Văn Học & Nghệ Thuật
“Quan Tuần mất cướp” nổi tiếng trong thơ Nguyễn Khuyến là ai?
“Quan Tuần mất cướp” nổi tiếng trong thơ Nguyễn Khuyến là ai?
TP - Chúng ta đều đã biết tới bài thơ “Hỏi thăm quan Tuần mất cướp” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 – 1910). Tuy nhiên, vụ “cướp của, bắt người” này diễn ra như thế nào, khi nào, ai là thủ phạm, nhân thân của “nạn nhân” ra sao? v.v, hầu như chưa có tài liệu hay sách, báo nào nói rõ.
Mới gần đây, trong chuyến về thăm ngôi nhà thờ tổ họ Trần ở làng Tiên Khoán, xã Yên Nội, huyện Bình Lục (Hà Nam), tình cờ, chúng tôi được một số con cháu cụ Tuần kể chuyện và cho xem cuốn “Gia phả họ Trần”, trong đó, giải đáp khá tỉ mỉ những câu hỏi trên. Nhân dịp đầu Xuân xin ghi lại để mọi người cùng tham khảo, góp ý.
Theo như gia phả ghi lại thì cụ quan Tuần vốn người làng Tiên Khoán, xưa thuộc Tổng Vụ Bản – một nơi quanh năm úng lụt, ra ngõ là phải lên thuyền.
Thậm chí, mùa nước lụt, tàu hỏa thời Pháp chạy qua đây không thấy đường ray, tàu chỉ chạy mò lấy dãy cột điện bên đường làm chuẩn.
Còn người dân nơi đây, một thời đã có câu “Phân tro không bằng cày mò tháng 6”. Khách qua đường nhìn xuống ruộng chỉ thấy cảnh người lội nước tới ngực giơ roi, còn trâu bị ngập toàn thân chỉ lồi lên cái đầu và cặp sừng; cứ thế người và trâu cày mò dưới nước…
Quan Tuần tên thật là Trần Văn Ước, hơn cụ Nguyễn Khuyến trên dưới chục tuổi, vốn tư chất thông minh, chăm chỉ học hành; nhiều hôm không có tiền để mua dầu thắp đèn học tối, đã phải đi quét lá đa đầu làng, trong chùa gom lại phơi khô để đốt thay đèn ngồi học.
Sau nhiều lần lận đận trong thi cử, cuối cùng cụ cũng đỗ được “Cử nhân thiêm thủ”, sau xuất chính ra làm quan dưới triều vua Tự Đức và được tiếng là “minh quan” liêm khiết, từng được vua Tự Đức ban cho biển sơn son thếp vàng thau Thủ Châu, phê hai chữ “Liêm chính” cùng với mũ áo, cân đai, hia hốt.
Thời còn làm quan trong triều, tuy chỉ giữ một chức quan nhỏ, nhưng cũng đã có lần được vua Tự Đức cho giữ chức “Khâm sai thanh tra đại thần” ra Bắc Hà công cán và sau này được cử giữ chức Tuần Vũ tỉnh Quảng Yên (cũng vì thế cụ thường được gọi là cụ quan Tuần).
Do chủ trương giấu súng thần công và phân tán binh lính nên cụ quan Tuần đã bị Pháp bắt giam 1 tháng, dùng nhục hình như bắt nhịn đói, bắt cụ ngồi vào xe có ván gỗ đóng đinh ngược chồi mũi song cụ vẫn nhất quyết không khai.
Giam chán không khai thác được gì, Pháp đành phải thả cụ về dinh Tuần Vũ. Lúc này, quan “Khâm mạng đại thần” – đặc phái viên của vua Tự Đức – đã ngỏ ý phong cho cụ Tuần chức Tổng đốc Nam Định, song, cụ Tuần vì bất mãn với thời cuộc nên đã quyết xin về dưỡng lão ở quê nhà là làng Tiên Khoán rồi mở trường dạy học ngay trong làng…
Nhà cụ Tuần vừa là hưu quan vừa là nhà làm ruộng nhiều, đông người thuê mướn, mỗi mùa gặt hái thu hoạch hàng vài chục tấn thóc, phải đóng vựa, xây kho chứa đựng. Chính vì thế bọn cướp đã cho quân thám thính nhiều lần.
Một hôm, vào lúc đêm đông mưa gió (vào khoảng năm 1889), tướng cướp dẫn quân tới cướp phá nhà cụ Tuần. Bọn cướp cầm đuốc sáng rực dễ đến hàng trăm tên; chúng dùng thuổng sắt, búa to phá tan cổng, đập vỡ tường xây bao rồi tràn vào sân, kho để cướp bóc. Chủ nhà và gia nhân chỉ độ 2-3 chục người không dám chống cự.
Thôi thì từ thóc gạo, trâu, lợn đến mâm đồng, thau đồng, đồ thờ ngũ sự, quan tiền đồng xâu chuỗi, bát đĩa cổ, đối trướng treo trong nhà đều bị bọn cướp vơ vét sạch sành sanh. Người nhà, con cháu mạnh ai người nấy chạy trốn, ẩn nấp; riêng cụ Tuần vẫn ngồi điềm tĩnh bên án thư với ngọn đèn và chồng sách Hán tự.
Khi cướp xông vào, cụ thong thả nói: - Các ông muốn lấy gì của cải của tôi thì cứ lấy, nhưng đừng giết người! Rồi cụ lại ngồi lim dim. Một tên cướp thấy chiếc tráp sơn khảm nơi cụ Tuần ngồi tựa, chúng xô cụ ra, giật lấy tráp mở nắp thấy tung tóe, mấy ngọn bút lông, vài thỏi mực Tầu, cặp kính lão trắng và vài nén bạc đĩnh lóng lánh.
Tên cướp liền đút mấy nén bạc vào túi, ngắm nghía cái tráp, thấy đẹp, liền bỏ luôn vào tay nải khoác ở vai… Ở bên ngoài, khi dân làng hay tin bọn cướp đang cướp bóc tại nhà cụ Tuần, liền nổi trống, mõ rồi bảo nhau: - Cướp nhà cụ Tuần to lắm, phải gọi ngay ông Bình Thành mới được.
Sau đó rất nhiều người hô theo “ông Bình Thành ơi, ra đánh cướp nhà cụ Tuần nhanh lên, nhanh lên!”.
Một số bà con hăng hái chạy vào nhà cụ Tuần, số khác bàn phải chờ bên ngoài lối bọn cướp rút lui, mà đánh. Trong lúc này, ông Bình Thành – đã từng đỗ cử nhân võ – cũng đang nghỉ đêm tại một nhà bà con ở làng Tiên Khoán.
Nghe tiếng kêu cướp, ông Bình Thành liền vội vàng giât cái sào phơi bông sợi của chủ nhà bằng tre, dùng làm gậy thay vũ khí, chạy tới nhà cụ Tuần thì hay bọn cướp đã bắt đầu rút quân ra cổng.
Nghe tiếng mõ ngũ liên, tù và rúc inh ỏi và tiếng kêu la hỗ trợ đánh cướp, bọn cướp liền ra lệnh bắt người cháu nội đích tôn của cụ Tuần để làm con tin, đồng thời bắt cụ Tuần ra làm mộc che thân cho bọn chúng chạy thoát ra khỏi làng.
Quả nhiên mưu kế của chúng rất hiệu nghiệm, dân làng muốn đánh cướp ngay khi chúng rút lui nhưng khi ra khỏi cổng, chúng hô sẽ hạ sát cụ Tuần, dân làng buộc phải tản ra cho bọn cướp tháo lui.
Tướng cướp Đốc Tít và mấy tên đầu sỏ đi đầu bảo vệ cho bọn cướp khuân vác đồ đạc, trâu, lợn cướp được, còn lại một số tên thiện chiến thì đi sau cùng chống cự với dân làng.
Ông Bình Thành như Triệu Tử Long tả xung hữu đột đánh cho bọn cướp phải hoảng loạn tháo chạy đem theo một số tên bị thương. Ông Bình Thành chỉ cầm gậy tre múa tít, đánh ngang, phạt dọc, tên nào lại gần đều bị ông thốc rơi xuống ao.
Dân làng đi đánh cướp mà thật ra là đi xem ông Bình Thành đánh cướp. Bọn cướp nhiều khi bí thế phải trả lại một số đồ đạc, tiền bạc và sau cùng phải trả cụ Tuần lại, nhưng chúng phải bắt theo đứa cháu đích tôn lúc đó mới 9 tuổi, hơn 1 năm sau, qua 5 lần, người nhà mới đi chuộc được về và phải tốn thêm nhiều của cải, tiền bạc nữa.
Chỉ ít bữa sau cái đêm ấy, cụ Tuần đã nhận được bài thơ của ông bạn làm quan đồng liêu là cụ Thượng Báo ở Vĩnh Trụ (nguyên văn chữ dùng trong gia phả, kể cả bài thơ dưới cùng chép nguyên văn)
“Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông tới giữa đồng
Cướp của, bắt người, quân tệ nhỉ
Thân già, da cóc có đau không?
Bây giờ trót đã sầy da trán
Ngày trước đi đâu mất mảy lông
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông”
Cụ Tuần sau đó cũng có thơ trả lời:
“Ông thăm tôi cũng giã ơn ông
Nó có lôi tôi tới giữa đồng
Cũng tưởng vui thu phòng lúc thiếu
Ai ngờ ky cóp lại như không
Chém cha thằng quỷ đen tai mắt
Chẳng nể ông già bạc tóc lông
Ông hỏi thăm tôi, tôi có biết
Thương ông tuổi tác cháu thì ngông”.
Lại nói về đứa cháu đích tôn của cụ Tuần là Trần Văn Sán, sau còn có tên là Gioản, sau khi được chuộc từ tay bọn cướp về, được ông nội tức cụ Tuần rất thương.
Cụ Tuần bắt đầu dạy cháu học Hán tự. Vì cháu ngoan ngoãn, dĩnh ngộ nên đi đâu ông cũng cho theo và dùng làm tiểu đồng. Có lần cụ Thượng (Nguyễn Khuyến) bảo với cụ Tuần: - Tôi có đứa con gái cũng trạc tuổi với cháu đích tôn của cụ, mến cháu, tôi muốn cho tình bạn già chúng ta thêm thân, cụ tính sao?
Cụ Tuần rất ưng ý nhưng chưa quyết, hẹn trả lời sau để về hỏi mẹ cháu tức là con dâu trưởng mà cụ vẫn nể trọng. Sau này việc tác hợp đó không thành.
Trần Văn Sán càng lớn càng tỏ ra có năng khiếu bẩm sinh về kinh doanh và những công việc đinh điền, đã từng được trao phẩm hiệu “Minh nông Bội tinh” và cơ ngơi gia tài có lúc tới hai chục nhà gạch cho thuê tại Nam Định, cộng với một điền trang rộng tới 515 mẫu ở Thanh Hóa.
Mặc dù cụ Tuần và cụ Thượng (Nguyễn Khuyến) đều đã quy tiên, nhưng tình bạn giữa hai cụ dường như lại được hâm nóng khi con trai cả của Tuần Văn Sán (cháu nội cụ Tuần) là Trần Văn Bân kết duyên với cháu ngoại của cụ Nguyễn Khuyến là Bùi Thị Nhĩ.
Trần Văn Bân thời trẻ từng được mệnh danh là “công tử xứ Thanh”, được gia đình cho ăn học tại Albert Sarraut (Trường Bưởi), là một trong số ít công tử tại Hà thành lúc đó, đi xe Citroen mới coóng của hãng Avial.
Điền trang của họ Trần tại Thanh Hóa cũng đã từng có một thời kỳ là nơi đặt trụ sở của ủy ban kháng chiến Trung bộ, cho nên Trần Văn Bân cũng đã có dịp giao du với các văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Nguyễn Tuân- người mà sau này cũng trở thành rể của họ Trần. Cũng chính vì hay quan hệ với những “phần tử nghịch” nên Trần Văn Bân suýt bị Pháp bắt giam…
Trong gia phả của họ Trần còn ghi lại rằng, trong nạn đói 1945, rất nhiều người dạt đến điền trang ở Thanh Hóa của cụ Trần Văn Gioản (Sán). Hàng ngày, gia nhân thường nấu những nồi cháo rất to cho bất kỳ ai qua đường. Xung quanh và trong khu vực điền trang, không hề có một ai bị chết đói.
Khi cụ Gioản qua đời, rất nhiều người dân, các vị sư, tăng ni và tất cả cán bộ nhân viên của UB kháng chiến Trung Bộ tới viếng, đưa tiễn người cháu đích tôn của cụ quan Tuần về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mạnh ViệT ( Tien Phong)
Bàn ra tán vào (0)
“Quan Tuần mất cướp” nổi tiếng trong thơ Nguyễn Khuyến là ai?
“Quan Tuần mất cướp” nổi tiếng trong thơ Nguyễn Khuyến là ai?
TP - Chúng ta đều đã biết tới bài thơ “Hỏi thăm quan Tuần mất cướp” của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 – 1910). Tuy nhiên, vụ “cướp của, bắt người” này diễn ra như thế nào, khi nào, ai là thủ phạm, nhân thân của “nạn nhân” ra sao? v.v, hầu như chưa có tài liệu hay sách, báo nào nói rõ.
Mới gần đây, trong chuyến về thăm ngôi nhà thờ tổ họ Trần ở làng Tiên Khoán, xã Yên Nội, huyện Bình Lục (Hà Nam), tình cờ, chúng tôi được một số con cháu cụ Tuần kể chuyện và cho xem cuốn “Gia phả họ Trần”, trong đó, giải đáp khá tỉ mỉ những câu hỏi trên. Nhân dịp đầu Xuân xin ghi lại để mọi người cùng tham khảo, góp ý.
Theo như gia phả ghi lại thì cụ quan Tuần vốn người làng Tiên Khoán, xưa thuộc Tổng Vụ Bản – một nơi quanh năm úng lụt, ra ngõ là phải lên thuyền.
Thậm chí, mùa nước lụt, tàu hỏa thời Pháp chạy qua đây không thấy đường ray, tàu chỉ chạy mò lấy dãy cột điện bên đường làm chuẩn.
Còn người dân nơi đây, một thời đã có câu “Phân tro không bằng cày mò tháng 6”. Khách qua đường nhìn xuống ruộng chỉ thấy cảnh người lội nước tới ngực giơ roi, còn trâu bị ngập toàn thân chỉ lồi lên cái đầu và cặp sừng; cứ thế người và trâu cày mò dưới nước…
Quan Tuần tên thật là Trần Văn Ước, hơn cụ Nguyễn Khuyến trên dưới chục tuổi, vốn tư chất thông minh, chăm chỉ học hành; nhiều hôm không có tiền để mua dầu thắp đèn học tối, đã phải đi quét lá đa đầu làng, trong chùa gom lại phơi khô để đốt thay đèn ngồi học.
Sau nhiều lần lận đận trong thi cử, cuối cùng cụ cũng đỗ được “Cử nhân thiêm thủ”, sau xuất chính ra làm quan dưới triều vua Tự Đức và được tiếng là “minh quan” liêm khiết, từng được vua Tự Đức ban cho biển sơn son thếp vàng thau Thủ Châu, phê hai chữ “Liêm chính” cùng với mũ áo, cân đai, hia hốt.
Thời còn làm quan trong triều, tuy chỉ giữ một chức quan nhỏ, nhưng cũng đã có lần được vua Tự Đức cho giữ chức “Khâm sai thanh tra đại thần” ra Bắc Hà công cán và sau này được cử giữ chức Tuần Vũ tỉnh Quảng Yên (cũng vì thế cụ thường được gọi là cụ quan Tuần).
Do chủ trương giấu súng thần công và phân tán binh lính nên cụ quan Tuần đã bị Pháp bắt giam 1 tháng, dùng nhục hình như bắt nhịn đói, bắt cụ ngồi vào xe có ván gỗ đóng đinh ngược chồi mũi song cụ vẫn nhất quyết không khai.
Giam chán không khai thác được gì, Pháp đành phải thả cụ về dinh Tuần Vũ. Lúc này, quan “Khâm mạng đại thần” – đặc phái viên của vua Tự Đức – đã ngỏ ý phong cho cụ Tuần chức Tổng đốc Nam Định, song, cụ Tuần vì bất mãn với thời cuộc nên đã quyết xin về dưỡng lão ở quê nhà là làng Tiên Khoán rồi mở trường dạy học ngay trong làng…
Nhà cụ Tuần vừa là hưu quan vừa là nhà làm ruộng nhiều, đông người thuê mướn, mỗi mùa gặt hái thu hoạch hàng vài chục tấn thóc, phải đóng vựa, xây kho chứa đựng. Chính vì thế bọn cướp đã cho quân thám thính nhiều lần.
Một hôm, vào lúc đêm đông mưa gió (vào khoảng năm 1889), tướng cướp dẫn quân tới cướp phá nhà cụ Tuần. Bọn cướp cầm đuốc sáng rực dễ đến hàng trăm tên; chúng dùng thuổng sắt, búa to phá tan cổng, đập vỡ tường xây bao rồi tràn vào sân, kho để cướp bóc. Chủ nhà và gia nhân chỉ độ 2-3 chục người không dám chống cự.
Thôi thì từ thóc gạo, trâu, lợn đến mâm đồng, thau đồng, đồ thờ ngũ sự, quan tiền đồng xâu chuỗi, bát đĩa cổ, đối trướng treo trong nhà đều bị bọn cướp vơ vét sạch sành sanh. Người nhà, con cháu mạnh ai người nấy chạy trốn, ẩn nấp; riêng cụ Tuần vẫn ngồi điềm tĩnh bên án thư với ngọn đèn và chồng sách Hán tự.
Khi cướp xông vào, cụ thong thả nói: - Các ông muốn lấy gì của cải của tôi thì cứ lấy, nhưng đừng giết người! Rồi cụ lại ngồi lim dim. Một tên cướp thấy chiếc tráp sơn khảm nơi cụ Tuần ngồi tựa, chúng xô cụ ra, giật lấy tráp mở nắp thấy tung tóe, mấy ngọn bút lông, vài thỏi mực Tầu, cặp kính lão trắng và vài nén bạc đĩnh lóng lánh.
Tên cướp liền đút mấy nén bạc vào túi, ngắm nghía cái tráp, thấy đẹp, liền bỏ luôn vào tay nải khoác ở vai… Ở bên ngoài, khi dân làng hay tin bọn cướp đang cướp bóc tại nhà cụ Tuần, liền nổi trống, mõ rồi bảo nhau: - Cướp nhà cụ Tuần to lắm, phải gọi ngay ông Bình Thành mới được.
Sau đó rất nhiều người hô theo “ông Bình Thành ơi, ra đánh cướp nhà cụ Tuần nhanh lên, nhanh lên!”.
Một số bà con hăng hái chạy vào nhà cụ Tuần, số khác bàn phải chờ bên ngoài lối bọn cướp rút lui, mà đánh. Trong lúc này, ông Bình Thành – đã từng đỗ cử nhân võ – cũng đang nghỉ đêm tại một nhà bà con ở làng Tiên Khoán.
Nghe tiếng kêu cướp, ông Bình Thành liền vội vàng giât cái sào phơi bông sợi của chủ nhà bằng tre, dùng làm gậy thay vũ khí, chạy tới nhà cụ Tuần thì hay bọn cướp đã bắt đầu rút quân ra cổng.
Nghe tiếng mõ ngũ liên, tù và rúc inh ỏi và tiếng kêu la hỗ trợ đánh cướp, bọn cướp liền ra lệnh bắt người cháu nội đích tôn của cụ Tuần để làm con tin, đồng thời bắt cụ Tuần ra làm mộc che thân cho bọn chúng chạy thoát ra khỏi làng.
Quả nhiên mưu kế của chúng rất hiệu nghiệm, dân làng muốn đánh cướp ngay khi chúng rút lui nhưng khi ra khỏi cổng, chúng hô sẽ hạ sát cụ Tuần, dân làng buộc phải tản ra cho bọn cướp tháo lui.
Tướng cướp Đốc Tít và mấy tên đầu sỏ đi đầu bảo vệ cho bọn cướp khuân vác đồ đạc, trâu, lợn cướp được, còn lại một số tên thiện chiến thì đi sau cùng chống cự với dân làng.
Ông Bình Thành như Triệu Tử Long tả xung hữu đột đánh cho bọn cướp phải hoảng loạn tháo chạy đem theo một số tên bị thương. Ông Bình Thành chỉ cầm gậy tre múa tít, đánh ngang, phạt dọc, tên nào lại gần đều bị ông thốc rơi xuống ao.
Dân làng đi đánh cướp mà thật ra là đi xem ông Bình Thành đánh cướp. Bọn cướp nhiều khi bí thế phải trả lại một số đồ đạc, tiền bạc và sau cùng phải trả cụ Tuần lại, nhưng chúng phải bắt theo đứa cháu đích tôn lúc đó mới 9 tuổi, hơn 1 năm sau, qua 5 lần, người nhà mới đi chuộc được về và phải tốn thêm nhiều của cải, tiền bạc nữa.
Chỉ ít bữa sau cái đêm ấy, cụ Tuần đã nhận được bài thơ của ông bạn làm quan đồng liêu là cụ Thượng Báo ở Vĩnh Trụ (nguyên văn chữ dùng trong gia phả, kể cả bài thơ dưới cùng chép nguyên văn)
“Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông tới giữa đồng
Cướp của, bắt người, quân tệ nhỉ
Thân già, da cóc có đau không?
Bây giờ trót đã sầy da trán
Ngày trước đi đâu mất mảy lông
Thôi cũng đừng nên ky cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông”
Cụ Tuần sau đó cũng có thơ trả lời:
“Ông thăm tôi cũng giã ơn ông
Nó có lôi tôi tới giữa đồng
Cũng tưởng vui thu phòng lúc thiếu
Ai ngờ ky cóp lại như không
Chém cha thằng quỷ đen tai mắt
Chẳng nể ông già bạc tóc lông
Ông hỏi thăm tôi, tôi có biết
Thương ông tuổi tác cháu thì ngông”.
Lại nói về đứa cháu đích tôn của cụ Tuần là Trần Văn Sán, sau còn có tên là Gioản, sau khi được chuộc từ tay bọn cướp về, được ông nội tức cụ Tuần rất thương.
Cụ Tuần bắt đầu dạy cháu học Hán tự. Vì cháu ngoan ngoãn, dĩnh ngộ nên đi đâu ông cũng cho theo và dùng làm tiểu đồng. Có lần cụ Thượng (Nguyễn Khuyến) bảo với cụ Tuần: - Tôi có đứa con gái cũng trạc tuổi với cháu đích tôn của cụ, mến cháu, tôi muốn cho tình bạn già chúng ta thêm thân, cụ tính sao?
Cụ Tuần rất ưng ý nhưng chưa quyết, hẹn trả lời sau để về hỏi mẹ cháu tức là con dâu trưởng mà cụ vẫn nể trọng. Sau này việc tác hợp đó không thành.
Trần Văn Sán càng lớn càng tỏ ra có năng khiếu bẩm sinh về kinh doanh và những công việc đinh điền, đã từng được trao phẩm hiệu “Minh nông Bội tinh” và cơ ngơi gia tài có lúc tới hai chục nhà gạch cho thuê tại Nam Định, cộng với một điền trang rộng tới 515 mẫu ở Thanh Hóa.
Mặc dù cụ Tuần và cụ Thượng (Nguyễn Khuyến) đều đã quy tiên, nhưng tình bạn giữa hai cụ dường như lại được hâm nóng khi con trai cả của Tuần Văn Sán (cháu nội cụ Tuần) là Trần Văn Bân kết duyên với cháu ngoại của cụ Nguyễn Khuyến là Bùi Thị Nhĩ.
Trần Văn Bân thời trẻ từng được mệnh danh là “công tử xứ Thanh”, được gia đình cho ăn học tại Albert Sarraut (Trường Bưởi), là một trong số ít công tử tại Hà thành lúc đó, đi xe Citroen mới coóng của hãng Avial.
Điền trang của họ Trần tại Thanh Hóa cũng đã từng có một thời kỳ là nơi đặt trụ sở của ủy ban kháng chiến Trung bộ, cho nên Trần Văn Bân cũng đã có dịp giao du với các văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Nguyễn Tuân- người mà sau này cũng trở thành rể của họ Trần. Cũng chính vì hay quan hệ với những “phần tử nghịch” nên Trần Văn Bân suýt bị Pháp bắt giam…
Trong gia phả của họ Trần còn ghi lại rằng, trong nạn đói 1945, rất nhiều người dạt đến điền trang ở Thanh Hóa của cụ Trần Văn Gioản (Sán). Hàng ngày, gia nhân thường nấu những nồi cháo rất to cho bất kỳ ai qua đường. Xung quanh và trong khu vực điền trang, không hề có một ai bị chết đói.
Khi cụ Gioản qua đời, rất nhiều người dân, các vị sư, tăng ni và tất cả cán bộ nhân viên của UB kháng chiến Trung Bộ tới viếng, đưa tiễn người cháu đích tôn của cụ quan Tuần về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mạnh ViệT ( Tien Phong)