Hình Ảnh & Sự Kiện

“Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du

Dọc bờ sông Seine, đoạn chảy qua Paris, không ít du khách tỏ thích thú khi nhìn thấy những con tầu đậu hai bên bờ, bắt đầu từ cây cầu dành cho người đi bộ mang tên nhà văn

“Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du
 
Một con tầu bên tả ngạn sông Seine.RFI / Tiếng Việt

Dọc bờ sông Seine, đoạn chảy qua Paris, không ít du khách tỏ thích thú khi nhìn thấy những con tầu đậu hai bên bờ, bắt đầu từ cây cầu dành cho người đi bộ mang tên nhà văn Léopold Sédar Senghor ngay gần bảo tàng Orsay và xuôi về phía tháp Eiffel.

Những con tầu này đậu song song thành hàng hai, thậm chí hàng ba. Chủ nhân của con tầu đậu gần bờ nhất dành một phần mũi tầu để hàng xóm bước qua. Nếu để ý một chút, rất dễ nhận ra những hòm thư được gắn chung trên tường, ngay chân con phố phía trên, còn xe ô tô hay xe máy được đậu ngay trước cửa “nhà”.

Bên hữu ngạn sông Seine, gần cây cầu Alexandre III dẫn đến quảng trường Concorde, người ta có cảm giác như đi vào một xóm nhỏ, không ồn ào, dù dòng xe vẫn ngược xuôi trên cao. Mareva, Le Libertin, Romanès, Spes… mỗi con tầu có một tên gọi thể hiện phong cách của chủ sở hữu. Dấu ấn riêng này còn được thể hiện qua cách bài trí trên con tầu mà người ngoài dễ dàng nhận ra được : một khu vườn nhỏ rực rỡ hoa, một hàng rào bằng trúc để giữ chút không gian riêng khỏi những ánh mắt hiếu kỳ của người đi đường, những chiếc ghế dài nằm phơi nắng, một bộ bếp nướng thịt hay một bộ ghế sofa bằng mây để đón tiếp bạn bè...

Đây là mái ấm của những người thích có một không gian sống thoáng đãng, không bị gò bó trong diện tích chật hẹp quanh bốn bức tường. Hàng xóm của họ là thiên nhiên, là quang cảnh đẹp như tranh được tô điểm bởi những công trình kiến trúc lộng lẫy của Paris và đôi khi là những chú ngỗng hay thiên nga khi con tầu xuôi theo dòng nước.

Phong cách sống chuộng không gian và đề cao tự do xuất hiện từ những năm 1970. Cùng với việc giá bất động sản không ngừng tăng, nên nhiều người chuyển sang sống phiêu lưu cùng sông nước. Thế nhưng, để thỏa mãn cách sống phóng khoáng như vậy, một điều chắc chắn là phải có một khoản đầu tư khá lớn, tùy theo loại tầu và diện tích sống. Họ thường mua lại những con tầu thương mại từ Bỉ hay Hà Lan, kéo về Pháp và tân trang lại tiện nghi như một căn hộ trên mặt đất.

Xóm nhỏ bên hữu ngạn sông Seine, gần quảng trường Concorde.RFI / Tiếng Việt

Giá của một giấc mơ…

Một con tầu theo chuẩn “Freycinet” dài 39,5 m và rộng 5 m (để có thể đi qua được các âu thuyền) có diện tích hơn 150 m2 gồm một phòng ăn, một phòng khách có kiểu bếp mở của Mỹ, ba phòng ngủ và một nhà tắm cùng với một sân thượng ngập nắng vào những ngày đẹp trời, có giá dao động từ 400.000 đến 500.000 euro. Song những con tầu hiện đại và sang trọng hơn thì có giá trên 700.000 euro.

Riêng “tại trung tâm Paris, sẽ không tìm được con tầu nào dưới giá 900.000 euro”, theo lời giải thích với trang Capital của bà Sylvie Desbonnet, chủ một văn phòng môi giới bất động sản đường thủy. Riêng những con tầu tương xứng với vị trí ngắm toàn cảnh tháp Eiffel qua ô cửa sổ nhỏ mỗi sớm thức dậy có giá tối thiểu là 1.500.000 euro.

Có khoảng 2.500 “ngôi nhà nổi”, với dân số khoảng 5.000 người, sống trên các dòng sông và kênh rạch tại Pháp trong năm 2013, từ Strasbourg đến vùng Ile-de-France (gồm Paris và các vùng ngoại ô), từ con kênh Midi ở Toulouse đến thung lũng sông Rhône…

Thế nhưng, sở hữu được một con tầu không đồng nghĩa với việc sẽ có được một chỗ neo đậu. Đơn vị quản lý khu vực neo đậu của con tầu, trực thuộc cơ quan Đường Thủy Pháp (Voies navigables de France), là nhà cấp “giấy phép neo đậu tạm thời” (convention d’occupation temporaire, COT), trong đó ghi rõ địa điểm cụ thể cùng với những điều kiện neo đậu. Không có giấy phép trên, chủ sở hữu sẽ bị phạt 150 euro mỗi ngày. Thế nhưng, trước tình trạng khan hiếm chỗ đậu tại các cảng sông, rất nhiều người vẫn cố tình vi phạm, đặc biệt vào những ngày đẹp trời, khi họ chu du theo dòng nước tới những khu vực khác.

Ông Claude Denet, phụ trách phát triển tại cơ quan Đường Thủy Pháp, cho biết : “Hơn 200 người hiện đang nằm trên danh sách chờ của vùng Ile-de-France (gồm cả thủ đô Paris). Hàng năm chỉ có khoảng 10 chỗ neo đậu được giải phóng, như vậy, những người mới đăng ký chắc chắn sẽ phải chờ đến 20 năm mới đến lượt họ”.

Tuy nhiên, tấm giấy phép quý giá này chỉ có thời hạn 5 năm. Nếu chủ sở hữu bán tầu và mua tầu mới, họ phải làm lại thủ tục từ đầu chứ không được giữ lại giấy phép neo đậu đã được cấp cho con tầu trước đó.

Những "ngôi nhà nổi" bên hữu ngạn sông Seine, gần quảng trường Concorde.RFI / Tiếng Việt

Sở hữu một “ngôi nhà nổi” là chấp nhận những khoản chi phí cao hơn so với một tổ ấm trên mặt đất. Tại lưu vực Paris, ngoài thuế sở hữu và thuế chỗ ở, các chủ sở hữu “nhà nổi” còn phải trả thêm phí neo đậu (VNF), dao động từ 2.500 đến 14.000 euro/năm, tùy theo độ dài của con tầu, vị trí neo đậu và trang thiết bị của các cảng. Thêm vào những khoản chi phí này là phí bảo hiểm, đắt hơn rất nhiều so với một chỗ ở cố định, có thể lên tới 2.000 euro/năm. Tự do chu du thiên hạ cũng có cái giá riêng: mỗi con tầu phải trả một khoản phí di chuyển, trung bình khoảng 45 euro/ngày.

Cuối cùng phải kể đến phí bảo trì, cũng rất cao. Ông Bernard Kuntz, chủ tịch Liên Đoàn các nhà sử dụng đường thủy, cho biết : “Trên mặt nước, những lần sửa chữa trở nên thường xuyên hơn. Cứ 10 năm, các chủ sở hữu phải trả một khoản tiền khoảng 5.000 euro để kiểm tra vỏ tầu”. Nếu vỏ tầu không đạt yêu cầu, bằng lái tầu của chủ sở hữu có thể bị treo, đồng thời con tầu sẽ bị kéo ra khỏi vị trí.

Với rất nhiều chủ sở hữu “ngôi nhà nổi” trên sông Seine phía ngoại ô Paris, bước qua cầu tầu dẫn về “nhà” sau một ngày làm việc là họ được sống trong một thế giới hoàn toàn khác, bỏ lại đằng sau những ồn ào và ô nhiễm của một Paris đầy sôi động hay những xích mích hàng xóm vì rò rỉ nước hay sử dụng không gian chung.

Nhưng có lẽ thực tế này không phù hợp với những con tầu neo đậu trong Paris. Hai bờ sông Seine nổi tiếng là những địa điểm tụ tập và vui chơi của thanh niên và khách du lịch. Cư dân của những ngôi nhà nổi chắc hẳn phải làm quen với những ánh mắt hiếu kỳ, những tiếng cười đùa hay tiếng đàn ca hát. Thế nhưng, hẳn họ cũng không giấu được niềm tự hào sở hữu một căn nhà nổi thu hút sự chú ý của người qua đường.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du

Dọc bờ sông Seine, đoạn chảy qua Paris, không ít du khách tỏ thích thú khi nhìn thấy những con tầu đậu hai bên bờ, bắt đầu từ cây cầu dành cho người đi bộ mang tên nhà văn

“Nhà nổi” trên sông Seine, sở thích đắt tiền của người Paris lãng du
 
Một con tầu bên tả ngạn sông Seine.RFI / Tiếng Việt

Dọc bờ sông Seine, đoạn chảy qua Paris, không ít du khách tỏ thích thú khi nhìn thấy những con tầu đậu hai bên bờ, bắt đầu từ cây cầu dành cho người đi bộ mang tên nhà văn Léopold Sédar Senghor ngay gần bảo tàng Orsay và xuôi về phía tháp Eiffel.

Những con tầu này đậu song song thành hàng hai, thậm chí hàng ba. Chủ nhân của con tầu đậu gần bờ nhất dành một phần mũi tầu để hàng xóm bước qua. Nếu để ý một chút, rất dễ nhận ra những hòm thư được gắn chung trên tường, ngay chân con phố phía trên, còn xe ô tô hay xe máy được đậu ngay trước cửa “nhà”.

Bên hữu ngạn sông Seine, gần cây cầu Alexandre III dẫn đến quảng trường Concorde, người ta có cảm giác như đi vào một xóm nhỏ, không ồn ào, dù dòng xe vẫn ngược xuôi trên cao. Mareva, Le Libertin, Romanès, Spes… mỗi con tầu có một tên gọi thể hiện phong cách của chủ sở hữu. Dấu ấn riêng này còn được thể hiện qua cách bài trí trên con tầu mà người ngoài dễ dàng nhận ra được : một khu vườn nhỏ rực rỡ hoa, một hàng rào bằng trúc để giữ chút không gian riêng khỏi những ánh mắt hiếu kỳ của người đi đường, những chiếc ghế dài nằm phơi nắng, một bộ bếp nướng thịt hay một bộ ghế sofa bằng mây để đón tiếp bạn bè...

Đây là mái ấm của những người thích có một không gian sống thoáng đãng, không bị gò bó trong diện tích chật hẹp quanh bốn bức tường. Hàng xóm của họ là thiên nhiên, là quang cảnh đẹp như tranh được tô điểm bởi những công trình kiến trúc lộng lẫy của Paris và đôi khi là những chú ngỗng hay thiên nga khi con tầu xuôi theo dòng nước.

Phong cách sống chuộng không gian và đề cao tự do xuất hiện từ những năm 1970. Cùng với việc giá bất động sản không ngừng tăng, nên nhiều người chuyển sang sống phiêu lưu cùng sông nước. Thế nhưng, để thỏa mãn cách sống phóng khoáng như vậy, một điều chắc chắn là phải có một khoản đầu tư khá lớn, tùy theo loại tầu và diện tích sống. Họ thường mua lại những con tầu thương mại từ Bỉ hay Hà Lan, kéo về Pháp và tân trang lại tiện nghi như một căn hộ trên mặt đất.

Xóm nhỏ bên hữu ngạn sông Seine, gần quảng trường Concorde.RFI / Tiếng Việt

Giá của một giấc mơ…

Một con tầu theo chuẩn “Freycinet” dài 39,5 m và rộng 5 m (để có thể đi qua được các âu thuyền) có diện tích hơn 150 m2 gồm một phòng ăn, một phòng khách có kiểu bếp mở của Mỹ, ba phòng ngủ và một nhà tắm cùng với một sân thượng ngập nắng vào những ngày đẹp trời, có giá dao động từ 400.000 đến 500.000 euro. Song những con tầu hiện đại và sang trọng hơn thì có giá trên 700.000 euro.

Riêng “tại trung tâm Paris, sẽ không tìm được con tầu nào dưới giá 900.000 euro”, theo lời giải thích với trang Capital của bà Sylvie Desbonnet, chủ một văn phòng môi giới bất động sản đường thủy. Riêng những con tầu tương xứng với vị trí ngắm toàn cảnh tháp Eiffel qua ô cửa sổ nhỏ mỗi sớm thức dậy có giá tối thiểu là 1.500.000 euro.

Có khoảng 2.500 “ngôi nhà nổi”, với dân số khoảng 5.000 người, sống trên các dòng sông và kênh rạch tại Pháp trong năm 2013, từ Strasbourg đến vùng Ile-de-France (gồm Paris và các vùng ngoại ô), từ con kênh Midi ở Toulouse đến thung lũng sông Rhône…

Thế nhưng, sở hữu được một con tầu không đồng nghĩa với việc sẽ có được một chỗ neo đậu. Đơn vị quản lý khu vực neo đậu của con tầu, trực thuộc cơ quan Đường Thủy Pháp (Voies navigables de France), là nhà cấp “giấy phép neo đậu tạm thời” (convention d’occupation temporaire, COT), trong đó ghi rõ địa điểm cụ thể cùng với những điều kiện neo đậu. Không có giấy phép trên, chủ sở hữu sẽ bị phạt 150 euro mỗi ngày. Thế nhưng, trước tình trạng khan hiếm chỗ đậu tại các cảng sông, rất nhiều người vẫn cố tình vi phạm, đặc biệt vào những ngày đẹp trời, khi họ chu du theo dòng nước tới những khu vực khác.

Ông Claude Denet, phụ trách phát triển tại cơ quan Đường Thủy Pháp, cho biết : “Hơn 200 người hiện đang nằm trên danh sách chờ của vùng Ile-de-France (gồm cả thủ đô Paris). Hàng năm chỉ có khoảng 10 chỗ neo đậu được giải phóng, như vậy, những người mới đăng ký chắc chắn sẽ phải chờ đến 20 năm mới đến lượt họ”.

Tuy nhiên, tấm giấy phép quý giá này chỉ có thời hạn 5 năm. Nếu chủ sở hữu bán tầu và mua tầu mới, họ phải làm lại thủ tục từ đầu chứ không được giữ lại giấy phép neo đậu đã được cấp cho con tầu trước đó.

Những "ngôi nhà nổi" bên hữu ngạn sông Seine, gần quảng trường Concorde.RFI / Tiếng Việt

Sở hữu một “ngôi nhà nổi” là chấp nhận những khoản chi phí cao hơn so với một tổ ấm trên mặt đất. Tại lưu vực Paris, ngoài thuế sở hữu và thuế chỗ ở, các chủ sở hữu “nhà nổi” còn phải trả thêm phí neo đậu (VNF), dao động từ 2.500 đến 14.000 euro/năm, tùy theo độ dài của con tầu, vị trí neo đậu và trang thiết bị của các cảng. Thêm vào những khoản chi phí này là phí bảo hiểm, đắt hơn rất nhiều so với một chỗ ở cố định, có thể lên tới 2.000 euro/năm. Tự do chu du thiên hạ cũng có cái giá riêng: mỗi con tầu phải trả một khoản phí di chuyển, trung bình khoảng 45 euro/ngày.

Cuối cùng phải kể đến phí bảo trì, cũng rất cao. Ông Bernard Kuntz, chủ tịch Liên Đoàn các nhà sử dụng đường thủy, cho biết : “Trên mặt nước, những lần sửa chữa trở nên thường xuyên hơn. Cứ 10 năm, các chủ sở hữu phải trả một khoản tiền khoảng 5.000 euro để kiểm tra vỏ tầu”. Nếu vỏ tầu không đạt yêu cầu, bằng lái tầu của chủ sở hữu có thể bị treo, đồng thời con tầu sẽ bị kéo ra khỏi vị trí.

Với rất nhiều chủ sở hữu “ngôi nhà nổi” trên sông Seine phía ngoại ô Paris, bước qua cầu tầu dẫn về “nhà” sau một ngày làm việc là họ được sống trong một thế giới hoàn toàn khác, bỏ lại đằng sau những ồn ào và ô nhiễm của một Paris đầy sôi động hay những xích mích hàng xóm vì rò rỉ nước hay sử dụng không gian chung.

Nhưng có lẽ thực tế này không phù hợp với những con tầu neo đậu trong Paris. Hai bờ sông Seine nổi tiếng là những địa điểm tụ tập và vui chơi của thanh niên và khách du lịch. Cư dân của những ngôi nhà nổi chắc hẳn phải làm quen với những ánh mắt hiếu kỳ, những tiếng cười đùa hay tiếng đàn ca hát. Thế nhưng, hẳn họ cũng không giấu được niềm tự hào sở hữu một căn nhà nổi thu hút sự chú ý của người qua đường.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm