Di Sản Hồ Chí Minh
Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
Việt Nam: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
Dư luận Việt Nam đang bày tỏ bất bình, phản đối trên mạng xã hội sau khi báo chí nhà nước loan tin rằng nhà chức trách có kế hoạch đem tiền do người dân và doanh nghiệp đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 đi gửi vào ngân hàng để lấy lãi.
Theo tìm hiểu của VOA, kế hoạch nêu trên dường như được đề cập lần đầu trong một bản tin hôm 11/6 của Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam.
Báo này dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết rằng “để bảo đảm hiệu quả tối đa, tiền ủng hộ tạm thời nhàn rỗi sẽ được gửi ngân hàng để lấy lãi theo đúng quy định”.
Vị lãnh đạo Bộ Tài chính nói thêm rằng “khi có yêu cầu chi được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo tiến hành nhanh chóng các thủ tục xuất quỹ để chi kịp thời”, trang báo điện tử của chính phủ tường thuật.
Vẫn theo báo điện tử này, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh: “Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 sẽ quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả” để góp phần giúp Việt Nam “chiến thắng đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội”.
Thông điệp của vị bộ trưởng tài chính được nhắc lại trong các bản tin trên báo chí trong nước những ngày qua, mới đây nhất là các bản tin của báo điện tử Tổ Quốc thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch và trang Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam lần lượt trong hai ngày 16 và 17/6.
Con số cập nhật của Vietnam Plus cho thấy tính đến 5h chiều ngày 17/6, quỹ tiếp nhận xấp xỉ 5.700 tỉ đồng do gần 316.500 tổ chức, cá nhân đóng góp.
Về cách thức nhà chức trách Việt Nam quản lý số tiền này, bản tin của Vietnam Plus cho biết rằng các khoản tiền mà người dân và doanh nghiệp gửi đến quỹ thông qua các ngân hàng thương mại “đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước”.
Vietnam Plus cũng viết chi tiết hơn một chút so với bản tin của Báo Điện tử Chính phủ, cho hay rằng: “Trong khoảng thời gian tiền trong quỹ tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước cũng tiến hành đấu thầu để gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, lựa chọn ngân hàng có lãi suất cạnh tranh để đóng góp thêm cho sự tăng trưởng của quỹ”.
Quỹ vắc-xin của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định thành lập hôm 26/5 và chính thức ra mắt hôm 5/6.
Kể từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam liên tục sử dụng báo chí và nhiều phương tiện khác, bao gồm cả tin nhắn văn bản và thông điệp bằng lời thoại qua điện thoại, để kêu gọi người dân và doanh nghiệp đóng góp.
Báo chí trong nước đăng nhiều tin bài về tấm gương các cụ già, người lao động thu nhập thấp, sinh viên, các em nhỏ, v.v… đóng góp cho quỹ những đồng tiền mà họ phải khó khăn mới dành dụm, tích cóp được.
Sau khi có các tin bài được đăng về kế hoạch đem tiền đóng góp cho quỹ vắc-xin đi gửi ngân hàng để lấy lãi, VOA quan sát thấy trong vòng 24h qua, nhiều chủ tài khoản mạng xã hội viết trên trang cá nhân hoặc các diễn đàn trên internet rằng họ không ủng hộ việc đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người tích cực lên tiếng phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội, viết trên trang Facebook của riêng ông rằng “Nếu chính phủ chưa dùng tiền này để mua vắc-xin thì trả lại cho doanh nghiệp và người dân, khi nào cần thì góp sau”.
Ông Diện cho rằng “đời sống của dân hiện đang khó khăn”, vì vậy, “không thể thu tiền rồi gửi ngân hàng lấy lãi thế này được”.
Nhà văn-nhà báo Nguyễn Đình Bổn, người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội với hơn 61.000 người theo dõi, bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân: “Thật phi nhân! Nhẫn tâm tuyên truyền để nhận tiền các cụ già trăm tuổi, bà ve chai, em sinh viên ở trọ đang đói vàng mắt, em bé đập ống heo…, vậy mà giờ gọi đó là tiền NHÀN RỖI, gửi ngân hàng trong khi mua vắc-xin là chuyện cấp bách”.
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ viết trên trang Facebook cùng tên có hàng chục nghìn người theo dõi rằng đảng và chính quyền Việt Nam đã “lừa” người dân khi “xin” họ tiền cho quỹ nhưng giờ đây lại nói rằng số tiền đó đang trong trạng thái “nhàn rỗi”.
“Vậy là dân tôi bị lừa cú này đau đấy! Sao đảng suốt ngày lừa dân tôi hoài vậy? Đảng đểu quá”, nhà đấu tranh dân chủ Phạm Minh Vũ, đưa ra nhận xét.
Các quan điểm do ông Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Bổn và Phạm Minh Vũ đưa ra nhận được hàng nghìn phản ứng “yêu, thích” và hàng trăm lời bình luận đồng tình.
Ngay cả một nhà báo quốc doanh mà VOA không tiện nêu tên cũng bày tỏ bức xúc trên trang cá nhân với một ý kiến được đăng ở chế độ công khai: “Hôm nay là 18/6, đâu phải 1/4. Các ông đùa à. Dân hay doanh nghiệp họ không biết gửi ngân hàng hay sao?”.
Kế hoạch đem tiền đóng cho quỹ vắc-xin đi gửi ngân hàng cũng bị chỉ trích, chế giễu trong các diễn đàn đông thành viên trên mạng xã hội như Nhật Ký Yêu Nước, Nhóm Chúng Tôi Ghét Lừa Dối hay Góc nhìn Báo chí - Công dân.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
- Việt Cộng lên tiếng sau khi Anh, Nhật ra tuyên bố chung về Biển Đông
Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
Việt Nam: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
Dư luận Việt Nam đang bày tỏ bất bình, phản đối trên mạng xã hội sau khi báo chí nhà nước loan tin rằng nhà chức trách có kế hoạch đem tiền do người dân và doanh nghiệp đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 đi gửi vào ngân hàng để lấy lãi.
Theo tìm hiểu của VOA, kế hoạch nêu trên dường như được đề cập lần đầu trong một bản tin hôm 11/6 của Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam.
Báo này dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết rằng “để bảo đảm hiệu quả tối đa, tiền ủng hộ tạm thời nhàn rỗi sẽ được gửi ngân hàng để lấy lãi theo đúng quy định”.
Vị lãnh đạo Bộ Tài chính nói thêm rằng “khi có yêu cầu chi được phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo tiến hành nhanh chóng các thủ tục xuất quỹ để chi kịp thời”, trang báo điện tử của chính phủ tường thuật.
Vẫn theo báo điện tử này, Bộ trưởng Phớc nhấn mạnh: “Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 sẽ quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả” để góp phần giúp Việt Nam “chiến thắng đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội”.
Thông điệp của vị bộ trưởng tài chính được nhắc lại trong các bản tin trên báo chí trong nước những ngày qua, mới đây nhất là các bản tin của báo điện tử Tổ Quốc thuộc Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch và trang Vietnam Plus thuộc Thông tấn xã Việt Nam lần lượt trong hai ngày 16 và 17/6.
Con số cập nhật của Vietnam Plus cho thấy tính đến 5h chiều ngày 17/6, quỹ tiếp nhận xấp xỉ 5.700 tỉ đồng do gần 316.500 tổ chức, cá nhân đóng góp.
Về cách thức nhà chức trách Việt Nam quản lý số tiền này, bản tin của Vietnam Plus cho biết rằng các khoản tiền mà người dân và doanh nghiệp gửi đến quỹ thông qua các ngân hàng thương mại “đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước”.
Vietnam Plus cũng viết chi tiết hơn một chút so với bản tin của Báo Điện tử Chính phủ, cho hay rằng: “Trong khoảng thời gian tiền trong quỹ tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước cũng tiến hành đấu thầu để gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, lựa chọn ngân hàng có lãi suất cạnh tranh để đóng góp thêm cho sự tăng trưởng của quỹ”.
Quỹ vắc-xin của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định thành lập hôm 26/5 và chính thức ra mắt hôm 5/6.
Kể từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam liên tục sử dụng báo chí và nhiều phương tiện khác, bao gồm cả tin nhắn văn bản và thông điệp bằng lời thoại qua điện thoại, để kêu gọi người dân và doanh nghiệp đóng góp.
Báo chí trong nước đăng nhiều tin bài về tấm gương các cụ già, người lao động thu nhập thấp, sinh viên, các em nhỏ, v.v… đóng góp cho quỹ những đồng tiền mà họ phải khó khăn mới dành dụm, tích cóp được.
Sau khi có các tin bài được đăng về kế hoạch đem tiền đóng góp cho quỹ vắc-xin đi gửi ngân hàng để lấy lãi, VOA quan sát thấy trong vòng 24h qua, nhiều chủ tài khoản mạng xã hội viết trên trang cá nhân hoặc các diễn đàn trên internet rằng họ không ủng hộ việc đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người tích cực lên tiếng phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội, viết trên trang Facebook của riêng ông rằng “Nếu chính phủ chưa dùng tiền này để mua vắc-xin thì trả lại cho doanh nghiệp và người dân, khi nào cần thì góp sau”.
Ông Diện cho rằng “đời sống của dân hiện đang khó khăn”, vì vậy, “không thể thu tiền rồi gửi ngân hàng lấy lãi thế này được”.
Nhà văn-nhà báo Nguyễn Đình Bổn, người có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội với hơn 61.000 người theo dõi, bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân: “Thật phi nhân! Nhẫn tâm tuyên truyền để nhận tiền các cụ già trăm tuổi, bà ve chai, em sinh viên ở trọ đang đói vàng mắt, em bé đập ống heo…, vậy mà giờ gọi đó là tiền NHÀN RỖI, gửi ngân hàng trong khi mua vắc-xin là chuyện cấp bách”.
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ viết trên trang Facebook cùng tên có hàng chục nghìn người theo dõi rằng đảng và chính quyền Việt Nam đã “lừa” người dân khi “xin” họ tiền cho quỹ nhưng giờ đây lại nói rằng số tiền đó đang trong trạng thái “nhàn rỗi”.
“Vậy là dân tôi bị lừa cú này đau đấy! Sao đảng suốt ngày lừa dân tôi hoài vậy? Đảng đểu quá”, nhà đấu tranh dân chủ Phạm Minh Vũ, đưa ra nhận xét.
Các quan điểm do ông Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Bổn và Phạm Minh Vũ đưa ra nhận được hàng nghìn phản ứng “yêu, thích” và hàng trăm lời bình luận đồng tình.
Ngay cả một nhà báo quốc doanh mà VOA không tiện nêu tên cũng bày tỏ bức xúc trên trang cá nhân với một ý kiến được đăng ở chế độ công khai: “Hôm nay là 18/6, đâu phải 1/4. Các ông đùa à. Dân hay doanh nghiệp họ không biết gửi ngân hàng hay sao?”.
Kế hoạch đem tiền đóng cho quỹ vắc-xin đi gửi ngân hàng cũng bị chỉ trích, chế giễu trong các diễn đàn đông thành viên trên mạng xã hội như Nhật Ký Yêu Nước, Nhóm Chúng Tôi Ghét Lừa Dối hay Góc nhìn Báo chí - Công dân.