Nhân Vật

Úc: TNS Stephen Conroy không phải là một trong số “A Few Good Men”.

Đó là trường hợp đã xảy ra với Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, phát ngôn viên đối lập về Quốc phòng. Đầu tuần qua, các số liệu về Mạng Lưới Cao Tốc Toàn Quốc (National Broadband Network)

Tiên hạ thủ vi cường. Cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công.

Không biết điều này có nằm trong binh thư của Tôn Tử hay không nhưng chúng ta đã từng thấy nó được áp dụng ở nhiều nơi và nhiều lúc khác nhau.

Các huấn luyện viên của nhiều đội túc cầu đã từng hướng dẫn cầu thủ của mình như thế. Các võ sĩ thượng đài cũng đã áp dụng chiến thuật đó. Và trên sân quần vợt, các tay vợt yếu cơ hơn cũng không ngần ngại đánh cạn láng.

Chính trường cũng không ra ngoài quy luật nói trên. Khi biết họ, hay đảng phái của họ, sắp sửa lâm nguy, các chính trị gia thường ra chiêu trước.

Có khi thành công nhưng nhiều lúc cũng đã thất bại. Và trong trường hợp thứ nhì, nỗi ê chề càng cao hơn mức độ bình thường.

Để đánh lạc hướng.

Đó là trường hợp đã xảy ra với Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, phát ngôn viên đối lập về Quốc phòng. Đầu tuần qua, các số liệu về Mạng Lưới Cao Tốc Toàn Quốc (National Broadband Network) – một đề án do ông Conroy thai nghén và được chính phủ Lao Động tiền nhiệm đề xuất – cho thấy hơn 8 tỷ đô la đã được chi dụng và chỉ có 3% của kế hoạch đã được hoàn tất.

Biết chắc chắn thế nào cũng sẽ bị chất vấn về sự kiện này, TNS Conroy ra tay phát pháo trước. Để đánh lạc hướng sang một mục tiêu khác, không liên quan gì đến đề án NBN cả. Đó là di trú và người tầm tỵ.

TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng đối lập Úc về Quốc phòng

TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng đối lập Úc về Quốc phòng

Là một cựu Tổng trưởng về Truyền thông, TNS Conroy biêt rất rõ khoảng thời gian mỗi mẫu tin hay mỗi cá nhân được truyền thông, nhất là truyền thông điện tử, chiếu cố ngày càng thu ngắn dần và chu kỳ tin tức di chuyển rất nhanh chóng.

Đặc biệt, ông hiểu cách thức để bắt được sự chú ý của giới truyền thông để ông có thể chuyển hướng sự chú mục của họ sang (hay quan trọng hơn, đi ra khỏi) một đề tài mà ông chọn lựa.

Do đó, ông Conroy đã tấn công Trung Tướng Angus Campbell, người cầm đầu chiến dịch Biên Cương Lãnh Thổ (Operation Sovereign Borders) bằng cách cáo buộc trong một buổi điều trần trước Thượng viện Liên bang là vị Tướng này đã “dính líu tới một vụ bưng bít chính trị” trong chuyện các người tầm tỵ đã nổi loạn ở trại tạm trú ở đảo Manus.

Trung tướng Angus Campbell điều trần trước Thượng viện Úc

Trung tướng Angus Campbell điều trần trước Thượng viện Úc

Sự tấn công vô trách nhiệm và hèn nhát.

Đòn tấn công này của TNS Conroy có chủ đích và đầy tính toán. Và dỉ nhiên, Trung tướng Campbell rất đau lòng.

TNS Conroy đã so sánh Trung tướng Campbell với nhân vật Đại tá Nathan Jessup trong phim A Few Good Men do tài tử Jack Nicholson thủ diễn.

Bài học vỡ lòng cùa người làm truyền thông là muốn có một nhận xét trung thực và đúng đắn, chúng ta cần phải có càng nhiều dữ kiện trong tay càng tốt. Do đó, khi lời ví von này đã tạo ra một làn sóng phẩn nộ, người viết bài đã lên internet để tải cuốn phim A Few Good Men nói trên xuống và sau đó bỏ hơn hai tiếng đồng hồ để xem cho biết.

Phim "A Few Good Men" với Jack Nicholson, Tom Cruise và Demi Moore

Phim “A Few Good Men” với Jack Nicholson, Tom Cruise và Demi Moore

Nhân vật Đại tá Jessup là chỉ huy trưởng căn cứ ở vịnh Guantanemo của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Khi một binh sĩ viết thư cho thượng cấp ở Hoa thịnh Đốn muốn trao đổi tin tức về thủ phạm của một vụ nổ súng vào đất liền Cuba với việc cho phép anh ta được thuyên chuyển về Hoa kỳ, Jessup đã ra lệnh thủ tiêu anh binh nhì này và sau đó, đã dùng đủ mọi cách để che đậy tội ác bằng cách trút vào đầu hai binh lính thuộc hạ.

Sự kiện hai quân nhân này được tòa án quân sự Hoa kỳ tha bổng về tội giết người nhưng bị sa thải ra khỏi quân ngủ nhờ tài điều tra và biện hộ khéo léo của hai luật sư quân sự do Tom Cruise và Demi Moore thủ diễn không liên quan đến bài viết này.

Ở đây, chúng ta muốn nói đến lời nhận định của TNS Conroy rằng Trung tướng Angus Campbell cũng không khác chi Đại tá Nathan Jessup là một sự tấn công vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là hèn nhát.

Được bảo vệ bởi quyền phát biểu trong nghị trường, TNS Conroy thừa biết Trung tướng Campbell sẽ không thể phản kháng bằng cách thưa ra tòa về tội mạ lỵ hay vu không.

Nhưng ngược lại, ông đại diện dân cử sẽ thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. Và trong những giờ phút đầu, chiến thuật này đã có kết quả !

Bị phản tác dụng.

Các bản tin đã tập trung vào lời so sánh của TNS Conroy, kèm theo các trích đoạn của cuốn phim thực hiện năm 1992. Sang ngày hôm sau, thứ Tư 26/2, đa số các tờ báo đã chú trọng vào câu chuyện hấp dẫn này, thay vì chú trọng đến thất bại nặng nề của cựu Tổng trưởng Conroy về NBN.

Ông Conroy hiểu rằng nếu đề tài về sự tốn kém quá mức của đề án NBN được tiếp tục đem ra bàn cãi thì thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính ông, của lảnh tụ đối lập Bill Shorten và nguy hại hơn, đến uy tín về khả năng điều hành ngân sách của Lao động.

Để tránh điều đó, TNS Conroy quyết định tấn công tư cách của một vị Trung tướng đầy kinh nghiệm và được kính trọng trong một buổi điều trần. Tuy nhiên, như bao chiến thuật sai lầm khác khi Lao động còn nắm chính quyền, chiến thuật của Conroy đã bị phản tác dụng. Những hậu quả không tiên liệu trước đã kéo đến.

Giờ chất vấn (Question Time) tại Hạ viện vào chiều thứ Tư là một sự bẻ mặt cho tài lảnh đạo của ông Bill Shorten khi ông phải ra sức biện hộ cho hành động và ngôn từ của người đồng minh trong phe nhóm Lao động ở Victoria của ông.

Ông Malcolm Turnbull, một dân biểu rất thông suốt về vấn đề truyền thông, đã không bỏ lở cơ hội để nhạo báng TNS Conroy.

Ngay cả ông Andrew Wilkie, một dân biểu độc lập thuộc đơn vị Denison, người đã từng ủng hộ bà Gillard để Lao động có thể giữ chính quyền trong nhiệm kỳ trước, cũng đưa ra một nghị quyết để khiển trách Conroy.

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie cũng bất bình với lời so sánh của TNS Conroy

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie cũng bất bình với lời so sánh của TNS Conroy

Trên phương diện cá nhân, người viết bài đã nhận được một email của một cựu sĩ quan cao cấp thuộc quân lực Hoàng gia Úc đã từng tham chiến tại Việt Nam gởi cho TNS Conroy và lảnh tụ Bill Shorten, nói rằng “Tướng Campbell hơn anh xa về tư cách nên anh không xứng đáng hiện diện trong cùng một phòng với ông ấy, đừng nói chi là lên tiếng thóa mạ ông ta”.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều lời kêu gọi TNS Conroy phải từ chức, ông TNS này chỉ rút lại lời phê bình và vẫn bình chân như vại.

Lảnh tụ đối lập cần cẩn thận.

Còn phản ứng của ông Bill Shorten thì sao ?

Một lần nữa, áp dụng chiến thuật “tấn công thay vì phòng thủ”, ông lảnh tục đối lập đã phản pháo bằng cách buộc tội ông Michael Ronaldson, Bộ truởng bộ Cựu chiến binh, là bảy năm trước đây đã gọi Tướng Ken Gillespie (nay đã về hưu) là “một kẻ hèn”.

Với lời yêu cầu của Bộ trưởng Ronaldson muốn được xem chứng cớ của lời tuyên bố đầy xúc phạm ấy, ông Bill Shorten đã không tìm thấy và bắt buộc phải quay trở lại nghị trường vài tiếng sau đó để xin lỗi ông Ronaldson. Lại thêm một sự bẻ mặt.

Trở lại câu chuyện của TNS Conroy, nếu ông này biết những lời phê bình của ông với Tướng Campbell sẽ trở thành những quả lựu đạn được ném trả về lảnh tụ Bill Shorten, ông ta cũng không cần biết đến, miễn sao lôi kéo được sự chú ý ra khỏi đề tài NBN là ông ta vui lòng.

Tuy nhiên, có một điều mà người viết bài cảm thấy trớ trêu, nếu không muốn nói là buồn cười nhất, khi TNS Conroy cáo buộc về một sự khỏa lấp, che đậy tin tức.

Nhớ lại những tháng cuối cùng của chính phủ Gillard, chúng tôi đã viết một bài đã đăng trên nhật báo Sydney Morning Herald lên tiếng báo động về dự luật của TNS Conroy về vấn đề kiểm duyệt báo chí và truyền thông. Sự phản đối chẳng những của báo giới mà còn từ công chúng vào thời điểm đó đã khiến cho dự luật phải bị thu hồi.

Một số dân biểu và thượng nghị sĩ của ba chính phủ Lao động tiền nhiệm Rudd – Gillard – Rudd vẫn tiếp tục con đường và sự nghiệp chính trị. Điều này không có gì sai, hoàn toàn dân chủ và ngoài ra còn đáng khuyến khích vì với kinh nghiệm khi nắm quyền , họ sẽ có thể giúp vào việc giám sát những hành động của chính phủ liên đảng hiện thời. Đó là vai trò của một chính đảng đối lập.

Tuy nhiên, với những người như TNS Conroy, câu hỏi cho lảnh tụ đối lập Bill Shorten là: họ đang giúp hay cản trở những nổ lực của ông để trở thành Thủ tướng ?

Bởi vì từ chuyện xảy ra trong mấy ngày qua, ai cũng thấy rõ ràng một điều là TNS Stephen Conroy KHÔNG phải là một trong số “A Few Good Men” trong quốc hội liên bang Úc.-

HƯNG VIỆT (Brisbane)
28/02/2014

http://hungvietbrisbane.wordpress.com/2014/03/04/tns-stephen-conroy-hes-not-one-of-a-few-good-men/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Úc: TNS Stephen Conroy không phải là một trong số “A Few Good Men”.

Đó là trường hợp đã xảy ra với Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, phát ngôn viên đối lập về Quốc phòng. Đầu tuần qua, các số liệu về Mạng Lưới Cao Tốc Toàn Quốc (National Broadband Network)

Tiên hạ thủ vi cường. Cách phòng thủ hữu hiệu nhất là tấn công.

Không biết điều này có nằm trong binh thư của Tôn Tử hay không nhưng chúng ta đã từng thấy nó được áp dụng ở nhiều nơi và nhiều lúc khác nhau.

Các huấn luyện viên của nhiều đội túc cầu đã từng hướng dẫn cầu thủ của mình như thế. Các võ sĩ thượng đài cũng đã áp dụng chiến thuật đó. Và trên sân quần vợt, các tay vợt yếu cơ hơn cũng không ngần ngại đánh cạn láng.

Chính trường cũng không ra ngoài quy luật nói trên. Khi biết họ, hay đảng phái của họ, sắp sửa lâm nguy, các chính trị gia thường ra chiêu trước.

Có khi thành công nhưng nhiều lúc cũng đã thất bại. Và trong trường hợp thứ nhì, nỗi ê chề càng cao hơn mức độ bình thường.

Để đánh lạc hướng.

Đó là trường hợp đã xảy ra với Thượng nghị sĩ Stephen Conroy, phát ngôn viên đối lập về Quốc phòng. Đầu tuần qua, các số liệu về Mạng Lưới Cao Tốc Toàn Quốc (National Broadband Network) – một đề án do ông Conroy thai nghén và được chính phủ Lao Động tiền nhiệm đề xuất – cho thấy hơn 8 tỷ đô la đã được chi dụng và chỉ có 3% của kế hoạch đã được hoàn tất.

Biết chắc chắn thế nào cũng sẽ bị chất vấn về sự kiện này, TNS Conroy ra tay phát pháo trước. Để đánh lạc hướng sang một mục tiêu khác, không liên quan gì đến đề án NBN cả. Đó là di trú và người tầm tỵ.

TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng đối lập Úc về Quốc phòng

TNS Stephen Conroy, Tổng trưởng đối lập Úc về Quốc phòng

Là một cựu Tổng trưởng về Truyền thông, TNS Conroy biêt rất rõ khoảng thời gian mỗi mẫu tin hay mỗi cá nhân được truyền thông, nhất là truyền thông điện tử, chiếu cố ngày càng thu ngắn dần và chu kỳ tin tức di chuyển rất nhanh chóng.

Đặc biệt, ông hiểu cách thức để bắt được sự chú ý của giới truyền thông để ông có thể chuyển hướng sự chú mục của họ sang (hay quan trọng hơn, đi ra khỏi) một đề tài mà ông chọn lựa.

Do đó, ông Conroy đã tấn công Trung Tướng Angus Campbell, người cầm đầu chiến dịch Biên Cương Lãnh Thổ (Operation Sovereign Borders) bằng cách cáo buộc trong một buổi điều trần trước Thượng viện Liên bang là vị Tướng này đã “dính líu tới một vụ bưng bít chính trị” trong chuyện các người tầm tỵ đã nổi loạn ở trại tạm trú ở đảo Manus.

Trung tướng Angus Campbell điều trần trước Thượng viện Úc

Trung tướng Angus Campbell điều trần trước Thượng viện Úc

Sự tấn công vô trách nhiệm và hèn nhát.

Đòn tấn công này của TNS Conroy có chủ đích và đầy tính toán. Và dỉ nhiên, Trung tướng Campbell rất đau lòng.

TNS Conroy đã so sánh Trung tướng Campbell với nhân vật Đại tá Nathan Jessup trong phim A Few Good Men do tài tử Jack Nicholson thủ diễn.

Bài học vỡ lòng cùa người làm truyền thông là muốn có một nhận xét trung thực và đúng đắn, chúng ta cần phải có càng nhiều dữ kiện trong tay càng tốt. Do đó, khi lời ví von này đã tạo ra một làn sóng phẩn nộ, người viết bài đã lên internet để tải cuốn phim A Few Good Men nói trên xuống và sau đó bỏ hơn hai tiếng đồng hồ để xem cho biết.

Phim "A Few Good Men" với Jack Nicholson, Tom Cruise và Demi Moore

Phim “A Few Good Men” với Jack Nicholson, Tom Cruise và Demi Moore

Nhân vật Đại tá Jessup là chỉ huy trưởng căn cứ ở vịnh Guantanemo của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Khi một binh sĩ viết thư cho thượng cấp ở Hoa thịnh Đốn muốn trao đổi tin tức về thủ phạm của một vụ nổ súng vào đất liền Cuba với việc cho phép anh ta được thuyên chuyển về Hoa kỳ, Jessup đã ra lệnh thủ tiêu anh binh nhì này và sau đó, đã dùng đủ mọi cách để che đậy tội ác bằng cách trút vào đầu hai binh lính thuộc hạ.

Sự kiện hai quân nhân này được tòa án quân sự Hoa kỳ tha bổng về tội giết người nhưng bị sa thải ra khỏi quân ngủ nhờ tài điều tra và biện hộ khéo léo của hai luật sư quân sự do Tom Cruise và Demi Moore thủ diễn không liên quan đến bài viết này.

Ở đây, chúng ta muốn nói đến lời nhận định của TNS Conroy rằng Trung tướng Angus Campbell cũng không khác chi Đại tá Nathan Jessup là một sự tấn công vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là hèn nhát.

Được bảo vệ bởi quyền phát biểu trong nghị trường, TNS Conroy thừa biết Trung tướng Campbell sẽ không thể phản kháng bằng cách thưa ra tòa về tội mạ lỵ hay vu không.

Nhưng ngược lại, ông đại diện dân cử sẽ thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. Và trong những giờ phút đầu, chiến thuật này đã có kết quả !

Bị phản tác dụng.

Các bản tin đã tập trung vào lời so sánh của TNS Conroy, kèm theo các trích đoạn của cuốn phim thực hiện năm 1992. Sang ngày hôm sau, thứ Tư 26/2, đa số các tờ báo đã chú trọng vào câu chuyện hấp dẫn này, thay vì chú trọng đến thất bại nặng nề của cựu Tổng trưởng Conroy về NBN.

Ông Conroy hiểu rằng nếu đề tài về sự tốn kém quá mức của đề án NBN được tiếp tục đem ra bàn cãi thì thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính ông, của lảnh tụ đối lập Bill Shorten và nguy hại hơn, đến uy tín về khả năng điều hành ngân sách của Lao động.

Để tránh điều đó, TNS Conroy quyết định tấn công tư cách của một vị Trung tướng đầy kinh nghiệm và được kính trọng trong một buổi điều trần. Tuy nhiên, như bao chiến thuật sai lầm khác khi Lao động còn nắm chính quyền, chiến thuật của Conroy đã bị phản tác dụng. Những hậu quả không tiên liệu trước đã kéo đến.

Giờ chất vấn (Question Time) tại Hạ viện vào chiều thứ Tư là một sự bẻ mặt cho tài lảnh đạo của ông Bill Shorten khi ông phải ra sức biện hộ cho hành động và ngôn từ của người đồng minh trong phe nhóm Lao động ở Victoria của ông.

Ông Malcolm Turnbull, một dân biểu rất thông suốt về vấn đề truyền thông, đã không bỏ lở cơ hội để nhạo báng TNS Conroy.

Ngay cả ông Andrew Wilkie, một dân biểu độc lập thuộc đơn vị Denison, người đã từng ủng hộ bà Gillard để Lao động có thể giữ chính quyền trong nhiệm kỳ trước, cũng đưa ra một nghị quyết để khiển trách Conroy.

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie cũng bất bình với lời so sánh của TNS Conroy

Dân biểu độc lập Andrew Wilkie cũng bất bình với lời so sánh của TNS Conroy

Trên phương diện cá nhân, người viết bài đã nhận được một email của một cựu sĩ quan cao cấp thuộc quân lực Hoàng gia Úc đã từng tham chiến tại Việt Nam gởi cho TNS Conroy và lảnh tụ Bill Shorten, nói rằng “Tướng Campbell hơn anh xa về tư cách nên anh không xứng đáng hiện diện trong cùng một phòng với ông ấy, đừng nói chi là lên tiếng thóa mạ ông ta”.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều lời kêu gọi TNS Conroy phải từ chức, ông TNS này chỉ rút lại lời phê bình và vẫn bình chân như vại.

Lảnh tụ đối lập cần cẩn thận.

Còn phản ứng của ông Bill Shorten thì sao ?

Một lần nữa, áp dụng chiến thuật “tấn công thay vì phòng thủ”, ông lảnh tục đối lập đã phản pháo bằng cách buộc tội ông Michael Ronaldson, Bộ truởng bộ Cựu chiến binh, là bảy năm trước đây đã gọi Tướng Ken Gillespie (nay đã về hưu) là “một kẻ hèn”.

Với lời yêu cầu của Bộ trưởng Ronaldson muốn được xem chứng cớ của lời tuyên bố đầy xúc phạm ấy, ông Bill Shorten đã không tìm thấy và bắt buộc phải quay trở lại nghị trường vài tiếng sau đó để xin lỗi ông Ronaldson. Lại thêm một sự bẻ mặt.

Trở lại câu chuyện của TNS Conroy, nếu ông này biết những lời phê bình của ông với Tướng Campbell sẽ trở thành những quả lựu đạn được ném trả về lảnh tụ Bill Shorten, ông ta cũng không cần biết đến, miễn sao lôi kéo được sự chú ý ra khỏi đề tài NBN là ông ta vui lòng.

Tuy nhiên, có một điều mà người viết bài cảm thấy trớ trêu, nếu không muốn nói là buồn cười nhất, khi TNS Conroy cáo buộc về một sự khỏa lấp, che đậy tin tức.

Nhớ lại những tháng cuối cùng của chính phủ Gillard, chúng tôi đã viết một bài đã đăng trên nhật báo Sydney Morning Herald lên tiếng báo động về dự luật của TNS Conroy về vấn đề kiểm duyệt báo chí và truyền thông. Sự phản đối chẳng những của báo giới mà còn từ công chúng vào thời điểm đó đã khiến cho dự luật phải bị thu hồi.

Một số dân biểu và thượng nghị sĩ của ba chính phủ Lao động tiền nhiệm Rudd – Gillard – Rudd vẫn tiếp tục con đường và sự nghiệp chính trị. Điều này không có gì sai, hoàn toàn dân chủ và ngoài ra còn đáng khuyến khích vì với kinh nghiệm khi nắm quyền , họ sẽ có thể giúp vào việc giám sát những hành động của chính phủ liên đảng hiện thời. Đó là vai trò của một chính đảng đối lập.

Tuy nhiên, với những người như TNS Conroy, câu hỏi cho lảnh tụ đối lập Bill Shorten là: họ đang giúp hay cản trở những nổ lực của ông để trở thành Thủ tướng ?

Bởi vì từ chuyện xảy ra trong mấy ngày qua, ai cũng thấy rõ ràng một điều là TNS Stephen Conroy KHÔNG phải là một trong số “A Few Good Men” trong quốc hội liên bang Úc.-

HƯNG VIỆT (Brisbane)
28/02/2014

http://hungvietbrisbane.wordpress.com/2014/03/04/tns-stephen-conroy-hes-not-one-of-a-few-good-men/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm