Trang lá cải

Trang Lá cải ngày 06 -04 -2022 : Hình cuối bài: xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước !

Nhóm bắt cóc đào tạo cháu gái tỷ phú thành khủng bố


HCM-ConLayBac

**************

Nghi phạm sát hại 3 người trong gia đình ở Cà Mau có dấu hiệu tự sát



Nghi phạm sát hại 3 người trong gia đình ở Cà Mau có dấu hiệu tự sát - Ảnh 1.

Căn nhà nơi xảy ra án mạng thương tâm - Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Chiều 5-4, đại tá Phạm Minh Lũy - phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau - cho biết đang có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều tra vụ 3 người trong gia đình tử vong.

Theo đại tá Lũy, nghi phạm là Nguyễn Hoàng Lên (33 tuổi), người sống như vợ chồng với chị Trần Thị Mộng T.. Lên có dấu hiệu tự sát và bị thương rất nặng. Hiện Lên được cơ quan chức năng đưa đến bệnh viện cấp cứu dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan công an.

Như đã thông tin, khoảng 8h30 cùng ngày, ông Trần Văn Hường (66 tuổi, ngụ khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm) đi giữ vuông tôm về nhà thì phát hiện vợ ông là bà Nguyễn Ngọc X. (58 tuổi) cùng con gái là chị Trần Thị Mộng T. (33 tuổi) và cháu ngoại Phan Mạnh T. (6 tuổi) đã tử vong.

Thi thể các nạn nhân nằm trên vũng máu tại nhà sau của ông Hường.

Nhận được tin báo, đại tá Phạm Minh Lũy nhanh chóng có mặt tại hiện trường chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp Công an huyện Tân Phú khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ việc
*************

Vua võ thuật' Vương Vũ qua đời


Trên Appledaily, Vương Gia Lộ - con gái thứ hai của Vương Vũ - cho biết nghệ sĩ mất vì chứng suy hô hấp tại bệnh viện ở Đài Bắc, Đài Loan. Vương Gia Lộ đang chờ chị ở Hong Kong và em gái ở Canada về Đài Loan lo hậu sự.

Gia Lộ viết trên trang cá nhân: "Bố ơi, bố yên lòng nhé, những ngày qua bố chịu nhiều khổ sở, giờ đây, bố được giải thoát, được trùng sinh. Trong lòng khán giả, bố luôn là đại hiệp. Trong lòng con, bố là chiến binh kiên cường nhất".

Vương Vũ tại Liên hoan phim Busan tại Hàn Quốc năm 2015. Vai cao thủ một tay của ông được nhiều khán giả châu Á yêu thích. Ảnh: HK01

Vương Vũ tại Liên hoan phim Busan tại Hàn Quốc năm 2015. Vai cao thủ một tay của ông được nhiều khán giả châu Á yêu thích. Ảnh: HK01

Những năm cuối đời, Vương Vũ thường phải vào bệnh viện. Sức khỏe ông sa sút từ năm 2015 do hai lần bị tai biến mạch máu não. Ông không thể nói năng, đi lại, phải ngồi xe lăn.

Vương Vũ tên thật là Vương Chính Quyền, sinh năm 1943 ở Thượng Hải, Trung Quốc. Năm 1964, ông tới Hong Kong bắt đầu sự nghiệp diễn xuất, ban đầu làm việc cho hãng Thiệu Thị Huynh Đệ.

Nghệ sĩ tham gia hơn 60 phim võ thuật, hành động, được mệnh danh "Ông vua võ thuật thế hệ đầu" của làng phim Hoa ngữ hay "Độc tí đao vương" - phỏng theo nhân vật giỏi võ, bị mất một tay của ông trong phim cùng tên. Trước khi Lý Tiểu Long gia nhập làng phim, Vương Vũ là sao võ thuật được trả cát-xê cao nhất, có sức ảnh hưởng phòng vé hàng đầu Hong Kong. Ngoài Độc tí đao vương, ông nổi tiếng với Giang hồ kỳ hiệp, Kim Yến Tử... Thập niên 2000, ông đóng Võ hiệp, Huyết trích tử, Thất hồn...

Nghệ sĩ trải qua hai cuộc hôn nhân, có ba con gái với người vợ đầu tiên. Khi còn trẻ, ông vướng tin đồn hẹn hò các người đẹp Lâm Thanh Hà, Lâm Phụng Kiều. Năm 2011, tài tử tiết lộ yêu một cô gái kém ông 40 tuổi, dự định kết hôn nhưng không thành vì bị cha mẹ cô gái phản đối.


*************

Sát hại người tình


An GiangNghi ngờ vợ hờ có người đàn ông khác nên cắt đứt liên lạc với mình, Nguyễn Văn Bích, 29 tuổi, tìm đến nhà đâm cô nhiều nhát, tử vong.

Ngày 5/4, Bích bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tạm giữ hình sự về hành vi Giết người. Anh ta có tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ra tù hai năm trước, và đang nghiện ma túy.

Bích bị bắt điều tra hành vi giết người. Ảnh: Tiến Tầm

Bích bị bắt điều tra hành vi "giết người". Ảnh: Tiến Tầm

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Bích sống với cô gái 19 tuổi ở TP Châu Đốc như vợ chồng, có một con chung. Gần đây, anh ta nghi ngờ vợ hờ có người đàn ông khác, nên cả hai thường cãi vã.

Cô này bỏ về nhà cha ruột, cắt liên lạc với Bích. Gã nhiều lần đến tìm nhưng người tình không chịu gặp và bị cha của cô đuổi về.

Sáng hôm qua, Bích mang theo dao tiếp tục đến gặp người tình để nói chuyện nhưng bị cô từ chối, bỏ vào nhà vệ sinh, đóng cửa. Hắn liền trèo tường vào, đâm cô nhiều nhát. Nạn nhân được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.


************

Vướng lao lý vì góp tiền mua dâm thiếu nữ

Bà Rịa - Vũng TàuRMar Sun, 25 tuổi, và nhóm bạn rủ thiếu nữ cùng xóm trọ nhậu, rồi chung tiền mua dâm cô này với giá 500.000 đồng mỗi người.

Ngày 5/4, Sun và KPă Hơn, 23 tuổi, cùng quê Gia Lai, bị Công an thị xã Phú Mỹ bắt tạm giam về hành vi Mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329 Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến vụ án, bốn người 15-17 tuổi được giao cho gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, sẽ điều tra xử lý sau.

RMar Sun (trái) và KPă Hơn tại Công an thị xã Phú Mỹ. Ảnh: Quang Bình

RMar Sun và KPă Hơn tại Công an thị xã Phú Mỹ. Ảnh: Quang Bình

Theo điều tra, tối 28/3, RMar Sun cùng KPă Hơn và 4 thiếu niên cùng quê tổ chức ăn nhậu tại phòng trọ ở phường Mỹ Xuân. Thấy thiếu nữ 15 tuổi, phòng kế bên qua xin nước uống, Sun và nhóm bạn rủ ở lại nhậu cùng.

Nhóm này đề nghị được quan hệ tình dục với giá 500.000 đồng mỗi người, thì được thiếu nữ đồng ý. Tuy nhiên, cả nhóm chỉ góp được 600.000 đồng và hứa sẽ trả đủ. Hành vi của nhóm Sun bị người dân cùng dãy trọ phát hiện, báo cảnh sát.


************

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh


Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án hạng sang và siêu sang với vị trí đắc địa và những cái tên quý tộc cổ điển châu Âu nhưng cũng liên quan nhiều dự án tai tiếng.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh là ông Đỗ Anh Dũng, hồi tháng 1 năm nay, cũng “gây sốc” thị trường với bức tâm thư xin được bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm ở TP.HCM. Lô đất này được Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá với giá lên tới gần 2,4 tỉ đồng/m2. Doanh nghiệp đã đặt cọc khoảng 600 tỉ đồng, trên tổng số tiền trúng đấu giá là 24.500 tỉ đồng.


Bộ Công an bắt CEO Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng con trai
Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 1

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại cơ quan công an

Bộ công an

Đồng thời, trước vụ xin bỏ cọc đất Thủ Thiêm gây rúng động dư luận kể trên thì thị trường đã xôn xao với thông tin Bộ Công an yêu cầu xác minh 11 dự án bất động sản cho doanh nghiệp này đầu tư ở Hà Nội. Cụ thể, Cục C03 Bộ Công an hồi cuối tháng 12.2021 có văn bản yêu cầu UBND TP.Hà Nội, một số sở liên uẩn cung cấp hồ sơ liên quan tới 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội.

Những dự án của Tân Hoàng Minh nổi tiếng và tai tiếng ra sao?

Năm 2017, Thanh tra Bộ xây dựng từng ban hành kết luận thanh tra 3 dự án vi phạm trong quá trình triển khai xây dựng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội gồm D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Palais Louis và D'. Le Roi Soleil Quảng An.

Tại dự án D’.Palais Louis, một số gói thầu thi công đã hết hiệu lực, hồ sơ quản lý chất lượng không có biên bản nghiệm thu thiết bị thi công, 8 nhà thầu không mua bảo hiểm theo cam kết của hợp đồng.

Còn hai dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An có nhiều vấn đề như chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt; một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng…

Tại Hà Nội, lô đất ở số 22 - 24 Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, được mệnh danh là lô đất “kim cương” khi sở hữu vị trí đắc địa nhiều mặt tiền cũng là một trong những dự án đầy tai tiếng của Tân Hoàng Minh. Dự án này từng được quảng cáo là phát triển thành toà nhà 9 tầng cao, 5 tầng hầm, là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp, căn hộ hạng sang và các căn hộ sở hữu sổ đỏ vĩnh viễn…

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 1
Dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An do Tân Hoàng Minh đầu tư

Lê quân

Tuy nhiên, được giao đất từ năm 2011, chủ đầu tư nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn rồi lại được chuyển đổi mục đích thành trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở. Nhiều năm liền, dự án này “đắp chiếu”, không được triển khai. Cuối cùng thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã sang tay cho một công ty bất động sản khác.

Dự án Nam Đại Cồ Việt được Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Tu tạo và phát triển nhà triển khai từ năm 2002 nhưng chậm tiến độ suốt nhiều năm. Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi sao Việt), thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chào bán thành công lô trái phiếu 1.900 tỉ đồng để tái khởi động dự án này. Hiện trên khu đất dự án mới có 2 công trình cao tầng được hoàn thành, trong đó tòa nhà 4A ở góc đường Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu vừa được xây mới, đã hoàn thành song chưa đưa vào sử dụng.

Còn lô đất tại số 94 Lò Đúc, nằm giữa ba con đường là Nguyễn Công Trứ, Thi Sách và Lò Đúc có diện tích khoảng 2,67 ha; dự kiến triển khai 2 tòa cao ốc 33 - 35 tầng đến nay vẫn quây tôn, chưa triển khai.

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 3

Con trai của ông Đỗ Anh Dũng là Đỗ Hoàng Việt cũng bị khởi bố, bắt tạm giam

bộ công an

Tại TP.HCM, ngoài vụ xin huỷ cọc đất Thủ Thiêm nêu trên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng dính lùm xùm với vụ huỷ kết quả đấu giá “đất vàng” 23 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM.

Năm 2015, tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất 3.000 m2 với giá cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm. Sau đó, Tân Hoàng Minh đề nghị huỷ kết quả vì cho rằng đơn vị tổ chức có sai phạm về bước giá. Đến tháng 6.2016, doanh nghiệp lại đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.

Ngoài số tiền trúng đấu giá, Tân Hoàng Minh phải nộp thêm 260 tỉ đồng tiền phạt. Tập đoàn này cho hay đến quý 3.2017 sẽ khởi công xây khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ. Nhưng sau đó việc khởi công không được thực hiện và đến năm 2019 thì mảnh đất này được chuyển nhượng cho Techcombank.


Tân Hoàng Minh mất bao nhiêu tiền khi bỏ cọc đấu giá ở Thủ Thiêm?

Hiệu ứng “sốc” từ vụ xin bỏ cọc

Sau bức tâm thư xin bỏ cọc nói trên, thị trường chứng khoán phản ứng rất mạnh. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản trước đó có thời gian “tăng nóng” nằm sàn và nhiều cổ phiếu đến nay vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ giảm. Nhà đầu tư đã trót mua cổ phiếu bất động sản giai đoạn thị trường thăng hoa với thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa “về bờ”.

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 4

Ô đất 3.12 ở Thủ Thiêm, TP.HCM được tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá nhưng bỏ cọc, gây nhiều hệ luỵ cho thị trường bất động sản

ngọc dương

Trong phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chiều 4.1. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đánh giá 1 m2 đất mà 2,4 tỉ đồng thì “chưa bao giờ có chuyện này”.

Chính vì thế ông Huệ cho biết Quốc hội, Chính phủ đang giao các cơ quan nghiên cứu động thái này xem có bất thường hay không. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định việc này “là không phù hợp, giá không thực”. Bởi theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, so sánh cũng tại TP.HCM, đường Nguyễn Huệ - vốn là trái tim của TP.HCM - có giá đất trung bình chỉ 1,5 tỉ đồng/m2. “Cần xem các nhà đầu tư có thực hiện đúng theo cam kết trúng giá hay không, hay bỏ cọc”, ông Phớc cho hay.


**************

Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt

Hà NộiÔng Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng, 61 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tạm giam ngày 5/4.

Cùng với ông Dũng, cơ quan điều tra khởi tố 5 người gồm: Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh ( Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh) về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.

Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng

Việc này bị cho rằng có "mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu".

Bị can Trần Hồng Sơn (trái) và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Trần Hồng Sơn (trái) và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ Công an

Ông Đỗ Anh Dũng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Minh Việt.

Gần đây, Tân Hoàng Minh liên quan một số sự việc gây xôn xao dư luận. Ngày 10/12/2021, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt trúng thầu lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng, gấp 8,3 lần giá chào. Từ đây, đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỷ đồng một m2, lập đỉnh tại thị trường Việt Nam.

Đến ngày 10/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bất ngờ xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 2,45 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm.

Ông Dũng sau đó tâm thư gửi về việc xin bỏ cọc. Ông Dũng thừa nhận kết quả đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng một m2 đất có thể dẫn đến những "hệ luỵ không tốt cho thị trường" nên xin chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngày 28/1, Tân Hoàng Minh chính thức bỏ cọc.

Tối 5/4, cảnh sát cùng kiểm sát viên vào làm việc tại trụ sở Tân Hoàng Minh ở cửa trên phố Hạ Hồi. Ảnh: Giang Huy

Tối 5/4, cảnh sát cùng kiểm sát viên vào làm việc tại trụ sở Tân Hoàng Minh, phố Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy

Ông Dũng thành lập Tân Hoàng Minh vào năm 1993 tại TP HCM và bắt đầu với hệ thống taxi V20. Thương hiệu này sau đó từng chiếm 20-25% thị phần vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, TP HCM và Nha Trang.

Năm 1998, ông Dũng mở nhà máy sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ và đây được xem là một trong những nguồn thu chủ chốt khi đem lại lợi nhuận 3-5 triệu USD mỗi năm cho Tân Hoàng Minh trong thời kỳ đầu phát triển. Từ năm 2006 đến nay, Tân Hoàng Minh đầu tư vào các dự án căn hộ siêu sang tại những khu "đất vàng" đắc địa của Hà Nội.


************

Vết trượt của anh hùng không quân


MỹChristopher Magee, phi công anh hùng Thủy quân lục chiến, được tặng nhiều huy chương trong thế chiến thứ hai, nhưng sau đó ngồi tù vì cướp ngân hàng.

Christopher Magee sinh năm 1917 tại thành phố Ohama, bang Nebraska, trong một gia đình danh giá. Ông được đặt theo tên của người bác ruột, Christopher Lyman Magee, trùm chính trị quyền lực ở bang Pennsylvania. Anh họ của Christopher cũng là phi công nổi tiếng của Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada (RCAF).

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939, Christopher muốn tham gia càng sớm càng tốt. Nối gót anh họ, Christopher đã đến Canada vào giữa năm 1941 để tham gia chiến đấu trong đội ngũ RCAF. Quá trình huấn luyện của ông kéo dài đến năm 1942, khi đó cuộc tấn công Trân Châu Cảng vừa nổ ra và Mỹ cũng bắt đầu tham chiến.

Không lâu sau, quân đội Mỹ đã lùng sục khắp các trại RCAF để tìm kiếm những người Mỹ tình nguyện trở về nhà. Christopher tình nguyện trở về và đăng ký trở thành phi công thủy quân lục chiến.

Trong 4 tháng tiếp theo, ông tiếp tục khóa huấn luyện lái máy bay và cuối cùng nhận được phù hiệu phi công Hải quân, có hình đôi cánh vàng. Christopher chính thức gia nhập Thủy quân lục chiến.

Tháng 6/1943, ông lên tàu USS Rochambeau, một tàu khu trục của Pháp được chuyển đổi thành tàu chở quân, để đến Nam Thái Bình Dương.

Mùa hè năm 1943, ông đã làm quen với chiếc F4U Corsair, khi đó là chiếc máy bay chiến đấu và ném bom "hot" nhất trong quân đội toàn thế giới. Nó chỉ dài 10 m, sải cánh 12 m, nhưng được trang bị súng máy, pháo, tên lửa, có thể chở tới 2 tấn bom và đạt vận tốc tối đa tới 717 km/h.

Các phi Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên một chiếc máy bay chiến đấu F4U Corsair trên tàu sân bay, 20/3/1943. Ảnh: Pinterest

Các phi Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên một chiếc máy bay chiến đấu F4U Corsair trên tàu sân bay, 20/3/1943. Ảnh: Pinterest

Thời kỳ này, Christopher nổi tiếng trong giới phi công chiến đấu với hình ảnh người đàn ông hoang dã, để râu, đeo khăn rằn, ném lựu đạn trăm phát trăm trúng và chiến đấu cả ngày không ngưng nghỉ. Ông chỉ buộc nghỉ khi những con chim sắt của mình sắp hết nhiên liệu.

Trận chiến nổi bật nhất của Christopher là ngày 18/9/1944, ông được giao nhiệm vụ yểm trợ cho các tàu hải quân khi 30 máy bay chiến đấu của Nhật Bản đang lao thẳng tới. Ông giao chiến, bắn rơi một máy bay Nhật và đuổi theo nhiều chiếc khác, lùa chúng vào tầm bắn của đồng đội.

Trong khi bắn rơi chiếc máy bay thứ hai, máy bay của ông dính đạn buộc phải hạ cánh. Trong vài tháng chinh chiến, Christopher đã bắn hạ 9 máy bay Nhật và cùng đồng đội tấn công vô số xà lan chở đạn dược, lương thực của đối phương. Với thành tích này, ông được Tổng thống khen ngợi và Bộ trưởng Quốc phòng tặng Huân chương Chữ thập vàng danh giá, trao tặng cho các chiến sĩ Hải quân anh hùng trong chiến tranh.

Sau năm 1945, Christopher cùng đồng đội trở về trong vòng tay chào đón của người thân và sự ghi nhận của Tổ quốc. Bữa tiệc chiêu đãi họ được tổ chức trong khách sạn hạng sang, Westin St. Francis, tại thành phố San Francisco và được tạp chí Life đưa tin.

Christopher Magee (phải) và các đồng đội thuộc phi đội Cừu Đen trong một lần làm nhiệm vụ năm 1944. Ảnh: Black Sheep Squadron VMF214

Christopher Magee (phải) và đồng đội thuộc phi đội Cừu Đen trong một lần làm nhiệm vụ năm 1944. Ảnh: Black Sheep Squadron VMF214

Christopher kết hôn và trở về Chicago, nơi ông bắt đầu nhúng tay vào các hoạt động buôn lậu, chợ đen. Sau đó ông sang làm tay sai và chuyển hàng phi pháp cho các doanh nhân Mỹ bí mật tham gia vào chính trị Mỹ Latinh.

Khi chiến tranh Ả Rập - Israel bùng nổ, ông tình nguyện gia nhập lực lượng không quân Israel tại Chicago vào tháng 5/1948 và được cử đến Séc để tập lái máy bay chiến đấu chuyên dụng. Đến cuối tháng, ông đã sẵn sàng bay đến bầu trời Israel, nhưng thỏa thuận đình chiến được thiết lập vào tháng 7 cùng năm đã khiến ông phải thất vọng hồi hương.

Thất vọng hơn nữa, khi trở về, ông phát hiện vợ mình đã ly hôn và bỏ đi cùng hai đứa con của họ. Năm 1949, ông được giao thiết lập mạng lưới cảnh báo sớm để phát hiện tên lửa đạn đạo của đối phương gần căn cứ không quân Thule ở Greenland, Bắc Cực.

Nhưng khi công việc này kết thúc, vào đầu những năm 1950, Christopher lại trôi dạt giữa các công việc lặt vặt. Cuối cùng, ngựa quen đường cũ, ông lại buôn lậu tại chợ đen và làm tay sai phi pháp cho các doanh nhân đã thuê ông trước đó.

Ngày 13/6/1955, ông đã thực hiện vụ cướp ngân hàng đầu tiên tại Quỹ tín dụng Cicero, Illinois. Đóng vai chuyên gia an ninh đang thực hiện hệ thống báo trộm, Christopher đã dí súng vào người quản lý và lấy đi 2.500 USD, số tiền khá lớn thời điểm đó. Vụ cướp thứ hai của ông ta xảy ra tròn một năm một tháng sau đó, tại cùng ngân hàng, khi ông ta tiếp tục chĩa súng vào nhân viên giao dịch.

Lần này Christopher chỉ kiếm được chưa đến 500 USD. Vụ cướp ngân hàng cuối cùng của ông ta là vào ngày 15/1/1957 tại chi nhánh Lincolnway West của Ngân hàng quốc gia. Nhưng lần này, ông đã bị cảnh sát tóm được.

Ông bị kết án 15 năm tù, chấp hành án tại một nhà tù bảo mật tối đa. Khi ở trong tù, ông đã nhận được 80 tín chỉ đại học thuộc các ngành nghề, thông qua đó trở thành biên tập viên của Kỷ nguyên mới, tạp chí nhà tù.

Ông được trả tự do vào năm 1967 và trở về Chicago, nơi ông lặng lẽ sống đến cuối đời. Trong sáu năm, ông làm việc như một biên tập viên và phóng viên cho một tờ báo cộng đồng địa phương ở Chicago.

Trong thời gian này, những cựu chiến binh đồng đội của ông năm xưa nhiều lần liên lạc, mời ông họp mặt ôn lại kỷ niệm chinh chiến. Ông đã trả lời bằng một bức thư xúc động và hồi tưởng lại những chiến công hào hùng thời trai trẻ, nhưng không bao giờ tới dự các buổi gặp mặt.

Ông qua đời khi 78 tuổi, trong cuộc phẫu thuật vì ung thư dạ dày, ngày 27/12/1995, không bao giờ gặp lại vợ con.

Hải Thư (Theo Irish Central, Ace Pilots)


***********

Nhóm bắt cóc đào tạo cháu gái tỷ phú thành khủng bố

MỹTrong khi cha mẹ chi 2 triệu USD để chuộc con, Patricia Hearst nảy sinh thiện cảm với nhóm bắt cóc mình, cùng gia nhập băng đảng.

Khoảng 21h ngày 4/2/1974, sau tiếng gõ cửa, một nhóm người rút súng ập vào nhà riêng của Patricia Hearst và bạn trai, ném cô vào thùng xe.

Cảnh sát xác định Patricia bị bắt cóc bởi một nhóm vũ trang cực đoan tự xưng là Quân đội Giải phóng Symbionese, hay SLA. SLA muốn kích động một cuộc chiến tranh du kích nhằm đóng cửa các nhà tù, chấm dứt chế độ một vợ một chồng và xóa bỏ "chế độ tư bản".

Hàng ngũ của họ bao gồm những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và cực đoan thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Họ bị liệt vào danh sách nhóm khủng bố nội địa manh động, nổi tiếng với thủ đoạn bắn chết các quan chức địa phương bằng đạn tẩm xyanua.

Gia thế của nữ sinh 19 tuổi này chính là mục tiêu hoàn hảo cho SLA nhắm vào. Thời kỳ đó, không một ông chủ báo nào quyền lực, quyến rũ hoặc quan trọng hơn William Randolph Hearst, ông nội của, Patricia. Ông không chỉ là một trùm truyền thông quyền lực mà còn là nhân vật vĩ đại trong lịch sử Mỹ, là nguyên mẫu ngoài đời thực cho bộ phim kinh điển Citizen Kane.

Patricia Hearst, cháu nội của tài phiệt truyền thông, William Randolph Hearst. Ảnh: NPR

Patricia Hearst, cháu nội của tài phiệt truyền thông, William Randolph Hearst. Ảnh: NPR

Ông đã xây dựng dinh thự lớn nhất nước Mỹ ở San Simeon, và cái tên "gia tộc Hearst" vào năm 1974 là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có, giống như Bill Gates và Jeff Bezos ngày nay. Việc một tiểu thư nhà Hearst bị bắt cóc không phải ngẫu nhiên, mà bởi đó là một cái tên Mỹ có tiếng vang.

Vụ bắt cóc khiến cả nước sửng sốt và được các kênh tin tức quốc gia đưa lên trang nhất. SLA muốn sự việc đình đám hơn thế.

SLA ngay sau đó đã gửi cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào để giải cứu con tin đều có thể dẫn đến việc cô gái bị "xử tử ngay lập tức". Họ muốn dựa vào quyền lực nhà Hearst để đòi phóng thích những đồng đội đang bị giam giữ nhưng bị chính phủ từ chối.

Tám ngày sau, SLA lại gửi một đoạn băng ghi âm đến đài phát thanh địa phương, yêu cầu bố cô gái thực hiện một chương trình từ thiện trị giá 2 triệu USD, gồm trao tặng quần áo, thực phẩm và 70 USD tiền mặt cho mỗi hộ nghèo ở California, "như một cử chỉ thiện chí."

Cuốn băng có kèm giọng nói run rẩy của Patrica Hearst. "Mẹ, bố, con không sao. Con đang ở trong một đơn vị chiến đấu với vũ khí tự động. Họ không chỉ là một đám người nổi loạn. Con chỉ mong rằng bố sẽ làm theo những gì họ nói, và hãy làm nhanh lên".

Randolph Hearst, bố cô, đã thực hiện y lời. Nhưng chương trình tặng thực phẩm đầy rẫy những vấn đề. Tại một số địa điểm phân phối, bạo loạn và gian lận đã nổ ra, dẫn đến hàng chục người bị thương và bị bắt. Vài ngày sau, SLA gửi đến đoạn ghi âm thứ hai, lần này chỉ có giọng Patricia, chỉ trích cha mẹ. "Bố mẹ và các cố vấn của mình đang biến chương trình từ thiện này thành một thảm họa thực sự."

Người thân và cảnh sát không hiểu chuyện gì đã xảy ra với cô gái. Họ đã không phải đợi lâu để biết sự thật. Đoạn ghi âm gây sốc nhất được công chiếu toàn quốc trên chương trình truyền thanh đến vào một sáng tháng 4/1974, 59 ngày sau vụ bắt cóc.

"Tôi đã được SLA đưa cho hai lựa chọn, được thả hoặc gia nhập lực lượng của họ và chiến đấu cho tự do. Tôi đã chọn ở lại và chiến đấu". Cô cũng thông báo thêm rằng cô đã lấy tên mới, Tania, theo tên một nữ đồng đội của anh hùng Che Guevara. Một bức ảnh cũng được gửi cùng đoạn băng, trong đó, Patricia cầm súng, đội mũ du kích và tạo dáng bên lá cờ với biểu tượng của SLA, con rắn 7 đầu.

Patricia Hearst bên lá cờ của SLA, bức ảnh được gửi cho gia đình cô ngày 15/4/1974. Ảnh: Toronto Star

Patricia Hearst bên lá cờ của SLA, bức ảnh được gửi cho gia đình cô ngày 15/4/1974. Ảnh: Toronto Star

Theo lời khai sau này của Patricia, khi mới bị bắt cóc cô bị giam 7 ngày trong tủ quần áo, bị bịt mắt và trói tay thậm chí cả khi ăn, liên tục bị dọa giết. Sau đó cô bắt đầu được tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị.

Cả nhóm bắt đầu chiến dịch tẩy não nhằm biến tiểu thư danh giá này từ tầng lớp cao nhất của xã hội thành một kẻ phiến loạn. Và có vẻ họ đã thành công. Patricia mang sẵn trong đầu mối bất hoà với bố mẹ, từ bé không được nghĩ và làm điều mình muốn.

Giống như rất nhiều thanh niên Mỹ những năm 1970, cô cũng sống trong một thời kỳ "chông chênh" của đất nước, khi chiến tranh Việt Nam nổ ra, bê bối Watergate, bạo loạn và bất ổn khắp nơi. SLA đã đụng trúng "điểm yếu" những thanh niên như cô, đấu tranh để giải thoát bản thân khỏi những bất an mơ hồ.

Khi chấp thuận trở thành "đồng đội" của họ, chiếc khăn bịt mắt được gỡ bỏ, Patricia lần đầu nhìn thấy những kẻ bắt giữ mình. Sau đó, cô đã được học đào tạo bắn súng, ném lựu đạn, sẵn sàng "chiến đấu".

Nhiệm vụ đầu tiên cô được tham gia cùng SLA là vụ cướp Ngân hàng Hibernia, New Orleans, ngày 15/4/1974. Vụ cướp thu về 10.692 USD, hai nhân chứng bị bắn, một người tử vong. Đoạn băng camera an ninh về vụ cướp được phát trên truyền hình và được cơ quan chức năng phân tích chặt chẽ.

Patricia (phải) cùng đồng bọn cướp ngân hàng Hibernia ngày 15/4/1974, được camera an ninh ghi lại. Ảnh: FBI

Patricia (phải) cùng đồng bọn cướp ngân hàng Hibernia ngày 15/4/1974, được camera an ninh ghi lại. Ảnh: FBI

Patrica có vẻ hoàn toàn tự nguyện và hăng hái tham gia vụ việc. "Tôi là Tania. Tất cả nằm xuống", giọng cô gái dõng dạc. Sau vụ cướp, SLA gửi một đoạn băng ghi âm đến truyền thông địa phương. "Xin chào mọi người, đây là Tania. Hành động của chúng tôi vào ngày 15/4 nhằm buộc Nhà nước phải hỗ trợ tài chính cho cuộc cách mạng. Về việc tôi bị tẩy não, thật nực cười. Tôi là quân nhân đầy tin tưởng vào SLA", Patrica tuyên bố.

Một tháng sau, Patricia có mặt tại hiện trường vụ án khác, đứng ngoài và xả súng liên tiếp vào Cửa hàng đồ thể thao Mel ở Englewood, bang California.

Trong khi đó, FBI mở một trong những cuộc tìm kiếm lớn nhất lịch sử để tìm cô và ngăn chặn SLA. FBI cuối cùng cũng bắt được họ vào ngày 18/9/1975, khi 100 cảnh sát Los Angeles tấn công vào ngôi nhà được xác định là nơi ẩn náu của SLA.

Sự kiện được truyền hình trực tiếp. Cảnh sát ra lệnh cho những người cư ngụ trong nhà "Ra ngoài. Giơ tay lên." Không ai trả lời cuộc gọi, ngoại trừ những viên đạn liên tục bắn từ nhà ra ngoài, hạ gục nhiều cảnh sát.

Song cuối cùng, lựu đạn hơi cay đã đốt cháy ngôi nhà. Sáu thành viên SLA đã chết trong vụ tấn công. Patricia may mắn sống sót. Mẹ của cô tin tưởng rằng con gái mình sẽ không phải đối mặt với án tù. "Xét cho cùng, con bé là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Có lẽ nó phải tuân theo những gì SLA ra lệnh". Nhưng bà đã lầm.

Patricia (giữa) hàu toà tháng 2/1976. Ảnh: The Hollywood Reporter

Patricia (giữa) hầu toà tháng 2/1976. Ảnh: The Hollywood Reporter

Ngày 4/2/1976, Patricia hầu toà với cáo buộc Cướp có vũ trang. Suốt 3 tháng sau khi bị bắt, cô gái đã duy trì sự trung thành của mình với "tổ chức" và tiếp tục chỉ trích chính quyền. Nhưng vài tháng trước phiên toà, cô bất ngờ thay đổi lời khai, nói rằng mình bị làm dụng tình dục, bị ép buộc và "tẩy não".

"Tôi yêu gia đình mình rất nhiều. Tôi buộc phải làm theo lệnh SLA vì tôi sợ rằng nếu cố gắng trở về với cha mẹ, tôi sẽ bị giết", Patricia nói trong phiên xét xử.

Dàn luật sư hùng hậu được bố mẹ cô thuê ra sức bảo vệ lời khai của thân chủ, viện dẫn về "Hội chứng Stockholm". Nó được giải thích là việc các nạn nhân bắt cóc, sau một thời gian dài bị hành hạ, mất bản năng phản kháng và cảm mến sự chăm sóc của thủ phạm.

Nhưng trớ thêu thay, một doạn băng ghi âm của Patricia thời kỳ trong SLA được cơ quan công tố phát lại trước toà, trong đó có đoạn "Về việc tôi bị tẩy não, thật nực cười. Tôi là quân nhân đầy tin tưởng vào SLA".

Bản án được đưa ra sau 12 giờ nghị án. Ngày 20/3/1976, Patricia bị tuyên phạm tội Cướp có vũ trang và Sử dụng súng để phạm trọng tội, án phạt 7 năm tù. "Những thanh niên nổi loạn, vì bất cứ lý do gì mà thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị trừng phạt", bản án nêu.

Năm 1979, cô được Tổng thống Jimmy Carter giảm án và trả tự do ngày 1/2 cùng năm, song vẫn chịu quản chế nghiêm ngặt của đội vệ sĩ gia đình. Đó hoá ra lại là một điều tốt lành xảy ra trong đời cô.

Patricia (trái) bên con gái, Lydia, tại một sự kiện ở Los Angeles tháng 3/2014. Ảnh: BBC

Patricia (trái) bên con gái, Lydia, tại một sự kiện ở Los Angeles tháng 3/2014. Ảnh: BBC

Hai tháng sau khi ra tù, cô kết hôn với chính đội trưởng đội vệ sĩ. Cuộc hôn nhân được báo chí ca ngợi "chuyện cổ tích tình yêu" giữa tầng lớp thượng lưu và dân lao động. Họ có 2 con, trong đó một con gái chính là người mẫu, diễn viên đình đám, Lydia Marie Hearst-Shaw.

Patrica sau này nổi tiếng với việc tích cực tham gia hoạt động từ thiện toàn thế giới. Cô cũng xuất bản một cuốn hồi ký, đóng nhiều phim, trong đó nhiều bộ phim kể về chính cuộc bắt cóc kỳ lạ của cô.

Hải Thư (Theo History, NY daily News, FBI, Famous Trials
**************

Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá cải ngày 06 -04 -2022 : Hình cuối bài: xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước !

Nhóm bắt cóc đào tạo cháu gái tỷ phú thành khủng bố


HCM-ConLayBac

**************

Nghi phạm sát hại 3 người trong gia đình ở Cà Mau có dấu hiệu tự sát



Nghi phạm sát hại 3 người trong gia đình ở Cà Mau có dấu hiệu tự sát - Ảnh 1.

Căn nhà nơi xảy ra án mạng thương tâm - Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Chiều 5-4, đại tá Phạm Minh Lũy - phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau - cho biết đang có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều tra vụ 3 người trong gia đình tử vong.

Theo đại tá Lũy, nghi phạm là Nguyễn Hoàng Lên (33 tuổi), người sống như vợ chồng với chị Trần Thị Mộng T.. Lên có dấu hiệu tự sát và bị thương rất nặng. Hiện Lên được cơ quan chức năng đưa đến bệnh viện cấp cứu dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan công an.

Như đã thông tin, khoảng 8h30 cùng ngày, ông Trần Văn Hường (66 tuổi, ngụ khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm) đi giữ vuông tôm về nhà thì phát hiện vợ ông là bà Nguyễn Ngọc X. (58 tuổi) cùng con gái là chị Trần Thị Mộng T. (33 tuổi) và cháu ngoại Phan Mạnh T. (6 tuổi) đã tử vong.

Thi thể các nạn nhân nằm trên vũng máu tại nhà sau của ông Hường.

Nhận được tin báo, đại tá Phạm Minh Lũy nhanh chóng có mặt tại hiện trường chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp Công an huyện Tân Phú khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ việc
*************

Vua võ thuật' Vương Vũ qua đời


Trên Appledaily, Vương Gia Lộ - con gái thứ hai của Vương Vũ - cho biết nghệ sĩ mất vì chứng suy hô hấp tại bệnh viện ở Đài Bắc, Đài Loan. Vương Gia Lộ đang chờ chị ở Hong Kong và em gái ở Canada về Đài Loan lo hậu sự.

Gia Lộ viết trên trang cá nhân: "Bố ơi, bố yên lòng nhé, những ngày qua bố chịu nhiều khổ sở, giờ đây, bố được giải thoát, được trùng sinh. Trong lòng khán giả, bố luôn là đại hiệp. Trong lòng con, bố là chiến binh kiên cường nhất".

Vương Vũ tại Liên hoan phim Busan tại Hàn Quốc năm 2015. Vai cao thủ một tay của ông được nhiều khán giả châu Á yêu thích. Ảnh: HK01

Vương Vũ tại Liên hoan phim Busan tại Hàn Quốc năm 2015. Vai cao thủ một tay của ông được nhiều khán giả châu Á yêu thích. Ảnh: HK01

Những năm cuối đời, Vương Vũ thường phải vào bệnh viện. Sức khỏe ông sa sút từ năm 2015 do hai lần bị tai biến mạch máu não. Ông không thể nói năng, đi lại, phải ngồi xe lăn.

Vương Vũ tên thật là Vương Chính Quyền, sinh năm 1943 ở Thượng Hải, Trung Quốc. Năm 1964, ông tới Hong Kong bắt đầu sự nghiệp diễn xuất, ban đầu làm việc cho hãng Thiệu Thị Huynh Đệ.

Nghệ sĩ tham gia hơn 60 phim võ thuật, hành động, được mệnh danh "Ông vua võ thuật thế hệ đầu" của làng phim Hoa ngữ hay "Độc tí đao vương" - phỏng theo nhân vật giỏi võ, bị mất một tay của ông trong phim cùng tên. Trước khi Lý Tiểu Long gia nhập làng phim, Vương Vũ là sao võ thuật được trả cát-xê cao nhất, có sức ảnh hưởng phòng vé hàng đầu Hong Kong. Ngoài Độc tí đao vương, ông nổi tiếng với Giang hồ kỳ hiệp, Kim Yến Tử... Thập niên 2000, ông đóng Võ hiệp, Huyết trích tử, Thất hồn...

Nghệ sĩ trải qua hai cuộc hôn nhân, có ba con gái với người vợ đầu tiên. Khi còn trẻ, ông vướng tin đồn hẹn hò các người đẹp Lâm Thanh Hà, Lâm Phụng Kiều. Năm 2011, tài tử tiết lộ yêu một cô gái kém ông 40 tuổi, dự định kết hôn nhưng không thành vì bị cha mẹ cô gái phản đối.


*************

Sát hại người tình


An GiangNghi ngờ vợ hờ có người đàn ông khác nên cắt đứt liên lạc với mình, Nguyễn Văn Bích, 29 tuổi, tìm đến nhà đâm cô nhiều nhát, tử vong.

Ngày 5/4, Bích bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tạm giữ hình sự về hành vi Giết người. Anh ta có tiền án về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ra tù hai năm trước, và đang nghiện ma túy.

Bích bị bắt điều tra hành vi giết người. Ảnh: Tiến Tầm

Bích bị bắt điều tra hành vi "giết người". Ảnh: Tiến Tầm

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Bích sống với cô gái 19 tuổi ở TP Châu Đốc như vợ chồng, có một con chung. Gần đây, anh ta nghi ngờ vợ hờ có người đàn ông khác, nên cả hai thường cãi vã.

Cô này bỏ về nhà cha ruột, cắt liên lạc với Bích. Gã nhiều lần đến tìm nhưng người tình không chịu gặp và bị cha của cô đuổi về.

Sáng hôm qua, Bích mang theo dao tiếp tục đến gặp người tình để nói chuyện nhưng bị cô từ chối, bỏ vào nhà vệ sinh, đóng cửa. Hắn liền trèo tường vào, đâm cô nhiều nhát. Nạn nhân được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.


************

Vướng lao lý vì góp tiền mua dâm thiếu nữ

Bà Rịa - Vũng TàuRMar Sun, 25 tuổi, và nhóm bạn rủ thiếu nữ cùng xóm trọ nhậu, rồi chung tiền mua dâm cô này với giá 500.000 đồng mỗi người.

Ngày 5/4, Sun và KPă Hơn, 23 tuổi, cùng quê Gia Lai, bị Công an thị xã Phú Mỹ bắt tạm giam về hành vi Mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329 Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến vụ án, bốn người 15-17 tuổi được giao cho gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, sẽ điều tra xử lý sau.

RMar Sun (trái) và KPă Hơn tại Công an thị xã Phú Mỹ. Ảnh: Quang Bình

RMar Sun và KPă Hơn tại Công an thị xã Phú Mỹ. Ảnh: Quang Bình

Theo điều tra, tối 28/3, RMar Sun cùng KPă Hơn và 4 thiếu niên cùng quê tổ chức ăn nhậu tại phòng trọ ở phường Mỹ Xuân. Thấy thiếu nữ 15 tuổi, phòng kế bên qua xin nước uống, Sun và nhóm bạn rủ ở lại nhậu cùng.

Nhóm này đề nghị được quan hệ tình dục với giá 500.000 đồng mỗi người, thì được thiếu nữ đồng ý. Tuy nhiên, cả nhóm chỉ góp được 600.000 đồng và hứa sẽ trả đủ. Hành vi của nhóm Sun bị người dân cùng dãy trọ phát hiện, báo cảnh sát.


************

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh


Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án hạng sang và siêu sang với vị trí đắc địa và những cái tên quý tộc cổ điển châu Âu nhưng cũng liên quan nhiều dự án tai tiếng.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh là ông Đỗ Anh Dũng, hồi tháng 1 năm nay, cũng “gây sốc” thị trường với bức tâm thư xin được bỏ cọc lô đất Thủ Thiêm ở TP.HCM. Lô đất này được Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng đấu giá với giá lên tới gần 2,4 tỉ đồng/m2. Doanh nghiệp đã đặt cọc khoảng 600 tỉ đồng, trên tổng số tiền trúng đấu giá là 24.500 tỉ đồng.


Bộ Công an bắt CEO Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng con trai
Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 1

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại cơ quan công an

Bộ công an

Đồng thời, trước vụ xin bỏ cọc đất Thủ Thiêm gây rúng động dư luận kể trên thì thị trường đã xôn xao với thông tin Bộ Công an yêu cầu xác minh 11 dự án bất động sản cho doanh nghiệp này đầu tư ở Hà Nội. Cụ thể, Cục C03 Bộ Công an hồi cuối tháng 12.2021 có văn bản yêu cầu UBND TP.Hà Nội, một số sở liên uẩn cung cấp hồ sơ liên quan tới 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội.

Những dự án của Tân Hoàng Minh nổi tiếng và tai tiếng ra sao?

Năm 2017, Thanh tra Bộ xây dựng từng ban hành kết luận thanh tra 3 dự án vi phạm trong quá trình triển khai xây dựng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội gồm D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Palais Louis và D'. Le Roi Soleil Quảng An.

Tại dự án D’.Palais Louis, một số gói thầu thi công đã hết hiệu lực, hồ sơ quản lý chất lượng không có biên bản nghiệm thu thiết bị thi công, 8 nhà thầu không mua bảo hiểm theo cam kết của hợp đồng.

Còn hai dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An có nhiều vấn đề như chủ đầu tư thẩm định công tác thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình chưa đúng mẫu quy định trước khi phê duyệt; một số gói thầu, cán bộ tư vấn giám sát không thực hiện giám sát theo đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng…

Tại Hà Nội, lô đất ở số 22 - 24 Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, được mệnh danh là lô đất “kim cương” khi sở hữu vị trí đắc địa nhiều mặt tiền cũng là một trong những dự án đầy tai tiếng của Tân Hoàng Minh. Dự án này từng được quảng cáo là phát triển thành toà nhà 9 tầng cao, 5 tầng hầm, là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp, căn hộ hạng sang và các căn hộ sở hữu sổ đỏ vĩnh viễn…

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 1
Dự án D’ Le Pont Hoàng Cầu, D'. Le Roi Soleil Quảng An do Tân Hoàng Minh đầu tư

Lê quân

Tuy nhiên, được giao đất từ năm 2011, chủ đầu tư nhiều lần xin thay đổi quy hoạch từ trung tâm thương mại và nhà ở tái định cư sang trung tâm thương mại, khách sạn rồi lại được chuyển đổi mục đích thành trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở. Nhiều năm liền, dự án này “đắp chiếu”, không được triển khai. Cuối cùng thì Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã sang tay cho một công ty bất động sản khác.

Dự án Nam Đại Cồ Việt được Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Tu tạo và phát triển nhà triển khai từ năm 2002 nhưng chậm tiến độ suốt nhiều năm. Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi sao Việt), thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chào bán thành công lô trái phiếu 1.900 tỉ đồng để tái khởi động dự án này. Hiện trên khu đất dự án mới có 2 công trình cao tầng được hoàn thành, trong đó tòa nhà 4A ở góc đường Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu vừa được xây mới, đã hoàn thành song chưa đưa vào sử dụng.

Còn lô đất tại số 94 Lò Đúc, nằm giữa ba con đường là Nguyễn Công Trứ, Thi Sách và Lò Đúc có diện tích khoảng 2,67 ha; dự kiến triển khai 2 tòa cao ốc 33 - 35 tầng đến nay vẫn quây tôn, chưa triển khai.

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 3

Con trai của ông Đỗ Anh Dũng là Đỗ Hoàng Việt cũng bị khởi bố, bắt tạm giam

bộ công an

Tại TP.HCM, ngoài vụ xin huỷ cọc đất Thủ Thiêm nêu trên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng dính lùm xùm với vụ huỷ kết quả đấu giá “đất vàng” 23 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM.

Năm 2015, tập đoàn Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất 3.000 m2 với giá cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm. Sau đó, Tân Hoàng Minh đề nghị huỷ kết quả vì cho rằng đơn vị tổ chức có sai phạm về bước giá. Đến tháng 6.2016, doanh nghiệp lại đề nghị được tiếp tục mua lô đất trên.

Ngoài số tiền trúng đấu giá, Tân Hoàng Minh phải nộp thêm 260 tỉ đồng tiền phạt. Tập đoàn này cho hay đến quý 3.2017 sẽ khởi công xây khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ. Nhưng sau đó việc khởi công không được thực hiện và đến năm 2019 thì mảnh đất này được chuyển nhượng cho Techcombank.


Tân Hoàng Minh mất bao nhiêu tiền khi bỏ cọc đấu giá ở Thủ Thiêm?

Hiệu ứng “sốc” từ vụ xin bỏ cọc

Sau bức tâm thư xin bỏ cọc nói trên, thị trường chứng khoán phản ứng rất mạnh. Hàng loạt cổ phiếu bất động sản trước đó có thời gian “tăng nóng” nằm sàn và nhiều cổ phiếu đến nay vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ giảm. Nhà đầu tư đã trót mua cổ phiếu bất động sản giai đoạn thị trường thăng hoa với thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa “về bờ”.

Những dự án nổi tiếng và tai tiếng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh - ảnh 4

Ô đất 3.12 ở Thủ Thiêm, TP.HCM được tập đoàn Tân Hoàng Minh đấu giá nhưng bỏ cọc, gây nhiều hệ luỵ cho thị trường bất động sản

ngọc dương

Trong phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chiều 4.1. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đánh giá 1 m2 đất mà 2,4 tỉ đồng thì “chưa bao giờ có chuyện này”.

Chính vì thế ông Huệ cho biết Quốc hội, Chính phủ đang giao các cơ quan nghiên cứu động thái này xem có bất thường hay không. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định việc này “là không phù hợp, giá không thực”. Bởi theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, so sánh cũng tại TP.HCM, đường Nguyễn Huệ - vốn là trái tim của TP.HCM - có giá đất trung bình chỉ 1,5 tỉ đồng/m2. “Cần xem các nhà đầu tư có thực hiện đúng theo cam kết trúng giá hay không, hay bỏ cọc”, ông Phớc cho hay.


**************

Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt

Hà NộiÔng Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng, 61 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tạm giam ngày 5/4.

Cùng với ông Dũng, cơ quan điều tra khởi tố 5 người gồm: Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Nguyễn Mạnh Hùng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh ( Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh), Phùng Thế Tính (nguyên Giám đốc Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh) về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Đỗ Anh Dũng (trái) và con trai Đỗ Hoàng Việt. Ảnh: Bộ Công an

Cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.

Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng

Việc này bị cho rằng có "mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu".

Bị can Trần Hồng Sơn (trái) và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Trần Hồng Sơn (trái) và Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Bộ Công an

Ông Đỗ Anh Dũng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Minh Việt.

Gần đây, Tân Hoàng Minh liên quan một số sự việc gây xôn xao dư luận. Ngày 10/12/2021, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt trúng thầu lô đất 3-12 ở Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng, gấp 8,3 lần giá chào. Từ đây, đơn giá mỗi m2 lô đất này lên ngưỡng 2,43 tỷ đồng một m2, lập đỉnh tại thị trường Việt Nam.

Đến ngày 10/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bất ngờ xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 2,45 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm.

Ông Dũng sau đó tâm thư gửi về việc xin bỏ cọc. Ông Dũng thừa nhận kết quả đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng một m2 đất có thể dẫn đến những "hệ luỵ không tốt cho thị trường" nên xin chấp nhận mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngày 28/1, Tân Hoàng Minh chính thức bỏ cọc.

Tối 5/4, cảnh sát cùng kiểm sát viên vào làm việc tại trụ sở Tân Hoàng Minh ở cửa trên phố Hạ Hồi. Ảnh: Giang Huy

Tối 5/4, cảnh sát cùng kiểm sát viên vào làm việc tại trụ sở Tân Hoàng Minh, phố Hạ Hồi, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Giang Huy

Ông Dũng thành lập Tân Hoàng Minh vào năm 1993 tại TP HCM và bắt đầu với hệ thống taxi V20. Thương hiệu này sau đó từng chiếm 20-25% thị phần vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, TP HCM và Nha Trang.

Năm 1998, ông Dũng mở nhà máy sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ và đây được xem là một trong những nguồn thu chủ chốt khi đem lại lợi nhuận 3-5 triệu USD mỗi năm cho Tân Hoàng Minh trong thời kỳ đầu phát triển. Từ năm 2006 đến nay, Tân Hoàng Minh đầu tư vào các dự án căn hộ siêu sang tại những khu "đất vàng" đắc địa của Hà Nội.


************

Vết trượt của anh hùng không quân


MỹChristopher Magee, phi công anh hùng Thủy quân lục chiến, được tặng nhiều huy chương trong thế chiến thứ hai, nhưng sau đó ngồi tù vì cướp ngân hàng.

Christopher Magee sinh năm 1917 tại thành phố Ohama, bang Nebraska, trong một gia đình danh giá. Ông được đặt theo tên của người bác ruột, Christopher Lyman Magee, trùm chính trị quyền lực ở bang Pennsylvania. Anh họ của Christopher cũng là phi công nổi tiếng của Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada (RCAF).

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào năm 1939, Christopher muốn tham gia càng sớm càng tốt. Nối gót anh họ, Christopher đã đến Canada vào giữa năm 1941 để tham gia chiến đấu trong đội ngũ RCAF. Quá trình huấn luyện của ông kéo dài đến năm 1942, khi đó cuộc tấn công Trân Châu Cảng vừa nổ ra và Mỹ cũng bắt đầu tham chiến.

Không lâu sau, quân đội Mỹ đã lùng sục khắp các trại RCAF để tìm kiếm những người Mỹ tình nguyện trở về nhà. Christopher tình nguyện trở về và đăng ký trở thành phi công thủy quân lục chiến.

Trong 4 tháng tiếp theo, ông tiếp tục khóa huấn luyện lái máy bay và cuối cùng nhận được phù hiệu phi công Hải quân, có hình đôi cánh vàng. Christopher chính thức gia nhập Thủy quân lục chiến.

Tháng 6/1943, ông lên tàu USS Rochambeau, một tàu khu trục của Pháp được chuyển đổi thành tàu chở quân, để đến Nam Thái Bình Dương.

Mùa hè năm 1943, ông đã làm quen với chiếc F4U Corsair, khi đó là chiếc máy bay chiến đấu và ném bom "hot" nhất trong quân đội toàn thế giới. Nó chỉ dài 10 m, sải cánh 12 m, nhưng được trang bị súng máy, pháo, tên lửa, có thể chở tới 2 tấn bom và đạt vận tốc tối đa tới 717 km/h.

Các phi Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên một chiếc máy bay chiến đấu F4U Corsair trên tàu sân bay, 20/3/1943. Ảnh: Pinterest

Các phi Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên một chiếc máy bay chiến đấu F4U Corsair trên tàu sân bay, 20/3/1943. Ảnh: Pinterest

Thời kỳ này, Christopher nổi tiếng trong giới phi công chiến đấu với hình ảnh người đàn ông hoang dã, để râu, đeo khăn rằn, ném lựu đạn trăm phát trăm trúng và chiến đấu cả ngày không ngưng nghỉ. Ông chỉ buộc nghỉ khi những con chim sắt của mình sắp hết nhiên liệu.

Trận chiến nổi bật nhất của Christopher là ngày 18/9/1944, ông được giao nhiệm vụ yểm trợ cho các tàu hải quân khi 30 máy bay chiến đấu của Nhật Bản đang lao thẳng tới. Ông giao chiến, bắn rơi một máy bay Nhật và đuổi theo nhiều chiếc khác, lùa chúng vào tầm bắn của đồng đội.

Trong khi bắn rơi chiếc máy bay thứ hai, máy bay của ông dính đạn buộc phải hạ cánh. Trong vài tháng chinh chiến, Christopher đã bắn hạ 9 máy bay Nhật và cùng đồng đội tấn công vô số xà lan chở đạn dược, lương thực của đối phương. Với thành tích này, ông được Tổng thống khen ngợi và Bộ trưởng Quốc phòng tặng Huân chương Chữ thập vàng danh giá, trao tặng cho các chiến sĩ Hải quân anh hùng trong chiến tranh.

Sau năm 1945, Christopher cùng đồng đội trở về trong vòng tay chào đón của người thân và sự ghi nhận của Tổ quốc. Bữa tiệc chiêu đãi họ được tổ chức trong khách sạn hạng sang, Westin St. Francis, tại thành phố San Francisco và được tạp chí Life đưa tin.

Christopher Magee (phải) và các đồng đội thuộc phi đội Cừu Đen trong một lần làm nhiệm vụ năm 1944. Ảnh: Black Sheep Squadron VMF214

Christopher Magee (phải) và đồng đội thuộc phi đội Cừu Đen trong một lần làm nhiệm vụ năm 1944. Ảnh: Black Sheep Squadron VMF214

Christopher kết hôn và trở về Chicago, nơi ông bắt đầu nhúng tay vào các hoạt động buôn lậu, chợ đen. Sau đó ông sang làm tay sai và chuyển hàng phi pháp cho các doanh nhân Mỹ bí mật tham gia vào chính trị Mỹ Latinh.

Khi chiến tranh Ả Rập - Israel bùng nổ, ông tình nguyện gia nhập lực lượng không quân Israel tại Chicago vào tháng 5/1948 và được cử đến Séc để tập lái máy bay chiến đấu chuyên dụng. Đến cuối tháng, ông đã sẵn sàng bay đến bầu trời Israel, nhưng thỏa thuận đình chiến được thiết lập vào tháng 7 cùng năm đã khiến ông phải thất vọng hồi hương.

Thất vọng hơn nữa, khi trở về, ông phát hiện vợ mình đã ly hôn và bỏ đi cùng hai đứa con của họ. Năm 1949, ông được giao thiết lập mạng lưới cảnh báo sớm để phát hiện tên lửa đạn đạo của đối phương gần căn cứ không quân Thule ở Greenland, Bắc Cực.

Nhưng khi công việc này kết thúc, vào đầu những năm 1950, Christopher lại trôi dạt giữa các công việc lặt vặt. Cuối cùng, ngựa quen đường cũ, ông lại buôn lậu tại chợ đen và làm tay sai phi pháp cho các doanh nhân đã thuê ông trước đó.

Ngày 13/6/1955, ông đã thực hiện vụ cướp ngân hàng đầu tiên tại Quỹ tín dụng Cicero, Illinois. Đóng vai chuyên gia an ninh đang thực hiện hệ thống báo trộm, Christopher đã dí súng vào người quản lý và lấy đi 2.500 USD, số tiền khá lớn thời điểm đó. Vụ cướp thứ hai của ông ta xảy ra tròn một năm một tháng sau đó, tại cùng ngân hàng, khi ông ta tiếp tục chĩa súng vào nhân viên giao dịch.

Lần này Christopher chỉ kiếm được chưa đến 500 USD. Vụ cướp ngân hàng cuối cùng của ông ta là vào ngày 15/1/1957 tại chi nhánh Lincolnway West của Ngân hàng quốc gia. Nhưng lần này, ông đã bị cảnh sát tóm được.

Ông bị kết án 15 năm tù, chấp hành án tại một nhà tù bảo mật tối đa. Khi ở trong tù, ông đã nhận được 80 tín chỉ đại học thuộc các ngành nghề, thông qua đó trở thành biên tập viên của Kỷ nguyên mới, tạp chí nhà tù.

Ông được trả tự do vào năm 1967 và trở về Chicago, nơi ông lặng lẽ sống đến cuối đời. Trong sáu năm, ông làm việc như một biên tập viên và phóng viên cho một tờ báo cộng đồng địa phương ở Chicago.

Trong thời gian này, những cựu chiến binh đồng đội của ông năm xưa nhiều lần liên lạc, mời ông họp mặt ôn lại kỷ niệm chinh chiến. Ông đã trả lời bằng một bức thư xúc động và hồi tưởng lại những chiến công hào hùng thời trai trẻ, nhưng không bao giờ tới dự các buổi gặp mặt.

Ông qua đời khi 78 tuổi, trong cuộc phẫu thuật vì ung thư dạ dày, ngày 27/12/1995, không bao giờ gặp lại vợ con.

Hải Thư (Theo Irish Central, Ace Pilots)


***********

Nhóm bắt cóc đào tạo cháu gái tỷ phú thành khủng bố

MỹTrong khi cha mẹ chi 2 triệu USD để chuộc con, Patricia Hearst nảy sinh thiện cảm với nhóm bắt cóc mình, cùng gia nhập băng đảng.

Khoảng 21h ngày 4/2/1974, sau tiếng gõ cửa, một nhóm người rút súng ập vào nhà riêng của Patricia Hearst và bạn trai, ném cô vào thùng xe.

Cảnh sát xác định Patricia bị bắt cóc bởi một nhóm vũ trang cực đoan tự xưng là Quân đội Giải phóng Symbionese, hay SLA. SLA muốn kích động một cuộc chiến tranh du kích nhằm đóng cửa các nhà tù, chấm dứt chế độ một vợ một chồng và xóa bỏ "chế độ tư bản".

Hàng ngũ của họ bao gồm những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và cực đoan thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Họ bị liệt vào danh sách nhóm khủng bố nội địa manh động, nổi tiếng với thủ đoạn bắn chết các quan chức địa phương bằng đạn tẩm xyanua.

Gia thế của nữ sinh 19 tuổi này chính là mục tiêu hoàn hảo cho SLA nhắm vào. Thời kỳ đó, không một ông chủ báo nào quyền lực, quyến rũ hoặc quan trọng hơn William Randolph Hearst, ông nội của, Patricia. Ông không chỉ là một trùm truyền thông quyền lực mà còn là nhân vật vĩ đại trong lịch sử Mỹ, là nguyên mẫu ngoài đời thực cho bộ phim kinh điển Citizen Kane.

Patricia Hearst, cháu nội của tài phiệt truyền thông, William Randolph Hearst. Ảnh: NPR

Patricia Hearst, cháu nội của tài phiệt truyền thông, William Randolph Hearst. Ảnh: NPR

Ông đã xây dựng dinh thự lớn nhất nước Mỹ ở San Simeon, và cái tên "gia tộc Hearst" vào năm 1974 là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có, giống như Bill Gates và Jeff Bezos ngày nay. Việc một tiểu thư nhà Hearst bị bắt cóc không phải ngẫu nhiên, mà bởi đó là một cái tên Mỹ có tiếng vang.

Vụ bắt cóc khiến cả nước sửng sốt và được các kênh tin tức quốc gia đưa lên trang nhất. SLA muốn sự việc đình đám hơn thế.

SLA ngay sau đó đã gửi cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào để giải cứu con tin đều có thể dẫn đến việc cô gái bị "xử tử ngay lập tức". Họ muốn dựa vào quyền lực nhà Hearst để đòi phóng thích những đồng đội đang bị giam giữ nhưng bị chính phủ từ chối.

Tám ngày sau, SLA lại gửi một đoạn băng ghi âm đến đài phát thanh địa phương, yêu cầu bố cô gái thực hiện một chương trình từ thiện trị giá 2 triệu USD, gồm trao tặng quần áo, thực phẩm và 70 USD tiền mặt cho mỗi hộ nghèo ở California, "như một cử chỉ thiện chí."

Cuốn băng có kèm giọng nói run rẩy của Patrica Hearst. "Mẹ, bố, con không sao. Con đang ở trong một đơn vị chiến đấu với vũ khí tự động. Họ không chỉ là một đám người nổi loạn. Con chỉ mong rằng bố sẽ làm theo những gì họ nói, và hãy làm nhanh lên".

Randolph Hearst, bố cô, đã thực hiện y lời. Nhưng chương trình tặng thực phẩm đầy rẫy những vấn đề. Tại một số địa điểm phân phối, bạo loạn và gian lận đã nổ ra, dẫn đến hàng chục người bị thương và bị bắt. Vài ngày sau, SLA gửi đến đoạn ghi âm thứ hai, lần này chỉ có giọng Patricia, chỉ trích cha mẹ. "Bố mẹ và các cố vấn của mình đang biến chương trình từ thiện này thành một thảm họa thực sự."

Người thân và cảnh sát không hiểu chuyện gì đã xảy ra với cô gái. Họ đã không phải đợi lâu để biết sự thật. Đoạn ghi âm gây sốc nhất được công chiếu toàn quốc trên chương trình truyền thanh đến vào một sáng tháng 4/1974, 59 ngày sau vụ bắt cóc.

"Tôi đã được SLA đưa cho hai lựa chọn, được thả hoặc gia nhập lực lượng của họ và chiến đấu cho tự do. Tôi đã chọn ở lại và chiến đấu". Cô cũng thông báo thêm rằng cô đã lấy tên mới, Tania, theo tên một nữ đồng đội của anh hùng Che Guevara. Một bức ảnh cũng được gửi cùng đoạn băng, trong đó, Patricia cầm súng, đội mũ du kích và tạo dáng bên lá cờ với biểu tượng của SLA, con rắn 7 đầu.

Patricia Hearst bên lá cờ của SLA, bức ảnh được gửi cho gia đình cô ngày 15/4/1974. Ảnh: Toronto Star

Patricia Hearst bên lá cờ của SLA, bức ảnh được gửi cho gia đình cô ngày 15/4/1974. Ảnh: Toronto Star

Theo lời khai sau này của Patricia, khi mới bị bắt cóc cô bị giam 7 ngày trong tủ quần áo, bị bịt mắt và trói tay thậm chí cả khi ăn, liên tục bị dọa giết. Sau đó cô bắt đầu được tham gia vào các cuộc thảo luận chính trị.

Cả nhóm bắt đầu chiến dịch tẩy não nhằm biến tiểu thư danh giá này từ tầng lớp cao nhất của xã hội thành một kẻ phiến loạn. Và có vẻ họ đã thành công. Patricia mang sẵn trong đầu mối bất hoà với bố mẹ, từ bé không được nghĩ và làm điều mình muốn.

Giống như rất nhiều thanh niên Mỹ những năm 1970, cô cũng sống trong một thời kỳ "chông chênh" của đất nước, khi chiến tranh Việt Nam nổ ra, bê bối Watergate, bạo loạn và bất ổn khắp nơi. SLA đã đụng trúng "điểm yếu" những thanh niên như cô, đấu tranh để giải thoát bản thân khỏi những bất an mơ hồ.

Khi chấp thuận trở thành "đồng đội" của họ, chiếc khăn bịt mắt được gỡ bỏ, Patricia lần đầu nhìn thấy những kẻ bắt giữ mình. Sau đó, cô đã được học đào tạo bắn súng, ném lựu đạn, sẵn sàng "chiến đấu".

Nhiệm vụ đầu tiên cô được tham gia cùng SLA là vụ cướp Ngân hàng Hibernia, New Orleans, ngày 15/4/1974. Vụ cướp thu về 10.692 USD, hai nhân chứng bị bắn, một người tử vong. Đoạn băng camera an ninh về vụ cướp được phát trên truyền hình và được cơ quan chức năng phân tích chặt chẽ.

Patricia (phải) cùng đồng bọn cướp ngân hàng Hibernia ngày 15/4/1974, được camera an ninh ghi lại. Ảnh: FBI

Patricia (phải) cùng đồng bọn cướp ngân hàng Hibernia ngày 15/4/1974, được camera an ninh ghi lại. Ảnh: FBI

Patrica có vẻ hoàn toàn tự nguyện và hăng hái tham gia vụ việc. "Tôi là Tania. Tất cả nằm xuống", giọng cô gái dõng dạc. Sau vụ cướp, SLA gửi một đoạn băng ghi âm đến truyền thông địa phương. "Xin chào mọi người, đây là Tania. Hành động của chúng tôi vào ngày 15/4 nhằm buộc Nhà nước phải hỗ trợ tài chính cho cuộc cách mạng. Về việc tôi bị tẩy não, thật nực cười. Tôi là quân nhân đầy tin tưởng vào SLA", Patrica tuyên bố.

Một tháng sau, Patricia có mặt tại hiện trường vụ án khác, đứng ngoài và xả súng liên tiếp vào Cửa hàng đồ thể thao Mel ở Englewood, bang California.

Trong khi đó, FBI mở một trong những cuộc tìm kiếm lớn nhất lịch sử để tìm cô và ngăn chặn SLA. FBI cuối cùng cũng bắt được họ vào ngày 18/9/1975, khi 100 cảnh sát Los Angeles tấn công vào ngôi nhà được xác định là nơi ẩn náu của SLA.

Sự kiện được truyền hình trực tiếp. Cảnh sát ra lệnh cho những người cư ngụ trong nhà "Ra ngoài. Giơ tay lên." Không ai trả lời cuộc gọi, ngoại trừ những viên đạn liên tục bắn từ nhà ra ngoài, hạ gục nhiều cảnh sát.

Song cuối cùng, lựu đạn hơi cay đã đốt cháy ngôi nhà. Sáu thành viên SLA đã chết trong vụ tấn công. Patricia may mắn sống sót. Mẹ của cô tin tưởng rằng con gái mình sẽ không phải đối mặt với án tù. "Xét cho cùng, con bé là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Có lẽ nó phải tuân theo những gì SLA ra lệnh". Nhưng bà đã lầm.

Patricia (giữa) hàu toà tháng 2/1976. Ảnh: The Hollywood Reporter

Patricia (giữa) hầu toà tháng 2/1976. Ảnh: The Hollywood Reporter

Ngày 4/2/1976, Patricia hầu toà với cáo buộc Cướp có vũ trang. Suốt 3 tháng sau khi bị bắt, cô gái đã duy trì sự trung thành của mình với "tổ chức" và tiếp tục chỉ trích chính quyền. Nhưng vài tháng trước phiên toà, cô bất ngờ thay đổi lời khai, nói rằng mình bị làm dụng tình dục, bị ép buộc và "tẩy não".

"Tôi yêu gia đình mình rất nhiều. Tôi buộc phải làm theo lệnh SLA vì tôi sợ rằng nếu cố gắng trở về với cha mẹ, tôi sẽ bị giết", Patricia nói trong phiên xét xử.

Dàn luật sư hùng hậu được bố mẹ cô thuê ra sức bảo vệ lời khai của thân chủ, viện dẫn về "Hội chứng Stockholm". Nó được giải thích là việc các nạn nhân bắt cóc, sau một thời gian dài bị hành hạ, mất bản năng phản kháng và cảm mến sự chăm sóc của thủ phạm.

Nhưng trớ thêu thay, một doạn băng ghi âm của Patricia thời kỳ trong SLA được cơ quan công tố phát lại trước toà, trong đó có đoạn "Về việc tôi bị tẩy não, thật nực cười. Tôi là quân nhân đầy tin tưởng vào SLA".

Bản án được đưa ra sau 12 giờ nghị án. Ngày 20/3/1976, Patricia bị tuyên phạm tội Cướp có vũ trang và Sử dụng súng để phạm trọng tội, án phạt 7 năm tù. "Những thanh niên nổi loạn, vì bất cứ lý do gì mà thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị trừng phạt", bản án nêu.

Năm 1979, cô được Tổng thống Jimmy Carter giảm án và trả tự do ngày 1/2 cùng năm, song vẫn chịu quản chế nghiêm ngặt của đội vệ sĩ gia đình. Đó hoá ra lại là một điều tốt lành xảy ra trong đời cô.

Patricia (trái) bên con gái, Lydia, tại một sự kiện ở Los Angeles tháng 3/2014. Ảnh: BBC

Patricia (trái) bên con gái, Lydia, tại một sự kiện ở Los Angeles tháng 3/2014. Ảnh: BBC

Hai tháng sau khi ra tù, cô kết hôn với chính đội trưởng đội vệ sĩ. Cuộc hôn nhân được báo chí ca ngợi "chuyện cổ tích tình yêu" giữa tầng lớp thượng lưu và dân lao động. Họ có 2 con, trong đó một con gái chính là người mẫu, diễn viên đình đám, Lydia Marie Hearst-Shaw.

Patrica sau này nổi tiếng với việc tích cực tham gia hoạt động từ thiện toàn thế giới. Cô cũng xuất bản một cuốn hồi ký, đóng nhiều phim, trong đó nhiều bộ phim kể về chính cuộc bắt cóc kỳ lạ của cô.

Hải Thư (Theo History, NY daily News, FBI, Famous Trials
**************

Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự
Những Cô Nàng Mu Bự

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm