách sạn trung bình tại Singapore là 290 USD/ đêm. Để bạn thoải mái có những ngày lưu trú tại Singapore, hãy chọn các quán ăn địa phương và nghỉ chân trong các khách sạn bình dân ở khu ngoại ô.
Hoài Nam (Theo news.com.au)
****************************
*******************************
Những ngõ hẻm dưới ánh trăng ở Luangprabang
Anh bạn làm trong ngành du lịch cảnh báo với tôi về một Luangprabang đang bị mất đi nhiều vẻ đẹp thơ mộng khi khắp thành phố đã mọc lên những khách sạn, quán bar và nhà hàng sầm uất. Dãy phố nhộn nhịp nhất nằm ngay khu phố chính, gần với núi Phousi. Con đường này chạy song song ở giữa hai dòng sông, nở rực rỡ những bông hoa điệp vàng trong nắng hè (Trong tiếng Lào là hoa Dock Khoun), những cây trứng cá đang mùa quả đỏ ối và những bông hoa mù u tim tím.
Nhưng Luangprabang vẫn còn giữ được nhiều nét đáng yêu với những con phố nhỏ tĩnh mịch và yên bình. Từ phố chính rẽ nhánh sang hai bên là hàng chục ngõ ngỏ, kéo dài đến tận bờ sông. Những ngõ nhỏ xinh đẹp và sạch sẽ với những hiên nhà tràn ngập hoa lá và tiếng chim rộn ràng bên những hàng rào gỗ nở đầy những bông hoa dâm bụt đủ màu sắc. Ánh nắng rải rác trên con phố, xiên xiên qua những tán hoa rung rinh trong gió.
Con ngõ thoai thoải dần xuống phía bờ sông. Ở đây, ngôi nhà nào cũng có một khoảnh vườn nho nhỏ và những chậu hoa, những bồn hoa nở đầy ngay trước cổng. Thấp thoáng sau muôn vàn lá hoa là những ngôi nhà nhỏ. Các ngôi nhà bằng gỗ hai tầng xinh xắn. Các căn phòng đều có cửa sổ trông ra ngõ hay vườn, mỗi căn phòng đều có bancon rộng rãi thơm nồng hương hoa và mát mẻ với làn gió không ngừng thổi từ phía sông. Khoảng sân rộng với bộ bàn ghế dưới tán cây xanh hay chiếc xích đu đung đưa. Các nhà nghỉ trong các con ngõ này cũng được thiết kế như vậy, có khác thêm dòng chữ nhỏ xinh bên ngoài báo cho khách. Không phô trương với biển hiệu to đẹp hay màu sắc, mọi thứ đều hòa chung màu sắc với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.
Luangrabang chiếm trọn cảm tình của bất cứ ai khi ghé thăm một lần. |
Tăng thêm vẻ đẹp cho những con ngõ là những chiếc ghế băng làm bằng gỗ hay những chiếc ghế gỗ được đặt suốt dọc con đường, dưới bóng mát của những hàng cây. Không có tiếng xe máy hay ô tô, chỉ có tiếng những bước chân lạo xạo trên lá khô và tiếng của những chú chim ríu rít.
Ở Luangprabang, những vị khách nước ngoài được sống những khoảng thời gian tuyệt vời giữa thiên nhiên. Mọi thứ đều tĩnh lặng và yên ả. Những ngôi chùa cổ kính rêu phong trải khắp con phố, những con ngõ đáng yêu lung linh trong nắng, những ngôi nhà nép mình yên bình trong bóng mát cây xanh, con đường dọc sông hiền hòa trong ánh hoàng hôn.
Ai đến thành phố này cũng thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn. Người ta có thể đi dạo cả ngày không chán trong những con ngõ hay đạp xe thong thả mỗi chiều. Sau những phút tản bộ an nhàn trong phố, ngồi lại nghỉ chân bên hiên nhà, trò chuyện với những người dân thân thiện là điều tuyệt vời nhất để hiểu thêm về con người nơi đây.
Những ngõ phố đáng yêu. |
Đêm về khuya, những con ngõ óng ánh trong ánh sáng trăng bàng bạc. Nghe đâu đây tiếng đàn dìu dặt trong một góc vườn. Thư thả ngồi nán lại, thưởng thức chút vị bia Lào mát lạnh trong hương hoa đại quanh quất. Dịu dàng và sâu lắng.
Bài và ảnh: Lam Linh
************************
*******************
Tục ngủ cùng, tỏ tình nhưng cấm ân ái của người Raglai
Raglai là một dân tộc thuộc huyện vùng cao Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có ngôn ngữ và nét văn hóa gần giống với dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu quanh đồi núi, ở trong những ngôi nhà sàn, làm nương rẫy, có lối sống mang tính cộng đồng và nhiều nghi lễ, lễ hội đặc sắc.
Dưới ánh trăng sáng trên những ngọn triền đồi, bên ánh lửa bập bùng của núi rừng, những cô gái chàng trai Raglai tụ tập bên bãi đất trống của làng, bên ché rượu cần nồng ấm họ cùng nhau ca hát, nhảy múa. Từng đoàn người nhảy vòng quanh ánh lửa, đôi mông lắc lư, tay nhịp nhàng vỗ nhẹ chiếc Mã La tạo nên những âm thanh vang vọng núi rừng. Cuộc sống vui vẻ bình dị cứ thế diễn ra theo ngày tháng của người Raglai.
Vợ chồng Ama Tách kể về tục ngủ thảo. |
Sau lễ hội, tiếng Mã La bắt đầu ngừng vang, những thanh niên Raglai lần lượt tìm cho mình một chàng trai, cô gái rồi cùng nhau về một mái nhà sàn cao ráo. Trong đêm tối họ nằm sát bên nhau trao gửi những lời yêu thương, tỏ tình, bắt đầu tìm hiểu về nhau để tiến đến một lễ cưới nếu hai bên cùng đồng ý. Đó là tập tục ngủ thảo độc đáo của người Raglai.
Ngủ thảo là ngủ chung với nhau để tỏ tình, để hiểu nhau, rồi yêu nhau, mức độ ngủ thảo chỉ đến độ ngủ chung, trò chuyện và nắm tay, đặc biệt kiêng kị quan hệ ân ái. Nếu cặp đôi nào phạm phải điều kiêng kị này sẽ bị làng phạt vạ bằng cách lấy roi mây đánh khắp cơ thể. Nếu con trai vi phạm bằng những hành động vượt phạm vi nắm tay và bị nhà gái lên án, sẽ bị nhà gái và cộng đồng làng phạt vạ bằng một con bò, một con heo và gà cho cả làng. Già làng sẽ cho làm mâm cỗ chuộc lỗi với thần linh và thông báo đến mọi người trong làng cùng biết về vi phạm của chàng trai và chàng trai sẽ bị đuổi khỏi làng.
Người Raglai quan niệm cuộc sống của họ được linh hồn tổ tiên và thần linh giám sát nên những việc như quan hệ tình dục trước hôn nhân, ăn cắp vặt.... đều sẽ bị thần linh và tổ tiên nhìn thấy, quở phạt. Do đó, họ luôn có lối sống hiền hòa, chân chất và ngay thẳng. Yếu tố về niềm tin tâm linh đã trở thành một phương thức giáo dục rất hiệu quả dù họ sống trên những đồi núi hoang sơ.
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai. |
Người Raglai rất quan trọng hôn nhân đôi lứa nên đó để tiến đến ngủ thảo họ phải tìm hiểu trước cô gái hay chàng trai về tuổi tác, gia tộc, tính cách và lối sống. Nếu đã biết được đối phương thì dù là gái hay trai vẫn có thể lên tiếng mời đối phương về nhà ngủ thảo và chỉ ngủ ở nhà của cô gái hoặc một nhà sàn chung của làng. Ở đó họ không phân chia hay ngăn cách, ai đến trước thì tự tìm cho mình một chỗ ngủ để cùng tâm tình.
Với những gia đình có cô gái vừa lớn đủ tuổi cặp kê thì ngôi nhà sàn truyền thống được phân làm nhiều khu ngăn, nơi ngủ của bố mẹ, nơi tiếp khách, nơi ăn uống và nơi dành cô gái tiếp chàng trai trong những đêm ngủ thảo. Ở đó các trai gái Raglai nói chuyện và thao thức suốt đêm, đến sáng ai về nhà nấy. Những hôm sau nữa chuyện tình ngủ thảo lại tiếp tục diễn ra đến khi nào chàng trai và cô gái ưng cái bụng thì gia đình nhà gái sẽ làm lễ bắt chồng cho cô gái.
Một gia đình người Raglai ở Bác Ái. |
Nếu sau đêm ngủ thảo cả chàng trai và cô gái đều không ưng, họ sẽ không tìm đến nhau nữa. Những đêm hội khác lại diễn ra, họ lại bắt đầu tìm cho mình những người khác để cùng ngủ thảo, tâm tình và trò chuyện. Chẳng biết tục ngủ thảo đã có từ bao lâu nhưng nó đã trở thành một nét đẹp rất riêng và độc đáo của người Raglai, sau những niềm vui lớn của cộng đồng là niềm vui, hạnh phúc của đôi lứa trai gái Raglai.
Bài và ảnh: Putra Jatrai
***************************
Đoạn kết có hậu của cô gái bị anh trai bán cho đại gia
Cuộc đời của Hương tưởng như đi vào ngõ cụt khi bị bán làm gái, nhiễm HIV. Thế nhưng, người yêu luôn ở bên động viên và yêu thương cô.
Theo Gia Đình Việt Nam
**********************
Vào Em nó nhờ tí
************************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá Cải Thứ Bẩy Ngày 15 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
*******************************
Lại choáng váng với bữa tiệc 2.000 mâm cỗ miễn phí ở Hải Dương
(Soha.vn) - 2.000 mâm cỗ và cả làng ở xã Ái Quốc (Hải Dương) tham gia nấu ăn, trông xe... đó là con số mà một đồng cô theo hầu "Mẫu" The từ năm 1998 tới nay cho chúng tôi biết.
Hàng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng, hàng nghìn người từ khắp mọi nơi lại về với "Mẫu" The để dâng sao giải hạn.
Một người thân của Mẫu cũng không ngần ngại chia sẻ: Từ 2, 3 năm nay, năm nào vào ngày Rằm tháng Giêng ở đây cũng làm khoảng 2.000 mâm cỗ để tiếp khách thập phương từ khắp nơi đổ về dâng sao giải hạn. Trong số hàng nghìn người ấy, các đồng cô, đồng cậu tính ra cũng phải con số vài trăm người.
Lẫn trong những người đang về với Mẫu là những tiếng khóc, tiếng nấc, tiếng tiễn người âm... khi không ít người mà theo số đông ở đây cho biết là có người âm theo.
Hỏi thăm một vị khách tới đây giải hạn xem độ tin tưởng ở đây, chúng tôi nhận được những ánh mắt đầy tức giận, bởi với họ, niềm tin dành cho Mẫu là tuyệt đối.
Một đồng cô cho biết: Để giải hạn cho gia đình thì nên làm sớ và đặt lễ ít nhất là 100 nghìn.
Khi trời đã về trưa, chúng tôi được diện kiến "Mẫu" The (tên thật là Đoàn Thị The) khi dòng người vẫn đang xô đẩy để mong được nhìn tận mắt người mà xưa nay họ vẫn tôn là "Mẫu".
Chân dung "Mẫu" The
Một góc "Cung điện" tráng lệ của "Mẫu" The
Hàng ngàn người về với "Mẫu" vào ngày Rằm tháng Giêng, để có mặt trong đền "Mẫu", nhiều người phải đi từ ngày hôm trước
Trèo tường để được xem "Mẫu"
Chen lấn, xô đẩy như nhiều lễ hội khác là cảnh tượng dễ tìm thấy ở đền của "Mẫu" The
Tất cả cùng giơ một ngón tay theo lời "Mẫu" nói
Sau khi "Mẫu" về nghỉ ngơi, mọi người đổ xô đi ăn cơm "lộc" của "Mẫu", họ có thể ngồi bất cứ đâu để ăn
Cảnh phát cơm "lộc" của "Mẫu" The như phân phát hàng thời bao cấp
*********************
Phát hiện ngà siêu quý hiếm của voi ma mút 60.000 năm tuổi
Các công nhân tại một công trường xây dựng ở thành phố Seattle của Mỹ vừa tình cờ phát hiện chiếc ngà voi ma mút hóa thạch quý hiếm.
Hình ảnh một chú voi ma mút (ảnh: Daily Galaxy) |
Theo các nhà cổ sinh vật học, chiếc ngà voi hóa thạch vừa được phát hiện
thuộc về loài voi ma mút sống vào kỷ băng hà, có thể có niên đại từ
16.000 đến 60.000 năm tuổi.
Phát hiện này là một cơ hội hiếm có, giúp mở đường cho các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực cổ sinh vật học, cũng như tìm hiểu về lịch sử phát triển tự nhiên cổ đại của thành phố Seattle. Hiện chiếc ngà voi ma mút quý hiếm này đang được các nhà khoa học thuộc Bảo tàng văn hóa và lịch sử tự nhiên Burke tổ chức khai quật.
Chuyên gia về cổ sinh vật học Scott Koppelman cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện tuyệt vời, và nó không nên chỉ được đặt trong một phòng khách hay tiền sảnh của một văn phòng nào đó, mà nó cần được đặt ở nơi mà tất cả mọi người có thể cùng chiêm ngưỡng”./.
Phương Anh/VOV- Trung tâm Tin
Theo Reuters
*******************
Chen lấn, cướp lộc là hành động rất phản cảm
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, lễ hội truyền thống mang ý nghĩa tốt đẹp, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, cần phát huy. Còn hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong tổ chức lễ hội, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất, liên quan khâu tổ chức.
Nếu để lộn xộn thì ban tổ chức, cơ quan liên quan, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm. Thứ hai, liên quan giáo dục, ý thức của người tham gia lễ hội. Tổ chức chỉ là một phần thôi và nếu người dân không có ý thức chấp hành những quy định thì khó mà có lực lượng nào quản lý nổi.
Hành động cướp lễ như thế này là rất đáng lên án |
Tôi nghĩ, giáo dục để người dân có ý thức hơn khi tham gia lễ hội là công việc mang tính chất lâu dài. Ý thức không thể ngày một hai mà có được, có khi phải từ trong nhà trường phổ thông, tuyên truyền trong xã hội và phải có lực lượng làm gương.
Phóng viên: Để ngăn chặn hành vi phản cảm, thái quá của người dân khi tham gia lễ hội, theo ông cần phải làm gì?
Ông Đào Trọng Thi: Những hành vi phản cảm như chen lấn, xô đẩy thậm chí tranh cướp lộc và đồ thờ tự hay nạn rải tiền lẻ...thì trước hết cần có sự giáo dục, giải thích. Rõ ràng đó chẳng phải là hành vi tốt đẹp, hay ho gì. Công đức là tốt, mong được lộc cũng là tốt, nhưng cứ đi rải tiền, nhét cả tiền lẻ vào tượng thì có khi là vô văn hóa, không tôn trọng thần thánh chứ đừng nói là tôn kính. Vậy phải cấm, phải xử lý ngay hành vi đó.
Ban quản lý có thể đặt các hòm công đức thuận lợi hơn và phải đảm bảo sự tôn nghiêm. Nhưng tôi nghĩ ở đây có thể có cả sự bất cập trong sự phân chia của các thành phần liên quan về số tiền công đức. Nếu không cho rải tiền, có thể một bộ phận nào đó cũng mất quyền lợi.
Chúng ta nên thu về một đầu mối, sử dụng tiền công đức ấy phù hợp về mục đích đối với các bên tham gia bảo tồn, bảo vệ, duy trì hoạt động của cơ sở tín ngưỡng đó. Còn nếu ban quản lý đặt hòm công đức thu sử dụng hết thì những người trực tiếp bảo vệ, trông coi điểm thờ tự, tín ngưỡng đó không có quyền lợi, họ sẽ phải nghĩ cách để tạo ra quyền lợi cho họ.
Phóng viên: Nhìn vào cảnh chen lấn, xô đẩy để tranh lộc thánh xảy ra tại lễ hội đền Trần, ông có suy nghĩ gì?
Ông Đào Trọng Thi: Đi lễ đền Trần ai cũng mong muốn có được lộc, ấn đó là mong muốn tốt đẹp, chính đáng. Vấn đề đặt ra là cách người ta nhận được, đạt được cái lộc đó như thế nào mà thôi. Phản cảm là ở chỗ đó.
Ví dụ chúng ta xếp hàng trật tự thì khác, còn tranh nhau xô đẩy như ăn cướp thì chuyện đó không thể chấp nhận được. Lễ hội khai ấn đền Trần vừa mang ý nghĩa tinh thần vừa mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp.
Nếu không có khai ấn, phát lộc ấn thì lễ hội sẽ mất cái hưng phấn, mất dấu ấn truyền thống. Truyền thống đó là tốt đẹp nhưng phải tổ chức làm sao để nó thể hiện sự văn minh mới quan trọng./.
Nguyễn Tuấn/Tiền Phong Online
****************************
Như trong ký-sự „Về miền sông Hậu“, hình-ảnh là lời kể quan-trọng còn bài viết chỉ có tính-cách phụ-họa và giải-thích thôi.
Quãng đường từ phi-trường Siem Reap tới khách-sạn vừa hơn 10 cây-số. Đoạn đường không dài nhưng cũng đủ cho tôi thấy sự đồng-dạng của hai nước láng-giềng Việt-Miên trong lãnh-vực buôn-bán từ lặt-vặt ở ven đường cho đến quán-xá ở đường phố của tỉnh-lỵ.
Hình-ảnh trong bài của Đỗ Thanh Vân và Phan Tấn Tài
Trong những xóm nghèo thì quả thật rất khó phân-biệt là chúng tôi đang ở Siem Reap hay đang ở một khu xóm nào đó ở Việt-Nam.
Phong-cảnh hai bên đường cũng phảng-phất những nét của quê ta.
Trẻ con tắm sông
Tuy-nhiên, một đặc-thù đã cho tôi một ấn-tượng thật sâu-sắc ngay khi vừa mới đến phi-trường Siem Reap là tinh-thần quốc-gia, hay nói đúng hơn là tinh-thần bảo-vệ dấu-vết cổ-truyền của quốc-gia dân-tộc, trong bình-diện kiến-trúc. Trên đường đi qua vài con phố, đâu-đâu tôi cũng gặp nhiều tòa nhà mới cất, những khách-sạn sang-trọng cũng như tư-gia thuộc thành-phần khá-giả, dĩ-nhiên là tất cả đều theo lối xây-cất hiện-đại, nhưng dù tân-tiến tới thế mấy, ngôi nhà đó vẫn giữ lại ít nhứt là một đường nét căn-bản của kiến-trúc Khmer mà ta không thể nào lẫn-lộn với kiến-trúc xứ khác.
Phi-trường Siem Reap
Phi-trường Siem Reap
Chợ Siem Reap
Chợ Siem Reap
Khách - Sạn
Tấm hình cuối cùng là nơi chúng tôi tạm nghỉ ba đêm có ông chủ là người Hòa-Lan, tức là hàng xóm sát vách của Đức-quốc, nên lề-lối tổ-chức và cách phục-vụ du-khách của khách-sạn đúng mực Âu-châu. Tuy-nhiên, khi thoạt nhìn khách-sạn, ta nhận-diện ra ngay cái chóp hình tam-giác trên mặt tiền ngôi nhà, cũng như hình-dạng hai cây kiểng, là cái đỉnh tháp được kiểu-thức-hóa (styliser), tức là đơn-giản-hóa sự vật để chỉ còn những đường nét tiêu-biểu, ứng-dụng cho nghệ-thuật trang-trí và kiểu-mẫu kiến-trúc. Cái chóp nầy đã có mặt trong những ảnh đã kể bên trên, nó chính là dấu-hiệu biểu-tượng cho đặc-tính Khmer trong phạm-vi xây-cất, mà sau bao nhiêu thăng-trầm đổi thay người dân bản-xứ vẫn chung-thủy với nét đặc-trưng của quê-hương họ. Vì thế mà khi người xứ khác tới đây làm ăn khai-thác, họ cũng phải tôn-trọng tinh-thần bảo-vệ truyền-thống đó.
(Xin lạc-đề: Ở Sàigòn tôi có dịp trò chuyện với một họa-viên kỹ-thuật chuyên-nghiệp trẻ tuổi, đang làm việc chung với một số họa-sĩ cao-niên có tiếng của thành-phố. Tôi được cho coi vài dự-án về thiết-kế nội-thất (hồi trước chúng tôi gọi là trang-trí nội-ốc = décoration intérieure), và tôi có đặt câu hỏi là, tại sao ở đây dùng toàn là đường thẳng của Tây-phương mà không phối-hợp với đường cong của Đông-phương, để ngoài sự hòa-điệu Đông-Tây còn giảm đi tính-chất cứng ngắt của góc cạnh, và tại sao không có cái nào được nhấn mạnh bằng đường nét Việt-Nam? Câu trả lời là „Làm gì có đường nét Việt-Nam!“ và „Cái gì là đường nét Việt-Nam?“
Dĩ-nhiên là lời phát-biểu nầy không thể đại-diện cho quan-niệm nghệ-thuật Việt-Nam hiện-đại nhưng rất tiếc, nó đã tiết-lộ một thực-tế: tinh-thần Việt-Nam trong nghệ-thuật Việt-Nam không được phát-huy và phổ-biến!)
Đã đến Angkor thì phải chụp hình thật nhiều, chắc-chắn vậy. Thú-thật, chúng tôi chịu không nổi sức nóng của mấy hôm trời nắng như đổ lửa đó. Mặc dù đã trang-bị vừa nón vừa dù, chúng tôi phải giảm dự-định hai ngày tham-quan thành một, rồi sau năm tiếng đồng-hồ, chúng tôi chịu thua đành chấm dứt tại chỗ.
Dù vậy, tôi vẫn lựa chọn cho bài phóng-sự về cuộc viếng thăm ngắn-ngủi ở Angkor Wat rồi sau đó ở Angkor Thom một ít hình-ảnh tượng-trưng, tuy biết rằng quý bạn có thể tìm thấy trong các nguồn tài-liệu rất nhiều hình-ảnh đẹp và phong-phú hơn.
Xe tuk-tuk
Angkor Wat
Lịch-sử Ấn-Độ trên tường
Chúng tôi rời Angkor Wat để đi Angkor Thom.
Cổng vào Angkor Thom
Angkor Thom
Khi mở đầu bài phóng-sự tôi có nói tới cái hứng-thú đi tìm cái đẹp. Và thật-sự tôi đã gặp rất nhiều „cái đẹp“: cái đẹp huyền-bí của kỳ-quan Angkor, cái đẹp của tấm lòng quý-trọng kiến-trúc truyền-thống, cái đẹp của ý-thức bảo-vệ tài-sản quốc-gia (bạn tôi vừa lượm một cục đá nhỏ ở Đế-Thích thì lập-tức cả người lái xe lôi lẫn cô hướng-dẫn đều lên tiếng: „Không được phép!“), cái đẹp của tánh-nết hiền-hòa, của sự vui tươi cởi-mở nhưng điềm-đạm của các cô gái …..
Và cũng vì thế mà phần kết-luận tôi để dành cho những „người đẹp“ thật-sự bằng xương bằng thịt. Ở Angkor chúng tôi gặp vài đám cưới mà các cô dâu đẹp quá. Cả ba chúng tôi trầm-trồ tinh-thần tôn-trọng cổ-tục của người bản-xứ, nhứt là những đám cưới nầy rất sang-trọng, chứng-tỏ họ phải thuộc vào giai-cấp thượng-lưu, là giai-cấp có khuynh-hướng theo „Tây“ nhiều hơn là giữ lề-lối xưa đi làm lễ tại đền. Riêng tôi, vừa nhìn họ tôi liên-tưởng ngay đến những cặp dâu rể Việt dắt nhau tới những nơi dàn-dựng cảnh giả để „đóng tuồng“, nào là cảnh sông nước ghe xuồng thôn-dã giữa Sàigòn với cô dâu rất đầm và chàng rể rất tây, nào là cảnh chàng chải-chuốt hiên-ngang như James Bond 007 bên cạnh người vợ lả-lướt ... Cách đây không lâu còn có cảnh đám cưới tập-thể chụp ở văn-miếu, nhưng nếu ta chỉ nhìn y-phục mà không đọc lời chú-thích dưới cái hình thì không thể biết đó là những dâu rể Việt-Nam.
Cho nên tôi thán-phục quá. Nhưng rồi lại thấy đám thứ hai, và trong hành-lang trước của dãy đền chánh hình như còn có đám thứ ba, thứ tư. Thành-thật mà nói, tôi bắt đầu đâm ra nghi-ngờ rằng lễ cưới nầy chỉ là một hình-thức „trang-trí“ cho quang-cảnh đền-đài thêm hấp-dẫn và nhứt là để thu-hút sự chú-ý cũng như làm vui mắt du-khách.
Nhưng dù thế nào đi nữa thì đây cũng là hình-ảnh đẹp với những người đẹp mặc quốc-phục rất đẹp, đang đem quốc-hồn quốc-túy ra khoe với khách phương xa. Đó cũng là một ý-hướng đẹp vậy!
Các cô dâu chánh và phụ trang-điểm rất khéo và người nào cũng trắng-trẻo, chớ không phải có màu da sậm của giống dân họ khiến tôi có cảm-tưởng các cô phải là những minh-tinh màn bạc hoặc là tài-tử sân-khấu, cũng có thể là hoa-hậu duyên-dáng, hoa-hậu xà-rông hay gì gì đó. Thế nên tôi lại đi tìm một người đẹp khác, một người đẹp bình-thường có cả màu da lẫn nét mặt rất tiêu-biểu cho thiếu-nữ Khmer.
Đó là cô hướng-dẫn-viên của chúng tôi.
Cô bé hai mươi tuổi mới vừa xong trung-học, đi làm thêm với công-việc tiếp khách trong khách-sạn vài lần mỗi tuần để kiếm tiền đi lên đại-học.
Chúng tôi từ-giã Siem Reap và mang theo một cảm-tình sâu-đậm trong lòng. Về Sàigòn tôi lại nghe người ta nói tới nước láng-giềng của ta bằng một giọng đầy thành-kiến và định-kiến, rằng họ kém văn-minh hơn ta nhiều. Cũng có thể là đúng trên phương-diện nào đó, nhưng mỗi khi nhớ đến cái chóp tháp trên các ngôi nhà, nhớ đến thái-độ cương-quyết gìn-giữ của-cải quốc-gia, nhớ đến hình-thức giới-thiệu truyền-thống bằng lễ cưới (giả?) ở Angkor và thành phố văn-hóa Siem Reap với người dân vui-vẻ, hiền-lành, có kỷ-luật, tôi lẩn-thẩn cứ mãi suy-nghĩ quanh cái quan-niệm thông-thường của người đời về hai chữ „văn-minh“!!!
Vinh-Lan
2010
http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=611:siem-reap&catid=17:bien-kho&Itemid=36
***************************
Sốc với hình ảnh cô bé “người rừng” vừa được phát hiện
Cha mẹ đều đã qua đời, khi được phát hiện, cô bé “người rừng” đang nằm trơ trọi dưới nền đất trong căn nhà nhỏ xập xệ với tình trạng sức khỏe vô cùng tồi tệ với những chứng bệnh bẩm sinh.
Trong chuyến đi từ thiện gần đây tại huyện Khánh Lê (miền núi tỉnh Khánh Hòa), một sư thầy đã vô tình phát hiện ra cô bé “người rừng” Mấu Thị Ni (người dân tộc Rắc-lây) đang trong tình trạng báo động về thể chất và tinh thần, rất cần giúp đỡ. Được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân sau khi nhận thông tin về “người rừng”, hiện cô bé đáng thương này đã được đem về chùa Phú Quang (thuộc tỉnh Khánh Hòa) để tập dần với cuộc sống người thường và chờ kêu gọi hỗ trợ để chữa trị bệnh tật.
Mấu Thị Ni đã được 7 tuổi (sinh năm 2007) nhưng chỉ nhỏ bé như một đứa trẻ lên 5 và mọi sinh hoạt đều gặp hạn chế vì những chứng bệnh bẩm sinh của mình (do quá trình mẹ em mang thai bị Rubela). Từ ngày sinh ra cho đến tận lúc được sư thầy cùng các phật tử phát hiện giúp đỡ, Ni không biết nói, không thấy đường, cũng chẳng thể nghe và đi lại được, bị hẹp van tim và phổi... Em nằm yên một chỗ giữa cái nền nhà trơ trọi cát đất và chờ sự chăm sóc từ những người thân.
Tuy nhiên, bi kịch chưa dừng lại ở đó với Ni. Năm em lên 2 tuổi, mẹ em đột ngột qua đời để lại Ni cho người cha nghèo già yếu. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, nỗi đau vẫn đong đầy… 4 năm sau (tháng 11/2013), trải qua một quá trình bệnh nặng không có tiền chữa trị, người cha - người thân duy nhất còn lại của em - cũng qua đời vì ung thư gan. Đứa bé dị tật câm – điếc – mù và hàng tá chứng bệnh nặng khác chính thức bước vào con đường “người rừng” do không ai chăm sóc.
Em nằm đó, đơn độc và đau đớn giữa hàng ngàn nỗi đau mất mát của cuộc đời. Ni
sống qua ngày bằng những bữa ăn từ thiện mà láng giềng giúp đỡ, một mình – một
đời em cứ thế trôi qua cho đến khi được phát hiện và trợ giúp.
Những hình ảnh về cô bé “người rừng” khi mới được phát hiện khiến không ít người
bàng hoàng và rơi nước mắt trước hình thể của em. Đứa bé gái 7 tuổi còi cộc xơ
xác, gần như khỏa thân nằm đơn độc giữa nền nhà đầy cát đất. Sự mệt mỏi hiện rõ
trên gương mặt em dù những căn bệnh quái ác bẩm sinh đã khiến Ni hoàn toàn không
có một khả năng nhận thức nào cả. Ni nằm đó, gác hai tay lên trán đếm thời gian
qua như một thói quen, toàn thân đen nhẻm, gầy trơ xương, tóc tai rối bù và bẩn
thỉu như một người rừng chính cống.
Nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong đoàn từ thiện, Ni được đem đi cắt tóc và tắm
gội sạch sẽ trước lúc về chùa sinh sống. Đứa bé dị tật, mồ côi như được tái sinh
với cuộc sống của một người bình thường mà đáng lẽ ra em phải được hưởng như tất
cả những đứa trẻ khác trên thế giới này.
(Theo Pháp luật và Xã hội)
************************
Đại gia Hà Dũng: Bán 7 biệt thự, 25 ôtô trả nợ
Sáng 12/2, một tờ báo lớn trong nước đưa tin, có nhiều doanh nghiệp đang nở rộ xây dựng nhà sản xuất máy bia, trước nhu cầu ngày càng lớn của dân ăn nhậu tại Việt Nam.
Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế chung, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, thì ngành sản xuất bia vẫn phát triển rầm rộ, thu lại lợi nhuận khổng lồ. Khó khăn mặc khó khăn, "bợm" vẫn dốc hầu bao "cụng ly", "chén chú chén anh" vô tư, thoải mái...
Trong giới kinh doanh có rất nhiều lời đồn đoán là ông chủ cũ của hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines, nhạc sĩ Hà Dũng sẽ nhảy sang lĩnh vực sản xuất bia, ngành kinh doanh béo bở.
Đại gia Hà Dũng |
Thế nhưng, đó chỉ là tin đồn. Theo một nguồn tin thân cận, đã có nhiều nhà sản xuất bia đến mời đại gia Hà Dũng hùn vốn, nhưng ông đã từ chối.
Lý do vị đại gia này đưa ra: "Sản xuất bia là đầu độc giới trẻ, lợi nhuận tuy cao nhưng không có lợi cho đất nước".
Một nhân viên cũ của Indochina Airlines xác nhận: "Đó là chuyện có thật. Anh Hà Dũng đang gặp khó khăn, lẽ ra khi có lời để nghị như vậy, anh ấy sẽ đồng ý ngay. Nhưng anh Dũng thấy không có lợi cho cộng đồng là vẫn từ chối thẳng thừng.
Từ trước đến giờ, anh ấy chỉ kinh doanh những lĩnh vực có ích cho xã hội, như: Sản xuất phân bón để cho nông dân bón lúa, kinh doanh taxi, hàng không để cho dân mình có phương tiện để di chuyển. Hoàn toàn không làm bất cứ điều gì phi pháp hay có hại cho mọi người. Tuy đang gặp khó khăn nhưng anh vẫn cương quyết giữ đạo đức kinh doanh thanh sạch của mình".
Đại gia Hà Dũng là ông chủ hãng hàng không tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, có tên Indochina Airlines, có vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. Chuyến bay đầu tiên của hãng cất cánh vào khoảng đầu năm 2009, nhưng chỉ 1 năm sau ngưng hoạt động do kinh doanh không hiệu quả. Nhạc sĩ Hà Dũng đã mất trắng 200 tỷ và nợ nần thêm khoảng 200 tỷ nữa.
Để giải quyết nợ nần thua lỗ trong kinh doanh, trong một lần chia sẻ với phóng viên, nhạc sĩ Hà Dũng nói: "Từ đó đến nay, tôi đã phải bán 7 cái biệt thự, 25 chiếc xe hơi để giải quyết nợ nần. Làm hàng không, tôi đã mất hết 200 tỷ đồng, nợ thêm 200 tỷ đồng nữa, nếu không lo giải quyết, có ai để cho tôi yên không? Tôi đang làm rất nhiều việc khác chứ không phải chỉ tập trung vào hàng không. Nhiều người tưởng tôi đang sắp chết, là sai lầm. Tôi vẫn là tôi, như những ngày xưa".
(Theo Tinmoi)
*****************************
Bỏ 10 nghìn bảng Anh để phẫu thuật thẩm mỹ thành ác quỷ
Anh Diablo Delenfer - 43 tuổi ở Kent, Anh - vừa bỏ ra 10 nghìn bảng Anh (tương đương 350 triệu đồng VN) để xẻ lưỡi, cấy sừng và xăm toàn bộ tròng mắt sang màu đỏ của máu để diện mạo bên ngoài của mình thật giống Vua quỷ Beelzebub trong bộ truyện nổi tiếng cùng tên.
Anh Delenfer - tên thật là Gavin Paslow, vốn từng là một nhân viên an ninh - cho biết, bản thân anh coi việc thực hiện các ca phẫu thuật kinh dị lên cơ thể của chính mình là nghệ thuật, bất chấp những người xung quanh nghĩ gì. "Tôi chọn trở thành một ác quỷ xuất phát từ sở thích cá nhân" - anh Delefer nhấn mạnh.
Tuy nhiên, anh Delefer cho biết: "Để trở thành ác quỷ không hề rẻ". Được biết, anh Delefer đã bỏ ra khoảng 10 nghìn bảng Anh mới có thể có được diện mạo kinh hãi như hiện nay.
Dù vậy, bất chất sự đau đớn của mỗi ca phẫu thuật cũng như các khoản chi trả tốn kém, anh Delenfer cho biết vẫn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sở thích này trong tương lai.
***************************
Làng “ma ám” kiên quyết “một đi không trở lại”
Đến chiều 14.2, 16 hộ (gồm 75 nhân khẩu) tại tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đã chính thức bỏ làng đi hẳn, chỉ còn 3 hộ “bình tĩnh” ở lại nhờ “lập trường” vững vàng và “may mắn” ở tách biệt với các hộ còn lại.
Mọi công tác vận động của chính quyền xã, huyện tính đến cuối ngày đều “thua” người dân, cả 16 hộ đã ra đi đều kiên quyết không về lại vì đó là phong tục “một đi không trở lại” mà họ tôn thờ xưa nay.Trao đổi với Lao Động, ông Bnươch Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Sông Kôn - cho biết: “Sự việc xuất phát từ ngày 3.2 (tức mùng 4 tết Giáp Ngọ), A Lăng Nghĩa (SN 1982) - người có tiền sử mắc bệnh tâm thần nhiều năm nay bỗng dưng tự tử trong nhà. Trước đó, cuối tháng 12.2013, A Lăng Tròn (37 tuổi) cũng thắt cổ tự chết cũng trong nhà nên người dân cho rằng trong làng đang có ma ám vì những năm qua, trong làng đã có nhiều người thuộc họ này chết vì treo cổ tự tử”.
Ông Bnươch Quý lắc đầu ngao ngán: “Mới đầu năm mà khổ vì một “con ma” theo trí tưởng tượng của bà con. Những ngày qua, anh em cán bộ, công an, dân phòng xã, huyện luôn túc trực vận động, giải thích để người dân hiểu vấn đề nhưng không kết quả gì, người dân kiên quyết không quay về”.
Chiều 14.2, chúng tôi đã có mặt tại ngọn đồi heo hút nằm cheo leo trên đồi - nơi người dân tổ 2, thôn Bút Tưa ở lâu nay, và bàng hoàng chứng kiến cảnh nhà cửa bị họ đập phá tan hoang. Mọi thứ quanh chúng tôi như lạnh tanh, không một bóng người, cảm giác thật rờn rợn.
Ông A Lăng Điều - Trưởng thôn Bút Tưa - cho hay, hiện có 5 hộ đang dựng lều bạt ở tạm tại bãi bồi bên sông Kôn vì không có chỗ ở, số còn lại ở nhờ nhà người thân trong thôn.
Ông Đỗ Tài - Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - cho biết, về việc người dân tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn đập phá nhà bỏ đi là “sự cố” liên quan đến phong tục của người dân, chúng tôi đã bám sát địa bàn tuyên truyền nhưng họ nhất quyết theo phong tục nên giờ chỉ còn cách là xắp xếp để người dân ở chỗ mới tại tổ 1 của thôn Bút Tưa”.
Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật sự việc này đến bạn đọc.
Người dân tổ 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn đập phá nhà cửa tan hoang. |
|
16 hộ dân đã bỏ đi vì cho rằng làng bị "ma ám" |
Những người đã bỏ đi kiên quyết không trở lại dù được chính quyền xã, huyện vận động |
Một số hộ ở nhờ nhà người thân, 5 hộ không có nhà ở đang dựng lều ở tạm tại bãi bồi bên sông Kôn. |
***************************
Dùng tiền mặt gấp 999 đóa hồng cầu hôn vì bố mẹ bạn gái thách
Gấp 999 đóa hồng bằng số tiền mặt anh ta tích cóp được quỳ trước mặt bạn gái cầu hôn, tổng cộng 200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ.
Tân Hoa Xã ngày 13/1 đưa tin, một thanh niên Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã gấp 999 đóa hồng bằng số tiền mặt anh ta tích cóp được quỳ trước mặt bạn gái cầu hôn, tổng cộng 200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ.
5 ngày trước, Trần Đông Đông đã phải ra ngân hàng rút tiền và dùng tiền mặt 2 tờ gấp thành 1 bông hồng. Đông Đông cho hay đây chính là yêu cầu mà cha mẹ bạn gái anh đặt ra.
Món quà là số tiền 4 năm đi làm dành dụm được. |
Tết Nguyên đán vừa rồi anh bị gia đình giục cưới vợ nên qua nhà bạn gái thưa chuyện. Bố mẹ bạn gái không nói thẳng yêu cầu, nhưng liên tục nhắc đến xe hơi, nhà ở trong khi người bạn gái không "nói đỡ" lời nào.
999 đóa hồng gấp bằng tiền mặt là tài sản anh tích cóp suốt 4 năm đi làm kể từ khi tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin năm 2009 với mức lương chưa tới 4000 tệ/tháng.
200 ngàn tệ, tương đương khoảng 700 triệu VNĐ được gấp thành 99 đóa hồng cầu hôn. |
********************
Những điểm đến tốn kém nhất thế giới
1.Oslo, Na Uy
Cũng giống như những thành phố giàu có ở Trung Đông, sự thịnh vượng của Oslo một phần nhờ dầu mỏ. Theo báo cáo của Prices and Earnings, đây là thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới. Nếu bạn muốn hưởng thụ những ngày nghỉ tại Olso, hãy chuẩn bị thêm 20% kinh phí so với các đểm đến khác ở Tây Âu và luôn nhớ rằng dịch vụ cùng đồ ăn thức uống tại đây cao hơn 70% so với mức trung bình trên thế giới.
Trước khi lên đường, bạn nên tìm hiểu tại website visit Oslo.com, địa chỉ cung cấp những thông tin khá bổ ích về các nơi ăn chốn ở có giá vừa phải.
2. Zurich, Thụy Sỹ
Zurich mang đến cho du khách rất nhiều thứ như không khí trong lành, cảnh đẹp mê hồn xung quanh, các khu phố đi bộ sạch sẽ và con người hồn hậu. Theo báo cáo của Prices and Earnings thì đây là thành phố đắt đỏ nhất để đi chơi vào cuối tuần bao gồm phí khách sạn, bữa tối với rượu vang, đi lại và các khoản phát sinh khác. Zurich cũng có giá giao thông công cộng và taxi đắt nhất thế giới. Điển hình là 5 km taxi bạn sẽ phải trả ít nhất 30 USD.
Để giảm thiểu chi phí, du khách có thể chọn đến Zurich từ tháng 5 đến tháng 10 vào mùa có chương trình Zurich on Wheels với khoảng 200 chiếc xe đạp để du khách có thể mượn miễn phí khi trình giấy tờ hợp pháp cùng một chút phí đặt cọc.
3. New York, Mỹ
Cùng với Tokyo, New York có hệ thống khách sạn hạng sang và trung đắt nhất thế giới. Trung bình du khách phải trả trên 800 USD/ đêm cho các phòng hạng sang và không dưới 350 USD/ đêm cho phòng loại trung bình. Đây cũng là thành phố đắt nhất bắc Mỹ cho việc đi chơi cuối tuần gồm phí khách sạn, bữa tối với rượu vang, đi lại trong nội đô. Ở New York bạn có thể phải trả một phần bít tết bò 390 USD hay món kem mứt 1115 USD, “quả táo lớn” là nơi mà bất cứ cái giá “điên rồ” nào đều có khả năng hiện hữu.
Nhằm tiết kiệm khi đi chơi, thay vì nghỉ tại trung tâm Manhattan bạn có thể đón tàu ra xa một chút về phía New Jersey nơi có các khách sạn mới rộng rãi và giá mềm hơn hẳn. Ngoài ra, New York có khá nhiều điểm miến phí như Công viên Trung Tâm, vườn thú Bronx, Bảo tàng American Illustratio và New York Botanical Garden.
New York dù đắt đỏ nhưng có rất nhiều điểm đến miễn phí mà bạn có thể dành cả ngày để vui chơi. |
4. Bora Bora, đảo Polynesia thuộc Pháp
Sang trọng, đẳng cấp và được nhiều người nổi tiếng chọn làm nơi nghỉ dưỡng, đó là những resort tại Bora Bora. Hòn đảo ngoài khơi Nam Thái Bình Dương mang đến không gian nhiệt đới ấm áp cùng bãi biển cát mịn và mặt nước xanh màu ngọc bích. Trong danh sách của U.S. News & World, đây là một trong những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới. Tất nhiên giá cả cũng đi kèm với sự nổi tiếng khi một phòng loại bungalow có giá trung bình 1.000 USD/ đêm. Đó là chưa kể việc đi lại cũng cực kỳ tốn kém với số chuyến bay có hạn hạ cánh mỗi ngày cùng sự xa xôi cách trở về địa lý.
Để vẫn có thể thưởng thức thiên đường nhiệt đới này, hãy đến Bora Bora vào các mùa thấp điểm như tháng 3 hay tháng 9.
5. Sydney, Australia
Thành phố xinh đẹp nằm bên bờ vịnh đang dần tiến lên trong bảng xếp hạng các đô thị đắt đỏ trên thế giới do Expatistan xếp hạng và với phân tích mới nhất của Deustche Bank thì đi nghỉ cuối tuần ở Sydney hiện tại đã trở nên đắt hơn so với New York. Đồng đôla Australia tăng giá cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến du khách phải suy nghĩ khi chọn thành phố nổi tiếng để vui chơi.
Để tiết kiệm những chi phí như rượu, bia hay cocktails, bạn có thể mang theo đồ uống của riêng mình đến các nhà hàng BYO (bring your own – mang đồ uống riêng của bạn). Với BYO, chỉ với một chút phí phục vụ bạn đã có thể thoải mái thưởng thức mà không phải chi quá nhiều cho những ly cocktail hay chai vang có giá cao nhiều lần trong nhà hàng quán ăn.
Sydney đẹp và quyến rũ nhưng đi cùng với đó là giá cao sẽ khiến bạn phải cân nhắc những khoản chi tiêu trên đường du lịch. |
6. Tokyo, Nhật Bản
Đến thăm Tokyo và dùng thẻ tín dụng, bạn sẽ trở về nhà với khoản nợ kha khá nếu không kiểm soát tốt tình hình chi tiêu. Có giá trung bình cao hơn 50% so với các thành phố tại châu Á, Tokyo hiện đang là thành phố đắt đỏ thứ 3 trên thế giới. Không chỉ với người bản địa mà với du khách, việc ăn uống và mua sắm tại Tokyo cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á hay châu Á khác. Ngoài ra, Tokyo cũng không kém cạnh gì New York với chi phí cho khách sạn hạng sang và trung bình.
Để tiết kiệm bạn có thể thử tachigui, một loại cửa hàng ăn mà thực khách thường đứng để húp những tô mì nóng hổi thay cho các nhà hàng có đầy đủ bàn ghế và đắt tiền.
7. London, Anh
London luôn là điểm đến mà những du khách muốn một lần đặt chân đến để khám phá những bảo tàng giàu hiện vật, nền văn hóa “Ăng-lê” sống động và với những ai yêu ẩm thực thì thủ đô của nước Anh quả là thiên đường khi có hơn 60 nhà hàng được vinh dự gắn ngôi sao của Michelin - sách chuyên về ẩm thực rất uy tín. Tuy vậy London cũng là nơi sẽ khiếu hầu bao của bạn mỏng đi nhanh chóng với giá khách sạn 4 sao từ 440 USD/ đêm trở lên và 220 USD/ đêm cho khách sạn 3 sao. Chưa kể tất cả những thứ nhỏ hơn như cà phê tại London đắt hơn Rome ( Italy) 60% và 40 USD cho một cặp vé xem phim nếu bạn muốn đến rạp. Bên cạnh đó là giá tàu cao hơn giá trung bình ở châu Âu 70% cũng khiến nhiều người phải ngán ngẩm.
Vui chơi tại London một cách trọn vẹn, bạn có thể tham khảo thêm tại website visitLondon.com với rất nhiều mẹo hay và thông tin về những địa điểm tham quan miễn phí hay các khu mua sắm giá rẻ.
8. Las Vegas, Mỹ
Nằm giữa một sa mạc mênh mông nắng gió nhưng đảm bảo bạn sẽ tìm được mọi thứ ở Las Vegas. Một phòng khách sạn trị giá 40.000 USD/ đêm hay chiếc bánh burger 550 USD chỉ là vài ví dụ về sự xa hoa của kinh đô cờ bạc thế giới. Ở thành phố mà một chiếc vé để xem show diễn Cirque du Soleil (xiếc và nhảy múa nghệ thuật) đã gần 300 USD, bạn cũng đừng hy vọng vào những bàn blackjack để thử vận may.
Vậy làm sao để thoải mái tung tăng ở Las Vegas với giá rẻ, hãy chọn khách sạn xa cung đường chính một chút và đặt phòng vào giữa tuần.
9. Monte Carlo, Monaco
Tại Monte Carlo, du khách nào cũng có thể cảm nhận mình đang sống trong không khí hoàng gia và giá cả cho các hoạt động vui chơi giải trí cũng thế. Theo chỉ số Hotel Pice Index của website Hotels.com, Monte Carlo có giá khách sạn trung bình cao nhất thế giới 343 USD/ đêm. Tiếp theo đó là giá sân golf từ 200 USD trở lên, 1 vé massage tại Thermes Marins Monte Carlo spa khoảng 145 USD. Đơn giản nhất là một chuyến đi ra biển cũng mất 110 USD nếu bạn chọn dừng chân tại Monte Carlo Beach Club. Khách sạn ở Monte Carlo đắt nhưng có rất nhiều phương án lựa chọn khác tại thành phố Nice ngay sát bên (20 phút bằng tàu).
10. Singapore
Cho đến khoảng vài năm trước thì mọi thứ ở Singapore vẫn được coi là rẻ nhưng sự tăng giá của đồng đô la Sing và dòng chảy của những mặt hàng xa xỉ đã khiến cho đảo quốc sư tử được liệt vào danh sách các điểm đến đắt đỏ nhất trên hành tinh. Chỉ số năm ngoái cho thấy giá khách sạn trung bình tại Singapore là 290 USD/ đêm. Để bạn thoải mái có những ngày lưu trú tại Singapore, hãy chọn các quán ăn địa phương và nghỉ chân trong các khách sạn bình dân ở khu ngoại ô.
Hoài Nam (Theo news.com.au)
****************************
*******************************
Những ngõ hẻm dưới ánh trăng ở Luangprabang
Anh bạn làm trong ngành du lịch cảnh báo với tôi về một Luangprabang đang bị mất đi nhiều vẻ đẹp thơ mộng khi khắp thành phố đã mọc lên những khách sạn, quán bar và nhà hàng sầm uất. Dãy phố nhộn nhịp nhất nằm ngay khu phố chính, gần với núi Phousi. Con đường này chạy song song ở giữa hai dòng sông, nở rực rỡ những bông hoa điệp vàng trong nắng hè (Trong tiếng Lào là hoa Dock Khoun), những cây trứng cá đang mùa quả đỏ ối và những bông hoa mù u tim tím.
Nhưng Luangprabang vẫn còn giữ được nhiều nét đáng yêu với những con phố nhỏ tĩnh mịch và yên bình. Từ phố chính rẽ nhánh sang hai bên là hàng chục ngõ ngỏ, kéo dài đến tận bờ sông. Những ngõ nhỏ xinh đẹp và sạch sẽ với những hiên nhà tràn ngập hoa lá và tiếng chim rộn ràng bên những hàng rào gỗ nở đầy những bông hoa dâm bụt đủ màu sắc. Ánh nắng rải rác trên con phố, xiên xiên qua những tán hoa rung rinh trong gió.
Con ngõ thoai thoải dần xuống phía bờ sông. Ở đây, ngôi nhà nào cũng có một khoảnh vườn nho nhỏ và những chậu hoa, những bồn hoa nở đầy ngay trước cổng. Thấp thoáng sau muôn vàn lá hoa là những ngôi nhà nhỏ. Các ngôi nhà bằng gỗ hai tầng xinh xắn. Các căn phòng đều có cửa sổ trông ra ngõ hay vườn, mỗi căn phòng đều có bancon rộng rãi thơm nồng hương hoa và mát mẻ với làn gió không ngừng thổi từ phía sông. Khoảng sân rộng với bộ bàn ghế dưới tán cây xanh hay chiếc xích đu đung đưa. Các nhà nghỉ trong các con ngõ này cũng được thiết kế như vậy, có khác thêm dòng chữ nhỏ xinh bên ngoài báo cho khách. Không phô trương với biển hiệu to đẹp hay màu sắc, mọi thứ đều hòa chung màu sắc với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.
Luangrabang chiếm trọn cảm tình của bất cứ ai khi ghé thăm một lần. |
Tăng thêm vẻ đẹp cho những con ngõ là những chiếc ghế băng làm bằng gỗ hay những chiếc ghế gỗ được đặt suốt dọc con đường, dưới bóng mát của những hàng cây. Không có tiếng xe máy hay ô tô, chỉ có tiếng những bước chân lạo xạo trên lá khô và tiếng của những chú chim ríu rít.
Ở Luangprabang, những vị khách nước ngoài được sống những khoảng thời gian tuyệt vời giữa thiên nhiên. Mọi thứ đều tĩnh lặng và yên ả. Những ngôi chùa cổ kính rêu phong trải khắp con phố, những con ngõ đáng yêu lung linh trong nắng, những ngôi nhà nép mình yên bình trong bóng mát cây xanh, con đường dọc sông hiền hòa trong ánh hoàng hôn.
Ai đến thành phố này cũng thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn. Người ta có thể đi dạo cả ngày không chán trong những con ngõ hay đạp xe thong thả mỗi chiều. Sau những phút tản bộ an nhàn trong phố, ngồi lại nghỉ chân bên hiên nhà, trò chuyện với những người dân thân thiện là điều tuyệt vời nhất để hiểu thêm về con người nơi đây.
Những ngõ phố đáng yêu. |
Đêm về khuya, những con ngõ óng ánh trong ánh sáng trăng bàng bạc. Nghe đâu đây tiếng đàn dìu dặt trong một góc vườn. Thư thả ngồi nán lại, thưởng thức chút vị bia Lào mát lạnh trong hương hoa đại quanh quất. Dịu dàng và sâu lắng.
Bài và ảnh: Lam Linh
************************
*******************
Tục ngủ cùng, tỏ tình nhưng cấm ân ái của người Raglai
Raglai là một dân tộc thuộc huyện vùng cao Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có ngôn ngữ và nét văn hóa gần giống với dân tộc Chăm. Họ sống chủ yếu quanh đồi núi, ở trong những ngôi nhà sàn, làm nương rẫy, có lối sống mang tính cộng đồng và nhiều nghi lễ, lễ hội đặc sắc.
Dưới ánh trăng sáng trên những ngọn triền đồi, bên ánh lửa bập bùng của núi rừng, những cô gái chàng trai Raglai tụ tập bên bãi đất trống của làng, bên ché rượu cần nồng ấm họ cùng nhau ca hát, nhảy múa. Từng đoàn người nhảy vòng quanh ánh lửa, đôi mông lắc lư, tay nhịp nhàng vỗ nhẹ chiếc Mã La tạo nên những âm thanh vang vọng núi rừng. Cuộc sống vui vẻ bình dị cứ thế diễn ra theo ngày tháng của người Raglai.
Vợ chồng Ama Tách kể về tục ngủ thảo. |
Sau lễ hội, tiếng Mã La bắt đầu ngừng vang, những thanh niên Raglai lần lượt tìm cho mình một chàng trai, cô gái rồi cùng nhau về một mái nhà sàn cao ráo. Trong đêm tối họ nằm sát bên nhau trao gửi những lời yêu thương, tỏ tình, bắt đầu tìm hiểu về nhau để tiến đến một lễ cưới nếu hai bên cùng đồng ý. Đó là tập tục ngủ thảo độc đáo của người Raglai.
Ngủ thảo là ngủ chung với nhau để tỏ tình, để hiểu nhau, rồi yêu nhau, mức độ ngủ thảo chỉ đến độ ngủ chung, trò chuyện và nắm tay, đặc biệt kiêng kị quan hệ ân ái. Nếu cặp đôi nào phạm phải điều kiêng kị này sẽ bị làng phạt vạ bằng cách lấy roi mây đánh khắp cơ thể. Nếu con trai vi phạm bằng những hành động vượt phạm vi nắm tay và bị nhà gái lên án, sẽ bị nhà gái và cộng đồng làng phạt vạ bằng một con bò, một con heo và gà cho cả làng. Già làng sẽ cho làm mâm cỗ chuộc lỗi với thần linh và thông báo đến mọi người trong làng cùng biết về vi phạm của chàng trai và chàng trai sẽ bị đuổi khỏi làng.
Người Raglai quan niệm cuộc sống của họ được linh hồn tổ tiên và thần linh giám sát nên những việc như quan hệ tình dục trước hôn nhân, ăn cắp vặt.... đều sẽ bị thần linh và tổ tiên nhìn thấy, quở phạt. Do đó, họ luôn có lối sống hiền hòa, chân chất và ngay thẳng. Yếu tố về niềm tin tâm linh đã trở thành một phương thức giáo dục rất hiệu quả dù họ sống trên những đồi núi hoang sơ.
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Raglai. |
Người Raglai rất quan trọng hôn nhân đôi lứa nên đó để tiến đến ngủ thảo họ phải tìm hiểu trước cô gái hay chàng trai về tuổi tác, gia tộc, tính cách và lối sống. Nếu đã biết được đối phương thì dù là gái hay trai vẫn có thể lên tiếng mời đối phương về nhà ngủ thảo và chỉ ngủ ở nhà của cô gái hoặc một nhà sàn chung của làng. Ở đó họ không phân chia hay ngăn cách, ai đến trước thì tự tìm cho mình một chỗ ngủ để cùng tâm tình.
Với những gia đình có cô gái vừa lớn đủ tuổi cặp kê thì ngôi nhà sàn truyền thống được phân làm nhiều khu ngăn, nơi ngủ của bố mẹ, nơi tiếp khách, nơi ăn uống và nơi dành cô gái tiếp chàng trai trong những đêm ngủ thảo. Ở đó các trai gái Raglai nói chuyện và thao thức suốt đêm, đến sáng ai về nhà nấy. Những hôm sau nữa chuyện tình ngủ thảo lại tiếp tục diễn ra đến khi nào chàng trai và cô gái ưng cái bụng thì gia đình nhà gái sẽ làm lễ bắt chồng cho cô gái.
Một gia đình người Raglai ở Bác Ái. |
Nếu sau đêm ngủ thảo cả chàng trai và cô gái đều không ưng, họ sẽ không tìm đến nhau nữa. Những đêm hội khác lại diễn ra, họ lại bắt đầu tìm cho mình những người khác để cùng ngủ thảo, tâm tình và trò chuyện. Chẳng biết tục ngủ thảo đã có từ bao lâu nhưng nó đã trở thành một nét đẹp rất riêng và độc đáo của người Raglai, sau những niềm vui lớn của cộng đồng là niềm vui, hạnh phúc của đôi lứa trai gái Raglai.
Bài và ảnh: Putra Jatrai
***************************
Đoạn kết có hậu của cô gái bị anh trai bán cho đại gia
Cuộc đời của Hương tưởng như đi vào ngõ cụt khi bị bán làm gái, nhiễm HIV. Thế nhưng, người yêu luôn ở bên động viên và yêu thương cô.
Hương may mắn tìm được người yêu thương mình qua những chuyến đi khách - Ảnh minh họa. |
Theo Gia Đình Việt Nam
**********************
Vào Em nó nhờ tí
************************