Quán Bên Đường
Y sĩ chiến trường
Y Sĩ Dennis Chaney
Hải Quân Hoa Kỳ/Đại Ðội Echo thuộc Tiểu Ðoàn 2/Sư Ðoàn 9
Quảng Trị, 1967-68
Trước hết, đừng sốt ruột. Chúng tôi lo lắng cho y sĩ. Mọi việc rồi
sẽ tốt cả thôi. Sau lời chào hỏi thân thiện của Trung Úy Carson, tôi thấy an tâm hơn. Có vẽ như anh ta là người có khả năng và nhiệt tình khi anh em ai có gì cần giúp đỡ. Lần đầu tiên tôi được nghỉ ngơi chút ít. Dường như anh ta không có gì phải lo lắng và kiểm soát được tình hình. Cuối cùng, mọi việc tốt lành cả.
Tôi hỏi:
- Anh cần tôi ở đâu khi chúng ta đi tuần hay thi hành công tác gì đó?
Cứ theo sát tôi hay hiệu thính viên. Như thế tôi có thể yêu cầu anh đi đâu khi cần. Đi sát với Carson, điều đó không thành vấn đề. Tôi thi hành được. Cuối cùng, anh ta lại là người chăm sóc cho tôi, và tôi chăm sóc cho binh lính của anh ta. Hết sức đơn giản. Hết sức căn bản. Tôi làm việc của tôi và những gì cần làm. Cuối cùng cả trung đội quanh tôi và những gì sẽ xảy ra đây?
Trong vòng một tuần tôi tự thấy điều đó. Lúng túng trong cái áo giáp nặng và mũ sắt, tôi theo những anh lính của Carson bận đồ xanh, mồ hôi nhễ nhại, trong một cuộc hành quân cấp đại đội, càn quét một vùng nằm giữa căn cứ Carroll và Cam Lộ, dọc theo đường số 9 đi Lào. Mọi sự đều bình an cho đến 9 giờ. Khi chúng tôi bắt đầu tiến gần một ngọn đồi nhỏ mà trong bản đồ gọi là Đồi 37, tôi nghe một âm thanh lạ làm vở tan không khí tĩnh lặng của ban mai. Có tiếng hú của vật gì đó đang bay trong không khí, rồi có tiếng nổ ầm khi vật ấy chạm đất, làm cho tôi phải chú ý không còn nghĩ tới sự bực bội vì người tôi đang mang áo giáp súng đạn, dụng cụ nặng nề. Tiếng nổ liên tiếp nhau, rồi một hàng rào lửa do địch quân núp đâu đó bắn thăm dò chúng tôi. Cứ mỗi lần nổ thì đất đỏ tung lên và sau đó là khói đen bốc lên và mảnh đạn rơi xuống. Lính TQLC tản ra và la to báo động cho nhau:
- Tụi nó đến, tụi nó đến.
Pháo kích. Mà súng thì dấu kín đâu đó không thấy được. Thủy Quân Lục Chiến gọi đùa chúng là góc cao của địa ngục. Chúng nó biết tình hình chúng tôi và bây giờ pháo vào chúng tôi một cách tận tình. Đạn nổ càng lúc càng dày hơn. Và chúng tôi cũng không trụ lại đây để đón đạn. Lệnh rút lui về chỗ an toàn hơn. Bên kia thung lũng nhỏ là Đồi 38. Từ đó, chúng tôi nằm ngoài tầm bắn của thứ vũ khí chết tiệt nầy và cũng có thể tiện quan sát Đồi 37. Đó là vùng đất cao, ít ra cao hơn Đồi 37.
Đại đội rút lui qua ngã thung lũng, trèo lên đồi và cuối cùng lên tới đỉnh. Từ vị trí không được ngon lành lắm nầy, chúng tôi nhìn qua Đồi 37, nơi chúng tôi vừa bị pháo. Chúng tôi thấy có bóng người di chuyển nhưng không chắc là ai. Một trung đội thám sát được lệnh tiến sang bên đó để xem xét. Khi tôi đang quì bên hiệu thính viên thì vị chỉ huy đại đội đang cố gắng một cách vô hiệu để tiếp xúc bằng điện đàm với đơn vị được phái đi, nhưng cũng không phải là không có ích. Chẳng có cách nào khác hơn là lại phái người qua tiếp xúc với đơn vị bên ấy. Hy vọng các khẩu súng cối địch đã di chuyển vì sợ bị phản pháo. Địch ít khi ở lâu tại vị trí ban đầu.
Sau khi vượt qua thung lũng, chúng tôi theo một con đường mòn tiến lên đồi tới cái cửa đầu tiên của hàng rào concertina phòng thủ. Tôi cố nghe những âm thanh chưa từng nghe bao giờ. Tôi nghỉ một chút. Trước mặt tôi, người hiệu thính viên đưa ống nói lên miệng cố liên lạc với đơn vị được phái đi, vài lần như thế nhưng không kết quả. Đại đội trưởng giành ống nói và ra lệnh cho các trung đội trưởng:
- Trung đội Hai-Sáu. Cho trung đội tiến lên bên phải, cho đến lúc chúng ta biết rõ thêm tình hình.
Có tiếng nhận lệnh từ Hai-sáu. Rồi đại đội trưởng ấn vào nút cao su trên ống nói, gọi cho trung đội Hai-Bảy. Hai-Bảy di chuyển.
Các binh sĩ TQLC cẩn thận tiến về hai hướng Bắc-Nam, súng đạn sẵn sàng. Nhưng khi chúng tôi vừa triển khai đội hình thì súng nổ, cho biết là địch đang có mặt. Một ít người với súng AK-47 đang chiếm vùng đất cao phía trước mặt, chúng tôi khó tiến tới được. Nhưng đại đội trưởng đã có ý định. Thủy Quân Lục Chiến được lệnh tấn công và đó chính là điều chúng tôi phải làm. Nhưng trước khi tổ chức tấn công, súng lại nổ phía sau chúng tôi. Chúng tôi bị kẹt giữa hai lằn đạn, tấn thối lưỡng nan.
Phía ngoài thung lũng, một đoàn xe của đơn vị Công Binh 11 đang chạy trên Quốc Lộ 9 về hướng căn cứ Carroll. Con đường nầy chạy ngoằn ngèo như rắn bò giữa chúng tôi và đơn vị Cộng sản Bắc Việt (CSBV) ở sát bên. Quân Cộng Sản Bắc Việt thấy đoàn xe đang tới và chờ. Khi vòng vây khép lại thì đoàn xe cũng như chúng tôi sẽ bị kẹt vào giữa. Chỉ trong vài phút đoàn xe bị quét sạch. Đạn cày như sàng gạo trên thân xe, xe cháy nằm từng đống bên đường, bên cạnh là binh lính bị thương hoặc chết.
Bị bao vây, chúng tôi khó phản ứng. Chúng tôi có những khó khăn cho chính chúng tôi. Bây giờ quân CSBV đang khóa vòng vây ở phía bên kia, bắn dữ dội vào sườn bên phải. Có tiếng gọi y sĩ lên phía đó.
Mang túi cứu thương trên vai, tôi bò tới và tiến về phía đông của ngọn đồi, nơi có tiếng gọi cấp cứu. Nhưng tôi không tiến được xa. Đi được một nửa đường thì tôi bị lộ. Quân CSBV bắn dữ dội, ghìm tôi tại chỗ. Tôi cố tiến tới, nhưng mỗi lần cố tiến lên thì CSBV bắn vào phía tôi rất căng, đất phía trước và bên hông bị đạn cày lên. Tôi cố ngững cao đầu để xem thử đạn từ đâu bắn tới, nhưng vừa nhúc nhích thì đạn lại réo ngang mũ sắt, như đè tôi xuống đất. Tôi thấy kinh hãi. Tôi không thể tiến về phía các người bị thương mà cũng không thể quay lui được, bị kẹt cứng.
Rồi, khi tôi nghĩ là trận đánh sắp đến hồi kết thúc thì quân CSBV lại bắn về một hướng khác, một mục tiêu vừa xuất hiện có lợi hơn cho chúng. Tôi chụp ngay cơ hội và tiến lên, bò từng tấc một tới chỗ một người bị thương băng cho anh ta. Đó là người hiệu thính viên. Anh ta bị thương hai chỗ và máu ra nhiều. Khi tôi đang lo cứu cấp thì trận đánh càng lúc càng căng hơn. Cuối cùng, nhờ các TQLC khác giúp đỡ, chúng tôi mang người lính ra xa, dưới ngọn đồi, chỗ đó an toàn hơn. Trước khi tôi đi ngược lên đồi thì lại có những âm thanh khác xen lẫn trong tiếng súng: Tiếng động cơ.
Phía trên đầu, một chiếc Hỏa Long, một loại máy bay C-47 cải biến thành máy bay chiến đấu mang đại bác Hỏa Long và đại liên đang bay vòng phía trên. Nhận định trận địa một cách mau chóng, chiếc máy bay bắn như vải đạn xuống đầu địch cùng với đạn khói làm cho địch rối loạn và không quan sát được trận thế.
Khi khói tỏa ra, có tiếng máy bay trực thăng hòa lẫn trong tiếng máy bay Hỏa Long. Trực thăng Huey trang bị đại liên bay vào trận địa và tác xạ vào ngọn đồi nhưng vì những trái khói bắn xuống lúc trước, họ không biệt được vị trí thù và bạn. Họ bắn vào những gì di chuyển. Tuy nhiên, như một phép lạ, chẳng có TQLC nào bị thương.
Khi tôi đang ngồi xổm phía sau một tảng đá lớn với người lính truyền tin và bốn TQLC bị thương khác thì đạn bắn tới chỗ chúng tôi. Theo cách thức đã học ở trường Y, tôi làm mọi cách để bảo vệ người bị thương, vì vậy tôi bắt đầu bắn trả. Dùng súng M-16 của người hiệu thính viên tôi bắn vào chỗ các mũi súng đang phát lửa của địch. Sợ hãi vội vàng biến mất dành chỗ cho sự tức giận và bản năng sinh tồn cố hữu của con người. Bây giờ cứu mạng sống tốt hơn là lo băng bó. Để cứu người của tôi, tôi phải giết người bên địch. Đó là sự trao đổi. Vậy thôi.
Quân CSBV rất gần. Tôi có thể nghe chúng nói với nhau và la lối, ra lệnh phía bên kia tảng đá. Tôi bắn về phía ấy. Xong một băng đạn, tôi vội thay băng đạn khác. Tôi phải bảo vệ những người lính bị thương của tôi. Và tôi sống sót. Cuối cùng tình hình êm, tôi đưa được năm TQLC bị thương xuống dưới chân đồi, an toàn hơn.
Sau khi xuống tới chân đồi, những người bị thương được tiếp tục chăm sóc. Đây là thời gian được dành cho những y sĩ như tôi. Tôi bắt đầu dùng các loại thuốc ngoài mặt trận. Tôi chích morphin cho họ và lấy kim găm vào cổ áo họ để cho người ở bệnh viện biết họ đã được chích loại thuốc nầy.
Các binh sĩ TQLC bị thương khác thì được để bên Đồi 37. Khi tôi chăm sóc cho các người lính bị thương nằm ở dưới chân đồi xong rồi, tôi lại lên đồi, chỗ đang đánh nhau để lo hết người bị thương nầy đến người bị thương khác, cố làm những gì tôi làm được cho họ. Tới tối, một anh TQLC gan dạ lái tới một chiếc xe anh tìm thấy bỏ hoang trên đường 9. Chúng tôi bắt đầu đưa người bị thương lên xe. Trận dánh vẫn chưa kết thúc. Quân CSBV vẫn còn kiểm soát bên phía hình cung của ngọn đồi.
Đại đội trưởng của tôi là một người hăng máu, rất hăng máu là đằng khác. Anh ta chẳng chịu để cho một nhóm chỉ có mấy tên dùng súng AK đẩy anh ta ra khỏi ngọn đồi. Anh ta muốn chiếm lại ngọn đồi ấy với bất cứ giá nào. Chúng tôi lại tiến lên.
Các TQLC đang tìm đường tiến tới và khi chúng tôi tới chỗ có giây kẽm gai concertina, đại đội trưởng ra lệnh cho binh lính nằm lên giây kẽm gai để người khác bước lên đó mà đi tới, tiến lên đỉnh đồi. Các TQLC do dự. Họ nghĩ rằng đó là một việc tốn xương máu vô ích chỉ làm thỏa mãn lòng tự trọng của một người. Không tập và pháo binh có thể làm những điều chúng tôi cần. Cuối cùng, khi nhận ra những khó khăn lớn chưa giải quyết, anh ta ra lệnh rút lui và tổ chức lại đơn vị. Tối hôm ấy, khi tình hình thuận lợi hơn, chúng tôi chiếm lại ngọn đồi.
Khi người bị thương cuối cùng được đưa lên xe, tôi cũng lên xe đi Cam Lộ, một làng gần nhứt có quân bạn đang trấn giữ. Một doanh trại nhỏ gồm TQLC và một ít binh lính Nam Việt Nam đóng để bảo vệ làng. Máy bay trực thăng có thể đáp xuống đây để di chuyển thương binh dần dần.
Khi chúng tôi tới làng thì trời đã tối. Nhưng thay vì tới một chỗ an toàn hơn thì chúng tôi lại nhằm một nơi cũng đang đánh nhau. Làng Cam Lộ đang bị địch bao vây. Nhà đang bị cháy, tôi có thể thấy ngọn lửa vươn lên trời đen. Toàn bộ cảnh làng súng đang nổ, đạn lửa bay ngang trời.
Cảnh tượng hết sức hỗn độn. Quân CSBV đã xâm nhập vào làng và đang tìm bắn các viên chức dân sự trong làng, đốt nhà và quăng lựu đạn. Mùi khói thuốc súng cay lan trong không khí hòa lẫn với mùi tranh tre đang cháy. Một cảm giác tuyệt vọng tràn ngập lòng tôi và hy vọng cũng tan biến mất.
Người tài xế, nhận xét tình hình một cách mau lẹ, đạp ga mở hết tốc lực cho xe chạy qua làng. Chúng tôi nhận thêm thương binh khi rời khỏi ngọn đồi. Bây giờ trên xe tôi có cả thảy mười bảy người, nhiều người trong tình trạng nguy ngập, sự sống tính từng phút. Pháo sáng chiếu xuống làng khi chúng tôi cho xe chạy nhanh qua những nhà dân đang bị cháy. Trong đồn binh giữa làng, TQLC và binh lính Nam Việt Nam đang chống trả một cách mãnh liệt. Tiếng súng đại liên 50 và M-16 đang nổ dữ dội chống trả quân CSBV.
Khi tới cổng trại, người tài xế đạp mạnh thắng cho xe ngừng. Trong bóng tối mờ mờ chúng tôi dễ bị chiến hữu bắn lầm. Một TQLC nhảy xuống xe, đến ngay cửa, bỏ súng xuống đất và đưa tay lên trời. Anh ta ngại ngùng nhìn vào mũi súng đại liên 50, la to:
- Ngừng bắn. Chúng tôi là TQLC, đại đội Hai-Chín Echo.
Các xạ thủ la to đáp lại, khuôn mặt họ thấp thoáng hiện ra sau làn khói súng:
- Mày mang cái bản mặt vào đây làm gì! Bọn “cùi” ở khắp nơi có thấy không?
Người tài xế cho xe tiến sát cổng, nhấn ga, chẳng mấy chốc cánh cổng đóng lại đằng sau chúng tôi.
Cảnh tượng làng Cam Lộ bây giờ quả là rùng rợn. Quân CSBV và Việt Cộng (VC) chạy tới từng nhà bắn giết dân chúng. Xác người rải rác khắp làng, có xác nằm chết vắt ngang giây kẽm gai concertina doanh trại. Chứng cớ thầm lặng cho thấy một làn sóng quân CSBV cuồng tín đã cố gắng quét sạch một đơn vị nhỏ phía sau hàng rào phòng thủ nhưng các TQLC đã rung chuông báo tử cho kẻ địch. Vậy mà chúng vẫn còn cố mở ra một cuộc tấn công tuyệt vọng khác.
Bên trong trại có một khoảng trống đủ cho máy bay trực thăng đáp xuống. Tôi vẫn muốn cho di tản thương binh, nhưng tới lúc đó, khi tôi biết rằng chỉ có mình tôi là y sĩ ở đây nên tôi thấy thêm trách nhiệm khẩn cấp đối với các thương binh. Tôi có 17 người bị thương, nay có thêm vài binh sĩ trong doanh trại nầy bị thương nữa, cần chăm sóc cấp kỳ. Khi tôi đang lần từ người nầy sang người khác để chăm sóc vết thương cho họ thì tôi tới gần một người thuộc đơn vị tôi: Joseph Applegate. Anh ta bị thương nặng lắm mà tôi thì chẳng biết làm gì hơn ngoài những gì tôi đã làm. Anh ta đang chết dần! Tôi cúi xuống mặt anh. Qua hơi thở của anh, tôi nghe tiếng máu chảy khò khè trong lá phổi. Máu đang chảy hỗn loạn trong ngực anh ta. Làm sao anh ta có thể thở được với mấy lổ đạn xuyên qua ngực và tinh chất của sự sống đang dần dần ra khỏi cơ thể anh. Khi tôi cúi xuống người anh, anh nắm lấy áo giáp tôi, rõ ràng là là muốn nắm lại sự sống. Mắt anh ta nhìn vào mắt tôi, mặt anh nhăn nhúm vì sợ, khẩn cầu:
- Đừng để tôi chết, bác sĩ! Đừng để tôi chết!
Tôi chẳng biết nói sao. Tôi có thể nói được gì với một người đang chết dần dần? Anh ta kéo tôi lại gần hơn, làm như tôi có thể chận đứng một điều không thể tránh được. Tôi vòng tay ôm chặt anh ta, hy vọng anh ta cảm nhận được sự có mặt của tôi mà yên tâm. Ít ra anh ta cũng thấy rằng anh chẳng một mình cô đơn vượt qua thần chết, có tôi ở bên cạnh giúp anh. Anh ta không cô độc, không ai chết trong cảnh cô độc.
(Hình ảnh: Vietnam Remembered).
- Ê! Dennis! Có người gọi tên tôi. Tôi nhìn lên xem thử ai, và la to lên:
- Gene. Anh từ cõi nào về đây vậy?
Gene DeWeed! Tôi không thể tin được anh ta có mặt ở đây. Anh ta có mặt ở đây có nghĩa là đại đội Golf, đơn vị của tôi có mặt ở đây. Kỵ binh đã tới.
- Nghe mấy anh cần, Golf tới giải cứu. Trông anh như từ địa ngục mới về!
Tôi nhìn xuống bộ áo quần tả tơi của tôi, dính đầy máu khô, mồ hôi và đất đỏ. Tô cố nói đùa một câu:
- Tối qua anh cũng ở đây mà, anh cũng ở địa ngục như tôi vậy.
o O o
Càng ở lâu với Tiểu đoàn Hai-Chín, tôi lại càng bắt đầu soát xét lại quan điểm của tôi. Với từng nỗi kinh hoàng, mỗi cái chết, tôi thay đổi quan điểm của tôi. Nó như cái bảng điều chỉnh mạch điện trong óc tôi với một hàng nút điện kiểm soát sự cân bằng thần kinh cũng như giá trị của nó. Mỗi khi tôi chứng kiến một điều gì kinh hãi, một nút điện được xử dụng đẩy tôi tới gần hơn việc làm cho sự kinh hoàng đó biến mất đi. Tất cả điều đó, sau bốn tháng ở Quảng Trị, một nửa hàng nút điện được xử dụng để giữ cân bằng tâm lý trong óc tôi.
Ngày 6 tháng Tư (năm 1968), chúng tôi được giao nhiệm vụ đi tìm xác của một người lính TQLC bị giết ở đồi 190. Được tăng cường thêm một trung đội, chúng tôi vượt sông Cam Lộ bằng máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ. Thủy Quân Lục Chiến không bao giờ bỏ rơi thi thể binh sĩ họ và phải mở rộng hoạt động để tìm lại xác chết ấy, dù phải hy sinh thêm bao nhiêu đi nữa.
Sau khi tìm bãi đáp thích hợp bên sườn đồi, máy bay đáp xuống, binh sĩ đổ ra tìm kiếm. Một cách cẩn thận, chúng tôi tiến lên phía trước, tới chỗ đã được ghi nhận trên bản đồ, nơi người ta nghi thi thể của người lính TQLC ở đó.
Chúng tôi không biết nhưng địch đã phát hiện chúng tôi khi vừa tới. Một thám-sát viên CSBV báo cáo sự xuất hiện chúng tôi cho đơn vị pháo, chỉ trong mấy phút đạn súng cối và đại bác đổ xuống đầu chúng tôi. Thủy Quân Lục Chiến tản ra tránh đạn. Đất đỏ bị đạn hất tung lên như giếng nước phun. Rồi lẹ như khi bắt đầu, pháo kích chấm dứt. Tại sao? Chúng đã phát hiện chúng tôi nay để chúng tôi đi hay sao? Không có nghĩa như thế. Sự im lặng bất thần đó làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Tôi đưa mắt nhìn qua ngọn đồi cố tìm hiểu. Mấy thằng con hoang nầy đang tính chuyện gì đây?
Chúng tôi xác định được vị trí thi thể người chết và phái một toán lên xác định. Khi họ vừa cúi xuống thi thể người chết thì một tiếng nổ kinh hồn phát ra. Mấy người lính TQLC biến mất. Trong khi vội vàng xem xét lại cái xác chết, họ quên lưu ý tới việc quân địch gài bẫy. Cái xác ấy gài với một quả bom nặng 500 cân Anh.
Trái bom nổ tạo thành một cái hố lớn. Gần hố bom nhất là xác 5 TQLC. Ngoài 5 mạng ấy, một số khác mình mẫy đầy thương tích.
- Y sĩ!
Không cần gọi, tôi đã đứng sát bên người lính truyền tin rồi, cách hố bom chỉ một khoảng ngắn mà thôi. Toàn cảnh diễn ra trước mắt tôi, đầy đủ màu sắc cũng như âm thanh. Cảnh tượng ấy đánh mạnh vào trí tôi, tưởng như làm tôi bị kích xúc mà té xuống đất. Tôi biết chắc tôi sẽ được đồng đội cần đến khi tai nạn đó xảy ra. Tôi cố trấn tĩnh trước sự kinh hoảng đó và chạy về phía cái hố còn đang bốc khói.
Cùng với các y sĩ khác đi theo cuộc hành quân nầy, chúng tôi băng bó và phân loại các người bị nặng nhứt. Trực thăng đang quần trên đầu, lần lượt thương binh được di tản. Khi tôi đang chăm sóc cho một người, một TQLC chạy vội tới chỗ tôi nói với vẽ mặt kinh hoảng:
- Bác sĩ, lẹ lên, ông trung úy bị thương nặng.
Tôi theo người lính đến chỗ viên sĩ quan đang nằm trên đất. Anh ta đứng gần chỗ bom nổ nên bị thương khá nặng. Từ trên đầu gối trở xuống, hai chân cụt mất, còn lại là một mớ vải rách dính máu và xương, máu động mạch trào ra theo nhịp tim đập. Bài học đầu tiên ở trường Y tới ngay trí tôi: Cầm máu.
Tôi xé băng cứu thương để băng, nhanh bao nhiêu hay bấy nhiêu, cột băng phía trên vết thương và xiết chặt lại. Máu ngưng chảy. Bước thứ hai là không để cho người bị thương bị kích xúc. Viên trung úy nói năng còn tỉnh, có nghĩa là cái đau chưa tới. Sau đó có thể ông ta sẽ bị đau lắm và có thể bị kích xúc. Chỉ có morphin giúp ngừa cho ông ta mà thôi. Tôi lôi ống chích và chích thuốc tê. Tôi nghĩ rằng nếu không đưa ông ta tới bệnh viện trước khi chất morphin hết hiệu nghiệm, ông ta sẽ chết. Vội vàng chúng tôi mở cáng ra, đặt bên cạnh; cùng sự giúp đỡ của các anh em khác, chúng tôi nhẹ nhàng đặt ông vào cáng. Khi chúng tôi mang ông ta xuống đồi, một cái chân gảy của ông ta vuột ra ngoài cáng đụng vào bắp vế tôi. Cứ mỗi bước đi cái chân ấy đụng vào tôi. Một nỗi buồn, như một luồng sóng cao, chìm ngập hồn tôi, bỗng chốc tôi thấy giận dữ. Tôi thấy tội nghiệp cho ông ta nhưng tôi lại giận tôi. Rồi đây, người thương binh nầy sẽ gánh chịu bao nhiêu đau khổ. Kinh hoàng và chết chóc bao giờ chấm dứt? Thay vì trở thành kẻ cứu nhơn, tôi lại thành người quét dọn bệnh viện và nhà xác.
- Hãy chụp mấy bức hình. Viên trung úy nói.
Tôi nhìn quanh và hiểu những gì ông ta muốn nói. Thuốc tê đã có hiệu quả và ông ta đang ở tâm trạng phấn khởi do tác dụng của thuốc. Ông ta đưa máy hình cho người lính đang đi bên cạnh trong khi chúng tôi đang chuyển ông xuống đồi. Chụp từng cảnh trên đường đi. Tôi muốn mọi cảnh đều được ghi lại trong phim. Tôi muốn nhớ những gì đã xảy ra ở đây.
Tôi không tin điều đó được. Nó quá sức kỳ dị. Có cái gì như tiếng động nhỏ trong óc tôi, giống như một nút điện bị ấn xuống làm tê liệt cảm giác của tôi, đồng thời nó cũng làm cho cảm giác của tôi mất thăng bằng. Tôi đang lưu tâm đến cá nhân mình và thấy khó thích hợp cá tính của tôi. Đó là một sự tự vệ, theo tôi nghĩ đã làm đão ngược kết quả. Tôi biết rằng cuối cùng tôi có thể đạt tới cái nút ấn còn đó. Khi nó xảy ra, sẽ làm cho tôi quẫn trí. Tôi hy vọng sẽ hết phiên quân dịch về nước sớm vì nếu không, chắc tôi khó tránh khỏi một cơn điên.
Khi viên trung úy được đưa lên trực thăng rồi, tôi đi ngược lên đồi. Còn nhiều người bị thương khác cần được chăm sóc và chuyển xuống bãi đáp trực thăng. Ở xứ nầy trong mấy tháng, tôi học được nhiều điều, và có một điều tôi biết rõ là người y sĩ không thể mang đủ bông băng cho những lần đụng trận. Tôi yêu cầu các TQLC mang gấp đôi số lượng băng cá nhân trong mỗi lần hành quân. Khi tôi hết, tôi có thể xử dụng bông băng do các binh lính mang theo. Vào hồi ấy, việc đề phòng nầy cứu được nhiều người.
Lên tới chỗ giết chóc kinh hoàng ấy, tôi thấy hai y sĩ khác đang chuyển thương binh. Ai cũng bận rộn. Thủy Quân Lục Chiến đang chuyển thương binh xuống đồi, người hiệu thính viên đang chuyển và nhận lệnh, sĩ quan và hạ sĩ quan đang cố ổn định tình hình. Trực thăng tải thương đang quần trên đầu, chờ xuống bãi đáp để đón thương binh. Cũng trong khoảng không gian nầy, các trực thăng võ trang đang quần thảo nơi địch quân đang đặt các giàn phóng hỏa tiễn và chiến đấu cơ F-4 Phantom đang bỏ bom napalm (bom lửa) xuống vị trí địch đang dàn trận đánh vào mặt hậu chúng tôi. Nếu bây giờ chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ gặp khó khăn vì thiếu quân số, chúng tôi phải chia lực lượng trấn gữ nhiều mặt.
Nhiều người bị thương nặng ở ngực, phải có phương tiện máy móc chữa trị, đạn vào tới phổi là những trường hợp nặng: xuất huyết nội và tệ hơn, có khả năng làm phổi bị hỏng hoàn toàn làm thương binh chết. Tôi mở bao cứu thương, chùi sạch chỗ vết thương rồi đặt lên đó một bao bằng plastic, dán băng keo lại. Tôi tiếp tục lo cho các thương binh khác và thấy có nhiều người bị mảnh đạn vào tới phổi, hơi thở thoát xuyên qua các lổ vết thương ấy. Tôi tiếp tục phương cách đã làm.
Khi người thương binh cuối cùng được chuyển ra khỏi nơi bom nổ, chúng tôi lên máy bay trở về căn cứ Carroll. Khi máy bay bay nghiêng mình để rời vị trí, qua cửa sổ, tôi nhìn xuống ngọn đồi bên dưới. Từ trên cao, tôi thấy cảnh vật thật êm ả, đẹp đẻ vô cùng. Trông địa ngục cũng không đến nỗi xấu tệ. Địa ngục cũng không phải là một người đàn bà xấu xí, dị hình.
Sau 5 tháng phục vụ ở Vệt Nam, tôi quen dần với cuộc sống nơi đó. Với từng trường hợp bị thương, tôi chăm sóc kỹ hơn. Tôi quen dần với cảnh chết chóc và thương tích. Tưởng là thế, nhưng đến ngày 5 tháng 6 năm 1968, tôi thấy mình lầm.
Đại đội Echo được giao nhiệm vụ tuần tiểu an ninh giữa Cà-Lữ và Khe Sanh. Lệnh nầy coi như chúng tôi bị “đá hậu.” Chúng tôi dành thì giờ cho việc tuần tiểu các vùng lân cận. Là cấp chỉ huy, tôi khỏi phải theo các toán lính nhỏ trong các cuộc tuần tiểu nầy. Tôi gởi các y sĩ dưới quyền đi theo họ. Nhưng tôi lại muốn đi, muốn gần gủi với các TQLC trên đường hành quân. Như thế, tôi thấy thoải mái hơn ở hậu cứ.
Trên đường về, chúng tôi vượt qua một con sông, hướng về Cam Lộ. Anh truyền tin của trung đội, người da đen, tên là Harry Thomas bị trượt chân té xuống sông. Sức nặng của anh cùng trang bị nặng nề làm anh chìm mất dưới làn nước, không ló đầu lên. Chúng tôi căng mắt nhìn xuống nước tìm anh ta nhưng chẳng thấy gì. Thủy Quân Lục Chiến rải dọc theo bờ sông đi tìm, trong khi tôi cùng hai TQLC khác cởi quần áo lội xuống sông. Tôi cảm thấy kinh hoảng khi ra giữa dòng. Không thể được, tôi phải tìm cho ra anh ta. Tìm được sớm, hy vọng cứu được anh. Tôi đi lui đi tới, tay mò vào những chỗ tối. Thời gian trôi qua từng phút. Tôi tiến ra xa hơn và lặn sâu hơn. Sau mấy lần lặn, tìm, tôi thấy một tảng đá lớn bèn lặn tới đó. Tôi đụng nhằm áo quần, chính là Harry. Anh ta bị chặn lại ở đây. Với sự giúp đỡ của đồng đội, chúng tôi kéo anh ta ra khỏi nước và đưa lên bờ. Tôi khám nhanh. Không có mạch! Chúng tôi làm hô hấp nhân tạo, áp miệng vào lấy hơi, chà nóng tim nhưng đều vô hiệu.
Harry là bạn tôi và là một người lính tốt bụng. Tôi khó có thể nghĩ rằng anh ta đã chết như thế vào giữa cuộc chiến nầy. Đó là cách chết trận đáng buồn và vô ích. Đây cũng không phải là lúc trời tối. Một nỗi buồn choáng ngợp hồn tôi, như có bàn tay lạnh giá của ai đó bóp chặt trái tim tôi lại vậy.
Tôi đưa Harry về Cam Lộ, ở đó có trạm cấp cứu của tiểu đoàn. Khi tôi tới nơi, mọi sự có vẽ chộn rộn. Một trực thăng khi tới bãi đáp thì bị bắn cháy. Thi thể phi công đã được đưa vào, bị cháy xém. Mùi thịt cháy tỏa ra không khí, xông vào mũi tôi như dính cứng vào đấy làm cho tôi có cảm tưởng như đang chìm vào một cơn ác mộng mà không thể nào tôi thức giấc được. Giữa cái chết của Harry và người phi công, tôi cảm thấy như mình bước thêm một bước nữa làm lòng tôi bớt đi một ít nhân tính. Trí óc tôi tưởng như đóng sập lại. Cuối cùng, tôi tưởng như tôi mất hết trí óc mình. Tính hòa nhã như biến mất, trong lòng tôi chẳng còn lại gì cả. Một nút bấm khác trên bảng điện giữ cân bằng tâm lý đã được bấm nút. Trong khi tôi đứng đây cố giữ lại một chút giá trị còn lại nơi tôi thì đơn vị giải phẩu tuồng như bùng dậy.
- Chaney, tôi có ít tin dữ.
- Bạn! tôi chẳng cần những tin dữ ấy nữa.
Anh ta cố nói với tôi một cách dịu dàng:
- Chiều hôm qua, một chiếc xe Jeep bị đại liên địch tấn công khi xe ấy hướng dẫn một đoàn xe chở lính đến thay phiên ở đây.
Tôi muốn hỏi thêm nhưng lại sợ câu hỏi. Cuối cùng, tôi nói:
- Ai ở trên xe Jeep?
- Trung Úy Carson.
“Không! Không thể ông ấy được.” Tôi bật khóc. Tôi tưởng như đầu tôi va vào bức tường gạch. Không phải Trung Úy Carson. Ông ta lúc nào cũng có những biện pháp bảo vệ tôi kỹ lưỡng khi tôi ở trong trung đội ông, một người bạn tốt, một thiên thần che chở tôi. Không thể như thế được, vị sĩ quan của tôi, tôi là y sĩ của ông ấy. Thủy Quân Lục Chiến luôn luôn luôn chăm sóc các y sĩ. Tôi chọn phần ăn tối, tìm nơi ngủ, chuẩn bị những gì cần cho công việc của tôi. Ông ta biết vậy và luôn cố gắng dành cho tôi những gì tốt đẹp nhứt. Ông ta còn bảo người lính truyền tin của ông đi theo giữ an ninh cho tôi, giúp đỡ và che chở tôi. Ông ta không chỉ chăm sóc tôi, ông ta chăm sóc hết cả binh lính của ông bằng những cách ân cần như thế. Viên chỉ huy đại đội bị thương ở Ðồi 37. Carson là trung úy, ông ta phải đảm nhiệm chức vụ nầy tạm thời trong khi chờ một đại úy đến thay. Do đó, Carson phải chỉ huy chuyến xe hôm đó.
Tôi chỉ chịu đựng được như thế, tôi kiệt sức. Chiến tranh đối với tôi trở thành vô nghĩa. Người thủy thủ trẻ tuổi đầy lý tưởng đến giúp đỡ một dân tộc chống lại áp bức đã trở thành một y sĩ già, cuối cùng nhận chân được sự điên rồ của chiến tranh, một cuộc chiến do những người già xúi bẩy bọn trẻ giết nhau. Tôi chẳng còn muốn giúp đỡ người Việt Nam gì nữa cả, điều giúp đỡ tôi cho là đúng khi tôi mới tới đây. Tôi muốn tôi được sống, cũng như tất cả bạn bè TQLC của tôi muốn được sống vậy. Khi tôi bắt đầu mang nhiều vũ khí súng đạn hơn quân trang, tôi biết đã đến lúc tôi phải rời bỏ nơi nầy. Nhưng tôi đâu có quyền chọn lựa. Tôi phải chờ đây cho tới lúc cơ quan quyền lực cho phép tôi được trở về.
Lúc việc đó xảy ra, tôi biết rằng tôi được nói với những người mới vài lời khuyên có thể cứu mạng sống của họ, những lời khuyên đó là kinh ngiệm cay đắng của tôi. Khi những tân binh tới, tôi cho họ biết những khôn ngoan nào tôi có được rồi giải đáp những gì họ thắc mắc. Một người lính trẻ nhìn tôi, khuôn mặt đầy vẽ thắc mắc, hỏi:
- Y sĩ, tôi không biết ông có mang lựu đạn. Ông được coi là người không tác chiến mà.
- Vâng, ở đây rất khác. Tôi mang hai quả lựu đạn, anh có biết tại sao không? Tôi hỏi.
- Không!
- Một quả dành cho chúng nó và một quả dành cho tôi. Tôi không để chúng bắt làm tù binh. Quân CSBV không cần biết ai là người chiến đấu, ai không. Chúng nó bắn tuốt.
- Chúa ơi! Ghê thế!?
Khi nhìn vào khuôn mặt anh lính trẻ, tôi nhớ lại khi học ở trường y Field Med School tại trại lính Pendleton và khóa Hướng Dẫn Rừng Rậm ở Okinawa. Sự truyền thụ chúng tôi nhận được chẳng liên can tới những gì khi chúng tôi có mặt ở đây. Những anh chàng yêu nước tình nguyện đến đây mấy tháng trước nay đã chán chường, rầu rĩ và yếm thế trước cỗ máy giết người. Chiến tranh đã có cách làm cho tinh thần người ta phải chùng xuống và vỡ ra; đôi khi còn vượt xa hơn thế nữa. Những giá trị thu hoạch được trong thời bình thì trong chiến tranh thường quá thay đổi. Tôi đã thay đổi và những người lính mới tới rồi cũng vậy. Họ chưa biết đấy thôi. Bằng mọi cách, chúng tôi chuẩn bị cho họ đón nhận những gì sẽ tới, tuy vẫn vẫn có nhiều điều không sao nói đủ được. Chỉ có những kinh nghiệm xảy ra trên chiến trường mới làm cho họ thông hiểu được. Và cũng chỉ có những kinh nghiệm ấy mới giúp họ sống còn. Với cái chết của Trung Úy Carson, tôi thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống càng lúc càng khó khăn.
Chúng tôi rời Cam Lộ ngày 8 tháng 7. Những ngày còn lại của tháng 7 và hết cả tháng 8 chúng tôi ở Cồn Thiên, Cửa Việt và Gio Linh với những cuộc hành quân càn quét địch. Đối với chúng tôi, cuộc chiến Việt Nam sẽ kéo dài cho tới khi chúng tôi đều chết cả, bỏ vào trong bao cao su và đưa về nhà. Mọi điều chúng tôi làm, mọi việc chúng tôi thấy hình như càng thêm củng cố cho ý tưởng nầy. Tiếp theo là một cuộc hành quân có xe tăng yễm trợ tại vùng Phi Quân Sự. Suốt thời gian ở Việt Nam, tôi như sống trong địa ngục, một địa ngục có nhiều tầng, tầng nầy tệ hơn tầng kia, tầng sau tệ hơn tầng trước. Khu Phi Quân Sự là đáy địa ngục. Một chiếc B-52 đến và trãi bom, những gì còn lại không thể nào mô tả được. Một TQLC nhìn những hố bom đều trên mặt đất như một khuôn mặt bị rổ, nói: Nhìn kìa! Chẳng còn gì hết trơn!
Toàn bộ thung lũng đã bị san bằng, trông giống như một bàn tay vĩ đại từ trên trời giáng xuống, xúc đất bằng một cái xẻng vĩ đại rồi đổ úp đất xuống lại mà nện chặt. Cây cối như bị chặt ngang, còn lại những cái gộc cao chưa quá 6 inches. Mắt nhìn thật xa, chẳng còn gì cản tầm nhìn; và cái màu xanh tươi tốt của miền đồng quê Việt Nam đã biến mất. Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự chết chóc và tàn phá. Những hố bom khổng lồ biến những khu đất đẹp đẽ thành một khu hoang vắng mênh mông làm tôi nhớ lại mặt rổ của nguyệt cầu.
Chúng tôi đứng trong im lặng và cố tìm hiểu mức độ tốn kém để tạo ra một khung cảnh như vậy. Rồi tôi thấy có một mùi cháy do bom lửa bốc lên, mùi cháy nầy bay đầy trong không khí. Nó cứ thoang thoảng hoài trước mũi và len vào trong từng sợi chỉ dệt áo quần và ở lại đó trong nhiều ngày.
Niềm im lặng chế ngự khắp cả. Chẳng có tiếng chim hót, không có tiếng lách chách khỉ gọi nhau, không có tiếng ủn ỉn lợn kêu, cũng chẳng có tiếng chó sủa. Tôi có cảm tưởng như chúng tôi rơi vào một tiết trong kinh Khải huyền. So với sự tàn phá do những vũ khí nhỏ bé của chúng tôi, quả thật đây là một sự tiên đoán trong kinh Thánh. Nhìn qua khung cảnh vô sinh, trí tôi lóe lên một câu hỏi mà tôi thấy ngay câu trả lời. Tại sao trong cuộc chiến nầy chúng ta không dùng không lực. Trên mặt đất, các binh sĩ TQLC của chúng tôi đang chết từng giờ mà không bị một sự trừng phạt nào đến từ trên không. Một cái nút khác đã được xử dụng.
Cuộc hành quân tiếp tục, chúng tôi đi qua những nơi địch cất giấu đồng phục, trang bị và gạo. Chúng tôi đi sâu vào vùng nầy. Chúng tôi lại tìm thấy vài vị trí địch và vài xác chết binh lính CSBV. Chẳng thấy địch đâu cả. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Dưới sự tàn phá của pháo đài B-52, sự sống chẳng thể tồn tại được.
Tiến vào vùng nầy sâu hơn nữa, chúng tôi thấy đỡ căng thẳng. Như vậy là sai lầm. Vừa mới vượt qua một vùng cảnh trí có vẽ khá hơn đôi chút, chúng tôi bị địch tấn công. Có tiếng súng nổ ở phía cạnh sườn chúng tôi, tiếp theo là tiếng hỏa tiễn rít, nhưng địch bắn hụt. Nếu đây là một cuộc phục kích, quả thật địch đã có một kế hoạch tồi và chỉ huy dở. Chúng tôi tìm chỗ núp và bắt đầu bắn trả. Tôi thấy các TQLC đang tìm chuyển chỗ núp tốt hơn. Tôi có thể nói rằng địch đã không áp dụng phương cách phục kích hữu hiệu như thường lệ. Có vẽ như địch đang gặp bối rối. Dù vậy, tiếng súng địch càng lúc càng gần hơn, nhưng chẳng có gì đáng ngại.
Một trong các xe tăng tiến lên, hướng pháo tháp về phía địch. Rồi thay vì nổ đại bác tấn công như chúng tôi nghĩ, thì toàn bộ súng ngưng nổ, chúng tôi hồi hộp và tò mò, chiếc xe tăng tới ngay vị trí địch, cày tung đất lên. Tiếng súng địch ngưng nổ khi chúng nhận ra rằng khó chận đứng chiếc xe tăng như một con vật hung dữ trên chiến trường.
Toán binh lính trên xe tăng chẳng bắn phát súng nào. Nó đè nát công sự địch đến khi công sự đó mất dấu, sụp đổ dưới sực nặng của chiếc xe tăng nặng 52 tấn. Rồi toán binh sĩ trên xe tăng, sau khi chạy qua, lại cho xe quay lại, dừng ngay trên vị trí công sự địch. Tôi thấy chiếc xe tăng quay vòng quanh, nghiền nát vị trí địch dưới xích sắt.
Tôi chạy về phía trước cùng với binh lính để bắt tù binh. Có ai còn sống chăng?. Tôi hoài nghi những gì tôi thấy. Ở đây, dưới đáy công sự địch, tôi hiểu được tại sao hôm nay địch tổ chức một cuộc phục kích dở đến như vậy. Chúng nó đang ở đây. Chúng nó là những đứa trẻ con khoảng 12 hay 13 tuổi. Tin tình báo cho biết địch đang lâm vào tình thế tuyệt vọng, thiếu quân số trầm trọng. Có thể là như thế. Nhưng một thằng bé với cây súng AK-47 hay một khẩu trung liên cũng có thể giết bạn như một người lính kỳ cựu. Tôi biết vậy. Nhưng tại sao Cộng sản lại xử dụng những thằng bé nầy? Bọn chết tiệt! Tôi nhìn chằm chằm vào sự chém giết ấy và tôi lại ấn thêm một nút giữ thần kinh thăng bằng trong đầu tôi.
Tôi bắt một tù binh, hỏi cung. Thông dịch viên nói:
- Nó nói rằng có 3 nhóm tổ chức cuộc phục kích ở phía xa kia. Chúng nó đang chờ chúng ta, nhưng chúng ta đụng bọn nầy trước.
Tôi hỏi thông dịch viên thêm vài câu nữa. Đứa bé trả lời như sau:
- Quân CSBV đang tiến tới, ở phía nam Cồn Tiên. Chúng giả ăn mặc như đàn bà, cỡi trên mình trâu.
Quân CSBV chưa hao hụt quân số. Chiến tranh chẳng bao giờ chấm dứt. Sau sáu tháng, việc thay thế các y sĩ đã không xảy ra như đã hứa. Theo trù bị thì các y sĩ sau sáu tháng ở mặt trận sẽ được chuyển về hậu cứ sáu tháng tại tiểu đoàn quân y. Kế hoạch nầy đã được dự trù trước khi tôi tới Việt Nam, nhưng chẳng bao giờ được cụ thể hóa. Nhưng tới cuối tháng thứ chín, Hải quân nhận ra rằng chúng tôi chưa đựợc thay phiên nên việc thay thế bắt đầu thực hiện. Việc tôi bị trì hoãn nay chấm dứt.
- Mời lên trực thăng, y sĩ! Ông được đưa ra khỏi đây. Ông ra đi rồi đấy. Petty, viên trung sĩ tham mưu trung đội la to vào mặt tôi.
Tôi không tin được. Tôi nắm lấy hành trang, vẫy tay chào mọi người rồi chạy vội ra chiếc trực thăng cánh quạt đang quay chờ người lên. Tôi đứng lại ngay cửa máy bay một chút, quay nhìn lui. Những khuôn mặt TQLC quen thuộc mà tôi đã chăm sóc trị bệnh cho họ, những người chăm sóc canh gác cho tôi như một người chị nhìn về phía tôi. Tôi thấy vài nụ cười hé nở, có thể vài cái nháy mắt đồng tình. Họ như muốn nói với tôi: Tạm biệt, y sĩ. Chúc may mắn.
Làm sao tôi biết trong những tuần tới đây tôi sẽ nhớ họ như thế nào. Ngoài trận địa, chẳng có chút gì suy nghĩ nhưng tại đơn vị của tôi đóng tại Quảng Trị, thì cái nhớ đó là chẳng có gì giới hạn. Người hạ sĩ quan thường vụ la to vào mặt tôi: “Anh đi lẹ lên đi. Tiếc gì cái nhà xí nầy.” Anh thường vụ nầy lùn, da màu ô-liu gốc Ý, là một người làm gì cũng sách vở. Anh ta thường gây phiền hà cho anh em trong đơn vị nên người tặng cho anh cái biệt danh là “Xê-da nhỏ.” Anh ta đi đứng khệnh khạng và thường hay la lối om sòm, làm cho đời thêm khốn khổ. Mặc dù chúng tôi được gọi về Quảng Trị sau một thời gian quá hạn khá lâu, nhưng anh em chúng tôi cũng không nghĩ rằng mình ở quá lâu ngoài mặt trận, và thấy ghét nó. Thực ra, chúng tôi bắt đầu thấy nhớ ngoài ấy thì đúng hơn.Ít ra ở đó chúng tôi không bị “nhà độc tài tí hon” này đánh thức mỗi sáng, với ý định độc nhất là gây đau khổ cho nguời khác. Trong trường hợp nầy, còn hơn bạo chúa nữa. Tiểu đoàn 3 Quân Y khác xa với một tiểu đoàn quân y như tôi nghĩ. Nằm ở hậu cứ an toàn. Ở đây là một đống những thứ kiêu căng giống như một trại lính ở Mỹ. Hầu hết họ không tác chiến nên chẳng biết những gì xảy ra trên trận địa, mặc dù không khệnh khạng đi vòng quanh như những chú gà trống tìm đánh nhau với địch thủ và nói chuyện theo cách xỏ lá. “Xê-da nhỏ” không phải ngoại lệ.
Hoàng Long Hải Tuệ Chương
(chuyển dịch từ Combat Medic Vietnam của Craig Roberts)
Y sĩ chiến trường
Y Sĩ Dennis Chaney
Hải Quân Hoa Kỳ/Đại Ðội Echo thuộc Tiểu Ðoàn 2/Sư Ðoàn 9
Quảng Trị, 1967-68
Trước hết, đừng sốt ruột. Chúng tôi lo lắng cho y sĩ. Mọi việc rồi
sẽ tốt cả thôi. Sau lời chào hỏi thân thiện của Trung Úy Carson, tôi thấy an tâm hơn. Có vẽ như anh ta là người có khả năng và nhiệt tình khi anh em ai có gì cần giúp đỡ. Lần đầu tiên tôi được nghỉ ngơi chút ít. Dường như anh ta không có gì phải lo lắng và kiểm soát được tình hình. Cuối cùng, mọi việc tốt lành cả.
Tôi hỏi:
- Anh cần tôi ở đâu khi chúng ta đi tuần hay thi hành công tác gì đó?
Cứ theo sát tôi hay hiệu thính viên. Như thế tôi có thể yêu cầu anh đi đâu khi cần. Đi sát với Carson, điều đó không thành vấn đề. Tôi thi hành được. Cuối cùng, anh ta lại là người chăm sóc cho tôi, và tôi chăm sóc cho binh lính của anh ta. Hết sức đơn giản. Hết sức căn bản. Tôi làm việc của tôi và những gì cần làm. Cuối cùng cả trung đội quanh tôi và những gì sẽ xảy ra đây?
Trong vòng một tuần tôi tự thấy điều đó. Lúng túng trong cái áo giáp nặng và mũ sắt, tôi theo những anh lính của Carson bận đồ xanh, mồ hôi nhễ nhại, trong một cuộc hành quân cấp đại đội, càn quét một vùng nằm giữa căn cứ Carroll và Cam Lộ, dọc theo đường số 9 đi Lào. Mọi sự đều bình an cho đến 9 giờ. Khi chúng tôi bắt đầu tiến gần một ngọn đồi nhỏ mà trong bản đồ gọi là Đồi 37, tôi nghe một âm thanh lạ làm vở tan không khí tĩnh lặng của ban mai. Có tiếng hú của vật gì đó đang bay trong không khí, rồi có tiếng nổ ầm khi vật ấy chạm đất, làm cho tôi phải chú ý không còn nghĩ tới sự bực bội vì người tôi đang mang áo giáp súng đạn, dụng cụ nặng nề. Tiếng nổ liên tiếp nhau, rồi một hàng rào lửa do địch quân núp đâu đó bắn thăm dò chúng tôi. Cứ mỗi lần nổ thì đất đỏ tung lên và sau đó là khói đen bốc lên và mảnh đạn rơi xuống. Lính TQLC tản ra và la to báo động cho nhau:
- Tụi nó đến, tụi nó đến.
Pháo kích. Mà súng thì dấu kín đâu đó không thấy được. Thủy Quân Lục Chiến gọi đùa chúng là góc cao của địa ngục. Chúng nó biết tình hình chúng tôi và bây giờ pháo vào chúng tôi một cách tận tình. Đạn nổ càng lúc càng dày hơn. Và chúng tôi cũng không trụ lại đây để đón đạn. Lệnh rút lui về chỗ an toàn hơn. Bên kia thung lũng nhỏ là Đồi 38. Từ đó, chúng tôi nằm ngoài tầm bắn của thứ vũ khí chết tiệt nầy và cũng có thể tiện quan sát Đồi 37. Đó là vùng đất cao, ít ra cao hơn Đồi 37.
Đại đội rút lui qua ngã thung lũng, trèo lên đồi và cuối cùng lên tới đỉnh. Từ vị trí không được ngon lành lắm nầy, chúng tôi nhìn qua Đồi 37, nơi chúng tôi vừa bị pháo. Chúng tôi thấy có bóng người di chuyển nhưng không chắc là ai. Một trung đội thám sát được lệnh tiến sang bên đó để xem xét. Khi tôi đang quì bên hiệu thính viên thì vị chỉ huy đại đội đang cố gắng một cách vô hiệu để tiếp xúc bằng điện đàm với đơn vị được phái đi, nhưng cũng không phải là không có ích. Chẳng có cách nào khác hơn là lại phái người qua tiếp xúc với đơn vị bên ấy. Hy vọng các khẩu súng cối địch đã di chuyển vì sợ bị phản pháo. Địch ít khi ở lâu tại vị trí ban đầu.
Sau khi vượt qua thung lũng, chúng tôi theo một con đường mòn tiến lên đồi tới cái cửa đầu tiên của hàng rào concertina phòng thủ. Tôi cố nghe những âm thanh chưa từng nghe bao giờ. Tôi nghỉ một chút. Trước mặt tôi, người hiệu thính viên đưa ống nói lên miệng cố liên lạc với đơn vị được phái đi, vài lần như thế nhưng không kết quả. Đại đội trưởng giành ống nói và ra lệnh cho các trung đội trưởng:
- Trung đội Hai-Sáu. Cho trung đội tiến lên bên phải, cho đến lúc chúng ta biết rõ thêm tình hình.
Có tiếng nhận lệnh từ Hai-sáu. Rồi đại đội trưởng ấn vào nút cao su trên ống nói, gọi cho trung đội Hai-Bảy. Hai-Bảy di chuyển.
Các binh sĩ TQLC cẩn thận tiến về hai hướng Bắc-Nam, súng đạn sẵn sàng. Nhưng khi chúng tôi vừa triển khai đội hình thì súng nổ, cho biết là địch đang có mặt. Một ít người với súng AK-47 đang chiếm vùng đất cao phía trước mặt, chúng tôi khó tiến tới được. Nhưng đại đội trưởng đã có ý định. Thủy Quân Lục Chiến được lệnh tấn công và đó chính là điều chúng tôi phải làm. Nhưng trước khi tổ chức tấn công, súng lại nổ phía sau chúng tôi. Chúng tôi bị kẹt giữa hai lằn đạn, tấn thối lưỡng nan.
Phía ngoài thung lũng, một đoàn xe của đơn vị Công Binh 11 đang chạy trên Quốc Lộ 9 về hướng căn cứ Carroll. Con đường nầy chạy ngoằn ngèo như rắn bò giữa chúng tôi và đơn vị Cộng sản Bắc Việt (CSBV) ở sát bên. Quân Cộng Sản Bắc Việt thấy đoàn xe đang tới và chờ. Khi vòng vây khép lại thì đoàn xe cũng như chúng tôi sẽ bị kẹt vào giữa. Chỉ trong vài phút đoàn xe bị quét sạch. Đạn cày như sàng gạo trên thân xe, xe cháy nằm từng đống bên đường, bên cạnh là binh lính bị thương hoặc chết.
Bị bao vây, chúng tôi khó phản ứng. Chúng tôi có những khó khăn cho chính chúng tôi. Bây giờ quân CSBV đang khóa vòng vây ở phía bên kia, bắn dữ dội vào sườn bên phải. Có tiếng gọi y sĩ lên phía đó.
Mang túi cứu thương trên vai, tôi bò tới và tiến về phía đông của ngọn đồi, nơi có tiếng gọi cấp cứu. Nhưng tôi không tiến được xa. Đi được một nửa đường thì tôi bị lộ. Quân CSBV bắn dữ dội, ghìm tôi tại chỗ. Tôi cố tiến tới, nhưng mỗi lần cố tiến lên thì CSBV bắn vào phía tôi rất căng, đất phía trước và bên hông bị đạn cày lên. Tôi cố ngững cao đầu để xem thử đạn từ đâu bắn tới, nhưng vừa nhúc nhích thì đạn lại réo ngang mũ sắt, như đè tôi xuống đất. Tôi thấy kinh hãi. Tôi không thể tiến về phía các người bị thương mà cũng không thể quay lui được, bị kẹt cứng.
Rồi, khi tôi nghĩ là trận đánh sắp đến hồi kết thúc thì quân CSBV lại bắn về một hướng khác, một mục tiêu vừa xuất hiện có lợi hơn cho chúng. Tôi chụp ngay cơ hội và tiến lên, bò từng tấc một tới chỗ một người bị thương băng cho anh ta. Đó là người hiệu thính viên. Anh ta bị thương hai chỗ và máu ra nhiều. Khi tôi đang lo cứu cấp thì trận đánh càng lúc càng căng hơn. Cuối cùng, nhờ các TQLC khác giúp đỡ, chúng tôi mang người lính ra xa, dưới ngọn đồi, chỗ đó an toàn hơn. Trước khi tôi đi ngược lên đồi thì lại có những âm thanh khác xen lẫn trong tiếng súng: Tiếng động cơ.
Phía trên đầu, một chiếc Hỏa Long, một loại máy bay C-47 cải biến thành máy bay chiến đấu mang đại bác Hỏa Long và đại liên đang bay vòng phía trên. Nhận định trận địa một cách mau chóng, chiếc máy bay bắn như vải đạn xuống đầu địch cùng với đạn khói làm cho địch rối loạn và không quan sát được trận thế.
Khi khói tỏa ra, có tiếng máy bay trực thăng hòa lẫn trong tiếng máy bay Hỏa Long. Trực thăng Huey trang bị đại liên bay vào trận địa và tác xạ vào ngọn đồi nhưng vì những trái khói bắn xuống lúc trước, họ không biệt được vị trí thù và bạn. Họ bắn vào những gì di chuyển. Tuy nhiên, như một phép lạ, chẳng có TQLC nào bị thương.
Khi tôi đang ngồi xổm phía sau một tảng đá lớn với người lính truyền tin và bốn TQLC bị thương khác thì đạn bắn tới chỗ chúng tôi. Theo cách thức đã học ở trường Y, tôi làm mọi cách để bảo vệ người bị thương, vì vậy tôi bắt đầu bắn trả. Dùng súng M-16 của người hiệu thính viên tôi bắn vào chỗ các mũi súng đang phát lửa của địch. Sợ hãi vội vàng biến mất dành chỗ cho sự tức giận và bản năng sinh tồn cố hữu của con người. Bây giờ cứu mạng sống tốt hơn là lo băng bó. Để cứu người của tôi, tôi phải giết người bên địch. Đó là sự trao đổi. Vậy thôi.
Quân CSBV rất gần. Tôi có thể nghe chúng nói với nhau và la lối, ra lệnh phía bên kia tảng đá. Tôi bắn về phía ấy. Xong một băng đạn, tôi vội thay băng đạn khác. Tôi phải bảo vệ những người lính bị thương của tôi. Và tôi sống sót. Cuối cùng tình hình êm, tôi đưa được năm TQLC bị thương xuống dưới chân đồi, an toàn hơn.
Sau khi xuống tới chân đồi, những người bị thương được tiếp tục chăm sóc. Đây là thời gian được dành cho những y sĩ như tôi. Tôi bắt đầu dùng các loại thuốc ngoài mặt trận. Tôi chích morphin cho họ và lấy kim găm vào cổ áo họ để cho người ở bệnh viện biết họ đã được chích loại thuốc nầy.
Các binh sĩ TQLC bị thương khác thì được để bên Đồi 37. Khi tôi chăm sóc cho các người lính bị thương nằm ở dưới chân đồi xong rồi, tôi lại lên đồi, chỗ đang đánh nhau để lo hết người bị thương nầy đến người bị thương khác, cố làm những gì tôi làm được cho họ. Tới tối, một anh TQLC gan dạ lái tới một chiếc xe anh tìm thấy bỏ hoang trên đường 9. Chúng tôi bắt đầu đưa người bị thương lên xe. Trận dánh vẫn chưa kết thúc. Quân CSBV vẫn còn kiểm soát bên phía hình cung của ngọn đồi.
Đại đội trưởng của tôi là một người hăng máu, rất hăng máu là đằng khác. Anh ta chẳng chịu để cho một nhóm chỉ có mấy tên dùng súng AK đẩy anh ta ra khỏi ngọn đồi. Anh ta muốn chiếm lại ngọn đồi ấy với bất cứ giá nào. Chúng tôi lại tiến lên.
Các TQLC đang tìm đường tiến tới và khi chúng tôi tới chỗ có giây kẽm gai concertina, đại đội trưởng ra lệnh cho binh lính nằm lên giây kẽm gai để người khác bước lên đó mà đi tới, tiến lên đỉnh đồi. Các TQLC do dự. Họ nghĩ rằng đó là một việc tốn xương máu vô ích chỉ làm thỏa mãn lòng tự trọng của một người. Không tập và pháo binh có thể làm những điều chúng tôi cần. Cuối cùng, khi nhận ra những khó khăn lớn chưa giải quyết, anh ta ra lệnh rút lui và tổ chức lại đơn vị. Tối hôm ấy, khi tình hình thuận lợi hơn, chúng tôi chiếm lại ngọn đồi.
Khi người bị thương cuối cùng được đưa lên xe, tôi cũng lên xe đi Cam Lộ, một làng gần nhứt có quân bạn đang trấn giữ. Một doanh trại nhỏ gồm TQLC và một ít binh lính Nam Việt Nam đóng để bảo vệ làng. Máy bay trực thăng có thể đáp xuống đây để di chuyển thương binh dần dần.
Khi chúng tôi tới làng thì trời đã tối. Nhưng thay vì tới một chỗ an toàn hơn thì chúng tôi lại nhằm một nơi cũng đang đánh nhau. Làng Cam Lộ đang bị địch bao vây. Nhà đang bị cháy, tôi có thể thấy ngọn lửa vươn lên trời đen. Toàn bộ cảnh làng súng đang nổ, đạn lửa bay ngang trời.
Cảnh tượng hết sức hỗn độn. Quân CSBV đã xâm nhập vào làng và đang tìm bắn các viên chức dân sự trong làng, đốt nhà và quăng lựu đạn. Mùi khói thuốc súng cay lan trong không khí hòa lẫn với mùi tranh tre đang cháy. Một cảm giác tuyệt vọng tràn ngập lòng tôi và hy vọng cũng tan biến mất.
Người tài xế, nhận xét tình hình một cách mau lẹ, đạp ga mở hết tốc lực cho xe chạy qua làng. Chúng tôi nhận thêm thương binh khi rời khỏi ngọn đồi. Bây giờ trên xe tôi có cả thảy mười bảy người, nhiều người trong tình trạng nguy ngập, sự sống tính từng phút. Pháo sáng chiếu xuống làng khi chúng tôi cho xe chạy nhanh qua những nhà dân đang bị cháy. Trong đồn binh giữa làng, TQLC và binh lính Nam Việt Nam đang chống trả một cách mãnh liệt. Tiếng súng đại liên 50 và M-16 đang nổ dữ dội chống trả quân CSBV.
Khi tới cổng trại, người tài xế đạp mạnh thắng cho xe ngừng. Trong bóng tối mờ mờ chúng tôi dễ bị chiến hữu bắn lầm. Một TQLC nhảy xuống xe, đến ngay cửa, bỏ súng xuống đất và đưa tay lên trời. Anh ta ngại ngùng nhìn vào mũi súng đại liên 50, la to:
- Ngừng bắn. Chúng tôi là TQLC, đại đội Hai-Chín Echo.
Các xạ thủ la to đáp lại, khuôn mặt họ thấp thoáng hiện ra sau làn khói súng:
- Mày mang cái bản mặt vào đây làm gì! Bọn “cùi” ở khắp nơi có thấy không?
Người tài xế cho xe tiến sát cổng, nhấn ga, chẳng mấy chốc cánh cổng đóng lại đằng sau chúng tôi.
Cảnh tượng làng Cam Lộ bây giờ quả là rùng rợn. Quân CSBV và Việt Cộng (VC) chạy tới từng nhà bắn giết dân chúng. Xác người rải rác khắp làng, có xác nằm chết vắt ngang giây kẽm gai concertina doanh trại. Chứng cớ thầm lặng cho thấy một làn sóng quân CSBV cuồng tín đã cố gắng quét sạch một đơn vị nhỏ phía sau hàng rào phòng thủ nhưng các TQLC đã rung chuông báo tử cho kẻ địch. Vậy mà chúng vẫn còn cố mở ra một cuộc tấn công tuyệt vọng khác.
Bên trong trại có một khoảng trống đủ cho máy bay trực thăng đáp xuống. Tôi vẫn muốn cho di tản thương binh, nhưng tới lúc đó, khi tôi biết rằng chỉ có mình tôi là y sĩ ở đây nên tôi thấy thêm trách nhiệm khẩn cấp đối với các thương binh. Tôi có 17 người bị thương, nay có thêm vài binh sĩ trong doanh trại nầy bị thương nữa, cần chăm sóc cấp kỳ. Khi tôi đang lần từ người nầy sang người khác để chăm sóc vết thương cho họ thì tôi tới gần một người thuộc đơn vị tôi: Joseph Applegate. Anh ta bị thương nặng lắm mà tôi thì chẳng biết làm gì hơn ngoài những gì tôi đã làm. Anh ta đang chết dần! Tôi cúi xuống mặt anh. Qua hơi thở của anh, tôi nghe tiếng máu chảy khò khè trong lá phổi. Máu đang chảy hỗn loạn trong ngực anh ta. Làm sao anh ta có thể thở được với mấy lổ đạn xuyên qua ngực và tinh chất của sự sống đang dần dần ra khỏi cơ thể anh. Khi tôi cúi xuống người anh, anh nắm lấy áo giáp tôi, rõ ràng là là muốn nắm lại sự sống. Mắt anh ta nhìn vào mắt tôi, mặt anh nhăn nhúm vì sợ, khẩn cầu:
- Đừng để tôi chết, bác sĩ! Đừng để tôi chết!
Tôi chẳng biết nói sao. Tôi có thể nói được gì với một người đang chết dần dần? Anh ta kéo tôi lại gần hơn, làm như tôi có thể chận đứng một điều không thể tránh được. Tôi vòng tay ôm chặt anh ta, hy vọng anh ta cảm nhận được sự có mặt của tôi mà yên tâm. Ít ra anh ta cũng thấy rằng anh chẳng một mình cô đơn vượt qua thần chết, có tôi ở bên cạnh giúp anh. Anh ta không cô độc, không ai chết trong cảnh cô độc.
(Hình ảnh: Vietnam Remembered).
- Ê! Dennis! Có người gọi tên tôi. Tôi nhìn lên xem thử ai, và la to lên:
- Gene. Anh từ cõi nào về đây vậy?
Gene DeWeed! Tôi không thể tin được anh ta có mặt ở đây. Anh ta có mặt ở đây có nghĩa là đại đội Golf, đơn vị của tôi có mặt ở đây. Kỵ binh đã tới.
- Nghe mấy anh cần, Golf tới giải cứu. Trông anh như từ địa ngục mới về!
Tôi nhìn xuống bộ áo quần tả tơi của tôi, dính đầy máu khô, mồ hôi và đất đỏ. Tô cố nói đùa một câu:
- Tối qua anh cũng ở đây mà, anh cũng ở địa ngục như tôi vậy.
o O o
Càng ở lâu với Tiểu đoàn Hai-Chín, tôi lại càng bắt đầu soát xét lại quan điểm của tôi. Với từng nỗi kinh hoàng, mỗi cái chết, tôi thay đổi quan điểm của tôi. Nó như cái bảng điều chỉnh mạch điện trong óc tôi với một hàng nút điện kiểm soát sự cân bằng thần kinh cũng như giá trị của nó. Mỗi khi tôi chứng kiến một điều gì kinh hãi, một nút điện được xử dụng đẩy tôi tới gần hơn việc làm cho sự kinh hoàng đó biến mất đi. Tất cả điều đó, sau bốn tháng ở Quảng Trị, một nửa hàng nút điện được xử dụng để giữ cân bằng tâm lý trong óc tôi.
Ngày 6 tháng Tư (năm 1968), chúng tôi được giao nhiệm vụ đi tìm xác của một người lính TQLC bị giết ở đồi 190. Được tăng cường thêm một trung đội, chúng tôi vượt sông Cam Lộ bằng máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ. Thủy Quân Lục Chiến không bao giờ bỏ rơi thi thể binh sĩ họ và phải mở rộng hoạt động để tìm lại xác chết ấy, dù phải hy sinh thêm bao nhiêu đi nữa.
Sau khi tìm bãi đáp thích hợp bên sườn đồi, máy bay đáp xuống, binh sĩ đổ ra tìm kiếm. Một cách cẩn thận, chúng tôi tiến lên phía trước, tới chỗ đã được ghi nhận trên bản đồ, nơi người ta nghi thi thể của người lính TQLC ở đó.
Chúng tôi không biết nhưng địch đã phát hiện chúng tôi khi vừa tới. Một thám-sát viên CSBV báo cáo sự xuất hiện chúng tôi cho đơn vị pháo, chỉ trong mấy phút đạn súng cối và đại bác đổ xuống đầu chúng tôi. Thủy Quân Lục Chiến tản ra tránh đạn. Đất đỏ bị đạn hất tung lên như giếng nước phun. Rồi lẹ như khi bắt đầu, pháo kích chấm dứt. Tại sao? Chúng đã phát hiện chúng tôi nay để chúng tôi đi hay sao? Không có nghĩa như thế. Sự im lặng bất thần đó làm cho chúng tôi ngạc nhiên. Tôi đưa mắt nhìn qua ngọn đồi cố tìm hiểu. Mấy thằng con hoang nầy đang tính chuyện gì đây?
Chúng tôi xác định được vị trí thi thể người chết và phái một toán lên xác định. Khi họ vừa cúi xuống thi thể người chết thì một tiếng nổ kinh hồn phát ra. Mấy người lính TQLC biến mất. Trong khi vội vàng xem xét lại cái xác chết, họ quên lưu ý tới việc quân địch gài bẫy. Cái xác ấy gài với một quả bom nặng 500 cân Anh.
Trái bom nổ tạo thành một cái hố lớn. Gần hố bom nhất là xác 5 TQLC. Ngoài 5 mạng ấy, một số khác mình mẫy đầy thương tích.
- Y sĩ!
Không cần gọi, tôi đã đứng sát bên người lính truyền tin rồi, cách hố bom chỉ một khoảng ngắn mà thôi. Toàn cảnh diễn ra trước mắt tôi, đầy đủ màu sắc cũng như âm thanh. Cảnh tượng ấy đánh mạnh vào trí tôi, tưởng như làm tôi bị kích xúc mà té xuống đất. Tôi biết chắc tôi sẽ được đồng đội cần đến khi tai nạn đó xảy ra. Tôi cố trấn tĩnh trước sự kinh hoảng đó và chạy về phía cái hố còn đang bốc khói.
Cùng với các y sĩ khác đi theo cuộc hành quân nầy, chúng tôi băng bó và phân loại các người bị nặng nhứt. Trực thăng đang quần trên đầu, lần lượt thương binh được di tản. Khi tôi đang chăm sóc cho một người, một TQLC chạy vội tới chỗ tôi nói với vẽ mặt kinh hoảng:
- Bác sĩ, lẹ lên, ông trung úy bị thương nặng.
Tôi theo người lính đến chỗ viên sĩ quan đang nằm trên đất. Anh ta đứng gần chỗ bom nổ nên bị thương khá nặng. Từ trên đầu gối trở xuống, hai chân cụt mất, còn lại là một mớ vải rách dính máu và xương, máu động mạch trào ra theo nhịp tim đập. Bài học đầu tiên ở trường Y tới ngay trí tôi: Cầm máu.
Tôi xé băng cứu thương để băng, nhanh bao nhiêu hay bấy nhiêu, cột băng phía trên vết thương và xiết chặt lại. Máu ngưng chảy. Bước thứ hai là không để cho người bị thương bị kích xúc. Viên trung úy nói năng còn tỉnh, có nghĩa là cái đau chưa tới. Sau đó có thể ông ta sẽ bị đau lắm và có thể bị kích xúc. Chỉ có morphin giúp ngừa cho ông ta mà thôi. Tôi lôi ống chích và chích thuốc tê. Tôi nghĩ rằng nếu không đưa ông ta tới bệnh viện trước khi chất morphin hết hiệu nghiệm, ông ta sẽ chết. Vội vàng chúng tôi mở cáng ra, đặt bên cạnh; cùng sự giúp đỡ của các anh em khác, chúng tôi nhẹ nhàng đặt ông vào cáng. Khi chúng tôi mang ông ta xuống đồi, một cái chân gảy của ông ta vuột ra ngoài cáng đụng vào bắp vế tôi. Cứ mỗi bước đi cái chân ấy đụng vào tôi. Một nỗi buồn, như một luồng sóng cao, chìm ngập hồn tôi, bỗng chốc tôi thấy giận dữ. Tôi thấy tội nghiệp cho ông ta nhưng tôi lại giận tôi. Rồi đây, người thương binh nầy sẽ gánh chịu bao nhiêu đau khổ. Kinh hoàng và chết chóc bao giờ chấm dứt? Thay vì trở thành kẻ cứu nhơn, tôi lại thành người quét dọn bệnh viện và nhà xác.
- Hãy chụp mấy bức hình. Viên trung úy nói.
Tôi nhìn quanh và hiểu những gì ông ta muốn nói. Thuốc tê đã có hiệu quả và ông ta đang ở tâm trạng phấn khởi do tác dụng của thuốc. Ông ta đưa máy hình cho người lính đang đi bên cạnh trong khi chúng tôi đang chuyển ông xuống đồi. Chụp từng cảnh trên đường đi. Tôi muốn mọi cảnh đều được ghi lại trong phim. Tôi muốn nhớ những gì đã xảy ra ở đây.
Tôi không tin điều đó được. Nó quá sức kỳ dị. Có cái gì như tiếng động nhỏ trong óc tôi, giống như một nút điện bị ấn xuống làm tê liệt cảm giác của tôi, đồng thời nó cũng làm cho cảm giác của tôi mất thăng bằng. Tôi đang lưu tâm đến cá nhân mình và thấy khó thích hợp cá tính của tôi. Đó là một sự tự vệ, theo tôi nghĩ đã làm đão ngược kết quả. Tôi biết rằng cuối cùng tôi có thể đạt tới cái nút ấn còn đó. Khi nó xảy ra, sẽ làm cho tôi quẫn trí. Tôi hy vọng sẽ hết phiên quân dịch về nước sớm vì nếu không, chắc tôi khó tránh khỏi một cơn điên.
Khi viên trung úy được đưa lên trực thăng rồi, tôi đi ngược lên đồi. Còn nhiều người bị thương khác cần được chăm sóc và chuyển xuống bãi đáp trực thăng. Ở xứ nầy trong mấy tháng, tôi học được nhiều điều, và có một điều tôi biết rõ là người y sĩ không thể mang đủ bông băng cho những lần đụng trận. Tôi yêu cầu các TQLC mang gấp đôi số lượng băng cá nhân trong mỗi lần hành quân. Khi tôi hết, tôi có thể xử dụng bông băng do các binh lính mang theo. Vào hồi ấy, việc đề phòng nầy cứu được nhiều người.
Lên tới chỗ giết chóc kinh hoàng ấy, tôi thấy hai y sĩ khác đang chuyển thương binh. Ai cũng bận rộn. Thủy Quân Lục Chiến đang chuyển thương binh xuống đồi, người hiệu thính viên đang chuyển và nhận lệnh, sĩ quan và hạ sĩ quan đang cố ổn định tình hình. Trực thăng tải thương đang quần trên đầu, chờ xuống bãi đáp để đón thương binh. Cũng trong khoảng không gian nầy, các trực thăng võ trang đang quần thảo nơi địch quân đang đặt các giàn phóng hỏa tiễn và chiến đấu cơ F-4 Phantom đang bỏ bom napalm (bom lửa) xuống vị trí địch đang dàn trận đánh vào mặt hậu chúng tôi. Nếu bây giờ chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ gặp khó khăn vì thiếu quân số, chúng tôi phải chia lực lượng trấn gữ nhiều mặt.
Nhiều người bị thương nặng ở ngực, phải có phương tiện máy móc chữa trị, đạn vào tới phổi là những trường hợp nặng: xuất huyết nội và tệ hơn, có khả năng làm phổi bị hỏng hoàn toàn làm thương binh chết. Tôi mở bao cứu thương, chùi sạch chỗ vết thương rồi đặt lên đó một bao bằng plastic, dán băng keo lại. Tôi tiếp tục lo cho các thương binh khác và thấy có nhiều người bị mảnh đạn vào tới phổi, hơi thở thoát xuyên qua các lổ vết thương ấy. Tôi tiếp tục phương cách đã làm.
Khi người thương binh cuối cùng được chuyển ra khỏi nơi bom nổ, chúng tôi lên máy bay trở về căn cứ Carroll. Khi máy bay bay nghiêng mình để rời vị trí, qua cửa sổ, tôi nhìn xuống ngọn đồi bên dưới. Từ trên cao, tôi thấy cảnh vật thật êm ả, đẹp đẻ vô cùng. Trông địa ngục cũng không đến nỗi xấu tệ. Địa ngục cũng không phải là một người đàn bà xấu xí, dị hình.
Sau 5 tháng phục vụ ở Vệt Nam, tôi quen dần với cuộc sống nơi đó. Với từng trường hợp bị thương, tôi chăm sóc kỹ hơn. Tôi quen dần với cảnh chết chóc và thương tích. Tưởng là thế, nhưng đến ngày 5 tháng 6 năm 1968, tôi thấy mình lầm.
Đại đội Echo được giao nhiệm vụ tuần tiểu an ninh giữa Cà-Lữ và Khe Sanh. Lệnh nầy coi như chúng tôi bị “đá hậu.” Chúng tôi dành thì giờ cho việc tuần tiểu các vùng lân cận. Là cấp chỉ huy, tôi khỏi phải theo các toán lính nhỏ trong các cuộc tuần tiểu nầy. Tôi gởi các y sĩ dưới quyền đi theo họ. Nhưng tôi lại muốn đi, muốn gần gủi với các TQLC trên đường hành quân. Như thế, tôi thấy thoải mái hơn ở hậu cứ.
Trên đường về, chúng tôi vượt qua một con sông, hướng về Cam Lộ. Anh truyền tin của trung đội, người da đen, tên là Harry Thomas bị trượt chân té xuống sông. Sức nặng của anh cùng trang bị nặng nề làm anh chìm mất dưới làn nước, không ló đầu lên. Chúng tôi căng mắt nhìn xuống nước tìm anh ta nhưng chẳng thấy gì. Thủy Quân Lục Chiến rải dọc theo bờ sông đi tìm, trong khi tôi cùng hai TQLC khác cởi quần áo lội xuống sông. Tôi cảm thấy kinh hoảng khi ra giữa dòng. Không thể được, tôi phải tìm cho ra anh ta. Tìm được sớm, hy vọng cứu được anh. Tôi đi lui đi tới, tay mò vào những chỗ tối. Thời gian trôi qua từng phút. Tôi tiến ra xa hơn và lặn sâu hơn. Sau mấy lần lặn, tìm, tôi thấy một tảng đá lớn bèn lặn tới đó. Tôi đụng nhằm áo quần, chính là Harry. Anh ta bị chặn lại ở đây. Với sự giúp đỡ của đồng đội, chúng tôi kéo anh ta ra khỏi nước và đưa lên bờ. Tôi khám nhanh. Không có mạch! Chúng tôi làm hô hấp nhân tạo, áp miệng vào lấy hơi, chà nóng tim nhưng đều vô hiệu.
Harry là bạn tôi và là một người lính tốt bụng. Tôi khó có thể nghĩ rằng anh ta đã chết như thế vào giữa cuộc chiến nầy. Đó là cách chết trận đáng buồn và vô ích. Đây cũng không phải là lúc trời tối. Một nỗi buồn choáng ngợp hồn tôi, như có bàn tay lạnh giá của ai đó bóp chặt trái tim tôi lại vậy.
Tôi đưa Harry về Cam Lộ, ở đó có trạm cấp cứu của tiểu đoàn. Khi tôi tới nơi, mọi sự có vẽ chộn rộn. Một trực thăng khi tới bãi đáp thì bị bắn cháy. Thi thể phi công đã được đưa vào, bị cháy xém. Mùi thịt cháy tỏa ra không khí, xông vào mũi tôi như dính cứng vào đấy làm cho tôi có cảm tưởng như đang chìm vào một cơn ác mộng mà không thể nào tôi thức giấc được. Giữa cái chết của Harry và người phi công, tôi cảm thấy như mình bước thêm một bước nữa làm lòng tôi bớt đi một ít nhân tính. Trí óc tôi tưởng như đóng sập lại. Cuối cùng, tôi tưởng như tôi mất hết trí óc mình. Tính hòa nhã như biến mất, trong lòng tôi chẳng còn lại gì cả. Một nút bấm khác trên bảng điện giữ cân bằng tâm lý đã được bấm nút. Trong khi tôi đứng đây cố giữ lại một chút giá trị còn lại nơi tôi thì đơn vị giải phẩu tuồng như bùng dậy.
- Chaney, tôi có ít tin dữ.
- Bạn! tôi chẳng cần những tin dữ ấy nữa.
Anh ta cố nói với tôi một cách dịu dàng:
- Chiều hôm qua, một chiếc xe Jeep bị đại liên địch tấn công khi xe ấy hướng dẫn một đoàn xe chở lính đến thay phiên ở đây.
Tôi muốn hỏi thêm nhưng lại sợ câu hỏi. Cuối cùng, tôi nói:
- Ai ở trên xe Jeep?
- Trung Úy Carson.
“Không! Không thể ông ấy được.” Tôi bật khóc. Tôi tưởng như đầu tôi va vào bức tường gạch. Không phải Trung Úy Carson. Ông ta lúc nào cũng có những biện pháp bảo vệ tôi kỹ lưỡng khi tôi ở trong trung đội ông, một người bạn tốt, một thiên thần che chở tôi. Không thể như thế được, vị sĩ quan của tôi, tôi là y sĩ của ông ấy. Thủy Quân Lục Chiến luôn luôn luôn chăm sóc các y sĩ. Tôi chọn phần ăn tối, tìm nơi ngủ, chuẩn bị những gì cần cho công việc của tôi. Ông ta biết vậy và luôn cố gắng dành cho tôi những gì tốt đẹp nhứt. Ông ta còn bảo người lính truyền tin của ông đi theo giữ an ninh cho tôi, giúp đỡ và che chở tôi. Ông ta không chỉ chăm sóc tôi, ông ta chăm sóc hết cả binh lính của ông bằng những cách ân cần như thế. Viên chỉ huy đại đội bị thương ở Ðồi 37. Carson là trung úy, ông ta phải đảm nhiệm chức vụ nầy tạm thời trong khi chờ một đại úy đến thay. Do đó, Carson phải chỉ huy chuyến xe hôm đó.
Tôi chỉ chịu đựng được như thế, tôi kiệt sức. Chiến tranh đối với tôi trở thành vô nghĩa. Người thủy thủ trẻ tuổi đầy lý tưởng đến giúp đỡ một dân tộc chống lại áp bức đã trở thành một y sĩ già, cuối cùng nhận chân được sự điên rồ của chiến tranh, một cuộc chiến do những người già xúi bẩy bọn trẻ giết nhau. Tôi chẳng còn muốn giúp đỡ người Việt Nam gì nữa cả, điều giúp đỡ tôi cho là đúng khi tôi mới tới đây. Tôi muốn tôi được sống, cũng như tất cả bạn bè TQLC của tôi muốn được sống vậy. Khi tôi bắt đầu mang nhiều vũ khí súng đạn hơn quân trang, tôi biết đã đến lúc tôi phải rời bỏ nơi nầy. Nhưng tôi đâu có quyền chọn lựa. Tôi phải chờ đây cho tới lúc cơ quan quyền lực cho phép tôi được trở về.
Lúc việc đó xảy ra, tôi biết rằng tôi được nói với những người mới vài lời khuyên có thể cứu mạng sống của họ, những lời khuyên đó là kinh ngiệm cay đắng của tôi. Khi những tân binh tới, tôi cho họ biết những khôn ngoan nào tôi có được rồi giải đáp những gì họ thắc mắc. Một người lính trẻ nhìn tôi, khuôn mặt đầy vẽ thắc mắc, hỏi:
- Y sĩ, tôi không biết ông có mang lựu đạn. Ông được coi là người không tác chiến mà.
- Vâng, ở đây rất khác. Tôi mang hai quả lựu đạn, anh có biết tại sao không? Tôi hỏi.
- Không!
- Một quả dành cho chúng nó và một quả dành cho tôi. Tôi không để chúng bắt làm tù binh. Quân CSBV không cần biết ai là người chiến đấu, ai không. Chúng nó bắn tuốt.
- Chúa ơi! Ghê thế!?
Khi nhìn vào khuôn mặt anh lính trẻ, tôi nhớ lại khi học ở trường y Field Med School tại trại lính Pendleton và khóa Hướng Dẫn Rừng Rậm ở Okinawa. Sự truyền thụ chúng tôi nhận được chẳng liên can tới những gì khi chúng tôi có mặt ở đây. Những anh chàng yêu nước tình nguyện đến đây mấy tháng trước nay đã chán chường, rầu rĩ và yếm thế trước cỗ máy giết người. Chiến tranh đã có cách làm cho tinh thần người ta phải chùng xuống và vỡ ra; đôi khi còn vượt xa hơn thế nữa. Những giá trị thu hoạch được trong thời bình thì trong chiến tranh thường quá thay đổi. Tôi đã thay đổi và những người lính mới tới rồi cũng vậy. Họ chưa biết đấy thôi. Bằng mọi cách, chúng tôi chuẩn bị cho họ đón nhận những gì sẽ tới, tuy vẫn vẫn có nhiều điều không sao nói đủ được. Chỉ có những kinh nghiệm xảy ra trên chiến trường mới làm cho họ thông hiểu được. Và cũng chỉ có những kinh nghiệm ấy mới giúp họ sống còn. Với cái chết của Trung Úy Carson, tôi thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống càng lúc càng khó khăn.
Chúng tôi rời Cam Lộ ngày 8 tháng 7. Những ngày còn lại của tháng 7 và hết cả tháng 8 chúng tôi ở Cồn Thiên, Cửa Việt và Gio Linh với những cuộc hành quân càn quét địch. Đối với chúng tôi, cuộc chiến Việt Nam sẽ kéo dài cho tới khi chúng tôi đều chết cả, bỏ vào trong bao cao su và đưa về nhà. Mọi điều chúng tôi làm, mọi việc chúng tôi thấy hình như càng thêm củng cố cho ý tưởng nầy. Tiếp theo là một cuộc hành quân có xe tăng yễm trợ tại vùng Phi Quân Sự. Suốt thời gian ở Việt Nam, tôi như sống trong địa ngục, một địa ngục có nhiều tầng, tầng nầy tệ hơn tầng kia, tầng sau tệ hơn tầng trước. Khu Phi Quân Sự là đáy địa ngục. Một chiếc B-52 đến và trãi bom, những gì còn lại không thể nào mô tả được. Một TQLC nhìn những hố bom đều trên mặt đất như một khuôn mặt bị rổ, nói: Nhìn kìa! Chẳng còn gì hết trơn!
Toàn bộ thung lũng đã bị san bằng, trông giống như một bàn tay vĩ đại từ trên trời giáng xuống, xúc đất bằng một cái xẻng vĩ đại rồi đổ úp đất xuống lại mà nện chặt. Cây cối như bị chặt ngang, còn lại những cái gộc cao chưa quá 6 inches. Mắt nhìn thật xa, chẳng còn gì cản tầm nhìn; và cái màu xanh tươi tốt của miền đồng quê Việt Nam đã biến mất. Đó là hình ảnh thu nhỏ của sự chết chóc và tàn phá. Những hố bom khổng lồ biến những khu đất đẹp đẽ thành một khu hoang vắng mênh mông làm tôi nhớ lại mặt rổ của nguyệt cầu.
Chúng tôi đứng trong im lặng và cố tìm hiểu mức độ tốn kém để tạo ra một khung cảnh như vậy. Rồi tôi thấy có một mùi cháy do bom lửa bốc lên, mùi cháy nầy bay đầy trong không khí. Nó cứ thoang thoảng hoài trước mũi và len vào trong từng sợi chỉ dệt áo quần và ở lại đó trong nhiều ngày.
Niềm im lặng chế ngự khắp cả. Chẳng có tiếng chim hót, không có tiếng lách chách khỉ gọi nhau, không có tiếng ủn ỉn lợn kêu, cũng chẳng có tiếng chó sủa. Tôi có cảm tưởng như chúng tôi rơi vào một tiết trong kinh Khải huyền. So với sự tàn phá do những vũ khí nhỏ bé của chúng tôi, quả thật đây là một sự tiên đoán trong kinh Thánh. Nhìn qua khung cảnh vô sinh, trí tôi lóe lên một câu hỏi mà tôi thấy ngay câu trả lời. Tại sao trong cuộc chiến nầy chúng ta không dùng không lực. Trên mặt đất, các binh sĩ TQLC của chúng tôi đang chết từng giờ mà không bị một sự trừng phạt nào đến từ trên không. Một cái nút khác đã được xử dụng.
Cuộc hành quân tiếp tục, chúng tôi đi qua những nơi địch cất giấu đồng phục, trang bị và gạo. Chúng tôi đi sâu vào vùng nầy. Chúng tôi lại tìm thấy vài vị trí địch và vài xác chết binh lính CSBV. Chẳng thấy địch đâu cả. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Dưới sự tàn phá của pháo đài B-52, sự sống chẳng thể tồn tại được.
Tiến vào vùng nầy sâu hơn nữa, chúng tôi thấy đỡ căng thẳng. Như vậy là sai lầm. Vừa mới vượt qua một vùng cảnh trí có vẽ khá hơn đôi chút, chúng tôi bị địch tấn công. Có tiếng súng nổ ở phía cạnh sườn chúng tôi, tiếp theo là tiếng hỏa tiễn rít, nhưng địch bắn hụt. Nếu đây là một cuộc phục kích, quả thật địch đã có một kế hoạch tồi và chỉ huy dở. Chúng tôi tìm chỗ núp và bắt đầu bắn trả. Tôi thấy các TQLC đang tìm chuyển chỗ núp tốt hơn. Tôi có thể nói rằng địch đã không áp dụng phương cách phục kích hữu hiệu như thường lệ. Có vẽ như địch đang gặp bối rối. Dù vậy, tiếng súng địch càng lúc càng gần hơn, nhưng chẳng có gì đáng ngại.
Một trong các xe tăng tiến lên, hướng pháo tháp về phía địch. Rồi thay vì nổ đại bác tấn công như chúng tôi nghĩ, thì toàn bộ súng ngưng nổ, chúng tôi hồi hộp và tò mò, chiếc xe tăng tới ngay vị trí địch, cày tung đất lên. Tiếng súng địch ngưng nổ khi chúng nhận ra rằng khó chận đứng chiếc xe tăng như một con vật hung dữ trên chiến trường.
Toán binh lính trên xe tăng chẳng bắn phát súng nào. Nó đè nát công sự địch đến khi công sự đó mất dấu, sụp đổ dưới sực nặng của chiếc xe tăng nặng 52 tấn. Rồi toán binh sĩ trên xe tăng, sau khi chạy qua, lại cho xe quay lại, dừng ngay trên vị trí công sự địch. Tôi thấy chiếc xe tăng quay vòng quanh, nghiền nát vị trí địch dưới xích sắt.
Tôi chạy về phía trước cùng với binh lính để bắt tù binh. Có ai còn sống chăng?. Tôi hoài nghi những gì tôi thấy. Ở đây, dưới đáy công sự địch, tôi hiểu được tại sao hôm nay địch tổ chức một cuộc phục kích dở đến như vậy. Chúng nó đang ở đây. Chúng nó là những đứa trẻ con khoảng 12 hay 13 tuổi. Tin tình báo cho biết địch đang lâm vào tình thế tuyệt vọng, thiếu quân số trầm trọng. Có thể là như thế. Nhưng một thằng bé với cây súng AK-47 hay một khẩu trung liên cũng có thể giết bạn như một người lính kỳ cựu. Tôi biết vậy. Nhưng tại sao Cộng sản lại xử dụng những thằng bé nầy? Bọn chết tiệt! Tôi nhìn chằm chằm vào sự chém giết ấy và tôi lại ấn thêm một nút giữ thần kinh thăng bằng trong đầu tôi.
Tôi bắt một tù binh, hỏi cung. Thông dịch viên nói:
- Nó nói rằng có 3 nhóm tổ chức cuộc phục kích ở phía xa kia. Chúng nó đang chờ chúng ta, nhưng chúng ta đụng bọn nầy trước.
Tôi hỏi thông dịch viên thêm vài câu nữa. Đứa bé trả lời như sau:
- Quân CSBV đang tiến tới, ở phía nam Cồn Tiên. Chúng giả ăn mặc như đàn bà, cỡi trên mình trâu.
Quân CSBV chưa hao hụt quân số. Chiến tranh chẳng bao giờ chấm dứt. Sau sáu tháng, việc thay thế các y sĩ đã không xảy ra như đã hứa. Theo trù bị thì các y sĩ sau sáu tháng ở mặt trận sẽ được chuyển về hậu cứ sáu tháng tại tiểu đoàn quân y. Kế hoạch nầy đã được dự trù trước khi tôi tới Việt Nam, nhưng chẳng bao giờ được cụ thể hóa. Nhưng tới cuối tháng thứ chín, Hải quân nhận ra rằng chúng tôi chưa đựợc thay phiên nên việc thay thế bắt đầu thực hiện. Việc tôi bị trì hoãn nay chấm dứt.
- Mời lên trực thăng, y sĩ! Ông được đưa ra khỏi đây. Ông ra đi rồi đấy. Petty, viên trung sĩ tham mưu trung đội la to vào mặt tôi.
Tôi không tin được. Tôi nắm lấy hành trang, vẫy tay chào mọi người rồi chạy vội ra chiếc trực thăng cánh quạt đang quay chờ người lên. Tôi đứng lại ngay cửa máy bay một chút, quay nhìn lui. Những khuôn mặt TQLC quen thuộc mà tôi đã chăm sóc trị bệnh cho họ, những người chăm sóc canh gác cho tôi như một người chị nhìn về phía tôi. Tôi thấy vài nụ cười hé nở, có thể vài cái nháy mắt đồng tình. Họ như muốn nói với tôi: Tạm biệt, y sĩ. Chúc may mắn.
Làm sao tôi biết trong những tuần tới đây tôi sẽ nhớ họ như thế nào. Ngoài trận địa, chẳng có chút gì suy nghĩ nhưng tại đơn vị của tôi đóng tại Quảng Trị, thì cái nhớ đó là chẳng có gì giới hạn. Người hạ sĩ quan thường vụ la to vào mặt tôi: “Anh đi lẹ lên đi. Tiếc gì cái nhà xí nầy.” Anh thường vụ nầy lùn, da màu ô-liu gốc Ý, là một người làm gì cũng sách vở. Anh ta thường gây phiền hà cho anh em trong đơn vị nên người tặng cho anh cái biệt danh là “Xê-da nhỏ.” Anh ta đi đứng khệnh khạng và thường hay la lối om sòm, làm cho đời thêm khốn khổ. Mặc dù chúng tôi được gọi về Quảng Trị sau một thời gian quá hạn khá lâu, nhưng anh em chúng tôi cũng không nghĩ rằng mình ở quá lâu ngoài mặt trận, và thấy ghét nó. Thực ra, chúng tôi bắt đầu thấy nhớ ngoài ấy thì đúng hơn.Ít ra ở đó chúng tôi không bị “nhà độc tài tí hon” này đánh thức mỗi sáng, với ý định độc nhất là gây đau khổ cho nguời khác. Trong trường hợp nầy, còn hơn bạo chúa nữa. Tiểu đoàn 3 Quân Y khác xa với một tiểu đoàn quân y như tôi nghĩ. Nằm ở hậu cứ an toàn. Ở đây là một đống những thứ kiêu căng giống như một trại lính ở Mỹ. Hầu hết họ không tác chiến nên chẳng biết những gì xảy ra trên trận địa, mặc dù không khệnh khạng đi vòng quanh như những chú gà trống tìm đánh nhau với địch thủ và nói chuyện theo cách xỏ lá. “Xê-da nhỏ” không phải ngoại lệ.
Hoàng Long Hải Tuệ Chương
(chuyển dịch từ Combat Medic Vietnam của Craig Roberts)