Cõi Người Ta
Xuất Khẩu Cách Buôn Bán Đồng Chí: Học được gì từ Hàn Quốc?
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
(BBC)
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát
đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày
tại đây.
Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông]
bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo
lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn
của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi
này.
Quan hệ thân thiện, tốt đẹp
Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài.
Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy?
Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt
đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song
phương – trên mọi lĩnh vực.
Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu
đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước
‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’.
Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc
gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho
các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị
trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt
Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của
Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần
tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu
tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia
đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014.
Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ
USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai
nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới.
Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này
cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn
nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược.
Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình
Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm
Seoul hài lòng.
Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi
đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá
mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội
rất coi trọng quan hệ với Seoul.
Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình
kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ
dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung
Quốc. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Quốc,
Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay
hiện tại với Hàn Quốc.
Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại
nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn
Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này.
Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp
tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì
họ diễn ra và đạt được trong chuyến đi này.
Học được gì từ chuyến thăm?
Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu
ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn
Quốc lần này?
Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông
Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những
thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân
thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’.
Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở
Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những
thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ
một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn
lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng
đầu’.
Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa
qua.
Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD.
Ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận
ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn
và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn
Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.
Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng,
đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và
Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc.
Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm
ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin.
Nghe mà xót lòng’.
Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban
Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và
Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.
Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế?
Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn
Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt
Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất
phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách
quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’.
Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như ‘chất lượng tăng trưởng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so
với nhiều nước trong khu vực còn lớn’.
Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do
ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi
ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém ‘một phần là do xuất
phát điểm của Việt Nam quá thấp’.
Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành,
quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí
tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể
dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu
của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn.
Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay
50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó ‘để soi rọi chính mình ’như
ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những
bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc.
Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn
Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến
đi này.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Xuất Khẩu Cách Buôn Bán Đồng Chí: Học được gì từ Hàn Quốc?
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây.
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát
đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày
tại đây.
Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông]
bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo
lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn
của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi
này.
Quan hệ thân thiện, tốt đẹp
Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài.
Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy?
Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt
đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song
phương – trên mọi lĩnh vực.
Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu
đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước
‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’.
Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc
gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho
các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị
trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt
Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của
Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần
tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu
tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia
đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014.
Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ
USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai
nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới.
Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này
cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn
nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược.
Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình
Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm
Seoul hài lòng.
Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi
đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá
mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội
rất coi trọng quan hệ với Seoul.
Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình
kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ
dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung
Quốc. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Quốc,
Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay
hiện tại với Hàn Quốc.
Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại
nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn
Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này.
Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp
tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì
họ diễn ra và đạt được trong chuyến đi này.
Học được gì từ chuyến thăm?
Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu
ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn
Quốc lần này?
Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông
Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những
thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân
thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’.
Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở
Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những
thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ
một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn
lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng
đầu’.
Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa
qua.
Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD.
Ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận
ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn
và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn
Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.
Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng,
đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và
Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc.
Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm
ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin.
Nghe mà xót lòng’.
Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban
Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và
Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.
Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế?
Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn
Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt
Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất
phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách
quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’.
Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như ‘chất lượng tăng trưởng và sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so
với nhiều nước trong khu vực còn lớn’.
Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do
ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi
ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém ‘một phần là do xuất
phát điểm của Việt Nam quá thấp’.
Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành,
quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí
tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể
dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu
của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn.
Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay
50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó ‘để soi rọi chính mình ’như
ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những
bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc.
Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn
Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến
đi này.
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ London
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.
(BBC)