Cõi Người Ta
Vài ý kiến về chuyện BS Bùi duy Tâm, mở trường Đại Học Y Tân Tạo - BS Phùng văn Hạnh
5 giờ chiều chủ nhật ngày 7 /9/2014, hơn 300 môn sinh cũ và mới từ các trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Huế, Minh Đức, TP HCM, Tân Tạo cùng các cựu sinh viên Đại học Nông Lâm Súc
BS Phùng văn Hạnh
Đúng 5 giờ 30, tiếng trống nổi lên. Trong bộ áo dài trắng lộng lẫy, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lài bước ra sân khấu cất tiếng:
Tiếp
theo là các cựu sinh viên Y Sài Gòn và Y Dược TP.HCM, nhiều vị
tóc đã bạc phơ. GS.TS. Phạm Nguyễn Vinh, Giám Đốc chuyên môn BV Tim
Mạch Tâm Đức và GS.TS. Lê Quang Nghĩa, Cố Vấn BV Bình Dân phát biểu nhắc lại các kỷ niệm xưa với Thầy Tâm khi họ còn là sinh viên.
Song Phương chuyển
BS Phùng văn Hạnh
Hoan hô Bác sĩ Bùi duy Tâm
mở Đại Học Tân Tạo Long AN
Họ Bùi có nghĩa không quần áo
thì lấy tiền đâu để tạo thành ?
Sao chẳng khai báo cho thật thà
thì lấy tiền đâu để tạo thành ?
Sao chẳng khai báo cho thật thà
tài chánh cung cấp bởi “đại gia”
Duy Tâm chỉ lấy lòng phụ trách
thực hiện chương trình “họ” đề ra
Họ Bùi có ngỏ lời ngợi ca
Chiến tích Cộng Sản thường ba hoa
“Đánh Tây đuổi Mỹ”, bao tang tóc
trong khi Thái, Mã, Indoxia
ngày nay tân tiến hơn nước Việt
nhờ giành độc lập trong ôn hòa
Giáo sư Tâm, “Việt kiều yêu nước”
Cơ hội vang danh không bỏ qua
Vừa mở Đại Hội mừng sinh nhật
rầm rộ vái nhau giữa gà nhà
3 giờ tâm sự không ngơi nghỉ
cả ruột chữ nghĩa trưng bày ra
Tự cho mình hề, đúng ý nghĩa
Trí thức oằn lưng thấy xót xa!
BS Phùng văn Hạnh
----------------------------------------------------
Lễ Bát Tuần Thượng Thọ
GS. Bùi Duy Tâm
Khoa Trưởng Đại học Y khoa Tân Tạo
Chủ nhật 07 tháng 9 năm 2014
(5-9PM)
Hội trường Canary, Đại Học Tân Tạo
5
giờ chiều chủ nhật ngày 7 /9/2014, hơn 300 môn sinh cũ và mới
từ các trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Huế, Minh Đức, TP HCM, Tân
Tạo cùng các cựu sinh viên Đại học Nông Lâm Súc và các đoàn
viên Phong trào Thanh niên Văn hóa Gió Khơi từ khắp nơi trong
cũng như ngoài nước, đã họp mặt tại Hội trường Canary, Đại học
Tân Tạo để mừng Thầy Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm vừa tròn Bát Tuần
Thượng Thọ (Thầy sinh ngày 08/09/ 1934 năm Giáp Tuất.)
Từ
các em sinh viên tuổi mười tám đôi mươi mới bước chân vào
trường Y, cho đến các vị Bác Sĩ, Giám Đốc, Giáo Sư, Khoa
Trưởng, Hiệu Trưởng, nhiều người đã đến tuổi cổ lai hy, ai nấy
mừng rỡ hân hoan vây quanh ông Thầy tuổi tám mươi, ríu rít nhắc
lại chuyện ngày xưa và luôn hỏi: “Thầy còn nhớ em không?” Một
quang cảnh rộn ràng đầm ấm trong tinh thần “Tôn sư , Trọng đạo”
thật hiếm có trong thời buổi nay.
Đúng 5 giờ 30, tiếng trống nổi lên. Trong bộ áo dài trắng lộng lẫy, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lài bước ra sân khấu cất tiếng:
“Thay
mặt bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị và Hiệu
Trưởng Đại Học Tân Tạo, tôi xin long trọng tuyên bố khai lễ Bát
Tuần Thượng Thọ của Giáo Sư Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm.”
Nhạc
“Happy Birthday”nổi dậy, cử tọa hân hoan ca vang “Happy Birthday to
Bùi Duy Tâm.” Thầy Bùi Duy Tâm trong bộ quốc phục, bước chân vững
mạnh tiến ra sân khấu, nắm hai tay giơ cao chào cử tọa trong
tiếng vỗ tay hò reo: Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tâm!
Hề Bùi Duy Tâm
Thầy bắt đầu ngay bằng một giọng khôi hài cố hữu:
"Các
bạn ơi, khi lọt lòng Mẹ tôi đâu có Happy mà đã chào đời bằng
tiếng khóc oa oa, khóc cho nhân tình thế thái, cho cuộc đời dâu
bể phù du. Bây giờ 80, sắp ra đi nên mới mỉm cười đây. Dù đã
nghe vang xa xa tiếng gọi Càn Khôn, dù còn một ngày, ta hãy vui
lên, nhất là ngày hôm nay."
Rồi Thầy ca vang:
"Nếu phải rời xa nơi thế gian này,
Còn một ngày vui muôn nỗi vui."
Thầy nói:" Cuộc đời là một hý trường và tôi là một anh Hề
thì xin xưng danh nhé! Tôi họ BÙI thường bướng bỉnh nên chẳng
bao giờ được làm vua như các họ khác: Đinh Lê Lý Trần Nguyễn. Chữ
BÙI gồm có chữ PHI (không) ở trên và chữ Y (quần áo) ở dưới,
tóm lại là không có áo quần hay "khố rách áo ôm". DUY TÂM là chỉ có một tấm lòng. "Chỉ cần có một Tấm Lòng, làm việc gì cũng chẳng hề sai".
Quê cha tôi ở Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân, một làng nhỏ bé ngay
cạnh Lam Kinh, mỗi lần vua Lê Lợi đi qua, dân làng cùng ra bái
lạy nên vua ban cho tên làng là Bái Đô. Ông nội tôi làm nghề
buôn gỗ trên rừng rồi thả xuống sông Mã, sông Chu cho trôi về
xuôi. Bố tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ rất sớm, được một người Pháp
nhận làm con nuôi mang sang Pháp cho ăn học đến năm 25 tuổi về
VN cưới Mẹ tôi, lúc đó là một nữ sinh 19 tuổi năm thứ
hai trường Đồng Khánh. Quê ngoại tôi ở làng Hành Thiện, huyện Xuân
Trường, Nam Định. Người ta thường nói "Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện".
Hai làng này nổi tiếng là hai cái nôi của Khoa Bảng và Cách
Mạng. Làng Cổ Am có anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Làng Hành
Thiện có nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền (người viết đề tựa
cuốn "Bản Án Thực Dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc) và Tổng Bí Thư
Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Ông Khu, ông Truyền và Mẹ tôi cùng
thuộc một gia đình đại khoa bảng của Hành Thiện.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, học trường Sinh Từ, Chu Văn
An, Đại Học Y Hà Nội đến năm thứ hai thì đất nước chia đôi, tôi
phải xa Hà Nội năm 20 tuổi (1954) khi vừa biết yêu.
Rồi Thầy hát:
"Tôi xa Hà Nội năm 20 tuổi khi vừa biết yêu,
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương ngày tháng trôi theo mây chiều,
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa."
Thầy nói: "Vào Sài Gòn là nơi hoa lệ nhưng là đất khách quê người" rồi Thầy hát:
"Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui,
Nhưng riêng một người tâm tư sầu lắng, đi trong bùi ngùi…"
Thầy
nói:"Tôi phải dời nơi chôn rau cắt rốn, xa cha mẹ các em để vào Nam
theo một người con gái tôi yêu sau này là vợ tôi." rồi Thầy hát:
"Sài Gòn ơi, mộng với cao tay hơn trời!
Tôi hái hoa tiên dâng người, mong ước cho nên đẹp đôi"
Thầy nói: "Tôi lập gia đình, tiếp tục học Y Khoa Sài Gòn, tốt
nghiệp Bác Sĩ, sang Mỹ du học. Tôi là người VN đầu tiên đậu Tiến
Sĩ Y Khoa bên Mỹ (Đại Học California tại San Francisco), về
nước dạy trường Đại Học Nông Lâm Súc năm 1964 vì thích trồng
cây trên rừng, cấy lúa trong ruộng và bắt cá dưới biển. Tôi đưa
sinh viên đi lập trang trại trên cao nguyên Bảo Lộc, tham quan
các hải đảo nhất là đảo Bình Ba trong vịnh Cam Ranh và thăm tù
nhân ngoài Côn Đảo. Ngay lúc bấy giờ tôi đã ý thức được giá trị
chiến lược của Biển Đảo. Năm 1965 tôi nhận chức Giáo Sư Chủ Nhiệm
Sinh Hóa Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Và cùng với sinh viên hai trường Nông
Lâm Súc và Y Khoa Sài Gòn, tôi thành lập phong trào thanh niên
văn hóa Gió Khơi."
Thầy mời các cựu sinh viên Đại Học NLS và đoàn viên Gió Khơi
lên sân khấu và tiếp tục nói: "Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử
có nói đến cá Côn hay Kình Ngư là loài lớn nhất dưới biển, hóa
thành chim Bằng cánh dang ra rộng cả ngàn dặm, mỗi lần bay phải
cất cánh lên chín tầng mây. Loài sẻ đồng cười nhạo: "Làm chi
phải vất vả vậy, chúng tớ chỉ cần lách tách bay từ cành nọ cành
kia, thật dễ dàng." Chim Bằng nói:
"
Nhà ngươi chỉ cần nhặt cái rơm cái rác, bụng đã phúng phính,
tiểu nhân đắc chí, tung tăng cành nọ cành kia. Ta đây phải cất
cánh lên chín tầng mây, nương trận Gió Khơi mới đủ sức nâng
cánh để bay một mạch từ biển Bắc xuống biển Nam. Loài sẻ đồng
tiểu nhân sao hiểu nổi Chí Lớn của Chim Bằng." Tôi lấy tên Gió Khơi, ý muốn xây dựng một phong trào Thanh Niên Văn Hóa cho trí thức hào kiệt trong thiên hạ mượn sức Gió nâng cánh bay xa bay cao ra Khơi. Phong
trào Gió Khơi ra đời năm 1965, thời gian Mỹ ào ạt đổ quân vào
VN với bom đạn cày phá quê hương và văn hóa dân tộc. Gió Khơi
chủ trương dựng lại một thế hệ Thanh Niên lành mạnh, biết gìn
giữ gốc văn hóa dân tộc để sau cơn bão tố chiến tranh, còn có cơ
sở cho cuộc kiến thiết một nước VN truyền thống và hiện đại."
Thầy lại cất tiếng ca cùng với BS. Lê Hồng Chí (xuất thân Y Khoa
Sài Gòn, từ Mỹ qua dự) và KS. Huỳnh Văn Hoàn (xuất thân ĐH Nông
Lâm Súc), cả hai là Phó Chủ Tịch, cánh tay mặt, tay trái
của Thầy trong PT Gió Khơi:
"Căng buồm ta ra khơi những đêm trăng sáng mơ màng,
Trên đại dương bát ngát Gió Khơi vùng vẫy anh hào,
Kình Ngư dưới đáy biển ấy đoàn Gió Khơi,
Ngàn mây tung Cánh Bằng chính đoàn Gió Khơi…"
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Vài ý kiến về chuyện BS Bùi duy Tâm, mở trường Đại Học Y Tân Tạo - BS Phùng văn Hạnh
5 giờ chiều chủ nhật ngày 7 /9/2014, hơn 300 môn sinh cũ và mới từ các trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Huế, Minh Đức, TP HCM, Tân Tạo cùng các cựu sinh viên Đại học Nông Lâm Súc
BS Phùng văn Hạnh
Đúng 5 giờ 30, tiếng trống nổi lên. Trong bộ áo dài trắng lộng lẫy, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lài bước ra sân khấu cất tiếng:
Tiếp
theo là các cựu sinh viên Y Sài Gòn và Y Dược TP.HCM, nhiều vị
tóc đã bạc phơ. GS.TS. Phạm Nguyễn Vinh, Giám Đốc chuyên môn BV Tim
Mạch Tâm Đức và GS.TS. Lê Quang Nghĩa, Cố Vấn BV Bình Dân phát biểu nhắc lại các kỷ niệm xưa với Thầy Tâm khi họ còn là sinh viên.
Song Phương chuyển
Hoan hô Bác sĩ Bùi duy Tâm
mở Đại Học Tân Tạo Long AN
Họ Bùi có nghĩa không quần áo
thì lấy tiền đâu để tạo thành ?
Sao chẳng khai báo cho thật thà
thì lấy tiền đâu để tạo thành ?
Sao chẳng khai báo cho thật thà
tài chánh cung cấp bởi “đại gia”
Duy Tâm chỉ lấy lòng phụ trách
thực hiện chương trình “họ” đề ra
Họ Bùi có ngỏ lời ngợi ca
Chiến tích Cộng Sản thường ba hoa
“Đánh Tây đuổi Mỹ”, bao tang tóc
trong khi Thái, Mã, Indoxia
ngày nay tân tiến hơn nước Việt
nhờ giành độc lập trong ôn hòa
Giáo sư Tâm, “Việt kiều yêu nước”
Cơ hội vang danh không bỏ qua
Vừa mở Đại Hội mừng sinh nhật
rầm rộ vái nhau giữa gà nhà
3 giờ tâm sự không ngơi nghỉ
cả ruột chữ nghĩa trưng bày ra
Tự cho mình hề, đúng ý nghĩa
Trí thức oằn lưng thấy xót xa!
BS Phùng văn Hạnh
----------------------------------------------------
Lễ Bát Tuần Thượng Thọ
GS. Bùi Duy Tâm
Khoa Trưởng Đại học Y khoa Tân Tạo
Chủ nhật 07 tháng 9 năm 2014
(5-9PM)
Hội trường Canary, Đại Học Tân Tạo
5
giờ chiều chủ nhật ngày 7 /9/2014, hơn 300 môn sinh cũ và mới
từ các trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Huế, Minh Đức, TP HCM, Tân
Tạo cùng các cựu sinh viên Đại học Nông Lâm Súc và các đoàn
viên Phong trào Thanh niên Văn hóa Gió Khơi từ khắp nơi trong
cũng như ngoài nước, đã họp mặt tại Hội trường Canary, Đại học
Tân Tạo để mừng Thầy Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm vừa tròn Bát Tuần
Thượng Thọ (Thầy sinh ngày 08/09/ 1934 năm Giáp Tuất.)
Từ
các em sinh viên tuổi mười tám đôi mươi mới bước chân vào
trường Y, cho đến các vị Bác Sĩ, Giám Đốc, Giáo Sư, Khoa
Trưởng, Hiệu Trưởng, nhiều người đã đến tuổi cổ lai hy, ai nấy
mừng rỡ hân hoan vây quanh ông Thầy tuổi tám mươi, ríu rít nhắc
lại chuyện ngày xưa và luôn hỏi: “Thầy còn nhớ em không?” Một
quang cảnh rộn ràng đầm ấm trong tinh thần “Tôn sư , Trọng đạo”
thật hiếm có trong thời buổi nay.
Đúng 5 giờ 30, tiếng trống nổi lên. Trong bộ áo dài trắng lộng lẫy, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lài bước ra sân khấu cất tiếng:
“Thay
mặt bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị và Hiệu
Trưởng Đại Học Tân Tạo, tôi xin long trọng tuyên bố khai lễ Bát
Tuần Thượng Thọ của Giáo Sư Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm.”
Nhạc
“Happy Birthday”nổi dậy, cử tọa hân hoan ca vang “Happy Birthday to
Bùi Duy Tâm.” Thầy Bùi Duy Tâm trong bộ quốc phục, bước chân vững
mạnh tiến ra sân khấu, nắm hai tay giơ cao chào cử tọa trong
tiếng vỗ tay hò reo: Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tâm!
Hề Bùi Duy Tâm
Thầy bắt đầu ngay bằng một giọng khôi hài cố hữu:
"Các
bạn ơi, khi lọt lòng Mẹ tôi đâu có Happy mà đã chào đời bằng
tiếng khóc oa oa, khóc cho nhân tình thế thái, cho cuộc đời dâu
bể phù du. Bây giờ 80, sắp ra đi nên mới mỉm cười đây. Dù đã
nghe vang xa xa tiếng gọi Càn Khôn, dù còn một ngày, ta hãy vui
lên, nhất là ngày hôm nay."
Rồi Thầy ca vang:
"Nếu phải rời xa nơi thế gian này,
Còn một ngày vui muôn nỗi vui."
Thầy nói:" Cuộc đời là một hý trường và tôi là một anh Hề
thì xin xưng danh nhé! Tôi họ BÙI thường bướng bỉnh nên chẳng
bao giờ được làm vua như các họ khác: Đinh Lê Lý Trần Nguyễn. Chữ
BÙI gồm có chữ PHI (không) ở trên và chữ Y (quần áo) ở dưới,
tóm lại là không có áo quần hay "khố rách áo ôm". DUY TÂM là chỉ có một tấm lòng. "Chỉ cần có một Tấm Lòng, làm việc gì cũng chẳng hề sai".
Quê cha tôi ở Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân, một làng nhỏ bé ngay
cạnh Lam Kinh, mỗi lần vua Lê Lợi đi qua, dân làng cùng ra bái
lạy nên vua ban cho tên làng là Bái Đô. Ông nội tôi làm nghề
buôn gỗ trên rừng rồi thả xuống sông Mã, sông Chu cho trôi về
xuôi. Bố tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ rất sớm, được một người Pháp
nhận làm con nuôi mang sang Pháp cho ăn học đến năm 25 tuổi về
VN cưới Mẹ tôi, lúc đó là một nữ sinh 19 tuổi năm thứ
hai trường Đồng Khánh. Quê ngoại tôi ở làng Hành Thiện, huyện Xuân
Trường, Nam Định. Người ta thường nói "Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện".
Hai làng này nổi tiếng là hai cái nôi của Khoa Bảng và Cách
Mạng. Làng Cổ Am có anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thái Học. Làng Hành
Thiện có nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền (người viết đề tựa
cuốn "Bản Án Thực Dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc) và Tổng Bí Thư
Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Ông Khu, ông Truyền và Mẹ tôi cùng
thuộc một gia đình đại khoa bảng của Hành Thiện.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, học trường Sinh Từ, Chu Văn
An, Đại Học Y Hà Nội đến năm thứ hai thì đất nước chia đôi, tôi
phải xa Hà Nội năm 20 tuổi (1954) khi vừa biết yêu.
Rồi Thầy hát:
"Tôi xa Hà Nội năm 20 tuổi khi vừa biết yêu,
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương ngày tháng trôi theo mây chiều,
Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa."
Thầy nói: "Vào Sài Gòn là nơi hoa lệ nhưng là đất khách quê người" rồi Thầy hát:
"Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui,
Nhưng riêng một người tâm tư sầu lắng, đi trong bùi ngùi…"
Thầy
nói:"Tôi phải dời nơi chôn rau cắt rốn, xa cha mẹ các em để vào Nam
theo một người con gái tôi yêu sau này là vợ tôi." rồi Thầy hát:
"Sài Gòn ơi, mộng với cao tay hơn trời!
Tôi hái hoa tiên dâng người, mong ước cho nên đẹp đôi"
Thầy nói: "Tôi lập gia đình, tiếp tục học Y Khoa Sài Gòn, tốt
nghiệp Bác Sĩ, sang Mỹ du học. Tôi là người VN đầu tiên đậu Tiến
Sĩ Y Khoa bên Mỹ (Đại Học California tại San Francisco), về
nước dạy trường Đại Học Nông Lâm Súc năm 1964 vì thích trồng
cây trên rừng, cấy lúa trong ruộng và bắt cá dưới biển. Tôi đưa
sinh viên đi lập trang trại trên cao nguyên Bảo Lộc, tham quan
các hải đảo nhất là đảo Bình Ba trong vịnh Cam Ranh và thăm tù
nhân ngoài Côn Đảo. Ngay lúc bấy giờ tôi đã ý thức được giá trị
chiến lược của Biển Đảo. Năm 1965 tôi nhận chức Giáo Sư Chủ Nhiệm
Sinh Hóa Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Và cùng với sinh viên hai trường Nông
Lâm Súc và Y Khoa Sài Gòn, tôi thành lập phong trào thanh niên
văn hóa Gió Khơi."
Thầy mời các cựu sinh viên Đại Học NLS và đoàn viên Gió Khơi
lên sân khấu và tiếp tục nói: "Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử
có nói đến cá Côn hay Kình Ngư là loài lớn nhất dưới biển, hóa
thành chim Bằng cánh dang ra rộng cả ngàn dặm, mỗi lần bay phải
cất cánh lên chín tầng mây. Loài sẻ đồng cười nhạo: "Làm chi
phải vất vả vậy, chúng tớ chỉ cần lách tách bay từ cành nọ cành
kia, thật dễ dàng." Chim Bằng nói:
"
Nhà ngươi chỉ cần nhặt cái rơm cái rác, bụng đã phúng phính,
tiểu nhân đắc chí, tung tăng cành nọ cành kia. Ta đây phải cất
cánh lên chín tầng mây, nương trận Gió Khơi mới đủ sức nâng
cánh để bay một mạch từ biển Bắc xuống biển Nam. Loài sẻ đồng
tiểu nhân sao hiểu nổi Chí Lớn của Chim Bằng." Tôi lấy tên Gió Khơi, ý muốn xây dựng một phong trào Thanh Niên Văn Hóa cho trí thức hào kiệt trong thiên hạ mượn sức Gió nâng cánh bay xa bay cao ra Khơi. Phong
trào Gió Khơi ra đời năm 1965, thời gian Mỹ ào ạt đổ quân vào
VN với bom đạn cày phá quê hương và văn hóa dân tộc. Gió Khơi
chủ trương dựng lại một thế hệ Thanh Niên lành mạnh, biết gìn
giữ gốc văn hóa dân tộc để sau cơn bão tố chiến tranh, còn có cơ
sở cho cuộc kiến thiết một nước VN truyền thống và hiện đại."
Thầy lại cất tiếng ca cùng với BS. Lê Hồng Chí (xuất thân Y Khoa
Sài Gòn, từ Mỹ qua dự) và KS. Huỳnh Văn Hoàn (xuất thân ĐH Nông
Lâm Súc), cả hai là Phó Chủ Tịch, cánh tay mặt, tay trái
của Thầy trong PT Gió Khơi:
"Căng buồm ta ra khơi những đêm trăng sáng mơ màng,
Trên đại dương bát ngát Gió Khơi vùng vẫy anh hào,
Kình Ngư dưới đáy biển ấy đoàn Gió Khơi,
Ngàn mây tung Cánh Bằng chính đoàn Gió Khơi…"
Song Phương chuyển