Xe cán chó
Xung quanh chuyện bắt chó ở Hồ Chí Minh
Trong gần hai tuần nay, thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, kéo theo các trang mạng xã hội cũng sôi động vì chuyện chó. Nếu như trước đây, chuyện ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường gây chú ý bao nhiêu thì hiện tại, chuyện chó ra đường cũng gây chú ý không kém. Có thể nói rằng khó mà phân biệt độ cao thấp về khả năng chi phối thông tin giữa ông Đoàn Ngọc Hải và những con chó lang thang trong thành phố gần sáu triệu dân này.
Thấy là hốt liền!
Một người dân thành phố Sài Gòn, tên Sanh, chia sẻ: “Họ yêu cầu tiêm vaccine, có thẻ đeo trong chân của nó. Bây giờ người ta có lập phái đoàn đi bắt chó, nếu không có thẻ thì nó bắt rồi nó phạt này nọ. Người ta phòng ngừa chó điên chó khùng nó cắn người nên phải làm vậy. Nhưng mà chưa thấy văn bản thông báo chính thức nào, chỉ mới nghe đài, tivi nói và người ta hốt vậy thôi!”.
Ông Sanh cho rằng trước đây, khi còn sống, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng lúc chuẩn bị lên làm Trưởng ban Nội Chính Trung Ương, ông đã tuyên bố “thấy là hốt liền, sau đó điều tra sau” để nói về chống tham nhũng. Nhưng chủ trương “thấy là hốt liền” này chưa kịp thực hiện thì ông Thanh qua đời bằng một cái chết mờ mờ ảo ảo để lại hàng loạt sóng gió dư luận. Mãi cho đến khi Sài Gòn có ông Hải xuống đường, thấy là đập, thấy là hốt các xe nước mía, gánh hàng rong và không ngoại trừ xe hơi, xe chở đám tang đậu không đúng nơi qui định… Chủ trương “thấy là hốt liền” mới đi vào thực tiễn.
Và khả năng hốt của ông Hải phải nói là vô cùng lớn, đoàn của ông Hải đi đến đâu hốt đến đó, quận 1, Hồ Chí Minh không còn thứ gì vướng tầm mắt. Nếu có chăng là những bãi phân vương vất của một số con chó chưa được quản lý chặt chẽ, chưa bắt nhịp được với đời sống văn minh mà ông Hải xây dựng cho quận và cho cả thành phố.
Kết quả là những con chó lang thang, rong ruổi đi chơi, đi ngắm phố hoặc đợi chủ đi chợ dù có là chó cưng hay chó không được cưng cũng bị hốt như nhau. Sự hốt không thương tiếc này giống như một phép thử lòng chủ chó. Những chủ chó nào thương chó thì bỏ tiền ra chuộc chó về, nếu chó có chích vaccine, có giấy tờ chứng minh điều này thì nộp phạt 200 ngàn đồng, nếu không có giấy tờ chứng minh chó đã chích vaccine thì nộp phạt 2 triệu đồng.
Và cũng theo ông Sanh, không bao lâu sau đó, cò dịch vụ cấp giấy chứng minh chó đã chích vaccine với giá dao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu động xuất hiện đầy rẫy thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thêm một nhóm bắt chó trộm cải trang những người bắt chó chính thống với đầy đủ trang phục và công cụ hỗ trợ theo qui định nhà nước, nhưng lại không phải là nhân viên trực thuộc nhà nước. Mục tiêu của họ là nhân danh nhà nước, nhân danh chính thống để bắt chó trộm mà khỏi bị người dân rượt đuổi, đánh chết người hoặc đốt xe. Lần này, qui mô của họ đi bắt chó là xe tải chứ không phải nhỏ lẻ bằng xe gắn máy như trước đây.
Cả một thành phố vốn dĩ năng động và quay cuồng trong guồng máy công việc, trong nhịp điệu cơm áo gạo tiền bỗng trở nên náo loạn bởi ông Hải và những con chó lang thang. Có thể nói rằng chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh trở nên xôm tụ và có lắm chuyện để nói như lúc này. Và nếu như ông Đoàn Ngọc Hải bị một số kẻ giấu mặt nhắn tin đe dọa nhưng ông vẫn quyết ra đường thực hiện nhiệm vụ đề ra bao nhiêu thì những con chó lang thang trở nên co cụm, sợ sệt và không có lối thoát bấy nhiêu. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hai đối tượng cùng một hành trạng là ra đường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Chó sẽ về đâu?
Một cư dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Dĩ nhiên là bất bình rồi. Rõ ràng đây là một việc không khoa học. Mặc dù đúng về nguyên tắc, nghĩa là phòng tránh chó dại cắn người ta, phòng tránh tai nạn giao thông, mất vệ sinh…. Nhưng cách bắt chó nghe có vẻ phong trào và phản cảm quá, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Chó được tổ chức thế giới công nhận mà. Bạo lực quá, không mang tính chất giáo dục. Thử nghĩ nếu học sinh nào đó mới viết tập làm văn tả về chó cưng của nó, đùng một cái nhìn thấy hình ảnh các ông bắt chó, riết cổ chó kéo đi năm, bảy mét như vậy thì khết sức nguy hiểm…”.
Theo vị này, với tình hình như đang thấy, thành phố sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm. Ví dụ như ông Đoàn Ngọc Hải quyết tâm lấy lại vỉa hè thì thành phố sẽ xanh, sạch hơn, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những mảnh đời thêm một lần nữa bị xô dạt. Giả sử như một cô gái nhà lành, không chữ nghĩa, có chút vốn, muốn mở quán nước vỉa hè, bây giờ vỉa hè bị dẹp, xin việc không được vì không có bằng cấp, thất nghiệp thì nhất định cô sẽ hoặc là may mắn đi làm osin, hoặc là không may mắn đi bán mình. Đó là qui luật cuộc sống. Và có hàng ngàn mảnh đời bị xô dạt trên vỉa hè thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyện chó cũng vậy, những con chó không may mắn rớt vào vòng lao lý của đội săn bắt chó thành phố, nếu chủ nó không kịp thời mang tiền đến giải cứu thì chắc chắn số phận của nó sẽ là quán thịt chó hoặc là chết thiêu trong lò nhà nước. Đó là không muốn nói đến những con chó hoang hiền lành, quanh năm suốt tháng sống dựa vào các khu chợ, cơm thừa cá cặn của tiểu thương để tồn tại, chúng không được chích ngừa bệnh dại, chúng không có chủ, chúng lang thang và sợ sệt, và cho dù có sợ sệt thì cũng phải chết.
Trong trạng huống này, thành phố sẽ sạch bóng chó nhưng nếu đặt một phép toán ngược về độ thân thiện của thành phố thì có vẻ như chiến dịch bắt chó của thành phố Hồ Chí Minh nghe ra có phần cập rập và vội vã, thiếu những thông báo cần thiết để người dân quản lý cho trước khi chúng bị các anh bắt chó bất ngờ ập đến và hốt liền, bỏ lên xe, mang đi, chờ chủ đến chuộc hoặc đem đi thiêu. Theo vị này, kiểu làm việc như vậy vừa thiếu tính khoa học lại vừa vô cảm. Hình ảnh này sẽ trở nên xấu xa vô cùng khi có một cô bé, cậu bé học trò nào đó đi cùng chó cưng của mình, con chó chạy lang thang tự do và bị các anh ập đến bắt. Với các em nhỏ, đây là một tổn thương nặng nề.
Vị này kết luận, dẹp lề đường thì cứ dẹp cho thông thoáng, bắt chó thì cứ bắt cho phố phường bình yên trước bệnh dại. Nhưng dẹp làm sao đừng để phố phường thông thoáng mà lòng người trở nên bề bộn, bắt làm sao mà chó vắng bóng nhưng đừng để các em nhỏ, các cụ già nhìn đội bắt chó còn sợ hãi hơn cả những con chó hoang thì được. Mọi việc, làm gì thì làm cũng phải hợp lòng dân. Vị này đã kết luận như vậy trước khi kết thúc câu chuyện về dẹp vỉa hè và bắt chó ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Xung quanh chuyện bắt chó ở Hồ Chí Minh
Trong gần hai tuần nay, thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, kéo theo các trang mạng xã hội cũng sôi động vì chuyện chó. Nếu như trước đây, chuyện ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường gây chú ý bao nhiêu thì hiện tại, chuyện chó ra đường cũng gây chú ý không kém. Có thể nói rằng khó mà phân biệt độ cao thấp về khả năng chi phối thông tin giữa ông Đoàn Ngọc Hải và những con chó lang thang trong thành phố gần sáu triệu dân này.
Thấy là hốt liền!
Một người dân thành phố Sài Gòn, tên Sanh, chia sẻ: “Họ yêu cầu tiêm vaccine, có thẻ đeo trong chân của nó. Bây giờ người ta có lập phái đoàn đi bắt chó, nếu không có thẻ thì nó bắt rồi nó phạt này nọ. Người ta phòng ngừa chó điên chó khùng nó cắn người nên phải làm vậy. Nhưng mà chưa thấy văn bản thông báo chính thức nào, chỉ mới nghe đài, tivi nói và người ta hốt vậy thôi!”.
Ông Sanh cho rằng trước đây, khi còn sống, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng lúc chuẩn bị lên làm Trưởng ban Nội Chính Trung Ương, ông đã tuyên bố “thấy là hốt liền, sau đó điều tra sau” để nói về chống tham nhũng. Nhưng chủ trương “thấy là hốt liền” này chưa kịp thực hiện thì ông Thanh qua đời bằng một cái chết mờ mờ ảo ảo để lại hàng loạt sóng gió dư luận. Mãi cho đến khi Sài Gòn có ông Hải xuống đường, thấy là đập, thấy là hốt các xe nước mía, gánh hàng rong và không ngoại trừ xe hơi, xe chở đám tang đậu không đúng nơi qui định… Chủ trương “thấy là hốt liền” mới đi vào thực tiễn.
Và khả năng hốt của ông Hải phải nói là vô cùng lớn, đoàn của ông Hải đi đến đâu hốt đến đó, quận 1, Hồ Chí Minh không còn thứ gì vướng tầm mắt. Nếu có chăng là những bãi phân vương vất của một số con chó chưa được quản lý chặt chẽ, chưa bắt nhịp được với đời sống văn minh mà ông Hải xây dựng cho quận và cho cả thành phố.
Kết quả là những con chó lang thang, rong ruổi đi chơi, đi ngắm phố hoặc đợi chủ đi chợ dù có là chó cưng hay chó không được cưng cũng bị hốt như nhau. Sự hốt không thương tiếc này giống như một phép thử lòng chủ chó. Những chủ chó nào thương chó thì bỏ tiền ra chuộc chó về, nếu chó có chích vaccine, có giấy tờ chứng minh điều này thì nộp phạt 200 ngàn đồng, nếu không có giấy tờ chứng minh chó đã chích vaccine thì nộp phạt 2 triệu đồng.
Và cũng theo ông Sanh, không bao lâu sau đó, cò dịch vụ cấp giấy chứng minh chó đã chích vaccine với giá dao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu động xuất hiện đầy rẫy thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thêm một nhóm bắt chó trộm cải trang những người bắt chó chính thống với đầy đủ trang phục và công cụ hỗ trợ theo qui định nhà nước, nhưng lại không phải là nhân viên trực thuộc nhà nước. Mục tiêu của họ là nhân danh nhà nước, nhân danh chính thống để bắt chó trộm mà khỏi bị người dân rượt đuổi, đánh chết người hoặc đốt xe. Lần này, qui mô của họ đi bắt chó là xe tải chứ không phải nhỏ lẻ bằng xe gắn máy như trước đây.
Cả một thành phố vốn dĩ năng động và quay cuồng trong guồng máy công việc, trong nhịp điệu cơm áo gạo tiền bỗng trở nên náo loạn bởi ông Hải và những con chó lang thang. Có thể nói rằng chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh trở nên xôm tụ và có lắm chuyện để nói như lúc này. Và nếu như ông Đoàn Ngọc Hải bị một số kẻ giấu mặt nhắn tin đe dọa nhưng ông vẫn quyết ra đường thực hiện nhiệm vụ đề ra bao nhiêu thì những con chó lang thang trở nên co cụm, sợ sệt và không có lối thoát bấy nhiêu. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hai đối tượng cùng một hành trạng là ra đường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Chó sẽ về đâu?
Một cư dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Dĩ nhiên là bất bình rồi. Rõ ràng đây là một việc không khoa học. Mặc dù đúng về nguyên tắc, nghĩa là phòng tránh chó dại cắn người ta, phòng tránh tai nạn giao thông, mất vệ sinh…. Nhưng cách bắt chó nghe có vẻ phong trào và phản cảm quá, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Chó được tổ chức thế giới công nhận mà. Bạo lực quá, không mang tính chất giáo dục. Thử nghĩ nếu học sinh nào đó mới viết tập làm văn tả về chó cưng của nó, đùng một cái nhìn thấy hình ảnh các ông bắt chó, riết cổ chó kéo đi năm, bảy mét như vậy thì khết sức nguy hiểm…”.
Theo vị này, với tình hình như đang thấy, thành phố sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm. Ví dụ như ông Đoàn Ngọc Hải quyết tâm lấy lại vỉa hè thì thành phố sẽ xanh, sạch hơn, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những mảnh đời thêm một lần nữa bị xô dạt. Giả sử như một cô gái nhà lành, không chữ nghĩa, có chút vốn, muốn mở quán nước vỉa hè, bây giờ vỉa hè bị dẹp, xin việc không được vì không có bằng cấp, thất nghiệp thì nhất định cô sẽ hoặc là may mắn đi làm osin, hoặc là không may mắn đi bán mình. Đó là qui luật cuộc sống. Và có hàng ngàn mảnh đời bị xô dạt trên vỉa hè thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyện chó cũng vậy, những con chó không may mắn rớt vào vòng lao lý của đội săn bắt chó thành phố, nếu chủ nó không kịp thời mang tiền đến giải cứu thì chắc chắn số phận của nó sẽ là quán thịt chó hoặc là chết thiêu trong lò nhà nước. Đó là không muốn nói đến những con chó hoang hiền lành, quanh năm suốt tháng sống dựa vào các khu chợ, cơm thừa cá cặn của tiểu thương để tồn tại, chúng không được chích ngừa bệnh dại, chúng không có chủ, chúng lang thang và sợ sệt, và cho dù có sợ sệt thì cũng phải chết.
Trong trạng huống này, thành phố sẽ sạch bóng chó nhưng nếu đặt một phép toán ngược về độ thân thiện của thành phố thì có vẻ như chiến dịch bắt chó của thành phố Hồ Chí Minh nghe ra có phần cập rập và vội vã, thiếu những thông báo cần thiết để người dân quản lý cho trước khi chúng bị các anh bắt chó bất ngờ ập đến và hốt liền, bỏ lên xe, mang đi, chờ chủ đến chuộc hoặc đem đi thiêu. Theo vị này, kiểu làm việc như vậy vừa thiếu tính khoa học lại vừa vô cảm. Hình ảnh này sẽ trở nên xấu xa vô cùng khi có một cô bé, cậu bé học trò nào đó đi cùng chó cưng của mình, con chó chạy lang thang tự do và bị các anh ập đến bắt. Với các em nhỏ, đây là một tổn thương nặng nề.
Vị này kết luận, dẹp lề đường thì cứ dẹp cho thông thoáng, bắt chó thì cứ bắt cho phố phường bình yên trước bệnh dại. Nhưng dẹp làm sao đừng để phố phường thông thoáng mà lòng người trở nên bề bộn, bắt làm sao mà chó vắng bóng nhưng đừng để các em nhỏ, các cụ già nhìn đội bắt chó còn sợ hãi hơn cả những con chó hoang thì được. Mọi việc, làm gì thì làm cũng phải hợp lòng dân. Vị này đã kết luận như vậy trước khi kết thúc câu chuyện về dẹp vỉa hè và bắt chó ở thành phố Hồ Chí Minh.