Trang lá cải
Trang Lá cải 09 tháng 01 -2025:
***********
Giang hồ nổ súng bắn đối phương rồi 'trốn sang Campuchia'
Vĩnh LongĐỗ Thanh Trí, 32 tuổi, cùng 4 đồng phạm bị cáo buộc đến quán bi da gây rối, dùng súng bắn đối phương nhiều phát rồi bỏ trốn sang Campuchia.
Ngày 8/1, Trí (tức Trí Điên) bị Công an TP Vĩnh Long truy nã về hành vi Gây rối trật tự công cộng. Cơ quan điều tra cũng đang truy tìm 4 đồng phạm của anh ta trong vụ nổ súng tại quán bida ở phường 8, TP Vĩnh Long.
Theo điều tra ban đầu, chiều 18/12/2024, Trí và 4 thanh niên đi ôtô 5 chỗ đến quán bida trên đường Nguyễn Văn Lâu gây rối, đánh nhau với Lương Văn Hậu (32 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang).
Bị Hậu cầm kéo rượt đuổi, nhóm Trí chạy ra ôtô lấy hai khẩu súng (chưa rõ loại) bắn 5 phát. Hậu bị 3 vết thương ngoài da, cửa kính của quán bida vỡ. Tại hiện trường, cảnh sát thu được 4 viên đạn (một bi sắt, 3 bi nhựa) và cây kéo.
Bị công an triệu tập hôm 22/12/2024, Trí thừa nhận đã gây ra vụ việc và khai sau khi gây án cả nhóm trốn qua Campuchia. Trên đường đi, Trí ném 2 khẩu súng xuống sông ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Hai hôm sau Công an TP Vĩnh Long khởi tố Trí nhưng anh ta đã bỏ trốn khỏi địa phương.
**********
Công chúa Charlotte và sợi dây chuyền có mối liên hệ đặc biệt với Vương tử Harry
Vào ngày Giáng sinh năm ngoái, Công chúa Charlotte (9 tuổi) đã cùng các thành viên Hoàng gia tham dự buổi gặp gỡ công chúng thường niên. Cô bé xuất hiện bên cạnh hai anh em là Hoàng tử George và Hoàng tử Louis. Công chúa nhỏ bắt tay người dân, nhận quà và thậm chí còn chụp ảnh selfie với một người hâm mộ.
Ban đầu, mọi người tập trung vào bộ trang phục đồng điệu của công chúa Charlotte và Vương phi Kate. Tuy nhiên, một chi tiết nhỏ khác mới được phát hiện gần đây lại liên kết cô bé với người chú Harry. Mặc dù đã nhiều năm không gặp Vương tử Harry, Công chúa Charlotte lại đeo chiếc vòng cổ ruby đắt giá được thiết kế bởi Chelsy Davy, bạn gái cũ của hoàng tử.
Được biết, Chelsy Davy là bạn của cả Thân vương William và Vương phi Kate. Chiếc vòng cổ thuộc thương hiệu trang sức AYA của Davy, được thiết kế hợp tác với Gemfields. GB News đưa tin, món trang sức này có giá trị lên đến 1.500 bảng Anh. Hiện chưa rõ Công chúa Charlotte nhận được món quà này khi nào và liệu Vương phi Kate có còn giữ liên lạc với Chelsy Davy hay không.
Chelsy Davy và Vương tử Harry hẹn hò từ năm 2004 đến 2011. Chuyện tình của họ từng tốn không ít giấy mực của báo chí. Cặp đôi gặp nhau lần đầu tại Cape Town và nhanh chóng phát triển mối quan hệ. Davy đã tham dự nhiều sự kiện cùng Vương tử Harry, bao gồm cả sinh nhật lần thứ 60 của Vua Charles. Cô cũng có mặt trong đám cưới của Thân vương William và Vương phi Kate vào tháng 4 năm 2011.
Tuy nhiên, Chelsy không thích sự chú ý của công chúng. Cô mong muốn giữ được sự riêng tư, điều này ngày càng khó khăn hơn khi mối quan hệ với Vương tử Harry tiếp tục. Trong cuốn hồi ký “Spare” xuất bản năm 2023, Công tước xứ Sussex (40 tuổi) đã viết: "Không giống như nhiều người tôi biết, cô ấy dường như hoàn toàn không quan tâm đến ngoại hình, đến sự đúng mực, đến hoàng gia. Không giống như nhiều cô gái tôi gặp, cô ấy không hề thể hiện sự khao khát vương miện ngay khi bắt tay tôi. Cô ấy dường như miễn nhiễm với căn bệnh thường gặp, đôi khi được gọi là hội chứng ngai vàng. Tôi luôn muốn biết cảm giác gặp một người phụ nữ mà không phải chứng kiến đôi mắt họ mở to khi nhắc đến tước hiệu của tôi, mà thay vào đó, chính tôi là người mở to mắt, bằng trí óc và trái tim mình".
Dù chia tay vào năm 2011, cả hai vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Chelsy Davy đã tham dự đám cưới của Vương tử Harry và Meghan Markle vào năm 2018. Cô không đưa ra bất kỳ bình luận nào về hoàng tử kể từ khi anh quyết định rời khỏi Hoàng gia vào năm 2020. Hiện chưa rõ Thân vương William và Vương phi Kate có còn giữ liên lạc với Chelsy Davy hay không, và ai là người đã tặng chiếc vòng cổ cho Công chúa Charlotte.
Theo Express
*************
Phát hiện 2 thi thể đã bị phân hủy nghiêm trọng trong buồng chứa càng đáp của máy bay chở khách
Ngày 7/1, hãng hàng không JetBlue (Mỹ) cho biết hai người đã được tìm thấy tử vong trong buồng chứa càng đáp của một chiếc máy bay từ Thành phố New York sau khi hạ cánh tại Sân bay quốc tế Fort Lauderdale-Hollywood.
Các thi thể được phát hiện vào đêm thứ Hai (6/1) trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng sau chuyến bay. Hãng hàng không cho biết danh tính của họ vẫn chưa được xác định và "hoàn cảnh xung quanh cách họ tiếp cận máy bay vẫn đang được điều tra".
JetBlue cho biết máy bay gần đây nhất đã hoạt động với nhiệm vụ là Chuyến bay 1801 từ Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York. Chuyến bay hạ cánh tại Fort Lauderdale lúc 11:10 tối (giờ địa phương) theo trang web theo dõi chuyến bay FlightAware.
“Một kỹ thuật viên đã phát hiện ra hai người đàn ông có vẻ là Signal 7, được thông báo là họ không di chuyển trong khu vực bánh đáp”, một người giấu tên cho biết trên đài phát thanh của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Broward. Signal 7 là mã thực thi pháp luật dành cho người đã tử vong.
“Cả hai cá nhân tử vong đều là nam giới. Ngoài ra, danh tính của họ hiện vẫn chưa được xác định”, Carey Codd, phát ngôn viên của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Broward cho biết.
“Văn phòng giám định y khoa Quận Broward sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong của hai người”, Codd nói thêm.
Theo một quan chức thực thi pháp luật, các thi thể đã bị phân hủy nghiêm trọng.
Người phát ngôn của Sở Hàng không Quận Broward, Arlene Satchell, nói với CNN rằng cuộc điều tra không ảnh hưởng đến hoạt động tại sân bay.
Satchell cho biết: "Những hành khách có mặt trên chuyến bay này đã xuống máy bay".
JetBlue cho biết trong một tuyên bố: “Đây là một tình huống đau lòng và chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách để hỗ trợ nhằm tìm hiểu nguyên nhân sự việc đã xảy ra”.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nói với CNN rằng họ không điều tra vì "có vẻ như sự cố không liên quan đến phi hành đoàn hoặc hoạt động của máy bay". Chiếc máy bay đã được trả lại cho JetBlue quản lý.
Theo dữ liệu của FlightAware, máy bay Airbus A320 này đã hoạt động gần như cả ngày thứ Hai, cất cánh lần đầu tiên từ Kingston, Jamaica, lúc 1:10 sáng. Máy bay đã đến New York trước chuyến khởi hành lúc 7:36 sáng đến Salt Lake City. Sau đó, máy bay phản lực bay trở lại JFK trước khi kết thúc ngày bay tại Fort Lauderdale.
Phát hiện này được đưa ra hai tuần sau khi một thi thể được tìm thấy trong khoang bánh xe của chuyến bay của United Airlines từ Chicago đến Maui.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết khoang bánh đáp máy bay thường được những người đi lậu sử dụng. Những người này thường không nhận ra khoang có ít không gian như thế nào khi bánh đáp được thu lại. Những người đi lậu không bị đè bẹp thường mất ý thức do thiếu oxy hoặc bị cóng khi máy bay ở độ cao bay bình thường.
Theo báo cáo năm 2011 của FAA, khoảng 80% số người cố gắng trốn đi lậu vào hốc bánh xe hoặc khoang bên ngoài của máy bay đều tử vong.
Nguồn: CNN
*********
Đưa con đi học bằng ô tô, người phụ nữ bất ngờ bị phạt 103 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà đưa ra phán quyết bất ngờ
Cô Vương 40 tuổi, sống tại thị trấn Tiêu Hà, thành phố Tầm Dương, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Gia đình cô có một chiếc ô tô 7 chỗ, thường được sử dụng để đưa đón con cái và đi du lịch.
Vào cuối tháng 10 năm 2021, vì tiện đường nên cô Vương đồng ý đưa đón con của một vài người hàng xóm đi học mà không lấy tiền. Cứ mỗi sáng thứ 2, cô Vương lại chở con và 5 đứa trẻ quanh nhà đến trường rồi đón chúng về nhà vào tối thứ 6. Phụ huynh của các cháu thường cho con tập trung tại nhà cô Vương vào lúc 7h sáng, sau đó xe di chuyển bằng đường cao tốc để kịp giờ đến trường.
Để cảm ơn cô Vương, phụ huynh của 5 cháu nhỏ quyết định mỗi người gửi cô 50 NDT (khoảng 170 nghìn đồng) cho một lần đưa đón. Trên đường đi, cô Vương cũng thường xuyên mua đồ ăn cho những đứa trẻ phòng khi đói bụng.
Đến cuối tháng 12 năm 2021, khi đang đưa 6 đứa trẻ về nhà, cô Vương bị nhân viên Cục Quản lý giao thông vận tải Trung Quốc chặn lại và tịch thu phương tiện. Họ nghi ngờ cô đang thực hiện hoạt động vận tải bất hợp pháp nên đưa ra hình phạt hành chính 30.000 NDT (khoảng 103 triệu đồng).
Dù đã giải thích toàn bộ sự việc nhưng cô Vương vẫn phải trả khoản tiền phạt 30.000 NDT. Vì quá bức xúc, cô Vương đã quyết định nộp đơn lên tòa án Tòa án Vận tải Đường sắt An Khang, yêu cầu Cục Quản lý giao thông vận tải Trung Quốc rút lại hình phạt.
Phía Cục Quản lý giao thông cho rằng, dựa trên mô tả của 3 nhân viên làm việc tại hiện trường và hồ sơ ghi chép của cơ quan thực thi pháp luật, có đủ bằng chứng chứng minh cô Vương chở 6 hành khách mà không có giấy phép vận tải đường bộ. Hành vi của cô đã vi phạm Điều 10 Quy chế vận tải đường bộ Trung Quốc và là hoạt động trái pháp luật Trung Quốc.
Tại phiên tòa, phụ huynh của những đứa trẻ cũng có mặt để làm chứng cho việc cô Vương được bạn bè, hàng xóm xung quanh nhờ đưa đón con đi học. Họ thừa nhận bản thân cũng chủ động gửi tiền cho cô để chi trả phí xăng xe và cầu đường.
Theo Điều 44 Luật Xử phạt hành chính Trung Quốc: Trước khi ra quyết định xử phạt hành chính, cơ quan hành chính phải thông báo cho các bên về nội dung, tình tiết, lý do, căn cứ của hình phạt và quyền hợp pháp của mình đối với việc xử phạt vi phạm hành chính,...
Đối với vụ việc này, tòa cho rằng Cục Quản lý Giao thông đã không thể chứng minh bằng các bằng chứng rằng họ đã đáp ứng các quy định trên trước khi áp dụng mức phạt hành chính đối với cô Vương. Do đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý giao thông vận tải là không hợp lệ.
Thứ hai, hoạt động vận tải đường bộ mang tính chất thương mại chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận và lợi nhuận thu được bằng cách cung cấp dịch vụ vận tải cho các đối tượng không xác định. Ngoài ra, lợi nhuận cần phải được đánh giá một cách toàn diện thông qua thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển, quan hệ nhân sự,... chứ không thể sử dụng chi phí là tiêu chí duy nhất.
Theo đó, cô Vương chưa từng có tiền án bị điều tra về hành vi hoạt động trái phép. Cô được người thân, bạn bè và hàng xóm tin tưởng giúp đỡ đưa con đi học. Đồng thời, cô Vương không cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các đối tượng khác không xác định mà chỉ đưa đón con cái của người thân, bạn bè, hàng xóm. Hoạt động này của cô Vương cũng không làm rối loạn trật tự hoạt động vận tải. Do đó, Cục Quản lý giao thông vận tải không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định xử phạt 30.000 NDT đối với cô Vương.
Ngoài ra, tinh thần tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau là đức tính truyền thống của Trung Quốc. Tòa án xét thấy hành vi của cô Vương thể hiện sự rõ sự quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Sau khi xét xử, tòa án cho rằng quyết định xử phạt hành chính của Cục Quản lý giao thông vận tải đối với cô Vương là không đủ căn cứ, áp dụng sai luật và vi phạm thủ tục pháp lý nên đã bị thu hồi. Sau khi tuyên án sơ thẩm, không có bên nào kháng cáo và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
**********
Mưu đồ đẩy vợ xuống biển của kẻ giả tạo
Trung QuốcSau vụ Lý Hoàn "trượt chân rơi xuống biển", cảnh sát từng bước vạch trần bộ mặt thật của người chồng mới cưới, bắt đầu từ cuộc hôn nhân được giấu kín.
Ngày 5/5/2021, khi tàu chở khách từ thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) đến Yên Đài (Sơn Đông) đang đi trên Hoàng Hải đến hải vực cách cảng Yên Đài khoảng 10 hải lý, cảnh sát trên tàu bỗng nhận được tin báo có người rơi xuống biển. Tàu lập tức dừng lại, cảnh sát và thủy thủ đoàn lên boong kiểm tra.
Người trình báo tên Lý Dũng cho biết vợ là Lý Hoàn "không may rơi xuống biển". Anh ta tỏ ra rất đau đớn, lo lắng, liên tục gọi tên vợ và thúc giục cảnh sát nhanh chóng cứu người. Khi được đội tìm kiếm cứu nạn đưa lên tàu, Hoàn đã tử vong.
Dũng khai với cảnh sát rằng, Hoàn mơ ước được đi tàu ngắm biển từ lâu. Tuy nhiên, vóc dáng thấp khiến cô bị lan can ở mạn tàu chắn tầm nhìn. Vì vậy, cả hai lên boong, tìm nơi không có lan can, không ngờ Hoàn bị trượt chân rơi xuống biển.
Theo cảnh sát, vị trí Hoàn rơi xuống là nơi chứa xuồng cứu sinh ở mạn phải boong tầng 7, không có lan can chắn ở hai mặt hướng biển, nhưng mặt trong có hàng rào và biển cảnh báo rõ ràng để ngăn du khách đi vào. Hai vợ chồng đã tự ý vượt qua hàng rào đến khu vực bị cấm này.
Cảnh sát thu thập dữ liệu video giám sát, tìm được khoảnh khắc Hoàn rơi từ tàu xuống biển, nhưng do xuồng cứu sinh chắn góc quay camera nên không thể thấy rõ hai vợ chồng đã làm gì trên boong trước khi Hoàn rơi xuống nước.
Trên tàu có tổng cộng gần 200 camera được lắp đặt, bao phủ hầu hết mọi ngóc ngách. Nhưng nơi Hoàn rơi xuống lại là một trong số ít điểm mù, sự trùng hợp này khiến cảnh sát cảm thấy bất thường.
Sáng 6/5/2021, sau khi tàu cập cảng Yên Đài, Dũng được yêu cầu đến đồn cảnh sát để hợp tác điều tra.
Hôn nhân bí mật
Theo lời khai, Dũng là chủ một nhà hàng nhỏ ở Thượng Hải, đã đăng ký kết hôn với Hoàn cách đây 6 tháng. Hộ khẩu của Dũng ở quê nhà Liêu Ninh, còn hộ khẩu của Hoàn ở An Huy nên họ từ Thượng Hải trở về quê Dũng để chuyển hộ khẩu cho Hoàn. Sau khi xong thủ tục, Hoàn nói chưa bao giờ được đi tàu ngắm biển nên Dũng đưa vợ đi chơi.
Trước cảnh sát, Dũng nói vợ gặp nạn ngay lần đầu tiên đi tàu khiến anh ta rất đau lòng và tự trách. Nhưng sau đó, Dũng liên tục khẩn thiết bày tỏ mong muốn vợ được an táng càng sớm càng tốt, hỏi cảnh sát khi nào có thể cấp giấy chứng tử.
Trong quá trình trò chuyện, cảnh sát phát hiện Dũng không kích động như nhiều người nhà của nạn nhân bị rơi xuống nước khác và cũng không có ý định đòi hãng tàu bồi thường. Khi được hỏi về mối quan hệ với vợ, lời Dũng nói gây cảm giác giả tạo, như vừa được biên soạn ra. Nhớ về người vợ mới qua đời nhưng anh ta không lộ vẻ buồn bã mà chỉ cúi đầu che mặt và thở dài.
Dữ liệu video trên tàu cho thấy lúc 11h35 ngày 5/5/2021, hai vợ chồng bước ra khỏi cabin, đi dạo loanh quanh khoảng 20 phút. Hoàn lộ rõ vẻ vui mừng và phấn khích khi nhìn thấy biển, còn Dũng luôn im lìm, mặt mày nghiêm túc. Khi Hoàn muốn chụp ảnh chung, anh ta hoặc từ chối hoặc miễn cưỡng hợp tác.
Lúc 16h26, Dũng xuất hiện một mình ở lối đi bên ngoài cabin, đeo khẩu trang và kính râm. Anh ta đi thẳng lên boong tầng 7, nơi Hoàn sau đó rơi xuống biển. Nán lại đó gần 20 phút, Dũng quay lại phòng.
Vài phút sau, hai vợ chồng cùng ra khỏi cabin, đến boong tàu gần khu vực xảy ra vụ việc. Họ đẩy hàng rào có biển cảnh báo, đi vào nơi chứa xuồng cứu sinh, sau đó không còn ai khác bước vào khu vực này. Một lúc sau, cả hai đến điểm mù giám sát phía sau xuồng cứu sinh. Tiếp theo, camera ở bên ngoài mạn tàu ghi lại khoảnh khắc Hoàn rơi xuống biển.
Đoạn video về cơ bản phù hợp với lời khai của Dũng về vụ tai nạn. Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu, cảnh sát phát hiện rằng nếu muốn lọt vào điểm mù giám sát này, cần phải ngồi xổm sau xuồng cứu sinh, chỉ cần đứng dậy thì hai người sẽ lộ ra. Việc cả hai ngồi xổm để ngắm biển và chụp ảnh ở một nơi nguy hiểm như vậy khiến cảnh sát thấy khó tin.
Lúc này, bố và anh trai Hoàn cùng một người bạn họ Chu đến đồn cảnh sát sau khi nhận được tin báo. Bố và anh trai Hoàn tỏ ra rất sốc vì luôn nghĩ rằng cô đang ở Thượng Hải, không biết chuyện cô đến Liêu Ninh và đi du lịch bằng tàu. Điều ngạc nhiên hơn là họ thậm chí không biết Hoàn đã kết hôn với Dũng cách đây 6 tháng.
Người bạn họ Chu cho biết chính anh đã giới thiệu Hoàn đến làm thuê tại nhà hàng của Dũng. Chu nói Dũng tốt nghiệp đại học lớn, tự mở nhà hàng, có điều kiện tương đối tốt nhưng 44 tuổi vẫn chưa kết hôn. Trong khi đó, Hoàn 46 tuổi, đã có hai đời chồng và hai con.
Theo cảnh sát, trong quá trình nhận dạng thi thể, Dũng rất kích động. Anh ta bất ngờ lao đến cạnh thi thể, dùng cả người và tay che mặt nạn nhân, không cho ai nhìn. Cảnh sát đề nghị gia đình khám nghiệm tử thi để xác định bản chất vụ việc, Dũng kiên quyết không đồng ý.
Tuy nhiên, cảnh sát đã thuyết phục bố và anh trai Hoàn đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Kết quả cho thấy nguyên nhân tử vong là đuối nước, nhưng nạn nhân có vết thương ở mí mắt phải, gây bầm tím và sưng tấy, chảy máu ở mô dưới da. Theo bác sĩ pháp y, vết thương này là do bị ngoại lực tác động mạnh, phù hợp với các đòn đánh tay không.
Kết quả giám định cho thấy Hoàn bị đánh trước khi chết. Trong video ghi lại cảnh Hoàn ở trên tàu trước khi rơi xuống biển, mặt cô không có vết thương nào.
Nghi ngờ đây là vụ mưu sát, cảnh sát yêu cầu Dũng quay về Đại Liên, lấy lý do anh ta phải chờ để lấy giấy chứng tử. Trong thời gian đó, họ tập trung điều tra sâu hơn, phát hiện Hoàn đến làm việc tại nhà hàng của Dũng vào năm 2016. Ngày 23/10/2020, hai người đăng ký kết hôn. Cho đến khi Hoàn qua đời, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được hơn nửa năm. Nhân viên nhà hàng, hàng xóm và bạn bè của hai người đều không biết họ đã kết hôn.
Hàng xóm cho biết họ sống cùng nhau nhưng chưa bao giờ nắm tay hay có cử chỉ thân mật giống một cặp vợ chồng mà giống bạn bè bình thường hơn. Tại nơi ở của Dũng, cảnh sát phát hiện anh ta và Hoàn ngủ phòng riêng, đồ dùng sinh hoạt cũng đều tách biệt, không có sự kết nối nào.
Cảnh sát còn tra ra Dũng có người tình ở Thượng Hải. Trong khi chờ đợi tại một khách sạn ở Đại Liên, anh ta thậm chí lên mạng tìm gái mại dâm, bị cảnh sát bắt tại trận. Hình tượng "người chồng tốt" mà Dũng gây dựng hoàn toàn sụp đổ.
Ẩn tình
Cùng lúc đó, người thân của Hoàn nộp cho cảnh sát bản thỏa thuận Dũng đã ký riêng với họ. Chính bản thỏa thuận này đã tiết lộ mọi ẩn tình đằng sau vụ án.
Thỏa thuận cho thấy chỉ cần người thân của Hoàn đồng ý không truy cứu nguyên nhân cái chết và hỏa táng thi thể càng sớm càng tốt, Dũng sẽ bồi thường cho họ vài trăm nghìn nhân dân tệ và một chiếc ôtô. Khi phát hiện trong thỏa thuận có đề cập đến việc Hoàn đã mua hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân trị giá khoảng 3 triệu nhân dân tệ khi còn sống, cảnh sát có đủ lý do để nghi ngờ rằng Dũng giết vợ nhằm gian lận tiền bảo hiểm.
Trích xuất hồ sơ, cảnh sát phát hiện Dũng đã mua bốn hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân giá trị lớn cho vợ từ ba công ty bảo hiểm lớn ở Thượng Hải, người thụ hưởng là Dũng. Theo đó, nếu Hoàn bị tai nạn tử vong khi đi phương tiện giao thông công cộng, Dũng sẽ nhận được tổng tiền bồi thường lên tới 12,3 triệu nhân dân tệ.
Sau khi bị cảnh sát tạm giữ, Dũng khẳng định vô tội, nhiều lần nhấn mạnh rằng bản thân có điều kiện tốt và không cần phải hãm hại vợ để gian lận bảo hiểm.
Tuy nhiên, cuộc điều tra cho thấy nhà hàng của Dũng nợ lương và nợ các nhà cung cấp rất nhiều tiền. Nhiều thẻ ngân hàng của anh ta bị thấu chi. Anh ta còn dùng chứng minh thư của Hoàn để làm thẻ ngân hàng khác, cũng thấu chi 100.000 nhân dân tệ nhưng không trả lại. Tổng cộng nợ cá nhân của Dũng đã lên tới hàng triệu nhân dân tệ và không có khả năng hoàn trả.
Lời nói dối của Dũng một lần nữa bị cảnh sát vạch trần. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy anh ta mưu sát vợ trên tàu.
Để tìm bằng chứng, Viện kiểm sát kết hợp với tổ chuyên án thuê cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định và phân tích video Hoàn rơi xuống biển.
Theo chuyên gia pháp y, Hoàn có động tác lộn nhào khi rơi giữa không trung. Họ tin rằng ngoài những vận động viên đã được đào tạo chuyên nghiệp, người bình thường rất khó thực hiện cú lộn nhào như vậy khi rơi, xác suất cao là do ngoại lực gây ra.
Xử lý video rõ nét hơn, chuyên gia phát hiện bóng mờ hình chữ nhật màu đen đang cử động gần Hoàn vào thời điểm rơi xuống biển, từ đó có thể chứng minh rằng có vật thể đã tiếp xúc với Hoàn trước khi cô rơi xuống, đồng thời gây ngoại lực tác động lên cô.
Tại hiện trường không có gậy hay dây thừng, chỉ có bộ vest của Dũng là màu đen. Chuyên gia đánh giá bóng mờ này có thể là cánh tay Dũng. Sau nhiều lần so sánh và phân tích các tư thế rơi khác nhau, chuyên gia xác định việc Hoàn rơi xuống biển là do ngoại lực gây ra.
Dựa trên kết quả giám định tư pháp và khám nghiệm pháp y trước đó, cảnh sát suy đoán khi Dũng kéo Hoàn xuống, có thể lần đầu đã không thành công, sau đó Hoàn chống cự nên bị anh ta đấm vào mặt. Lúc này Hoàn có thể đã hét lên, sợ người khác nghe thấy nên Dũng dùng tay bịt miệng cô lại và đẩy xuống từ phía sau.
Theo cảnh sát, cuộc hôn nhân của Dũng với Hoàn cách đây nửa năm chính là khởi đầu cho âm mưu giết vợ để gian lận bảo hiểm.
Ngày 5/7/2022, TAND trung cấp thành phố Đại Liên kết tội Dũng cố ý giết người và gian lận bảo hiểm, tuyên án tử hình, tước quyền chính trị suốt đời và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Dũng kháng cáo. Ngày 24/12/2023, TAMD cấp cao tỉnh Liêu Ninh bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
Tuệ Anh (Theo CCTV)
************
Gamophobia là gì mà khiến nhiều người trẻ không dám kết hôn?
Quá khứ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách bạn nhìn nhận và tiếp cận với khái niệm kết hôn trong hiện tại.
Hôn nhân thường được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời mỗi người. Với nhiều người, đó là cột mốc đầy hạnh phúcphấn khởi, nhưng đối với một số khác, ý nghĩ về hôn nhân lại khiến họ sợ hãi và lo âu tột cùng. Nỗi sợ hãi mạnh mẽ và kéo dài liên quan đến hôn nhân hoặc cam kết, còn gọi là “Gamophobia”, có thể gây cản trở trong việc xây dựng hoặc duy trì những mối quan hệ ý nghĩa.
Biểu hiện của nỗi sợ này thường bao gồm cảm giác lo lắng quá mức hoặc hoảng loạn khi nghĩ đến hôn nhân, né tránh các cuộc trò chuyện hay tình huống liên quan đến chủ đề này, luôn cảm thấy bất an khi ở trong một mối quan hệ nghiêm túc và có xu hướng phá vỡ mối quan hệ khi nó trở nên sâu sắc hơn. Ngoài ra, những người này thường có xu hướng soi xét quá kỹ các khuyết điểm của đối phương để tìm lý do né tránh cam kết, đồng thời họ thường thích các mối quan hệ ngắn hạn hoặc không ràng buộc.
Nghiên cứu năm 2024 được công bố trên tạp chí Family Transitions đã khảo sát cảm nhận của người trẻ về hôn nhân và chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không kết hôn là do vấn đề tâm lý và sự lo ngại này. Theo kết quả nghiên cứu, dưới đây là ba lý do chính khiến một số người dè dặt với hôn nhân.
1. Lớn lên trong gia đình cha mẹ ly hôn
Việc chứng kiến cha mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách một người nhìn nhận hôn nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người trưởng thành trong môi trường gia đình tan vỡ thường mang tâm lý e ngại hoặc không tin tưởng vào tính bền vững của hôn nhân.
Họ dễ hình thành suy nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng mong manh và dễ đổ vỡ. Chẳng hạn, họ có thể tự hỏi: “Nếu cha mẹ tôi còn không thể giữ được hôn nhân, tại sao tôi phải cố gắng?” hoặc “Tôi không muốn trải qua những gì họ từng chịu đựng”. Lối suy nghĩ này dễ dẫn đến việc họ ít nỗ lực và cam kết trong các mối quan hệ của mình, từ đó vô tình tạo ra một vòng lặp khiến mối quan hệ dễ rạn nứt như họ từng lo sợ.
“Chúng tôi đặt câu hỏi liệu chính khái niệm ‘hôn nhân’ có mang theo những cảm xúc nặng nề đối với những người từng chứng kiến cha mẹ ly hôn, khiến họ theo phản xạ tự nhiên có xu hướng đánh giá tiêu cực về hôn nhân hay không” các nhà nghiên cứu viết.
Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng kết quả không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người. Dù một số người trở nên hoài nghi về hôn nhân, vẫn có những người khác nhìn nhận một cách tích cực hơn, nuôi dưỡng hy vọng và mong muốn học hỏi từ kinh nghiệm của cha mẹ để xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và bền vững hơn.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người chứng kiến cha mẹ tái hôn hạnh phúc - đặc biệt là nam giới - thường có thái độ tích cực hơn đối với hôn nhân. Họ xem những cuộc hôn nhân thứ hai thành công như minh chứng cho cơ hội làm lại và sự trưởng thành sau những vấp ngã. Điều này giúp củng cố niềm tin rằng hôn nhân vẫn có thể mang lại hạnh phúc, ngay cả khi đã từng trải qua đổ vỡ.
2. Nỗi lo tái diễn xung đột gia đình
Ngay cả khi cha mẹ vẫn sống chung, việc lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cũng có thể để lại những ám ảnh đáng kể. Nghiên cứu được công bố trên The Family Journal chỉ ra rằng những người trưởng thành trong môi trường gia đình nhiều xung đột thường có xu hướng đồng nhất hôn nhân với sự căng thẳng và bất hạnh, lo sợ rằng các mối quan hệ của họ sau này sẽ đi vào vết xe đổ của cha mẹ.
Những trải nghiệm từ thuở nhỏ này định hình thái độ của họ đối với sự gần gũi, niềm tin và khả năng mở lòng trong các mối quan hệ sau này. Nỗi lo sợ này có thể khiến họ né tránh hoàn toàn việc cam kết hoặc luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ khi yêu, thường xuyên lo lắng và chờ đợi mâu thuẫn xảy ra.
Điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng chất lượng mối quan hệ gia đình - bất kể có xảy ra ly hôn hay không - đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm về hôn nhân. Đặc biệt, những gia đình khuyến khích tinh thần tự lập và sự tự chủ thường nuôi dưỡng những người trẻ có cái nhìn tích cực và lành mạnh hơn về các mối quan hệ.
Tuy nhiên, sự thiếu vắng tính tự lập trong quá trình trưởng thành có thể làm gia tăng nhu cầu mạnh mẽ về sự độc lập, đồng thời củng cố những quan điểm tiêu cực rằng các mối quan hệ trong tương lai sẽ tiếp tục trở thành rào cản, khiến họ cảm thấy bị kìm hãm.
“Những người trẻ có thể có cảm xúc trái chiều về hôn nhân khi họ được nuôi dưỡng với tinh thần coi trọng sự độc lập và tự chủ, nhưng đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng từ các giá trị truyền thống do xã hội phương Tây truyền bá”, các nhà nghiên cứu bổ sung.
3. Kiểu gắn bó “né tránh”
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nỗi sợ hôn nhân còn bắt nguồn từ cảm giác không thoải mái với sự gần gũi trong các mối quan hệ. Theo lý thuyết gắn bó, những mối quan hệ đầu đời với người chăm sóc có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mỗi người tiếp cận các mối quan hệ thân mật sau này. Những người thuộc kiểu gắn bó “né tránh” thường sợ sự gần gũi và phụ thuộc, dẫn đến tâm lý ngần ngại khi nghĩ đến hôn nhân.
Đối với họ, hôn nhân có thể là biểu tượng của sự dễ tổn thương, phụ thuộc lẫn nhau và mất đi quyền tự chủ - những điều khiến họ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa. Kiểu gắn bó “né tránh” thường hình thành từ trải nghiệm thiếu ổn định hoặc lạnh nhạt về mặt cảm xúc với người chăm sóc trong thời thơ ấu, khiến họ học cách kìm nén nhu cầu tình cảm và né tránh sự gần gũi như một cơ chế tự bảo vệ.
Cách nhìn nhận này thường kéo dài đến khi trưởng thành và ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ tình cảm. Những người thuộc kiểu gắn bó này có xu hướng ưu tiên sự độc lập hơn là sự gắn kết, coi hôn nhân không phải là sự hợp tác mà là nguy cơ đánh mất bản thân. Họ lo sợ việc trở nên quá phụ thuộc vào bạn đời hoặc bị "mắc kẹt" trong một mối quan hệ nơi nhu cầu của họ bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Điều này dẫn đến việc họ tiếp cận các mối quan hệ một cách dè dặt hoặc né tránh những cam kết dài hạn.
Hơn thế nữa, những người có kiểu gắn bó này thường gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng tin và bộc lộ cảm xúc - hai yếu tố cốt lõi để duy trì một cuộc hôn nhân lành mạnh. Nỗi lo bị tổn thương hoặc bị bỏ rơi, dù không có cơ sở rõ ràng, cũng khiến họ không thể hoàn toàn mở lòng với bạn đời.
Điều tích cực là các kiểu gắn bó không phải bất biến. Với sự tự nhận thức và nỗ lực cải thiện, một người hoàn toàn có thể chuyển đổi sang kiểu gắn bó an toàn hơn. Bạn đời của những người thuộc kiểu gắn bó “né tránh” cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Sự kiên nhẫn, nhất quán và khẳng định rằng sự gần gũi không đồng nghĩa với mất đi bản sắc cá nhân có thể giúp họ dần thay đổi suy nghĩ. Theo thời gian, họ có thể học cách xem hôn nhân là một mối quan hệ hỗ trợ thay vì mối đe dọa đến sự ổn định cảm xúc.
Những lo lắng về hôn nhân thường là hệ quả từ các cơ chế tự bảo vệ trong quá khứ, nhưng không nhất thiết phải chi phối tương lai. Hiểu rõ nguồn gốc của những nỗi sợ này là bước đầu tiên để phá vỡ rào cản. Đối với những ai đang gặp khó khăn khi nghĩ đến hôn nhân, việc nâng cao nhận thức về bản thân và hành động có chủ đích sẽ giúp họ xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn.
Liệu pháp tâm lý, giao tiếp cởi mở với bạn đời và viết lại những câu chuyện cá nhân có thể biến nỗi sợ thành sự tự tin. Điều quan trọng là cần biết thách thức các áp lực xã hội, xem hôn nhân như một sự lựa chọn tự nguyện, thay vì một cột mốc bắt buộc phải đạt được.
Nỗi sợ hôn nhân không nhất thiết là điều tiêu cực. Nó có thể giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều mình mong muốn từ một mối quan hệ lâu dài, thúc đẩy việc chất vấn các quan niệm cũ, phá bỏ các khuôn mẫu gia đình, chữa lành những tổn thương trong gắn bó và mở ra khả năng tạo dựng một mối quan hệ hoàn toàn mới mẻ. Với nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực, bạn có thể tiếp cận hôn nhân không bằng nỗi sợ hãi, mà với niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Nguồn: Forbes
***********
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
Vào chiều tối ngày 8/1, truyền thông Myanmar đưa tin cảnh sát đã bắt được kẻ chủ mưu bắt cóc, lừa bán diễn viên Vương Tinh ở biên giới Thái Lan. Người này có biệt danh là Kim Lão Hổ, được gọi là giám đốc Ngọc, đến từ Quảng Đông, Trung Quốc. Người này là chủ công ty môi giới lao động lớn nhất ở địa phương tên là "Apollo Huy Hoàng". Kim Lão Hổ còn có nhiều công ty khác ở Trung Quốc.
Được biết kẻ trực tiếp lừa bắt Vương Tinh tên là Kim Xán, hiện đã bị bắt giữ. Kim Xán là tay chân dưới trướng Kim Lão Hổ, cứ 10 người bị bắt thì 3 người qua tay hắn. Khi tin Vương Tinh bị bắt bùng lên, nhiều kẻ trong đường dây này lo ngại việc bắt người nổi tiếng làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của chúng nên đã nhắn tin hỏi Kim Lão Hổ, nhưng nhận được câu trả lời rằng không sao.
Được biết nhóm tội phạm này có chế độ chỉ tiêu, khen thưởng hàng tháng. Càng lừa bắt được nhiều người thì càng được thưởng nhiều, hạng 1 thưởng 20.000 tệ (69,2 triệu đồng), hạng 2 thưởng 12.000 tệ (41,5 triệu đồng), hạng 3 thưởng 6000 tệ (20,7 triệu đồng). Nhóm này sẽ lấy mất hộ chiếu của người bị lừa bắt đầu tiên, đồng thời giễu cợt về việc không cần người lớn tuổi vì "món hàng" này không được giá. Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng Vương Tinh được cứu nhưng cũng phải tốn 2 triệu tệ (khoảng 7 tỷ đồng) tiền chuộc mới được thả ra. Những tội ác của nhóm tội phạm xuyên quốc gia này khiến công chúng không khỏi rùng mình sợ hãi.
Vào khuya ngày 5/1, Gia Gia - bạn gái của Vương Tinh đăng đàn cầu cứu, mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người cũng như cơ quan chức năng sau nhiều ngày không thể liên lạc với bạn trai. Cô gái tiết lộ Vương Tinh bay đến Thái Lan để gia nhập đoàn phim mới vào ngày 3/1. Đến trưa cùng ngày, cô mất liên lạc với bạn trai. Gia Gia đã cố liên liên lạc với người yêu suốt 3 ngày nhưng không có kết quả. Đến ngày 6/1, bạn gái Vương Tinh và cha mẹ anh bay tới Bangkok, Thái Lan và đến đại sứ quán, đồn cảnh sát địa phương để lập hồ sơ vụ án.
Được biết Vương Tinh sang Thái Lan cùng nam diễn viên Đặng Hữu Bác. Họ đi chung chuyến bay với nhau, nhưng đến Thái Lan thì bị tách nhau. Đặng Hữu Bác may mắn thoát được, còn Vương Tinh đã mất tích. Ngoài ra, nam diễn viên Đặng Hữu cho biết anh cũng bị 1 tài khoản mang tên GMMGrammy Nhan Thập Lục tiếp cận và mời sang Thái Lan đóng phim như Vương Tinh. Do nhận thấy điều khoản hợp đồng quá ảo, anh đã từ chối.
Theo tờ 163, có khả năng Vương Tinh đã rơi vào tay kẻ buôn người. Thời gian qua, showbiz Hoa ngữ ghi nhận tình trạng nghệ sĩ hạng B, hạng C được mời ra nước ngoài đóng phim với cát-xê cao, được bao trọn chi phí di chuyển, phòng ốc và ăn uống. Lời chào mời hấp dẫn này nhận được sự quan tâm của rất nhiều diễn viên kém tên tuổi trong bối cảnh showbiz việc ít người đông, tỷ lệ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, đây thực tế là chiêu trò của bọn buôn người. Chúng mượn danh đài lớn GMM Thái Lan để tìm kiếm các con mồi nhẹ dạ cả tin ở Cbiz.
Đến ngày 7/1, Vương Tinh đã may mắn được lực lượng chức năng của Myanmar tìm thấy sau 78 giờ mất tích. Địa điểm cảnh sát tìm thấy anh là ở khu vực sông Mekong, tiếp giáp giữa Myanmar và Thái Lan. Tối cùng ngày, anh được cảnh sát đưa về Thái Lan bằng máy bay. Tuy nhiên nam diễn viên chưa được gặp mặt người nhà, mà phải ở lại để phục vụ công tác điều tra.
Nam diễn viên thú nhận bản thân đã bị lừa đảo, dính bẫy bọn buôn người xuyên quốc gia. Vào ngày 3/1, sau khi từ Trung Quốc bay sang Thái Lan theo lời mời đóng phim, anh được hướng dẫn thuê xe và đi 1 mình đến biên giới Maesot. Khi đến nơi, anh được 1 người lạ mặt đón và đưa đến 1 tòa nhà, bên trong còn có hơn 50 người Trung Quốc khác. Tại đây, nam diễn viên bị cạo đầu rồi bị ép học đánh máy tính. Sau đó, anh bị đưa sang Myanmar bằng thuyền. Vương Tinh chia sẻ khi biết bản thân bị rơi vào động lừa đảo và bị bán xuyên biên giới, anh không dám bỏ chạy hay phản kháng vì sợ gặp nguy hiểm tính mạng.
Nguồn: Weibo
***********
Trang Lá cải 09 tháng 01 -2025:
***********
Giang hồ nổ súng bắn đối phương rồi 'trốn sang Campuchia'
Vĩnh LongĐỗ Thanh Trí, 32 tuổi, cùng 4 đồng phạm bị cáo buộc đến quán bi da gây rối, dùng súng bắn đối phương nhiều phát rồi bỏ trốn sang Campuchia.
Ngày 8/1, Trí (tức Trí Điên) bị Công an TP Vĩnh Long truy nã về hành vi Gây rối trật tự công cộng. Cơ quan điều tra cũng đang truy tìm 4 đồng phạm của anh ta trong vụ nổ súng tại quán bida ở phường 8, TP Vĩnh Long.
Theo điều tra ban đầu, chiều 18/12/2024, Trí và 4 thanh niên đi ôtô 5 chỗ đến quán bida trên đường Nguyễn Văn Lâu gây rối, đánh nhau với Lương Văn Hậu (32 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang).
Bị Hậu cầm kéo rượt đuổi, nhóm Trí chạy ra ôtô lấy hai khẩu súng (chưa rõ loại) bắn 5 phát. Hậu bị 3 vết thương ngoài da, cửa kính của quán bida vỡ. Tại hiện trường, cảnh sát thu được 4 viên đạn (một bi sắt, 3 bi nhựa) và cây kéo.
Bị công an triệu tập hôm 22/12/2024, Trí thừa nhận đã gây ra vụ việc và khai sau khi gây án cả nhóm trốn qua Campuchia. Trên đường đi, Trí ném 2 khẩu súng xuống sông ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Hai hôm sau Công an TP Vĩnh Long khởi tố Trí nhưng anh ta đã bỏ trốn khỏi địa phương.
**********
Công chúa Charlotte và sợi dây chuyền có mối liên hệ đặc biệt với Vương tử Harry
Vào ngày Giáng sinh năm ngoái, Công chúa Charlotte (9 tuổi) đã cùng các thành viên Hoàng gia tham dự buổi gặp gỡ công chúng thường niên. Cô bé xuất hiện bên cạnh hai anh em là Hoàng tử George và Hoàng tử Louis. Công chúa nhỏ bắt tay người dân, nhận quà và thậm chí còn chụp ảnh selfie với một người hâm mộ.
Ban đầu, mọi người tập trung vào bộ trang phục đồng điệu của công chúa Charlotte và Vương phi Kate. Tuy nhiên, một chi tiết nhỏ khác mới được phát hiện gần đây lại liên kết cô bé với người chú Harry. Mặc dù đã nhiều năm không gặp Vương tử Harry, Công chúa Charlotte lại đeo chiếc vòng cổ ruby đắt giá được thiết kế bởi Chelsy Davy, bạn gái cũ của hoàng tử.
Được biết, Chelsy Davy là bạn của cả Thân vương William và Vương phi Kate. Chiếc vòng cổ thuộc thương hiệu trang sức AYA của Davy, được thiết kế hợp tác với Gemfields. GB News đưa tin, món trang sức này có giá trị lên đến 1.500 bảng Anh. Hiện chưa rõ Công chúa Charlotte nhận được món quà này khi nào và liệu Vương phi Kate có còn giữ liên lạc với Chelsy Davy hay không.
Chelsy Davy và Vương tử Harry hẹn hò từ năm 2004 đến 2011. Chuyện tình của họ từng tốn không ít giấy mực của báo chí. Cặp đôi gặp nhau lần đầu tại Cape Town và nhanh chóng phát triển mối quan hệ. Davy đã tham dự nhiều sự kiện cùng Vương tử Harry, bao gồm cả sinh nhật lần thứ 60 của Vua Charles. Cô cũng có mặt trong đám cưới của Thân vương William và Vương phi Kate vào tháng 4 năm 2011.
Tuy nhiên, Chelsy không thích sự chú ý của công chúng. Cô mong muốn giữ được sự riêng tư, điều này ngày càng khó khăn hơn khi mối quan hệ với Vương tử Harry tiếp tục. Trong cuốn hồi ký “Spare” xuất bản năm 2023, Công tước xứ Sussex (40 tuổi) đã viết: "Không giống như nhiều người tôi biết, cô ấy dường như hoàn toàn không quan tâm đến ngoại hình, đến sự đúng mực, đến hoàng gia. Không giống như nhiều cô gái tôi gặp, cô ấy không hề thể hiện sự khao khát vương miện ngay khi bắt tay tôi. Cô ấy dường như miễn nhiễm với căn bệnh thường gặp, đôi khi được gọi là hội chứng ngai vàng. Tôi luôn muốn biết cảm giác gặp một người phụ nữ mà không phải chứng kiến đôi mắt họ mở to khi nhắc đến tước hiệu của tôi, mà thay vào đó, chính tôi là người mở to mắt, bằng trí óc và trái tim mình".
Dù chia tay vào năm 2011, cả hai vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Chelsy Davy đã tham dự đám cưới của Vương tử Harry và Meghan Markle vào năm 2018. Cô không đưa ra bất kỳ bình luận nào về hoàng tử kể từ khi anh quyết định rời khỏi Hoàng gia vào năm 2020. Hiện chưa rõ Thân vương William và Vương phi Kate có còn giữ liên lạc với Chelsy Davy hay không, và ai là người đã tặng chiếc vòng cổ cho Công chúa Charlotte.
Theo Express
*************
Phát hiện 2 thi thể đã bị phân hủy nghiêm trọng trong buồng chứa càng đáp của máy bay chở khách
Ngày 7/1, hãng hàng không JetBlue (Mỹ) cho biết hai người đã được tìm thấy tử vong trong buồng chứa càng đáp của một chiếc máy bay từ Thành phố New York sau khi hạ cánh tại Sân bay quốc tế Fort Lauderdale-Hollywood.
Các thi thể được phát hiện vào đêm thứ Hai (6/1) trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng sau chuyến bay. Hãng hàng không cho biết danh tính của họ vẫn chưa được xác định và "hoàn cảnh xung quanh cách họ tiếp cận máy bay vẫn đang được điều tra".
JetBlue cho biết máy bay gần đây nhất đã hoạt động với nhiệm vụ là Chuyến bay 1801 từ Sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York. Chuyến bay hạ cánh tại Fort Lauderdale lúc 11:10 tối (giờ địa phương) theo trang web theo dõi chuyến bay FlightAware.
“Một kỹ thuật viên đã phát hiện ra hai người đàn ông có vẻ là Signal 7, được thông báo là họ không di chuyển trong khu vực bánh đáp”, một người giấu tên cho biết trên đài phát thanh của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Broward. Signal 7 là mã thực thi pháp luật dành cho người đã tử vong.
“Cả hai cá nhân tử vong đều là nam giới. Ngoài ra, danh tính của họ hiện vẫn chưa được xác định”, Carey Codd, phát ngôn viên của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Broward cho biết.
“Văn phòng giám định y khoa Quận Broward sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong của hai người”, Codd nói thêm.
Theo một quan chức thực thi pháp luật, các thi thể đã bị phân hủy nghiêm trọng.
Người phát ngôn của Sở Hàng không Quận Broward, Arlene Satchell, nói với CNN rằng cuộc điều tra không ảnh hưởng đến hoạt động tại sân bay.
Satchell cho biết: "Những hành khách có mặt trên chuyến bay này đã xuống máy bay".
JetBlue cho biết trong một tuyên bố: “Đây là một tình huống đau lòng và chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà chức trách để hỗ trợ nhằm tìm hiểu nguyên nhân sự việc đã xảy ra”.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia nói với CNN rằng họ không điều tra vì "có vẻ như sự cố không liên quan đến phi hành đoàn hoặc hoạt động của máy bay". Chiếc máy bay đã được trả lại cho JetBlue quản lý.
Theo dữ liệu của FlightAware, máy bay Airbus A320 này đã hoạt động gần như cả ngày thứ Hai, cất cánh lần đầu tiên từ Kingston, Jamaica, lúc 1:10 sáng. Máy bay đã đến New York trước chuyến khởi hành lúc 7:36 sáng đến Salt Lake City. Sau đó, máy bay phản lực bay trở lại JFK trước khi kết thúc ngày bay tại Fort Lauderdale.
Phát hiện này được đưa ra hai tuần sau khi một thi thể được tìm thấy trong khoang bánh xe của chuyến bay của United Airlines từ Chicago đến Maui.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết khoang bánh đáp máy bay thường được những người đi lậu sử dụng. Những người này thường không nhận ra khoang có ít không gian như thế nào khi bánh đáp được thu lại. Những người đi lậu không bị đè bẹp thường mất ý thức do thiếu oxy hoặc bị cóng khi máy bay ở độ cao bay bình thường.
Theo báo cáo năm 2011 của FAA, khoảng 80% số người cố gắng trốn đi lậu vào hốc bánh xe hoặc khoang bên ngoài của máy bay đều tử vong.
Nguồn: CNN
*********
Đưa con đi học bằng ô tô, người phụ nữ bất ngờ bị phạt 103 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà đưa ra phán quyết bất ngờ
Cô Vương 40 tuổi, sống tại thị trấn Tiêu Hà, thành phố Tầm Dương, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Gia đình cô có một chiếc ô tô 7 chỗ, thường được sử dụng để đưa đón con cái và đi du lịch.
Vào cuối tháng 10 năm 2021, vì tiện đường nên cô Vương đồng ý đưa đón con của một vài người hàng xóm đi học mà không lấy tiền. Cứ mỗi sáng thứ 2, cô Vương lại chở con và 5 đứa trẻ quanh nhà đến trường rồi đón chúng về nhà vào tối thứ 6. Phụ huynh của các cháu thường cho con tập trung tại nhà cô Vương vào lúc 7h sáng, sau đó xe di chuyển bằng đường cao tốc để kịp giờ đến trường.
Để cảm ơn cô Vương, phụ huynh của 5 cháu nhỏ quyết định mỗi người gửi cô 50 NDT (khoảng 170 nghìn đồng) cho một lần đưa đón. Trên đường đi, cô Vương cũng thường xuyên mua đồ ăn cho những đứa trẻ phòng khi đói bụng.
Đến cuối tháng 12 năm 2021, khi đang đưa 6 đứa trẻ về nhà, cô Vương bị nhân viên Cục Quản lý giao thông vận tải Trung Quốc chặn lại và tịch thu phương tiện. Họ nghi ngờ cô đang thực hiện hoạt động vận tải bất hợp pháp nên đưa ra hình phạt hành chính 30.000 NDT (khoảng 103 triệu đồng).
Dù đã giải thích toàn bộ sự việc nhưng cô Vương vẫn phải trả khoản tiền phạt 30.000 NDT. Vì quá bức xúc, cô Vương đã quyết định nộp đơn lên tòa án Tòa án Vận tải Đường sắt An Khang, yêu cầu Cục Quản lý giao thông vận tải Trung Quốc rút lại hình phạt.
Phía Cục Quản lý giao thông cho rằng, dựa trên mô tả của 3 nhân viên làm việc tại hiện trường và hồ sơ ghi chép của cơ quan thực thi pháp luật, có đủ bằng chứng chứng minh cô Vương chở 6 hành khách mà không có giấy phép vận tải đường bộ. Hành vi của cô đã vi phạm Điều 10 Quy chế vận tải đường bộ Trung Quốc và là hoạt động trái pháp luật Trung Quốc.
Tại phiên tòa, phụ huynh của những đứa trẻ cũng có mặt để làm chứng cho việc cô Vương được bạn bè, hàng xóm xung quanh nhờ đưa đón con đi học. Họ thừa nhận bản thân cũng chủ động gửi tiền cho cô để chi trả phí xăng xe và cầu đường.
Theo Điều 44 Luật Xử phạt hành chính Trung Quốc: Trước khi ra quyết định xử phạt hành chính, cơ quan hành chính phải thông báo cho các bên về nội dung, tình tiết, lý do, căn cứ của hình phạt và quyền hợp pháp của mình đối với việc xử phạt vi phạm hành chính,...
Đối với vụ việc này, tòa cho rằng Cục Quản lý Giao thông đã không thể chứng minh bằng các bằng chứng rằng họ đã đáp ứng các quy định trên trước khi áp dụng mức phạt hành chính đối với cô Vương. Do đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý giao thông vận tải là không hợp lệ.
Thứ hai, hoạt động vận tải đường bộ mang tính chất thương mại chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận và lợi nhuận thu được bằng cách cung cấp dịch vụ vận tải cho các đối tượng không xác định. Ngoài ra, lợi nhuận cần phải được đánh giá một cách toàn diện thông qua thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển, quan hệ nhân sự,... chứ không thể sử dụng chi phí là tiêu chí duy nhất.
Theo đó, cô Vương chưa từng có tiền án bị điều tra về hành vi hoạt động trái phép. Cô được người thân, bạn bè và hàng xóm tin tưởng giúp đỡ đưa con đi học. Đồng thời, cô Vương không cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các đối tượng khác không xác định mà chỉ đưa đón con cái của người thân, bạn bè, hàng xóm. Hoạt động này của cô Vương cũng không làm rối loạn trật tự hoạt động vận tải. Do đó, Cục Quản lý giao thông vận tải không có đủ căn cứ để đưa ra quyết định xử phạt 30.000 NDT đối với cô Vương.
Ngoài ra, tinh thần tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau là đức tính truyền thống của Trung Quốc. Tòa án xét thấy hành vi của cô Vương thể hiện sự rõ sự quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Sau khi xét xử, tòa án cho rằng quyết định xử phạt hành chính của Cục Quản lý giao thông vận tải đối với cô Vương là không đủ căn cứ, áp dụng sai luật và vi phạm thủ tục pháp lý nên đã bị thu hồi. Sau khi tuyên án sơ thẩm, không có bên nào kháng cáo và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
**********
Mưu đồ đẩy vợ xuống biển của kẻ giả tạo
Trung QuốcSau vụ Lý Hoàn "trượt chân rơi xuống biển", cảnh sát từng bước vạch trần bộ mặt thật của người chồng mới cưới, bắt đầu từ cuộc hôn nhân được giấu kín.
Ngày 5/5/2021, khi tàu chở khách từ thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) đến Yên Đài (Sơn Đông) đang đi trên Hoàng Hải đến hải vực cách cảng Yên Đài khoảng 10 hải lý, cảnh sát trên tàu bỗng nhận được tin báo có người rơi xuống biển. Tàu lập tức dừng lại, cảnh sát và thủy thủ đoàn lên boong kiểm tra.
Người trình báo tên Lý Dũng cho biết vợ là Lý Hoàn "không may rơi xuống biển". Anh ta tỏ ra rất đau đớn, lo lắng, liên tục gọi tên vợ và thúc giục cảnh sát nhanh chóng cứu người. Khi được đội tìm kiếm cứu nạn đưa lên tàu, Hoàn đã tử vong.
Dũng khai với cảnh sát rằng, Hoàn mơ ước được đi tàu ngắm biển từ lâu. Tuy nhiên, vóc dáng thấp khiến cô bị lan can ở mạn tàu chắn tầm nhìn. Vì vậy, cả hai lên boong, tìm nơi không có lan can, không ngờ Hoàn bị trượt chân rơi xuống biển.
Theo cảnh sát, vị trí Hoàn rơi xuống là nơi chứa xuồng cứu sinh ở mạn phải boong tầng 7, không có lan can chắn ở hai mặt hướng biển, nhưng mặt trong có hàng rào và biển cảnh báo rõ ràng để ngăn du khách đi vào. Hai vợ chồng đã tự ý vượt qua hàng rào đến khu vực bị cấm này.
Cảnh sát thu thập dữ liệu video giám sát, tìm được khoảnh khắc Hoàn rơi từ tàu xuống biển, nhưng do xuồng cứu sinh chắn góc quay camera nên không thể thấy rõ hai vợ chồng đã làm gì trên boong trước khi Hoàn rơi xuống nước.
Trên tàu có tổng cộng gần 200 camera được lắp đặt, bao phủ hầu hết mọi ngóc ngách. Nhưng nơi Hoàn rơi xuống lại là một trong số ít điểm mù, sự trùng hợp này khiến cảnh sát cảm thấy bất thường.
Sáng 6/5/2021, sau khi tàu cập cảng Yên Đài, Dũng được yêu cầu đến đồn cảnh sát để hợp tác điều tra.
Hôn nhân bí mật
Theo lời khai, Dũng là chủ một nhà hàng nhỏ ở Thượng Hải, đã đăng ký kết hôn với Hoàn cách đây 6 tháng. Hộ khẩu của Dũng ở quê nhà Liêu Ninh, còn hộ khẩu của Hoàn ở An Huy nên họ từ Thượng Hải trở về quê Dũng để chuyển hộ khẩu cho Hoàn. Sau khi xong thủ tục, Hoàn nói chưa bao giờ được đi tàu ngắm biển nên Dũng đưa vợ đi chơi.
Trước cảnh sát, Dũng nói vợ gặp nạn ngay lần đầu tiên đi tàu khiến anh ta rất đau lòng và tự trách. Nhưng sau đó, Dũng liên tục khẩn thiết bày tỏ mong muốn vợ được an táng càng sớm càng tốt, hỏi cảnh sát khi nào có thể cấp giấy chứng tử.
Trong quá trình trò chuyện, cảnh sát phát hiện Dũng không kích động như nhiều người nhà của nạn nhân bị rơi xuống nước khác và cũng không có ý định đòi hãng tàu bồi thường. Khi được hỏi về mối quan hệ với vợ, lời Dũng nói gây cảm giác giả tạo, như vừa được biên soạn ra. Nhớ về người vợ mới qua đời nhưng anh ta không lộ vẻ buồn bã mà chỉ cúi đầu che mặt và thở dài.
Dữ liệu video trên tàu cho thấy lúc 11h35 ngày 5/5/2021, hai vợ chồng bước ra khỏi cabin, đi dạo loanh quanh khoảng 20 phút. Hoàn lộ rõ vẻ vui mừng và phấn khích khi nhìn thấy biển, còn Dũng luôn im lìm, mặt mày nghiêm túc. Khi Hoàn muốn chụp ảnh chung, anh ta hoặc từ chối hoặc miễn cưỡng hợp tác.
Lúc 16h26, Dũng xuất hiện một mình ở lối đi bên ngoài cabin, đeo khẩu trang và kính râm. Anh ta đi thẳng lên boong tầng 7, nơi Hoàn sau đó rơi xuống biển. Nán lại đó gần 20 phút, Dũng quay lại phòng.
Vài phút sau, hai vợ chồng cùng ra khỏi cabin, đến boong tàu gần khu vực xảy ra vụ việc. Họ đẩy hàng rào có biển cảnh báo, đi vào nơi chứa xuồng cứu sinh, sau đó không còn ai khác bước vào khu vực này. Một lúc sau, cả hai đến điểm mù giám sát phía sau xuồng cứu sinh. Tiếp theo, camera ở bên ngoài mạn tàu ghi lại khoảnh khắc Hoàn rơi xuống biển.
Đoạn video về cơ bản phù hợp với lời khai của Dũng về vụ tai nạn. Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu, cảnh sát phát hiện rằng nếu muốn lọt vào điểm mù giám sát này, cần phải ngồi xổm sau xuồng cứu sinh, chỉ cần đứng dậy thì hai người sẽ lộ ra. Việc cả hai ngồi xổm để ngắm biển và chụp ảnh ở một nơi nguy hiểm như vậy khiến cảnh sát thấy khó tin.
Lúc này, bố và anh trai Hoàn cùng một người bạn họ Chu đến đồn cảnh sát sau khi nhận được tin báo. Bố và anh trai Hoàn tỏ ra rất sốc vì luôn nghĩ rằng cô đang ở Thượng Hải, không biết chuyện cô đến Liêu Ninh và đi du lịch bằng tàu. Điều ngạc nhiên hơn là họ thậm chí không biết Hoàn đã kết hôn với Dũng cách đây 6 tháng.
Người bạn họ Chu cho biết chính anh đã giới thiệu Hoàn đến làm thuê tại nhà hàng của Dũng. Chu nói Dũng tốt nghiệp đại học lớn, tự mở nhà hàng, có điều kiện tương đối tốt nhưng 44 tuổi vẫn chưa kết hôn. Trong khi đó, Hoàn 46 tuổi, đã có hai đời chồng và hai con.
Theo cảnh sát, trong quá trình nhận dạng thi thể, Dũng rất kích động. Anh ta bất ngờ lao đến cạnh thi thể, dùng cả người và tay che mặt nạn nhân, không cho ai nhìn. Cảnh sát đề nghị gia đình khám nghiệm tử thi để xác định bản chất vụ việc, Dũng kiên quyết không đồng ý.
Tuy nhiên, cảnh sát đã thuyết phục bố và anh trai Hoàn đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Kết quả cho thấy nguyên nhân tử vong là đuối nước, nhưng nạn nhân có vết thương ở mí mắt phải, gây bầm tím và sưng tấy, chảy máu ở mô dưới da. Theo bác sĩ pháp y, vết thương này là do bị ngoại lực tác động mạnh, phù hợp với các đòn đánh tay không.
Kết quả giám định cho thấy Hoàn bị đánh trước khi chết. Trong video ghi lại cảnh Hoàn ở trên tàu trước khi rơi xuống biển, mặt cô không có vết thương nào.
Nghi ngờ đây là vụ mưu sát, cảnh sát yêu cầu Dũng quay về Đại Liên, lấy lý do anh ta phải chờ để lấy giấy chứng tử. Trong thời gian đó, họ tập trung điều tra sâu hơn, phát hiện Hoàn đến làm việc tại nhà hàng của Dũng vào năm 2016. Ngày 23/10/2020, hai người đăng ký kết hôn. Cho đến khi Hoàn qua đời, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được hơn nửa năm. Nhân viên nhà hàng, hàng xóm và bạn bè của hai người đều không biết họ đã kết hôn.
Hàng xóm cho biết họ sống cùng nhau nhưng chưa bao giờ nắm tay hay có cử chỉ thân mật giống một cặp vợ chồng mà giống bạn bè bình thường hơn. Tại nơi ở của Dũng, cảnh sát phát hiện anh ta và Hoàn ngủ phòng riêng, đồ dùng sinh hoạt cũng đều tách biệt, không có sự kết nối nào.
Cảnh sát còn tra ra Dũng có người tình ở Thượng Hải. Trong khi chờ đợi tại một khách sạn ở Đại Liên, anh ta thậm chí lên mạng tìm gái mại dâm, bị cảnh sát bắt tại trận. Hình tượng "người chồng tốt" mà Dũng gây dựng hoàn toàn sụp đổ.
Ẩn tình
Cùng lúc đó, người thân của Hoàn nộp cho cảnh sát bản thỏa thuận Dũng đã ký riêng với họ. Chính bản thỏa thuận này đã tiết lộ mọi ẩn tình đằng sau vụ án.
Thỏa thuận cho thấy chỉ cần người thân của Hoàn đồng ý không truy cứu nguyên nhân cái chết và hỏa táng thi thể càng sớm càng tốt, Dũng sẽ bồi thường cho họ vài trăm nghìn nhân dân tệ và một chiếc ôtô. Khi phát hiện trong thỏa thuận có đề cập đến việc Hoàn đã mua hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân trị giá khoảng 3 triệu nhân dân tệ khi còn sống, cảnh sát có đủ lý do để nghi ngờ rằng Dũng giết vợ nhằm gian lận tiền bảo hiểm.
Trích xuất hồ sơ, cảnh sát phát hiện Dũng đã mua bốn hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân giá trị lớn cho vợ từ ba công ty bảo hiểm lớn ở Thượng Hải, người thụ hưởng là Dũng. Theo đó, nếu Hoàn bị tai nạn tử vong khi đi phương tiện giao thông công cộng, Dũng sẽ nhận được tổng tiền bồi thường lên tới 12,3 triệu nhân dân tệ.
Sau khi bị cảnh sát tạm giữ, Dũng khẳng định vô tội, nhiều lần nhấn mạnh rằng bản thân có điều kiện tốt và không cần phải hãm hại vợ để gian lận bảo hiểm.
Tuy nhiên, cuộc điều tra cho thấy nhà hàng của Dũng nợ lương và nợ các nhà cung cấp rất nhiều tiền. Nhiều thẻ ngân hàng của anh ta bị thấu chi. Anh ta còn dùng chứng minh thư của Hoàn để làm thẻ ngân hàng khác, cũng thấu chi 100.000 nhân dân tệ nhưng không trả lại. Tổng cộng nợ cá nhân của Dũng đã lên tới hàng triệu nhân dân tệ và không có khả năng hoàn trả.
Lời nói dối của Dũng một lần nữa bị cảnh sát vạch trần. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy anh ta mưu sát vợ trên tàu.
Để tìm bằng chứng, Viện kiểm sát kết hợp với tổ chuyên án thuê cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định và phân tích video Hoàn rơi xuống biển.
Theo chuyên gia pháp y, Hoàn có động tác lộn nhào khi rơi giữa không trung. Họ tin rằng ngoài những vận động viên đã được đào tạo chuyên nghiệp, người bình thường rất khó thực hiện cú lộn nhào như vậy khi rơi, xác suất cao là do ngoại lực gây ra.
Xử lý video rõ nét hơn, chuyên gia phát hiện bóng mờ hình chữ nhật màu đen đang cử động gần Hoàn vào thời điểm rơi xuống biển, từ đó có thể chứng minh rằng có vật thể đã tiếp xúc với Hoàn trước khi cô rơi xuống, đồng thời gây ngoại lực tác động lên cô.
Tại hiện trường không có gậy hay dây thừng, chỉ có bộ vest của Dũng là màu đen. Chuyên gia đánh giá bóng mờ này có thể là cánh tay Dũng. Sau nhiều lần so sánh và phân tích các tư thế rơi khác nhau, chuyên gia xác định việc Hoàn rơi xuống biển là do ngoại lực gây ra.
Dựa trên kết quả giám định tư pháp và khám nghiệm pháp y trước đó, cảnh sát suy đoán khi Dũng kéo Hoàn xuống, có thể lần đầu đã không thành công, sau đó Hoàn chống cự nên bị anh ta đấm vào mặt. Lúc này Hoàn có thể đã hét lên, sợ người khác nghe thấy nên Dũng dùng tay bịt miệng cô lại và đẩy xuống từ phía sau.
Theo cảnh sát, cuộc hôn nhân của Dũng với Hoàn cách đây nửa năm chính là khởi đầu cho âm mưu giết vợ để gian lận bảo hiểm.
Ngày 5/7/2022, TAND trung cấp thành phố Đại Liên kết tội Dũng cố ý giết người và gian lận bảo hiểm, tuyên án tử hình, tước quyền chính trị suốt đời và phạt 20.000 nhân dân tệ.
Dũng kháng cáo. Ngày 24/12/2023, TAMD cấp cao tỉnh Liêu Ninh bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án ban đầu.
Tuệ Anh (Theo CCTV)
************
Gamophobia là gì mà khiến nhiều người trẻ không dám kết hôn?
Quá khứ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách bạn nhìn nhận và tiếp cận với khái niệm kết hôn trong hiện tại.
Hôn nhân thường được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời mỗi người. Với nhiều người, đó là cột mốc đầy hạnh phúcphấn khởi, nhưng đối với một số khác, ý nghĩ về hôn nhân lại khiến họ sợ hãi và lo âu tột cùng. Nỗi sợ hãi mạnh mẽ và kéo dài liên quan đến hôn nhân hoặc cam kết, còn gọi là “Gamophobia”, có thể gây cản trở trong việc xây dựng hoặc duy trì những mối quan hệ ý nghĩa.
Biểu hiện của nỗi sợ này thường bao gồm cảm giác lo lắng quá mức hoặc hoảng loạn khi nghĩ đến hôn nhân, né tránh các cuộc trò chuyện hay tình huống liên quan đến chủ đề này, luôn cảm thấy bất an khi ở trong một mối quan hệ nghiêm túc và có xu hướng phá vỡ mối quan hệ khi nó trở nên sâu sắc hơn. Ngoài ra, những người này thường có xu hướng soi xét quá kỹ các khuyết điểm của đối phương để tìm lý do né tránh cam kết, đồng thời họ thường thích các mối quan hệ ngắn hạn hoặc không ràng buộc.
Nghiên cứu năm 2024 được công bố trên tạp chí Family Transitions đã khảo sát cảm nhận của người trẻ về hôn nhân và chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không kết hôn là do vấn đề tâm lý và sự lo ngại này. Theo kết quả nghiên cứu, dưới đây là ba lý do chính khiến một số người dè dặt với hôn nhân.
1. Lớn lên trong gia đình cha mẹ ly hôn
Việc chứng kiến cha mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách một người nhìn nhận hôn nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người trưởng thành trong môi trường gia đình tan vỡ thường mang tâm lý e ngại hoặc không tin tưởng vào tính bền vững của hôn nhân.
Họ dễ hình thành suy nghĩ rằng mối quan hệ nào cũng mong manh và dễ đổ vỡ. Chẳng hạn, họ có thể tự hỏi: “Nếu cha mẹ tôi còn không thể giữ được hôn nhân, tại sao tôi phải cố gắng?” hoặc “Tôi không muốn trải qua những gì họ từng chịu đựng”. Lối suy nghĩ này dễ dẫn đến việc họ ít nỗ lực và cam kết trong các mối quan hệ của mình, từ đó vô tình tạo ra một vòng lặp khiến mối quan hệ dễ rạn nứt như họ từng lo sợ.
“Chúng tôi đặt câu hỏi liệu chính khái niệm ‘hôn nhân’ có mang theo những cảm xúc nặng nề đối với những người từng chứng kiến cha mẹ ly hôn, khiến họ theo phản xạ tự nhiên có xu hướng đánh giá tiêu cực về hôn nhân hay không” các nhà nghiên cứu viết.
Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng kết quả không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người. Dù một số người trở nên hoài nghi về hôn nhân, vẫn có những người khác nhìn nhận một cách tích cực hơn, nuôi dưỡng hy vọng và mong muốn học hỏi từ kinh nghiệm của cha mẹ để xây dựng những mối quan hệ lành mạnh và bền vững hơn.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người chứng kiến cha mẹ tái hôn hạnh phúc - đặc biệt là nam giới - thường có thái độ tích cực hơn đối với hôn nhân. Họ xem những cuộc hôn nhân thứ hai thành công như minh chứng cho cơ hội làm lại và sự trưởng thành sau những vấp ngã. Điều này giúp củng cố niềm tin rằng hôn nhân vẫn có thể mang lại hạnh phúc, ngay cả khi đã từng trải qua đổ vỡ.
2. Nỗi lo tái diễn xung đột gia đình
Ngay cả khi cha mẹ vẫn sống chung, việc lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cũng có thể để lại những ám ảnh đáng kể. Nghiên cứu được công bố trên The Family Journal chỉ ra rằng những người trưởng thành trong môi trường gia đình nhiều xung đột thường có xu hướng đồng nhất hôn nhân với sự căng thẳng và bất hạnh, lo sợ rằng các mối quan hệ của họ sau này sẽ đi vào vết xe đổ của cha mẹ.
Những trải nghiệm từ thuở nhỏ này định hình thái độ của họ đối với sự gần gũi, niềm tin và khả năng mở lòng trong các mối quan hệ sau này. Nỗi lo sợ này có thể khiến họ né tránh hoàn toàn việc cam kết hoặc luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ khi yêu, thường xuyên lo lắng và chờ đợi mâu thuẫn xảy ra.
Điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng chất lượng mối quan hệ gia đình - bất kể có xảy ra ly hôn hay không - đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm về hôn nhân. Đặc biệt, những gia đình khuyến khích tinh thần tự lập và sự tự chủ thường nuôi dưỡng những người trẻ có cái nhìn tích cực và lành mạnh hơn về các mối quan hệ.
Tuy nhiên, sự thiếu vắng tính tự lập trong quá trình trưởng thành có thể làm gia tăng nhu cầu mạnh mẽ về sự độc lập, đồng thời củng cố những quan điểm tiêu cực rằng các mối quan hệ trong tương lai sẽ tiếp tục trở thành rào cản, khiến họ cảm thấy bị kìm hãm.
“Những người trẻ có thể có cảm xúc trái chiều về hôn nhân khi họ được nuôi dưỡng với tinh thần coi trọng sự độc lập và tự chủ, nhưng đồng thời vẫn chịu ảnh hưởng từ các giá trị truyền thống do xã hội phương Tây truyền bá”, các nhà nghiên cứu bổ sung.
3. Kiểu gắn bó “né tránh”
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nỗi sợ hôn nhân còn bắt nguồn từ cảm giác không thoải mái với sự gần gũi trong các mối quan hệ. Theo lý thuyết gắn bó, những mối quan hệ đầu đời với người chăm sóc có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mỗi người tiếp cận các mối quan hệ thân mật sau này. Những người thuộc kiểu gắn bó “né tránh” thường sợ sự gần gũi và phụ thuộc, dẫn đến tâm lý ngần ngại khi nghĩ đến hôn nhân.
Đối với họ, hôn nhân có thể là biểu tượng của sự dễ tổn thương, phụ thuộc lẫn nhau và mất đi quyền tự chủ - những điều khiến họ cảm thấy không an toàn hoặc bị đe dọa. Kiểu gắn bó “né tránh” thường hình thành từ trải nghiệm thiếu ổn định hoặc lạnh nhạt về mặt cảm xúc với người chăm sóc trong thời thơ ấu, khiến họ học cách kìm nén nhu cầu tình cảm và né tránh sự gần gũi như một cơ chế tự bảo vệ.
Cách nhìn nhận này thường kéo dài đến khi trưởng thành và ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ tình cảm. Những người thuộc kiểu gắn bó này có xu hướng ưu tiên sự độc lập hơn là sự gắn kết, coi hôn nhân không phải là sự hợp tác mà là nguy cơ đánh mất bản thân. Họ lo sợ việc trở nên quá phụ thuộc vào bạn đời hoặc bị "mắc kẹt" trong một mối quan hệ nơi nhu cầu của họ bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Điều này dẫn đến việc họ tiếp cận các mối quan hệ một cách dè dặt hoặc né tránh những cam kết dài hạn.
Hơn thế nữa, những người có kiểu gắn bó này thường gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng tin và bộc lộ cảm xúc - hai yếu tố cốt lõi để duy trì một cuộc hôn nhân lành mạnh. Nỗi lo bị tổn thương hoặc bị bỏ rơi, dù không có cơ sở rõ ràng, cũng khiến họ không thể hoàn toàn mở lòng với bạn đời.
Điều tích cực là các kiểu gắn bó không phải bất biến. Với sự tự nhận thức và nỗ lực cải thiện, một người hoàn toàn có thể chuyển đổi sang kiểu gắn bó an toàn hơn. Bạn đời của những người thuộc kiểu gắn bó “né tránh” cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Sự kiên nhẫn, nhất quán và khẳng định rằng sự gần gũi không đồng nghĩa với mất đi bản sắc cá nhân có thể giúp họ dần thay đổi suy nghĩ. Theo thời gian, họ có thể học cách xem hôn nhân là một mối quan hệ hỗ trợ thay vì mối đe dọa đến sự ổn định cảm xúc.
Những lo lắng về hôn nhân thường là hệ quả từ các cơ chế tự bảo vệ trong quá khứ, nhưng không nhất thiết phải chi phối tương lai. Hiểu rõ nguồn gốc của những nỗi sợ này là bước đầu tiên để phá vỡ rào cản. Đối với những ai đang gặp khó khăn khi nghĩ đến hôn nhân, việc nâng cao nhận thức về bản thân và hành động có chủ đích sẽ giúp họ xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn.
Liệu pháp tâm lý, giao tiếp cởi mở với bạn đời và viết lại những câu chuyện cá nhân có thể biến nỗi sợ thành sự tự tin. Điều quan trọng là cần biết thách thức các áp lực xã hội, xem hôn nhân như một sự lựa chọn tự nguyện, thay vì một cột mốc bắt buộc phải đạt được.
Nỗi sợ hôn nhân không nhất thiết là điều tiêu cực. Nó có thể giúp bạn suy nghĩ kỹ lưỡng về những điều mình mong muốn từ một mối quan hệ lâu dài, thúc đẩy việc chất vấn các quan niệm cũ, phá bỏ các khuôn mẫu gia đình, chữa lành những tổn thương trong gắn bó và mở ra khả năng tạo dựng một mối quan hệ hoàn toàn mới mẻ. Với nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực, bạn có thể tiếp cận hôn nhân không bằng nỗi sợ hãi, mà với niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Nguồn: Forbes
***********
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
Vào chiều tối ngày 8/1, truyền thông Myanmar đưa tin cảnh sát đã bắt được kẻ chủ mưu bắt cóc, lừa bán diễn viên Vương Tinh ở biên giới Thái Lan. Người này có biệt danh là Kim Lão Hổ, được gọi là giám đốc Ngọc, đến từ Quảng Đông, Trung Quốc. Người này là chủ công ty môi giới lao động lớn nhất ở địa phương tên là "Apollo Huy Hoàng". Kim Lão Hổ còn có nhiều công ty khác ở Trung Quốc.
Được biết kẻ trực tiếp lừa bắt Vương Tinh tên là Kim Xán, hiện đã bị bắt giữ. Kim Xán là tay chân dưới trướng Kim Lão Hổ, cứ 10 người bị bắt thì 3 người qua tay hắn. Khi tin Vương Tinh bị bắt bùng lên, nhiều kẻ trong đường dây này lo ngại việc bắt người nổi tiếng làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của chúng nên đã nhắn tin hỏi Kim Lão Hổ, nhưng nhận được câu trả lời rằng không sao.
Được biết nhóm tội phạm này có chế độ chỉ tiêu, khen thưởng hàng tháng. Càng lừa bắt được nhiều người thì càng được thưởng nhiều, hạng 1 thưởng 20.000 tệ (69,2 triệu đồng), hạng 2 thưởng 12.000 tệ (41,5 triệu đồng), hạng 3 thưởng 6000 tệ (20,7 triệu đồng). Nhóm này sẽ lấy mất hộ chiếu của người bị lừa bắt đầu tiên, đồng thời giễu cợt về việc không cần người lớn tuổi vì "món hàng" này không được giá. Bên cạnh đó, còn có thông tin cho rằng Vương Tinh được cứu nhưng cũng phải tốn 2 triệu tệ (khoảng 7 tỷ đồng) tiền chuộc mới được thả ra. Những tội ác của nhóm tội phạm xuyên quốc gia này khiến công chúng không khỏi rùng mình sợ hãi.
Vào khuya ngày 5/1, Gia Gia - bạn gái của Vương Tinh đăng đàn cầu cứu, mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người cũng như cơ quan chức năng sau nhiều ngày không thể liên lạc với bạn trai. Cô gái tiết lộ Vương Tinh bay đến Thái Lan để gia nhập đoàn phim mới vào ngày 3/1. Đến trưa cùng ngày, cô mất liên lạc với bạn trai. Gia Gia đã cố liên liên lạc với người yêu suốt 3 ngày nhưng không có kết quả. Đến ngày 6/1, bạn gái Vương Tinh và cha mẹ anh bay tới Bangkok, Thái Lan và đến đại sứ quán, đồn cảnh sát địa phương để lập hồ sơ vụ án.
Được biết Vương Tinh sang Thái Lan cùng nam diễn viên Đặng Hữu Bác. Họ đi chung chuyến bay với nhau, nhưng đến Thái Lan thì bị tách nhau. Đặng Hữu Bác may mắn thoát được, còn Vương Tinh đã mất tích. Ngoài ra, nam diễn viên Đặng Hữu cho biết anh cũng bị 1 tài khoản mang tên GMMGrammy Nhan Thập Lục tiếp cận và mời sang Thái Lan đóng phim như Vương Tinh. Do nhận thấy điều khoản hợp đồng quá ảo, anh đã từ chối.
Theo tờ 163, có khả năng Vương Tinh đã rơi vào tay kẻ buôn người. Thời gian qua, showbiz Hoa ngữ ghi nhận tình trạng nghệ sĩ hạng B, hạng C được mời ra nước ngoài đóng phim với cát-xê cao, được bao trọn chi phí di chuyển, phòng ốc và ăn uống. Lời chào mời hấp dẫn này nhận được sự quan tâm của rất nhiều diễn viên kém tên tuổi trong bối cảnh showbiz việc ít người đông, tỷ lệ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, đây thực tế là chiêu trò của bọn buôn người. Chúng mượn danh đài lớn GMM Thái Lan để tìm kiếm các con mồi nhẹ dạ cả tin ở Cbiz.
Đến ngày 7/1, Vương Tinh đã may mắn được lực lượng chức năng của Myanmar tìm thấy sau 78 giờ mất tích. Địa điểm cảnh sát tìm thấy anh là ở khu vực sông Mekong, tiếp giáp giữa Myanmar và Thái Lan. Tối cùng ngày, anh được cảnh sát đưa về Thái Lan bằng máy bay. Tuy nhiên nam diễn viên chưa được gặp mặt người nhà, mà phải ở lại để phục vụ công tác điều tra.
Nam diễn viên thú nhận bản thân đã bị lừa đảo, dính bẫy bọn buôn người xuyên quốc gia. Vào ngày 3/1, sau khi từ Trung Quốc bay sang Thái Lan theo lời mời đóng phim, anh được hướng dẫn thuê xe và đi 1 mình đến biên giới Maesot. Khi đến nơi, anh được 1 người lạ mặt đón và đưa đến 1 tòa nhà, bên trong còn có hơn 50 người Trung Quốc khác. Tại đây, nam diễn viên bị cạo đầu rồi bị ép học đánh máy tính. Sau đó, anh bị đưa sang Myanmar bằng thuyền. Vương Tinh chia sẻ khi biết bản thân bị rơi vào động lừa đảo và bị bán xuyên biên giới, anh không dám bỏ chạy hay phản kháng vì sợ gặp nguy hiểm tính mạng.
Nguồn: Weibo
***********