Sức khỏe và đời sống
Việt kiều phê phán đồ ăn nhanh Mỹ ở Việt Nam
Trên tờ Huffington Post, nhà báo người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm đã có một bài viết nói về sự xâm thực của đồ ăn nhanh kiểu Mỹ và những hệ lụy gây ra cho Việt Nam.
Dưới đây là nội dung bài viết: Mỗi lần tôi về thăm quê hương Việt Nam, tôi lại thấy rằng nhiều người thân của tôi giàu hơn và béo hơn, đặc biệt là những đứa trẻ được nuông chiều quá mức. Khi tôi hỏi một người bà con ở Sài Gòn rằng vì sao con của cô béo như vậy, cô đã nhún vai và trả lời rằng: “Vâng, chúng tôi hầu như không đủ để ăn trong thời kỳ bao cấp, bây giờ có tiền, chúng tôi sẽ cho con trai mình ăn những gì nó muốn". Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc vì sao những đồ ăn nhanh, thường có nhiều chất béo của Mỹ có đất sống ở Việt Nam – một xứ sở có nền ẩm thực tuyệt với. Tôi còn nhận ra một nghịch lý trớ trêu khác. Không giống như ở Mỹ, nơi mà thức ăn nhanh được coi là thứ đố ăn giá rẻ, tiết kiệm thời gian, và thường là dành cho người lao động có thu nhập không cao, thì khi ở Việt Nam, chúng lại trở thành những thức ăn phục vụ người có tiền. Nhưng thói quen ăn uống cũng chỉ là bề nổi của vấn đề. Quan trọng hơn, mức độ tiêu thụ thức ăn nhanh của Mỹ là bằng chứng của một tình trạng đáng buồn thế giới. Câu chuyện được viết theo cách vui nhộn, nhưng ẩn sau nó là một thực trạng không sáng sủa về cách mà một nền ẩm thực có hàng nghìn năm truyền thống bị gạt ra ngoài lề, để nhường chỗ cho những miếng gà rán, ngô rang chế biến đại trà và phục vụ trong hộp giấy. Cái giá phải trả, không chỉ là sự mất giá của các hương vị bản địa, mà còn là sức khỏe của người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một tỷ người đang bị suy dinh dưỡng trên thế giới và khoảng một tỷ người khác – phần nhiều ở các nước đang phát triển – đang bị thừa cân. Ít nhất 300 triệu người trong số họ bị coi là béo phì, và các chi phí mà nền kinh tế phải gánh chịu để điều trị các bệnh liên quan đến báo phì gia tăng kinh ngạc. "Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên của bệnh béo phì", Ji Chengye, một nhà nghiên cứu sức khỏe hàng đầu nói với tờ USA Today vào năm 2007. Một hệ quả của tình trạng thừa cân là gần 100 triệu người Trung Quốc bị bệnh tiểu đường. Về vấn đề này, tình trạng của Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc. Trong khi 28% trẻ em nông thôn bị suy dinh dưỡng, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì 20% trẻ em từ các khu vực đô thị lại đối diện với nguy cơ béo phì. "Số lượng trẻ em thừa cân và béo phì đang gia tăng với một tốc độ nhanh trong thành phố Hồ Chí Minh, nơi tỷ lệ cao nhất của trẻ em gặp vấn đề này được ghi nhận", bà Diệp, cán bộ của của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nói với báo Tiền Phong hai năm trước. Người Việt Nam đã đánh đuối người Mỹ trong chiến tranh. Nhưng giờ đây người Mỹ đã quay trở lại bằng các thương hiệu. Người Việt chuộng hàng hóa nhãn hiệu Mỹ một cách khó hiểu, dù đất nước mình không thiếu những sản phẩm tương đương, nếu không phải là tốt hơn. Vậy đó. Anh hoàn toàn nhận thức được rằng Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil, và trên thực tế tất cả các đường phố trong thành phố đều có quán cà phê. "Nhưng chưa có ai được nếm thử cà phê Starbucks ở Việt Nam. Mọi người đều muốn biết hương vị của nó", người anh em họ giải thích.
Thật không may, những gì mà cậu bé này đòi hỏi là một loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh của Mỹ như KFC, Pizza Hut, Carl Jr. Khi tôi hỏi về món ăn ưa thích, cậu hồn nhiên trả lời với niềm vui sướng: "Pizza và Coke".
Ở Mỹ, KFC là đồ ăn rẻ tiền thì ở Việt Nam lại là... "sành điệu".
Đối với một công nhân nhà máy bình thường tại Việt Nam, với mức thu nhập khoảng 5 USD một ngày, ăn ở KFC hay Pizza Hut, nơi các nhà hàng được trang trí lung linh, sang trọng, có máy lạnh là một điều nằm ngoài trí tưởng tượng.
Nhà văn Ha Jin đã lột tả hướng này trong một câu chuyện ngắn hài hước có tiêu đề "Sau khi Cowboy Chicken đến thị trấn”. Đó là câu chuyện về một gia đình giàu có ở Trung Quốc, đã đặt làm một đám cưới đình đám tại nhà hàng của một thương hiệu thức ăn nhanh mới khai trương ở địa phương, có tên gọi "Cowboy Chicken", mà không cần biết đến chuyện người Trung Quốc có 150 cách tốt hơn để chế biến các món ăn từ gia cầm. Đó chỉ đơn giản là một cách để khẳng định sự giàu sang của gia đình này trong nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc.
Trung Quốc là nơi mà hơn 380 triệu người dân có vấn đề về cân nặng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng vấn đề này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Năm 2005 chỉ có 18 triệu người Trung Quốc được xem là béo phì thì đến năm 2011, con số này đã tăng đến 100 triệu.
Đối với nhiều người Việt Nam, sự nghịch lý là đã quá rõ ràng. Các thế hệ thiếu đói trước kia đã nhanh chóng được thay thế bởi một thế hệ mới, cần phải đi đến phòng tập thể dục thường xuyên để giảm lượng dư thừa chất béo trong cơ thể.
Điều này giống như tình huống mà một nhà nghiên cứu người Việt mô tả: "bán toàn bộ khu rừng chỉ để mua một chồng giấy". Sau đây là một trường hợp cụ thể: Khi được hỏi rằng mình muốn sản phẩm gì từ Mỹ, một người anh em họ của tôi tại Hà Nội của tôi đã không ngần ngại trả lời: "cà phê Starbucks".
Vào thời gian này, người ta thường được đọc những bài viết nói về sự suy tàn của siêu cường Mỹ và sự trỗi dậy của châu Á. Nhưng chúng ta nên tự hỏi điều đó có thật không, khi Mỹ vẫn thao túng lối sống cảa phần còn lại theo những cách khéo léo, bằng thực phẩm, quần áo đến các bộ phim, âm nhạc, kéo theo đó là nhiều hệ lụy về các giá trị tinh thần cũng như sức khỏe, mà sự cạnh tranh với ấm thực truyền thống và căn bệnh béo phì là ví dụ…
Việt kiều phê phán đồ ăn nhanh Mỹ ở Việt Nam
Trên tờ Huffington Post, nhà báo người Mỹ gốc Việt Andrew Lâm đã có một bài viết nói về sự xâm thực của đồ ăn nhanh kiểu Mỹ và những hệ lụy gây ra cho Việt Nam.
Dưới đây là nội dung bài viết: Mỗi lần tôi về thăm quê hương Việt Nam, tôi lại thấy rằng nhiều người thân của tôi giàu hơn và béo hơn, đặc biệt là những đứa trẻ được nuông chiều quá mức. Khi tôi hỏi một người bà con ở Sài Gòn rằng vì sao con của cô béo như vậy, cô đã nhún vai và trả lời rằng: “Vâng, chúng tôi hầu như không đủ để ăn trong thời kỳ bao cấp, bây giờ có tiền, chúng tôi sẽ cho con trai mình ăn những gì nó muốn". Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc vì sao những đồ ăn nhanh, thường có nhiều chất béo của Mỹ có đất sống ở Việt Nam – một xứ sở có nền ẩm thực tuyệt với. Tôi còn nhận ra một nghịch lý trớ trêu khác. Không giống như ở Mỹ, nơi mà thức ăn nhanh được coi là thứ đố ăn giá rẻ, tiết kiệm thời gian, và thường là dành cho người lao động có thu nhập không cao, thì khi ở Việt Nam, chúng lại trở thành những thức ăn phục vụ người có tiền. Nhưng thói quen ăn uống cũng chỉ là bề nổi của vấn đề. Quan trọng hơn, mức độ tiêu thụ thức ăn nhanh của Mỹ là bằng chứng của một tình trạng đáng buồn thế giới. Câu chuyện được viết theo cách vui nhộn, nhưng ẩn sau nó là một thực trạng không sáng sủa về cách mà một nền ẩm thực có hàng nghìn năm truyền thống bị gạt ra ngoài lề, để nhường chỗ cho những miếng gà rán, ngô rang chế biến đại trà và phục vụ trong hộp giấy. Cái giá phải trả, không chỉ là sự mất giá của các hương vị bản địa, mà còn là sức khỏe của người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một tỷ người đang bị suy dinh dưỡng trên thế giới và khoảng một tỷ người khác – phần nhiều ở các nước đang phát triển – đang bị thừa cân. Ít nhất 300 triệu người trong số họ bị coi là béo phì, và các chi phí mà nền kinh tế phải gánh chịu để điều trị các bệnh liên quan đến báo phì gia tăng kinh ngạc. "Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên của bệnh béo phì", Ji Chengye, một nhà nghiên cứu sức khỏe hàng đầu nói với tờ USA Today vào năm 2007. Một hệ quả của tình trạng thừa cân là gần 100 triệu người Trung Quốc bị bệnh tiểu đường. Về vấn đề này, tình trạng của Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc. Trong khi 28% trẻ em nông thôn bị suy dinh dưỡng, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì 20% trẻ em từ các khu vực đô thị lại đối diện với nguy cơ béo phì. "Số lượng trẻ em thừa cân và béo phì đang gia tăng với một tốc độ nhanh trong thành phố Hồ Chí Minh, nơi tỷ lệ cao nhất của trẻ em gặp vấn đề này được ghi nhận", bà Diệp, cán bộ của của Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh nói với báo Tiền Phong hai năm trước. Người Việt Nam đã đánh đuối người Mỹ trong chiến tranh. Nhưng giờ đây người Mỹ đã quay trở lại bằng các thương hiệu. Người Việt chuộng hàng hóa nhãn hiệu Mỹ một cách khó hiểu, dù đất nước mình không thiếu những sản phẩm tương đương, nếu không phải là tốt hơn. Vậy đó. Anh hoàn toàn nhận thức được rằng Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil, và trên thực tế tất cả các đường phố trong thành phố đều có quán cà phê. "Nhưng chưa có ai được nếm thử cà phê Starbucks ở Việt Nam. Mọi người đều muốn biết hương vị của nó", người anh em họ giải thích.
Thật không may, những gì mà cậu bé này đòi hỏi là một loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh của Mỹ như KFC, Pizza Hut, Carl Jr. Khi tôi hỏi về món ăn ưa thích, cậu hồn nhiên trả lời với niềm vui sướng: "Pizza và Coke".
Ở Mỹ, KFC là đồ ăn rẻ tiền thì ở Việt Nam lại là... "sành điệu".
Đối với một công nhân nhà máy bình thường tại Việt Nam, với mức thu nhập khoảng 5 USD một ngày, ăn ở KFC hay Pizza Hut, nơi các nhà hàng được trang trí lung linh, sang trọng, có máy lạnh là một điều nằm ngoài trí tưởng tượng.
Nhà văn Ha Jin đã lột tả hướng này trong một câu chuyện ngắn hài hước có tiêu đề "Sau khi Cowboy Chicken đến thị trấn”. Đó là câu chuyện về một gia đình giàu có ở Trung Quốc, đã đặt làm một đám cưới đình đám tại nhà hàng của một thương hiệu thức ăn nhanh mới khai trương ở địa phương, có tên gọi "Cowboy Chicken", mà không cần biết đến chuyện người Trung Quốc có 150 cách tốt hơn để chế biến các món ăn từ gia cầm. Đó chỉ đơn giản là một cách để khẳng định sự giàu sang của gia đình này trong nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc.
Trung Quốc là nơi mà hơn 380 triệu người dân có vấn đề về cân nặng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng vấn đề này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Năm 2005 chỉ có 18 triệu người Trung Quốc được xem là béo phì thì đến năm 2011, con số này đã tăng đến 100 triệu.
Đối với nhiều người Việt Nam, sự nghịch lý là đã quá rõ ràng. Các thế hệ thiếu đói trước kia đã nhanh chóng được thay thế bởi một thế hệ mới, cần phải đi đến phòng tập thể dục thường xuyên để giảm lượng dư thừa chất béo trong cơ thể.
Điều này giống như tình huống mà một nhà nghiên cứu người Việt mô tả: "bán toàn bộ khu rừng chỉ để mua một chồng giấy". Sau đây là một trường hợp cụ thể: Khi được hỏi rằng mình muốn sản phẩm gì từ Mỹ, một người anh em họ của tôi tại Hà Nội của tôi đã không ngần ngại trả lời: "cà phê Starbucks".
Vào thời gian này, người ta thường được đọc những bài viết nói về sự suy tàn của siêu cường Mỹ và sự trỗi dậy của châu Á. Nhưng chúng ta nên tự hỏi điều đó có thật không, khi Mỹ vẫn thao túng lối sống cảa phần còn lại theo những cách khéo léo, bằng thực phẩm, quần áo đến các bộ phim, âm nhạc, kéo theo đó là nhiều hệ lụy về các giá trị tinh thần cũng như sức khỏe, mà sự cạnh tranh với ấm thực truyền thống và căn bệnh béo phì là ví dụ…