Di Sản Hồ Chí Minh
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN I: Những bài học nhớ đời
Ngẫm nghĩ cuộc đời lắm điều hay, chuyện lạ, nhưng cũng không thiếu những điều dị hợm, quái gở…thời nào cũng có, đến nỗi người xưa phải thốt lên: 70 tuổi vẫn chưa học hết chữ ngờ!! Đến thời nay, con người sống lâu hơn đến trên 80. Và quả là, 80 tuổi vẫn chưa học hết chữ ngờ!!!
Trước 75, tôi học thế giới sử, có TT Mỹ Franklin Roosevelt rất đặc biệt, đắc cử tổng thống đến 3 lần – vì thời cuộc khủng hoảng Kinh tế và Chiến Tranh Thế giới lần thứ II. Vào lúc dầu sôi lửa bỏng của nước Mỹ năm 1933, khủng hoảng kinh tế thặng dư, sản phẩm làm ra ứ đọng không bán được trong nước và quốc ngoại, khiến cho nền kinh tế Mỹ suy sụp, chao đảo, công nhân thất nghiệp, ngân hàng đóng băng, nhà máy đình trệ…Thế mà ngài TT FRV lại cải cách một cuộc kinh tế lạ đời: đem sản phẩm tiêu hủy và đổ xuống biển…thật là uổng của, rồi kích hoạt ngân hàng…Thế nhưng, chính nhờ động thái quái chiêu đó, ngân hàng làm hồi sinh các nhà máy công xưởng hoạt động trở lại, để công nhân có công ăn việc làm và khôi phục lại nền kinh tế nước Mỹ. Phải nói TT FRV cứu nước Mỹ một bàn thua trông thấy.
Lại nói chuyện xưa: Thương Ưởng người nước Vệ, nhờ Cảnh Giám tiến cử cho vua Tần để Thưởng Ưởng hiến kế: Đế đạo như vậy, như vậy… Vương đạo như vậy, như vậy… nhà vua ngồi gật gà gật gù…nghe không vô. Nhưng đến khi ông hiến kế Bá đạo, thì “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”. Nhà vua bừng tỉnh lên, gật gù khen tấm tắc: Diệu kế! Diệu kế. Nhờ chính sách của Thương Ưởng đã làm cho nước Tần hùng mạnh mà trị vì các nước chư hầu, vua Tần lập tức tin dùng ông. Thương Ưởng áp dụng chính sách Pháp trị với 7 luận điểm, trong đó khuyến khích dân lao động và binh sĩ chiến đấu. Và quả thật, với chính sách bá đạo Thương Ưởng đã giúp vua Tần có một đất nước cường thịnh thâu tóm được thiên hạ về một mối, lập nên “Nhà Nước Quân Chủ Chuyên Chế” đầu tiên thống nhất đất nước Trung Quốc…
Xét thấy những người tài giỏi từ cổ chí kim đều đem đất nước từ nghèo nàn, yếu hèn, vực dậy để trở thành cường quốc. Thế mà buồn thay nước mình…
Một đất nước, chơi lắm trò quái chiêu, nhưng hơi bị lạ!! Ngược đời là, đưa đất nước từ trên cao xuống thấp…
Đây chỉ là câu chuyện phiếm luận tếu táo “mua vui cũng được một vài trống canh” (ND). Chuyện đã qua mấy chục năm rồi, chỉ là chút nhàn tản, trà dư tửu hậu trong tuổi già lão giả an chi, đừng quá quan trọng hóa vấn đề mà thổi phồng lên, khiến phiếm lão mang họa vào thân thì khốn đấy nhé!
Năm 1945, đất nước ta vốn đã nghèo, thế mà chơi sang với cái chiêu “tiêu thổ kháng chiến” đập phá nhà cửa tan tành. Đúng là học i chenh cái bài của Liên Xô trong thế chiến thứ II, mừng hết lớn, đưa về áp dụng vào nước mình. Nhưng không biết rằng, Liên Xô là một đất nước rộng lớn và quân Đức phải di chuyển một quãng đường xa để tiến đánh, nên kế sách tiêu thổ kháng chiến vườn không nhà trống, không lương thực vào mùa đông giá rét, khiến quân Đức gặp khó khăn và bại trận là đúng. Còn như cục diện chiến tranh của nước ta khi đó, bọn thực dân Pháp, Nhật chiếm thế thượng phong đóng đô ở các thành phố, đô thị thì, tiêu thổ kháng chiến đập nhà phố, phá chợ búa, hủy diệt nhà cửa, ruộng vườn dân lành từ đô thị đến ngoại ô, nông thôn, chỉ thêm đói khổ mà thôi, chứ có lợi ích chi cho kháng chiến.
Phân tích thời cuộc lúc đó cho thấy, nhà không vườn trống làm sao dân có chỗ trú ngụ. Dân không có nhà cửa ở thì làm sao cày cấy canh tác gia tăng sản xuất…mà dân không ăn thì lấy đâu lương thực nuôi kháng chiến. Thật là một chính sách phá sản không thể tưởng tượng nổi!! Ngu hết chỗ nói…
Có người nghĩ rằng: chính quyền ta không tin tưởng người dân, để bắt người dân tiêu thổ mà vào bưng biền chiến khu kháng chiến? Lịch sử cổ kim chí đông sang tây chỉ có Liên Xô và nhà nước ta chơi ngộ như thế!! Nhưng sau này các nhà sử học đều khen lấy, khen để là, đảng sáng suốt, sáng tạo…để phá sản đất nước tan tành tả tơi như thế!!??
Lại có chuyện thương vay khóc mướn dị hợm…
Năm 1953 Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu cảm cảnh, sáng tác một bài thơ để đời với vần thơ bất hủ: “Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không?... Thương mình thương một thương Ông thương mười”. Có lẽ, nhờ bài thơ này mà tên tuổi Tố Hữu được đăng đàn thành một nhà thơ lớn của dân tộc!!?? Nghe nó bi ai thảm thiết làm sao!!? Cha mẹ mình không khóc, lại khóc cái thằng cha căng chú kiết nào!!? Tưởng có cái khôn nào của thiên hạ, Tố Hữu nhặt hết rồi!! đâu còn chừa cho ai nữa!!
Đến khi quân ta lấy lại được chính quyền từ tay Pháp năm 1945, chính phủ ta mừng rỡ vô cùng để hô hoán: “Bà con ơi! Việt Minh ta cướp được chính quyền từ tay Pháp về tay nhân dân rồi”. Tưởng miền Bắc không ai có trình độ ăn học hay sao mà dùng từ “cướp chính quyền”, nghe giống như bọn thảo khấu, lục lâm cướp bóc hạ đẳng như thế!
Vậy mà các nhà sử học vẫn cứ cho dùng trong sách giáo khoa những mấy chục năm nay, để dạy thế hệ con em mình “ ăn cướp” mới là chuyện lạ!!! Hình như chữ quốc ngữ ta nghèo nàn đến nổi không có từ thay “cướp chính quyền” thì phải? May mà thời đó tòa án chính trị quốc tế chưa nhúng tay vào, chứ mà người Pháp kiện Việt Minh cướp chính quyền của nó, thì bỏ mẹ Việt Minh rồi. Chứng cớ rành rành ra đó: anh khoe với người ta là cướp được chính quyền từ tay của tôi, có đúng không!!! Bây giờ phải trả lại, còn chi để than oán nữa đây!!! Cách dùng ngôn từ như thế, báo hại, để có người nói: Việt Minh là một phường thổ phỉ cướp bóc… Đến như John Lennon trong ban The Beatles ở bên kia trời Âu mà còn biết cách dùng câu slogan “Power to the People”, sức mạnh về tay nhân dân… Mãi sau này, nhà nước mới dùng từ “Giành chính quyền về tay nhân dân”.
Năm 1945, nhà nước ta học cái dốt của Liên Xô chưa hết, năm 1954 lại sang học cái dại của Trung Quốc. Chẳng dại là chi, thấy nhà nước Trung Quốc đem dân lành ra đấu tố, cũng học đòi bắt chước về đấu tố dân lành mình. Thời đó, nhà nước ta đã cử phái đoàn cán bộ đông đảo sang Trung Quốc để học tập cách đấu tố địa chủ, mục đích là để ăn cướp ruộng đất của địa chủ… Mà người tiên phong cho phong trào này chẳng ai xa lạ, lại là đồng chí Bí thư quan phụ mẫu Trường Chinh trời ạ!! Đấu tố đến cả cha mẹ mình nữa mới là oan khiên chứ!!!
Đây là một trò chơi hết sức dã man, khi bắt người dân lành trói cặp cánh quỳ giữa sân đình làng, rồi bắt dân làng bà con kể tội, sỉ vả, lăng nhục nhuốc nha cay đắng muôn phần. Sau đó, hành hạ đánh đập thể xác con người cơ cực thương đau không bút sách nào tả xiết. Chính phong trào đấu tố này, làm cho nghĩa tình làng xóm, bà con, anh em, cha mẹ con cái không còn tin tưởng nhau, để tan tác thương đau, ly tan. Và hệ quả là gần 1 triệu người miền Bắc phải gạt lệ bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam. Chính Bác Hồ cũng phải ngậm ngùi khóc để đưa ra lời xin lỗi trước Quốc Hội.
Một vết nhơ tồi tệ nhất trong lịch sử của nhân loại. Đến bây giờ, ký ức ấy, vẫn chưa nguôi ngoai trong tâm trí của người dân miền Bắc, mỗi khi nhắc lại.
Nói chi thì nói, chúng ta cũng phải công bằng mà nhìn nhận, nhà nước ta có quyền tự hào về những chiến công lẫy lừng trước quân Pháp với chảo lửa Điện Biên Phủ 1954, và đại thắng quân Mỹ mùa xuân năm 1975.
Nhưng họ cũng nên tự hổ thẹn, khi phá sản đất nước trong 20 năm sau chiến tranh.
Cái lãng phí đầu tiên là, mất hàng triệu người có chất xám, trình độ tú tài, sinh viên đại học, đủ ngành nghề…có năng lực nghiệp vụ chuyên môn cao, để cáng đáng trong thế bàn cờ lập lại đất nước thời hậu chiến. Rủi thay, thành phần lớn lại là sĩ quan QLVNCH và công viên chức…lại bị đưa đi cải tạo trong các trại tập trung A,B,C,D… Một số khác dính líu, cái gọi là “Ngụy quân, Ngụy quyền” để phải làm “phó thường dân nam bộ”. Và đây, cũng thuộc tài khoản “bất khiển dụng” để nhà nước không tin dùng.
Cuối cùng, nhà nước phải chắp vá, tận dụng nhân lực từ anh bộ đội quèn, một chữ bẻ đôi không biết, đến anh nhà quê răng đen mã tấu…đều được “phong thần” làm chính trị viên đủ các cấp hành chánh: làng, xã, huyện, tỉnh, thành... Và cuối cùng, những anh thầy bất đắc dĩ lên lớp lý luận, giảng dạy cho dân nghe, từ học thuyết Lênin, Karl Max đến Mao ít, Hồ ít…nghe ngô nghê và buồn cười! Tôi nghĩ, các đấng ấy sống lại, nghe cũng cảm thấy lạ lẫm, và không dám nhận học thuyết của mình nữa…
Thử hỏi, được bao nhiêu người có cái tốt nghiệp lớp 10 thời chiến, và bao nhiêu người đại học kiểu học đại, để lý luận tính đảng và học thuyết Karl Marx, Lenin đây!??? Cuối cùng, lấy thằng dốt cai trị người giỏi thì hỡi ơi! Cười ra nước mắt. I Ran, I Rắc thì đọc ra một ran một rắc…Ti vi chạy đầy đường… Không biết mô tê chi về triết học, thì luận chứng làm sao đây?? Và tất cả chính trị viên đều là con vẹt, trên truyền sao nghe vậy. Than ôi! Gặp thời thế, thế thời phải thế, để cả vú lấp miệng em!!!
Sau đến là, cưỡng bức người dân thành phố đi kinh tế. Về lý thuyết, đây là một chính sách di dân khẩn hoang lập ấp là hợp lý. Nhưng họ quên rằng: thành phố là trái tim của một tỉnh, mọi thông thương giao dịch buôn bán đều phải qua Tp. Khi đời sống người dân thành phố bị đe dọa, bất an thì lấy đâu an cư lạc nghiệp. Và khi, trái tim đô thị bị tổn thương, suy thoái, làm sao có thể đem lại sự phồn thịnh sung túc cho cuộc sống.
Về nông thôn, chính sách mậu dịch hóa và hợp tác xã cũng có nhiều điều bất cập.
Đất đai miền Nam ruộng nương rộng bề bề là thế, vậy mà cán bộ đi đâu cũng cứ thuộc nằm lòng câu kinh kệ thời kháng chiến để tuyên truyền: “nhất mì, nhì ruộng nước”. Bắt phải trồng mì khoai, khiến cho dân khốn khổ ăn cơm độn mì khoai nhọn mỏ quanh năm. Đâu biết rằng sau này, nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới sau Thái Lan. Thử hỏi, đó là do chính sách dốt hay do cán bộ dốt đây!!??
Sau 75, nhà nước huy động một cuộc bức bách toàn dân đi khai khẩn đất hoang, đào mương, đắp đập thủy lợi tưới tiêu cánh đồng ruộng…mặt tích cực là tăng gia sản xuất khoai mi, lúa gạo, nhưng mặt tiêu cực là phá sản hàng ngàn héc ta rừng, và hủy diệt động vật hoang dã, khiến động vật quý hiếm ngày càng tuyệt chủng trên rừng VN. Vì còn đâu rừng để thú sinh sống trú ngụ. Lợi bất cập hại. Đó là chưa nói đến, di dân vào những vùng rừng sâu nước độc, sơn lam chướng khí, khiến người dân vốn đã nghèo đói, lại ốm đau bệnh tật không thuốc thang, chết chóc hằng hà…Một chính sách vô hình chung, đẩy người dân đến chỗ diệt vong!!???
Đó là những bài học nhớ đời cho đất nước, mà trong lịch sử kể cả thời lập quốc, thời kỳ đồ đá cũng không dại dột đến như thế!!!
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN II: Phá sản đất nước!!!
Một miền Nam phồn thịnh trước 75 ngang ngửa với Thái Lan, Hàn quốc, thế mà sau 20 năm trị vì, miền nam đã trở nên xơ xác tiêu điều…thua xa các nước khu vực: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippin…
Phá sản lớn nhất miền Nam là, chính sách quốc hữu hóa phương tiện cơ giới làm tổn thất biết bao cơ man máy cày: Ferguson, Ford…Xe ủi: Caterpillar, GaLion, Kozumi…Xe cày nhỏ: Hinomoto, Yanmar, Kubota…tất cả đều tập trung để đưa vào mặt trận sản xuất. Sản xuất đâu không biết, chỉ sau 5 năm, một khối lượng xe cơ giới bị tê liệt, bất động nằm ngổn ngang chất đống tại các bãi trạm máy kéo…Chỉ vì cha chung không ai khóc, xe chạy hỏng hóc không được trùng tu bảo quản thường xuyên, phế thải thành đống sắt là chuyện đương nhiên. Một cơ hội để cấp cán bộ hút hàng triệu lít xăng dầu bán bỏ túi. Phí phạm một khối lượng bất động sản cơ khí khổng lồ của miền Nam hàng tỷ tỷ đồng như thế, ai là người phải chịu tội đây?! Và tội phạm này đáng xử phạt như thế nào!?
Chỉ tội nghiệp cho cái từ “Bao cấp” là phải gánh chịu trăm bề đắng cay, cơ cực để nghe bao lời nhiếc mắng, chửi rủa của đảng và nhà nước ta. Điều chi sai trái, không phải, chỉ cần đổ lỗi cho tại thời bao cấp, thế là cười hòa cả nước, cho xong!!!
Điều đáng nói ở đây là, nhà nước ta học cái thói bắt chước như khỉ, mà không hề có suy luận, mới là tệ hại!!! 5 năm sau cách mạng Liên Xô 1917, chính sách quốc hữu hóa đã biến số cơ giới máy móc khổng lồ của Liên Bang Xô Viết ra một bãi tha ma, để năm 1922 Lê Nin phải cải cách với Tân Chính Sách Kinh Tế: chỉ quốc hữu hóa những cơ giới hạng nặng như máy bay, tàu thủy, xe tăng…còn cơ giới loại nhẹ nông nghiệp trả về cho cá thể nông dân, hỡi ơi, chỉ còn là đống sắt phế thải!!??
Bài học quý giá của Liên xô tày liếp như thế, vậy mà nhà nước ta vẫn theo vết xe đổ đó, tưởng phải là óc bã đậu mới chẳng biết suy luận hơn thiệt chứ!!!??? Thật, chẳng còn gì để nói nữa!!
Cùng một hệ lụy, trâu bò cũng bị điều vào tập đoàn, khiến biết bao bầy đàn trâu bò bị chết oan vô cớ, chỉ vì bị man khai: què chân, ốm đau, bệnh tật, gãy sừng…để tránh vô tập đoàn. Người dân làm thịt trâu bò ăn vô tội vạ, vì nghĩ rằng, làm thịt còn được miếng ăn và bán được tí tiền, chứ vào tập đoàn nhà nước thì mất không. Thời đó, thịt bò bán rẻ như cho. Thịt ăn ngon miệng thật, nhưng cuối cùng là bi lụy để con người phải thay trâu bò kéo cày. “Ai làm nên nỗi oan này, để cho dân phải kéo cày thay trâu”.
Đúng là kế hoạch 5 năm lần thứ I sau giải phóng, nhà nước ta đã thực hiện được hơn 1/3 di chúc bác dạy: “không có gì quý, hơn độc lập và tự do”. Một miền nam phá sản để “không có gì quý” nữa.
Đến nông dân cũng bị lùa vào tập đoàn giống như lùa trâu bò vào đàn, chỉ để nghe hiệu lệnh: kẻng đánh ra đồng, kẻng đánh tan tầm, đánh kẻng họp hành…Con người được điều hành như robot người máy vậy. Tôi còn nhớ có một bài thơ chắp vá, được chuyền tay nhau đọc. Bài thơ chưa phải là hay, nhưng phần nào nói lên tâm trạng của người nông dân thời bấy giờ:
Buổi sáng thức giấc ở nông trường
Kẻng tầm giục giã ra kênh mương
Ăn vội vài chén cơm dằn bụng
Người đào kẻ đắp nước khơi dòng
Nắng lên vạt áo thấm mồ hôi
Bùn đất lấm láp cả thân người
Mặt mũi lem luốc chẳng ai (buồn)cười
Cán bộ thong dong: nào làm dô
Kẻng tầm như biết bụng đói meo
Vang lên kịp lúc về lán trại
Cơm nước ăn xong đánh một giấc
Giấc chưa thiếp ngủ đã kẻng dục
Lại ra lao động giữa nắng gắt
“Trời nắng chang chang người trói người”
Bá Quát ngày xưa sao hay thế!
Biết cả hiện tại lẫn tương lai
Kẻng tầm dục về nghĩ suy chi
Cơm tối chưa xong kẻng lại dục
Họp hành kiểm điểm dân âu lo
Cuộc đời đeo đẳng chiếc kẻng tầm
Kiếp sau xin chớ có làm người
Làm chiếc kẻng tầm hành đời chơi.
Lạ một điều là, hễ bên Liên Xô ị ra cái gì chưa biết xấu tốt, nhà nước ta liền theo đuôi mà không hề suy nghĩ phải trái, đúng sai…vừa làm vừa tấm tắc khen!!! Đúng là ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo!!??
Tập đoàn, Hợp tác xã, Mậu dịch mua bán…đó là những sản phẩm trời ơi đất hỡi của CNXH sản xuất ra.
Vào tập đoàn, khiến người dân ruộng thừa, gạo thiếu cơ cực biết bao. Sau mấy mùa vào tập đoàn làm ăn thất bát, dân đói, nhà nước phải chuyển đổi qua khoán 10 và khoán 100…người dân làm ăn khá khẩm hơn. Nói khoán, chẳng qua cho đẹp theo phong cách XHCN, chứ thực sự là bung ra sản xuất làm ăn cá thể tư hữu…mới có của ăn của để.
Thực ra, con dân đã chạy trước chính sách để bung ra làm ăn cá thể một thời gian, rồi sau, nhà nước mới theo đuôi để hợp thức hóa khoán 10, khoán 100… Chứ được nhà nước sáng suốt như thế thì, dân ta ấm no từ lâu rồi.
Còn bên Hợp tác xã mua bán nông nghiệp cũng dâu bể và nhiêu khê không kém bên tập đoàn nông nghiệp. Làm tập đoàn không đủ cơm ăn, mà bên nhà nước cứ bắn chỉ tiêu về thu mua thóc lúa đến khốn khổ cho người dân.
Ngày đó, nền kinh tế XHCN chỉ tập trung vào cửa hàng mậu dịch Hợp tác xã mua bán, thu mua. Tất cả mọi hàng hóa, thực phẩm đều nằm trong cửa hàng với mậu dịch viên đứng bán. Cửa hàng mua bán có quyền hành như một ông địa chủ phát chẩn thu tô một cách nghiệt ngã…Thu mua nông sản thì lấy đến nơi đến chốn, còn bán thực phẩm, hàng hóa cho người dân thì nhỏ giọt, một tháng chỉ được: dầu thắp nửa lít, bột ngọt còn gọi là mì chính vài lạng, thịt nửa cân…vải vóc mua bán có tem phiếu hẳn hỏi, một năm vài mét vải, chờ đỏ con mắt. Ai được vào làm cửa hàng mua bán thì được xem là diễm phúc, vì có uy quyền và lợi nhuận to. Hàng hóa bán cho dân nhỏ giọt, dân chờ chán chê không mua được phải ra chợ trời mua lại của con buôn. Thế là số hàng tồn kho đó bán ra chợ trời giá gấp hai gấp ba, lợi nhuận bỏ vào túi mậu dịch viên chứ ai vô đó nữa.
Toàn bộ nền kinh tế XHCN bị chi phối bởi hệ thống: mậu dịch, cửa hàng, hợp tác xã…thực sự đã làm tê liệt nền kinh tế đất nước xuống cấp thảm hại.
Nghĩ lại, những năm tháng đó mà thấy tủi hờn cho dân ta…
Cái cảnh tờ mờ sáng, người dân sắp hàng đông nghẹt ở cửa hàng, rồi chen lấn, xô đẩy, chửi bới nhau ỏm tỏi…tạo nên một quang cảnh hỗn độn, xào xáo nhau. Rồi phải thân thưa, lạy lục, chưa đủ, có khi mẫu dịch viên còn hoạnh họe…đủ trò. Chính cửa hàng mậu dịch mua bán đã chà đạp lên nhân phẩm người dân và làm cho người dân ra thấp hèn.
Nhưng cũng phải thành thật ghi nhận, thuế má nông nghiệp nhà nước thu rất ít ỏi, nhưng bù vào đó, thu mua nông sản một số lớn thóc lúa…với giá bèo. Rốt cuộc, ba đấm cũng bằng một đạp vậy.
Chính sách bất cập và nghiệt ngã của nhà nước, khiến người dân lành dở khóc, dở cười, dở sống, dở chết…Và cuộc sống bất ổn của một địa ngục trần gian, khiến một số người dân đành phải ngậm ngùi bỏ nước ra đi, tìm ảo ảnh thiên đàng bên trời Âu Mỹ…
Đây là một cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Một cuộc ra đi, đánh đổi giữa cái sống và cái chết: đói khát, giông bão, hải tặc, tù tội…thương đau ngút ngàn không bút sách nào tả xiết. Theo Cao Ủy Hội Tị Nạn LHQ, con số người ra đi vượt biên khoảng 2 triệu rưỡi dân, và số người bị chết, mất tích trên biển Đông khoảng nửa triệu người.
Lịch sử sẽ phán xét: Nhà nước cai trị người dân với chính sách như thế nào? để người dân phải oán than, bỏ nước ra đi, dù cho số phận ra đi mong manh như sợi chỉ treo ngàn cân???
Dù rằng bảng hiệu nhà nước luôn đề cao Nhân Dân: Công An Nhân Dân – Quân Đội Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân Xã - Ủy Ban Nhân Dân TP - Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh…Thế mà đến “Kho Bạc” ai cũng nghĩ rằng, phải là “Kho Bạc Nhân Dân”. Bé cái lầm, “Kho bạc Nhà Nước”. Thế mới đau chứ!!!
***
Nhà nước vừa thắng lợi mùa xuân 75, rồi cứ tưởng bở: đánh giặc khó thế còn làm được, huống chi là làm kinh tế: dễ ợt!! để bé cái lầm, khiến hậu quả tụt dốc kinh tế thảm hại khôn lường.
Vừa giải phóng xong, nhà nước ta làm le ta đây, cho đổi bạc từ 500 đồng VNCH ăn 1 đồng CHXHCNVN. Cứ tưởng làm thế là đồng bạc mình giá trị sánh ngang với đồng đô la Mỹ. Và rồi, chỉ ít năm sau, đồng bạc lại mất giá, 1.000 đồng chỉ mua được vài cái kim hoặc vài cái kẹo. Thế là nhà nước lại đổi bạc xoàng xoạch để hòng cứu vãn đồng bạc bị mất giá…
Ngoài ra, việc đổi bạc còn là chiến lược để kiểm soát và kiềm chế tiền tệ người dân miền Nam. Vì thực sự, nhà nước vẫn sợ tiềm lực kinh tế miền Nam quá lớn để có thể “có tiền mua tiên”, làm lũng đoạn quy chế kinh tế nhà nước XHCN. Và phương thức đổi bạc là để hạn chế việc lưu hành tiền mặt, và một số lượng lớn bỏ vào kho bạc nhà nước. Nếu đây là kế sách của các nước tư bản, giống như cách huy động công phiếu, số tiền lưu gửi ngân hàng sẽ được đầu tư vào khối công việc lợi ích cho đất nước. Đằng này, với quy chế XHCN, tiền của người dân chỉ nằm chết dí nhàn rỗi trong kho bạc.
Người dân muốn rút tiền về, luôn bị gây khó dễ, hoạnh họe đủ điều, bị ngâm tôm mãi, rồi chỉ được rút nhỏ giọt, đồng tiền lấy ra quá nhỏ, để không thể đầu tư làm được một việc gì. Sau này, vì khó rút tiền ngân hàng, mà người dân đành phải cúng cô hồn cho kho bạc. Đúng là chính sách quản lý đồng tiền, để kìm hãm người dân không thể làm ăn phát triển kinh tế. Một sách lược làm nghèo đất nước!!??
Trong 10 năm có đến 3 lần đổi bạc, một kỷ lục đổi bạc vô tiền khoáng hậu, chắc là phải đưa vào kỷ lục guiness thế giới rồi!! Nhưng nhà nước ta vẫn chưa nhận ra cái dại dột của việc đổi bạc; vì tiền tệ có quy luật riêng của nó, chứ đâu phải cứ muốn nâng mệnh giá đồng tiền lên, đổi bạc là được. Nếu vậy thì các nước trên thế giới đã đổi tiền liên tục rồi.
Xã hội phân cấp rõ ràng, người nào việc nấy: Anh ở rừng sâu chỉ làm được việc chiến tranh du kích đánh đấm, còn anh ở đô thị thì làm sách lược kinh tế, chứ có đâu anh ở rừng lại làm kinh tế thì, “tẩu hỏa nhập ma” là thậm chí phải!
Nước Mỹ sở dĩ có mệnh giá đồng đô la ổn định và luôn giữ được hối xuất quân bình cao trên thế giới, vì tờ bạc một trăm đô tồn tại từ năm 1946 đến nay, mà không hề in thêm mệnh giá nào cao hơn.
Nhưng nhà nước ta cứ tưởng bở, đổi tiền để làm cho mệnh giá đồng bạc VN lớn lên, sánh với đồng tiền nước ngoài như Mỹ, Anh… Vì thế mà đã phá kỷ lục thế giới: trong 10 năm, đổi đến ba lần đồng bạc.
Ngày 22.09. 1975 Nhà Nước, ra lệnh đổi tiền.
Người dân có được bao nhiêu vốn liếng cũng chỉ đổi ra được 200 VNĐ, thế có đau không chứ! Hình như Nhà Nước muốn lột sạch người dân trắng tay đến đồng bạc cuối cùng??? Nhà nước ra lệnh đổi tiền quy mô toàn miền Nam. Cứ 500 đồng tiền VNCH ăn 1 đồng tiền mới tên gọi tiền mới là “Tiền Ngân Hàng VN”.
Ngày 02.05.1978 đổi tiền trên diện rộng toàn quốc. Đây cũng bước thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc. Dân thị thành được đổi tối đa: mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng. Dân quê được phép đổi tối đa: mỗi hộ là 300 đồng.
Ngày 14.09.1985 Đổi tiền là đợt đổi tiền lần thứ ba.
Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới. Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.
Đổi tiền là cách làm nghèo người dân để Nhà Nước dễ dàng kiểm soát?? Cách cai trị hay nhất là nắm lấy hầu bao của người dân để: bóp chết, thả sống??
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, đổi tiền gây ra hậu quả kinh tế tai hại với nạn lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục cao trong 3 năm sau đó. Số tiền đang lưu hành, khi đổi cũng bị hạn chế theo những số lượng nhất định. (Báo mạng)
3 lần đổi bạc khiến người dân kiệt quệ. Phải làm lại cuộc đời từ đầu… Nền kinh tế VN bị phá sản, vì các nhà doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh. Theo giới chuyên môn đánh giá: Đổi bạc là một chính sách ngu xuẩn nhất lịch sử nhân loại, gây hậu quả lạm phát sau này, khiến mệnh giá đồng tiền VN nhỏ nhất thế giới, kể cả thua đồng tiền Lào và Campuchia. (Báo mạng)
Đến nỗi, bây giờ mệnh giá đồng bạc VN thấp nhất thế giới. Thua đồng Bạt Thái Lan - 6,5 đồng VN ăn một đồng Bạt, thua cả Lào là 2,5 đồng VN ăn một đồng Kíp Lào.
Song hành với việc đổi bạc, Nhà nước còn làm nghèo đất nước bằng việc “Đánh Tư Sản mại bản” do đồng chí Quan phụ mẫu Đỗ Mười cầm đầu. Thực sự, đây là cuộc đấu tố thời mới, để ăn cướp không của giới tư sản mại bản Sài Gòn và Chợ lớn một cách vô tội vạ. Biết bao nhiêu vàng bạc, đá quý … đã bị tịch thu vào nhà nước, nhưng không biết số tài sản khổng lồ đó, sau rốt cuộc sẽ chảy về đâu!!??? Đây là một cuộc đánh cắp tài sản trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật của người dân vĩ đại nhất lịch sử VN!!??
Cơ đồ đất nước Việt Nam, tưởng rồi phải trầm luân đời đời kiếp kiếp trong cái oan gia ngõ hẹp. Bỗng đâu…
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN III: Phân hóa giai cấp…
Một sự kiện quan trọng làm sụp đổ tượng đài XHCN Cộng Sản. Cái đạo của trời đất là thế! Cùng tắc biến, biến tắc thông…đã cứu đất nước một bàn thua trông thấy.
03/1985 Tổng Thống Mikhail Sergeyevich Gorbachev đắc cử, làm xoay chuyển hướng đi của các nước XHCN. Một loạt cải cách với khẩu hiệu: Khai sáng và đổi mới tư duy - Perestroika and New thinking. Hàng loạt những chuyện bao cấp, tiêu cực của các đảng viên, quan chức cao cấp bị đưa ra ánh sáng. Đảng Cộng Sản bị mất uy tín, dẫn đến hệ quả một đất nước Liên Xô vĩ đại bị tan rã ra hàng chục đất nước mới ra đời. Chỉ còn nước Nga là đại diện cuối cùng cho một Liên Xô cũ. Từ đó, mở toang cánh cửa: cái gọi là cơ chế thị trường tự do. Đó là một bước ngoặt lớn, làm bừng tỉnh các nước XHCN thức dậy một nền kinh tế ngủ quên đã quá lâu. Tuy nhiên, cũng đem lại nhiều bi luỵ: suy đồi phong hoá, đảo lộn kinh tế, Mafia, đầu cơ…và nhiều mảnh văn hoá và đạo lý suy thoái.
Từ Nam Tư chế độ Cộng Sản tan tác để chia cắt ra nhiều nước: Croatia, Serbia, Bosnia Hesegovina…đến Ba Lan công đoàn nổi dậy xóa sổ XHCN, rồi đến Liên xô tan tác chia ra hàng chục nước, tiếp theo là các nước Cộng sản Đông Âu sụp đổ dây chuyền Domino…
Theo tôi, các nước tan rã khối XHCN Cộng Sản nên đúc tượng đồng, thờ ông TT Gorbachev; Bởi, nhờ ông khai sáng, mở mắt cho các nước XHCN Cộng Sản tỉnh thức sau cơn ngủ mê dài 68 năm (1917-1985). Lúc này khối XHCN Cộng Sản thức giấc, mới biết nền kinh tế mình suy thoái kiệt quệ, lụn bại và lạc hậu so với thế giới tư bản đã quá lâu rồi. Các tượng đài Lê Nin bị hạ bệ đập phá ở các nước trong khối Liên Xô cũ…
Và cháy nhà mới lòi mặt chuột của một cuộc chiến lạnh âm ĩ giữa Mỹ và Liên Xô gần 50 năm. Ai cũng nghĩ, thế lực binh bị, vũ khí của Liên xô ghê gớm lắm! khiến cho nước Mỹ lâu nay phải mất ăn, mất ngủ. Giờ đây, sự thật được phơi bày, hình tượng Liên Xô chỉ là con cọp giấy, hữu danh vô thực mà thôi. Thậm chí sau khi tan rã, nhà nước Nga – TT Boris Yeltsin phải muối mặt nhờ Mỹ viện trợ tài chính để vực dậy một nền kinh tế nước Nga đã lún sâu gần 70 năm nay.
Vậy mà đất nước ta vẫn còn ngái ngủ ủ ê, quay đầu trở mình chậm chạp như một chú rùa. Sau khi quan thầy Liên xô bị sụp đổ tan tác ra nhiều mảnh, nhà nước ta vẫn còn ngơ ngác, bàng hoàng tiếc nuối. Không thể tin được, dù đó là sự thật. Và câu khẩu hiệu Slogan mới ngày nào còn bắt nhân dân hô vang: Chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch, muôn năm! Muôn năm!!! Vậy mà giờ đây phải đắng cay nhìn tượng đài đàn anh Liên Xô bị sụp đổ thì muối mặt với dân biết bao!! Cơn mê ngủ phải từ 1975 đến 1995 mới trỗi dậy.
Người dân miền Nam - Sài Gòn, có vẻ nhạy cảm hơn để tiên phong tập tễnh bước vào kinh tế thị trường tự do với những quái chiêu kinh doanh: mở tín dụng, tụ điểm ăn chơi, buôn lậu…Nhờ vào thế lực chính quyền bao che, để tay nhúng chàm làm ăn bất hợp pháp. Cuối cùng cũng phải ra hầu tòa, nhưng chỉ có những vật tế thần dân sự doanh nghiệp lãnh án, còn thế lực chính quyền vẫn bình thân như vại.
Vụ Đường Sơn Quán, năm 1989: “Đây là điểm ăn chơi trụy lạc, nơi có khá nhiều quan chức nhà nước tìm đến, được các quan chức bảo kê, nên hoạt động rất công khai và quy mô”. Vụ nước hoa Thanh Hương, năm 1990: Nguyễn Văn Mười Hai dùng chiêu thức vay tín dụng trả lãi cao (thậm chí đến 12%/tháng, tức 144%/năm) để thu hút tiền gửi, lừa đảo hàng chục ngàn người ở Sài Gòn với tầm vóc và quy mô mạnh mẽ nhất. Vụ Bỉnh Họt, năm 1991: “Tại Kiên Giang, bọn buôn lậu có tổ chức đã cấu kết với nhiều cơ quan, nhiều cá nhân trong các cơ quan nhà nước và được một số cơ quan công quyền bảo kê”.
Trong khi nền kinh tế đang chuyển mình trong sự rối ren tranh tối tranh sáng, chưa tìm ra lối đi, thì…
Năm 1995, nhà nước ta lập quan hệ ngoại giao Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới: kinh tế thị trường tự do mở cửa. Tay ký hiệp ước, nhưng miệng cứ bô bô với dân: CHXH vô địch muôn năm! Để rồi khi Cu Ba nâng bi Việt Nam lên thành lũy cuối cùng của XHCN, đàn anh VN khoái chí, vì chưa bao giờ được ai ca ngợi và làm đàn anh, bèn chơi đẹp viện trợ cho Cu Ba đủ thứ, trong khi đất nước mình còn nghèo xơ xác. Đúng là sĩ diện hão!! Cha ông ta nói quả không sai: “chết nhưng cái nết vẫn không chừa”.
Khi Kinh tế thị trường tự do mở cửa, các nhà đầu tư các nước tư bản ào ạt tràn vào VN, trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Pháp, Đức…Bộ mặt kinh tế được đổi mới một cách rạng rỡ với nhiều sắc màu: công ty, nhà máy, cơ xưởng chen chúc nhau mọc lên như nấm ở các Tp, thu hút một lượng công nhân lớn, và đặc biệt tiêu biểu là tỉnh Bình Dương, mở ra khu công nghiệp Sóng thần…được xem là thủ phủ của thành phố công nghiệp hàng đầu VN.
Cùng với sự phát triển toàn cầu hóa và kinh tế thị trường tự do mở cửa, tất cả những văn hóa đồi trụy được thông thương qua băng đĩa, đtdđ, mạng nét, cộng sinh để tràn ngập thị trường VN bát nháo với: Karaoke, cà phê ôm, mại dâm, ma túy, thuốc lắc, xã hội đen, băng đảng bảo kê…khiến cho bức tranh toàn cảnh VN đã điểm những vết đen vân cẩu…với những vụ án kinh tế “bom tấn” nổ trên khắp báo chí và giới truyền thông.
Vụ Tamexco, năm 1995: “Đại gia” Phạm Huy Phước, Giám đốc Công ty Tamexco, “dùng các thủ đoạn kê khai khống giá trị đất lên hàng trăm tỷ đồng để thế chấp ngân hàng, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Có nhiều ngân hàng và quan chức ngân hàng đã nhúng chàm”. Vụ Epco – Minh Phụng, năm 1997: “Khoảng 4,5 ngàn tỷ đồng của Nhà nước bị thất thoát…có khá nhiều quan chức trong ngành ngân hàng dính vào vụ này”. Vụ Thủy cung Thăng Long, năm 1999: “Có liên quan đến nhiều quan chức, trong đó có cả một Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và một Phó Thủ tướng”. Vụ Năm Cam, năm 2002: Mafia xã hội đen chỉ có thể hoạt động dưới trướng của mafia quyền lực cỡ Ủy viên chính trị bộ như Trương Tấn Sang, hay cấp trung ương như thiếu tướng Thứ trưởng bộ Công an Bùi Quốc Huy, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến, Tổng giám đốc đài Tiếng nói CSVN Trần Mai Hạnh…
Báo chí trong nước được răn dạy rằng, chỉ có thể đưa ra trước công luận tới mức đó, “khi những nhân vật này có dấu hiệu ‘bảo kê’”.
Rồi còn vụ Lã Thị Kim Oanh, Vinashin, và mới đây là Ngân hàng ACB với bầu Kiên, TGĐ Hải, những người có máu mặt và thế lực, cũng phải vào nhà đá bóc lịch, là bởi sự thanh trừng đảng lẫn nhau, tạo nên cảnh “trâu bò chọi nhau, khiến ruồi muỗi chết oan”. Và còn hằng hà sa số các vụ khác…
Phải công tâm nhìn nhận là nền kinh tế VN có bước nhảy phi mã với tỷ trọng mỗi năm xấp xỉ hai con số 8,7 - 9,8…Nhưng lạm phát lại đè đầu cưỡi cổ ở mức 12 – 14. Xem thế thì bài toán kinh tế VN vẫn còn nhiều điều bất cập, cần phải xét lại…
Nhưng sự kiện năm 2007 Việt Nam là nước thứ 150 gia nhập tổ chức thương mại WTO cũng đáng được ghi nhận. Vì đây là một chặng đường nước ta hội nhập mậu dịch thương mại thế giới, mở ra cơ hội cho nền kinh tế nước nhà phát triển, để sánh cùng cường quốc năm châu bốn biển. Thế nhưng, 5 năm qua, chẳng thấy kinh tế nước nhà hưng thịnh phát triển thêm lên, mà chỉ thấy công ty này, cơ xưởng nọ, ngân hàng kia, vỡ nợ phá sản…thất nghiệp khủng mà thôi.
Rõ ràng, cuộc chơi nào cũng phải có quy cách, luật chơi riêng của nó, chứ không phải là trò đùa, cứ chơi bừa là được. Thiếu nền tảng cơ chế kinh tế và thiếu sự chuẩn bị chu đáo để “cố đấm ăn xôi” vào cho được WTO thì, việc “con cóc muốn to bằng con bò” bị nổ đốp banh xác là thậm chí phải!! Bài học quốc văn giáo khoa thư trước 75, còn sờ sờ ra đó…mà anh VC nhà ta chưa học đến, thì sao mà làm kinh tế được hả trời!!!
Kinh tế không phát triển, nhưng việc đàn áp tôn giáo, bức bách người dân khắp cả nước lại rất tiến triển, nhờ huy động cả công an, quân đội và kể cả bọn côn đồ để lập lại trật tự thì làm sao có được dân chủ đây??!!
Từ khi vào được WTO, nhà nước ta không bị áp lực công luận của thế giới về nhân quyền, để nhà nước thẳng tay đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, Tam Tòa, Con Cuông, và người dân Văn Giảng…Tôi tự cảm thấy hối tiếc, vì ngày trước trách cứ Việt kiều hải ngoại ra sức ngăn cản VN vào WTO, để bây giờ nhà nước chơi cái đòn lụi lên người dân và tôn giáo, chẳng khác chi thằng Chí Phèo của làng Vũ Đại ngày ấy!
Đàn áp cả những sinh viên, những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển đông, tưởng, bây giờ không biết đảng và nhà nước ở phe nào đây??? Chẳng lẽ là phe bán nước cầu vinh…???
Mà cũng phải thôi, vì có đàn anh Trung Quốc đỡ đầu, kinh tế quốc dân ta khỏi lo phải sản xuất chi nữa, chỉ còn lo tiêu xài đồ Trung Quốc rẻ rề từ: máy móc, hàng hóa, thực phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng, đồ chơi trẻ em, xe hơi, đồ điện tử, Đtdđ… không có thứ gì mà Trung Quốc chẳng đưa sang bày bán. Một chính sách ru ngủ của Trung Quốc, nhà nước ta không phê thuốc phiện bị nghiện hút… mới là lạ!!!
Tổng kết 37 năm trị vì của nhà nước ta
17 năm kinh tế đổi mới 1995 – 2012, bên cái nền kinh tế phù hoa giả tạo đó, cho thấy tài sản quốc dân đang chảy vào túi cán bộ quan chức đủ cấp, đủ ban ngành…từ nhỏ tới lớn không quan phụ mẫu nào là không nhúng chàm tội phạm tham ô tiền tỷ tỷ đồng…lại là chuyện thật. Những vụ tham nhũng hối lộ bán đất…bán cơ sở nhà nước tràn ngập trên khắp địa phương cả nước. Quan chức nhỏ, được quan chức lớn bao che, quan chức lớn, được ngai vị, thế lực đảng dung dưỡng vỗ béo, vinh thân phì gia…thế thì còn ai dám vuốt râu hùm đây??? Cuối cùng là người dân, các anh doanh nghiệp một thời từng làm tôi tớ, cu ly cho các xếp quan chức, rót tiền đầy túi vào quan chức, rồi bị phụ bạc lại bằng cách đá đít, tế thần với các bản án tử, chung thân…
17 năm kinh tế thị trường cho thấy sự phân hóa cách biệt “ngàn trùng xa cách” giữa giai cấp thống trị quan chức và con dân…Cơ sở nhà lầu, xe hơi, nhà hàng, hội quán ăn chơi đều có tay của các xếp quan chức lớn. Lấy phạm vi nhỏ, tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội, các quan chức lớn nhỏ, sau khi gom bi, rút ruột của nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, về mua nhà, chiếm lĩnh hết những khu phố ăn chơi chính của Thủ Đô, khiến cho đất Hà Thành đắt nhất trên thế giới, 1m2, 10 – 15 cây vàng!!!
Các trường đại học cao cấp nước ngoài đầu tư ở VN…cũng con quan chức học, chứ dân lấy tiền đâu mà học. Đến cả du học nước ngoài Âu Mỹ, Singapore, Úc…cũng là con cái quan chức hội đủ điều kiện, chứ con dân làm chi có vé. Mọi ưu đãi hưởng thụ của xã hội đều dành cho giai cấp thống trị, bởi họ có tiền, mà tiền lại không do mồ hôi nước mắt do họ làm ra, tiền chùa của quốc dân, xài xả láng đâu có tiếc nuối chi…
20 năm thời hậu chiến 1975 – 1995 , nhà nước chỉ phạm cái tội chính sách dốt và dại thì, 17 năm 1995 – 2012 năm sau đó, quan chức nhà nước lại tay nhúng chàm để tham nhũng, hối lộ, bảo kê tội ác…đã trở thành quốc nạn.
20 năm hậu chiến, nhà nước ta chỉ có khả năng làm nghèo đồng hạng con dân và đất nước.
17 năm đổi mới kinh tế, nhà nước ta lại có khả năng làm giàu cho một thiểu số gia cấp thống trị quan quyền, viên chức cán bộ mà thôi.
Ngày nay, xã hội Việt Nam phân hóa ra bốn thành phần:
- Giai cấp thống trị quan chức nắm quyền lực dưới ngọn cờ đảng.
- Giai cấp nghệ sĩ, được ưu đãi, cung phụng, chiều chuộng, gồm: ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, MC, Hoa hậu, Vũ công, Người mẫu thời trang, call girl…trong giới Showbiz.
- Giai cấp tư bản gồm các đại gia, doanh nhân…
- Giai cấp thứ dân.
Nếu tính tài sản quốc dân thì 3 giai cấp trên nắm một nửa, còn thứ dân gần 90 triệu chiếm một nửa còn lại. Qua đó, cho thấy sự bất công trong sự phân hóa giai cấp rõ rệt trong xã hội VN.
Sướng nhất vẫn là giai cấp thống trị và nghệ sĩ, nước lên thì bèo lên. Chỉ khổ nỗi cho cái anh doanh nghiệp, dân đen, làm đầy tớ đem bao công sức bỏ ra, đến khi trái khoáy là bị đưa đi tế thần tử hình, lao tù chung thân.
Nói chuyện phiếm luận nhà nước ta, khi nào cho hết hả trời!!!
Xin mượn câu nói thời danh của cựu TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu để làm câu kết: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy xem việc nó làm”.
***
Đọc xong bài viết: “Phiếm luận, chuyện nước ta”, một ông bạn đến gặp tôi, hốt hoảng la làng:
- Ông viết thời sự hót quá! Hót quá! Thậm chí nguy! Thậm chí nguy!!!
- Nguy là nguy thế nào?
- Từ chung thân đến tử hình chứ chẳng chơi đâu!!
Chi mà ghê vậy! Mấy thằng quan chức lớn tham nhũng, thâm thủng công quỹ nhà nước hằng ngàn tỷ đồng, mà vẫn cứ bình thân như vại, có sao đâu. Còn tôi, viết lách ba chuyện tầm phào cho vui tuổi già ấy mà!
- Tầm phào thì cũng chung thân chứ đùa ạ!
- Chung thân thì hơi uổng bản án, mà nhà nước lại mang tiếng ác đức với người già, vì tôi sống được dăm ba năm nữa chứ mấy, có sống lâu để nhà nước hành đâu mà sợ.
- Tệ lắm cũng vài năm bóc lịch.
- Ở ngoài đời, tốn cơm ăn, áo mặc của vợ con nuôi. Thôi thì vào tù nghĩ mát được nhà nước chiêu đãi cơm tù sướng chán! Lại được đổi môi trường sống trải nghiệm, để biết thế nào là “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, biết đâu nhân loại lại có tác phẩm văn học vĩ đại “Nhật ký trong tù” như bác Hồ, có khi còn đoạt giải Nobel văn học chứ chẳng chơi! Khi đó, nhà nước hết lời ca ngợi tôi và nhân dân VN lại tự hào có tôi là đại văn hào đấy chứ!
- Nhưng tôi hỏi thật ông, những điều tôi viết trên đây có đúng sự thật không?
- Có, nhưng…
- Không nhưng chi cả, nếu tôi tử hình thì ông chí ít cũng phải chung thân, vì a tòng và xác nhận điều tôi viết là đúng. Mà đúng quá đi chứ! Nếu không, bây giờ họ vẫn cứ duy trì hệ thống kinh tế XHCN: Tập đoàn, Hợp tác xã, Mậu dịch mua bán…Lúc này cho thêm tiền, họ cũng chẳng dám đổi bạc nữa là…!
Hai ông bạn già đưa hơi ly rượu thuốc, rồi khề khà cười vang…
Con chim trước khi chết kêu tiếng chi chiết, bi ai. Thôi thì con người trước khi “Một cõi đi về”, cũng nên một lần nói thật với lòng mình vậy!!! Chẳng có chi đáng phải ân hận.
Bài viết này được viết vào thập niên 90 và sau này những năm 2012 có cập nhật thời sự. Vì thế, nên lúc này 2023 tính thời sự đã không còn nữa. Nhưng mục đích của bài viết này là khơi gợi lại “Một chặng đường cơ khổ sau 75”.
Di Tĩnh Đắc
Ngày 12.09.1995
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
- Việt Cộng lên tiếng sau khi Anh, Nhật ra tuyên bố chung về Biển Đông
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN I: Những bài học nhớ đời
Ngẫm nghĩ cuộc đời lắm điều hay, chuyện lạ, nhưng cũng không thiếu những điều dị hợm, quái gở…thời nào cũng có, đến nỗi người xưa phải thốt lên: 70 tuổi vẫn chưa học hết chữ ngờ!! Đến thời nay, con người sống lâu hơn đến trên 80. Và quả là, 80 tuổi vẫn chưa học hết chữ ngờ!!!
Trước 75, tôi học thế giới sử, có TT Mỹ Franklin Roosevelt rất đặc biệt, đắc cử tổng thống đến 3 lần – vì thời cuộc khủng hoảng Kinh tế và Chiến Tranh Thế giới lần thứ II. Vào lúc dầu sôi lửa bỏng của nước Mỹ năm 1933, khủng hoảng kinh tế thặng dư, sản phẩm làm ra ứ đọng không bán được trong nước và quốc ngoại, khiến cho nền kinh tế Mỹ suy sụp, chao đảo, công nhân thất nghiệp, ngân hàng đóng băng, nhà máy đình trệ…Thế mà ngài TT FRV lại cải cách một cuộc kinh tế lạ đời: đem sản phẩm tiêu hủy và đổ xuống biển…thật là uổng của, rồi kích hoạt ngân hàng…Thế nhưng, chính nhờ động thái quái chiêu đó, ngân hàng làm hồi sinh các nhà máy công xưởng hoạt động trở lại, để công nhân có công ăn việc làm và khôi phục lại nền kinh tế nước Mỹ. Phải nói TT FRV cứu nước Mỹ một bàn thua trông thấy.
Lại nói chuyện xưa: Thương Ưởng người nước Vệ, nhờ Cảnh Giám tiến cử cho vua Tần để Thưởng Ưởng hiến kế: Đế đạo như vậy, như vậy… Vương đạo như vậy, như vậy… nhà vua ngồi gật gà gật gù…nghe không vô. Nhưng đến khi ông hiến kế Bá đạo, thì “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”. Nhà vua bừng tỉnh lên, gật gù khen tấm tắc: Diệu kế! Diệu kế. Nhờ chính sách của Thương Ưởng đã làm cho nước Tần hùng mạnh mà trị vì các nước chư hầu, vua Tần lập tức tin dùng ông. Thương Ưởng áp dụng chính sách Pháp trị với 7 luận điểm, trong đó khuyến khích dân lao động và binh sĩ chiến đấu. Và quả thật, với chính sách bá đạo Thương Ưởng đã giúp vua Tần có một đất nước cường thịnh thâu tóm được thiên hạ về một mối, lập nên “Nhà Nước Quân Chủ Chuyên Chế” đầu tiên thống nhất đất nước Trung Quốc…
Xét thấy những người tài giỏi từ cổ chí kim đều đem đất nước từ nghèo nàn, yếu hèn, vực dậy để trở thành cường quốc. Thế mà buồn thay nước mình…
Một đất nước, chơi lắm trò quái chiêu, nhưng hơi bị lạ!! Ngược đời là, đưa đất nước từ trên cao xuống thấp…
Đây chỉ là câu chuyện phiếm luận tếu táo “mua vui cũng được một vài trống canh” (ND). Chuyện đã qua mấy chục năm rồi, chỉ là chút nhàn tản, trà dư tửu hậu trong tuổi già lão giả an chi, đừng quá quan trọng hóa vấn đề mà thổi phồng lên, khiến phiếm lão mang họa vào thân thì khốn đấy nhé!
Năm 1945, đất nước ta vốn đã nghèo, thế mà chơi sang với cái chiêu “tiêu thổ kháng chiến” đập phá nhà cửa tan tành. Đúng là học i chenh cái bài của Liên Xô trong thế chiến thứ II, mừng hết lớn, đưa về áp dụng vào nước mình. Nhưng không biết rằng, Liên Xô là một đất nước rộng lớn và quân Đức phải di chuyển một quãng đường xa để tiến đánh, nên kế sách tiêu thổ kháng chiến vườn không nhà trống, không lương thực vào mùa đông giá rét, khiến quân Đức gặp khó khăn và bại trận là đúng. Còn như cục diện chiến tranh của nước ta khi đó, bọn thực dân Pháp, Nhật chiếm thế thượng phong đóng đô ở các thành phố, đô thị thì, tiêu thổ kháng chiến đập nhà phố, phá chợ búa, hủy diệt nhà cửa, ruộng vườn dân lành từ đô thị đến ngoại ô, nông thôn, chỉ thêm đói khổ mà thôi, chứ có lợi ích chi cho kháng chiến.
Phân tích thời cuộc lúc đó cho thấy, nhà không vườn trống làm sao dân có chỗ trú ngụ. Dân không có nhà cửa ở thì làm sao cày cấy canh tác gia tăng sản xuất…mà dân không ăn thì lấy đâu lương thực nuôi kháng chiến. Thật là một chính sách phá sản không thể tưởng tượng nổi!! Ngu hết chỗ nói…
Có người nghĩ rằng: chính quyền ta không tin tưởng người dân, để bắt người dân tiêu thổ mà vào bưng biền chiến khu kháng chiến? Lịch sử cổ kim chí đông sang tây chỉ có Liên Xô và nhà nước ta chơi ngộ như thế!! Nhưng sau này các nhà sử học đều khen lấy, khen để là, đảng sáng suốt, sáng tạo…để phá sản đất nước tan tành tả tơi như thế!!??
Lại có chuyện thương vay khóc mướn dị hợm…
Năm 1953 Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu cảm cảnh, sáng tác một bài thơ để đời với vần thơ bất hủ: “Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi! Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không?... Thương mình thương một thương Ông thương mười”. Có lẽ, nhờ bài thơ này mà tên tuổi Tố Hữu được đăng đàn thành một nhà thơ lớn của dân tộc!!?? Nghe nó bi ai thảm thiết làm sao!!? Cha mẹ mình không khóc, lại khóc cái thằng cha căng chú kiết nào!!? Tưởng có cái khôn nào của thiên hạ, Tố Hữu nhặt hết rồi!! đâu còn chừa cho ai nữa!!
Đến khi quân ta lấy lại được chính quyền từ tay Pháp năm 1945, chính phủ ta mừng rỡ vô cùng để hô hoán: “Bà con ơi! Việt Minh ta cướp được chính quyền từ tay Pháp về tay nhân dân rồi”. Tưởng miền Bắc không ai có trình độ ăn học hay sao mà dùng từ “cướp chính quyền”, nghe giống như bọn thảo khấu, lục lâm cướp bóc hạ đẳng như thế!
Vậy mà các nhà sử học vẫn cứ cho dùng trong sách giáo khoa những mấy chục năm nay, để dạy thế hệ con em mình “ ăn cướp” mới là chuyện lạ!!! Hình như chữ quốc ngữ ta nghèo nàn đến nổi không có từ thay “cướp chính quyền” thì phải? May mà thời đó tòa án chính trị quốc tế chưa nhúng tay vào, chứ mà người Pháp kiện Việt Minh cướp chính quyền của nó, thì bỏ mẹ Việt Minh rồi. Chứng cớ rành rành ra đó: anh khoe với người ta là cướp được chính quyền từ tay của tôi, có đúng không!!! Bây giờ phải trả lại, còn chi để than oán nữa đây!!! Cách dùng ngôn từ như thế, báo hại, để có người nói: Việt Minh là một phường thổ phỉ cướp bóc… Đến như John Lennon trong ban The Beatles ở bên kia trời Âu mà còn biết cách dùng câu slogan “Power to the People”, sức mạnh về tay nhân dân… Mãi sau này, nhà nước mới dùng từ “Giành chính quyền về tay nhân dân”.
Năm 1945, nhà nước ta học cái dốt của Liên Xô chưa hết, năm 1954 lại sang học cái dại của Trung Quốc. Chẳng dại là chi, thấy nhà nước Trung Quốc đem dân lành ra đấu tố, cũng học đòi bắt chước về đấu tố dân lành mình. Thời đó, nhà nước ta đã cử phái đoàn cán bộ đông đảo sang Trung Quốc để học tập cách đấu tố địa chủ, mục đích là để ăn cướp ruộng đất của địa chủ… Mà người tiên phong cho phong trào này chẳng ai xa lạ, lại là đồng chí Bí thư quan phụ mẫu Trường Chinh trời ạ!! Đấu tố đến cả cha mẹ mình nữa mới là oan khiên chứ!!!
Đây là một trò chơi hết sức dã man, khi bắt người dân lành trói cặp cánh quỳ giữa sân đình làng, rồi bắt dân làng bà con kể tội, sỉ vả, lăng nhục nhuốc nha cay đắng muôn phần. Sau đó, hành hạ đánh đập thể xác con người cơ cực thương đau không bút sách nào tả xiết. Chính phong trào đấu tố này, làm cho nghĩa tình làng xóm, bà con, anh em, cha mẹ con cái không còn tin tưởng nhau, để tan tác thương đau, ly tan. Và hệ quả là gần 1 triệu người miền Bắc phải gạt lệ bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam. Chính Bác Hồ cũng phải ngậm ngùi khóc để đưa ra lời xin lỗi trước Quốc Hội.
Một vết nhơ tồi tệ nhất trong lịch sử của nhân loại. Đến bây giờ, ký ức ấy, vẫn chưa nguôi ngoai trong tâm trí của người dân miền Bắc, mỗi khi nhắc lại.
Nói chi thì nói, chúng ta cũng phải công bằng mà nhìn nhận, nhà nước ta có quyền tự hào về những chiến công lẫy lừng trước quân Pháp với chảo lửa Điện Biên Phủ 1954, và đại thắng quân Mỹ mùa xuân năm 1975.
Nhưng họ cũng nên tự hổ thẹn, khi phá sản đất nước trong 20 năm sau chiến tranh.
Cái lãng phí đầu tiên là, mất hàng triệu người có chất xám, trình độ tú tài, sinh viên đại học, đủ ngành nghề…có năng lực nghiệp vụ chuyên môn cao, để cáng đáng trong thế bàn cờ lập lại đất nước thời hậu chiến. Rủi thay, thành phần lớn lại là sĩ quan QLVNCH và công viên chức…lại bị đưa đi cải tạo trong các trại tập trung A,B,C,D… Một số khác dính líu, cái gọi là “Ngụy quân, Ngụy quyền” để phải làm “phó thường dân nam bộ”. Và đây, cũng thuộc tài khoản “bất khiển dụng” để nhà nước không tin dùng.
Cuối cùng, nhà nước phải chắp vá, tận dụng nhân lực từ anh bộ đội quèn, một chữ bẻ đôi không biết, đến anh nhà quê răng đen mã tấu…đều được “phong thần” làm chính trị viên đủ các cấp hành chánh: làng, xã, huyện, tỉnh, thành... Và cuối cùng, những anh thầy bất đắc dĩ lên lớp lý luận, giảng dạy cho dân nghe, từ học thuyết Lênin, Karl Max đến Mao ít, Hồ ít…nghe ngô nghê và buồn cười! Tôi nghĩ, các đấng ấy sống lại, nghe cũng cảm thấy lạ lẫm, và không dám nhận học thuyết của mình nữa…
Thử hỏi, được bao nhiêu người có cái tốt nghiệp lớp 10 thời chiến, và bao nhiêu người đại học kiểu học đại, để lý luận tính đảng và học thuyết Karl Marx, Lenin đây!??? Cuối cùng, lấy thằng dốt cai trị người giỏi thì hỡi ơi! Cười ra nước mắt. I Ran, I Rắc thì đọc ra một ran một rắc…Ti vi chạy đầy đường… Không biết mô tê chi về triết học, thì luận chứng làm sao đây?? Và tất cả chính trị viên đều là con vẹt, trên truyền sao nghe vậy. Than ôi! Gặp thời thế, thế thời phải thế, để cả vú lấp miệng em!!!
Sau đến là, cưỡng bức người dân thành phố đi kinh tế. Về lý thuyết, đây là một chính sách di dân khẩn hoang lập ấp là hợp lý. Nhưng họ quên rằng: thành phố là trái tim của một tỉnh, mọi thông thương giao dịch buôn bán đều phải qua Tp. Khi đời sống người dân thành phố bị đe dọa, bất an thì lấy đâu an cư lạc nghiệp. Và khi, trái tim đô thị bị tổn thương, suy thoái, làm sao có thể đem lại sự phồn thịnh sung túc cho cuộc sống.
Về nông thôn, chính sách mậu dịch hóa và hợp tác xã cũng có nhiều điều bất cập.
Đất đai miền Nam ruộng nương rộng bề bề là thế, vậy mà cán bộ đi đâu cũng cứ thuộc nằm lòng câu kinh kệ thời kháng chiến để tuyên truyền: “nhất mì, nhì ruộng nước”. Bắt phải trồng mì khoai, khiến cho dân khốn khổ ăn cơm độn mì khoai nhọn mỏ quanh năm. Đâu biết rằng sau này, nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới sau Thái Lan. Thử hỏi, đó là do chính sách dốt hay do cán bộ dốt đây!!??
Sau 75, nhà nước huy động một cuộc bức bách toàn dân đi khai khẩn đất hoang, đào mương, đắp đập thủy lợi tưới tiêu cánh đồng ruộng…mặt tích cực là tăng gia sản xuất khoai mi, lúa gạo, nhưng mặt tiêu cực là phá sản hàng ngàn héc ta rừng, và hủy diệt động vật hoang dã, khiến động vật quý hiếm ngày càng tuyệt chủng trên rừng VN. Vì còn đâu rừng để thú sinh sống trú ngụ. Lợi bất cập hại. Đó là chưa nói đến, di dân vào những vùng rừng sâu nước độc, sơn lam chướng khí, khiến người dân vốn đã nghèo đói, lại ốm đau bệnh tật không thuốc thang, chết chóc hằng hà…Một chính sách vô hình chung, đẩy người dân đến chỗ diệt vong!!???
Đó là những bài học nhớ đời cho đất nước, mà trong lịch sử kể cả thời lập quốc, thời kỳ đồ đá cũng không dại dột đến như thế!!!
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN II: Phá sản đất nước!!!
Một miền Nam phồn thịnh trước 75 ngang ngửa với Thái Lan, Hàn quốc, thế mà sau 20 năm trị vì, miền nam đã trở nên xơ xác tiêu điều…thua xa các nước khu vực: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippin…
Phá sản lớn nhất miền Nam là, chính sách quốc hữu hóa phương tiện cơ giới làm tổn thất biết bao cơ man máy cày: Ferguson, Ford…Xe ủi: Caterpillar, GaLion, Kozumi…Xe cày nhỏ: Hinomoto, Yanmar, Kubota…tất cả đều tập trung để đưa vào mặt trận sản xuất. Sản xuất đâu không biết, chỉ sau 5 năm, một khối lượng xe cơ giới bị tê liệt, bất động nằm ngổn ngang chất đống tại các bãi trạm máy kéo…Chỉ vì cha chung không ai khóc, xe chạy hỏng hóc không được trùng tu bảo quản thường xuyên, phế thải thành đống sắt là chuyện đương nhiên. Một cơ hội để cấp cán bộ hút hàng triệu lít xăng dầu bán bỏ túi. Phí phạm một khối lượng bất động sản cơ khí khổng lồ của miền Nam hàng tỷ tỷ đồng như thế, ai là người phải chịu tội đây?! Và tội phạm này đáng xử phạt như thế nào!?
Chỉ tội nghiệp cho cái từ “Bao cấp” là phải gánh chịu trăm bề đắng cay, cơ cực để nghe bao lời nhiếc mắng, chửi rủa của đảng và nhà nước ta. Điều chi sai trái, không phải, chỉ cần đổ lỗi cho tại thời bao cấp, thế là cười hòa cả nước, cho xong!!!
Điều đáng nói ở đây là, nhà nước ta học cái thói bắt chước như khỉ, mà không hề có suy luận, mới là tệ hại!!! 5 năm sau cách mạng Liên Xô 1917, chính sách quốc hữu hóa đã biến số cơ giới máy móc khổng lồ của Liên Bang Xô Viết ra một bãi tha ma, để năm 1922 Lê Nin phải cải cách với Tân Chính Sách Kinh Tế: chỉ quốc hữu hóa những cơ giới hạng nặng như máy bay, tàu thủy, xe tăng…còn cơ giới loại nhẹ nông nghiệp trả về cho cá thể nông dân, hỡi ơi, chỉ còn là đống sắt phế thải!!??
Bài học quý giá của Liên xô tày liếp như thế, vậy mà nhà nước ta vẫn theo vết xe đổ đó, tưởng phải là óc bã đậu mới chẳng biết suy luận hơn thiệt chứ!!!??? Thật, chẳng còn gì để nói nữa!!
Cùng một hệ lụy, trâu bò cũng bị điều vào tập đoàn, khiến biết bao bầy đàn trâu bò bị chết oan vô cớ, chỉ vì bị man khai: què chân, ốm đau, bệnh tật, gãy sừng…để tránh vô tập đoàn. Người dân làm thịt trâu bò ăn vô tội vạ, vì nghĩ rằng, làm thịt còn được miếng ăn và bán được tí tiền, chứ vào tập đoàn nhà nước thì mất không. Thời đó, thịt bò bán rẻ như cho. Thịt ăn ngon miệng thật, nhưng cuối cùng là bi lụy để con người phải thay trâu bò kéo cày. “Ai làm nên nỗi oan này, để cho dân phải kéo cày thay trâu”.
Đúng là kế hoạch 5 năm lần thứ I sau giải phóng, nhà nước ta đã thực hiện được hơn 1/3 di chúc bác dạy: “không có gì quý, hơn độc lập và tự do”. Một miền nam phá sản để “không có gì quý” nữa.
Đến nông dân cũng bị lùa vào tập đoàn giống như lùa trâu bò vào đàn, chỉ để nghe hiệu lệnh: kẻng đánh ra đồng, kẻng đánh tan tầm, đánh kẻng họp hành…Con người được điều hành như robot người máy vậy. Tôi còn nhớ có một bài thơ chắp vá, được chuyền tay nhau đọc. Bài thơ chưa phải là hay, nhưng phần nào nói lên tâm trạng của người nông dân thời bấy giờ:
Buổi sáng thức giấc ở nông trường
Kẻng tầm giục giã ra kênh mương
Ăn vội vài chén cơm dằn bụng
Người đào kẻ đắp nước khơi dòng
Nắng lên vạt áo thấm mồ hôi
Bùn đất lấm láp cả thân người
Mặt mũi lem luốc chẳng ai (buồn)cười
Cán bộ thong dong: nào làm dô
Kẻng tầm như biết bụng đói meo
Vang lên kịp lúc về lán trại
Cơm nước ăn xong đánh một giấc
Giấc chưa thiếp ngủ đã kẻng dục
Lại ra lao động giữa nắng gắt
“Trời nắng chang chang người trói người”
Bá Quát ngày xưa sao hay thế!
Biết cả hiện tại lẫn tương lai
Kẻng tầm dục về nghĩ suy chi
Cơm tối chưa xong kẻng lại dục
Họp hành kiểm điểm dân âu lo
Cuộc đời đeo đẳng chiếc kẻng tầm
Kiếp sau xin chớ có làm người
Làm chiếc kẻng tầm hành đời chơi.
Lạ một điều là, hễ bên Liên Xô ị ra cái gì chưa biết xấu tốt, nhà nước ta liền theo đuôi mà không hề suy nghĩ phải trái, đúng sai…vừa làm vừa tấm tắc khen!!! Đúng là ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo!!??
Tập đoàn, Hợp tác xã, Mậu dịch mua bán…đó là những sản phẩm trời ơi đất hỡi của CNXH sản xuất ra.
Vào tập đoàn, khiến người dân ruộng thừa, gạo thiếu cơ cực biết bao. Sau mấy mùa vào tập đoàn làm ăn thất bát, dân đói, nhà nước phải chuyển đổi qua khoán 10 và khoán 100…người dân làm ăn khá khẩm hơn. Nói khoán, chẳng qua cho đẹp theo phong cách XHCN, chứ thực sự là bung ra sản xuất làm ăn cá thể tư hữu…mới có của ăn của để.
Thực ra, con dân đã chạy trước chính sách để bung ra làm ăn cá thể một thời gian, rồi sau, nhà nước mới theo đuôi để hợp thức hóa khoán 10, khoán 100… Chứ được nhà nước sáng suốt như thế thì, dân ta ấm no từ lâu rồi.
Còn bên Hợp tác xã mua bán nông nghiệp cũng dâu bể và nhiêu khê không kém bên tập đoàn nông nghiệp. Làm tập đoàn không đủ cơm ăn, mà bên nhà nước cứ bắn chỉ tiêu về thu mua thóc lúa đến khốn khổ cho người dân.
Ngày đó, nền kinh tế XHCN chỉ tập trung vào cửa hàng mậu dịch Hợp tác xã mua bán, thu mua. Tất cả mọi hàng hóa, thực phẩm đều nằm trong cửa hàng với mậu dịch viên đứng bán. Cửa hàng mua bán có quyền hành như một ông địa chủ phát chẩn thu tô một cách nghiệt ngã…Thu mua nông sản thì lấy đến nơi đến chốn, còn bán thực phẩm, hàng hóa cho người dân thì nhỏ giọt, một tháng chỉ được: dầu thắp nửa lít, bột ngọt còn gọi là mì chính vài lạng, thịt nửa cân…vải vóc mua bán có tem phiếu hẳn hỏi, một năm vài mét vải, chờ đỏ con mắt. Ai được vào làm cửa hàng mua bán thì được xem là diễm phúc, vì có uy quyền và lợi nhuận to. Hàng hóa bán cho dân nhỏ giọt, dân chờ chán chê không mua được phải ra chợ trời mua lại của con buôn. Thế là số hàng tồn kho đó bán ra chợ trời giá gấp hai gấp ba, lợi nhuận bỏ vào túi mậu dịch viên chứ ai vô đó nữa.
Toàn bộ nền kinh tế XHCN bị chi phối bởi hệ thống: mậu dịch, cửa hàng, hợp tác xã…thực sự đã làm tê liệt nền kinh tế đất nước xuống cấp thảm hại.
Nghĩ lại, những năm tháng đó mà thấy tủi hờn cho dân ta…
Cái cảnh tờ mờ sáng, người dân sắp hàng đông nghẹt ở cửa hàng, rồi chen lấn, xô đẩy, chửi bới nhau ỏm tỏi…tạo nên một quang cảnh hỗn độn, xào xáo nhau. Rồi phải thân thưa, lạy lục, chưa đủ, có khi mẫu dịch viên còn hoạnh họe…đủ trò. Chính cửa hàng mậu dịch mua bán đã chà đạp lên nhân phẩm người dân và làm cho người dân ra thấp hèn.
Nhưng cũng phải thành thật ghi nhận, thuế má nông nghiệp nhà nước thu rất ít ỏi, nhưng bù vào đó, thu mua nông sản một số lớn thóc lúa…với giá bèo. Rốt cuộc, ba đấm cũng bằng một đạp vậy.
Chính sách bất cập và nghiệt ngã của nhà nước, khiến người dân lành dở khóc, dở cười, dở sống, dở chết…Và cuộc sống bất ổn của một địa ngục trần gian, khiến một số người dân đành phải ngậm ngùi bỏ nước ra đi, tìm ảo ảnh thiên đàng bên trời Âu Mỹ…
Đây là một cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Một cuộc ra đi, đánh đổi giữa cái sống và cái chết: đói khát, giông bão, hải tặc, tù tội…thương đau ngút ngàn không bút sách nào tả xiết. Theo Cao Ủy Hội Tị Nạn LHQ, con số người ra đi vượt biên khoảng 2 triệu rưỡi dân, và số người bị chết, mất tích trên biển Đông khoảng nửa triệu người.
Lịch sử sẽ phán xét: Nhà nước cai trị người dân với chính sách như thế nào? để người dân phải oán than, bỏ nước ra đi, dù cho số phận ra đi mong manh như sợi chỉ treo ngàn cân???
Dù rằng bảng hiệu nhà nước luôn đề cao Nhân Dân: Công An Nhân Dân – Quân Đội Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân Xã - Ủy Ban Nhân Dân TP - Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh…Thế mà đến “Kho Bạc” ai cũng nghĩ rằng, phải là “Kho Bạc Nhân Dân”. Bé cái lầm, “Kho bạc Nhà Nước”. Thế mới đau chứ!!!
***
Nhà nước vừa thắng lợi mùa xuân 75, rồi cứ tưởng bở: đánh giặc khó thế còn làm được, huống chi là làm kinh tế: dễ ợt!! để bé cái lầm, khiến hậu quả tụt dốc kinh tế thảm hại khôn lường.
Vừa giải phóng xong, nhà nước ta làm le ta đây, cho đổi bạc từ 500 đồng VNCH ăn 1 đồng CHXHCNVN. Cứ tưởng làm thế là đồng bạc mình giá trị sánh ngang với đồng đô la Mỹ. Và rồi, chỉ ít năm sau, đồng bạc lại mất giá, 1.000 đồng chỉ mua được vài cái kim hoặc vài cái kẹo. Thế là nhà nước lại đổi bạc xoàng xoạch để hòng cứu vãn đồng bạc bị mất giá…
Ngoài ra, việc đổi bạc còn là chiến lược để kiểm soát và kiềm chế tiền tệ người dân miền Nam. Vì thực sự, nhà nước vẫn sợ tiềm lực kinh tế miền Nam quá lớn để có thể “có tiền mua tiên”, làm lũng đoạn quy chế kinh tế nhà nước XHCN. Và phương thức đổi bạc là để hạn chế việc lưu hành tiền mặt, và một số lượng lớn bỏ vào kho bạc nhà nước. Nếu đây là kế sách của các nước tư bản, giống như cách huy động công phiếu, số tiền lưu gửi ngân hàng sẽ được đầu tư vào khối công việc lợi ích cho đất nước. Đằng này, với quy chế XHCN, tiền của người dân chỉ nằm chết dí nhàn rỗi trong kho bạc.
Người dân muốn rút tiền về, luôn bị gây khó dễ, hoạnh họe đủ điều, bị ngâm tôm mãi, rồi chỉ được rút nhỏ giọt, đồng tiền lấy ra quá nhỏ, để không thể đầu tư làm được một việc gì. Sau này, vì khó rút tiền ngân hàng, mà người dân đành phải cúng cô hồn cho kho bạc. Đúng là chính sách quản lý đồng tiền, để kìm hãm người dân không thể làm ăn phát triển kinh tế. Một sách lược làm nghèo đất nước!!??
Trong 10 năm có đến 3 lần đổi bạc, một kỷ lục đổi bạc vô tiền khoáng hậu, chắc là phải đưa vào kỷ lục guiness thế giới rồi!! Nhưng nhà nước ta vẫn chưa nhận ra cái dại dột của việc đổi bạc; vì tiền tệ có quy luật riêng của nó, chứ đâu phải cứ muốn nâng mệnh giá đồng tiền lên, đổi bạc là được. Nếu vậy thì các nước trên thế giới đã đổi tiền liên tục rồi.
Xã hội phân cấp rõ ràng, người nào việc nấy: Anh ở rừng sâu chỉ làm được việc chiến tranh du kích đánh đấm, còn anh ở đô thị thì làm sách lược kinh tế, chứ có đâu anh ở rừng lại làm kinh tế thì, “tẩu hỏa nhập ma” là thậm chí phải!
Nước Mỹ sở dĩ có mệnh giá đồng đô la ổn định và luôn giữ được hối xuất quân bình cao trên thế giới, vì tờ bạc một trăm đô tồn tại từ năm 1946 đến nay, mà không hề in thêm mệnh giá nào cao hơn.
Nhưng nhà nước ta cứ tưởng bở, đổi tiền để làm cho mệnh giá đồng bạc VN lớn lên, sánh với đồng tiền nước ngoài như Mỹ, Anh… Vì thế mà đã phá kỷ lục thế giới: trong 10 năm, đổi đến ba lần đồng bạc.
Ngày 22.09. 1975 Nhà Nước, ra lệnh đổi tiền.
Người dân có được bao nhiêu vốn liếng cũng chỉ đổi ra được 200 VNĐ, thế có đau không chứ! Hình như Nhà Nước muốn lột sạch người dân trắng tay đến đồng bạc cuối cùng??? Nhà nước ra lệnh đổi tiền quy mô toàn miền Nam. Cứ 500 đồng tiền VNCH ăn 1 đồng tiền mới tên gọi tiền mới là “Tiền Ngân Hàng VN”.
Ngày 02.05.1978 đổi tiền trên diện rộng toàn quốc. Đây cũng bước thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc. Dân thị thành được đổi tối đa: mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng. Dân quê được phép đổi tối đa: mỗi hộ là 300 đồng.
Ngày 14.09.1985 Đổi tiền là đợt đổi tiền lần thứ ba.
Mỗi gia đình chỉ được đổi 20.000 đồng cũ lấy 2.000 đồng mới. Hộ kinh doanh công thương nghiệp thì được đổi 50.000 đồng cũ lấy 5.000 đồng mới.
Đổi tiền là cách làm nghèo người dân để Nhà Nước dễ dàng kiểm soát?? Cách cai trị hay nhất là nắm lấy hầu bao của người dân để: bóp chết, thả sống??
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, đổi tiền gây ra hậu quả kinh tế tai hại với nạn lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục cao trong 3 năm sau đó. Số tiền đang lưu hành, khi đổi cũng bị hạn chế theo những số lượng nhất định. (Báo mạng)
3 lần đổi bạc khiến người dân kiệt quệ. Phải làm lại cuộc đời từ đầu… Nền kinh tế VN bị phá sản, vì các nhà doanh nghiệp không có vốn để kinh doanh. Theo giới chuyên môn đánh giá: Đổi bạc là một chính sách ngu xuẩn nhất lịch sử nhân loại, gây hậu quả lạm phát sau này, khiến mệnh giá đồng tiền VN nhỏ nhất thế giới, kể cả thua đồng tiền Lào và Campuchia. (Báo mạng)
Đến nỗi, bây giờ mệnh giá đồng bạc VN thấp nhất thế giới. Thua đồng Bạt Thái Lan - 6,5 đồng VN ăn một đồng Bạt, thua cả Lào là 2,5 đồng VN ăn một đồng Kíp Lào.
Song hành với việc đổi bạc, Nhà nước còn làm nghèo đất nước bằng việc “Đánh Tư Sản mại bản” do đồng chí Quan phụ mẫu Đỗ Mười cầm đầu. Thực sự, đây là cuộc đấu tố thời mới, để ăn cướp không của giới tư sản mại bản Sài Gòn và Chợ lớn một cách vô tội vạ. Biết bao nhiêu vàng bạc, đá quý … đã bị tịch thu vào nhà nước, nhưng không biết số tài sản khổng lồ đó, sau rốt cuộc sẽ chảy về đâu!!??? Đây là một cuộc đánh cắp tài sản trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật của người dân vĩ đại nhất lịch sử VN!!??
Cơ đồ đất nước Việt Nam, tưởng rồi phải trầm luân đời đời kiếp kiếp trong cái oan gia ngõ hẹp. Bỗng đâu…
Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!!
PHẦN III: Phân hóa giai cấp…
Một sự kiện quan trọng làm sụp đổ tượng đài XHCN Cộng Sản. Cái đạo của trời đất là thế! Cùng tắc biến, biến tắc thông…đã cứu đất nước một bàn thua trông thấy.
03/1985 Tổng Thống Mikhail Sergeyevich Gorbachev đắc cử, làm xoay chuyển hướng đi của các nước XHCN. Một loạt cải cách với khẩu hiệu: Khai sáng và đổi mới tư duy - Perestroika and New thinking. Hàng loạt những chuyện bao cấp, tiêu cực của các đảng viên, quan chức cao cấp bị đưa ra ánh sáng. Đảng Cộng Sản bị mất uy tín, dẫn đến hệ quả một đất nước Liên Xô vĩ đại bị tan rã ra hàng chục đất nước mới ra đời. Chỉ còn nước Nga là đại diện cuối cùng cho một Liên Xô cũ. Từ đó, mở toang cánh cửa: cái gọi là cơ chế thị trường tự do. Đó là một bước ngoặt lớn, làm bừng tỉnh các nước XHCN thức dậy một nền kinh tế ngủ quên đã quá lâu. Tuy nhiên, cũng đem lại nhiều bi luỵ: suy đồi phong hoá, đảo lộn kinh tế, Mafia, đầu cơ…và nhiều mảnh văn hoá và đạo lý suy thoái.
Từ Nam Tư chế độ Cộng Sản tan tác để chia cắt ra nhiều nước: Croatia, Serbia, Bosnia Hesegovina…đến Ba Lan công đoàn nổi dậy xóa sổ XHCN, rồi đến Liên xô tan tác chia ra hàng chục nước, tiếp theo là các nước Cộng sản Đông Âu sụp đổ dây chuyền Domino…
Theo tôi, các nước tan rã khối XHCN Cộng Sản nên đúc tượng đồng, thờ ông TT Gorbachev; Bởi, nhờ ông khai sáng, mở mắt cho các nước XHCN Cộng Sản tỉnh thức sau cơn ngủ mê dài 68 năm (1917-1985). Lúc này khối XHCN Cộng Sản thức giấc, mới biết nền kinh tế mình suy thoái kiệt quệ, lụn bại và lạc hậu so với thế giới tư bản đã quá lâu rồi. Các tượng đài Lê Nin bị hạ bệ đập phá ở các nước trong khối Liên Xô cũ…
Và cháy nhà mới lòi mặt chuột của một cuộc chiến lạnh âm ĩ giữa Mỹ và Liên Xô gần 50 năm. Ai cũng nghĩ, thế lực binh bị, vũ khí của Liên xô ghê gớm lắm! khiến cho nước Mỹ lâu nay phải mất ăn, mất ngủ. Giờ đây, sự thật được phơi bày, hình tượng Liên Xô chỉ là con cọp giấy, hữu danh vô thực mà thôi. Thậm chí sau khi tan rã, nhà nước Nga – TT Boris Yeltsin phải muối mặt nhờ Mỹ viện trợ tài chính để vực dậy một nền kinh tế nước Nga đã lún sâu gần 70 năm nay.
Vậy mà đất nước ta vẫn còn ngái ngủ ủ ê, quay đầu trở mình chậm chạp như một chú rùa. Sau khi quan thầy Liên xô bị sụp đổ tan tác ra nhiều mảnh, nhà nước ta vẫn còn ngơ ngác, bàng hoàng tiếc nuối. Không thể tin được, dù đó là sự thật. Và câu khẩu hiệu Slogan mới ngày nào còn bắt nhân dân hô vang: Chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch, muôn năm! Muôn năm!!! Vậy mà giờ đây phải đắng cay nhìn tượng đài đàn anh Liên Xô bị sụp đổ thì muối mặt với dân biết bao!! Cơn mê ngủ phải từ 1975 đến 1995 mới trỗi dậy.
Người dân miền Nam - Sài Gòn, có vẻ nhạy cảm hơn để tiên phong tập tễnh bước vào kinh tế thị trường tự do với những quái chiêu kinh doanh: mở tín dụng, tụ điểm ăn chơi, buôn lậu…Nhờ vào thế lực chính quyền bao che, để tay nhúng chàm làm ăn bất hợp pháp. Cuối cùng cũng phải ra hầu tòa, nhưng chỉ có những vật tế thần dân sự doanh nghiệp lãnh án, còn thế lực chính quyền vẫn bình thân như vại.
Vụ Đường Sơn Quán, năm 1989: “Đây là điểm ăn chơi trụy lạc, nơi có khá nhiều quan chức nhà nước tìm đến, được các quan chức bảo kê, nên hoạt động rất công khai và quy mô”. Vụ nước hoa Thanh Hương, năm 1990: Nguyễn Văn Mười Hai dùng chiêu thức vay tín dụng trả lãi cao (thậm chí đến 12%/tháng, tức 144%/năm) để thu hút tiền gửi, lừa đảo hàng chục ngàn người ở Sài Gòn với tầm vóc và quy mô mạnh mẽ nhất. Vụ Bỉnh Họt, năm 1991: “Tại Kiên Giang, bọn buôn lậu có tổ chức đã cấu kết với nhiều cơ quan, nhiều cá nhân trong các cơ quan nhà nước và được một số cơ quan công quyền bảo kê”.
Trong khi nền kinh tế đang chuyển mình trong sự rối ren tranh tối tranh sáng, chưa tìm ra lối đi, thì…
Năm 1995, nhà nước ta lập quan hệ ngoại giao Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới: kinh tế thị trường tự do mở cửa. Tay ký hiệp ước, nhưng miệng cứ bô bô với dân: CHXH vô địch muôn năm! Để rồi khi Cu Ba nâng bi Việt Nam lên thành lũy cuối cùng của XHCN, đàn anh VN khoái chí, vì chưa bao giờ được ai ca ngợi và làm đàn anh, bèn chơi đẹp viện trợ cho Cu Ba đủ thứ, trong khi đất nước mình còn nghèo xơ xác. Đúng là sĩ diện hão!! Cha ông ta nói quả không sai: “chết nhưng cái nết vẫn không chừa”.
Khi Kinh tế thị trường tự do mở cửa, các nhà đầu tư các nước tư bản ào ạt tràn vào VN, trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Pháp, Đức…Bộ mặt kinh tế được đổi mới một cách rạng rỡ với nhiều sắc màu: công ty, nhà máy, cơ xưởng chen chúc nhau mọc lên như nấm ở các Tp, thu hút một lượng công nhân lớn, và đặc biệt tiêu biểu là tỉnh Bình Dương, mở ra khu công nghiệp Sóng thần…được xem là thủ phủ của thành phố công nghiệp hàng đầu VN.
Cùng với sự phát triển toàn cầu hóa và kinh tế thị trường tự do mở cửa, tất cả những văn hóa đồi trụy được thông thương qua băng đĩa, đtdđ, mạng nét, cộng sinh để tràn ngập thị trường VN bát nháo với: Karaoke, cà phê ôm, mại dâm, ma túy, thuốc lắc, xã hội đen, băng đảng bảo kê…khiến cho bức tranh toàn cảnh VN đã điểm những vết đen vân cẩu…với những vụ án kinh tế “bom tấn” nổ trên khắp báo chí và giới truyền thông.
Vụ Tamexco, năm 1995: “Đại gia” Phạm Huy Phước, Giám đốc Công ty Tamexco, “dùng các thủ đoạn kê khai khống giá trị đất lên hàng trăm tỷ đồng để thế chấp ngân hàng, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Có nhiều ngân hàng và quan chức ngân hàng đã nhúng chàm”. Vụ Epco – Minh Phụng, năm 1997: “Khoảng 4,5 ngàn tỷ đồng của Nhà nước bị thất thoát…có khá nhiều quan chức trong ngành ngân hàng dính vào vụ này”. Vụ Thủy cung Thăng Long, năm 1999: “Có liên quan đến nhiều quan chức, trong đó có cả một Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và một Phó Thủ tướng”. Vụ Năm Cam, năm 2002: Mafia xã hội đen chỉ có thể hoạt động dưới trướng của mafia quyền lực cỡ Ủy viên chính trị bộ như Trương Tấn Sang, hay cấp trung ương như thiếu tướng Thứ trưởng bộ Công an Bùi Quốc Huy, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến, Tổng giám đốc đài Tiếng nói CSVN Trần Mai Hạnh…
Báo chí trong nước được răn dạy rằng, chỉ có thể đưa ra trước công luận tới mức đó, “khi những nhân vật này có dấu hiệu ‘bảo kê’”.
Rồi còn vụ Lã Thị Kim Oanh, Vinashin, và mới đây là Ngân hàng ACB với bầu Kiên, TGĐ Hải, những người có máu mặt và thế lực, cũng phải vào nhà đá bóc lịch, là bởi sự thanh trừng đảng lẫn nhau, tạo nên cảnh “trâu bò chọi nhau, khiến ruồi muỗi chết oan”. Và còn hằng hà sa số các vụ khác…
Phải công tâm nhìn nhận là nền kinh tế VN có bước nhảy phi mã với tỷ trọng mỗi năm xấp xỉ hai con số 8,7 - 9,8…Nhưng lạm phát lại đè đầu cưỡi cổ ở mức 12 – 14. Xem thế thì bài toán kinh tế VN vẫn còn nhiều điều bất cập, cần phải xét lại…
Nhưng sự kiện năm 2007 Việt Nam là nước thứ 150 gia nhập tổ chức thương mại WTO cũng đáng được ghi nhận. Vì đây là một chặng đường nước ta hội nhập mậu dịch thương mại thế giới, mở ra cơ hội cho nền kinh tế nước nhà phát triển, để sánh cùng cường quốc năm châu bốn biển. Thế nhưng, 5 năm qua, chẳng thấy kinh tế nước nhà hưng thịnh phát triển thêm lên, mà chỉ thấy công ty này, cơ xưởng nọ, ngân hàng kia, vỡ nợ phá sản…thất nghiệp khủng mà thôi.
Rõ ràng, cuộc chơi nào cũng phải có quy cách, luật chơi riêng của nó, chứ không phải là trò đùa, cứ chơi bừa là được. Thiếu nền tảng cơ chế kinh tế và thiếu sự chuẩn bị chu đáo để “cố đấm ăn xôi” vào cho được WTO thì, việc “con cóc muốn to bằng con bò” bị nổ đốp banh xác là thậm chí phải!! Bài học quốc văn giáo khoa thư trước 75, còn sờ sờ ra đó…mà anh VC nhà ta chưa học đến, thì sao mà làm kinh tế được hả trời!!!
Kinh tế không phát triển, nhưng việc đàn áp tôn giáo, bức bách người dân khắp cả nước lại rất tiến triển, nhờ huy động cả công an, quân đội và kể cả bọn côn đồ để lập lại trật tự thì làm sao có được dân chủ đây??!!
Từ khi vào được WTO, nhà nước ta không bị áp lực công luận của thế giới về nhân quyền, để nhà nước thẳng tay đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, Tam Tòa, Con Cuông, và người dân Văn Giảng…Tôi tự cảm thấy hối tiếc, vì ngày trước trách cứ Việt kiều hải ngoại ra sức ngăn cản VN vào WTO, để bây giờ nhà nước chơi cái đòn lụi lên người dân và tôn giáo, chẳng khác chi thằng Chí Phèo của làng Vũ Đại ngày ấy!
Đàn áp cả những sinh viên, những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển đông, tưởng, bây giờ không biết đảng và nhà nước ở phe nào đây??? Chẳng lẽ là phe bán nước cầu vinh…???
Mà cũng phải thôi, vì có đàn anh Trung Quốc đỡ đầu, kinh tế quốc dân ta khỏi lo phải sản xuất chi nữa, chỉ còn lo tiêu xài đồ Trung Quốc rẻ rề từ: máy móc, hàng hóa, thực phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng, đồ chơi trẻ em, xe hơi, đồ điện tử, Đtdđ… không có thứ gì mà Trung Quốc chẳng đưa sang bày bán. Một chính sách ru ngủ của Trung Quốc, nhà nước ta không phê thuốc phiện bị nghiện hút… mới là lạ!!!
Tổng kết 37 năm trị vì của nhà nước ta
17 năm kinh tế đổi mới 1995 – 2012, bên cái nền kinh tế phù hoa giả tạo đó, cho thấy tài sản quốc dân đang chảy vào túi cán bộ quan chức đủ cấp, đủ ban ngành…từ nhỏ tới lớn không quan phụ mẫu nào là không nhúng chàm tội phạm tham ô tiền tỷ tỷ đồng…lại là chuyện thật. Những vụ tham nhũng hối lộ bán đất…bán cơ sở nhà nước tràn ngập trên khắp địa phương cả nước. Quan chức nhỏ, được quan chức lớn bao che, quan chức lớn, được ngai vị, thế lực đảng dung dưỡng vỗ béo, vinh thân phì gia…thế thì còn ai dám vuốt râu hùm đây??? Cuối cùng là người dân, các anh doanh nghiệp một thời từng làm tôi tớ, cu ly cho các xếp quan chức, rót tiền đầy túi vào quan chức, rồi bị phụ bạc lại bằng cách đá đít, tế thần với các bản án tử, chung thân…
17 năm kinh tế thị trường cho thấy sự phân hóa cách biệt “ngàn trùng xa cách” giữa giai cấp thống trị quan chức và con dân…Cơ sở nhà lầu, xe hơi, nhà hàng, hội quán ăn chơi đều có tay của các xếp quan chức lớn. Lấy phạm vi nhỏ, tiêu biểu là Thủ đô Hà Nội, các quan chức lớn nhỏ, sau khi gom bi, rút ruột của nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, về mua nhà, chiếm lĩnh hết những khu phố ăn chơi chính của Thủ Đô, khiến cho đất Hà Thành đắt nhất trên thế giới, 1m2, 10 – 15 cây vàng!!!
Các trường đại học cao cấp nước ngoài đầu tư ở VN…cũng con quan chức học, chứ dân lấy tiền đâu mà học. Đến cả du học nước ngoài Âu Mỹ, Singapore, Úc…cũng là con cái quan chức hội đủ điều kiện, chứ con dân làm chi có vé. Mọi ưu đãi hưởng thụ của xã hội đều dành cho giai cấp thống trị, bởi họ có tiền, mà tiền lại không do mồ hôi nước mắt do họ làm ra, tiền chùa của quốc dân, xài xả láng đâu có tiếc nuối chi…
20 năm thời hậu chiến 1975 – 1995 , nhà nước chỉ phạm cái tội chính sách dốt và dại thì, 17 năm 1995 – 2012 năm sau đó, quan chức nhà nước lại tay nhúng chàm để tham nhũng, hối lộ, bảo kê tội ác…đã trở thành quốc nạn.
20 năm hậu chiến, nhà nước ta chỉ có khả năng làm nghèo đồng hạng con dân và đất nước.
17 năm đổi mới kinh tế, nhà nước ta lại có khả năng làm giàu cho một thiểu số gia cấp thống trị quan quyền, viên chức cán bộ mà thôi.
Ngày nay, xã hội Việt Nam phân hóa ra bốn thành phần:
- Giai cấp thống trị quan chức nắm quyền lực dưới ngọn cờ đảng.
- Giai cấp nghệ sĩ, được ưu đãi, cung phụng, chiều chuộng, gồm: ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, MC, Hoa hậu, Vũ công, Người mẫu thời trang, call girl…trong giới Showbiz.
- Giai cấp tư bản gồm các đại gia, doanh nhân…
- Giai cấp thứ dân.
Nếu tính tài sản quốc dân thì 3 giai cấp trên nắm một nửa, còn thứ dân gần 90 triệu chiếm một nửa còn lại. Qua đó, cho thấy sự bất công trong sự phân hóa giai cấp rõ rệt trong xã hội VN.
Sướng nhất vẫn là giai cấp thống trị và nghệ sĩ, nước lên thì bèo lên. Chỉ khổ nỗi cho cái anh doanh nghiệp, dân đen, làm đầy tớ đem bao công sức bỏ ra, đến khi trái khoáy là bị đưa đi tế thần tử hình, lao tù chung thân.
Nói chuyện phiếm luận nhà nước ta, khi nào cho hết hả trời!!!
Xin mượn câu nói thời danh của cựu TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu để làm câu kết: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy xem việc nó làm”.
***
Đọc xong bài viết: “Phiếm luận, chuyện nước ta”, một ông bạn đến gặp tôi, hốt hoảng la làng:
- Ông viết thời sự hót quá! Hót quá! Thậm chí nguy! Thậm chí nguy!!!
- Nguy là nguy thế nào?
- Từ chung thân đến tử hình chứ chẳng chơi đâu!!
Chi mà ghê vậy! Mấy thằng quan chức lớn tham nhũng, thâm thủng công quỹ nhà nước hằng ngàn tỷ đồng, mà vẫn cứ bình thân như vại, có sao đâu. Còn tôi, viết lách ba chuyện tầm phào cho vui tuổi già ấy mà!
- Tầm phào thì cũng chung thân chứ đùa ạ!
- Chung thân thì hơi uổng bản án, mà nhà nước lại mang tiếng ác đức với người già, vì tôi sống được dăm ba năm nữa chứ mấy, có sống lâu để nhà nước hành đâu mà sợ.
- Tệ lắm cũng vài năm bóc lịch.
- Ở ngoài đời, tốn cơm ăn, áo mặc của vợ con nuôi. Thôi thì vào tù nghĩ mát được nhà nước chiêu đãi cơm tù sướng chán! Lại được đổi môi trường sống trải nghiệm, để biết thế nào là “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, biết đâu nhân loại lại có tác phẩm văn học vĩ đại “Nhật ký trong tù” như bác Hồ, có khi còn đoạt giải Nobel văn học chứ chẳng chơi! Khi đó, nhà nước hết lời ca ngợi tôi và nhân dân VN lại tự hào có tôi là đại văn hào đấy chứ!
- Nhưng tôi hỏi thật ông, những điều tôi viết trên đây có đúng sự thật không?
- Có, nhưng…
- Không nhưng chi cả, nếu tôi tử hình thì ông chí ít cũng phải chung thân, vì a tòng và xác nhận điều tôi viết là đúng. Mà đúng quá đi chứ! Nếu không, bây giờ họ vẫn cứ duy trì hệ thống kinh tế XHCN: Tập đoàn, Hợp tác xã, Mậu dịch mua bán…Lúc này cho thêm tiền, họ cũng chẳng dám đổi bạc nữa là…!
Hai ông bạn già đưa hơi ly rượu thuốc, rồi khề khà cười vang…
Con chim trước khi chết kêu tiếng chi chiết, bi ai. Thôi thì con người trước khi “Một cõi đi về”, cũng nên một lần nói thật với lòng mình vậy!!! Chẳng có chi đáng phải ân hận.
Bài viết này được viết vào thập niên 90 và sau này những năm 2012 có cập nhật thời sự. Vì thế, nên lúc này 2023 tính thời sự đã không còn nữa. Nhưng mục đích của bài viết này là khơi gợi lại “Một chặng đường cơ khổ sau 75”.
Di Tĩnh Đắc
Ngày 12.09.1995