Kinh Khổ
“Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”
#GNsP (22.12.2016) – Sau 11 năm bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối cao tuyên án oan về tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người, phải hình phạt chung là tử hình, ông Hàn Đức Long mới được trả tự do vào ngày 20/12 vừa qua.
Một lần nữa cho thấy những sai sót nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng, của những người cầm cân nảy mực, của cán cân công lý …
Từ chốn ngục tù, tử tù Hàn Đức Long đã tận dụng mọi cơ hội để công khai kêu oan; từ trình bày trực tiếp với cán bộ điều tra, cán bộ trại giam, đến viết đơn gửi tới nhiều cơ quan có thẩm quyền. Gia đình, người thân góp tiền thuê luật sư bào chữa dù phải thế chấp cả ngôi nhà…
11 năm trong tù có đến hơn 9 năm ông Long mang thân phận tử tù, bị cùm chân và biệt giam. Không thể kể hết những nỗi nhục nhằn, khốn khổ, trong đời sống của một tên tử tù. Vì không được các vị cầm án cân công lý hiểu và cũng không muốn hiểu những lời kêu oan, ông Long cũng nhiều lần cùng quẩn, uất ức đạp cả vành móng nhựa của phiên tòa. Có thời gian ông bị phù thận nặng tưởng không qua khỏi nhưng lúc nào tự thôi thúc mình “Phải sống”. Vì sống mới còn cơ hội chứng minh mình đã chịu án oan.
Trong
khi đó tại quê nhà, với niềm tin mãnh liệt rằng chồng vô tội, bà Nguyễn
Thị Mai luôn nỗ lực để đi kêu oan. Cứ hễ tích cóp được tiền làm thuê để
làm lộ phí, bà lại bắt xe về Hà Nội gửi đơn. Ban đêm trằn trọc vì nỗi
buồn đau đáu. Ban ngày đối mặt bao ánh mắt dè chừng, sự kỳ thị. “Chỉ đêm
đến, khi các con đã ngủ hết tôi mới khóc thầm, thương chồng, thương con
mà thấy đời sao cơ cực quá”.
Với 28% tỉ lệ án sai mà đại biểu Quốc Hội đã khái quát tại phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vào sáng ngày 13/3/2015 thì tình trạng người dân phải chịu “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” không còn là điều hiếm xảy ra dưới bầu trời công lý của chế độ xã hội chủ nghĩa này.
Hẳn dư luận xã hội còn chưa quên cụ ông Trần Văn Thêm, 81 tuổi còn chịu án oan tử hình hơn 40 năm về trước, do bị cáo buộc liên quan đến vụ giết người, cướp tài sản. Ông Bùi Minh Hải, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường, nơi gần thi thể chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực, thế là bị kết án oan. Không được may mắn như ông Hải, ông Trần Văn Chiến chỉ được minh oan sau khi đã chấp hành xong bản án tù chung thân về tội Giết người. Ông Huỳnh Văn Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Ông Nguyễn Thanh Chấn vướng lao lý khi bị Công an Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm … và còn nhiều vụ án oan khác mà chỉ cần gõ từ khóa “án oan tại Việt Nam” thì sẽ thấy đau lòng vì nhiều mảnh đời phải chịu đựng sự cay nghiệt bởi trò đùa của luật pháp.
Đó là chưa kể đến việc bắt giam những người đấu tranh vì nhân quyền, vì thể hiện quan điểm cá nhân, vì chống trả khi đất đai của mình bị cướp, nghĩa là họ bị cầm tù chỉ vì “can đảm thực hiện quyền công dân”.
Sử sách kể rằng vào đầu năm Giáp Thân (1824), đất đai bị hạn hán. Vua Minh Mạnh ban dụ rằng: “Gần đây ngày không mưa, việc nông ít được thỏa nguyện. Trẫm rất thực lòng răn mình, xét mọi việc, nay hình ngục để tồn đọng hoặc có chỗ oan uổng, khiến cho khí hậu không hòa, há chẳng phải là bởi đấy mà xui nên”. Ban dụ xong, Minh Mạng lệnh cho các nha môn chuyên trách việc hình là bộ Hình và ban trực thuộc Thừa Thiên lập tức chiếu những án chưa xét xử, phải khẩn cấp giải quyết”.
Đọc chuyện xưa rồi ngẫm chuyện nay để thấy dường như cũng có một mối liên quan giữa “28% tỉ lệ án sai” và tình trạng mưa lũ liên tiếp và kéo dài diện rộng một cách khác thường. Từ giữa tháng 10 đến nay, miền Trung gánh chịu 5 đợt mưa lũ. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nói “lần đầu tiên chúng tôi phải dùng từ đặc biệt lớn với đợt lũ này, bởi nó đang lặp lại lịch sử của năm 2013”. Ngay cả những vùng được xem là “mưa thận gió hòa” như Nha Trang-Khánh Hòa, ấy vậy mà trong tuần vừa qua cũng phải đối diện với những cơn lũ lụt nặng nề chưa từng có trước đây.
Rồi còn nhiều biểu hiện thất thường khác của thời tiết, khí hậu như: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn chưa từng có; rét đậm nhất trong 40 năm qua tại miền Bắc, hạn hán kỷ lục ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên …Cứ như là bởi chốn lao tù còn nhiều nỗi oan khiên, còn giam giữ nhiều người dân vô tội nên thiên nhiên cứ trút cơn thịnh nộ xuống mảnh đất hình cong như chữ S này.
Nếu cho rằng cách suy nghĩ và hành xử của vua Minh Mạng ngày xưa khi đất nước gặp thiên tai là mang màu sắc tôn giáo hay thậm chí là duy tâm đi nữa thì xét cho cùng nó vẫn có tính logic trong suy luận, cũng có tính biện chứng nhất định. Bởi lẽ khi lãnh đạo của một đất nước biết quan tâm đến những án oan mà người dân có thể bị mắc phải trong chốn lao tù thì điều đó có nghĩa họ còn biết thương dân.
Và một khi lãnh đạo biết thương dân thì khắc sẽ có những phương cách giúp an sinh của người dân được tốt hơn. Họ sẽ không cho phép những đề án, những công trình gây tổn hại đến thiên nhiên và không làm cho thiên nhiên nổi giận. Ví như chính quyền đương thời không ủng hộ việc phá rừng, xây đập thủy điện tràn lan thì chắc chắn người dân không phải chịu những trận lũ kinh hoàng như hiện nay.
Khi nhậm chức Chánh án TAND Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ sớm chỉ đạo giải quyết hàng chục nghìn đơn tồn đọng bởi “đây là cái nợ nần mà chúng ta để quá lâu rồi”. Và có lẽ với cương vị mới của mình, ông Chánh Án vẫn chưa giải quyết được hết nợ nần, thậm chí có thể nợ lại chồng lên nợ. Do vậy mà “khí hậu không hòa, há chẳng phải là bởi đấy mà xui nên” ?
Điền Phương Thảo
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/12/22/tieng-oan-day-dat-an-ngo-loa-may-2/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
“Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”
#GNsP (22.12.2016) – Sau 11 năm bị TAND tỉnh Bắc Giang và TAND Tối cao tuyên án oan về tội Hiếp dâm trẻ em và Giết người, phải hình phạt chung là tử hình, ông Hàn Đức Long mới được trả tự do vào ngày 20/12 vừa qua.
Một lần nữa cho thấy những sai sót nghiêm trọng của các cơ quan tố tụng, của những người cầm cân nảy mực, của cán cân công lý …
Từ chốn ngục tù, tử tù Hàn Đức Long đã tận dụng mọi cơ hội để công khai kêu oan; từ trình bày trực tiếp với cán bộ điều tra, cán bộ trại giam, đến viết đơn gửi tới nhiều cơ quan có thẩm quyền. Gia đình, người thân góp tiền thuê luật sư bào chữa dù phải thế chấp cả ngôi nhà…
11 năm trong tù có đến hơn 9 năm ông Long mang thân phận tử tù, bị cùm chân và biệt giam. Không thể kể hết những nỗi nhục nhằn, khốn khổ, trong đời sống của một tên tử tù. Vì không được các vị cầm án cân công lý hiểu và cũng không muốn hiểu những lời kêu oan, ông Long cũng nhiều lần cùng quẩn, uất ức đạp cả vành móng nhựa của phiên tòa. Có thời gian ông bị phù thận nặng tưởng không qua khỏi nhưng lúc nào tự thôi thúc mình “Phải sống”. Vì sống mới còn cơ hội chứng minh mình đã chịu án oan.
Trong
khi đó tại quê nhà, với niềm tin mãnh liệt rằng chồng vô tội, bà Nguyễn
Thị Mai luôn nỗ lực để đi kêu oan. Cứ hễ tích cóp được tiền làm thuê để
làm lộ phí, bà lại bắt xe về Hà Nội gửi đơn. Ban đêm trằn trọc vì nỗi
buồn đau đáu. Ban ngày đối mặt bao ánh mắt dè chừng, sự kỳ thị. “Chỉ đêm
đến, khi các con đã ngủ hết tôi mới khóc thầm, thương chồng, thương con
mà thấy đời sao cơ cực quá”.
Với 28% tỉ lệ án sai mà đại biểu Quốc Hội đã khái quát tại phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình vào sáng ngày 13/3/2015 thì tình trạng người dân phải chịu “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây” không còn là điều hiếm xảy ra dưới bầu trời công lý của chế độ xã hội chủ nghĩa này.
Hẳn dư luận xã hội còn chưa quên cụ ông Trần Văn Thêm, 81 tuổi còn chịu án oan tử hình hơn 40 năm về trước, do bị cáo buộc liên quan đến vụ giết người, cướp tài sản. Ông Bùi Minh Hải, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường, nơi gần thi thể chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực, thế là bị kết án oan. Không được may mắn như ông Hải, ông Trần Văn Chiến chỉ được minh oan sau khi đã chấp hành xong bản án tù chung thân về tội Giết người. Ông Huỳnh Văn Nén là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người. Ông Nguyễn Thanh Chấn vướng lao lý khi bị Công an Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm … và còn nhiều vụ án oan khác mà chỉ cần gõ từ khóa “án oan tại Việt Nam” thì sẽ thấy đau lòng vì nhiều mảnh đời phải chịu đựng sự cay nghiệt bởi trò đùa của luật pháp.
Đó là chưa kể đến việc bắt giam những người đấu tranh vì nhân quyền, vì thể hiện quan điểm cá nhân, vì chống trả khi đất đai của mình bị cướp, nghĩa là họ bị cầm tù chỉ vì “can đảm thực hiện quyền công dân”.
Sử sách kể rằng vào đầu năm Giáp Thân (1824), đất đai bị hạn hán. Vua Minh Mạnh ban dụ rằng: “Gần đây ngày không mưa, việc nông ít được thỏa nguyện. Trẫm rất thực lòng răn mình, xét mọi việc, nay hình ngục để tồn đọng hoặc có chỗ oan uổng, khiến cho khí hậu không hòa, há chẳng phải là bởi đấy mà xui nên”. Ban dụ xong, Minh Mạng lệnh cho các nha môn chuyên trách việc hình là bộ Hình và ban trực thuộc Thừa Thiên lập tức chiếu những án chưa xét xử, phải khẩn cấp giải quyết”.
Đọc chuyện xưa rồi ngẫm chuyện nay để thấy dường như cũng có một mối liên quan giữa “28% tỉ lệ án sai” và tình trạng mưa lũ liên tiếp và kéo dài diện rộng một cách khác thường. Từ giữa tháng 10 đến nay, miền Trung gánh chịu 5 đợt mưa lũ. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nói “lần đầu tiên chúng tôi phải dùng từ đặc biệt lớn với đợt lũ này, bởi nó đang lặp lại lịch sử của năm 2013”. Ngay cả những vùng được xem là “mưa thận gió hòa” như Nha Trang-Khánh Hòa, ấy vậy mà trong tuần vừa qua cũng phải đối diện với những cơn lũ lụt nặng nề chưa từng có trước đây.
Rồi còn nhiều biểu hiện thất thường khác của thời tiết, khí hậu như: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn chưa từng có; rét đậm nhất trong 40 năm qua tại miền Bắc, hạn hán kỷ lục ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên …Cứ như là bởi chốn lao tù còn nhiều nỗi oan khiên, còn giam giữ nhiều người dân vô tội nên thiên nhiên cứ trút cơn thịnh nộ xuống mảnh đất hình cong như chữ S này.
Nếu cho rằng cách suy nghĩ và hành xử của vua Minh Mạng ngày xưa khi đất nước gặp thiên tai là mang màu sắc tôn giáo hay thậm chí là duy tâm đi nữa thì xét cho cùng nó vẫn có tính logic trong suy luận, cũng có tính biện chứng nhất định. Bởi lẽ khi lãnh đạo của một đất nước biết quan tâm đến những án oan mà người dân có thể bị mắc phải trong chốn lao tù thì điều đó có nghĩa họ còn biết thương dân.
Và một khi lãnh đạo biết thương dân thì khắc sẽ có những phương cách giúp an sinh của người dân được tốt hơn. Họ sẽ không cho phép những đề án, những công trình gây tổn hại đến thiên nhiên và không làm cho thiên nhiên nổi giận. Ví như chính quyền đương thời không ủng hộ việc phá rừng, xây đập thủy điện tràn lan thì chắc chắn người dân không phải chịu những trận lũ kinh hoàng như hiện nay.
Khi nhậm chức Chánh án TAND Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ sớm chỉ đạo giải quyết hàng chục nghìn đơn tồn đọng bởi “đây là cái nợ nần mà chúng ta để quá lâu rồi”. Và có lẽ với cương vị mới của mình, ông Chánh Án vẫn chưa giải quyết được hết nợ nần, thậm chí có thể nợ lại chồng lên nợ. Do vậy mà “khí hậu không hòa, há chẳng phải là bởi đấy mà xui nên” ?
Điền Phương Thảo
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/12/22/tieng-oan-day-dat-an-ngo-loa-may-2/