Sức khỏe và đời sống
WHO: Hàng trăm triệu người trên thế giới bị trầm cảm
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Thứ Tư 10 tháng 10 là Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới dùng cơ hội này để kêu gọi hãy chấm dứt thái độ dị nghị, ruồng bỏ những người mang bệnh trầm cảm và các chứng rối loạn tâm thần khác.
Bác sĩ Shekhar Saxena nói có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mang bệnh trầm cảm:
“Khi nói tới trầm cảm, chúng ta nói đến một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng và vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.”
Bác sĩ Saxena là Giám đốc Bộ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Ma túy. Bà nói:
“Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hay lâu hơn, tác động tới những công việc hay những trách nhiệm hàng ngày khác. Do đó đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc.”
Bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Saxena giải thích:
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Bác sĩ Saxena nói những chuyên gia trong ngành y đã được đào tạo để có khả năng chẩn đoán bệnh trầm cảm, không chỉ qua khám nghiệm thể chất, mà còn bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi tập trung quanh trạng thái cảm xúc của một người. Liệu bệnh nhân có trải qua một thời gian sầu muộn kéo dài, hay than khóc? Họ có cảm thấy thua kém, thấy đời là vô nghĩa hay có ý nghĩ muốn tự vẫn?
Tổ chức Y tế Thế giới ước đoán chừng một triệu người tự tử mỗi năm, với “một tỷ lệ lớn trong các ca này đã trải qua những thời kỳ bị trầm cảm”.
WHO nói cứ 5 phụ nữ sanh con, thì có một người bị chứng trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bác sĩ Saxena nói:
“Trầm cảm là một vấn đề toàn cầu, tất cả các khu vực trên thế giới đều có những số liệu tương tự về trầm cảm. Trên thực tế, người ta vẫn tin tưởng một cách sai lầm rằng trầm cảm xảy ra thường xuyên tại các quốc gia đã phát triển, và có lẻ không xuất hiện tại các nước đang phát triển. Điều này hoàn toàn sai. Và các nước nghèo, các xã hội nghèo kể cả ở châu Phi, đặc biệt dễ bị trầm cảm vì mức độ căng thẳng rất cao và các điều kiện vật chất khác, như HIV/AIDS, các bệnh kinh niên cùng các yếu tố xã hội và kinh tế khác.”
Trong khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Saxena nói rằng có nhiều cách chữa trị, gồm các loại thuốc không đắt tiền. Ngoài ra, còn có phương pháp trị liệu và can thiệp về tâm lý và xã hội khác.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng ruồng bỏ, hay gạt sang bên lề người mắc trầm cảm là một vấn đề lớn ngăn cản nhiều người tìm đến các dịch vụ giúp đỡ. Bác sĩ Saxena nói:
“Điều vô cùng quan trọng là mọi người phải thừa nhận trầm cảm là một căn bệnh, và hãy tìm triệu chứng của nó nơi chính mình, bạn bè và gia đình của mình. Hỗ trợ họ trong chữa trị, và tiết lộ chính mình cũng có thể trải nghiệm vấn đề này. Sự dị nghị có thể được tháo bỏ bằng những kiến thức phù hợp và thái độ đúng đắn.”
Chương trình Hành động về Sức khỏe Tâm thần của WHO huấn luyện các nhân viên y tế tại các nước có thu nhập thấp để có thể nhận diện các chứng rối loạn tâm thần và cung cấp các dịch vụ chữa trị.
Bác sĩ Shekhar Saxena nói có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mang bệnh trầm cảm:
“Khi nói tới trầm cảm, chúng ta nói đến một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng và vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.”
Bác sĩ Saxena là Giám đốc Bộ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Ma túy. Bà nói:
“Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hay lâu hơn, tác động tới những công việc hay những trách nhiệm hàng ngày khác. Do đó đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc.”
Bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Saxena giải thích:
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Bác sĩ Saxena nói những chuyên gia trong ngành y đã được đào tạo để có khả năng chẩn đoán bệnh trầm cảm, không chỉ qua khám nghiệm thể chất, mà còn bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi tập trung quanh trạng thái cảm xúc của một người. Liệu bệnh nhân có trải qua một thời gian sầu muộn kéo dài, hay than khóc? Họ có cảm thấy thua kém, thấy đời là vô nghĩa hay có ý nghĩ muốn tự vẫn?
Tổ chức Y tế Thế giới ước đoán chừng một triệu người tự tử mỗi năm, với “một tỷ lệ lớn trong các ca này đã trải qua những thời kỳ bị trầm cảm”.
WHO nói cứ 5 phụ nữ sanh con, thì có một người bị chứng trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bác sĩ Saxena nói:
“Trầm cảm là một vấn đề toàn cầu, tất cả các khu vực trên thế giới đều có những số liệu tương tự về trầm cảm. Trên thực tế, người ta vẫn tin tưởng một cách sai lầm rằng trầm cảm xảy ra thường xuyên tại các quốc gia đã phát triển, và có lẻ không xuất hiện tại các nước đang phát triển. Điều này hoàn toàn sai. Và các nước nghèo, các xã hội nghèo kể cả ở châu Phi, đặc biệt dễ bị trầm cảm vì mức độ căng thẳng rất cao và các điều kiện vật chất khác, như HIV/AIDS, các bệnh kinh niên cùng các yếu tố xã hội và kinh tế khác.”
Trong khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Saxena nói rằng có nhiều cách chữa trị, gồm các loại thuốc không đắt tiền. Ngoài ra, còn có phương pháp trị liệu và can thiệp về tâm lý và xã hội khác.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng ruồng bỏ, hay gạt sang bên lề người mắc trầm cảm là một vấn đề lớn ngăn cản nhiều người tìm đến các dịch vụ giúp đỡ. Bác sĩ Saxena nói:
“Điều vô cùng quan trọng là mọi người phải thừa nhận trầm cảm là một căn bệnh, và hãy tìm triệu chứng của nó nơi chính mình, bạn bè và gia đình của mình. Hỗ trợ họ trong chữa trị, và tiết lộ chính mình cũng có thể trải nghiệm vấn đề này. Sự dị nghị có thể được tháo bỏ bằng những kiến thức phù hợp và thái độ đúng đắn.”
Chương trình Hành động về Sức khỏe Tâm thần của WHO huấn luyện các nhân viên y tế tại các nước có thu nhập thấp để có thể nhận diện các chứng rối loạn tâm thần và cung cấp các dịch vụ chữa trị.
WHO: Hàng trăm triệu người trên thế giới bị trầm cảm
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Thứ Tư 10 tháng 10 là Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới dùng cơ hội này để kêu gọi hãy chấm dứt thái độ dị nghị, ruồng bỏ những người mang bệnh trầm cảm và các chứng rối loạn tâm thần khác.
Bác sĩ Shekhar Saxena nói có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mang bệnh trầm cảm:
“Khi nói tới trầm cảm, chúng ta nói đến một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng và vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.”
Bác sĩ Saxena là Giám đốc Bộ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Ma túy. Bà nói:
“Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hay lâu hơn, tác động tới những công việc hay những trách nhiệm hàng ngày khác. Do đó đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc.”
Bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Saxena giải thích:
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Bác sĩ Saxena nói những chuyên gia trong ngành y đã được đào tạo để có khả năng chẩn đoán bệnh trầm cảm, không chỉ qua khám nghiệm thể chất, mà còn bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi tập trung quanh trạng thái cảm xúc của một người. Liệu bệnh nhân có trải qua một thời gian sầu muộn kéo dài, hay than khóc? Họ có cảm thấy thua kém, thấy đời là vô nghĩa hay có ý nghĩ muốn tự vẫn?
Tổ chức Y tế Thế giới ước đoán chừng một triệu người tự tử mỗi năm, với “một tỷ lệ lớn trong các ca này đã trải qua những thời kỳ bị trầm cảm”.
WHO nói cứ 5 phụ nữ sanh con, thì có một người bị chứng trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bác sĩ Saxena nói:
“Trầm cảm là một vấn đề toàn cầu, tất cả các khu vực trên thế giới đều có những số liệu tương tự về trầm cảm. Trên thực tế, người ta vẫn tin tưởng một cách sai lầm rằng trầm cảm xảy ra thường xuyên tại các quốc gia đã phát triển, và có lẻ không xuất hiện tại các nước đang phát triển. Điều này hoàn toàn sai. Và các nước nghèo, các xã hội nghèo kể cả ở châu Phi, đặc biệt dễ bị trầm cảm vì mức độ căng thẳng rất cao và các điều kiện vật chất khác, như HIV/AIDS, các bệnh kinh niên cùng các yếu tố xã hội và kinh tế khác.”
Trong khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Saxena nói rằng có nhiều cách chữa trị, gồm các loại thuốc không đắt tiền. Ngoài ra, còn có phương pháp trị liệu và can thiệp về tâm lý và xã hội khác.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng ruồng bỏ, hay gạt sang bên lề người mắc trầm cảm là một vấn đề lớn ngăn cản nhiều người tìm đến các dịch vụ giúp đỡ. Bác sĩ Saxena nói:
“Điều vô cùng quan trọng là mọi người phải thừa nhận trầm cảm là một căn bệnh, và hãy tìm triệu chứng của nó nơi chính mình, bạn bè và gia đình của mình. Hỗ trợ họ trong chữa trị, và tiết lộ chính mình cũng có thể trải nghiệm vấn đề này. Sự dị nghị có thể được tháo bỏ bằng những kiến thức phù hợp và thái độ đúng đắn.”
Chương trình Hành động về Sức khỏe Tâm thần của WHO huấn luyện các nhân viên y tế tại các nước có thu nhập thấp để có thể nhận diện các chứng rối loạn tâm thần và cung cấp các dịch vụ chữa trị.
Bác sĩ Shekhar Saxena nói có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mang bệnh trầm cảm:
“Khi nói tới trầm cảm, chúng ta nói đến một chứng rối loạn tâm thần, có những triệu chứng rõ ràng và vượt xa những cảm xúc buồn bã bình thường mà mỗi người chúng ta thỉnh thoảng đều trải qua.”
Bác sĩ Saxena là Giám đốc Bộ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Ma túy. Bà nói:
“Đặc tính của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn bã kéo dài trong hai tuần lễ hay lâu hơn, tác động tới những công việc hay những trách nhiệm hàng ngày khác. Do đó đây thực sự là một căn bệnh hơn là một trạng thái cảm xúc.”
Bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Saxena giải thích:
“Có những nguyên nhân sinh học - thay đổi trong các tín hiệu thần kinh trong não bộ-nhưng cũng có những yếu tố cá nhân và môi trường, tất cả gây nên những gì chúng ta có thể thấy - hội chứng trầm cảm.”
Bác sĩ Saxena nói những chuyên gia trong ngành y đã được đào tạo để có khả năng chẩn đoán bệnh trầm cảm, không chỉ qua khám nghiệm thể chất, mà còn bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp. Những câu hỏi tập trung quanh trạng thái cảm xúc của một người. Liệu bệnh nhân có trải qua một thời gian sầu muộn kéo dài, hay than khóc? Họ có cảm thấy thua kém, thấy đời là vô nghĩa hay có ý nghĩ muốn tự vẫn?
Tổ chức Y tế Thế giới ước đoán chừng một triệu người tự tử mỗi năm, với “một tỷ lệ lớn trong các ca này đã trải qua những thời kỳ bị trầm cảm”.
WHO nói cứ 5 phụ nữ sanh con, thì có một người bị chứng trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Bác sĩ Saxena nói:
“Trầm cảm là một vấn đề toàn cầu, tất cả các khu vực trên thế giới đều có những số liệu tương tự về trầm cảm. Trên thực tế, người ta vẫn tin tưởng một cách sai lầm rằng trầm cảm xảy ra thường xuyên tại các quốc gia đã phát triển, và có lẻ không xuất hiện tại các nước đang phát triển. Điều này hoàn toàn sai. Và các nước nghèo, các xã hội nghèo kể cả ở châu Phi, đặc biệt dễ bị trầm cảm vì mức độ căng thẳng rất cao và các điều kiện vật chất khác, như HIV/AIDS, các bệnh kinh niên cùng các yếu tố xã hội và kinh tế khác.”
Trong khi có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ Saxena nói rằng có nhiều cách chữa trị, gồm các loại thuốc không đắt tiền. Ngoài ra, còn có phương pháp trị liệu và can thiệp về tâm lý và xã hội khác.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng ruồng bỏ, hay gạt sang bên lề người mắc trầm cảm là một vấn đề lớn ngăn cản nhiều người tìm đến các dịch vụ giúp đỡ. Bác sĩ Saxena nói:
“Điều vô cùng quan trọng là mọi người phải thừa nhận trầm cảm là một căn bệnh, và hãy tìm triệu chứng của nó nơi chính mình, bạn bè và gia đình của mình. Hỗ trợ họ trong chữa trị, và tiết lộ chính mình cũng có thể trải nghiệm vấn đề này. Sự dị nghị có thể được tháo bỏ bằng những kiến thức phù hợp và thái độ đúng đắn.”
Chương trình Hành động về Sức khỏe Tâm thần của WHO huấn luyện các nhân viên y tế tại các nước có thu nhập thấp để có thể nhận diện các chứng rối loạn tâm thần và cung cấp các dịch vụ chữa trị.