Di Sản Hồ Chí Minh
“MÀ LÒNG ĐÃ CHẮC NHỮNG NGÀY MỘT HAI”
Nguyễn Thanh Giang
12-04-2014
Tôi mượn lời Thúy Kiều nghênh tiếp người anh hùng Từ Hải: “Rằng bây giờ mới thấy đây/ Mà lòng đã chắc những ngày một hai” để bầy tỏ nỗi hoan hỉ đón mừng một sự kiện, một nhân vật:
Về một sự kiện –
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề” (Tuyên ngôn Thành lập Hội).
Việc chọn ngày 4 tháng 7 để ra Tuyên bố được ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội – giải thích: “Ý nghĩa ấy gắn với bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 vào thời khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tính chất độc lập của bản tuyên ngôn này lại rất phù hợp với tính cách độc lập của Hội các nhà báo tự do. Nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng đến một sự tách rời hoàn toàn khỏi ý đồ thực dân của nước Anh thì nhiệm vụ của báo giới độc lập Việt Nam vào lúc này và trong những năm tới cũng không khác biệt, tức không chỉ độc lập với các hội đoàn nhà nước mà còn phải đóng góp cho quốc gia để gìn giữ nền độc lập nước nhà trước họa xâm lăng Trung Quốc”.
Ông Nguyễn Công Bằng, chủ tịch Đảng Vì dân Việt Nam gửi lời chúc mừng và đánh giá: “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tập hợp xã hội dân sự mới nhất. Tuy nhiên Hội này không mang tính non trẻ vì, nhìn vào thành phần sáng lập và điều hành, chúng ta thấy được sự tham gia của những người đã và đang có nhiều đóng góp lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Với tập hợp ban đầu bao gồm nhiều cây bút có xuất xứ khác nhau, kể cả những định hướng đấu tranh khác nhau, sự thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một biểu hiện lớn của tinh thần dân chủ; trong đó mọi sự khác biệt được tôn trọng để cùng góp sức xây dựng một thành quả chung ”.
Cùng ngày ra Tuyên bố Thành lập Hội, “Việt Nam Thời báo” – trang báo do chính Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chủ xướng và điều hành – cũng đã ra mắt độc giả khắp nơi.
Trong cuộc phỏng vấn với Truyền thông Chúa Cứu Thế, ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội tuyên bố:
“Chúng tôi muốn so sánh với tờ Bangkok Post. Cố gắng trong 10 năm sắp tới trang mạng của Hội phải so sánh được với Bangkok Post, hoặc hơn nữa như tờ Straits Times của Singapore, hoặc phải nghĩ đến những viễn cảnh xa vời như Le Monde của Pháp”.
Nhiệt liệt hoan nghênh người bạn mới của “Bán nguyệt san Tổ Quốc”. Từ nay Lực lượng Dân chủ trong nước có thêm một Tiếng Nói bên cạnh “Tự do Ngôn luận”, “Tổ Quốc”, “Bauxite Viêt Nam”, “Diễn đàn Xã hội Dân sự”.
Ra đời ngày 15 tháng 9 năm 2006, tập san Tổ Quốc đã tồn tại được gần 8 năm, phát hành được 184 số dưới ba hình thức: đăng trên website, gửi đến các hộp thư email, ấn hành báo giấy. Báo giấy “Tổ Quốc” tuy chưa được phát hành chính thức nhưng nhờ nguồn tài chính hỗ trợ từ Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của chính trị gia Nguyễn Gia Kiểng có lúc ấn bản cũng đã lên tới trên dưới 800. Cách làm như sau: Chúng tôi trang bị computer, máy in, máy photocopy cho một số địa chỉ ở các thành phố lớn và một số tỉnh để anh em nhân bản và đem tán phát bí mật. Nhiều người, đến nay, đã trở nên “nghiện” “Tổ Quốc” đến nỗi hốt hoảng mỗi khi thấy báo ra chậm hoặc chậm nhận được báo (vì tâm lý e ngại thường trực, sợ có trục trặc gì hoặc báo đình bản). Trong số “nghiện” “Tổ Quốc” có rất nhiều lão thành cách mạng, kể cả một số cán bộ Đảng đương chức.
Vui mừng thấy HNBĐLVN và “Việt Nam Thời báo” đường hoàng, đĩnh đạc tuyên bố ra mắt công khai mà cho đến nay vẫn được an toàn chứ không phải chui lủi khốn khổ như “Tổ Quốc” buổi sinh thành. Ngày ấy tôi phải bí mật gặp gỡ từng thành viên định đưa vào danh sách Ban Biên tập với thỏa thuận: Hễ bị công an truy bức thì cứ nói mình chưa thật sự nhận lời mà đã bị ghi danh, miễn đừng chính thức tố cáo. Quả nhiên, tất cả đều bị công an triệu tập hoặc đến nhà truy vấn, dọa dẫm. Tuy nhiên, chỉ trừ một người ngụy phản, tất cả đều chung thủy với “Tổ Quốc”. Đại tá Phạm Quế Dương được mời đứng vào vị trí quan trọng nên bị khủng bố mạnh nhất. Mặc dầu Đại tá rất kiên cường nhưng vì cả vợ và con Đại tá đều không chịu nổi sức uy hiếp, lăng nhục rất tàn bạo nên người gọi điện, người viết thư, người đến tận nơi thuyết phục buộc tôi đành rút tên Phạm Quế Dương ra khỏi tờ báo. Vẫn không xong, vì nhiều người khác cũng lâm cảnh lao lung rất đáng thương cảm, đến nỗi tôi phải rút tên tất cả để chỉ còn ghi: “Nhóm trí thức Dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước phối hợp thực hiện”.
Nay thì, theo nhận định của ông Nguyễn Công Bằng: “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một trắc nghiệm nhiều mặt và nhiều thành phần. Nếu nhà nước Việt Nam đàn áp mạnh những nhà báo độc lập, họ sẽ phải trả một cái giá không nhỏ cho hành động phủ nhận quyền tự do ngôn luận — điều mà nhà cầm quyền đang cố gắng né tránh, ít nhất là ở lúc này. Không những thế, sự đàn áp đoàn thể tân lập này sẽ cho thế giới thấy được tính chất độc tài của nhà nước đương quyền, khi họ nhất quyết không chấp nhận một tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn ôn hòa”
Nói vậy nhưng rồi ông NCB vẫn không thể không quan ngại: “Sự tập hợp các cây bút nổi tiếng và thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một nỗ lực chắc chắn sẽ gặp nhiều thử thách cam go. Biết được điều này và vẫn quyết tâm đi tới, để tồn tại và sinh hoạt một cách hiệu quả, thì tập thể này quả là đầy dũng cảm, đáng được trân trọng và kính phục.”
Về một nhân vật –
Nhân sinh nhật vừa qua, tôi có chia sẻ với một số thân hữu mấy vần thơ buồn “Ơ kìa, sao đà sắp tám mươi!/ Mắt đã mỏi, bước chân chừng ngắn lại/ Đêm chỉ còn hạt sao rơi vãi/ Ngày chỉ còn nắng quái chiều hôm”. Đoạn vĩ thanh, bài thơ có cố rướn lên: “Nhưng con tim cứ thúc nhịp trống dồn/ Mạch máu rân rân như còn vượt thác/ Trang giấy tãi chong chong, sao ngủ được/ Có đàn voi rậm rịch chạy trong đầu”. Nhưng, dẫu sao tôi cũng đã như một “Lão ô bách tuế”. May thay, bên cạnh tôi đã từng sải cánh một đàn “Phượng hoàng sơ sinh”: Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Lê Quốc Quân, Đỗ thị Minh Hạnh, Phạm Hồng Sơn, Lê thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Tiến Trung … Nay lại có thêm chú phượng hoàng Phạm Chí Dũng đang vượt lên hàng đầu.
Sinh năm 1966, từng theo học trường Học viện Kỹ thuật Quân sự nhưng Phạm Chí Dũng lại có cả bằng Tiến sỹ Kinh tế.
Nhiều nguồn tin riêng cho biết Phạm Chí Dũng đảm nhận nhiều vị trí công tác cả công khai lẫn bí mật. Về mặt công khai, trước đây Phạm Chí Dũng thuộc Ban Dân vận nhưng vai trò kín là cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, cộng tác viên của Tổng Cục Hai. Trong vai trò an ninh nội chính này, mặc dù không phải là trợ lý, Phạm Chí Dũng vẫn thường gặp gỡ báo cáo và tháp tùng với ông Trương Tấn Sang lúc ấy là Bí thư Thành phố HCM.
Sau khi ông Trương Tấn Sang ra trung
ương, Phạm Chí Dũng qua công tác bên Ban Tôn giáo một thời gian. Vợ của
Phạm Chí Dũng tên là Khanh hiện công tác ở Ban Tôn giáo. Phạm Chí Dũng
làm việc ở Ban Tôn giáo một thời gian và sau đó trở lại vị trí An ninh
Nội chính.
Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều tra
Công an TP. HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Phạm
Chí Dũng với tội danh “Câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở
Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại
nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Sau 6 tháng giam cầm, Phạm Chí Dũng được
trả tự do với một quyết định rất lý thú: “Đình chỉ điều tra đối với ông
Phạm Chí Dũng. Ông Phạm Chí Dũng có thể trở lại công tác như cũ”.
Phạm Chí Dũng đã từ bỏ Đảng với lý do: “Tôi
tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi
của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu
của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù
hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản”.
Phạm Chí Dũng còn được xem như một nhà văn, nhà phê bình có tài. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1986, đã xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ” (2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba” (2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh” (2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007).
Ông còn viết báo với các bút danh: Việt Thắng, Viết Lê Quân, Trường Sơn…
Phạm Chí Dũng đúng bằng tuổi con trai tôi nhưng tôi không chỉ yêu quý mà có thể nói là còn kính nể bởi tài năng và sức làm việc phi thường của anh. Hơn thế nữa, chúng tôi lại đã từng “Đồng thanh tương ứng/ Đồng khí tương cầu”.
Về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tôi từng đã viết nhiều bài, trong đó có: “Tỉnh táo trong quan hệ quốc tế”, “Đáng sợ nhưng quyết không khuất phục”, “Rất đáng phàn nàn về ông Nguyễn Phú Trọng”, “Nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, “Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử” “Nắm tay Trung Quốc, cảnh giác Đại Hán”, “TBT Nguyễn Phú Trọng chưa nên đi Trung Quốc”, “Tầm cao chiến lược là cái chi chi”, “Trung Quốc trong nhãn quan Nguyễn Du”, “Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam”, “Phải làm gì khi Trung Quốc nhất định chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của ta?”, “Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, “Mấy nghi vấn đối với Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết”, “Hợp tác với Hoa Kỳ là yêu cầu bức thiết không chỉ vì nước giầu dân mạnh mà còn vì độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ”, “Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa và chiến tranh Biên giới”, “Hữu nghị nhưng phải cảnh giác”, “Không liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc, nhưng cần/phải liên minh với Hoa Kỳ để giữ Biển Đông”, “Dầu khí ở Biển Đông”, “Bộ trưởng Quốc phòng chống lại Thủ tướng”, “Lý thắng phải là lý của kẻ mạnh” …
Thấy tôi khẳng định chỉ có khẩn cấp thiết lập Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản mới mong giữ được Biển Đông, một số người chưa thông thấu lắm, Phạm Chí Dũng đã giảng giải thêm:
“Chỉ có thể xây dựng một quan hệ chiến lược về quốc phòng với Mỹ, người Việt Nam mới nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh để đối phó với tham vọng khống chế Biển Đông và cả đất liền của Trung Quốc. Bằng chứng sống động và gần gũi nhất là mới vào cuối tháng 4/2014 ngay trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Philippines, hai quốc gia này đã ký kết với nhau một bản hiệp ước về tương trợ quốc phòng”.
“Ngay lập tức, những động tác “ném đá dò đường” của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ của Philippines lắng hẳn đi, còn Manila tuyên bố không ngần ngại tiếp tục chương trình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và trong thực tế họ đã bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Philippines”.
“Chúng ta đã thấy bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đã cộng tác quân sự với Mỹ từ hơn ba chục năm qua. Còn Philippines cũng là một đồng minh quân sự và được Mỹ bảo vệ cho đến giờ này. Tất cả những quốc gia ấy có bị Trung Quốc hiếp đáp như đối với Việt Nam không? Câu trả lời là không hoặc rất ít. Âu đó cũng là một bài học phản tỉnh cho Nhà nước Việt Nam khi họ chọn quan hệ đu dây mà chẳng đi tới đâu, thậm chí còn bị lật ngửa như mới đây”. (Trả lời phỏng vấn RFI ngày 13/6/14).
Vài người nào đó lại e ngại Hoa Kỳ sẽ “không thèm” liên minh với ta. Tôi định viết bài phân tích cho rõ thêm thì Phạm Chí Dũng đã đỡ lời rất sáng tỏ:
“Về phía Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ đã đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc về chuyện khả năng Mỹ có thể đưa binh lực tới khu vực Biển Đông để giải quyết những xung đột vũ trang có thể phát sinh tại khu vực và cũng là để bảo đảm cho những lợi ích của người Mỹ về vấn đề tự do hàng hải, an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông. Đó là một động thái khá kiên quyết về phía Mỹ theo một lối mở mà như tư lệnh của quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương – ông Locklear – đã tuyên bố, đã bắn tiếng trên Reuters là phía Mỹ có thể xây dựng một đối tác chiến lược với phía Việt Nam. Mà trở thành đối tác chiến lược thì anh có thể hình dung nó cần thiết với Việt Nam thế nào rồi, bởi vì trước đây ông Trương Tấn Sang chưa thể hy vọng việc trở thành một đối tác chiến lược mà chỉ là đối tác toàn diện mà thôi. Đối tác chiến lược ở đây phải nói tới là chiến lược về an ninh và về quốc phòng, đó chính là điều mà người Việt Nam cần nhất hiện nay, hơn cả Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP). Chỉ có đối tác chiến lược đầy đủ với Hoa Kỳ mới có thể tạo ra một hàng rào chắn, một lá chắn đủ mạnh, đủ xung lực, đủ hỏa lực để ngăn chặn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Các động thái gây hấn của Trung Quốc là không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biên giới phía Bắc, đó là điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Nếu như Việt Nam không thể đạt được điều đó thì có thể nói là không có một điều gì, không có một con người nào, không có tài sản của một quan chức nào ở Việt Nam có thể an toàn. .(Trả lời nhà báo Trần Quang Thành 7/6/14)
“Nếu không can thiệp mà để cho Trung Quốc tự tung tự tác, Mỹ sẽ gặp bất lợi lớn về tự do hàng hải, an toàn hàng hải ở Biển Đông và do đó có thể sẽ bị phá sản phần lớn chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Ai cũng biết rằng Biển Đông có vị trí như một cửa ngõ cho giao thương hàng hải và nếu cần có thể khống chế hoạt động quân sự của cả khu vực phía Nam và các nước xung quanh. Hiện nay cuộc đua lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ chính là điểm xung yếu này. Do vậy nếu bị Trung Quốc qua mặt ở Biển Đông, mục tiêu an toàn hàng hải của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vai trò của Hạm đội 7 cũng có không ý nghĩa đủ lớn, làm cho chính sách của Mỹ về bảo vệ an ninh thế giới và cũng là an ninh của công dân Mỹ sẽ lạc điệu.
Lời bắn tiếng về mối liên kết “đối tác chiến lược” với Việt Nam của Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Locklear là một minh chứng khá hoàn hảo về việc người Mỹ hoàn toàn không bỏ qua ý đồ phong tỏa Biển Đông của Trung Quốc” (Trả lời phỏng vấn RFI)
Nghe diễn văn của Phùng Quang Thanh ở Shangri La, không nén nổi sự khinh bỉ tột độ, tôi đã nặng lời: “Có người bảo diễn văn của Phùng Quang Thanh đã được Bộ Chính trị duyệt từng câu từng chữ. Tôi rất không tin. Trong 16 con người ấy dù có những kẻ Lú thì cũng còn phải có Người khôn chứ. Đóan rằng, trước khi đi, đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương chỉ thỉnh thị ý kiến ông Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cho nên cái văn khi ở đây mới ám phải mùi tử khí khăm khẳm đến thế!”.
Mấy hôm sau, tôi nhận được sự đồng tình của Phạm Chí Dũng:
“Nhưng Hội nghị Shangri-la đã chứng tỏ bản lĩnh quá yếu kém của phía Việt Nam. Hoàn toàn không đạt yêu cầu khi đưa một ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra để chỉ nói những câu văn vẻ không có nghĩa gì hết, gây phản cảm rất lớn trong dư luận, cho thấy một vị thế quá yếu kém của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Điều đó gây ra hậu quả là quốc tế họ coi thường Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là chỉ có lời nói mà không có hành động, mà nếu như chỉ có lời nói mà không có hành động thì khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì quân đội Việt Nam sẽ đánh nhau như thế nào đây với một vị Đại tướng nói không nên lời? Đó là điều quá rõ” (Trả lời nhà báo Trần Quang Thành 7/6/14).
Trước đây tôi từng tích cực góp phần vận động Việt Nam tham gia WTO, bây giờ tôi khấp khởi chờ mong Việt Nam sớm được gia nhập TPP. Tôi phản đối những ai muốn dìm đất nước trong đói khổ để hy vọng nhân dân sẽ nổi lên lật đổ ĐCSVN. ĐCSVN cần phải bị tước bỏ đặc quyền, đặc lợi, độc tài, độc đoán, tốt nhất là bị thay thể trong môi trường dân chủ đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào cũng không được đem nhân dân làm vật thí thân. Như vậy là tàn bạo, tàn bạo hơn cả cộng sản.
Phạm Chí Dũng không chỉ “đồng khí tương cầu” với tôi, mà còn tiên đóan một cách rất đáng ngưỡng vọng:
“Tôi nói với quý vị về cảm nhận của tôi là một người trong nước. Theo tôi, có thể là ngay trong năm nay, vào khoảng tháng 9, tháng 10 sẽ có những tín hiệu mới về vấn đề TPP, tức nhà nước Việt Nam có thể được tham gia vào TPP một cách đặc cách chứ không phải theo cách bình thường. Những vấn đề được đặt ra vào năm 2013 và lời hứa của ông Barack Obama – tổng thống Hoa kỳ – về khả năng sớm nhất để Việt Nam có thể tham gia vào TPP .. “, (Nhà báo Phạm Chí Dũng hội luận với giáo sư Carl Thayer và người Việt ở Úc ngày 24/6/14).
Trên cơ sở nhận định thực tế hiện nay chưa có lực lượng nào đủ khả năng tấn công và thay thế ĐCSVN nên đành dựa vào những nhân tố khả dĩ nhất trong Đảng để cải tạo và hóa giải ĐCSVN. Nhân tố có thể kỳ vọng hơn cả hiện nay là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chủ trương đó của tôi, không ngờ, bị ngay cả một số người có nhãn quan chính trị rất sắc bén không đồng thuận. May sao, lại có Phạm Chí Dũng “đồng thanh tương ứng”:
“Nếu không xét đến những gương mặt chính khách chưa xuất hiện, trong tất cả những gương mặt hiện nay và trong khoảng hai năm tới, tôi chỉ hy vọng vào một nhân tố duy nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng hy vọng này cũng chỉ mới manh nha và còn rất chập choạng.
Cơ sở để có thể có đôi chút hy vọng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bởi ông ta đang trong tình thế phải “cứu nhà, cứu nước”. Nước mất thì nhà tan. Nhưng muốn cứu nhà thì trước hết và dù muốn hay không cũng phải cứu nước.
Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, có vẻ ông Nguyễn Tấn Dũng đã dứt khoát hơn trong chính sách chuyển hướng xoay trục sang phương Tây. Để đối chọi với Trung Quốc, trước mắt người Việt cần ít nhất sự hỗ trợ của Hạm đội 7 của Mỹ, sau đó là một bản hiệp ước tương trợ quốc phòng với Hoa Kỳ, như kết quả mà Philippines đã vừa đạt được. Và cuối cùng, tốt nhất Việt Nam trở thành một đồng minh quân sự với Hoa Kỳ như trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc”.
“Nếu một cuộc chiến tranh được kích động từ Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có thể dựa vào 3/4 trong số gần 200 ủy viên trung ương đảng để chiến đấu, hay ông ta phải dựa vào 90 triệu dân chúng? Có lẽ đó là lý do để ông Dũng trở thành người duy nhất trong bộ tứ triều đình đưa ra một vài tuyên bố có vẻ cứng rắn đối với Bắc Kinh”.(PCD trả lời phỏng vấn RFI).
Khả năng viết và diễn giảng của Phạm Chí Dũng thật đáng trân trọng và khâm phục. Chỉ trong vòng một năm qua PCD đã viết hơn 200 bài báo và trả lời hơn 100 cuộc phỏng vấn. Vì vậy, có lúc PCD gở miệng, đã tuôn ra những dòng bi quan, yếm thế lạc lõng đến mức ngạc nhiên này:
“Làm sao để chiến thắng Trung Quốc nếu Tổ quốc ta bị xâm lược? Làm sao để chiến đấu, hay chỉ là biểu lộ cơn giận dữ trả thù dân tộc cực đoan, nhưng sau đó chính những kẻ cực đoan này sẽ biến mất ngay khi chiến tranh ập tới?
….. Kinh tế sẽ hoàn toàn đình đốn. Đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn và tan hoang. Không chỉ chế độ mà nhiều gia đình sẽ tan nát. Một góc hình ảnh nạn đói 1945 sẽ có thể tái hiện…” (Tâm thư gửi công nhân: Người với người không thể giết nhau).
Cho nên, tôi muốn đề nghị PCD nên “phanh” bớt bầu nhiệt huyết lại. Đầu tư thời gian công sức viết những bài có sức khái quát, có tầm tư tưởng, tầm chiến lược cao hơn.
Những hoạt động năng nổ, nhất là Tuyên bố thành lập HNBĐLVN chưa bị “sờ đến” không có nghia là người ta thực sự buông tha. Họ thâm độc lắm, họ thiện nghệ lắm. Không đấm được vào mặt thì họ sẽ thụi ngầm sau lưng đấy. Không trực diện đương đầu được, rất có thể họ sẽ sử dụng chính anh em thân cận nhất của mình diệt mình. Sự tung hoành năng nổ đang làm uy tín của Dũng lên rất cao nhưng chính vì thế cũng có thể làm cho không ít bằng hữu cùng chiến tuyến đố kỵ tỵ hiềm mà vô tình hay cố ý bị các thế lực chống dân chủ hóa lợi dụng biến thành nội công của họ. Kinh nghiệm đau xót của tôi cho thấy họ có khả biến những người từng sát cánh mình nhất, những tả phù hữu bật mình, thậm chí cả người đã từng chịu ơn mình quay lại triệt hạ mình bằng nhừng lời vu khống, xuyên tạc ty tiện nhất, tàn độc nhất.
Tuy nhiên, tôi tin ở sự thông minh, từng trải của Dũng. Đọc đoạn tường trình buổi bị truy vấn của Dũng thấy rất giống những buổi họ từng truy vấn tôi. Khác một điều là khi họ đưa các bài viết của tôi rút từ trên mạng, chỉ đọc qua đầu đề là tôi ký xác nhận ngay tức khắc, còn Dũng, Dũng đòi tự mở files của mình, tự in ra, rồi mới ký vào đó.
Vả chăng tin rằng Dũng vốn là người có thủy có chung khi viết những dòng sau đây về buổi đến mừng Đỗ thị Minh Hạnh vừa được trả tự do:
“Trở về ngoài đời mới thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Thật đúng như một giấc mơ! Em cứ tự hỏi làm sao mà các anh lại hy sinh và làm được nhiều như thế trong những năm qua?” – Minh Hạnh thốt lên với tôi, giọng rổn rảng đầy âm sắc. Còn tôi lại thật sự xấu hổ: “Làm sao có được giấc mơ này, nếu không có những người đi đầu hy sinh như Hạnh?”.
Hà Nôi 11 tháng 7 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
website: http://www.nguyenthanhgiang.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
“MÀ LÒNG ĐÃ CHẮC NHỮNG NGÀY MỘT HAI”
Nguyễn Thanh Giang
12-04-2014
Tôi mượn lời Thúy Kiều nghênh tiếp người anh hùng Từ Hải: “Rằng bây giờ mới thấy đây/ Mà lòng đã chắc những ngày một hai” để bầy tỏ nỗi hoan hỉ đón mừng một sự kiện, một nhân vật:
Về một sự kiện –
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề” (Tuyên ngôn Thành lập Hội).
Việc chọn ngày 4 tháng 7 để ra Tuyên bố được ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội – giải thích: “Ý nghĩa ấy gắn với bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 vào thời khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tính chất độc lập của bản tuyên ngôn này lại rất phù hợp với tính cách độc lập của Hội các nhà báo tự do. Nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng đến một sự tách rời hoàn toàn khỏi ý đồ thực dân của nước Anh thì nhiệm vụ của báo giới độc lập Việt Nam vào lúc này và trong những năm tới cũng không khác biệt, tức không chỉ độc lập với các hội đoàn nhà nước mà còn phải đóng góp cho quốc gia để gìn giữ nền độc lập nước nhà trước họa xâm lăng Trung Quốc”.
Ông Nguyễn Công Bằng, chủ tịch Đảng Vì dân Việt Nam gửi lời chúc mừng và đánh giá: “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tập hợp xã hội dân sự mới nhất. Tuy nhiên Hội này không mang tính non trẻ vì, nhìn vào thành phần sáng lập và điều hành, chúng ta thấy được sự tham gia của những người đã và đang có nhiều đóng góp lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Với tập hợp ban đầu bao gồm nhiều cây bút có xuất xứ khác nhau, kể cả những định hướng đấu tranh khác nhau, sự thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một biểu hiện lớn của tinh thần dân chủ; trong đó mọi sự khác biệt được tôn trọng để cùng góp sức xây dựng một thành quả chung ”.
Cùng ngày ra Tuyên bố Thành lập Hội, “Việt Nam Thời báo” – trang báo do chính Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chủ xướng và điều hành – cũng đã ra mắt độc giả khắp nơi.
Trong cuộc phỏng vấn với Truyền thông Chúa Cứu Thế, ông Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội tuyên bố:
“Chúng tôi muốn so sánh với tờ Bangkok Post. Cố gắng trong 10 năm sắp tới trang mạng của Hội phải so sánh được với Bangkok Post, hoặc hơn nữa như tờ Straits Times của Singapore, hoặc phải nghĩ đến những viễn cảnh xa vời như Le Monde của Pháp”.
Nhiệt liệt hoan nghênh người bạn mới của “Bán nguyệt san Tổ Quốc”. Từ nay Lực lượng Dân chủ trong nước có thêm một Tiếng Nói bên cạnh “Tự do Ngôn luận”, “Tổ Quốc”, “Bauxite Viêt Nam”, “Diễn đàn Xã hội Dân sự”.
Ra đời ngày 15 tháng 9 năm 2006, tập san Tổ Quốc đã tồn tại được gần 8 năm, phát hành được 184 số dưới ba hình thức: đăng trên website, gửi đến các hộp thư email, ấn hành báo giấy. Báo giấy “Tổ Quốc” tuy chưa được phát hành chính thức nhưng nhờ nguồn tài chính hỗ trợ từ Tập hợp Dân chủ Đa nguyên của chính trị gia Nguyễn Gia Kiểng có lúc ấn bản cũng đã lên tới trên dưới 800. Cách làm như sau: Chúng tôi trang bị computer, máy in, máy photocopy cho một số địa chỉ ở các thành phố lớn và một số tỉnh để anh em nhân bản và đem tán phát bí mật. Nhiều người, đến nay, đã trở nên “nghiện” “Tổ Quốc” đến nỗi hốt hoảng mỗi khi thấy báo ra chậm hoặc chậm nhận được báo (vì tâm lý e ngại thường trực, sợ có trục trặc gì hoặc báo đình bản). Trong số “nghiện” “Tổ Quốc” có rất nhiều lão thành cách mạng, kể cả một số cán bộ Đảng đương chức.
Vui mừng thấy HNBĐLVN và “Việt Nam Thời báo” đường hoàng, đĩnh đạc tuyên bố ra mắt công khai mà cho đến nay vẫn được an toàn chứ không phải chui lủi khốn khổ như “Tổ Quốc” buổi sinh thành. Ngày ấy tôi phải bí mật gặp gỡ từng thành viên định đưa vào danh sách Ban Biên tập với thỏa thuận: Hễ bị công an truy bức thì cứ nói mình chưa thật sự nhận lời mà đã bị ghi danh, miễn đừng chính thức tố cáo. Quả nhiên, tất cả đều bị công an triệu tập hoặc đến nhà truy vấn, dọa dẫm. Tuy nhiên, chỉ trừ một người ngụy phản, tất cả đều chung thủy với “Tổ Quốc”. Đại tá Phạm Quế Dương được mời đứng vào vị trí quan trọng nên bị khủng bố mạnh nhất. Mặc dầu Đại tá rất kiên cường nhưng vì cả vợ và con Đại tá đều không chịu nổi sức uy hiếp, lăng nhục rất tàn bạo nên người gọi điện, người viết thư, người đến tận nơi thuyết phục buộc tôi đành rút tên Phạm Quế Dương ra khỏi tờ báo. Vẫn không xong, vì nhiều người khác cũng lâm cảnh lao lung rất đáng thương cảm, đến nỗi tôi phải rút tên tất cả để chỉ còn ghi: “Nhóm trí thức Dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước phối hợp thực hiện”.
Nay thì, theo nhận định của ông Nguyễn Công Bằng: “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một trắc nghiệm nhiều mặt và nhiều thành phần. Nếu nhà nước Việt Nam đàn áp mạnh những nhà báo độc lập, họ sẽ phải trả một cái giá không nhỏ cho hành động phủ nhận quyền tự do ngôn luận — điều mà nhà cầm quyền đang cố gắng né tránh, ít nhất là ở lúc này. Không những thế, sự đàn áp đoàn thể tân lập này sẽ cho thế giới thấy được tính chất độc tài của nhà nước đương quyền, khi họ nhất quyết không chấp nhận một tổ chức xã hội dân sự hoàn toàn ôn hòa”
Nói vậy nhưng rồi ông NCB vẫn không thể không quan ngại: “Sự tập hợp các cây bút nổi tiếng và thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một nỗ lực chắc chắn sẽ gặp nhiều thử thách cam go. Biết được điều này và vẫn quyết tâm đi tới, để tồn tại và sinh hoạt một cách hiệu quả, thì tập thể này quả là đầy dũng cảm, đáng được trân trọng và kính phục.”
Về một nhân vật –
Nhân sinh nhật vừa qua, tôi có chia sẻ với một số thân hữu mấy vần thơ buồn “Ơ kìa, sao đà sắp tám mươi!/ Mắt đã mỏi, bước chân chừng ngắn lại/ Đêm chỉ còn hạt sao rơi vãi/ Ngày chỉ còn nắng quái chiều hôm”. Đoạn vĩ thanh, bài thơ có cố rướn lên: “Nhưng con tim cứ thúc nhịp trống dồn/ Mạch máu rân rân như còn vượt thác/ Trang giấy tãi chong chong, sao ngủ được/ Có đàn voi rậm rịch chạy trong đầu”. Nhưng, dẫu sao tôi cũng đã như một “Lão ô bách tuế”. May thay, bên cạnh tôi đã từng sải cánh một đàn “Phượng hoàng sơ sinh”: Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Lê Quốc Quân, Đỗ thị Minh Hạnh, Phạm Hồng Sơn, Lê thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Tiến Trung … Nay lại có thêm chú phượng hoàng Phạm Chí Dũng đang vượt lên hàng đầu.
Sinh năm 1966, từng theo học trường Học viện Kỹ thuật Quân sự nhưng Phạm Chí Dũng lại có cả bằng Tiến sỹ Kinh tế.
Nhiều nguồn tin riêng cho biết Phạm Chí Dũng đảm nhận nhiều vị trí công tác cả công khai lẫn bí mật. Về mặt công khai, trước đây Phạm Chí Dũng thuộc Ban Dân vận nhưng vai trò kín là cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, cộng tác viên của Tổng Cục Hai. Trong vai trò an ninh nội chính này, mặc dù không phải là trợ lý, Phạm Chí Dũng vẫn thường gặp gỡ báo cáo và tháp tùng với ông Trương Tấn Sang lúc ấy là Bí thư Thành phố HCM.
Sau khi ông Trương Tấn Sang ra trung
ương, Phạm Chí Dũng qua công tác bên Ban Tôn giáo một thời gian. Vợ của
Phạm Chí Dũng tên là Khanh hiện công tác ở Ban Tôn giáo. Phạm Chí Dũng
làm việc ở Ban Tôn giáo một thời gian và sau đó trở lại vị trí An ninh
Nội chính.
Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều tra
Công an TP. HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Phạm
Chí Dũng với tội danh “Câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở
Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại
nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Sau 6 tháng giam cầm, Phạm Chí Dũng được
trả tự do với một quyết định rất lý thú: “Đình chỉ điều tra đối với ông
Phạm Chí Dũng. Ông Phạm Chí Dũng có thể trở lại công tác như cũ”.
Phạm Chí Dũng đã từ bỏ Đảng với lý do: “Tôi
tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi
của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu
của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù
hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản”.
Phạm Chí Dũng còn được xem như một nhà văn, nhà phê bình có tài. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1986, đã xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ” (2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba” (2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh” (2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007).
Ông còn viết báo với các bút danh: Việt Thắng, Viết Lê Quân, Trường Sơn…
Phạm Chí Dũng đúng bằng tuổi con trai tôi nhưng tôi không chỉ yêu quý mà có thể nói là còn kính nể bởi tài năng và sức làm việc phi thường của anh. Hơn thế nữa, chúng tôi lại đã từng “Đồng thanh tương ứng/ Đồng khí tương cầu”.
Về mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tôi từng đã viết nhiều bài, trong đó có: “Tỉnh táo trong quan hệ quốc tế”, “Đáng sợ nhưng quyết không khuất phục”, “Rất đáng phàn nàn về ông Nguyễn Phú Trọng”, “Nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, “Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử” “Nắm tay Trung Quốc, cảnh giác Đại Hán”, “TBT Nguyễn Phú Trọng chưa nên đi Trung Quốc”, “Tầm cao chiến lược là cái chi chi”, “Trung Quốc trong nhãn quan Nguyễn Du”, “Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam”, “Phải làm gì khi Trung Quốc nhất định chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông của ta?”, “Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, “Mấy nghi vấn đối với Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng ký kết”, “Hợp tác với Hoa Kỳ là yêu cầu bức thiết không chỉ vì nước giầu dân mạnh mà còn vì độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ”, “Tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa và chiến tranh Biên giới”, “Hữu nghị nhưng phải cảnh giác”, “Không liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc, nhưng cần/phải liên minh với Hoa Kỳ để giữ Biển Đông”, “Dầu khí ở Biển Đông”, “Bộ trưởng Quốc phòng chống lại Thủ tướng”, “Lý thắng phải là lý của kẻ mạnh” …
Thấy tôi khẳng định chỉ có khẩn cấp thiết lập Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản mới mong giữ được Biển Đông, một số người chưa thông thấu lắm, Phạm Chí Dũng đã giảng giải thêm:
“Chỉ có thể xây dựng một quan hệ chiến lược về quốc phòng với Mỹ, người Việt Nam mới nhận được sự hỗ trợ đủ mạnh để đối phó với tham vọng khống chế Biển Đông và cả đất liền của Trung Quốc. Bằng chứng sống động và gần gũi nhất là mới vào cuối tháng 4/2014 ngay trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Philippines, hai quốc gia này đã ký kết với nhau một bản hiệp ước về tương trợ quốc phòng”.
“Ngay lập tức, những động tác “ném đá dò đường” của Trung Quốc đối với các đảo nhỏ của Philippines lắng hẳn đi, còn Manila tuyên bố không ngần ngại tiếp tục chương trình kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và trong thực tế họ đã bắt giữ tất cả những tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Philippines”.
“Chúng ta đã thấy bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia đã cộng tác quân sự với Mỹ từ hơn ba chục năm qua. Còn Philippines cũng là một đồng minh quân sự và được Mỹ bảo vệ cho đến giờ này. Tất cả những quốc gia ấy có bị Trung Quốc hiếp đáp như đối với Việt Nam không? Câu trả lời là không hoặc rất ít. Âu đó cũng là một bài học phản tỉnh cho Nhà nước Việt Nam khi họ chọn quan hệ đu dây mà chẳng đi tới đâu, thậm chí còn bị lật ngửa như mới đây”. (Trả lời phỏng vấn RFI ngày 13/6/14).
Vài người nào đó lại e ngại Hoa Kỳ sẽ “không thèm” liên minh với ta. Tôi định viết bài phân tích cho rõ thêm thì Phạm Chí Dũng đã đỡ lời rất sáng tỏ:
“Về phía Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ đã đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc về chuyện khả năng Mỹ có thể đưa binh lực tới khu vực Biển Đông để giải quyết những xung đột vũ trang có thể phát sinh tại khu vực và cũng là để bảo đảm cho những lợi ích của người Mỹ về vấn đề tự do hàng hải, an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông. Đó là một động thái khá kiên quyết về phía Mỹ theo một lối mở mà như tư lệnh của quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương – ông Locklear – đã tuyên bố, đã bắn tiếng trên Reuters là phía Mỹ có thể xây dựng một đối tác chiến lược với phía Việt Nam. Mà trở thành đối tác chiến lược thì anh có thể hình dung nó cần thiết với Việt Nam thế nào rồi, bởi vì trước đây ông Trương Tấn Sang chưa thể hy vọng việc trở thành một đối tác chiến lược mà chỉ là đối tác toàn diện mà thôi. Đối tác chiến lược ở đây phải nói tới là chiến lược về an ninh và về quốc phòng, đó chính là điều mà người Việt Nam cần nhất hiện nay, hơn cả Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP). Chỉ có đối tác chiến lược đầy đủ với Hoa Kỳ mới có thể tạo ra một hàng rào chắn, một lá chắn đủ mạnh, đủ xung lực, đủ hỏa lực để ngăn chặn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Các động thái gây hấn của Trung Quốc là không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biên giới phía Bắc, đó là điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Nếu như Việt Nam không thể đạt được điều đó thì có thể nói là không có một điều gì, không có một con người nào, không có tài sản của một quan chức nào ở Việt Nam có thể an toàn. .(Trả lời nhà báo Trần Quang Thành 7/6/14)
“Nếu không can thiệp mà để cho Trung Quốc tự tung tự tác, Mỹ sẽ gặp bất lợi lớn về tự do hàng hải, an toàn hàng hải ở Biển Đông và do đó có thể sẽ bị phá sản phần lớn chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Ai cũng biết rằng Biển Đông có vị trí như một cửa ngõ cho giao thương hàng hải và nếu cần có thể khống chế hoạt động quân sự của cả khu vực phía Nam và các nước xung quanh. Hiện nay cuộc đua lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ chính là điểm xung yếu này. Do vậy nếu bị Trung Quốc qua mặt ở Biển Đông, mục tiêu an toàn hàng hải của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vai trò của Hạm đội 7 cũng có không ý nghĩa đủ lớn, làm cho chính sách của Mỹ về bảo vệ an ninh thế giới và cũng là an ninh của công dân Mỹ sẽ lạc điệu.
Lời bắn tiếng về mối liên kết “đối tác chiến lược” với Việt Nam của Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Locklear là một minh chứng khá hoàn hảo về việc người Mỹ hoàn toàn không bỏ qua ý đồ phong tỏa Biển Đông của Trung Quốc” (Trả lời phỏng vấn RFI)
Nghe diễn văn của Phùng Quang Thanh ở Shangri La, không nén nổi sự khinh bỉ tột độ, tôi đã nặng lời: “Có người bảo diễn văn của Phùng Quang Thanh đã được Bộ Chính trị duyệt từng câu từng chữ. Tôi rất không tin. Trong 16 con người ấy dù có những kẻ Lú thì cũng còn phải có Người khôn chứ. Đóan rằng, trước khi đi, đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương chỉ thỉnh thị ý kiến ông Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cho nên cái văn khi ở đây mới ám phải mùi tử khí khăm khẳm đến thế!”.
Mấy hôm sau, tôi nhận được sự đồng tình của Phạm Chí Dũng:
“Nhưng Hội nghị Shangri-la đã chứng tỏ bản lĩnh quá yếu kém của phía Việt Nam. Hoàn toàn không đạt yêu cầu khi đưa một ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra để chỉ nói những câu văn vẻ không có nghĩa gì hết, gây phản cảm rất lớn trong dư luận, cho thấy một vị thế quá yếu kém của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Điều đó gây ra hậu quả là quốc tế họ coi thường Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là chỉ có lời nói mà không có hành động, mà nếu như chỉ có lời nói mà không có hành động thì khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì quân đội Việt Nam sẽ đánh nhau như thế nào đây với một vị Đại tướng nói không nên lời? Đó là điều quá rõ” (Trả lời nhà báo Trần Quang Thành 7/6/14).
Trước đây tôi từng tích cực góp phần vận động Việt Nam tham gia WTO, bây giờ tôi khấp khởi chờ mong Việt Nam sớm được gia nhập TPP. Tôi phản đối những ai muốn dìm đất nước trong đói khổ để hy vọng nhân dân sẽ nổi lên lật đổ ĐCSVN. ĐCSVN cần phải bị tước bỏ đặc quyền, đặc lợi, độc tài, độc đoán, tốt nhất là bị thay thể trong môi trường dân chủ đa nguyên đa đảng. Tuy nhiên, trong bất kỳ tình huống nào cũng không được đem nhân dân làm vật thí thân. Như vậy là tàn bạo, tàn bạo hơn cả cộng sản.
Phạm Chí Dũng không chỉ “đồng khí tương cầu” với tôi, mà còn tiên đóan một cách rất đáng ngưỡng vọng:
“Tôi nói với quý vị về cảm nhận của tôi là một người trong nước. Theo tôi, có thể là ngay trong năm nay, vào khoảng tháng 9, tháng 10 sẽ có những tín hiệu mới về vấn đề TPP, tức nhà nước Việt Nam có thể được tham gia vào TPP một cách đặc cách chứ không phải theo cách bình thường. Những vấn đề được đặt ra vào năm 2013 và lời hứa của ông Barack Obama – tổng thống Hoa kỳ – về khả năng sớm nhất để Việt Nam có thể tham gia vào TPP .. “, (Nhà báo Phạm Chí Dũng hội luận với giáo sư Carl Thayer và người Việt ở Úc ngày 24/6/14).
Trên cơ sở nhận định thực tế hiện nay chưa có lực lượng nào đủ khả năng tấn công và thay thế ĐCSVN nên đành dựa vào những nhân tố khả dĩ nhất trong Đảng để cải tạo và hóa giải ĐCSVN. Nhân tố có thể kỳ vọng hơn cả hiện nay là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chủ trương đó của tôi, không ngờ, bị ngay cả một số người có nhãn quan chính trị rất sắc bén không đồng thuận. May sao, lại có Phạm Chí Dũng “đồng thanh tương ứng”:
“Nếu không xét đến những gương mặt chính khách chưa xuất hiện, trong tất cả những gương mặt hiện nay và trong khoảng hai năm tới, tôi chỉ hy vọng vào một nhân tố duy nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng hy vọng này cũng chỉ mới manh nha và còn rất chập choạng.
Cơ sở để có thể có đôi chút hy vọng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bởi ông ta đang trong tình thế phải “cứu nhà, cứu nước”. Nước mất thì nhà tan. Nhưng muốn cứu nhà thì trước hết và dù muốn hay không cũng phải cứu nước.
Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, có vẻ ông Nguyễn Tấn Dũng đã dứt khoát hơn trong chính sách chuyển hướng xoay trục sang phương Tây. Để đối chọi với Trung Quốc, trước mắt người Việt cần ít nhất sự hỗ trợ của Hạm đội 7 của Mỹ, sau đó là một bản hiệp ước tương trợ quốc phòng với Hoa Kỳ, như kết quả mà Philippines đã vừa đạt được. Và cuối cùng, tốt nhất Việt Nam trở thành một đồng minh quân sự với Hoa Kỳ như trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc”.
“Nếu một cuộc chiến tranh được kích động từ Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có thể dựa vào 3/4 trong số gần 200 ủy viên trung ương đảng để chiến đấu, hay ông ta phải dựa vào 90 triệu dân chúng? Có lẽ đó là lý do để ông Dũng trở thành người duy nhất trong bộ tứ triều đình đưa ra một vài tuyên bố có vẻ cứng rắn đối với Bắc Kinh”.(PCD trả lời phỏng vấn RFI).
Khả năng viết và diễn giảng của Phạm Chí Dũng thật đáng trân trọng và khâm phục. Chỉ trong vòng một năm qua PCD đã viết hơn 200 bài báo và trả lời hơn 100 cuộc phỏng vấn. Vì vậy, có lúc PCD gở miệng, đã tuôn ra những dòng bi quan, yếm thế lạc lõng đến mức ngạc nhiên này:
“Làm sao để chiến thắng Trung Quốc nếu Tổ quốc ta bị xâm lược? Làm sao để chiến đấu, hay chỉ là biểu lộ cơn giận dữ trả thù dân tộc cực đoan, nhưng sau đó chính những kẻ cực đoan này sẽ biến mất ngay khi chiến tranh ập tới?
….. Kinh tế sẽ hoàn toàn đình đốn. Đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn và tan hoang. Không chỉ chế độ mà nhiều gia đình sẽ tan nát. Một góc hình ảnh nạn đói 1945 sẽ có thể tái hiện…” (Tâm thư gửi công nhân: Người với người không thể giết nhau).
Cho nên, tôi muốn đề nghị PCD nên “phanh” bớt bầu nhiệt huyết lại. Đầu tư thời gian công sức viết những bài có sức khái quát, có tầm tư tưởng, tầm chiến lược cao hơn.
Những hoạt động năng nổ, nhất là Tuyên bố thành lập HNBĐLVN chưa bị “sờ đến” không có nghia là người ta thực sự buông tha. Họ thâm độc lắm, họ thiện nghệ lắm. Không đấm được vào mặt thì họ sẽ thụi ngầm sau lưng đấy. Không trực diện đương đầu được, rất có thể họ sẽ sử dụng chính anh em thân cận nhất của mình diệt mình. Sự tung hoành năng nổ đang làm uy tín của Dũng lên rất cao nhưng chính vì thế cũng có thể làm cho không ít bằng hữu cùng chiến tuyến đố kỵ tỵ hiềm mà vô tình hay cố ý bị các thế lực chống dân chủ hóa lợi dụng biến thành nội công của họ. Kinh nghiệm đau xót của tôi cho thấy họ có khả biến những người từng sát cánh mình nhất, những tả phù hữu bật mình, thậm chí cả người đã từng chịu ơn mình quay lại triệt hạ mình bằng nhừng lời vu khống, xuyên tạc ty tiện nhất, tàn độc nhất.
Tuy nhiên, tôi tin ở sự thông minh, từng trải của Dũng. Đọc đoạn tường trình buổi bị truy vấn của Dũng thấy rất giống những buổi họ từng truy vấn tôi. Khác một điều là khi họ đưa các bài viết của tôi rút từ trên mạng, chỉ đọc qua đầu đề là tôi ký xác nhận ngay tức khắc, còn Dũng, Dũng đòi tự mở files của mình, tự in ra, rồi mới ký vào đó.
Vả chăng tin rằng Dũng vốn là người có thủy có chung khi viết những dòng sau đây về buổi đến mừng Đỗ thị Minh Hạnh vừa được trả tự do:
“Trở về ngoài đời mới thấy mọi chuyện như một giấc mơ. Thật đúng như một giấc mơ! Em cứ tự hỏi làm sao mà các anh lại hy sinh và làm được nhiều như thế trong những năm qua?” – Minh Hạnh thốt lên với tôi, giọng rổn rảng đầy âm sắc. Còn tôi lại thật sự xấu hổ: “Làm sao có được giấc mơ này, nếu không có những người đi đầu hy sinh như Hạnh?”.
Hà Nôi 11 tháng 7 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Mobi: 0984 724 165
website: http://www.nguyenthanhgiang.com