Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
“Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ” - Đồ Ngu
( HNPĐ ) Còn ít ngày nữa là đến ngày giỗ của Đại tướng Cao Văn Viên, câu đầu lưỡi mang ý nghĩa đạo đức thường cùng đi chung với tiếng chép miệng của thế nhân: " Nghĩa tử là nghĩa tận"...Có thể hiểu nhiều nghĩa...Tựu trung chỉ gom vào một ý: Khi một người nào đấy đã quá vãng thì những lời ong tiếng ve về người ấy, không nên còn tiếp tục...hãy chôn sâu những chuyện buồn xuống đất, cùng với quan tài. Nếu có, chỉ nên nói đến những điểm son, mà người chết đã tô lên cho đẹp về cuộc đời của mình với cộng đồng
- Ở Mỹ, cứ vài năm một lần, họ lại " lôi" các cựu Tổng thống ra để đánh giá lại. Vì theo họ...Có những sách lược hay cao hơn 1 chút là học thuyết ông Tổng thống A đem ra thi hành. Nhưng thời điểm ấy, không thành công, hoặc chưa " ngấm"..Đến vài năm, thậm chí cả hàng chục năm...Cái hạt kia mới nẩy mầm, thăng hoa...Vị Tổng thống A kia được thăng bậc...
Cách đây hơn 1 tuần ( tuần lễ đầu tháng 12-2013 ) khi poll của Gallup đã cho biết Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên đối mặt với tình trạng 54% người dân nước này không tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của ông. Nhưng ngược lại vẫn có hơn 60% yêu mến ông...
Đem so sánh Đại tướng Cao Văn Viên với Tổng thống Mỹ nghe thì không mấy thích hợp. Nhưng Đại tướng Viên cũng là nhân vật lịch sử. Ông cũng phải được đánh giá bằng phương pháp khoa học và bằng cảm tính như cách đánh giá ông của Đồ Ngu tôi ( cũng như phần đông những chiến hữu khác trong QLVNCH ) là một đằng. Yêu mến ông là một mặt khác...
Đồ tôi vẫn còn nhớ cách đây 05 năm khi ông đang hấp hối có một Niên trưởng gọi phone " năn nỉ" Đồ tôi:
- Ông Đại tướng ( Tướng Cao Văn Viên) yếu rồi, chú mày lên Washington D.C gấp cùng bọn tao thăm ông ấy một lần.
Kinh nghiệm như đã làm buồn lòng các lời " mời" không mấy hứng thú, Đồ tôi ôn tồn trả lời :
- Tội quá ! ông Đại tướng tội quá , nhưng tôi không lên được, vì. . .
Bên kia đầu giây có tiếng nện máy xuống bàn. . .
Sao thế này, sao không cho tôi một chút lời phân trần?:
. . ." Tôi làm sao quên được, trong làn mưa đạn pháo năm ấy, khi Tướng Lê Văn Tư sà máy bay xuống, bốc vội tôi mang về bệnh viện Cộng Hoà thì cũng cùng lúc ấy, ông Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của mình đang ung dung nhàn nhã ngồi ở giảng đường đại học. . .?
". . Tôi làm sao quên được, khi Bầu Bàn, Lai Khê bị Cộng quân khoá mất đường về, máy bay thả dù thực phẩm, quân dụng xuống thì, hai phần ba những thứ ấy bị gió cuốn về phía Cộng quân, khiến tôi và những người lính trận tội nghiệp của tôi sống bằng cách phải ăn lá tầu bay cho qua ngày .Trong khi ấy, tại Bộ Tổng tham mưu, ông Đại tướng của chúng tôi đang ngồi tại cái bàn rộng thênh thang của mình. Ông ngồi đấy, không phải ngồi để nghĩ kế hoạch giải vây cho chúng tôi mà để chờ một phái đoàn Giáo sư Đại học đích thân đến tận đây để khảo hạch vấn đáp ngài Đại tướng, cho một văn bằng tốt nghiệp đã ký sẵn. . ."
Có lúc Đồ tôi còn vịn vào lời một ông Triệu Thôi ở mãi thời Văn Công xa lắc xa lơ đời Tấn: " Phù vi Tướng giả, hữu dõng bất như hữu trí, hữu trí bất như hữu HỌC. ." để biện minh cho việc Đại tướng vốn đầy mặc cảm võ biền , đến nỗi bây giờ phải cắp sách đến trường. . .
Nhưng lại chính Đổ phản bác lại rằng, ông Khước Cốc, người được ông Triệu Thôi, ca tụng với vua Tấn để đề bạt làm Nguyên soái. Ông ấy trước khi làm Tướng, đã đi học và vì vậy đã có học, . Đằng này, trái khoáy thay, ông Tướng Viên đã nở nhẫn tâm bỏ chúng tôi ở trận địa và làm ngược lại. . ."
- Thôi Niên trưởng ạ, chỉ xin cho mình gửi lời chúc Đại tướng mau bình phục. . .
Thế rồi, không mấy tin vào mình nữa, Đồ tôi tìm đến 2 tài liệu:
- Hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của tướng Trần Văn Đôn viết: "Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!"
- Trong hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ" của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng Tổng tham mưu trưởng, cũng nhận xét là trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng, ông không thực sự làm hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, ít ra chiến trường, đặc biệt là vào những năm 1973-1975, ông chỉ còn chú trọng nhiều đến việc tập luyện yoga và thậm chí, đi học lấy bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn ngoài giờ làm việc.
Đấy là chuyện cũ, trong thời điểm cũ. Cho đến hôm nay, chuyện về Cố Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng cứ xoáy vào tâm Đồ tôi nỗi ân hận khôn nguôi, nhất là vào những ngày cúng kỵ của Ông... Rồi, mỗi lần nhìn thấy những cái mặt lợn của bọn tướng lãnh Cộng sản Việt Nam...Tôi mới ngộ thêm rằng: Những cái Ác vốn đã có sẵn ở những người Cộng sản, nay chúng lại mang thêm cái trình độ " i-tờ rít" vào cái thân cổ cầy vai bừa cùa chúng... nó biến thành một thứ vũ khí gây tội ác kinh khiếp, dã man không thể tưởng tượng được..
Rồi nghĩ đến cái thế của Tướng Viên, làm gì hơn là cắp sách đến trường, khi mọi quyết định lớn nhỏ thuộc về Phủ Tổng thống?. Thậm chí, Ông Thiệu đã cho thành lập hẳn một Trung tâm hành quân ( bỏ túi ) tại Dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận.?
Có lẽ câu " phán quyết" của Bảo Dù đã khai thông cái kinh mạch đậu hũ trong đầu Đồ tôi : " Trong hàng Tướng lãnh của Quân đội Cộng Hòa, đại đa số xứng đáng là Tướng...Có một vài Tướng chỉ ăn hại đái nát, đã thế sau năm 1975 còn làm Việt Gian cho kẻ thù Cộng sản... Với Đại tướng Viên, Tao kính phục Ổng vô cùng vì phàm đạo làm Tướng, làm Tôi thì trung thần phải: " Bất Sự Nhị Quân " : Trong cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, kiên quyết không đứng về phe đảo chính do tập đoàn Chó săn Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị các tướng lĩnh tước quyền chỉ huy Lữ đoàn Dù...Ổng bất hợp tác với " Nhị Quân Nguyễn Văn Thiệu" cũng trong lý do đó. Còn cứ lấy cái bất mãn cá nhân ( Như Đồ tôi ) để luận Anh hùng thì sai bét rồi !"
Đấy là lý do Đồ Tôi viết bài này.
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Minh họa của Lính Dù
“Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ” - Đồ Ngu
( HNPĐ ) Còn ít ngày nữa là đến ngày giỗ của Đại tướng Cao Văn Viên, câu đầu lưỡi mang ý nghĩa đạo đức thường cùng đi chung với tiếng chép miệng của thế nhân: " Nghĩa tử là nghĩa tận"...Có thể hiểu nhiều nghĩa...Tựu trung chỉ gom vào một ý: Khi một người nào đấy đã quá vãng thì những lời ong tiếng ve về người ấy, không nên còn tiếp tục...hãy chôn sâu những chuyện buồn xuống đất, cùng với quan tài. Nếu có, chỉ nên nói đến những điểm son, mà người chết đã tô lên cho đẹp về cuộc đời của mình với cộng đồng
- Ở Mỹ, cứ vài năm một lần, họ lại " lôi" các cựu Tổng thống ra để đánh giá lại. Vì theo họ...Có những sách lược hay cao hơn 1 chút là học thuyết ông Tổng thống A đem ra thi hành. Nhưng thời điểm ấy, không thành công, hoặc chưa " ngấm"..Đến vài năm, thậm chí cả hàng chục năm...Cái hạt kia mới nẩy mầm, thăng hoa...Vị Tổng thống A kia được thăng bậc...
Cách đây hơn 1 tuần ( tuần lễ đầu tháng 12-2013 ) khi poll của Gallup đã cho biết Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên đối mặt với tình trạng 54% người dân nước này không tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của ông. Nhưng ngược lại vẫn có hơn 60% yêu mến ông...
Đem so sánh Đại tướng Cao Văn Viên với Tổng thống Mỹ nghe thì không mấy thích hợp. Nhưng Đại tướng Viên cũng là nhân vật lịch sử. Ông cũng phải được đánh giá bằng phương pháp khoa học và bằng cảm tính như cách đánh giá ông của Đồ Ngu tôi ( cũng như phần đông những chiến hữu khác trong QLVNCH ) là một đằng. Yêu mến ông là một mặt khác...
Đồ tôi vẫn còn nhớ cách đây 05 năm khi ông đang hấp hối có một Niên trưởng gọi phone " năn nỉ" Đồ tôi:
- Ông Đại tướng ( Tướng Cao Văn Viên) yếu rồi, chú mày lên Washington D.C gấp cùng bọn tao thăm ông ấy một lần.
Kinh nghiệm như đã làm buồn lòng các lời " mời" không mấy hứng thú, Đồ tôi ôn tồn trả lời :
- Tội quá ! ông Đại tướng tội quá , nhưng tôi không lên được, vì. . .
Bên kia đầu giây có tiếng nện máy xuống bàn. . .
Sao thế này, sao không cho tôi một chút lời phân trần?:
. . ." Tôi làm sao quên được, trong làn mưa đạn pháo năm ấy, khi Tướng Lê Văn Tư sà máy bay xuống, bốc vội tôi mang về bệnh viện Cộng Hoà thì cũng cùng lúc ấy, ông Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của mình đang ung dung nhàn nhã ngồi ở giảng đường đại học. . .?
". . Tôi làm sao quên được, khi Bầu Bàn, Lai Khê bị Cộng quân khoá mất đường về, máy bay thả dù thực phẩm, quân dụng xuống thì, hai phần ba những thứ ấy bị gió cuốn về phía Cộng quân, khiến tôi và những người lính trận tội nghiệp của tôi sống bằng cách phải ăn lá tầu bay cho qua ngày .Trong khi ấy, tại Bộ Tổng tham mưu, ông Đại tướng của chúng tôi đang ngồi tại cái bàn rộng thênh thang của mình. Ông ngồi đấy, không phải ngồi để nghĩ kế hoạch giải vây cho chúng tôi mà để chờ một phái đoàn Giáo sư Đại học đích thân đến tận đây để khảo hạch vấn đáp ngài Đại tướng, cho một văn bằng tốt nghiệp đã ký sẵn. . ."
Có lúc Đồ tôi còn vịn vào lời một ông Triệu Thôi ở mãi thời Văn Công xa lắc xa lơ đời Tấn: " Phù vi Tướng giả, hữu dõng bất như hữu trí, hữu trí bất như hữu HỌC. ." để biện minh cho việc Đại tướng vốn đầy mặc cảm võ biền , đến nỗi bây giờ phải cắp sách đến trường. . .
Nhưng lại chính Đổ phản bác lại rằng, ông Khước Cốc, người được ông Triệu Thôi, ca tụng với vua Tấn để đề bạt làm Nguyên soái. Ông ấy trước khi làm Tướng, đã đi học và vì vậy đã có học, . Đằng này, trái khoáy thay, ông Tướng Viên đã nở nhẫn tâm bỏ chúng tôi ở trận địa và làm ngược lại. . ."
- Thôi Niên trưởng ạ, chỉ xin cho mình gửi lời chúc Đại tướng mau bình phục. . .
Thế rồi, không mấy tin vào mình nữa, Đồ tôi tìm đến 2 tài liệu:
- Hồi ký "Việt Nam Nhân Chứng" của tướng Trần Văn Đôn viết: "Có lần ông Thiệu than phiền ông Cao Văn Viên không làm việc nhiều. Ông Thiệu nhờ tôi nói với Đại tướng Viên, Tổng Tham Mưu trưởng, về việc ông này cứ ở mãi Tổng Tham mưu làm việc, không chịu đi ra ngoài, ông Viên trả lời: Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp nhận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!"
- Trong hồi ký "Đôi dòng ghi nhớ" của cựu đại tá Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng Tổng tham mưu trưởng, cũng nhận xét là trong gần 9 năm rưỡi giữ chức Tổng Tham Mưu trưởng, ông không thực sự làm hết trách nhiệm, đến văn phòng cho có lệ, ít ra chiến trường, đặc biệt là vào những năm 1973-1975, ông chỉ còn chú trọng nhiều đến việc tập luyện yoga và thậm chí, đi học lấy bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn ngoài giờ làm việc.
Đấy là chuyện cũ, trong thời điểm cũ. Cho đến hôm nay, chuyện về Cố Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng cứ xoáy vào tâm Đồ tôi nỗi ân hận khôn nguôi, nhất là vào những ngày cúng kỵ của Ông... Rồi, mỗi lần nhìn thấy những cái mặt lợn của bọn tướng lãnh Cộng sản Việt Nam...Tôi mới ngộ thêm rằng: Những cái Ác vốn đã có sẵn ở những người Cộng sản, nay chúng lại mang thêm cái trình độ " i-tờ rít" vào cái thân cổ cầy vai bừa cùa chúng... nó biến thành một thứ vũ khí gây tội ác kinh khiếp, dã man không thể tưởng tượng được..
Rồi nghĩ đến cái thế của Tướng Viên, làm gì hơn là cắp sách đến trường, khi mọi quyết định lớn nhỏ thuộc về Phủ Tổng thống?. Thậm chí, Ông Thiệu đã cho thành lập hẳn một Trung tâm hành quân ( bỏ túi ) tại Dinh Độc lập để liên lạc thẳng với các tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân. Bộ Tổng Tham mưu chỉ còn giữ vai trò tuân hành và thị chứng. Do đó, ông đã nhiều lần xin từ chức nhưng không được chấp thuận.?
Có lẽ câu " phán quyết" của Bảo Dù đã khai thông cái kinh mạch đậu hũ trong đầu Đồ tôi : " Trong hàng Tướng lãnh của Quân đội Cộng Hòa, đại đa số xứng đáng là Tướng...Có một vài Tướng chỉ ăn hại đái nát, đã thế sau năm 1975 còn làm Việt Gian cho kẻ thù Cộng sản... Với Đại tướng Viên, Tao kính phục Ổng vô cùng vì phàm đạo làm Tướng, làm Tôi thì trung thần phải: " Bất Sự Nhị Quân " : Trong cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, ông là một trong những số ít sĩ quan cao cấp trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm, kiên quyết không đứng về phe đảo chính do tập đoàn Chó săn Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim tiến hành. Vì vậy ông bị các tướng lĩnh tước quyền chỉ huy Lữ đoàn Dù...Ổng bất hợp tác với " Nhị Quân Nguyễn Văn Thiệu" cũng trong lý do đó. Còn cứ lấy cái bất mãn cá nhân ( Như Đồ tôi ) để luận Anh hùng thì sai bét rồi !"
Đấy là lý do Đồ Tôi viết bài này.
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Minh họa của Lính Dù