Trang Lá cải ngày 24 -03 -202: Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
TP HCMTổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, bị cáo buộc phát ngôn xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức,
****************
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
TP HCMTổng
Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, bị cáo buộc
phát ngôn xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong các buổi
livestream.
Tối 24/3, bà Hằng, 50 tuổi, bị Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP HCM bắt về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.
"Các biện pháp tố tụng bước đầu đối với bà Phương Hằng vừa được thực hiện xong lúc 19h", một lãnh đạo Công an TP HCM nói với VnExpress.
Theo
cơ quan điều tra, bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, tổ chức
nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan
đến đời tư của người khác. Trong đó, bà Hằng sử dụng những ngôn từ
"mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" của những người
liên quan.
Quá trình điều tra, bà Hằng bị cho là không hợp tác,
"coi thường pháp luật", nhiều lần tổ chức tập trung người đến nhà riêng
của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TP HCM và các
địa phương khác.
Hồi tháng trước, PC01 đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đến cuối tháng 4 đối với bà Hằng.
Động
thái này được đưa ra sau thời gian dài cơ quan điều tra tiếp nhận đơn
tố cáo của nhiều cá nhân, cho rằng bà Hằng có các dấu hiệu của tội Làm nhục người khác;Vu khống; Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Từ
18h30, rất đông người dân, youtuber tụ tập trước biệt thự màu trắng của
bà Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3. Cổng ngôi nhà đóng kín,
bên trong có nhiều người mặc thường phục đi lại. Do lượng người hiếu kỳ
kéo đến đông, cảnh sát địa phương phải đến vãn hồi trật tự.
Tiếp
đó, các tuyến đường trong bán kính khoảng 100 m tính từ nhà bà Hằng bị
phong toả. Gần chục xe cảnh sát, xe thùng của Công an quận 3 được điều
đến nhà bà Hằng để giữ an ninh trật tự cho tổ công tác thực hiện lệnh
khám xét nhà bà Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng được biết đến là đại gia bất động sản tại Việt Nam, vợ của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng - tức Dũng "Lò Vôi".
Trong
những người tố cáo bà Hằng có Phó tổng biên tập báo Pháp luật TP HCM
Nguyễn Đức Hiển. Gửi đơn đến Công an TP HCM và Bình Dương, ông này cho
rằng bà Hằng có các hành vi vi phạm như trên, nhắm vào cá nhân ông và
nhiều người khác. Từ đó, ông Hiển đề nghị khởi tố bà Hằng.
Sự việc
liên quan đến ông Hiển bắt đầu từ giữa năm 2021, khi ông trả lời phỏng
vấn báo VOV, cho rằng bà Hằng đã có các phát ngôn thiếu chuẩn mực trên
mạng xã hội. Sau khi bài báo được đăng, bà Hằng nhiều lần livestream
trên Facebook, Youtube, TikTok bày tỏ bức xúc đối với ông Hiển.
Sau đó, trong việc báo VOV bị hacker tấn công,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam bị cho là có liên quan. Tuy
nhiên, kết quả điều tra đến nay xác định bà Hằng không có bất cứ quan hệ
với các nghi phạm thực hiện.
Cũng
thụ lý đơn tố cáo và yêu cầu khởi tố bà Hằng của ca sĩ Vy Oanh (tức
Nguyễn Thị Mỹ Oanh) từ cuối năm ngoái, song mới đây PC01 đã ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết do hết thời hạn, cho biết sẽ tiếp tục xác
minh, nếu có cơ sở sẽ phục hồi giải quyết.
Công an có mặt tại nhà bà Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 - Ảnh: MINH HÒA
Chiều
tối 24-3, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm
giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại
Nam).
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Từ 18h20, ô tô bà Phương Hằng
thường dùng để di chuyển rời nhà số 6 Nguyễn Thông về nhà số 17 - 19 Ngô
Đức Kế (nơi bà Hằng đăng ký thường trú).
Lúc 20h cùng ngày, công an TP.HCM và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khám xét nhà bà Hằng tại quận 3.
Nhà số 17 - 19 Ngô Đức Kế, nơi bà Hằng đăng ký thường trú - Ảnh: ĐAN THUẦN
Hàng chục cảnh sát cơ động cũng được điều tới bảo vệ trước nhà bà Hằng - Ảnh: MINH HÒA
Hàng chục cảnh sát được điều tới bảo vệ trước nhà bà Hằng - Ảnh: MINH HÒA
Lúc 20h cùng ngày, công an và viện kiểm sát đang khám xét nhà bà Nguyễn Phương Hằng tại quận 3 - Ảnh: MINH HÒA
20h10,
lực lượng công an xuất hiện và bắt đầu triển khai đội hình xung quanh
nhà bà Hằng trên đường Ngô Đức Kế để khám xét - Ảnh: ĐAN THUẦN
21h, an ninh xung quanh nhà bà Hằng trên đường Ngô Đức Kế được thắt chặt - Ảnh: ĐAN THUẦN
Đoạn đường Nguyễn Thông, quận 3 được rào chắn, phong tỏa để phục vụ khám xét - Ảnh: MINH HÒA
Một số người dân tập trung trước nhà bà Hằng trên đường Nguyễn Thông - Ảnh: MINH HÒA
Lực lượng chức năng yêu cầu người dân tập trung trước nhà bà Hằng di chuyển, tránh tập trung đông - Ảnh: MINH HÒA
***************
Khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
Bị can Nguyễn Phương Hằng tại Cơ quan điều tra Công an TP.HCM - Ảnh: Công an TP.HCM
Công
an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam
đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam)
về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Video: Bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.
Lúc
19h55 ngày 24-3, cổng thông tin Công an TP.HCM thông báo, Nguyễn Phương
Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng
xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông
tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quá
trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật,
nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân
có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TP.HCM và các địa phương khác.
Hiện Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ
quan công an đọc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam
đối với bà Nguyễn Phương Hằng - Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ
Trước
đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ban hành quyết định tạm
hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16-2-2022 đến ngày
29-4-2022.
Từ khoảng tháng 3-2021 đến nay, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên livestream "gọi tên" nhiều người nổi tiếng.
Trong
đó, nhiều buổi livestream, bà Hằng đã "tố" nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như
Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa... ăn chặn
tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm
2020.
Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc
điều tra và kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không
chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng
bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự.
Bà Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream - Ảnh: T.L
Bên
cạnh đó, Công an TP.HCM cũng ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
đối với ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh do không có dấu hiệu tội
phạm.
Bà Hằng cũng bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ
Vy Oanh, ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo
Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan... tố cáo về hành vi vu khống, làm nhục người
khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân.
*************** Mai Lệ Huyền khóc: Tôi 76 tuổi, bệnh lên bệnh xuống, con nằm viện 7 tháng, cạn sức rồi
Theo
như nữ danh ca Mai Lệ Huyền xuất hiện gây chú ý là một người vốn chưa
từng hoạt động về cải lương, cổ nhạc, theo đuổi dòng nhạc hoàn toàn
khác, khiến Mai Lệ Huyền nói là tôi buồn khi cứ phải nghe tin nghệ sĩ
qua đời. Tôi chịu không nổi.
Mới đây, tang lễ chính thức
của cố nghệ sĩ Ngọc Đáng đã được diễn ra tại Cali (Mỹ). Tham dự lễ viếng
có sự góp mặt của rất nhiều nghệ sĩ cải lương danh tiếng và những danh
ca tân nhạc.
Trong đó, gây chú ý là sự xuất hiện của danh ca
Mai Lệ Huyền, một người vốn chưa từng hoạt động về cải lương, cổ nhạc,
theo đuổi dòng nhạc hoàn toàn khác.
Cẩm Thu và Mai Lệ Huyền
Tại tang lễ, Mai Lệ Huyền nghẹn ngào tới bật khóc tâm sự: "Tôi vô cùng
đau buồn khi đến đây dù biết rằng cuộc đời này là sinh bệnh lão tử, vô
thường, không ai tránh khỏi. Một người nghệ sĩ như Ngọc Đáng nằm xuống
khiến tôi không khỏi đau xót.
Tuy nhiên, tôi thấy đông đủ anh chị em nghệ sĩ tới đây san sẻ, đưa tiễn thì cũng ấm lòng cho Ngọc Đáng lắm rồi.
Nói thật, tôi tới đây rồi đi về mang theo nhiều nỗi buồn khó tả lắm.
Tôi buồn khi cứ phải nghe tin nghệ sĩ qua đời, hết nghệ sĩ nọ tới nghệ
sĩ kia. Tôi chịu không nổi.
Trong đó, Ngọc Đáng là một nghệ sĩ
vô cùng dễ thương, gần gũi với tất cả mọi người. Không một ai cảm thấy
khó chịu hay có gì để chê trách về Ngọc Đáng khi còn sống.
Tôi
đến đây tiễn Ngọc Đáng nhưng chính tôi cũng không biết mình sẽ ra đi lúc
nào. Bản thân tôi còn nhiều tuổi hơn Ngọc Đáng, 76 tuổi rồi, cũng bệnh
lên bệnh xuống, con nằm viện tới 7 tháng trời chưa ra được. Tôi cũng rệu
rã lắm, không còn sức lực nữa.
Mai Lệ Huyền bật khóc
Tuy nhiên, ngày hôm nay, để tiễn đưa Ngọc Đáng, tôi cũng cố gắng dùng
hết sức để hát một bài mà Ngọc Đáng khi còn sống rất thích. Đó là bài
Duyên kiếp của anh Lam Phương.
Tôi sẽ hát bài này cùng Tuấn
Châu cho Ngọc Đáng nghe để vui vẻ ra đi. Mong em phù hộ cho các nghệ sĩ
cải lương cũng như bên tân nhạc được khỏe mạnh, bình an. Ai cũng yêu
thương Ngọc Đáng rất nhiều".
Lời tâm sự của Mai Lệ Huyền khiến nghệ sĩ Tuấn Châu và nghệ sĩ Cẩm Thu không khỏi xúc động, cũng bật khóc theo.
Đây cũng là lần hiếm hoi Mai Lệ Huyền tiết lộ về cuộc sống cá nhân ở thời điểm hiện tại, khiến khán giả không khỏi tò mò.
Mai Lệ Huyền được biết đến là một danh ca nổi tiếng của tân nhạc Việt
Nam. Cô và Hùng Cường được mệnh danh là "cặp đôi sóng thần".
Cả hai đã cùng nhau tạo nên những hiện tượng chưa từng có trong làng nhạc, nhận được sự hâm mộ rất cuồng nhiệt của khán giả.
Khi Mai Lệ Huyền biểu diễn trên sân khấu, các đàn anh Nhật Trường, Duy
Khánh, Hùng Cường phải đứng chắn cho cô trước cơn ái mộ của hàng ngàn
khán giả.
Cô được giới mộ điệu đặt cho biệt danh Búp bê lửa và
Nữ hoàng nhạc mạnh. Ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, Mai Lệ Huyền thầu cả
một khách sạn lớn để biểu diễn hằng đêm.
**************
Bộ trưởng QP và Tổng Tham mưu trưởng QĐ Nga đột nhiên ‘mất hút’ – Điều gì xảy ra?
4-6 minutes
Theo
như lần cuối cùng ông Shoigu xuất hiện công khai là vào ngày 11/3, mà
sau đó các nhà báo đã không gặp được Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong 12
ngày quq, sau khi hãng thông tấn UNIAN (Ukraine) cho hay, Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu đã bất ngờ mất hút trước công chúng.
BỘ TRƯỞNG SHOIGU ĐỘT NHIÊN ‘MẤT HÚT’
Hãng
thông tấn UNIAN (Ukraine) cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei
Shoigu đã bất ngờ mất hút trước công chúng. Lần cuối cùng ông Shoigu
xuất hiện công khai là vào ngày 11/3. Các nhà báo đã không gặp được Bộ
trưởng Quốc phòng Nga trong 12 ngày.
Theo UNIAN, thông tin này đã được một số nhà báo điều tra Nga nêu thắc mắc. Cụ thể như sau:
Trước
nay ông Shoigu thường rất tích cực trên các phương tiện truyền thông.
Cho tới trước ngày 11/3, ông Shoigu xuất hiện trên các bản tin gần như
mỗi ngày nhưng giờ đây, ông hiếm khi được nhắc đến trên truyền thông,
không có các hình ảnh và video mới nào về ông được công bố.
Hôm
11/3, ông Shoigu đã trao tặng phần thưởng cấp nhà nước cho các quân nhân
Nga tham gia vào một "chiến dịch quân sự đặc biệt". Đây là video gần
đây nhất có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Reuters
Ngày
18/3, ông Shoigu được nhắc đến trong một thông báo trên website của
Điện Kremlin, trong đó nói rằng Tổng thống Nga đã thảo luận với các
thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Liên bang Nga về "tiến trình
của một chiến dịch đặc biệt ở Ukraine".
Theo báo cáo này, ông Shoigu đã có mặt tại cuộc họp nhưng hình ảnh và video ghi hình cuộc họp không được công bố.
Cùng
ngày hôm đó, kênh Channel One đã phát sóng thông tin về hoạt động trao
tặng phần thưởng của ông Shoigu. Bản tin nói rằng sự kiện xảy ra "hôm
nay", nhưng lại phát sóng hình ảnh cũ từ ngày 11/3.
Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm Bệnh viện Lâm sàng Quân đội Trung ương
Mandryk, nơi ông trao tặng phần thưởng nhà nước cho các quân nhân Nga
tham gia vào một "hoạt động quân sự đặc biệt".
Tin tức mới nhất về ông Shoigu trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga cũng là từ ngày 11/3.......
(Ảnh chụp từ website Bộ Quốc phòng Nga)
Các
nhà báo điều tra cho biết, không chỉ có mình ông Shoigu "mất hút". Sau
ngày 11/3, cũng không có sự kiện công khai nào được báo cáo có sự tham
gia của Tổng Tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov.
‘SỰ IM LẶNG THÚ VỊ’
Bình
luận về sự mất hút đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu,
Cố vấn chánh văn phòng Tổng thống Mykhailo Podoliak gọi đó là "sự im
lặng thú vị", đồng thời lưu ý thêm rằng một số nhân vật chủ chốt khác
của Nga cũng "mất hút" trong các luồng tin tức như Tổng tham mưu trưởng
Nga Gerasimov.
Trong bài đăng trên Telegram, ông Podoliak có đoạn
viết: "Ông Shoigu đã không xuất hiện trước công chúng trong khoảng 2
tuần. Ông ấy không có mặt trên các kênh liên bang và tại các sự kiện
công cộng. Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, cũng mất hút…".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov. Ảnh: Times of Israel
Ông
Podoliak lưu ý rằng chỉ có Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và thi
thoảng Thư ký báo chí của Tổng thống Putin Dmitry Peskov xuất hiện trước
công chúng.
"Đây là sự im lặng thú vị…" – Ông Podoliak bình luận.
Mới
đây nhất, trong ngày 22/3, ông Dmitry Peskov đã xuất hiện trong cuộc
phỏng vấn với hãng tin CNN và đưa ra bình luận khi được hỏi liệu ông có
tự tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt
nhân hay không.
Theo ông Peskov, Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân khi thấy có "mối đe dọa sống còn" với nước này.
"Chúng
tôi có một học thuyết về an ninh nội địa và điều đó đã được công khai.
Quý vị có thể đọc trong đó để thấy mọi lý do cho việc sử dụng vũ khí hạt
nhân. Do đó, nếu có một mối đe dọa với sự sống còn của đất nước chúng
tôi, nó (vũ khí hạt nhân) sẽ được sử dụng theo học thuyết của chúng
tôi", ông Peskov cho biết.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào
trước thông tin do truyền thông Ukraine đăng tải liên quan tới Bộ
trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery
Gerasimov.
Trong bài đăng gần đây nhất vào ngày 4/3, hãng thông tấn
RIA Novosti cho biết, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga
Valery Gerasimov đã có cuộc điện đàm với Tổng tham mưu trưởng Các lực
lượng vũ trang Pháp Thierry Burcart để thảo luận về tình hình xung quanh
Ukraine. Tuy nhiên, hình ảnh đăng kèm với bản tin là một bức ảnh cũ của
ông Gerasimov *************** Hoàng Oanh: Nữ danh ca biết tự trọng, quyết không hát vũ trường để giữ nhân phẩm
"Tôi muốn giữ gìn nhân phẩm của mình" – Hoàng Oanh nói.
Thời gian qua, nhiều nữ nghệ sĩ trong showbiz dính phải loạt scandal về
đời tư, tình ái gây tranh cãi. Ca sĩ Phương Thanh trong một buổi phỏng
vấn còn thẳng thắn nói: "Đi làm gái rồi lâu lâu đăng lên nhận là nghệ
sĩ, chúng tôi mang tiếng lắm". Phát ngôn này của Phương Thanh gây nhiều ý
kiến trái chiều.
Giữa loạt lùm xùm này, không ít khán giả có
sự so sánh giữa thế hệ nghệ sĩ trẻ ngày nay và lớp nghệ sĩ đi trước về
mặt tư cách, đạo đức. Trong đó, Hoàng Oanh là một trong những cái tên
được nhắc đến như một chuẩn mực về lối sống để các đàn em học hỏi.
Danh ca Hoàng Oanh thời trẻ
Thần đồng ca hát có tầm ảnh hưởng lớn Hoàng
Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 06 tháng 11 năm 1946 tại Mỹ
Tho nhưng lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Hoàng Oanh có 6 chị em.
Khác với nhiều đồng nghiệp, cha Hoàng Oanh là một nghệ sĩ nên bà được tạo điều kiện để theo đuổi nghiệp cầm ca.
Lúc còn nhỏ, Hoàng Oanh theo học Tiểu học ở Phú Nhuận. Bà được cha dạy
hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở
Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc Hương lúa miền Nam và Có
một đàn chim. Bà được mệnh danh là thần đồng ca hát.
Bà cũng
góp mặt trong ban Thiếu nhi của Trọng Liêu, ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh
và ban Việt nhi của Nguyễn Đức (cùng với Phương Hồng Quế, Phương Hồng
Ngọc, Phương Hoài Tâm, Thanh Lan…).
Nếu các sĩ khác phải rất
khó khăn mới nổi tiếng thì Hoàng Oanh với giọng hát trời phú và kĩ thuật
điêu luyện đã nhanh chóng được biết đến ngay từ những năm đầu đi hát.
Hoàng Oanh chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng và được săn đón
nồng nhiệt. Trong thời gian đi học, bà liên tục được mời thu âm và biểu
diễn.
Tuy vậy, Hoàng Oanh từ nhỏ đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc từ cha, nên sống rất chuẩn mực và đoan trang.
Nhờ đó, Hoàng Oanh lại không hề sa đà vào giới sân khấu quá sớm để chạy
show, kiếm tiền mà vẫn chuyên tâm học hành đến nơi đến chốn để tích lũy
kiến thức.
Nhờ chăm chỉ học hành và giữ lối sống khép kín, Hoàng Oanh đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương.
Nhờ đó, bà sở hữu được vốn kiến thức rộng lớn về văn thơ, cũng như ca dao, dân ca của khắp các miền đất nước.
Đây chính là lợi thế lớn giúp Hoàng Oanh phát triển tài năng ngâm thơ
có một không hai của mình, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn giữa cô và
những ca sĩ cùng thời. Sau đó, Hoàng Oanh tạm gác ước mơ làm nghề
dạy học để bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp. Tuy quyết tâm theo
đuổi con đường ca hát, nhưng Hoàng Oanh xuất hiện rất chọn lọc.
Thời gian đầu, nữ danh ca chỉ tham gia những chương trình nhạc và thơ
uy tín của đài phát thanh và đài truyền hình như: Tiếng Tơ Đồng của
Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật
Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy
Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly
Tao của Thái Thủy...
Hoàng Oanh sở hữu tài năng đa dạng. Bà
được gọi với nhiều danh hiệu như tiếng hát thiếu nhi, tiếng hát của thuở
học trò, tiếng hát của tình ca quê hương, tiếng hát của thời chinh
chiến, tiếng hát cho người lưu vong, tiếng hát gợi nhớ quê hương và
giọng ngâm thơ trác tuyệt.
Ở
thời hoàng kim, Hoàng Oanh ngự trị trên hầu khắp các sóng phát thanh và
truyền hình. Bà cũng chính là ca sĩ được mời thu âm nhiều nhất, với hơn
200 đĩa nhạc tính tới năm 1975, tại nhiều hãng đĩa khác nhau. Độ phủ
sóng của bà rộng khắp và bao trùm tới mọi ngõ ngách ở Sài Gòn ngày ấy.
Về tầm ảnh hưởng và sức nặng của tiếng hát Hoành Oanh, nhà văn Lê Thanh Thái từng nói qua hai câu thơ:
"Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương"
Không hát vũ trường để giữ tự trọng
Là một danh ca nổi tiếng và được săn đón, nhưng Hoàng Oanh từ xưa đến
nay vẫn luôn dè dặt, khiêm tốn và giữ được phẩm hạnh sáng ngời của mình,
đúng như lời nhà văn Hồ Trường An từng nói:
"Trong hàng ngũ
các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thúy và Hoàng
Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng".
Về sự
cao đẹp trong nhân cách của Hoàng Oanh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng nói:
"Hoàng Oanh thật là một con người trung hậu, nghĩa là cô nghĩ đến mình
và cả đến người khác.
Thêm một yếu tố quan trọng nữa là những
cuộn băng, những đĩa hát, những CD, một khi cô đã phát hành cô đều lưu
giữ lại và gìn giữ cẩn thận như đó là những đứa con tinh thần của cô".
Nhờ sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ và học thức toàn vẹn của một nữ sinh
Văn khoa, Hoàng Oanh luôn giữ được phẩm hạnh cao đẹp trong suốt sự
nghiệp. Dù đứng trong ánh hào quang và phải chịu nhiều xô bồ, thị phi,
bà vẫn không hề đánh mất nhân cách, đạo đức của mình.
Thái Thanh và Hoàng Oanh
Khác với nhiều đồng nghiệp, Hoàng Oanh tuyệt đối không hát vũ trường, phòng trà cũng không.
Vào thời gian đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương có mời Hoàng Oanh hát cho
phòng trà Đêm Màu Hồng của ông nhưng Hoàng Oanh từ chối với lí do bận
chuyện bài vở vào buổi tối. Người ta chỉ thấy Hoàng Oanh xuất hiện trên
các sân khấu hoặc sự kiện lớn.
Lí giải về điều này, Hoàng Oanh
cho rằng, do hồi nhỏ ở với một ông cậu rất nghiêm khắc nên bị cấm không
được hát vũ trường. Bà nói: "Thời gian đó, tôi còn đang đi học. Ngoài
thời gian đến đài phát thanh và đến trường, tôi phải tập trung học bài
và ôn thi. Và tôi nhận thấy không khí náo nhiệt ở phòng trà hay vũ
trường không phù hợp với tính tình hiền hòa, nhút nhát của tôi. Tôi muốn
giữ gìn nhân phẩm của mình".
Sống một cuộc sống khép kín và
bình lặng như vậy, nhưng tin đồn và thị phi thi thoảng vẫn bủa vây lấy
Hoàng Oanh. Vào năm 1967, bà từng bị đồn đụng xe chết.
Tin đồn này kéo dài dai dẳng tới mức hãng đĩa Sóng Nhạc và đài truyền
hình phải lên tiếng đính chính. Ban giám hiệu của trường Gia Long cũng
phải mời Hoàng Oanh vào trường gặp mặt các nữ sinh để xóa tan dị nghị ************
Trong
nhiều tháng, vụ án không có tiến triển vì không có manh mối để truy tìm
kẻ sát nhân, cũng không thể xác định danh tính thực sự của nạn nhân.
Ngay khi cảnh sát đang bế tắc, thi thể một phụ nữ khác được tìm thấy.
Vào
19h ngày 30/8/1993, khi ngang qua thị trấn Thanh Uyển, một tài xế dừng
xe xuống cánh đồng ngô bên đường để đi vệ sinh. Ngửi thấy mùi lạ, tài xế
tò mò lần theo, đi hơn 400 m thì phát hiện một thi thể phụ nữ nằm trên
đất.
Thi thể bị phân hủy nặng, không thể nhìn ra
khuôn mặt. Căn cứ răng và xương của tử thi, giám định pháp y nhận định
là phụ nữ khoảng 25 tuổi, thời gian tử vong ít nhất đã hơn 15 ngày.
Nạn
nhân bị lột quần áo, cổ bị một chiếc khăn xiết chặt, toàn bộ giấy tờ,
tài sản biến mất. Nhiều cúc áo rơi và nhiều cây ngô bị đè nát cho thấy
nạn nhân đã chống cự kịch liệt.
Trong chiếc valy
vứt bên cạnh thi thể có nhiều đồ dùng trẻ em, cảnh sát suy đoán nhiều
khả năng nạn nhân đi cùng con nhỏ. Như vậy, hung thủ rất có thể đã mang
đứa bé đi sau khi sát hại người mẹ.
Trong valy còn
có nhiều quần áo mùa đông nên cảnh sát cho rằng nạn nhân đưa con đến Bảo
Định thăm người thân và tính ở lại một thời gian, vì vậy có thể thân
thích, bạn bè của nạn nhân cư trú tại địa phương. Cảnh sát phát thông
báo tìm người trên các phương tiện truyền thông.
Ba
ngày sau, một người đàn ông đến đồn cảnh sát, nói rằng người chết có
thể là vợ anh ta. Người này tên Nhậm Lập Văn, làm việc tại Bảo Định, vợ
và con gái đã mất tích hơn nửa tháng.
Sau khi được
đưa đi nhận dạng thi thể, Văn khẳng định nạn nhân là vợ mình, quê ở
thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Ngày 14/8, cô đưa con gái một tuổi
rưỡi đến huyện Vọng Đô thăm chồng, đi tàu đến ga Bảo Định lúc 1h sáng
15/8. Tuy nhiên, do nhầm lẫn thông tin, đến chiều hôm đó Văn mới biết vợ
đã đến nơi. Anh ta vội chạy đi đón thì không thấy bóng dáng vợ con,
cũng không có cách nào liên lạc. Hơn nửa tháng sau đó, Văn nhờ bạn bè,
đồng nghiệp đi khắp nơi tìm kiếm, cho đến khi thấy thông báo của cảnh
sát.
Theo
lời kể của nhân viên soát vé ở ga Bảo Định, có hai mẹ con đi vòng quanh
sảnh ga tàu suốt mấy tiếng đồng hồ, như thể chờ người đón, nhưng đến
chiều thì không thấy họ nữa. Kết hợp với thời điểm tử vong, cảnh sát
nhận định chính vào lúc đó, hung thủ đã lừa gạt hai mẹ con, đưa đến rẫy
ngô để xâm hại. Hung thủ có khả năng không quen biết với nạn nhân, không
có mối liên hệ nên không dễ điều tra.
Sau đó,
trong vòng nửa năm ngắn ngủi, huyện Thanh Uyển và huyện Tân Thành liên
tục xảy 6 vụ cưỡng hiếp và giết phụ nữ, thủ đoạn gây án tương tự.
Khi
người dân Bảo Định đang lo sợ bất an, cảnh sát tìm thấy bước ngoặt của
vụ án khi một phụ nữ đến trình báo. Cô tên Uông Lệ, là người nơi khác
đến Bảo Định tìm việc. Ở nhà ga, Lệ được một người đàn ông trung niên
bắt chuyện, nói đang tuyển công nhân cho nhà máy và mời cô đến làm luôn.
Lệ thấy ông ta trông có vẻ thật thà, suy nghĩ một chút rồi đi theo.
Không
ngờ ông ta đưa cô ra ngoại thành rồi trở mặt, dùng vũ lực xâm hại cô.
Để bảo vệ tính mạng, Lệ giả vờ thuận theo rồi tẩu thoát nhân lúc hắn
buông lỏng cảnh giác.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu
mẫu tinh dịch, cảnh sát xác nhận kẻ cưỡng hiếp Lệ cũng chính là kẻ sát
nhân trong hàng loạt vụ án trước đó.
Lệ mô tả hung
thủ có mắt nhỏ, một mí, chân vòng kiềng, ăn mặc như nông dân và trông
rất thật thà chất phác. Cũng nhờ chân hắn vòng kiềng nên cô mới có thể
chạy thoát. Điều tra dựa trên những manh mối này, ngày 3/11/1993, cảnh
sát tìm được một nghi phạm tại nhà ga có đặc điểm hoàn toàn phù hợp với
kẻ sát nhân.
Hắn
tên Ngô Kiến Thần, tự nhận là thợ sửa giày, đến nhà ga để nhập da giày
mới. Nhưng khi cảnh sát mở túi để kiểm tra, chỉ thấy bên trong có một
cuộn dây điện. Cảnh sát lập tức bắt giữ hắn.
Khi
thẩm vấn, Thần thú nhận tội ác và dẫn cảnh sát đến nhà, tìm thấy một bé
gái đang ngồi trên mặt đất cạnh chuồng lợn nghịch bùn. Đây chính là con
gái bị mất tích của Văn.
Qua điều tra, Thần quê ở
huyện Lễ, thành phố Bảo Định, chỉ học hết tiểu học. Từ nhỏ, Thần thể
hiện tâm lý biến thái, thích nhìn trộm phụ nữ tắm, bị bố đánh nhiều lần
nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Lớn lên, hắn bị đi tù vài năm vì quấy rối
phụ nữ, sau khi ra tù cũng không hối cải. Tuy nhiên, hắn thường đóng giả
là người tốt tính khiến dân làng tưởng rằng đã thay đổi tâm tính. Thần
tìm được công việc đóng giày, mỗi lần ra ngoài mua hàng thực chất là đi
"săn mồi".
Năm 1990, Thần dụ một phụ nữ ra ngoại ô
cưỡng hiếp, sợ đối phương báo cảnh sát nên giết người diệt khẩu. Nạn
nhân và hắn mới gặp nhau lần đầu, vì vậy cảnh sát không tìm ra manh mối.
Sau lần trót lọt, Thần ngày càng táo bạo, trong hơn ba năm hắn đã đi
nhiều nơi, liên tiếp gây 28 vụ cưỡng hiếp, sát hại 24 người.
Năm
1993, Thần thay đổi địa điểm gây án đến Bảo Định, quanh quẩn ở những
nơi đông đúc như ga xe lửa để tìm kiếm mục tiêu là những phụ nữ nông
thôn đi một mình, lừa họ đến nơi vắng vẻ với danh nghĩa tuyển dụng lao
động để gây án.
Sau khi giết vợ Văn, Thần mang con gái của cô đi. Trước khi bị cảnh sát bắt, Thần đã liên hệ với bọn buôn người để bán đứa trẻ.
Tháng 12/1994, Thần bị kết án tử hình.
Tuệ Anh (Theo 163, QQ)
***************
Vụ gian lận thi cử tai tiếng nhất lịch sử Ấn Độ
Nhiều
năm, Top 10 sinh viên đỗ cao nhất vào các đại học Y hàng đầu Ấn Độ đều
có tên con cháu quan chức. Một số người định lên tiếng về sự khác thường
này nhưng đều chết bất thường.
Đêm 7/1/2012, thi thể một phụ nữ
trẻ được phát hiện nằm cạnh đường ray ga tàu một tỉnh miền trung Ấn Độ.
Báo cáo khám nghiệm tử thi xác định người này khoảng 21 -25 tuổi, chết
vì ngạt thở.
Ba tuần sau, nạn nhân được xác nhận là nữ sinh viên
19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Mahatma Gandhi ở Indore. Cô đột ngột biến
mất vào buổi sáng đầu tháng 1/2012. Cha mẹ cô yêu cầu một cuộc điều tra,
nhưng cảnh sát bác bỏ kết quả khám nghiệm và tuyên bố cái chết là một
vụ tự sát.
Vụ án tưởng đã khép lại, cho đến tháng 7/2015, một vụ
bê bối gian lận thi cử chấn động nước này được hé lộ, còn được gọi là vụ
lừa đảo Vyapam, đặt theo từ viết tắt theo tiếng Hindu của văn phòng thi
tuyển việc làm của chính phủ ở bang Madhya Pradesh.
Trong ít nhất
5 năm, hàng nghìn người hối lộ tổng hàng triệu USD cho mạng lưới quan
chức giáo dục để xin điểm, nâng điểm và trúng tuyển vào các trường đại
học y tế công lập.
Vụ bê bối lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào
năm 2013, đe dọa làm tê liệt toàn bộ bộ máy của cơ quan hành chính nhà
nước, khi hàng chục nghìn cán bộ công chức bị phát hiện dùng bằng cấp
gian lận. Một cuộc điều tra gây sốc bắt đầu, dẫn tới hàng trăm vụ bắt
giữ.
Từ năm 2010, khi những bê bối này nhen nhóm, hơn 40 bác sĩ,
sinh viên y khoa, cảnh sát và công chức có liên quan vụ lừa đảo Vyapam
đã chết trong những vụ án bí ẩn, như cô gái 19 tuổi trên đường ray. Dư
luận đồn thổi, những cái chết bí ẩn nằm trong âm mưu che đậy vụ bê bối,
đứng sau là các quan chức cấp cao.
Giới chuyên gia cho rằng, gian
lận kiểu này không phải là hiện tượng mới, nhưng có quy mô khổng lồ,
cùng sự dính líu của các quan chức và các trường y tế danh tiếng.
Chính
phủ lập đội đặc nhiệm để điều tra các cáo buộc. Nó nhanh chóng vươn bàn
tay dài đến từng học sinh, phụ huynh, cả các quan chức cấp cao và thực
hiện hàng chục vụ bắt giữ mỗi tháng.
Khi
cuộc điều tra đang mở rộng, hàng loạt bị can chết bất thình lình, thậm
chí chết cùng nhau, đều do tai nạn tông xe, ngộ độc thức ăn, mất tích,
tự tử... trước khi lực lượng đặc nhiệm có cơ hội thẩm vấn họ.
Tháng
7/2014, hiệu trưởng của một trường cao đẳng y tế bị tìm thấy chết cháy
trên bãi cỏ cạnh nhà. Ông không liên quan vụ bê bối nhưng đã kiên quyết
đuổi học, cắt hợp đồng với các cán bộ và sinh viên đang học và làm việc
tại đây. Một năm sau, thi thể người kế nhiệm ông cũng được tìm thấy
trong một khách sạn ở Delhi cùng chai rượu whisky đã cạn và một vỉ thuốc
chống trầm cảm.
Tháng 3/2015, con trai của thống đốc nước này
chết tại nhà riêng. Cả thống đốc và con trai ông ta đều dính líu đến vụ
gian lận điểm thi. Tháng 7 cùng năm, nhà báo nổi tiếng, theo đuổi vụ
gian lận từ những ngày đầu, đột tử tại nhà riêng với các nguyên nhân
không được công bố, vài ngày sau khi ông đăng bài phỏng vấn cha mẹ các
sinh viên bị cáo buộc tham gia vụ lừa đảo...
Tổng cộng, 46 người đã chết một cách bí ẩn, xoay quanh vụ bê bối.
Hệ
thống giáo dục y tế của Ấn Độ là một trong những hệ thống giáo dục lớn
nhất trên thế giới với 381 trường y công lập và tư thục trên cả nước. Ấn
Độ cung ứng khoảng 30.000 bác sĩ mỗi năm và các kỳ thi vô cùng khó
khăn.
Một buổi sáng của kỳ thi năm 2013, vụ bê bối Vyapam bắt đầu
được làm sáng tỏ khi nhóm cảnh sát đột kích vào Pathik, một nhà nghỉ giá
6 USD một đêm ở ngoại ô Indore, thành phố lớn nhất ở Madhya Pradesh.
Trong
phòng 13, cảnh sát bắt gặp một sinh viên khoa được thuê với giá 650 USD
để tham gia kỳ thi thay người khác. 20 kẻ mạo danh như vậy đã bị bắt
vào sáng hôm đó.
Lời khai của những người này đã dẫn cảnh sát đến
Jagdish Sagar, bác sĩ tại Indore. Ông ta thành lập mô hình kinh doanh
thi hộ vô cùng béo bở bằng việc tìm kiếm các sinh viên nghèo học giỏi,
cần tiền, làm bài thi hộ những thanh niên nhà giàu dốt nát nhưng vẫn
muốn học y. Ở vị trí môi giới, ông ta thu gần 300.000 USD song chỉ trả
cho người thi hộ 500-700 USD.
Cảnh sát thông báo Sagar đã tích lũy
được khối tài sản kinh ngạc, gồm đất đai, xe hơi sang trọng và đồ trang
sức. Ông ta ngủ trên một tấm nệm trị giá hàng trăm nghìn USD và chiếc
giường hoàng gia không thể định giá.
Cảnh
sát cáo buộc, từ những năm 1990, riêng Sagar đã môi giới trót lọt hàng
trăm trường hợp. Nhưng Sagar chỉ là một trong số những kẻ môi giới kiểu
này. Không ai biết có bao nhiêu sinh viên y và quan chức ngành y đã sử
dụng "dịch vụ" này.
Tham vọng của Sagar ngày càng mở rộng, chuyển
sang móc nối với những quan chức cấp trung và sau đó là cấp cao của
chính phủ. Với những "xúc tu" này, Sagar và đồng bọn sau này thậm chí
không cần thuê sinh viên giỏi làm bài hộ. Họ thống nhất vòi thêm tiền
của thí sinh để thực hiện một phương pháp đơn giản và chắc ăn hơn nhiều:
Những sinh viên trả tiền để được sửa kết quả được yêu cầu làm 5 câu hỏi
mà họ biết chắc câu trả lời, và để trống tất cả câu còn lại. Từ "mật
hiệu" này, các quan chức ngành giáo dục sau đó sẽ chỉ đạo cấp dưới truy
cập vào máy tính lưu kết quả, thay đổi và bổ sung đáp án theo ý muốn.
Tiền hối lộ để nhập học vào các trường y dao động từ 15.000 đến 40.000
USD.
Sau này, vụ gian lận vươn ra các ngành khác như thực phẩm, cảnh sát giao thông, sư phạm, lâm nghiệp...
Cảnh
sát tìm thấy một bảng tính trong ổ cứng của nhóm gian lận, liệt kê tên
của hàng trăm sinh viên đã trả tiền để gian lận trong kỳ thi, cùng tên
của bộ trưởng, quan chức, và các khoản tiền đã thanh toán.
Khoảng
2.530 người đã bị buộc tội kể từ năm 2012. Khoảng 1.980 người đã bị bắt,
và khoảng 600 người vẫn đang được cảnh sát tìm kiếm.
20 tòa án ở
Madhya Pradesh xét xử không ngừng nghỉ các cá nhân liên quan trong thời
gian này. Khi Cục Điều tra Tung ương (CBI) tiếp nhận vụ việc từ cảnh
sát, họ phải cử một xe tải để chở tất cả tài liệu liên quan.
Nhưng
các quan chức liên tục phủ nhận cáo buộc, cho rằng đây là thủ đoạn của
đảng đối lập để bôi nhọ và nhấn chìm họ trong cuộc bầu cử sắp tới. Do
đó, vụ án liên tục bị thay đổi cơ quan điều tra và không đi đến đâu.
Công chúng bắt đầu phẫn nộ với tốc độ xét xử các bị cáo, đổ xuống đường
biểu tình, yêu cầu thống đốc bang từ chức, làm hình nộm, viết tên các
quan chức nhận hối lộ và thiêu chúng.
Một
trong số quan chức đầu tiên vào tù trong vụ án là Cựu giám đốc sở giáo
dục bang, ông Laxmikant Sharma và 85 thuộc cấp. Sau 18 tháng ngồi tù,
cựu quan chức được tại ngoại song đã qua đời tháng 5/2021, trong cao
điểm dịch Covid-19 tại Ấn Độ. Chủ mưu của vụ bê bối, Jagdish Sagar được
thả tự do sau 7 năm thụ án. Ngày 16/1 vừa qua, ông ta tiếp tục bị bắt
giữ tại sân bay Ahilyabai Holkar theo Đạo luật vũ khí quốc gia, vì mang
theo súng và hai hộp đạn qua cửa an ninh sân bay.
Vụ gian lận thi
cử Vyapam hiện vẫn chưa chấm dứt, khi đến đầu năm nay, cơ quan điều tra
đặc biệt, cảnh sát Ấn Độ vẫn tiếp tục bắt và đề nghị truy tố hàng trăm
bị can khác.
Ngày 13/2/2017, Tòa án Tối cao đã tước bằng tốt
nghiệp và đuổi học hơn 634 sinh viên y khoa. Trong bản án có đoạn: "Hành
động của các bị cáo không thể chấp nhận được và hoàn toàn vi phạm pháp
luật. Hành động của họ cấu thành hành vi lừa dối dân tộc. Nếu chúng ta
mong muốn xây dựng một quốc gia trên nền tảng đạo đức, thượng tôn pháp
luật, chúng ta không thể chấp nhận những sinh viên này. Không thể cho
phép gian lận gây rối loạn và bòn rút xã hội".
Hải Thư (Theo The Guardian, Hindustan Times, The Hindu *************
Trang Lá cải ngày 24 -03 -202: Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
TP HCMTổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, bị cáo buộc phát ngôn xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức,
****************
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
TP HCMTổng
Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng, bị cáo buộc
phát ngôn xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong các buổi
livestream.
Tối 24/3, bà Hằng, 50 tuổi, bị Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP HCM bắt về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.
"Các biện pháp tố tụng bước đầu đối với bà Phương Hằng vừa được thực hiện xong lúc 19h", một lãnh đạo Công an TP HCM nói với VnExpress.
Theo
cơ quan điều tra, bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, tổ chức
nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan
đến đời tư của người khác. Trong đó, bà Hằng sử dụng những ngôn từ
"mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" của những người
liên quan.
Quá trình điều tra, bà Hằng bị cho là không hợp tác,
"coi thường pháp luật", nhiều lần tổ chức tập trung người đến nhà riêng
của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TP HCM và các
địa phương khác.
Hồi tháng trước, PC01 đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đến cuối tháng 4 đối với bà Hằng.
Động
thái này được đưa ra sau thời gian dài cơ quan điều tra tiếp nhận đơn
tố cáo của nhiều cá nhân, cho rằng bà Hằng có các dấu hiệu của tội Làm nhục người khác;Vu khống; Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Từ
18h30, rất đông người dân, youtuber tụ tập trước biệt thự màu trắng của
bà Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3. Cổng ngôi nhà đóng kín,
bên trong có nhiều người mặc thường phục đi lại. Do lượng người hiếu kỳ
kéo đến đông, cảnh sát địa phương phải đến vãn hồi trật tự.
Tiếp
đó, các tuyến đường trong bán kính khoảng 100 m tính từ nhà bà Hằng bị
phong toả. Gần chục xe cảnh sát, xe thùng của Công an quận 3 được điều
đến nhà bà Hằng để giữ an ninh trật tự cho tổ công tác thực hiện lệnh
khám xét nhà bà Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng được biết đến là đại gia bất động sản tại Việt Nam, vợ của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng - tức Dũng "Lò Vôi".
Trong
những người tố cáo bà Hằng có Phó tổng biên tập báo Pháp luật TP HCM
Nguyễn Đức Hiển. Gửi đơn đến Công an TP HCM và Bình Dương, ông này cho
rằng bà Hằng có các hành vi vi phạm như trên, nhắm vào cá nhân ông và
nhiều người khác. Từ đó, ông Hiển đề nghị khởi tố bà Hằng.
Sự việc
liên quan đến ông Hiển bắt đầu từ giữa năm 2021, khi ông trả lời phỏng
vấn báo VOV, cho rằng bà Hằng đã có các phát ngôn thiếu chuẩn mực trên
mạng xã hội. Sau khi bài báo được đăng, bà Hằng nhiều lần livestream
trên Facebook, Youtube, TikTok bày tỏ bức xúc đối với ông Hiển.
Sau đó, trong việc báo VOV bị hacker tấn công,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam bị cho là có liên quan. Tuy
nhiên, kết quả điều tra đến nay xác định bà Hằng không có bất cứ quan hệ
với các nghi phạm thực hiện.
Cũng
thụ lý đơn tố cáo và yêu cầu khởi tố bà Hằng của ca sĩ Vy Oanh (tức
Nguyễn Thị Mỹ Oanh) từ cuối năm ngoái, song mới đây PC01 đã ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết do hết thời hạn, cho biết sẽ tiếp tục xác
minh, nếu có cơ sở sẽ phục hồi giải quyết.
Công an có mặt tại nhà bà Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3 - Ảnh: MINH HÒA
Chiều
tối 24-3, Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm
giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại
Nam).
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi
lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Từ 18h20, ô tô bà Phương Hằng
thường dùng để di chuyển rời nhà số 6 Nguyễn Thông về nhà số 17 - 19 Ngô
Đức Kế (nơi bà Hằng đăng ký thường trú).
Lúc 20h cùng ngày, công an TP.HCM và viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khám xét nhà bà Hằng tại quận 3.
Nhà số 17 - 19 Ngô Đức Kế, nơi bà Hằng đăng ký thường trú - Ảnh: ĐAN THUẦN
Hàng chục cảnh sát cơ động cũng được điều tới bảo vệ trước nhà bà Hằng - Ảnh: MINH HÒA
Hàng chục cảnh sát được điều tới bảo vệ trước nhà bà Hằng - Ảnh: MINH HÒA
Lúc 20h cùng ngày, công an và viện kiểm sát đang khám xét nhà bà Nguyễn Phương Hằng tại quận 3 - Ảnh: MINH HÒA
20h10,
lực lượng công an xuất hiện và bắt đầu triển khai đội hình xung quanh
nhà bà Hằng trên đường Ngô Đức Kế để khám xét - Ảnh: ĐAN THUẦN
21h, an ninh xung quanh nhà bà Hằng trên đường Ngô Đức Kế được thắt chặt - Ảnh: ĐAN THUẦN
Đoạn đường Nguyễn Thông, quận 3 được rào chắn, phong tỏa để phục vụ khám xét - Ảnh: MINH HÒA
Một số người dân tập trung trước nhà bà Hằng trên đường Nguyễn Thông - Ảnh: MINH HÒA
Lực lượng chức năng yêu cầu người dân tập trung trước nhà bà Hằng di chuyển, tránh tập trung đông - Ảnh: MINH HÒA
***************
Khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
Bị can Nguyễn Phương Hằng tại Cơ quan điều tra Công an TP.HCM - Ảnh: Công an TP.HCM
Công
an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam
đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam)
về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Video: Bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.
Lúc
19h55 ngày 24-3, cổng thông tin Công an TP.HCM thông báo, Nguyễn Phương
Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng
xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông
tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quá
trình điều tra, Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật,
nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân
có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại TP.HCM và các địa phương khác.
Hiện Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ
quan công an đọc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam
đối với bà Nguyễn Phương Hằng - Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ
Trước
đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ban hành quyết định tạm
hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16-2-2022 đến ngày
29-4-2022.
Từ khoảng tháng 3-2021 đến nay, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên livestream "gọi tên" nhiều người nổi tiếng.
Trong
đó, nhiều buổi livestream, bà Hằng đã "tố" nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như
Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa... ăn chặn
tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm
2020.
Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã vào cuộc
điều tra và kết luận các nghệ sĩ này không có hành vi gian dối, không
chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, ủng hộ để cứu trợ đồng
bào miền Trung nên không khởi tố vụ án hình sự.
Bà Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream - Ảnh: T.L
Bên
cạnh đó, Công an TP.HCM cũng ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
đối với ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh do không có dấu hiệu tội
phạm.
Bà Hằng cũng bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ
Vy Oanh, ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo
Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan... tố cáo về hành vi vu khống, làm nhục người
khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân.
*************** Mai Lệ Huyền khóc: Tôi 76 tuổi, bệnh lên bệnh xuống, con nằm viện 7 tháng, cạn sức rồi
Theo
như nữ danh ca Mai Lệ Huyền xuất hiện gây chú ý là một người vốn chưa
từng hoạt động về cải lương, cổ nhạc, theo đuổi dòng nhạc hoàn toàn
khác, khiến Mai Lệ Huyền nói là tôi buồn khi cứ phải nghe tin nghệ sĩ
qua đời. Tôi chịu không nổi.
Mới đây, tang lễ chính thức
của cố nghệ sĩ Ngọc Đáng đã được diễn ra tại Cali (Mỹ). Tham dự lễ viếng
có sự góp mặt của rất nhiều nghệ sĩ cải lương danh tiếng và những danh
ca tân nhạc.
Trong đó, gây chú ý là sự xuất hiện của danh ca
Mai Lệ Huyền, một người vốn chưa từng hoạt động về cải lương, cổ nhạc,
theo đuổi dòng nhạc hoàn toàn khác.
Cẩm Thu và Mai Lệ Huyền
Tại tang lễ, Mai Lệ Huyền nghẹn ngào tới bật khóc tâm sự: "Tôi vô cùng
đau buồn khi đến đây dù biết rằng cuộc đời này là sinh bệnh lão tử, vô
thường, không ai tránh khỏi. Một người nghệ sĩ như Ngọc Đáng nằm xuống
khiến tôi không khỏi đau xót.
Tuy nhiên, tôi thấy đông đủ anh chị em nghệ sĩ tới đây san sẻ, đưa tiễn thì cũng ấm lòng cho Ngọc Đáng lắm rồi.
Nói thật, tôi tới đây rồi đi về mang theo nhiều nỗi buồn khó tả lắm.
Tôi buồn khi cứ phải nghe tin nghệ sĩ qua đời, hết nghệ sĩ nọ tới nghệ
sĩ kia. Tôi chịu không nổi.
Trong đó, Ngọc Đáng là một nghệ sĩ
vô cùng dễ thương, gần gũi với tất cả mọi người. Không một ai cảm thấy
khó chịu hay có gì để chê trách về Ngọc Đáng khi còn sống.
Tôi
đến đây tiễn Ngọc Đáng nhưng chính tôi cũng không biết mình sẽ ra đi lúc
nào. Bản thân tôi còn nhiều tuổi hơn Ngọc Đáng, 76 tuổi rồi, cũng bệnh
lên bệnh xuống, con nằm viện tới 7 tháng trời chưa ra được. Tôi cũng rệu
rã lắm, không còn sức lực nữa.
Mai Lệ Huyền bật khóc
Tuy nhiên, ngày hôm nay, để tiễn đưa Ngọc Đáng, tôi cũng cố gắng dùng
hết sức để hát một bài mà Ngọc Đáng khi còn sống rất thích. Đó là bài
Duyên kiếp của anh Lam Phương.
Tôi sẽ hát bài này cùng Tuấn
Châu cho Ngọc Đáng nghe để vui vẻ ra đi. Mong em phù hộ cho các nghệ sĩ
cải lương cũng như bên tân nhạc được khỏe mạnh, bình an. Ai cũng yêu
thương Ngọc Đáng rất nhiều".
Lời tâm sự của Mai Lệ Huyền khiến nghệ sĩ Tuấn Châu và nghệ sĩ Cẩm Thu không khỏi xúc động, cũng bật khóc theo.
Đây cũng là lần hiếm hoi Mai Lệ Huyền tiết lộ về cuộc sống cá nhân ở thời điểm hiện tại, khiến khán giả không khỏi tò mò.
Mai Lệ Huyền được biết đến là một danh ca nổi tiếng của tân nhạc Việt
Nam. Cô và Hùng Cường được mệnh danh là "cặp đôi sóng thần".
Cả hai đã cùng nhau tạo nên những hiện tượng chưa từng có trong làng nhạc, nhận được sự hâm mộ rất cuồng nhiệt của khán giả.
Khi Mai Lệ Huyền biểu diễn trên sân khấu, các đàn anh Nhật Trường, Duy
Khánh, Hùng Cường phải đứng chắn cho cô trước cơn ái mộ của hàng ngàn
khán giả.
Cô được giới mộ điệu đặt cho biệt danh Búp bê lửa và
Nữ hoàng nhạc mạnh. Ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, Mai Lệ Huyền thầu cả
một khách sạn lớn để biểu diễn hằng đêm.
**************
Bộ trưởng QP và Tổng Tham mưu trưởng QĐ Nga đột nhiên ‘mất hút’ – Điều gì xảy ra?
4-6 minutes
Theo
như lần cuối cùng ông Shoigu xuất hiện công khai là vào ngày 11/3, mà
sau đó các nhà báo đã không gặp được Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong 12
ngày quq, sau khi hãng thông tấn UNIAN (Ukraine) cho hay, Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu đã bất ngờ mất hút trước công chúng.
BỘ TRƯỞNG SHOIGU ĐỘT NHIÊN ‘MẤT HÚT’
Hãng
thông tấn UNIAN (Ukraine) cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei
Shoigu đã bất ngờ mất hút trước công chúng. Lần cuối cùng ông Shoigu
xuất hiện công khai là vào ngày 11/3. Các nhà báo đã không gặp được Bộ
trưởng Quốc phòng Nga trong 12 ngày.
Theo UNIAN, thông tin này đã được một số nhà báo điều tra Nga nêu thắc mắc. Cụ thể như sau:
Trước
nay ông Shoigu thường rất tích cực trên các phương tiện truyền thông.
Cho tới trước ngày 11/3, ông Shoigu xuất hiện trên các bản tin gần như
mỗi ngày nhưng giờ đây, ông hiếm khi được nhắc đến trên truyền thông,
không có các hình ảnh và video mới nào về ông được công bố.
Hôm
11/3, ông Shoigu đã trao tặng phần thưởng cấp nhà nước cho các quân nhân
Nga tham gia vào một "chiến dịch quân sự đặc biệt". Đây là video gần
đây nhất có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Reuters
Ngày
18/3, ông Shoigu được nhắc đến trong một thông báo trên website của
Điện Kremlin, trong đó nói rằng Tổng thống Nga đã thảo luận với các
thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Liên bang Nga về "tiến trình
của một chiến dịch đặc biệt ở Ukraine".
Theo báo cáo này, ông Shoigu đã có mặt tại cuộc họp nhưng hình ảnh và video ghi hình cuộc họp không được công bố.
Cùng
ngày hôm đó, kênh Channel One đã phát sóng thông tin về hoạt động trao
tặng phần thưởng của ông Shoigu. Bản tin nói rằng sự kiện xảy ra "hôm
nay", nhưng lại phát sóng hình ảnh cũ từ ngày 11/3.
Bộ trưởng Quốc
phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm Bệnh viện Lâm sàng Quân đội Trung ương
Mandryk, nơi ông trao tặng phần thưởng nhà nước cho các quân nhân Nga
tham gia vào một "hoạt động quân sự đặc biệt".
Tin tức mới nhất về ông Shoigu trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga cũng là từ ngày 11/3.......
(Ảnh chụp từ website Bộ Quốc phòng Nga)
Các
nhà báo điều tra cho biết, không chỉ có mình ông Shoigu "mất hút". Sau
ngày 11/3, cũng không có sự kiện công khai nào được báo cáo có sự tham
gia của Tổng Tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov.
‘SỰ IM LẶNG THÚ VỊ’
Bình
luận về sự mất hút đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu,
Cố vấn chánh văn phòng Tổng thống Mykhailo Podoliak gọi đó là "sự im
lặng thú vị", đồng thời lưu ý thêm rằng một số nhân vật chủ chốt khác
của Nga cũng "mất hút" trong các luồng tin tức như Tổng tham mưu trưởng
Nga Gerasimov.
Trong bài đăng trên Telegram, ông Podoliak có đoạn
viết: "Ông Shoigu đã không xuất hiện trước công chúng trong khoảng 2
tuần. Ông ấy không có mặt trên các kênh liên bang và tại các sự kiện
công cộng. Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, cũng mất hút…".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery Gerasimov. Ảnh: Times of Israel
Ông
Podoliak lưu ý rằng chỉ có Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và thi
thoảng Thư ký báo chí của Tổng thống Putin Dmitry Peskov xuất hiện trước
công chúng.
"Đây là sự im lặng thú vị…" – Ông Podoliak bình luận.
Mới
đây nhất, trong ngày 22/3, ông Dmitry Peskov đã xuất hiện trong cuộc
phỏng vấn với hãng tin CNN và đưa ra bình luận khi được hỏi liệu ông có
tự tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt
nhân hay không.
Theo ông Peskov, Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân khi thấy có "mối đe dọa sống còn" với nước này.
"Chúng
tôi có một học thuyết về an ninh nội địa và điều đó đã được công khai.
Quý vị có thể đọc trong đó để thấy mọi lý do cho việc sử dụng vũ khí hạt
nhân. Do đó, nếu có một mối đe dọa với sự sống còn của đất nước chúng
tôi, nó (vũ khí hạt nhân) sẽ được sử dụng theo học thuyết của chúng
tôi", ông Peskov cho biết.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận nào
trước thông tin do truyền thông Ukraine đăng tải liên quan tới Bộ
trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga Valery
Gerasimov.
Trong bài đăng gần đây nhất vào ngày 4/3, hãng thông tấn
RIA Novosti cho biết, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga
Valery Gerasimov đã có cuộc điện đàm với Tổng tham mưu trưởng Các lực
lượng vũ trang Pháp Thierry Burcart để thảo luận về tình hình xung quanh
Ukraine. Tuy nhiên, hình ảnh đăng kèm với bản tin là một bức ảnh cũ của
ông Gerasimov *************** Hoàng Oanh: Nữ danh ca biết tự trọng, quyết không hát vũ trường để giữ nhân phẩm
"Tôi muốn giữ gìn nhân phẩm của mình" – Hoàng Oanh nói.
Thời gian qua, nhiều nữ nghệ sĩ trong showbiz dính phải loạt scandal về
đời tư, tình ái gây tranh cãi. Ca sĩ Phương Thanh trong một buổi phỏng
vấn còn thẳng thắn nói: "Đi làm gái rồi lâu lâu đăng lên nhận là nghệ
sĩ, chúng tôi mang tiếng lắm". Phát ngôn này của Phương Thanh gây nhiều ý
kiến trái chiều.
Giữa loạt lùm xùm này, không ít khán giả có
sự so sánh giữa thế hệ nghệ sĩ trẻ ngày nay và lớp nghệ sĩ đi trước về
mặt tư cách, đạo đức. Trong đó, Hoàng Oanh là một trong những cái tên
được nhắc đến như một chuẩn mực về lối sống để các đàn em học hỏi.
Danh ca Hoàng Oanh thời trẻ
Thần đồng ca hát có tầm ảnh hưởng lớn Hoàng
Oanh tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 06 tháng 11 năm 1946 tại Mỹ
Tho nhưng lớn lên ở Sài Gòn. Gia đình Hoàng Oanh có 6 chị em.
Khác với nhiều đồng nghiệp, cha Hoàng Oanh là một nghệ sĩ nên bà được tạo điều kiện để theo đuổi nghiệp cầm ca.
Lúc còn nhỏ, Hoàng Oanh theo học Tiểu học ở Phú Nhuận. Bà được cha dạy
hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở
Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc Hương lúa miền Nam và Có
một đàn chim. Bà được mệnh danh là thần đồng ca hát.
Bà cũng
góp mặt trong ban Thiếu nhi của Trọng Liêu, ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh
và ban Việt nhi của Nguyễn Đức (cùng với Phương Hồng Quế, Phương Hồng
Ngọc, Phương Hoài Tâm, Thanh Lan…).
Nếu các sĩ khác phải rất
khó khăn mới nổi tiếng thì Hoàng Oanh với giọng hát trời phú và kĩ thuật
điêu luyện đã nhanh chóng được biết đến ngay từ những năm đầu đi hát.
Hoàng Oanh chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng và được săn đón
nồng nhiệt. Trong thời gian đi học, bà liên tục được mời thu âm và biểu
diễn.
Tuy vậy, Hoàng Oanh từ nhỏ đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc từ cha, nên sống rất chuẩn mực và đoan trang.
Nhờ đó, Hoàng Oanh lại không hề sa đà vào giới sân khấu quá sớm để chạy
show, kiếm tiền mà vẫn chuyên tâm học hành đến nơi đến chốn để tích lũy
kiến thức.
Nhờ chăm chỉ học hành và giữ lối sống khép kín, Hoàng Oanh đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương.
Nhờ đó, bà sở hữu được vốn kiến thức rộng lớn về văn thơ, cũng như ca dao, dân ca của khắp các miền đất nước.
Đây chính là lợi thế lớn giúp Hoàng Oanh phát triển tài năng ngâm thơ
có một không hai của mình, tạo nên sự khác biệt hoàn toàn giữa cô và
những ca sĩ cùng thời. Sau đó, Hoàng Oanh tạm gác ước mơ làm nghề
dạy học để bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp. Tuy quyết tâm theo
đuổi con đường ca hát, nhưng Hoàng Oanh xuất hiện rất chọn lọc.
Thời gian đầu, nữ danh ca chỉ tham gia những chương trình nhạc và thơ
uy tín của đài phát thanh và đài truyền hình như: Tiếng Tơ Đồng của
Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật
Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy
Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly
Tao của Thái Thủy...
Hoàng Oanh sở hữu tài năng đa dạng. Bà
được gọi với nhiều danh hiệu như tiếng hát thiếu nhi, tiếng hát của thuở
học trò, tiếng hát của tình ca quê hương, tiếng hát của thời chinh
chiến, tiếng hát cho người lưu vong, tiếng hát gợi nhớ quê hương và
giọng ngâm thơ trác tuyệt.
Ở
thời hoàng kim, Hoàng Oanh ngự trị trên hầu khắp các sóng phát thanh và
truyền hình. Bà cũng chính là ca sĩ được mời thu âm nhiều nhất, với hơn
200 đĩa nhạc tính tới năm 1975, tại nhiều hãng đĩa khác nhau. Độ phủ
sóng của bà rộng khắp và bao trùm tới mọi ngõ ngách ở Sài Gòn ngày ấy.
Về tầm ảnh hưởng và sức nặng của tiếng hát Hoành Oanh, nhà văn Lê Thanh Thái từng nói qua hai câu thơ:
"Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương"
Không hát vũ trường để giữ tự trọng
Là một danh ca nổi tiếng và được săn đón, nhưng Hoàng Oanh từ xưa đến
nay vẫn luôn dè dặt, khiêm tốn và giữ được phẩm hạnh sáng ngời của mình,
đúng như lời nhà văn Hồ Trường An từng nói:
"Trong hàng ngũ
các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thúy và Hoàng
Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng".
Về sự
cao đẹp trong nhân cách của Hoàng Oanh, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng nói:
"Hoàng Oanh thật là một con người trung hậu, nghĩa là cô nghĩ đến mình
và cả đến người khác.
Thêm một yếu tố quan trọng nữa là những
cuộn băng, những đĩa hát, những CD, một khi cô đã phát hành cô đều lưu
giữ lại và gìn giữ cẩn thận như đó là những đứa con tinh thần của cô".
Nhờ sự giáo dục nghiêm khắc từ nhỏ và học thức toàn vẹn của một nữ sinh
Văn khoa, Hoàng Oanh luôn giữ được phẩm hạnh cao đẹp trong suốt sự
nghiệp. Dù đứng trong ánh hào quang và phải chịu nhiều xô bồ, thị phi,
bà vẫn không hề đánh mất nhân cách, đạo đức của mình.
Thái Thanh và Hoàng Oanh
Khác với nhiều đồng nghiệp, Hoàng Oanh tuyệt đối không hát vũ trường, phòng trà cũng không.
Vào thời gian đó, nhạc sĩ Phạm Đình Chương có mời Hoàng Oanh hát cho
phòng trà Đêm Màu Hồng của ông nhưng Hoàng Oanh từ chối với lí do bận
chuyện bài vở vào buổi tối. Người ta chỉ thấy Hoàng Oanh xuất hiện trên
các sân khấu hoặc sự kiện lớn.
Lí giải về điều này, Hoàng Oanh
cho rằng, do hồi nhỏ ở với một ông cậu rất nghiêm khắc nên bị cấm không
được hát vũ trường. Bà nói: "Thời gian đó, tôi còn đang đi học. Ngoài
thời gian đến đài phát thanh và đến trường, tôi phải tập trung học bài
và ôn thi. Và tôi nhận thấy không khí náo nhiệt ở phòng trà hay vũ
trường không phù hợp với tính tình hiền hòa, nhút nhát của tôi. Tôi muốn
giữ gìn nhân phẩm của mình".
Sống một cuộc sống khép kín và
bình lặng như vậy, nhưng tin đồn và thị phi thi thoảng vẫn bủa vây lấy
Hoàng Oanh. Vào năm 1967, bà từng bị đồn đụng xe chết.
Tin đồn này kéo dài dai dẳng tới mức hãng đĩa Sóng Nhạc và đài truyền
hình phải lên tiếng đính chính. Ban giám hiệu của trường Gia Long cũng
phải mời Hoàng Oanh vào trường gặp mặt các nữ sinh để xóa tan dị nghị ************
Trong
nhiều tháng, vụ án không có tiến triển vì không có manh mối để truy tìm
kẻ sát nhân, cũng không thể xác định danh tính thực sự của nạn nhân.
Ngay khi cảnh sát đang bế tắc, thi thể một phụ nữ khác được tìm thấy.
Vào
19h ngày 30/8/1993, khi ngang qua thị trấn Thanh Uyển, một tài xế dừng
xe xuống cánh đồng ngô bên đường để đi vệ sinh. Ngửi thấy mùi lạ, tài xế
tò mò lần theo, đi hơn 400 m thì phát hiện một thi thể phụ nữ nằm trên
đất.
Thi thể bị phân hủy nặng, không thể nhìn ra
khuôn mặt. Căn cứ răng và xương của tử thi, giám định pháp y nhận định
là phụ nữ khoảng 25 tuổi, thời gian tử vong ít nhất đã hơn 15 ngày.
Nạn
nhân bị lột quần áo, cổ bị một chiếc khăn xiết chặt, toàn bộ giấy tờ,
tài sản biến mất. Nhiều cúc áo rơi và nhiều cây ngô bị đè nát cho thấy
nạn nhân đã chống cự kịch liệt.
Trong chiếc valy
vứt bên cạnh thi thể có nhiều đồ dùng trẻ em, cảnh sát suy đoán nhiều
khả năng nạn nhân đi cùng con nhỏ. Như vậy, hung thủ rất có thể đã mang
đứa bé đi sau khi sát hại người mẹ.
Trong valy còn
có nhiều quần áo mùa đông nên cảnh sát cho rằng nạn nhân đưa con đến Bảo
Định thăm người thân và tính ở lại một thời gian, vì vậy có thể thân
thích, bạn bè của nạn nhân cư trú tại địa phương. Cảnh sát phát thông
báo tìm người trên các phương tiện truyền thông.
Ba
ngày sau, một người đàn ông đến đồn cảnh sát, nói rằng người chết có
thể là vợ anh ta. Người này tên Nhậm Lập Văn, làm việc tại Bảo Định, vợ
và con gái đã mất tích hơn nửa tháng.
Sau khi được
đưa đi nhận dạng thi thể, Văn khẳng định nạn nhân là vợ mình, quê ở
thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Ngày 14/8, cô đưa con gái một tuổi
rưỡi đến huyện Vọng Đô thăm chồng, đi tàu đến ga Bảo Định lúc 1h sáng
15/8. Tuy nhiên, do nhầm lẫn thông tin, đến chiều hôm đó Văn mới biết vợ
đã đến nơi. Anh ta vội chạy đi đón thì không thấy bóng dáng vợ con,
cũng không có cách nào liên lạc. Hơn nửa tháng sau đó, Văn nhờ bạn bè,
đồng nghiệp đi khắp nơi tìm kiếm, cho đến khi thấy thông báo của cảnh
sát.
Theo
lời kể của nhân viên soát vé ở ga Bảo Định, có hai mẹ con đi vòng quanh
sảnh ga tàu suốt mấy tiếng đồng hồ, như thể chờ người đón, nhưng đến
chiều thì không thấy họ nữa. Kết hợp với thời điểm tử vong, cảnh sát
nhận định chính vào lúc đó, hung thủ đã lừa gạt hai mẹ con, đưa đến rẫy
ngô để xâm hại. Hung thủ có khả năng không quen biết với nạn nhân, không
có mối liên hệ nên không dễ điều tra.
Sau đó,
trong vòng nửa năm ngắn ngủi, huyện Thanh Uyển và huyện Tân Thành liên
tục xảy 6 vụ cưỡng hiếp và giết phụ nữ, thủ đoạn gây án tương tự.
Khi
người dân Bảo Định đang lo sợ bất an, cảnh sát tìm thấy bước ngoặt của
vụ án khi một phụ nữ đến trình báo. Cô tên Uông Lệ, là người nơi khác
đến Bảo Định tìm việc. Ở nhà ga, Lệ được một người đàn ông trung niên
bắt chuyện, nói đang tuyển công nhân cho nhà máy và mời cô đến làm luôn.
Lệ thấy ông ta trông có vẻ thật thà, suy nghĩ một chút rồi đi theo.
Không
ngờ ông ta đưa cô ra ngoại thành rồi trở mặt, dùng vũ lực xâm hại cô.
Để bảo vệ tính mạng, Lệ giả vờ thuận theo rồi tẩu thoát nhân lúc hắn
buông lỏng cảnh giác.
Sau khi kiểm tra và đối chiếu
mẫu tinh dịch, cảnh sát xác nhận kẻ cưỡng hiếp Lệ cũng chính là kẻ sát
nhân trong hàng loạt vụ án trước đó.
Lệ mô tả hung
thủ có mắt nhỏ, một mí, chân vòng kiềng, ăn mặc như nông dân và trông
rất thật thà chất phác. Cũng nhờ chân hắn vòng kiềng nên cô mới có thể
chạy thoát. Điều tra dựa trên những manh mối này, ngày 3/11/1993, cảnh
sát tìm được một nghi phạm tại nhà ga có đặc điểm hoàn toàn phù hợp với
kẻ sát nhân.
Hắn
tên Ngô Kiến Thần, tự nhận là thợ sửa giày, đến nhà ga để nhập da giày
mới. Nhưng khi cảnh sát mở túi để kiểm tra, chỉ thấy bên trong có một
cuộn dây điện. Cảnh sát lập tức bắt giữ hắn.
Khi
thẩm vấn, Thần thú nhận tội ác và dẫn cảnh sát đến nhà, tìm thấy một bé
gái đang ngồi trên mặt đất cạnh chuồng lợn nghịch bùn. Đây chính là con
gái bị mất tích của Văn.
Qua điều tra, Thần quê ở
huyện Lễ, thành phố Bảo Định, chỉ học hết tiểu học. Từ nhỏ, Thần thể
hiện tâm lý biến thái, thích nhìn trộm phụ nữ tắm, bị bố đánh nhiều lần
nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Lớn lên, hắn bị đi tù vài năm vì quấy rối
phụ nữ, sau khi ra tù cũng không hối cải. Tuy nhiên, hắn thường đóng giả
là người tốt tính khiến dân làng tưởng rằng đã thay đổi tâm tính. Thần
tìm được công việc đóng giày, mỗi lần ra ngoài mua hàng thực chất là đi
"săn mồi".
Năm 1990, Thần dụ một phụ nữ ra ngoại ô
cưỡng hiếp, sợ đối phương báo cảnh sát nên giết người diệt khẩu. Nạn
nhân và hắn mới gặp nhau lần đầu, vì vậy cảnh sát không tìm ra manh mối.
Sau lần trót lọt, Thần ngày càng táo bạo, trong hơn ba năm hắn đã đi
nhiều nơi, liên tiếp gây 28 vụ cưỡng hiếp, sát hại 24 người.
Năm
1993, Thần thay đổi địa điểm gây án đến Bảo Định, quanh quẩn ở những
nơi đông đúc như ga xe lửa để tìm kiếm mục tiêu là những phụ nữ nông
thôn đi một mình, lừa họ đến nơi vắng vẻ với danh nghĩa tuyển dụng lao
động để gây án.
Sau khi giết vợ Văn, Thần mang con gái của cô đi. Trước khi bị cảnh sát bắt, Thần đã liên hệ với bọn buôn người để bán đứa trẻ.
Tháng 12/1994, Thần bị kết án tử hình.
Tuệ Anh (Theo 163, QQ)
***************
Vụ gian lận thi cử tai tiếng nhất lịch sử Ấn Độ
Nhiều
năm, Top 10 sinh viên đỗ cao nhất vào các đại học Y hàng đầu Ấn Độ đều
có tên con cháu quan chức. Một số người định lên tiếng về sự khác thường
này nhưng đều chết bất thường.
Đêm 7/1/2012, thi thể một phụ nữ
trẻ được phát hiện nằm cạnh đường ray ga tàu một tỉnh miền trung Ấn Độ.
Báo cáo khám nghiệm tử thi xác định người này khoảng 21 -25 tuổi, chết
vì ngạt thở.
Ba tuần sau, nạn nhân được xác nhận là nữ sinh viên
19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Mahatma Gandhi ở Indore. Cô đột ngột biến
mất vào buổi sáng đầu tháng 1/2012. Cha mẹ cô yêu cầu một cuộc điều tra,
nhưng cảnh sát bác bỏ kết quả khám nghiệm và tuyên bố cái chết là một
vụ tự sát.
Vụ án tưởng đã khép lại, cho đến tháng 7/2015, một vụ
bê bối gian lận thi cử chấn động nước này được hé lộ, còn được gọi là vụ
lừa đảo Vyapam, đặt theo từ viết tắt theo tiếng Hindu của văn phòng thi
tuyển việc làm của chính phủ ở bang Madhya Pradesh.
Trong ít nhất
5 năm, hàng nghìn người hối lộ tổng hàng triệu USD cho mạng lưới quan
chức giáo dục để xin điểm, nâng điểm và trúng tuyển vào các trường đại
học y tế công lập.
Vụ bê bối lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào
năm 2013, đe dọa làm tê liệt toàn bộ bộ máy của cơ quan hành chính nhà
nước, khi hàng chục nghìn cán bộ công chức bị phát hiện dùng bằng cấp
gian lận. Một cuộc điều tra gây sốc bắt đầu, dẫn tới hàng trăm vụ bắt
giữ.
Từ năm 2010, khi những bê bối này nhen nhóm, hơn 40 bác sĩ,
sinh viên y khoa, cảnh sát và công chức có liên quan vụ lừa đảo Vyapam
đã chết trong những vụ án bí ẩn, như cô gái 19 tuổi trên đường ray. Dư
luận đồn thổi, những cái chết bí ẩn nằm trong âm mưu che đậy vụ bê bối,
đứng sau là các quan chức cấp cao.
Giới chuyên gia cho rằng, gian
lận kiểu này không phải là hiện tượng mới, nhưng có quy mô khổng lồ,
cùng sự dính líu của các quan chức và các trường y tế danh tiếng.
Chính
phủ lập đội đặc nhiệm để điều tra các cáo buộc. Nó nhanh chóng vươn bàn
tay dài đến từng học sinh, phụ huynh, cả các quan chức cấp cao và thực
hiện hàng chục vụ bắt giữ mỗi tháng.
Khi
cuộc điều tra đang mở rộng, hàng loạt bị can chết bất thình lình, thậm
chí chết cùng nhau, đều do tai nạn tông xe, ngộ độc thức ăn, mất tích,
tự tử... trước khi lực lượng đặc nhiệm có cơ hội thẩm vấn họ.
Tháng
7/2014, hiệu trưởng của một trường cao đẳng y tế bị tìm thấy chết cháy
trên bãi cỏ cạnh nhà. Ông không liên quan vụ bê bối nhưng đã kiên quyết
đuổi học, cắt hợp đồng với các cán bộ và sinh viên đang học và làm việc
tại đây. Một năm sau, thi thể người kế nhiệm ông cũng được tìm thấy
trong một khách sạn ở Delhi cùng chai rượu whisky đã cạn và một vỉ thuốc
chống trầm cảm.
Tháng 3/2015, con trai của thống đốc nước này
chết tại nhà riêng. Cả thống đốc và con trai ông ta đều dính líu đến vụ
gian lận điểm thi. Tháng 7 cùng năm, nhà báo nổi tiếng, theo đuổi vụ
gian lận từ những ngày đầu, đột tử tại nhà riêng với các nguyên nhân
không được công bố, vài ngày sau khi ông đăng bài phỏng vấn cha mẹ các
sinh viên bị cáo buộc tham gia vụ lừa đảo...
Tổng cộng, 46 người đã chết một cách bí ẩn, xoay quanh vụ bê bối.
Hệ
thống giáo dục y tế của Ấn Độ là một trong những hệ thống giáo dục lớn
nhất trên thế giới với 381 trường y công lập và tư thục trên cả nước. Ấn
Độ cung ứng khoảng 30.000 bác sĩ mỗi năm và các kỳ thi vô cùng khó
khăn.
Một buổi sáng của kỳ thi năm 2013, vụ bê bối Vyapam bắt đầu
được làm sáng tỏ khi nhóm cảnh sát đột kích vào Pathik, một nhà nghỉ giá
6 USD một đêm ở ngoại ô Indore, thành phố lớn nhất ở Madhya Pradesh.
Trong
phòng 13, cảnh sát bắt gặp một sinh viên khoa được thuê với giá 650 USD
để tham gia kỳ thi thay người khác. 20 kẻ mạo danh như vậy đã bị bắt
vào sáng hôm đó.
Lời khai của những người này đã dẫn cảnh sát đến
Jagdish Sagar, bác sĩ tại Indore. Ông ta thành lập mô hình kinh doanh
thi hộ vô cùng béo bở bằng việc tìm kiếm các sinh viên nghèo học giỏi,
cần tiền, làm bài thi hộ những thanh niên nhà giàu dốt nát nhưng vẫn
muốn học y. Ở vị trí môi giới, ông ta thu gần 300.000 USD song chỉ trả
cho người thi hộ 500-700 USD.
Cảnh sát thông báo Sagar đã tích lũy
được khối tài sản kinh ngạc, gồm đất đai, xe hơi sang trọng và đồ trang
sức. Ông ta ngủ trên một tấm nệm trị giá hàng trăm nghìn USD và chiếc
giường hoàng gia không thể định giá.
Cảnh
sát cáo buộc, từ những năm 1990, riêng Sagar đã môi giới trót lọt hàng
trăm trường hợp. Nhưng Sagar chỉ là một trong số những kẻ môi giới kiểu
này. Không ai biết có bao nhiêu sinh viên y và quan chức ngành y đã sử
dụng "dịch vụ" này.
Tham vọng của Sagar ngày càng mở rộng, chuyển
sang móc nối với những quan chức cấp trung và sau đó là cấp cao của
chính phủ. Với những "xúc tu" này, Sagar và đồng bọn sau này thậm chí
không cần thuê sinh viên giỏi làm bài hộ. Họ thống nhất vòi thêm tiền
của thí sinh để thực hiện một phương pháp đơn giản và chắc ăn hơn nhiều:
Những sinh viên trả tiền để được sửa kết quả được yêu cầu làm 5 câu hỏi
mà họ biết chắc câu trả lời, và để trống tất cả câu còn lại. Từ "mật
hiệu" này, các quan chức ngành giáo dục sau đó sẽ chỉ đạo cấp dưới truy
cập vào máy tính lưu kết quả, thay đổi và bổ sung đáp án theo ý muốn.
Tiền hối lộ để nhập học vào các trường y dao động từ 15.000 đến 40.000
USD.
Sau này, vụ gian lận vươn ra các ngành khác như thực phẩm, cảnh sát giao thông, sư phạm, lâm nghiệp...
Cảnh
sát tìm thấy một bảng tính trong ổ cứng của nhóm gian lận, liệt kê tên
của hàng trăm sinh viên đã trả tiền để gian lận trong kỳ thi, cùng tên
của bộ trưởng, quan chức, và các khoản tiền đã thanh toán.
Khoảng
2.530 người đã bị buộc tội kể từ năm 2012. Khoảng 1.980 người đã bị bắt,
và khoảng 600 người vẫn đang được cảnh sát tìm kiếm.
20 tòa án ở
Madhya Pradesh xét xử không ngừng nghỉ các cá nhân liên quan trong thời
gian này. Khi Cục Điều tra Tung ương (CBI) tiếp nhận vụ việc từ cảnh
sát, họ phải cử một xe tải để chở tất cả tài liệu liên quan.
Nhưng
các quan chức liên tục phủ nhận cáo buộc, cho rằng đây là thủ đoạn của
đảng đối lập để bôi nhọ và nhấn chìm họ trong cuộc bầu cử sắp tới. Do
đó, vụ án liên tục bị thay đổi cơ quan điều tra và không đi đến đâu.
Công chúng bắt đầu phẫn nộ với tốc độ xét xử các bị cáo, đổ xuống đường
biểu tình, yêu cầu thống đốc bang từ chức, làm hình nộm, viết tên các
quan chức nhận hối lộ và thiêu chúng.
Một
trong số quan chức đầu tiên vào tù trong vụ án là Cựu giám đốc sở giáo
dục bang, ông Laxmikant Sharma và 85 thuộc cấp. Sau 18 tháng ngồi tù,
cựu quan chức được tại ngoại song đã qua đời tháng 5/2021, trong cao
điểm dịch Covid-19 tại Ấn Độ. Chủ mưu của vụ bê bối, Jagdish Sagar được
thả tự do sau 7 năm thụ án. Ngày 16/1 vừa qua, ông ta tiếp tục bị bắt
giữ tại sân bay Ahilyabai Holkar theo Đạo luật vũ khí quốc gia, vì mang
theo súng và hai hộp đạn qua cửa an ninh sân bay.
Vụ gian lận thi
cử Vyapam hiện vẫn chưa chấm dứt, khi đến đầu năm nay, cơ quan điều tra
đặc biệt, cảnh sát Ấn Độ vẫn tiếp tục bắt và đề nghị truy tố hàng trăm
bị can khác.
Ngày 13/2/2017, Tòa án Tối cao đã tước bằng tốt
nghiệp và đuổi học hơn 634 sinh viên y khoa. Trong bản án có đoạn: "Hành
động của các bị cáo không thể chấp nhận được và hoàn toàn vi phạm pháp
luật. Hành động của họ cấu thành hành vi lừa dối dân tộc. Nếu chúng ta
mong muốn xây dựng một quốc gia trên nền tảng đạo đức, thượng tôn pháp
luật, chúng ta không thể chấp nhận những sinh viên này. Không thể cho
phép gian lận gây rối loạn và bòn rút xã hội".
Hải Thư (Theo The Guardian, Hindustan Times, The Hindu *************
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .