Đoạn Đường Chiến Binh
Xã có 500 cán bộ, nhớ “Cái đêm hôm ấy…”
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có một bài viết cực hay “Lạm phát đầy tớ” với câu mở đầu đầy… ấn tượng: “Ít ở đâu trên thế giới, đầy tớ (cán bộ, quan chức) của nhân dân lại nhiều như ở ta!”
Vì “cán bộ đông như chấu chấu” nên người dân ở đây sống rất cơ cực. Không cơ cực sao được khi một củ khoai, hạt lúa cõng trên mình nó gần 20 loại thuế (phí)? Và để có khoản tiền khổng lồ nuôi đám “đầy tớ vĩ đại”, họ “bóp hầu, bóp họng” người dân bằng chính sách tận thu.
“Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang
trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi”. Bài báo viết.
Đọc đoạn này chợt nhớ về tác phẩm “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” của cố Nhà văn Phùng Gia Lộc. Bút ký “kinh hoàng” này đăng trên báo Văn nghệ 1987 kể về một đêm thu sản cũng ở Thanh Hóa (xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân). Cái làng nghèo đói đang chìm trong bóng đêm bỗng bùng nổ bởi tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ, tiếng kẻng đổ liên hồi, tiếng người đe dọa, quát nạt xen với tiếng van xin của người già và tiếng kêu khóc hoảng hốt của trẻ nhỏ. Người ta thu từ cái chậu, cái phích, bắt từ con bò, con gà đến tạ thóc dành để làm ma cho cụ già sắp chết…
“Đừng có hòng mà chạy thoát”. Hình như cái điệp khúc ấy đã vang lên ở chính nơi đây từ 25 năm trước. Sau khi tác phẩm được in, Nhà văn Phùng Gia Lộc đã phải “chạy trốn” ra ngoài Hà Nội.
Có thể những gì xảy ra ở xã Phú Yên năm xưa chưa xảy ra ở Quảng Vinh hôm nay nhưng hoàn toàn có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần nếu như lãnh đạo huyện Quảng Xương và lãnh đạo Thanh Hóa không lường trước và xử lý triệt để vụ việc này ngay từ bây giờ.
Như vậy qua sự việc này, báo Nông nghiệp Việt Nam và một số báo khác đã có công gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ ra đời của một lớp cường hào mới ở nông thôn. Thế nhưng thật ngạc nhiên là gần đây, Sở Thông tin & Truyền thông Thanh Hóa đã đòi trục xuất phóng viên thường trú của chính báo Nông nghiệp Việt Nam. Phóng viên Văn Hùng sau loạt bài phanh phui ra hàng loạt sai phạm của lãnh đạo địa phương như “Đói lay lắt ở vùng biên”, “Khi lòng dân chưa yên”… đã phải “chạy trốn” ra tòa soạn ở Hà Nội.
Phải chăng ở đây, lịch sử lại một lần nữa lặp lại?
Nhà báo Hữu Thọ từng cảnh báo: "Nếu như sau Cái đêm hôm ấy... chúng ta biết lắng nghe, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân thì chắc chắn sau này, đã không để xảy ra hiện tượng như ở Thái Bình".
Hi vọng rằng với “Rùng mình xã có 500 cán bộ”, lãnh đạo Thanh Hóa “biết lắng nghe”!
Xin đừng để lại xảy ra “Cái đêm hôm ấy…”!
Bùi Hoàng Tám
Bàn ra tán vào (0)
Xã có 500 cán bộ, nhớ “Cái đêm hôm ấy…”
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã có một bài viết cực hay “Lạm phát đầy tớ” với câu mở đầu đầy… ấn tượng: “Ít ở đâu trên thế giới, đầy tớ (cán bộ, quan chức) của nhân dân lại nhiều như ở ta!”
Vì “cán bộ đông như chấu chấu” nên người dân ở đây sống rất cơ cực. Không cơ cực sao được khi một củ khoai, hạt lúa cõng trên mình nó gần 20 loại thuế (phí)? Và để có khoản tiền khổng lồ nuôi đám “đầy tớ vĩ đại”, họ “bóp hầu, bóp họng” người dân bằng chính sách tận thu.
“Nông dân Quảng Vinh còn nghèo lắm, số hộ nghèo còn tới 30,6%. Trang
trải cuộc sống hàng ngày đã khó huống hồ phải đóng góp để nuôi cán bộ. Nhưng không đóng không được, bởi tất cả các khoản đều được quy ra thóc, dân không tự nguyện thì cán bộ lấy lúa ngoài đồng. Đừng có hòng chạy thoát. Mà giả sử có chạy đợt này thì xã lại ghi vào sổ nợ rồi cho người đòi liên tục, đòi đến lúc nào thanh toán đủ mới thôi”. Bài báo viết.
Đọc đoạn này chợt nhớ về tác phẩm “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” của cố Nhà văn Phùng Gia Lộc. Bút ký “kinh hoàng” này đăng trên báo Văn nghệ 1987 kể về một đêm thu sản cũng ở Thanh Hóa (xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân). Cái làng nghèo đói đang chìm trong bóng đêm bỗng bùng nổ bởi tiếng loa phóng thanh mở hết cỡ, tiếng kẻng đổ liên hồi, tiếng người đe dọa, quát nạt xen với tiếng van xin của người già và tiếng kêu khóc hoảng hốt của trẻ nhỏ. Người ta thu từ cái chậu, cái phích, bắt từ con bò, con gà đến tạ thóc dành để làm ma cho cụ già sắp chết…
“Đừng có hòng mà chạy thoát”. Hình như cái điệp khúc ấy đã vang lên ở chính nơi đây từ 25 năm trước. Sau khi tác phẩm được in, Nhà văn Phùng Gia Lộc đã phải “chạy trốn” ra ngoài Hà Nội.
Có thể những gì xảy ra ở xã Phú Yên năm xưa chưa xảy ra ở Quảng Vinh hôm nay nhưng hoàn toàn có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần nếu như lãnh đạo huyện Quảng Xương và lãnh đạo Thanh Hóa không lường trước và xử lý triệt để vụ việc này ngay từ bây giờ.
Như vậy qua sự việc này, báo Nông nghiệp Việt Nam và một số báo khác đã có công gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ ra đời của một lớp cường hào mới ở nông thôn. Thế nhưng thật ngạc nhiên là gần đây, Sở Thông tin & Truyền thông Thanh Hóa đã đòi trục xuất phóng viên thường trú của chính báo Nông nghiệp Việt Nam. Phóng viên Văn Hùng sau loạt bài phanh phui ra hàng loạt sai phạm của lãnh đạo địa phương như “Đói lay lắt ở vùng biên”, “Khi lòng dân chưa yên”… đã phải “chạy trốn” ra tòa soạn ở Hà Nội.
Phải chăng ở đây, lịch sử lại một lần nữa lặp lại?
Nhà báo Hữu Thọ từng cảnh báo: "Nếu như sau Cái đêm hôm ấy... chúng ta biết lắng nghe, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân thì chắc chắn sau này, đã không để xảy ra hiện tượng như ở Thái Bình".
Hi vọng rằng với “Rùng mình xã có 500 cán bộ”, lãnh đạo Thanh Hóa “biết lắng nghe”!
Xin đừng để lại xảy ra “Cái đêm hôm ấy…”!
Bùi Hoàng Tám