Hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng ở khắp 60 thành phố trên thế giới đã dũng cảm mặc đồ lót trước sự chứng kiến của công chúng
******************************
Nghi án buôn bán trẻ em trong vụ bắt cóc bé trai 1 ngày tuổi
Bé Hoài đã trở về an toàn trong vòng tay của
cha mẹ, nhưng công an vẫn đang điều tra nghi án Trâm có bắt cóc cháu bé
để bán với giá 10 triệu hay không?.
Cơ quan cảnh sát điều tra
(CSĐT) công an quận 7 (TP.HCM) cho biết sau khi phá thành công vụ án
“chiếm đoạt trẻ em”, chỉ huy cùng các trinh sát như trút được gánh nặng
trên vai. Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn đang mở rộng điều tra, xác
minh nguồn tin của một phụ nữ cung cấp: “Trâm gọi điện báo tin có 1 bé
trai và rao bán với giá 10 triệu đồng”.
|
Trâm khai tại cơ quan điều tra. |
Theo các trinh sát, sau khi chân dung cô gái bắt cóc bé trai
một ngày tuổi ở bệnh viện quận 7 do họa sĩ Phan Vũ Linh vẽ đăng trên
báo, có một phụ nữ gọi điện đến CSĐT công an quận 7. Người này cho biết
có nhu cầu tìm một đứa con nuôi. Chị ta hay đến bệnh viện và đã gặp một
cô gái giống với hình đăng trên báo ở bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và trao
đổi số điện thoại với cô ta.
Người này còn thông tin sáng 10/1
(một ngày sau khi Trâm bắt cóc bé Hoài và gia đình cô chưa phát hiện),
Trâm gọi cho chị thông báo về việc đang có một bé trai, rao bán với giá
10 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đó thông tin về vụ bắt cóc trẻ sơ sinh đã
đăng trên báo gây chấn động dư luận, nên người phụ nữ này đã từ chối.
"Hơn
nữa, lời khai của Trâm còn nhiều mâu thuẫn. Trâm nói là ăn nhiều, lên
17kg để che giấu kịch bản mang thai giả, nhưng chẳng lẽ suốt trong thời
gian ấy chồng Trâm không phát hiện. Vợ có bầu hay không mà chồng không
biết thì rất vô lý. Chúng tôi tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ nghi
vấn Trâm có bắt cóc cháu bé để bán với giá 10 triệu hay không?”, một
điều tra viên cho biết.
Công an quận 7 cho rằng đây là thông tin ban đầu, từ một phía nên cần phải xác minh cẩn thận.
Ngày
14/1, cơ quan CSĐT công an quận 7 đã tống đạt đã quyết định khởi tố bị
can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Lê Thị Bích Trâm (25 tuổi) để điều tra
về hành vi chiếm đoạt trẻ em.
Khánh Trung
******************
'Đàn ông thông minh không bao giờ lấy phụ nữ thành đạt'
Tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu thẳng thắn cho
rằng: “Tôi nghĩ phụ nữ không nên thành đạt, mà chỉ nên là người dịu
dàng và tinh tế", ông Vũ Minh Châu chia sẻ.
Có trong tay thương hiệu
vàng nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam với khối tài sản mà nhiều người mơ
ước, vị tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu vẫn chưa một ngày dừng trăn trở
và sáng tạo. Trò chuyện với ông mới thấy, thứ mà ông theo đuổi bấy lâu
nay, dường như không phải là tiền bạc mà chính là văn hóa.
|
Tổng giám đốc Vũ Minh Châu. |
“Nam như thầy giáo, nữ như cô giáo”
Đến thăm Bảo Tín Minh Châu, sẽ thấy ngay 14 lời huấn thị và Định hướng
văn hóa công ty của Tổng giám đốc Vũ Minh Châu được in trang trọng treo
trên tường. Trong đó, mỗi vị trí đều được ông đặt ra quy định khác nhau,
từ nhân viên bán hàng, nhân viên văn thư tới người bảo vệ…Những lời
huấn thị này dễ thuộc, dễ đọc nhưng cũng phần nào khẳng định, ông chủ
của công ty là người vô cùng nghiêm khắc và tỉ mỉ.
Trò chuyện về điều này, Tổng giám đốc Vũ Minh Châu không ngại thừa nhận:
“Lỗi lớn nhất của tôi có lẽ là sự cầu toàn. Tôi luôn mong muốn trở
thành người Việt Nam tinh tế nhất nên đòi hỏi cộng sự làm cạnh mình cũng
phải để ý tới từng chi tiết nhỏ nhất. Có lẽ vì cầu toàn mà nhiều người
nghĩ tôi nghiêm khắc với nhân viên.
Song tôi nghiêm khắc cũng là vì muốn rèn cho nhân viên tính cẩn thận
trong công việc, đề cao tinh thần làm việc tập thể, làm việc nhóm để
hiệu quả công việc được cao nhất có thể”.
Không chỉ đòi hỏi cao về đạo đức, chuyên môn, doanh nhân văn hóa Vũ Minh
Châu còn chăm chút về cách ăn mặc, trang điểm. Nhân viên của ông không
được mặc quần bò, quần bó sát, cạp trễ, tóc nhuộm hay uốn sấy…
Quy định này khiến nhiều cô gái hoảng hốt khi lần đầu tới công ty xin
việc, nhưng với ông thì đó là chuyện đương nhiên bởi: “Những gì tôi đề
ra đều tuân theo cơ sở triết học và mỹ học.
Người Việt da màu vàng, nên để tóc đen, thẳng là hợp lý nhất. Màu đen
của tóc sẽ làm nổi bật màu vàng của da, giúp gương mặt sáng hơn (đó là
một cơ sở của mỹ học). Nhân viên của tôi cũng phải tinh tế, mực thước
trong cách ăn mặc. “Nam như thầy giáo, nữ như cô giáo” – đó mới là con
người của Bảo Tín Minh Châu”.
Tuy nghiêm khắc với nhân viên, nhưng ông chủ Bảo Tín Minh Châu cũng
không kém phần yêu thương họ. Mỗi lần đi công tác hay làm từ thiện về,
ông đều tặng quà cho từng người, thậm chí cho cả người thân của cấp
dưới. Việc nhân viên Bảo Tín Minh Châu được tặng áo, quần, hay giày dép,
thực phẩm… đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Họ vừa kính nể
vừa gắn bó và trân trọng vị Tổng giám đốc giàu lòng nhân ái của mình.
Thức đến 3 giờ đêm để viết thơ, viết luận
Ngoài thời gian dành cho nghiệp kinh doanh vàng, ông Vũ Minh Châu còn
chia sẻ mình trong những đam mê khác nhau: làm từ thiện, làm thuốc Đông
y, làm thơ và chụp ảnh… “Dường như chưa bao giờ Tổng Giám đốc nghỉ ngơi.
Anh ấy luôn say mê sáng tạo, tìm tòi và khám phá” – một nhân viên của
Bảo Tín Minh Châu chia sẻ.
Với vị Doanh nhân văn hóa này, một cuộc sống đúng nghĩa phải đầy đủ ba
yếu tố Kinh tế - Văn hóa - Sức khỏe. “Tôi đã có những “viên gạch lát
đường” cho cuộc đời là tiền kiếm được từ kinh doanh vàng nhưng tôi hiểu
được rằng, nếu chỉ có tiền như vậy thì tôi sẽ là một doanh nhân hạn chế.
Tôi thường bồi bổ văn hóa cho mình bằng cách sống gần gũi với giới văn
nghệ sỹ, trí thức, nhà báo, tôi thích sống lẫn vào với họ. Cuộc sống của
những người có văn hóa giàu có và đáng trân trọng lắm”.
Sau giờ làm việc, vị tổng giám đốc đặc biệt này chọn cách sống yên tĩnh.
Ông thường thức tới 2, 3 giờ đêm để nghiên cứu, tìm hiểu sách vở, tài
liệu về thuốc hay xem những thước phim quảng cáo để học tập, ứng dụng.
Những gì ông viết ra thành “Luận” đều là thành quả của một quá trình
trải nghiệm và tư duy sâu sắc.
Ông viết trong tập Luận của mình: “Giàu quá hóa nghèo. Người thông minh là người biết làm giàu đến mức cần thiết”.
Với ông, “Những người nhiều tiền, nhiều của để trong nhà hoặc để ngân
hàng là nghèo. Vì theo tôi, tiền tiêu đi mới là tiền của mình, tiền
trong két vẫn là tiền của người khác. Tiền phải biến thành giá trị cuộc
sống của bản thân, của gia đình và giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng, xã
hội. Người biết tiêu tiền một cách thông minh và có ích cho gia đình và
xã hội mới là người giàu. Còn tiền chỉ để cất, để tích, không mang lại
giá trị cuộc sống thì vẫn là nghèo”.
Là người lãng mạn và ngọt ngào, ông cũng từng viết những dòng thơ ngọt ngào tặng vợ:
“Vợ anh
Vợ anh chẳng đẹp như hoa
Nhưng mà chăm chỉ, nết na dịu dàng.
Vì chồng nàng biết làm sang
Vui lòng hết thảy họ hàng đôi bên.
Yêu chồng nàng biết giữ bền
Lửa thiêng hạnh phúc ấm êm cửa nhà.
Mỗi khi có việc đi xa.
Chỉ mong sớm được về nhà cùng em”.
Ngoài Thơ và luận, Tổng giám đốc Vũ Minh Châu còn thể hiện niềm đam mê
của mình trong nghệ thuật nhiếp ảnh với nhiều giải thưởng khác nhau. Ông
không quản ngại lên những vùng núi cao như Mộc Châu, Hà Giang, Yên Bái…
để giữ lại những khoảnh khắc giản dị, đời thường.
Trong những tác phẩm của ông, vẻ đẹp của sự lao động, của những giá trị
truyền thống luôn hiện hữu. Một cụ bà đang nhổ sắn, một người phụ nữ bẻ
ngô đều có thể làm ông rung động…
“Chớp được khoảnh khắc niềm vui, sự rạng rỡ thể hiện trên nét mặt của
các cụ già với những thành quả lao động của mình khiến tôi vui lắm, tôi
muốn lan tỏa niềm vui đó cho mọi người qua những bức ảnh của tôi”.
Đàn ông thông minh không bao giờ lấy phụ nữ thành đạt
Yêu thương và trân trọng phụ nữ, nhưng với ông Vũ Minh Châu lại có những
quan điểm rất đặc biệt về họ. Ông viết trong tập Luận của mình: “Chăm,
hiền là những đức tính quý báu nhất của người vợ. Phụ nữ đẹp thường
không chăm, phụ nữ thông minh thường không hiền”; “Thiên nga mà tắm
thương trường cũng trở thành gà chọi”...
Ông thẳng thắn cho rằng: “Tôi nghĩ phụ nữ không nên thành đạt mà chỉ nên
là người dịu dàng và tinh tế. Là đàn ông thành đạt, tôi biết một điều
rằng, một người đàn ông thông minh sẽ chẳng bao giờ lấy người phụ nữ
thành đạt làm vợ”.
Tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu cũng không ủng hộ phụ nữ bước vào thương
trường, bởi: “Sau một thời gian kinh doanh, những nét nữ tính của họ
đều biến mất”.
Với ông, phụ nữ phải đẹp Chân phương – Thánh thiện – Con nhà lành – Dịu
dàng – Nữ tính và Thông minh. Riêng về phong cách ăn mặc nhất định là
phải theo “gu”: “Âu ra Âu mà Á thì phải ra Á”.
Có lẽ vị giám đốc của Bảo Tín Minh Châu là một trong những doanh nhân
đặc biệt nhất đất Bắc. Một người ngày ngày sống giữa vàng bạc, nhưng
luôn trăn trở tư duy về văn hóa, yêu thương những thứ giản dị, đời
thường. Một người tôn vinh sự tinh tế, hoàn hảo của Tây phương nhưng lại
luôn khát khao bảo vệ cốt cách, tâm hồn Việt. Sau 25 năm lăn lộn trên
thương trường, ông vẫn luôn sống mãnh liệt, đam mê và đầy trăn trở, khao
khát…
Dân Việt
*******************
Kỳ diệu người đàn ông bỗng nhiên ngồi dậy sau 40 năm liệt giường
(Dân trí) - "Cảm giác tự mình ngồi dậy bằng sức
lực của mình thật kỳ diệu. Tôi và mẹ tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Khóc
cho bao cay đắng của 40 năm qua tôi liệt giường liệt chiếu. Khóc cho
những hi vọng đang thôi thúc trong lòng tôi về đôi chân bại liệt của
mình".
Ông
Phạm Văn Đàm (SN 1965, ngụ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) sau
40 năm nằm liệt giường bỗng nhiên ngồi được dậy và đi lại bằng xe lăn.
Càng ngỡ ngàng hơn khi biết ông đã 50 tuổi mà chỉ nặng... 18 kg.
40 năm làm bạn với chiếc giường
Nói về quãng đời 40 năm chỉ biết nằm một chỗ trên giường, ông Đàm trùng giọng, u buồn kể: Ngày
ấy nhà ông nghèo lắm, bố mẹ ông lấy nhau không có nổi một mảnh đất an
cư. Thương cảnh vợ chồng trẻ bơ vơ, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Vĩnh An
đã cho bố mẹ ông dựng nhà ở tại trại chăn nuôi. Cũng từ túp lều tranh
dột nát ấy mà bốn anh chị em ông lần lượt chào đời, ông Đàm là con trai
thứ hai.
Nhà
nghèo lại đông con khiến cho bố mẹ ông Đàm càng vất vả. Bố mẹ ông ngày
đêm lặn lội đi làm hợp tác xã. Mặc dù mới lên 4 lên 5 nhưng các anh
chị em của ông đã phải ra đồng mò cua, bắt tép để kiếm cái ăn qua ngày.
Hoàn cảnh khó khăn song anh em ông Đàm luôn ngoan ngoãn và đều chăm học với mong ước sẽ thoát xa cảnh nghèo. Sự đời đã nghèo lại gặp cảnh eo. Vào đầu năm học lớp 4, trong một lần chơi đùa cùng các bạn, cậu bé Đàm bất ngờ bị ngã giữa sân trường. Đêm về hai đầu gối ông sưng tấy, đau nhức không thể đi lại được. Ngay sau đó, gia đình đã đưa ông đi chạy chữa khắp nơi. Suốt nửa năm ròng hai mẹ con ông phải ở lại điều trị tại bệnh viện mà bệnh tình không thuyên giảm. Ông Đàm thành kẻ bại liệt từ đó.
Ông Đàm tự giặt quần áo và vệ sinh cá nhân
40 năm ông nằm liệt giường là chừng ấy năm gia đình ông "được" xếp vào diện nghèo của thôn. Bố mẹ già chạy
đôn chạy đáo lo tiền chạy chữa cho con, trong nhà kễ cái gì bán được
là bán, lấy tiền thuốc thang. Thế là thành khánh kiệt. Cũng vì cảnh nhà
khó khăn, không có tiền chạy chữa mà bố ông cũng ra đi trong một cơn
bạo bệnh, để lại gánh nặng trên đôi vai gầy yếu của mẹ ông.
Giấc mơ tiếp thêm nghị lực
40 năm liệt giường, ông nằm tính cuộc đời bằng những tháng ngày không hi vọng, không ước mơ. Vậy mà, phép nhiệm màu đã đến với ông sau một giấc mơ kỳ diệu. Ông Đàm kể: "Tôi mơ thấy cảnh mình có thể tự ngồi dậy và
đi được trên một chiếc xe lăn đặc biệt. Tỉnh dậy tôi vẫn thấy cảm giác
được đi râm ran nơi lòng bàn chân mà từ lâu đã không còn cảm giác.
Nhưng nghĩ lại biết giấc mơ ấy là phi thực tế. Bởi từng ấy năm liệt giường thân hình tôi đã biến dạng, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng”.
Ám ảnh giấc mơ ấy, ông đem kể chuyện với mẹ nhưng bị bà gạt ngay đi vì cho là huyễn hoặc. Tuy nhiên trong thâm tâm ông vẫn nuôi hy vọng và đem chuyện kể cho anh trai là ông Phạm Văn Thuyết nghe, và được anh hưởng ứng.
Ông Thuyết kể: "Mặc dù không tin em tôi có thể ngồi được bằng xe lăn sau chừng ấy năm bất động trên giường. Nhưng để chiều lòng em, tôi đã lên ban chính sách xã Vĩnh An làm thủ tục xin xe lăn cho chú ấy. Đi xin xe ai cũng ngạc nhiên nhưng cũng may đươc đáp ứng".
Từ khi xin được xe về, hàng ngày ông Đàm chăm chỉ tập luyện. Ban đầu ông ng
nhờ mẹ đỡ dậy và dùng cánh tay trái bám vào thành giường để tập lần
đi. Không ít lần cả ông và mẹ già ngã lăn ra nhà, bầm tím chân tay.
Rồi không phiền đến mẹ, ông tự mình trườn ra thành giường thả lỏng
người xuống đất để tập luyện. Sau một lần ngã là thêm một lần hi vọng.
Bằng sự tập luyện bền bỉ, ông đã bất ngờ ngồi dậy được.
Ông Đàm chia sẻ: "Cảm giác tự mình ngồi dậy bằng sức lực
của mình thật kỳ diệu. Tôi và mẹ tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Khóc cho
bao cay đắng của 40 năm qua tôi liệt giường, liệt chiếu. Khóc cho những
hi vọng đang thôi thúc trong lòng tôi về đôi chân bại liệt của mình".
Hàng ngay ông Đàm ngồi xe lăn làm việc nhà đỡ đần mẹ
Chiếc
xe lăn mà Ban chính sách xã trao tặng có trục cao, không phù hợp với
thân hình của ông. Nhiều đêm nằm suy nghĩ, ông đã tự tay thiết kế một
chiếc xe lăn phù hợp với mình và nhờ anh trai phụ giúp. Ông tích cóp số tiền trợ cấp người tàn tật hàng tháng để mua một số phụ tùng kèm theo. Sau vài tuần, chiếc xe lăn dành riêng cho ông được hoàn thành.
Mừng rỡ vì mình đã thực hiện được ước nguyện gần 40 năm qua, ông đã lăn xe đi khắp làng trên, xóm dưới hỏi thăm bà con làng xóm. Thậm chí, ông ra tận đường để tận mắt ngắm xe cộ đi lại...
Chị Trần Thị Hoa, một hàng xóm với ông Đàm,
chia sẻ, chuyện ông Đàm bỗng ngồi được dậy giống như chuyện cổ tích.
Giờ nhìn ông đi lại trên xe lăn hàng xóm cũng thấy vui lây và khâm phục
nghị lực của ông.
Và người vui nhất là cụ Xa, người mẹ già đã 40 năm chăm con bại liệt. "Những năm nằm liệt giường, con tôi chỉ có chiếc đài nhỏ và mấy tờ báo làm bạn. Nhưng mọi thông tin, thời sự trong và ngoài nước nó đều nắm rõ lắm. Thậm chí nó còn dạy em gái kinh nghiệm chăn nuôi sản xuất. Bây giờ nó không chỉ tự túc trong sinh hoạt cá nhân mà còn giúp tôi việc nhà như nhặt rau, quét dọn sân và giặt quần áo.
Với
cơ thể chỉ nặng hơn 18 kg, chân tay teo tóp, thân hình biến dạng nhưng
giờ đây ông Đàm đang mơ ước về một gia đình nhỏ cho riêng mình với một
ai đó cùng cảnh ngộ. Trong những ngày này, ông đang tiếp tục tìm hiểu
kiến thức, gây dựng trong mình ước mơ mới về ngày mai của sự tự lập.
Thu Hằng
**************************
Hai ngôi đền rắn độc và chuột rúc
Đền thờ rắn độc và thờ chuột đều là nơi cư trú của những loài vật này.
Đền Rắn ở Malaysia
Ngôi Đền Rắn còn có tên Đền mây Xanh/Đền Mây trong ở đảo Penang,
Malaysia được xây dựng từ năm 1873. Ban đầu nó là một am nhỏ. Ngay từ
khi hình thành, nó đã là nơi cư ngụ của nhiều loại rắn độc. Dần dần,
người ta coi rắn là bầy tôi của vị thần của đền. Giờ đây người ta coi
rắn chính là linh vật ở đây.
Bên ngoài đền rắn
Mới bước vào chùa, nếu không biết trước, nhiều người sẽ chết ngất khi
thấy vắt vẻo trên đầu mình là những con rắn đủ kích cỡ, màu sắc, chủng
loại. Ban ngày, lũ rắn mỗi con nằm im một chỗ, mở to hai mắt và hầu
như không nhúc nhích, động đậy, tuyệt nhiên không cắn người và cũng
chẳng sợ người. Khi màn đêm buông xuống là lúc những tiếng vèo vèo,
những âm thanh loảng xoảng, choe chóe phát ra từ chính điện; chúng
tranh nhau ăn trứng gà và các phẩm vật người dân dâng cúng.
Hàng năm vào mùa xuân, người ta vẫn trẩy hội về đền này rất đông.
Đền chuột ở Ấn Độ
Đền Karni Mata 600 tuổi ở Ấn Độ thờ loài chuột. Ngôi đền này là để
thờ cúng Nữ thần Chuột Karni Mata. Vì thế các loại chuột đều được nuôi
sống trong đền. Công trình kiến trúc nguy nga với những phiến cẩm thạch
tinh xảo trang trí bằng vàng bạc là nơi cư trú của khoảng 20.000 con
chuột, theo người dân ở đây cho biết.
Bên ngoài ngôi đền chuột
Vào các dịp lễ, người dân Ấn Độ vẫn đến đây để dâng kẹo Prasad cho
loài chuột. Karni Mât thờ và cho chuột sống tự do nhưng chưa có dịch
bệnh nào liên quan đến chuột như dịch hạch xảy ra.
Ngô Tây (Khampha.vn)
**************************
Đường cùng của kẻ biến thái
Kiên không chỉ cao 1m72, ngực nở eo thon,
người đẹp chuyển giới này còn sở hữu một khuôn mặt thanh tú cùng với
giọng nói nhẹ nhàng, mượt mà.
Tuổi thơ đầy mặc cảm
Sinh ra trong một gia đình có tới 7 anh chị em, Kiên là con thứ tư.
Mặc dù mang hình hài một thằng con trai nhưng từ nhỏ, tính tình Kiên
chẳng khác gì con gái, hay mít ướt, hờn dỗi, thích mặc váy, tóc để dài
quá vai và soi gương làm dáng. Cậu ta không thích chơi với cánh con
trai mà chỉ thích đánh bạn với lũ con gái chơi những trò như nhảy dây,
chơi búp bê… Vì thế mà ở Ninh Xá, Tam Dương, Vĩnh Phúc, quê Kiên, đám
bạn bè cùng trang lứa vẫn thường gọi cậu ta là Kiên “cô nương”.
Trước những biểu hiện ấy của cậu con trai, bố mẹ Kiên rất phiền
lòng. Không ít lần mẹ Kiên tức tối, lôi cậu con trai ra cắt béng mái
tóc dài hoặc giấu đi những chiếc váy, không cho con mặc. Song
lúc nào Kiên cũng nghĩ mình là con gái nên những việc làm của mẹ không
thể ngăn được ý thích của cậu ta. Cũng bởi cái vẻ ngoài “lệch giới” ấy
mà khi đi học, Kiên thường bị các bạn mang ra trêu chọc khiến cậu tủi
thân, chỉ biết đứng khóc một mình. Khổ nhất là khi đi học, Kiên không
bao giờ dám đi vệ sinh vì không thể vào nhà vệ sinh nam và càng không
thể vào nhà vệ sinh nữ. Phần khác, các bạn thường theo dõi Kiên, xem lúc
nào cậu bạn vào nhà vệ sinh để khám phá thực hư. Có lẽ vì thế mà suốt
những năm học phổ thông, Kiên không hề có một người bạn thân thiết nào.
|
Kiên và tang vật vụ án. |
Học đến lớp 6, phần vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, phần vì
mặc cảm, Kiên chán nản bỏ học. Về nhà, suốt ngày quanh quẩn phụ giúp bố
mẹ chuyện đồng áng, lợn gà… nhưng cuộc sống của Kiên vẫn không yên,
bởi anh ta thường bị đám trai làng bám theo đùa giỡn. Sau khi
được một vài người thân mách nước, năm 16 tuổi, Kiên rời quê xuống Hà
Nội tìm việc làm. Cậu ta “đầu quân” làm nghề múa cột, nhảy phụ họa và
hát hò trong một số tụ điểm ca nhạc. Chịu khó tự học, tự tập nên “trình
độ” hát hò của Kiên cũng ngày một nâng lên. Kiên tự phát hiện có năng
khiếu nhẩy nhạc dance, catwalk…
Gia nhập lĩnh vực "giải trí"
Sau này, Kiên mạnh dạn vào bar để nhảy khiến nhiều người thích thú.
Hoạt động trong lĩnh vực giải trí, Kiên không thể sử dụng cái tên Đỗ
Thanh Kiên vừa nam tính vừa quê quê nên chuyển sang dùng “nghệ danh” là
Hà Phương. Bước vào tuổi dậy thì, giới tính nữ trong thân hình một
người đàn ông ở Kiên ngày một lộ rõ, anh ta không thích con gái mà chỉ
thích gần gũi con trai. Cứ thấy trai đẹp là Kiên rất thích, gạ về ngủ
chung. Kiên thường lên sàn, săn tìm giai Tây.
Đến năm 1998, một lần đi biểu diễn, Kiên lọt vào mắt một đại gia
người nước ngoài, đó là Jack, người Afghanistan. Sau vài lần gặp gỡ,
tán tỉnh, vị đại gia nọ say Kiên như điếu đổ. Vốn là dân “gay” nhưng
ông ta thích bóng lộ như Kiên. Có nhiều tiền nên ông ta mua sắm, cung
phụng Kiên đủ mọi thứ. Sau đó một thời gian, từ Hà Nội, vị đại gia đưa
Kiên vào Đà Nẵng chung sống. Cặp với nhau khoảng 5 năm, vị đại gia thấy
người tình muốn dứt bỏ ngoại hình, ước mơ được chuyển giới để trở
thành một người mẫu, có thể trình diễn trên sàn catwalk nên ông ta
không tiếc tiền vung ngay 600 triệu đồng cho Kiên sang Thái Lan thực
hiện cuộc đại phẫu thuật. Vốn có một gương mặt khả ái và một giọng nói
đầy nữ tính nên Kiên chỉ cần “đại tu” phần ngực và bộ phận sinh dục.
Cuộc đại phẫu thuật và cuộc chỉnh hình kéo dài tới 6 tháng trời.
Ngoài việc phẫu thuật, tạo hình cơ quan sinh dục nữ, tiêm thuốc rồi bơm
ngực, bơm mông, hàng ngày Kiên còn phải thực hiện ép khung sườn trong
hai tiếng rưỡi đồng hồ để ép cái bụng bự của một người đàn ông thành eo
thắt đáy lưng ong. Cuối cùng thì cuộc đại phẫu thuật cũng thành công
mỹ mãn. Kiên khá hài lòng với hình hài mới của mình. Rắc rối đầu tiên
Kiên gặp phải đấy là khi làm thủ tục qua cửa khẩu, bởi 6 tháng trước
anh ta đi qua đây là một chàng trai, nay về hóa thành cô gái. Mất một
ngày bị giữ lại cửa khẩu để xác minh rồi Kiên mới được đi qua. Còn khi
Kiên về quê, thăm gia đình thì mọi người hết sức ngỡ ngàng khi thấy anh
ta biến thành một cô gái đẹp.
Bước ngoặt cuộc đời
Quay trở lại Đà Nẵng, Kiên sống với người tình một thời gian rồi hai
người chia tay nhau do ông ta phải trở về nước. Mất nguồn tài trợ về
kinh tế, trong khi đó ngoài việc sinh sống, Kiên cần phải có tiền để
mua loại thuốc đặc biệt kích thích hooc môn nữ giành cho người chuyển
giới về tiêm. Loại thuốc này, Kiên phải nhờ bạn ở trong Sài Gòn đặt mua
từ Thái Lan mang về. Đều đặn, mỗi tuần Kiên phải bơm 2 mũi loại thuốc
ấy để duy trì làn da trắng trẻo, mượt mà. Thế là Kiên bước chân vào con
đường làm nghề “gái gọi”, chuyên săn tìm đám dân chơi lắm tiền, nhiều
của trong các quán bar, sàn nhẩy… Kiên chỉ cặp với đám khách tây hoặc
các đại gia. Giá mỗi lần đi khách của Kiên từ 100- 200 USD. Tuy nhiên,
Kiên chỉ đi “tàu nhanh” chứ không dám qua đêm hoặc làm gái bao, bởi lo
sợ khách phát hiện ra anh ta là người chuyển giới.
Rồi “vận đen” đến với Kiên, một lần đưa bạn trai mới quen trên quán
bar về phòng trọ ngủ, anh ta vô tình dính vào một vụ trộm cắp tài sản
cùng người tình một đêm và bị TAND thành phố Đà Nẵng xử phạt 18 tháng
tù giam. Theo hồ sơ giấy tờ, Kiên mang giới tính nam nên anh ta bị tống
vào sống chung với các phạm nhân nam. Cả khu trại giam không khỏi ngạc
nhiên khi mà buồng giam nam lại xuất hiện một phạm nhân nữ xinh đẹp.
Rất may, Kiên được một “đại bàng” (chịu hình phạt 7 năm tù giam về tội
cướp tài sản) trong buồng giam có cảm tình. Anh ta yêu thương, che chở,
bảo vệ cho Kiên, đêm đêm ôm Kiên nằm ngủ. Sau này khi ra tù trước,
Kiên vẫn lên trại thăm nuôi người tình. Sau đó, người này được ra tù,
hai người có liên lạc với nhau nhưng do không hợp nên họ chia tay.
Sau khi mãn hạn tù, Kiên vào TP.HCM tiếp tục hành nghề mại dâm ở các
vũ trường, quán bar. Sau hai năm hành nghề ở đây, Kiên bắt đầu cảm
nhận được nhan sắc của mình có xu hướng ngày một tàn phai theo tuổi tác
nên trở ra Hà Nội làm ăn, bởi ngoài này người chuyển giới như anh ta
không nhiều. Kiên tìm đến Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội thuê trọ cùng hai
người cháu, con của vợ chồng người anh. Hàng ngày, vào các buổi tối,
Kiên trang điểm, diện những bộ áo váy sexy, lộng lẫy rồi đến các sàn
nhảy có tiếng trên đất Hà thành tìm khách. Không chỉ làm “gái gọi” ở
trong nước mà Kiên còn cùng đám bạn bè “bay” sang Hồng Kông, Malayxia…
phục vụ đám khách tây lắm tiền, nhiều của. Tiền kiếm được khá nhiều,
không chỉ dùng vào việc mua thuốc mà Kiên còn đổ vào thú vui mua sắm
hàng hiệu và đi du lịch…
Cuộc sống của Kiên tuy tương lai mù mịt nhưng hiện tại cũng khá sung
túc, không đến nỗi nào. Thế nhưng Kiên không ngờ, lần thứ hai anh ta
mắc vào vòng lao lý. Đêm hôm ấy, vào 22h30, Kiên đến Liễu Giai, Ba Đình
thăm bạn để hỏi về tụ điểm tìm khách. Khi đi ngang qua ngõ 19 thì anh
ta nhìn thấy một chiếc Honda Civic dừng đỗ ngay ven đường. Nhìn vào bên
trong xe, Kiên phát hiện có một người đàn ông đang ngồi gục đầu vào vô
lăng ngủ nên mạnh dạn gõ cửa. Người đàn ông quay ra nhìn thì thấy
trước mặt có người đẹp, váy áo thướt tha nên có lẽ cũng thấy xao xuyến.
Ông ta hỏi Kiên cần gì, không bỏ lỡ thời cơ, Kiên gạ gẫm người đàn ông
ấy “vui vẻ”.
Sau khi ngã giá cho cuốc “tàu nhanh” với giá 200 ngàn, người đàn ông
mở cửa cho Kiên lên ghế sau. Rồi ông ta cũng chuyển từ ghế lái xuống
ghế sau, ngồi ôm lấy Kiên để “tình cảm”. Thấy ông ta say xỉn, Kiên vờ
ôm hôn rồi lần tay lên cổ tháo chiếc dây chuyền có hình mạng nhện mặt
đá rồi cất vào túi xách, mở cửa xe chuồn mất. Ngay lúc ấy, người đàn
ông phát hiện mất sợi dây chuyền, đuổi theo Kiên nhưng không kịp. Mất
chiếc dây chuyền vàng trị giá khoảng 700 triệu đồng nhưng ông Nguyễn Đức
T., sinh 1959, ở Ba Đình, không tìm đến cơ quan công trình báo. Còn
Kiên, ngay hôm sau mang chiếc dây chuyền ấy đến tiệm vàng bán, không ngờ
chủ tiệm trả cho anh ta tới 154 triệu đồng.
|
"Người đẹp" Kiên. |
Hơn chục ngày sau, bất ngờ, Kiên nhận được cú điện thoại của một đại
gia vốn là “khách hàng” quen biết gọi đến một nhà hàng trên đường Lê
Duẩn để tiếp rượu. Vị đại gia lắm tiền, nhiều của này sẵn sàng ném tiền
cho Kiên khi mà “người đẹp” làm ông ta vừa lòng. Trang điểm kỹ càng,
Kiên diện bộ váy đẹp và khá sexy rồi tìm đến nhà hàng, nơi vị đại gia
ngồi chờ. Hai người ngồi vào bàn một lúc thì vị đại gia rút điện thoại,
gọi thêm một người bạn đến ngồi nhậu cho vui. Khi người bạn này vừa
bước vào nhà hàng, Kiên tái mặt khi nhận ra đó chính là ông T., người
say rượu ngồi trong chiếc Honda Civic ở ngõ 19 Liễu Giai bữa trước.
Người khách ấy cũng nhận ra kẻ trộm chiếc dây chuyền của mình. Mặc cho
Kiên hết lời xin lỗi, van xin tha tội nhưng ông ta vẫn tức tối đưa kẻ
trộm đến công an phường Liễu Giai trình báo. Sau đó, cơ quan điều tra
công an quận Ba Đình hoàn tất hồ sơ, đề nghị truy tố đối với Đỗ Thanh
Kiên, sinh 1982, về tội trộm cắp.
Gần 5 tháng sau, vào cuối tháng 9/2013, vụ án này đã được TAND quận
Ba Đình đưa ra xét xử, Kiên phải nhận mức án 42 tháng tù giam. Sau đó,
Kiên kháng án. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, TAND thành phố Hà Nội đã mở
phiên tòa phúc thẩm xử lại vụ án này, xét thấy tang vật của vụ án được
thu hồi trao trả bị hại, ông T. cũng có đơn xin miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự cho Kiên, đồng thời mức án mà TAND quận Ba Đình áp dụng
đối với Kiên có phần nghiêm khắc nên tòa quyết định sửa một phần bản
án, tuyên phạt bị cáo 36 tháng tù giam. Lần thứ hai, “người đẹp” chuyển
giới phải vô tù. Song điều mà Kiên lo sợ nhất khi phải ngồi tù là anh
ta không được tiêm thuốc giành cho người chuyển giới để duy trì nhan
sắc thì chân sẽ bị phù, râu ria mọc lởm chởm trở lại…
*******************
Những điều bí ẩn về thế giới vĩnh hằng của người Chăm
Người chết sau khi chôn cất khá sơ sài xuống đất
thì đúng một năm sau sẽ được đào lên, cải táng xương cốt. Đặc biệt,
trong khi tất cả những khúc xương khác như xương đùi, xương ống, xương
sườn, xương mác…đều được hỏa táng thì riêng hộp sọ sẽ được giữ lại rồi
dùng dao, kéo, dùi, mài, đục…chế tác thành những đồng xu hình tròn,
như đồng tiền để thờ cúng. Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này vốn đã tồn tại
mấy trăm năm qua của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh
Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, đó là tập tục xưa, còn nay đã đơn giản
hơn rất nhiều nhưng vẫn giữ lại nét thiêng liêng.
Khu nghĩa địa Kut của người Chăm nhìn từ xa
Quan niệm về sự bất tử
Làng Chăm đầu tiên mà chúng tôi tìm tới để khám phá
những tập tục lạ lùng của đồng bào là làng Chăm Mỹ Nghiệp nằm ở thị
trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Từ phía quốc lộ 1A đi vào
chừng hơn một cây số là bắt gặp những mái nhà của người Chăm nằm rải
rác hai bên đường liên xã được trải bê-tông phẳng lỳ trong ánh nắng ấm
áp. Trò chuyện với chúng tôi, ông Phí Văn Ngòi (67 tuổi), một người
từng nhiều năm gắn bó với mảnh đất này cho biết, trong quan niệm sống
của người Chăm theo dòng Bà La Môn nơi đây, nghĩa địa Kut chính là nơi
linh thiêng và trang trọng nhất. Cụ thể, khi một ai đó chẳng may mất
đi, gia đình sẽ đem chôn cất ở một ngôi mộ trong khuôn viên khu đất
hoang phía sau làng. Lễ chôn cất lần này chỉ mang ý nghĩa tạm bợ nên
tất cả mọi việc được hoàn tất rất nhanh chóng, không nghi lễ cầu kỳ.
Sau đó khoảng một năm, gia đình bắt đầu mời thầy cúng, ông Cả, người
thân quyến và các chức sắc trong làng đến cải táng phần mộ cho người
đã khuất. Lúc này, rất nhiều nghi thức trang trọng và tỷ mỷ mới được
diễn ra, đặc biệt là nghi lễ "nhập Kut”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Kut thực ra chính là
một hòn đá được lấy dưới đáy biển hoặc trên núi cao, sau đó được đẽo
gọt, chạm trổ điêu khắc với những họa tiết đẹp hình trụ tròn rồi chôn cố
định trong nghĩa địa. Mỗi phiến đá Kut như vậy được những thế hệ của
người Chăm nơi đây thờ cúng rất linh thiêng. Và, có nhiều thư tịch cổ
của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định rằng, nhiều
phiến đá Kut ở các lăng mộ vua chúa đến nay đã tìm thấy có niên đại
cách đây cả ngàn năm chứ không ít. Điều đó chứng tỏ tục lệ này của
đồng bào đã có từ rất lâu.
Vừa dẫn chúng tôi ra thăm khu nghĩa địa Kut linh
thiêng của cộng đồng mình, ông Ngòi vừa kể về những nghi thức đẽo những
đồng xu bằng xương sọ người. Cụ thể, sau khi cải táng, xương cốt của
người chết sẽ được phân loại ra. Các loại xương bình thường khác đều
được cho vào lò hỏa táng phía sau nghĩa địa Kut, còn riêng xương hộp sọ,
cụ thể là xương trán sẽ được giữ lại. Trong lúc ngọn lửa đang thiêu
rụi xương cốt ra tro tàn ngoài kia thì bên trong nghĩa địa, những thầy
cúng và ông Cả sẽ làm nhiệm vụ đẽo xương sọ của người chết thành những
hình đồng xu tròn. Công việc này thoạt nhìn có vẻ ghê rợn nhưng với
đồng bào người Chăm nơi đây, nó lại vô cùng linh thiêng và đáng tôn
kính. Và, để đẽo được những mảnh xương sọ đầu lâu người cứng như đá ấy
thành những đồng xu tròn trĩnh là một việc rất gian nan, có khi phải
làm cả ngày trời. Ngoài những dụng cụ như dao, kéo, dùi, đục, búa… thì
những thầy cúng cần phải có bàn tay chắc khỏe, tài hoa nếu muốn những
mảnh xương đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Đặc biệt,
người Chăm còn quan niệm rằng, xương sọ của nữ giới sẽ được đẽo thành 9
đồng xu còn của nam giới được đẽo thành 7 đồng, như một quan niệm về
sự bất tử. Ngày nay, mặc dù tục lệ đẽo hộp sọ thành hình đồng xu vẫn
còn nhưng để đơn giản, mỗi hộp sọ chỉ được chọn một mảnh xương trán rồi
đẽo thành 1 đồng xu duy nhất, còn tất cả những phần xương cốt khác
đều được đem hỏa thiêu cho nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cuối cùng, tất cả những đồng xu xương sọ ấy sẽ được
cất vào trong những chiếc hũ sành lớn để cạnh những phiến đá Kut
trong nghĩa địa.
Nghi thức nhập Kut
Những linh hồn trong phiến đá Kut
Nằm giữa một cánh đồng rộng mênh mông sau mùa thu
hoạch chỉ còn trơ những gốc rạ màu đất bạc, nghĩa địa Kut được trang
trí bằng nhiều hình ảnh khắc họa cầu kỳ, màu sắc sống động, rực rỡ,
khác rất xa so với vẻ u trầm, tĩnh mịch của những nơi thờ cúng, lưu
giữ xác chết của người Kinh. Lần theo từng bậc thang, chúng tôi cùng
ông Ngòi đi vào bên trong khu mộ Kut linh thiêng và huyền bí này. Mặc
dù có cảm giác thoáng đãng cùng những gam màu vàng, đỏ, xanh chói lọi
nhưng trong tiềm thức, chúng tôi vẫn có một cảm giác lạnh ở sống lưng
bởi một cơn gió lạnh từ phía xa ập vào. Một cảm giác rờn rợn không thể
khác ở những nơi đang chứa những phần cơ thể của người quá cố. Trong
khuôn viên rộng chừng 30m2 của gian nhà thờ chính giữa, chúng tôi quan
sát thấy có một dãy hàng cột đá tròn, hình trụ được chôn xuống đất.
Đó chính là những phiến đá Kut linh thiêng, bất tử, đang che chở những
linh hồn bất tử của những con người nơi đây.
Vừa chỉ tay về dãy trụ đá Kut, ông Ngòi vừa nói:
Trong quan niệm của người Chăm chúng tôi, những phiến đá Kut này là bất
tử còn thân xác con người chỉ là tạm bợ, nương nhờ trong trần gian
chốc lát mà thôi. Vì thế, con người khi chết đi, được cải táng và hóa
thân vào Kut là coi như được tồn tại mãi mãi, bất tử cùng năm tháng
vậy. Về nghi thức nhập Kut, ông cho biết thêm. Ban đầu, những đồng xu
hộp sọ này sẽ được tắm rửa tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng
rượu nồng thơm tho thì mới được nhập Kut. Khi ấy, trước sự chứng kiến
của người thân, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân,
lễ nhập Kut được diễn ra. Nó được coi là nghi thức biến con người
thành bất tử. Đó là việc từ những mảnh xương cốt của con người bình
thường, có thể bị mục nát theo thời gian sẽ được làm lễ cho cái xương
quan trọng nhất nhập vào phiến đá Kut kia, mãi mãi tồn tại như một ý
niệm về sự bất tử của những linh hồn khi con người mất đi. Đó là giây
phút quan trọng khi thể xác được hóa thành bất tử. Những xương cốt
trần tục được làm lễ để nhập vào phiến đá Kut kia, để mãi mãi tồn tại
với thời gian. Mãi mãi vĩnh hằng dưới ánh mặt trời.
Tuy nhiên, trong những ngày tìm hiểu về nghĩa địa
Kut của đồng bào người Chăm, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, trong
những nghĩa địa Kut này thường chỉ có một số ít những phiến đá Kut,
thường là 7 trụ đá nhưng lại có cả ngàn đồng xu hộp sọ được nhập Kut ở
đây. Chính điều đó dẫn đến việc có nhiều linh hồn cùng được nhập Kut
vào một phiến đá. Với đồng bào, đó là một việc là điều bình thường bởi
nhiều linh hồn được nương nhờ trong một phiến đá Kut bất tử cũng là
điều bình thường. Tuy nhiên, trong nghĩa địa Kut lại phân ra làm 2
loại Kut là Kut chính và Kut phụ. Theo những già làng người Chăm, Kut
chính là nơi nhập hồn cho những người chết bình thường, chết tại nhà,
trong vòng tay người thân. Đó là cái chết êm đềm, bản thân người chết
và những người xung quanh cũng cảm thấy an lòng. Còn Kut phụ là dành
cho những người phải nhận cái chết khác thường. Đó là chết đường, chết
chợ, chết ở những nơi không phải là nhà mình hoặc những người bị dị
tật khi chết hoặc của những người ngoại tộc như vợ (hoặc chồng) ở nơi
khác kết hôn với một người Chăm bản địa. Vì thế, người Chăm rất sợ
phải chết ở bệnh viện và kết hôn với những người ngoại tộc, bởi như
thế khi chết họ sẽ phải nhập vào Kut phụ.
Tuy nhiên, ngoài những nghĩa địa Kut được xây dựng,
trang trí và bền vững thì còn một số nghĩa địa Kut khác ở trạng thái
"hoang sơ” hơn. Đó chính là nghĩa địa Kut ở các làng Chăm như làng Ba
Tháp, làng Chăm Gò Sạn (TP. Phan Rang-Tháp Chàm)… với những ngôi mộ
Kut chỉ là những phiến đá đơn sơ, được xếp liền nhau trên những bãi
cát phẳng lỳ. Khi ấy, cái đồng xu xương sọ sẽ được chôn ngay bên dưới
những phiến đá Kut này. Hàng năm, vào những ngày lễ quan trọng của dân
tộc mình, ngày giỗ thì người thân và cộng đồng làng Chăm thường đến
những nấm mộ Kut này để cúng lễ, khấn lạy. Lễ vật đơn sơ, chỉ là các
loại trái cây thông thường.
Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận có
hàng trăm các làng Chăm sinh sống từ nhiều năm qua. Mặc dù hiện nay,
người Chăm ở đây đã hòa nhập, giao lưu văn hóa với những cộng đồng dân
cư khác trong vùng nhưng thực tế, cuộc sống và những nét văn hóa của
họ vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn, huyền hoặc mà nhiều người chưa
giải thích được. Một trong số đó là tục lệ đẽo xương sọ người chết
thành hình đồng xu rồi làm lễ nhập Kut, hóa thân xương cốt của con
người vào những phiến đá Kut vĩnh hằng, như một ước vọng đẹp đẽ, bất
tử suốt ngàn đời qua.
|
ĐOÀN XÁ
(Báo Đại Đoàn kết)
********************
Những điều bí ẩn về thế giới vĩnh hằng của người Chăm
Người chết sau khi chôn cất khá sơ sài xuống đất
thì đúng một năm sau sẽ được đào lên, cải táng xương cốt. Đặc biệt,
trong khi tất cả những khúc xương khác như xương đùi, xương ống, xương
sườn, xương mác…đều được hỏa táng thì riêng hộp sọ sẽ được giữ lại rồi
dùng dao, kéo, dùi, mài, đục…chế tác thành những đồng xu hình tròn, như
đồng tiền để thờ cúng. Tục lệ lạ lùng và kỳ bí này vốn đã tồn tại mấy
trăm năm qua của những người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh Thuận,
Bình Thuận. Tuy nhiên, đó là tập tục xưa, còn nay đã đơn giản hơn rất
nhiều nhưng vẫn giữ lại nét thiêng liêng.
Khu nghĩa địa Kut của người Chăm nhìn từ xa
Quan niệm về sự bất tử
Làng Chăm đầu tiên mà chúng tôi tìm tới để khám phá
những tập tục lạ lùng của đồng bào là làng Chăm Mỹ Nghiệp nằm ở thị
trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Từ phía quốc lộ 1A đi vào chừng
hơn một cây số là bắt gặp những mái nhà của người Chăm nằm rải rác hai
bên đường liên xã được trải bê-tông phẳng lỳ trong ánh nắng ấm áp. Trò
chuyện với chúng tôi, ông Phí Văn Ngòi (67 tuổi), một người từng nhiều
năm gắn bó với mảnh đất này cho biết, trong quan niệm sống của người
Chăm theo dòng Bà La Môn nơi đây, nghĩa địa Kut chính là nơi linh thiêng
và trang trọng nhất. Cụ thể, khi một ai đó chẳng may mất đi, gia đình
sẽ đem chôn cất ở một ngôi mộ trong khuôn viên khu đất hoang phía sau
làng. Lễ chôn cất lần này chỉ mang ý nghĩa tạm bợ nên tất cả mọi việc
được hoàn tất rất nhanh chóng, không nghi lễ cầu kỳ. Sau đó khoảng một
năm, gia đình bắt đầu mời thầy cúng, ông Cả, người thân quyến và các
chức sắc trong làng đến cải táng phần mộ cho người đã khuất. Lúc này,
rất nhiều nghi thức trang trọng và tỷ mỷ mới được diễn ra, đặc biệt là
nghi lễ "nhập Kut”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Kut thực ra chính là
một hòn đá được lấy dưới đáy biển hoặc trên núi cao, sau đó được đẽo
gọt, chạm trổ điêu khắc với những họa tiết đẹp hình trụ tròn rồi chôn cố
định trong nghĩa địa. Mỗi phiến đá Kut như vậy được những thế hệ của
người Chăm nơi đây thờ cúng rất linh thiêng. Và, có nhiều thư tịch cổ
của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận khẳng định rằng, nhiều phiến
đá Kut ở các lăng mộ vua chúa đến nay đã tìm thấy có niên đại cách đây
cả ngàn năm chứ không ít. Điều đó chứng tỏ tục lệ này của đồng bào đã
có từ rất lâu.
Vừa dẫn chúng tôi ra thăm khu nghĩa địa Kut linh
thiêng của cộng đồng mình, ông Ngòi vừa kể về những nghi thức đẽo những
đồng xu bằng xương sọ người. Cụ thể, sau khi cải táng, xương cốt của
người chết sẽ được phân loại ra. Các loại xương bình thường khác đều
được cho vào lò hỏa táng phía sau nghĩa địa Kut, còn riêng xương hộp sọ,
cụ thể là xương trán sẽ được giữ lại. Trong lúc ngọn lửa đang thiêu
rụi xương cốt ra tro tàn ngoài kia thì bên trong nghĩa địa, những thầy
cúng và ông Cả sẽ làm nhiệm vụ đẽo xương sọ của người chết thành những
hình đồng xu tròn. Công việc này thoạt nhìn có vẻ ghê rợn nhưng với
đồng bào người Chăm nơi đây, nó lại vô cùng linh thiêng và đáng tôn
kính. Và, để đẽo được những mảnh xương sọ đầu lâu người cứng như đá ấy
thành những đồng xu tròn trĩnh là một việc rất gian nan, có khi phải
làm cả ngày trời. Ngoài những dụng cụ như dao, kéo, dùi, đục, búa… thì
những thầy cúng cần phải có bàn tay chắc khỏe, tài hoa nếu muốn những
mảnh xương đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Đặc biệt,
người Chăm còn quan niệm rằng, xương sọ của nữ giới sẽ được đẽo thành 9
đồng xu còn của nam giới được đẽo thành 7 đồng, như một quan niệm về
sự bất tử. Ngày nay, mặc dù tục lệ đẽo hộp sọ thành hình đồng xu vẫn
còn nhưng để đơn giản, mỗi hộp sọ chỉ được chọn một mảnh xương trán rồi
đẽo thành 1 đồng xu duy nhất, còn tất cả những phần xương cốt khác đều
được đem hỏa thiêu cho nghi thức trở nên nhẹ nhàng hơn.
Cuối cùng, tất cả những đồng xu xương sọ ấy sẽ được
cất vào trong những chiếc hũ sành lớn để cạnh những phiến đá Kut trong
nghĩa địa.
Nghi thức nhập Kut
Những linh hồn trong phiến đá Kut
Nằm giữa một cánh đồng rộng mênh mông sau mùa thu
hoạch chỉ còn trơ những gốc rạ màu đất bạc, nghĩa địa Kut được trang trí
bằng nhiều hình ảnh khắc họa cầu kỳ, màu sắc sống động, rực rỡ, khác
rất xa so với vẻ u trầm, tĩnh mịch của những nơi thờ cúng, lưu giữ xác
chết của người Kinh. Lần theo từng bậc thang, chúng tôi cùng ông Ngòi đi
vào bên trong khu mộ Kut linh thiêng và huyền bí này. Mặc dù có cảm
giác thoáng đãng cùng những gam màu vàng, đỏ, xanh chói lọi nhưng trong
tiềm thức, chúng tôi vẫn có một cảm giác lạnh ở sống lưng bởi một cơn
gió lạnh từ phía xa ập vào. Một cảm giác rờn rợn không thể khác ở những
nơi đang chứa những phần cơ thể của người quá cố. Trong khuôn viên rộng
chừng 30m2 của gian nhà thờ chính giữa, chúng tôi quan sát thấy có một
dãy hàng cột đá tròn, hình trụ được chôn xuống đất. Đó chính là những
phiến đá Kut linh thiêng, bất tử, đang che chở những linh hồn bất tử
của những con người nơi đây.
Vừa chỉ tay về dãy trụ đá Kut, ông Ngòi vừa nói:
Trong quan niệm của người Chăm chúng tôi, những phiến đá Kut này là bất
tử còn thân xác con người chỉ là tạm bợ, nương nhờ trong trần gian chốc
lát mà thôi. Vì thế, con người khi chết đi, được cải táng và hóa thân
vào Kut là coi như được tồn tại mãi mãi, bất tử cùng năm tháng vậy. Về
nghi thức nhập Kut, ông cho biết thêm. Ban đầu, những đồng xu hộp sọ
này sẽ được tắm rửa tẩy trần bằng nước mưa tinh khiết, bằng rượu nồng
thơm tho thì mới được nhập Kut. Khi ấy, trước sự chứng kiến của người
thân, những già làng, các vị chức sắc và đông đảo người dân, lễ nhập
Kut được diễn ra. Nó được coi là nghi thức biến con người thành bất tử.
Đó là việc từ những mảnh xương cốt của con người bình thường, có thể
bị mục nát theo thời gian sẽ được làm lễ cho cái xương quan trọng nhất
nhập vào phiến đá Kut kia, mãi mãi tồn tại như một ý niệm về sự bất tử
của những linh hồn khi con người mất đi. Đó là giây phút quan trọng khi
thể xác được hóa thành bất tử. Những xương cốt trần tục được làm lễ để
nhập vào phiến đá Kut kia, để mãi mãi tồn tại với thời gian. Mãi mãi
vĩnh hằng dưới ánh mặt trời.
Tuy nhiên, trong những ngày tìm hiểu về nghĩa địa
Kut của đồng bào người Chăm, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, trong
những nghĩa địa Kut này thường chỉ có một số ít những phiến đá Kut,
thường là 7 trụ đá nhưng lại có cả ngàn đồng xu hộp sọ được nhập Kut ở
đây. Chính điều đó dẫn đến việc có nhiều linh hồn cùng được nhập Kut vào
một phiến đá. Với đồng bào, đó là một việc là điều bình thường bởi
nhiều linh hồn được nương nhờ trong một phiến đá Kut bất tử cũng là điều
bình thường. Tuy nhiên, trong nghĩa địa Kut lại phân ra làm 2 loại Kut
là Kut chính và Kut phụ. Theo những già làng người Chăm, Kut chính là
nơi nhập hồn cho những người chết bình thường, chết tại nhà, trong vòng
tay người thân. Đó là cái chết êm đềm, bản thân người chết và những
người xung quanh cũng cảm thấy an lòng. Còn Kut phụ là dành cho những
người phải nhận cái chết khác thường. Đó là chết đường, chết chợ, chết ở
những nơi không phải là nhà mình hoặc những người bị dị tật khi chết
hoặc của những người ngoại tộc như vợ (hoặc chồng) ở nơi khác kết hôn
với một người Chăm bản địa. Vì thế, người Chăm rất sợ phải chết ở bệnh
viện và kết hôn với những người ngoại tộc, bởi như thế khi chết họ sẽ
phải nhập vào Kut phụ.
Tuy nhiên, ngoài những nghĩa địa Kut được xây dựng,
trang trí và bền vững thì còn một số nghĩa địa Kut khác ở trạng thái
"hoang sơ” hơn. Đó chính là nghĩa địa Kut ở các làng Chăm như làng Ba
Tháp, làng Chăm Gò Sạn (TP. Phan Rang-Tháp Chàm)… với những ngôi mộ Kut
chỉ là những phiến đá đơn sơ, được xếp liền nhau trên những bãi cát
phẳng lỳ. Khi ấy, cái đồng xu xương sọ sẽ được chôn ngay bên dưới những
phiến đá Kut này. Hàng năm, vào những ngày lễ quan trọng của dân tộc
mình, ngày giỗ thì người thân và cộng đồng làng Chăm thường đến những
nấm mộ Kut này để cúng lễ, khấn lạy. Lễ vật đơn sơ, chỉ là các loại trái
cây thông thường.
Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận có
hàng trăm các làng Chăm sinh sống từ nhiều năm qua. Mặc dù hiện nay,
người Chăm ở đây đã hòa nhập, giao lưu văn hóa với những cộng đồng dân
cư khác trong vùng nhưng thực tế, cuộc sống và những nét văn hóa của họ
vẫn còn vô vàn những điều bí ẩn, huyền hoặc mà nhiều người chưa giải
thích được. Một trong số đó là tục lệ đẽo xương sọ người chết thành
hình đồng xu rồi làm lễ nhập Kut, hóa thân xương cốt của con người vào
những phiến đá Kut vĩnh hằng, như một ước vọng đẹp đẽ, bất tử suốt ngàn
đời qua.
|
ĐOÀN XÁ
(Báo Đại Đoàn kết)
*********************
Thầy phong thủy đoán chuyện tình duyên năm Ngựa
Giáp Ngọ được dự đoán là năm may mắn cho tình yêu, hôn
nhân và sinh nở, nhưng cũng cần cẩn trọng vì khi sao Đào hoa phát huy
tác dụng quá mạnh thì sẽ nảy sinh những cuộc tình ngoài hôn nhân.
|
Một khách hàng chọn mua con thú hình ngựa tại một khu chợ ở Kualar Lumpur, Malaysia, trước Tết Giáp Ngọ. Ảnh: Thestar
|
Năm Giáp Ngọ hay năm Ngựa Gỗ sẽ bắt đầu trong vài tuần nữa, với ngày 4/2 (mùng 5/1 âm lịch) là ngày Lập xuân. Năm nay là năm chủ của sao Đào hoa, dự đoán "sẽ có nhiều đám cưới và nhiều trẻ em ra đời hơn", Louis Loh, thầy phong thủy ở Singapore, nói.
Không giống như năm Quý Tỵ 2013 có sự thay đổi
chậm rãi, giống như rắn từ từ lột da, năm Giáp Ngọ sẽ chứng kiến những
sự bùng nổ mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Theo Shelly Wu, nhà nghiên cứu về phong thủy ở Los Angeles, Mỹ, những
hạt giống được gieo từ năm rắn sẽ nảy mầm và thu được kết quả trong
năm nay. "2014 có thể đồng nghĩa với nhà mới, bạn bè mới, mọi thứ rất
tích cực, mọi việc đều có thể diễn ra", bà Wu dự đoán.
Nhà nghiên cứu phong thủy nổi tiếng khác của
Singapore, Kenny Hoo, người có 15 năm kinh nghiệm, cũng đồng ý với quan
điểm trên. Hoo nói rằng "nhiều cặp đôi sẽ đi tới hôn nhân, chuyển nhà
mới và có con hoặc sẽ có những sự kiện đặc biệt trong đời".
"Tuy nhiên, những người mẹ cố gắng tránh sinh con vào
tháng 5 hoặc tháng 8 nếu có thể. Vì những tháng này nguyên tố hỏa mạnh
nhất trong năm, em bé sinh ra vào mùa hè có thể có xu hướng quá tích
cực và nóng tính", Hoo nói.
Ngoài ra, sao Đào hoa chiếu mạnh nên các cá nhân đã
kết hôn cũng nên cẩn trọng và tránh ảnh hưởng của sao này đối với gia
đình mình, tránh chuyện tình cảm ngoài hôn nhân.
"Các chính trị gia và các doanh nhân có thể mất địa vị
và tiền tài vì những mối tình đi quá giới hạn, thậm chí nổ ra bê bối",
Hoo dự đoán.
Nhà phong thủy Malaysia Datuk Alan Kou thì cho rằng
năm nay đặc biệt tốt đối với những người tuổi Sửu, Dậu, Hợi, Mùi, mọi
việc của họ đều tốt, đặc biệt là chuyện tình cảm.
Nhưng với những tuổi Tý, Ngọ, Tuất và Dần thì không được tốt như vậy. "Hãy
cẩn thận để tránh những rắc rối không cần thiết. Đừng xen vào chuyện
tình cảm của người khác. Hãy tập trung vào bản thân và vượt qua năm
nay". Những người tuổi khác thì trung bình, ông Alan Kou dự đoán.
Tổng thể, các nhà phong thủy cho rằng năm Ngọ là
một năm phát triển và tiến tới. Chú ngựa luôn muốn chạy, muốn phi nước
đại, vậy hãy đặt những mục tiêu và mang những hy vọng cháy bỏng xứng
đáng với sức mạnh chiến mã. Điều đó sẽ dẫn bạn tới thành công, không
chỉ trong chuyện tình cảm.
Vũ Hà (tổng hợp)
*************************
Những khoảnh khắc nghẹt thở của giao thông thế giới
Nhồi nhét tàu điện, xe bus, đu lên thành tàu hỏa... là những khoảnh khắc giao thông 'nghẹt thở' nhất trên thế giới.
Với phần đông mọi người việc di chuyển đến nơi làm
việc hoặc về nhà là hoạt động không có niềm vui bởi tắc đường, còi xe, ô
nhiễm không khí. Trên thế giới thậm chí có những cảnh tượng không ai
có thể nghĩ tới khi tham gia giao thông, mà Businessinsider khi xem xong những bức ảnh này mỗi người sẽ cảm thấy mình còn may mắn.
|
Sao Paulo, Brazil là một trong những nước
có lượng người tham gia giao thông công cộng đông nhất thế giới, tàu
điện ngầm luôn trong tình trạng quá tải.
|
|
Khuôn mặt biểu cảm của người đàn ông khi cửa tàu đóng vì quá đông.
|
|
Hệ thống xe bus thành phố cũng không khá hơn.
|
|
Dhaka, Bangladesh với phương tiện chuyển chở là tàu phà.
|
|
Một số nơi khác lại coi nóc tàu hỏa như là toa tàu.
|
|
Dù rất đông nhưng có vẻ những người đứng dưới vẫn muốn lên.
|
|
Đài Loan giờ tan tầm.
|
|
|
Jakarta, Indonesia mũi tàu cũng là nơi lý tưởng.
|
|
Đi bộ, cảnh tượng quen thuộc tại Tokyo, Nhật Bản.
|
|
Xe máy siêu tải.
|
|
Grand Central Terminal tại New York giờ cao điểm.
|
|
Ở phía tây Java, Indonesia, tàu là phương
tiện di chuyển cốt yếu khi chỉ khoảng 300 xe hơi phục vụ 500.000 lượt
người đi lại mỗi ngày.
|
|
Trên tàu tại Mumbai, thành phố đông dân nhất Ấn Độ.
|
|
Kenya.
|
|
Islamabad, Pakistani lại không đối mặt với chở người mà là chở hàng quá nặng.
|
|
New York sau khi cơn bão Sandy quét qua,
việc di chuyển vào hầm Holland khó khăn hơn bao giờ hết, đèn đỏ xuất
hiện mọi nơi từ cột đèn tới đuôi xe.
|
|
Đường lên cầu ở vịnh Oakland, San Franciso khi công nhân giao thông đình công.
|
|
Dù trời mưa to đến mấy cũng phải cố bắt xe về nhà ở Pakistan.
|
|
Tắc đường do bão tuyết.
|
|
Hành khách bị mắc kẹt khi cơn bão phá hủy một đoạn đường cao tốc phía bắc Manila, Philippines.
|
|
Cũng tại Philippines, tại một nhà ga.
|
|
Tàu điện ngầm trở nên lộn xộn thì nhân viên đình công tại Pháp.
|
|
Cảnh tượng thường thấy ở bất cứ thành phố đông dân nào.
|
|
Cuối cùng, phương tiện di chuyển mà ai cũng mong mỏi nhất, hạng thương gia của Etihad, không chen chúc, phục vụ tận nơi.
|
Minh Hy
Ảnh: Businessinsider
************************
Ảnh Khỏa Thân Đẹp
***********************
Lạ lùng ngày “Không mặc quần dài khi đi tàu điện”
Hàng ngàn hành khách đi tàu điện ở 60 thành phố
trên thế giới đã gây xôn xao dư luận và đem lại không ít tiếng cười khi
họ đua nhau mặc quần đùi, thậm chí là quần lót khi đi tàu điện.
Cảnh
tưởng này đang diễn ra ở các ga và trên tàu điện ở khắp các thành phố
trải dài từ New York (Mỹ) đến Sydney (Úc), Paris (Pháp), Hồng Kông, Bắc
Kinh (Trung Quốc),… nhân ngày “Không mặc quần dài khi đi tàu điện” hàng năm, 13/1.
Không quần dài thản nhiên dạo phố
Hành
khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng ở khắp 60 thành phố
trên thế giới đã dũng cảm mặc đồ lót trước sự chứng kiến của công
chúng để cổ vũ cho phong trào đã lây lan khắp toàn cầu sau khi được
khởi xướng lần đầu tiên tại thành phố New York vào năm 2002 bởi một
công ty của Mỹ, Improve Everywhere (tạm dịch là Cải thiện ở Mọi Nơi).
Yêu
cầu với những người tham gia khá đơn giản: Tụ tập ở một điểm hẹn vào
một ngày cố định trong năm trong trạng thái không mặc quần dài rồi đi
quanh đường phố, ga tàu điện để thu hút sự chú ý và gây cười.
“Đây
chỉ là một trò đùa nhằm đem lại những tiếng cười và niềm vui cho mọi
người,” Charlie Todd, người khởi xướng phong trào này cách đây 12 năm
khi lần đầu tiên chỉ có 7 người tham gia.
“Hãy
cứ tự nhiên! Giữ vẻ mặt làm thinh,” Todd hướng dẫn những người tham
gia ở thành phố “Quả táo đỏ” (Big Apple), một biệt danh của thành phố
New York, nơi có khoảng 3.000-4.000 người ở độ tuổi từ 3 tháng đếnn 71
tuổi tham gia phong trào năm nay.
“Nếu
ai đó bảo bạn là bạn không mặc quần dài, hãy trả lời rằng bạn quên,
bạn cảm thấy lạnh và thật đáng tiếc vì điều đó,” anh nói.
Một
yêu cầu khác khá thú vị là quần đùi phải sờn màu, có thiết kế bắt mắt
với màu sắc sặc sỡ và phải để lộ ít nhất từ hông xuống mặc dù họ vẫn
đang tiếp tục công việc và đời sống hàng ngày của mình nhằm gây ấn tượng
đối với người xem.
Người
tham gia cũng được khuyến khích mặc đồng phục hoặc sử dụng những phụ
kiện giống nhau như xe đạp, xe đẩy tay, túi mua sắm hay thậm chí cả va
li để khuếch trương tác dụng của phong trào.
Những
người tham gia năm nay có kế hoạch tụ tập ở 7 ga tàu điện ở New York
trước khi tập trung ở Quảng trường Union Square ở khu Manhattan.
“Tôi
cảm thấy hơi lạnh nhưng mà rất vui,” một người tham gia có tên Pedro
nói khi đang mặc quần đùi và tất màu đỏ, đầu đội mũ, tay kéo một chiếc
va li khi đang đứng ở ga tàu điện.
Một
phụ nữ chừng 30 tuổi ăn mặc cũn cỡn đang nói chuyện điện thoại thu hút
sự chú ý của rất nhiều người qua đường khiến một cụ bà nhìn chòng chọc
với vẻ khó hiểu.
Ở
Paris, có hơn 1.200 người đã đăng ký tham gia qua Facebook. Điểm hẹn
của họ là ga tàu điện Charles de Gaulle-Etoile. Họ sẽ đi diễu hành trong
bộ dạng không mặc quần dài đến pháo đài Bastille.
Các
sự kiện diễn ra ở những nơi khác được tổ chức với quy mô nhỏ hơn. Ở
Buenos Aires, thủ đô của Ác-hen-ti-na, một nhóm thanh niên, chủ yếu là
đàn ông mặc comple, thắt cà vạt đi cùng những chú chó bốc-xơ được vẽ màu
lòe loẹt đã khiến vô số người phì cười.
Trong
khi đó, ở Sydney, một nhóm người ngang nhiên cởi bỏ quần dài trên tàu
điện trung tâm thành phố, khiến không ít người đi tham quan cuối tuần
nhân dịp nghỉ hè phải tròn mắt ngỡ ngàng trước khi họ chuyển hướng đi về
hướng bãi biển Bondi.
“Hãy
khẳng định rằng đây chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên khi nhiều người
khác cũng quên mặc quần dài,” ban tổ chức hướng dẫn những người tham
gia và bảo họ giả vờ quên không nhắc nhở nhau.
Tại
một ga tàu điện đông người ở Hongkong, có khoảng 40 người trong đó có
nhà khoa học xã hội người Úc Bess Hepworth cùng cậu con trai 18 tháng
tuổi của cô cũng tham gia trò đùa này.
“Đây là lần đầu tiên con trai tôi mặc quần đùi trước công chúng mặc dù cậu thường xuyên làm vậy hàng ngày,” bà mẹ 37 tuổi nói.
Ở
Bắc Kinh, một nhóm người không mặc quần dài tiến đến ga tàu điện hiện
đại và đông đúc nhất thủ đô Trung Hoa. Họ đã khiến nhiều người nhìn với
vẻ bối rối lạ lùng,
“Tôi
muốn chứng minh rằng người Trung Quốc cũng hội nhập với thế giới.
Nhưng mọi người lại cho rằng tôi có vấn đề về thần kinh,” Huang Li, một
thanh niên 22 tuổi mặc chiếc quần lót màu xanh da trời điểm xuyết bởi
một vài chấm nhỏ.
Thảo Nguyên
Theo Yahoo News, AFP
***********************
Bắt được cá chình “khủng”
Sáng 13/1, ông Nguyễn Văn Lắm cho biết vừa cào bắt
được con cá chình nước ngọt cân nặng hơn 8,5 kg trên tuyến Kênh Xáng
thuộc xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Con cá này được ông Lắm bán cho bạn hàng tại địa phương với giá 310.000 đồng/kg.
Cũng trên tuyến kênh này, cách nay không lâu, ông Lắm từng cào dính cặp cá chình nặng hơn 13 kg.
“Con cá chình này có
màu đen và cái vây lưng nối liền với phần đuôi rất lạ. Nghe nói người ta
đem nó về TP Long Xuyên bán lại cho nhà hàng tới 650.000 đồng/kg” -
ông Lắm tiếc rẻ.
Con cá chình nặng hơn 8,5 kg do ông Nguyễn Văn Lắm cào được trên tuyến Kênh Xáng vào sáng 13/1.
Ông Nguyễn Văn Đoàn ở
xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, cũng cho biết vào đầu mùa lũ năm nay,
ông đặt đú cập bờ sông Hậu tại khu vực bờ kè Nguyễn Du (TP Long Xuyên)
bắt được cá chình cực to, nặng 10,2 kg. Do không biết được giá trị của
cá, ông Đoàn đã xẻ thịt bán cho người dân tại chỗ với giá chỉ 120.000
đồng/kg.
Theo T.Vân
Người lao động
***************************
Đàn ông Nhật cởi trần ôm băng để cầu may
Ôm một tảng băng khổng lồ cũng đủ khiến bạn tê cóng, thế nhưng đàn ông Nhật Bản còn cởi trần ôm băng để cầu may trong năm mới.
Hai thanh niên đang ôm băng cầu may.
Hôm 11/1 vừa qua, tại Tokyo, khoảng 100 người tham gia lễ hội
truyền thống Kanchu Misogi của đạo Shinto, một phong tục rửa tội vào mùa
đông với mục đích rửa sạch cơ thể và tâm hồn, giúp đến gần những linh
hồn mà họ tin rằng có thể giúp họ thành công.
Dưới nhiệt độ 6 độ C, các nam giới mặc một chiếc quần lót và đeo
dải băng trắng trên đầu trước khi nhấn người xuống bể nước lạnh ở miếu
Teppozu Inari Shinto, chắp hai tay và cúi đầu để cầu nguyện.
Nhấn mình trong cái lạnh “cắt da cắt thịt”.
Đạo gốc của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo) có nguồn gốc từ quan niệm
vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong
thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư
cách tôn giáo của cộng đồng, Thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia
thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ
các anh hùng và các thủ lĩnh xuất sắc của nhân dân qua các thế hệ khác
nhau và thờ cúng linh hồn tổ tiên theo lễ nghi của Thần đạo.
Miếu này được xây dựng để thờ cúng nữ thần Inari, một trong những
thần quan trọng nhất mang đến sự thành công, của cải và thịnh vượng.
Cúi lạy thần thánh để xin lộc đầu năm.
Bất chấp giá lạnh, những người theo đạo Shinto tin rằng các thần
thánh muốn con người được hạnh phúc và sẵn sàng giúp họ nếu họ được đối
xử đúng cách.
Thần đạo Shinto không có Chúa trời, không có người
sáng lập, không có người cầm quyền và cho phép mọi người theo các tôn
giáo khác. Đạo này đề cao các phép tắc đạo đức và tình yêu thương con
người.
Nguyễn Thúy
Theo DM
***********************
Gặp họa sĩ phác họa chân dung kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh
Theo nhận định của các điều tra viên công an quận
7, TPHCM thì hình ảnh họa sĩ phác họa nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh và
hình ảnh thật ngoài đời của đối tượng giống nhau đến 80%. Cũng chính
bức họa này đã góp phần giúp công an phá án.
>> Họa sĩ khắc họa chân dung kẻ bắt cóc trẻ sơ sinh
Thượng tá Nguyễn Văn Thanh, Đội
trưởng Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công
an quận 7 cho biết: “Thành tích phá nhanh chuyên án bắt cóc trẻ em
không phải của riêng các cán bộ, chiến sĩ đội hình sự quận 7 mà nhờ có
sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân và đặc biệt là của một giảng viên đại
học đã phác họa chân dung hung thủ giống đến hơn 80%”.
Trước đó chiều 11/1, một họa sĩ đã đến
Bệnh viện quận 7 để phác họa lại chân dung nghi can bắt cóc trẻ sơ
sinh, và nhờ những hình ảnh này mà người dân cung cấp các thông tin
chính xác về đối tượng giúp công an phá án.
Trong tối 13/1, PV Dân trí đã
có cuộc gặp gỡ với người họa sĩ này, anh chính là Phan Vũ Linh (39
tuổi), người trực tiếp phác họa chân dung nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh
tại Bệnh viện quận 7, TPHCM .
Họa sĩ Phan Vũ Linh
Nói về quyết định vẽ chân dung nghi
can bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện, họa sĩ Linh kể: “Ngày 11/1 có một
người chị quen biết trước đây nhờ tôi đến bệnh viện vẽ lại chân dung
cô gái bắt cóc trẻ em, sau đó chị này tự liên hệ với công an để mình
vào bệnh viện tiếp xúc với gia đình rồi phác họa hình ảnh cô gái như
thế nào. Sau 30 phút thì tôi hoàn thành bức họa và gia đình cháu bé nói
rất giống”.
Bức họa do họa sĩ Linh vẽ rất giống với chân dung nghi can ngoài đời
Chia sẻ về việc cho ra đời
bức họa tương đối giống với hung thủ ngoài đời nhưng chưa một lần gặp
mặt, họa sĩ Linh nói: “Lúc vẽ tôi cũng không tự tin là chính xác. Chuyện
vẽ giống chân dung là rất khó, nhưng vẫn cố gắng hết sức”.
Được biết đây là lần đầu tiên họa sĩ
Linh phác họa chân dung hung thủ giúp công an phá án. Họa sĩ Linh chia
sẻ thêm: “Việc phác họa chân dung hung thủ có giúp công an tìm ra được
hay không còn dựa vào nhiều yếu tố may mắn, cũng như phụ thuộc vào các
yếu tố khác như báo chí, chia sẻ cộng đồng mạng... Đặc biệt trong đó có
yếu tố đánh động vào tâm lý hung thủ nhiều hơn”.
Được biết họa sĩ Linh hiện đang là
giảng viên của trường đại học Mỹ thuật TPHCM, đang theo học thạc sĩ. Nói
về cảm nghĩ khi bức họa của mình góp phần giúp công an nhanh chóng tìm
ra hung thủ, họa sĩ Linh cho biết anh rất vui và cảm thấy nhẹ nhõm.
Đình Thảo
*************************
Em Teen xinh ngồi học bên Laptop
**********************