Hình Ảnh & Sự Kiện
Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
"Cái" có nghĩa là “Sông nhỏ” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam – Vào thế kỷ thứ 7, Phù Nam, hay Phnom,
được sát nhập vào đất Chân Lạp, tức là nước cổ Cao Miên). Ai đã từng
sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ "Cái" đều nằm trên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.
Xin mời quý vị đọc cho biết; đồng thời cũng vui lòng bổ túc thêm những CÁI sai và thiếu sót, nếu thấy...
TVG
*
Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Kampuchia.
Tiếp giáp Tỉnh Tây Ninh là Tỉnh Long An, tại đây có Huyện Mộc Hóa với 2 địa danh Cái Nứa, Cái Đôi. Cũng tại đây có con sông Vàm Cỏ Tây nhận nước từ con rạch Cái Rô chảy qua Kampuchia. Long An còn có một Huyện nữa tên là Tân Hưng, có các địa danh mang tên Cái: Cái Bát, Cái Môn, Cái Sách. Địa danh Cái Bát có con kinh Cái Bát chảy qua gặp con Rạch Cái Cỏ rồi chảy vào Tỉnh Xvay Riêng Kampuchia.
Nằm kế bên Tỉnh Long An là Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè. Địa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ 4 (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Đào, vú sữa Hột Gà. Đặc biệt có loại chuối Cái Bè ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái Thia và Cái Nưa. Tại đây cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Đồng Tháp Mười. Cái Bè đã đi hết, bước sang Tỉnh Bến Tre chúng ta lại có Quận Đôn Nhơn (bây giờ gọi là huyện Chợ Lách).
Nằm trên Cù Lao Minh với 2 địa danh mang tên Cái Mơn và Cái Nhum. Hai địa danh nầy nổi tiếng có nhiều vườn trái cây nhất là vườn sầu Riêng nổi tiếng (hạt lép nhiều cơm, thơm ngon ngọt). Cư dân sống ở đây đều theo đạo Công Giáo, tại đây có một ngôi giáo đường rất cổ, trước sân nhà thờ Cái Mơn, có một cây cổ thụ to gọi là cây Thiên Tuế. Cái Mơn cũng là nơi sinh ra nhà học giả Trương Vĩnh Ký, Ông biết trên 20 thứ tiếng. Ông cũng là thông dịch viên cho phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp (1863). Cái Nhum là quê hương của Thánh Tử Đạo (Á Thánh Lựu) và cũng là nơi chôn thi hài của Á Thánh Phillipe Phan Văn Minh, người đã bị Vua Tự Đức ra lệnh xử trảm tại Cái Sơn Bé (bến đò Đình Khao) vào ngày 03-07-1853.
Dưới bến đò Đình Khao, có con Rạch tên là Cái Kè, khoảng từ Vĩnh Long đi chợ Lách. Cái Kè đi xuống một chút là tới Cái Muối, rồi qua gặp Cái Gà. Chợ Lách còn có một địa danh nữa tên là Cái Tắc thuộc Xã Hưng Khánh Trung, ngoài ra còn có cù lao tên là Cái Cát.
Đó là Cái Nhum ở chợ Lách. Còn có một địa danh mang tên Cái Nhum nữa; đó là Cái Nhum Huyện Mân Thít thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây đã xảy ra những trận đánh giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh cùng quân Xiêm La. Cuối cùng trận đánh kết thúc tại Rạch Gầm – Xoài Múc mà phần thắng là quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Tại Huyện Giồng Trôm thuộc Xã Hưng Lễ có một địa danh mang tên Cái Đa Trại. Nơi đây đánh dấu bước chân của Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, gần đó là Cái Mít Nguyễn Ánh cũng tá túc thời gian ngắn. Huyện Thạnh Phú có địa danh Cái Cá thuộc Xã Mỹ Hưng.
Đi qua Mỏ Cày có con Rạch tên là Cái Gấm, nhận nước từ con sông Hàm Luông. Tại Quận Ba Tri có địa danh mang tên là Cái Bông, đây cũng là nơi sinh ra Cụ Phan Thanh Giản. Tại Huyện Châu Thành có một Xã tên là Cái Nứa. Riêng tại Bến Tre ngay trung tâm thành phố có 2 cây cầu tên là Cái Cối và Cái Cá.
Sau đó là đến Vĩnh Long. Vào ngày 25-08-1960 cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khánh thành Khu Trù Mật Cái Sơn thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Tại Huyện Bình Minh, tên địa phương gọi là Cái Vồn. Thời Đệ I Cộng Hòa có Tướng Trần Văn Soái (Phật Giáo Hòa Hảo) đặt bản doanh tại đây. Đây cũng là cửa ngỏ để đi từ Cần Thơ qua Bắc Bình Minh.
Đến Huyện Tam Bình có địa danh tên là Cái Cui, thuộc Xã Hòa Lộc. Đây cũng là quê hương của giáo sư Phạm Hoàng Hộ (Cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ). Huyện Vũng Liêm có Cù Lao Cái Dứa, thuộc Xã Thanh Bình.
Nằm sát bên Vĩnh Long có Tỉnh Trà Vinh, đây là tỉnh có nhiều người Miên (Khmer) ở. Có tất cả 129 ngôi chùa Miên lớn nhỏ khắp nơi ở trong tỉnh. Tại huyện Duyên Hải có điạ danh Cái Cối thuộc Xã Long Vĩnh và Cái Đôi thuộc Xã Long Khánh.
Đi về hướng Sa Đéc có một địa danh tên là Cái Tàu Hạ tức Quận Đức Tôn (trước năm 1975) nay đổi thành Huyện Châu Thành. Nơi đây có nhiều lò nung gạch, cung cấp gạch cho các tỉnh miền Tây. Chữ Cái Tàu được hiểu là “con sông nước lạt.”
Huyện Lai Vung Sa Đéc có con Rạch tên là Cái Mít thuộc Xã Vĩnh Thới. Con rạch nầy chảy qua sông Hậu. Huyện Hồng Ngự có địa danh Cái Cái, là nơi tập trung dân chúng sống nhờ vào nguồn thủy sản cá tôm tép, từ biển hồ của Kampuchia chảy qua. Gần Cái Cái còn có Cái Tiêu, Cái Sơ nữa cũng trong Huyện Hồng Ngự.
Chúng ta thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho đồng bào sống trong vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì chính 2 con sông nầy là nguồn lợi kinh tế cho đồng bào ở đây, ngoài nhiệm vụ cung cấp cá, tôm, nước ngọt dùng để làm ruộng, tưới nương rẫy. Mỗi năm sau mùa nước nổi, chúng ta được một lớp đất phù sa mầu mỡ, dùng để trồng trọt hay cày cấy. Bản chất của đất không có làm biếng, chỉ có con người mới làm biếng thôi!
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.”
Qua phần đất của sông Hậu có Tỉnh An Giang. Chúng ta thấy có địa danh Cái Tàu Thượng ở Xã Mỹ An Hưng nằm trên đường từ bắc Cao Lãnh đi Chợ Mới.
Từ Bắc Vàm Cống về Long Xuyên có địa danh mang tên Cái Sơn. Trên đường Long Xuyên đi Châu Đốc gặp một địa danh tên là Cái Dầu, đây cũng là Huyện Châu Phú thuộc Tỉnh An Giang. Đa số người dân sống ở đây (An Giang, Châu Đốc) đều theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, người sáng lập là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ.
Giáp ranh Tỉnh An Giang có Tỉnh Kiên Giang, tại đây có 2 con sông mang tên Cái Lớn và Cái Bé. Hai con sông nầy xuất phát từ Tỉnh Chương Thiện chảy ra cửa biển Rạch Giá. Đảo Phú Quốc có quần đảo An Thới, trong đó có hòn đảo Cái Bàn thuộc Vịnh Thái Lan.
Quay về Hậu Giang chúng ta thấy có địa danh mang tên Cái Sắn, thuộc Xã Vĩnh Trinh Huyện Thốt Nốt.
Rời Cái Sắn chúng ta đến Cần Thơ sẽ gặp ngay chợ Cái Khế. Chợ nầy nằm khoảng giữa từ bến xe đến cầu Bắc Cần Thơ, có thể nói chợ Cái Khế là ngôi chợ lớn thứ nhì sau chợ Bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Hướng về Bến Ninh Kiều qua đường Hai Bà Trưng có cây cầu Cái Khế bắc qua đường Nguyễn Trãi. Tại Cần Thơ còn có trung tâm kỹ nghệ Cái Sơn Hàng Bàng. Là nơi sản xuất hàng thủ công nghệ và vật dụng gia đình.
Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Đại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như: Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Đôi rồi đến Cái Côn. Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái Cao, Cái Trâm, Cái Trưng, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn Mỹ có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái
Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Đó là Cái Răng. Tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “Carăng” nghĩa thật tên “Cà Ràng.” “Cà Ràng” là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:
“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay…”
Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông Hậu
Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Đó là chợ nổi nhóm trên sông, đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây, rau, củ và không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.
Từ Rạch Đầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy. Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc - Tên gốc của nó là “Cái Tắt” tức “là con rạch đi tắt từ nơi này đến nơi khác.” Sau đọc thành “Cái Tắc.” Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều khóm. Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa.
Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Đại Tướng Cao văn Viên). Đối diện với Cái Oanh là Cái Xe và Cái Đường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.
Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp.
Trước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy (Cậu Ba Huy). Ông Trần Trinh Trạch là người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Đúng với danh gọi là "Công Tử Bạc Liêu," không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam. Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).
Từ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Đông. Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Địa danh Cái Cùng nằm trong Xã Long Điền Đông A, Huyện Giá Rai. Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Đây cũng có con Rạch Cái Chanh Lớn đổ về Huyện Phước Long.
Đoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu, chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Đôi Xã Phú Tâm còn có Cái Đôi Vàm, đây là con sông đổ ra biển.
Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải. Chung quanh vùng này toàn là rừng đước. Huyện Đầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu. Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Đông.
Tên
nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay
đổi hay không cũng tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc
đất là một tấc xương máu của các bậc tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong
công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng tích lịch sử,
dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì
muôn đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ,
nhiều triều đại, nhiều chế độ đã tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng
nước là thực tại có giá trị trường cửu.
TQĐ
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Nga chỉ trích Biden phát ngôn 'hung hăng'
Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
"Cái" có nghĩa là “Sông nhỏ” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam – Vào thế kỷ thứ 7, Phù Nam, hay Phnom,
được sát nhập vào đất Chân Lạp, tức là nước cổ Cao Miên). Ai đã từng
sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ "Cái" đều nằm trên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.
Xin mời quý vị đọc cho biết; đồng thời cũng vui lòng bổ túc thêm những CÁI sai và thiếu sót, nếu thấy...
TVG
*
Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Kampuchia.
Tiếp giáp Tỉnh Tây Ninh là Tỉnh Long An, tại đây có Huyện Mộc Hóa với 2 địa danh Cái Nứa, Cái Đôi. Cũng tại đây có con sông Vàm Cỏ Tây nhận nước từ con rạch Cái Rô chảy qua Kampuchia. Long An còn có một Huyện nữa tên là Tân Hưng, có các địa danh mang tên Cái: Cái Bát, Cái Môn, Cái Sách. Địa danh Cái Bát có con kinh Cái Bát chảy qua gặp con Rạch Cái Cỏ rồi chảy vào Tỉnh Xvay Riêng Kampuchia.
Nằm kế bên Tỉnh Long An là Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè. Địa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ 4 (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Đào, vú sữa Hột Gà. Đặc biệt có loại chuối Cái Bè ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái Thia và Cái Nưa. Tại đây cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Đồng Tháp Mười. Cái Bè đã đi hết, bước sang Tỉnh Bến Tre chúng ta lại có Quận Đôn Nhơn (bây giờ gọi là huyện Chợ Lách).
Nằm trên Cù Lao Minh với 2 địa danh mang tên Cái Mơn và Cái Nhum. Hai địa danh nầy nổi tiếng có nhiều vườn trái cây nhất là vườn sầu Riêng nổi tiếng (hạt lép nhiều cơm, thơm ngon ngọt). Cư dân sống ở đây đều theo đạo Công Giáo, tại đây có một ngôi giáo đường rất cổ, trước sân nhà thờ Cái Mơn, có một cây cổ thụ to gọi là cây Thiên Tuế. Cái Mơn cũng là nơi sinh ra nhà học giả Trương Vĩnh Ký, Ông biết trên 20 thứ tiếng. Ông cũng là thông dịch viên cho phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp (1863). Cái Nhum là quê hương của Thánh Tử Đạo (Á Thánh Lựu) và cũng là nơi chôn thi hài của Á Thánh Phillipe Phan Văn Minh, người đã bị Vua Tự Đức ra lệnh xử trảm tại Cái Sơn Bé (bến đò Đình Khao) vào ngày 03-07-1853.
Dưới bến đò Đình Khao, có con Rạch tên là Cái Kè, khoảng từ Vĩnh Long đi chợ Lách. Cái Kè đi xuống một chút là tới Cái Muối, rồi qua gặp Cái Gà. Chợ Lách còn có một địa danh nữa tên là Cái Tắc thuộc Xã Hưng Khánh Trung, ngoài ra còn có cù lao tên là Cái Cát.
Đó là Cái Nhum ở chợ Lách. Còn có một địa danh mang tên Cái Nhum nữa; đó là Cái Nhum Huyện Mân Thít thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây đã xảy ra những trận đánh giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh cùng quân Xiêm La. Cuối cùng trận đánh kết thúc tại Rạch Gầm – Xoài Múc mà phần thắng là quân Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Tại Huyện Giồng Trôm thuộc Xã Hưng Lễ có một địa danh mang tên Cái Đa Trại. Nơi đây đánh dấu bước chân của Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, gần đó là Cái Mít Nguyễn Ánh cũng tá túc thời gian ngắn. Huyện Thạnh Phú có địa danh Cái Cá thuộc Xã Mỹ Hưng.
Đi qua Mỏ Cày có con Rạch tên là Cái Gấm, nhận nước từ con sông Hàm Luông. Tại Quận Ba Tri có địa danh mang tên là Cái Bông, đây cũng là nơi sinh ra Cụ Phan Thanh Giản. Tại Huyện Châu Thành có một Xã tên là Cái Nứa. Riêng tại Bến Tre ngay trung tâm thành phố có 2 cây cầu tên là Cái Cối và Cái Cá.
Sau đó là đến Vĩnh Long. Vào ngày 25-08-1960 cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khánh thành Khu Trù Mật Cái Sơn thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Tại Huyện Bình Minh, tên địa phương gọi là Cái Vồn. Thời Đệ I Cộng Hòa có Tướng Trần Văn Soái (Phật Giáo Hòa Hảo) đặt bản doanh tại đây. Đây cũng là cửa ngỏ để đi từ Cần Thơ qua Bắc Bình Minh.
Đến Huyện Tam Bình có địa danh tên là Cái Cui, thuộc Xã Hòa Lộc. Đây cũng là quê hương của giáo sư Phạm Hoàng Hộ (Cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Cần Thơ). Huyện Vũng Liêm có Cù Lao Cái Dứa, thuộc Xã Thanh Bình.
Nằm sát bên Vĩnh Long có Tỉnh Trà Vinh, đây là tỉnh có nhiều người Miên (Khmer) ở. Có tất cả 129 ngôi chùa Miên lớn nhỏ khắp nơi ở trong tỉnh. Tại huyện Duyên Hải có điạ danh Cái Cối thuộc Xã Long Vĩnh và Cái Đôi thuộc Xã Long Khánh.
Đi về hướng Sa Đéc có một địa danh tên là Cái Tàu Hạ tức Quận Đức Tôn (trước năm 1975) nay đổi thành Huyện Châu Thành. Nơi đây có nhiều lò nung gạch, cung cấp gạch cho các tỉnh miền Tây. Chữ Cái Tàu được hiểu là “con sông nước lạt.”
Huyện Lai Vung Sa Đéc có con Rạch tên là Cái Mít thuộc Xã Vĩnh Thới. Con rạch nầy chảy qua sông Hậu. Huyện Hồng Ngự có địa danh Cái Cái, là nơi tập trung dân chúng sống nhờ vào nguồn thủy sản cá tôm tép, từ biển hồ của Kampuchia chảy qua. Gần Cái Cái còn có Cái Tiêu, Cái Sơ nữa cũng trong Huyện Hồng Ngự.
Chúng ta thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho đồng bào sống trong vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì chính 2 con sông nầy là nguồn lợi kinh tế cho đồng bào ở đây, ngoài nhiệm vụ cung cấp cá, tôm, nước ngọt dùng để làm ruộng, tưới nương rẫy. Mỗi năm sau mùa nước nổi, chúng ta được một lớp đất phù sa mầu mỡ, dùng để trồng trọt hay cày cấy. Bản chất của đất không có làm biếng, chỉ có con người mới làm biếng thôi!
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.”
Qua phần đất của sông Hậu có Tỉnh An Giang. Chúng ta thấy có địa danh Cái Tàu Thượng ở Xã Mỹ An Hưng nằm trên đường từ bắc Cao Lãnh đi Chợ Mới.
Từ Bắc Vàm Cống về Long Xuyên có địa danh mang tên Cái Sơn. Trên đường Long Xuyên đi Châu Đốc gặp một địa danh tên là Cái Dầu, đây cũng là Huyện Châu Phú thuộc Tỉnh An Giang. Đa số người dân sống ở đây (An Giang, Châu Đốc) đều theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, người sáng lập là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ.
Giáp ranh Tỉnh An Giang có Tỉnh Kiên Giang, tại đây có 2 con sông mang tên Cái Lớn và Cái Bé. Hai con sông nầy xuất phát từ Tỉnh Chương Thiện chảy ra cửa biển Rạch Giá. Đảo Phú Quốc có quần đảo An Thới, trong đó có hòn đảo Cái Bàn thuộc Vịnh Thái Lan.
Quay về Hậu Giang chúng ta thấy có địa danh mang tên Cái Sắn, thuộc Xã Vĩnh Trinh Huyện Thốt Nốt.
Rời Cái Sắn chúng ta đến Cần Thơ sẽ gặp ngay chợ Cái Khế. Chợ nầy nằm khoảng giữa từ bến xe đến cầu Bắc Cần Thơ, có thể nói chợ Cái Khế là ngôi chợ lớn thứ nhì sau chợ Bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Hướng về Bến Ninh Kiều qua đường Hai Bà Trưng có cây cầu Cái Khế bắc qua đường Nguyễn Trãi. Tại Cần Thơ còn có trung tâm kỹ nghệ Cái Sơn Hàng Bàng. Là nơi sản xuất hàng thủ công nghệ và vật dụng gia đình.
Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Đại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như: Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Đôi rồi đến Cái Côn. Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái Cao, Cái Trâm, Cái Trưng, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn Mỹ có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái
Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Đó là Cái Răng. Tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “Carăng” nghĩa thật tên “Cà Ràng.” “Cà Ràng” là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:
“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay…”
Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông Hậu
Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Đó là chợ nổi nhóm trên sông, đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây, rau, củ và không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.
Từ Rạch Đầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy. Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc - Tên gốc của nó là “Cái Tắt” tức “là con rạch đi tắt từ nơi này đến nơi khác.” Sau đọc thành “Cái Tắc.” Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều khóm. Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa.
Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Đại Tướng Cao văn Viên). Đối diện với Cái Oanh là Cái Xe và Cái Đường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.
Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp.
Trước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy (Cậu Ba Huy). Ông Trần Trinh Trạch là người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Đúng với danh gọi là "Công Tử Bạc Liêu," không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam. Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).
Từ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Đông. Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Địa danh Cái Cùng nằm trong Xã Long Điền Đông A, Huyện Giá Rai. Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Đây cũng có con Rạch Cái Chanh Lớn đổ về Huyện Phước Long.
Đoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu, chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Đôi Xã Phú Tâm còn có Cái Đôi Vàm, đây là con sông đổ ra biển.
Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải. Chung quanh vùng này toàn là rừng đước. Huyện Đầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu. Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Đông.
Tên
nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay
đổi hay không cũng tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc
đất là một tấc xương máu của các bậc tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong
công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng tích lịch sử,
dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì
muôn đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ,
nhiều triều đại, nhiều chế độ đã tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng
nước là thực tại có giá trị trường cửu.
TQĐ
Trần Văn Giang (ghi lại)