Cõi Người Ta
VẠT CỎ NON THÁNG BA - CAO MỴ NHÂN
VẠT CỎ NON THÁNG BA - CAO MỴ NHÂN
Thanh Minh
trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
(Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du)
Anh lúc nào cũng muốn tâm hồn được nghỉ
ngơi, trong một không gian bát ngát tình thân ái.
Bởi thế, hai câu thơ trong đại thi phẩm Đoạn Trường
Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du, đã khiến anh xúc động từ thủa còn niên
thiếu:
Cỏ non
xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thủa thư sinh mặt trắng ấy, anh và các
bạn ở trường Trung học kia, đã có dịp được giáo sư cho thảo luận một
ý nữa về câu 6 trên (Của thơ lục bát), rằng nhiều văn bản còn ghi câu
đó như sau:
Cỏ non
xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hai chữ "rợn" trên, và "tận"
dưới, nghĩa khác hẳn nhau. Một đằng là cỏ xanh rờn, nổi bật phía chân
trời. Còn một đằng là cỏ xanh từ chỗ đứng nào đó, trải ra xa tới
chân trời.
Anh thấy cả 2 ý đều ...hay. Thì phải ...hay
rồi, thơ cụ Nguyễn Du chứ phải thơ ...ai đâu.
May quá, thời đó, mình chưa hề đứng cạnh anh một
lần. Chứ lỡ quen anh từ thủa đó, chắc chắn mình tự ái rồi. ..,
vì thời niên thiếu ấy, mình đã xun xoe học làm thơ, nên sẽ cứ tưởng chữ
"ai" trên, anh ám chỉ mình trời ạ.
Đó cũng là mình tự biên tự diễn thôi. Chẳng
điều gì anh làm mất lòng mình cả, mà còn có vẻ ...chiều mình hơn ai, hơn bao giờ nữa.
Chao ôi một người đã hiến cả tuổi xuân
cho cuộc chiến, bảo vệ lý tưởng tự do, như anh và các chiến hữu bạn
anh. .. Mà sao mình không kính trọng, nể vì chứ.
Bây giờ cuộc chiến lại phức tạp hơn, nó đòi
hỏi anh phải tốn nhiều công sức hơn nữa, khiến đôi lúc anh mệt mỏi quá, muốn
có một không khí trong lành, một không gian tĩnh lặng, để thực sự có
lúc cần nghỉ ngơi...
Nên anh thèm được bước chân trên những
dặm cỏ xanh rờn cả trong Văn chương lẫn ngoài cuộc sống.
Anh thềm thấy lại cái khung cảnh tuyệt
vời sương khói cao nguyên, hay là mảnh vườn, thửa ruộng bên dòng sông
trong mát miền châu thổ...
Bao giờ có lại cái không khí...cổ phong,
cái chân trời bát ngát thanh bình, hoạ chăng tìm về ...thơ cổ.
Nơi đó có Nam thanh, nữ tú, vương tôn,
công tử đi dự hội "Đạp Thanh" mà Tố Như tiền bối, cũng
hơn một lần cụ phải gởi gấm nỗi lòng hoài cổ vào thơ, vì lỡ sót sa thương
nhớ triều đại cũ.
Anh đã bao lần dặn dò mình là: hãy viết những
dòng tâm sự của thời đại chúng ta, trong đại tộc Ka ki mà mình hằng ngưỡng
mộ.
Đó cũng là một phương trời huyền ảo để những
cánh hoa lạc giữa rừng gươm, hoa bướm ngày xưa, có dịp nghỉ ngơi, mơ
mộng ...
Bên cạnh đó là thơ ca trong sáng, hay
lỡ có mến thương ai...tạm được rồi, chớ có đi sâu vào tuyệt lộ tương phản...lý
luận đấu tránh, như anh xưa nay, bởi vì, chính anh cũng đã thấm mồ
hôi.
Thêm mình sốc nổi, sẽ vướng bận ...đấu trường,
mà anh thích dấn thân cáng đáng.
Biết ý anh như vậy, mình cảm thấy như là có lỗi với
chính mình, vì mình đã cam kết nhiều lần không bước ra khỏi cái cõi người
ta yên ấm, anh đã dành cho mình.
Mùa xuân cỏ non tươi mát, đang trải
thảm xanh rờn... Trong tiết thanh minh này, hãy để tâm hồn bình thản, thảnh
thơi...
Tầm mắt ngó xa hơn, thật xa, tới cuối chân mây,
đó là phương trời dĩ vãng chung của chúng ta...vô cùng yêu mến, vô cùng tự
hào, vì ở đó, chúng ta đã lớn lên, đã một thời gìn giữ, và một thời
nghẹn ngào trước hành trình lưu vong chưa kết thúc ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
VẠT CỎ NON THÁNG BA - CAO MỴ NHÂN
VẠT CỎ NON THÁNG BA - CAO MỴ NHÂN
Thanh Minh
trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
(Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du)
Anh lúc nào cũng muốn tâm hồn được nghỉ
ngơi, trong một không gian bát ngát tình thân ái.
Bởi thế, hai câu thơ trong đại thi phẩm Đoạn Trường
Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du, đã khiến anh xúc động từ thủa còn niên
thiếu:
Cỏ non
xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thủa thư sinh mặt trắng ấy, anh và các
bạn ở trường Trung học kia, đã có dịp được giáo sư cho thảo luận một
ý nữa về câu 6 trên (Của thơ lục bát), rằng nhiều văn bản còn ghi câu
đó như sau:
Cỏ non
xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hai chữ "rợn" trên, và "tận"
dưới, nghĩa khác hẳn nhau. Một đằng là cỏ xanh rờn, nổi bật phía chân
trời. Còn một đằng là cỏ xanh từ chỗ đứng nào đó, trải ra xa tới
chân trời.
Anh thấy cả 2 ý đều ...hay. Thì phải ...hay
rồi, thơ cụ Nguyễn Du chứ phải thơ ...ai đâu.
May quá, thời đó, mình chưa hề đứng cạnh anh một
lần. Chứ lỡ quen anh từ thủa đó, chắc chắn mình tự ái rồi. ..,
vì thời niên thiếu ấy, mình đã xun xoe học làm thơ, nên sẽ cứ tưởng chữ
"ai" trên, anh ám chỉ mình trời ạ.
Đó cũng là mình tự biên tự diễn thôi. Chẳng
điều gì anh làm mất lòng mình cả, mà còn có vẻ ...chiều mình hơn ai, hơn bao giờ nữa.
Chao ôi một người đã hiến cả tuổi xuân
cho cuộc chiến, bảo vệ lý tưởng tự do, như anh và các chiến hữu bạn
anh. .. Mà sao mình không kính trọng, nể vì chứ.
Bây giờ cuộc chiến lại phức tạp hơn, nó đòi
hỏi anh phải tốn nhiều công sức hơn nữa, khiến đôi lúc anh mệt mỏi quá, muốn
có một không khí trong lành, một không gian tĩnh lặng, để thực sự có
lúc cần nghỉ ngơi...
Nên anh thèm được bước chân trên những
dặm cỏ xanh rờn cả trong Văn chương lẫn ngoài cuộc sống.
Anh thềm thấy lại cái khung cảnh tuyệt
vời sương khói cao nguyên, hay là mảnh vườn, thửa ruộng bên dòng sông
trong mát miền châu thổ...
Bao giờ có lại cái không khí...cổ phong,
cái chân trời bát ngát thanh bình, hoạ chăng tìm về ...thơ cổ.
Nơi đó có Nam thanh, nữ tú, vương tôn,
công tử đi dự hội "Đạp Thanh" mà Tố Như tiền bối, cũng
hơn một lần cụ phải gởi gấm nỗi lòng hoài cổ vào thơ, vì lỡ sót sa thương
nhớ triều đại cũ.
Anh đã bao lần dặn dò mình là: hãy viết những
dòng tâm sự của thời đại chúng ta, trong đại tộc Ka ki mà mình hằng ngưỡng
mộ.
Đó cũng là một phương trời huyền ảo để những
cánh hoa lạc giữa rừng gươm, hoa bướm ngày xưa, có dịp nghỉ ngơi, mơ
mộng ...
Bên cạnh đó là thơ ca trong sáng, hay
lỡ có mến thương ai...tạm được rồi, chớ có đi sâu vào tuyệt lộ tương phản...lý
luận đấu tránh, như anh xưa nay, bởi vì, chính anh cũng đã thấm mồ
hôi.
Thêm mình sốc nổi, sẽ vướng bận ...đấu trường,
mà anh thích dấn thân cáng đáng.
Biết ý anh như vậy, mình cảm thấy như là có lỗi với
chính mình, vì mình đã cam kết nhiều lần không bước ra khỏi cái cõi người
ta yên ấm, anh đã dành cho mình.
Mùa xuân cỏ non tươi mát, đang trải
thảm xanh rờn... Trong tiết thanh minh này, hãy để tâm hồn bình thản, thảnh
thơi...
Tầm mắt ngó xa hơn, thật xa, tới cuối chân mây,
đó là phương trời dĩ vãng chung của chúng ta...vô cùng yêu mến, vô cùng tự
hào, vì ở đó, chúng ta đã lớn lên, đã một thời gìn giữ, và một thời
nghẹn ngào trước hành trình lưu vong chưa kết thúc ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)