Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
“GẠC MA” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng sớm hôm nay ngày 14 tháng ba 25 năm trước, 64 người Việt Nam đứng quay thành vòng tròn trên đảo Gac Ma, đã bị phía hải quân Tầu cộng tàn sát dã man - Đó là sự kiện “Gạc Ma” ngày 14-03-1988 - Chúng ta đã lấy làm lạ tại sao quá nhiều sự kiện, tưởng chừng như vô lý mà nó vẫn xảy ra được, theo chúng tôi nếu chúng ta đặt câu hỏi, cho những cái vô lý đó tại sao nó lại có, thì chúng ta sẽ phần nào biết được sự thật.
Như về thắc mắc là tại sao các ông Việt cộng không cho lính mang theo súng, và không cho nổ súng?. Có người dựa vào chi tiết này và đặt ngược vấn đề, đó là nếu VC có súng trong tay, thì mấy ai đoan chắc là phía TC không gặp tổn thất, bên đây chết mười thì bên kia cũng phải chết ba, dân gian thường nói “nai có vạc móng, thì chó cũng le lưỡi”. Vậy cái khác biệt giữa chuyện lính VN có vũ trang, và không có vũ trang, tất cả là ở chổ TC có bị thiệt hại hay không thế thôi, vậy phải chăng câu trả lời là chỉ vì sự an toàn cho lực lượng TC mà không cho nổ súng?.
Chúng ta thấy, bị tấn công nhưng hai chiếc 604-605 không phản pháo lại tàu TC, tàu bị bắn chìm cũng như người bị bắn chết, vì cả hai đều không có vũ trang, bất cứ ai nghe đến chi tiết này, cũng đều có chung một ý nghĩ, nó giống như một chuyến đi ra pháp trường đã được sắp sẵn?. – Người ta chú ý đến chi tiết vừa đến nơi, là ba chiến hạm của TC vây chặt lấy tầu 604.
Anh Dương Văn Dũng cho biết cảm nghĩ “Chúng tôi biết rằng đã bị thua và mắc mưu TC, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi, chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả, khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi, chứ làm sao sống được, Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được- Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi- Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết- Tôi vẫn nhớ kỹ mà- Tôi nhìn rõ hết mà- Dễ sợ lắm”.
Tóm lại trận chiến đảo Gạc Ma là gì, là những người VN tay không bị bắn xối xả, là tàu chìm, và những chiếc xuồng TC chạy trên biển, để truy giết những người sống sót. Trong trận này có một điều khá thú vị, là phía TQ cho biết họ cũng có một người bị thương, tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ VC trên đảo, TC vinh danh Du Xiang Hou, họ đã làm phim để tuyên truyền, coi đó như là một chứng cớ về chủ quyền của TC tại đảo Gạc Ma. Tin không cho biết anh chàng giặc Tầu cộng này bị thương như thế nào, mà được vinh danh như một anh hùng. Nhưng qua tấm ảnh chụp chung TC phổ biến, có một tên đeo cánh tay trước ngực, có lẽ đây là Du Xiang Hou, và bị xây xát trong giằng co cây cờ với Trần Văn Phương.
Sau những gì xảy ra trên biển, vẫn có thêm những điều khó hiểu về sự kiện “Gac Ma” – Số người sống sót là 09 người là các anh Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải và Dương văn Dũng. Tất cả đều bị thương nặng và mệt mỏi vì trôi dạt trên biển gần cả ngày, đến chiều ngày hôm đó 14/03/1988 tất cả chín người đều bị tàu TC vớt lên khoang tàu nhưng không được băng bó vết thương. Sau ba ngày đêm tất cả về đến đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, vết thương đã bốc mùi, cuối cùng chín người bị giam giữ tại đây gần 4 năm mới được phóng thích về VN.
Tại sao tới những 04 năm?, có người nói đó là thời gian đủ để mọi việc đi vào quên lãng(?), khi được trao trả tám người sau đó được giải ngũ, chỉ có mỗi anh Lê Minh Thoa là còn tiếp tục tại ngũ tới năm1996. Họ không gặp nhau từ ngày đó - Cho mãi đến ngày 03/09/2011 hơn 23 năm sau, Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp gỡ các người sống sót trên. Theo đài RFA cuộc gặp mang tên “Vòng tròn bất tử-Tri ân chiến sĩ” diễn ra tại khu “Du Lịch Suối Lương”.
Cái tên của buổi gặp gỡ này, được biết là lấy ý tưởng, từ cảnh những người lính hải quân cộng sản VN, đứng quây lại thành vòng tròn, như những tấm bia người trên đảo Gạc Ma, để rồi bị TC bắn “tan tành” chết ngày 14/03/1988. Cũng theo RFA 21/09/2011 thì cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa và hy hữu này, lại không được nhiều người biết đến, và câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh.
Trong buổi họp mặt này có những điều gây thắc mắc cho những người tham dự, chẳng hạn như ban tổ chức qui định, để bảo đảm an ninh cho chương trình, không được phép trực tiếp phỏng vấn, hay tiếp xúc các nhân chứng(?), Và cũng vì lý do an ninh này mà một cộng tác viên báo Người Việt, và blogger Mẹ Nấm bị cấm tham dự Những người được phép tham dự chỉ khoảng 30 người, không có ai là đại diên đơn vị cũ của những người sống sót, không có cả đại diện chính quyền địa phương là Huyện đảo Hoàng Sa tham dự.
“Buổi gặp mặt bao trùm bởi không khí căng thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự” theo RFA 21-9. Một chi tiết khá quan trọng được ghi nhận là trong 8 người sống sót đến tham dự, thì có 5 người đã vội vã ra đi trong đêm trước ngày khai mạc, với không một lời giải thích và bỏ lại cả tư trang. Lại thêm sự né tránh của người điều khiển chương trình, về những câu hỏi có tính cách đi sâu vào chi tiết của trận chiến, cũng như số phận của những nạn nhân, cùng sự hổ trợ của chính phủ cho họ - Cho thấy có vấn đề giữa nạn nhân và phía nhà nước.
Chương trình buổi gặp kéo dài từ sáng tới trưa, phần giao lưu với các nạn nhân là phần mong đợi nhất, nhưng chỉ gặp những câu hỏi vô thưởng vô phạt, cùng với cái gọi là “sự cố kỹ thuật” Đài RFA cho biết “trong giao lưu anh Dương văn Dũng muốn nói thêm thì bất ngờ, chiếc loa cứ phát ra tiếng beep beep liên tục, lúc đó thì người dẫn chương trình, lại trở về hỏi những câu không quan trọng nữa”. Phải chăng đây cũng vì lý do an ninh cho chương trình?, mà hệ thống âm thanh gặp trở ngại, một cách khôn ngoan khi cần thiết?.
Riêng năm người ra đi vội vã trong đêm, theo chúng tôi là vì an ninh cho chính cá nhân họ, họ bỏ chạy thoát thân, họ sợ bị mắc mưu một lần nữa. Còn phía chính quyền cũng như đơn vị cũ của những nạn nhân không hiện diện, có phải chăng e ngại cho điều khuất lấp, bị chính những nạn nhân sẽ đưa ra đối chất?. Trận chiến Gạc Ma theo RFA thì nó bị nhà nước VN “né tránh không muốn nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần dấu đi”, bởi vì nó “không phải là vết son trong lịch sử…”. Theo chúng tôi, thì không đồng ý với RFA về lý do ”Gạc Ma”, không là vết son nên bị né tránh, nó có thể bị cấm phổ biến chỉ bởi, nhà nước Việt Xã Nghĩa không muốn bị lộ, những ẩn dấu bẫn thỉu thế thôi.
Vả “Gạc Ma” không phải là một trận chiến mà đây là một tội ác chiến tranh, khi Hồng thập Tự quốc tế đến gặp các nạn nhân tại nhà giam TQ, hội HTT đã chủ ý đưa ra câu hỏi “Ai nổ súng trước”. Câu trả lời của anh Dũng rất giá trị “Hành động và nổ súng chỉ là phía TQ thôi, bên VN có súng đâu mà nổ” - Ngoài ra sáng 14/03/1988 quân TQ dùng xuồng lên đảo để triệt hạ cờ, chính chúng bắn chết anh Trần Văn Phương hai tay không đang cầm cờ, sau đó chúng tác xạ thẳng vào những người tay không, như vậy đã đủ yếu tố để buộc tội TQ chưa?.
Đã bao năm trôi qua, những điều khó hiểu vẫn chưa hiểu được, nhưng chắc chắn một điều mọi người cùng được hiểu, là có những người Việt bị giết rất dã man tại xạ trường “Gạc Ma”, mà thủ phạm cùng đồng lỏa thì vẫn ung dung tự tại, đó là chuyện có thật.
Việt Nhân (HNPĐ)
“GẠC MA” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng sớm hôm nay ngày 14 tháng ba 25 năm trước, 64 người Việt Nam đứng quay thành vòng tròn trên đảo Gac Ma, đã bị phía hải quân Tầu cộng tàn sát dã man - Đó là sự kiện “Gạc Ma” ngày 14-03-1988 - Chúng ta đã lấy làm lạ tại sao quá nhiều sự kiện, tưởng chừng như vô lý mà nó vẫn xảy ra được, theo chúng tôi nếu chúng ta đặt câu hỏi, cho những cái vô lý đó tại sao nó lại có, thì chúng ta sẽ phần nào biết được sự thật.
Như về thắc mắc là tại sao các ông Việt cộng không cho lính mang theo súng, và không cho nổ súng?. Có người dựa vào chi tiết này và đặt ngược vấn đề, đó là nếu VC có súng trong tay, thì mấy ai đoan chắc là phía TC không gặp tổn thất, bên đây chết mười thì bên kia cũng phải chết ba, dân gian thường nói “nai có vạc móng, thì chó cũng le lưỡi”. Vậy cái khác biệt giữa chuyện lính VN có vũ trang, và không có vũ trang, tất cả là ở chổ TC có bị thiệt hại hay không thế thôi, vậy phải chăng câu trả lời là chỉ vì sự an toàn cho lực lượng TC mà không cho nổ súng?.
Chúng ta thấy, bị tấn công nhưng hai chiếc 604-605 không phản pháo lại tàu TC, tàu bị bắn chìm cũng như người bị bắn chết, vì cả hai đều không có vũ trang, bất cứ ai nghe đến chi tiết này, cũng đều có chung một ý nghĩ, nó giống như một chuyến đi ra pháp trường đã được sắp sẵn?. – Người ta chú ý đến chi tiết vừa đến nơi, là ba chiến hạm của TC vây chặt lấy tầu 604.
Anh Dương Văn Dũng cho biết cảm nghĩ “Chúng tôi biết rằng đã bị thua và mắc mưu TC, cho nên chỉ làm bia đỡ đạn cho địch thôi, chứ không biết nói sao. Họ là phía hành động tất cả, khi họ tràn qua đánh thì chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi, chứ làm sao sống được, Ở đó chỉ có nước và trời, không phải rừng rú, trốn vào đâu được- Khi hành động là họ vây mình hết rồi, nên mình chỉ có chết thôi- Tất cả các anh em đều bị bắn xối xả hết- Tôi vẫn nhớ kỹ mà- Tôi nhìn rõ hết mà- Dễ sợ lắm”.
Tóm lại trận chiến đảo Gạc Ma là gì, là những người VN tay không bị bắn xối xả, là tàu chìm, và những chiếc xuồng TC chạy trên biển, để truy giết những người sống sót. Trong trận này có một điều khá thú vị, là phía TQ cho biết họ cũng có một người bị thương, tên Du Xiang Hou, là người đã xé bỏ lá cờ VC trên đảo, TC vinh danh Du Xiang Hou, họ đã làm phim để tuyên truyền, coi đó như là một chứng cớ về chủ quyền của TC tại đảo Gạc Ma. Tin không cho biết anh chàng giặc Tầu cộng này bị thương như thế nào, mà được vinh danh như một anh hùng. Nhưng qua tấm ảnh chụp chung TC phổ biến, có một tên đeo cánh tay trước ngực, có lẽ đây là Du Xiang Hou, và bị xây xát trong giằng co cây cờ với Trần Văn Phương.
Sau những gì xảy ra trên biển, vẫn có thêm những điều khó hiểu về sự kiện “Gac Ma” – Số người sống sót là 09 người là các anh Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải và Dương văn Dũng. Tất cả đều bị thương nặng và mệt mỏi vì trôi dạt trên biển gần cả ngày, đến chiều ngày hôm đó 14/03/1988 tất cả chín người đều bị tàu TC vớt lên khoang tàu nhưng không được băng bó vết thương. Sau ba ngày đêm tất cả về đến đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, vết thương đã bốc mùi, cuối cùng chín người bị giam giữ tại đây gần 4 năm mới được phóng thích về VN.
Tại sao tới những 04 năm?, có người nói đó là thời gian đủ để mọi việc đi vào quên lãng(?), khi được trao trả tám người sau đó được giải ngũ, chỉ có mỗi anh Lê Minh Thoa là còn tiếp tục tại ngũ tới năm1996. Họ không gặp nhau từ ngày đó - Cho mãi đến ngày 03/09/2011 hơn 23 năm sau, Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp gỡ các người sống sót trên. Theo đài RFA cuộc gặp mang tên “Vòng tròn bất tử-Tri ân chiến sĩ” diễn ra tại khu “Du Lịch Suối Lương”.
Cái tên của buổi gặp gỡ này, được biết là lấy ý tưởng, từ cảnh những người lính hải quân cộng sản VN, đứng quây lại thành vòng tròn, như những tấm bia người trên đảo Gạc Ma, để rồi bị TC bắn “tan tành” chết ngày 14/03/1988. Cũng theo RFA 21/09/2011 thì cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa và hy hữu này, lại không được nhiều người biết đến, và câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh.
Trong buổi họp mặt này có những điều gây thắc mắc cho những người tham dự, chẳng hạn như ban tổ chức qui định, để bảo đảm an ninh cho chương trình, không được phép trực tiếp phỏng vấn, hay tiếp xúc các nhân chứng(?), Và cũng vì lý do an ninh này mà một cộng tác viên báo Người Việt, và blogger Mẹ Nấm bị cấm tham dự Những người được phép tham dự chỉ khoảng 30 người, không có ai là đại diên đơn vị cũ của những người sống sót, không có cả đại diện chính quyền địa phương là Huyện đảo Hoàng Sa tham dự.
“Buổi gặp mặt bao trùm bởi không khí căng thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự” theo RFA 21-9. Một chi tiết khá quan trọng được ghi nhận là trong 8 người sống sót đến tham dự, thì có 5 người đã vội vã ra đi trong đêm trước ngày khai mạc, với không một lời giải thích và bỏ lại cả tư trang. Lại thêm sự né tránh của người điều khiển chương trình, về những câu hỏi có tính cách đi sâu vào chi tiết của trận chiến, cũng như số phận của những nạn nhân, cùng sự hổ trợ của chính phủ cho họ - Cho thấy có vấn đề giữa nạn nhân và phía nhà nước.
Chương trình buổi gặp kéo dài từ sáng tới trưa, phần giao lưu với các nạn nhân là phần mong đợi nhất, nhưng chỉ gặp những câu hỏi vô thưởng vô phạt, cùng với cái gọi là “sự cố kỹ thuật” Đài RFA cho biết “trong giao lưu anh Dương văn Dũng muốn nói thêm thì bất ngờ, chiếc loa cứ phát ra tiếng beep beep liên tục, lúc đó thì người dẫn chương trình, lại trở về hỏi những câu không quan trọng nữa”. Phải chăng đây cũng vì lý do an ninh cho chương trình?, mà hệ thống âm thanh gặp trở ngại, một cách khôn ngoan khi cần thiết?.
Riêng năm người ra đi vội vã trong đêm, theo chúng tôi là vì an ninh cho chính cá nhân họ, họ bỏ chạy thoát thân, họ sợ bị mắc mưu một lần nữa. Còn phía chính quyền cũng như đơn vị cũ của những nạn nhân không hiện diện, có phải chăng e ngại cho điều khuất lấp, bị chính những nạn nhân sẽ đưa ra đối chất?. Trận chiến Gạc Ma theo RFA thì nó bị nhà nước VN “né tránh không muốn nói đến, như thể nó là một phần lịch sử cần dấu đi”, bởi vì nó “không phải là vết son trong lịch sử…”. Theo chúng tôi, thì không đồng ý với RFA về lý do ”Gạc Ma”, không là vết son nên bị né tránh, nó có thể bị cấm phổ biến chỉ bởi, nhà nước Việt Xã Nghĩa không muốn bị lộ, những ẩn dấu bẫn thỉu thế thôi.
Vả “Gạc Ma” không phải là một trận chiến mà đây là một tội ác chiến tranh, khi Hồng thập Tự quốc tế đến gặp các nạn nhân tại nhà giam TQ, hội HTT đã chủ ý đưa ra câu hỏi “Ai nổ súng trước”. Câu trả lời của anh Dũng rất giá trị “Hành động và nổ súng chỉ là phía TQ thôi, bên VN có súng đâu mà nổ” - Ngoài ra sáng 14/03/1988 quân TQ dùng xuồng lên đảo để triệt hạ cờ, chính chúng bắn chết anh Trần Văn Phương hai tay không đang cầm cờ, sau đó chúng tác xạ thẳng vào những người tay không, như vậy đã đủ yếu tố để buộc tội TQ chưa?.
Đã bao năm trôi qua, những điều khó hiểu vẫn chưa hiểu được, nhưng chắc chắn một điều mọi người cùng được hiểu, là có những người Việt bị giết rất dã man tại xạ trường “Gạc Ma”, mà thủ phạm cùng đồng lỏa thì vẫn ung dung tự tại, đó là chuyện có thật.
Việt Nhân (HNPĐ)