Trang lá cải
Trung Quốc: ‘Lấy anh đi, nhà anh có cái biển số xe’
Tiêu đề này nghe có vẻ buồn cười nhưng đây là một thực tế đang ngày càng phổ biến tại Bắc Kinh, được báo Nhật báo phố Wall (WSJ) ghi lại ngày 20/3/2017. Sở hữu biển số xe ô tô trở đang thành một tiêu chuẩn hàng đầu, nếu không nói là ‘hấp dẫn nhất’ để kết hôn trong tầng lớp trung lưu sống ở thủ đô Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển kinh tế, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc càng ngày càng giàu. Ở thủ đô Bắc Kinh, hàng ngàn người có đủ tiền mua xe, nhưng không phải ai cũng có thể đăng ký chiếc xe đó và làm biển số. May mắn sở hữu một biển số xe đã trở thành món hời khiến nhiều người ở đây mang ra trao đổi. Và vì biển số xe không thể nhượng bán, nhưng lại có thể sang tên giữa vợ hoặc chồng, nó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn hấp dẫn nhất để tìm bạn đời, và cũng nhanh không kém trở thành món hàng xa xỉ trong các cuộc cưới xin đổi chác.
Bắc Kinh áp dụng hệ thống “quay lô tô cấp biển số xe”, thực hiện 6 lần một năm. Lần gần đây nhất vào tháng 2 vừa rồi, khả năng một người đăng ký được cấp là 0,1269% theo tờ báo Mỹ.
Một người quê Tân Cương sống tại Bắc Kinh, sau ba năm “chơi lô tô toàn trượt”, đã tìm đến cách “kết hôn giả” để đạt được mong ước lái chiếc xe bốn bánh của mình trên đường phố.
“Trên mạng, rất nhiều người đang làm như thế. Rất nhiều bạn bè của tôi đã có được biển số xe theo cách này”, WSJ dẫn lời người đàn ông này nói. Anh từ chối cung cấp họ tên, và chỉ tiết lộ tên đệm mình là Liu.
Tại các diễn đàn ô tô Bắc Kinh, tràn ngập các quảng cáo mua bán biển số xe ô tô theo cách này. Theo WSJ, có khoảng 20 nhóm chat trên mạng xã hội QQ, nơi phụ nữ tìm đàn ông, và đàn ông tìm phụ nữ để kết hôn vì cái biển số xe.
Ngoài vụ kết hôn, cái giá sang tên đăng ký biển số ít nhất là từ 11.600 USD, xấp xỉ mức thu nhập bình quân năm của người dân Bắc Kinh năm 2015.
Số lượng xe hơi trên đường phố Bắc Kinh tăng gần gấp đôi từ năm 2006 và đang nhanh chóng chạm đến con số 6 triệu. Để hạn chế sự tăng trưởng này, chính quyền thành phố đã áp dụng hệ thống “quay lô tô biển số” vào năm 2011.
Chính vì thế, những người đăng ký biển số trước năm 2011, lại trở lên ‘có giá’ bất thường.
WSJ phỏng vấn một người nêu tên đệm là Tong, 35 tuổi, được cấp biển số xe năm 2010. Năm ngoái anh ta đã rời Bắc Kinh và hiện đang tìm cách kiếm tiền bằng cái biển số xe này.
Anh Tong nói anh sẵn sàng kết hôn và sang tên biển số xe của mình với giá 110.000 Nhân Dân Tệ (gần 16.000 USD), một mức giá khá cao. Nhưng anh nói mình không hề vội tìm khách hàng, vì từ giờ trở đi, xin cấp biển số chỉ có khó chứ không thể dễ hơn.
Năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố áp đặt giới hạn số lượng xe ô tô trong thành phố là 6 triệu xe trong năm 2017 và 6,3 triệu xe năm 2020. Điều này nghĩa là số lượng xe được cấp biển số mới mỗi năm trong ba năm tới sẽ càng ngày càng ít.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên hôn nhân được sử dụng để lách luật ở Trung Quốc. Năm ngoái, hàng loạt các cặp vợ chồng sống ở Thượng Hải đãn dắt tay nhau ra tòa ly dị để lợi dụng ưu đãi của chính phủ dành cho người sở hữu nhà lần đầu.
WSJ dẫn lời Ma Chunhua, một nhà nghiên cứu tại Viện xã hội học thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định: “Hôn nhân ở Trung Quốc giờ đây ngày càng trở lên thực dụng và vị lợi”.
Với những người đã kết hôn, việc lách luật để lấy được biển số xe không phải việc đơn giản. Theo anh Liu, anh sẽ phải ly hôn với vợ hiện tại, cưới cô vợ ‘giả’ có sở hữu biển số xe. Trả tiền cho cô này và hy vọng cô sẽ giữ lời hứa sang tên biển số. Ly dị cô ‘vợ giả’ và kết hôn lại với người ‘vợ thật’ của mình.
Nhưng anh tin rằng việc này không ảnh hưởng đến gia đình.
“Điều này sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ giữa tôi và vợ. Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt và vì thế, chuyện này sẽ không sao. Hai chúng tôi đều hiểu rằng ly hôn chỉ để có biển số xe”, anh Liu nói.
Phan Vân Phong
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc: ‘Lấy anh đi, nhà anh có cái biển số xe’
Tiêu đề này nghe có vẻ buồn cười nhưng đây là một thực tế đang ngày càng phổ biến tại Bắc Kinh, được báo Nhật báo phố Wall (WSJ) ghi lại ngày 20/3/2017. Sở hữu biển số xe ô tô trở đang thành một tiêu chuẩn hàng đầu, nếu không nói là ‘hấp dẫn nhất’ để kết hôn trong tầng lớp trung lưu sống ở thủ đô Trung Quốc.
Cùng với sự phát triển kinh tế, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc càng ngày càng giàu. Ở thủ đô Bắc Kinh, hàng ngàn người có đủ tiền mua xe, nhưng không phải ai cũng có thể đăng ký chiếc xe đó và làm biển số. May mắn sở hữu một biển số xe đã trở thành món hời khiến nhiều người ở đây mang ra trao đổi. Và vì biển số xe không thể nhượng bán, nhưng lại có thể sang tên giữa vợ hoặc chồng, nó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn hấp dẫn nhất để tìm bạn đời, và cũng nhanh không kém trở thành món hàng xa xỉ trong các cuộc cưới xin đổi chác.
Bắc Kinh áp dụng hệ thống “quay lô tô cấp biển số xe”, thực hiện 6 lần một năm. Lần gần đây nhất vào tháng 2 vừa rồi, khả năng một người đăng ký được cấp là 0,1269% theo tờ báo Mỹ.
Một người quê Tân Cương sống tại Bắc Kinh, sau ba năm “chơi lô tô toàn trượt”, đã tìm đến cách “kết hôn giả” để đạt được mong ước lái chiếc xe bốn bánh của mình trên đường phố.
“Trên mạng, rất nhiều người đang làm như thế. Rất nhiều bạn bè của tôi đã có được biển số xe theo cách này”, WSJ dẫn lời người đàn ông này nói. Anh từ chối cung cấp họ tên, và chỉ tiết lộ tên đệm mình là Liu.
Tại các diễn đàn ô tô Bắc Kinh, tràn ngập các quảng cáo mua bán biển số xe ô tô theo cách này. Theo WSJ, có khoảng 20 nhóm chat trên mạng xã hội QQ, nơi phụ nữ tìm đàn ông, và đàn ông tìm phụ nữ để kết hôn vì cái biển số xe.
Ngoài vụ kết hôn, cái giá sang tên đăng ký biển số ít nhất là từ 11.600 USD, xấp xỉ mức thu nhập bình quân năm của người dân Bắc Kinh năm 2015.
Số lượng xe hơi trên đường phố Bắc Kinh tăng gần gấp đôi từ năm 2006 và đang nhanh chóng chạm đến con số 6 triệu. Để hạn chế sự tăng trưởng này, chính quyền thành phố đã áp dụng hệ thống “quay lô tô biển số” vào năm 2011.
Chính vì thế, những người đăng ký biển số trước năm 2011, lại trở lên ‘có giá’ bất thường.
WSJ phỏng vấn một người nêu tên đệm là Tong, 35 tuổi, được cấp biển số xe năm 2010. Năm ngoái anh ta đã rời Bắc Kinh và hiện đang tìm cách kiếm tiền bằng cái biển số xe này.
Anh Tong nói anh sẵn sàng kết hôn và sang tên biển số xe của mình với giá 110.000 Nhân Dân Tệ (gần 16.000 USD), một mức giá khá cao. Nhưng anh nói mình không hề vội tìm khách hàng, vì từ giờ trở đi, xin cấp biển số chỉ có khó chứ không thể dễ hơn.
Năm 2016, Bắc Kinh tuyên bố áp đặt giới hạn số lượng xe ô tô trong thành phố là 6 triệu xe trong năm 2017 và 6,3 triệu xe năm 2020. Điều này nghĩa là số lượng xe được cấp biển số mới mỗi năm trong ba năm tới sẽ càng ngày càng ít.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên hôn nhân được sử dụng để lách luật ở Trung Quốc. Năm ngoái, hàng loạt các cặp vợ chồng sống ở Thượng Hải đãn dắt tay nhau ra tòa ly dị để lợi dụng ưu đãi của chính phủ dành cho người sở hữu nhà lần đầu.
WSJ dẫn lời Ma Chunhua, một nhà nghiên cứu tại Viện xã hội học thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định: “Hôn nhân ở Trung Quốc giờ đây ngày càng trở lên thực dụng và vị lợi”.
Với những người đã kết hôn, việc lách luật để lấy được biển số xe không phải việc đơn giản. Theo anh Liu, anh sẽ phải ly hôn với vợ hiện tại, cưới cô vợ ‘giả’ có sở hữu biển số xe. Trả tiền cho cô này và hy vọng cô sẽ giữ lời hứa sang tên biển số. Ly dị cô ‘vợ giả’ và kết hôn lại với người ‘vợ thật’ của mình.
Nhưng anh tin rằng việc này không ảnh hưởng đến gia đình.
“Điều này sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ giữa tôi và vợ. Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt và vì thế, chuyện này sẽ không sao. Hai chúng tôi đều hiểu rằng ly hôn chỉ để có biển số xe”, anh Liu nói.
Phan Vân Phong