Xe cán chó
Xe Cán Chó: SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP
PHẠM DŨNG
(Nhân nghe tin ca sĩ Duy Quang – con trai nhạc sĩ Phạm Duy qua đời)
Có một lần anh Văn Lê có rủ mình đi viết kịch bản phóng sự… Mình bảo, em muốn viết về nhạc sĩ Phạm Duy. Anh bảo, đừng… lôi thôi lắm.
Quả nhiên…
Cách đây khoảng 2 tháng, Hội điện ảnh tp, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, tổ chức một chuyến đi về nguồn. Mình được mời tham gia.
Hôm đó trên ô tô, trên đường trở về, đạo diễn LVD có kể rằng có một bộ phim về Nhạc sĩ Phạm Duy bị ách lại. Rồi anh nói thêm ngày xưa Phạm Duy phản động lắm. Mấy cha ở miền Bắc vào, không biết gì, bao nhiêu nghệ sĩ ở miền Nam, có công, già gần chết rồi, không làm lại đi làm về một người… như Phạm Duy.
Mình xin phép và đã phát biểu là… Đúng là như anh nói… Rất cần làm về những người có công với cách mạng. Nhưng chuyện gì thì cũng cần xét đến yếu tố thời gian… Thí dụ sau chiến tranh mười năm thì chưa nên… sau hai mươi năm, rồi ba mươi năm… Chiến tranh qua lâu rồi… Chuyện gì cũng nên có mức độ…
Mình nói dở, không hết được ý… Mình còn muốn nói là tôn vinh Phạm Duy thì nhiều người có hoàn cảnh như Phạm Duy sẽ “quay về” hơn. Cho hát nhạc Phạm Duy thì nhân dân được hưởng chứ ai?
Sau đó, ngay trên ô tô, anh LVD cứ thanh minh với mình mãi… Có lẽ anh sợ mình cho là anh ấy… không có lòng hòa hợp. Mình cầm tay anh nói em hiểu anh mà.
Mình đã viết một kịch bản về đề tài hòa hợp dân tộc. Kịch bản ấy được những người có trách nhiệm đánh giá cao. Có lẽ sẽ ra mắt khán giả một ngày gần đây.
Sau đó mình viết thêm một kịch bản nữa, mình thấy hay hơn, về đề tài này. Trong kịch bản này mình cố gắng công bằng cho cả… hai phía.
Mình đưa cho cô L, là cán bộ ở hẵng phim Giải phóng xem, gặp mình cô khen rối rít: “Hay, hay kinh khủng. Đêm qua em đọc suốt đêm”.
Một thời gian sau, mình hỏi: “Em đưa cho giám đốc chưa?” Cô ấy bảo” “Chưa?” “Sao vậy?” “Vì em nghĩ chắc không được duyệt đâu”.
Sau đó, mình đưa kịch bản này cho những người có trách nhiệm, thì… rơi vào im lặng. Cũng có thể kịch bản mình đã được đọc và đang chờ… Biết đâu!?
Bẵng một thời gian…
Một lần lang thang trên mạng… mình vào một Blog của một nhà văn miền Nam cũ. Nhà văn này chửi Nhà văn Ch.L rất thậm tệ. Anh ta trích đăng lại những câu mà nhà văn Ch.L nói về sự hòa hợp.
Mình giật mình. Những câu nhà văn Ch.L viết thực lòng mình thấy rất bình thường… Nhưng dưới cách nhìn của nhà văn nọ thì… thiếu chất nhân văn. Mình đọc lại thì đúng là Nhà văn Ch.L có cái giọng điệu của kẻ đứng cao hơn người ta, ban cho người ta sự hòa hợp thật.
Hóa ra là thế, sự nhìn nhận hòa hợp phải là từ bình đẳng thật sự, thương yêu thật sự. Nó không thể là một sự ban phát của kẻ đứng trên.
Mình có một người bạn là họa sĩ Phạm C, (ông là bạn rất thân của nhạc sĩ Phạm Duy), ông ấy từng nói: “Nếu hồi đó ông Hồ chọn miền Nam thì dân miền Bắc là Ngụy tất!”
Ờ… phải lắm, người dân miền Nam, không có lỗi gì khi tình thế nước mình hồi đó như thế. Mình là dân tập kết. Biết đâu ba má mình không ẵm mình xuống thuyền ra Bắc hồi 1954, thì mình đã từng là một anh lính Cộng hòa!?
Chiến tranh qua đã lâu, mình và Hoa Kỳ cũng đã bắt tay nhau. Các nhà lãnh đạo cộng sản và các tướng lĩnh Cộng hòa ngày xưa cũng đã cùng nhau uống sâmpan trên các sân gôn… Không phải thế sao? Sao một số người trong chúng ta cứ mãi nặng nề?
Nói cho ngay, hồi sau giải phóng, Đảng cũng có biết bao sai lầm… (là chính Đảng nói chứ không phải mình đặt chuyện nghe), Đảng cũng đã nhận sai lầm và nhân dân cũng đã… cho qua. Và nhân dân chẳng có vẻ gì kênh kiệu trong sự cao thượng vốn là bản chất. Nhân dân thật bao dung dù chính nhân dân luôn chịu nhiều thiệt thòi nhất…
Hòa hợp không phải là sự ban phát của người đứng cao hơn.
Tôi ơi! Nhất định mình phải luôn luôn thấu triệt điều này.
19 tháng 12, 2012
Phạm Dũng
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/19/suy-nghi-ve-hoa-hop/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xe Cán Chó: SUY NGHĨ VỀ HÒA HỢP
PHẠM DŨNG
(Nhân nghe tin ca sĩ Duy Quang – con trai nhạc sĩ Phạm Duy qua đời)
Có một lần anh Văn Lê có rủ mình đi viết kịch bản phóng sự… Mình bảo, em muốn viết về nhạc sĩ Phạm Duy. Anh bảo, đừng… lôi thôi lắm.
Quả nhiên…
Cách đây khoảng 2 tháng, Hội điện ảnh tp, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, tổ chức một chuyến đi về nguồn. Mình được mời tham gia.
Hôm đó trên ô tô, trên đường trở về, đạo diễn LVD có kể rằng có một bộ phim về Nhạc sĩ Phạm Duy bị ách lại. Rồi anh nói thêm ngày xưa Phạm Duy phản động lắm. Mấy cha ở miền Bắc vào, không biết gì, bao nhiêu nghệ sĩ ở miền Nam, có công, già gần chết rồi, không làm lại đi làm về một người… như Phạm Duy.
Mình xin phép và đã phát biểu là… Đúng là như anh nói… Rất cần làm về những người có công với cách mạng. Nhưng chuyện gì thì cũng cần xét đến yếu tố thời gian… Thí dụ sau chiến tranh mười năm thì chưa nên… sau hai mươi năm, rồi ba mươi năm… Chiến tranh qua lâu rồi… Chuyện gì cũng nên có mức độ…
Mình nói dở, không hết được ý… Mình còn muốn nói là tôn vinh Phạm Duy thì nhiều người có hoàn cảnh như Phạm Duy sẽ “quay về” hơn. Cho hát nhạc Phạm Duy thì nhân dân được hưởng chứ ai?
Sau đó, ngay trên ô tô, anh LVD cứ thanh minh với mình mãi… Có lẽ anh sợ mình cho là anh ấy… không có lòng hòa hợp. Mình cầm tay anh nói em hiểu anh mà.
Mình đã viết một kịch bản về đề tài hòa hợp dân tộc. Kịch bản ấy được những người có trách nhiệm đánh giá cao. Có lẽ sẽ ra mắt khán giả một ngày gần đây.
Sau đó mình viết thêm một kịch bản nữa, mình thấy hay hơn, về đề tài này. Trong kịch bản này mình cố gắng công bằng cho cả… hai phía.
Mình đưa cho cô L, là cán bộ ở hẵng phim Giải phóng xem, gặp mình cô khen rối rít: “Hay, hay kinh khủng. Đêm qua em đọc suốt đêm”.
Một thời gian sau, mình hỏi: “Em đưa cho giám đốc chưa?” Cô ấy bảo” “Chưa?” “Sao vậy?” “Vì em nghĩ chắc không được duyệt đâu”.
Sau đó, mình đưa kịch bản này cho những người có trách nhiệm, thì… rơi vào im lặng. Cũng có thể kịch bản mình đã được đọc và đang chờ… Biết đâu!?
Bẵng một thời gian…
Một lần lang thang trên mạng… mình vào một Blog của một nhà văn miền Nam cũ. Nhà văn này chửi Nhà văn Ch.L rất thậm tệ. Anh ta trích đăng lại những câu mà nhà văn Ch.L nói về sự hòa hợp.
Mình giật mình. Những câu nhà văn Ch.L viết thực lòng mình thấy rất bình thường… Nhưng dưới cách nhìn của nhà văn nọ thì… thiếu chất nhân văn. Mình đọc lại thì đúng là Nhà văn Ch.L có cái giọng điệu của kẻ đứng cao hơn người ta, ban cho người ta sự hòa hợp thật.
Hóa ra là thế, sự nhìn nhận hòa hợp phải là từ bình đẳng thật sự, thương yêu thật sự. Nó không thể là một sự ban phát của kẻ đứng trên.
Mình có một người bạn là họa sĩ Phạm C, (ông là bạn rất thân của nhạc sĩ Phạm Duy), ông ấy từng nói: “Nếu hồi đó ông Hồ chọn miền Nam thì dân miền Bắc là Ngụy tất!”
Ờ… phải lắm, người dân miền Nam, không có lỗi gì khi tình thế nước mình hồi đó như thế. Mình là dân tập kết. Biết đâu ba má mình không ẵm mình xuống thuyền ra Bắc hồi 1954, thì mình đã từng là một anh lính Cộng hòa!?
Chiến tranh qua đã lâu, mình và Hoa Kỳ cũng đã bắt tay nhau. Các nhà lãnh đạo cộng sản và các tướng lĩnh Cộng hòa ngày xưa cũng đã cùng nhau uống sâmpan trên các sân gôn… Không phải thế sao? Sao một số người trong chúng ta cứ mãi nặng nề?
Nói cho ngay, hồi sau giải phóng, Đảng cũng có biết bao sai lầm… (là chính Đảng nói chứ không phải mình đặt chuyện nghe), Đảng cũng đã nhận sai lầm và nhân dân cũng đã… cho qua. Và nhân dân chẳng có vẻ gì kênh kiệu trong sự cao thượng vốn là bản chất. Nhân dân thật bao dung dù chính nhân dân luôn chịu nhiều thiệt thòi nhất…
Hòa hợp không phải là sự ban phát của người đứng cao hơn.
Tôi ơi! Nhất định mình phải luôn luôn thấu triệt điều này.
19 tháng 12, 2012
Phạm Dũng
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/12/19/suy-nghi-ve-hoa-hop/