Trang Lá Cải Thứ Hai Ngày 17 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
Ngày 30/10, Lưu Hiểu Khánh tổ chức sinh nhật đón tuổi 64. Chồng cô, ông Vương Hiểu Ngọc đã bay từ Mỹ về cùng chia vui với bạn đời.
****************************
Ly kỳ cuộc đào tẩu của 2 đứa trẻ khai bị bắt cóc đi xa hàng trăm km
Hai đứa trẻ đang học lớp 8 cho biết chúng đã tự cứu
mình một cách "ngoạn mục" khi bị nhóm bắt cóc bỏ trên chiếc xe tải chở
đi suốt tuyến đường dài hàng trăm km...
Đến chiều 16/2, thông tin từ gia đình 2
cháu Huỳnh Ngọc Thạch (14 tuổi) và Nguyễn Hoàng Phúc (15 tuổi) cho biết,
hiện sức khỏe của cả 2 đã tiến triển khả quan nhưng vẫn đang được các
bác sĩ theo dõi, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Chống độc bệnh viện
Nhi Đồng 1, TPHCM.
Bắt cóc trẻ em bằng xe tải giữa ban ngày?
Suốt hơn 10 ngày qua, cha mẹ của 2 cháu Thạch và
Phúc (cả 2 đang học lớp 8 cùng trường Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) bỏ hết
công việc mưu sinh ở quê để vào Sài Gòn lo chữa trị cho các con.
Ông Huỳnh Ngọc Tâm (40 tuổi, ngụ xã Diên Tâm, huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cha cháu Thạch) kể lại: “Đến tận hôm nay vợ
chồng tôi vẫn chưa khỏi hoang mang, lo sợ với những gì xảy ra cho con
của mình cũng như con của người bạn hàng xóm”.
Cháu Huỳnh Ngọc Thạch và ông Nguyễn Văn Thanh (cha cháu Phúc) đang kể lại diễn biến vụ nghi án bắt cóc xảy ra ngày mồng 6 tết
Theo đó, sáng mồng 6 tết Giáp ngọ (5/2), con gái
ông Tâm là cháu Thạch xin cha đi chơi với bạn. Đến tận tối rồi khuya vẫn
không thấy con về, đồng thời hay tin con của người hàng xóm là cháu
Hoàng Phúc cũng mất tích đột ngột nên cả 2 gia đình đổ xô đi tìm khắp
nơi từ biển Nha Trang đến các ngôi chùa trong khu vực nhưng vô vọng.
Cuộc tìm kiếm tưởng chừng bế tắc thì chiều mồng 7
tết, ông Tâm nhận được điện thoại của con gái hốt hoảng báo cả 2 bị bắt
cóc đưa lên xe tải chở đi từ sáng qua và hiện đã tự giải thoát nhưng
không biết đang ở đâu vì vùng đất rất lạnh và xa lạ. Ông Tâm trấn an
con, đồng thời hướng dẫn chạy ra đường gặp bất cứ ai cũng cầu cứu.
Vài giờ sau, một người đàn ông gọi lại cho ông Tâm
báo tin các đứa trẻ được tìm thấy ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
trong tình trạng sức khỏe rất nguy kịch. Ngay trong đêm ông Tâm và ông
Nguyễn Văn Thanh (51 tuổi, cha cháu Phúc) tức tốc lấy xe máy vượt hàng
trăm cây số về Đà Lạt tìm con.
Bị cho uống thuốc "lạ" và cuộc đào tẩu ly kỳ?
Ngay khi đến thành phố Đà Lạt, người thân của 2
cháu đã khẩn cấp đưa con mình vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp
cứu. Ngay hôm sau, cả 2 được chuyển về bệnh viện huyện Diên Khánh để
tiếp tục điều trị với tình trạng nghi bị uống thuốc diệt cỏ. Trong đó
tình trạng của cháu Phúc rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao do ngấm nhiều
thuốc nên các cháu tiếp tục được chuyển về bệnh viện tỉnh Khánh Hòa.
Bước đầu cháu Thạch đã kể lại diễn biến vụ bắt cóc
như sau: Sau khi xin cha đi chơi, trong lúc các cháu đang cùng Phúc đi
bộ trên đường trong xã Diên Tân sang nhà một người bạn thì bất ngờ xuất
hiện một chiếc xe tải nhỏ có thùng, 4 thanh niên trên xe nhảy xuống,
dùng vải bịt mặt, trói tay khống chế đẩy 2 cháu lên thùng xe khóa cửa
rồi chở đi.
Đến chập tối chúng dừng lại, mở thùng xe rồi đổ vào
miệng cả 2 một thứ nước gì chưa rõ khiến cả 2 nôn ói. Rồi chúng khóa
thùng xe chạy tiếp.
Rạng sáng hôm sau (mồng 7 tết), cháu Thạch phát
hiện trong thùng xe có dao nên cố lấy rồi lần mò cắt dây trói giải thoát
cho mình, cho bạn và phá cửa xe. Đợi đến một khúc cua xe chạy chậm (sau
này được xác định là khúc cua nghĩa địa Thái Phiên, tỉnh Lâm Đông), cả 2
nhảy xuống đường ven rừng thông nằm bất động. Lúc này do Phúc uống
nhiều “thuốc lạ” của bọn bắt cóc nên sức khỏe yếu ớt, còn Thạch cố sức
lần mò vào nghĩa địa lấy trái cây cúng cho cả 2 ăn rồi điện thoại cho
cha. Được cha kêu chạy tìm người cầu cứu nên cả 2 đã được một người nông
dân trồng hoa gần đó phát hiện cứu sống.
Các bác sĩ bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nhận định có
khả năng cả 2 cháu bị cho uống thuốc diệt cỏ nên đã chuyển khẩn cấp vào
bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục cứu chữa.
Ông Nguyễn Văn Thanh lo lắng chia sẻ: “Dù đến chiều
16/2 cả 2 đứa đều đã đi lại được, sức khỏe khả quan hơn nhưng chúng tôi
vẫn chưa biết chính xác bọn bắt cóc cho 2 đứa trẻ uống chất gì?”.
Theo ông Thanh thì các bác sĩ cho biết đã gửi mẫu
xét nghiệm qua nước ngoài nhưng vẫn chưa thông báo kết quả. Ông Thanh
cho biết thêm tình trạng bệnh tình của con ông (cháu Phúc) rất nặng như
khạc ra máu, vùng miệng, lưỡi lở loét…
Hai cháu tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc BV Nhi đồng 1, TPHCM.
“Tôi còn nghe các bác sĩ nói nếu đúng là bị cho
uống thuốc diệt cỏ thì dù có cứu được, sự sống cũng chỉ kéo dài 5 năm.
Nếu sự thật là như vậy chắc vợ chồng tôi không thể sống nổi”, ông Thanh
nghẹn ngào nói.
Được biết gia cảnh của ông Thanh, ông Tâm rất
nghèo. Hàng ngày 2 người cha này đi làm thuê mướn bất cứ công việc gì để
nuôi sống gia đình và lo cho các con ăn học.
Hiện nghi án bắt cóc theo lời kể của người trong
cuộc đang được Công an huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa làm rõ nhằm trấn
an dư luận địa phương đang rất hoang mang.
Vũ Lê
******************************
Hơn 200 nữ binh sĩ Anh rời ngũ vì dính bầu
201 nữ binh sĩ Anh phải rời chiến trường Afghanistan và Iraq vì mang thai trong thời gian đang thực hiện nhiệm vụ.
Sĩ quan chỉ huy các mặt
trận yêu cầu 99 nữ binh sĩ mang bầu ở chiến trường Afghanistan về nhà từ
năm 2006. Tương tự, 102 nữ binh sĩ ở Iraq cũng về nhà vì mang thai từ
năm 2003 đến 2009.
Lynette Pearce (28 tuổi) là nữ binh sĩ Anh đầu tiên sinh con trên chiến trường. Cô chuyển dạ tại căn cứ Camp Bastion ở Afghanistan. Ảnh: SolentNews.
Trước khi tham gia chiến trường, các binh sĩ không phải trải
qua quá trình kiểm tra để xác định các cô có thai hay không vì hành động
này bị cho là xâm phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, nhiều người đã yêu
cầu Bộ Quốc phòng Anh (MOD) xét nghiệm để biết tình trạng sức khỏe của
các nữ quân nhân.
MOD cảnh báo mọi người rằng họ không chấp thuận quan hệ tình dục giữa
các binh sĩ. Những người quan hệ tình dục với đồng đội sẽ bị khiển trách
hoặc phạt, tùy theo chức vụ của họ. MOD quy định không tuyển phụ nữ
mang bầu nhưng họ không xét nghiệm. Sĩ quan tuyển quân chỉ hỏi họ mang
bầu hoặc nghi có thai hay không.
Năm 2011, cô Kayla Donnelly ở Cumbria,
Anh phục vụ tại chiến trường tỉnh Helmand, Afghanistan không biết cô
mang bầu 7 tháng. Kayla có thai trước khi đến Afghanistan. Khi trọng
lượng cơ thể tăng, Kayla nghĩ rằng cô béo hơn do ăn nhiều chất bổ. Nữ
binh sĩ chỉ biết cô mang thai sau khi ngất một lần.
Bob Stewart,
cựu sĩ quan chỉ huy người Anh tại chiến trường Bosnia, phản đối việc
kiểm tra thai đối với các nữ binh sĩ. Ông cho rằng mọi người nên cẩn
trọng khi yêu cầu người khác xét nghiệm. Một số người có bầu trong thời
gian làm nhiệm vụ, vì vậy việc xét nghiệm trước không có ý nghĩa.
Tướng Julian Thompson ủng hộ việc xét nghiệm. Ông cho rằng 100% nữ binh
sĩ cần đảm bảo rằng họ không dính bầu khi làm nhiệm vụ. Theo một phát
ngôn của MOD, nữ binh sĩ có thai trở về nhà để bảo vệ sức khỏe và an
toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đó không phải là hình phạt.
Đỗ Quyên
****************************
Vụ làng “ma ám” ở Quảng Nam: “Giặc đến đây bố đã đi chưa mà ma với chay”!
Già A Lăng Teng
(80 tuổi, tóc bạc, đứng giữa), người “gương mẫu” ở lại để 2 hộ dân sống
liền kề nhà mình “noi theo”, trụ lại làm ăn sinh sống.
Trong chuyến đập nhà, bỏ làng tháo chạy vì cho rằng bị “ma ám”
của người dân tổ 2, thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn, huyện vùng cao Đông
Giang), đặc biệt có 3 hộ nằm cách 16 hộ còn lại hơn 100m đã gắng giữ
“bình tĩnh” mà ở lại, dù rằng họ vẫn có cảm giác sợ…
Già A Lăng
Teng, năm nay đã hơn 80 tuổi, chính là người “giương mẫu” ở lại để con
cái và 2 hộ dân trẻ tuổi kề nhà mình trụ lại làm ăn sinh sống. Khi được
cán bộ đến thăm hỏi, động viên, già A Lăng Teng nói như “đinh đóng cột”:
“Giặc đến đây bố đã đi chưa mà ma với chay, nhà cao cửa rộng, vườn tược
thêng thang vầy, mắc gì bố phải bỏ đi ở nhà tranh vách nứa. Đứa nào tin
có ma quỷ thì đứa ấy cứ đi, mình bố bố cũng ở, bằng tuổi này rồi chết
cũng được!”.
Tuy nhiên, những hộ dân này lại “vướng”
một quan niệm khác. Đó là, sau khi 16 hộ dân kia di chuyển thì con đường
nối liền 16 hộ dân đó với 3 hộ dân ở lại đã được rào chắn. Mục đích mà 3
hộ dân ở lại làm như vậy là để ngăn cản sự di chuyển của “ma quỷ” từ 16
hộ dân kia qua nơi họ đang sống!
Đoạn đường hơn 100m nối 16 hộ dân đã đi và 3 hộ dân còn lại đã được rào chắn để “ngăn cản sự di chuyển của ma quỷ”!
Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, trước sân và cửa ngõ vào nhà 3 hộ
này đều được bỏ cây môn và cây xương rồng. Họ cho rằng, những loại cây
đó có thể “ngăn cản bước đi của ma quỷ”!
************************
Buôn thần, bán thánh, hối lộ... Phật
Dúi tiền vào tay Phật Còn tại Hội Lim (Bắc Ninh). (ảnh: VnExpress)
Tại các điểm lễ hội, đặc biệt là những nơi có tượng Phật, người dân chen
lấn cầu xin, tranh nhau khấn vái và tranh nhau hối lộ thánh thần.
Hình như ở chốn dương trần, chuyện gì cũng
phải phong bì, cũng phải nhét tiền vào tay người khác. Cho nên con
người ta nghĩ rằng, muốn được nhận lời cầu xin, cũng phải bỏ tiền hối
lộ, ngay cả với Phật cũng vậy.
Vì nghĩ rằng cần phải hối lộ việc “lớn” mới thành, cho nên người ta
tranh nhau nhét tiền vào tay Phật. Đến các điểm lễ hội, đền chùa, sẽ
thấy tiền lẻ nhét kín hết tượng Phật và thánh thần. Bất cứ chỗ nào có
thể nhét tiền là cứ nhét, từ kẽ tay, kẽ chân các tượng linh thú trấn giữ
trong các đền thờ. Các tượng La Hán trong khung kính ở chùa Bái Đính,
bị phủ kín tiền giấy lẻ đến mức không còn nhìn thấy tượng.
Thật bất kính, bởi vì nhìn vào các bức tượng, không khác gì đang bị
phủ rác. Hành động này cho thấy, không phải con người tôn trọng thần
thánh mà đang xúc phạm thánh thần. Con người đang biến nơi tôn nghiêm
thành nơi buôn thần bán thánh, biến tín ngưỡng tôn giáo thành mê tín dị
đoan.
Tình trạng dùng tiền lẻ để nhét vào tay tượng Phật trong các dịp lễ
hội xuất hiện nhiều năm nay. Có nhiều ý kiến phản đối, báo chí cực lực
phê phán hành vi phi văn hóa này, nhưng “bệnh” không thuyên giảm mà ngày
càng nặng hơn.
Hối lộ bằng tiền lẻ chưa đủ, nhiều người tích cực hối lộ bằng lễ vật.
Họ bỏ tiền để sắp lễ vật thật to, họ nghĩ rằng mâm lễ càng nhiều tiền
thì lời cầu xin “rất to” của họ sẽ được chấp thuận. Đứng trước lễ vật
nhiều tiền, khói nhang nghi ngút, họ “đề xuất” với thánh thần, với Phật
rất nhiều thứ. Thứ nào cũng ghê gớm, họ xin hết tiền và quyền trong
thiên hạ.
Đáng tiếc thay, không phải một vài người tham lam và mê muội. Hãy
nhìn lễ hội sẽ thấy rõ điều đó. Nếu quan sát thật kỹ, ghi lại hình ảnh,
sinh hoạt, lời cầu xin (có nhiều bài đề xuất ghi trên giấy) thì sẽ thấy
một điều hết sức nguy hiểm, không ít người còn mê tín, không lành mạnh
về tinh thần.
Một cộng đồng như thế cho thấy họ đang mất niềm tin vào chính bản
thân mình và cuộc sống, cho nên phải dựa vào thánh thần để giải tỏa
khủng hoảng.
Vì sao không ít người ra nông nỗi này? Nguy lắm thay!
*************************
Nhà giàu Việt xài thực phẩm ngoại để thể hiện đẳng cấp
Thích xài thực phẩm ngoại là tâm lý phổ biến
một bộ phận người tiêu dùng, tự tạo cho mình lối sống và hưởng thụ trội
hơn người khác.
Lúc nào họ cũng tìm mua hoặc nói chuyện đồ ăn nhập khẩu của Nhật, Đức,
Nga, Mỹ, Pháp… Câu cửa miệng là xài hàng bên nào - tức dùng thực phẩm
nhập khẩu của nước nào ở châu Âu. Vì sao người ta thích xài thực phẩm
ngoại? Hãy chứng kiến cái sở thích khác người của họ để… thấy mà kinh!
Đẳng cấp sính ngoại
Chị Hương, một người đã trải qua
những năm tháng khó khăn của thời bao cấp từ khi sinh ra đến năm 25
tuổi. Theo chị, cái thời thiếu thốn ấy cần được "trả thù" bằng việc, bây
giờ xài toàn thực phẩm ngoại. Theo chân chị đi siêu thị mua đồ. Quả
thật, tôi hoa mắt, chóng mặt. Đi thẳng vào gian hàng nhập ngoại, chị
nhặt hàng rất nhanh. Đó là những loại thực phẩm quen thuộc như thịt gà,
thịt bò, cá, tôm, đậu phụ, rau, củ cải, trái cây, đồ uống... Trong
khoảng 15 phút, chị Hương đã nhặt đầy hai giỏ to những loại thực phẩm là
đồ ăn trong 1 tuần của gia đình. "List" (danh mục trong hoá đơn) thanh
toán tiền lên tới gần 9 triệu đồng. Tôi choáng vì cái tay nhặt đồ rất
nhanh, rất nghề, như thể nhặt là được của chị Hương. Số tiền mua thực
phẩm cho một tuần ăn của gia đình chỉ có 4 người + osin, mà lên tới 8 - 9
triệu đồng.
Một bộ phận có điều kiện kinh
tế thật, còn lại là thể hiện tâm lý sính ngoại theo trào lưu, theo kiểu
thích thể hiện đẳng cấp "dị hợm", khác người.
Vừa xếp thực phẩm vào tủ bảo quản, chị Hương vừa giải thích,
cá hồi Việt Nam chỉ là giải pháp tình thế khi cá hồi Nhật hết. Ăn trứng
cá hồi thì phải là của Nga mới là đẳng cấp. Rồi thì, đậu này nhập từ
Nhật, ăn có vị lạ dù không ngon mà đắt hơn đậu phụ truyền thống của cha
ông sản xuất thủ công. Đắt gấp bao nhiêu lần ? Tôi hỏi. Đắt gấp 60 lần,
tức 1kg đậu phụ Nhật "đánh chết" 60 kg đậu phụ của Việt Nam. Chị kể:
"Tất cả đồ ăn, thức uống dùng trong gia đình đều là hàng nhập ở bển".
Bia Chimay đỏ, bia Tiệp chai nhỏ... chị mua hàng két, để trong tủ bảo
quản để chồng uống dần và tiếp khách. "Mỗi chai chỉ trên dưới 100.000
đồng thôi mà" - chị nói 100.000 đồng mà đơn giản như 1.000 đồng vậy.
Vào
trang web sieuthi.com, muaban.com... chúng ta sẽ được hướng dẫn mua
hàng xách tay với những lời giới thiệu "bán hàng như dọa", rằng: Váng
sữa Yido 125g (Nga) là 105.000 đồng/hộp, sữa ong chúa (Nga) 900.000
đồng/hộp; thịt lợn, bò, gà, cừu... nhập khẩu từ Australia, New
Zealand... hàng xách tay, số lượng giới hạn từ 3 - 4 gói hoặc kg. Đây
nữa, củ cải, sợi củ từ nâu, đậu phụ Tofu đóng gói có nguồn gốc từ Nhật
Bản, mì tươi udon của Hàn Quốc/hàng xách tay/số lượng ít, giá...
Chị
Nhung là một công chức, theo đánh giá của nhiều đồng nghiệp, kinh tế
gia đình chị thuộc dạng thường thường bậc trung. Thế nhưng, cứ hễ nói
đến mua đồ ăn là chị hỏi ngay, đó là hàng nhập của nước nào? Chị nói về
thực phẩm ngoại rành rọt và hiểu biết như nhân viên bán hàng nhập khẩu
vậy. Chị Nhung giới thiệu cho mọi người rất nhiều địa chỉ mua thực phẩm
xách tay. Theo chị Nhung, đó là những nơi lý tưởng để dùng hàng ngoại.
Chúng
tôi theo chị rẽ vào chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), đi qua mấy cái ngõ,
đến một nhà, bấm chuông. Người trong nhà đem một gói, đựng trong túi đen
đưa cho chị, chị trả tiền rồi về. Mọi giao dịch đều qua điện thoại, đến
chỉ là để lấy hàng và trả tiền. Tôi mở gói đồ của chị ra, đúng là hàng
xách tay, chẳng có nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các
thông số về chất lượng thực phẩm. Tất cả chỉ là thực phẩm để trong một
cái hộp nhựa, màu trắng... nhìn mắt thường thì có cảm giác sạch sẽ...
Vậy thôi.
Chị Nhung cho biết, đó là thịt lợn Úc, đắt hơn thịt lợn
made in Việt Nam đến vài chục nghìn/kg. Tôi hỏi: "Chế biến lên, ăn có
ngon hơn thịt lợn Việt Nam không"? Chị Nhung nói: "Vị nó vẫn vậy". Sao
lại không mua thịt lợn trong nước? Chị Nhung phân trần: "Thịt Úc - tức
thực phẩm nước ngoài, chắc chắn an toàn hơn trong nước. Đắt còn hơn
không an toàn, vì niềm tin vào cái sự sính ngoại" - chị Nhung thừa nhận.
Trái cây cũng có hàng xách tay...
Hàng
trái cây cũng giống như thực phẩm, chủ hàng không quảng bá hình ảnh để
bán hàng. Ai biết thì mua, giới thiệu cho bạn bè đến mua. Theo địa chỉ
được hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nơi. Đó là một ngôi nhà nằm sâu trong
ngõ ở trên đường Lò Đúc. Chị Hoa - chủ hàng khẳng định, các loại quả do
gia đình chị bán, toàn là hàng xách tay ở nước ngoài về, nên giá cũng
rất mắc, còn chất lượng thì khỏi phải bàn. Cụ thể, táo Fuji Úc 165.000
đồng/kg; quả cherry (anh đào) 500.000 đồng/kg; nho đen không hạt (Úc) là
160.000 đồng/kg...
Bánh kẹo và socola có nhiều nguồn như Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thế
nhưng, thực chất đó có phải là hàng xịn, hàng có nguồn gốc, hạn sử dụng
hay không thì vẫn còn đặt dấu hỏi. Bởi, nhân danh hàng xách tay nên tất
thảy đều ở dạng "trần truồng", được để trong những cái hộp hoặc cho vào
túi bóng... không tem nhãn.
Sữa, váng sữa, bột ngũ cốc, cháo ăn
liều, pho mat... là mặt hàng được quảng cáo hàng xách tay nhiều nhất.
Người ta thành lập rất nhiều trang web khác nhau, để giao bán sữa xách
tay như thế này: "Sữa New Zealand Milk; Mỹ; Australia; PediaSure (của
hãng Abbott); Meiji, Morinaga, Wakodo của Nhật; Hàn Quốc, Nga, Pháp,
Đức, Italia... Chào cả nhà, em xin mở thêm 1 gian hàng bán sữa Úc giá
hữu nghị phục vụ cho các mẹ trong Sài Gòn có nhu cầu đây ạ. Em có những
mặt hàng sau...Chao cac Me, shop Oh!Baby chuyên cung câp sưa SIMILAC
(Abbott) cac loai như sau..."
Tất cả những hàng thực phẩm xách tay, sữa, các loại thức ăn
cho trẻ em... đều không được kiểm soát về chất lượng an toàn thực phẩm,
dù rằng người mua phải mua với giá đắt hơn hàng nhập chính ngạch, vì cái
gọi là xách tay nên có ít. Thực tế, thực phẩm ngoại nhập chính ngạch
cũng phát hiện rất nhiều lô hàng không đạt chất lượng, dù đã được kiểm
tra. Vậy, hàng xách tay chưa qua kiểm tra thì thế nào? Chất lượng ra
sao? Chắc chắn người dùng nó không tránh khỏi việc bỏ nhiều tiền mà lại
mua hàng kém chất lượng.
Cơ quan chức năng bó tay?
Trong
thời gian vừa qua, những thông tin như: Đoàn thanh tra liên ngành thực
phẩm TP. Hà Nội phát hiện tại một số siêu thị có rất nhiều thực phẩm
ngoại bày bán mà không có nguồn gốc, hạn sử dụng: củ cải, sợi củ từ nâu,
đậu phụ, mì tươi. Rồi thì chân gà, thịt bò - nhập từ Úc, từ châu Âu về
hết date; chân giò lợn nhập khẩu bị bốc mùi… liên tiếp bị phát hiện ở Hà
Nội, TP. HCM với số lượng lớn. Người tiêu dùng có được biết, nhưng
người tiêu dùng nhà giàu vẫn tìm thực phẩm ngoại, đồ ngoại để xài lại là
chuyện khác. Hình như, đó là thú sinh hoạt của họ. Còn cơ quan chức
năng thì bó tay ở nhiều khía cạnh, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trên
thực tế, việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm thuộc trách nhiệm của các
cơ quan chức năng. Thế nhưng, trên thực tế tại diễn đàn Quốc hội những
kỳ trước đã từng nóng lên, khi các đại biểu đưa chuyện mâm cơm lên bàn
nghị sự, nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng nào dám chịu trách nhiệm
chính về bữa ăn sạch của người dân. Và, câu nói "người tiêu dùng hãy
trở thành người tiêu dùng thông thái" của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người
tiêu dùng Việt Nam bỗng trở nên rất có tác dụng trong khi chưa có cơ
quan quản lý và giám sát nào dám đứng mũi chịu sào.
Người tiêu
dùng bình thường thì như vậy, còn người tiêu dùng nhà giàu, họ tìm thực
phẩm ngoại để xài, bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng chuyên môn,
phải chăng, họ sẽ tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình? Chuyện tiền
mất, bệnh mang có lẽ là điều không tránh khỏi. Cái giá họ phải trả cho
cái gọi là xài sang, sính thực phẩm ngoại đôi khi rất đắt. Song, chắc
chắn, nhiều nhà giàu ngoài mang bệnh, còn phải ngậm đắng, nuốt cay, sợ
thiên hạ cười vào mũi bởi thói trưởng giả học làm sang không phù hợp với
thời cuộc.
Theo Gia đình
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lạ
*******************************
Cận cảnh phòng chờ sân bay xa xỉ nhất thế giới
Phòng chờ xa xỉ tại sân bay Ataturk, Istanbul
rộng tới 5.900 m2 với sân golf, mô hình đua xe ô tô, thư viện, khu vui
chơi của trẻ em...
Diện tích của "phòng chờ" này tương đương kích thước của một sân bóng đá với sức chứa 1.000 người.
Những hoạt động giải trí phục
vụ khách tại đây gồm có: sân golf, mô hình đường đua ô tô, 41 quán bar,
ghế massage, thư viện, wifi miễn phí...
Một trong số những nhà hàng phục vụ tại đây.
Nhà chờ có 2 tầng, nối bởi cầu thang xoắn ốc thiết kế hiện đại.
Phòng chờ hoàn toàn được sử dụng nội thất sang trọng, hiện đại, thiết kế đẹp mắt.
Phong Lâm
Theo DailyMai
*************************
Những ngành kiếm bộn tiền trong giá rét kỷ lục tại Mỹ
Trong khi người Mỹ khốn khổ trước cái lạnh khủng khiếp thì nhiều ngành công nghiệp lại được hưởng lợi nhờ thời tiết này.
1. Công ty sản xuất quần áo rét
Nước Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục phải hứng chịu bão
tuyết, băng giá trong những ngày tới. Tuy nhiên, nhờ thời tiết giá rét, các
công ty sản xuất quần áo mùa đông lại kiếm được bộn tiền. Tại các khu vực như Atlanta,
nơi bão tuyết và nhiệt độ xuống cực thấp, khiến nhiều người đổ xô đi mua cổ phiếu
của các hãng quần áo mùa đông lần đầu tiên trong nhiều năm.
Cchuyên gia phân
tích cổ phiếu Paul Swinand chia sẻ với tờ Morningstar. Điều này giúp ích rất
nhiều cho các công ty như Tập đoàn VF (VFC), công ty mẹ của thương hiệu The
North Face, nổi tiếng với áo rét mùa đông, và Timberland, nổi tiếng với ủng. Dĩ
nhiên, thời tiết quá lạnh khiến doanh số bán hàng giảm, bởi nhiều người không muốn
ra khỏi nhà, đồng nghĩa với việc họ không tới các cửa hàng và cũng ít mua đồ ấm
mới cho mùa đông. Tuy nhiên, tại một số khu vực lạnh sâu hơn, nhu cầu quần áo
và phụ kiện mùa đông tăng đáng kể, Swinand cho biết. Nhờ vậy doanh số của các hãng
bán lẻ như Under Armour (UA) tăng 35% trong quý 4/2013 so với cùng kỳ năm trước
đó.
2. Các công ty nhiên liệu khí đốt
Vào tháng trước, tình trạng thiếu nhiên liệu đốt cháy tại Mỹ
đã không còn, tuy nhiên việc cung cấp đang được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ tại
khu vực Trung Tây, Cục Năng lượng nước này cho biết. Khách hàng phản ánh rằng giá nhiên liệu tăng gấp
5 lần bình thường tại một số nơi. Cư dân bang Indiana hiện phải trả 4,27 USD
cho một gallon nhiên liệu trong tháng 2/2014, tăng từ 2,81 USD vào ngày
6/1/2014. Tình trạng thiếu nhiên liệu xảy ra do tồn kho ít và những rào cản
trong việc phân phối và cung cấp. Hơn nữa, việc xuất khẩu nhiên liệu tăng khiến
đẩy giá lên cao. Nhiêu liệu khí đốt chủ yếu được dùng vào sưởi ấm tại nhà và
các văn phòng ở các khu vực thuộc Trung Tây và miền Nam, đặc biệt là ở nông
thôn.
3. Dịch vụ giao đồ ăn
Khi thời tiết giá lạnh, doanh số của các công ty dịch vụ
giao đồ ăn cũng tăng đáng kể, đại diện của hai hãng GrubHub Seamless và
Delivery.com cho biết. Delivery.com, hoạt động tại 50 thành phố trên toàn nước
Mỹ, cho biết doanh số tháng 1 của họ tăng tới 40% so với 6 tháng trước đó. Đại
diện hãng cho biết, khi trời có tuyết rơi và nhiệt độ âm thì lượng khách hàng gọi
giao đồ ăn cũng tăng đáng kể. Neeraj Sharma, thuộc bộ phận Marketing của GrubHub
Seamless, cho biết tiền boa của khách hàng cũng tăng vào thời tiết giá rét này.
Tiền boa trung bình tại Chicago tăng 15%, tại New York tăng 5% và tại Detroit
tăng 15%. Theo dữ liệu của GrubHub Seamless, doanh số bán súp mỳ gà tăng 17%.
4. Nhà cung cấp muối
Theo khảo sát địa lý Mỹ, hơn 40% trong tổng số lượng muối
bán ra được dùng để làm tan băng trên đường, điều này có nghĩa là trong thời tiết
lạnh kỷ lục tại Mỹ hiện nay, các công ty cung cấp muối cũng kiếm bộn tiền. Mỗi
năm, có hơn 22 triệu tấn muối được dùng làm tan băng tuyết trên đường tại Mỹ.
Theo
Cục giao thông New York, từ đầu mùa đông, chỉ riêng tại Long Island, họ đã sử dụng
46.000 tấn muối, trong khi bình thường chỉ cần dùng 30.000 tấn cho cả mùa. Theo
nhà phân tích Andy Brennan của IBISWorld, đã có tình trạng thiếu muối trong mùa
đông năm nay. Hiện Cargill là hãng cung cấp muối đường lớn nhất tại Mỹ.
5. Thợ ống nước
Mùa đông năm nay, các thợ ống nước tại Mỹ cũng làm việc nhiều
hơn, do các gia đình phải gọi sửa chữa vì đường ống bị vỡ hoặc đóng băng. Và
năm nay, các cuộc gọi tới sửa đường ống cũng có tại các điểm thời tiết ấm như New
Mexico và Texas, nơi mà hầu hết các căn nhà đều không được xây dựng để chống chọi
với thời tiết đóng băng và nhiệt độ dưới âm.
6. Ngành du lịch tại Florida
Là bang luôn trành ngập ánh mặt trời, mùa
đông năm nay, Florida đón lượng du khách nội địa tăng vọt, đặc biệt là
từ các bang phía Bắc. Tại
khách sạn Palm Beach County, thời gian nghỉ trung bình của khách trong
tháng 1
cũng tăng 5% so với năm trước đó. Ngoài ra, giá phòng cũng tăng khoảng
10%.
7. Các hãng bán lẻ trực tuyến
Mùa đông năm nay, doanh số của hầu hết các hãng bán lẻ trực
tuyến tại Mỹ đều tăng vọt. Thời tiết lạnh giá khiến người dân không muốn ra
ngoài, nên ở nhà mua sắm. Trang Rakuten.com, trước đây là Buy.com, cho biết ngày
6 và 7/1 là hai trong 5 ngày bán chạy nhất trong tháng 1 về số lượng hàng bán
ra. Trang mua sắm trực tuyến với 18 triệu khách hàng này cho biết, trong thời tiết
lạnh giá, các sản phẩm như thiết bị gia dụng và trang trí nhà cửa, đồ đan len
và thủ công, phụ kiện rượu và nhạc cụ được bán ra nhiều nhất. Điều này cũng có
nghĩa hầu hết khách hàng dành rất nhiều thời gian ở nhà.
Hoài Thu
MSN
*********************************
Những cô gái Nga xinh đẹp của đội bi trên băng
Anna Sidorova , 06 tháng 2 năm 1991 , Moscow
Fomin Margarita, August 19, 1988, Dmitrov, khu vực Moscow
Ekaterina Galkina , ngày 10 tháng tám năm 1988 , Moscow
Saitova Alexander , ngày 20 tháng 8 năm 1986 , Moscow
Tham khảo ý kiến của huấn luyện viên (HLV ThomasLips)
Lễ hội băng thường niên Sapporo vừa khai mạc ở
tỉnh Hokkaido, Nhật Bản quy tụ 199 tác phẩm điêu khắc, mô phỏng những
công trình nổi tiếng.
2014 là năm thứ 65 lễ hội băng Sapporo diễn ra. Chủ đề lễ hội năm nay là “Palace of the Heart” (Lâu đài của trái tim). Ảnh: Getty Images.
Mô hình tòa nhà Sultan Abdul
Samad của Malaysia với chiều cao 18 m, chiều rộng 28 m. Lễ hội diễn ra
trong 6 ngày, từ hôm 5 tới 11/2. Theo kế hoạch, lễ hội sẽ thu hút khoảng
2 triệu du khách. Ảnh: Getty Images.
Hoạt cảnh trên nền mô hình lăng mộ Itmad-ud-Daulah của Ấn Độ. Lăng mộ này nằm ở Agra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images.
Tượng đài “Thiên đường thể thao mùa đông Hokkaido”. Lễ
hội băng Sapporo là lễ hội mùa đông lớn nhất của Nhật Bản. Nó thu hút số
lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Getty Images.
Công trình điêu khắc với chiều cao 10 m, chiều rộng 18 m
mô phỏng Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan. Trong năm đầu,
chỉ 6 tác phẩm tham gia lễ hội băng Sapporo. Tuy nhiên, 5 năm sau đó,
lực lượng vũ trang Nhật Bản tham gia nên quy mô và mức độ phong phú của
lễ hội đều tăng. Kích thước các tác phẩm điêu khắc cũng ngày càng quy mô
hơn so với ban đầu. Ảnh: Getty Images.
Vào ban đêm, người ta thắp hàng trăm bóng đèn để làm nổi
bật các tác phẩm. Lễ hội năm nay thu hút 9 đội điêu khắc nước ngoài từ
Daejeon (thành phố kết nghĩa của Sapporo ở Hàn Quốc), quần đảo Hawaii
(Mỹ), Hong Kong, Malaysia, New Zealand, Ba Lan, Portland, Oregon (thành phố kết nghĩa của Sapporo ở Mỹ), Singapore và Thái Lan. Ảnh: Getty Images.
Người ta sử dụng xe ủi đất để dồn tuyết tới khu vực lễ
hội. Tuyết được nén vào những khối hộp dựng sẵn để làm chúng đông cứng
lại. Các nhà tổ chức huy động nhiều gỗ và giàn giáo để hỗ trợ hoạt động
sáng tác của nghệ nhân. Ảnh: Getty Images.
Tác phẩm điêu khắc mô phỏng chú mèo Hello Kitty. Tuy tác phẩm rất đơn giản nhưng nó thu hút nhiều khách tham quan trong ngày khai mạc lễ hội băng thường niên lần thứ 65. Ảnh: Getty Images.
Chương trình nghệ thuật diễn ra phía trước một công trình điêu khắc bằng băng tại trung tâm lễ hội. Ảnh: Getty Images.
Toàn cảnh lễ hội băng thường niên Sapporo lần thứ 65. Ảnh: Getty Images.
Không chỉ thờ người phụ nữ khai sinh ra một lễ hội
độc nhất vô nhị: “Linh tinh tình phộc”, miếu Đụ Đị còn thờ bộ phận sinh
dục của nam và nữ.
Thời khắc 0h đêm ngày 11 rạng 12 tháng Giêng, miếu Đụ Đị (xã Tứ Xã,
Lâm Thao, Phú Thọ) như muốn sập bởi hàng trăm người xô đẩy, chen nhau cố
để nhìn tận mắt “hai vật thiêng” đang thờ trong miếu, chỉ được mang ra
khi làm “lễ mật”.
Theo các nhà văn hóa, tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể
hiện ở việc thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao
phối. Trên thế giới, nhiều quốc gia có tín ngưỡng nhưng chỉ thờ sinh
thực khí của nam.
Năm nay, người duy nhất được lấy vật này ra là cụ Chử Bá Thơ (85 tuổi). Cụ Thơ là người trông coi miếu, đồng thời là chủ lễ mật.
Cụ chủ lễ cẩn trọng lấy ra chiếc hòm sơn son từ “ngăn bí mật” được
đặt phía trên bàn thờ trong miếu. Cụ mở chiếc hòm, lấy ra bộ gỗ sơn son
mô tả giống như dương vật của nam và chiếc mảng hình âm vật của nữ làm
“lễ mật”...
Cụ Thơ cho biết, ngôi Miếu Trò này là nơi duy nhất còn thờ sinh thực
khí (hiểu nôm là công cụ nảy nở, sinh đẻ) trong tín ngưỡng phồn thực của
cư dân Việt cổ. Ngôi miếu này thờ một nữ thần rất đặc biệt có tên là
Ngô Thị Thanh – thời Hùng Vương. Bà là con của đức ông Ngô Quang Điện -
người có công khai dân, lập ấp. Bà Thanh có công dạy dân làng biết cách
trồng trọt, chăn nuôi, múa hát và tổ chức các lễ hội.
Sau khi bà Thanh mất, để tưởng nhớ công ơn, dân làng đã lập miếu thờ
bà tại làng Trám. Tuy vậy, bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người
dân gọi bà là “bà Đụ Đị”, cái tên mang ý nghĩa phồn thực. Miếu cũng được
gọi tên là “Đụ Đị”.
Ngôi miếu Trò thờ "linh vật" hiếm hoi tại Phú Thọ
Bên trong ngôi miếu, phía trên bàn thờ bà Đụ Đị là hai "linh vật".
Người dân nơi khác có thể gọi là dương vật gỗ – âm vật gỗ hay nõ (bộ
phận sinh dục nam) và nường (bộ phận sinh dục nữ)... nhưng dân làng này
gọi là “linh vật”. Bởi họ tin rằng, đó là hai vật sinh tồn, nếu đêm “lễ
mật”, hai vật đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng
tươi tốt...
Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn
son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn
thờ trong miếu. “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận,
“ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín.
Duy nhất một lần trong năm, thời điểm “giờ thiêng” khi làm lễ mật,
hai “vật linh” mới được đưa ra để thực hiện nghi thức lễ. Theo quan niệm
của người dân, nếu được nhìn thấy tận mắt hai “vật linh” và cảnh giao
hợp của hai vật này sẽ được may mắn cả năm.
Người dân quan niệm, ai nhìn tận mắt hai "vật linh" sẽ gặp may mắn
Sân khấu của Trò Trám
Trước khi lễ mật diễn ra, trước ngôi miếu Đụ Đị, đêm hội làng mở đầu
bằng những trò diễn dân gian “Tứ dân chi nghiệp” với hoạt cảnh gắn liền
với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương. Đây chính là Trò Trám “độc
nhất vô nhị” - hoạt cảnh đặc sắc, tôn vinh giống nòi và sinh thực khí.
Hoạt cảnh luôn vui nhộn bởi tiếng trống, tiếng hát và hàng trăm câu
thơ mộc mạc trong sáng, khôi hài, táo bạo. “Diễn viên” của đoàn trò là
người nông dân trong làng, họ mang y nguyên nét tự nhiên, mộc mạc tế nhị
và dí dỏm lên sân khấu.
Sau hoạt cảnh, cũng tại ngôi miếu thiêng này, sẽ diễn ra “lễ mật”.
Đúng 0h, ông chủ lễ lấy đôi “vật linh” trêm khám miếu đưa cho đôi trai
gái được làng chọn sẵn. Đèn tắt, ông chủ lễ hô khẩu lệnh: “linh tinh
tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” dương vật - âm vật bằng gỗ
vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn
phát đạt.
Cụ chủ lễ lại hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái được “tự do” mọi chuyện, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn.
Cụ Chử Bá Thơ - người trông coi miếu đồng thời là chủ lễ mật đang làm lễ chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng "âm dương giao hợp"
Theo cụ chủ lễ, ngày xưa, các đôi trai gái phải “tâm sự” tại khu rừng
trám và xung quanh ngôi miếu Trám. Họ có thể “nghịch” hay “sàm sỡ”,
giao hợp xung quanh khu “đất thiêng” này. Đồng thời, đó cũng là cách để
làng “kiểm soát” các đôi trai gái có đúng thụ thai khi tham dự đêm “tháo
khoán” không. Nếu 9 tháng 10 ngày sau sinh con, đứa con ấy được coi là
“trời ban”, cả làng sẽ cùng nhau nuôi dưỡng.
Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, sau khi lễ mật, các đôi trai
gái không đi tìm “nơi tâm sự”. Họ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ
lộc, tâm tình. Gần 1 giờ sáng, tiếng hát, tiếng cười vẫn rộn ràng trước
ngôi miếu thiêng...
____________________
Đón đọc kỳ 3: "Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại 'chuyện trai gái'? vào 19h00 ngày 15/2
Vùng đất nhiều người phát điên, khỏa thân đi khắp làng
Bí ẩn nào đang tồn tại trong những mái này khiến hàng loạt người phát điên?
Ông Nguyễn Hữu Vấn, Chủ tịch UBND xã Đức
Đồng cho biết, theo thống kê, hiện cả xã có hơn 110 người bị tâm thần,
thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp có
biểu hiện mắc bệnh đang được theo dõi. Nhiều lần các cơ quan chức năng
đã về địa phương tìm hiểu nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả
lời thỏa đáng.
(PLO) - Ở ngôi làng này, chuyện người điên vừa
chạy vừa la hét khắp đầu làng cuối xóm là chuyện thường ngày, thậm chí
còn xé hết quần áo trên người, khỏa thân đi ngoài đường. Một nhà có khi
đến 3 – 4 người điên, trung bình mỗi xóm khoảng 10 người, cả xã hơn 100
trường hợp thần kinh; nhiều trường hợp khác có biểu hiện mắc bệnh, đang
được theo dõi.
Khỏa thân la hét là "chuyện thường ngày ở xã"
Đức
Đồng là một trong những xã miền núi nghèo nhất huyện Đức Thọ (tỉnh Hà
Tĩnh). Không chỉ “nổi tiếng” nghèo đói, Đức Đồng còn được biết đến là xã
có số người bị điên và tàn tật nhiều nhất tỉnh. Nhiều thế hệ trong các
hộ gia đình ở xã đều có người bị tâm thần, thậm chí nhiều người đang
khỏe mạnh cũng bỗng dưng hóa điên. Không ít gia đình đang sống yên ấm
hạnh phúc đã trở nên bi đát khi người thân mắc chứng bệnh thần kinh.
Làng
nào trong xã cũng có người bị điên, tàn tật, trung bình mỗi xóm có gần
10 trường hợp. Hầu hết họ đều phải sống trong những căn buồng tối tăm,
ẩm thấp, nhiều người bị gia đình xích nhốt hàng chục năm trời để tránh
ảnh hưởng đến làng xóm.
Một
người dân cho biết: “Ở đây cảnh tượng người điên vừa chạy vừa la hét
khắp đầu làng cuối xóm là chuyện thường ngày. Thậm chí những người tâm
thần còn xé hết quần áo trên người rồi khỏa thân đi khắp làng. Người nơi
khác về thấy điều này đều rất bất ngờ và sợ hãi, còn chúng tôi không
còn thấy lạ lẫm nữa”.
Thôn
Phúc Hòa có anh Hoàng Văn Thành, một người điên “gắn bó” với sợi xích
sắt từ hơn 20 năm nay. Người bố buồn rầu kể, anh Thành sinh năm 1978,
khi sinh ra rất khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Đến năm 16
tuổi, anh có nhiều biểu hiện không bình thường.
Lúc đầu
gia đình không nghĩ con trai bị “ma làm” nên cứ để ở nhà chăm sóc theo
dõi một thời gian. Tuy nhiên, sau buổi tối anh này “nổi hứng” châm lửa
đốt nhà người hàng xóm khiến cả làng hoảng hốt đi dập lửa, gia đình đã
đưa anh đi khám, phát hiện bị bệnh tâm thần.
Anh
Thành cứ lúc tỉnh lúc mê, chạy chỗ này chỗ khác nên gia đình phải nhốt
trong buồng. Sau này anh ít phá phách hơn nên người thân cho lên giường
buộc xích lại. Ai đến nhà cũng không khỏi thở dài đau xót khi nhìn người
đàn ông không chịu mặc quần áo, khuôn mặt ngây ngô, cứ ngồi nhe những
chiếc răng đen sì cười cả ngày, đôi chân bị sợi xích buộc chặt, bên cạnh
là những người thân khuôn mặt mệt mỏi, buồn phiền.
Nửa số người trong nhà bị bệnh
Hoàn
cảnh thương tâm nhất là gia đình ông Nguyễn Quốc Anh (SN 1936, ngụ thôn
Phúc Hòa), sinh được bảy người con thì có ba người bị tâm thần cả trai
cả gái. Vợ chồng ông Anh cũng không hiểu vì sao có đến một nửa số con
của mình bị bệnh, số còn lại hoàn toàn bình thường.
Gia đình đáng thương của ông Anh
Bao
nhiêu năm phải chứng kiến những đứa con ngây dại lúc nào cũng ngồi cười
nói một mình, vợ chồng ông rất xót xa. Mấy người con bị tâm thần thường
chỉ ru rú trong nhà, thỉnh thoảng lại trốn đi lang thang khắp nơi. Ông
bà Anh đã phải lao động vất vả cả đời để nuôi và trông nom các con bệnh
tật.
Hiện
nay hai ông bà đều mắc bệnh ung thư đang nằm chờ chết, ông bị ung thư
phổi, bà bị ung thư gan. Trong nhà bốn người đau ốm nằm trên bốn chiếc
giường, nhìn rất cám cảnh.
Trong
số những người con bị điên, anh con trai đầu SN 1958 cả ngày quanh quẩn ở
nhà không làm được gì, may thay được một người phụ nữ bình thường yêu
thương và kết duyên hơn 24 năm nay nhưng không có con cái. Vợ chồng anh
này dựng tạm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh nhà bố mẹ sinh sống. Cả mấy người
con điên sức khỏe đều rất yếu chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ
người thân chăm sóc. Những người con khác đều làm nông nghiệp, cuộc sống
bản thân đã rất chật vật còn phải chăm lo cho bố mẹ và các anh chị em
bệnh tật.
Thấy
gia đình ông Anh hết người này đến người khác đổ bệnh, nhiều người mê
tín ngấm ngầm cho rằng nhà họ mạo phạm phải đồ đạc hay đất của chùa
chiền, giờ bị trừng phạt. Tuy nhiên, những người khác chỉ đoán do ngày
xưa ông Anh từng đi bộ đội, chắc bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh
con ra mới bị dị tật như vậy.
Nhưng
thắc mắc vẫn chưa được giải thích thỏa đáng vì rất nhiều hộ gia đình
khác trong làng có người bị điên không rõ lý do. Như trường hợp em
Nguyễn Duy Niên (SN 1993, thôn Phúc Hòa), từ khi sinh ra đến lúc học cấp
hai đều bình thường khỏe mạnh. Niên học rất giỏi, từng đạt danh hiệu
học sinh giỏi môn vật lý của tỉnh, là niềm tự hào của cha mẹ và anh em
họ hàng. Nhưng lên cấp ba bỗng có nhiều biểu hiện kì lạ, suốt ngày ngồi
thẫn thờ không nói năng gì, chỉ cười một mình và lang thang khắp nơi.
Cùng
chung cảnh ngộ thương tâm là em Đặng Thị Hiền (xóm Thanh Sơn). Đến nay
đã 23 năm từ ngày lọt lòng mẹ, Hiền đã phải sống trong căn buồng tối.
Khuôn mặt cô gái ngô nghê lúc hiền lúc dữ, miệng nói cười không ngớt.
Vu vơ những lời đồn đoán
Một số
người trong làng đi xa về, khi thấy tình trạng quê hương toàn “phát”
người điên đã hoảng hốt đi... xem bói, được nghe “phán”:
“Làng
bị ma quỷ quấy nhiễu khiến nhiều người dân phát bệnh tâm thần”, rằng
“ngày xưa mảnh đất này có nhiều đền chùa nhưng bị xuống cấp không được
tu bổ, dần dần bị người trong làng phá đi. Những thanh gỗ hay đất đá của
đền chùa bị dân làng bóc dỡ đưa về xây dựng nhà cửa, nên giờ đây cả
làng mới bị trừng phạt”. Từ đó mọi người vận động nhau đóng góp tiền bạc
tu bổ những ngôi đền chùa còn lại trong làng, vậy mà tình hình vẫn
chẳng thay đổi.
Mảnh
đất Đức Đồng trước đây là một trong những nơi bị chiến tranh tàn phá
nặng nề. Đặc biệt, nơi đây cũng có số lượng người đi bộ đội và tham gia
kháng chiến khá nhiều, do đó rất có thể thế hệ sau đều bị nhiễm chất độc
màu da cam và ảnh hưởng của bom đạn nên bị ảnh hưởng thần kinh.
Ngoài ra cũng không loại trừ yếu tố di truyền bởi một số gia đình trong xã có đến 3 thế hệ đều bị bệnh thần kinh.
Khi
chưa có kết luận chính xác từ phía các cơ quan chức năng, tất cả các giả
thiết và giải pháp khắc phục đưa ra hiện nay đều không làm giảm bớt số
người bị tâm thần ở ngôi làng nghèo khổ.
Ngày
càng có nhiều trường hợp phát bệnh hơn. Người trẻ nối tiếp người già trở
nên điên loạn khiến ngôi làng bị bao phủ mãi một màu u buồn thê lương.
Mỗi khi chiều tối, người ta lại nghe thấy tiếng la hét, tiếng khóc tiếng
cười hoang dại khiến không khí nơi đây càng rợn người, buồn não nề.
************************
Lưu Hiểu Khánh được chồng đại gia yêu chiều
Ngày 30/10, Lưu Hiểu Khánh tổ chức sinh nhật đón tuổi 64. Chồng cô,
ông Vương Hiểu Ngọc đã bay từ Mỹ về cùng chia vui với bạn đời. Trong
suốt buổi tiệc, hai người không ngừng dành cho nhau những cử chỉ âu yếm.
Đây là sinh nhật đầu tiên của Hiểu Khánh từ khi kết hôn, nên cô rất
hạnh phúc khi có ông Vương ở bên.
Hai vợ chồng Hiểu Khánh cười vui trong bữa tiệc. Ông Vương cho biết
sẽ giảm bớt công việc để đưa bà xã đi du lịch, coi như món quà sinh
nhật ông tặng vợ.
Món quà nhỏ ông Vương tặng vợ.
Lưu Hiểu Khánh xúc động với bó hoa đẹp mà chồng tặng. Dù đã kết hôn
nhưng vì công việc, cô và ông Vương vẫn mỗi người một nơi.
Bước sang tuổi 64 nhưng Hiểu Khánh vẫn giữ được làn da mượt mà, phong thái trẻ trung, cuốn hút.
Nguyễn Hương
************************
12 nàng Võ Tắc Thiên nổi tiếng của màn ảnh Hoa ngữ
Lưu Hiểu Khánh, Lý Tương, Phạm Băng Băng... là
những nàng Võ Mỵ Nương gây ấn tượng mạnh cho khán giả.
Tạo hình của Phạm Băng Băng trong "Võ Tắc Thiên" khi vừa ra mắt đã
nhận được nhiều cảm tình của khán giả. Cuộc đời của nàng Võ Mỵ Nương nổi
tiếng lịch sử, từ khi mới nhập cung cho đến khi ở tuổi 80 được Băng
Băng "lột tả" trong tác phẩm này, hứa hẹn đem đến cái nhìn mới về người
phụ nữ quyền lực đời Đường. "Võ Tắc Thiên" Băng Băng cũng vì thế rất
được kỳ vọng.
Trước đó, Lưu Hiểu Khánh là một trong những diễn viên thể hiện
thành công vai Hoàng đế Võ Tắc Thiên phiên bản năm 1995. Nhờ vai diễn
này, cô trở thành nghệ sĩ tên tuổi của làng giải trí Hoa ngữ. Việc đảm
nhận vai Võ Mỵ Nương từ khi 13 tuổi đến lúc 80 tuổi đều do Hiểu Khánh tự
mình đóng.
Ân Đào từng đóng "Võ Tắc Thiên bí sử", và được khen ngợi bởi tạo
hình xinh đẹp, khán giả đánh giá đây là Võ Tắc Thiên nữ tính nhất từ
trước tới nay. Tuy nhiên, một số cho rằng diễn xuất của cô chưa đủ gây
ấn tượng cho khán giả.
Lưu Vũ Hân đóng Võ Tắc Thiên trong "Thái Bình công chúa bí sử". Vai diễn được cho là quá sức với nữ diễn viên trẻ này.
Tạo hình của Lưu Gia Linh dường như khác biệt nhất so với các Võ
Tắc Thiên khác. Vai diễn này nằm trong bộ phim "Địch nhân kiệt thông
thiên đế quốc" năm 2010.
Giả Tĩnh Văn đóng Võ Tắc Thiên năm 2003, trong phim "Chí tôn hồng
nhan", và cô được đánh giá là nàng Võ Mỵ Nương ngọt ngào, đáng yêu
nhất.
Không thể bỏ qua Phan Nghinh Tử, nghệ sĩ rất thành công với vai
diễn Võ Tắc Thiên. Bộ phim "Nhất đại nữ hoàng Võ Tắc Thiên" năm 1985
chính là tác phẩm đưa cô trở thành ngôi sao sáng trên màn ảnh Hoa ngữ.
Diễn viên Phùng Bửu Bửu từng thể hiện rất thành công hình ảnh của
người đàn bà quyền lực nhất Trung Quốc, Võ Tắc Thiên trong tác phẩm "Võ
Tắc Thiên" do Hong Kong sản xuất.
Lý Tương từng đóng vai Võ Tắc Thiên tuổi trung niên cho đến khi về
già. Thần thái của cô cũng giúp vai diễn trở nên ấn tượng hơn.
Trương Đình, một trong những diễn viên thủ vai Võ Tắc Thiên, nhưng
cũng như Lưu Vũ Hân, vai diễn của cô không có sức nặng mà khán giả chờ
đợi.
Diễn viên gạo cội Tư Cầm Ca Oa được đánh giá là Võ Tắc Thiên uy
quyền nhất trong số các diễn viên đảm nhận vai diễn nổi tiếng này.
Diễn viên gạo cội Quy Á Lôi đóng Võ Tắc Thiên năm 2000, trong phim "Đại minh cung từ".
Nguyễn Hương
************************
Những kỷ lục "khóa môi" ấn tượng nhất thế giới
Nụ hôn lâu nhất
Cặp vợ chồng Ekkachai và Laksana Tiranarat đến từ Bangkok đã thiết lập kỷ lục
hôn lâu nhất nhân dịp lễ Valentine ở Thái Lan vào năm 2013 với 58 giờ 35 phút.
Với chiến thắng này, Ekkachai và Laksana không những được ghi danh vào sách
kỷ lục Guinness, mà còn được nhận tiền thưởng 200.000 baht, tương đương 6.7000
USD và một chiếc nhẫn kim cương.
Trước đó, năm 2012, kỷ lục hôn lâu nhất thế giới (kéo dài 50 giờ 25 phút 1
giây) thuộc về một cặp đồng tính nam người Thái trong cuộc thi kéo dài 3 ngày
tại Pattaya.
Màn "khóa môi" tập thể lớn nhất
39.897 người tụ họp ở quảng trường Zocalo, thủ đô Mexico City, Mexico trong
lễ Tình nhân năm 2009 để phá kỷ lục "màn khóa môi tập thể lớn nhất thế giới" mà
người Anh thiết lập trước đó.
Theo Carlos Martinez, người xác nhận kỷ lục thế giới Guinness lần này, có đến
42.225 người có mặt tại quảng trường Zocalo nhưng không phải ai cũng hào hứng
với việc phá kỷ lục.
Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa chào mừng Valentine mà còn là hoạt động xã
hội phản đối tình trạng bạo lực ma tuý đang lan rộng trên khắp Mexico, vốn cướp
đi 6.000 sinh mạng mỗi năm.
Kỷ lục hôn dưới nước lâu nhất
Michele Fucarino và Elisa Lazzarini tới từ Ý đã lập được kỷ lục hôn dưới nước
lâu nhất mà không thở (kéo dài 3 phút 24 giây) vào ngày 18/3 năm 2010.
Nụ hôn đắt nhất
Joni Rimm đã bỏ ra 50.000 USD để được hôn nữ diễn viên Sharon Stone trong một
chương trình đấu giá từ thiện để ủng hộ cho Project Angel Foods, một tổ chức từ
thiện phân phát bữa ăn miễn phí cho những người bị mắc HIV và AIDS.
Sầm Hoa(Tổng hợp)
**************************
Hà Hồ chia sẻ 'cái nghèo' với Cường đô la
Theo phiên giao dịch đóng cửa ngày 7/2/2014, giá cổ phiếu của Công ty CP
Quốc Cường Gia Lai (QCG) là 6.500 đồng/cp. Theo đó, số tài sản mà ông
Nguyễn Quốc Cường - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc
công ty nắm giữ là 537.500 cổ phiếu tương đương 3,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
0,87% trong toàn công ty.
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG, mẹ của
Quốc Cường hiện sở hữu 60,58 triệu cổ phần, tương đương 394 tỷ đồng.
Con gái của bà Như Loan, Nguyễn Ngọc Huyền My chỉ sở hữu 180.584 cổ
phiếu QCG, tương ứng giá trị tài sản đạt 1,2 tỷ đồng. Nguyễn Thị Ánh
Nguyệt và Nguyễn Thị Bích Thủy, là hai người em ruột bà Như Loan đang sở
hữu lần lượt số 125.554 và 70.875 cổ phiếu.
Cường Đô la chỉ sở hữu 0,87% cổ phần trong toàn công ty.
Như
vậy xấp xỉ 400 tỷ đồng là tài sản mà đại gia đình Chủ tịch Quốc Cường
Gia Lai đang có trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ vợ và con của
Cường Đô la. Người mẫu Hồ Ngọc Hà và con trai Nguyễn Quốc Hưng không có
cổ phần nào tại Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Chuyện tình yêu của
Cường Đô la và Hồ Ngọc Hà luôn bị dư luận đồn đoán vì tiền bạc và vị
thế. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại việc không hề sở hữu số tài sản
nào trong công ty chồng đã chứng minh rõ ràng cho tình yêu không vật
chất suốt 7 năm của nữ ca sĩ xinh đẹp Hà Hồ.
Thời gian vừa qua,
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nhiều lần gặp khó khăn. Theo đó, giữa năm
2013, QCG bất ngờ “nổi tiếng” vì sự kiện xảy ra cách đây gần 3 năm. Do
vi phạm hợp đồng, chậm trễ trong việc giao nhà, QCG bị buộc phải bồi
thường hàng trăm triệu đồng cho khách hàng. Bản án sơ thẩm xét xử từ
10/2011 bị tuyên hủy bỏ toàn bộ, điều tra và xét xử lại từ đầu, do có
yêu cầu đưa đơn vị thứ cấp vào tố tụng . Chưa hết rắc rối, trụ sở tòa án
nhân dân TP. HCM bị sập do vụ đào hầm của QCG cũng gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến công ty. Nợ ngắn hạn của QCG lên đến hơn 2.695 tỷ đồng, tăng
thêm hơn 800 tỷ đồng so với đầu năm.
Riêng Cường đô-la chỉ sở hữu
0,87% cổ phiếu. Thay vì thu nhập tiền đô, trên báo Đất Việt nhận định:
Với mức lãi 5,7 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2013 của doanh nghiệp, giả
sử Cường có được chia lợi nhuận, mỗi tháng cũng chỉ được khoảng 3,9
triệu đồng. Cộng với mức lương 3,5 triệu, thu nhập nhìn thấy của thiếu
gia này vẫn thuộc diện "nghèo", chưa phải đóng thuế.
Thay vì than
phiền, Hà Hồ thẳng thắn chia sẻ với báo chí: "Tôi hiểu rõ khó khăn của
anh Cường hơn ai hết. Cuộc sống này mà thay lòng đổi mặt như lật bàn tay
thì hậu vận sẽ không tốt chút nào. Những lúc khó khăn và gắn bó với
nhau thì còn ý nghĩa hơn nhiều. Có thể vì tôi sống có trước có sau, biết
suy nghĩ nhiều nên cuộc sống ban tặng cho tôi nhiều thứ mà không phải
ai muốn cũng được”.
2013 là năm vất vả của Hà Hồ khi cô phải liên
tục chạy show kiếm tiền. Tất cả điều này Hà Hồ đang chứng minh cô sẵn
sàng hi sinh mọi thứ, không màng danh phận, tài sản giúp Cường Đô la
vượt qua giai đoạn khó khăn này.
(Theo ĐSPL)
************************
Biến đổi khí hậu: Tuyết tan tại Sochi
Hơn
100 vận động viên tham gia Thế vận hội mùa đông đã đồng loạt ký vào một
lá thư kiến nghị yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách ngăn chặn
những biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính gây nên tình trạng ‘lình bình’
do tuyết tan tại Sochi, nơi đang diễn ra Thế vận hội. Được biết chiến
dịch này do các vận động viên Hoa Kỳ khởi xướng. Xem thêm: Valentine - Ngày kỳ lạ ở Sochi
Cali Today News - Vận động viên trượt tuyết của Hoa Kỳ, Andrew Newell,
30 tuổi nói: “Mùa đông mà tôi từng trải qua khi còn là một đứa trẻ đã
không còn nữa. Những mùa đông bây giờ khác trước nhiều quá, nhất là vùng
gần nơi tôi sống ở Vermont.”
Ít nhất 105 vận động viên từ 10 quốc gia trên khắp thế giới đã ký vào lá thư kiên nghị này, trong đó có 85 người đến từ Hoa Kỳ.
Nội
dung của lá thư yêu cầu các quốc gia giảm thiểu lượng khí thải, ủng hộ
những ‘năng lượng sạch’và chuẩn bị cho một diễn đàn toàn cầu về biến đổi
khí hậu sẽ diễn ra tại Paris trong năm tới.
Có lẽ đây là kỳ Thế
vận hội đầu tiên mà hầu như tất cả các vận động viên đều hợp sức lại
với nhau vì những vấn đề của biến đổi khí hậu. Mỗi người trong số họ đều
có những câu chuyện riêng về sự ảnh hưởng hiện tượng khí hậu ấm dần lên
đối với bản thân họ.
Tuyết tan làm cho nhiều con đường bị ngập. Photo Courtesy:USA Today
Alex
Deibold, 27 tuổi, vận động viên trượt ván người Mỹ bày tỏ ý kiến:
“Những cuộc huấn luyện mùa thu mà tôi từng tham gia khi còn là học sinh
của trường Stratton Mountain School, ở Stratton, Vermont, đã không còn
phù hợp với hiện giờ nữa. Khi mà lượng tuyết thì bị thiếu còn nhiệt độ
thì ấm hơn. Tôi muốn các con của tôi và những con cháu của chúng sau này
có thể thưởng thức những hoạt động ngoài trời giống như tôi đã từng.”
Giám
đốc điều hành của POW (Bảo vệ mùa đông của chúng ta – Protect our
winters), một nhóm các nhà hoạt động cùng phối hợp với các vận động viên
trong chiến dịch này đưa ra nhận định: “Trường hợp của Vancouver là một
lời kêu gọi cảnh tỉnh chúng ta về tình trạng của khí hậu hiện nay.”
Theo ông, trong kỳ Thế vận hội năm 2010, hiện tượng nhiệt độ tăng cao đã
gây ra việc thiếu tuyết, ban tổ chức buộc phải cho xe tải chở thêm hàng
tấn tuyết từ những nơi gần đó đến những địa điểm thi đấu.
Tại
Sochi, nơi mà nhiệt độ đã tăng vọt lên đến gần 60 độ trong mùa đông, đã
dẫn đến việc thiếu hụt lượng tuyết cần thiết cho một số môn thể thao mùa
đông. Một số buổi luyện tập của các vận động viên các môn trượt tuyết
cũng đã bị hủy bỏ vì địa hình không đáp ứng đủ lượng tuyết.
Một
vận động viên người Mỹ khác lên tiếng: “Tôi đã có cơ hội để đi đến nhiều
nơi trên thế giới, tôi đuổi theo mùa đông trong suốt 13 năm qua. Tôi đã
chứng kiến sự biến đổi của mùa đông ở nhiều nơi trên thế giới, tại
Aspen, Colorado, nơi mà tôi lớn lên đã từng có những ngày tuyết lở rất
nguy hiểm. Vào những ngày đó chúng tôi không thể đến trường và phải ở
nhà. Thế nhưng những ngày như thế không còn nữa. Những ngày tuyết lở gây
nguy hiểm đã ra đi mãi mãi rồi.”
Theo các chuyên gia về khí
hậu, nhiệt độ ấm dần lên đã làm giảm lượng tuyết của mỗi mùa đông, làm
cho mùa trượt tuyết ngắn lại. Những khi nghỉ mát trượt tuyết và những cơ
sở đào tạo trượt tuyết vì thế mà cũng mất dần lợi nhuận và công việc.
Chỉ
có 11 trong số 19 thành phố từng tổ chức Thế vận hội mùa đông trước đây
có nhiệt độ thấp đủ tiêu chuẩn để tiếp tục tổ chức Thế vận hội cho đến
giữa thế kỷ. Và con số này sẽ chỉ còn lại có sáu cho đến năm 2100, nếu
những dự đoán là đúng.
Trong một nghiên cứu vào tháng trước của
Đại học Canada Waterloo và trung tâm Management Center Innsbruck của Úc
thì những thành phố sẽ không còn thích hợp để tổ chức Thế vận hội mùa
đông trong vài thập kỷ tới gồm có Vancouver, Sochi, Squaw Valley của Hoa
Kỳ và Garmisch – Partenkirchen của Đức. Cũng trong nghiên cứu này, kết
quả cho thấy nhiệt độ ban ngày trung bình của tháng Hai tại những địa
điểm tổ chức Thế vận hội trong những năm vừa qua đã có sự gia tăng: từ
33 độ F trong những năm 1920 – 1959 lên đến 38 độ F những năm 1960 –
1999 và 46 độ vào những năm 2000.
Liệu trong vài thập kỷ nữa, chúng ta có còn những Thế vận hội mùa đông nữa hay không?
- Thủ tiêu nữ chủ nợ xuống cống, Tên trộm ranh mãnh loại camera giám
sát, Người hùng ngăn cướp thoát chết vì súng không nổ,... là những clip
"nóng" nhất tuần qua.
TÂM THANH THI TẬP ANH LỐI ĐẢNG EM LỀ DÂN BẤT CẦN HOÀ HỢP
KỶ CƯƠNG GIÁP NGỌ
Lề dân lối đảng đôi đường song song không bóng tình thương giao hoà
Anh đi theo ngõ phù HOA em về quê MỸ thọ quà tự do
Ấm no hạnh phúa ai cho mười hai bến nước con đò đẩy đưa
Mặc cho một nắng hai mưa tấm thân em vẫn nguyền chưa phục tùng
*
Công thần tứ tốt bọ hung buôn dân bán nước lạnh lùng đôn quân
Kế tinh kinh tế ra quần ế ty y tế khó tuân động phòng
Thoát ly dễ thượng mã phong ngựa Nga Mỹ Nhật nhong nhong trở về
Giao hoan cũng lắm nhiêu khê lối A cách mạng lề B lạc đường
*
Sóng thần nộ Thái Bình Dương trời ơi ! động đất bất lương Ba Đình
Chống xâm lăng vẫn làm thinh ngân hàng lẩu mắm thối ình tuôn mau
Mỹ nhân xú thú hảo cầu tương lai bỏ đảng sang TẦU hay TÂY
Chín tầng hương án khói mây đoạn trường ngàn dặm về đây cứu nàn
*
Ba mươi sáu bước gian nan văn nô bồi bút bạc vàng lung lay
Nhân dân tối mắt che mày thử xem hiến pháp gian ngay thế nào
Ba sàm lá cải xôn xao quốc gia giãy chết máu đào cạn khô
Vạn lần hạnh phúc đạo HỒ nằm trong thạch mộ cũi mồ tô hô
*
CHIÊU HỒN LIỆT SĨ
*
Tấm bằng liệt sĩ đảng cho
Thân nhân xin cám ơn lo của Người
Nhị tỳ thấy bóng ma trơi không từng cầm súng vẫn mời nghĩa trang
Mộ bia ướm hỏi lão làng kẻ thù bán nước buôn dân chỗ nào
*
Thủ từ cờ máu vàng sao đất đai quy hoạch khát khao đầy mồ
Ngoại gian mộ chí minh Hồ mô không chính chủ loã lồ mả phong
Cùng trong thế giới đại đồng
Số đông ngoại cảm nhúm lông heo bò
*
Dường như trơ bản mặt mo họ hàng thân thích cũng mò chôn hôi
“Cổ lai kỷ tố quân hồi sa trường tuý ngoạ âm lôi gọi nhầm”
Ba Đình thái thú chơi khăm
Ru hồn tử sĩ chó nằm cạnh bên
*
Thương thay oán trả ơn đền
Ghi ân tổ quốc kên kên được mùa
Tha ma cũng được bán mua diêm vương còn phải cay chua truy tìm
Sơ sinh chết bởi “Kiến Tim” lục lâm thảo khấu im lìm áp vong
O CƯA NGỌN MÓN CON NGỰA
*
Ngựa lừa O thích món chi
Đại hồ cầm Quý Ngọ đi khó về
Trước bàn quan án ủ ê phụ tuỳ phu xướng lời thề phụng loan
Của chồng công vợ an toàn cớ đâu học thói lăng loàn sa châu
*
Người ta nắm tóc trên đầu không ai bắt cọp vuốt râu ông hùm
Để xem bồi thẩm chùm hum nghênh xuân Giáp Mã đập chum phe nào
Sâu con vài đứa vỡ bầu
Khiếu oan giặc cái tiền đâu phong trào
*
Ngoài chuồng dư lợn viên gào
Ngân hàng phá sản vàng trao cháo chờ
Thuần Dương Chí Dũng nên thơ bóng chim tăm cá mịt mở chủ chăn
Năm ngàn tỷ tội một thằng ăn tàn phá hại nhà băng tiêu điều
*
Băng Tâm Tự Trọng quái điêu Huyền Như nhừ tử la siêu dzách lầu
Bốn mươi năm sải vó câu pháp trường ngọn cỏ rầu rầu dê xe
Bên đường nắm mộ sè sè dẫn đầu thủ lãnh mặt che mo dày
*
CÁCH MẠNG CẠN MÁCH
*
Trai Hồ Chí Minh Trường Chinh trộm cướp
Gái Hà Nội Võ Nguyên Giáp bán trôn
Việt kiều trở lại cô thôn Đồng Văn Phạm pháp mua lồng lậu chim
Tú bà Doan Phóng rơi Kim Tiến lui lưỡng lự bìm bìm ế ty
*
Mê man kinh tế lỡ thì
Bất động sản cũng mật lì thi gan
Quạ kêu cành cạch ngân hàng
Huyền như cò đỏ tan đàn thoát ly
*
Hiếu Đằng thối đảng ra đi
Vinh quang Dũng Trọng rượu kì nguyệt hoa
Công an thêm nỗi bất hoà cờ tang xé nát bóng ma cửa mồ
Ểnh ương cóc nhái tung hô nhóm lợi ích X đáp mô cản đường
*
Ba Cà Mau chóng khẩn trương
Lão thành cách mạng dẫn đường lạc vong
Đông phương vọng mặt trời hồng tây du chú phỉnh tiên rồng đầu tiên
Tân thuyền nhân chẳng vì tiền cháu kiêng oai bác búa liềm thạch lăng
*
TỤNG CA HÌNH BẤT MÔ
*
Rặn ra bài ca nô bồi bút Hồ thêm thối
Người dẫn đường lạc lối tội một cõi sơn hà
Không quỷ bắt ma tha cũng chằn ăn trăn quấn
Nghe diêm vương giáo huấn Phật cũng phải rời toà
*
Bông sen vạn đoá hoa bướm dâng quà thiên biến
Hoà bình toan diễn tiến những thế lực địch thù
Tái xuất từ mật khu mùa thu tân cách mạng
Lâu la dần thoái đảng dư lợn viên toạ thiền
*
Bọn tay sai cuồng điên xiềng bảy hai phép khỉ
Trung ương ra chỉ thị đĩ hoá kiếp đười ươi
Trong lồng thoải mái cười chẳng mất công lửa khói
Thịt thân môn tươi rói khỏi trói cẳng banh càng
*
Phục trang càng hở hang càng tăng lương giảm lậu
Bộ sậu giấu linh cẩu mẫu to hàm lớn chức
Ruộng đồng phơi đống cứt hẩu sực đại ca ca
Nhờ mưa móc cha già gây nồi da xáo thịt
*
O NON XUNG KÍCH CHỐNG Ề
*
Nàng đã bỏ đi chuyện vợ chồng trăm năm ân ái quyết phòng không
Quân tử có thương đừng mó máy thuyền quyên nghị định phận má hồng
Xung kích võ nguyên dù giáp rách trăng hoa vẫn mộng lúc đại đồng
Anh hùng khí đoản khinh tiểu tiết Hoa trung nhuỵ đỏ thắm Mao lông
*
Chúc mừng cô chú vùa lú cú con
Doan Phóng sắc son Việt Nam chính chủ
Hoà bình chưa đủ dụ cháu vũ trang
Sư phụ trình làng hàng không mẫu hạm
*
Đời trong cõi tạm La Thăng hám danh
Dê Tầu lẩu tanh vắt chanh banh vỏ
Tám giờ rị mọ cũng khó phong phi
Bí bì dự bị hạp bi níu dìa
*
Chàng nằm cũi mộ chẳng lắc hông thiếp tại Nam Quan mả tang bồng
Tứ chiếng giang hồ chưa hợp mộng cha ông mồ tổ cũng bần nông
Hoàng Sa phất phới cờ trung quốc do đâu sóng dậy chỗ biển đông
Không ít quân nhân thành tử sỹ anh giữ khư khư thuyết ba không
VIỆT TẦN THUỶ HOÀNG
*
Dân đen đau đớn xem đài đảng ta diễn tấu nhân tai tại nhà
Ga la chúc tết trầm kha người nghèo tôm cá vịt gà nổi trôi
Đại gia ẩm thực trông nồi hoàng kim tiềm ẩn miếng mồi thủng nham
Bát vàng mát đít quan tham gáo dừa nóng miệng người cam ngang đèo
*
Trâu bò dê ngựa chồn cheo chơ vơ soong chảo mỡ heo dầu mè
Rẻo cao trẻ nhỏ mốc meo gạo cha mẹ đói chẳng theo ra trường
Chẳng thà cái rẫy con nương củ khoai dây sằn khẩn trương dạ dày
Hơn nhai nuốt gặm đắng cay con no nhìn cả buôn đầy thiếu ăn
*
Càng cua me đất mụt măng dọc đường gió bụi La Thăng nhịn thèm
Lên Sa Pa họ đòi kem thúc xuân phố núi đính kèm tuyết rơi
“Nắng mưa là bệnh của trời” đang nghèo không nghếch tả tơi ốm giàu
H’mông thao thức canh thâu Việt kiều yêu nước đấu thầu Hán nô
*
Nam tra Bắc tiến cá vồ xã hội chủ ngoẻo tam vô hồ đồ
Cung đình dậy tiếng nam mô thiền sư tứ khoái bắt bồ khoả thân
Dân Tiên náo loạn cõi trần sát nhân Lê Duẩn hợp quần lên ngai
Trăm hoa đua nở tử đài cải cách ruộng đất nặng đai búa liềm
*
THUỐC ĐẮNG TĂNG ĐẢ TẬT
*
Ném đá ao bèo án treo sâu chúa
Công an liềm búa múa gậy Ba Đình
Đá bèo củ tịt không linh đội binh rải dứa thình lình cậm ngu
To hàm ẩn tích cục cù cúc cu lớn chức đại mu khôn liền
*
Dư lợn viên biểu tình ghi biên bản
Mạng Cà Mau bất bại tái độc cô
Lương tâm yêu nước điên rồ tâm thần giáo dưỡng đắp mô đông người
Đầu sai khuyển mã cấm cười đại ca ca chỉ lòi mười cái răng
*
Giả mù lạc vũ bất động sản đóng băng
Có một con chằn hàng trăm thằng cộng sản
Hà Nội Hán nô tam vô Bác Hồ ao cá
Hỏi tội cục đá ai dám vá túi tham quan
*
Bạn bốn tốt làm đố dân oan dàn ngang khiếu kiện
Xưởng hạt nhân điện nướng tái khiếm diện Tầu Nga
Ra bãi tha ma chỉ thấy mộ cha mồ tổ đồ Trung Quốc
Ngàn năm bắc thuốc liều thuốc đắng sử xanh
NGUYỆT KÌ HOA TỬU
*
Trí thiếu ức trí đủ ai làm chủ giang sơn
Nhân dân đang căm hờn chập chờn trí vẫn lú
Trí tức cực chưa đủ rủ thêm lũ thất phu
Bọn hán nô điếc mù gác cu canh trí ngủ
*
Trí thức chực trí chủ những cục cứt trôi sông
Thải ra từ ruộng đồng đại ca ca một đống
Mùi phân bay lồng lộng đảng cộng sản ba hoa
Hoà hợp sẽ giao thoa đoạn trường xa trí ngủ
*
Trí thức bực trí ngủ đủ lực bực tòng tâm
Thuyền nhân xưa lỡ lầm ăn trên mâm chiến sĩ
Trận vong theo điếm MỸ kị quốc tế đệ tam
Kít sinh dơ trong bàn cờ Hoa phá nguyệt VIỆT
*
Trí ngủ vì bại liệt hay chẳng triệt xâm lăng
Nương nhẹ tội nhiều thằng tân thăng trong nội bộ
Trí ngủ vì cán ngố hạ bộ cũng khá to
Đảng ăn ốc đoán mò bốc tửu kì phá VIỆT
*
ĐẬP ĐÁ VÁ TRINH
*
Đầu tư chất xám từ đâu giản đơn đang giởn vó câu Nga Tầu
Biển đông sóng vỗ mặt ngầu chú phỉnh chính phủ qua cầu tõm rơi
Đá bèo bà đéo chịu chơi xâm lăng đến bởi săn lầm Khách Gia
Nội gian bước xuống vườn cà dạng nôi ngoại gián lân la ngựa đàm
*
Tam vô Hà Nội tô Vam Ba Đình thái thú phong hàm hán gian
Sói lang bạn bốn tốt làm vàng mười sáu chữ khoe khoang vững bền
Anh hùng không tuổi không tên cổng trời than thở trùm mền an môn
VIỆT NAM nồi lẩu mộc tồn nhiều thằng ngu cậm liền khôn chiêu hồi
*
Gọi em khô khốc đôi môi đoạn trường ngàn dặm dâng mồi Thăng Long
Việt kiều yêu nước trông mong SÀI GÒN hòn ngọc viễn đông quay về
Quạ kêu vịt nước lê thê thuyền nhân kì cựu lời thề héo hon
Giặc từ chợ cũ Thầy ngồn Ba Son hưởng thụ SÁI CÔNG đại đồng
*
Tiểu đường trung tiện thuận lòng song còng táo bón chổng mông địt bừa
Nắng chiều đợi đến tối mưa trí còn chưa thức nên chưa động phòng
Ngoài ao cá bác sinh cu-ông dẫn theo một đám thuồng luồng cua đinh
Biên cương đập đá lập trình cội nguồn Pắc Pó mất trinh lâu rồi
DÂN ĐEN TẤT TỐ TẮT ĐÈN
*
Thế lực thù địch lú hịch cần dương
Đồng chí cùng đường bất lương dị mộng
Ba X sồng sổng chẳng động lông chân
Đại bảo quần thần bầy tôi rải dứa
*
Chính trị thừa mứa đứng giữa đội quân
Ngân hàng dồn lần bộ phận không nhỏ
To hơn đầu thỏ đít kém vú bò
Đảng bộ xin cho chiếc đò xuất ngoại
*
Lề dân tranh cãi phải trái chí minh
Thây ngoạ Ba Đình truy nguyên chính chủ
Hồng thử máu mủ từ củ nào ra
Bước qua Hoàng Sa vấn thiên nương hậu
*
Cóc kẹt nhiều cậu đã cân đẩu vân
Thối đảng ngu đần thoát ly nhược quốc
Lá cờ nhem nhuốc triệt buộc dần quen
“Tối lửa tắt đèn dân đen Tất Tố”
*
ỂNH ƯƠNG TƯƠNG TÁC
*
Chung thân “cưa ngọn” tù ngồi tử hình “dung dưỡng” cặp đôi dê rừng
Huyền như mục kỉnh rưng rưng Băng Tâm Tự Trọng không ngừng mỉa mai
Thử xem trong luật kinh tài mấy ai không lỡ đếm sai một lần
Đại đồng thế giới cách tân thuỷ thanh tham nhũng khó lần cho ra
*
Siêu lừa thượng đẳng một bà đố cha nào dám thật thà kiểm tra
Tiền trần ma quỷ khó tha huống hồ đảng X sát na đương trào
Bán trôn nuôi miệng dễ khao cũng cùng đồng chí cờ đào hiến thân
Giả từ kiếp sống nông bần ngờ đâu tỷ muội đớn đau chung xuồng
*
Dường như huynh đệ có huông kẻ vui dựa cột người buồn lên mâm
Tân xuân GIÁP NGỌ truy tầm vài con khoái mã lương tâm cầm nhầm
Trả vay trong cõi lục lâm ngoài vòng thảo khấu âm thầm đẩy đưa
Ngày mai biết nắng hay mưa thâm cung bí sử lưa thưa lộ hàng
*
Giang hồ tứ chiếng cưu mang lưu manh đĩ điếm sẳn sàng điếu tang
Lòng ròng chờ đợi đầu đàn vẽ đường X chạy thoát ràng cuối đông
Anh em chí cốt chổng mông đại ca ca cũng ba không tiểu đường
Trung Hoa sâu bọ nhiễu nhương thầy trò đệ tử ểnh ương bạn bè
HOA SÓNG ĐẠI DƯƠNG
*
Hoàng Sa trùng khơi bao la đâu quốc gia đâu nước nhà VIỆT NAM
Cảnh binh đao máu cờ vàng
Linh hồn tử sĩ lang thang nơi nào
Bốn mươi năm vẫn lao xao
*
Súng rơi cơ bẩm pháo trao tịt ngòi
CÀ MAU QUẢNG TRỊ đạn toi máy bay tàu chiến không đòi hỗ tương
Hai thập niên cát hung tường
SÀI GÒN LỤC TỈNH khẩn trương đổi đời
*
Nhân tai địch hoạ tả tơi
Tứ bề chống giặc không mời đồng minh
Năm trăm ngàn xác bỏ mình Kít sinh Dơ đã lộ hình bướm đêm
Thuyền nhân lầm lủi qua thềm
*
Tự do dân chủ môi mềm trầm kha
NGUỴ VĂN THÀ NGUỴ VĂN THÀ
HQ. trung tá V.N.CỘNG HOÀ
THÁI BÌNH DƯƠNG bãi tha ma sao trời bạch nhật đành sa hải trường
*
VẶT RÂU CẰM HỒ CẮM ĐẦU CU BA
*
Một người điên tà quyền lo không xuể
Giữ đại thể bọ mệ bo sáu mươi con
Hỏi rằng tổ quốc sắt son hay giang sơn tựa hai hòn đá bay
Công nhân chửa cháy hàng ngày Việt kiều yêu nước về đây cúng dường
*
Tù lương tâm ngoạ nhà thương lao chính trị khỉ nhún nhường biệt giam
Ba Đình lớn chức to hàm kê khai tài sản gian tham khi nào
Lúc vào giải phóng đồng bào
Bao phân bắc cũng tặng gói thuốc lào cũng trao
*
Miền nam nhiều tốn ít hao
Thuyền nhân nửa triệu cờ sao anh hùng
Lục lâm thảo khấu ra bưng sát nhân đồ tể luật rừng đệ huynh
Biển đông xuất hiện cá kình xâm lăng bành trướng Bắc Kinh lưỡi bò
*
Ăn cho cộng sản buôn so Hoàng Sa quần đảo lỗ rò chị em
Công hàm 58 đính kèm hồ như thái thú đãi kem Phạm Đồng
Bồng bông be bé chổng mông
Vặt râu Hồ cắm mao lông cửa mình
CON NGỰA ĐĨ CƯA NGỌN ĐỎ
*
Trai LỤC TỈNH gối khom khom gặt
Gái BA ĐÌNH lưng gánh gánh về
Đổng đài đạp điếc câm xe loè chiến lợi phẩm HỒ khoe đại đồng
SÀI GÒN ao bạc tiền sông thuế dân HÀ NỘI láo lông san bằng
*
Ba lần đổi tiền thuyền nhân lướt sóng
Bảy lần đại hội tội đội đít TẦU
Miền nam MỸ chẳng thấy đâu một bầy khỉ rú qua cầu tõm rơi
Binh rừng bỗng chốc đổi đời Kít Sinh Dơ đã phớt lờ ăn đêm
“Con ngựa đĩ hồ cưa ngọn đỏ chó quan gian lừa họ bắt quàng”
Nửa triệu mạng tự do mò đáy biển
Ba trăm vạn linh khuyển đột biến hoá công an
Bồ nông con mới ra ràng kên kên các chú sói lang thiên đàng
Xã hội chủ ngoẽo lầm than đại đồng rã gánh tan đàn đông tây
*
Nhất tự vi sư bán tự mua thầy
Nhân dân đói khổ mặc bây chết chùm
Tử thần giao lộ tùm lum Ba Đình hí sự giáp tum võ ngoài
Trường đồ tri lực mã hay tân xuân đố khỏi một ngày tù giam
*
GIÁP NGỌ CHẶT CỎ DỌN TÀU
*
Chó CÀ MAU gâu gâu chặt cỏ
Dư lợn viên chém gió cửa mình
Hồ như giái phỏng còn nguyên nằm vùng tập kết lời nguyền về A
Đi B thủ cựu cha già ao ta mua Mỹ nhà ta bán Tầu
*
Hoàng Sa Tiên Lãng bạc đầu Cần Thơ sông Hậu đục ngầu đau thương
Không cùng một mộng chung giường quỷ vô thường kiến nhiễu nhương hý trường
Ngân hàng quậy nát hơn tương
Dường như xác cũng Cát Tường kém truy
*
HÀ NỘI ngu chậm tận thu Trọng lú
SÀI GÒN khôn liền khinh xuất Bá Thanh
Chi chi cộng sản chành chành bỏ chanh banh vỏ cội cành hỏi cây
Mộc tồn NGỌ hạ cờ tây song Dương Trũng Dọng một bầy cầy tơ
*
Bắc lá mơ nam lờ thối địt thơm lừng múi mít thịt thị Huyền Như
Hồng hà hầm kỹ chưa nhừ tử thần không gọi gái tư túi tiền
Công kho trống rỗng Dân Tiên
Hoả lò nhóm lợi ích ghiền tái gân
TẾT VÈ XUÂN VẼ
*
Bắt con cua xanh nấu canh HÀ NỘI
Bầy chó phản bội thối lui mùi đảng
Dư lợn viên ngán ráo máng cạn tàu
Hãn huyết bảo câu phò TẦU đuổi MỸ
*
Ngũ đại đồng đường bất lương điếm đĩ
Độc trị quan tham to hàm lớn chức
Đại ca chực cứt trên mức đầm đìa
Chơi chịu không chia bom VƯƠN đạn TIẾN
*
Có tiếng không miếng ám tiển minh thương
Tấn Dũng đồng giường kiên cường giữ mạng
Đàn em lãnh đạn đối kháng tự do
Nằm co hoả lò lên mâm dựa cột
*
Miền nam cướp đoạt tài sản dân đen
Ba mươi tắt đèn ma trơi tất tố
Người mong ba hố đào lỗ mọi nơi
Những kẽ không mời lả lơi ướp xác
*
TÂN XUÂN HOÀI CỐ TẾT
*
Vó câu khát máu dấu MẬU THÂN
Loạn thế Dân Tiên náo cõi trần
Trăm thây một hố mồ tập thể
Răn đe khủng bố khúc tân xuân
*
Nga ma Tầu quỷ vội hợp quần
Đi B thí chốt nướng Nam quân
Biển người chiến địa vun rừng xác
Nằm vùng Mỹ Cộng cõng xa luân
*
Đào mai thọ cúc chửa đến tuần
Cải xanh cà tím hội bất tuân
Dân sự giả sư nam mô trá
Dâm tăng thờ tượng bạch my thần
*
Chúc tết lú thằng ngu thơ thẩn
Đảng trước dân sau lỡ hiến thân
Oshin đầy tớ dần xuất khẩu
Gương mẫu Hồ rao đã tảo tần
TÁO LÁO TÀO LAO
*
Xướng ca vô loại đá lông nheo
Chửi khéo quan tham rẻ quá bèo
Lời tốt không treo trên miệng chó
Ý hay chẳng bõ rọ mõm heo
*
Ngang đèo kỹ nữ không thèm đẹo
Đại gia chèo đéo nghị định đeo
Tư bản đỏ mồm khi hạ cánh
Xã hội đen trôn vẫn cố trèo
*
Táo quân vui tết nhắm mắt beo
Ông đồ rau thấu tỏng bụng teo
Dân còn nghèo lắm cơm không dẻo
Ba mươi ngàn tỷ quy hoạch keo
*
Đố thằng khố ránh thi đua kéo
Cuộc con áo rách chạy theo mèo
Vỗ béo bà con ba ngày thết
Mệt cô chết bác cúng thèo lèo
*
TÚNG DẪN HỒI THẦU
*
Lạc đường “Túng Dẫn” quay đầu cải tà quy chánh tẩy râu Mao Hồ
Thoạt tiên nghĩa tế Mỹ vô lấy lòng nhạc phụ độc cô hậu trường
Hoàng sa vén bức màn sương
Phạm Đồng “tháu cáy” trong vườn tự do
*
Ô kê VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Giang sơn chính chủ chống Hoa cờ vàng
Chí Minh “tắt cuộc” giao hoan thiên triều hiếu thuận đạo tràng hiến thân
Bạch my tà giáo dâm thần biển trời tổ quốc lén dâng cho TẦU
*
Bắc Kinh sừng sỏ mặt ngầu lưỡi bò chín đoạn nhai trầu nuốt vôi
Ba Đình Hà Nội tịt vòi vỗ an quần chúng tránh voi tạm thời
Tây Sa gặm lại thảnh thơi
Điếu ngư hạm chiến không mời thăm quan
*
Thành đô hội nghị trình làng
Công hàm 58 hán gian đổi rồi
Tiểu liên đại pháo hoả lôi Điện Biên Phủ dội xuống đồi Him Lam
Hồng quân bí khiển bạo tàn biển người chiến dịch dã man dập vùi
NGỤC THANH BẠCH KÝ
*
Ta vẫn sống trong trần gian địa ngục
Vẫn vui cười thả những lá thơ bay
Dù nơi đây như bóng tối ban ngày
Rượu cờ cũng ngất ngây cùng hoa nguyệt
*
Ta chờ đợi ngày bốn tên tuyệt diệt
Dũng Hùng Sang Trọng lú triệt lẩn nhau
Sá gì đâu vài con chốt vỡ bầu
Còn cả lũ ruồi trâu bâu pín ngựa
*
Đảng mừng xuân giái phỏng ta bỗng ngứa
Huyền Như lừa Quý Ngọ ngửa trôn phơi
Tổ quốc ta chẳng lẽ chín tầng trời
Quỷ chưa đẩy bầy ma trơi xuống vực
*
Vì Dân Tiên vi tà quyền ẩm thực
Đại ca ca cục cứt lớn phân đồng
Dư lợn viên than thở ghế chưa đông
Đầm đìa vọng tiếng bom VƯƠN phản động
*
GHẾ CHÊ ÍT ĐÍT MÊ NHIỀU
“Anh đưa em sang sông hồ như bão sóng nổi trong lòng”
Nếu biết nghĩa tử tròng nghĩa tận tim anh không trống lúc lập đông
Rắn đi ngựa đến đại thành công gắng sức mà chi lúc rặn đồng
Cửa hậu không tròn trôn tứ khoái tửu kì phá nguyệt chẳng khai thông
*
“Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử” bán dạ vọng về tiếng vó câu
GIÁP NGỌ trường đồ đo mã lực BA ĐÌNH thái thú chực bên cầu
*
Nghênh tân tống cựu đúng một mồng tết ta vênh váo lá cờ hồng
Nhớ lúc thiếu thời đành vay mượn ba đời tố hữu nợ ba không
Gia tiên ngũ quả nhục tiên rồng ông bà cha mẹ thuở chạy rông
Bỗng dưng xuất hiện nhiều huyền thoại phi thường nhiễu sự chuyện chuyển hông
*
Thiên vấn dân đen hạ cổng trời đầm đùn địa tạng đáp ăn chơi
Ẩm thực trâu bò thi tranh đấu đảng viên chê ít đít mê nhiều
*
Bảy đôi phép khỉ lý song còng vong hai năm tám lưỡng bập bông
Hoàng Sa quần đảo vào quá khứ kỹ nữ chổng mông mộng tang bồng
Hồ thỉ phỉ TẦU sâu đất VIỆT AN NAM CÁC CHÚ triệt tổ tông
Nồi canh lẩu mắm phát sinh sòng hùm dữ anh nào dám vuốt lông
HẠ CỜ TÂY THƯỢNG CẦY TƠ
*
Cộng Hoà “du chẩn” VIỆT NAM nghênh tân GIÁP NGỌ bạn vàng chỗ mô
Oan hồn tử sỹ đội mồ cộng quân dưới mộ loã lồ Trung Hoa
Ểnh ương cóc nhái kêu la Hoàng Sa có phải mái nhà sống chung
Nửa đêm người lạ lộn mùng láng giềng tự tác tự tung lắm lần
*
Bầy tôi đại bảo quần thần Ba Đình rải dứa ba quân xuống đường
Biểu tình ngăn chặn khẩn trương nhân dân hồ hởi gãy xương vỡ đầu
Non sông đất nước đi đâu vấn thiên chỉ địa qua cầu tõm rơi
Thịt xôi chẳng được lời mời vài con ngựa hý ướt môi không cần
*
Thoát ly thối đảng vong ân phá gia chi tử nhiều lần theo cha
Già râu câu trẻ cứt gà phương nam chiến lợi phẩm quà chúc xuân
Sát nhân diệt chủng Mậu Thân minh khai HUẾ giải khăn tang mở màn
Hố chôn tập thể tình làng Đá Mài nghĩa xóm Ngọc Phan cát Tường
*
Vẹm nuôi dòng giống bất lương lâm sàng án tử ngoan cường giả nai
Đất kia ai khác trồng khoai thân quen đồ tể không ngoài lục lâm
Giang hồ tứ chiếng nhẩn tâm không tha sót giết chẳng lầm đồng môn
Lá mơ thối địt mộc tồn hạ cờ tây món cầy tôn độc quyền
*
DỒI TRƯỜNG ƯƠNG XƯƠNG CỤT
*
Mã đáo đại thành công đoàn kết Phạm Văn Đồng
Đâm sau hông chiến sỹ nếu không nhờ ANH MỸ
Kị CÁC CHÚ bạch NGA miền nam chẳng tan nhà Quốc Gia không nát cửa
Hồ bất minh dẫn lửa về chữa vết thương xanh trẻ vin sớm gẫy cành
*
Lấy máu tanh tẩy rửa hoà bình đành dọn bữa
Bằng Lê Mác búa liềm đảng cộng sản vô liêm tiềm nội gian ngoại gián
Cái gọi là cách mạng huyết nhân thết tiệc soạn không tiếc đãi thiên triều
Biển đông định vét niêu chơi cú liều tháu cáy
*
Túi tham không thấy đáy nghe lời dạy bác Hồ thờ chủ nghĩa tam vô
Con xe cũng còn vỗ huống chi tứ đổ tường dễ vồ đất phương nam
Hữu nghị bọn to hàm chơi khăm không ít vố
Bô trí tuệ thua lỗ mắt cú vọ Thọ Khu
*
Trường chinh sa hoả mù Thăng Long không chính chủ chú phỉnh dân tưởng thú
Ăn thua đủ SÀI GÒN chợ Thầy Ngồn héo hon Ba Son lòn Đề Ngạn
Từ lục phủ ngũ tạng đến một đoạn dồi trường không gia hạn tam cương
Ngũ thường ươn xương cụt những con cút cụt đuôi
QUẦN BÒ ÁO BÊ
*
Chân cử nhân phố ông đồ hụt hẩng
Tay tiến sỹ đĩ HÀ NỘI cũng gờm
Tướng du xuân quân diện bích Cảng Thơm
Quan toạ khám cùng côn trùng không gớm
*
Rác SÀI GÒN anh đi nghe hay hớm
Bợm BA ĐÌNH vẫn cộm cán chai hia
Ghế không nhiều nên đệ tử chầu rìa
Ria ông nọ cắm cằm kia bát nháo
*
Con ngựa đến bộ đồ lòng xào xáo
Máu cửa mình thủ tướng tưởng còn trinh
Giáo Mác Lê ai rõ chí mô hình
Ngoạ lăng mộ Hồ Chí Minh hấp huyết
*
Trời Sa Pa bỗng nổi cơn mưa tuyết
Khách thập phương tuyệt cảnh đất VIỆT NAM
Bão đá bay chẳng phải bởi người làm
Thiên hạ sự do môi trường đương nóng
*
TRẨY LỘC ĐẦU XUÂN
*
Ấn đền Trần em cứ mua thoải mái
Gái cõng trai thương mãi trước cổng chùa
Áo quần bò hạ giá cũng cay chua
Cua ghẹ xấu được mùa khua loạn xạ
*
Đi hái lộc chợt nhớ về bọ mạ
Mả tổ tông miễn tạ đoá hoa hồng
Tết năm nay hoả pháo chửa vần công
Xuân sáu tám MẬU THÂN cân xác pháo
*
Gió đông còn nặng lòng anh đau đáu
Chiếc khăn bông giấu giếm chuyện chưa xưa
Phục quốc quân chuẩn bị phải phòng ngừa
Dân phỏng giái tái kéo cưa lừa xẽ
*
Bốn mươi năm tình yêu chưa sứt mẽ
Cầu Hiền Lương con đẻ cũng phân ly
Một dòng sông Bến Hải lưỡng quốc kì
Nam hoàng mặt bắc hồng mao chổng đít
TÂN ĐỒNG DAO
*
Chị giữ nhà sáng đuổi gà ra tha ma
Trưa bắt vịt thịt cắt tiết thết anh em
Kèm xó bếp nếp tam Tòng Phóng lên đồng
Mơ quận công hồng mông cộng
*
Bác phản động chống cờ tây bầy giả cầy
Lũ chúng mầy cay thối địt vở kịch câm
Thực âm thầm thâm đối ẩm thấm kì đào
Máu đồng bao sao thêm cánh tránh lương tâm
*
Đất cầm nhầm nước lục lâm tết Mậu Thân
Đám quần thần xua ba quân tân thảm sát
Ác mãn doanh diệt tin lành đánh công giáo
Đạo Mác Lê quỷ đỏ thề đi B cướp
*
Bắc xơ mướp Nam bí bầu Tầu giăng câu
Mỹ chư hầu chầu khoái mã cả đêm thâu
Giặc châu chấu loạn cào cào mào lông Mao
Trao biển đảo tháo yên cương thường chiến phí
*
AO TA HỒ LẠ
*
“Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục Hồ nhà lạ hơn”
Một con cá đá thờn bơn Khách Gia nổi cuộc căm hờn biển đông
Long trời cải cách ruộng đồng đảng viên lở đất hanh thông ít nhiều
Sơn lâm đau đáu ngư tiều Nhân Văn canh độc vô chiêu khải hoàn
*
Trăm hoa đua nở truy hoan thi đàn tự lực tan hoang rã bầy
Điếc câm què cụt giả cầy lá mơ thối địt sả giềng húng thơm
Tám tư năm vẫn chưa gờm dâng mâm gớm ghiếc tiết canh đồng bào
Bao nhiêu tử sỹ tốn hao có ai dám cãi chó Mao vẽ đường
*
Hươu không chỉ đạo nhiễu nhương xả ga vẹm tháo yên cương cho Tầu
Điện Biên Phủ thủ hoả châu Võ Nguyên Giáp mượn vó câu biển người
Dưới hào bộ đội như rươi trên hầm ẩn tướng miệng cười chết ngu
Thiên thu chưa rõ kẻ thù bất minh Ái Quốc tây du cõng về
*
Đi B hưởng ứng lời thề Mỹ đầu mũi Mác lưỡi Lê môi Hồ
Bốn mươi năm đã loã lồ nhờ “in tẹc néc” tô hô tõ tường
Đệ tam quốc tế Sinh Cu-ông ba đời lý lịch ở truồng tắm mưa
Bịt thần che thánh vải thưa Ba Đình Hà Nội đẩy đưa cửa mình
ĐẦU NGUỒN ĐÍT SUỐI
*
Người rừng cuối cùng đã bị bắt
Sơn lâm một vùng sẽ tổn thất
Con suối cái nguồn chuẩn bị cắt
Đất nước thẳng đường từ từ mất
*
Ôi ! Gia Rai ôi ! “mơ núi buôn sang”
Có nghe chăng thú hát giữa bản làng
Người thiểu số tộc ít người lưu lạc
Ché rượu cần trong nhà rông chua chát
*
Ngoài đại ngàn mang mễn tác bơ vơ
Chốn thâm sơn cùng cốc vẫn dựng cờ
Trên mạn thượng dưới tà quyền kinh vẹm
Bầy rối rước trước “giăng đơi” môi bẹn
*
Tiếng cồng chiêng “giàng fulro” chữa thẹn
Giọng khèn la không kén đất tây nguyên
“Ma Mị” đi “mày” chối bỏ lời nguyền
Nghênh lúa mới mời “bâng sơi” thả cửa
*
XE BIỂN XANH LÁI LỤA ĐỎ
*
Đừng nghe bẹn vẹm nói gì hãy nhìn chèo kéo chi chi chành chành
Chân dài kỹ nữ ái khanh lao công lưng ngắn mạnh tay dập vùi
Đại gia giường chiếu mua vui bầy tư bản đỏ bán chui đất trời
Nhân sinh cấm thốt ra lời cánh CAM bịt miệng bít môi dân lành
*
Búa liềm đón tết tảo thanh
Pháp luân công tính tanh banh Ba Đình
Cha già cũi mộ không linh
Vũng Chùa đại tướng kỳ hình bất mô
*
Trồng cây bách tuế đạo HỒ ẩm thực nhân nhục loã lồ NHẬT HOA
Mười năm dưỡng thảo bất hoà ba giờ dụng mộc cự đà khó leo
Nghênh xuân bốc hốt kẻ nghèo hoả lò khai hội bọt bèo trầm luân
Đèo ngang phỏng giái hợp quần quân đi B quẫn bất tuân thượng cờ
*
Tây du ký sự viễn mơ
Lũ khỉ đầu chó phớt lờ lệnh trên
Đầu làng xổ số lấy hên
Biển xanh lớn chức không tên to hàm
BẮP CÀY DẠY KHÔN
*
Một ngàn năm bắc thuộc khó triệt buộc giặc TẦU
Sóng biển đông về đâu nắm HỒ râu diễn tấu
Năm xưa làm linh cẩu săn lậu đất phương nam
Lũ lớn chức to hàm túi tham không thấy đáy
*
Bọn khủng sản dơ dáy che đậy xã hội đen
Hôi của chẳng bõ bèn đại gia tư bản đỏ
Việt kiều siêu chặt cỏ chò hỏ trước Ba Đình
Khô thi có hiển linh xin rinh giùm ngoại hối
*
Bỏ đảng đồ đáng tội không từ chối thoát ly
Minh nguyệt cõi Hoa Kỳ du sinh thi nhập tịch
Những thế lực thù địch dương đông để kích tây
Vài cây gậy ăn mày cái bang đả cẩu bổng
*
Nhân quyền ai vu khống chống thống trị công an
Dân chủ chưa trình làng sắp tiêu tan mây khói
Được ăn nên khó nói tham nhũng trói hai tay
Nông dân lấy bắp cày dạy đảng viên no đói
*
NGỰA CHÚA VŨNG CHÙA
*
Em đi mơ cá thăng cơm anh về mộng cớm giảm ca giao thừa
Ế ty y tế gốc dừa thủng nham tham nhũng tết chưa đòi quà
Biển đông sùng sục giặc Hoa thiên thời địa lợi nhân hoà phải chăng
Pháp trường định án vài thằng một con sâu chúa hai nàng đại size
*
Đô la rúp hét hết xài Yên nhân dân Tệ lên đài vinh quang
Cũng cùng dòng giống da vàng nỡ nào gây cảnh lầm than thế này
V.N. đồng bỗng chua cay nông phu mất ruộng biết cày đất mô
Hỏi người an ngoạ cũi mồ Oshin đày tớ tô hô ai bày
*
Lục lâm thảo khấu trồng khoai ngư ông đổi lấy củ mài thay măng
MẬU THÂN Tôn Nữ Công Tằng xe tăng chiến mã thiếu xăng cạn dầu
Lâm sàng tử cuộc bể dâu tân xuân GIÁP NGỌ vó câu lạnh lùng
Thôi rồi một khối tình chung võ nguyên giáp rách tận cùng thâm sâu
*
Quảng Bình thiên hạ thảm sầu Tái Ông mất ngựa qua cầu huyền cơ
Hồ như chưa sạch nước cờ đỏ lông đệ tử chơi dơ lận bài
Buôn thần bán thánh thiện tai tay sai xuất khẩu quý ngài nhập vai
Bọ sâu cũng có vặt tài năm trăm đại bảo giữ đai anh hùng
TRĂM NĂM ĂN NẰM
*
Bách tuế trồng cây thập niên dụng mộc tồn khỉ độc
Lường gạt nhân dân tứ trụ đầu đần kéo cưa lừa xẻ
Thâm cung mát mẻ nghỉ khoẻ Hoàng Sa những mảnh sơn hà sá gì chia chác
Giang sơn tan nát biển bạc rừng vàng nông phu lầm than tịch điền uỷ thác
*
Một đàn cao cát nhát đám bồ nông sếu đỏ đồng lòng tấn công sáo đá
Đồ vương vẹm bá há mõ mắc quai không ít tay sai thoát ly thối đảng
Lão thành cách mạng dưới hán nô Tầu linh cẩu xà mâu rủ nhau cứu chúa
Công an liềm búa phải múa suốt ngày mãi lộ đắng cay mua may bán đắt
*
Dụ khị cháu chắt dư lợn viên cày Việt kiều chảy thây lầy tựa châu chấu
Nội bộ tranh đấu che giấu thông tin tham nhũng khôn liền ưu tiên ngu cậm
Tử hình không thấm cấm cố chung thân đại bảo quần thần bồi tây rửa dái
Ngân hàng thoải mái đãi chị em ta bán rẻ vốn nhà Trung Hoa tái tạo
*
Tía lia ba xạo bố láo cha già bộ đội thay ca xác ma củ tịt
Lý lịch mù mịt bịt mắt thân quen đố ai vén rèm thâm cung bí sử
Khô thi bất tử không cữ “phoọc môn” phản đồ lắm mồm lôm côm bật mí
Đi B đánh Mỹ chỉ thị Nga Tầu non nước về đâu nắm râu Hồ cáo
*
CHƯNG GIÒ TÍA MÁ
*
Trăm năm trồng người nhờ đống phân tươi bươi từ phương bắc
Nhận giặc làm cha xúi trẻ phân gà nở hoa dân chủ
Khinh khôn Trọng lú tưởng thú ba dơ cầy tơ hạ cờ tây du chú phỉnh
Trí tuệ tuyệt đỉnh chính trị bưng bô tư tưởng cáo Hồ tam vô tứ khoái
*
Thập niên rửa dái vọng bái bồi bàn phó nháy chơi sang cẩu sàng Giáp Ngọ
Lâu la rị mọ một khúc dồi trường mẫu nghi tình thương hưởng dương bánh tét
Đảng viên hò hét lỡ khét chân giò
Muốn mẹ LOAN no phải lo bò bía
*
Một bầy ba khía tía má nằm vùng
Góp gạo thổi chung Sinh Cung Ái Quốc
Thịt heo làm ruốc mỡ luộc qua loa đệ tử gói quà chân chưng giả cúng
Cả đám thầy tụng trong bụng đầy giun kinh kệ thuyết cùn ị đùn thay cún
*
Trâu già tủn mủn răng sún tịch điền
Cận vệ hoá điên bệnh ghiền vén váy
Một thằng tháu cáy chạy chức hiến thân tạc tượng dâm thần Dân Tiên chấp bút
Chùa nhà không bụt oản hụt chia hai Ba Đình vội gài đôi tai sau vách
TRỒNG CÂY NHÁT BÁC
*
Nửa hồ nửa cáo báo đười ươi loạn thế Dân Tiên cấm nói cười
Hai năm tám chuyện song còng kể thất thập nhị kế cũng dể ngươi
Nhân quyền dân chủ hay chăng tá một ả buôn hoa lá vẫn tươi
Đạo đức vô minh tư tưởng khỉ giáo dâm đệ tử loại cùng lười
*
Bạc mặt trên diễn đàn quốc tế
Vẹm la hiếp pháp đúng vàng mười
Hữu đại ca ca mời “thím sực”
Ức đi y đức vứt gà bươi
*
Thủng nham tham nhũng toan quy hoạch
Thoát ly thối đảng tái sinh người
Thơm thảo bánh chưng dâng quỷ mẫu
Oan hồn uổng tử chết như rươi
*
Đồng rận âm mưu đang chí choé Việt kiều yêu nước được ơn Người
Ngoại hối mang về hơn chục tỷ có đem cân kí vẫn dư lời
Của nả làm quà thà tiểu lỗ còn hơn hố lớn chỗ ăn chơi
Trồng cây nhớ Bác năm xưa cấy cậy bọn Tầu Nga vượt cổng trời
*
HÃN HUYẾT THANH MÃ
*
Ơn sinh đẻ tượng đái ngoài Đảo Yến
Nghĩa biển người đại tiện nội Vũng Chùa
Đạo Hồ đức nhẫn cay chua thác rồi mới lác áp vong được mùa
Rằng thua chẳng phải bán mua tại bầy thái thú ghẹ cua cáy còng
*
Võ Nguyên Giáp rách trước ba quân
Nội bộ bò trâu hậu bốn thần
Giang sơn hãn mã hiến thân ai ngờ tứ trụ đầu đần chấn phong
Thoát ly bất khả dự phòng vó câu thối đảng phỏng mông má gì
*
Đồng duẩn thọ khu cao mu tầu khựa
Xét lại không lựa trí thức khó ưa
Dũng hùng sang trọng sọc dừa ba que xỏ lá lăn dưa đá bèo
Thoảng nghe cơn gió óc eo Quảng Bình biệt mộ đố mèo giấu phân
*
Tổng tham mưu bầy cừu lạc mẹ
Tướng còn trẻ sứt mẽ to hàm
Thịt xôi ai chẳng thấy ham tại cha già dạy hám danh hãm tài
Nga Tầu Anh Mỹ giỏi gài Điện Biên Phủ gọi thảo mai cai dù
TỰ CUNG CỦA QUÝ
*
Một con điếm cảm tình riêng mười thằng điên trong quốc hội
Hai cô đĩ không có tội mỗi bữa bốn dư lợn viên
Bụt chùa nhà chẳng được thiêng quăng búa liềm xiềng am khác
Tư bản đỏ chỉ gặm nạc dân đen ngu thích nhai xương
*
Tam cang rũ bỏ ngũ thường người trong một nước tình thương bao giờ
Việt kiều nhược thuỷ phất phơ vẫn chờ đợi gió trở cờ quê hương
Hàng trăm vạn cái nõn nường bán buôn xuất khẩu kỷ cương mất rồi
Gọi em khô khốc đôi môi trên bàn chính trị thịt xôi đầy mồi
*
Nhà hàng tửu quán họ ngồi thôi anh cán ngố đứng bồi bưng bê
Tiền trăm bạc vạn nảo nề giả sư vờ cố đạo mê đồ thừa
Đợi tàn tiệc nhậu mây mưa đầu buồi đuôi bí cò cưa dự phòng
Lề dân khó thượng mã phong bịt tai lối đảng đừng hòng thoát ly
*
Cho dù sang tận hoa kỳ tóng tâm bất khả tạo nuy của chùa
Human Rights Watch ăn thua Lổ Bang dính chấu lá bùa tự cung
Chúc thư Hồ tặc lạnh lùng tro tàn cốt mục không chung một mồ
Mỗi năm tái hiện loã lồ phoọc môn tắm táp bộ đồ thối tha
*
KHỦNG BỐ NỔ SỰ CỐ
*
Mãi lộ có ba tăng cò nhà băng thẳng tiến
Đảng nghếch đèo vi hiến miển kiếm được nhiều tiền
Học đạo Trần Dân Tiên vừa đi đường vừa đếm
Bạc lẻ không thèm liếm xếp chẳn liệm vô hòm
*
Nguyệt liễm muốn lên lon lòn vài con xe khủng
Túi tham đựng chưa thủng trúng hai thúng dự phòng
Giáp ngọ thượng mã phong chỉ đạo anh phỏng giái
Khấu đầu quy vọng bái cây cải bay về trời
*
Cảnh sát giao thông xơi đồ hởi ơi thiên địa
Kệ lề dân mai mỉa lối đảng chỉa dùi cui
Mặc khách hết thế lùi tao nhân cùi càng lở
Thanh niên chưa kịp thở thiếu nữ đã vần công
*
Trong thế giới đại đồng chông mông trăm họ sự
Tà quyền xây dinh thự cữ bá tánh kêu oan
Án treo cả ba sàn lệnh láng giềng tuỳ táng
Ngoài lão thành cách mạng lên đạn hãy sẳn sàng
TÂM TÌNH THẰNG BỜM
*
“Thằng bờm có cái quạt mo” Ba Đình muốn đổi cá hồ tôm ao
Bờm rằng không bắt đồng bào tà quyền chú phỉnh lệnh tao ấn bà
Bờm rằng thả đỉa ba ba chẳng thà giờ tý đá gà lân bang
Đại gia tư bản đỏ hàng phe đen phái trắng hốc hang một bè
*
Nghênh xuân thí chốt ăn xe gặp bầy phải gió nó đè đảng ta
Bờm lạy quần chúng không tha thủng nham họ trám mả cha râu dài
Thiên thời địa lợi nhân tai khủng gài khủng bố thảo mai nạ dòng
Hồng Hà vu khống đám đông hội hè không phép đẹp gông xinh xiềng
*
Bờm rằng không thích tơ duyên gươm Lê giáo Mác búa liềm câu liêm
Trung ương sâu ẩn bọ tiềm vừa cướp phí lộ lại kiêm giật đồ
Thoát y bờm cũng tô hô trần gian địa ngục loã lồ chung thân
Năm trăm đại bảo quần thần bờm cười thối mũi vài cân vốn trời
*
Con voi đít thụng một buồi ruồi bu pín tượng cùng nòi hán nô
Bờm càng gân cổ sửng cồ nhân quyền dân chủ đào mồ nhanh hơn
Phản dân hại nước thờn bơn bờm không cứng cựa bôi trơn mặt HỒ
Đổi hương tráo phấn mưu mô tam vô tứ khoái đại bô bờm cười
*
TÂN TÂY TẠNG
*
Kế tinh kinh tế tuột đèo ế ty y tế đàn heo lên đường
Ngân hàng dưỡng trí nhà thương lương tâm viện ghét giam nhầm lao phu
Bốn mươi năm vẫn oán thù
Trồng cây bôi bác mùa thu mai đào
*
Biển người mặt trận tốn hao
Bao phân tro MỸ Nga Tầu tóm thâu
Điện Biên Phủ tiếng vó câu võ nguyên giáp rách kinh cầu thạch lăng
Phường mờ phố vẫy một thằng tên không chính chủ tân thăng đại trà
*
Tang bồng ảo mộng Kinh Kha chằn ăn trăn quấn quỷ tha ma tròng
Vũng chùa ngựa chúa thần vòng thiên la địa võng tấn công Quảng Bình
Thượng linh linh hạ linh linh
Lập trình Giáp Ngọ Ba Đình thịt xôi
*
Mười ba vua cố đô ngồi
Ngựa già hãn huyết đỏ môi đồng bào
Máu người đẫm lá cờ sao vàng khè một cục họ Tào cho vay
Việt Nam chưa thấy đắng cay chạy theo Tậy Tạng đoạ đày hán nô
TUNG CÁNH VỊT TRỜI
*
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm
Flappy bird Flappy bird bay cao”
Quyết tâm tẩy lông Mao rửa sạch nhiều khổ đau
Trong móng vuốt cộng sản mang danh nghĩa đồng bào
*
Có những đêm thâu mẹ già ngỡ sông ngâu
Hàng triệu chiếc đầu lâu xây chiếc cầu Bến Hải
Flappy bird Flappy bird mau mau
Dù ở khắp năm châu hay bốn biển địa cầu
*
Vượt qua cuộc bể dâu lắng nghe khúc nhiệm màu
Nước Việt Nam tôi đâu Ba Đình đang tâm giấu
Hà Nội toan phối ngẫu với linh cẩu Bắc Kinh
Chúng chẳng thèm chơi rình bởi âm binh nội gián
*
Flappy bird Flappy bird diệt Tầu
Triệt quân hầu lính khỉ chỉ thị từ trung ương
Kị đánh đĩ trên giường noi gương hang Pắc Pó
Thủ lãnh ló đầu chó giống dòng bọ đỏ đuôi vinh danh mỗi cái buồi đảng tung hô vỹ đại
*
THÂN MÔN TRẤN THỦ
*
Cây đa chú cuội chị Hằng Vua Tin Vịt báo tân Thăng cha già
Phi phàm đại vỹ Bác ta bồi bàn phó nháy Trung Hoa tha về
Giữ chân lãnh tụ thảm thê đệ tam quốc tế lời thề độc tôn
Mỹ nhân Người xúi bán trôn Oshin đày tớ cô hồn đi B
*
Bơ thừa sữa cặn hẹn thề con xe cục sắt đam mê lâu rồi
Hai thập niên kỷ nước trôi đất phương nam tụng miếng mồi Bắc Kinh
MẬU THÂN diệt chủng thình lình tân xuân chúc tết BA ĐÌNH hỗn giao
Bảy lăm chẳng một lời chào u thương ám tiển lật nhào đồng minh
*
Dã tâm bất lộ kì hình chí mô Hồ tặc làm thinh ăn tiền
Cũi mồ cứ ngỡ bệnh ghiền biển người chiến thuật cuồng điên tử thần
Dân Tiên đại náo dương trần Đồng Khu Thọ Duẩn hiến thân Nga Tầu
Mặc cho tổ quốc bể dâu xã hội chủ nghĩa chó ngao kêu gào
*
Máu từ huyết quản đồng bào binh đao lửa khói Bác Mao vẽ đường
Trường đồ mã lực cay chua tiên tri ngựa chúa Vũng Chùa táng thây
Không nằm chung mộ cùng bầy một mình một giáp thịt cầy giả nai
Vẹm ca đại tướng lớn tài thân môn phụ nữ đăng cai bịt giùm
U HỒN CỐC PÓ
*
Ai tăm tối tồi tâm chìm đắm Hồ chí minh đĩ tính chính mi
Dã nhân đi chẳng lộ hình u mê về mộng lập trình Minh Khai
Nguyệt kì nhật kí đại tài vừa chơi vừa kể đường dài mây mưa
Hái hoa bắt bướm không chừa bạch bì lỗ cáy hang cua cũng mò
*
Buôn so cộng sản ăn cho giang sơn cẩm tú đảng lo phỉ tình
Cúi đầu đội đít Bắc Kinh Mao ông bắt mã Ba Đình cúc cung
Ấm no hạnh phúc phục tùng sinh cuông cũng đặng hoá khùng Tập Chương
Một bầy hộ lý nõn nường dương cương bất khả mùi “hương bên đèo”
*
“Ngoạ sơn ngai bá đá bèo” đéo bà chẳng thoả mãn heo Mán Mường
Vào hang Pắc Pó tầm thương Nùng Tày mỹ nữ trên giường lục lâm
Giao hoan thảo khấu cầm nhầm “đốn lầm” đồng chí dưới đầm tam vô
Giáo dâm đạo dục loã lồ canh ba giờ tý gieo mầm hoàng nhi
*
Thanh Xuân Huỳnh Thị đến thì lần đầu gặp Bác thoát y nằm chầu
Bảy hai phép khỉ vua hầu ba mươi sáu chước lưỡi râu đầu buồi
O non xung kích con nuôi Ma thiên Lảnh cảnh mật ruồi cạnh tranh
Vùi hoa xong dập luôn cành Xuân Nông mạnh cách máu tanh mủ hồng
*
HỘI BA XẠO
*
Tía lia chia ông nội
Bố láo tội bà ngoại
Hoàng Sa không tranh cãi đãi nước đái Trung Hoa
Quyết chiến bất cầu hoà qua ba quân phỏng giái
*
Tầu cậy bầy giặc cái Việt giỏi gãi thân môn
Dư lợn viên lập đồn bộ đội đảng trấn thủ
Lựa thằng không tịt củ đít còn đủ Mao lông
Mỹ nhân vừa mở lồng lấy đại công bù lỗ
*
Dân oan không trú ổ
Chỗ châu chấu đá xe
Những nạn nhân bị đè lưỡi lè toàn em bé
Ngày xưa nàng kiêng đẻ sợ sứt mẽ thiên triều
*
Lúc tổ quốc vét niêu
Chiêu mộ kêu lính trẻ
Đại đồng chàng gọi khẻ sinh ra lẹ lũ con
Háng dính đủ hai hòn tròn biển người mặt trận
BA NGƯỜI MỘT NGỰA
*
Lập lờ đánh lận con đen tượng ba danh tướng đảng chen ngựa vào
Lý Thường Kiệt chẳng hụt hao võ nguyên giáp Ngọ kêu gào hảo tâm
Cầm quân phụ nữ trấn quần trung ương nghĩ quẫn cắm cằm lộn râu
Bảo tàng ngọn cỏ “rầu rầu sè sè” vang tiếng vó câu Vũng Chùa
*
Nhân sinh chức tước bán mua âm ty khại hội được mùa đổi trao
Muốn ăn gắp bỏ đồng trào sao cho thêm máu cờ sao biển người
Oan hồn uổng tử như rươi nam mô sư giả tiếng cười thiện tai
Tử vi chiếu mệnh thực tài Điện Biên Phủ đạo Tầu sai cai dù
*
Trần Hưng Đạo Duẩn khoe mu tổng tư lệnh vũ Xuân Khu trùm sò
Ba Đình ăn ốc đoán tình mộc tồn thối địt Quảng Bình mơ thơm
Mậu Thân diệt chủng chưa gờm Thăng Long không gớm thằng bờm chơi trăng
Vinh quang một ánh sao băng sát nhân đồ tể cào bằng thăng theo
*
Quang Trung leo trật giường lèo có con mã kéo giống heo bên đường
Khẩn trương Hà Nội xây tường sơn dương tạc tượng đàn trường hán gian
Bà con cô bác ngỡ ngàng học theo đạo dụ Người mang về nhà
Cờ còn vay mượn giặc Hoa sá gì tranh giả biến ra quỷ thần
*
CAO BẰNG LẠNG SƠN CĂM HỜN
*
Tóc dài mười bảy tháng hai
Khăn tang ngắn đội đắng cay vụ mùa
Biên ranh ải giới bán mua “dạy cho bài học” không đùa nhân dân
Hình người bóng ngựa tăng dần “lối xưa thu thảo” hoá thân tượng thần
*
Tam nhân nhất mã hợp quần
Sơn hà xã tắc giang san tướng tài
Nam mô sư giả thiện tai hù ma doạ quỷ biết ai thực tình
Thiên linh linh địa linh linh tân xuân Giáp Ngọ lập trình bon chen
*
Lập lờ đánh lận con đen
Một con mã khuyển rối ren cầm đèn
AUTO chạy trước bóp kèn năm nao hãn huyết chị em cầm quần
Tổng tư lệnh bệnh đôn quân biển người bộ đội tảo tần phong sương
*
NAM QUAN BẢN GIỐC bó sườn
BA ĐÌNH HÀ NỘI gói xương Cát Tường
Kẻ thù nghĩa địa khẩn trương linh hồn liệt sỹ nõn nường gió trăng
Tử vong hồ ánh sao băng căm hờn đông hải CAO BẰNG LẠNG SƠN
THẬP NIÊN DỤNG MỘC
*
“Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”
WASHINGTON đến SÀI GÒN mỗi người một cảnh chui lòn đông tây
Đồng minh sa xuống vũng lầy xuất bưng cộng sản một bầy lưu manh
*
Dập hoa xong nỡ vùi cành tập trung cải tạo tanh banh nghĩa tình
Ba chìm bảy nổi linh đinh em theo tiếng gọi rập rình thuyền nhân
Dân Tiên náo loạn dương trần
Việt Kiều yêu nước cách tân trở về
*
Không học hành con thành bộ đội
Hồ chí minh hội đảng quần ma
Phường mờ phố vẫy khăn xoa y không đủ phục lụa là buôn dân
BA ĐÌNH bán nước buông cần HOÀNG SA trời biển hiến thân thiên triều
*
Cánh CAM bọ xít vọc niêu hai bên nội ngoại tiêu điều giang sơn
Ra tù mang nỗi căm hờn giao thông mãi lộ bôi trơn mặt đường
Trăm năm viện ghét nhà thương
Thập niên dụng mộc kỷ cương cây còn
*
HUYNH ĐỆ CHI TÌNH
*
Vén váy đoàn thơ rên tươi mát
Kéo quần đảng bồi hát cửa mình
Thi ca trong cõi u minh hồ như phó nháy chụp hình bất mô
Ru em đạo dụ tô hô dư lợn viên cũng loã lồ xả thân
*
Rượu cờ hoa nguyệt vô thần
Mê man một lũ sát nhân côn đồ
Việt gian sư giả nam mô
Người nằm thưởng lãm cũi mồ rung rinh
*
Thăng Long vọng tiếng chày kình
Hồng Hà cháy kệ Bắc Kinh chiêu hồn
Nam Quan không lại cô thôn
Biên cương Bản Giốc độc tôn lính Tầu
*
Hoàng Sa sóng vỗ bạc đầu
Chiến thuyền ngầm đợi đò câu thăm dò
Liêu Ninh mẫu hạm đít to đặc công vẹm kiếm lỗ rò ngang hông
Cùng trong thế giới đại đồng mối tình huynh độ cá kình cua đinh
NAM QUAN KHÓC BẢN GIỐC
*
Đừng trách em lắc đò
Tư bản đỏ chặt cỏ trong rọ bó Live Show
Đừng trách bọn côn đồ
Bộ chính trị tô hô nhà băng đùn ra đấy
*
Đừng trách nàng sa bẫy
Đại gia còn nhờ cậy Tầu phù
Đừng trách chàng học ngu
Đảng trưởng cũng có ông Trọng lú
*
Đừng mong tình máu mủ
Chú phỉnh vẫn không đủ hai hòn
Lòng dạ có héo hon
Hãy vào SÀI GÒN món cây còn tơ ngon GÒ VẤP
*
Hoà bình không cần gấp
Hãy chuẩn bị chiến tranh
Nơi hải giới biên ranh
Bộ đội ta ăn nhanh từng miếng đất
TÂN TRÀO CỐ SỰ
*
“Gió mùa thu HỒ ru quân ngủ trận biển người lủ khủ mặt con”
Hồn về hỏi núi cùng non
Cây còn ở lại mộc tồn lỗ nao
Ma thiên Lảnh cảnh trúc đào lục lâm sào huyệt thảo mai thoát bào
*
Sa trường xương máu đồng bào trong hang Pắc Pó cờ sao anh hùng
Tân Trào tứ trụ bọ hung
Nồi da xáo thịt lạnh lùng giết dân
Đi B thoả mộng tung hoành đệ tam quốc tế tài lanh vỹ cuồng
*
Đồng Khu Thọ Duẩn y khuông Bắc Kinh biên đạo Sinh Cuông mang về
“Ví dầu cầu ván không mê
Cũng đừng nên đóng lời thề sát nhân”
Di truyền bốn bộ đầu đần bưng bô trí tuệ cách tân thiên triều
*
Điếu Ngư hạm chiến vọc niêu tàu ngầm Hà Nội liêu xiêu mái chèo
Trùm sò chàng hảng cà kheo
Bốn mươi năm trước phóng theo lao rồi
Chiến tranh kỷ tố nhân hồi bạch bì mại bản ăn hôi cánh gà
TÂM THANH
Trang Lá Cải Thứ Hai Ngày 17 - 02-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !
Ngày 30/10, Lưu Hiểu Khánh tổ chức sinh nhật đón tuổi 64. Chồng cô, ông Vương Hiểu Ngọc đã bay từ Mỹ về cùng chia vui với bạn đời.
****************************
Ly kỳ cuộc đào tẩu của 2 đứa trẻ khai bị bắt cóc đi xa hàng trăm km
Hai đứa trẻ đang học lớp 8 cho biết chúng đã tự cứu
mình một cách "ngoạn mục" khi bị nhóm bắt cóc bỏ trên chiếc xe tải chở
đi suốt tuyến đường dài hàng trăm km...
Đến chiều 16/2, thông tin từ gia đình 2
cháu Huỳnh Ngọc Thạch (14 tuổi) và Nguyễn Hoàng Phúc (15 tuổi) cho biết,
hiện sức khỏe của cả 2 đã tiến triển khả quan nhưng vẫn đang được các
bác sĩ theo dõi, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Chống độc bệnh viện
Nhi Đồng 1, TPHCM.
Bắt cóc trẻ em bằng xe tải giữa ban ngày?
Suốt hơn 10 ngày qua, cha mẹ của 2 cháu Thạch và
Phúc (cả 2 đang học lớp 8 cùng trường Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) bỏ hết
công việc mưu sinh ở quê để vào Sài Gòn lo chữa trị cho các con.
Ông Huỳnh Ngọc Tâm (40 tuổi, ngụ xã Diên Tâm, huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cha cháu Thạch) kể lại: “Đến tận hôm nay vợ
chồng tôi vẫn chưa khỏi hoang mang, lo sợ với những gì xảy ra cho con
của mình cũng như con của người bạn hàng xóm”.
Cháu Huỳnh Ngọc Thạch và ông Nguyễn Văn Thanh (cha cháu Phúc) đang kể lại diễn biến vụ nghi án bắt cóc xảy ra ngày mồng 6 tết
Theo đó, sáng mồng 6 tết Giáp ngọ (5/2), con gái
ông Tâm là cháu Thạch xin cha đi chơi với bạn. Đến tận tối rồi khuya vẫn
không thấy con về, đồng thời hay tin con của người hàng xóm là cháu
Hoàng Phúc cũng mất tích đột ngột nên cả 2 gia đình đổ xô đi tìm khắp
nơi từ biển Nha Trang đến các ngôi chùa trong khu vực nhưng vô vọng.
Cuộc tìm kiếm tưởng chừng bế tắc thì chiều mồng 7
tết, ông Tâm nhận được điện thoại của con gái hốt hoảng báo cả 2 bị bắt
cóc đưa lên xe tải chở đi từ sáng qua và hiện đã tự giải thoát nhưng
không biết đang ở đâu vì vùng đất rất lạnh và xa lạ. Ông Tâm trấn an
con, đồng thời hướng dẫn chạy ra đường gặp bất cứ ai cũng cầu cứu.
Vài giờ sau, một người đàn ông gọi lại cho ông Tâm
báo tin các đứa trẻ được tìm thấy ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
trong tình trạng sức khỏe rất nguy kịch. Ngay trong đêm ông Tâm và ông
Nguyễn Văn Thanh (51 tuổi, cha cháu Phúc) tức tốc lấy xe máy vượt hàng
trăm cây số về Đà Lạt tìm con.
Bị cho uống thuốc "lạ" và cuộc đào tẩu ly kỳ?
Ngay khi đến thành phố Đà Lạt, người thân của 2
cháu đã khẩn cấp đưa con mình vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cấp
cứu. Ngay hôm sau, cả 2 được chuyển về bệnh viện huyện Diên Khánh để
tiếp tục điều trị với tình trạng nghi bị uống thuốc diệt cỏ. Trong đó
tình trạng của cháu Phúc rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao do ngấm nhiều
thuốc nên các cháu tiếp tục được chuyển về bệnh viện tỉnh Khánh Hòa.
Bước đầu cháu Thạch đã kể lại diễn biến vụ bắt cóc
như sau: Sau khi xin cha đi chơi, trong lúc các cháu đang cùng Phúc đi
bộ trên đường trong xã Diên Tân sang nhà một người bạn thì bất ngờ xuất
hiện một chiếc xe tải nhỏ có thùng, 4 thanh niên trên xe nhảy xuống,
dùng vải bịt mặt, trói tay khống chế đẩy 2 cháu lên thùng xe khóa cửa
rồi chở đi.
Đến chập tối chúng dừng lại, mở thùng xe rồi đổ vào
miệng cả 2 một thứ nước gì chưa rõ khiến cả 2 nôn ói. Rồi chúng khóa
thùng xe chạy tiếp.
Rạng sáng hôm sau (mồng 7 tết), cháu Thạch phát
hiện trong thùng xe có dao nên cố lấy rồi lần mò cắt dây trói giải thoát
cho mình, cho bạn và phá cửa xe. Đợi đến một khúc cua xe chạy chậm (sau
này được xác định là khúc cua nghĩa địa Thái Phiên, tỉnh Lâm Đông), cả 2
nhảy xuống đường ven rừng thông nằm bất động. Lúc này do Phúc uống
nhiều “thuốc lạ” của bọn bắt cóc nên sức khỏe yếu ớt, còn Thạch cố sức
lần mò vào nghĩa địa lấy trái cây cúng cho cả 2 ăn rồi điện thoại cho
cha. Được cha kêu chạy tìm người cầu cứu nên cả 2 đã được một người nông
dân trồng hoa gần đó phát hiện cứu sống.
Các bác sĩ bệnh viện tỉnh Khánh Hòa nhận định có
khả năng cả 2 cháu bị cho uống thuốc diệt cỏ nên đã chuyển khẩn cấp vào
bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục cứu chữa.
Ông Nguyễn Văn Thanh lo lắng chia sẻ: “Dù đến chiều
16/2 cả 2 đứa đều đã đi lại được, sức khỏe khả quan hơn nhưng chúng tôi
vẫn chưa biết chính xác bọn bắt cóc cho 2 đứa trẻ uống chất gì?”.
Theo ông Thanh thì các bác sĩ cho biết đã gửi mẫu
xét nghiệm qua nước ngoài nhưng vẫn chưa thông báo kết quả. Ông Thanh
cho biết thêm tình trạng bệnh tình của con ông (cháu Phúc) rất nặng như
khạc ra máu, vùng miệng, lưỡi lở loét…
Hai cháu tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc BV Nhi đồng 1, TPHCM.
“Tôi còn nghe các bác sĩ nói nếu đúng là bị cho
uống thuốc diệt cỏ thì dù có cứu được, sự sống cũng chỉ kéo dài 5 năm.
Nếu sự thật là như vậy chắc vợ chồng tôi không thể sống nổi”, ông Thanh
nghẹn ngào nói.
Được biết gia cảnh của ông Thanh, ông Tâm rất
nghèo. Hàng ngày 2 người cha này đi làm thuê mướn bất cứ công việc gì để
nuôi sống gia đình và lo cho các con ăn học.
Hiện nghi án bắt cóc theo lời kể của người trong
cuộc đang được Công an huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa làm rõ nhằm trấn
an dư luận địa phương đang rất hoang mang.
Vũ Lê
******************************
Hơn 200 nữ binh sĩ Anh rời ngũ vì dính bầu
201 nữ binh sĩ Anh phải rời chiến trường Afghanistan và Iraq vì mang thai trong thời gian đang thực hiện nhiệm vụ.
Sĩ quan chỉ huy các mặt
trận yêu cầu 99 nữ binh sĩ mang bầu ở chiến trường Afghanistan về nhà từ
năm 2006. Tương tự, 102 nữ binh sĩ ở Iraq cũng về nhà vì mang thai từ
năm 2003 đến 2009.
Lynette Pearce (28 tuổi) là nữ binh sĩ Anh đầu tiên sinh con trên chiến trường. Cô chuyển dạ tại căn cứ Camp Bastion ở Afghanistan. Ảnh: SolentNews.
Trước khi tham gia chiến trường, các binh sĩ không phải trải
qua quá trình kiểm tra để xác định các cô có thai hay không vì hành động
này bị cho là xâm phạm quyền riêng tư. Tuy nhiên, nhiều người đã yêu
cầu Bộ Quốc phòng Anh (MOD) xét nghiệm để biết tình trạng sức khỏe của
các nữ quân nhân.
MOD cảnh báo mọi người rằng họ không chấp thuận quan hệ tình dục giữa
các binh sĩ. Những người quan hệ tình dục với đồng đội sẽ bị khiển trách
hoặc phạt, tùy theo chức vụ của họ. MOD quy định không tuyển phụ nữ
mang bầu nhưng họ không xét nghiệm. Sĩ quan tuyển quân chỉ hỏi họ mang
bầu hoặc nghi có thai hay không.
Năm 2011, cô Kayla Donnelly ở Cumbria,
Anh phục vụ tại chiến trường tỉnh Helmand, Afghanistan không biết cô
mang bầu 7 tháng. Kayla có thai trước khi đến Afghanistan. Khi trọng
lượng cơ thể tăng, Kayla nghĩ rằng cô béo hơn do ăn nhiều chất bổ. Nữ
binh sĩ chỉ biết cô mang thai sau khi ngất một lần.
Bob Stewart,
cựu sĩ quan chỉ huy người Anh tại chiến trường Bosnia, phản đối việc
kiểm tra thai đối với các nữ binh sĩ. Ông cho rằng mọi người nên cẩn
trọng khi yêu cầu người khác xét nghiệm. Một số người có bầu trong thời
gian làm nhiệm vụ, vì vậy việc xét nghiệm trước không có ý nghĩa.
Tướng Julian Thompson ủng hộ việc xét nghiệm. Ông cho rằng 100% nữ binh
sĩ cần đảm bảo rằng họ không dính bầu khi làm nhiệm vụ. Theo một phát
ngôn của MOD, nữ binh sĩ có thai trở về nhà để bảo vệ sức khỏe và an
toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đó không phải là hình phạt.
Đỗ Quyên
****************************
Vụ làng “ma ám” ở Quảng Nam: “Giặc đến đây bố đã đi chưa mà ma với chay”!
Già A Lăng Teng
(80 tuổi, tóc bạc, đứng giữa), người “gương mẫu” ở lại để 2 hộ dân sống
liền kề nhà mình “noi theo”, trụ lại làm ăn sinh sống.
Trong chuyến đập nhà, bỏ làng tháo chạy vì cho rằng bị “ma ám”
của người dân tổ 2, thôn Bút Tưa (xã Sông Kôn, huyện vùng cao Đông
Giang), đặc biệt có 3 hộ nằm cách 16 hộ còn lại hơn 100m đã gắng giữ
“bình tĩnh” mà ở lại, dù rằng họ vẫn có cảm giác sợ…
Già A Lăng
Teng, năm nay đã hơn 80 tuổi, chính là người “giương mẫu” ở lại để con
cái và 2 hộ dân trẻ tuổi kề nhà mình trụ lại làm ăn sinh sống. Khi được
cán bộ đến thăm hỏi, động viên, già A Lăng Teng nói như “đinh đóng cột”:
“Giặc đến đây bố đã đi chưa mà ma với chay, nhà cao cửa rộng, vườn tược
thêng thang vầy, mắc gì bố phải bỏ đi ở nhà tranh vách nứa. Đứa nào tin
có ma quỷ thì đứa ấy cứ đi, mình bố bố cũng ở, bằng tuổi này rồi chết
cũng được!”.
Tuy nhiên, những hộ dân này lại “vướng”
một quan niệm khác. Đó là, sau khi 16 hộ dân kia di chuyển thì con đường
nối liền 16 hộ dân đó với 3 hộ dân ở lại đã được rào chắn. Mục đích mà 3
hộ dân ở lại làm như vậy là để ngăn cản sự di chuyển của “ma quỷ” từ 16
hộ dân kia qua nơi họ đang sống!
Đoạn đường hơn 100m nối 16 hộ dân đã đi và 3 hộ dân còn lại đã được rào chắn để “ngăn cản sự di chuyển của ma quỷ”!
Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi, trước sân và cửa ngõ vào nhà 3 hộ
này đều được bỏ cây môn và cây xương rồng. Họ cho rằng, những loại cây
đó có thể “ngăn cản bước đi của ma quỷ”!
************************
Buôn thần, bán thánh, hối lộ... Phật
Dúi tiền vào tay Phật Còn tại Hội Lim (Bắc Ninh). (ảnh: VnExpress)
Tại các điểm lễ hội, đặc biệt là những nơi có tượng Phật, người dân chen
lấn cầu xin, tranh nhau khấn vái và tranh nhau hối lộ thánh thần.
Hình như ở chốn dương trần, chuyện gì cũng
phải phong bì, cũng phải nhét tiền vào tay người khác. Cho nên con
người ta nghĩ rằng, muốn được nhận lời cầu xin, cũng phải bỏ tiền hối
lộ, ngay cả với Phật cũng vậy.
Vì nghĩ rằng cần phải hối lộ việc “lớn” mới thành, cho nên người ta
tranh nhau nhét tiền vào tay Phật. Đến các điểm lễ hội, đền chùa, sẽ
thấy tiền lẻ nhét kín hết tượng Phật và thánh thần. Bất cứ chỗ nào có
thể nhét tiền là cứ nhét, từ kẽ tay, kẽ chân các tượng linh thú trấn giữ
trong các đền thờ. Các tượng La Hán trong khung kính ở chùa Bái Đính,
bị phủ kín tiền giấy lẻ đến mức không còn nhìn thấy tượng.
Thật bất kính, bởi vì nhìn vào các bức tượng, không khác gì đang bị
phủ rác. Hành động này cho thấy, không phải con người tôn trọng thần
thánh mà đang xúc phạm thánh thần. Con người đang biến nơi tôn nghiêm
thành nơi buôn thần bán thánh, biến tín ngưỡng tôn giáo thành mê tín dị
đoan.
Tình trạng dùng tiền lẻ để nhét vào tay tượng Phật trong các dịp lễ
hội xuất hiện nhiều năm nay. Có nhiều ý kiến phản đối, báo chí cực lực
phê phán hành vi phi văn hóa này, nhưng “bệnh” không thuyên giảm mà ngày
càng nặng hơn.
Hối lộ bằng tiền lẻ chưa đủ, nhiều người tích cực hối lộ bằng lễ vật.
Họ bỏ tiền để sắp lễ vật thật to, họ nghĩ rằng mâm lễ càng nhiều tiền
thì lời cầu xin “rất to” của họ sẽ được chấp thuận. Đứng trước lễ vật
nhiều tiền, khói nhang nghi ngút, họ “đề xuất” với thánh thần, với Phật
rất nhiều thứ. Thứ nào cũng ghê gớm, họ xin hết tiền và quyền trong
thiên hạ.
Đáng tiếc thay, không phải một vài người tham lam và mê muội. Hãy
nhìn lễ hội sẽ thấy rõ điều đó. Nếu quan sát thật kỹ, ghi lại hình ảnh,
sinh hoạt, lời cầu xin (có nhiều bài đề xuất ghi trên giấy) thì sẽ thấy
một điều hết sức nguy hiểm, không ít người còn mê tín, không lành mạnh
về tinh thần.
Một cộng đồng như thế cho thấy họ đang mất niềm tin vào chính bản
thân mình và cuộc sống, cho nên phải dựa vào thánh thần để giải tỏa
khủng hoảng.
Vì sao không ít người ra nông nỗi này? Nguy lắm thay!
*************************
Nhà giàu Việt xài thực phẩm ngoại để thể hiện đẳng cấp
Thích xài thực phẩm ngoại là tâm lý phổ biến
một bộ phận người tiêu dùng, tự tạo cho mình lối sống và hưởng thụ trội
hơn người khác.
Lúc nào họ cũng tìm mua hoặc nói chuyện đồ ăn nhập khẩu của Nhật, Đức,
Nga, Mỹ, Pháp… Câu cửa miệng là xài hàng bên nào - tức dùng thực phẩm
nhập khẩu của nước nào ở châu Âu. Vì sao người ta thích xài thực phẩm
ngoại? Hãy chứng kiến cái sở thích khác người của họ để… thấy mà kinh!
Đẳng cấp sính ngoại
Chị Hương, một người đã trải qua
những năm tháng khó khăn của thời bao cấp từ khi sinh ra đến năm 25
tuổi. Theo chị, cái thời thiếu thốn ấy cần được "trả thù" bằng việc, bây
giờ xài toàn thực phẩm ngoại. Theo chân chị đi siêu thị mua đồ. Quả
thật, tôi hoa mắt, chóng mặt. Đi thẳng vào gian hàng nhập ngoại, chị
nhặt hàng rất nhanh. Đó là những loại thực phẩm quen thuộc như thịt gà,
thịt bò, cá, tôm, đậu phụ, rau, củ cải, trái cây, đồ uống... Trong
khoảng 15 phút, chị Hương đã nhặt đầy hai giỏ to những loại thực phẩm là
đồ ăn trong 1 tuần của gia đình. "List" (danh mục trong hoá đơn) thanh
toán tiền lên tới gần 9 triệu đồng. Tôi choáng vì cái tay nhặt đồ rất
nhanh, rất nghề, như thể nhặt là được của chị Hương. Số tiền mua thực
phẩm cho một tuần ăn của gia đình chỉ có 4 người + osin, mà lên tới 8 - 9
triệu đồng.
Một bộ phận có điều kiện kinh
tế thật, còn lại là thể hiện tâm lý sính ngoại theo trào lưu, theo kiểu
thích thể hiện đẳng cấp "dị hợm", khác người.
Vừa xếp thực phẩm vào tủ bảo quản, chị Hương vừa giải thích,
cá hồi Việt Nam chỉ là giải pháp tình thế khi cá hồi Nhật hết. Ăn trứng
cá hồi thì phải là của Nga mới là đẳng cấp. Rồi thì, đậu này nhập từ
Nhật, ăn có vị lạ dù không ngon mà đắt hơn đậu phụ truyền thống của cha
ông sản xuất thủ công. Đắt gấp bao nhiêu lần ? Tôi hỏi. Đắt gấp 60 lần,
tức 1kg đậu phụ Nhật "đánh chết" 60 kg đậu phụ của Việt Nam. Chị kể:
"Tất cả đồ ăn, thức uống dùng trong gia đình đều là hàng nhập ở bển".
Bia Chimay đỏ, bia Tiệp chai nhỏ... chị mua hàng két, để trong tủ bảo
quản để chồng uống dần và tiếp khách. "Mỗi chai chỉ trên dưới 100.000
đồng thôi mà" - chị nói 100.000 đồng mà đơn giản như 1.000 đồng vậy.
Vào
trang web sieuthi.com, muaban.com... chúng ta sẽ được hướng dẫn mua
hàng xách tay với những lời giới thiệu "bán hàng như dọa", rằng: Váng
sữa Yido 125g (Nga) là 105.000 đồng/hộp, sữa ong chúa (Nga) 900.000
đồng/hộp; thịt lợn, bò, gà, cừu... nhập khẩu từ Australia, New
Zealand... hàng xách tay, số lượng giới hạn từ 3 - 4 gói hoặc kg. Đây
nữa, củ cải, sợi củ từ nâu, đậu phụ Tofu đóng gói có nguồn gốc từ Nhật
Bản, mì tươi udon của Hàn Quốc/hàng xách tay/số lượng ít, giá...
Chị
Nhung là một công chức, theo đánh giá của nhiều đồng nghiệp, kinh tế
gia đình chị thuộc dạng thường thường bậc trung. Thế nhưng, cứ hễ nói
đến mua đồ ăn là chị hỏi ngay, đó là hàng nhập của nước nào? Chị nói về
thực phẩm ngoại rành rọt và hiểu biết như nhân viên bán hàng nhập khẩu
vậy. Chị Nhung giới thiệu cho mọi người rất nhiều địa chỉ mua thực phẩm
xách tay. Theo chị Nhung, đó là những nơi lý tưởng để dùng hàng ngoại.
Chúng
tôi theo chị rẽ vào chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), đi qua mấy cái ngõ,
đến một nhà, bấm chuông. Người trong nhà đem một gói, đựng trong túi đen
đưa cho chị, chị trả tiền rồi về. Mọi giao dịch đều qua điện thoại, đến
chỉ là để lấy hàng và trả tiền. Tôi mở gói đồ của chị ra, đúng là hàng
xách tay, chẳng có nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các
thông số về chất lượng thực phẩm. Tất cả chỉ là thực phẩm để trong một
cái hộp nhựa, màu trắng... nhìn mắt thường thì có cảm giác sạch sẽ...
Vậy thôi.
Chị Nhung cho biết, đó là thịt lợn Úc, đắt hơn thịt lợn
made in Việt Nam đến vài chục nghìn/kg. Tôi hỏi: "Chế biến lên, ăn có
ngon hơn thịt lợn Việt Nam không"? Chị Nhung nói: "Vị nó vẫn vậy". Sao
lại không mua thịt lợn trong nước? Chị Nhung phân trần: "Thịt Úc - tức
thực phẩm nước ngoài, chắc chắn an toàn hơn trong nước. Đắt còn hơn
không an toàn, vì niềm tin vào cái sự sính ngoại" - chị Nhung thừa nhận.
Trái cây cũng có hàng xách tay...
Hàng
trái cây cũng giống như thực phẩm, chủ hàng không quảng bá hình ảnh để
bán hàng. Ai biết thì mua, giới thiệu cho bạn bè đến mua. Theo địa chỉ
được hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nơi. Đó là một ngôi nhà nằm sâu trong
ngõ ở trên đường Lò Đúc. Chị Hoa - chủ hàng khẳng định, các loại quả do
gia đình chị bán, toàn là hàng xách tay ở nước ngoài về, nên giá cũng
rất mắc, còn chất lượng thì khỏi phải bàn. Cụ thể, táo Fuji Úc 165.000
đồng/kg; quả cherry (anh đào) 500.000 đồng/kg; nho đen không hạt (Úc) là
160.000 đồng/kg...
Bánh kẹo và socola có nhiều nguồn như Trung
Quốc, Indonesia, Thái Lan, Pháp, Nga, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Thế
nhưng, thực chất đó có phải là hàng xịn, hàng có nguồn gốc, hạn sử dụng
hay không thì vẫn còn đặt dấu hỏi. Bởi, nhân danh hàng xách tay nên tất
thảy đều ở dạng "trần truồng", được để trong những cái hộp hoặc cho vào
túi bóng... không tem nhãn.
Sữa, váng sữa, bột ngũ cốc, cháo ăn
liều, pho mat... là mặt hàng được quảng cáo hàng xách tay nhiều nhất.
Người ta thành lập rất nhiều trang web khác nhau, để giao bán sữa xách
tay như thế này: "Sữa New Zealand Milk; Mỹ; Australia; PediaSure (của
hãng Abbott); Meiji, Morinaga, Wakodo của Nhật; Hàn Quốc, Nga, Pháp,
Đức, Italia... Chào cả nhà, em xin mở thêm 1 gian hàng bán sữa Úc giá
hữu nghị phục vụ cho các mẹ trong Sài Gòn có nhu cầu đây ạ. Em có những
mặt hàng sau...Chao cac Me, shop Oh!Baby chuyên cung câp sưa SIMILAC
(Abbott) cac loai như sau..."
Tất cả những hàng thực phẩm xách tay, sữa, các loại thức ăn
cho trẻ em... đều không được kiểm soát về chất lượng an toàn thực phẩm,
dù rằng người mua phải mua với giá đắt hơn hàng nhập chính ngạch, vì cái
gọi là xách tay nên có ít. Thực tế, thực phẩm ngoại nhập chính ngạch
cũng phát hiện rất nhiều lô hàng không đạt chất lượng, dù đã được kiểm
tra. Vậy, hàng xách tay chưa qua kiểm tra thì thế nào? Chất lượng ra
sao? Chắc chắn người dùng nó không tránh khỏi việc bỏ nhiều tiền mà lại
mua hàng kém chất lượng.
Cơ quan chức năng bó tay?
Trong
thời gian vừa qua, những thông tin như: Đoàn thanh tra liên ngành thực
phẩm TP. Hà Nội phát hiện tại một số siêu thị có rất nhiều thực phẩm
ngoại bày bán mà không có nguồn gốc, hạn sử dụng: củ cải, sợi củ từ nâu,
đậu phụ, mì tươi. Rồi thì chân gà, thịt bò - nhập từ Úc, từ châu Âu về
hết date; chân giò lợn nhập khẩu bị bốc mùi… liên tiếp bị phát hiện ở Hà
Nội, TP. HCM với số lượng lớn. Người tiêu dùng có được biết, nhưng
người tiêu dùng nhà giàu vẫn tìm thực phẩm ngoại, đồ ngoại để xài lại là
chuyện khác. Hình như, đó là thú sinh hoạt của họ. Còn cơ quan chức
năng thì bó tay ở nhiều khía cạnh, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trên
thực tế, việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm thuộc trách nhiệm của các
cơ quan chức năng. Thế nhưng, trên thực tế tại diễn đàn Quốc hội những
kỳ trước đã từng nóng lên, khi các đại biểu đưa chuyện mâm cơm lên bàn
nghị sự, nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng nào dám chịu trách nhiệm
chính về bữa ăn sạch của người dân. Và, câu nói "người tiêu dùng hãy
trở thành người tiêu dùng thông thái" của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người
tiêu dùng Việt Nam bỗng trở nên rất có tác dụng trong khi chưa có cơ
quan quản lý và giám sát nào dám đứng mũi chịu sào.
Người tiêu
dùng bình thường thì như vậy, còn người tiêu dùng nhà giàu, họ tìm thực
phẩm ngoại để xài, bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng chuyên môn,
phải chăng, họ sẽ tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình? Chuyện tiền
mất, bệnh mang có lẽ là điều không tránh khỏi. Cái giá họ phải trả cho
cái gọi là xài sang, sính thực phẩm ngoại đôi khi rất đắt. Song, chắc
chắn, nhiều nhà giàu ngoài mang bệnh, còn phải ngậm đắng, nuốt cay, sợ
thiên hạ cười vào mũi bởi thói trưởng giả học làm sang không phù hợp với
thời cuộc.
Theo Gia đình
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lạ
*******************************
Cận cảnh phòng chờ sân bay xa xỉ nhất thế giới
Phòng chờ xa xỉ tại sân bay Ataturk, Istanbul
rộng tới 5.900 m2 với sân golf, mô hình đua xe ô tô, thư viện, khu vui
chơi của trẻ em...
Diện tích của "phòng chờ" này tương đương kích thước của một sân bóng đá với sức chứa 1.000 người.
Những hoạt động giải trí phục
vụ khách tại đây gồm có: sân golf, mô hình đường đua ô tô, 41 quán bar,
ghế massage, thư viện, wifi miễn phí...
Một trong số những nhà hàng phục vụ tại đây.
Nhà chờ có 2 tầng, nối bởi cầu thang xoắn ốc thiết kế hiện đại.
Phòng chờ hoàn toàn được sử dụng nội thất sang trọng, hiện đại, thiết kế đẹp mắt.
Phong Lâm
Theo DailyMai
*************************
Những ngành kiếm bộn tiền trong giá rét kỷ lục tại Mỹ
Trong khi người Mỹ khốn khổ trước cái lạnh khủng khiếp thì nhiều ngành công nghiệp lại được hưởng lợi nhờ thời tiết này.
1. Công ty sản xuất quần áo rét
Nước Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục phải hứng chịu bão
tuyết, băng giá trong những ngày tới. Tuy nhiên, nhờ thời tiết giá rét, các
công ty sản xuất quần áo mùa đông lại kiếm được bộn tiền. Tại các khu vực như Atlanta,
nơi bão tuyết và nhiệt độ xuống cực thấp, khiến nhiều người đổ xô đi mua cổ phiếu
của các hãng quần áo mùa đông lần đầu tiên trong nhiều năm.
Cchuyên gia phân
tích cổ phiếu Paul Swinand chia sẻ với tờ Morningstar. Điều này giúp ích rất
nhiều cho các công ty như Tập đoàn VF (VFC), công ty mẹ của thương hiệu The
North Face, nổi tiếng với áo rét mùa đông, và Timberland, nổi tiếng với ủng. Dĩ
nhiên, thời tiết quá lạnh khiến doanh số bán hàng giảm, bởi nhiều người không muốn
ra khỏi nhà, đồng nghĩa với việc họ không tới các cửa hàng và cũng ít mua đồ ấm
mới cho mùa đông. Tuy nhiên, tại một số khu vực lạnh sâu hơn, nhu cầu quần áo
và phụ kiện mùa đông tăng đáng kể, Swinand cho biết. Nhờ vậy doanh số của các hãng
bán lẻ như Under Armour (UA) tăng 35% trong quý 4/2013 so với cùng kỳ năm trước
đó.
2. Các công ty nhiên liệu khí đốt
Vào tháng trước, tình trạng thiếu nhiên liệu đốt cháy tại Mỹ
đã không còn, tuy nhiên việc cung cấp đang được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ tại
khu vực Trung Tây, Cục Năng lượng nước này cho biết. Khách hàng phản ánh rằng giá nhiên liệu tăng gấp
5 lần bình thường tại một số nơi. Cư dân bang Indiana hiện phải trả 4,27 USD
cho một gallon nhiên liệu trong tháng 2/2014, tăng từ 2,81 USD vào ngày
6/1/2014. Tình trạng thiếu nhiên liệu xảy ra do tồn kho ít và những rào cản
trong việc phân phối và cung cấp. Hơn nữa, việc xuất khẩu nhiên liệu tăng khiến
đẩy giá lên cao. Nhiêu liệu khí đốt chủ yếu được dùng vào sưởi ấm tại nhà và
các văn phòng ở các khu vực thuộc Trung Tây và miền Nam, đặc biệt là ở nông
thôn.
3. Dịch vụ giao đồ ăn
Khi thời tiết giá lạnh, doanh số của các công ty dịch vụ
giao đồ ăn cũng tăng đáng kể, đại diện của hai hãng GrubHub Seamless và
Delivery.com cho biết. Delivery.com, hoạt động tại 50 thành phố trên toàn nước
Mỹ, cho biết doanh số tháng 1 của họ tăng tới 40% so với 6 tháng trước đó. Đại
diện hãng cho biết, khi trời có tuyết rơi và nhiệt độ âm thì lượng khách hàng gọi
giao đồ ăn cũng tăng đáng kể. Neeraj Sharma, thuộc bộ phận Marketing của GrubHub
Seamless, cho biết tiền boa của khách hàng cũng tăng vào thời tiết giá rét này.
Tiền boa trung bình tại Chicago tăng 15%, tại New York tăng 5% và tại Detroit
tăng 15%. Theo dữ liệu của GrubHub Seamless, doanh số bán súp mỳ gà tăng 17%.
4. Nhà cung cấp muối
Theo khảo sát địa lý Mỹ, hơn 40% trong tổng số lượng muối
bán ra được dùng để làm tan băng trên đường, điều này có nghĩa là trong thời tiết
lạnh kỷ lục tại Mỹ hiện nay, các công ty cung cấp muối cũng kiếm bộn tiền. Mỗi
năm, có hơn 22 triệu tấn muối được dùng làm tan băng tuyết trên đường tại Mỹ.
Theo
Cục giao thông New York, từ đầu mùa đông, chỉ riêng tại Long Island, họ đã sử dụng
46.000 tấn muối, trong khi bình thường chỉ cần dùng 30.000 tấn cho cả mùa. Theo
nhà phân tích Andy Brennan của IBISWorld, đã có tình trạng thiếu muối trong mùa
đông năm nay. Hiện Cargill là hãng cung cấp muối đường lớn nhất tại Mỹ.
5. Thợ ống nước
Mùa đông năm nay, các thợ ống nước tại Mỹ cũng làm việc nhiều
hơn, do các gia đình phải gọi sửa chữa vì đường ống bị vỡ hoặc đóng băng. Và
năm nay, các cuộc gọi tới sửa đường ống cũng có tại các điểm thời tiết ấm như New
Mexico và Texas, nơi mà hầu hết các căn nhà đều không được xây dựng để chống chọi
với thời tiết đóng băng và nhiệt độ dưới âm.
6. Ngành du lịch tại Florida
Là bang luôn trành ngập ánh mặt trời, mùa
đông năm nay, Florida đón lượng du khách nội địa tăng vọt, đặc biệt là
từ các bang phía Bắc. Tại
khách sạn Palm Beach County, thời gian nghỉ trung bình của khách trong
tháng 1
cũng tăng 5% so với năm trước đó. Ngoài ra, giá phòng cũng tăng khoảng
10%.
7. Các hãng bán lẻ trực tuyến
Mùa đông năm nay, doanh số của hầu hết các hãng bán lẻ trực
tuyến tại Mỹ đều tăng vọt. Thời tiết lạnh giá khiến người dân không muốn ra
ngoài, nên ở nhà mua sắm. Trang Rakuten.com, trước đây là Buy.com, cho biết ngày
6 và 7/1 là hai trong 5 ngày bán chạy nhất trong tháng 1 về số lượng hàng bán
ra. Trang mua sắm trực tuyến với 18 triệu khách hàng này cho biết, trong thời tiết
lạnh giá, các sản phẩm như thiết bị gia dụng và trang trí nhà cửa, đồ đan len
và thủ công, phụ kiện rượu và nhạc cụ được bán ra nhiều nhất. Điều này cũng có
nghĩa hầu hết khách hàng dành rất nhiều thời gian ở nhà.
Hoài Thu
MSN
*********************************
Những cô gái Nga xinh đẹp của đội bi trên băng
Anna Sidorova , 06 tháng 2 năm 1991 , Moscow
Fomin Margarita, August 19, 1988, Dmitrov, khu vực Moscow
Ekaterina Galkina , ngày 10 tháng tám năm 1988 , Moscow
Saitova Alexander , ngày 20 tháng 8 năm 1986 , Moscow
Tham khảo ý kiến của huấn luyện viên (HLV ThomasLips)
Lễ hội băng thường niên Sapporo vừa khai mạc ở
tỉnh Hokkaido, Nhật Bản quy tụ 199 tác phẩm điêu khắc, mô phỏng những
công trình nổi tiếng.
2014 là năm thứ 65 lễ hội băng Sapporo diễn ra. Chủ đề lễ hội năm nay là “Palace of the Heart” (Lâu đài của trái tim). Ảnh: Getty Images.
Mô hình tòa nhà Sultan Abdul
Samad của Malaysia với chiều cao 18 m, chiều rộng 28 m. Lễ hội diễn ra
trong 6 ngày, từ hôm 5 tới 11/2. Theo kế hoạch, lễ hội sẽ thu hút khoảng
2 triệu du khách. Ảnh: Getty Images.
Hoạt cảnh trên nền mô hình lăng mộ Itmad-ud-Daulah của Ấn Độ. Lăng mộ này nằm ở Agra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images.
Tượng đài “Thiên đường thể thao mùa đông Hokkaido”. Lễ
hội băng Sapporo là lễ hội mùa đông lớn nhất của Nhật Bản. Nó thu hút số
lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Getty Images.
Công trình điêu khắc với chiều cao 10 m, chiều rộng 18 m
mô phỏng Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan. Trong năm đầu,
chỉ 6 tác phẩm tham gia lễ hội băng Sapporo. Tuy nhiên, 5 năm sau đó,
lực lượng vũ trang Nhật Bản tham gia nên quy mô và mức độ phong phú của
lễ hội đều tăng. Kích thước các tác phẩm điêu khắc cũng ngày càng quy mô
hơn so với ban đầu. Ảnh: Getty Images.
Vào ban đêm, người ta thắp hàng trăm bóng đèn để làm nổi
bật các tác phẩm. Lễ hội năm nay thu hút 9 đội điêu khắc nước ngoài từ
Daejeon (thành phố kết nghĩa của Sapporo ở Hàn Quốc), quần đảo Hawaii
(Mỹ), Hong Kong, Malaysia, New Zealand, Ba Lan, Portland, Oregon (thành phố kết nghĩa của Sapporo ở Mỹ), Singapore và Thái Lan. Ảnh: Getty Images.
Người ta sử dụng xe ủi đất để dồn tuyết tới khu vực lễ
hội. Tuyết được nén vào những khối hộp dựng sẵn để làm chúng đông cứng
lại. Các nhà tổ chức huy động nhiều gỗ và giàn giáo để hỗ trợ hoạt động
sáng tác của nghệ nhân. Ảnh: Getty Images.
Tác phẩm điêu khắc mô phỏng chú mèo Hello Kitty. Tuy tác phẩm rất đơn giản nhưng nó thu hút nhiều khách tham quan trong ngày khai mạc lễ hội băng thường niên lần thứ 65. Ảnh: Getty Images.
Chương trình nghệ thuật diễn ra phía trước một công trình điêu khắc bằng băng tại trung tâm lễ hội. Ảnh: Getty Images.
Toàn cảnh lễ hội băng thường niên Sapporo lần thứ 65. Ảnh: Getty Images.
Không chỉ thờ người phụ nữ khai sinh ra một lễ hội
độc nhất vô nhị: “Linh tinh tình phộc”, miếu Đụ Đị còn thờ bộ phận sinh
dục của nam và nữ.
Thời khắc 0h đêm ngày 11 rạng 12 tháng Giêng, miếu Đụ Đị (xã Tứ Xã,
Lâm Thao, Phú Thọ) như muốn sập bởi hàng trăm người xô đẩy, chen nhau cố
để nhìn tận mắt “hai vật thiêng” đang thờ trong miếu, chỉ được mang ra
khi làm “lễ mật”.
Theo các nhà văn hóa, tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể
hiện ở việc thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao
phối. Trên thế giới, nhiều quốc gia có tín ngưỡng nhưng chỉ thờ sinh
thực khí của nam.
Năm nay, người duy nhất được lấy vật này ra là cụ Chử Bá Thơ (85 tuổi). Cụ Thơ là người trông coi miếu, đồng thời là chủ lễ mật.
Cụ chủ lễ cẩn trọng lấy ra chiếc hòm sơn son từ “ngăn bí mật” được
đặt phía trên bàn thờ trong miếu. Cụ mở chiếc hòm, lấy ra bộ gỗ sơn son
mô tả giống như dương vật của nam và chiếc mảng hình âm vật của nữ làm
“lễ mật”...
Cụ Thơ cho biết, ngôi Miếu Trò này là nơi duy nhất còn thờ sinh thực
khí (hiểu nôm là công cụ nảy nở, sinh đẻ) trong tín ngưỡng phồn thực của
cư dân Việt cổ. Ngôi miếu này thờ một nữ thần rất đặc biệt có tên là
Ngô Thị Thanh – thời Hùng Vương. Bà là con của đức ông Ngô Quang Điện -
người có công khai dân, lập ấp. Bà Thanh có công dạy dân làng biết cách
trồng trọt, chăn nuôi, múa hát và tổ chức các lễ hội.
Sau khi bà Thanh mất, để tưởng nhớ công ơn, dân làng đã lập miếu thờ
bà tại làng Trám. Tuy vậy, bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người
dân gọi bà là “bà Đụ Đị”, cái tên mang ý nghĩa phồn thực. Miếu cũng được
gọi tên là “Đụ Đị”.
Ngôi miếu Trò thờ "linh vật" hiếm hoi tại Phú Thọ
Bên trong ngôi miếu, phía trên bàn thờ bà Đụ Đị là hai "linh vật".
Người dân nơi khác có thể gọi là dương vật gỗ – âm vật gỗ hay nõ (bộ
phận sinh dục nam) và nường (bộ phận sinh dục nữ)... nhưng dân làng này
gọi là “linh vật”. Bởi họ tin rằng, đó là hai vật sinh tồn, nếu đêm “lễ
mật”, hai vật đâm trúng cả 3 lần thì năm đó, âm dương hòa hợp, mùa màng
tươi tốt...
Người dân Tứ Xã làm hai “linh vật” bằng gỗ mít, gói trong dải khăn
son, đặt trong hòm nhỏ sơn son rồi cất trong “ngăn bí mật” phía trên bàn
thờ trong miếu. “Vật linh” luôn được gìn giữ tôn nghiêm, cẩn thận,
“ngăn bí mật” và chiếc hòm luôn được khóa kín.
Duy nhất một lần trong năm, thời điểm “giờ thiêng” khi làm lễ mật,
hai “vật linh” mới được đưa ra để thực hiện nghi thức lễ. Theo quan niệm
của người dân, nếu được nhìn thấy tận mắt hai “vật linh” và cảnh giao
hợp của hai vật này sẽ được may mắn cả năm.
Người dân quan niệm, ai nhìn tận mắt hai "vật linh" sẽ gặp may mắn
Sân khấu của Trò Trám
Trước khi lễ mật diễn ra, trước ngôi miếu Đụ Đị, đêm hội làng mở đầu
bằng những trò diễn dân gian “Tứ dân chi nghiệp” với hoạt cảnh gắn liền
với bốn nghề chính: sĩ, nông, công, thương. Đây chính là Trò Trám “độc
nhất vô nhị” - hoạt cảnh đặc sắc, tôn vinh giống nòi và sinh thực khí.
Hoạt cảnh luôn vui nhộn bởi tiếng trống, tiếng hát và hàng trăm câu
thơ mộc mạc trong sáng, khôi hài, táo bạo. “Diễn viên” của đoàn trò là
người nông dân trong làng, họ mang y nguyên nét tự nhiên, mộc mạc tế nhị
và dí dỏm lên sân khấu.
Sau hoạt cảnh, cũng tại ngôi miếu thiêng này, sẽ diễn ra “lễ mật”.
Đúng 0h, ông chủ lễ lấy đôi “vật linh” trêm khám miếu đưa cho đôi trai
gái được làng chọn sẵn. Đèn tắt, ông chủ lễ hô khẩu lệnh: “linh tinh
tình phộc”. Sau khẩu lệnh, đôi nam nữ “phộc” dương vật - âm vật bằng gỗ
vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn
phát đạt.
Cụ chủ lễ lại hô to “tháo khoán”, lúc này, các đôi trai gái được “tự do” mọi chuyện, thỏa sức làm “chuyện trai gái” nếu muốn.
Cụ Chử Bá Thơ - người trông coi miếu đồng thời là chủ lễ mật đang làm lễ chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng "âm dương giao hợp"
Theo cụ chủ lễ, ngày xưa, các đôi trai gái phải “tâm sự” tại khu rừng
trám và xung quanh ngôi miếu Trám. Họ có thể “nghịch” hay “sàm sỡ”,
giao hợp xung quanh khu “đất thiêng” này. Đồng thời, đó cũng là cách để
làng “kiểm soát” các đôi trai gái có đúng thụ thai khi tham dự đêm “tháo
khoán” không. Nếu 9 tháng 10 ngày sau sinh con, đứa con ấy được coi là
“trời ban”, cả làng sẽ cùng nhau nuôi dưỡng.
Ngày nay, tục “tháo khoán” không còn, sau khi lễ mật, các đôi trai
gái không đi tìm “nơi tâm sự”. Họ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ
lộc, tâm tình. Gần 1 giờ sáng, tiếng hát, tiếng cười vẫn rộn ràng trước
ngôi miếu thiêng...
____________________
Đón đọc kỳ 3: "Lễ hội phồn thực: Sao phải ngại 'chuyện trai gái'? vào 19h00 ngày 15/2
Vùng đất nhiều người phát điên, khỏa thân đi khắp làng
Bí ẩn nào đang tồn tại trong những mái này khiến hàng loạt người phát điên?
Ông Nguyễn Hữu Vấn, Chủ tịch UBND xã Đức
Đồng cho biết, theo thống kê, hiện cả xã có hơn 110 người bị tâm thần,
thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp có
biểu hiện mắc bệnh đang được theo dõi. Nhiều lần các cơ quan chức năng
đã về địa phương tìm hiểu nguyên nhân nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả
lời thỏa đáng.
(PLO) - Ở ngôi làng này, chuyện người điên vừa
chạy vừa la hét khắp đầu làng cuối xóm là chuyện thường ngày, thậm chí
còn xé hết quần áo trên người, khỏa thân đi ngoài đường. Một nhà có khi
đến 3 – 4 người điên, trung bình mỗi xóm khoảng 10 người, cả xã hơn 100
trường hợp thần kinh; nhiều trường hợp khác có biểu hiện mắc bệnh, đang
được theo dõi.
Khỏa thân la hét là "chuyện thường ngày ở xã"
Đức
Đồng là một trong những xã miền núi nghèo nhất huyện Đức Thọ (tỉnh Hà
Tĩnh). Không chỉ “nổi tiếng” nghèo đói, Đức Đồng còn được biết đến là xã
có số người bị điên và tàn tật nhiều nhất tỉnh. Nhiều thế hệ trong các
hộ gia đình ở xã đều có người bị tâm thần, thậm chí nhiều người đang
khỏe mạnh cũng bỗng dưng hóa điên. Không ít gia đình đang sống yên ấm
hạnh phúc đã trở nên bi đát khi người thân mắc chứng bệnh thần kinh.
Làng
nào trong xã cũng có người bị điên, tàn tật, trung bình mỗi xóm có gần
10 trường hợp. Hầu hết họ đều phải sống trong những căn buồng tối tăm,
ẩm thấp, nhiều người bị gia đình xích nhốt hàng chục năm trời để tránh
ảnh hưởng đến làng xóm.
Một
người dân cho biết: “Ở đây cảnh tượng người điên vừa chạy vừa la hét
khắp đầu làng cuối xóm là chuyện thường ngày. Thậm chí những người tâm
thần còn xé hết quần áo trên người rồi khỏa thân đi khắp làng. Người nơi
khác về thấy điều này đều rất bất ngờ và sợ hãi, còn chúng tôi không
còn thấy lạ lẫm nữa”.
Thôn
Phúc Hòa có anh Hoàng Văn Thành, một người điên “gắn bó” với sợi xích
sắt từ hơn 20 năm nay. Người bố buồn rầu kể, anh Thành sinh năm 1978,
khi sinh ra rất khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Đến năm 16
tuổi, anh có nhiều biểu hiện không bình thường.
Lúc đầu
gia đình không nghĩ con trai bị “ma làm” nên cứ để ở nhà chăm sóc theo
dõi một thời gian. Tuy nhiên, sau buổi tối anh này “nổi hứng” châm lửa
đốt nhà người hàng xóm khiến cả làng hoảng hốt đi dập lửa, gia đình đã
đưa anh đi khám, phát hiện bị bệnh tâm thần.
Anh
Thành cứ lúc tỉnh lúc mê, chạy chỗ này chỗ khác nên gia đình phải nhốt
trong buồng. Sau này anh ít phá phách hơn nên người thân cho lên giường
buộc xích lại. Ai đến nhà cũng không khỏi thở dài đau xót khi nhìn người
đàn ông không chịu mặc quần áo, khuôn mặt ngây ngô, cứ ngồi nhe những
chiếc răng đen sì cười cả ngày, đôi chân bị sợi xích buộc chặt, bên cạnh
là những người thân khuôn mặt mệt mỏi, buồn phiền.
Nửa số người trong nhà bị bệnh
Hoàn
cảnh thương tâm nhất là gia đình ông Nguyễn Quốc Anh (SN 1936, ngụ thôn
Phúc Hòa), sinh được bảy người con thì có ba người bị tâm thần cả trai
cả gái. Vợ chồng ông Anh cũng không hiểu vì sao có đến một nửa số con
của mình bị bệnh, số còn lại hoàn toàn bình thường.
Gia đình đáng thương của ông Anh
Bao
nhiêu năm phải chứng kiến những đứa con ngây dại lúc nào cũng ngồi cười
nói một mình, vợ chồng ông rất xót xa. Mấy người con bị tâm thần thường
chỉ ru rú trong nhà, thỉnh thoảng lại trốn đi lang thang khắp nơi. Ông
bà Anh đã phải lao động vất vả cả đời để nuôi và trông nom các con bệnh
tật.
Hiện
nay hai ông bà đều mắc bệnh ung thư đang nằm chờ chết, ông bị ung thư
phổi, bà bị ung thư gan. Trong nhà bốn người đau ốm nằm trên bốn chiếc
giường, nhìn rất cám cảnh.
Trong
số những người con bị điên, anh con trai đầu SN 1958 cả ngày quanh quẩn ở
nhà không làm được gì, may thay được một người phụ nữ bình thường yêu
thương và kết duyên hơn 24 năm nay nhưng không có con cái. Vợ chồng anh
này dựng tạm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh nhà bố mẹ sinh sống. Cả mấy người
con điên sức khỏe đều rất yếu chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ
người thân chăm sóc. Những người con khác đều làm nông nghiệp, cuộc sống
bản thân đã rất chật vật còn phải chăm lo cho bố mẹ và các anh chị em
bệnh tật.
Thấy
gia đình ông Anh hết người này đến người khác đổ bệnh, nhiều người mê
tín ngấm ngầm cho rằng nhà họ mạo phạm phải đồ đạc hay đất của chùa
chiền, giờ bị trừng phạt. Tuy nhiên, những người khác chỉ đoán do ngày
xưa ông Anh từng đi bộ đội, chắc bị nhiễm chất độc màu da cam nên sinh
con ra mới bị dị tật như vậy.
Nhưng
thắc mắc vẫn chưa được giải thích thỏa đáng vì rất nhiều hộ gia đình
khác trong làng có người bị điên không rõ lý do. Như trường hợp em
Nguyễn Duy Niên (SN 1993, thôn Phúc Hòa), từ khi sinh ra đến lúc học cấp
hai đều bình thường khỏe mạnh. Niên học rất giỏi, từng đạt danh hiệu
học sinh giỏi môn vật lý của tỉnh, là niềm tự hào của cha mẹ và anh em
họ hàng. Nhưng lên cấp ba bỗng có nhiều biểu hiện kì lạ, suốt ngày ngồi
thẫn thờ không nói năng gì, chỉ cười một mình và lang thang khắp nơi.
Cùng
chung cảnh ngộ thương tâm là em Đặng Thị Hiền (xóm Thanh Sơn). Đến nay
đã 23 năm từ ngày lọt lòng mẹ, Hiền đã phải sống trong căn buồng tối.
Khuôn mặt cô gái ngô nghê lúc hiền lúc dữ, miệng nói cười không ngớt.
Vu vơ những lời đồn đoán
Một số
người trong làng đi xa về, khi thấy tình trạng quê hương toàn “phát”
người điên đã hoảng hốt đi... xem bói, được nghe “phán”:
“Làng
bị ma quỷ quấy nhiễu khiến nhiều người dân phát bệnh tâm thần”, rằng
“ngày xưa mảnh đất này có nhiều đền chùa nhưng bị xuống cấp không được
tu bổ, dần dần bị người trong làng phá đi. Những thanh gỗ hay đất đá của
đền chùa bị dân làng bóc dỡ đưa về xây dựng nhà cửa, nên giờ đây cả
làng mới bị trừng phạt”. Từ đó mọi người vận động nhau đóng góp tiền bạc
tu bổ những ngôi đền chùa còn lại trong làng, vậy mà tình hình vẫn
chẳng thay đổi.
Mảnh
đất Đức Đồng trước đây là một trong những nơi bị chiến tranh tàn phá
nặng nề. Đặc biệt, nơi đây cũng có số lượng người đi bộ đội và tham gia
kháng chiến khá nhiều, do đó rất có thể thế hệ sau đều bị nhiễm chất độc
màu da cam và ảnh hưởng của bom đạn nên bị ảnh hưởng thần kinh.
Ngoài ra cũng không loại trừ yếu tố di truyền bởi một số gia đình trong xã có đến 3 thế hệ đều bị bệnh thần kinh.
Khi
chưa có kết luận chính xác từ phía các cơ quan chức năng, tất cả các giả
thiết và giải pháp khắc phục đưa ra hiện nay đều không làm giảm bớt số
người bị tâm thần ở ngôi làng nghèo khổ.
Ngày
càng có nhiều trường hợp phát bệnh hơn. Người trẻ nối tiếp người già trở
nên điên loạn khiến ngôi làng bị bao phủ mãi một màu u buồn thê lương.
Mỗi khi chiều tối, người ta lại nghe thấy tiếng la hét, tiếng khóc tiếng
cười hoang dại khiến không khí nơi đây càng rợn người, buồn não nề.
************************
Lưu Hiểu Khánh được chồng đại gia yêu chiều
Ngày 30/10, Lưu Hiểu Khánh tổ chức sinh nhật đón tuổi 64. Chồng cô,
ông Vương Hiểu Ngọc đã bay từ Mỹ về cùng chia vui với bạn đời. Trong
suốt buổi tiệc, hai người không ngừng dành cho nhau những cử chỉ âu yếm.
Đây là sinh nhật đầu tiên của Hiểu Khánh từ khi kết hôn, nên cô rất
hạnh phúc khi có ông Vương ở bên.
Hai vợ chồng Hiểu Khánh cười vui trong bữa tiệc. Ông Vương cho biết
sẽ giảm bớt công việc để đưa bà xã đi du lịch, coi như món quà sinh
nhật ông tặng vợ.
Món quà nhỏ ông Vương tặng vợ.
Lưu Hiểu Khánh xúc động với bó hoa đẹp mà chồng tặng. Dù đã kết hôn
nhưng vì công việc, cô và ông Vương vẫn mỗi người một nơi.
Bước sang tuổi 64 nhưng Hiểu Khánh vẫn giữ được làn da mượt mà, phong thái trẻ trung, cuốn hút.
Nguyễn Hương
************************
12 nàng Võ Tắc Thiên nổi tiếng của màn ảnh Hoa ngữ
Lưu Hiểu Khánh, Lý Tương, Phạm Băng Băng... là
những nàng Võ Mỵ Nương gây ấn tượng mạnh cho khán giả.
Tạo hình của Phạm Băng Băng trong "Võ Tắc Thiên" khi vừa ra mắt đã
nhận được nhiều cảm tình của khán giả. Cuộc đời của nàng Võ Mỵ Nương nổi
tiếng lịch sử, từ khi mới nhập cung cho đến khi ở tuổi 80 được Băng
Băng "lột tả" trong tác phẩm này, hứa hẹn đem đến cái nhìn mới về người
phụ nữ quyền lực đời Đường. "Võ Tắc Thiên" Băng Băng cũng vì thế rất
được kỳ vọng.
Trước đó, Lưu Hiểu Khánh là một trong những diễn viên thể hiện
thành công vai Hoàng đế Võ Tắc Thiên phiên bản năm 1995. Nhờ vai diễn
này, cô trở thành nghệ sĩ tên tuổi của làng giải trí Hoa ngữ. Việc đảm
nhận vai Võ Mỵ Nương từ khi 13 tuổi đến lúc 80 tuổi đều do Hiểu Khánh tự
mình đóng.
Ân Đào từng đóng "Võ Tắc Thiên bí sử", và được khen ngợi bởi tạo
hình xinh đẹp, khán giả đánh giá đây là Võ Tắc Thiên nữ tính nhất từ
trước tới nay. Tuy nhiên, một số cho rằng diễn xuất của cô chưa đủ gây
ấn tượng cho khán giả.
Lưu Vũ Hân đóng Võ Tắc Thiên trong "Thái Bình công chúa bí sử". Vai diễn được cho là quá sức với nữ diễn viên trẻ này.
Tạo hình của Lưu Gia Linh dường như khác biệt nhất so với các Võ
Tắc Thiên khác. Vai diễn này nằm trong bộ phim "Địch nhân kiệt thông
thiên đế quốc" năm 2010.
Giả Tĩnh Văn đóng Võ Tắc Thiên năm 2003, trong phim "Chí tôn hồng
nhan", và cô được đánh giá là nàng Võ Mỵ Nương ngọt ngào, đáng yêu
nhất.
Không thể bỏ qua Phan Nghinh Tử, nghệ sĩ rất thành công với vai
diễn Võ Tắc Thiên. Bộ phim "Nhất đại nữ hoàng Võ Tắc Thiên" năm 1985
chính là tác phẩm đưa cô trở thành ngôi sao sáng trên màn ảnh Hoa ngữ.
Diễn viên Phùng Bửu Bửu từng thể hiện rất thành công hình ảnh của
người đàn bà quyền lực nhất Trung Quốc, Võ Tắc Thiên trong tác phẩm "Võ
Tắc Thiên" do Hong Kong sản xuất.
Lý Tương từng đóng vai Võ Tắc Thiên tuổi trung niên cho đến khi về
già. Thần thái của cô cũng giúp vai diễn trở nên ấn tượng hơn.
Trương Đình, một trong những diễn viên thủ vai Võ Tắc Thiên, nhưng
cũng như Lưu Vũ Hân, vai diễn của cô không có sức nặng mà khán giả chờ
đợi.
Diễn viên gạo cội Tư Cầm Ca Oa được đánh giá là Võ Tắc Thiên uy
quyền nhất trong số các diễn viên đảm nhận vai diễn nổi tiếng này.
Diễn viên gạo cội Quy Á Lôi đóng Võ Tắc Thiên năm 2000, trong phim "Đại minh cung từ".
Nguyễn Hương
************************
Những kỷ lục "khóa môi" ấn tượng nhất thế giới
Nụ hôn lâu nhất
Cặp vợ chồng Ekkachai và Laksana Tiranarat đến từ Bangkok đã thiết lập kỷ lục
hôn lâu nhất nhân dịp lễ Valentine ở Thái Lan vào năm 2013 với 58 giờ 35 phút.
Với chiến thắng này, Ekkachai và Laksana không những được ghi danh vào sách
kỷ lục Guinness, mà còn được nhận tiền thưởng 200.000 baht, tương đương 6.7000
USD và một chiếc nhẫn kim cương.
Trước đó, năm 2012, kỷ lục hôn lâu nhất thế giới (kéo dài 50 giờ 25 phút 1
giây) thuộc về một cặp đồng tính nam người Thái trong cuộc thi kéo dài 3 ngày
tại Pattaya.
Màn "khóa môi" tập thể lớn nhất
39.897 người tụ họp ở quảng trường Zocalo, thủ đô Mexico City, Mexico trong
lễ Tình nhân năm 2009 để phá kỷ lục "màn khóa môi tập thể lớn nhất thế giới" mà
người Anh thiết lập trước đó.
Theo Carlos Martinez, người xác nhận kỷ lục thế giới Guinness lần này, có đến
42.225 người có mặt tại quảng trường Zocalo nhưng không phải ai cũng hào hứng
với việc phá kỷ lục.
Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa chào mừng Valentine mà còn là hoạt động xã
hội phản đối tình trạng bạo lực ma tuý đang lan rộng trên khắp Mexico, vốn cướp
đi 6.000 sinh mạng mỗi năm.
Kỷ lục hôn dưới nước lâu nhất
Michele Fucarino và Elisa Lazzarini tới từ Ý đã lập được kỷ lục hôn dưới nước
lâu nhất mà không thở (kéo dài 3 phút 24 giây) vào ngày 18/3 năm 2010.
Nụ hôn đắt nhất
Joni Rimm đã bỏ ra 50.000 USD để được hôn nữ diễn viên Sharon Stone trong một
chương trình đấu giá từ thiện để ủng hộ cho Project Angel Foods, một tổ chức từ
thiện phân phát bữa ăn miễn phí cho những người bị mắc HIV và AIDS.
Sầm Hoa(Tổng hợp)
**************************
Hà Hồ chia sẻ 'cái nghèo' với Cường đô la
Theo phiên giao dịch đóng cửa ngày 7/2/2014, giá cổ phiếu của Công ty CP
Quốc Cường Gia Lai (QCG) là 6.500 đồng/cp. Theo đó, số tài sản mà ông
Nguyễn Quốc Cường - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc
công ty nắm giữ là 537.500 cổ phiếu tương đương 3,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
0,87% trong toàn công ty.
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG, mẹ của
Quốc Cường hiện sở hữu 60,58 triệu cổ phần, tương đương 394 tỷ đồng.
Con gái của bà Như Loan, Nguyễn Ngọc Huyền My chỉ sở hữu 180.584 cổ
phiếu QCG, tương ứng giá trị tài sản đạt 1,2 tỷ đồng. Nguyễn Thị Ánh
Nguyệt và Nguyễn Thị Bích Thủy, là hai người em ruột bà Như Loan đang sở
hữu lần lượt số 125.554 và 70.875 cổ phiếu.
Cường Đô la chỉ sở hữu 0,87% cổ phần trong toàn công ty.
Như
vậy xấp xỉ 400 tỷ đồng là tài sản mà đại gia đình Chủ tịch Quốc Cường
Gia Lai đang có trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ vợ và con của
Cường Đô la. Người mẫu Hồ Ngọc Hà và con trai Nguyễn Quốc Hưng không có
cổ phần nào tại Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Chuyện tình yêu của
Cường Đô la và Hồ Ngọc Hà luôn bị dư luận đồn đoán vì tiền bạc và vị
thế. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại việc không hề sở hữu số tài sản
nào trong công ty chồng đã chứng minh rõ ràng cho tình yêu không vật
chất suốt 7 năm của nữ ca sĩ xinh đẹp Hà Hồ.
Thời gian vừa qua,
Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nhiều lần gặp khó khăn. Theo đó, giữa năm
2013, QCG bất ngờ “nổi tiếng” vì sự kiện xảy ra cách đây gần 3 năm. Do
vi phạm hợp đồng, chậm trễ trong việc giao nhà, QCG bị buộc phải bồi
thường hàng trăm triệu đồng cho khách hàng. Bản án sơ thẩm xét xử từ
10/2011 bị tuyên hủy bỏ toàn bộ, điều tra và xét xử lại từ đầu, do có
yêu cầu đưa đơn vị thứ cấp vào tố tụng . Chưa hết rắc rối, trụ sở tòa án
nhân dân TP. HCM bị sập do vụ đào hầm của QCG cũng gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến công ty. Nợ ngắn hạn của QCG lên đến hơn 2.695 tỷ đồng, tăng
thêm hơn 800 tỷ đồng so với đầu năm.
Riêng Cường đô-la chỉ sở hữu
0,87% cổ phiếu. Thay vì thu nhập tiền đô, trên báo Đất Việt nhận định:
Với mức lãi 5,7 tỷ đồng trong 2 quý đầu năm 2013 của doanh nghiệp, giả
sử Cường có được chia lợi nhuận, mỗi tháng cũng chỉ được khoảng 3,9
triệu đồng. Cộng với mức lương 3,5 triệu, thu nhập nhìn thấy của thiếu
gia này vẫn thuộc diện "nghèo", chưa phải đóng thuế.
Thay vì than
phiền, Hà Hồ thẳng thắn chia sẻ với báo chí: "Tôi hiểu rõ khó khăn của
anh Cường hơn ai hết. Cuộc sống này mà thay lòng đổi mặt như lật bàn tay
thì hậu vận sẽ không tốt chút nào. Những lúc khó khăn và gắn bó với
nhau thì còn ý nghĩa hơn nhiều. Có thể vì tôi sống có trước có sau, biết
suy nghĩ nhiều nên cuộc sống ban tặng cho tôi nhiều thứ mà không phải
ai muốn cũng được”.
2013 là năm vất vả của Hà Hồ khi cô phải liên
tục chạy show kiếm tiền. Tất cả điều này Hà Hồ đang chứng minh cô sẵn
sàng hi sinh mọi thứ, không màng danh phận, tài sản giúp Cường Đô la
vượt qua giai đoạn khó khăn này.
(Theo ĐSPL)
************************
Biến đổi khí hậu: Tuyết tan tại Sochi
Hơn
100 vận động viên tham gia Thế vận hội mùa đông đã đồng loạt ký vào một
lá thư kiến nghị yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách ngăn chặn
những biến đổi khí hậu, nguyên nhân chính gây nên tình trạng ‘lình bình’
do tuyết tan tại Sochi, nơi đang diễn ra Thế vận hội. Được biết chiến
dịch này do các vận động viên Hoa Kỳ khởi xướng. Xem thêm: Valentine - Ngày kỳ lạ ở Sochi
Cali Today News - Vận động viên trượt tuyết của Hoa Kỳ, Andrew Newell,
30 tuổi nói: “Mùa đông mà tôi từng trải qua khi còn là một đứa trẻ đã
không còn nữa. Những mùa đông bây giờ khác trước nhiều quá, nhất là vùng
gần nơi tôi sống ở Vermont.”
Ít nhất 105 vận động viên từ 10 quốc gia trên khắp thế giới đã ký vào lá thư kiên nghị này, trong đó có 85 người đến từ Hoa Kỳ.
Nội
dung của lá thư yêu cầu các quốc gia giảm thiểu lượng khí thải, ủng hộ
những ‘năng lượng sạch’và chuẩn bị cho một diễn đàn toàn cầu về biến đổi
khí hậu sẽ diễn ra tại Paris trong năm tới.
Có lẽ đây là kỳ Thế
vận hội đầu tiên mà hầu như tất cả các vận động viên đều hợp sức lại
với nhau vì những vấn đề của biến đổi khí hậu. Mỗi người trong số họ đều
có những câu chuyện riêng về sự ảnh hưởng hiện tượng khí hậu ấm dần lên
đối với bản thân họ.
Tuyết tan làm cho nhiều con đường bị ngập. Photo Courtesy:USA Today
Alex
Deibold, 27 tuổi, vận động viên trượt ván người Mỹ bày tỏ ý kiến:
“Những cuộc huấn luyện mùa thu mà tôi từng tham gia khi còn là học sinh
của trường Stratton Mountain School, ở Stratton, Vermont, đã không còn
phù hợp với hiện giờ nữa. Khi mà lượng tuyết thì bị thiếu còn nhiệt độ
thì ấm hơn. Tôi muốn các con của tôi và những con cháu của chúng sau này
có thể thưởng thức những hoạt động ngoài trời giống như tôi đã từng.”
Giám
đốc điều hành của POW (Bảo vệ mùa đông của chúng ta – Protect our
winters), một nhóm các nhà hoạt động cùng phối hợp với các vận động viên
trong chiến dịch này đưa ra nhận định: “Trường hợp của Vancouver là một
lời kêu gọi cảnh tỉnh chúng ta về tình trạng của khí hậu hiện nay.”
Theo ông, trong kỳ Thế vận hội năm 2010, hiện tượng nhiệt độ tăng cao đã
gây ra việc thiếu tuyết, ban tổ chức buộc phải cho xe tải chở thêm hàng
tấn tuyết từ những nơi gần đó đến những địa điểm thi đấu.
Tại
Sochi, nơi mà nhiệt độ đã tăng vọt lên đến gần 60 độ trong mùa đông, đã
dẫn đến việc thiếu hụt lượng tuyết cần thiết cho một số môn thể thao mùa
đông. Một số buổi luyện tập của các vận động viên các môn trượt tuyết
cũng đã bị hủy bỏ vì địa hình không đáp ứng đủ lượng tuyết.
Một
vận động viên người Mỹ khác lên tiếng: “Tôi đã có cơ hội để đi đến nhiều
nơi trên thế giới, tôi đuổi theo mùa đông trong suốt 13 năm qua. Tôi đã
chứng kiến sự biến đổi của mùa đông ở nhiều nơi trên thế giới, tại
Aspen, Colorado, nơi mà tôi lớn lên đã từng có những ngày tuyết lở rất
nguy hiểm. Vào những ngày đó chúng tôi không thể đến trường và phải ở
nhà. Thế nhưng những ngày như thế không còn nữa. Những ngày tuyết lở gây
nguy hiểm đã ra đi mãi mãi rồi.”
Theo các chuyên gia về khí
hậu, nhiệt độ ấm dần lên đã làm giảm lượng tuyết của mỗi mùa đông, làm
cho mùa trượt tuyết ngắn lại. Những khi nghỉ mát trượt tuyết và những cơ
sở đào tạo trượt tuyết vì thế mà cũng mất dần lợi nhuận và công việc.
Chỉ
có 11 trong số 19 thành phố từng tổ chức Thế vận hội mùa đông trước đây
có nhiệt độ thấp đủ tiêu chuẩn để tiếp tục tổ chức Thế vận hội cho đến
giữa thế kỷ. Và con số này sẽ chỉ còn lại có sáu cho đến năm 2100, nếu
những dự đoán là đúng.
Trong một nghiên cứu vào tháng trước của
Đại học Canada Waterloo và trung tâm Management Center Innsbruck của Úc
thì những thành phố sẽ không còn thích hợp để tổ chức Thế vận hội mùa
đông trong vài thập kỷ tới gồm có Vancouver, Sochi, Squaw Valley của Hoa
Kỳ và Garmisch – Partenkirchen của Đức. Cũng trong nghiên cứu này, kết
quả cho thấy nhiệt độ ban ngày trung bình của tháng Hai tại những địa
điểm tổ chức Thế vận hội trong những năm vừa qua đã có sự gia tăng: từ
33 độ F trong những năm 1920 – 1959 lên đến 38 độ F những năm 1960 –
1999 và 46 độ vào những năm 2000.
Liệu trong vài thập kỷ nữa, chúng ta có còn những Thế vận hội mùa đông nữa hay không?
- Thủ tiêu nữ chủ nợ xuống cống, Tên trộm ranh mãnh loại camera giám
sát, Người hùng ngăn cướp thoát chết vì súng không nổ,... là những clip
"nóng" nhất tuần qua.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .