Cõi Người Ta

Xe tàn, người lão

Có lẽ chạy xe đạp thồ là một trong những nghề đặc biệt, đến nay hình như chỉ còn tồn tại ở Huế, và trở thành một nét văn hóa của đất Cố đô.

 

Gia Ly- Khanh Duy

Ông Dương chờ khách

Ông Dương chờ khách

Khi xã hội phát triển, các loại hình vận tải hiện đại hơn ra đời thì nghề xe đạp thồ đang có nguy cơ mai một. Những người đến giờ vẫn còn gắn bó với nghề này đa phần là các bậc cao niên. Có thể họ muốn giữ lại cho Huế một nét đặc trưng riêng biệt, cũng có thể do phải kiếm sống nên vẫn cố bám trụ với cái nghề nhọc nhằn này.

Trong cơn mưa tầm tã ở Cố đô vào những ngày đầu Thu, chúng tôi đến chợ Đông Ba để tìm gặp những phu xe kỳ cựu nơi đây. Trái ngược với sự tấp nập ồn ào của một trong những ngôi chợ sầm uất nhất Huế là sự âm thầm lặng lẽ của những phu xe bên những chiếc xe đạp kềnh càng, cũ kỹ. Họ đang chờ tìm mối hàng để có thể kiếm được vài chục ngàn đồng cho mấy cuốc xe trong ngày.

Sau khi đẩy xe quanh chợ mấy vòng, cuối cùng ông Trần Đình Dương (83 tuổi, ở huyện Quảng Điền) cũng có một bà buôn thúng bán mẹt thuê chở bao lá chuối đến chợ An Cựu. Tuy bà ta chỉ trả vỏn vẹn 5 ngàn đồng nhưng ông vẫn vui vẻ.

Ông Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Gần như cả đời làm bạn với “con ngựa sắt”, rong ruổi dặm trường khiến cho con người ông có nét gì hao hao dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió, bão bùng.

Đợi ông chở chuyến hàng đi rồi quay về bến đậu bên hông chợ Đông Ba, tôi mới có dịp trò chuyện với ông. Ông Dương trầm tư cho biết, 20 năm trước, số phu xe như ông khá đông đảo, nhưng cả tỉnh Thừa Thiên – Huế bây giờ chỉ còn vài chục người làm nghề này.

Hèn chi giữa rừng người tấp nập trên các phố xá Huế, lâu lâu tôi mới thấy một chiếc xe đạp thồ. Dễ dàng nhận ra xe đạp thồ vì nó lạ mắt so với những chiếc xe bình thường.

Ông Thanh và chuyến hàng ít ỏi trong ngày

Ông Thanh và chuyến hàng ít ỏi trong ngày

Đó là những chiếc xe có bánh to, phía sau yên gác thêm tấm ván rộng khoảng 4 – 5 gang tay để có thể vừa chở người, vừa chở được những thứ hàng cồng kềnh; giỏ xe phía trước có áo mưa, chai nước uống.

Ông Dương kể, chỉ cách đây vài mươi năm, có được một chiếc xe đạp Phượng hoàng, hay chiếc xe đạp Thống nhất là cả một gia tài. Thuở ấy xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng.

Có nhiều quý bà, quý cô mặc áo dài, son phấn thơm tho thuê xe đạp thồ chở dạo phố, chụp ảnh. Có nhiều đám cưới thuê xe đạp thồ chở hai họ. Hồi thịnh vượng của nghề, có ngày ông chở toàn khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà ông nuôi được con cái lớn khôn.

Cũng như ông Dương, những người còn gắn bó với cái nghề đặc biệt này bây giờ đa phần đã già, có thâm niên vài chục năm chạy xe đạp thồ. Trước đây, phu xe đạp thồ có đủ mọi lứa tuổi, nhưng khi cảm thấy sự lỗi thời của hình thức vận tải này, nhiều người đã bỏ nghề để tìm những công việc khác.

Ông Dương cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán cũng ít thuê xe đạp thồ, nếu có nhiều hàng thì họ thuê xích lô, còn ít hàng và muốn đi nhanh thì có xe máy. Người còn sức lực thì có thể kiếm được việc khác, còn như tôi đây biết làm gì để kiếm cơm, nên không bỏ được nghề, dù nó cực nhọc và tiền công chẳng được mấy”.

Đúng như ông Dương nói, so với những nghề khác thì nghề xe đạp thồ có thu nhập thấp nhất, mỗi ngày chỉ có thể kiếm được khoảng 20 ngàn, nhiều lắm là 40 ngàn đồng, những ngày mưa gió thì có khi không có hàng để chở.

Ông Dương tâm sự: “Nhà tôi ở cách Đông Ba gần 30 cây số, nắng mưa gì cũng thế, cứ ba rưỡi sáng là tôi đạp xe từ nhà lên Huế. Những năm trước đây hàng hóa còn nhiều chứ bữa nay khan hiếm lắm, đạp xe gần 7 cây số cũng chỉ kiếm được có 5 ngàn đồng thôi.

Bây giờ chỉ chở hàng chứ rất ít khi chở người, có chăng lâu lâu một số người già hay khách du lịch thấy lạ mắt thì họ mới thuê chở. Tôi đạp xe lâu năm nên ở chợ Đông Ba có nhiều bạn hàng quen, họ thấy thương tình nên khi thì thuê chở bao gạo, thùng hoa quả, lúc thì thuê chở hàng linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố”.

Lau vội mồ hôi lăn dài trên má, ông Thanh (69 tuổi, ở phường Phú Hiệp, thành phố Huế) tiếp lời: “Bây giờ người ta ít đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ chạy hết buổi trưa rồi về nghỉ. Nếu chở một quãng đường xa thì cũng chỉ được một vài chuyến là cùng.

Những chiếc xe đạp thồ như thế này từng là nguồn sống của bao gia đình

Những chiếc xe đạp thồ như thế này từng là nguồn sống của bao gia đình

Có khi chúng tôi còn đạp xe hàng chục cây số chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ huyện trong tỉnh. Đã gắn bó với nghề này rồi thì phải biết chấp nhận khổ cực thôi chú à. Kiếm được mối hàng không phải dễ, nên ai thuê gì thì chở nấy, miễn không bỏ phí một ngày, một buổi là được”.

Người Huế vốn thong thả, và những vòng xe gắn với cuộc đời phu xe đạp thồ cũng đều đều như thế. Với những phu xe như ông Dương, ông Thanh thì đạp xe thồ là công việc thường ngày và cũng là thói quen khó bỏ, như các ông nói, ngày nào mà không đạp xe lại thấy thiếu thiếu cái gì đó.

Sáng đạp xe thong dong lên chợ, được gặp đồng nghiệp, những lúc không có hàng thì chuyện vãn cũng thấy vui. Mà có lẽ cũng vì cái nghề luôn dùng cơ bắp mà đến giờ sức khỏe của ông Dương, ông Thanh và những phu xe khác vẫn còn tốt, họ rất ít khi ốm đau.

Khác với trước đây, khi du khách đến Huế có thể gặp xe đạp thồ ở chợ An Cựu, chợ Tây Lộc, ở bất cứ phố thị nào, nhưng hiện nay, xe đạp thồ chỉ tập trung ở chợ Đông Ba. Vì phu xe thồ không còn mấy người nên bây giờ nghiệp đoàn xe đạp thồ phải nhập vào nghiệp đoàn xe thồ (chủ yếu là xe ôm).

Ông Nguyễn Văn Hối, Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe thồ chợ Đông Ba, cho biết: “Nghiệp đoàn Xe đạp thồ chợ Đông Ba những năm trước lên đến gần 500 thành viên, nhưng bây giờ chỉ còn lại trên dưới 50 người.

Tất cả họ đều ở độ tuổi từ 50 trở lên. Để cho dễ quản lý, chính quyền nhập họ với nghiệp đoàn những người chạy xe ôm và chia thành từng tổ nhỏ, mỗi tổ 4 -5 người.

Hàng hóa đa phần được vận chuyển bằng xích lô và xe honda nên lực lượng xe đạp thồ chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng cho tới 1 giờ chiều. Cái nghề này chắc rồi phải giải nghệ vì không còn khách thuê. Khi những ông-lão-xe-đạp-thồ không còn đủ gân cốt nữa thì chắc lớp con cháu chẳng ai chịu làm cái nghề cực nhọc này”.

Nghề đạp xe đạp thồ là một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau, nhưng trước sự phát triển của các phương tiện vận chuyển khác, liệu những phu xe đã ở tuổi gần đất xa trời còn giữ được nghề này bao lâu?

Theo DNSG

Mai Anh chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Xe tàn, người lão

Có lẽ chạy xe đạp thồ là một trong những nghề đặc biệt, đến nay hình như chỉ còn tồn tại ở Huế, và trở thành một nét văn hóa của đất Cố đô.

 

Gia Ly- Khanh Duy

Ông Dương chờ khách

Ông Dương chờ khách

Khi xã hội phát triển, các loại hình vận tải hiện đại hơn ra đời thì nghề xe đạp thồ đang có nguy cơ mai một. Những người đến giờ vẫn còn gắn bó với nghề này đa phần là các bậc cao niên. Có thể họ muốn giữ lại cho Huế một nét đặc trưng riêng biệt, cũng có thể do phải kiếm sống nên vẫn cố bám trụ với cái nghề nhọc nhằn này.

Trong cơn mưa tầm tã ở Cố đô vào những ngày đầu Thu, chúng tôi đến chợ Đông Ba để tìm gặp những phu xe kỳ cựu nơi đây. Trái ngược với sự tấp nập ồn ào của một trong những ngôi chợ sầm uất nhất Huế là sự âm thầm lặng lẽ của những phu xe bên những chiếc xe đạp kềnh càng, cũ kỹ. Họ đang chờ tìm mối hàng để có thể kiếm được vài chục ngàn đồng cho mấy cuốc xe trong ngày.

Sau khi đẩy xe quanh chợ mấy vòng, cuối cùng ông Trần Đình Dương (83 tuổi, ở huyện Quảng Điền) cũng có một bà buôn thúng bán mẹt thuê chở bao lá chuối đến chợ An Cựu. Tuy bà ta chỉ trả vỏn vẹn 5 ngàn đồng nhưng ông vẫn vui vẻ.

Ông Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Gần như cả đời làm bạn với “con ngựa sắt”, rong ruổi dặm trường khiến cho con người ông có nét gì hao hao dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió, bão bùng.

Đợi ông chở chuyến hàng đi rồi quay về bến đậu bên hông chợ Đông Ba, tôi mới có dịp trò chuyện với ông. Ông Dương trầm tư cho biết, 20 năm trước, số phu xe như ông khá đông đảo, nhưng cả tỉnh Thừa Thiên – Huế bây giờ chỉ còn vài chục người làm nghề này.

Hèn chi giữa rừng người tấp nập trên các phố xá Huế, lâu lâu tôi mới thấy một chiếc xe đạp thồ. Dễ dàng nhận ra xe đạp thồ vì nó lạ mắt so với những chiếc xe bình thường.

Ông Thanh và chuyến hàng ít ỏi trong ngày

Ông Thanh và chuyến hàng ít ỏi trong ngày

Đó là những chiếc xe có bánh to, phía sau yên gác thêm tấm ván rộng khoảng 4 – 5 gang tay để có thể vừa chở người, vừa chở được những thứ hàng cồng kềnh; giỏ xe phía trước có áo mưa, chai nước uống.

Ông Dương kể, chỉ cách đây vài mươi năm, có được một chiếc xe đạp Phượng hoàng, hay chiếc xe đạp Thống nhất là cả một gia tài. Thuở ấy xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng.

Có nhiều quý bà, quý cô mặc áo dài, son phấn thơm tho thuê xe đạp thồ chở dạo phố, chụp ảnh. Có nhiều đám cưới thuê xe đạp thồ chở hai họ. Hồi thịnh vượng của nghề, có ngày ông chở toàn khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà ông nuôi được con cái lớn khôn.

Cũng như ông Dương, những người còn gắn bó với cái nghề đặc biệt này bây giờ đa phần đã già, có thâm niên vài chục năm chạy xe đạp thồ. Trước đây, phu xe đạp thồ có đủ mọi lứa tuổi, nhưng khi cảm thấy sự lỗi thời của hình thức vận tải này, nhiều người đã bỏ nghề để tìm những công việc khác.

Ông Dương cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán cũng ít thuê xe đạp thồ, nếu có nhiều hàng thì họ thuê xích lô, còn ít hàng và muốn đi nhanh thì có xe máy. Người còn sức lực thì có thể kiếm được việc khác, còn như tôi đây biết làm gì để kiếm cơm, nên không bỏ được nghề, dù nó cực nhọc và tiền công chẳng được mấy”.

Đúng như ông Dương nói, so với những nghề khác thì nghề xe đạp thồ có thu nhập thấp nhất, mỗi ngày chỉ có thể kiếm được khoảng 20 ngàn, nhiều lắm là 40 ngàn đồng, những ngày mưa gió thì có khi không có hàng để chở.

Ông Dương tâm sự: “Nhà tôi ở cách Đông Ba gần 30 cây số, nắng mưa gì cũng thế, cứ ba rưỡi sáng là tôi đạp xe từ nhà lên Huế. Những năm trước đây hàng hóa còn nhiều chứ bữa nay khan hiếm lắm, đạp xe gần 7 cây số cũng chỉ kiếm được có 5 ngàn đồng thôi.

Bây giờ chỉ chở hàng chứ rất ít khi chở người, có chăng lâu lâu một số người già hay khách du lịch thấy lạ mắt thì họ mới thuê chở. Tôi đạp xe lâu năm nên ở chợ Đông Ba có nhiều bạn hàng quen, họ thấy thương tình nên khi thì thuê chở bao gạo, thùng hoa quả, lúc thì thuê chở hàng linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố”.

Lau vội mồ hôi lăn dài trên má, ông Thanh (69 tuổi, ở phường Phú Hiệp, thành phố Huế) tiếp lời: “Bây giờ người ta ít đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ chạy hết buổi trưa rồi về nghỉ. Nếu chở một quãng đường xa thì cũng chỉ được một vài chuyến là cùng.

Những chiếc xe đạp thồ như thế này từng là nguồn sống của bao gia đình

Những chiếc xe đạp thồ như thế này từng là nguồn sống của bao gia đình

Có khi chúng tôi còn đạp xe hàng chục cây số chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ huyện trong tỉnh. Đã gắn bó với nghề này rồi thì phải biết chấp nhận khổ cực thôi chú à. Kiếm được mối hàng không phải dễ, nên ai thuê gì thì chở nấy, miễn không bỏ phí một ngày, một buổi là được”.

Người Huế vốn thong thả, và những vòng xe gắn với cuộc đời phu xe đạp thồ cũng đều đều như thế. Với những phu xe như ông Dương, ông Thanh thì đạp xe thồ là công việc thường ngày và cũng là thói quen khó bỏ, như các ông nói, ngày nào mà không đạp xe lại thấy thiếu thiếu cái gì đó.

Sáng đạp xe thong dong lên chợ, được gặp đồng nghiệp, những lúc không có hàng thì chuyện vãn cũng thấy vui. Mà có lẽ cũng vì cái nghề luôn dùng cơ bắp mà đến giờ sức khỏe của ông Dương, ông Thanh và những phu xe khác vẫn còn tốt, họ rất ít khi ốm đau.

Khác với trước đây, khi du khách đến Huế có thể gặp xe đạp thồ ở chợ An Cựu, chợ Tây Lộc, ở bất cứ phố thị nào, nhưng hiện nay, xe đạp thồ chỉ tập trung ở chợ Đông Ba. Vì phu xe thồ không còn mấy người nên bây giờ nghiệp đoàn xe đạp thồ phải nhập vào nghiệp đoàn xe thồ (chủ yếu là xe ôm).

Ông Nguyễn Văn Hối, Chủ tịch Nghiệp đoàn Xe thồ chợ Đông Ba, cho biết: “Nghiệp đoàn Xe đạp thồ chợ Đông Ba những năm trước lên đến gần 500 thành viên, nhưng bây giờ chỉ còn lại trên dưới 50 người.

Tất cả họ đều ở độ tuổi từ 50 trở lên. Để cho dễ quản lý, chính quyền nhập họ với nghiệp đoàn những người chạy xe ôm và chia thành từng tổ nhỏ, mỗi tổ 4 -5 người.

Hàng hóa đa phần được vận chuyển bằng xích lô và xe honda nên lực lượng xe đạp thồ chỉ hoạt động từ 4 giờ sáng cho tới 1 giờ chiều. Cái nghề này chắc rồi phải giải nghệ vì không còn khách thuê. Khi những ông-lão-xe-đạp-thồ không còn đủ gân cốt nữa thì chắc lớp con cháu chẳng ai chịu làm cái nghề cực nhọc này”.

Nghề đạp xe đạp thồ là một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau, nhưng trước sự phát triển của các phương tiện vận chuyển khác, liệu những phu xe đã ở tuổi gần đất xa trời còn giữ được nghề này bao lâu?

Theo DNSG

Mai Anh chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm