Quán Bên Đường
Vài Hàng Gởi Anh Trìu Mến
Tôi nhận đơn vị vào những ngày cuối cùng của năm 1972.
Trải qua 10 tháng quân trường Thủ Đức, thêm một khóa Rừng Núi Sình
Lầy, bồi thêm 2 tuần lễ thực tập tại hai Tiểu Đoàn 42 và 44 Bỉệt
Động Quân, người lính biệt Động Quân chúng tôi đã tạm gọi là quen
với chiến trường và sẵn sàng chiến đấu ở khắp mọi nơi, để tiêu diệt
bọn giặc Cộng xâm lăng.
Vừa được bàn giao chức vụ trung đội trưởng trung đội Thám sát xong,
thì cũng là lúc tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân của chúng tôi được lệnh
hành quân chiếm lại Đồi 30 ở Đức Cơ, trên Quốc Lộ 19. Đương nhiên,
trung đội của tôi được . . . ưu ái cho xuất phát trước.
Mặc dù là đã làm bảnh, khoe với Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng là mình đi
bản đồ rât rành, biết rõ cách sử dụng súng M79, M 60, M 72 . . . vân
vân . . . nhưng khi dẫn trung đội lên xe GMC trực chỉ Đức Cơ, vượt
qua tuyến xuất phát, tôi vẫn . . . rung, như chưa bao giờ được rung.
Ngồi với anh tài xế, anh ta nói chuyện tía lia cái miệng (chắc là
cho tôi bớt rung) nhưng tôi thì mặt mày đăm chiêu suy nghĩ.
Bài học ở các bãi tập nó khác xa với chiến trường. Ở bãi tập, nếu
tác chiến và tấn công chưa đúng mức, cán bộ sẽ chỉ dẫn lại và cho
bạn thực tập lại lần nữa.
Nhưng ở chiến trường, làm sai là . . . đi luôn.
Không những bạn đi luôn, những người lính bên cạnh bạn cũng vì sự
sai lầm của bạn mà phải đi theo bạn. Đó là điều mà tôi lo ngại, nên
cứ suy nghĩ lung tung, đánh lô tô trong bụng.
Nhưng khi nhẩy xuống xe, bắt đầu tiến vào rừng để tới điểm tấn công,
cơn lo sợ của tôi đột nhiên biến mất, nhường chỗ cho sự tự tin, kiêu
hãnh của binh chủng. Tôi điều quân ngon lành lắm, bàn tay tôi không
đổ mồ hôi, hai chân tôi bước đi nhanh nhẹn và vững mạnh lắm.
Khi người lính thám sát đầu tiên vừa mới lọt vào chân đồi 30, trận
chiến bùng nổ một cách khốc liệt ngay lập tức. Bọn lính Bắc việt
ngay từ khi chiếm được chốt phòng thủ của anh em Địa Phương Quân,
chúng đã tổ chức canh phòng nghiêm nhặt, vì biết rằng Quân đoàn II
sẽ tấn công chiếm lại vủng đất chiến lược này. Tôi báo cáo tình hình
với Tiểu đoàn, và được lệnh im lặng tìm chỗ núp, vì pháo binh bắt
đầu bắn yểm trợ truớc. Sau sáu phát đạn, chúng tôi sẽ phải tấn công
chiếm mục tiêu liền lập tức.
Pháo binh từ căn cứ Hàm Rồng bắn yểm trợ cho chúng tôi tối đa, ngay
chóc những hầm trú ẩn của bọn chúng. Bọn bộ đội cũng kêu đại bác của
chúng bắn trả lại, chúng tôi lo tìm chỗ núp tránh đạn trước. Tôi vừa
núp vừa lo tìm vị trí những khẩu thượng liên, B40 của chúng nó đặt ở
đâu? Để trước khi xung phong chiếm mục tiêu, phải tiêu diệt những ổ
súng này trước.
Khi đại bác ngưng yểm trợ, ba người lính ở tổ tìền sát được lệnh mở
cuộc xung phong giả. Chúng tôi cùng đứng lên hô to:
“Xung Phong. Biệt Động Quân Sát . . . Sát . . . Sát”
Ba người lính vừa chạy ào lên vừa quan sát . . .
Tức thì ở hầm phía bên phải, khầu thượng liên của bọn Bắc quân bắn
ra xối xả, ba người lính Biệt Động đã nằm xuống đất an toàn, để mục
tiêu cho khẩu M60 thanh toán.
Khi tổ đại liên bắn xong, xách súng chạy tìm chỗ mới sẵn sàng yểm
trợ, thì cũng là lúc mà tôi rút khẩu cold ra hô lớn:
“Xung Phong!”
Tôi nhào lên trước, anh em ào ào theo sau. Suy nghỉ cuối cùng của
tôi trước khi nhào tới, là:
“Ở đồng trống sẽ bị pháo binh của chúng dội chết. Cứ xung phong đi,
may ra chiếm được hầm trú ẩn của bọn chúng, sẽ có đường sống.
Hơn nữa, mới cầm quân, phải ra oai, để cho anh em lính tráng . . .
nể sĩ quan mới ra trường một chút . . .”
May mắn cho tôi, khẩu thượng liên của chúng đã bị tiêu diệt, lại
thêm M 79 của chúng tôi phá được một góc hầm, chúng tôi theo đó mà
nhào vào diệt gọn đám nón cối trong hầm.
Vừa mới báo cáo là chiếm được hầm, xin ở lại phòng thủ chờ Đại đội 1
lên trợ chiến, thì ông Tiểu đoàn trưởng đã quát tháo lia lịa:
“Mày bỏ cái hầm đó mà chạy liền đi, chúng nó pháo . . . bể gáo mày
liền bây giờ đó!”
Người lính Biệt Động cuối cùng vừa kịp chạy ra phía bờ suối thì
những quả đạn 130 đã nổ lia lịa vào hầm. Chúng tôi rùng minh kinh
khiếp, chỉ cần chậm một phút thôi, trung đội đã bị nghiền nát ra như
cám.
Đêm đầu tiên ở trận tiền, im lặng một cách đáng sợ. Tôi không suy
nghĩ được bất cứ điều gì, cũng không thể nào nhắm mắt, dù chỉ là một
con mắt, để nghỉ ngơi.
Ngày hôm sau, trận chiến lại càng ác liệt hơn nữa, tiểu đoàn chúng
tôi phải chiếm cho bằng được ngọn đồi 30. Tiểu đoàn 21 và 22 Biệt
Động Quân cũng bắt đầu xung trận, tăng phái cho hai cạnh sườn của
tiểu đoàn 90.
Sau ba ngày ròng rã súng nổ thây rơi, trận chiến lắng đọng, trung
đội Thám sát của tôi được lệnh nằm im tại chỗ chờ tiếp tế. Tân binh,
đạn dược, thuốc men (bao gồm cả thuốc lá, thuốc rê) và thơ từ được
đem về phân chia cho mọi người.
Tôi không mong chờ bất cứ một lá thư, một gói quà nào ở hậu phương
cả.
Cô bạn gái của tôi ở Saigòn còn ngại ngùng chưa biết có nên làm bạn
tiếp với tôi, tiến tới làm vợ tôi hay không? Vì cô cũng ngại . . .
góa chồng sớm. Tôi cũng thông cảm cho cô.
Còn cậu mợ và anh chị em tôi, họ chỉ biết tôi lên Pleiku, chắc là sẽ
được làm việc ở văn phòng, chứ đâu có nghĩ rằng tôi đang súng ống
đầy người, đánh với bọn Bắc quân hàng ngày.
Bất ngờ, người lính truyền tin trao cho tôi một gói quà:
“Thiếu úy, có thơ từ hậu phương gởi tới đó.”
Tôi nhìn gói quà, có bao giấy hẳn hoi, rồi lại nhìn người lính,
không tin là tôi lại có thơ. Chắc là thơ gởi cho ông . . . Cố Thiếu
Úy, cựu trung đội trường Thám sát mà tôi vừa mới thay thế ổng?
Người lính lúclắc lá thơ:
“Của Thiếu uý thiệt mà! Chính Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng đưa ra đó, nói
em phải đưa tận tay cho ông Thiếu úy mới.”
Tôi cám ơn người lính, cầm lá thơ, nhưng chỉ cầm rồi đi vòng vòng,
chứ không đọc ngay, vì tôi không nghĩ là có ai biết địa chỉ KBC của
tôi mà gời.
Buổi chiều, trước khi trời tối, ăn uống xong xuôi, tôi mới tìm một
chỗ riêng mà mở gói quà ra. Gói quà gồm có một lá thơ và hai cái
kẹo. Tôi bâng khuâng mờ thư ra đọc:
VÀI HÀNG GỎI ANH TRÌU MẾN.
Kính thưa anh chiến sĩ,
Em là học sinh của trường Trung Học Chúa Cứu Thế Biên Hòa,
Nhân dịp lễ Giáng Sinh, em xin gởi tới anh chiến sĩ lời chúc:
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời,
Bình An Dưới Thế Cho Người Thế Gian.”
Học sinh chúng em cám ơn anh chiến sĩ đã phải lìa xa gia đình đi
chiến đấu ở phương xa, chống lại bọn Cộng sản xâm lược, để giữ an
ninh cho chúng em được học tập an toàn tại hậu phương.
Chúng em sẽ cầu nguyện Thiên Chúa cho anh được bình an trở về.”
Tôi vừa đọc lá thư, vừa khóc.
Bây giờ đã tới Lễ Giáng Sinh rồi hay sao?
Đời lính như tôi, làm sao mà có thì giờ để nghĩ tới hôm nay là ngày
mấy? Tháng Mấy?
Vậy mà, vẫn còn có người nghĩ đến tôi, nghĩ đến bọn lính chúng tôi,
mà gởi thơ thăm hỏi, chúc mừng Lễ Giáng Sinh cho tôi?
Lại còn cầu nguyện cho tôi được bình an trở về nữa chứ!
Lời thơ thật mộc mạc, nhưng cũng thật là chân thành của một người
học sinh không hè biết tôi là ai, nhưng biết rất rõ việc tôi đang
làm, là chiến đấu bảo vệ cho quê hương khỏi gót giầy xâm lược của
bọn Bắc quân, giữ gìn an ninh để những người học sinh được học hành
an lành tại hậu phương.
Hồi chưa đi lính, tôi cũng có nghe Cục Tâm Lý Chiến của Tổng Cục
Chiến Tranh Chính Trị có phát động phong trào “Viết Thư Cho Tiền
Tuyến”.
Mặc dù tôi biết, lá thơ này chỉ là một trong hàng trăm ngàn lá thư
mà các học sinh viết cho anh chiến sĩ.
Nhưng lá thơ đã làm cho tôi cảm động vô ngần, lá thơ đã làm cho đời
lính của tôi đáng sống, có giá trị.
Tôi đọc lại lá thơ một lần nữa, một lần nữa, rồi xếp ngay ngắn, bỏ
vào túi áo bên trái.
Tôi bóc viên kẹo, bỏ vào miệng ngậm.
Vị ngọt của dường làm cho tôi cảm thấy có thêm sức lực,
Vị ngọt của tình người trong lá thơ làm cho tôi cảm thấy thật là
hạnh phúc.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của chúng ta không chỉ nghĩ tới những
chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà còn nghĩ tới những chiến
hữu Đồng Minh đang chiến đấu sát cánh với chúng ta để bảo vệ Tự Do
cho Mìền Nam Việt Nam.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã gỏi thiệp chúc Giáng Sinh cho
các chiến sĩ của chúng ta và các chiến sĩ đồng minh nữa.
Những người lính Đồng Minh của chúng ta, khi chúc mừng Giáng Sinh
Vui Vẻ với anh em binh sĩ của họ, cũng không quên gởi thiếp chúc
mừng cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Tôi chắc rằng, một
số chiến hữu của tôi dã nhận và còn đang giữ những thiệp chúc mừng
Giáng Sinh của Đại Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng
Hành Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi còn một cái, xin đăng lên đây để
quý vị cùng thưởng lãm.
Ba mươi chín năm trời đã qua trong đời tôi kể từ ngày Giáng Sinh năm
1972 đó, nhưng cho đến nay, mỗi lần Giáng Sinh về, là tôi lại nhớ
tới đời lính của mình, nhớ tới lá thơ “Vài Hàng Gởi Anh Trìu Mến” mà
một học sinh nào đó đã viết cho tôi.
Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa của tôi đã tôn trọng tình người, tôn
trọng giáo quyền là như thế.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Cục Tâm Lý Chiến đã làm được một
công việc Tâm Lỳ Chiến thật là tuyệt vời, giữ vững tinh thần chiến
đấu của quân nhân các cấp, giữ được niềm tin vào ngày mai của toàn
dân, toàn quân.
Nhưng mọi thứ đó đã qua đi rồi, không còn ai nhắc nhở tới nữa.
Vài Hàng Gởi Anh Trìu Mến
Tôi nhận đơn vị vào những ngày cuối cùng của năm 1972.
Trải qua 10 tháng quân trường Thủ Đức, thêm một khóa Rừng Núi Sình
Lầy, bồi thêm 2 tuần lễ thực tập tại hai Tiểu Đoàn 42 và 44 Bỉệt
Động Quân, người lính biệt Động Quân chúng tôi đã tạm gọi là quen
với chiến trường và sẵn sàng chiến đấu ở khắp mọi nơi, để tiêu diệt
bọn giặc Cộng xâm lăng.
Vừa được bàn giao chức vụ trung đội trưởng trung đội Thám sát xong,
thì cũng là lúc tiểu đoàn 90 Biệt Động Quân của chúng tôi được lệnh
hành quân chiếm lại Đồi 30 ở Đức Cơ, trên Quốc Lộ 19. Đương nhiên,
trung đội của tôi được . . . ưu ái cho xuất phát trước.
Mặc dù là đã làm bảnh, khoe với Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng là mình đi
bản đồ rât rành, biết rõ cách sử dụng súng M79, M 60, M 72 . . . vân
vân . . . nhưng khi dẫn trung đội lên xe GMC trực chỉ Đức Cơ, vượt
qua tuyến xuất phát, tôi vẫn . . . rung, như chưa bao giờ được rung.
Ngồi với anh tài xế, anh ta nói chuyện tía lia cái miệng (chắc là
cho tôi bớt rung) nhưng tôi thì mặt mày đăm chiêu suy nghĩ.
Bài học ở các bãi tập nó khác xa với chiến trường. Ở bãi tập, nếu
tác chiến và tấn công chưa đúng mức, cán bộ sẽ chỉ dẫn lại và cho
bạn thực tập lại lần nữa.
Nhưng ở chiến trường, làm sai là . . . đi luôn.
Không những bạn đi luôn, những người lính bên cạnh bạn cũng vì sự
sai lầm của bạn mà phải đi theo bạn. Đó là điều mà tôi lo ngại, nên
cứ suy nghĩ lung tung, đánh lô tô trong bụng.
Nhưng khi nhẩy xuống xe, bắt đầu tiến vào rừng để tới điểm tấn công,
cơn lo sợ của tôi đột nhiên biến mất, nhường chỗ cho sự tự tin, kiêu
hãnh của binh chủng. Tôi điều quân ngon lành lắm, bàn tay tôi không
đổ mồ hôi, hai chân tôi bước đi nhanh nhẹn và vững mạnh lắm.
Khi người lính thám sát đầu tiên vừa mới lọt vào chân đồi 30, trận
chiến bùng nổ một cách khốc liệt ngay lập tức. Bọn lính Bắc việt
ngay từ khi chiếm được chốt phòng thủ của anh em Địa Phương Quân,
chúng đã tổ chức canh phòng nghiêm nhặt, vì biết rằng Quân đoàn II
sẽ tấn công chiếm lại vủng đất chiến lược này. Tôi báo cáo tình hình
với Tiểu đoàn, và được lệnh im lặng tìm chỗ núp, vì pháo binh bắt
đầu bắn yểm trợ truớc. Sau sáu phát đạn, chúng tôi sẽ phải tấn công
chiếm mục tiêu liền lập tức.
Pháo binh từ căn cứ Hàm Rồng bắn yểm trợ cho chúng tôi tối đa, ngay
chóc những hầm trú ẩn của bọn chúng. Bọn bộ đội cũng kêu đại bác của
chúng bắn trả lại, chúng tôi lo tìm chỗ núp tránh đạn trước. Tôi vừa
núp vừa lo tìm vị trí những khẩu thượng liên, B40 của chúng nó đặt ở
đâu? Để trước khi xung phong chiếm mục tiêu, phải tiêu diệt những ổ
súng này trước.
Khi đại bác ngưng yểm trợ, ba người lính ở tổ tìền sát được lệnh mở
cuộc xung phong giả. Chúng tôi cùng đứng lên hô to:
“Xung Phong. Biệt Động Quân Sát . . . Sát . . . Sát”
Ba người lính vừa chạy ào lên vừa quan sát . . .
Tức thì ở hầm phía bên phải, khầu thượng liên của bọn Bắc quân bắn
ra xối xả, ba người lính Biệt Động đã nằm xuống đất an toàn, để mục
tiêu cho khẩu M60 thanh toán.
Khi tổ đại liên bắn xong, xách súng chạy tìm chỗ mới sẵn sàng yểm
trợ, thì cũng là lúc mà tôi rút khẩu cold ra hô lớn:
“Xung Phong!”
Tôi nhào lên trước, anh em ào ào theo sau. Suy nghỉ cuối cùng của
tôi trước khi nhào tới, là:
“Ở đồng trống sẽ bị pháo binh của chúng dội chết. Cứ xung phong đi,
may ra chiếm được hầm trú ẩn của bọn chúng, sẽ có đường sống.
Hơn nữa, mới cầm quân, phải ra oai, để cho anh em lính tráng . . .
nể sĩ quan mới ra trường một chút . . .”
May mắn cho tôi, khẩu thượng liên của chúng đã bị tiêu diệt, lại
thêm M 79 của chúng tôi phá được một góc hầm, chúng tôi theo đó mà
nhào vào diệt gọn đám nón cối trong hầm.
Vừa mới báo cáo là chiếm được hầm, xin ở lại phòng thủ chờ Đại đội 1
lên trợ chiến, thì ông Tiểu đoàn trưởng đã quát tháo lia lịa:
“Mày bỏ cái hầm đó mà chạy liền đi, chúng nó pháo . . . bể gáo mày
liền bây giờ đó!”
Người lính Biệt Động cuối cùng vừa kịp chạy ra phía bờ suối thì
những quả đạn 130 đã nổ lia lịa vào hầm. Chúng tôi rùng minh kinh
khiếp, chỉ cần chậm một phút thôi, trung đội đã bị nghiền nát ra như
cám.
Đêm đầu tiên ở trận tiền, im lặng một cách đáng sợ. Tôi không suy
nghĩ được bất cứ điều gì, cũng không thể nào nhắm mắt, dù chỉ là một
con mắt, để nghỉ ngơi.
Ngày hôm sau, trận chiến lại càng ác liệt hơn nữa, tiểu đoàn chúng
tôi phải chiếm cho bằng được ngọn đồi 30. Tiểu đoàn 21 và 22 Biệt
Động Quân cũng bắt đầu xung trận, tăng phái cho hai cạnh sườn của
tiểu đoàn 90.
Sau ba ngày ròng rã súng nổ thây rơi, trận chiến lắng đọng, trung
đội Thám sát của tôi được lệnh nằm im tại chỗ chờ tiếp tế. Tân binh,
đạn dược, thuốc men (bao gồm cả thuốc lá, thuốc rê) và thơ từ được
đem về phân chia cho mọi người.
Tôi không mong chờ bất cứ một lá thư, một gói quà nào ở hậu phương
cả.
Cô bạn gái của tôi ở Saigòn còn ngại ngùng chưa biết có nên làm bạn
tiếp với tôi, tiến tới làm vợ tôi hay không? Vì cô cũng ngại . . .
góa chồng sớm. Tôi cũng thông cảm cho cô.
Còn cậu mợ và anh chị em tôi, họ chỉ biết tôi lên Pleiku, chắc là sẽ
được làm việc ở văn phòng, chứ đâu có nghĩ rằng tôi đang súng ống
đầy người, đánh với bọn Bắc quân hàng ngày.
Bất ngờ, người lính truyền tin trao cho tôi một gói quà:
“Thiếu úy, có thơ từ hậu phương gởi tới đó.”
Tôi nhìn gói quà, có bao giấy hẳn hoi, rồi lại nhìn người lính,
không tin là tôi lại có thơ. Chắc là thơ gởi cho ông . . . Cố Thiếu
Úy, cựu trung đội trường Thám sát mà tôi vừa mới thay thế ổng?
Người lính lúclắc lá thơ:
“Của Thiếu uý thiệt mà! Chính Đại úy Tiểu Đoàn Trưởng đưa ra đó, nói
em phải đưa tận tay cho ông Thiếu úy mới.”
Tôi cám ơn người lính, cầm lá thơ, nhưng chỉ cầm rồi đi vòng vòng,
chứ không đọc ngay, vì tôi không nghĩ là có ai biết địa chỉ KBC của
tôi mà gời.
Buổi chiều, trước khi trời tối, ăn uống xong xuôi, tôi mới tìm một
chỗ riêng mà mở gói quà ra. Gói quà gồm có một lá thơ và hai cái
kẹo. Tôi bâng khuâng mờ thư ra đọc:
VÀI HÀNG GỎI ANH TRÌU MẾN.
Kính thưa anh chiến sĩ,
Em là học sinh của trường Trung Học Chúa Cứu Thế Biên Hòa,
Nhân dịp lễ Giáng Sinh, em xin gởi tới anh chiến sĩ lời chúc:
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời,
Bình An Dưới Thế Cho Người Thế Gian.”
Học sinh chúng em cám ơn anh chiến sĩ đã phải lìa xa gia đình đi
chiến đấu ở phương xa, chống lại bọn Cộng sản xâm lược, để giữ an
ninh cho chúng em được học tập an toàn tại hậu phương.
Chúng em sẽ cầu nguyện Thiên Chúa cho anh được bình an trở về.”
Tôi vừa đọc lá thư, vừa khóc.
Bây giờ đã tới Lễ Giáng Sinh rồi hay sao?
Đời lính như tôi, làm sao mà có thì giờ để nghĩ tới hôm nay là ngày
mấy? Tháng Mấy?
Vậy mà, vẫn còn có người nghĩ đến tôi, nghĩ đến bọn lính chúng tôi,
mà gởi thơ thăm hỏi, chúc mừng Lễ Giáng Sinh cho tôi?
Lại còn cầu nguyện cho tôi được bình an trở về nữa chứ!
Lời thơ thật mộc mạc, nhưng cũng thật là chân thành của một người
học sinh không hè biết tôi là ai, nhưng biết rất rõ việc tôi đang
làm, là chiến đấu bảo vệ cho quê hương khỏi gót giầy xâm lược của
bọn Bắc quân, giữ gìn an ninh để những người học sinh được học hành
an lành tại hậu phương.
Hồi chưa đi lính, tôi cũng có nghe Cục Tâm Lý Chiến của Tổng Cục
Chiến Tranh Chính Trị có phát động phong trào “Viết Thư Cho Tiền
Tuyến”.
Mặc dù tôi biết, lá thơ này chỉ là một trong hàng trăm ngàn lá thư
mà các học sinh viết cho anh chiến sĩ.
Nhưng lá thơ đã làm cho tôi cảm động vô ngần, lá thơ đã làm cho đời
lính của tôi đáng sống, có giá trị.
Tôi đọc lại lá thơ một lần nữa, một lần nữa, rồi xếp ngay ngắn, bỏ
vào túi áo bên trái.
Tôi bóc viên kẹo, bỏ vào miệng ngậm.
Vị ngọt của dường làm cho tôi cảm thấy có thêm sức lực,
Vị ngọt của tình người trong lá thơ làm cho tôi cảm thấy thật là
hạnh phúc.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của chúng ta không chỉ nghĩ tới những
chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà còn nghĩ tới những chiến
hữu Đồng Minh đang chiến đấu sát cánh với chúng ta để bảo vệ Tự Do
cho Mìền Nam Việt Nam.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã gỏi thiệp chúc Giáng Sinh cho
các chiến sĩ của chúng ta và các chiến sĩ đồng minh nữa.
Những người lính Đồng Minh của chúng ta, khi chúc mừng Giáng Sinh
Vui Vẻ với anh em binh sĩ của họ, cũng không quên gởi thiếp chúc
mừng cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Tôi chắc rằng, một
số chiến hữu của tôi dã nhận và còn đang giữ những thiệp chúc mừng
Giáng Sinh của Đại Tướng William Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng
Hành Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi còn một cái, xin đăng lên đây để
quý vị cùng thưởng lãm.
Ba mươi chín năm trời đã qua trong đời tôi kể từ ngày Giáng Sinh năm
1972 đó, nhưng cho đến nay, mỗi lần Giáng Sinh về, là tôi lại nhớ
tới đời lính của mình, nhớ tới lá thơ “Vài Hàng Gởi Anh Trìu Mến” mà
một học sinh nào đó đã viết cho tôi.
Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa của tôi đã tôn trọng tình người, tôn
trọng giáo quyền là như thế.
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Cục Tâm Lý Chiến đã làm được một
công việc Tâm Lỳ Chiến thật là tuyệt vời, giữ vững tinh thần chiến
đấu của quân nhân các cấp, giữ được niềm tin vào ngày mai của toàn
dân, toàn quân.
Nhưng mọi thứ đó đã qua đi rồi, không còn ai nhắc nhở tới nữa.