Đoạn Đường Chiến Binh

Trở về đời sống dân sự - Trần Nguơn Phiêu

Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục

 

Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp thuận bản dự thảo. Kissenger hi vọng sẽ mang bản này ra Hà Nội để ký tắt trước ngày bỏ thăm Tổng thống Mỹ. Ðây là một thời kỳ gay cấn giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam trước khi hiệp ước được ký kết. Tổng thống Thiệu cương quyết đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam và chống đối việc có hai chánh phủ song song trong Nam. Sự cương quyết chống những khoản bất lợi trong bản dự thảo đã làm Kissenger rất cay cú thất vọng không thể bay ra Hà Nội được. Trong lúc đó, giới truyền thông ở Mỹ đã dò la biết được phần lớn nội dung của bản dự thảo. Trở lại Washington, Kissenger đã phải chống chế tuyên bố khi được báo chí gặng hỏi: “Hòa bình đang ở trong tầm tay”.

Nixon đã tái đắc cử Tổng Thống. Kissenger trở qua Paris gặp lại Lê Ðức Thọ để tìm cách sửa đổi lại vài điểm trong dự thảo cũ nhưng đã gặp phải sự từ chối thẳng thừng của Hà Nội. Ngày 13 tháng 12, 1972 Bắc Việt lại còn lấy quyết định ngưng các phiên họp.

Nay đã đắc cử, ngày 18 tháng 12, Tổng thống Nixon không ngần ngại lấy quyết định sẽ oanh tạc Bắc Việt quy mô hơn quá khứ, không chừa Hải Phòng và cả Hà Nội. Ðây là cuộc hành quân “Linebacker II”. Tổng cộng cuộc hành quân gồm 1700 phi vụ. Phi cơ chiến lược khổng lồ B-52 đã được sử dụng 739 lần. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh đã hứng chịu hơn 16,000 tấn bom và đã bị thiệt hại nặng. Theo dõi hằng ngày các không ảnh chụp kết quả các cuộc oanh tạc với những hình ảnh chính xác, li ti đến cả cảnh người đi xe đạp trên các phố đổ nát vùng ga Hàng Cỏ hay gần bịnh viện Bạch Mai, Triệu rất đau lòng khi thấy các thiệt hại của dân chúng.

Trong một buổi sáng trước phiên họp hội đồng chánh phủ, bất ngờ Tổng thống Thiệu đã nói với Triệu: “Biên bản kiểm thính tối hôm qua đã ghi anh bạn tên Mới của anh đã lên đài phát thanh ở Hà Nội, nhắn anh nên can thiệp để có thể chấm dứt các cuộc oanh tạc gây chết chóc đến dân chúng!”. Triệu đã phải chống chế nói đùa: “Chắc Hà Nội đã thật sự thấm đòn mới cho người nhắn với một người không có thẩm quyền gì hết!”
Sống trong chế độ Cộng sản mà dám tình nguyện ra mặt tỏ ra quen biết với một bạn có chân Bộ trưởng trong chánh phủ miền Nam là một hành động thật sự quả cảm. Không biết rồi đây Mới sẽ gánh chịu những hệ lụy gì không? Ở chế độ miền Nam thì khác, dân gian vốn còn giữ tình người. Việc ai làm nấy chịu, không liên can gì đến họ hàng, bè bạn. Trong một phiên hội đồng Nội Các, khi báo cáo cho chánh phủ các biến động lúc sư sãi biểu tình trước dinh Ðộc Lập, tướng N.K.B. phụ trách an ninh Ðô thành đã trình hình ảnh các xáo trộn. Một vị trong hội đồng Nội Các đã phát biểu: “Bảo vệ các Thầy, có bà này đứng thủ thế trông như võ sĩ”. Ông Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền, một cư sĩ danh tiếng, rất am tường về các Phật tử hăng say bảo vệ Phật giáo, sau khi xem qua đã cười bảo: “Bà này chính là bà cô của ông Triệu”. Thật quả đúng như vậy, Triệu có bà cô, thân mẫu của bác sĩ Kiệt ở Tổng Y viện Cộng Hòa. Bà vốn người to con, rất giỏi võ và lúc nào cũng tận tình phục vụ các nhà sư tranh đấu. Thủ tướng T.T.K. sau khi xem hình đã vui cười bảo: “Bà cô ông Triệu đang đánh lính của tôi” vì ông K. cũng kiêm chức Tổng trưởng Nội vụ! Trong chế độ Cộng sản chắc Triệu đã mất chức bộ trưởng từ lâu.

Cuộc hành quân ném bom “Linebacker II” kết thúc sau 11 ngày. Không quân Mỹ bị thiệt hại 26 máy bay trong đó có 15 chiếc B-52 bị hạ vì hỏa tiễn SAM. Nay thật sự đã bị thấm đòn nặng, ngày 28 Hà Nội xin trở lại nối tiếp hòa đàm. Ngày 29, Nixon ra lịnh chấm dứt chiến dịch Linebacker II.

Sang tháng Giêng 1973, Kissenger đã được Tổng thống Nixon phái sang Sài Gòn nhiều lần để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp nhận một ít sửa đổi của bản thỏa ước với lời cam kết Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Bắc Việt vi phạm các điều khoản trong hòa đàm. Nixon đã dùng cả những luận điệu có tánh cách đe dọa để ép buộc Tổng thống Thiệu phải mau chóng chấp nhận thỏa ước. Ngày 27 tháng Giêng 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Bắc Việt đã thành công trong hai vấn đề chánh: Quân đội Hoa Kỳ sẽ rút hết khỏi Nam Việt Nam và không có điều khoản nào đả động đến việc bộ đội đã xâm nhập vào Nam phải rút trở về Bắc. Về phần Mỹ họ đã có thể thỏa mãn với việc chấm dứt hoạt động quân sự và đưa được tất cả tù binh Mỹ về nước. Việt Nam Cộng Hòa chỉ có được một thành công nhỏ là cơ cấu “Chánh phủ Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc” nay được đổi thành “Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc”!

Trong tình thế Hiệp định Paris đã được ký kết, chánh phủ miền Nam cần phải được cải tổ để đáp ứng với tình huống mới. Triệu đã tham gia chánh phủ trong một thời gian khá dài kể từ 1969 đến 1973. Những mong ước thầm kín, hi vọng sẽ có được cơ hội đem lại được một sự hòa hợp chánh trị trong Nam để có một chánh phủ có thể cân bằng với chế độ miền Bắc nay kể như hoàn toàn là một không tưởng sau hiệp định Paris. Triệu quyết định đã đến lúc nên trở về đời sống dân sự để lo phần nào cho cuộc sống gia đình. Duy Thảo đã khuyên Triệu nên từ chức khi có dịp vì khả năng tài chánh gia đình đã cạn kiệt. Bao nhiêu tiền dành dụm trước kia đã được sử dụng để giúp đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng. Triệu đã tham gia chánh phủ vào thời ông “Tướng râu kẽm” đã bốc đồng lấy quyết định cúp quỹ đen của các bộ trong chánh phủ. Tiền lương một Bộ trưởng vào khoản 150,000 đồng mỗi tháng không thể đủ vì còn phải đài thọ các tổn phí giao tế xã hội và giúp đỡ nhân viên thân tín phục vụ ngoài giờ giấc như tài xế, vệ sĩ, nhân viên bảo vệ an ninh... Quỹ đen thông thường được sử dụng để cung cấp cho các dịch vụ không cần được phải chứng minh theo các thủ tục hành chánh. Ông Tướng “chánh phủ dân nghèo” khi cần, chắc đã có sự yểm trợ của nhiều bè bạn từng được ông giúp thủ đắc nhiều đặc quyền đặc lợi như dịch vụ nhập cảng xe gắn máy và các dễ dãi kinh tế khác nên đã khỏi phải đương đầu với các khó khăn tài chánh như Triệu?

Sau ngày bàn giao chức vụ cho một Bộ trưởng mới, Triệu như trút được một gánh nặng đã đè nặng trĩu trên vai từ bao năm tháng trước. Nay đã ra được khỏi tổ chức quân đội, xa tránh khỏi các bận rộn từng giây phút của trách nhiệm nhân viên chánh phủ, Triệu mới biết được cái thư thái của một người thường dân. Buổi sáng sau ngày không còn là bộ trưởng, Triệu lấy xe đạp thong dong dạo khắp các con đường quen thuộc từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, thăm lại bạn bè ở các ngõ hẻm đã quên lui tới từ nhiều năm trước. Triệu vào nhà sách Khai Trí đứng hằng giờ đọc các sách mới xuất bản chưa có dịp biết, thong dong ngồi ở quán Phạm Thị Trước ở đường Lê Lợi ngắm nhìn dân chúng rộn rịp qua lại. Triệu đã tìm lại được hạnh phúc sống giữa thành phố thân thương của thời trai trẻ.

Tuy nhiên đây cũng là lúc phải lo liệu cho cuộc sống hằng ngày. Triệu vốn có một phòng mạch tư ở Thủ Thiêm, bên kia bờ sông Sài Gòn. Phòng mạch chỉ là một căn nhà vách cây, ở một xóm chợ không đèn điện, không nước máy. Nay Thủ Thiêm mới bắt đầu được bắt điện. Hệ thống nước Ðồng Nai nay cũng đã đưa đến từ ngả Thủ Ðức cho dân chúng tiêu dùng. Triệu thấy đã đến lúc phải xây cất lại phòng mạch để thật sự có dịp hành nghề theo ý muốn. Phí tổn xây cất một phòng mạch nhỏ có lầu để có nơi nghỉ ngơi vào độ 500,000 đồng. Duy Thảo và Triệu nay không còn khả năng đài thọ nên phải nghĩ đến việc vay mượn. Trong thời gian qua, Duy Thảo đã bỏ công viết được một sách giáo khoa cấp đại học cho sinh viên. Phí tổn in ấn đã được một anh bạn quen biết thời sinh viên ở Toulouse là Nguyễn Chánh Lý, giám đốc một chi nhánh ngân hàng gần ga Sài Gòn đồng ý cho vay. Quyển “Sinh học Ðộng vật” là quyển đầu tiên về loại này được xuất bản ở miền Nam nên đã được bán rất nhanh và Duy Thảo đã sớm hoàn trả tiền vay trước kỳ hạn.

Cũng giống như lần vay mượn trước, Duy Thảo và Triệu đến nhờ Lý giúp cho 500,000 đồng nhưng cho biết là không có tài sản gì để làm vốn bảo chứng. Lý chấp nhận dễ dàng nhưng bảo: “Nên để cho Duy Thảo đứng tên trong khế ước vay. Ðể tên anh Triệu thì trông không được vì một cựu bộ trưởng mà không có đến 500,000 đồng là chuyện kỳ quái!”

Những ngày còn trong quân ngũ, Triệu chỉ có được ít thời giờ để lo cho bịnh nhân ở phòng mạch tư. Nay không còn những bó buộc vì thời gian, Triệu ngoài việc chữa trị ở phòng mạch, lại có cơ hội len lỏi vào sâu trong xóm, chăm lo cho những bịnh nhân không thể di chuyển đến khám bịnh. Vì hành nghề rất lâu ở một nơi cố định nên có rất nhiều gia đình được Triệu chăm sóc cho cả nhiều thế hệ, từ ông bà đến cha mẹ và con cái, cháu chít. Nay có nhiều thời giờ tiếp xúc nên Triệu đã được nhiều gia đình thân mật trao đổi những tâm tư, những khó khăn của gia đình. Việc hành nghề như vậy khiến nay Triệu có thể hãnh diện xem như đã có được cơ hội chữa trị trọn vẹn cho bịnh nhân, từ thể chất đến tinh thần.

Tuy không phải là người theo đạo Thiên Chúa nhưng Triệu vẫn có nhiều tiếp xúc thân thiện với các Dì thuộc dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu có lâu đời ở Thủ Thiêm. Từ ngày đặt phòng mạch ở đây, Triệu vẫn săn sóc miễn phí cho các Dì khi các Dì đến xin khám bịnh. Triệu vốn mến phục các Dì thuộc dòng tu này vì ngoài việc tu học các Dì còn có cuộc sống như dân giã, cùng nhau góp sức lao động để lo cho đời sống chung. Hằng ngày vẫn thấy các Dì lặn lội móc bùn vét mương chăm sóc cho vườn rau lúc nào cũng xanh tươi để có thức ăn hằng ngày cho tu viện. Ðường sá, vườn cây ăn trái, các luống hoa được giữ gìn để tu viện có được phong cảnh yên lành của một đại gia đình ở vùng quê.

Là người vốn theo đạo Phật, Triệu thấy có được diễm phúc sống gần với một cao tăng danh tiếng là Hòa thượng Thích Hành Trụ. Chùa Ðông Hưng của Hòa thượng ở bên kia đường, cách phòng mạch của Triệu chỉ vài căn nhà nên Triệu đã có nhiều cơ duyên đến vấn an và học hỏi với vị tu sĩ vóc người cao lớn, đặc biệt có hàm râu bạc khiến Hòa thượng trông như một tiên ông. Hòa thượng Hành Trụ đã thường đem giáo lý nhà Phật để giúp Phật tử áp dụng vào việc sống hằng ngày. Triệu đã nhờ được những hướng dẫn quý báu của Hòa thượng khiến đời sống quả thực có được nhiều an lạc hơn trước. Có một lần, một nữ bịnh nhân của Triệu đã khẩn thiết đến nhờ Triệu giúp ngân khoản vì chồng sắp đến ngày nghỉ phép trở về mà gia đình lại cạn tiền chợ. Sau đó có lẽ vì không trả được nên chị vợ quân nhân này luôn luôn tránh không dám gặp Triệu. Triệu thì lo lắng vì con của chị thường hay lên những cơn suyễn khá nặng, cần được chữa trị khi lên cơn. Triệu băn khoăn lo sợ vì nếu tìm cách tiếp xúc với gia đình em bé, lại e họ lại phải nhớ đến món nợ chưa giải quyết. Triệu đã đem việc này xin ý kiến Hòa thượng vì nội tâm Triệu đã thấy mất yên ổn. Ngài đã khuyên: nếu vì lương tâm nghề nghiệp, Triệu thấy lo lắng cho tình trạng bịnh nhân thì nên tiếp xúc với gia đình và cho họ biết Triệu chấp nhận việc bỏ qua chuyện món nợ cũ. Gia đình nên đưa em bé đến chữa trị khi cần. Làm như thế, Triệu sẽ có dịp thực thi hạnh bố thí mà Phật thường thuyết giảng. Ngoài ra Triệu nên suy diễn thêm: biết đâu trong nhiều kiếp trước, Triệu đã từng mang ơn những món nợ chưa thanh toán và nay đã đến lúc Triệu phải trả quả?

Nhờ những lời thuyết giảng Phật pháp của Hòa thượng Thích Hành Trụ, Triệu đã tìm được nhiều an bình trong cuộc sống. Triệu được biết thi hào Nguyễn Du, tác giả của truyện Kiều ngày xưa cho biết đã từng đọc kinh Kim Cang trên mười ngàn lần. Nhà cách mạng Phan Bội Châu mỗi sáng thường đọc một đoạn trong kinh trước khi khởi sự làm việc. Tuy chưa có khả năng trì tụng kinh như Nguyễn Du và Phan Bội Châu nhưng quả thật mỗi lần tâm tư bị vướng nội kết, Triệu luôn nhớ đến lời dạy của Hòa thượng: “Nên trì tụng Kinh Kim Cang để an trụ tâm, hàng phục tâm và nhất là nên quán chiếu đến bốn câu kệ cuối cùng trong Kinh:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

(Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, sóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.)

Trở lại đời sống một thường dân, Triệu thật sự thấy sung sướng đã có được cơ hội hành nghề y sĩ theo ước vọng từ khi khởi sự bước vào Ðại học. Mộng ước ban đầu đã được thành tựu nhưng vì đất nước đang trong thời chinh chiến nên nghĩa vụ đối với đồng đội là ưu tiên phải đáp ứng nên đã không được dịp hành nghề theo ý muốn trong khi dân chúng cũng có những nhu cầu y tế cần được lưu tâm. Nay có được dịp sống hòa mình trong dân chúng mới thấy được tình trạng cần phải nâng cao tầm ý thức hiểu biết y khoa thường thức của người dân Việt. Ðây là một việc cần chú trọng để có thể nâng cao mức sống của toàn dân.

Từ ngày trở về nước, Triệu có được may mắn được Hải Quân cấp nhà ở gần khu bịnh viện Ðồn Ðất tức bịnh viện Grall. Rất ít dân chúng Sài Gòn biết được các y sĩ ngoại quốc phục vụ ở bịnh viện này là quân y sĩ vì họ đều mặc thường phục. Phần lớn các y sĩ ở đây đều xuất thân từ trường Quân Y Bordeaux của Triệu. Kiến thức y khoa của Triệu sau khi về lại Việt Nam đã được mở rộng phần lớn do việc có được dịp học hỏi kể như thường xuyên với các đồng nghiệp đã từng học chung một trường này. Tình khắng khít của bạn đồng môn đã khiến anh em y sĩ này luôn có dịp theo dõi và chia xẻ vui buồn với những bước thăng trầm của Triệu. Nay thấy Triệu đã giải ngũ trở thành một y sĩ thường dân nhưng vẫn còn cư ngụ trong cư xá quân đội, các anh em y sĩ này đã ân cần giới thiệu giúp Triệu được nhận vào làm giám đốc y khoa cho viện bào chế dược phẩm Roussel ở đường Nguyễn Huệ. Nay viện Roussel của Pháp lại sát nhập với viện Hoech của Ðức nên đã trở thành một trong những viện bào chế danh tiếng ở Âu châu. Khi còn học ở Bordeaux, Triệu đã có may mắn lấy được bằng Y khoa Nhiệt đới nên đã đảm nhiệm dễ dàng công việc mới. Lương bổng hằng tháng giới doanh nhân như Triệu nhiều hơn gấp đôi lương Tổng trưởng Việt Nam nên Duy Thảo và Triệu nay kể như có được một cuộc sống thoải mái hơn lúc trước gấp bội. Ở viện bào chế Roussel, lại có hai đồng nghiệp Việt đã phục vụ ở đây: bác sĩ Lan Phương, một bác sĩ ít nói nhưng âm thầm làm việc rất tận tụy và bác sĩ Lương Khánh Chí, một bạn học từ thuở Sơ học ở Biên Hòa. Bác sĩ Chí bị thương nặng nên đã giải ngũ. Nhờ được sự cộng tác tích cực của hai bác sĩ Lan Phương và Chí nên công việc của Triệu đã được muôn phần dễ dàng. Triệu được hãng Roussel chỉ định thành lập một cơ sở sản xuất mỹ phẩm Nivéa cho thị trường Á châu. Một chuyên viên trẻ từ Pháp đã được gởi qua để giúp Triệu thực hiện kế hoạch. Triệu đã được cơ hội xuất ngoại qua Pháp để được hướng dẫn việc xây dựng cơ sở. Viện đã gởi Triệu sang viếng thăm Maroc để học hỏi kinh nghiệm thành lập một cơ sở mới.

Ðây là lần đầu Triệu có cơ hội thăm viếng miền Bắc Phi với phong cảnh và văn hóa đặc thù khác hẳn với Âu châu và Á châu. Triệu đã sống được những ngày tuyệt vời ở thành phố ven biển Casablanca, thăm viếng đô thị rộn rịp Marakech, nơi xuất phát và nơi đến của những đoàn lữ hành lạc đà chuyên chở phẩm vật, xuyên sa mạc Sahara. Marakech, một thành phố danh tiếng nhờ có một chợ trời vĩ đại, nơi trao đổi hàng hóa được chuyên chở trao đổi từ Bắc xuống Nam và ngược lại của các nước cách trở vì sa mạc rộng lớn Sahara. Chính nhờ chuyến thăm Bắc Phi này, Triệu mới tiếp nhận được đặc điểm của y phục cũng như kiến trúc Á rập phù hợp với khí hậu nóng ban ngày nhưng lại rất lạnh về đêm. Triệu đã thưởng thức được hương vị của món ăn thịt trừu méchoui quay trên lửa than dùng với gia vị cumin và coriander. Nguyên một con trừu được lăn nướng thơm phức trên than nóng nên thực khách thường được mời rất đông để cùng thưởng thức món ăn quốc túy quốc hồn Á Rập. Hình thức dự tiệc tập thể cũng là những dịp gây tình thân ái của người Á rập.
Trở lại thủ đô Sài Gòn, tiếp tục cuộc sống mới, tuy rất nhiều bận rộn không thua gì những năm cũ nhưng đây là những công việc ở một nơi cố định, không còn phải lo âu bất trắc, nay vùng giới tuyến, mai vùng đồng bằng sông Cửu hoặc phải bay lên cao nguyên. Ðời sống vật chất trước mắt thấy được nhiều đảm bảo hơn thời còn trong quân ngũ. Tương lai nay bỗng chốc thấy được mở rộng, đầy triển vọng thênh thang.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trở về đời sống dân sự - Trần Nguơn Phiêu

Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục

 

Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp thuận bản dự thảo. Kissenger hi vọng sẽ mang bản này ra Hà Nội để ký tắt trước ngày bỏ thăm Tổng thống Mỹ. Ðây là một thời kỳ gay cấn giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam trước khi hiệp ước được ký kết. Tổng thống Thiệu cương quyết đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam và chống đối việc có hai chánh phủ song song trong Nam. Sự cương quyết chống những khoản bất lợi trong bản dự thảo đã làm Kissenger rất cay cú thất vọng không thể bay ra Hà Nội được. Trong lúc đó, giới truyền thông ở Mỹ đã dò la biết được phần lớn nội dung của bản dự thảo. Trở lại Washington, Kissenger đã phải chống chế tuyên bố khi được báo chí gặng hỏi: “Hòa bình đang ở trong tầm tay”.

Nixon đã tái đắc cử Tổng Thống. Kissenger trở qua Paris gặp lại Lê Ðức Thọ để tìm cách sửa đổi lại vài điểm trong dự thảo cũ nhưng đã gặp phải sự từ chối thẳng thừng của Hà Nội. Ngày 13 tháng 12, 1972 Bắc Việt lại còn lấy quyết định ngưng các phiên họp.

Nay đã đắc cử, ngày 18 tháng 12, Tổng thống Nixon không ngần ngại lấy quyết định sẽ oanh tạc Bắc Việt quy mô hơn quá khứ, không chừa Hải Phòng và cả Hà Nội. Ðây là cuộc hành quân “Linebacker II”. Tổng cộng cuộc hành quân gồm 1700 phi vụ. Phi cơ chiến lược khổng lồ B-52 đã được sử dụng 739 lần. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh đã hứng chịu hơn 16,000 tấn bom và đã bị thiệt hại nặng. Theo dõi hằng ngày các không ảnh chụp kết quả các cuộc oanh tạc với những hình ảnh chính xác, li ti đến cả cảnh người đi xe đạp trên các phố đổ nát vùng ga Hàng Cỏ hay gần bịnh viện Bạch Mai, Triệu rất đau lòng khi thấy các thiệt hại của dân chúng.

Trong một buổi sáng trước phiên họp hội đồng chánh phủ, bất ngờ Tổng thống Thiệu đã nói với Triệu: “Biên bản kiểm thính tối hôm qua đã ghi anh bạn tên Mới của anh đã lên đài phát thanh ở Hà Nội, nhắn anh nên can thiệp để có thể chấm dứt các cuộc oanh tạc gây chết chóc đến dân chúng!”. Triệu đã phải chống chế nói đùa: “Chắc Hà Nội đã thật sự thấm đòn mới cho người nhắn với một người không có thẩm quyền gì hết!”
Sống trong chế độ Cộng sản mà dám tình nguyện ra mặt tỏ ra quen biết với một bạn có chân Bộ trưởng trong chánh phủ miền Nam là một hành động thật sự quả cảm. Không biết rồi đây Mới sẽ gánh chịu những hệ lụy gì không? Ở chế độ miền Nam thì khác, dân gian vốn còn giữ tình người. Việc ai làm nấy chịu, không liên can gì đến họ hàng, bè bạn. Trong một phiên hội đồng Nội Các, khi báo cáo cho chánh phủ các biến động lúc sư sãi biểu tình trước dinh Ðộc Lập, tướng N.K.B. phụ trách an ninh Ðô thành đã trình hình ảnh các xáo trộn. Một vị trong hội đồng Nội Các đã phát biểu: “Bảo vệ các Thầy, có bà này đứng thủ thế trông như võ sĩ”. Ông Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền, một cư sĩ danh tiếng, rất am tường về các Phật tử hăng say bảo vệ Phật giáo, sau khi xem qua đã cười bảo: “Bà này chính là bà cô của ông Triệu”. Thật quả đúng như vậy, Triệu có bà cô, thân mẫu của bác sĩ Kiệt ở Tổng Y viện Cộng Hòa. Bà vốn người to con, rất giỏi võ và lúc nào cũng tận tình phục vụ các nhà sư tranh đấu. Thủ tướng T.T.K. sau khi xem hình đã vui cười bảo: “Bà cô ông Triệu đang đánh lính của tôi” vì ông K. cũng kiêm chức Tổng trưởng Nội vụ! Trong chế độ Cộng sản chắc Triệu đã mất chức bộ trưởng từ lâu.

Cuộc hành quân ném bom “Linebacker II” kết thúc sau 11 ngày. Không quân Mỹ bị thiệt hại 26 máy bay trong đó có 15 chiếc B-52 bị hạ vì hỏa tiễn SAM. Nay thật sự đã bị thấm đòn nặng, ngày 28 Hà Nội xin trở lại nối tiếp hòa đàm. Ngày 29, Nixon ra lịnh chấm dứt chiến dịch Linebacker II.

Sang tháng Giêng 1973, Kissenger đã được Tổng thống Nixon phái sang Sài Gòn nhiều lần để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp nhận một ít sửa đổi của bản thỏa ước với lời cam kết Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Bắc Việt vi phạm các điều khoản trong hòa đàm. Nixon đã dùng cả những luận điệu có tánh cách đe dọa để ép buộc Tổng thống Thiệu phải mau chóng chấp nhận thỏa ước. Ngày 27 tháng Giêng 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Bắc Việt đã thành công trong hai vấn đề chánh: Quân đội Hoa Kỳ sẽ rút hết khỏi Nam Việt Nam và không có điều khoản nào đả động đến việc bộ đội đã xâm nhập vào Nam phải rút trở về Bắc. Về phần Mỹ họ đã có thể thỏa mãn với việc chấm dứt hoạt động quân sự và đưa được tất cả tù binh Mỹ về nước. Việt Nam Cộng Hòa chỉ có được một thành công nhỏ là cơ cấu “Chánh phủ Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc” nay được đổi thành “Hội đồng Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc”!

Trong tình thế Hiệp định Paris đã được ký kết, chánh phủ miền Nam cần phải được cải tổ để đáp ứng với tình huống mới. Triệu đã tham gia chánh phủ trong một thời gian khá dài kể từ 1969 đến 1973. Những mong ước thầm kín, hi vọng sẽ có được cơ hội đem lại được một sự hòa hợp chánh trị trong Nam để có một chánh phủ có thể cân bằng với chế độ miền Bắc nay kể như hoàn toàn là một không tưởng sau hiệp định Paris. Triệu quyết định đã đến lúc nên trở về đời sống dân sự để lo phần nào cho cuộc sống gia đình. Duy Thảo đã khuyên Triệu nên từ chức khi có dịp vì khả năng tài chánh gia đình đã cạn kiệt. Bao nhiêu tiền dành dụm trước kia đã được sử dụng để giúp đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng. Triệu đã tham gia chánh phủ vào thời ông “Tướng râu kẽm” đã bốc đồng lấy quyết định cúp quỹ đen của các bộ trong chánh phủ. Tiền lương một Bộ trưởng vào khoản 150,000 đồng mỗi tháng không thể đủ vì còn phải đài thọ các tổn phí giao tế xã hội và giúp đỡ nhân viên thân tín phục vụ ngoài giờ giấc như tài xế, vệ sĩ, nhân viên bảo vệ an ninh... Quỹ đen thông thường được sử dụng để cung cấp cho các dịch vụ không cần được phải chứng minh theo các thủ tục hành chánh. Ông Tướng “chánh phủ dân nghèo” khi cần, chắc đã có sự yểm trợ của nhiều bè bạn từng được ông giúp thủ đắc nhiều đặc quyền đặc lợi như dịch vụ nhập cảng xe gắn máy và các dễ dãi kinh tế khác nên đã khỏi phải đương đầu với các khó khăn tài chánh như Triệu?

Sau ngày bàn giao chức vụ cho một Bộ trưởng mới, Triệu như trút được một gánh nặng đã đè nặng trĩu trên vai từ bao năm tháng trước. Nay đã ra được khỏi tổ chức quân đội, xa tránh khỏi các bận rộn từng giây phút của trách nhiệm nhân viên chánh phủ, Triệu mới biết được cái thư thái của một người thường dân. Buổi sáng sau ngày không còn là bộ trưởng, Triệu lấy xe đạp thong dong dạo khắp các con đường quen thuộc từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, thăm lại bạn bè ở các ngõ hẻm đã quên lui tới từ nhiều năm trước. Triệu vào nhà sách Khai Trí đứng hằng giờ đọc các sách mới xuất bản chưa có dịp biết, thong dong ngồi ở quán Phạm Thị Trước ở đường Lê Lợi ngắm nhìn dân chúng rộn rịp qua lại. Triệu đã tìm lại được hạnh phúc sống giữa thành phố thân thương của thời trai trẻ.

Tuy nhiên đây cũng là lúc phải lo liệu cho cuộc sống hằng ngày. Triệu vốn có một phòng mạch tư ở Thủ Thiêm, bên kia bờ sông Sài Gòn. Phòng mạch chỉ là một căn nhà vách cây, ở một xóm chợ không đèn điện, không nước máy. Nay Thủ Thiêm mới bắt đầu được bắt điện. Hệ thống nước Ðồng Nai nay cũng đã đưa đến từ ngả Thủ Ðức cho dân chúng tiêu dùng. Triệu thấy đã đến lúc phải xây cất lại phòng mạch để thật sự có dịp hành nghề theo ý muốn. Phí tổn xây cất một phòng mạch nhỏ có lầu để có nơi nghỉ ngơi vào độ 500,000 đồng. Duy Thảo và Triệu nay không còn khả năng đài thọ nên phải nghĩ đến việc vay mượn. Trong thời gian qua, Duy Thảo đã bỏ công viết được một sách giáo khoa cấp đại học cho sinh viên. Phí tổn in ấn đã được một anh bạn quen biết thời sinh viên ở Toulouse là Nguyễn Chánh Lý, giám đốc một chi nhánh ngân hàng gần ga Sài Gòn đồng ý cho vay. Quyển “Sinh học Ðộng vật” là quyển đầu tiên về loại này được xuất bản ở miền Nam nên đã được bán rất nhanh và Duy Thảo đã sớm hoàn trả tiền vay trước kỳ hạn.

Cũng giống như lần vay mượn trước, Duy Thảo và Triệu đến nhờ Lý giúp cho 500,000 đồng nhưng cho biết là không có tài sản gì để làm vốn bảo chứng. Lý chấp nhận dễ dàng nhưng bảo: “Nên để cho Duy Thảo đứng tên trong khế ước vay. Ðể tên anh Triệu thì trông không được vì một cựu bộ trưởng mà không có đến 500,000 đồng là chuyện kỳ quái!”

Những ngày còn trong quân ngũ, Triệu chỉ có được ít thời giờ để lo cho bịnh nhân ở phòng mạch tư. Nay không còn những bó buộc vì thời gian, Triệu ngoài việc chữa trị ở phòng mạch, lại có cơ hội len lỏi vào sâu trong xóm, chăm lo cho những bịnh nhân không thể di chuyển đến khám bịnh. Vì hành nghề rất lâu ở một nơi cố định nên có rất nhiều gia đình được Triệu chăm sóc cho cả nhiều thế hệ, từ ông bà đến cha mẹ và con cái, cháu chít. Nay có nhiều thời giờ tiếp xúc nên Triệu đã được nhiều gia đình thân mật trao đổi những tâm tư, những khó khăn của gia đình. Việc hành nghề như vậy khiến nay Triệu có thể hãnh diện xem như đã có được cơ hội chữa trị trọn vẹn cho bịnh nhân, từ thể chất đến tinh thần.

Tuy không phải là người theo đạo Thiên Chúa nhưng Triệu vẫn có nhiều tiếp xúc thân thiện với các Dì thuộc dòng Mến Thánh Giá, một dòng tu có lâu đời ở Thủ Thiêm. Từ ngày đặt phòng mạch ở đây, Triệu vẫn săn sóc miễn phí cho các Dì khi các Dì đến xin khám bịnh. Triệu vốn mến phục các Dì thuộc dòng tu này vì ngoài việc tu học các Dì còn có cuộc sống như dân giã, cùng nhau góp sức lao động để lo cho đời sống chung. Hằng ngày vẫn thấy các Dì lặn lội móc bùn vét mương chăm sóc cho vườn rau lúc nào cũng xanh tươi để có thức ăn hằng ngày cho tu viện. Ðường sá, vườn cây ăn trái, các luống hoa được giữ gìn để tu viện có được phong cảnh yên lành của một đại gia đình ở vùng quê.

Là người vốn theo đạo Phật, Triệu thấy có được diễm phúc sống gần với một cao tăng danh tiếng là Hòa thượng Thích Hành Trụ. Chùa Ðông Hưng của Hòa thượng ở bên kia đường, cách phòng mạch của Triệu chỉ vài căn nhà nên Triệu đã có nhiều cơ duyên đến vấn an và học hỏi với vị tu sĩ vóc người cao lớn, đặc biệt có hàm râu bạc khiến Hòa thượng trông như một tiên ông. Hòa thượng Hành Trụ đã thường đem giáo lý nhà Phật để giúp Phật tử áp dụng vào việc sống hằng ngày. Triệu đã nhờ được những hướng dẫn quý báu của Hòa thượng khiến đời sống quả thực có được nhiều an lạc hơn trước. Có một lần, một nữ bịnh nhân của Triệu đã khẩn thiết đến nhờ Triệu giúp ngân khoản vì chồng sắp đến ngày nghỉ phép trở về mà gia đình lại cạn tiền chợ. Sau đó có lẽ vì không trả được nên chị vợ quân nhân này luôn luôn tránh không dám gặp Triệu. Triệu thì lo lắng vì con của chị thường hay lên những cơn suyễn khá nặng, cần được chữa trị khi lên cơn. Triệu băn khoăn lo sợ vì nếu tìm cách tiếp xúc với gia đình em bé, lại e họ lại phải nhớ đến món nợ chưa giải quyết. Triệu đã đem việc này xin ý kiến Hòa thượng vì nội tâm Triệu đã thấy mất yên ổn. Ngài đã khuyên: nếu vì lương tâm nghề nghiệp, Triệu thấy lo lắng cho tình trạng bịnh nhân thì nên tiếp xúc với gia đình và cho họ biết Triệu chấp nhận việc bỏ qua chuyện món nợ cũ. Gia đình nên đưa em bé đến chữa trị khi cần. Làm như thế, Triệu sẽ có dịp thực thi hạnh bố thí mà Phật thường thuyết giảng. Ngoài ra Triệu nên suy diễn thêm: biết đâu trong nhiều kiếp trước, Triệu đã từng mang ơn những món nợ chưa thanh toán và nay đã đến lúc Triệu phải trả quả?

Nhờ những lời thuyết giảng Phật pháp của Hòa thượng Thích Hành Trụ, Triệu đã tìm được nhiều an bình trong cuộc sống. Triệu được biết thi hào Nguyễn Du, tác giả của truyện Kiều ngày xưa cho biết đã từng đọc kinh Kim Cang trên mười ngàn lần. Nhà cách mạng Phan Bội Châu mỗi sáng thường đọc một đoạn trong kinh trước khi khởi sự làm việc. Tuy chưa có khả năng trì tụng kinh như Nguyễn Du và Phan Bội Châu nhưng quả thật mỗi lần tâm tư bị vướng nội kết, Triệu luôn nhớ đến lời dạy của Hòa thượng: “Nên trì tụng Kinh Kim Cang để an trụ tâm, hàng phục tâm và nhất là nên quán chiếu đến bốn câu kệ cuối cùng trong Kinh:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

(Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, sóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.)

Trở lại đời sống một thường dân, Triệu thật sự thấy sung sướng đã có được cơ hội hành nghề y sĩ theo ước vọng từ khi khởi sự bước vào Ðại học. Mộng ước ban đầu đã được thành tựu nhưng vì đất nước đang trong thời chinh chiến nên nghĩa vụ đối với đồng đội là ưu tiên phải đáp ứng nên đã không được dịp hành nghề theo ý muốn trong khi dân chúng cũng có những nhu cầu y tế cần được lưu tâm. Nay có được dịp sống hòa mình trong dân chúng mới thấy được tình trạng cần phải nâng cao tầm ý thức hiểu biết y khoa thường thức của người dân Việt. Ðây là một việc cần chú trọng để có thể nâng cao mức sống của toàn dân.

Từ ngày trở về nước, Triệu có được may mắn được Hải Quân cấp nhà ở gần khu bịnh viện Ðồn Ðất tức bịnh viện Grall. Rất ít dân chúng Sài Gòn biết được các y sĩ ngoại quốc phục vụ ở bịnh viện này là quân y sĩ vì họ đều mặc thường phục. Phần lớn các y sĩ ở đây đều xuất thân từ trường Quân Y Bordeaux của Triệu. Kiến thức y khoa của Triệu sau khi về lại Việt Nam đã được mở rộng phần lớn do việc có được dịp học hỏi kể như thường xuyên với các đồng nghiệp đã từng học chung một trường này. Tình khắng khít của bạn đồng môn đã khiến anh em y sĩ này luôn có dịp theo dõi và chia xẻ vui buồn với những bước thăng trầm của Triệu. Nay thấy Triệu đã giải ngũ trở thành một y sĩ thường dân nhưng vẫn còn cư ngụ trong cư xá quân đội, các anh em y sĩ này đã ân cần giới thiệu giúp Triệu được nhận vào làm giám đốc y khoa cho viện bào chế dược phẩm Roussel ở đường Nguyễn Huệ. Nay viện Roussel của Pháp lại sát nhập với viện Hoech của Ðức nên đã trở thành một trong những viện bào chế danh tiếng ở Âu châu. Khi còn học ở Bordeaux, Triệu đã có may mắn lấy được bằng Y khoa Nhiệt đới nên đã đảm nhiệm dễ dàng công việc mới. Lương bổng hằng tháng giới doanh nhân như Triệu nhiều hơn gấp đôi lương Tổng trưởng Việt Nam nên Duy Thảo và Triệu nay kể như có được một cuộc sống thoải mái hơn lúc trước gấp bội. Ở viện bào chế Roussel, lại có hai đồng nghiệp Việt đã phục vụ ở đây: bác sĩ Lan Phương, một bác sĩ ít nói nhưng âm thầm làm việc rất tận tụy và bác sĩ Lương Khánh Chí, một bạn học từ thuở Sơ học ở Biên Hòa. Bác sĩ Chí bị thương nặng nên đã giải ngũ. Nhờ được sự cộng tác tích cực của hai bác sĩ Lan Phương và Chí nên công việc của Triệu đã được muôn phần dễ dàng. Triệu được hãng Roussel chỉ định thành lập một cơ sở sản xuất mỹ phẩm Nivéa cho thị trường Á châu. Một chuyên viên trẻ từ Pháp đã được gởi qua để giúp Triệu thực hiện kế hoạch. Triệu đã được cơ hội xuất ngoại qua Pháp để được hướng dẫn việc xây dựng cơ sở. Viện đã gởi Triệu sang viếng thăm Maroc để học hỏi kinh nghiệm thành lập một cơ sở mới.

Ðây là lần đầu Triệu có cơ hội thăm viếng miền Bắc Phi với phong cảnh và văn hóa đặc thù khác hẳn với Âu châu và Á châu. Triệu đã sống được những ngày tuyệt vời ở thành phố ven biển Casablanca, thăm viếng đô thị rộn rịp Marakech, nơi xuất phát và nơi đến của những đoàn lữ hành lạc đà chuyên chở phẩm vật, xuyên sa mạc Sahara. Marakech, một thành phố danh tiếng nhờ có một chợ trời vĩ đại, nơi trao đổi hàng hóa được chuyên chở trao đổi từ Bắc xuống Nam và ngược lại của các nước cách trở vì sa mạc rộng lớn Sahara. Chính nhờ chuyến thăm Bắc Phi này, Triệu mới tiếp nhận được đặc điểm của y phục cũng như kiến trúc Á rập phù hợp với khí hậu nóng ban ngày nhưng lại rất lạnh về đêm. Triệu đã thưởng thức được hương vị của món ăn thịt trừu méchoui quay trên lửa than dùng với gia vị cumin và coriander. Nguyên một con trừu được lăn nướng thơm phức trên than nóng nên thực khách thường được mời rất đông để cùng thưởng thức món ăn quốc túy quốc hồn Á Rập. Hình thức dự tiệc tập thể cũng là những dịp gây tình thân ái của người Á rập.
Trở lại thủ đô Sài Gòn, tiếp tục cuộc sống mới, tuy rất nhiều bận rộn không thua gì những năm cũ nhưng đây là những công việc ở một nơi cố định, không còn phải lo âu bất trắc, nay vùng giới tuyến, mai vùng đồng bằng sông Cửu hoặc phải bay lên cao nguyên. Ðời sống vật chất trước mắt thấy được nhiều đảm bảo hơn thời còn trong quân ngũ. Tương lai nay bỗng chốc thấy được mở rộng, đầy triển vọng thênh thang.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm