Trang lá cải
Trang Lá cải ngày 03 -03 -2023
Điều tra vụ hai thanh niên nghi cầm súng xông vào ngân hàng ở TPHCM
Đến 19h ngày 3/3, Công an quận 8 đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM phong tỏa hiện trường, điều tra vụ hai thanh niên nghi cầm súng xông vào ngân hàng trên địa bàn.
Thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 14h cùng ngày, tại một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8.Một số nhân chứng cho hay, thời điểm trên có 2 thanh niên mặc áo khoác (một áo khoác màu trắng, một áo khoác màu đen) đi vào bên trong ngân hàng.
Tại đây, người mặc áo khoác màu đen giương tay (nghi cầm vật giống súng) uy hiếp một nhân viên bảo vệ đứng ngay cửa ra vào khiến người này phải đưa hai tay lên cao.
Sau đó, cả hai bỏ chạy ra ngoài một cách nhanh chóng. Sự việc được một camera an ninh của nhà dân ghi lại.
Nhận tin báo, công an có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người liên quan để làm rõ.
***********
Bố bé trai 17 tháng tuổi tử vong: Đến giờ tôi vẫn không biết vì sao con mất
Sáng 3/3, thi thể bé trai P.T.Đ. (17 tháng tuổi, ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội) được gia đình đưa đi chôn cất, sau khi hoàn tất tang lễ.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Phạm Văn Tuấn (bố bé trai) dường như chưa hoàn hồn sau sự ra đi đột ngột của con trai. "Tôi chẳng nghĩ được gì bây giờ. Việc xảy ra quá bất ngờ", anh Tuấn nói.
"Đau lòng lắm"
Kể về hoàn cảnh gia đình, bố bé trai tâm sự, cả 2 vợ chồng anh đều là lao động tự do, công việc bận rộn, riêng anh Tuấn rời nhà từ 5h và chỉ trở về khi mặt trời đã lặn.
"Dù vậy, Đ. vẫn rất quấn tôi. Tối nào tôi đi làm về, cháu cũng muốn tôi ẵm bế, đưa đi chơi một vòng quanh xóm. Nó cũng rất nhanh nhẹn và hiếu động", bố Đ. nhớ lại.
Người đàn ông đã quá tuổi tứ tuần thỉnh thoảng lại đưa mắt vào phía trong gian chính của ngôi nhà, nơi chiếc bàn thờ của con trai được dựng tạm. Gương mặt anh không biểu lộ cảm xúc nhưng chẳng thể giấu được sự bần thần qua đôi mắt.
"Cháu chưa biết nói nhưng đã bập bẹ được từ: "Papa". Đau lòng lắm", anh Tuấn xót xa.
Hàng ngày, chị Tuyên (mẹ cháu bé) đảm nhận việc đưa đón con trai đến lớp. Nơi bé Đ. được gửi gắm là một nhóm trẻ gia đình tự phát do 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) quản lý và "đứng lớp".
Theo anh Tuấn, bé trai 17 tháng tuổi mới đi học được khoảng 2 tuần thì vụ việc xảy ra.
Người bố nhớ lại, hôm cô giáo thông báo cháu bé bị ngã, Đ. ở nhà nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu gì khác lạ, vẫn ăn, ngủ tốt.
Vài ngày sau, bé trai bắt đầu nôn một cách bất thường. Đến trưa 26/2, khi anh Tuấn đang ở công trường tại Hà Nội, cách nhà khoảng 30km, thì nhận được điện thoại của người nhà báo Đ. có vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện.
Khi đó, trong suy nghĩ của anh Tuấn, con trai mình chắc chỉ ốm chứ không ngờ rằng đến chiều 1/3, bệnh viện nhận định tiên lượng Đ. rất xấu. Khoảng 16h ngày hôm sau, bé trai tử vong tại nhà.
"Đến giờ phút này, tôi vẫn chưa biết vì sao con tôi mất, chỉ nghe cô giáo bảo là cháu ngã. Gia đình chỉ biết đợi kết luận của cơ quan chức năng", anh Tuấn nói.
Nhóm lớp tự phát đã hoạt động nhiều năm
Tìm đến nhóm lớp nhận trông giữ bé trai 17 tháng tuổi, phóng viên Dân trí ghi nhận, nơi này đã đóng kín cửa. Cơ sở này không khác gì một ngôi nhà dân bình thường, không biển hiệu trường lớp cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy nơi này là một lớp mầm non.
"Lớp đó cứ đóng cửa suốt thế thôi, khi nào bố mẹ đưa các cháu tới thì cô giáo mở cửa đón, xong lại khóa", bà N., một người dân sống gần nhóm lớp này kể.
Về "lịch sử" của cơ sở này, bà N. cho biết nhóm lớp này đã hoạt động được khoảng 4 năm nay, do một cô giáo có kinh nghiệm mở. Sau đó, nhóm lớp có thêm 2 cô giáo là A. và L. Khoảng vài tuần trở lại đây, bà N. cho hay cô giáo mở lớp ban đầu đã nghỉ và bàn giao lại lớp cho 2 cô giáo còn lại tự quản lý.
Người dân tại đây kể, nhiều ngày qua, họ thấy sự xuất hiện của cơ quan công an tại địa điểm trông giữ trẻ trên. Đặc biệt, sáng 3/3, người dân chứng kiến cảnh lực lượng chức năng đưa 2 cô giáo về lại lớp rồi rời đi.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín, nơi bé trai học là một cơ sở mầm non không được cấp phép hoạt động.
"Trước đó, chính quyền xã đã làm việc, lập biên bản xử lý cơ sở này vì hoạt động chui. Hiện, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ cơ sở này để phục vụ công tác điều tra", lãnh đạo Phòng nói.
Hiện Công an huyện Thường Tín đã tạm giữ 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) để điều tra vụ việc.
Theo nhà chức trách, chiều 23/2, mẹ bé trai đến đón con về thì được cô giáo thông báo cháu bé bị ngã. Ngày hôm sau, bé trai xuất hiện tình trạng nôn.
Sáng 26/2, tại lớp, bé trai tiếp tục nôn nhiều lần và ngất xỉu, gọi không tỉnh. Cháu bé sau đó được cô giáo và mẹ đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên, tình trạng của Đ. trở nặng nên bé trai được chuyển lên Bệnh viện Nông nghiệp và Bệnh viện Nhi để cứu chữa.
Khoảng 16h ngày 1/3, bệnh viện tiên lượng cháu bé không qua khỏi nên gia đình đưa Đ. về nhà.
Đến chiều muộn ngày 2/3, cháu bé tử vong.
***********
Vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: Khai nhận của 2 giáo viên
Liên quan đến vụ bé trai 17 tháng tuổi P.T.Đ. (ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội) tử vong sau khi đến lớp mầm non, Công an huyện Thường Tín đã xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Theo đó, chiều 1/3, công an địa phương nhận tin báo về vụ việc. Qua làm việc, lực lượng chức năng được cung cấp thông tin ngày 23/2, cô giáo báo với gia đình là cháu bé tự ngã, dẫn đến thương tích. Bước đầu, gia đình Đ. không trình báo vụ việc và không hợp tác để khám nghiệm tử thi.
Sau đó, Công an huyện Thường Tín đã triệu tập 2 cô giáo của Đ. là Nguyễn Thị An (30 tuổi) và Nguyễn Thị Lành (31 tuổi) để lấy lời khai.
Tại trụ sở cảnh sát, ban đầu, 2 đối tượng khai bé trai tự ngã, không bị tác động bên ngoài. Tuy nhiên, đối chiếu với bằng chứng, tài liệu, kết hợp với quá trình đấu tranh với An và Lành, cảnh sát nhận thấy nhiều điểm bất thường.
Cả 2 sau đó thay đổi lời khai, cho biết Lành đi lùi, va vào bé trai làm Đ. ngã ra nền nhà và An thì bế trượt cháu bé làm nạn nhân ngã đập đầu. Đối với lời khai này, cơ quan điều tra vẫn nhận thấy nhiều điểm không phù hợp với dấu vết thương tích trên người nạn nhân nên tiếp tục đấu tranh.
Sau khoảng một ngày, An và Lành đã khai nhận hành vi đánh đập, bạo hành bé trai P.T.Đ., dẫn đến thương tích và khiến nạn nhân tử vong.
Cụ thể, lời khai của các đối tượng thể hiện, sáng 23/2, Đ. được mẹ đưa đến lớp của An và Lành. Đến khoảng 9h, 2 đối tượng đưa các cháu vào buồng ngủ thì Đ. khóc, chạy ra ngoài.
Thấy vậy, Lành bực tức, dùng 2 tay bế Đ. lên rồi ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà. Sau đó, đối tượng dùng tay tát nạn nhân. Trong khi đó, An dùng chân đạp vào bụng, ngực, đá và dẫm vào đầu cháu bé.
Đến khoảng 16h30 cùng ngày, bố mẹ bé trai đến đón con và được 2 đối tượng báo là Đ. tự ngã.Trong các ngày 24, 25, 26/2, bé trai tiếp tục được đưa đến lớp của An. Vào sáng 26/2, An dùng chân đạp vào bụng Đ. khi thấy bé trai khóc. Cú đạp khiến nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, An và Lành gọi gia đình cháu bé và cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Dù được chữa trị tích cực nhưng đến chiều 1/3, Bệnh viện Nhi Trung ương trả cháu bé về gia đình vì tiên lượng xấu. Đến tối ngày hôm sau, nạn nhân tử vong.
Sau khi thu thập được lời khai của đối tượng, các cơ quan chức năng huyện Thường Tín đã thuyết phục gia đình cho tiến hành khám nghiệm tử thi bé trai, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường.
Kết quả khám nghiệm xác định cháu Đ. tử vong vì chấn thương sọ não, chảy máu não, phù não.
Ngày 2/3, Công an huyện Thường Tín ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị An và Nguyễn Thị Lành để điều tra về hành vi giết người.
************
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong
Chiều 3/3, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo liên quan đến vụ bé trai 17 tháng tuổi (ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) tử vong bất thường.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc theo quy định, báo cáo UBND TP về kết quả trước ngày 10/3.
Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Thường Tín tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình cháu bé.
Như Dân trí đã đưa tin, bé trai P.T.Đ. (17 tháng tuổi) được bố mẹ gửi trông tại một nhóm trẻ gia đình tự phát tại thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm. Cơ sở này chưa được cấp phép.
Chiều 23/2, mẹ bé trai đến đón con về thì được cô giáo thông báo cháu bé bị ngã. Ngày hôm sau, Đ. xuất hiện tình trạng nôn.
Sáng 26/2, tại lớp, bé trai tiếp tục nôn nhiều lần và ngất xỉu. Cháu bé sau đó được đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương nhưng tình trạng trở nặng. Bé trai được chuyển lên Bệnh viện Nhi để cứu chữa. Đến chiều muộn ngày 2/3, cháu bé tử vong.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín cho biết, cơ quan chức năng đã tạm giữ 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) để điều tra vụ việc.
**************
Nữ công chứng viên bị hành hung gửi đơn cầu cứu Thiếu tướng Đinh Văn Nơi
Ngày 28/2, trao đổi với PV Dân trí,Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Công an TP Hạ Long đang thụ lý, làm rõ vụ nữ công chứng viên N.T.T. (42 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) - Trưởng Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), bị hành hung.
Sau khi xảy ra sự việc, bà N.T.T. đã làm đơn cầu cứu, gửi Thiếu tướng Đinh Văn Nơi. Tuy nhiên trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cho biết, ông chưa nhận được lá đơn này.
Thông tin thêm về vụ việc, đại diện Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đã mời ông V.T.D. (45 tuổi, ở xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) - người có hành vi nhổ nước bọt, đá vào mặt nữ công chứng viên ở khu Trới 6, phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), lên làm việc.
Theo vị đại diện, nạn nhân trong vụ việc là bà N.T.T. (42 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), Công chứng viên, Trưởng Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Nội dung đơn trình báo của bà T. cho thấy, vào khoảng 9h30 ngày 23/2, tại Văn phòng Công chứng N.T.T., bà T. đã bị ông V.T.D. nhổ nước bọt vào mặt và dùng chân phải đá vào mặt, khiến nữ công chứng viên phải vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh điều trị.
"Sau khi nhận được đơn thư tố giác của bà N.T.T., Công an TP Hạ Long đã khẩn trương vào cuộc xác minh, thu thập tài liệu, điều tra, làm rõ. Qua giám định, bà T. có mức độ thương tích là 1% (một phần trăm). Hiện chúng tôi đang tiếp tục làm rõ vụ việc", đại diện Công an TP Hạ Long nói.
Cũng theo vị này, ông V.T.D. là cổ đông lớn nhất của Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), với hơn 60% cổ phần.
**************
Cảnh sát ập vào còng tay cụ bà 100 tuổi đúng ngày ...
Tờ Daily Mail đã ghi lại một câu chuyện "dở khóc dở cười" của cụ bà Jean Bicketon vào ngày sinh nhật tròn 100 tuổi. Được biết, cụ bà là cựu y tá đã về hưu nhiều năm, hiện đang sinh sống tại nhà dưỡng lão khu dân cư Narracan Gardens, Úc.
Đúng ngày sinh nhật 100 tuổi của cụ bà Jean Bicketon, 3 sĩ quan cảnh sát từ Sở cảnh sát Moe đã lao vào, bật đèn, còi báo động ầm ĩ và bắt giữ cụ bà.
Trong suốt những năm còn công tác, bà Jean đã làm rất tốt công việc của mình, có thời điểm bà còn xung phong làm y tá trong quân đội để chăm sóc bệnh binh ở Thế chiến thứ hai. Lối sống và tính cách con người của bà đều khiến mọi người nể phục, vậy mà bà lại bị bắt vào đúng ngày sinh nhật. Điều này làm không ít người cảm thấy bất ngờ.
Sau khi bị còng tay, cụ bà Bicketon bị đưa ra xe cảnh sát đỗ sẵn bên ngoài viện dưỡng lão. Lúc này các sĩ quan cảnh sát mới bật cười và tiết lộ "tội lỗi" khiến cụ bà bị bắt đi.
Ước nguyện tuổi 100
Hóa ra các sĩ quan cảnh sát đã bắt cụ bà 100 tuổi để… hiện thực hóa ước nguyện bấy lâu nay của bà. Bà Jean Bicketon đã luôn mơ ước được cảnh sát còng tay như một kiểu "phiêu lưu cảm giác mạnh" có một không hai trong đời.
Trong một bài đăng trên Facebook ngày 22/08/2022, phát ngôn viên của sở cảnh sát chia sẻ: "Khi chúng tôi biết được mong muốn của cụ Jean, nhóm của chúng tôi đã sẵn sàng vào cuộc. Theo cụ Jean, đó đã là một trong những sinh nhật đáng nhớ nhất và chúng tôi rất vui vì có thể giúp cụ. Chúc cụ có một sinh nhật lần thứ 100 tuyệt vời. Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ chúng tôi".
Khi được hỏi về cảm nghĩ sau vụ "bắt bớ", cụ bà Jean Bicketon nói với Daily Mail: "Tôi chưa bao giờ bị bắt trong đời, tôi nói với cảnh sát rằng tôi chưa bao giờ say rượu, chưa bao giờ bị mất giấy phép lái xe và chưa bao giờ vi phạm. Tôi ngạc nhiên là còng tay khá mềm. Dù sao thì nó cũng quá to đối với tôi."
Vụ việc này đã thu hút nhiều lượt chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy ước mơ của cụ bà Jean quả thật quá kỳ lạ còn sở cảnh sát thì thật đáng yêu khi giúp bà hiện thực hóa giấc mơ.
Nguồn: Daily Mail
*************
Bồ Đào Nha: Bắt giữ người đàn ông bị nghi "ăn thịt đồng loại"
Người đàn ông Brazil, được xác định là Begoleã Mendes Fernandes (26 tuổi) đã bị bắt tại sân bay Lisbon (Bồ Đào Nha) và vẫn đang bị giam giữ trong khi chờ dẫn độ đến Hà Lan. Giới chức Hà Lan đã truy lùng Fernandes vì có liên quan đến cái chết của Alan Lopes (nam giới, 21 tuổi).
Một nguồn tin có liên quan đến vụ việc xác nhận với Fox News rằng Fernandes mang theo một chiếc túi nilon đựng "những miếng thịt" mà cảnh sát cần phân tích nguồn gốc. Tờ JN của Bồ Đào Nha đưa tin cảnh sát nghi ngờ Fernandes có hành vi “ăn thịt đồng loại”.
Trước đó, cảnh sát Hà Lan cho biết thi thể nam thanh niên 21 tuổi tên Lopes đã được tìm thấy trong một ngôi nhà và là nạn nhân của một vụ tấn công bạo lực.
Báo giới địa phương tiết lộ Lopes sống với mẹ và chị gái, nhưng các thành viên khác trong gia đình không có mặt ở nhà vào đêm Lopes bị sát hại. Nạn nhân có thể đã đưa Fernandes vào nhà. Trước khi gặp Lopes, Fernandes là người vô gia cư.
Fernandes có thể đã sử dụng tên giả và nói dối rằng anh ta đến từ Ý. Giới chức Bồ Đào Nha được cho là nghi ngờ Fernandes mang theo giấy tờ tùy thân giả nên giữ lại kiểm tra.
“Sau khi liên hệ với chính quyền Hà Lan, nơi Fernandes cư trú, phía Bồ Đào Nha biết được rằng anh ta đang bị truy nã vì tình nghi phạm tội giết người vào ngày 26/2 ở Amsterdam”, nguồn tin cho biết.
Fernandes cũng được cho là mang theo băng gạc và quần áo “có dính máu”. Cảnh sát đã đưa Fernandes đến Bệnh viện de Santa Maria ở Lisbon để giám định vết thương ở tay.
Nguồn: Fox News
***********
Ông Võ Văn Thưởng hôm 2/3 tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam để thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, người bất ngờ từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ hồi tháng 1 trong những biến động chính trường chưa từng có tiền lệ giữa chiến dịch truy quét tham nhũng ngày càng sâu rộng.
Trong một phiên họp bất thường, Quốc hội Việt Nam, thường được xem là “nghị gật”, bầu chọn với hầu hết số phiếu khi 487/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành để chọn vị thường trực Ban bí thư Đảng làm tân chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu mang tính lễ nghi nhưng nằm trong nhóm bốn lãnh đạo có quyền lực chính trị hàng đầu ở Việt Nam.
Chức chủ tịch nước đã bị khuyết và được bà Võ Thị Xuân Ánh tạm giữ sau khi ông Phúc bị buộc phải từ chức hồi giữa tháng 1 vì “chịu trách nhiệm” liên quan đến vụ bê bối Việt Á, một đại án trong chiến dịch “đốt lò” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội với tư cách là tân chủ tịch nước, ông Thưởng cho biết ông sẽ “kiên quyết” tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng.
“Tôi, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó,” ông Thưởng nói tại lễ tuyên thệ hôm 2/3 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì được truyền thông nhà nước đăng tải.
Ông Thưởng được coi là thân cận với ông Trọng, nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam và là người dẫn dắt cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng kể từ khi giành được nhiệm kỳ thứ hai làm tổng bí thư vào năm 2016.
Ông Trọng, người từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018, được xem là đang muốn tìm người kế nhiệm mình trên cương vị tổng bí thư Đảng mà hiện ông đang đảm nhiệm trong nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp chưa từng có tiền lệ. Vị tổng bí thư 78 tuổi này được cho là có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026.
Tổng bí thư thường được chọn từ một trong những nhà lãnh đạo trong nhóm “tứ trụ” của Việt Nam, trong đó còn gồm chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ.
'Chuyển giao quyền lực êm thấm'
Việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước sẽ giúp việc chuyển giao quyền lực của ông Trọng trở nên êm thấm sau khi việc này đã không diễn ra theo ý muốn của người đứng đầu Đảng hồi Đại hội 13, theo nhận định của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.
“Ở Đại hội 13 năm 2021, các dàn xếp ở giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không diễn ra đúng như kế hoạch, cụ thể là Đảng đã không thống nhất được việc lựa chọn một ứng cử viên thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm nhiệm kỳ thứ 3 là trái với Điều lệ Đảng,” TS Hiệp cho biết.
Nhà nghiên cứu của ISEAS, có trụ sở ở Singapore, cho rằng sự dàn xếp sau Đại hội 13, trong đó ông Trọng ở lại thêm một nhiệm kỳ trong khi ông Phúc, từ thủ tướng chuyển sang làm chủ tịch nước dù đã quá tuổi, và ông Phạm Minh Chính, từ vị trí trưởng ban Tổ chức Trung ương lên thẳng chức thủ tướng, còn ông Vương Đình Huệ, một ứng cử viên thủ tướng lại giữ chức chủ tịch Quốc hội là “không bình thường”. TS Hiệp gọi đây là một công việc “dang dở, chưa hoàn tất.”
Theo TS Hiệp, ông Thưởng là người “gần gũi” với cả ông Trọng và ông Huệ nên việc chọn ông Thưởng làm chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển giao quyền lực của ông Trọng được “thuận buồm xuôi gió” bởi ông Trọng đã nhắm ông Huệ là người kế nhiệm mình trên ghế tổng bí thư và “Đảng muốn một vị chủ tịch nước có quan hệ tốt với ứng cử viên tổng bí thư tương lai.” Nếu một vị chủ tịch nước, theo TS Hiệp, được chọn từ một phe nhóm đối lập hoặc có sự cạnh tranh quyền lực với ông Huệ sẽ có thể làm phức tạp hóa quá trình chuyển giao đó.
“Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không có thể thực hiện được một kế hoạch chuyển giao quyền lực êm thấm và không tiếp tục đạt được đồng thuận về việc chọn người kế vị chức tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng thì điều này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lãnh đạo và một cuộc khủng hoảng như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định của Đảng Cộng sản Việt Nam và có thể đe dọa an ninh của chế độ,” TS Hiệp nói.
Những biến động trong chính trường Việt Nam gần đây trong bối cảnh chống tham nhũng đã khiến các nhà ngoại giao và doanh nhân lo ngại vì nó đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường ở Việt Nam do các quan chức lo sợ bị vướng vào vụ trấn áp.
“Tình hình bất định trong chính trị Việt Nam, đặc biệt là ở thượng tầng lãnh đạo, đã gây bất an cũng như sự thiếu lòng tin ở các nhà đầu tư cũng như các đối tác quốc tế ở Việt Nam,” TS Hiệp nói. “Việc bất định như vậy cũng tạo ra tâm lý ‘ngồi chờ và xem’ ở trong bộ máy công chức thực thi chính sách… làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.”
Việt Nam là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài lớn và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem ổn định chính trị là ưu tiên hàng đầu để ra quyết định đầu tư.
Theo TS Hiệp, việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước tăng cán cân quyền lực về phía Đảng và giúp ông Trọng đẩy nhanh việc chuyển giao quyền lực trước khi vị tổng bí thư này hết nhiệm kỳ.
Những biến động chính trị trong bối cảnh chống tham nhũng của Việt Nam được nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước xem là đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng dưới cái tên trấn áp tham nhũng. Nhưng theo TS Hiệp, việc kiện toàn các vị trí lãnh đạo cao nhất của Việt Nam được thực hiện nhanh hơn thì nó “sẽ dẫn tới việc giảm bất ổn chính trị và ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội cũng như công tác đối ngoại.”
Ông Thưởng, khi phát biểu nhậm chức hôm 2/3, khẳng định sẽ làm hết mình để giúp Việt Nam “phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” và “đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Ngay sau khi ông Thưởng tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng và khẳng định sẵn sàng cùng tân chủ tịch Việt Nam “thúc đẩy quan hệ song phương bền vững, lành mạnh và ổn định.”
************
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Theo như được biết, John Phạm - em trai hoa hậu Jennifer Phạm chuẩn bị
tổ chức đám cưới với bạn gái ở Việt Nam vào tháng 7 tới. Vợ sắp cưới của
John Phạm tên Cathy là Việt kiều, bố mẹ sống ở Mỹ, sau khi vừa đưa em
gái về nhà chồng, Jennifer Phạm chuẩn bị đón thêm em dâu.
Nổi tiếng là thế nhưng Jennifer Phạm ít khi chia sẻ về gia đình bởi cô không muốn mọi người nhận được quá nhiều sự quan tâm của công chúng.
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Được biết, John Phạm - em trai hoa hậu Jennifer Phạm chuẩn bị tổ chức đám cưới với bạn gái ở Việt Nam vào tháng 7 tới. Vợ sắp cưới của John Phạm tên Cathy là Việt kiều, bố mẹ sống ở Mỹ. Hai người quen nhau khi John chuyển từ Orange Country lên San Jose làm việc.
Trước khi tổ chức đám cưới, cặp đôi đã đính hôn năm 2016 và dự định làm lễ ngay sau đó. Tuy nhiên, ông nội của John mất nên anh hoãn đám cưới. Tiếp đó, do dịch covid nên đám cưới tiếp tục phải dời lịch cho đến hiện tại.
Không chỉ sở hữu gương mặt điển trai, John Phạm còn có hình thể nam tính, vạm vỡ.
Em trai Jennifer Phạm sinh năm 1990 và có profile không kém chị là bao. Anh từng theo học ngành Quản trị Kinh doanh và Khoa học máy tính tại một trường đại học ở California (Mỹ). Từ khi còn đi học, anh đã được Netapp, một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực lưu trữ và quản lý dữ liệu đa quốc gia của Mỹ, mời về làm việc. Hiện tại, anh là Senior Manager (quản lý cấp cao) tại tập đoàn này.
Do sinh sống ở nước ngoài và theo chương trình học xuyên suốt, nên John Phạm ít khi về Việt Nam. Không chỉ sở hữu gương mặt điển trai, John Phạm còn có hình thể nam tính, vạm vỡ.
Vừa qua, vợ chồng Jennifer Phạm cùng em trai và vợ sắp cưới có chuyến du lịch cùng nhau. Có thể thấy, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất gắn kết. Mặc dù do khoảng cách địa lý không gặp nhau thường xuyên nhưng tình cảm chị em luôn khăng khít, khiến nhiều người ngưỡng mộ.
*************
**************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 03 -03 -2023
Điều tra vụ hai thanh niên nghi cầm súng xông vào ngân hàng ở TPHCM
Đến 19h ngày 3/3, Công an quận 8 đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM phong tỏa hiện trường, điều tra vụ hai thanh niên nghi cầm súng xông vào ngân hàng trên địa bàn.
Thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 14h cùng ngày, tại một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8.Một số nhân chứng cho hay, thời điểm trên có 2 thanh niên mặc áo khoác (một áo khoác màu trắng, một áo khoác màu đen) đi vào bên trong ngân hàng.
Tại đây, người mặc áo khoác màu đen giương tay (nghi cầm vật giống súng) uy hiếp một nhân viên bảo vệ đứng ngay cửa ra vào khiến người này phải đưa hai tay lên cao.
Sau đó, cả hai bỏ chạy ra ngoài một cách nhanh chóng. Sự việc được một camera an ninh của nhà dân ghi lại.
Nhận tin báo, công an có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người liên quan để làm rõ.
***********
Bố bé trai 17 tháng tuổi tử vong: Đến giờ tôi vẫn không biết vì sao con mất
Sáng 3/3, thi thể bé trai P.T.Đ. (17 tháng tuổi, ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội) được gia đình đưa đi chôn cất, sau khi hoàn tất tang lễ.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Phạm Văn Tuấn (bố bé trai) dường như chưa hoàn hồn sau sự ra đi đột ngột của con trai. "Tôi chẳng nghĩ được gì bây giờ. Việc xảy ra quá bất ngờ", anh Tuấn nói.
"Đau lòng lắm"
Kể về hoàn cảnh gia đình, bố bé trai tâm sự, cả 2 vợ chồng anh đều là lao động tự do, công việc bận rộn, riêng anh Tuấn rời nhà từ 5h và chỉ trở về khi mặt trời đã lặn.
"Dù vậy, Đ. vẫn rất quấn tôi. Tối nào tôi đi làm về, cháu cũng muốn tôi ẵm bế, đưa đi chơi một vòng quanh xóm. Nó cũng rất nhanh nhẹn và hiếu động", bố Đ. nhớ lại.
Người đàn ông đã quá tuổi tứ tuần thỉnh thoảng lại đưa mắt vào phía trong gian chính của ngôi nhà, nơi chiếc bàn thờ của con trai được dựng tạm. Gương mặt anh không biểu lộ cảm xúc nhưng chẳng thể giấu được sự bần thần qua đôi mắt.
"Cháu chưa biết nói nhưng đã bập bẹ được từ: "Papa". Đau lòng lắm", anh Tuấn xót xa.
Hàng ngày, chị Tuyên (mẹ cháu bé) đảm nhận việc đưa đón con trai đến lớp. Nơi bé Đ. được gửi gắm là một nhóm trẻ gia đình tự phát do 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) quản lý và "đứng lớp".
Theo anh Tuấn, bé trai 17 tháng tuổi mới đi học được khoảng 2 tuần thì vụ việc xảy ra.
Người bố nhớ lại, hôm cô giáo thông báo cháu bé bị ngã, Đ. ở nhà nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu gì khác lạ, vẫn ăn, ngủ tốt.
Vài ngày sau, bé trai bắt đầu nôn một cách bất thường. Đến trưa 26/2, khi anh Tuấn đang ở công trường tại Hà Nội, cách nhà khoảng 30km, thì nhận được điện thoại của người nhà báo Đ. có vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện.
Khi đó, trong suy nghĩ của anh Tuấn, con trai mình chắc chỉ ốm chứ không ngờ rằng đến chiều 1/3, bệnh viện nhận định tiên lượng Đ. rất xấu. Khoảng 16h ngày hôm sau, bé trai tử vong tại nhà.
"Đến giờ phút này, tôi vẫn chưa biết vì sao con tôi mất, chỉ nghe cô giáo bảo là cháu ngã. Gia đình chỉ biết đợi kết luận của cơ quan chức năng", anh Tuấn nói.
Nhóm lớp tự phát đã hoạt động nhiều năm
Tìm đến nhóm lớp nhận trông giữ bé trai 17 tháng tuổi, phóng viên Dân trí ghi nhận, nơi này đã đóng kín cửa. Cơ sở này không khác gì một ngôi nhà dân bình thường, không biển hiệu trường lớp cũng như không có dấu hiệu nào cho thấy nơi này là một lớp mầm non.
"Lớp đó cứ đóng cửa suốt thế thôi, khi nào bố mẹ đưa các cháu tới thì cô giáo mở cửa đón, xong lại khóa", bà N., một người dân sống gần nhóm lớp này kể.
Về "lịch sử" của cơ sở này, bà N. cho biết nhóm lớp này đã hoạt động được khoảng 4 năm nay, do một cô giáo có kinh nghiệm mở. Sau đó, nhóm lớp có thêm 2 cô giáo là A. và L. Khoảng vài tuần trở lại đây, bà N. cho hay cô giáo mở lớp ban đầu đã nghỉ và bàn giao lại lớp cho 2 cô giáo còn lại tự quản lý.
Người dân tại đây kể, nhiều ngày qua, họ thấy sự xuất hiện của cơ quan công an tại địa điểm trông giữ trẻ trên. Đặc biệt, sáng 3/3, người dân chứng kiến cảnh lực lượng chức năng đưa 2 cô giáo về lại lớp rồi rời đi.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín, nơi bé trai học là một cơ sở mầm non không được cấp phép hoạt động.
"Trước đó, chính quyền xã đã làm việc, lập biên bản xử lý cơ sở này vì hoạt động chui. Hiện, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ cơ sở này để phục vụ công tác điều tra", lãnh đạo Phòng nói.
Hiện Công an huyện Thường Tín đã tạm giữ 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) để điều tra vụ việc.
Theo nhà chức trách, chiều 23/2, mẹ bé trai đến đón con về thì được cô giáo thông báo cháu bé bị ngã. Ngày hôm sau, bé trai xuất hiện tình trạng nôn.
Sáng 26/2, tại lớp, bé trai tiếp tục nôn nhiều lần và ngất xỉu, gọi không tỉnh. Cháu bé sau đó được cô giáo và mẹ đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên, tình trạng của Đ. trở nặng nên bé trai được chuyển lên Bệnh viện Nông nghiệp và Bệnh viện Nhi để cứu chữa.
Khoảng 16h ngày 1/3, bệnh viện tiên lượng cháu bé không qua khỏi nên gia đình đưa Đ. về nhà.
Đến chiều muộn ngày 2/3, cháu bé tử vong.
***********
Vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong ở Hà Nội: Khai nhận của 2 giáo viên
Liên quan đến vụ bé trai 17 tháng tuổi P.T.Đ. (ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội) tử vong sau khi đến lớp mầm non, Công an huyện Thường Tín đã xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Theo đó, chiều 1/3, công an địa phương nhận tin báo về vụ việc. Qua làm việc, lực lượng chức năng được cung cấp thông tin ngày 23/2, cô giáo báo với gia đình là cháu bé tự ngã, dẫn đến thương tích. Bước đầu, gia đình Đ. không trình báo vụ việc và không hợp tác để khám nghiệm tử thi.
Sau đó, Công an huyện Thường Tín đã triệu tập 2 cô giáo của Đ. là Nguyễn Thị An (30 tuổi) và Nguyễn Thị Lành (31 tuổi) để lấy lời khai.
Tại trụ sở cảnh sát, ban đầu, 2 đối tượng khai bé trai tự ngã, không bị tác động bên ngoài. Tuy nhiên, đối chiếu với bằng chứng, tài liệu, kết hợp với quá trình đấu tranh với An và Lành, cảnh sát nhận thấy nhiều điểm bất thường.
Cả 2 sau đó thay đổi lời khai, cho biết Lành đi lùi, va vào bé trai làm Đ. ngã ra nền nhà và An thì bế trượt cháu bé làm nạn nhân ngã đập đầu. Đối với lời khai này, cơ quan điều tra vẫn nhận thấy nhiều điểm không phù hợp với dấu vết thương tích trên người nạn nhân nên tiếp tục đấu tranh.
Sau khoảng một ngày, An và Lành đã khai nhận hành vi đánh đập, bạo hành bé trai P.T.Đ., dẫn đến thương tích và khiến nạn nhân tử vong.
Cụ thể, lời khai của các đối tượng thể hiện, sáng 23/2, Đ. được mẹ đưa đến lớp của An và Lành. Đến khoảng 9h, 2 đối tượng đưa các cháu vào buồng ngủ thì Đ. khóc, chạy ra ngoài.
Thấy vậy, Lành bực tức, dùng 2 tay bế Đ. lên rồi ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà. Sau đó, đối tượng dùng tay tát nạn nhân. Trong khi đó, An dùng chân đạp vào bụng, ngực, đá và dẫm vào đầu cháu bé.
Đến khoảng 16h30 cùng ngày, bố mẹ bé trai đến đón con và được 2 đối tượng báo là Đ. tự ngã.Trong các ngày 24, 25, 26/2, bé trai tiếp tục được đưa đến lớp của An. Vào sáng 26/2, An dùng chân đạp vào bụng Đ. khi thấy bé trai khóc. Cú đạp khiến nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, An và Lành gọi gia đình cháu bé và cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Dù được chữa trị tích cực nhưng đến chiều 1/3, Bệnh viện Nhi Trung ương trả cháu bé về gia đình vì tiên lượng xấu. Đến tối ngày hôm sau, nạn nhân tử vong.
Sau khi thu thập được lời khai của đối tượng, các cơ quan chức năng huyện Thường Tín đã thuyết phục gia đình cho tiến hành khám nghiệm tử thi bé trai, đồng thời tổ chức khám nghiệm hiện trường.
Kết quả khám nghiệm xác định cháu Đ. tử vong vì chấn thương sọ não, chảy máu não, phù não.
Ngày 2/3, Công an huyện Thường Tín ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị An và Nguyễn Thị Lành để điều tra về hành vi giết người.
************
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong
Chiều 3/3, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo liên quan đến vụ bé trai 17 tháng tuổi (ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) tử vong bất thường.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc theo quy định, báo cáo UBND TP về kết quả trước ngày 10/3.
Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Thường Tín tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình cháu bé.
Như Dân trí đã đưa tin, bé trai P.T.Đ. (17 tháng tuổi) được bố mẹ gửi trông tại một nhóm trẻ gia đình tự phát tại thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm. Cơ sở này chưa được cấp phép.
Chiều 23/2, mẹ bé trai đến đón con về thì được cô giáo thông báo cháu bé bị ngã. Ngày hôm sau, Đ. xuất hiện tình trạng nôn.
Sáng 26/2, tại lớp, bé trai tiếp tục nôn nhiều lần và ngất xỉu. Cháu bé sau đó được đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế địa phương nhưng tình trạng trở nặng. Bé trai được chuyển lên Bệnh viện Nhi để cứu chữa. Đến chiều muộn ngày 2/3, cháu bé tử vong.
Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín cho biết, cơ quan chức năng đã tạm giữ 2 cô giáo Nguyễn Thị A. (30 tuổi) và Nguyễn Thị L. (31 tuổi) để điều tra vụ việc.
**************
Nữ công chứng viên bị hành hung gửi đơn cầu cứu Thiếu tướng Đinh Văn Nơi
Ngày 28/2, trao đổi với PV Dân trí,Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Công an TP Hạ Long đang thụ lý, làm rõ vụ nữ công chứng viên N.T.T. (42 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) - Trưởng Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), bị hành hung.
Sau khi xảy ra sự việc, bà N.T.T. đã làm đơn cầu cứu, gửi Thiếu tướng Đinh Văn Nơi. Tuy nhiên trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cho biết, ông chưa nhận được lá đơn này.
Thông tin thêm về vụ việc, đại diện Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị đã mời ông V.T.D. (45 tuổi, ở xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) - người có hành vi nhổ nước bọt, đá vào mặt nữ công chứng viên ở khu Trới 6, phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), lên làm việc.
Theo vị đại diện, nạn nhân trong vụ việc là bà N.T.T. (42 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), Công chứng viên, Trưởng Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Nội dung đơn trình báo của bà T. cho thấy, vào khoảng 9h30 ngày 23/2, tại Văn phòng Công chứng N.T.T., bà T. đã bị ông V.T.D. nhổ nước bọt vào mặt và dùng chân phải đá vào mặt, khiến nữ công chứng viên phải vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh điều trị.
"Sau khi nhận được đơn thư tố giác của bà N.T.T., Công an TP Hạ Long đã khẩn trương vào cuộc xác minh, thu thập tài liệu, điều tra, làm rõ. Qua giám định, bà T. có mức độ thương tích là 1% (một phần trăm). Hiện chúng tôi đang tiếp tục làm rõ vụ việc", đại diện Công an TP Hạ Long nói.
Cũng theo vị này, ông V.T.D. là cổ đông lớn nhất của Văn phòng Công chứng N.T.T. (tại tổ 3, khu Trới 6, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), với hơn 60% cổ phần.
**************
Cảnh sát ập vào còng tay cụ bà 100 tuổi đúng ngày ...
Tờ Daily Mail đã ghi lại một câu chuyện "dở khóc dở cười" của cụ bà Jean Bicketon vào ngày sinh nhật tròn 100 tuổi. Được biết, cụ bà là cựu y tá đã về hưu nhiều năm, hiện đang sinh sống tại nhà dưỡng lão khu dân cư Narracan Gardens, Úc.
Đúng ngày sinh nhật 100 tuổi của cụ bà Jean Bicketon, 3 sĩ quan cảnh sát từ Sở cảnh sát Moe đã lao vào, bật đèn, còi báo động ầm ĩ và bắt giữ cụ bà.
Trong suốt những năm còn công tác, bà Jean đã làm rất tốt công việc của mình, có thời điểm bà còn xung phong làm y tá trong quân đội để chăm sóc bệnh binh ở Thế chiến thứ hai. Lối sống và tính cách con người của bà đều khiến mọi người nể phục, vậy mà bà lại bị bắt vào đúng ngày sinh nhật. Điều này làm không ít người cảm thấy bất ngờ.
Sau khi bị còng tay, cụ bà Bicketon bị đưa ra xe cảnh sát đỗ sẵn bên ngoài viện dưỡng lão. Lúc này các sĩ quan cảnh sát mới bật cười và tiết lộ "tội lỗi" khiến cụ bà bị bắt đi.
Ước nguyện tuổi 100
Hóa ra các sĩ quan cảnh sát đã bắt cụ bà 100 tuổi để… hiện thực hóa ước nguyện bấy lâu nay của bà. Bà Jean Bicketon đã luôn mơ ước được cảnh sát còng tay như một kiểu "phiêu lưu cảm giác mạnh" có một không hai trong đời.
Trong một bài đăng trên Facebook ngày 22/08/2022, phát ngôn viên của sở cảnh sát chia sẻ: "Khi chúng tôi biết được mong muốn của cụ Jean, nhóm của chúng tôi đã sẵn sàng vào cuộc. Theo cụ Jean, đó đã là một trong những sinh nhật đáng nhớ nhất và chúng tôi rất vui vì có thể giúp cụ. Chúc cụ có một sinh nhật lần thứ 100 tuyệt vời. Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ chúng tôi".
Khi được hỏi về cảm nghĩ sau vụ "bắt bớ", cụ bà Jean Bicketon nói với Daily Mail: "Tôi chưa bao giờ bị bắt trong đời, tôi nói với cảnh sát rằng tôi chưa bao giờ say rượu, chưa bao giờ bị mất giấy phép lái xe và chưa bao giờ vi phạm. Tôi ngạc nhiên là còng tay khá mềm. Dù sao thì nó cũng quá to đối với tôi."
Vụ việc này đã thu hút nhiều lượt chia sẻ và bình luận trên mạng xã hội bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy ước mơ của cụ bà Jean quả thật quá kỳ lạ còn sở cảnh sát thì thật đáng yêu khi giúp bà hiện thực hóa giấc mơ.
Nguồn: Daily Mail
*************
Bồ Đào Nha: Bắt giữ người đàn ông bị nghi "ăn thịt đồng loại"
Người đàn ông Brazil, được xác định là Begoleã Mendes Fernandes (26 tuổi) đã bị bắt tại sân bay Lisbon (Bồ Đào Nha) và vẫn đang bị giam giữ trong khi chờ dẫn độ đến Hà Lan. Giới chức Hà Lan đã truy lùng Fernandes vì có liên quan đến cái chết của Alan Lopes (nam giới, 21 tuổi).
Một nguồn tin có liên quan đến vụ việc xác nhận với Fox News rằng Fernandes mang theo một chiếc túi nilon đựng "những miếng thịt" mà cảnh sát cần phân tích nguồn gốc. Tờ JN của Bồ Đào Nha đưa tin cảnh sát nghi ngờ Fernandes có hành vi “ăn thịt đồng loại”.
Trước đó, cảnh sát Hà Lan cho biết thi thể nam thanh niên 21 tuổi tên Lopes đã được tìm thấy trong một ngôi nhà và là nạn nhân của một vụ tấn công bạo lực.
Báo giới địa phương tiết lộ Lopes sống với mẹ và chị gái, nhưng các thành viên khác trong gia đình không có mặt ở nhà vào đêm Lopes bị sát hại. Nạn nhân có thể đã đưa Fernandes vào nhà. Trước khi gặp Lopes, Fernandes là người vô gia cư.
Fernandes có thể đã sử dụng tên giả và nói dối rằng anh ta đến từ Ý. Giới chức Bồ Đào Nha được cho là nghi ngờ Fernandes mang theo giấy tờ tùy thân giả nên giữ lại kiểm tra.
“Sau khi liên hệ với chính quyền Hà Lan, nơi Fernandes cư trú, phía Bồ Đào Nha biết được rằng anh ta đang bị truy nã vì tình nghi phạm tội giết người vào ngày 26/2 ở Amsterdam”, nguồn tin cho biết.
Fernandes cũng được cho là mang theo băng gạc và quần áo “có dính máu”. Cảnh sát đã đưa Fernandes đến Bệnh viện de Santa Maria ở Lisbon để giám định vết thương ở tay.
Nguồn: Fox News
***********
Ông Võ Văn Thưởng hôm 2/3 tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam để thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, người bất ngờ từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ hồi tháng 1 trong những biến động chính trường chưa từng có tiền lệ giữa chiến dịch truy quét tham nhũng ngày càng sâu rộng.
Trong một phiên họp bất thường, Quốc hội Việt Nam, thường được xem là “nghị gật”, bầu chọn với hầu hết số phiếu khi 487/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành để chọn vị thường trực Ban bí thư Đảng làm tân chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu mang tính lễ nghi nhưng nằm trong nhóm bốn lãnh đạo có quyền lực chính trị hàng đầu ở Việt Nam.
Chức chủ tịch nước đã bị khuyết và được bà Võ Thị Xuân Ánh tạm giữ sau khi ông Phúc bị buộc phải từ chức hồi giữa tháng 1 vì “chịu trách nhiệm” liên quan đến vụ bê bối Việt Á, một đại án trong chiến dịch “đốt lò” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội với tư cách là tân chủ tịch nước, ông Thưởng cho biết ông sẽ “kiên quyết” tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng.
“Tôi, chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó,” ông Thưởng nói tại lễ tuyên thệ hôm 2/3 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì được truyền thông nhà nước đăng tải.
Ông Thưởng được coi là thân cận với ông Trọng, nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam và là người dẫn dắt cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng kể từ khi giành được nhiệm kỳ thứ hai làm tổng bí thư vào năm 2016.
Ông Trọng, người từng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018, được xem là đang muốn tìm người kế nhiệm mình trên cương vị tổng bí thư Đảng mà hiện ông đang đảm nhiệm trong nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp chưa từng có tiền lệ. Vị tổng bí thư 78 tuổi này được cho là có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2026.
Tổng bí thư thường được chọn từ một trong những nhà lãnh đạo trong nhóm “tứ trụ” của Việt Nam, trong đó còn gồm chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ.
'Chuyển giao quyền lực êm thấm'
Việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước sẽ giúp việc chuyển giao quyền lực của ông Trọng trở nên êm thấm sau khi việc này đã không diễn ra theo ý muốn của người đứng đầu Đảng hồi Đại hội 13, theo nhận định của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak.
“Ở Đại hội 13 năm 2021, các dàn xếp ở giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã không diễn ra đúng như kế hoạch, cụ thể là Đảng đã không thống nhất được việc lựa chọn một ứng cử viên thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại thêm nhiệm kỳ thứ 3 là trái với Điều lệ Đảng,” TS Hiệp cho biết.
Nhà nghiên cứu của ISEAS, có trụ sở ở Singapore, cho rằng sự dàn xếp sau Đại hội 13, trong đó ông Trọng ở lại thêm một nhiệm kỳ trong khi ông Phúc, từ thủ tướng chuyển sang làm chủ tịch nước dù đã quá tuổi, và ông Phạm Minh Chính, từ vị trí trưởng ban Tổ chức Trung ương lên thẳng chức thủ tướng, còn ông Vương Đình Huệ, một ứng cử viên thủ tướng lại giữ chức chủ tịch Quốc hội là “không bình thường”. TS Hiệp gọi đây là một công việc “dang dở, chưa hoàn tất.”
Theo TS Hiệp, ông Thưởng là người “gần gũi” với cả ông Trọng và ông Huệ nên việc chọn ông Thưởng làm chủ tịch nước sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển giao quyền lực của ông Trọng được “thuận buồm xuôi gió” bởi ông Trọng đã nhắm ông Huệ là người kế nhiệm mình trên ghế tổng bí thư và “Đảng muốn một vị chủ tịch nước có quan hệ tốt với ứng cử viên tổng bí thư tương lai.” Nếu một vị chủ tịch nước, theo TS Hiệp, được chọn từ một phe nhóm đối lập hoặc có sự cạnh tranh quyền lực với ông Huệ sẽ có thể làm phức tạp hóa quá trình chuyển giao đó.
“Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không có thể thực hiện được một kế hoạch chuyển giao quyền lực êm thấm và không tiếp tục đạt được đồng thuận về việc chọn người kế vị chức tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng thì điều này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng lãnh đạo và một cuộc khủng hoảng như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định của Đảng Cộng sản Việt Nam và có thể đe dọa an ninh của chế độ,” TS Hiệp nói.
Những biến động trong chính trường Việt Nam gần đây trong bối cảnh chống tham nhũng đã khiến các nhà ngoại giao và doanh nhân lo ngại vì nó đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường ở Việt Nam do các quan chức lo sợ bị vướng vào vụ trấn áp.
“Tình hình bất định trong chính trị Việt Nam, đặc biệt là ở thượng tầng lãnh đạo, đã gây bất an cũng như sự thiếu lòng tin ở các nhà đầu tư cũng như các đối tác quốc tế ở Việt Nam,” TS Hiệp nói. “Việc bất định như vậy cũng tạo ra tâm lý ‘ngồi chờ và xem’ ở trong bộ máy công chức thực thi chính sách… làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.”
Việt Nam là quốc gia nhận đầu tư nước ngoài lớn và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xem ổn định chính trị là ưu tiên hàng đầu để ra quyết định đầu tư.
Theo TS Hiệp, việc ông Thưởng được chọn làm chủ tịch nước tăng cán cân quyền lực về phía Đảng và giúp ông Trọng đẩy nhanh việc chuyển giao quyền lực trước khi vị tổng bí thư này hết nhiệm kỳ.
Những biến động chính trị trong bối cảnh chống tham nhũng của Việt Nam được nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước xem là đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng dưới cái tên trấn áp tham nhũng. Nhưng theo TS Hiệp, việc kiện toàn các vị trí lãnh đạo cao nhất của Việt Nam được thực hiện nhanh hơn thì nó “sẽ dẫn tới việc giảm bất ổn chính trị và ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội cũng như công tác đối ngoại.”
Ông Thưởng, khi phát biểu nhậm chức hôm 2/3, khẳng định sẽ làm hết mình để giúp Việt Nam “phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” và “đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Ngay sau khi ông Thưởng tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng và khẳng định sẵn sàng cùng tân chủ tịch Việt Nam “thúc đẩy quan hệ song phương bền vững, lành mạnh và ổn định.”
************
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Theo như được biết, John Phạm - em trai hoa hậu Jennifer Phạm chuẩn bị
tổ chức đám cưới với bạn gái ở Việt Nam vào tháng 7 tới. Vợ sắp cưới của
John Phạm tên Cathy là Việt kiều, bố mẹ sống ở Mỹ, sau khi vừa đưa em
gái về nhà chồng, Jennifer Phạm chuẩn bị đón thêm em dâu.
Nổi tiếng là thế nhưng Jennifer Phạm ít khi chia sẻ về gia đình bởi cô không muốn mọi người nhận được quá nhiều sự quan tâm của công chúng.
Em trai Jennifer Phạm chuẩn bị lên xe hoa cùng bạn gái Việt Kiều
Được biết, John Phạm - em trai hoa hậu Jennifer Phạm chuẩn bị tổ chức đám cưới với bạn gái ở Việt Nam vào tháng 7 tới. Vợ sắp cưới của John Phạm tên Cathy là Việt kiều, bố mẹ sống ở Mỹ. Hai người quen nhau khi John chuyển từ Orange Country lên San Jose làm việc.
Trước khi tổ chức đám cưới, cặp đôi đã đính hôn năm 2016 và dự định làm lễ ngay sau đó. Tuy nhiên, ông nội của John mất nên anh hoãn đám cưới. Tiếp đó, do dịch covid nên đám cưới tiếp tục phải dời lịch cho đến hiện tại.
Không chỉ sở hữu gương mặt điển trai, John Phạm còn có hình thể nam tính, vạm vỡ.
Em trai Jennifer Phạm sinh năm 1990 và có profile không kém chị là bao. Anh từng theo học ngành Quản trị Kinh doanh và Khoa học máy tính tại một trường đại học ở California (Mỹ). Từ khi còn đi học, anh đã được Netapp, một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực lưu trữ và quản lý dữ liệu đa quốc gia của Mỹ, mời về làm việc. Hiện tại, anh là Senior Manager (quản lý cấp cao) tại tập đoàn này.
Do sinh sống ở nước ngoài và theo chương trình học xuyên suốt, nên John Phạm ít khi về Việt Nam. Không chỉ sở hữu gương mặt điển trai, John Phạm còn có hình thể nam tính, vạm vỡ.
Vừa qua, vợ chồng Jennifer Phạm cùng em trai và vợ sắp cưới có chuyến du lịch cùng nhau. Có thể thấy, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất gắn kết. Mặc dù do khoảng cách địa lý không gặp nhau thường xuyên nhưng tình cảm chị em luôn khăng khít, khiến nhiều người ngưỡng mộ.
*************
**************