Trang lá cải
Trang Lá cải ngày 27 -03 -2022 Công an mời êkip livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đến làm việc
*******************
Công an mời êkip livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đến làm việc
Ngày 27-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã mời một số người trong êkip thực hiện hàng trăm buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) đến làm việc.
Những người này là trợ lý, nhân viên được bà Hằng giao cho quản lý các kênh mạng xã hội YouTube, Facebook, Tiktok… để đăng tải các thông tin, thực hiện hàng trăm lần livestream theo yêu cầu của bà Hằng.
Ngoài ra còn có đội ngũ kỹ thuật, những người tham gia bàn bạc kịch bản, chuẩn bị nội dung cho bà Hằng nói trong các buổi livestream, những người tư vấn, những khách mời ngồi chung trong các buổi livestream.
Công an sẽ làm rõ ai là người làm kịch bản, cung cấp tài liệu, ai là người khai thác công nghệ đưa lên mạng xã hội.
Kể cả những nhóm YouTuber, Facebooker, Tiktoker thường xuyên đi theo bà Hằng quay clip, livestream khi bà Hằng kêu gọi, tụ tập ở các nơi bà đến gây mất an ninh trật tự cũng được công an làm rõ.Khi khám xét nhiều căn nhà của bà Hằng, công an thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng để phục vụ công tác điều tra. Phần lớn trong đó là các tài liệu, kịch bản, mảnh giấy ghi nội dung, thông tin về các cá nhân có mâu thuẫn với bà Hằng... chuẩn bị sẵn để nói trong các buổi livestream.
Ngoài ra Công an TP.HCM cũng triệu tập nhiều chủ tài khoản mạng xã hội đã phát tán thông tin sai sự thật như: "Bà Hằng được ông Dũng bảo lãnh cho tại ngoại", "Bà Hằng chỉ đóng phạt 1,5 triệu đồng rồi cho về" để làm rõ động cơ tung tin giả.
Hôm 24-3, bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự.***************
Nhìn lại 'hành trình' thách thức pháp luật của bà Nguyễn Phương Hằng
TPO - Hơn một năm qua, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên thực hiện các cuộc livestream "bóc phốt" vu khống, xúc phạm các cá nhân, tổ chức và đã nhiều lần bị cơ quan chức năng mời lên làm việc, phạt hành chính nhưng bà Hằng vẫn giữ thái độ thách thức, chống đối dẫn đến việc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan Công an. |
Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đang mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ TPHCM; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trụ sở tại Bình Dương).
Theo đó, từ khoảng đầu năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng bắt đầu gây sóng gió trên mạng xã hội với các phát ngôn trong livestream tố cáo ông Võ Hoàng Yên vì cho rằng ông Yên đã lừa đảo, chiếm đoạt của vợ chồng bà hàng trăm tỷ đồng thông qua hoạt động cứu trợ bà con miền Trung trong đợt bão lũ; qua hoạt động xây một cơ sở thờ tự tại Bình Thuận và các hoạt động khác. Cùng với các buổi livestream, bà Hằng cũng nộp đơn tố cáo lên Công an TPHCM.
Sau khi tố ông Võ Hoàng Yên, bà Hằng đăng đàn gọi tên nhiều nghệ sĩ như: Nghệ sĩ Hoài Linh, MC Trấn Thành, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Vy Oanh… và tố họ ăn chặn tiền từ thiện trong các buổi livestream thu hút lượng người xem kỷ lục. Đơn tố cáo các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện cũng được bà Hằng gửi đến cơ quan Công an.
Chuỗi livestream của bà Hằng đã tạo làm "dậy sóng" dư luận, với các phản ứng, chia phe. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn giữa tố cáo, khiếu nại có chứng cứ rõ ràng với việc dựng chuyện, suy diễn, vu khống lại là hai "thái cực" khác nhau.
Những người bị xúc phạm cũng gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đến cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Công an tỉnh Bình Dương.
Công an 2 địa phương này cũng nhiều lần mời bà Hằng lên trụ sở làm việc, khuyến cáo, nhắc nhở. Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến nay, Công an TPHCM đã có 4 lần làm việc với bà Hằng. Tuy nhiên, bà Hằng vẫn không dừng những buổi livestream mà tiếp tục có những lời lẽ nhắm thẳng đến những người đã tố cáo mình.
Cơ quan điều tra cho rằng, bà Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Bên cạnh đó, quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TPHCM và các địa phương khác.
Công an thu giữ nhiều tài liệu sau khi khám xét nhà bà Hằng. |
Đáng chú ý, trong một buổi giao lưu tại khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương mới đây, bà Hằng còn lấy tên của một số nhà báo, nhân vật bị bà tố cáo để đặt cho động vật gây bức xúc dư luận.
Công an khám xét nhà bà Hằng. |
Thậm
chí bà Hằng tìm đến tận nhà ở, nơi làm việc của người đã tố cáo mình.
Mỗi lần bà Hằng tìm đến nơi ở, nơi làm việc của bất cứ nhân vật nào bị
bà điểm mặt cũng có rất đông youtuber, facebooker và người hiếu kỳ tập trung theo dõi, mất an ninh trật tự.
Đỉnh điểm, có nhiều vụ xô xát, đánh nhau giữa những người không liên quan với nhau do những mâu thuẫn từ các buổi livestream của bà Hằng. Mới đây nhất, nhà báo Hàn Ni và nhóm bạn bị một nhóm người tự xưng là "phe chính nghĩa" ủng hộ bà Hằng tấn công ở quận 7, TPHCM.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 6 đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng của các cá nhân: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan (cùng ngụ TPHCM).
Được biết, Cơ quan điều tra đang mở rộng điều tra, xác minh làm rõ các hành vi của bà Hằng cũng như vai trò những người liên quan, trong đó có đội ngũ giúp 'hậu cần' giúp bà Hằng thực hiện các buổi livestream, khách mời có phát ngôn trong các livestream của bị can để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật*************
Giải đáp 9 thắc mắc pháp lý quanh vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
Những ngày qua, sự việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận cùng nhiều thắc mắc xoay quanh vụ này. Để rộng đường dư luận, PLO tổng hợp giải đáp 9 thắc mắc pháp lý về vụ việc này.
1. Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt?
Như PLO đã đưa tin, ngày 24-3-2022 Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Công an cho hay, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Quá trình điều tra, bà Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn, gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác.
Chính vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phương Hằng nhằm phục vụ công tác điều tra.
2. Sẽ xử lý ra sao nếu bà Phương Hằng có hai quốc tịch?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS) của Việt Nam để giải quyết. Trong trường hợp người phạm tội là người nước ngoài, phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, Khoản 2 Điều 5 Bộ luật này quy định:
Thứ hai, trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, nếu bà Hằng mang hai quốc tịch và cơ quan Công an TP HCM có đủ căn cứ xác định bà Hằng phạm tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" nhưng bà Hằng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý.
3. Những người giúp sức cho bà Hằng livestream nhục mạ người khác sẽ bị xử lý thế nào?
Trao đổi cùng PLO, Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: Hành vi vi phạm của bà Nguyễn Phương Hằng không chỉ do riêng bà thực hiện.
Luật sư Cường cho rằng ngoài việc xử lý với bà Nguyễn Phương Hằng thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi của các đồng phạm khác.
Trong quá trình điều tra, CQĐT nếu chứng minh được rằng có người giúp sức tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì những người này cũng bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS.
Và những người này sẽ phải sẽ liên đới trách nhiệm hình sự với hành vi của mình nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Như vậy, vụ án này có đồng phạm thì các đồng phạm cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự dựa trên mức hình phạt đã nêu.
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sau Quyết định khởi tố, công an sẽ tiếp tục quá trình điều tra để làm rõ những vấn đề liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong vụ án.
Chính vì vậy, những tố giác của các cá nhân đối với bà Hằng vẫn sẽ được xem xét xử lý. Tùy từng trường hợp mà cơ quan công an có thể sẽ nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Cụ thể, Điều 170 BLHS 2015 quy định:
“1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có...”.
5. Tại sao Công an TP.HCM khởi tố, bắt giam mà không phải là Bình Dương?
Một trong những lý do khiến bà Phương Hằng bị bắt đó là bà này đã có hành vi lợi dụng sức ảnh hưởng của mình , tổ chức các buổi livestream sử dụng thông tin không kiểm chứng.
Bà Hằng nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM.
Trong vụ án này, hành vi của bà Phương Hằng được thực hiện ở nhiều nơi, trong đó nhiều nhất là tại nhà riêng ở TPHCM và khu du lịch Đại Nam thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Thực tế có nhiều đơn tố cáo bà Phương Hằng được gửi đến công an tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
Theo quy định của pháp luật hình sự, cơ quan công an cấp có thẩm quyền có trách nhiệm phải xác minh làm rõ những nội dung tố cáo đó. Như vậy có thể hiểu là công an Bình Dương lẫn TP.HCM đều có trách nhiệm làm rõ và có thẩm quyền điều tra, khởi tố nếu xác định có hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn mình quản lý.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự có cơ chế đặc biệt để các cơ quan cảnh sát điều tra có thể tiến hành nhập vụ án để làm rõ. Cụ thể ở đây cơ quan CSĐT công an tỉnh Dình Dương hoàn toàn có quyền gửi hồ sơ đề nghị nhập vụ án với Công an TP.HCM để thống nhất về một đầu mối để xử lý.
6. Bà Hằng trước mắt đối diện mức án bao nhiêu, với Điều 331?
Trao đổi với PLO về mức án mà bà Phương Hằng trước mắt sẽ phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết:
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS. Tội này quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, trước mắt bà Hằng sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 7 năm tù.
7. Bà Hằng còn có thể bị khởi tố thêm tội khác hay không?
Trong quá trình điều tra sau giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu có căn cứ cho rằng bà Hằng phạm tội khác Điều 331 thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố bổ sung những tội danh khác.
Trường hợp tiến hành khởi tố bổ sung thì hình phạt mà bà Phương Hằng phải đối mặt sẽ thay đổi.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 55 BLHS, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
8. Ai là bị hại trong vụ bà Phương Hằng bị khởi tố?
Công an TP.HCM khởi tố bà Phương Hằng theo Điều 331 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định của tội này, bị hại của vụ án có thể là Nhà nước hoặc cá tổ chức, cá nhân vì hành vi vi phạm của bà Phương Hằng mà ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình điều tra vụ án, CQĐT sẽ tiến hành làm rõ từng buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội, những ngôn ngữ, hành động mà bà Hằng cùng ekip của mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua để làm căn cứ xác định bị hại.
Ngoài ra, nếu bà Hằng bị khởi tố thêm tội vu khống, làm nhục người khác... thì tùy trường hợp, tùy vụ mà cơ quan tố tụng sẽ xác định bị hại tương ứng.
9. Bà Hằng có được tại ngoại, chờ điều tra?
Điều 121, 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm thay thế cho tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân (và tình trạng tài sản với biện pháp đặt tiền) của bị can, bị cáo mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh hoặc đặt tiền bảo đảm.
Nên về mặt lý thuyết, bà Hằng có thể chuẩn bị hồ sơ chứng minh nhân thân, tình trạng tài sản của mình để đề nghị được tại ngoại trong quá trình chờ cơ quan điều tra hoàn tất hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền không cho bà Hằng tại ngoại nếu xét thấy việc tạm giam là cần thiết để phục vụ công tác điều tra
**************
Chửi cho đã, giờ ngồi trong trại giam, Phương Hằng nghĩ gì?
Tối qua (24.3), bị can Nguyễn Phương Hằng bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bị can Nguyễn Phương Hằng chuẩn bị vào nơi giam giữ.ẢNH CHỤP SÁNG NAY – 25.3.2022
Tuy nhiên, từ khuya qua đến sáng hôm nay (25.3), nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng đã được thả về và sẽ tiếp tục livestream vào tối nay (25.3).
TikTok @fanphuonghang16 thông tin bà Nguyễn Phương Hằng chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cụ thể, kênh tiktok@fanphuonghang nêu “Nóng, bà Nguyễn Phương Hằng đã được thả về và chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng. Nếu không có nhầm lẫm, bà Nguyễn Phương Hằng sẽ livestream trong tối nay để nói về vụ việc này…”.
Tài khoản Facebook Lucas Bùi viết “Chị hằng đã về…” ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tuy nhiên, nguồn tin của PV Thanh Niên khẳng định, Viện KSND TP.HCM khẳng định đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương) về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 2 Điều 331 bộ luật Hình sự, khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng để phục công tác điều tra, xác minh liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân. Theo quyết định này, bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cản từ ngày 16.2 đến 29.4.2022.
Từ năm 2021 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM liên tục thụ lý đơn thư của nhiều cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng gồm: ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan, ca sĩ Vy Oanh, vợ chồng ca sĩ Thuỷ Tiên – Công Vinh…
Các cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng livestream và có các hành vi “làm nhục người khác”, “vu khống” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
***************
Bà Phương Hằng tiếp tục gặp “vận đen”, bị nữ doanh nhân khởi kiện 1000 tỷ đến cùngMặc dù CEO Nguyễn Phương Hằng đang trong thời gian bị khởi tố, tạm giam 3 tháng để điều tra nhưng bà Lê Thị Giàu tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện 1000 tỷ đến cùng.
Liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc công ty Đại Nam bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngoài các nạn nhân là nghệ sĩ, nhà báo, luật sư… trực tiếp gửi đơn kiện về các tội danh trên. Vợ đại gia Dũng lò vôi còn bị doanh nhân Lê Thị Giàu khởi kiện, đòi bồi thường 1000 tỷ đồng và yêu cầu chấm dứt hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm bản thân cũng như thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin sai lệch.
“Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy những gì tôi nói là đúng hay sai, bao nhiêu nhân chứng sẵn sàng đứng ra để bảo vệ tôi, để nói lên tiếng nói bà Lê Thị Giàu là người như thế nào trước công chúng”, bà Hằng tuyên bố.
“Lê Thị Giàu thưa tôi ra tòa 1.000 tỷ hả? có mà 1.000 cái lá mít, lá mít còn không có ấy chứ”. Giữa không khí căng thẳng, bà Hằng vẫn vui tính thông báo với mọi người mình sắp ra tòa, rủ mọi người cùng ra cổ vũ.
“Em sắp ra tòa quý zị ra với em, cổ vũ em không ạ? Em sắp ra tòa em sợ quá, em mất ăn mất ngủ”, bà Hằng vừa cười vừa nói.
Tại sự kiện chiều 25/03, trả lời thắc mắc của phóng viên VTC News. Doanh nhân Lê Thị Giàu cho hay mình và phía luật sư vẫn đang tiếp tục theo đuổi vụ kiện 1000 tỷ. Mặc cho bà Hằng đang trong thời gian bị khởi tố, tạm giam. Động thái quyết liệt này càng cho thấy sự phẫn nộ cũng như những tổn thất nặng nề về mà bà Phương Hằng đã gây ra đối với với Tổng Giám đốc công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây.
“Cho dù Nguyễn Phương Hằng đã bị bắt, thì vụ kiện dân sự về việc tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng vẫn tiếp diễn bình thường và tôi sẽ theo đến cùng vụ kiện này”, bà Lê Thị Giàu nói.
Trong đơn thưa kiện ngày 17/05/2021, Bà Giàu bức xúc cho rằng bà Phương Hằng đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà khi bịa đặt, vu khống bà “ép bức sư Bửu Chánh – trụ trì chùa Phước Sơn – trả lại tiền và xe cho bà Hằng”, “thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý”, “bà Giàu là doanh nhân siêu lừa đảo, hung dữ, mua tượng Phật và hoa không trả tiền”,… Đồng thời, bà cũng yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bà với số tiền 1.000 tỷ đồng.
Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Giàu cho biết sẽ quyết tâm theo đuổi vụ kiện tới cùng, đồng thời khẳng định có đủ căn cứ để đòi số tiền bồi thường 1.000 tỷ đồng cho những tổn thất mà bà và công ty của mình phải gánh chịu.
“Năm nay tôi đã hơn 60 tuổi rồi mà bà ta có những lời lẽ xúc phạm danh dự, uy tín của tôi. Việc bà Hằng livestream có những lời chửi bới, xúc phạm, hạ nhục người khác gây ảnh hưởng rất lớn tới xã hội. Thậm chí có triệt đường sống của họ…”, bà Giàu chia sẻ.
Bà Lê Thị Giàu sinh năm 1959. Bà là một doanh nhân có tiếng ở Việt Nam. Ngoài sở hữu chức vị Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, bà còn là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Được biết, Lê Thị Giàu cũng là người thường xuyên làm việc thiện nguyện.
Vào tháng 05/2018, doanh nhân Lê Thị Giàu vướng phải lùm xùm liên quan đến lừa đảo đất đai. Gần 60 doanh nghiệp CCN ở Phước Tân do bà Lê Thị Giàu làm chủ đã bị các lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế và tháo dỡ hàng loạt nhà xưởng.
Ngoài ra, doanh nghiệp của bà Giàu còn bị tố là sản xuất nước tương bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định nào về những vụ việc lùm xùm này.
**************
Tỷ phú Abramovich sang Ba Lan để gặp Tổng thống Mỹ Biden
Theo báo chí địa phương, tỷ phú 55 tuổi đã bắt tàu sang Ba Lan từ ngày 24/3, sử dụng hộ chiếu Bồ Đào Nha.
Nhà báo điều tra Jakob Stachowiak làm việc cho đài truyền hình Ba Lan TVN vừa viết trên mạng xã hội: “Hôm qua ông ấy đã bí mật đến Ba Lan trên một chuyến tàu. Điều thú vị là ông ấy sử dụng hộ chiếu Bồ Đào Nha. Có lẽ sẽ có một cuộc gặp không chính thức với tổng thống. Có phải ông Putin đã cử một tỷ phú đi?”.
Đến thời điểm hiện tại, giới chức các nước Nga, Mỹ và Ba Lan chưa bình luận về thông tin trên.
Nhà báo này viết thêm: “Tỷ phú này sang Ba lan từ Ukraine, nơi ông được nói là đã gặp Tổng thống Volodymir Zelenskiy”.
Trước đó, ông Zelenskiy đề nghị Mỹ không trừng phạt ông Abramovich, nói rằng tỷ phú này “có thể trở thành người trung gian quan trọng trong đàm phán hoà bình với Nga”.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận ông Abramovich đã dự vòng đàm phán hoà bình đầu tiên giữa hai nước tại Belarus, khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang ở tuần thứ nhất.
Thông tin về chuyến đi của ông Abramovich xuất hiện khi Tổng thống Biden đến thăm thị trấn biên giới Rzeszow của Ba Lan, nơi ông kêu gọi sự đoàn kết của NATO và chỉ trích nhà lãnh đạo Nga.
Ông Abramovich có quốc tịch Nga, Bồ Đào Nha và Israel.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Chính phủ Anh áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên tỷ phú Abramovich, người sở hữu câu lạc bộ Chelsea trong gần 20 năm từ khi mua lại câu lạc bộ Tây London vào năm 2004.
Câu lạc bộ giờ đang được rao bán. Ông Abramovich cam kết sẽ xoá khoản nợ 1,5 tỷ bảng cho Chelsea để cuối cùng có thể nhận về số tiền 3 tỷ bảng.
Vài ngày trước, một phát ngôn viên của ông Abramovich cho biết: “Dựa trên các đề nghị, bao gồm từ các tổ chức Do Thái ở Ukraine, ông ấy đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ những nỗ lực khôi phục hoà bình càng sớm càng tốt”.
************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 27 -03 -2022 Công an mời êkip livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đến làm việc
*******************
Công an mời êkip livestream của bà Nguyễn Phương Hằng đến làm việc
Ngày 27-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã mời một số người trong êkip thực hiện hàng trăm buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) đến làm việc.
Những người này là trợ lý, nhân viên được bà Hằng giao cho quản lý các kênh mạng xã hội YouTube, Facebook, Tiktok… để đăng tải các thông tin, thực hiện hàng trăm lần livestream theo yêu cầu của bà Hằng.
Ngoài ra còn có đội ngũ kỹ thuật, những người tham gia bàn bạc kịch bản, chuẩn bị nội dung cho bà Hằng nói trong các buổi livestream, những người tư vấn, những khách mời ngồi chung trong các buổi livestream.
Công an sẽ làm rõ ai là người làm kịch bản, cung cấp tài liệu, ai là người khai thác công nghệ đưa lên mạng xã hội.
Kể cả những nhóm YouTuber, Facebooker, Tiktoker thường xuyên đi theo bà Hằng quay clip, livestream khi bà Hằng kêu gọi, tụ tập ở các nơi bà đến gây mất an ninh trật tự cũng được công an làm rõ.Khi khám xét nhiều căn nhà của bà Hằng, công an thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng để phục vụ công tác điều tra. Phần lớn trong đó là các tài liệu, kịch bản, mảnh giấy ghi nội dung, thông tin về các cá nhân có mâu thuẫn với bà Hằng... chuẩn bị sẵn để nói trong các buổi livestream.
Ngoài ra Công an TP.HCM cũng triệu tập nhiều chủ tài khoản mạng xã hội đã phát tán thông tin sai sự thật như: "Bà Hằng được ông Dũng bảo lãnh cho tại ngoại", "Bà Hằng chỉ đóng phạt 1,5 triệu đồng rồi cho về" để làm rõ động cơ tung tin giả.
Hôm 24-3, bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331, Bộ luật hình sự.***************
Nhìn lại 'hành trình' thách thức pháp luật của bà Nguyễn Phương Hằng
TPO - Hơn một năm qua, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên thực hiện các cuộc livestream "bóc phốt" vu khống, xúc phạm các cá nhân, tổ chức và đã nhiều lần bị cơ quan chức năng mời lên làm việc, phạt hành chính nhưng bà Hằng vẫn giữ thái độ thách thức, chống đối dẫn đến việc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan Công an. |
Ngày 27/3, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đang mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ TPHCM; Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trụ sở tại Bình Dương).
Theo đó, từ khoảng đầu năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng bắt đầu gây sóng gió trên mạng xã hội với các phát ngôn trong livestream tố cáo ông Võ Hoàng Yên vì cho rằng ông Yên đã lừa đảo, chiếm đoạt của vợ chồng bà hàng trăm tỷ đồng thông qua hoạt động cứu trợ bà con miền Trung trong đợt bão lũ; qua hoạt động xây một cơ sở thờ tự tại Bình Thuận và các hoạt động khác. Cùng với các buổi livestream, bà Hằng cũng nộp đơn tố cáo lên Công an TPHCM.
Sau khi tố ông Võ Hoàng Yên, bà Hằng đăng đàn gọi tên nhiều nghệ sĩ như: Nghệ sĩ Hoài Linh, MC Trấn Thành, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thuỷ Tiên, Vy Oanh… và tố họ ăn chặn tiền từ thiện trong các buổi livestream thu hút lượng người xem kỷ lục. Đơn tố cáo các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện cũng được bà Hằng gửi đến cơ quan Công an.
Chuỗi livestream của bà Hằng đã tạo làm "dậy sóng" dư luận, với các phản ứng, chia phe. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn giữa tố cáo, khiếu nại có chứng cứ rõ ràng với việc dựng chuyện, suy diễn, vu khống lại là hai "thái cực" khác nhau.
Những người bị xúc phạm cũng gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đến cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Công an tỉnh Bình Dương.
Công an 2 địa phương này cũng nhiều lần mời bà Hằng lên trụ sở làm việc, khuyến cáo, nhắc nhở. Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2022 đến nay, Công an TPHCM đã có 4 lần làm việc với bà Hằng. Tuy nhiên, bà Hằng vẫn không dừng những buổi livestream mà tiếp tục có những lời lẽ nhắm thẳng đến những người đã tố cáo mình.
Cơ quan điều tra cho rằng, bà Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Bên cạnh đó, quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TPHCM và các địa phương khác.
Công an thu giữ nhiều tài liệu sau khi khám xét nhà bà Hằng. |
Đáng chú ý, trong một buổi giao lưu tại khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương mới đây, bà Hằng còn lấy tên của một số nhà báo, nhân vật bị bà tố cáo để đặt cho động vật gây bức xúc dư luận.
Công an khám xét nhà bà Hằng. |
Thậm
chí bà Hằng tìm đến tận nhà ở, nơi làm việc của người đã tố cáo mình.
Mỗi lần bà Hằng tìm đến nơi ở, nơi làm việc của bất cứ nhân vật nào bị
bà điểm mặt cũng có rất đông youtuber, facebooker và người hiếu kỳ tập trung theo dõi, mất an ninh trật tự.
Đỉnh điểm, có nhiều vụ xô xát, đánh nhau giữa những người không liên quan với nhau do những mâu thuẫn từ các buổi livestream của bà Hằng. Mới đây nhất, nhà báo Hàn Ni và nhóm bạn bị một nhóm người tự xưng là "phe chính nghĩa" ủng hộ bà Hằng tấn công ở quận 7, TPHCM.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 6 đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng của các cá nhân: Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan (cùng ngụ TPHCM).
Được biết, Cơ quan điều tra đang mở rộng điều tra, xác minh làm rõ các hành vi của bà Hằng cũng như vai trò những người liên quan, trong đó có đội ngũ giúp 'hậu cần' giúp bà Hằng thực hiện các buổi livestream, khách mời có phát ngôn trong các livestream của bị can để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật*************
Giải đáp 9 thắc mắc pháp lý quanh vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
Những ngày qua, sự việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận cùng nhiều thắc mắc xoay quanh vụ này. Để rộng đường dư luận, PLO tổng hợp giải đáp 9 thắc mắc pháp lý về vụ việc này.
1. Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt?
Như PLO đã đưa tin, ngày 24-3-2022 Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Công an cho hay, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Quá trình điều tra, bà Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn, gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác.
Chính vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phương Hằng nhằm phục vụ công tác điều tra.
2. Sẽ xử lý ra sao nếu bà Phương Hằng có hai quốc tịch?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS) của Việt Nam để giải quyết. Trong trường hợp người phạm tội là người nước ngoài, phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, Khoản 2 Điều 5 Bộ luật này quy định:
Thứ hai, trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, nếu bà Hằng mang hai quốc tịch và cơ quan Công an TP HCM có đủ căn cứ xác định bà Hằng phạm tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" nhưng bà Hằng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý.
3. Những người giúp sức cho bà Hằng livestream nhục mạ người khác sẽ bị xử lý thế nào?
Trao đổi cùng PLO, Tiến sĩ - Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: Hành vi vi phạm của bà Nguyễn Phương Hằng không chỉ do riêng bà thực hiện.
Luật sư Cường cho rằng ngoài việc xử lý với bà Nguyễn Phương Hằng thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi của các đồng phạm khác.
Trong quá trình điều tra, CQĐT nếu chứng minh được rằng có người giúp sức tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì những người này cũng bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS.
Và những người này sẽ phải sẽ liên đới trách nhiệm hình sự với hành vi của mình nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Như vậy, vụ án này có đồng phạm thì các đồng phạm cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự dựa trên mức hình phạt đã nêu.
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sau Quyết định khởi tố, công an sẽ tiếp tục quá trình điều tra để làm rõ những vấn đề liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong vụ án.
Chính vì vậy, những tố giác của các cá nhân đối với bà Hằng vẫn sẽ được xem xét xử lý. Tùy từng trường hợp mà cơ quan công an có thể sẽ nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Cụ thể, Điều 170 BLHS 2015 quy định:
“1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có...”.
5. Tại sao Công an TP.HCM khởi tố, bắt giam mà không phải là Bình Dương?
Một trong những lý do khiến bà Phương Hằng bị bắt đó là bà này đã có hành vi lợi dụng sức ảnh hưởng của mình , tổ chức các buổi livestream sử dụng thông tin không kiểm chứng.
Bà Hằng nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM.
Trong vụ án này, hành vi của bà Phương Hằng được thực hiện ở nhiều nơi, trong đó nhiều nhất là tại nhà riêng ở TPHCM và khu du lịch Đại Nam thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Thực tế có nhiều đơn tố cáo bà Phương Hằng được gửi đến công an tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
Theo quy định của pháp luật hình sự, cơ quan công an cấp có thẩm quyền có trách nhiệm phải xác minh làm rõ những nội dung tố cáo đó. Như vậy có thể hiểu là công an Bình Dương lẫn TP.HCM đều có trách nhiệm làm rõ và có thẩm quyền điều tra, khởi tố nếu xác định có hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn mình quản lý.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự có cơ chế đặc biệt để các cơ quan cảnh sát điều tra có thể tiến hành nhập vụ án để làm rõ. Cụ thể ở đây cơ quan CSĐT công an tỉnh Dình Dương hoàn toàn có quyền gửi hồ sơ đề nghị nhập vụ án với Công an TP.HCM để thống nhất về một đầu mối để xử lý.
6. Bà Hằng trước mắt đối diện mức án bao nhiêu, với Điều 331?
Trao đổi với PLO về mức án mà bà Phương Hằng trước mắt sẽ phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết:
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS. Tội này quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, trước mắt bà Hằng sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 7 năm tù.
7. Bà Hằng còn có thể bị khởi tố thêm tội khác hay không?
Trong quá trình điều tra sau giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu có căn cứ cho rằng bà Hằng phạm tội khác Điều 331 thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố bổ sung những tội danh khác.
Trường hợp tiến hành khởi tố bổ sung thì hình phạt mà bà Phương Hằng phải đối mặt sẽ thay đổi.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 55 BLHS, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
8. Ai là bị hại trong vụ bà Phương Hằng bị khởi tố?
Công an TP.HCM khởi tố bà Phương Hằng theo Điều 331 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định của tội này, bị hại của vụ án có thể là Nhà nước hoặc cá tổ chức, cá nhân vì hành vi vi phạm của bà Phương Hằng mà ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình điều tra vụ án, CQĐT sẽ tiến hành làm rõ từng buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội, những ngôn ngữ, hành động mà bà Hằng cùng ekip của mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua để làm căn cứ xác định bị hại.
Ngoài ra, nếu bà Hằng bị khởi tố thêm tội vu khống, làm nhục người khác... thì tùy trường hợp, tùy vụ mà cơ quan tố tụng sẽ xác định bị hại tương ứng.
9. Bà Hằng có được tại ngoại, chờ điều tra?
Điều 121, 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm thay thế cho tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân (và tình trạng tài sản với biện pháp đặt tiền) của bị can, bị cáo mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh hoặc đặt tiền bảo đảm.
Nên về mặt lý thuyết, bà Hằng có thể chuẩn bị hồ sơ chứng minh nhân thân, tình trạng tài sản của mình để đề nghị được tại ngoại trong quá trình chờ cơ quan điều tra hoàn tất hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền không cho bà Hằng tại ngoại nếu xét thấy việc tạm giam là cần thiết để phục vụ công tác điều tra
**************
Chửi cho đã, giờ ngồi trong trại giam, Phương Hằng nghĩ gì?
Tối qua (24.3), bị can Nguyễn Phương Hằng bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bị can Nguyễn Phương Hằng chuẩn bị vào nơi giam giữ.ẢNH CHỤP SÁNG NAY – 25.3.2022
Tuy nhiên, từ khuya qua đến sáng hôm nay (25.3), nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng đã được thả về và sẽ tiếp tục livestream vào tối nay (25.3).
TikTok @fanphuonghang16 thông tin bà Nguyễn Phương Hằng chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cụ thể, kênh tiktok@fanphuonghang nêu “Nóng, bà Nguyễn Phương Hằng đã được thả về và chỉ bị phạt 1,5 triệu đồng. Nếu không có nhầm lẫm, bà Nguyễn Phương Hằng sẽ livestream trong tối nay để nói về vụ việc này…”.
Tài khoản Facebook Lucas Bùi viết “Chị hằng đã về…” ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Tuy nhiên, nguồn tin của PV Thanh Niên khẳng định, Viện KSND TP.HCM khẳng định đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tại Bình Dương) về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 2 Điều 331 bộ luật Hình sự, khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng để phục công tác điều tra, xác minh liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân. Theo quyết định này, bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm hoãn xuất cản từ ngày 16.2 đến 29.4.2022.
Từ năm 2021 đến nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM liên tục thụ lý đơn thư của nhiều cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng gồm: ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan, ca sĩ Vy Oanh, vợ chồng ca sĩ Thuỷ Tiên – Công Vinh…
Các cá nhân tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng livestream và có các hành vi “làm nhục người khác”, “vu khống” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
***************
Bà Phương Hằng tiếp tục gặp “vận đen”, bị nữ doanh nhân khởi kiện 1000 tỷ đến cùngMặc dù CEO Nguyễn Phương Hằng đang trong thời gian bị khởi tố, tạm giam 3 tháng để điều tra nhưng bà Lê Thị Giàu tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện 1000 tỷ đến cùng.
Liên quan đến vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc công ty Đại Nam bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngoài các nạn nhân là nghệ sĩ, nhà báo, luật sư… trực tiếp gửi đơn kiện về các tội danh trên. Vợ đại gia Dũng lò vôi còn bị doanh nhân Lê Thị Giàu khởi kiện, đòi bồi thường 1000 tỷ đồng và yêu cầu chấm dứt hành vi xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm bản thân cũng như thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin sai lệch.
“Tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy những gì tôi nói là đúng hay sai, bao nhiêu nhân chứng sẵn sàng đứng ra để bảo vệ tôi, để nói lên tiếng nói bà Lê Thị Giàu là người như thế nào trước công chúng”, bà Hằng tuyên bố.
“Lê Thị Giàu thưa tôi ra tòa 1.000 tỷ hả? có mà 1.000 cái lá mít, lá mít còn không có ấy chứ”. Giữa không khí căng thẳng, bà Hằng vẫn vui tính thông báo với mọi người mình sắp ra tòa, rủ mọi người cùng ra cổ vũ.
“Em sắp ra tòa quý zị ra với em, cổ vũ em không ạ? Em sắp ra tòa em sợ quá, em mất ăn mất ngủ”, bà Hằng vừa cười vừa nói.
Tại sự kiện chiều 25/03, trả lời thắc mắc của phóng viên VTC News. Doanh nhân Lê Thị Giàu cho hay mình và phía luật sư vẫn đang tiếp tục theo đuổi vụ kiện 1000 tỷ. Mặc cho bà Hằng đang trong thời gian bị khởi tố, tạm giam. Động thái quyết liệt này càng cho thấy sự phẫn nộ cũng như những tổn thất nặng nề về mà bà Phương Hằng đã gây ra đối với với Tổng Giám đốc công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây.
“Cho dù Nguyễn Phương Hằng đã bị bắt, thì vụ kiện dân sự về việc tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng vẫn tiếp diễn bình thường và tôi sẽ theo đến cùng vụ kiện này”, bà Lê Thị Giàu nói.
Trong đơn thưa kiện ngày 17/05/2021, Bà Giàu bức xúc cho rằng bà Phương Hằng đã xúc phạm danh dự, uy tín của bà khi bịa đặt, vu khống bà “ép bức sư Bửu Chánh – trụ trì chùa Phước Sơn – trả lại tiền và xe cho bà Hằng”, “thùng tiền công đức của chùa do bà Giàu quản lý”, “bà Giàu là doanh nhân siêu lừa đảo, hung dữ, mua tượng Phật và hoa không trả tiền”,… Đồng thời, bà cũng yêu cầu tòa án buộc bà Nguyễn Phương Hằng bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bà với số tiền 1.000 tỷ đồng.
Trao đổi với báo chí, bà Lê Thị Giàu cho biết sẽ quyết tâm theo đuổi vụ kiện tới cùng, đồng thời khẳng định có đủ căn cứ để đòi số tiền bồi thường 1.000 tỷ đồng cho những tổn thất mà bà và công ty của mình phải gánh chịu.
“Năm nay tôi đã hơn 60 tuổi rồi mà bà ta có những lời lẽ xúc phạm danh dự, uy tín của tôi. Việc bà Hằng livestream có những lời chửi bới, xúc phạm, hạ nhục người khác gây ảnh hưởng rất lớn tới xã hội. Thậm chí có triệt đường sống của họ…”, bà Giàu chia sẻ.
Bà Lê Thị Giàu sinh năm 1959. Bà là một doanh nhân có tiếng ở Việt Nam. Ngoài sở hữu chức vị Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, bà còn là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Được biết, Lê Thị Giàu cũng là người thường xuyên làm việc thiện nguyện.
Vào tháng 05/2018, doanh nhân Lê Thị Giàu vướng phải lùm xùm liên quan đến lừa đảo đất đai. Gần 60 doanh nghiệp CCN ở Phước Tân do bà Lê Thị Giàu làm chủ đã bị các lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế và tháo dỡ hàng loạt nhà xưởng.
Ngoài ra, doanh nghiệp của bà Giàu còn bị tố là sản xuất nước tương bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định nào về những vụ việc lùm xùm này.
**************
Tỷ phú Abramovich sang Ba Lan để gặp Tổng thống Mỹ Biden
Theo báo chí địa phương, tỷ phú 55 tuổi đã bắt tàu sang Ba Lan từ ngày 24/3, sử dụng hộ chiếu Bồ Đào Nha.
Nhà báo điều tra Jakob Stachowiak làm việc cho đài truyền hình Ba Lan TVN vừa viết trên mạng xã hội: “Hôm qua ông ấy đã bí mật đến Ba Lan trên một chuyến tàu. Điều thú vị là ông ấy sử dụng hộ chiếu Bồ Đào Nha. Có lẽ sẽ có một cuộc gặp không chính thức với tổng thống. Có phải ông Putin đã cử một tỷ phú đi?”.
Đến thời điểm hiện tại, giới chức các nước Nga, Mỹ và Ba Lan chưa bình luận về thông tin trên.
Nhà báo này viết thêm: “Tỷ phú này sang Ba lan từ Ukraine, nơi ông được nói là đã gặp Tổng thống Volodymir Zelenskiy”.
Trước đó, ông Zelenskiy đề nghị Mỹ không trừng phạt ông Abramovich, nói rằng tỷ phú này “có thể trở thành người trung gian quan trọng trong đàm phán hoà bình với Nga”.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận ông Abramovich đã dự vòng đàm phán hoà bình đầu tiên giữa hai nước tại Belarus, khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang ở tuần thứ nhất.
Thông tin về chuyến đi của ông Abramovich xuất hiện khi Tổng thống Biden đến thăm thị trấn biên giới Rzeszow của Ba Lan, nơi ông kêu gọi sự đoàn kết của NATO và chỉ trích nhà lãnh đạo Nga.
Ông Abramovich có quốc tịch Nga, Bồ Đào Nha và Israel.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Chính phủ Anh áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên tỷ phú Abramovich, người sở hữu câu lạc bộ Chelsea trong gần 20 năm từ khi mua lại câu lạc bộ Tây London vào năm 2004.
Câu lạc bộ giờ đang được rao bán. Ông Abramovich cam kết sẽ xoá khoản nợ 1,5 tỷ bảng cho Chelsea để cuối cùng có thể nhận về số tiền 3 tỷ bảng.
Vài ngày trước, một phát ngôn viên của ông Abramovich cho biết: “Dựa trên các đề nghị, bao gồm từ các tổ chức Do Thái ở Ukraine, ông ấy đang làm mọi thứ có thể để hỗ trợ những nỗ lực khôi phục hoà bình càng sớm càng tốt”.
************