Sức khỏe và đời sống
Tranh cãi về thuật trường sinh bất lão kiểu ma cà rồng
Các nhà khoa học tin rằng, việc thường xuyên tiêm máu người trẻ có thể giúp chúng ta duy trì được sự thanh xuân ở cơ thể và trí não. Phát hiện này đang gây tranh cãi, vì nó khiến một số người liên tưởng tới nhân vật ma cà rồng hư cấu – Bá tước Dracula trong tiểu thuyết kinh dị cùng tên của nhà văn Ireland Bram Stoker.
Các nghiên cứu mới hé lộ, một chất hóa học trong máu người trẻ tuổi có thể cải thiện hoạt động trí não và khôi phục sức mạnh cho các cơ teo mòn trong cơ thể.
Khám phá trên có thể giúp chữa trị cho những người đã mắc một số chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh mất trí nhớ Alzheimer, với các thử nghiệm đầu tiên trên bệnh nhân được kỳ vọng diễn ra vào cuối năm nay. Nó cũng giúp mở ra triển vọng về sự ra đời của một loại thuốc viên nhằm tránh việc phải tiêm truyền máu cho những người e ngại điều này.
Nhận xét về các tiềm năng của liệu pháp mới, giáo sư Chris Mason, một chuyên gia về y học tái tạo thuộc trường University College London (Anh), tuyên bố: “Quyền năng trở nên hùng mạnh hơn nhờ uống máu của ác quỷ Dracula sẽ trở nên tầm thường nếu so sánh với ảnh hưởng của một loại dược chất phát hiện trong máu, giúp thực sự làm trẻ hóa bộ não”.
Sự phấn khích bắt nguồn từ 3 thử nghiệm gần đây ở Mỹ, mà một số người có thể cho là giống ma cà rồng.
Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học ở California đã nghiên cứu những cặp chuột trẻ và già sau khi kết nối các mạch máu của chúng với nhau để giúp máu luân chuyển từ bên này sang bên kia. Nhóm nghiên cứu cũng tiêm máu của những con chuột trẻ thường xuyên cho những con chuột già.
Kết quả cho thấy, máu tươi trẻ đã tăng cường số lượng kết nối giữa các tế bào trong trung tâm trí nhớ của bộ não và khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Khứu giác đang giảm sút của các con chuột già cũng trở nên sắc bén hơn.
Các con chuột già và trẻ cũng tham gia những thử nghiệm khác để kiểm tra khả năng ghi nhớ và định hướng của chúng nhằm ra khỏi bể bơi. Tạp chí Nature dẫn lời nhà nghiên cứu Tony Wyss-Coray nói: “Mọi việc diễn ra cứ như các bộ não già cỗi đã được hồi xuân nhờ máu của chuột trẻ”. Ông hy vọng có thể kiểm nghiệm phương pháp chữa trị này ở các bệnh nhân Alzheimer trong vòng vài tháng tới.
Đồng tác giả nghiên cứu Saul Villeda cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng minh, ít nhất, một số sự suy yếu chức năng não có liên quan đến tuổi tác có thể đảo ngược được. Hơn thế nữa, máu của cá thể trẻ có thể được dùng để duy trì sự khỏe mạnh cho bộ não khi ở tuổi già”.
Trong nghiên cứu thứ hai được đăng tải trên tạp chí Science, các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã dùng máu tươi trẻ để giúp tăng cường tới gần ½ sức mạnh cho chuột đang lão hóa. Sức chống chịu của những con chuột già này cũng được cải thiện và một protein có tên gọi GDF11 được phát hiện là chìa khóa đem đến ảnh hưởng này.
Thử nghiệm thứ 3 của một nhóm nghiên cứu khác thuộc Đại học Havard, cũng hé lộ, protein GDF11 giúp cải thiện khứu giác của chuột. Công trình này cũng phát hiện, chúng ta có thể ép nén các tác dụng của máu tươi trẻ trong một viên thuốc, thay vì phải tiêm máu thường xuyên cho đối tượng.
Hiệp hội Nghiên cứu về bệnh Alzheimer nhận định, các nghiên cứu trên rất thú vị, nhưng cũng yêu cầu sự thận trọng: “Các nghiên cứu kiểu này không kiểm tra loại sút kém nhận thức thường thấy ở bệnh Alzheimer, một hậu quả không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa. Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí và chúng ta rất cần các phương pháp điều trị có thể ngăn chặn tận gốc bệnh này”.
Tuấn Anh (Theo New Scientist, Daily Mail)
Tranh cãi về thuật trường sinh bất lão kiểu ma cà rồng
Các nhà khoa học tin rằng, việc thường xuyên tiêm máu người trẻ có thể giúp chúng ta duy trì được sự thanh xuân ở cơ thể và trí não. Phát hiện này đang gây tranh cãi, vì nó khiến một số người liên tưởng tới nhân vật ma cà rồng hư cấu – Bá tước Dracula trong tiểu thuyết kinh dị cùng tên của nhà văn Ireland Bram Stoker.
Các nghiên cứu mới hé lộ, một chất hóa học trong máu người trẻ tuổi có thể cải thiện hoạt động trí não và khôi phục sức mạnh cho các cơ teo mòn trong cơ thể.
Khám phá trên có thể giúp chữa trị cho những người đã mắc một số chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh mất trí nhớ Alzheimer, với các thử nghiệm đầu tiên trên bệnh nhân được kỳ vọng diễn ra vào cuối năm nay. Nó cũng giúp mở ra triển vọng về sự ra đời của một loại thuốc viên nhằm tránh việc phải tiêm truyền máu cho những người e ngại điều này.
Nhận xét về các tiềm năng của liệu pháp mới, giáo sư Chris Mason, một chuyên gia về y học tái tạo thuộc trường University College London (Anh), tuyên bố: “Quyền năng trở nên hùng mạnh hơn nhờ uống máu của ác quỷ Dracula sẽ trở nên tầm thường nếu so sánh với ảnh hưởng của một loại dược chất phát hiện trong máu, giúp thực sự làm trẻ hóa bộ não”.
Sự phấn khích bắt nguồn từ 3 thử nghiệm gần đây ở Mỹ, mà một số người có thể cho là giống ma cà rồng.
Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học ở California đã nghiên cứu những cặp chuột trẻ và già sau khi kết nối các mạch máu của chúng với nhau để giúp máu luân chuyển từ bên này sang bên kia. Nhóm nghiên cứu cũng tiêm máu của những con chuột trẻ thường xuyên cho những con chuột già.
Kết quả cho thấy, máu tươi trẻ đã tăng cường số lượng kết nối giữa các tế bào trong trung tâm trí nhớ của bộ não và khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Khứu giác đang giảm sút của các con chuột già cũng trở nên sắc bén hơn.
Các con chuột già và trẻ cũng tham gia những thử nghiệm khác để kiểm tra khả năng ghi nhớ và định hướng của chúng nhằm ra khỏi bể bơi. Tạp chí Nature dẫn lời nhà nghiên cứu Tony Wyss-Coray nói: “Mọi việc diễn ra cứ như các bộ não già cỗi đã được hồi xuân nhờ máu của chuột trẻ”. Ông hy vọng có thể kiểm nghiệm phương pháp chữa trị này ở các bệnh nhân Alzheimer trong vòng vài tháng tới.
Đồng tác giả nghiên cứu Saul Villeda cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng minh, ít nhất, một số sự suy yếu chức năng não có liên quan đến tuổi tác có thể đảo ngược được. Hơn thế nữa, máu của cá thể trẻ có thể được dùng để duy trì sự khỏe mạnh cho bộ não khi ở tuổi già”.
Trong nghiên cứu thứ hai được đăng tải trên tạp chí Science, các chuyên gia đến từ Đại học Harvard đã dùng máu tươi trẻ để giúp tăng cường tới gần ½ sức mạnh cho chuột đang lão hóa. Sức chống chịu của những con chuột già này cũng được cải thiện và một protein có tên gọi GDF11 được phát hiện là chìa khóa đem đến ảnh hưởng này.
Thử nghiệm thứ 3 của một nhóm nghiên cứu khác thuộc Đại học Havard, cũng hé lộ, protein GDF11 giúp cải thiện khứu giác của chuột. Công trình này cũng phát hiện, chúng ta có thể ép nén các tác dụng của máu tươi trẻ trong một viên thuốc, thay vì phải tiêm máu thường xuyên cho đối tượng.
Hiệp hội Nghiên cứu về bệnh Alzheimer nhận định, các nghiên cứu trên rất thú vị, nhưng cũng yêu cầu sự thận trọng: “Các nghiên cứu kiểu này không kiểm tra loại sút kém nhận thức thường thấy ở bệnh Alzheimer, một hậu quả không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa. Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí và chúng ta rất cần các phương pháp điều trị có thể ngăn chặn tận gốc bệnh này”.
Tuấn Anh (Theo New Scientist, Daily Mail)