Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Vì sao Haiyan trở thành bão mạnh nhất năm?
Haiyan trở thành siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2013 do nó hưởng các điều kiện thuận lợi về không gian lẫn thời gian trong quá trình hình thành.
Vì sao Haiyan trở thành bão mạnh nhất năm?
Haiyan trở thành siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2013 do nó hưởng các điều kiện thuận lợi về không gian lẫn thời gian trong quá trình hình thành.
Sáng 8/11, siêu bão Haiyan đã tràn từ phía tây Thái Bình Dương vào Philippines, phá hủy tới 90% cơ sở hạ tầng ở những nơi mà nó càn quét. Cơ quan Hải dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) ước tính rằng siêu bão Haiyan có thể gây nên những cơn gió với tốc độ tới 320 km/h, còn gió trong tâm bão có thể đạt vận tốc 380 km/h.
Người dân tại thành phố Cebu, Phlippines chạy khi hàng loạt cây đổ vì bão Haiyan hôm 8/11. Ảnh: Reuters. |
“Với tốc độ như thế, Haiyan thuộc nhóm bão cấp 5 trên thang đo Saffir-Simpson, công cụ mà giới khoa học sử dụng để phân loại bão trên Đại Tây Dương. Nó là một trong những cơn bão mạnh nhất trên trái đất”, Livescience dẫn lời Brian McNoldy, một chuyên gia về thời tiết nhiệt đới của Đại học Miami tại Mỹ.
Ryan Maue, nhà khí tượng của tổ chức Weatherbell Analytics, nhận định rằng Haiyan gây nên những cơn gió mạnh nhất sau sự xuất hiện của siêu bão Tip vào năm 1979. Tip là siêu bão lớn nhất và dữ dội nhất mà loài người từng biết. Còn nếu tính trong kỷ nguyên vệ tinh nhân tạo thì Haiyan là bão mạnh nhất.
“Haiyan siêu mạnh bởi nó hưởng mọi điều kiện cần thiết để lập kỷ lục. Thứ nhất, nó hình thành trên đại dương. Vì không gặp đất liền, Haiyan trở thành một cơn bão hình tròn đối xứng. Hình dạng đó giúp nó trở nên mạnh hơn theo thời gian. Thứ hai, nhiệt độ trên bề mặt đại dương tương đối cao, khoảng 30 độ C trở lên. Tầng nước ấm trên bề mặt đại dương sẽ mở rộng xuống phía dưới, đồng nghĩa với việc gió sẽ không thể khiến tầng nước lạnh trồi lên phía trên. Trong khi đó, nếu nước lạnh nổi lên bề mặt đại dương, sức mạnh của bão sẽ giảm”, McNoldy giải thích.
Về cơ bản, bão nhiệt đới giống như những cỗ máy tạo nhiệt khổng lồ, hoạt động nhờ sự truyền nhiệt từ đại dương lên không khí.
Yếu tố thứ ba, theo McNoldy, là vận tốc gió trên bề mặt đại dương thay đổi rất nhỏ theo cả phương ngang lẫn phương thẳng đứng trong giai đoạn hiện nay của năm. Sự thay đổi vận tốc gió giống như cái kéo, có thể “xé toạc” những cơn bão đang hình thành, khiến sức mạnh của chúng không thể tăng. Rất ít bão dữ hình thành trên Đại Tây Dương trong mùa bão vì vận tốc gió thay đổi rất lớn trong mùa bão.
Cơ quan Khí tượng Anh cho biết, Haiyan là cơn bão thứ 11 hình thành ở phía tây Thái Bình Dương trong 7 tuần qua – khoảng thời gian mà các cơn bão hình thành rất nhanh chóng. Nó cũng là siêu bão thứ năm trong năm 2013.
“Đây là điều bất thường, bởi đỉnh của mùa bão thường xuất hiện sớm hơn khoảng một tháng. Sự thay đổi vận tốc gió trong khu vực phía tây Thái Bình Dương có thể ngăn chặn sự hình thành của Haiyan. Song giờ đây khu vực ấy lại trở thành nơi tạo bão nhanh do sự suy yếu của những cơn gió và tình trạng ấm áp triền miên trên bề mặt đại dương”, McNoldy lập luận.
Trên khu vực phía tây Thái Bình Dương, một cơn dông nhiệt đới trở thành bão khi tốc độ gió của nó đạt 119 km/h trở lên. Bão trở thành siêu bão khi tốc độ gió của chúng đạt từ 241 km/h trở lên.
Quỳnh Trang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Vì sao Haiyan trở thành bão mạnh nhất năm?
Haiyan trở thành siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2013 do nó hưởng các điều kiện thuận lợi về không gian lẫn thời gian trong quá trình hình thành.
Vì sao Haiyan trở thành bão mạnh nhất năm?
Haiyan trở thành siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2013 do nó hưởng các điều kiện thuận lợi về không gian lẫn thời gian trong quá trình hình thành.
Sáng 8/11, siêu bão Haiyan đã tràn từ phía tây Thái Bình Dương vào Philippines, phá hủy tới 90% cơ sở hạ tầng ở những nơi mà nó càn quét. Cơ quan Hải dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) ước tính rằng siêu bão Haiyan có thể gây nên những cơn gió với tốc độ tới 320 km/h, còn gió trong tâm bão có thể đạt vận tốc 380 km/h.
Người dân tại thành phố Cebu, Phlippines chạy khi hàng loạt cây đổ vì bão Haiyan hôm 8/11. Ảnh: Reuters. |
“Với tốc độ như thế, Haiyan thuộc nhóm bão cấp 5 trên thang đo Saffir-Simpson, công cụ mà giới khoa học sử dụng để phân loại bão trên Đại Tây Dương. Nó là một trong những cơn bão mạnh nhất trên trái đất”, Livescience dẫn lời Brian McNoldy, một chuyên gia về thời tiết nhiệt đới của Đại học Miami tại Mỹ.
Ryan Maue, nhà khí tượng của tổ chức Weatherbell Analytics, nhận định rằng Haiyan gây nên những cơn gió mạnh nhất sau sự xuất hiện của siêu bão Tip vào năm 1979. Tip là siêu bão lớn nhất và dữ dội nhất mà loài người từng biết. Còn nếu tính trong kỷ nguyên vệ tinh nhân tạo thì Haiyan là bão mạnh nhất.
“Haiyan siêu mạnh bởi nó hưởng mọi điều kiện cần thiết để lập kỷ lục. Thứ nhất, nó hình thành trên đại dương. Vì không gặp đất liền, Haiyan trở thành một cơn bão hình tròn đối xứng. Hình dạng đó giúp nó trở nên mạnh hơn theo thời gian. Thứ hai, nhiệt độ trên bề mặt đại dương tương đối cao, khoảng 30 độ C trở lên. Tầng nước ấm trên bề mặt đại dương sẽ mở rộng xuống phía dưới, đồng nghĩa với việc gió sẽ không thể khiến tầng nước lạnh trồi lên phía trên. Trong khi đó, nếu nước lạnh nổi lên bề mặt đại dương, sức mạnh của bão sẽ giảm”, McNoldy giải thích.
Về cơ bản, bão nhiệt đới giống như những cỗ máy tạo nhiệt khổng lồ, hoạt động nhờ sự truyền nhiệt từ đại dương lên không khí.
Yếu tố thứ ba, theo McNoldy, là vận tốc gió trên bề mặt đại dương thay đổi rất nhỏ theo cả phương ngang lẫn phương thẳng đứng trong giai đoạn hiện nay của năm. Sự thay đổi vận tốc gió giống như cái kéo, có thể “xé toạc” những cơn bão đang hình thành, khiến sức mạnh của chúng không thể tăng. Rất ít bão dữ hình thành trên Đại Tây Dương trong mùa bão vì vận tốc gió thay đổi rất lớn trong mùa bão.
Cơ quan Khí tượng Anh cho biết, Haiyan là cơn bão thứ 11 hình thành ở phía tây Thái Bình Dương trong 7 tuần qua – khoảng thời gian mà các cơn bão hình thành rất nhanh chóng. Nó cũng là siêu bão thứ năm trong năm 2013.
“Đây là điều bất thường, bởi đỉnh của mùa bão thường xuất hiện sớm hơn khoảng một tháng. Sự thay đổi vận tốc gió trong khu vực phía tây Thái Bình Dương có thể ngăn chặn sự hình thành của Haiyan. Song giờ đây khu vực ấy lại trở thành nơi tạo bão nhanh do sự suy yếu của những cơn gió và tình trạng ấm áp triền miên trên bề mặt đại dương”, McNoldy lập luận.
Trên khu vực phía tây Thái Bình Dương, một cơn dông nhiệt đới trở thành bão khi tốc độ gió của nó đạt 119 km/h trở lên. Bão trở thành siêu bão khi tốc độ gió của chúng đạt từ 241 km/h trở lên.
Quỳnh Trang