Di Sản Hồ Chí Minh
“Hot Girl” và chuyện những tay “lái lụa” trên… quan trường (Bản gốc)
Những ngày này, dư luận xã hội lại bỗng dậy sóng vì chủ đề… tiến thân. Thực chất là chuyện những “tay lái lụa” trên quan trường, dù trên hành trình đó, không thiếu những đèn vàng, đèn đỏ- những tiêu chí tuyển chọ
Kỳ Duyên: Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc
đến vậy, trên quan trường có biết bao “tay lái lụa” khéo léo như vậy, mà
nước Việt vẫn… ì ạch trong phát triển?
————————
Những ngày này, dư luận xã hội lại bỗng dậy sóng vì chủ đề… tiến
thân. Thực chất là chuyện những “tay lái lụa” trên quan trường, dù trên
hành trình đó, không thiếu những đèn vàng, đèn đỏ- những tiêu chí tuyển
chọn cán bộ khắt khe, để bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Toàn (phải) trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam cho ông Nguyễn Anh Tuấn ngày 30/11/2015. Ảnh: Báo Xây dựng |
Cái chủ đề tiến thân vốn rất nhạy cảm. Vì nó không chỉ liên quan đến sự
thành đạt của cá nhân ai đó, mà giờ đây nó còn rất có thể là “sản phẩm
chính danh” của hàng loạt những tiêu cực, khuất tất, những nghi ngờ lâu
nay xã hội từng tổng kết: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí
tuệ.
Ở nơi này là sự xì xào về một vị Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học
Viện Quy hoạch miền Nam. Nơi kia là “tai tiếng’ kéo dài suốt mấy tháng
nay, mà không được giải quyết dứt điểm của một nữ trưởng phòng thuộc Sở
Xây dựng Thanh Hóa, từng được mệnh danh là “Hot Girl”, được nêu như một
nhân vật chính trong mối quan hệ phức tạp với một quan chức cao cấp nhất
tỉnh.
Mâu thuẫn nội bộ hay quan hệ win- win?
Vụ việc nổ ra, bắt đầu từ lá đơn tố cáo của ông Đặng Đức Trí, nguyên
Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia, tố nhiều
nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Rằng ông này trong suốt nhiệm kỳ của mình đã cất nhắc, bổ nhiệm, sắp xếp
nhiều nhân sự không đúng tiêu chuẩn, quy trình. Đặc biệt là trường hợp
ông Nguyễn Anh Tuấn, mà theo ông Trí, ông Nguyễn Đình Toàn ưu ái không
bình thường.
Sự không bình thường ở đây là ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là công nhân
của một trung tâm trực thuộc Viện Kiến trúc- Quy hoạch đô thị nông thôn
đã bỏ việc ra ngoài làm, sau một thời gian xin quay lại làm lái xe cho
Viện. Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, ông
Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa “học thêm” bằng kinh tế tại
chức để được lên Trưởng phòng Kế hoạch thị trường, chỉ trong một thời
gian rất ngắn. Điều lạ, mặc dù vấp phải sự phản đối của anh chị em cán
bộ công nhân viên chức, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn lên Phó Viện trưởng Viện
Quy hoạch mới, rồi Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam.
Nay còn là Chủ tịch Hội đồng Khoa học dưới sự quản lý của Thứ trưởng
Nguyễn Đình Toàn, đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch (theo
GDVN, ngày 29/3).
V…v… và v…v…
Mô tip của những vụ việc tố cáo này không mới, thậm chí nó xưa rồi Diễm.
Nhưng nó một lần nữa cho thấy công tác cán bộ của các ngành, các tỉnh
có quá nhiều vấn đề phải xem xét, chấn chỉnh, sau hàng loạt vụ bổ nhiệm
“con anh, con tôi, đồng chí này là con đồng chí nào”, làm người dân quá
nản.
Người viết bài đồng tình với quan niệm của một bài viết trên Tuần Việt
Nam, ngày 31/3 không nên chỉ nhìn vào nhân thân ông Nguyễn Anh Tuấn
nguyên là lái xe, học tại chức… Bởi nếu vậy, những nhà sáng chế chân
đất, những Hai Lúa, tác giả của hàng loạt máy móc nông nghiệp, họ có
bằng cấp gì đâu, nhưng ai dám phủ nhận họ không giỏi giang?
Nhưng vì sao dư luận xã hội cứ “xoáy” vào vị thế “lái xe” của ông Nguyễn Anh Tuấn?
Đó là bởi người dân đã quá mất niềm tin về cách bổ nhiệm cán bộ lâu nay ở
nhiều vụ việc gây tai tiếng, thế nên không tránh khỏi tâm lý định kiến
chuông khánh còn chả ăn ai….Nhưng người viết bài cho rằng, ngoại trừ tâm
lý định kiến kiểu cảm tính, cần đặt vụ việc này trong bối cảnh nhiều
khuyết tật của công tác đề bạt lâu nay.
Đó là hiện tượng “đi đêm” mua quan bán tước trong đội ngũ công chức nước Việt, mà xem ra, chưa hề … gặp ma.
Đó là hiện tượng “lợi ích nhóm” chi phối nhất là trong công tác cán bộ,
với công thức chung: Ông rút chân giò, bà thò chai rượu, rút cục rất hại
cho việc chung.
Đó là hậu quả của vấn nạn nhất hậu duệ, nhì tiền tệ…, khiến cho công tác
tuyển chọn cán bộ thiếu công bằng, trở thành bất công với những người
có tài, có đức thật sự nhưng thiếu may mắn, vì không biết cách – hoặc
không có …win- win.
Tuy nhiên đến thời điểm này, vẫn chưa có thêm nhiều thông tin làm sáng
tỏ vấn đề xung quanh lá đơn tố cáo. Theo nguyên tắc, các cơ quan chức
năng phải vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Nếu trong thực tế, ông Nguyễn
Anh Tuấn rất giỏi, thì có thể nói, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình
Toàn rất có con mắt “hiền tài”. Hoặc nếu không giỏi, thì cũng chỉ giữa
hai người mới biết… tài của nhau.
Tay “lái lụa” trên quan trường
Nhưng có một người phụ nữ trẻ, tuy không xuất thân nghề nghiệp lái xe,
lại đích thực là tay “lái lụa”. Đó là Trần Vũ Quỳnh Anh- người được báo
chí mệnh danh “Hot Girl” vì đã nổi bật trên không ít các trang báo,
trang mạng xã hội suốt mấy tháng qua. Và mặc dù Trần Vũ Quỳnh Anh hiện
không còn là cán bộ thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, tay “lái lụa” này vẫn
khiến các báo tốn không ít giấy mực. Vì sao?
Đó là vì, tỉnh Thanh Hóa, trước áp lực dư luận xã hội, báo chí bàn ồn ào
về hiện tượng Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc trên con đường
quan lộ, đã phải vào cuộc điều tra và kết luận như đã hứa hẹn.
Theo báo Dân trí, ngày 31/3, thông báo kết quả thanh tra của Văn phòng
UBND tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, giữ
chức vụ Phó trưởng Phòng, rồi Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất
động sản – Sở Xây dựng Thanh Hóa trong một thời gian ngắn,là một sự ưu
ái vi phạm rất nhiều quy định về tiêu chuẩn, trình độ. Đại biểu QH
Nguyễn Sỹ Cương còn cho rằng, nếu nhìn vào quá trình từ tuyển dụng đó,
không ai có thể tưởng tượng nổi. Đứng đầu Sở Xây dựng thời điểm đó là
ông Ngô Văn Tuấn, hiện nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Thậm
chí, Trần Vũ Quỳnh Anh còn nằm trong quy hoạch nguồn Phó Giám đốc Sở.
Nếu vụ việc không vỡ lở, không hiểu “tay lái lụa” này còn có thể… lái đường quan lộ của mình tới đâu?
Tuy nhiên, thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa đến thời điểm này đã không
làm thỏa mãn những nghi vấn của dư luận xã hội. Và dư luận xã hội đặt
rất nhiều câu hỏi.
Đó là, những sai sót trên mang tính chất rất cơ bản so với tiêu chí cán
bộ quản lý. Vì sao ông Ngô Văn Tuấn- Giám đốc Sở Xây dựng- người chịu
trách nhiệm lúc đó không nắm được? Trình độ ông quá kém, hay phải chăng
ông phải chịu một “áp lực” nào đó để bây giờ- bút sa… gà chết?
Đó là, vì sao Trần Vũ Quỳnh Anh xin nghỉ việc từ tháng 9/2016, tới cuối
tháng 03/2017 mới công bố quyết định? Hay đó là một nước cờ “cao thủ”
trước sự phản ứng của dư luận xã hội?
Đó là, vào đúng lúc vụ việc ầm ĩ, thì hồ sơ công chức gốc của Trần Vũ
Quỳnh Anh- hồ sơ cán bộ thuộc diện có chức danh, có quy hoặc lãnh đạo
bỗng…. không còn được lưu giữ? Điều này vi phạm quy định Thông tư
11/2012 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công
chức.
Vì sao, vào đúng lúc dư luận đòi hỏi làm rõ vụ việc, thì hàng loạt những
hiện tượng bất thường đó, ngẫu nhiên lại liên tục xảy ra? Hay đó chính
là sự đối phó khôn mà… không ngoan với dư luận của tỉnh Thanh?
Nhưng nhất là hiện tượng khối tài sản kếch sù của Trần vũ Quỳnh Anh hình
thành trong thời gian đảm nhận chức vụ và bổ nhiệm thần tốc, được tích
lũy từ đâu? Từ tài năng lao động của người phụ nữ này hay bởi những… gì
gì?
Không phải chỉ có dư luận xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí, mà
ngay Tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH khóa
VIII, IX, X, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung
ương, bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH khóa XIII, cũng lên tiếng đòi hỏi các
vấn đề bỏ ngỏ trên cần phải được minh bạch, sòng phẳng, rõ ràng.
Điều lạ nhất, UBND tỉnh Thanh Hoá lại cho rằng trong quá trình công tác,
từ nhân viên hợp đồng đến Trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa, tỉnh
không phát hiện được Trần Vũ Quỳnh Anh tham nhũng. Còn giờ, cơ quan chức
năng Thanh Hoá vào cuộc thanh tra thì Trần Vũ Quỳnh Anh không còn là
cán bộ, công chức nữa, nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản
(Dân trí, ngày 31/3). Chả lẽ, ngay trong nguyên tắc tổ chức cán bộ,
Thanh Hóa vẫn ứng dụng thành ngữ may… hơn khôn?
Ngược lại, quan điểm của ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng Cục Chống tham
nhũng, Thanh tra Chính phủ) khẳng định trên tờ Trí thức trẻ, ngày 31/3,
kể cả khi bà Quỳnh Anh đã nghỉ thì cũng phải hồi tố làm rõ tài sản lúc
bà này là cán bộ. Từ đó xem có tài sản nào không khai báo hoặc khai báo
không đúng. Không lẽ cứ tham nhũng xong nghỉ việc là pháp luật bó tay?
Một câu hỏi mà Thanh Hóa phải trả lời.
Trước sự bất bình của dư luận, theo Tuổi trẻ, ngày 02/4, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP xem xét, có hình
thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác
tuyển dụng, bổ nhiệm gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân. Minh chứng rõ
nhất là vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, các vụ bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” ở
tỉnh Bình Định, Thanh Hóa…Bởi nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi
phạm pháp luật đều bắt nguồn, xuất phát từ công tác đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ.
Đây là một chỉ đạo kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân trước những
dấu hiệu tiêu cực, phản chiếu sự tha hóa về phẩm chất cán bộ. Mà hiện
tượng những tay “lái lụa” trên … quan trường cũng mới chỉ là chuyện đồng
chí bị bộ giữa các đ/c chưa bị lộ, mà thôi.
Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc đến vậy, trên quan trường có
biết bao tay “lái lụa” khéo léo như vậy, mà nước Việt vẫn… ì ạch trong
phát triển?
Kỳ Duyên
(Blog Kỳ Duyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
“Hot Girl” và chuyện những tay “lái lụa” trên… quan trường (Bản gốc)
Những ngày này, dư luận xã hội lại bỗng dậy sóng vì chủ đề… tiến thân. Thực chất là chuyện những “tay lái lụa” trên quan trường, dù trên hành trình đó, không thiếu những đèn vàng, đèn đỏ- những tiêu chí tuyển chọ
Kỳ Duyên: Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc
đến vậy, trên quan trường có biết bao “tay lái lụa” khéo léo như vậy, mà
nước Việt vẫn… ì ạch trong phát triển?
————————
Những ngày này, dư luận xã hội lại bỗng dậy sóng vì chủ đề… tiến
thân. Thực chất là chuyện những “tay lái lụa” trên quan trường, dù trên
hành trình đó, không thiếu những đèn vàng, đèn đỏ- những tiêu chí tuyển
chọn cán bộ khắt khe, để bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Toàn (phải) trao Quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam cho ông Nguyễn Anh Tuấn ngày 30/11/2015. Ảnh: Báo Xây dựng |
Cái chủ đề tiến thân vốn rất nhạy cảm. Vì nó không chỉ liên quan đến sự
thành đạt của cá nhân ai đó, mà giờ đây nó còn rất có thể là “sản phẩm
chính danh” của hàng loạt những tiêu cực, khuất tất, những nghi ngờ lâu
nay xã hội từng tổng kết: Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí
tuệ.
Ở nơi này là sự xì xào về một vị Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học
Viện Quy hoạch miền Nam. Nơi kia là “tai tiếng’ kéo dài suốt mấy tháng
nay, mà không được giải quyết dứt điểm của một nữ trưởng phòng thuộc Sở
Xây dựng Thanh Hóa, từng được mệnh danh là “Hot Girl”, được nêu như một
nhân vật chính trong mối quan hệ phức tạp với một quan chức cao cấp nhất
tỉnh.
Mâu thuẫn nội bộ hay quan hệ win- win?
Vụ việc nổ ra, bắt đầu từ lá đơn tố cáo của ông Đặng Đức Trí, nguyên
Giám đốc Cung Triển lãm Kiến trúc, quy hoạch xây dựng Quốc gia, tố nhiều
nội dung liên quan đến ông Nguyễn Đình Toàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Rằng ông này trong suốt nhiệm kỳ của mình đã cất nhắc, bổ nhiệm, sắp xếp
nhiều nhân sự không đúng tiêu chuẩn, quy trình. Đặc biệt là trường hợp
ông Nguyễn Anh Tuấn, mà theo ông Trí, ông Nguyễn Đình Toàn ưu ái không
bình thường.
Sự không bình thường ở đây là ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là công nhân
của một trung tâm trực thuộc Viện Kiến trúc- Quy hoạch đô thị nông thôn
đã bỏ việc ra ngoài làm, sau một thời gian xin quay lại làm lái xe cho
Viện. Không có bằng cấp chứng chỉ về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, ông
Tuấn được tạo điều kiện vừa lái xe, vừa “học thêm” bằng kinh tế tại
chức để được lên Trưởng phòng Kế hoạch thị trường, chỉ trong một thời
gian rất ngắn. Điều lạ, mặc dù vấp phải sự phản đối của anh chị em cán
bộ công nhân viên chức, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn lên Phó Viện trưởng Viện
Quy hoạch mới, rồi Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam.
Nay còn là Chủ tịch Hội đồng Khoa học dưới sự quản lý của Thứ trưởng
Nguyễn Đình Toàn, đánh giá các đồ án chuyên ngành về quy hoạch (theo
GDVN, ngày 29/3).
V…v… và v…v…
Mô tip của những vụ việc tố cáo này không mới, thậm chí nó xưa rồi Diễm.
Nhưng nó một lần nữa cho thấy công tác cán bộ của các ngành, các tỉnh
có quá nhiều vấn đề phải xem xét, chấn chỉnh, sau hàng loạt vụ bổ nhiệm
“con anh, con tôi, đồng chí này là con đồng chí nào”, làm người dân quá
nản.
Người viết bài đồng tình với quan niệm của một bài viết trên Tuần Việt
Nam, ngày 31/3 không nên chỉ nhìn vào nhân thân ông Nguyễn Anh Tuấn
nguyên là lái xe, học tại chức… Bởi nếu vậy, những nhà sáng chế chân
đất, những Hai Lúa, tác giả của hàng loạt máy móc nông nghiệp, họ có
bằng cấp gì đâu, nhưng ai dám phủ nhận họ không giỏi giang?
Nhưng vì sao dư luận xã hội cứ “xoáy” vào vị thế “lái xe” của ông Nguyễn Anh Tuấn?
Đó là bởi người dân đã quá mất niềm tin về cách bổ nhiệm cán bộ lâu nay ở
nhiều vụ việc gây tai tiếng, thế nên không tránh khỏi tâm lý định kiến
chuông khánh còn chả ăn ai….Nhưng người viết bài cho rằng, ngoại trừ tâm
lý định kiến kiểu cảm tính, cần đặt vụ việc này trong bối cảnh nhiều
khuyết tật của công tác đề bạt lâu nay.
Đó là hiện tượng “đi đêm” mua quan bán tước trong đội ngũ công chức nước Việt, mà xem ra, chưa hề … gặp ma.
Đó là hiện tượng “lợi ích nhóm” chi phối nhất là trong công tác cán bộ,
với công thức chung: Ông rút chân giò, bà thò chai rượu, rút cục rất hại
cho việc chung.
Đó là hậu quả của vấn nạn nhất hậu duệ, nhì tiền tệ…, khiến cho công tác
tuyển chọn cán bộ thiếu công bằng, trở thành bất công với những người
có tài, có đức thật sự nhưng thiếu may mắn, vì không biết cách – hoặc
không có …win- win.
Tuy nhiên đến thời điểm này, vẫn chưa có thêm nhiều thông tin làm sáng
tỏ vấn đề xung quanh lá đơn tố cáo. Theo nguyên tắc, các cơ quan chức
năng phải vào cuộc để làm sáng tỏ vấn đề. Nếu trong thực tế, ông Nguyễn
Anh Tuấn rất giỏi, thì có thể nói, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình
Toàn rất có con mắt “hiền tài”. Hoặc nếu không giỏi, thì cũng chỉ giữa
hai người mới biết… tài của nhau.
Tay “lái lụa” trên quan trường
Nhưng có một người phụ nữ trẻ, tuy không xuất thân nghề nghiệp lái xe,
lại đích thực là tay “lái lụa”. Đó là Trần Vũ Quỳnh Anh- người được báo
chí mệnh danh “Hot Girl” vì đã nổi bật trên không ít các trang báo,
trang mạng xã hội suốt mấy tháng qua. Và mặc dù Trần Vũ Quỳnh Anh hiện
không còn là cán bộ thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, tay “lái lụa” này vẫn
khiến các báo tốn không ít giấy mực. Vì sao?
Đó là vì, tỉnh Thanh Hóa, trước áp lực dư luận xã hội, báo chí bàn ồn ào
về hiện tượng Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm thần tốc trên con đường
quan lộ, đã phải vào cuộc điều tra và kết luận như đã hứa hẹn.
Theo báo Dân trí, ngày 31/3, thông báo kết quả thanh tra của Văn phòng
UBND tỉnh Thanh Hóa thừa nhận, việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh, giữ
chức vụ Phó trưởng Phòng, rồi Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất
động sản – Sở Xây dựng Thanh Hóa trong một thời gian ngắn,là một sự ưu
ái vi phạm rất nhiều quy định về tiêu chuẩn, trình độ. Đại biểu QH
Nguyễn Sỹ Cương còn cho rằng, nếu nhìn vào quá trình từ tuyển dụng đó,
không ai có thể tưởng tượng nổi. Đứng đầu Sở Xây dựng thời điểm đó là
ông Ngô Văn Tuấn, hiện nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Thậm
chí, Trần Vũ Quỳnh Anh còn nằm trong quy hoạch nguồn Phó Giám đốc Sở.
Nếu vụ việc không vỡ lở, không hiểu “tay lái lụa” này còn có thể… lái đường quan lộ của mình tới đâu?
Tuy nhiên, thông báo của UBND tỉnh Thanh Hóa đến thời điểm này đã không
làm thỏa mãn những nghi vấn của dư luận xã hội. Và dư luận xã hội đặt
rất nhiều câu hỏi.
Đó là, những sai sót trên mang tính chất rất cơ bản so với tiêu chí cán
bộ quản lý. Vì sao ông Ngô Văn Tuấn- Giám đốc Sở Xây dựng- người chịu
trách nhiệm lúc đó không nắm được? Trình độ ông quá kém, hay phải chăng
ông phải chịu một “áp lực” nào đó để bây giờ- bút sa… gà chết?
Đó là, vì sao Trần Vũ Quỳnh Anh xin nghỉ việc từ tháng 9/2016, tới cuối
tháng 03/2017 mới công bố quyết định? Hay đó là một nước cờ “cao thủ”
trước sự phản ứng của dư luận xã hội?
Đó là, vào đúng lúc vụ việc ầm ĩ, thì hồ sơ công chức gốc của Trần Vũ
Quỳnh Anh- hồ sơ cán bộ thuộc diện có chức danh, có quy hoặc lãnh đạo
bỗng…. không còn được lưu giữ? Điều này vi phạm quy định Thông tư
11/2012 của Bộ Nội vụ về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công
chức.
Vì sao, vào đúng lúc dư luận đòi hỏi làm rõ vụ việc, thì hàng loạt những
hiện tượng bất thường đó, ngẫu nhiên lại liên tục xảy ra? Hay đó chính
là sự đối phó khôn mà… không ngoan với dư luận của tỉnh Thanh?
Nhưng nhất là hiện tượng khối tài sản kếch sù của Trần vũ Quỳnh Anh hình
thành trong thời gian đảm nhận chức vụ và bổ nhiệm thần tốc, được tích
lũy từ đâu? Từ tài năng lao động của người phụ nữ này hay bởi những… gì
gì?
Không phải chỉ có dư luận xã hội, các cơ quan truyền thông, báo chí, mà
ngay Tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH khóa
VIII, IX, X, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung
ương, bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH khóa XIII, cũng lên tiếng đòi hỏi các
vấn đề bỏ ngỏ trên cần phải được minh bạch, sòng phẳng, rõ ràng.
Điều lạ nhất, UBND tỉnh Thanh Hoá lại cho rằng trong quá trình công tác,
từ nhân viên hợp đồng đến Trưởng phòng Sở Xây dựng Thanh Hóa, tỉnh
không phát hiện được Trần Vũ Quỳnh Anh tham nhũng. Còn giờ, cơ quan chức
năng Thanh Hoá vào cuộc thanh tra thì Trần Vũ Quỳnh Anh không còn là
cán bộ, công chức nữa, nên chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản
(Dân trí, ngày 31/3). Chả lẽ, ngay trong nguyên tắc tổ chức cán bộ,
Thanh Hóa vẫn ứng dụng thành ngữ may… hơn khôn?
Ngược lại, quan điểm của ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng Cục Chống tham
nhũng, Thanh tra Chính phủ) khẳng định trên tờ Trí thức trẻ, ngày 31/3,
kể cả khi bà Quỳnh Anh đã nghỉ thì cũng phải hồi tố làm rõ tài sản lúc
bà này là cán bộ. Từ đó xem có tài sản nào không khai báo hoặc khai báo
không đúng. Không lẽ cứ tham nhũng xong nghỉ việc là pháp luật bó tay?
Một câu hỏi mà Thanh Hóa phải trả lời.
Trước sự bất bình của dư luận, theo Tuổi trẻ, ngày 02/4, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, TP xem xét, có hình
thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác
tuyển dụng, bổ nhiệm gây bức xúc trong cán bộ, nhân dân. Minh chứng rõ
nhất là vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, các vụ bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” ở
tỉnh Bình Định, Thanh Hóa…Bởi nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi
phạm pháp luật đều bắt nguồn, xuất phát từ công tác đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ.
Đây là một chỉ đạo kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân trước những
dấu hiệu tiêu cực, phản chiếu sự tha hóa về phẩm chất cán bộ. Mà hiện
tượng những tay “lái lụa” trên … quan trường cũng mới chỉ là chuyện đồng
chí bị bộ giữa các đ/c chưa bị lộ, mà thôi.
Cũng lạ, cán bộ được bổ nhiệm thì thần tốc đến vậy, trên quan trường có
biết bao tay “lái lụa” khéo léo như vậy, mà nước Việt vẫn… ì ạch trong
phát triển?
Kỳ Duyên
(Blog Kỳ Duyên)