Đoạn Đường Chiến Binh
Xưa và mai, tối và sáng
Độc giả từ xa mua sách xin liên lạc: (714) 856-4635; hoặc email: tuanbaosong@gmail.com
800 trang “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” của Phan Nhật Nam bỗng nhiên làm vài câu thơ trong bài “Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi” của Nguyễn Đình Toàn bật ra trong đầu:
... Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi
Bằng sức người đã kiệt
Bằng sức người đã tả tơi ước mơ
Tay chân dường rũ liệt
Tôi cố đợi ngày Việt Nam tái sinh
Trong sông biển yêu thương
Cho dẫu lòng đã bạc lòng mong.
***
Những câu chuyện trong “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” của Phan Nhật Nam dường như không mới. Đó là những câu chuyện liên quan đến số phận của một dân tộc nên trở thành thân phận chung của nhiều cá nhân.
Với nhiều người, hiện tại vốn lắm lo toan tương lai, kèm vô số toan tính, thành ra quá khứ cay đắng và thê thảm đôi khi phai hoặc đổi màu.
Quá khứ trong Phan Nhật Nam không phai hay đổi như nhiều người khác. Ông bỏ giờ kể lại những thứ mình đã thấy, đã nghe và những điều ông đã nghĩ.
Một số người cũng làm như vậy, cũng kể, cũng sẻ chia, song “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” dù tạo cảm giác dường như không mới, vẫn có nét riêng.
Nét riêng đó là sự bao dung, tỉnh táo của một người rất từng trải và cũng rất rạch ròi.
Ít ai tránh được bàng hoàng khi nghe Phan Nhật Nam kể về những Công “cắn” (“Chuyện Công cắn” - Chuyện dọc đường) và phụ nữ ở Trại 5 Lam Sơn (“Những người đàn bà nơi Trại 5 Lam Sơn” - Chuyện dọc đường). Họ móc mắt người khác nuốt sống, hoặc chặt chân chồng để bằm với bèo rồi cho vịt ăn,... Thế nhưng với người đọc, những Công, những Thái Hòa - chửi “ngụy” như hát, những Được “hết ý với thuốc thẳng có cán” vẫn đáng thương hơn đáng ghét.
Tuy không biện bạch rườm rà nhưng lối nhìn, cách kể của Phan Nhật Nam giúp người đọc tách bạch nạn nhân và thủ phạm.
Cũng với lối nhìn, cách kể đó, người ta vừa kính phục Trung sĩ Phan Tâm, Sư đoàn Thủy quân lục chiến, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa thấy tội nghiệp Trung đội phó Trinh sát Lê Văn Hưu, Sư đoàn 320, Quân đội nhân dân Việt Nam, cho dù Lê Văn Hưu giết Phan Tâm và bị Phan Tâm giết (“Thanh minh trong tiết tháng ba” - Chuyện dọc đường).
Trong chiến tranh, Trung sĩ Phan Tâm và Trung đội phó Trinh sát Lê Văn Hưu – hai người Việt đã tìm mọi cách để giết lẫn nhau. Hậu chiến, vợ con họ - những người Việt cay đắng, thê thảm như nhau. Dẫu hai người chồng từng hai chiến tuyến, biến cả hai trở thành góa phụ nhưng hai người vợ chỉ có một mục tiêu: Tìm được xác chồng! Đó có lẽ cũng là thân phận chung của những người có cùng màu da, tiếng nói, cùng xem dải đất hình chữ S bên bờ biển Đông là xứ sở.
“Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” nhắc người đọc, mới chỉ có đạn bom ngưng réo, thôi cày xới quê hương, còn cay đắng của “phận người”, thê thảm của “vận nước” vẫn chưa kết thúc.
***
Dường như nghịch cảnh vả thảm nạn chia người ta làm hai loại. Loại thứ nhất biết cảm thông, sẵn sàng chia sẻ, độ lượng hơn với người, với đời, quyết liệt hơn với cái sai, cái xấu. Loại thứ hai, ngược lại, khắc nghiệt và tàn nhẫn với đời, với người, chẳng thua gì những kẻ đã từng tạo ra nghịch cảnh, thảm nạn. Thậm chí còn dùng nghịch cảnh, thảm nạn như một thứ trang sức, một loại phương tiện để tô vẽ, tôn vinh mình
Trong “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” có đủ cả hai loại!
Câu chuyện một Phan Nhật Nam, từng phục vụ Sư đoàn Nhảy dù, binh chủng Biệt động quân, thành viên Ban liên hợp quân sự, tác giả của những “Dấu binh lửa:, “Dọc đường số 1”, “Ải trần gian”, “Dựa lưng nỗi chết”, “Mùa hè đỏ lửa”, “Tù binh và hòa bình”, 14 năm “cải tạo”,... vẫn bị xem là “Việt cộng nằm vùng”. Đồng môn, đồng đội xa lánh do sợ... mang tiếng, làm người đọc buồn nôn (“Ai nằm vùng? Ở đâu?” – Phận người - Vận nước).
Câu chuyện một Nguyễn Chí Thiện, 27 năm tù vì “tuyên truyền chống Cộng sản”, đến Hoa Kỳ định cư với tư cách một người tị nạn chính trị, cũng bị vu cáo là “cán bộ tình báo cộng sản giả dạng”, không phải tác giả tập thơ “Hoa địa ngục”, chỉ biết “làm vè”, khiến người ta ngao ngán (“Thơ như một tia chớp vĩ đại” – Chuyện dọc đường).
Cảm giác buồn nôn và ngao ngán xô đến không chỉ vì dã tâm và thủ đoạn của thủ phạm - những kẻ sẵn sàng “nhảy múa”, bất chấp trước/sau, đúng/sai, riêng/chung, chỉ vì thèm khát được thiên hạ biết tới - mà còn vì đám đông vốn thừa từng trải, dư những tuyên bố, hô hào vì “chính nghĩa”, song lại luôn nuôi hi vọng không bị ai làm tổn hại tới “thanh danh”, nên tôn sùng sự câm lặng, xem chuyện ngậm miệng, nhìn trước, ngó sau sao cho “ưu thời, mẫn thế” là một cách ứng xử “khôn ngoan”, “phải đạo”.
Nghịch cảnh, thảm nạn đã không giúp người ta trưởng thành! Đó là hậu quả của “cải tạo” hay đó là tập tính và trở thành nguyên nhân khiến nghịch cảnh, thảm nạn trường tồn?
Trong “Ai nằm vùng? Ở đâu?” (Phận người - Vận nước), Phan Nhật Nam khẳng định: Lỗi từ chúng ta! Nhiều người cũng bảo như thế nhưng với tâm thế: Không có tôi!
***
Quá khứ cay đắng đã không giúp giảm mức độ thê thảm của hiện tại. Sức người đã kiệt, ước mơ đã tả tơi, tay chân đã rũ liệt. “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” có giúp nhắc để nhớ, có khơi ra được tia sáng le lói, hi vọng nào cho ngày mai - “ngày Việt Nam tái sinh” chăng?
Không biết! Chỉ biết chắc chắn, lòng sẽ “bạc lòng mong” khi cái tôi “vĩ đại” còn “sống mãi”.
Trân Văn
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-192_4-801/xua-va-mai-toi-va-sang.html
Bàn ra tán vào (0)
Xưa và mai, tối và sáng
Độc giả từ xa mua sách xin liên lạc: (714) 856-4635; hoặc email: tuanbaosong@gmail.com
800 trang “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” của Phan Nhật Nam bỗng nhiên làm vài câu thơ trong bài “Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi” của Nguyễn Đình Toàn bật ra trong đầu:
... Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi
Bằng sức người đã kiệt
Bằng sức người đã tả tơi ước mơ
Tay chân dường rũ liệt
Tôi cố đợi ngày Việt Nam tái sinh
Trong sông biển yêu thương
Cho dẫu lòng đã bạc lòng mong.
***
Những câu chuyện trong “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” của Phan Nhật Nam dường như không mới. Đó là những câu chuyện liên quan đến số phận của một dân tộc nên trở thành thân phận chung của nhiều cá nhân.
Với nhiều người, hiện tại vốn lắm lo toan tương lai, kèm vô số toan tính, thành ra quá khứ cay đắng và thê thảm đôi khi phai hoặc đổi màu.
Quá khứ trong Phan Nhật Nam không phai hay đổi như nhiều người khác. Ông bỏ giờ kể lại những thứ mình đã thấy, đã nghe và những điều ông đã nghĩ.
Một số người cũng làm như vậy, cũng kể, cũng sẻ chia, song “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” dù tạo cảm giác dường như không mới, vẫn có nét riêng.
Nét riêng đó là sự bao dung, tỉnh táo của một người rất từng trải và cũng rất rạch ròi.
Ít ai tránh được bàng hoàng khi nghe Phan Nhật Nam kể về những Công “cắn” (“Chuyện Công cắn” - Chuyện dọc đường) và phụ nữ ở Trại 5 Lam Sơn (“Những người đàn bà nơi Trại 5 Lam Sơn” - Chuyện dọc đường). Họ móc mắt người khác nuốt sống, hoặc chặt chân chồng để bằm với bèo rồi cho vịt ăn,... Thế nhưng với người đọc, những Công, những Thái Hòa - chửi “ngụy” như hát, những Được “hết ý với thuốc thẳng có cán” vẫn đáng thương hơn đáng ghét.
Tuy không biện bạch rườm rà nhưng lối nhìn, cách kể của Phan Nhật Nam giúp người đọc tách bạch nạn nhân và thủ phạm.
Cũng với lối nhìn, cách kể đó, người ta vừa kính phục Trung sĩ Phan Tâm, Sư đoàn Thủy quân lục chiến, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa thấy tội nghiệp Trung đội phó Trinh sát Lê Văn Hưu, Sư đoàn 320, Quân đội nhân dân Việt Nam, cho dù Lê Văn Hưu giết Phan Tâm và bị Phan Tâm giết (“Thanh minh trong tiết tháng ba” - Chuyện dọc đường).
Trong chiến tranh, Trung sĩ Phan Tâm và Trung đội phó Trinh sát Lê Văn Hưu – hai người Việt đã tìm mọi cách để giết lẫn nhau. Hậu chiến, vợ con họ - những người Việt cay đắng, thê thảm như nhau. Dẫu hai người chồng từng hai chiến tuyến, biến cả hai trở thành góa phụ nhưng hai người vợ chỉ có một mục tiêu: Tìm được xác chồng! Đó có lẽ cũng là thân phận chung của những người có cùng màu da, tiếng nói, cùng xem dải đất hình chữ S bên bờ biển Đông là xứ sở.
“Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” nhắc người đọc, mới chỉ có đạn bom ngưng réo, thôi cày xới quê hương, còn cay đắng của “phận người”, thê thảm của “vận nước” vẫn chưa kết thúc.
***
Dường như nghịch cảnh vả thảm nạn chia người ta làm hai loại. Loại thứ nhất biết cảm thông, sẵn sàng chia sẻ, độ lượng hơn với người, với đời, quyết liệt hơn với cái sai, cái xấu. Loại thứ hai, ngược lại, khắc nghiệt và tàn nhẫn với đời, với người, chẳng thua gì những kẻ đã từng tạo ra nghịch cảnh, thảm nạn. Thậm chí còn dùng nghịch cảnh, thảm nạn như một thứ trang sức, một loại phương tiện để tô vẽ, tôn vinh mình
Trong “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” có đủ cả hai loại!
Câu chuyện một Phan Nhật Nam, từng phục vụ Sư đoàn Nhảy dù, binh chủng Biệt động quân, thành viên Ban liên hợp quân sự, tác giả của những “Dấu binh lửa:, “Dọc đường số 1”, “Ải trần gian”, “Dựa lưng nỗi chết”, “Mùa hè đỏ lửa”, “Tù binh và hòa bình”, 14 năm “cải tạo”,... vẫn bị xem là “Việt cộng nằm vùng”. Đồng môn, đồng đội xa lánh do sợ... mang tiếng, làm người đọc buồn nôn (“Ai nằm vùng? Ở đâu?” – Phận người - Vận nước).
Câu chuyện một Nguyễn Chí Thiện, 27 năm tù vì “tuyên truyền chống Cộng sản”, đến Hoa Kỳ định cư với tư cách một người tị nạn chính trị, cũng bị vu cáo là “cán bộ tình báo cộng sản giả dạng”, không phải tác giả tập thơ “Hoa địa ngục”, chỉ biết “làm vè”, khiến người ta ngao ngán (“Thơ như một tia chớp vĩ đại” – Chuyện dọc đường).
Cảm giác buồn nôn và ngao ngán xô đến không chỉ vì dã tâm và thủ đoạn của thủ phạm - những kẻ sẵn sàng “nhảy múa”, bất chấp trước/sau, đúng/sai, riêng/chung, chỉ vì thèm khát được thiên hạ biết tới - mà còn vì đám đông vốn thừa từng trải, dư những tuyên bố, hô hào vì “chính nghĩa”, song lại luôn nuôi hi vọng không bị ai làm tổn hại tới “thanh danh”, nên tôn sùng sự câm lặng, xem chuyện ngậm miệng, nhìn trước, ngó sau sao cho “ưu thời, mẫn thế” là một cách ứng xử “khôn ngoan”, “phải đạo”.
Nghịch cảnh, thảm nạn đã không giúp người ta trưởng thành! Đó là hậu quả của “cải tạo” hay đó là tập tính và trở thành nguyên nhân khiến nghịch cảnh, thảm nạn trường tồn?
Trong “Ai nằm vùng? Ở đâu?” (Phận người - Vận nước), Phan Nhật Nam khẳng định: Lỗi từ chúng ta! Nhiều người cũng bảo như thế nhưng với tâm thế: Không có tôi!
***
Quá khứ cay đắng đã không giúp giảm mức độ thê thảm của hiện tại. Sức người đã kiệt, ước mơ đã tả tơi, tay chân đã rũ liệt. “Chuyện dọc đường” và “Phận người - Vận nước” có giúp nhắc để nhớ, có khơi ra được tia sáng le lói, hi vọng nào cho ngày mai - “ngày Việt Nam tái sinh” chăng?
Không biết! Chỉ biết chắc chắn, lòng sẽ “bạc lòng mong” khi cái tôi “vĩ đại” còn “sống mãi”.
Trân Văn
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-192_4-801/xua-va-mai-toi-va-sang.html