Qua đường ống cung cấp sữa, nước và không khí, các công nhân bị chôn vùi trong hầm thông báo nước vẫn đến ngang lưng, sức khỏe nhiều người đang yếu dần
***********************
500 người cứu hộ 12 nạn nhân bị mắc kẹt
Hiện lực lượng cứu hộ, công binh, công an, y
tế, hậu cần… được điều động đến hiện trường lên đến 500 người để cứu hộ
các nạn nhân bị mắc kẹt. Sức khỏe 12 công nhân vẫn đảm bảo.
17h30,
phóng viên tại hiện trường cho biết mũi khoan trên đỉnh đồi với mục đích
tiếp tế quần áo, thức ăn, đưa bóng điện xuống cho các công nhân đã phải
dừng lại. Khi xuống đến hơn 40 m thì mũi khoan bị gãy vì trúng đá.
Lực
lượng chức năng phải tìm nơi khác để khoan lại từ đầu. "Như vậy công
sức từ hôm qua đến nay của anh em đổ sông đổ biển", một thành viên trong
đội cứu hộ nói.
|
Máy quay 3D quay vẽ sơ đồ hầm. Ảnh: Trường Nguyên. |
16h30, ông
Nguyễn Văn Yên - Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng - cho biết lực lượng cứu
hộ, công binh, công an, quân đội, y tế, hậu cần… được điều động đến hiện
trường lên đến 500 người.
Hiện phương án đang
được triển khai là đào 2 nhánh hầm phụ song song hầm chính theo hình
vòng cung để tiếp cận các nạn nhân. Bên cạnh đó, đường hầm từ đỉnh núi
vẫn đang được khoan xuống. Nếu thành công, nhánh hầm này sẽ được mở rộng
thành con đường giải cứu các công nhân theo hướng thẳng đứng.
Công tác cứu hộ tại hiện trường vẫn tiếp tục thực hiện 24/24 theo hình thức thay ca liên tục giữa các nhóm cứu hộ.
16h, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tại hiện trường cho biết đã đưa được 1 đèn điện vào bên trong hầm nơi 12 nạn nhân đang mắc kẹt.
Trong
khi đó, theo công ty Anthi Việt Nam sẽ soi 20 điểm của quả đồi. Sáng
mai, đơn vị này sẽ đưa ra mô hình 3D của quả đồi về địa chất, vị trí
đường hầm, vị trí những mũi khoan để công tác cứu hộ hiệu quả hơn.
|
Tốc độ đào ngách phụ rất nhanh, nhưng hiện đã trúng đá. Ảnh: Khải Hoàng. |
15h, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực
tiếp vào trong hầm thị sát hiện trường. Tại đây ông Hải đã nói chuyện
với các nạn nhân đang mắc kẹt trong hầm qua ống nối vào bên trong. Các
nạn nhân cho biết họ vẫn nhận được thức ăn đầy đủ, tình hình sức khỏe
đảm bảo, nhưng bên trong rất lạnh.
Sau đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các đơn vị cứu hộ phải tìm cách đưa được các nạn nhân ra ngoài càng nhanh càng tốt.
14h30,
ống khoan số 2 để rút nước (đường kính 7 cm) đã thông vào bên trong khu
vực có người bị nạn. Như vậy công suất rút nước sẽ được nhân lên nhiều
lần, mực nước sẽ hạ xuống. Sau đó, đội cứu hộ sẽ đưa bóng đèn điện vào
bên trong theo đường ống này.
|
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến hiện trường. Ảnh: Khải Hoàng. |
13h45, theo phóng viên Khải Hoàng, Phó thủ
tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có mặt tại hiện trường. Sau hơn nửa
giờ nghe các lực lượng báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng đã đi vào đường
hầm thủy điện Đạ Dâng kiểm tra công tác cứu hộ.
13h30, thông
tin từ đội đào hầm phụ cho biết đang đào thì trúng đá lớn. Phương án
được tính đến là cho nổ mìn phá đá. Tuy nhiên các chuyên gia đang nghiên
cứu phương án này thật kỹ.
13h, các chuyên gia y
tế rất lo ngại cho sức khỏe của các nạn nhân đang xấu đi vì ở trong môi
trường ẩm thấp, lạnh, thiếu không khí quá lâu. Sở Y tế Lâm Đồng đang
đưa dung dịch có dinh dưỡng cao vào cho các công nhân.
|
Sơ đồ nơi các công nhân gặp nạn. Ảnh: VTV |
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời chuyên gia Nguyễn Thế
Phùng - thành viên Hội đồng nghiệm thu quốc gia về công trình ngầm, đang
có mặt ở hiện trường cứu nạn - cho biết việc đào đường cứu nạn là
phương án cổ điển nhưng chắc chắn nhất.
“Phương pháp này chậm
nhưng chắc chắn nhất. Tôi cho rằng phải tính đến phương án chăm sóc, cho
ăn uống, đảm bảo sự sống cho 12 nạn nhân bị kẹt kéo dài hàng tuần, chứ
không nên vội vã đưa họ ra bằng mọi giá vì nếu nóng vội có thể dẫn đến
những hậu quả khác khó lường”, ông Phùng cho hay.
Được đặt vấn đề
để các nạn nhân lâu trong điều kiện nguy hiểm là có thể trần hầm bị ngấm
nước và đổ sập, ông Phùng nói rằng trần mái hầm trong đó đã được xử lý,
gia cố nên không lo sập.
|
Đường hầm phụ đang được đào. Ảnh: Khải Hoàng. |
12h30,
hàng chục nhân viên cứu hộ đang tích cực đào một đường hầm phụ bên hông
hầm chính đến nơi các công nhân đang mắc kẹt. Vừa đào hầm, vừa gia cố
công trình hầm phụ này. Hàng trăm bao đất đá được xe cơ giới vận chuyển.
11h30,
từ hiện trường, phóng viên Trường Nguyên dẫn lời nhà chức trách cho
biết hiện 12 công nhân trong hầm phải đứng trên máy nén bê tông để trách
nước ngập. Mỗi khi có thức ăn và nhu yếu phẩm từ ống dẫn trên đỉnh đồi
đưa xuống thì họ phải bơi đến để lấy.
11h20,
hiện lực lượng cứu hộ đang triển khai đồng thời 3 hướng khoan. Hướng ở
cửa hầm chính đang được tập trung thực hiện để nhanh chóng tiếp cận các
công nhân.
Mũi thứ 2 ở cửa hầm hạ lưu đã khoan sâu được 36 m,
nhưng máy khoan đang gặp sự cố hỏng hóc, phải thay động cơ. Một kỹ sư
trực tiếp vận hành máy cho biết theo hướng cửa hầm này, khoảng cách giữa
các công nhân và đội khoan khoảng 60 m. Lúc 10h, mũi khoan đã vào sâu
35 m. Tuy nhiên, hướng này có nhiều vách đá cứng, nước từ bên trong liên
tục chảy ra ngoài khiến máy dễ gặp sự cố.
Mũi khoan thứ 3 từ trên
đỉnh núi xuống trực tiếp nơi các công nhân bị kẹt để cung cấp thực
phẩm, thuốc men, đường và không khí. Tuy nhiên mũi này cũng gặp nhiều
tầng đá cứng.
11h,
phóng viên tại hiện trường dẫn lời nhà chức trách thông tin phương án
bắn súng nước để cắt đất ở miệng hầm hạ lưu đã được đưa ra. Tuy nhiên,
theo các chuyên gia, phương án này cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm vì nền
đất không ổn định.
Về sức khỏe các công nhân, tổ y tế cho biết có
nhiều người hạ thân nhiệt, tụt canxi. Họ đã được tiếp tế sữa nhiều canxi
nên sức khỏe đã tạm ổn.
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công
an tỉnh Lâm Đồng - cho biết chưa thể nói trước thời điểm tiếp cận được
nạn nhân. Nhưng các đơn vị cứu hộ đang cố gắng đến ngày 19/12 có thể đưa
các công nhân ra ngoài. Một thông tin vui mà ông Sơn cung cấp là nước
trong hầm đã giảm hơn so với hôm qua, chỉ còn 30 - 40cm.
|
Các nhân viên y tế luôn túc trực tại hiện trường. Ảnh: Khải Hoàng. |
10h30, đoàn chuyên gia y tế của TP.HCM gồm 3
thành viên đã đến hiện trường phối hợp các nhân viên y tế sở tại tiếp
tế thức ăn, thuốc cho các nạn nhân và chuẩn bị phương án cấp cứu khi các
công nhân ra ngoài.
Tuổi Trẻ dẫn lời bác sĩ Phan Quốc
Bảo (bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho biết những người bị kẹt
trong hầm thường gặp vấn đề như hạ thân nhiệt, thiếu nước, thiếu dinh
dưỡng, thiếu dưỡng khí.
Giới hạn chịu đựng phụ thuộc về điều kiện
thể chất và tinh thần của mỗi người. “Trong trường hợp bị nạn thì nên
tránh vận động và xúc động quá vì hầm vốn đã thiếu dưỡng khí”, bác sĩ
Bảo nói.
10h, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ
xây dựng - cho biết hiện tại mỗi ngày nước từ trong hầm chảy ra ngoài
khoảng 90 m3, được xem là cân bằng với lượng nước thấm vào. Đến thời
điểm này, mực nước trong hầm không còn dâng lên cao nữa.
Hiện tại 3 ống dẫn vào hầm, trong đó 2 ống hút nước, 1 ống đưa thức ăn.
|
Sơ đồ các phương án giải cứu. Ảnh Tuổi trẻ. |
9h50, trao đổi với phóng viên, ông Hoàng
Công Thạo - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC tỉnh Lâm Đồng, chỉ huy trưởng lực
lượng cứu hộ - cho biết để tiếp cận được các nạn nhân thì phải đào 30
mét hầm. Nhưng qua nhiều ngày cứu hộ, hiện nay mới chỉ đào được 2 m vì
đất cứng và gặp đá.
Do đó, thay vì dùng cuốc, xuổng, nhà chức trách chuẩn bị đưa máy đào
khí nén vào hiện trường. Với tốc độ thi công của máy thì chậm nhất là
đêm nay sẽ tiếp cận được khu vực nận nhân bị mắc kẹt.
9h30, các lực lượng chức năng gồm cứu hộ tỉnh Lâm
Đồng, Công binh, công an, cơ động cùng lực lượng chi viện từ TP.HCM đã
họp bàn phân chia công tác cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt. Lực lượng đã
chia ca ứng trực thay phiên nhau suốt 24/24.
Phương án chính được thực hiện là đào trực tiếp đường hầm đến nơi các
công nhân đang mắc kẹt, chuyển từ cách đào thủ công như dùng cuốc, xẻng
qua đào bằng nén khí.
Mỗi tốp thi công khoảng 4 người đào liên tục 2 giờ/ca. Hiện số người
tham gia công tác cứu hộ tại hiện trường lên đến 300 người. Máy móc tại
hiện trường vẫn hoạt động liên tục hết công suất.
Theo ông Nguyễn Thế Phùng - Đại học Xây dựng Hà Nội, chuyên gia về
các công trình ngầm - phương án tối ưu nhất vẫn là đào hố chống thông.
Việc cứu nạn các công nhân cần phải kiên trì, không nên vội vàng dễ gây
thêm sự cố bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng những người bị kẹt trong
hầm.
9h30, thông qua ống dẫn, các công nhân bị mắc kẹt
thông báo nước trong hầm đến ngang lưng, họ rất lạnh. Sức khỏe một số
người đang yếu dần.
Ngày hôm qua, có một nạn nhân bị khó thở. Người này có tiền sử hen
suyễn nhưng đơn vị cứu hộ không để đưa thuốc vào bên trong. Nhưng đến
tối, khi mũi khoan dẫn không khí vào bên trong được thông suốt thì sức
khỏe người này đã tạm ổn.
9h, lực lượng PCCC của TP.HCM dưới sự chỉ huy của
thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM - đã
họp với cá đơn vị tại hiện trường để bàn cách giải cứu các nạn nhân.
Trong sáng nay, sữa, nước và thuốc đã được tiếp tế cho các công nhân
qua đường ống. Theo thông tin từ các nạn nhân, nước trong hầm vẫn còn
cao, sức khỏe họ bình thường, nhưng không khí bên trong rất lạnh.
Theo nhà chức trách, khoảng 48 giờ nữa mới có thể đưa được các nạn
nhân ra ngoài. Việc quan trọng nhất hiện nay là tìm cách tiếp cận và bảo
đảo sự sống cho những người bị mắc kẹt.
|
Lực lượng cứu hộ làm việc luôn đêm để cứu 12 nạn nhân. Ảnh: Khải Hoàng. |
7h, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Phó chủ tịch UBND huyện Lạc
Dương (Lâm Đồng) - cho biết vào lúc 4h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã
triển khai mở thêm đường hầm mới song song với đường hầm đã bị sụp để
tiếp cận các nạn nhân.
Hiện mũi khoan thứ 3 từ trên đỉnh đồi để thông hơi cho người bị nạn
đã bị ngưng trệ, do gặp đất càng cứng và đá. Trong khi đó mũi khoan thứ 2
thực hiện từ chiều hôm qua đã không đạt được mục đích rút nước vì lượng
nước chảy ra rất thấp.
6h ngày 18/12 (ngày thứ 3 cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy
điện Đạ Dâng, Lâm Đồng), hơn 20 chiến sĩ của Bộ tư lệnh Công binh đã
được chi viện vào hiện trường.
Bên cạnh việc đào đường hầm mới, lực lượng cứu hộ còn mở thêm nhiều
mũi khoan ở cửa hầm chính, cửa phụ và trên đỉnh đồi để thoát nước ra
ngoài.
Trong đó, mũi khoan đường hầm phụ đã khoan được 40 m, mũi trên đỉnh
đồi được 27 m, còn tại đường hầm chính hiện có 3 mũi khoan đã được thông
trước đó để dẫn không khí vào trong, đồng thời đưa nước ra ngoài để đảm
bảo an toàn cho các nạn nhân.
Trường Nguyên - Khải Hoàng
*********************
Bí mật về trùm ma túy từng giàu bậc nhất hành tinh
Trùm ma túy khét tiếng El Chapo từng là một
trong những người giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes. Y có thể
thay đổi quyết định ngay lập tức nếu mẹ muốn.
|
El Chapo bị bắt hồi tháng 2 tại thành phố Mexico. Ảnh: Reuters
|
Joaquín Guzmán Loera, hay còn gọi là El Chapo, bị bắt hồi
tháng 2 năm nay. Y sinh năm 1954 hoặc 1957, từng đứng đầu băng đảng
Sinaloa khét tiếng ở Mexico. El Chapo được tạp chí danh tiếng Forbes
bình chọn là một trong những nhân vật giàu nhất thế giới 3 năm liền, từ
2009 đến 2012. Năm 2013, y bị loại khỏi danh sách do số tiền của y
không được xác minh. Forbes cũng đặt cho El Chapo biệt danh "ông trùm ma túy lớn nhất mọi thời đại".
Tổ
chức của y vận chuyển một phần tư tổng lượng ma túy trái phép sang Mỹ.
Người ta còn gọi y là "Osama bin Laden trong thế giới ma túy". El Chapo
điều hành ít nhất 62 hầm ở biên giới Mỹ - Mexico phục vụ việc vận chuyển
và chứa chất cấm.
Chapo từng ở tù từ năm 1993 đến 2001 trước khi
tẩu thoát. Khi ở tù, y biến nơi giam giữ thành khách sạn 5 sao bằng cách
mua chuộc cai ngục với khoản tiền lớn. Khi đã qua mặt được nhân viên an
ninh, y ngang nhiên mang cocaine, phụ nữ vào tù.
El Chapo từng
vượt ngục và thoát khỏi nhà tù được bố trí an ninh chặt chẽ tại Mexico.
Người ta vẫn truyền tai nhau câu chuyện y vượt ngục bằng cách giấu mình
trong xe chở quần áo ra khỏi nhà tù. Kế hoạch phức tạp, bài bản có sự
tham gia của 78 người mà y mua chuộc với mức tiền mà hắn chi là 2,5
triệu USD.
Thay đổi quyết định ngay lập tức nếu mẹ muốn
Theo IBtimes,
trùm ma túy sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo, cách xa thành
phố. Y chỉ học hết lớp 3 và bắt đầu "nối nghiệp cha", bán ma túy ngay từ
khi còn nhỏ. Khi 15 tuổi, Chapo bắt đầu tự "hành nghề" và kiếm được rất
nhiều tiền để cung ứng cho cả gia đình. Y từng xây cho mẹ một ngôi nhà
khang trang tại quê nhà. Mặc dù lăn lộn khắp thế giới, vào sinh ra tử
trong tù nhưng tên trùm xã hội đen rất yêu và ngưỡng mộ mẹ. Bà "là người
duy nhất có thể thay đổi quyết định của y chỉ bằng một câu nói".
Bà
Loere, người mẹ già 85 tuổi của tên trùm, cố gắng tránh xa truyền thông
trong nhiều năm nay. Lần gần nhất, bà đồng ý trả lời phỏng vấn cách đây
9 năm, sau nhiều giờ phóng viên thuyết phục. Cuộc trò chuyện về trùm ma
túy khét tiếng thế giới chỉ kéo dài 6 phút. Bà nói với nhà báo của Univision News: "Tôi muốn bảo nó hãy tìm đến Chúa trước khi mọi thứ quá muộn vì chỉ có Chúa mới bảo vệ và giúp nó giải quyết vấn đề".
Bà
Loera không nói về những ngày tự do của con hay chuyện con phạm tội
giết người, buôn ma túy mà bà trò chuyện với tư cách "một người mẹ" của
Archivaldo, tên mà bà vẫn gọi con. "Chúng tôi nuôi con cho đến khi chúng
trưởng thành. Đến khi chúng không còn phụ thuộc vào tôi, chúng sẽ làm
cách tốt nhất để kiếm sống. Dù chúng làm điều tốt hay xấu, tôi vẫn là mẹ
và chúng vẫn là con", người mẹ già gần đất xa trời của tên trùm ma túy
chia sẻ.
|
Trùm ma túy Mexico mua vươn tầm hoạt động tới Mỹ. Ảnh: Newsweek
|
Trùm xã hội đen có ít nhất 4 vợ và 10 người con. Hầu hết các thành viên
trong nhà y đều buôn bán chất cấm. Vậy nên, nhiều người trong gia đình
trùm ma túy chết thảm. Anh trai của y, Arturo, bị tiêu diệt trong nhà
giam, con trai của y, Edgar bị ám sát. Người ta phát hiện bạn gái của
trùm xã hội đen, cô Zulema Hernandez, bị bóp cổ đến chết trong ôtô.
Từng hào phóng mời tất cả khách trong nhà hàng ăn tối
Một lần, kẻ được mệnh danh là Osama bin Laden trong thế giới ngầm hào
phóng trả tiền cho tất cả các khách ăn tối tại nhà hàng Las Palmas ở
Colonia Las Quintas, Mexico.
Vệ sĩ của hắn bước vào nhà hàng và
nói to: "Các quý ông quý bà, xin cho tôi một chút thời gian. Người đàn
ông đang tiến vào nhà hàng là ông chủ của tôi. Mọi người ngồi nguyên vị
trí. Cửa sẽ đóng và không ai được phép rời khỏi đây. Mọi người cũng
không được dùng điện thoại. Đừng lo, nếu mọi người làm đúng theo
yêu cầu của chúng tôi, sẽ không điều gì xảy ra. Cứ tiếp tục ăn và không
cần thanh toán. Ông chủ của chúng tôi sẽ thanh toán. Cảm ơn mọi người".
Sau
đó, trùm ma túy bước vào nhà hàng cùng 15 vệ sĩ. Y chào khách rồi bước
vào phòng ăn, thưởng thức thịt bò và hải sản trong vòng 2 giờ. Tiếp đó, y
thanh toán cho tất cả mọi người trong nhà hàng như đã hứa.
Đỗ Quyên
*********************
Sức khỏe 12 công nhân bị chôn vùi đang yếu dần
Qua đường ống cung cấp sữa, nước và không khí,
các công nhân bị chôn vùi trong hầm thông báo nước vẫn đến ngang lưng,
sức khỏe nhiều người đang yếu dần.
9h50, trao
đổi với phóng viên, ông Hoàng Công Thạo - trưởng phòng cảnh sát PCCC
tỉnh Lâm Đồng, chỉ huy trưởng lực lượng cứu hộ - cho biết để tiếp cận
được các nạn nhân thì phải đào 30 mét hầm. Nhưng qua nhiều ngày cứu hộ,
hiện nay mới chỉ đào được 2 m vì đất cứng và gặp đá.
Do đó, thay
vì dùng cuốc, xuổng, nhà chức trách chuẩn bị đưa máy đào khí nén vào
hiện trường. Với tốc độ thi công của máy thì chậm nhất là đêm nay sẽ
tiếp cận được khu vực nận nhân bị mắc kẹt.
|
Họp bàn phương án giải cứu nạn nhân. Ảnh Trường Nguyên.
|
9h30, các lực lượng chức năng gồm cứu hộ
tỉnh Lâm Đồng, Công binh, công an, cơ động cùng lực lượng chi viện từ
TP.HCM đã họp bàn phân chia công tác cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt. Lực
lượng đã chia ca ứng trực thay phiên nhau suốt 24/24.
Phương án
chính được thực hiện là đào trực tiếp đường hầm đến nơi các công nhân
đang mắc kẹt, chuyển từ cách đào thủ công như dùng cuốc, xẻng qua đào
bằng nén khí.
Mỗi tốp thi công khoảng 4 người đào liên tục 2
giờ/ca. Hiện số người tham gia công tác cứu hộ tại hiện trường lên đến
300 người. Máy móc tại hiện trường vẫn hoạt động liên tục hết công suất.
Theo
ông Nguyễn Thế Phùng - Đại học Xây dựng Hà Nội, chuyên gia về các công
trình ngầm - phương án tối ưu nhất vẫn là đào hố chống thông. Việc cứu
nạn các công nhân cần phải kiên trì, không nên vội vàng dễ gây thêm sự
cố bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng những người bị kẹt trong hầm.
9h30,
thông qua ống dẫn, các công nhân bị mắc kẹt thông báo nước trong hầm
đến ngang lưng, họ rất lạnh. Sức khỏe một số người đang yếu dần.
Ngày
hôm qua, có một nạn nhân bị khó thở. Người này có tiền sử hen suyễn
nhưng đơn vị cứu hộ không để đưa thuốc vào bên trong. Nhưng đến tối, khi
mũi khoan dẫn không khí vào bên trong được thông suốt thì sức khỏe
người này đã tạm ổn.
|
Lực lượng chi viện của TP.HCM bàn cách tiếp cận hiện trường. Ảnh: Trường Nguyên. |
9h, lực lượng PCCC TP.HCM dưới sự chỉ huy
của Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM -
đã họp với cá đơn vị tại hiện trường để bàn cách giải cứu các nạn nhân.
Trong
sáng nay, sữa, nước và thuốc đã được tiếp tế cho các công nhân qua
đường ống. Theo thông tin từ các nạn nhân, nước trong hầm vẫn còn cao,
sức khỏe họ bình thường, nhưng không khí bên trong rất lạnh.
Theo
nhà chức trách, khoảng 48 giờ nữa mới có thể đưa được các nạn nhân ra
ngoài. Việc quan trọng nhất hiện nay là tìm cách tiếp cận và bảo đảo sự
sống cho những người bị mắc kẹt.
|
Lực lượng cứu hộ làm việc luôn đêm để cứu 12 nạn nhân. Ảnh: Khải Hoàng. |
7h, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Phó chủ tịch UBND
huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) - cho biết vào lúc 4h cùng ngày, lực lượng
cứu hộ đã triển khai mở thêm đường hầm mới song song với đường hầm đã bị
sụp để tiếp cận các nạn nhân.
Hiện mũi khoan thứ 3 từ trên đỉnh
đồi để thông hơi cho người bị nạn đã bị ngưng trệ, do gặp đất càng cứng
và đá. Trong khi đó mũi khoan thứ 2 thực hiện từ chiều hôm qua đã không
đạt được mục đích rút nước vì lượng nước chảy ra rất thấp.
6h ngày 18/12 (ngày
thứ 3 cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng, Lâm
Đồng), hơn 20 chiến sĩ của Bộ tư lệnh Công binh đã được chi viện vào
hiện trường.
Bên cạnh việc đào đường hầm mới, lực lượng cứu hộ còn
mở thêm nhiều mũi khoan ở cửa hầm chính, cửa phụ và trên đỉnh đồi để
thoát nước ra ngoài.
Trong đó, mũi khoan đường hầm phụ đã khoan
được 40 m, mũi trên đỉnh đồi được 27 m, còn tại đường hầm chính hiện có 3
mũi khoan đã được thông trước đó để dẫn không khí vào trong, đồng thời
đưa nước ra ngoài để đảm bảo an toàn cho các nạn nhân.
Trường Nguyên - Khải Hoàng
**********************
Rét âm 1 độ C, băng giá phủ trắng Fansipan
Tại độ cao 2.800 mét ở khu vực núi Fansipan
(Lào Cai), băng giá phủ dày đặc do nhiệt độ xuống âm 1 độ C. Ngày và đêm
18/12, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn.
|
Ở độ cao 2.800m, trên đường lên đỉnh Fansipan đã xuất hiện băng giá do nhiệt độ xuống quá thấp ngày 17/12. |
|
Ở độ cao này, nhiệt độ đo được là âm 1 độ C. Trong khi đó, ở Sa Pa, dải nhiệt dao động 2 - 5 độ C. |
|
Theo dự báo, nhiệt độ ngày và đêm 18/12 sẽ còn xuống thấp hơn. Ngay tại Sa Pa có thể xuất hiện băng giá. |
|
Những khóm trúc bị phủ trắng. |
|
Dọc tuyến đường ở độ cao 2.800 m lên Fansipan phủ đầy màu trắng. |
|
Đây là đợt rét đậm, rét hại nhất từ đầu năm ảnh hưởng trực tiếp đến Lào Cai.
|
Ông Lưu Minh Hải (Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Lào Cai) cho
biết, sáng 18/12 nhiệt độ tại Sa Pa xuống 1 độ C, nhiệt độ mặt đất là 0
độ C. Tại Bắc Hà (Lào Cai) nhiệt độ là 1,9 độ C. Đêm qua và sáng nay Sa
Pa đã có sương muối và băng phủ.
“Sau 10h sáng trời có nắng, băng sẽ tan dần. Tuy nhiên, dự báo đêm
nay thời tiết sẽ vẫn còn tình trạng sương muối và băng giá phủ tại các
vùng núi cao. Vì nhiệt độ sẽ giảm khoảng 0,5-1 độ so với ngày hôm qua”,
ông Hải nói.
Từ ngày mai 19/12, trời sẽ ấm dần. Tuy nhiên, đến ngày 21/12 một đợt
không khí lạnh mới sẽ tràn về. Băng giá và sương muối nguy cơ sẽ xuất
hiện tại khu vực này.
Lê Hiếu - Mạnh Thắng - Thiên Lam
***********************
Những vụ thảm sát tù nhân kinh hoàng trong trại giam
Điểm chung của các nhà tù, nơi các vụ thảm sát
xảy ra, là sức chứa quá tải, điều kiện sống khắc nghiệt và lực lượng an
ninh quá cứng rắn khi trấn áp tù nhân.
|
Cảnh sát Brazil trấn áp những phạm nhân nổi loạn tại nhà tù Carandiru năm 1992. Nhà tù đóng cửa vào năm 2002. Ảnh: The Times |
1. Vụ thảm sát ở nhà tù lớn nhất Nam Mỹ
Một trong những vụ thảm sát tù nhân chấn động nhất thế giới xảy ra ở nhà
tù Carandiru, Sao Paulo, Brazil vào năm 1992. Khi đó, Carandiru chính
là nhà tù lớn nhất ở Mỹ Latin, cũng là nơi giam giữ tù nhân đông nhất.
Dù sức chứa tối đa của nhà tù chỉ khoảng 3.500 người, số lượng tù nhân
có thời điểm đến 7.300 người.
Xung đột và bạo lực thường xuyên
xảy ra giữa những băng đảng trong trại giam. Ngày 2/10/1992, một tranh
chấp giữa hai băng đảng ma túy vốn là đối thủ đã bùng phát thành một
cuộc bạo động quy mô lớn. Tù nhân chiếm quyền kiểm soát nhà tù.
Nhà
chức trách tỏ rõ thái độ cứng rắn, không nhân nhượng, không đàm phán
với tù nhân. Quân đội ngay lập tức được điều động để ổn định tình hình.
Ba tiếng kể từ thời điểm bạo động xảy ra, hơn 300 cảnh sát nổ súng vào
các tù nhân, giết hơn 110 người tù và làm 35 người khác bị thương.
Sau này, cảnh sát bị chỉ trích vì đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết
chỉ để răn đe tù nhân. Đến năm 2014, hơn 70 cảnh sát tham gia chiến dịch
trấn áp đã nhận án tù.
2. Chiến binh Hồi giáo nổi loạn
Tháng 11/2001, lực lượng Liên minh phương Bắc (đã giải thể) ở
Afghanistan bắt được khoảng 1.000 chiến binh Hồi giáo cực đoan của
Taliban và al-Qaeda. Họ chuyển tù binh đến trại giam Qala-i-Jangi.
Ngày 25/11, hai quan chức Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đến nhà
tù để thẩm vấn các nghi phạm nhằm phục vụ cuộc điều tra vụ khủng bố
11/9. Trong cuộc thẩm vấn, một tù nhân vốn là chiến binh Taliban đã cướp
được khẩu súng của lính gác và giết chết một nhân viên CIA. Sau đó,
những người tù tràn lên tấn công đội bảo vệ và chiếm quyền kiểm soát nhà
tù.
|
Bia tưởng niệm nhân viên CIA Mike Spann thiệt mạng trong cuộc nổi dậy của tù nhân ở nhà tù Qala-i-Jangi, Afghanistan. Ảnh: Wikipedia |
Đội đặc nhiệm Anh và Mỹ nhanh chóng tới hỗ trợ trấn áp tù
binh. Sau hơn một tuần, họ đã bắn hạ nhiều phạm nhân và đoạt lại quyền
quản lý trại giam.
Tuy nhiên, hơn 100 tù nhân ngoan cố trú ẩn trong một căn hầm và kiên
quyết không đầu hàng. Quân đội sử dụng mọi biện pháp để khuất phục tù
nhân, như đổ xăng xuống hầm và châm lửa, hoặc dẫn nước vào bên trong.
Cuối cùng, vì không muốn rơi vào cảnh chết đuối nên nhóm tù nhân đã chịu
thua cuộc. Kết thúc chiến dịch, chỉ 86 người trong khoảng 1.000 tù nhân
còn sống sau cuộc nổi loạn.
3. Tù nhân bạo động vì những hiểu nhầm
Vụ bạo động ở Trung tâm phục hồi nhân phẩm tại New York xảy ra tháng
9/1971. Vốn là một trong những nhà giam quá tải ở Mỹ nên căng thẳng hay
đụng độ giữa các tù nhân là chuyện không hiếm. Tuy nhiên, nguyên nhân
dẫn đến cuộc bạo động của tù nhân xuất phát từ hàng loạt hiểu lầm.
|
Hàng loạt hiểu nhầm về kỳ thị chủng tộc gây ra cuộc bạo động ở nhà tù tại New York. Ảnh: Huffington Post |
Vào ngày 8/9, một nhân viên an ninh nhà tù nhầm tưởng rằng
hai người tù đang đánh nhau nên đã chuyển họ đến nơi biệt giam. Sau đó,
những tin đồn lan truyền khắp nhà tù rằng hai người tù trên bị tra tấn
dã man. Sáng hôm sau, khoảng 1.000 tù nhân nổi loạn và chiếm một khu vực
lớn trong nhà tù, đập phá đồ đạc, bắt 42 nhân viên nhà tù làm con tin.
Phần lớn những phạm nhân tham gia bạo động là người da màu và các nhóm
sắc tộc thiểu số. Họ bị kích động vì cho rằng sự tàn bạo của đội an ninh
là do kỳ thị chủng tộc. Cuộc bạo loạn diễn ra gần một tuần, các tù binh
đòi chính quyền cam kết cải thiện điều kiện sống trong nhà giam.
Ngày 13/9, thống đốc bang New York khi đó là Nelson Rockefeller điều
động cảnh sát tiểu bang chiếm lại nhà tù. Kết thúc cuộc đụng độ, 29 tù
nhân và 10 con tin thiệt mạng. Một trận chiến pháp lý dai dẳng diễn ra
ngay sau đó. Gia đình của những nạn nhân thắng kiện và nhận được khoản
đền bù tài chính đáng kể vì hàng loạt vi phạm nhân quyền của lực lượng
an ninh trong quá trình chiếm lại Attica.
4. Bạo động ở nhà tù an ninh nhất
Nhà tù ở thủ phủ Santa Fe, bang New Mexico, là một trong những trại giam
có hệ thống an ninh nghiêm ngặt nhất nước Mỹ. Đây cũng là nơi xảy ra vụ
tù nhân nổi loạn chấn động cả nước.
Rạng sáng ngày 2/2/1980, hai tù nhân ở một phòng giam trong khu E-2 tấn
công một nhân viên an ninh. Vài phút sau, những người tù tiếp tục khống
chế nhiều bảo vệ khác, đoạt lấy chìa khóa và mở cửa các buồng giam để
huy động thêm lực lượng. Toàn khu E-2 nhanh chóng rơi vào tay tù nhân.
Họ thậm chí còn tràn vào cả trung tâm điều khiển, quản lý toàn bộ việc
đóng và mở cửa buồng giam, kho vũ khí.
|
Một khu trại giam trong nhà tù Santa Fe ở bang New Mexico. Ảnh: New York Times |
Đàm phán giữa tù nhân và chính quyền chỉ diễn ra sau 24 giờ,
vì các bên đều không có người đại diện phát ngôn thích hợp. Tù nhân đưa
ra 11 điều kiện, chủ yếu yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.
36 tiếng sau vụ bạo động, đội cảnh sát tiểu bang cùng cảnh vệ quốc gia
mang theo vũ khí hùng hậu tiến đến nhà tù để giành lại quyền kiểm soát
cơ sở này. Ít nhất 33 tù nhân thiệt mạng và hơn 200 người bị thương
trong cuộc đụng độ giữa hai phe.
Những báo cáo sau này nhận định cuộc bạo động là điều hoàn toàn lường
trước vì điều kiện sống tồi tệ của phạm nhân: nhà tù có sức chứa 900
người nhưng giam tới hơn 1.130 tù nhân, vệ sinh không đảm bảo, chất
lượng thức ăn kém, đặc biệt là quyết định kết thúc chương trình giáo dục
và các hoạt động giải trí cho tù nhân.
5. Cuộc chiến đẫm máu giữa hai băng đảng buôn ma túy
Vụ ẩu đã giữa hai băng đảng buôn ma túy vốn là đối thủ tại nhà tù
Apodaca vào ngày 19/2/2012 trở thành cuộc thảm sát đẫm máu nhất trong
trại giam ở Mexico. Kế hoạch xây dựng nhà tù Apodaca chỉ để giam 1.500
tù nhân, nhưng thực tế đã có 3.000 người bị giam tại đây vào thời điểm
xảy ra bạo động.
|
Cảnh sát ngăn cản cuộc biểu
tình của gia đình tù nhân thiệt mạng trong cuộc ẩu đả giữa hai băng nhóm
ở nhà tù tại Mexico năm 2012. Ảnh: AFP |
Người phát ngôn bang Nuevo Leon cho biết sự việc bắt đầu khi
tù nhân ở một khu trại giam mang theo dao và gạch, đá và vũ khí tự chế
tiến đến gây sự với nhóm tù nhân ở một khu khác. Đây được cho là cuộc
chiến giữa băng đảng Zetas và Gulf Cartel, đều là hai tổ chức tội phạm
chuyên buôn ma túy khét tiếng ở đông bắc Mexico.
Vụ bạo lực kết thúc, ít nhất 44 tù nhân được cho là thành viên của Gulf
Cartel thiệt mạng. Trong khi đó, khoảng 30 tù nhân là người của Los
Zetas lợi dụng tình hình hỗn loạn để chạy trốn khỏi nhà tù. Nhiều tên
đến nay vẫn chưa bị bắt lại.
Chính quyền đã mở cuộc điều tra hàng loạt lỗ hổng an ninh trong nhà tù,
như vì sao các cánh cửa buồng giam lại mở để tội phạm có thể tiến sang
gây sự ở một khu trại giam khác, hoặc vì sao tù nhân có thể bỏ trốn khỏi
nhà tù. Nhiều nhân viên nhà tù đã bị kết án vì hành vi đồng lõa với tội
phạm.
*************
Trình tự sướng đỉnh của đỉnh
Phương tiện đi chợ ngày mới, tự sướng đỉnh cao, hay kiểu trang điểm mới...
|
Tuổi trẻ tài cao.
|
|
Mốt mới, cưỡi lợn đi chợ.
|
|
Trang điểm kiểu mới.
|
|
Tự sướng đỉnh cao.
|
|
Phương pháp tránh lạnh hữu hiệu.
|
|
Uống nhờ nước.
|
|
Già rồi mà có võ à nha.
|
|
Ai bắt chước ai giỏi hơn?
|
|
Thánh lười.
|
|
Ngụy trang kiểu Úc.
|
|
Sự kết hợp hoàn hảo.
|
|
Lê tê phê.
|
|
Máy bán dép tự động chỉ có ở Australia.
|
|
Em sành điệu ra phố.
|
|
Hôm nay ăn gì nhỉ? |
Ốc Sên
********************
Dựng thuyền lớn từ gỗ thừa sau vườn nhà
6 năm trước, John Couzens và cậu con trai
26 tuổi - Dan (sống ở Anh) quyết định cùng nhau bắt tay vào một dự án ra
trò - dựng thuyền ngay sau sân nhà từ những tấm gỗ đầu thừa đuôi thẹo.
Hai cha con luôn có ước mơ một ngày nào đó sẽ sở hữu con tàu
của riêng mình. Tất nhiên bắt tay vào đóng tàu sẽ mất thời gian hơn là đơn giản
bỏ tiền ra mua, nhưng lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Để thực hiện được dự án này, hai cha con đã phải chuẩn bị
rất nhiều và lên nhiều kế hoạch. Ban đầu cả hai đều nghĩ, công việc chắc sẽ chỉ
kéo dài trong 2 đến 3 năm. Không ngờ họ mất nhiều thời gian hơn dự tính.
Khi con tàu hoàn thành, bố con nhà Couzens nhận ra rằng nó… quá
lớn, và việc di chuyển tàu ra khỏi sân sau nhà không hề đơn giản. Cuối cùng, họ
phải mất thêm kinh phí thuê cần cẩu loại lớn đưa tàu ra xe tải chở đến cảng.
Dự án của hai cha con gây ấn tượng mạnh ở Anh. Với khá nhiều
phòng ngủ, con tàu được gia chủ dự tính sẽ dùng để đi đánh cá và đi du lịch.
Huyền Anh
Theo Viralnova
*******************
Ăn trộm bị phát hiện, nuốt cả nhẫn đắt tiền vào bụng để trốn tội
Một kẻ tình nghi được cho là đã nuốt cả một
chiến nhẫn đính ngọc lục bảo có trị giá 9.000 bảng Anh trong một vụ
trộm và mắc kẹt trong hệ tiêu hóa, khiến cảnh sát phải vất vả theo dõi
những gì tên này thải ra để tìm lại chiếc nhẫn đắt tiền.
Rayhanur Choudhury, 22 tuổi, là kẻ tình nghi trong một vụ
trộm tại cửa hàng trang sức ở thị trấn Brighton (Anh). Sự việc diễn ra
từ ngày 16/11, khi 2 người đàn ông bước vào cửa hàng trang sức này, một
người thử những chiếc nhẫn đắt tiền, trong khi người còn lại làm phân
tâm nhân viên bán hàng.
Quản lý của cửa hàng
sau đó cho biết nhân viên bán hàng phát hiện ra một chiếc nhẫn đắt tiền
đã bị đánh tráo bởi một chiếc nhẫn giả. Khi sự việc bị phát hiện, có vẻ
như hai tên trộm đã quá hoảng loạn nên đã nuốt chiếc nhẫn vào bụng mình.
Cửa hàng nơi xảy ra vụ trộm và chiếc nhẫn tương tự chiếc đang bị mất tích
Khi
các nhân viên của cửa hàng xem lại băng ghi hình từ camera giám sát đã
phát hiện ra hành động nuốt chiếc nhẫn của một trong 2 tên trộm trước
khi cảnh sát đến hiện trường.
Thủ phạm sau đó
được xác định là Rayhanur Choudhury, 22 tuổi, sống tại thị trấn New
Heaven (hạt East Sussex, Anh). Một người đàn ông khác 25 tuổi sống tại
Brighton đã bị cảnh sát bắt giữ để điều tra nhưng được thả sau đó.
Đáng
chú ý, sau khi bị bắt giữ, kiểm tra bằng phim chụp X-quanh, cảnh sát
vẫn không thể phát hiện được sự hiện diện của chiếc nhẫn trong cơ thể
của Choudhury. Cảnh sát cho rằng chiếc nhẫn được làm bằng vàng trắng và
đính ngọc lục bảo đã bị mắc kẹt trong hệ tiêu hóa của tên trộm này và
phải chờ đến khi tên trộm thải nó ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Hiện tại Choudhury đang bị tạm giam giữ và không được phép bảo lãnh để tại ngoại, trước khi ra tòa vào ngày 17/12 này.
Từ
thời điểm bị giam giữ cho đến nay, các nhân viên của nhà tù vẫn phải
kiểm tra chất thải của tên trộm thải ra mỗi ngày để tìm xem chiếc nhẫn
đã được thải ra hay chưa. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tìm thấy chiếc
nhẫn có giá trị lên đến 9.000 Bảng Anh này.
“Phim
chụp X-quang không tìm thấy dấu hiệu chiếc nhẫn, do vậy chúng tôi phải
chờ đợi để chiếc nhẫn được tên trộm thải ra qua đường tiêu hóa”, một
nhân viên cảnh sát cho biết.
Về phần cửa hàng,
mặc dù rất thất vọng vì chiếc nhẫn đắt tiền bị nuốt bởi một tên trộm
nhưng vẫn hy vọng có thể phục hồi lại chiếc nhẫn này.
“Đó là một chiếc nhẫn đắt tiền và quý giá và không phải là một thứ mà bất kỳ ai muốn nuốt vào bụng”, quản lý cửa hàng cho biết.
T.Thủy
Theo
Telegraph**********************
Chó béo phì giảm cân ngoạn mục
Chú chó Obie vừa trở thành nguồn cảm hứng
mới nhất cho việc giảm cân để giữ dáng hình mảnh mai khi giảm thành công
đến 25.4kg và là trường hợp đầu tiên đưa ra quy trình giảm cân cho thú
cưng, vật nuôi.
Hai năm trước, Obie nặng 32 kg. Chú thậm chí phải đeo một chiếc yên đặc biệt để bảo vệ cái bụng phòi phèo ra hết cỡ.
Sau
nhiều tháng tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng, tập thể dục, cuối
cùng là phẫu thuật kéo căng da bụng để loại bỏ phần da thừa, đến nay
Obie đã đạt được cân nặng lý tưởng: 10 kg.
Cô Nora Vanatta (sống ở
Portland, Oregon) nhận nuôi Obie từ tháng 8 năm 2012 và ngay lập tức
đưa chú chó béo phì nay vào một chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn bao gồm
cả việc đi bộ đường dài và bơi lội. Vanatta cho hay cô đã rất háo hức
được bắt tay vào giúp Obie giảm cân và nhẹ cả người vì nỗ lực của họ đạt
được kết quả tốt.
Trước cô Nora Vanatta, Obie là vật nuôi của
một cặp vợ chồng già. Chủ cũ cho Obie ăn bất cứ thứ gì chú muốn và không
bắt tập thể dục vì Obie luôn yếu.
Obie của thời béo phì và Obie khi đã giảm cân thành công.
Rất nặng nề, yếu đuối
Chiếc yên đặc biệt mà Obie phải mang để bảo vệ cơ thể chính mình
Obie của ngày "Tự tin khoe dáng trước biển"
Huyền Anh
Theo
Express*********************
Bé trai bị bỏ rơi trên taxi chưa được mẹ ruột "nhận mặt" đón về
Sau 5 ngày được người thân bảo lãnh ra khỏi
trung tâm cai nghiện, chị Hồ Thị Thu Vân (22 tuổi, ngụ quận 4 – người
nhận là mẹ bé trai bị bỏ rơi trên taxi) vẫn chưa đến công an trình diện
và làm các thủ tục để xin nhận lại con.
Liên quan đến vụ bé trai bị bỏ rơi trên taxi vào rạng sáng 2/12 mà Dân trí đã đưa tin, thông tin mới nhất là cháu bé này sắp được bàn giao cho Trung tâm bảo trợ xã hội vì không có người thân đến nhận.
Cháu bé kháu khỉnh mặc dù có cha mẹ nhưng trở thành đứa trẻ vô thừa nhận
Hiện
các thủ tục pháp lý đã cơ bản hoàn tất và chỉ đợi quyết định từ Sở Lao
động -Thương binh và Xã hội là UBND phường 1, quận 8 sẽ bàn giao cháu bé
vào trung tâm. Dự kiến việc bàn giao cháu bé sẽ diễn ra trong một, hai
ngày tới.
Trước đó như Dân trí đã
đưa tin, lúc 23h 30’ ngày 1/12, anh Hồ Minh Thuận (38 tuổi, ngụ quận
11, tài xế taxi Vinasun) chở một người phụ nữ bế bé trai khoảng 2 tuổi
từ khu dân cư Trung Sơn (quận 8) đến hẻm 150 Tôn Đản (quận 4).
Sau đó cô này yêu
cầu anh Thuận chở về khu vực cầu Kênh Xáng (phường 1, quận 8) để mượn
tiền trả cước taxi. Khi đến trước 1 con hẻm, người phụ nữ nhờ anh Thuận
trông giúp bé trai để vào nhà người quen mượn tiền trả rồi đi luôn. Chờ
mãi không thấy người phụ nữ quay lại, anh Thuận chở bé trai đến Công an
phường 1, quận 8 để trình báo.
Sau khi báo chí
đăng tải thông tin, ngày 3/12, ông Mai Thanh Liêm (60 tuổi, ngụ quận Gò
Vấp) đã tới UBND phường 1, quận 8 và xưng là ông dượng của cháu bé để
xin nhận lại bé nhưng không được phường chấp nhận vì không có các giấy
tờ liên quan.
Đến ngày 11/12, một
người đàn ông tên Đinh Gia Thuấn (41 tuổi, ngụ quận 4) cũng tự nhận là
bố của cháu bé, đến liên hệ với UBND phường để xin nhận lại cháu. Tuy
nhiên trường hợp của anh Thuấn cũng như ông Liêm.
Lúc này anh Thuấn
đã liên hệ với cơ quan chức năng xin bảo lãnh vợ của mình là chị Hồ Thị
Thu Vân (mẹ cháu bé) ra khỏi trung tâm cai nghiện. Anh Thuấn thông tin
với báo chí là sau khi làm hồ sơ bảo lãnh vợ ra ngoài, 2 vợ chồng anh sẽ
đến UBND phường 1, quận 8 để xin nhận con trai và bàn giao cho ông Liêm
tiếp tục chăm sóc.
Tuy nhiên sau khi
được bảo lãnh ra khỏi trung tâm cai nghiện Nhị Xuân, Vân đã không đến
địa phương nơi cư trú để trình báo theo đúng quy trình. Đáng nói là
trước đó cô này cũng thông tin với báo chí là sẽ đến UBND phường để làm
các thủ tục và chấp nhận cả việc xét nghiệm ADN để xin nhận lại con.
Tuy nhiên, trao đổi
với PV Dân trí, bà Vũ Yến Oanh - Chủ tịch UBND phường 1, quận 8 cho
biết, đến thời điểm này, Vân vẫn chưa đến phường làm bất cứ thủ tục nào
để xin nhận lại con.
“Theo quy định thì
nếu không có người thân đến nhận, hoặc người đến nhận nhưng không có các
giấy tờ liên quan chứng minh thân nhân với cháu bé thì chúng tôi sẽ bàn
giao bé cho Trung tâm bảo trợ xã hội”, bà Oanh thông tin.
Trước đó phóng viên
cũng đã liên hệ với bà Hồ Thị Hạnh (dì ruột của Hồ Thị Thu Vân) thì
được biết sau khi được người thân bảo lãnh ra khỏi trung tâm cai nghiện,
Vân vẫn chưa trở về nhà.
Như vậy, sau khi
được gia đình bảo lãnh ra khỏi trung tâm cai nghiện Nhị Xuân, Vân và
chồng đã không đến UBND phường 1, quận 8 xin làm thủ tục nhận con như đã
nói.
Hiện tại, tất cả người thân đều không biết vợ chồng Vân đi đâu và điện thoại của người này cũng không liên lạc được.
Đình Thảo*************************
Giờ phút kinh hoàng trong ngôi trường bị thảm sát ở Pakistan
Các nhân chứng cho biết, những kẻ tấn công
trường học ở Pakistan dồn tới 400 người vào một phòng nhưng mục tiêu
chính của chúng là bắn giết chứ không phải bắt con tin.
|
Học sinh bị thương trong vụ tấn công nằm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Getty |
Tướng Asim Bajwa, người
phát ngôn quân đội Pakistan, cho biết, 132/145 người bị sát hại trong
vụ tấn công trường quân sự ở tỉnh Peshawar là trẻ em. 10 người khác là
nhân viên trường học cùng ba binh sĩ quân đội tham gia tiêu diệt khủng
bố. Hơn 100 người khác bị thương, chủ yếu do trúng đạn. Những kẻ tấn
công thuộc mạng lưới TTP, tổ chức khủng bố được coi là Taliban trên đất
Pakistan, CNN đưa tin.
Ahmed Faraz, một học sinh 14 tuổi
may mắn thoát chết, cho biết: "Tay súng Taliban nhìn thấy rất nhiều trẻ
em ngồi trên các hàng ghế và hắn gào lên ‘giết chúng’. Các chiến binh
Taliban vừa chạy vừa la hét khi thực hiện vụ tấn công".
Người phát
ngôn quân đội Pakistan cũng khẳng định: "Những kẻ tấn công xả súng bừa
bãi với mục đích gây thiệt hại tối đa về người trong vụ thảm sát kinh
hoàng. Chúng hoàn toàn không muốn bắt các học sinh làm tù binh mà thay
vào đó là giết người nhiều nhất có thể".
|
Một bé gái bị thương được đưa khỏi hiện trường. Ảnh: AP
|
Có khoảng 1.100 người ở trường quân sự Peshawar, bao gồm học
viên và nhân viên nhà trường. Hầu hết học viên là con của các quân nhân
trên khắp tỉnh Peshawar. Cơn ác mộng của các học sinh bắt đầu buổi sáng
ngày 16/12 theo giờ địa phương, khi một chiếc xe nổ sau trường. Người ta
cho rằng đây là cách đánh lạc hướng của những kẻ khủng bố.
Không
lâu sau vụ nổ, những kẻ tấn công vượt qua hàng rào và xông vào phòng của
học sinh lớp 8, 9 và 10. Chúng ồ ạt xả súng mà không quan tâm tới mục
tiêu của mình là ai. Chúng xông vào trường học với rất nhiều đạn dược
cùng các vận dụng giết người khác nhằm tăng tối đa số người bị sát hại
trong vụ tấn công.
Mohammad Bilal, học sinh lớp 7 nghe thấy tiếng
súng khi đang làm bài kiểm tra toán. Cậu bé nhanh chóng trốn vào bụi cây
trước khi chạy thoát ra cổng an toàn. Ahmed Faraz, học sinh lớp 9, bị
thương ở vai khi các tay súng xông vào lớp học. Cậu bé vội nằm xuống gầm
bàn và các tay súng bỏ đi không lâu sau đó.
Theo ông Bajwa, lực
lượng an ninh Pakistan có mặt tại trường 15 phút sau bị tấn công. Binh
sĩ phát hiện quần áo những đứa trẻ đẫm máu trong khi cơ thể chúng đè lên
những nạn nhân khác. Hầu hết những người thiệt mạng đều trong độ tuổi
từ 12 tới 16. Hiệu trưởng nằm trong 10 nhân viên trường học thiệt mạng.
|
Thi thể một học sinh thiệt mạng tại bệnh viện địa phương. Ảnh: AP |
Lực lượng an ninh cô lập các tay súng lúc 16h, 6 tiếng sau vụ
tấn công. Vài tiếng sau đó, toàn bộ 7 kẻ tấn công đã bị tiêu diệt. Giới
chức Islamabad đã ra lệnh tìm kiếm vật liệu nổ và những người còn sống
sót nhằm hạn chế tối thiểu hậu quả của vụ thảm sát.
Vụ tấn công làm 145 người thiệt mạng vừa qua được coi là bạo lực
nhất trên đất Pakistan kể từ tháng 10/2007, khi những kẻ khủng bố tấn
công một đám rước làm 139 người chết và 250 người bị thương. Tuy nhiên,
vụ thảm sát trường học ở Peshawar bị chính các thành viên Taliban chỉ
trích mạnh mẽ.
Zabiullah Mujahid, người phát ngôn Taliban ở
Afghanistan, tuyên bố: "Cố ý sát hại những người vô tội hay phụ nữ và
trẻ em, là hành động chống lại các nguyên tắc Hồi giáo". Mujahid cũng
bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân của vụ tấn công.
Hồng Duy
****************
Vì sao có báo động khẩn khi máy bay hạ cánh ở Nội Bài?
Cơ trưởng chuyến bay TP HCM - Vinh chiều tối
16/12 đã nhập mã thông báo máy bay gặp sự cố khiến sân bay Nội Bài phải
triển khai ứng phó theo các phương án có sẵn.
19h15 ngày 16/12, chiếc
máy bay Airbus A321 mang số hiệu VN1266 của hãng hàng không Vietnam
Airlines xuất phát từ TP HCM đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nội Bài.
Trong khi theo lộ trình, đáng nhẽ chuyến bay phải đáp xuống sân bay Vinh
(Nghệ An). Nhân viên an ninh của Cảng hàng không lớn nhất miền Bắc sau
đó đã tiếp cận chiếc máy bay.
Theo lý giải của Vietnam Airlines
trong thông cáo phát tối cùng ngày, chuyến bay có lộ trình TP.HCM - Vinh
khởi hành lúc 17h12 phút, nhưng khi đến gần sân bay Vinh đã gặp trục
trặc kỹ thuật.
Cụ thể, áp suất trong khoang giảm đột ngột, máy
bay phải hạ độ cao khẩn cấp từ 35.000 feet (khoảng 11.000 m) xuống
13.000 feet (khoảng 4.000 m) - tức là chiếc máy bay đột ngột hạ độ cao
tới 7 km. Ngay lập tức, mặt nạ dưỡng khí bung ra để trợ giúp hành khách
và phi hành đoàn.
Để có điều kiện trợ giúp tốt nhất, tổ bay trên
trên chiếc Airbus A321 đã xin hạ cánh khẩn cấp tại Nội Bài. Máy bay cùng
toàn bộ 135 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn
tại sân bay Nội Bài.
|
Hình ảnh được hành khách trên chuyến bay chia sẻ trên Facebook. Ảnh: Nguyễn Cảnh Hải. |
Còn theo ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc sở Giao thông vận tải
tỉnh Nghệ An, ngay sau khi áp suất trong khoang máy bay giảm đột ngột,
cơ trưởng lập tức phát tín hiệu cấp cứu rồi xin tín hiệu từ đài không
lưu thuộc Cảng hàng không Vinh. Ngay sau khi nhận lại được tín hiệu, phi
công đã cho máy bay ra Nội Bài để hạ cánh.
Phó giám đốc Cảng hàng không Vinh, ông Phạm Sơn Hoài, cũng xác nhận, chuyến bay nói trên không thể hạ cánh tại sân bay Vinh.
Chia sẻ với Zing.vn,
ông Vũ Thế Phiệt, Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài cho hay,
nhận được tín hiệu khẩn nguy từ máy bay, cảng vụ đã triển khai khẩp cấp
phương án để đảm bảo an toàn cho hành khách khi phi cơ hạ cánh.
"Khi
máy bay tiếp đất, các phương án triển khai kịp thời và các hành khách
được chăm sóc chu đáo, an toàn. Theo kiểm tra sơ bộ ban đầu, việc hạ
cánh khẩn cấp xuất phát bởi lý do kỹ thuật từ việc độ cao bị hạ đột
ngột", ông Phiệt nói.
Phát biểu trên Tuổi trẻ,
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, do giảm áp suất nên
phi công đã báo động khẩn nguy để xin hỗ trợ từ mặt đất. Tình huống báo
động khẩn nguy này là về mặt kỹ thuật, không phải uy hiếp an ninh hàng
không. Khi có báo động mức này, các bộ phận ở mặt đất phải triển khai
tình huống ứng phó sự cố theo các phương án có sẵn.
Cục Hàng không
Việt Nam trong tối muộn ngày 16/12 cũng có thông cáo khẳng định, không
có yếu tố khủng bố hoặc uy hiếp an ninh với chuyến bay.
Liên quan
tới vụ việc, không lâu sau khi chuyến bay gặp sự cố đáp Nội Bài, nhiều
quan chức Bộ Giao thông Vận tải cũng như ngành hàng không đã trực tiếp
có mặt ở sân bay này để chỉ đạo, xử lý.
|
Hành khách Trung đáp máy bay trong sự vui mừng của người thân. |
Trong khi đó, có mặt trên chuyến bay, hành khách Võ Bảo Trung
(du học sinh ở Mỹ, quê ở Hà Tĩnh) xác nhận, theo giờ bay, khi gần đến
sân bay Vinh thì tổ bay thông báo máy bay gặp sự cố.
"Ngay sau đó
tiếp viên hướng dẫn cho mọi người đeo mặt nạ khí. Thực sự lúc đó chúng
tôi rất hoảng", anh Trung kể lại với phóng viên khi vừa đáp sân bay Vinh
lúc 22h30 sau chuyến bay vòng ra Hà Nội.
Hành khách Đinh Thị Mỹ
Bình (quê Hà Tĩnh) cũng cho biết, khi được thông báo máy bay gặp sự cố,
tiếp viên lập tức dẫn sử dụng mặt nạ khí.
Cả hai hành khách cho
hay, đây là lần đầu tiên họ gặp sự cố như vậy. "Nhiều hành khách cảm
thấy bất an nhưng sau đó thì sự việc trở lại bình thường nên mọi người
an cũng yên tâm chờ hạ cánh", chị Bình chia sẻ.
Thông tin tàu bay:
Đây là tàu bay Airbus A321, số hiệu đăng ký VNA357 được Vietnam
Airlines đưa vào khai thác năm 2008. Kỳ kiểm tra kỹ thuật gần nhất của
tàu bay này là ngày 12/11/2014
Thông tin về tổ bay:
Cơ trưởng: Ông Pechanec Marek, quốc tịch CH Séc
Lái phụ: Ông Đỗ Hoàng Nam Phúc, quốc tịch Việt Nam
Nhật Lâm - Phạm Hòa
*******************
*******************