Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
“Giao ước” lâu đời giữa người và chó (FB Huỳnh Duy Lộc).
Hồi giữa thế kỷ trước, nhà tự nhiên học Áo Konrad Z. Lorenz (1903-1989) đã phân tích sự hình thành của mối quan hệ giữa người và chó từ mấy ngàn năm qua
Hùynh Duy Lộc
“Giao ước” lâu đời giữa người và chó:
Hồi giữa thế kỷ trước, nhà tự nhiên học Áo Konrad Z. Lorenz (1903-1989) đã phân tích sự hình thành của mối quan hệ giữa người và chó từ mấy ngàn năm qua và giải thích vì sao tình cảm giữa người và chó đôi khi còn bền chặt hơn cả tình cảm giữa người và người:
“Vào buổi bình minh của hậu kỳ thời đồ đá, con vật nuôi đầu tiên là con chó nhỏ mới thuần hóa có lẽ là hậu duệ của loài chó rừng lông vàng (Canis aureus). Vào thời kỳ này ở miền Tây Bắc châu Âu, nơi người ta đã tìm thấy những bộ xương chó, có lẽ không còn chó rừng nữa nhưng người ta có đầy đủ lý do để tin rằng những con chó sử dụng trong những cuộc đua đã thật sự trở thành những con chó nuôi trong nhà và những cư dân ven bờ hồ đã mang chúng đi theo đến bờ biển Baltic. Con người thời đồ đá đã gặp gỡ con chó của mình như thế nào? Chắc chắn là thật tình cờ. Hàng đàn chó rừng đã đi theo đoàn thợ săn lang thang đây đó vào thời đồ đá và nằm thành vòng tròn chung quanh nơi họ dừng chân. Những người thợ săn luôn bị đe dọa bởi loài thú săn mồi chắc hẳn đã cảm thấy dễ chịu khi thấy nơi mình dừng chân được canh gác bởi đám chó rừng xếp thành vòng tròn sẵn sàng sủa điên cuồng khi một con hổ hay một con gấu tới gần. Thế là thỉnh thoảng ngoài vai trò canh gác, những con chó lại đảm nhiệm thêm vai trò phụ giúp trong việc đi săn. Đôi lúc những con chó rừng đi theo những người thợ săn với hy vọng được chia cho chút ít nội tạng của những con thú săn được lại chạy trước để đuổi theo con mồi.
Đối với tôi, không có ý nghĩ nào hấp dẫn và gây phấn khích cho bằng ý nghĩ giao ước lâu đời giữa người và chó đã được “ký kết” một cách tự nguyện và không có sự bó buộc nào từ hai phía. Những con vật nuôi khác, giống như những người nô lệ thời cổ, chỉ trở thành con vật phục vụ con người sau một thời gian bị giam cầm, nhưng cũng có một ngoại lệ là loài mèo vì chúng chưa bao giờ được thuần hóa thật sự và điều làm nên sức thu hút của chúng chính là vẻ độc lập của chúng. Con chó và con mèo đều không phải là nô lệ, nhưng chỉ có con chó mới là bạn của con người. Dần dần, qua nhiều thế kỷ, những con chó tinh khôn nhất đã không chọn một con chó làm đầu đàn mà lại chọn con người làm kẻ đứng đầu bầy đàn. Trong nhiều trường hợp, người đó thường là thủ lĩnh của bộ tộc và ngày nay những con chó có cá tính mạnh mẽ cũng thường coi người chủ gia đình như người chủ của chúng. Hiện tượng kỳ thú và gây kinh ngạc nhiều nhất là việc một con chó tinh khôn lựa chọn người chủ của nó. Bất chợt, chỉ trong vài ngày đã hình thành một mối liên hệ gắn kết còn bền chặt hơn bất cứ mối quan hệ nào giữa người và người. Nhà thơ William Wordsworth gọi đó là
“Tình cảm mạnh mẽ, lớn lao ấy
Vượt lên trên mọi nhận thức của con người”
(… That strength of feeling, great
Above all human estimate)”
(“King Solomon's ring”, tr. 113, 116)
Hùynh Duy Lộc
“Giao ước” lâu đời giữa người và chó:
Hồi giữa thế kỷ trước, nhà tự nhiên học Áo Konrad Z. Lorenz (1903-1989) đã phân tích sự hình thành của mối quan hệ giữa người và chó từ mấy ngàn năm qua và giải thích vì sao tình cảm giữa người và chó đôi khi còn bền chặt hơn cả tình cảm giữa người và người:
“Vào buổi bình minh của hậu kỳ thời đồ đá, con vật nuôi đầu tiên là con chó nhỏ mới thuần hóa có lẽ là hậu duệ của loài chó rừng lông vàng (Canis aureus). Vào thời kỳ này ở miền Tây Bắc châu Âu, nơi người ta đã tìm thấy những bộ xương chó, có lẽ không còn chó rừng nữa nhưng người ta có đầy đủ lý do để tin rằng những con chó sử dụng trong những cuộc đua đã thật sự trở thành những con chó nuôi trong nhà và những cư dân ven bờ hồ đã mang chúng đi theo đến bờ biển Baltic. Con người thời đồ đá đã gặp gỡ con chó của mình như thế nào? Chắc chắn là thật tình cờ. Hàng đàn chó rừng đã đi theo đoàn thợ săn lang thang đây đó vào thời đồ đá và nằm thành vòng tròn chung quanh nơi họ dừng chân. Những người thợ săn luôn bị đe dọa bởi loài thú săn mồi chắc hẳn đã cảm thấy dễ chịu khi thấy nơi mình dừng chân được canh gác bởi đám chó rừng xếp thành vòng tròn sẵn sàng sủa điên cuồng khi một con hổ hay một con gấu tới gần. Thế là thỉnh thoảng ngoài vai trò canh gác, những con chó lại đảm nhiệm thêm vai trò phụ giúp trong việc đi săn. Đôi lúc những con chó rừng đi theo những người thợ săn với hy vọng được chia cho chút ít nội tạng của những con thú săn được lại chạy trước để đuổi theo con mồi.
Đối với tôi, không có ý nghĩ nào hấp dẫn và gây phấn khích cho bằng ý nghĩ giao ước lâu đời giữa người và chó đã được “ký kết” một cách tự nguyện và không có sự bó buộc nào từ hai phía. Những con vật nuôi khác, giống như những người nô lệ thời cổ, chỉ trở thành con vật phục vụ con người sau một thời gian bị giam cầm, nhưng cũng có một ngoại lệ là loài mèo vì chúng chưa bao giờ được thuần hóa thật sự và điều làm nên sức thu hút của chúng chính là vẻ độc lập của chúng. Con chó và con mèo đều không phải là nô lệ, nhưng chỉ có con chó mới là bạn của con người. Dần dần, qua nhiều thế kỷ, những con chó tinh khôn nhất đã không chọn một con chó làm đầu đàn mà lại chọn con người làm kẻ đứng đầu bầy đàn. Trong nhiều trường hợp, người đó thường là thủ lĩnh của bộ tộc và ngày nay những con chó có cá tính mạnh mẽ cũng thường coi người chủ gia đình như người chủ của chúng. Hiện tượng kỳ thú và gây kinh ngạc nhiều nhất là việc một con chó tinh khôn lựa chọn người chủ của nó. Bất chợt, chỉ trong vài ngày đã hình thành một mối liên hệ gắn kết còn bền chặt hơn bất cứ mối quan hệ nào giữa người và người. Nhà thơ William Wordsworth gọi đó là
“Tình cảm mạnh mẽ, lớn lao ấy
Vượt lên trên mọi nhận thức của con người”
(… That strength of feeling, great
Above all human estimate)”
(“King Solomon's ring”, tr. 113, 116)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
“Giao ước” lâu đời giữa người và chó (FB Huỳnh Duy Lộc).
Hồi giữa thế kỷ trước, nhà tự nhiên học Áo Konrad Z. Lorenz (1903-1989) đã phân tích sự hình thành của mối quan hệ giữa người và chó từ mấy ngàn năm qua
Hùynh Duy Lộc
“Giao ước” lâu đời giữa người và chó:
Hồi giữa thế kỷ trước, nhà tự nhiên học Áo Konrad Z. Lorenz (1903-1989) đã phân tích sự hình thành của mối quan hệ giữa người và chó từ mấy ngàn năm qua và giải thích vì sao tình cảm giữa người và chó đôi khi còn bền chặt hơn cả tình cảm giữa người và người:
“Vào buổi bình minh của hậu kỳ thời đồ đá, con vật nuôi đầu tiên là con chó nhỏ mới thuần hóa có lẽ là hậu duệ của loài chó rừng lông vàng (Canis aureus). Vào thời kỳ này ở miền Tây Bắc châu Âu, nơi người ta đã tìm thấy những bộ xương chó, có lẽ không còn chó rừng nữa nhưng người ta có đầy đủ lý do để tin rằng những con chó sử dụng trong những cuộc đua đã thật sự trở thành những con chó nuôi trong nhà và những cư dân ven bờ hồ đã mang chúng đi theo đến bờ biển Baltic. Con người thời đồ đá đã gặp gỡ con chó của mình như thế nào? Chắc chắn là thật tình cờ. Hàng đàn chó rừng đã đi theo đoàn thợ săn lang thang đây đó vào thời đồ đá và nằm thành vòng tròn chung quanh nơi họ dừng chân. Những người thợ săn luôn bị đe dọa bởi loài thú săn mồi chắc hẳn đã cảm thấy dễ chịu khi thấy nơi mình dừng chân được canh gác bởi đám chó rừng xếp thành vòng tròn sẵn sàng sủa điên cuồng khi một con hổ hay một con gấu tới gần. Thế là thỉnh thoảng ngoài vai trò canh gác, những con chó lại đảm nhiệm thêm vai trò phụ giúp trong việc đi săn. Đôi lúc những con chó rừng đi theo những người thợ săn với hy vọng được chia cho chút ít nội tạng của những con thú săn được lại chạy trước để đuổi theo con mồi.
Đối với tôi, không có ý nghĩ nào hấp dẫn và gây phấn khích cho bằng ý nghĩ giao ước lâu đời giữa người và chó đã được “ký kết” một cách tự nguyện và không có sự bó buộc nào từ hai phía. Những con vật nuôi khác, giống như những người nô lệ thời cổ, chỉ trở thành con vật phục vụ con người sau một thời gian bị giam cầm, nhưng cũng có một ngoại lệ là loài mèo vì chúng chưa bao giờ được thuần hóa thật sự và điều làm nên sức thu hút của chúng chính là vẻ độc lập của chúng. Con chó và con mèo đều không phải là nô lệ, nhưng chỉ có con chó mới là bạn của con người. Dần dần, qua nhiều thế kỷ, những con chó tinh khôn nhất đã không chọn một con chó làm đầu đàn mà lại chọn con người làm kẻ đứng đầu bầy đàn. Trong nhiều trường hợp, người đó thường là thủ lĩnh của bộ tộc và ngày nay những con chó có cá tính mạnh mẽ cũng thường coi người chủ gia đình như người chủ của chúng. Hiện tượng kỳ thú và gây kinh ngạc nhiều nhất là việc một con chó tinh khôn lựa chọn người chủ của nó. Bất chợt, chỉ trong vài ngày đã hình thành một mối liên hệ gắn kết còn bền chặt hơn bất cứ mối quan hệ nào giữa người và người. Nhà thơ William Wordsworth gọi đó là
“Tình cảm mạnh mẽ, lớn lao ấy
Vượt lên trên mọi nhận thức của con người”
(… That strength of feeling, great
Above all human estimate)”
(“King Solomon's ring”, tr. 113, 116)