Cõi Người Ta

“Bò viên” làm từ thịt chuột

Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ

Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

Ông Phengdy Seng, 45 tuổi, cứ tối đến là khom mình xuống những lề đường đầy rác bẩn để săn chuột. Đồ nghề của ông gồm chiếc đèn soi đeo trước cái trán đầy nếp nhăn và một cái nỏ tự chế lăm lăm trên tay chĩa vào bất cứ cống rãnh nào.

2012-07-27 01.12.251

Phập! Lúc mũi tên của ông đâm vào cổ của một con chuột cống to và nặng cỡ 1kg, tiếng kêu của nó nghe vang vọng trong không gian yên tĩnh của một buổi tối nóng nực. Nếu con mồi vẫn còn sống và lăn lộn với mũi tên,  người đàn ông Khmer này liền lấy giày đập vào đầu nó thêm mấy cái cho chết hẳn rồi bỏ vào ba lô. Một câu chuyện bình thường như cơm bữa: những con chuột cống to, lông rậm “chết tươi” như thế đã sẵn sàng đem bán.

Đại lý “thịt vàng”

Gần cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh là một ngôi nhà bên ngoài trông khá bình thường  giống như bao ngôi nhà bằng gỗ khác nằm gần đó. Thế nhưng khi nhìn vào 3 chiếc thùng đá đặt sau vườn mới biết đó lại là một “trường chuột” chính hiệu.

Khi tôi có mặt ở “đại lý chuột” chính hiệu Phnom Penh ấy, thì nhìn thấy “Cha mập” – biệt danh của người chủ – đang ngồi trên ghế gỗ hút thuốc, vội vàng đứng lên gói một thùng hàng lớn đến 40kg để gửi qua tỉnh Banteay Meanchey nằm sát biên giới Thái. Ở chỗ của “Cha mập”, chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5-6 ngàn riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau và chỉ có một số ít “chuyên gia” về chuột mới có thể phân biệt được nguồn gốc của loại “thịt vàng” này – theo như cách gọi của dân trong giới cũng như lời của Chea So, con trai của “Cha mập” cho biết.

Hằng ngày vào lúc hừng đông tại thành phố hai triệu dân này, Phengdy Seng và những tay săn chuột khác lại tập trung ở “đại lý” chuột để kể nhau nghe những gì mình đã săn được ngoài đường tối qua. Mười mấy người theo nhau vào trong ngôi nhà ấy để giao hàng, mang theo những túi hay balô cũ nhồi nhét đầy “chiến lợi phẩm”. Theo sự quan sát của PV MTG—cả buổi sáng có mặt ở “đại lý chuột”—26 dân săn chuột đều lên để bán hàng.

Nghề này đang thu hút khá đông những người nghèo khó ở đủ các độ tuổi của Phnom Penh. Như hai anh em chưa đầy mười tuổi, đã bắt được 1,2kg chuột trong xóm mình đêm qua để kiếm tiền trả học phí. Hay “ma mới” Phengdy, thường bắt được 6-7kg chuột mỗi ngày (khoảng 24 con) để được có 4 đô la bù đắp vào những giờ vất vả do phải chịu đựng chuột cắn. Còn ông Saphaea là “sư phụ” của cả nhóm, đêm nào cũng bắt được từ 20kg trở lên (khoảng 50 con). Với giá bán từ 3 ngàn riel/kg, “sư phụ chuột” này đã kiếm được 450 đô la mỗi tháng – còn cao hơn cả lương cảnh sát ở đất nước đang phát triển này.

Sau khi cân chuột xong, một gã thanh niên cơ bắp, vẻ mặt gian xảo – liền bỏ thịt vào một cái thùng xốp không ướp đá. Mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc. Hàng ngàn con ruồi bu đen kịt quan chiếc container có chứa bên trong bao nhiêu là thùng xốp đựng thịt chuột, thứ thịt nhiễm độc đang chuẩn bị mang đi chế biến.

04-10-2013-6-35-49-CH (1)

Xâm nhập đường dây nơi biên giới

Buổi trưa, tôi thấy có một chiếc xe trông khả nghi đến nhà đại lý để nhận và giao thịt tới thành phố Poipet thuộc tỉnh Banteay Meanchey để làm… bò viên. Tôi được biết chuyện rợn người này từ lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet. Anh nói: “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải “cúng” thường từ 50 -100 đôla tùy theo số lượng”.

Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc.

Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.

Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.

Lộc (anh xin được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.

Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.

Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.

04-10-2013-11-23-24-CH-300x188

Cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh

Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. Sự im lặng bao trùm buổi chiều ngột ngạt, chỉ có tiếng kêu lách cách của lưỡi dao bằng kim loại, tiếng bằm thịt, tiếng nước sôi và tiếng quạt trần đều đều. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.

Trong 2 cái thùng xốp dơ bẩn là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp,  hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ kỹ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho dơ bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.

Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.

Trong góc kho, đứng uể oải bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25,30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.

Nguyễn Tấn Hùng

Song Phương chuyển

T.Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Bò viên” làm từ thịt chuột

Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ

Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

Ông Phengdy Seng, 45 tuổi, cứ tối đến là khom mình xuống những lề đường đầy rác bẩn để săn chuột. Đồ nghề của ông gồm chiếc đèn soi đeo trước cái trán đầy nếp nhăn và một cái nỏ tự chế lăm lăm trên tay chĩa vào bất cứ cống rãnh nào.

2012-07-27 01.12.251

Phập! Lúc mũi tên của ông đâm vào cổ của một con chuột cống to và nặng cỡ 1kg, tiếng kêu của nó nghe vang vọng trong không gian yên tĩnh của một buổi tối nóng nực. Nếu con mồi vẫn còn sống và lăn lộn với mũi tên,  người đàn ông Khmer này liền lấy giày đập vào đầu nó thêm mấy cái cho chết hẳn rồi bỏ vào ba lô. Một câu chuyện bình thường như cơm bữa: những con chuột cống to, lông rậm “chết tươi” như thế đã sẵn sàng đem bán.

Đại lý “thịt vàng”

Gần cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh là một ngôi nhà bên ngoài trông khá bình thường  giống như bao ngôi nhà bằng gỗ khác nằm gần đó. Thế nhưng khi nhìn vào 3 chiếc thùng đá đặt sau vườn mới biết đó lại là một “trường chuột” chính hiệu.

Khi tôi có mặt ở “đại lý chuột” chính hiệu Phnom Penh ấy, thì nhìn thấy “Cha mập” – biệt danh của người chủ – đang ngồi trên ghế gỗ hút thuốc, vội vàng đứng lên gói một thùng hàng lớn đến 40kg để gửi qua tỉnh Banteay Meanchey nằm sát biên giới Thái. Ở chỗ của “Cha mập”, chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5-6 ngàn riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau và chỉ có một số ít “chuyên gia” về chuột mới có thể phân biệt được nguồn gốc của loại “thịt vàng” này – theo như cách gọi của dân trong giới cũng như lời của Chea So, con trai của “Cha mập” cho biết.

Hằng ngày vào lúc hừng đông tại thành phố hai triệu dân này, Phengdy Seng và những tay săn chuột khác lại tập trung ở “đại lý” chuột để kể nhau nghe những gì mình đã săn được ngoài đường tối qua. Mười mấy người theo nhau vào trong ngôi nhà ấy để giao hàng, mang theo những túi hay balô cũ nhồi nhét đầy “chiến lợi phẩm”. Theo sự quan sát của PV MTG—cả buổi sáng có mặt ở “đại lý chuột”—26 dân săn chuột đều lên để bán hàng.

Nghề này đang thu hút khá đông những người nghèo khó ở đủ các độ tuổi của Phnom Penh. Như hai anh em chưa đầy mười tuổi, đã bắt được 1,2kg chuột trong xóm mình đêm qua để kiếm tiền trả học phí. Hay “ma mới” Phengdy, thường bắt được 6-7kg chuột mỗi ngày (khoảng 24 con) để được có 4 đô la bù đắp vào những giờ vất vả do phải chịu đựng chuột cắn. Còn ông Saphaea là “sư phụ” của cả nhóm, đêm nào cũng bắt được từ 20kg trở lên (khoảng 50 con). Với giá bán từ 3 ngàn riel/kg, “sư phụ chuột” này đã kiếm được 450 đô la mỗi tháng – còn cao hơn cả lương cảnh sát ở đất nước đang phát triển này.

Sau khi cân chuột xong, một gã thanh niên cơ bắp, vẻ mặt gian xảo – liền bỏ thịt vào một cái thùng xốp không ướp đá. Mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc. Hàng ngàn con ruồi bu đen kịt quan chiếc container có chứa bên trong bao nhiêu là thùng xốp đựng thịt chuột, thứ thịt nhiễm độc đang chuẩn bị mang đi chế biến.

04-10-2013-6-35-49-CH (1)

Xâm nhập đường dây nơi biên giới

Buổi trưa, tôi thấy có một chiếc xe trông khả nghi đến nhà đại lý để nhận và giao thịt tới thành phố Poipet thuộc tỉnh Banteay Meanchey để làm… bò viên. Tôi được biết chuyện rợn người này từ lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet. Anh nói: “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải “cúng” thường từ 50 -100 đôla tùy theo số lượng”.

Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc.

Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.

Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.

Lộc (anh xin được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.

Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.

Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.

04-10-2013-11-23-24-CH-300x188

Cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh

Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. Sự im lặng bao trùm buổi chiều ngột ngạt, chỉ có tiếng kêu lách cách của lưỡi dao bằng kim loại, tiếng bằm thịt, tiếng nước sôi và tiếng quạt trần đều đều. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.

Trong 2 cái thùng xốp dơ bẩn là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp,  hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ kỹ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho dơ bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.

Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.

Trong góc kho, đứng uể oải bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25,30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.

Nguyễn Tấn Hùng

Song Phương chuyển

T.Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm